Công ty Dopetco có lợi thếlớn nhất là toàn bộkhối lượng xăng dầu của
Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp là do Công ty Dopetco vận chuyển. Tuy
nhiên, sản lượng vận chuyển luôn phải phụthuộc vào công ty mẹvì vậy mà Công
ty Dopetco luôn phải đối mặt với một thực tếlà không điều khiển được doanh
thu. Do đó Công ty Dopetco cần phải chủ động khai thác thêm thịtrường đểnâng
cao sản lượng vận chuyển. Hiện nay, với ngành vận tải xăng dầu thì thịtrường
trong nước còn rất rộng lớn vì ngành vận tải xăng dầu rất ít cạnh tranh, nên Công
ty cần phải tận dụng cơhội quý báu này đểmởrộng thịphần trong nước. Công ty
cần phải có những kếhoạch, những chính sách cụthể đểmởrộng thịphần vận tải
trong nước.
Nhờsựgiúp đỡcủa Công ty mẹmà Công ty Dopetco có thêm thịtrường
vận chuyển là tái xuất xăng dầu sang Campuchia. Hiện nay, không chỉCông ty
Dopetco mà cảngành vận tải xăng dầu Việt Nam đang phải chịu áp lực cạnh
tranh rất lớn từphía các Công ty vận tải xăng dầu nước ngoài.Vì vậy, Dopetco
cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm giữvững thịtrường đã tiếp cận
được, làm đòn bNy đểthâm nhập vào thịtrường nước ngoài rộng lớn.
67 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2571 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần vận tải Xăng Dầu Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng lên 4.640.089 ngàn đồng tương
đương tăng 4.925,84%. Mặt khác trong năm 2008 Công ty còn bị lỗ do bán
chứng khoán nên làm cho chi phí tài chính tăng khá cao so với năm 2007.
- Chi phí khác: Mặc dù năm 2007 không có phát sinh những khoản chi phí
khác như năm 2006 nhưng vẫn không làm cho tổng chi phí năm 2007 giảm
xuống so với tổng chi phí năm 2006. Đến năm 2008 cùng với việc phát sinh các
khoản chi cho hoạt động nhượng bán tài sản 1.971.325 ngàn đồng đã làm cho
tổng chi phí năm 2008 tăng lên so với năm 2007.
- Chi phí bán hàng: Đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi
phí hoạt động của Công ty và nó được xem như chi phí hoạt động vận chuyển.
Nhìn chung chi phí bán hàng tăng lên qua các năm. Năm 2008 chi phí bán hàng
tăng cao nhất. Năm 2008 Công ty gặp nhiều khó khăn vì giá dầu Do tăng cao kéo
theo chi phí dầu máy tăng làm tăng chi phí bán hàng. Cũng trong năm này công
ty đã thực hiện chính sách tăng lương cho người lao động nhằm khuyến khích họ
phát huy hết khả năng cống hiến của mình, kết quả là năng suất chất lượng trong
lao động sản xuất và công tác đã được nâng lên rõ rệt. Trong chi phí bán hàng
bao gồm nhiều khoản mục chi phí như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dầu
máy, chi phí dịch vụ mua ngoài,… những khoản mục chi phí này có ảnh hưởng
rất lớn đến tình hình tổng chi phí của công ty.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.149.679
ngàn đồng tương đương tăng 91,99%, nguyên nhân là do giá sắt, thép, giá nhân
công và các loại vật tư khác tăng cao làm tăng chi phí sửa chữa. Năm 2008 chi
www.kinhtehoc.net
39
phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm 2007 4.574.606 ngàn đồng tương
đương tăng 101,96%.
