SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Quản trị là một công việc khó khăn, người làm công tác quản trị không những phải hiểu biết nhiều về tính chất của công việc mà còn phải ra quyết định một cách hữu hiệu. Các nhà khoa học tự nhiên, các kỹ thuật gia khi tìm hiểu bản chất của một sự việc hay một chất có thể loại bỏ ảnh hưởng của những yếu tố ngoài tầm nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của các phương tiện. Quản trị kinh doanh không thể làm như vậy được. Thật vậy, người ta chưa có cách nào để đem một doanh nghiệp, một công ty vào phòng để phân tích, lý giải về chúng. Trong hoạt động kinh tế, quản trị là cần thiết vì nó giúp gia tăng hiệu quả. Trong cùng những hoàn cảnh như nhau, người nào biết quản trị tốt hơn, khoa học hơn thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc chắn hơn và hiệu quả cao hơn. Quản trị ngân hàng là một yếu tố khách quan do mục tiêu hoạt động của ngân hàng cũng giống các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường là kinh doanh với hiệu quả cao nhất. Thước đo hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng thương mại chính là lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao thì quản trị kinh doanh ngân hàng phải giỏi, phải tìm những biện pháp quản trị mới để đạt hiệu quả thu hút vốn trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đạt hiệu quả trong kinh doanh tín dụng, nghiệp vụ trung gian
Nhà quản trị không chỉ để mắt tới “những mảnh đất màu mỡ” mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng trong trước mắt mà còn phải biết nhìn tới các khoản lợi tương lai cho ngân hàng. Nhà quản trị phải hoạch định chung về phương hướng, xây dựng chiến lược tạo vốn, chiến lược kinh doanh, phát triển nghiệp vụ, đổi mới công nghệ ngân hàng, phải đưa ra sản phẩm hữu ích, thõa mãn cao nhất sự mong đợi của khách hàng. Muốn vậy, công việc trước tiên và tất yếu của nhà quản trị là phải phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là khâu quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng. Quản trị ngân hàng mà thiếu khâu kiểm tra, phân tích coi như ngân hàng đó không có quản trị. Để quản lý tốt hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo ngân hàng không những phải biết tổ chức quá trình hoạt động, nghiên cứu thị trường, hạch toán kế toán v.v mà còn phải thường xuyên phân tích hoạt động của ngân hàng. Việc thường xuyên tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho nhà quản trị ngân hàng thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng kinh doanh của ngân hàng để phát hiện kịp thời điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị mình, nhận biết và dự đoán các loại rủi ro, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trên cơ sở đó tìm những giải pháp hữu hiệu nhằm giữ vững và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác ngân hàng nhưng nó là một vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu sâu sắc. Không chỉ để vận dụng lý thuyết chuyên ngành đã học vào thực tiễn mà còn nhằm tìm hiểu rõ hơn và rèn luyện kĩ năng rất quan trọng nhưng phức tạp này, tôi đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau” để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài được xác định gồm 3 mục tiêu cụ thể như sau:
· Phân tích tình hình kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau bao gồm phân tích hoạt động huy động vốn, tín dụng và các nghiệp vụ trung gian của ngân hàng.
· Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau gồm phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận
· Phân tích các yếu tố rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
78 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9.80
II. Thu ngoài lãi
7,062
8.22
8,934
8.91
10,844
9.76
1,872
26.51
1,910
21.38
Tổng thu nhập
85,955
100.00
100,287
100.00
111,154
100.00
14,332
16.67
10,867
10.84
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
năm 2005, 2006, 2007)
Hình 12: Tình hình thu nhập của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
từ năm 2005 đến năm 2007
Qua các năm hoạt động, kết quả kinh doanh của ngân hàng luôn đạt hiệu quả và ngày càng nâng cao biểu hiện qua tốc độ tăng của tổng thu nhập. Năm 2006, tổng thu nhập tăng 16.67 so với năm 2005 và đến 2007 tỷ lệ tăng là 10.84 (%). Qua biểu đồ ta thấy nhìn chung cơ cấu thu nhập của chi nhánh là hợp lý và được giữ vững qua các năm với hoạt động sinh lãi luôn tạo ra hơn 90 (%) tổng thu nhập, còn hoạt động cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác đem lại khoản gần 10 (%) tổng thu nhập. Trong đó, sự tăng trưởng đi đôi với an toàn trong hoạt động đầu tư tín dụng đã đem đến cho ngân hàng thu nhập lãi đáng kể, còn nghiệp vụ gửi tiền chủ yếu phục vụ cho công tác giao dịch thanh toán nên tỷ trọng trong thu nhập lãi ở mức thấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự xuất hiện nhiều ngân hàng và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt, công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn thì để đảm bảo hiệu quả kinh doanh các ngân hàng phải biết đa dạng hóa, nâng cao nguồn thu nhập của mình từ hoạt động khác để vừa hạn chế rủi ro, giảm bớt sức ép phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Chính vì lẽ đó, chi nhánh cũng đã không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, công tác chăm sóc khách hàng cũng được quan tâm nhiều hơn đi kèm với hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Nguồn thu nhập ngoài lãi không ngừng tăng qua các năm với tốc độ khá nhanh. Năm 2006, tốc độ tăng đạt 26.51 (%) so năm 2005 và đến 2007 tỷ lệ tăng là 21.38 (%) so với năm 2006. Và nếu tốc độ tăng này được giữ vững thì tỷ trọng của nó sẽ tăng nhiều hơn trong tổng thu nhập góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn, ta sẽ đi vào phân tích các hoạt động tạo nguồn thu ngoài lãi cho chi nhánh qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 10: TÌNH HÌNH THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh
0.7
0.01
1
0.01
2.4
0.02
0.3
42.86
1.4
140.00
Thu phí dịch vụ thanh toán
1,378
19.51
1,250
13.99
1,617
14.91
-128
-9.29
367
29.36
Thu phí dịch vụ ngân quỹ
49
0.69
168
1.88
239
2.20
119
242.86
71
42.26
Lãi từ kinh doanh ngoại hối
2,328
32.97
3,257
36.46
1,694
15.62
929
39.91
-1563
-47.99
Thu từ dịch vụ khác
3,244
45.94
3,693
41.34
3,024
27.89
449
13.84
-669
-18.12
Các khoản thu nhập bất thường
62.3
0.88
565
6.32
4,267.6
39.35
502.7
806.90
3,702.6
655.33
Thu ngoài lãi
7,062
100.00
8,934
100.00
10,844
100.00
1,872
26.51
1910
21.38
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau năm 2005, 2006, 2007)
Hình 13: Tình hình thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng Ngoại thương
Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007
Qua biểu đồ ta thấy các hoạt động đem lại thu ngoài lãi cho chi nhánh chủ yếu gồm: thu nhập bất thường, thu dịch vụ khác, lãi từ kinh doanh ngoại hối, thu dịch vụ ngân quỹ và thu từ dịch vụ thanh toán.
- Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh: chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng nhanh và mạnh qua các năm, cao nhất là năm 2007, tỷ lệ tăng đến 140 (%). Điều này cho thấy nhu cầu cần cung cấp dịch vụ bảo lãnh của khách hàng đang tăng, với sức mạnh tài chính và uy tín trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng ngoại thương tin chắc rằng chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau sẽ là sự lựa chọn của khách hàng. Do đó đây là một nghiệp vụ còn nhiều tiềm năng phát triển.
- Thu dịch vụ thanh toán: giảm nhẹ vào năm 2006, tỷ lệ giảm là 9.29 (%) nhưng đến năm 2007, tăng với tốc độ là 29.36 (%). Đây là hoạt động chủ yếu thứ hai trong các hoạt động tạo thu ngoài lãi cho ngân hàng. Việc chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng thanh toán về các mặt như: phí hạ, nhanh chóng, đảm bảo an toàn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng đã thực sự có hiệu quả. Ngày nay với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tỉnh thì các hoạt động thanh toán trong giao dịch kinh doanh sẽ tăng theo. Vì vậy, ngân hàng cần chủ động tìm kiếm mở rộng và đặt mối quan hệ với khách hàng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng thì khả năng tăng thu từ dịch vụ thanh toán là rất cao.
- Thu từ dịch vụ ngân quỹ: chiếm tỷ trọng thấp và nguồn thu không ổn định.
- Lãi từ kinh doanh ngoại hối: đây là lĩnh vực kinh doanh thế mạnh của Chi nhánh, qua các năm hoạt động nguồn thu này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập lãi. Lãi kinh doanh ngoại hối chiếm 32.97 (%) và 36.46 (%) trong năm 2005 và năm 2006, đến năm 2007 tỷ trọng này giảm còn 15.62 (%) là do khoản thu nhập bất thường của ngân hàng tăng đột biến và chiếm đến gần 40 (%) trong tổng thu nhập ngoài lãi. Trong tình hình tỷ giá biến động, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng và ngân hàng thì tương lai các nghiệp vụ trong kinh doanh ngoại hối như: nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ tương lai, nghiệp vụ Swap…sẽ được áp dụng. Do đó, việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức chuyên sâu để đào tạo nhân viên cho lĩnh vực này là cần thiết.
- Thu dịch vụ khác: giữ vai trò quan trọng tổng thu ngoài lãi, ngân hàng cần tiếp tục duy trì.
- Thu nhập bất thường: vì đây là những khoản thu nhập phát sinh do chủ quan hoặc khách quan đưa tới mà ngân hàng có khi không dự tính trước hoặc dự tính trước nhưng ít có khả năng thực hiện và mang tính chất không thường xuyên như: thu về thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ đã xóa…nên nguồn thu này biến động không ổn định qua các năm. Năm 2005, nó chỉ đem lại 0.88 (%) , năm 2006 là 6.32 (%) nhưng năm 2007 tăng đột biến đạt gần 40 (%) trong tổng thu ngoài lãi.
Phân tích cơ cấu chi phí
Bảng 11: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Chi trả lãi
56,856
78.68
59,469
89.20
50,102
86.12
2,613
4.60
-9367
-15.75
Chi ngoài lãi
15,407
21.32
7,203
10.80
8,076
13.88
-8,204
-53.25
873
12.12
Tổng chi phí
72,263
100.00
66,672
100.00
58,178
100.00
-5,591
-7.74
-8494
-12.74
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
năm 2005, 2006, 2007)
Thường thì khi tổng thu nhập tăng thì dù nhanh hay chậm tổng chi phí của ngân hàng cũng sẽ tăng theo, nhưng đối với chi nhánh thu nhập tăng lại đồng thời với việc chi phí giảm. Điều này cho thấy ngân hàng đã quản lý chi phí tốt hơn qua các thời kì bằng cách như tối thiểu hóa chi phí đầu vào, hạn chế chi phí không cần thiết và gia tăng những khoản chi đem lại nhiều lợi nhuận. Cụ thể, năm 2006 tổng chi phí giảm 7.74 (%) so với năm 2005; năm 2007 tiếp tục giảm 12.74 (%) so với năm 2006. Để hiểu rõ hơn về cách mà ngân hàng đã giảm thiểu chi phí của mình, ta sẽ xem xét về tình hình chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi
Hình 14: Tình hình chi phí của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
từ năm 2005 đến năm 2007
- Chi phí trả lãi: có sự thay đổi qua các năm theo xu hướng tích cực và ngày càng có chuyển biến tốt. Năm 2006, tổng vốn huy động của ngân hàng tăng gần gấp 3 (lần) so với năm 2005 mà chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn điều này đã làm cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng, bên cạnh đó ngân hàng cũng đã hạn chế vay vốn từ ngân hàng trung ương nên tổng chi phí lãi tuy có tăng nhưng không nhiều, tỷ lệ này là 4.6 (%). Đến năm 2007 tỷ lệ giảm của chi phí lãi là 15. 75 (%) so với năm 2006 do tổng vốn huy động giảm. Kết cấu của chi phí trả lãi qua các năm như sau:
Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ TRẢ LÃI CỦA NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
2006/2005
2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Chi phí trả lãi tiền gửi
2,339
4.11
3,210
5.40
11,205
22.36
871
37.24
7995
249.07
Chi phí trả lãi tiền vay
54,392
95.67
55,204
92.83
38,192
76.23
812
1.49
-17012
-30.82
Chi trả lãi phát hành GTCG
125
0.22
1,055
1.77
705
1.41
930
744.00
-350
-33.18
Tổng chi phí trả lãi
56,856
100.00
59,469
100.00
50,102
100.00
2,613
4.60
-9367
-15.75
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
năm 2005, 2006, 2007)
Hình 15: Cơ cấu chi phí lãi của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
từ năm 2005 đến năm 2007
Sự hiệu quả trong công tác huy động vốn đã góp phần giúp ngân hàng dần thay đổi kết cấu chi phí trả lãi của mình. Qua hình ta thấy, chi phí trả lãi tiền vay chiếm tỷ trọng rất lớn, nhưng đang giảm dần và đến năm 2007, tỷ trọng này đã có sự giảm sút nhiều nhưng vẫn tỏ rõ ưu thế trong tổng chi phí trả lãi. Điều này nói lên sự phụ thuộc vào vốn vay của chi nhánh là rất lớn. Còn chi phí trả lãi tiền gửi chỉ chiếm trên dưới 5 (%) từ năm 2005 đến 2006, đến năm 2007 có chuyển biến tích cực tỷ trọng này là 22.36 (%). Như vậy, nhìn chung chi phí trả lãi vay của ngân hàng vẫn còn rất cao. Từ đó cho thấy cơ hội nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên điều này đòi hỏi ngân hàng phải đẩy mạnh và tích cực hơn nữa công tác huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và phát hành kỳ phiếu để tối thiểu hóa chi phí đầu vào, hạn chế hơn nữa việc vay vốn từ ngân hàng trung ương.
Chi phí ngoài lãi:
Tỷ trọng của từng khoản mục chi phí ngoài lãi không có sự biến động lớn và ở mức hợp lý. Năm 2006, chi phí ngoài lãi giảm 53.25 (%) so với năm 2005 và sang năm 2007, tăng với tỷ lệ 12.11 (%).
4.2.2 Phân tích lợi nhuận
Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Lợi nhuận ròng
13,692
33,615
52,976
Tổng tài sản
1,231,400
1,076,810
1,410,577
Vốn chủ sở hữu
40,347
14,564
24,883
Tổng thu nhập
85,955
100,287
111,154
Tổng chi phí
72,263
66,672
58,178
ROA
1.11%
3.12%
3.76%
ROE
33.94%
230.81%
212.90%
Lợi nhuận ròng/ tổng thu nhập
15.93%
33.52%
47.66%
Tổng chi phí/ tổng thu nhập
84.07%
66.48%
52.34%
- Chỉ số ROA: chỉ số này tăng liên tục qua các năm cho thấy hiệu quả tạo ra thu nhập từ tài sản ngày càng được nâng cao. Năm 2005, cứ đầu tư 100 (đồng) tài sản thì tạo ra được 1.11 (đồng) lợi nhuận ròng, năm 2006 thì 100 (đồng) tài sản tạo ra 3.12 (đồng) lợi nhuận ròng và năm 2007 tạo ra 3.76 (đồng) lợi nhuận ròng.
Hình 16: Chỉ số ROA của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
từ năm 2005 đến năm 2007
Mặc dù tăng trưởng tín dụng gặp nhiều khó khăn nhưng ngân hàng đã biết gia tăng thu nhập thông qua việc mở rộng cung cấp các dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ. Cùng với việc quản lý tốt chi phí, ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm. Tình hình tổng đầu tư tăng trưởng chậm. Chính những điều này làm cho chỉ số ROA tăng liên tục. Tuy vậy, mức gia tăng vẫn còn tương đối chậm. Ngân hàng cần hoạch định chính sách nhằm tăng hơn nữa lợi nhuận ròng qua việc giảm chi phí đầu vào và tăng thu nhập từ hoạt động đầu tư tín dụng (vì đây là hoạt động chủ yếu nhất chiếm hơn 90 (%) trong tổng đầu tư) kết hợp với tăng thu từ cung cấp các dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ.
- Chỉ số ROE: có biến động mạnh qua các năm, năm 2005 cứ 100 (đồng) vốn chủ sở hữu thì đem lại 33.94 (đồng) lợi nhuận ròng, hệ số này là khá cao. Đến năm 2006, hệ số này tăng đột biến, 100 (đồng) vốn chủ sở hữu mang lại 230.81 (đồng) lợi nhuận ròng. Nguyên nhân là do, lợi nhuận ròng của chi nhánh tăng mạnh đến 145.5 (%) cùng với việc vốn chủ sở hữu của chi nhánh giảm mạnh chủ yếu do lợi nhuận chưa phân phối giảm. Năm 2007, hệ số còn ở mức rất cao là 212.90 (%). Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu là đáng kể. Tuy nhiện hệ số quá cao cho thấy rủi ro cho vốn chủ sở hữu là rất lớn. Hệ số ROE lớn hơn ROA chứng tỏ vốn huy động quá lớn so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Nếu xem xét chi nhánh hoạt động như một ngân hàng độc lập thì việc suy giảm vốn chủ sở hữu làm gia tăng rủi ro phá sản cho ngân hàng. Mặt khác, vốn chủ sở hữu thấp dẫn đến khách hàng của ngân hàng chỉ là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, nghĩa là ngân hàng có nhiều khách hàng dễ bị phá sản. Do vậy, việc gia tăng lợi nhuận của ngân hàng cần phải quan tâm đến việc duy trì vốn chủ sở hữu ở mức ổn định hơn.
Hình 17: Chỉ số ROE của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau
từ năm 2005 đến năm 2007
Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập: cho thấy ngân hàng kinh doanh đạt hiệu quả cao, sử dụng vốn có hiệu quả để gia tăng thu nhập đồng thời quản lý tốt chi phí để nâng cao lợi nhuận ròng. Cụ thể, năm 2005, cứ 100 (đồng) thu nhập thì đem đến 15.93 (đồng) lợi nhuận ròng, hệ số này nhìn chung vẫn chưa cao so với các ngân hàng khác. Nhưng đến năm 2006 hệ số này đạt đến 33.52 (%) và năm 2007 lên đến 47.66 (%) tức cứ 100 (đồng) thu nhập tạo ra 47.66 (đồng) lợi nhuận ròng.
Hình 18: Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập của Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007
- Tổng chi phí trên tổng thu nhập: qua các năm, chỉ số này luôn nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm dần, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy khả năng bù đắp chi phí của thu nhập tạo ra là rất lớn giúp chi nhánh gia tăng lợi nhuận.
Hình 19: Chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng
Ngoại thương Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2007
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU
4.3.1 Phân tích rủi ro vốn chủ sở hữu
Bảng 14: CHỈ TIÊU VỀ AN TOÀN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Vốn chủ sở hữu
40,347
14,564
24,833
Tổng tài sản có rủi ro qui đổi
-
148,414.13
136,033.375
Tổng vốn huy động
105,691
313,093
461,751
Hệ số an toàn vốn (%)
-
9.81
18.26
Tổng vốn huy động/ vốn chủ sở hữu
2.62
21.50
18.59
- Hệ số an toàn vốn: từ năm 2006 đến năm 2007, hệ số an toàn vốn của ngân hàng luôn được đảm bảo trên 8 (%). Mặc dù vốn chủ sở hữu có biến động giảm và đôi khi thấp nhưng do các khoản đầu tư của ngân hàng có chất lượng cao nên giá trị tài sản có rủi ro ở mức thấp. Và chất lượng đó luôn được giữ vững đặc biệt là đầu tư tín dụng nên năm 2007, hệ số an toàn vốn đạt rất cao 18.26 (%).
- Tổng vốn huy động trên vốn chủ sở hữu: biến động bất thường, năm 2005 vốn chủ sở hữu cao cùng với vốn huy động thấp nên không có rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2006 tổng vốn huy động của chi nhánh vượt 20 (lần) vốn chủ sở hữu và năm 2007, chỉ số này đạt gần 20 (lần). Điều này làm mất tính an toàn của vốn chủ sở hữu. Do đó, trong thời gian tới, để tăng vốn huy động thì ngân hàng phải nâng cao vốn chủ sở hữu để phòng ngừa rủi ro đối với vốn chủ sở hữu.
4.3.2 Phân tích rủi ro tín dụng
Bảng 15: TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2005
2007
Nợ xấu
32
19
18
Tổng dư nợ
1,148
1,008
1,074
Hệ số rủi ro tín dụng (%)
2.79
1.88
1.68
Qua các năm, nợ xấu của chi nhánh giảm liên tục là nhân tố chính làm cho tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn được giữ ở mức thấp (dưới 3 %). Điều này cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng của chi nhánh là cao và điều đó đã giúp chi nhánh giữ được độ đảm bảo an toàn về rủi ro tín dụng.