4.2.2.3. Phân tích từng khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp:
-
5.000
10.000
15.000
20.000
Triệu
đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm
Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp
Hình 6: Chi phí hoạt động của Công ty Dopetco từ năm 2006 - 2008
Đối với chi phí bán hàng (đây là những khoản chi cho các đội tàu):
Về chi phí nhân viên: bao gồm lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn, tiền ăn giữa ca cho các thuyền viên. Chi phí này nhìn chung
tăng qua các năm. Một mặt do số lượng thuyền viên tăng lên qua các năm, năm
2006 có 83 thuyền viên, năm 2007 tăng lên 84 người, năm 2008 là 89 người. Mặt
khác tiền lương tăng lên là do chính sách tăng lương của Nhà nước nhằm khuyến
khích tinh thần làm việc của người lao động. Trong những năm qua Công ty luôn
quan tâm đến chế độ lương, thưởng của người lao động bằng chứng là Công ty
luôn thực hiện trả lương đúng thời hạn quy định và ngoài ra còn có chế độ khen
thưởng hàng năm vào những ngày lễ, tết nhằm kích thích tinh thần hăng say làm
việc của anh em thuyền viên.
Về chi phí dầu máy: nguyên liệu đầu vào mang tính sống còn đối với
ngành vận tải là nguồn nhiên liệu (chủ yếu là dầu). Vì vậy, để duy trì hoạt động
của công ty thì nguồn nhiên liệu này đóng vai trò thiết yếu. Chính vì vậy mà
trong những năm qua chi phí dầu máy luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí
bán hàng và trong tổng chi phí hoạt động. Cụ thể là năm 2007, chi phí dầu máy
www.kinhtehoc.net
40
chiếm 33,5% trong tổng chi phí hoạt động, năm 2008 tỷ lệ này là 36,2%. Trong
những năm gần đây, giá dầu liên tục tăng và biến động bất thường, khiến cho chi
phí này liên tục tăng trong những năm qua. Hơn nữa, việc mở rộng loại hình kinh
doanh vận tải sang vận tải gas và vận tải hàng khô; cùng với việc mua mới tàu
gas, tàu hàng khô để đưa vào sử dụng cũng làm cho tiêu hao nhiều nhiên liệu dẫn
đến chi phí này cũng tăng lên.
Về chi phí công cụ, dụng cụ: bao gồm chi mua trang thiết bị phòng cháy
chữa cháy, mua phao cứu sinh. Bởi vì hoạt động kinh doanh vận tải xăng dầu
phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về hỏa hoạn, thiên tai nên hàng năm công tác
phòng cháy chữa cháy ở các đội tàu đều được Công ty quan tâm.
Về chi phí khấu hao tài sản cố định: đây là chi phí cho việc khấu hao các
tàu. Chi phí khấu hao này tăng lên qua các năm là do công ty có đầu tư thêm vào
việc đóng mới các tàu trong những năm qua, cụ thể như sau : năm 2007 đầu tư
đóng mới 2 tàu chở hàng khô và năm 2008 đưa vào sử dụng 2 tàu chở gas.
Về chi phí bằng tiền khác: bao gồm chi phí điện thoại, chi phí xăng đi lại
cho các thuyền viên. Đây là một khoản chi phí không nhỏ trong chi phí cho hoạt
động vận chuyển. Nhằm để khuyến khích tinh thần làm việc của anh em thuyền
viên thì ngoài việc trả lương cho họ, Công ty còn rất quan tâm đến việc hỗ trợ về
mọi mặt để họ yên tâm công tác.
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp:
Về chi phí sửa chữa tàu: đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong chi phí
quản lý doanh nghiệp. Chi phí này nhìn chung tăng lên qua các năm, sự tăng lên
này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó do giá cả mặt hàng thép, giá cả
nhân công và các loại vật tư tăng lên trong những năm qua cũng làm tăng chi phí
sửa chữa tàu. Hàng năm Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư cho
việc sửa chữa, nâng cấp đội tàu nhằm nâng cao năng suất hoạt động cho các tàu.