4.3.3 Phân tích rủi ro lãi suất
Bảng 16: TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tài sản nhạy cảm lãi suất
(cho vay ngắn hạn)
1,013
884
944
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
(tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, vay ngắn hạn)
1,059
897
1221
GAP (chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất)
-46
-13
-277
Hệ số nhạy cảm
0.96
0.99
0.77
Qua các năm ta thấy hệ số nhạy cảm luôn nhỏ hơn 1, điều này cho thấy chi nhánh sẽ gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất trên thị trường tăng vì chi phí trả lãi của ngân hàng sẽ lớn hơn thu nhập lãi làm cho thu nhập thuần từ lãi giảm. Từ năm 2005 đến năm 2006, hệ số nhạy cảm gần bằng 1 cho thấy rủi ro về lãi suất của ngân hàng rất thấp. Đến năm 2007, rủi ro lãi suất có khuynh hướng gia tăng vì khe hở nhạy cảm lãi suất GAP lớn. Do vậy, ngân hàng cần nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu huy động vốn cho phù hợp để hạn chế rủi ro về lãi suất. Để phân tích và dự báo tình hình rủi ro lãi suất của ngân hàng trong thời gian tới ta cần tìm hiểu diễn biến của lãi suất.
Với tình hình lạm phát của nước ta như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc tăng dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu, hạn chế các ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng…Điều này làm cung tiền tệ giảm đi, đẩy lãi suất tăng. Chính vì vậy, ngân hàng luôn ở trong tình trạng bị giảm thu nhập lãi ròng. Những tháng đầu năm 2008, lãi suất đã tăng mạnh. Tuy nhiên dưới sự quản lý của Ngân hàng nhà nước, tình hình lãi suất đến cuối năm 2008 dự đoán dần đi vào ổn định và không có biến động mạnh. Ngân hàng cần theo dõi diễn biến và dự báo tốc độ lạm phát, lãi suất để lập kế hoạch huy động vốn và tăng trưởng tín dụng sao cho hiệu quả và hạn chế rủi ro giảm thu nhập lãi ròng do sự thay đổi lãi suất gây ra.
4.3.4 Phân tích rủi ro ngoại hối
Do chi nhánh có quan hệ giao dịch với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh nên các khoản nguồn vốn và đầu tư của ngân hàng đối với các loại ngoại tệ rất đa dạng như: EUR, HKD, USD, AUD, CHF, SGD…. Việc phân tích rủi ro ngoại hối ở đây chỉ tập trung vào các loại ngoại tệ mạnh, chiếm tỷ trọng cao và có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Bảng 17: TÌNH HÌNH RỦI RO NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Đơn vị tiền
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tài
sản
Nguồn vốn
Trường(đoản thế)
Tài
sản
Nguồn
Vốn
Trường(đoản thế)
Tài
sản
Nguồn
vốn
Trường(đoản thế)
EUR
230
230
0
236
236
0
1,993
2,012
-19
USD
667,650
667,650
0
54,473
54,473
0
316,261
316,261
0
AUD
26
26
0
144
144
0
444
444
0
CAD
98
98
0
40
40
0
119
119
0
Khác
563,396
563,396
0
1,021,917
1,021,917
0
757,993
757,993
0
Tổng
1,231,400
1,231,400
0
1,076,810
1,076,810
0
1,076,810
1,076,810
-19
Trường (đoản) thế từng ngoại tệ
Vốn chủ sở hữu
=
Hệ số trường (đoản thế)
của từng ngoại tệ
Tổng trường (đoản) thế tất cả ngoại tệ
Vốn chủ sở hữu
=
Hệ số tổng trường (đoản thế)
của tất cả ngoại tệ
Hệ số trường (đoản thế) của từng ngoại tệ mạnh qua 3 năm đều xấp xỉ bằng 0 (%) ( để an toàn thì hệ số này phải nhỏ hơn 15 (%)). Còn hệ số tổng trường (đoản) thế của tất cả ngoại tệ cũng được giữ ở mức xấp xỉ 0 (%) (để an toàn thì hệ số này không được quá 30 (%). Điều này cho thấy, chi nhánh đạt được độ an toàn cao không gặp rủi ro về ngoại hối.
4.3.5 Phân tích rủi ro thanh khoản
Bảng 18: TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng tiền gửi
105,785
213,210
462,041
Tài sản có thanh khoản
76,092
74,454
339,154
Tài sản có động
76,092
74,454
339,154
Tài sản nợ dễ biến động
1,043,916
869,116
1,191,719
Tài sản có thanh khoản/tổng tiền gửi (lần)
0.72
0.35
0.73
Tài sản có động/tài sản nợ dễ biến động (lần)
0.07
0.09
0.28
Nhìn chung, khả năng thanh toán của ngân hàng đối với các khoản tiền gửi của khách hàng tuy nhiên khả năng thanh toán là còn thấp và ngân hàng luôn được đặt trong tình trạng dễ gặp rủi ro về mất khả năng thanh khoản. Biểu hiện, năm 2005 cứ 100 (đồng) tiền gửi của khách hàng thì được đảm bảo bằng 72 (đồng) tài sản có khả năng thanh khoản. Đến năm 2006, 100 (đồng) tiền gửi của khách hàng chỉ được đảm bảo bằng 35 (đồng) tài sản có thanh khoản, sang năm 2007 được đảm bảo bằng 73 (đồng) tài sản có thanh khoản.
Nếu xét về khả năng thanh toán nhanh thì ta thấy rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng thực sự nghiêm trọng. Từ năm 2005 đến năm 2006, tương ứng với 100 (đồng) tài sản nợ dễ biến động (ở đây gồm tiền gửi không kỳ hạn và khoản vay ngắn hạn của ngân hàng) chỉ có không đến 1 (đồng) tài sản có động đảm bảo. Đến năm 2007, chỉ số tài sản có động trên tài sản nợ dễ biến động có cải thiện chút ít nhưng vẫn còn quá thấp. Tất cả là do tổng đầu tư của ngân hàng tăng trưởng mạnh, qui mô hoạt động tín dụng lớn nhưng ngân hàng huy động vốn chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, các khoản vay ngắn hạn từ Vietcombank Trung ương chiếm tỷ trọng cao. Điều này làm cho ngân hàng dễ lâm vào tình trạng “kẹt thanh khoản” nếu có biến động mạnh nào đó dẫn đến sự rút tiền của khách hàng. Ngân hàng cần quan tâm, xem xét vấn đề này để phòng ngừa rủi ro thanh khoản.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CÀ MAU
5.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Công tác huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nó là cơ sở để ngân hàng có được một nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động cho ngân hàng trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, có được một vốn đủ mạnh, đủ lớn còn là cơ sở quyết định sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Trước khi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn, ta khái quát lại những mặt còn hạn chế trong công tác huy động vốn cũng như những biện pháp mà ngân hàng đã thực hiện:
- Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục qua 3 năm nhưng vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của nguồn vốn vay từ Vietcombank Trung ương, tỷ trọng nguồn vốn vay này là chủ yếu và vẫn còn khá cao.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động còn chưa phù hợp, chưa thực sự tạo thế chủ động cho ngân hàng do vốn huy động chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế trong đó tiền gửi của các ban quản lý dự án khá cao, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn còn thấp. Do vậy khi các dự án này kết thúc thì sự sụt giảm vốn huy động là không tránh khỏi.
- Chi nhánh đã dùng nhiều biện pháp như: áp dụng mức lãi suất cao nhất trong khung lãi suất do Vietcombank Trung ương quy định, phát hành nhiều đợt trái phiếu, kỳ phiếu, thực hiện các chương trình dự thưởng, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.