Vì vậy đây là khoản chi không thể thiếu trong công tác quản lý các đội tàu.
www.kinhtehoc.net
41
Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
CỦA CÔNG TY DOPETCO TỪ NĂM 2006 – 2008
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
(2007/2006)
Chênh lệch
(2008/2007)
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối Tuyệt đối
Chi phí bán hàng 11.895.552 83,6 13.565.282 75,1 18.175.506 66,7 1.669.730 4.610.224
- Chi phí nhân viên 4.216.880 29,6 4.541.028 25,2 4.833.503 17,7 324.148 292.475
- Chi phí dầu máy 4.937.751 34,7 6.038.860 33,5 9.847.099 36,2 1.101.109 3.808.239
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng 105.407 0,7 10.303 0,1 2.978 0,01 (95.104) (7.325)
- Chí phí khấu hao TSCĐ 1.562.884 11,0 1.795.091 9,9 1.697.284 6,2 232.207 (97.807)
- Chí phí dịch vụ mua ngoài 85.879 0,6 - - - - (85.879) -
- Chi phí bằng tiền khác 986.751 6,9 1.180.000 6,5 1.794.642 6,6 193.249 614.642
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.336.906 16,4 4.486.585 24,9 9.061.191 33,3 2.149.679 4.574.606
- Chi phí nhân viên quản lý 375.215 2,6 417.993 2,3 507.008 1,9 42.778 89.015
- Chi phí vật liệu quản lý 12.037 0,1 25.635 0,1 - - 13.598 (25.635)
- Chi phí đồ dùng văn phòng 20.950 0,1 33.464 0,2 29.413 0,1 12.514 (4.051)
- Chi phí khấu hao TSCĐ 14.901 0,1 241.836 1,3 890.627 3,3 226.935 648.791
- Thuế, và lệ phí 293.895 2,1 522.467 2,9 538.666 2,0 228.572 16.199
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- - 1.680 0,0 - - 1.680 (1.680)
- Chi phí sữa chữa tàu 644.446 4,5 1.223.428 6,8 2.276.726 8,4 578.982 1.053.298
- Chi phí sữa chữa xe con 7.207 0,1 - - 50.616 0,2 (7.207) 50.616
- Chi phí bằng tiền khác 968.255 6,8 2.020.082 11,2 4.768.135 17,5 1.051.827 2.748.053
Tổng chi phí 14.232.458 100 18.051.867 100 27.236.697 100 3.819.409 9.184.830
(Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Dopetco)
www.kinhtehoc.net
42
Về chi phí bằng tiền khác: bao gồm chi phí đăng kiểm, lường Barem tàu,
chi phí điện thoại, điện, nước, công tác phí, chi phí tiếp khách… Chi phí bằng
tiền chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Nguyên nhân chính là do Công ty tiêu hao nhiều chi phí cho Công tác phí và chi
phí tiếp khách hàng năm. Chi phí tiếp khách tăng cao hàng năm vừa là thuận lợi
cũng vừa là bất lợi cho Công ty trong thời gian tới. Bởi vì, chi phí tiếp khách tăng
lên chứng tỏ Công ty luôn quan tâm đến việc tạo mối quan hệ tốt với các đối tác
và với chính quyền địa phương, điều này giúp Công ty có nhiều lợi thế để hoạt
động kinh doanh trong tương lai. Tuy nhiên, chi phí cho tiếp khách quá cao rất dễ
dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong quản lý, hoặc tạo ra những mối quan hệ không
cần thiết. Vì vậy, Công ty cần phải xem xét để có các khoản chi cho hợp lý nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty.
Qua phân tích cho thấy tình hình chi phí của công ty Dopetco tăng khá
mạnh và rõ rệt. Mặc dù tình hình tăng chi phí không ảnh hưởng nhiều đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh nhưng bản thân doanh nghiệp muốn ngày càng phát
triển và đi lên thì sự tăng trưởng của chi phí trong thời gian qua vẫn là một điều
đáng lo ngại. Công ty cần phải dùng nhiều biện pháp hơn như cố gắng phấn đấu
trong việc tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào
sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh
có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải
xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp
khách, chi phí dầu máy, chi phí sửa chữa,... đồng thời, Công ty cũng phải có
những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.
4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Dopetco từ năm 2006 -
2008
Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích
đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất
lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận
phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của công ty, phản ánh kết quả
của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao
động, tài sản cố định,... Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động
www.kinhtehoc.net
43
kinh doanh của công ty, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
6.500
7.000
7.500
8.000
8.500
Triệu
đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm
Tổng lợi nhuận trước thuế
Hình 7: Tình hình lợi nhuận trước thuế của Công ty Dopetco
từ năm 2006 – 2008
Dựa vào bảng số liệu và hình lợi nhuận của Công ty Dopetco ta nhận thấy
tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng 930.715 ngàn đồng so với năm 2006
tương đương tăng 12,75%. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm 222.753
ngàn đồng so với năm 2007 tương đương giảm 2,71%. Nguyên nhân khiến cho
lợi nhuận giảm như vậy là do tổng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng ít
hơn mức tăng của tổng chi phí, cụ thể là tổng doanh thu tăng 15.575.526 ngàn
đồng trong khi đó thì tổng chi phí lại tăng lên 15.798.279 ngàn đồng, chênh lệch
về mức tăng lên của tổng doanh thu và tổng chi phí đã tạo nên sự giảm đi của
tổng lợi nhuận trước thuế là 222.753 ngàn đồng.
Qua bảng số liệu ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế được hình thành từ nhiều
bộ phận lợi nhuận khác nhau, trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lợi nhuận trước thuế.
www.kinhtehoc.net
44
Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY DOPETCO
TRONG 3 NĂM TỪ NĂM 2006 - 2008
ĐVT: 1.000 VNĐ
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Dopetco
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
(2007/2006)
Chênh lệch
(2008/2007)
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Tuyệt đối
Tương
đối(%)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.681.616 7.670.408 4.391.657 988.792 14,80 (3.278.751) (42,75)
Lợi nhuận khác 617.079 559.002 3.615.000 (58.077) (9,41) 3.055.998 546,69
Tổng lợi nhuận trước thuế 7.298.695 8.229.410 8.006.657 930.715 12,75 (222.753) (2,71)
Lợi nhuận sau thuế 7.298.695 7.077.293 7.079.595 (221.402) (3,03) 2.302 0,03
www.kinhtehoc.net
45
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng 988.792 ngàn
đồng tương đương tăng 14,8% so với năm 2006. Điều đó do ảnh hưởng bởi các
nhân tố sau:
+ Do tổng doanh thu vận chuyển thay đổi: Năm 2007 so với năm 2006 thì
doanh thu từ hoạt động vận chuyển tăng lên 4.862.768 ngàn đồng tương đương
tăng 23,25%, làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên 4.862.768 ngàn
đồng. Nguyên nhân làm cho doanh thu vận chuyển tăng lên như vậy là do trong
năm 2007 Công ty mở rộng thị trường trong nước từ vận chuyển cho công ty mẹ
sang vận chuyển xăng dầu cho các Công ty đầu mối khác và đầu tư nhiều vào tàu
vận chuyển hàng khô nên sản lượng vận chuyển tăng lên.
+ Do lợi nhuận hoạt động tài chính thay đổi: lợi nhuận hoạt động tài chính
năm 2007 giảm đi 54.566 ngàn đồng làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh
giảm đi 54.566 ngàn đồng. Mặc dù doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 tăng
lên 19.145 ngàn đồng nhưng vẫn thấp hơn sự tăng lên của chi phí lãi vay nên làm
cho lợi nhuận tài chính giảm.
+ Do chi phí bán hàng năm 2007 tăng 1.669.731 ngàn đồng so với năm
2006 tương đương tăng 14,04% làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm
xuống 1.669.731 ngàn đồng.
+ Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 2.149.679 ngàn đồng tương
đương tăng 91,99% làm cho lợi nhuận giảm xuống 2.149.679 ngàn đồng.