Sau đây tôi xin nêu ra một số giải pháp để công tác huy động vốn thực sự đạt hiệu quả hơn:
- Khung lãi suất mà Vietcombank Trung ương qui định có thể nói đã làm hạn chế rất nhiều công tác huy động vốn của chi nhánh. Mức cao nhất của khung lãi suất này so với các ngân hàng hoạt động trên địa bàn vẫn còn thấp hơn nhiều do đó chi nhánh không thể cạnh tranh về việc huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Trong khi đó, qui mô hoạt động tín dụng của chi nhánh lớn nhu cầu về vốn cao. Do đó, chi nhánh cần có những đề xuất bàn bạc với Vietcombank Trung ương để giải quyết khó khăn này.
- Giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống trên cơ sở đảm bảo uy tín với khách hàng, thực hiện chi trả chính xác kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi khách hàng và khuyến khích họ gia tăng doanh số tiền gửi. Thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc khách hàng.
- Tổ chức các hội nghị khách hàng là dịp để nghe những ý kiến phản hồi của khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngoại thương, tìm hiểu và khơi thông những nhu cầu mới, bày tỏ lòng cảm ơn của ngân hàng với khách hàng, tuyên dương những khách hàng lớn bằng phần thưởng, quà tặng vì đã có doanh số sử dụng dịch vụ cao, tạo dịp dùng bữa cơm thân mật giữa cán bộ ngân hàng với khách hàng, tổ chức giải trí, bốc thăm may mắn, chương trình văn nghệ và nhân dịp này giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới, công nghệ mới.
- Thực hiện dịch vụ Home-banking đối với một số khách hàng đặc biệt. Đối với những khoản rút hoặc nộp tiền số lượng lớn ngân hàng có xe đến tận nơi chuyên chở. Với sự trang bị của ngân hàng, điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được.
- Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau có lợi thế vì đã tạo được mối quan hệ giao dịch ổn định đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn, lượng tiền gửi thanh toán của đối tượng này rất lớn. Do vậy, ngân hàng cần nâng cao hơn nữa những tiện ích trong hoạt động thanh toán của đối tượng này. Ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục, giao dịch nhanh chóng, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chính xác.
- Chi nhánh cần phối hợp chuẩn bị với Vietcombank trung ương bước đầu triển khai phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Phone-banking, Mobile-banking, Home-banking . Thật vậy, với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau như hiện nay, tương lai sẽ xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng ngày càng gia tăng kéo theo các giao dịch trong kinh doanh. Đến với dịch vụ Home-banking, khách hàng chỉ cần có máy tính (tại trụ sở) kết nối với hệ thống máy tính của ngân hàng qua Modem để thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo Nợ, báo Có… rất tiện lợi. Điều này sẽ thu hút các doanh nghiệp đến gửi tiền để được hưởng những tiện ích đó. Trong thời đại công nghệ thông tin, việc sử dụng điện thoại di động ngày một gia tăng đã tạo nhiều thuận lợi để ngân hàng tiến tới phát triển dịch vụ Mobile-banking. Đây là dịch vụ hỗ trợ thanh toán qua mạng điện thoại di động, giúp khách hàng giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ. Làm được điều này, ngân hàng sẽ thu hút được lượng tiền gửi rất lớn. Thực tế chứng minh ngân hàng nào có khả năng điều chỉnh quá trình cung ứng dịch vụ và danh mục phù hợp với nhu cầu thị trường với tốc độ nhanh nhất, ngân hàng đó sẽ thành công.
- Nâng cao phát triển các dịch vụ mới: phát hành thẻ tín dụng, thẻ thanh toán nội địa và quốc tế, trang bị máy ATM có chức năng nhận tiền gửi tự động. Khách hàng sẽ thuận lợi hơn trong việc chuyển tiền, tiết kiệm thời gian và chi phí. Điều này tạo được lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng.
- Thực hiện phân khúc khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng nhóm khách hàng. Ví dụ như, đối với khách hàng có lượng tiền gửi thanh toán lớn và thường xuyên thì áp dụng mức lãi suất cao hơn; rút ngắn các kỳ hạn gửi tiền đến tuần v..v..
- Mở ra hình thức gửi tiền lưỡng tính như tài khoản tiền gửi kỳ hạn gửi một lần, rút nhiều lần hay gửi nhiều lần rút một lần. Tài khoản gửi tiền một lần rút ra nhiều lần có tính kế hoạch rất cao và rất phù hợp với tiền gửi cho các dự án đầu tư hay quản lý tài chính thay cho khách hàng.
- Bên cạnh đó việc đầu tư cơ sở vật chất cũng cần được quan tâm nhiều hơn, cùng với việc xây dựng một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, phong cách giao tiếp lịch sự, vui vẻ. Đây là những yếu tố góp phần tạo tâm lý thoải mái và ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng. Điều này sẽ thu hút và tạo mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng.
- Ngoài mục đích hưởng lãi và đảm bảo an toàn tiền gửi, người gửi tiền còn mong muốn được tiến hành giao dịch một cách thuận lợi, nhanh chóng và thoải mái. Do vậy để khuyến khích việc gửi tiền, ngân hàng phải đơn giản hóa các thủ tục, nghiệp vụ được thực hiện chuẩn xác, nhanh gọn.
- Trong công tác huy động vốn, cần linh hoạt xử lý các trường hợp rút tiền trước hạn của khách hàng, giúp khách hàng giải quyết những khó khăn nhất thời trong cuộc sống nhưng vẫn được hưởng lợi ở mức cao nhất có thể.
- Có kế hoạch làm việc vận động các đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Thực hiện việc chi trả lương cũng như các khoản thanh toán khác qua ngân hàng.
- Tăng cường mở rộng huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm- đối tượng chiếm tỷ trọng cao trong vốn kinh doanh của ngân hàng, nhanh chóng nắm bắt cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, đơn vị có tiếng, thương hiệu mạnh tại các khu vực phát triển. Muốn vậy khả năng thăm dò thị trường phải cao và nhanh nhạy.
- Mở rộng huy động vốn đến các địa bàn huyện. So với các ngân hàng huyện thì ngân hàng có lợi thế cạnh tranh về lãi suất cũng như sản phẩm dịch vụ. Ngân hàng cần tranh thủ kịp thời ý kiến của cấp trên và các cấp chính quyền địa phương để đặt thêm các phòng giao dịch tại địa bàn huyện vừa tạo điều kiện mở rộng hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên để đạt được những hiệu quả thiết thực, ngân hàng phải phân tích các yếu tố của môi trường hoạt động như mật độ dân cư, mức thu nhập của người dân, tính khả thi và tiềm năng của các dự án đầu tư, vị trí đóng trụ sở và nhu cầu của người dân… Bên cạnh đó, ngân hàng phải quan tâm đến lợi nhuận, so sánh giữa chi phí đầu tư và nguồn lợi tiềm năng trong tương lai. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương ngay từ đầu để giảm thiểu rủi ro.
- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin quảng cáo mỗi khi ngân hàng thực hiện tăng lãi suất hay có sản phẩm dịch vụ mới, quảng cáo trên truyền hình kết hợp với việc in những tờ bướm để giới thiệu, hướng dẫn cho khách hàng biết đến và sử dụng.
- Trong tương lai, việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ đem đến khách hàng nhiều sự lựa chọn nhưng đôi khi cũng gây tốn kém thời gian và không ít khó khăn cho khách hàng để tìm hiểu rõ hết về các sản phẩm dịch vụ và lựa chọn cái phù hợp cho mình. Do vậy, ngân hàng cần có nhân viên chuyên tư vấn cho khách hàng sao cho chọn được sản phẩm dịch vụ đáp ứng một cách đầy đủ và phù hợp nhất những nhu cầu của mình.
5.2 Một số biện pháp tăng trưởng và đảm bảo chất lượng tín dụng
Một số biện pháp tăng trưởng tín dụng
Cho vay là hoạt động chủ chốt nhất của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Bất kỳ yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tín dụng cũng đều làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau quá trình phân tích, ta thấy tăng trưởng tín dụng của chi nhánh chậm và không ổn định, tổng cho vay và chiết khấu ở cả năm 2006 và năm 2007 đều giảm sút so với năm 2005. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Cơ cấu đầu tư tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thủy sản. Do vậy, khi tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhu cầu tín dụng giảm.
- Chính sách đầu tư tín dụng quá thận trọng đôi khi làm cho khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm sút khi các ngân hàng trên địa bàn sẵn sàng cho vay không đảm bảo tài sản.
- Nhiều công ty cổ phần phát hành cổ phiếu huy động vốn nên nhu cầu vay vốn cũng giảm sút.
- Áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn ngày càng gia tăng.
- Việc tiếp cận khách hàng còn hạn chế, kỹ năng chăm sóc khách hàng của chi nhánh chưa mang tính chuyên nghiệp.
- Một số yếu tố khách quan như: điều kiện thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh tràn lan…làm giảm nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Để giải quyết vấn đề này, chi nhánh đã triển khai thực hiện những biện pháp sau:
- Nhằm đa dạng hóa ngành đầu tư cũng như làm tăng dư nợ tín dụng, ngoài việc đầu tư chủ yếu cho lĩnh vực thủy sản, chi nhánh đã chủ động mở rộng tín dụng sang lĩnh vực thương mại dịch vụ.
- Chú trọng hơn đến định hướng đầu tư cho thành phần kinh tế cá thể.
Tuy nhiên, trong thời gian qua hiệu quả của những biện pháp này chưa cao, tình hình tăng dư nợ chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Tôi xin đóng góp một số ý kiến nhằm cải thiện tình hình này bằng các biện pháp sau:
- Hiện nay việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản ngày càng gia tăng và ngày càng căng thẳng hơn khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Chi nhánh phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra khi các doanh nghiệp gặp khó khăn. Cho nên chi nhánh phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động mở rộng đầu tư tín dụng sang các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.
Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi ngân hàng phải lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng thời kì, thường xuyên đánh giá kết quả đạt được đồng thời giải quyết kịp thời những vướng mắc. Ngân hàng phải nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu vốn của từng lĩnh vực muốn mở rộng, chủ động tìm kiếm và tạo mối quan hệ với khách hàng, có chế độ khen thưởng cho những nhân viên giới thiệu hoặc hoa hồng cho người trung gian giới thiệu những món vay chất lượng, xác định cụ thể dư nợ cho từng lĩnh vực để phấn đấu…
- Một chính sách tín dụng thận trọng là cần thiết nhưng việc thực hiện nghiêm ngặt có thể dẫn đến một sai lầm lớn trong công tác tín dụng đó là: không cho vay đối với những khách hàng thực sự có khả năng trả nợ. Ngân hàng cần mạnh dạn hơn trong việc đầu tư cho vay tín chấp nhưng phải được thực hiện với công tác thẩm định về phương án sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, nguồn trả nợ của khách hàng một cách cẩn thận và kết quả cho là khá tốt.
- Đa dạng hơn nữa các sản phẩm cho vay. Hiện nay, nhu cầu mua sắm hỗ trợ tiêu dùng tăng nhanh, ngân hàng cần phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để phát động chương trình cho vay mua hàng trả góp. Điều này làm cho đôi bên có thể tận dụng ưu thế của nhau và cùng có lợi.
- Mở rộng cho vay trung và dài hạn để có được lãi suất cho vay lớn hơn. Về hình thức cho vay, ngân hàng chuyển từ hình thức cho vay đơn thuần sang cho vay theo dự án, chương trình.
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng sao cho vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
- Nâng cao những kĩ năng chăm sóc khách hàng.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
Biện pháp đảm bảo chất lượng tín dụng
Nhìn chung, hoạt động tín dụng tại chi nhánh đạt được nhiều thành tích đáng kể. Nổi bật là chất lượng tín dụng được đảm bảo biểu hiện ở tỷ lệ nợ xấu thấp, nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm, tốc độ quay vòng vốn tín dụng nhanh, hiệu quả tín dụng của tài sản cao, các khoản thu nợ được thực hiện tích cực. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích ta thấy chất lượng của các khoản tín dụng trung và dài hạn còn thấp. Đây chủ yếu là các khoản cho vay khắc phục bão số 5 và các dự án đầu tư của các doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề trên, chi nhánh cũng đã tích cực tích cực thu hồi nợ, sử dụng dự phòng và có nhiều văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh về xử lý nợ của các công ty đang trong giai đoạn hoàn thành các thủ tục phá sản nhưng vẫn chưa nhận được ý kiến chỉ đạo. Đây là những biện pháp xử lý thiết thực, về phía ngân hàng cũng đã chủ động trong việc xử lý và thu hồi nợ. Ngân hàng cần tiếp tục thực hiện công tác này. Tôi xin có một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương cần tích cực giúp đỡ ngân hàng nhiều hơn trong vấn đề này.
Trong tương lai khi thực hiện tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng thì để giữ vững và nâng cao hơn nữa những thành quả như trên ngân hàng cần quan tâm hơn nữa những vấn đề sau:
- Việc cho vay các dự án trung và dài hạn vốn có rất nhiều rủi ro, công tác thẩm định các dự án này cũng rất khó khăn, đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có những kiến thức và kĩ năng thẩm định, am hiểu về ngành, thị trường , khả năng dự báo, kinh nghiệm phân tích… Do vậy, ngân hàng cần phối hợp với ngân hàng Ngoại thương Trung ương để nâng cao công tác đào tạo cho cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, bản thân nhân viên tín dụng trong ngân hàng phải tích cực tự học tập và rèn luyện, đúc kết những kinh nghiệm cho bản thân. Đối với các món vay này, nếu nhận thấy nhiều rủi ro nên cho vay hợp vốn để phân tán rủi ro.
- Đối với các khoản tín dụng lớn và quan trọng, ngân hàng cần giao cho những nhân viên giàu kinh nghiệm, có năng lực thẩm định tốt.
- Phân công cán bộ chuyên trách việc nghiên cứu thông tin thị trường đối với những lĩnh vực trọng yếu trong tỉnh nhằm hỗ trợ cho việc thẩm định tín dụng.
5.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và phát hành thẻ:
Đối với hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ đặc trưng của hệ thống ngân hàng ngoại thương nói chung và chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau nói riêng. Qua các năm doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng liên tục, công tác cải tiến chất lượng thanh toán luôn được thực hiện. Thế nhưng gần đây, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn nên nghiệp vụ này đã không còn là lợi thế của chi nhánh. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm giữ vững và phát huy những kết quả đạt được, ngân hàng cần quan tâm đẩy mạnh việc thực hiện các mặt sau:
- Tiếp tục hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo theo các chuẩn mực quốc tế.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức và kĩ năng cho nhân viên thanh toán quốc tế, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ.
- Áp dụng mức ký quỹ linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh. Mức ký quỹ đủ để hạn chế rủi ro cho ngân hàng nhưng cũng có những ưu đãi nhất định cho khách hàng.
- Xây dựng chiến lược khách hàng. Mức giá đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng loại dịch vụ, thời điểm cụ thể. Đối với nhóm khách hàng có uy tín, giao dịch thường xuyên được hưởng giá ưu đãi hơn.
- Củng cố và đẩy mạnh hoạt động Marketing về lĩnh vực thanh toán quốc tế của ngân hàng, nêu bật lợi thế hơn hẳn của ngân hàng so với các ngân hàng khác.
Đối với công tác phát hành thẻ
Công tác phát hành thẻ tại chi nhánh được thực hiện tích cực, đạt được nhiều kết quả biểu hiện qua doanh số phát hành thẻ tăng nhanh qua các năm. Thế nhưng đây mới chỉ là bước đầu, vấn đề quan trọng là làm sao để thu hút vốn nhàn rỗi nhiều hơn và nâng cao giao dịch thanh toán của khách hàng qua chi nhánh. Do vậy, chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hành thẻ hơn nữa đồng thời kết hợp với những biện pháp huy động vốn như đã nói ở trên và một số công tác sau:
- Tổ chức tuyên truyền và vận động dân cư sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
- Để thu hút và giữ chân khách hàng, ngân hàng cần phải cải tiến công tác thanh toán, sao cho nhanh chóng, thuận lợi và an toàn, chú trọng đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại như máy ATM có cả chức năng gửi tiền trực tiếp, phối hợp với các đơn vị kinh doanh trang bị máy thanh toán qua thẻ…
- Đối với cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, chi nhánh cần tăng cường hơn nữa việc tiếp cận vận động mở tài khoản cá nhân, miễn phí phát hành thẻ, hướng dẫn các thủ tục giao dịch, sử dụng tài khoản cá nhân, hợp tác trong việc chi trả lương qua tài khoản, các khoản thanh toán khác…
5.4 Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh
Qua ba năm hoạt động, xét về mặt quản trị rủi ro thì nhìn chung tổng thể rủi ro ở mức an toàn. Đặc biệt, việc quản lý rủi ro tín dụng và ngoại hối luôn được thực hiện rất tốt. Việc quản lý rủi ro vốn chủ sở hữu được quản lý tập trung trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, nếu tính riêng cho chi nhánh thì công tác này chưa được thực hiện tốt do sự sụt giảm liên tục của vốn chủ sở hữu. Để cải thiện điều này, ngân hàng cần phải dùng những biện pháp nhằm nâng cao hơn vốn chủ sở hữu bằng cách như: tăng lợi nhuận chưa phân phối, tăng trích lập các quỹ ( quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ khen thưởng và phúc lợi). Một vấn đề quan trọng mà ngân hàng cần phải xem xét và giải quyết trong vấn đề quản trị rủi ro đó là: tăng cường hơn nữa khả năng thanh khoản nhanh. Qua phân tích, ta thấy khả năng thanh toán của ngân hàng chưa cao, còn khả năng thanh toán nhanh thì thấp. Trong thời gian tới, song hành với việc thực hiện tăng trưởng tín dụng, để đảm bảo tính thanh khoản cao thì chi nhánh cần: cơ cấu lại nguồn vốn huy động sao cho tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trung và dài hạn cao hơn nữa, tăng cường các khoản dự trữ thanh khoản như tiền mặt, tín phiếu Kho bạc nhà nước, tiền gửi tại các ngân hàng khác…, chủ yếu cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải theo dõi, dự báo tình hình lạm phát và lãi suất để có kế hoạch huy động vốn và tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý để vừa đạt lợi nhuận cao vừa hạn chế rủi ro do thay đổi lãi suất gây ra.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung, hoạt động tài chính ngân hàng của nước ta cũng ngày càng phát triển hết sức sôi động. Chính vì vậy mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một gia tăng. Đó không chỉ là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trong nước mà còn là sự cạnh tranh với các ngân hàng tầm cỡ của nước ngoài.
Để tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh như thế, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau đã không ngừng vượt qua những khó khăn thử thách và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Sau quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2005 đến năm 2007, tôi xin rút ra một số kết luận như sau:
- Dựa trên thước đo lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà đạt được là tương đối tốt. Các chỉ số lợi nhuận đạt được ở mức hiệu quả cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng quản lý tốt chi phí và không ngừng nâng cao thu nhập.
- Riêng về các mặt hoạt động kinh doanh cụ thể như sau:
+ Huy động vốn: tình hình tăng trưởng của vốn huy động ở mức cao,nhưng cơ cấu vốn huy động cần tăng dần tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn hơn nữa.
+ Tín dụng: tăng trưởng không ổn định nhưng có những chuyển biến tích cực, chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo, hiệu quả tín dụng cao.
+ Thanh toán quốc tế: luôn được thực hiện tốt, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua ba năm luôn đạt ở mức cao và tương đối ổn định.
+ Phát hành thẻ: đạt được nhiều thành tích, số lượng thẻ phát hành tăng nhanh và việc trang bị máy phục vụ rút tiền và thanh toán được tích cực thực hiện.
+ Dịch vụ khác: thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng dần tỷ trọng trong tổng thu nhập , tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay.
+ Quản trị rủi ro: xét về tổng thể rủi ro thì ở mức an toàn nhưng ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa khả năng thanh khoản cho ngân hàng vì tính thanh khoản nhanh ở mức thấp trong khi tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong vốn huy động và các khoản vay ngắn hạn từ Vietcombank Trung ương nhiều.
Như vậy có thể nói, qua ba năm hoạt động chi nhánh đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay chi nhánh cũng đang nỗ lực trong việc tìm ra và áp dụng những biện pháp tích cực nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại nêu trên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tin chắc rằng, với sự phấn đấu không ngừng đó của Chi nhánh cùng với sự phối hợp giúp đỡ của Ngân hàng Ngoại thương Trung ương, chính quyền địa phương dựa trên nền tảng kinh tế vững mạnh có sự điều hòa của Nhà nước chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau sẽ ngày một phát triển và đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa.
6.2 Kiến nghị
6.2.1 Đối với Nhà nước và các bộ, ngành chức năng có liên quan
Hiện nay môi trường kinh tế vẫn chưa thật ổn định, cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro khó lường. Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Năng lực sản xuất kinh doanh trong nước nay đã yếu do công nghệ và trình độ còn lạc hậu, lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng giả, hàng nhập lậu, hàng ngoại…Đây không chỉ là khó khăn thách thức đối với hoạt động ngân hàng, mà còn là thách thức nảy sinh từ việc phải nhanh chóng cải cách khu vực kinh tế Nhà nước.
Nhà nước cần phối hợp với các bộ, ngành chức năng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn trên cơ sở quy hoạch đầu tư phát triển các ngành nghề, vùng một cách khoa học, tránh đầu tư dàn trải, mất cân đối.
Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh tế, môi trường pháp lý lành mạnh, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế trong các hoạt động thương mại nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng. Môi trường pháp lý cho kinh doanh ngân hàng chưa đồng bộ và đang trong quá trình hoàn thiện, đáng chú ý là các quy định của Luật các tổ chức tín dụng vẫn còn nhiều bất cập, cần sớm bổ sung, sửa đổi. Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cần chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại quốc tế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh những rủi ro đáng tiếc do không hiểu biết luật thương mại quốc tế, đồng thời giúp các doanh nghiệp nâng cao trình độ hiểu biết trong giao thương quốc tế.
6.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước
- Xây dựng một Ngân hàng nhà nước đủ mạnh, có khả năng hoạch định chính sách công cụ tốt, đủ sức điều tiết thị trường tiền tệ và thị trường hối đoái đạt được các mục tiêu mong muốn, giữ vững ổn định tiền tệ với mức lạm phát thấp, ổn định tỷ giá hối đoái với mức khuyến khích xuất khẩu, đồng thời cần xác định các mục tiêu này trong thời gian dài là tiền đề cho việc phát triển kinh tế thông qua các biện pháp như:
- Áp dụng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, hạn chế và tiến tới xóa bỏ các công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp. Tham gia xây dựng và hoàn thiện thị trường vốn, đặc biệt là thị trường tiền tệ đi vào hoạt động mạnh mẽ, sôi động hơn. Đồng thời đóng vai trò là người can thiệp cuối cùng, không được thực hiện những chức năng khác ngoài chức năng của Ngân hàng Trung ương.
- Giữ vững tỷ giá ổn định lâu dài bằng các biện pháp tổng hợp như ổn định VND ở mức lạm phát thấp, cân bằng cán cân thương mại và cán cân thanh toán, tổ chức hoạt động thị trường giao dịch sôi động, linh hoạt, thuận tiện kết hợp với việc thực hiện chính sách lãi suất tiền gửi VND và ngoại tệ hợp lý để ổn định tỷ giá.
- Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát; kiện toàn hệ thống thanh tra Ngân hàng nhà nước, có cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất, đưa ra các tiêu chí thanh tra, giám sát đúng vai trò của Ngân hàng nhà nước, với mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng. Có một hệ thống thanh tra, nhạy bén, mạnh mẽ để giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng.
- Chú trọng mạng lưới thông tin, cần lập một chương trình về thông tin hội nhập trên mạng Internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới và đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng.
- Với vai trò cấp quản lý trực tiếp các hoạt động ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần đứng ra tư vấn và làm đầu mối tiếp nhận sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế về công nghệ ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.
- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống ngân hàng dài hạn, với những lộ trình thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng.
- Xây dựng một quy chế hợp tác giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam nền chắc và có lợi cho tất cả các thành viên tham gia.
- Tiếp tục hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng cho phù hợp với trình độ khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả thiết thực với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay của tổ chức tín dụng.
6.2.3 Đối với Ngân hàng Ngoại thương Trung ương
- Tăng cường xúc tiến quảng cáo bài bản hơn.
Theo quan điểm của các nhà kinh doanh ngân hàng thế giới, khi dân chúng hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng và tên tuổi của ngân hàng đó nhiều hơn thì khả năng họ sử dụng các dịch vụ ngân hàng tăng lên rất nhiều. Căn cứ vào chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing của Ngân hàng Ngoại thương để có chiến lược quảng cáo có trọng điểm.
- Khoa học hóa quản trị nguồn nhân lực
+ Công tác đào tạo cán bộ được xác định là một trong ba nền tảng trong chiến lược phát triển ngân hàng. Vì vậy phải đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi mới được tuyển dụng, chú trọng đào tạo cả chuyên môn và đạo đức. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn và dài hạn, cử cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước để có được một đội ngũ cán bộ đủ mạnh chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh trong thời kì hội nhập.
+ Thực hiện việc đánh giá nhận xét cán bộ, kiểm tra sát hạch định kỳ nhằm đánh giá trình độ của cán bộ trẻ để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.
+ Từng bước tạo lập “Văn hóa công ty”: Phong cách làm việc năng động, tự tin, lịch thiệp. Mọi cán bộ đều có lòng tự hào về ngân hàng của mình là ngân hàng tốt nhất, coi ngân hàng như ngôi nhà chung mà vun đắp và có trách nhiệm với nó. Khi đó mỗi cán bộ nhân viên tự bản thân hoàn thiện mình làm việc và phấn đấu tốt hơn.
- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng cần nghiên cứu và áp dụng những sản phẩm ngân hàng mới, trong đó chú trọng vào việc xây dựng hệ thống thanh toán qua ngân hàng, phục vụ tốt cho việc mua bán, thương mại điện tử, sử dụng séc thanh toán cả nội địa lẫn quốc tế…
- Hoàn thiện công tác liên hàng để việc thanh toán nhanh, chính xác và an toàn.
- Hỗ trợ cho các chi nhánh phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Xây dựng thêm và củng cố mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế.
6.2.4 Đối với chính quyền địa phương
- Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau và các cấp ban ngành cần có nhiều chính sách quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm, tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư. Đây là cơ sở để phát triển kinh tế địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động ngân hàng.
- Các cơ quan cần phối hợp với nhau nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh và khuyến khích đẩy mạnh việc phát triển kinh doanh các ngành thương mại, dịch vụ.
- Phòng tài nguyên môi trường, phòng công chứng và các cơ quan có liên quan tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân trong quá trình làm hồ sơ sao cho nhanh chóng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
- Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm hơn nữa và sớm có những ý kiến chỉ đạo cho ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ của các công ty như: Công ty dịch vụ thương mại Cà Mau, Công ty Tân Phú.
6.2.5 Một số kiến nghị đối với khách hàng của chi nhánh
- Đối với một số doanh nghiệp còn các khoản nợ tồn đọng đối với ngân hàng:
+ Công ty Tân Phú: cần phải nhanh chóng hoàn thành các thủ tục phá sản và trả nợ cho ngân hàng.
+ Công ty Xăng dầu Cà Mau: Ban giám đốc mới của Công ty cần phải có thái độ tích cực và thiện chí hơn trong việc hợp tác với ngân hàng, chịu trách nhiệm hỗ trợ cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
- Đối với các hộ vay khắc phục cơn bão số 5: cần tìm cách đa dạng nguồn thu nhập từ các ngành nghề khác, tránh sự phụ thuộc vào nguồn thu duy nhất từ đánh bắt xa bờ, gia tăng thu nhập và tích cực trả nợ cho ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương cà mau.doc