www.kinhtehoc.net
46
Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOPETCO
TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008
ĐVT: 1.000 VNĐ
(Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Dopetco )
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch(2007/2006) Chênh lệch(2008/2007)
Tuyệt đối
Tương
đối(%) Tuyệt đối
Tương
đối(%)
Doanh thu hoạt động vận chuyển 20.915.735 25.778.503 34.977.367 4.862.768 23,25 9.198.864 35,68
Doanh thu tài chính 18.826 37.971 1.385.275 19.145 101,69 1.347.304 3.548,24
Chi phí tài chính 20.488 94.199 4.734.288 73.711 359,78 4.640.089 4.925,84
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (1.662) (56.228) (3.349.013) (54.566) (3.283,15) (3.292.785) (5.856,13)
Chi phí bán hàng 11.895.551 13.565.282 18.175.506 1.669.731 14,04 4.610.224 33,99
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.336.906 4.486.585 9.061.191 2.149.679 91,99 4.574.606 101,96
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.681.616 7.670.408 4.391.657 988.792 14,80 (3.278.751) (42,75)
www.kinhtehoc.net
47
So với năm 2007 thì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 bị
giảm đi tới 3.278.751 ngàn đồng tương đương giảm đi 42,75%. Lợi nhuận thay
đổi do ảnh hưởng bởi các nhân tố: doanh thu vận chuyển năm 2008 tăng
9.198.864 ngàn đồng tương đương tăng 35,68% làm cho lợi nhuận tăng
9.198.864 ngàn đồng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm mạnh 3.292.785
ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm 3.292.785 ngàn đồng, chi phí bán hàng tăng
4.610.224 ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm 4.610.224 ngàn đồng và chi phí
quản lý doanh nghiệp tăng 4.574.606 ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm xuống
4.574.606 ngàn đồng. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận bị giảm đi như vậy là do
lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm mạnh và trong năm 2008 Công ty phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn, thứ nhất do giá dầu thế giới tăng cao làm cho chi phí
dầu máy tăng lên, thứ hai giá thép, vật tư cũng tăng nên kéo theo chi phí sửa
chữa tăng vượt kế hoạch. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm mạnh do chi phí
tài chính năm 2008 tăng lên đột biến, trong đó là sự tăng lên của chi phí lãi vay
và phần lớn là do trong năm 2008 Công ty bị lỗ do bán chứng khoán.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác năm 2007 giảm 58.077 ngàn đồng
tương đương 9,41% so với năm 2006. Và lợi nhuận này tăng lên đột biến ở năm
2008, cụ thể năm 2008 lợi nhuận từ hoạt động khác tăng lên 3.055.998 ngàn
đồng tương đương tăng 546,69%. Nguyên nhân của sự tăng lên này là trong năm
2008 Công ty có nhượng bán một số tài sản cố định nên làm cho thu nhập từ
nhượng bán tài sản tăng lên 5.161.238 ngàn đồng kéo theo sự tăng lên của lợi
nhuận.
Qua phân tích cho thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh luôn luôn
biến động qua các năm vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất. Vì vậy,
Công ty cần có những giải pháp cần thiết để tiết kiệm tối đa các khoản chi phí
này nhằm đem lại lợi nhuận cho Công ty ngày càng nhiều và đNy mạnh hoạt động
kinh doanh của Công ty trong tương lai.
Phân tích ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp đến lợi nhuận:
www.kinhtehoc.net
48
Bảng 8: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN CHI PHÍ
ĐVT: 1.000 đồng
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dopetco trong 3 năm từ 2006-2008)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
(2007/2006)
Chênh lệch
(2008/2007)
Tuyệt đối Tương
đối(%) Tuyệt đối
Tương
đối(%)
Chi phí bán hàng 11.895.552 13.565.282 18.175.506 1.669.730 14,0 4.610.224 33,99
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.336.906 4.486.585 9.061.191 2.149.679 92,0 4.574.606 101,96
Tổng chi phí 14.232.458 18.051.867 27.236.694 3.819.409 26,84 9.184.827 50,88
Tổng lợi nhuận trước thuế 7.298.695 8.229.410 8.006.657 930.715 12,75 (222.753) (2,71)
Lợi nhuận/ Chi phí bán hàng
(đồng) 61,36 60,67 44,05 (0,69) (1,1) (16,61) (27,4)
Lợi nhuận / Chi phí quản lý doanh nghiệp
(đồng) 312,32 183,42 88,36 (128,90) (41,3) (95,06) (51,8)
Lợi nhuận/ Tổng chi phí
(đồng) 51,28 45,59 29,40 (5,69) (11,1) (16,19) (35,5)
www.kinhtehoc.net
49
Qua bảng phân tích ta thấy tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí giảm qua các năm,
cụ thể năm 2006 cứ 100 đồng chi phí tạo ra được 51,28 đồng lợi nhuận, sang
năm 2007 tỷ lệ này còn 45,59 giảm 11,1 % so với năm 2006, năm 2008 thì tỷ lệ
này thấp nhất cứ 100 đồng lợi nhuận tạo ra được 29,4 đồng lợi nhuận giảm
35,5% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tổng chi phí qua
các năm tăng rất mạnh trong khi đó lợi nhuận không chỉ tăng rất ít mà lợi nhuận
năm 2008 lại giảm hơn so với năm 2007 là 222.753 ngàn đồng tương đương
giảm 2,71%.
Tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí bán hàng năm 2007 giảm hơn so với năm
2006 0,69 đồng có nghĩa là trong năm 2007 cứ 100 đồng tốn kém cho chi phí bán
hàng tạo ra được 60,67 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy năm 2007 doanh
nghiệp quản lý chi phí bán hàng kém hiệu quả. Sang năm 2008 tỷ lệ này cũng lại
giảm xuống khá mạnh cứ 100 đồng chi phí bán hàng bỏ ra chỉ thu được 44,05
đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do chi phí bán hàng năm 2008 tăng lên rất mạnh
trong khi đó lợi nhuận lại giảm làm cho khả năng tạo ra lợi nhuận của chi phí bị
giảm xuống. Cũng trong năm 2008 giá dầu Do tăng kéo theo chi phí dầu máy
tăng lên rất mạnh trong khi đó sản lượng vận chuyển tăng lên rất ít vì vậy Công
ty gặp khó khăn trong vấn đề quản lý chi phí bán hàng và nhất là chi phí dầu
máy.
Tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 đạt cao nhất,
cứ 100 đồng chi phí quản lý tạo ra được 312,32 đồng lợi nhuận, do trong năm
2006 chi phí quản lý tốn rất ít. Đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 183,42
đồng lợi nhuận. Sang năm 2008 tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 88,36 đồng lợi
nhuận, do chi phí quản lý năm 2008 tăng lên khá mạnh, trong khi đó lợi nhuận
trước thuế lại giảm xuống.
Qua phân tích cho thấy công tác quản lý và sử dụng chi phí của Công ty
chưa đạt hiệu quả. Do đó Công ty cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng khoản
mục chi phí cụ thể là chi phí dầu máy và chi phí sửa chữa tàu để mỗi đồng chi
phí tiêu hao đều mang lại mức lợi nhuận cao nhất để từ đó nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh cho Công ty.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua là có hiệu
quả nhưng chưa cao. Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả trong kinh doanh thì
www.kinhtehoc.net
50
công ty cần có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa trong việc quản lý và sử dụng
nguồn vốn trong kinh doanh để có thể khắc phục tình trạng thiếu vốn, hạn chế
bớt việc vay vốn ngân hàng. Đồng thời công ty cần phải tăng cường kiểm soát
chặt chẽ các loại chi phí, mạnh dạn cắt giảm đối với những chi phí không cần
thiết để tiết kiệm chi phí, bên cạnh đó công ty cũng phải tích cực thực hiện các
biện pháp làm tăng doanh thu nhằm đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày
càng có hiệu quả hơn.
4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TRONG CÔNG TY
4.3.1. Các chỉ số khả năng thanh toán
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất khả năng tài chính của doanh
nghiệp, nó thể hiện mối quan hệ giữa khả năng thanh toán của doanh nghiệp và
các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, bao gồm các chỉ tiêu sau:
4.3.1.1. Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Bảng 9: KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ NGẮN HẠN VÀ THANH
TOÁN NHANH NỢ NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY DOPETCO
TỪ NĂM 2006 – 2008
(Nguồn: Bảng Cân Đối Kế Toán của Công ty Dopetco
năm 2006, 2007 và năm 2008)
Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến
hạn phải trả hoặc nó mang ý nghĩa là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối
với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số này lớn hơn
hoặc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới hạn là các khoản
tiền như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu…
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tài sản lưu động 1.000 đ 2.983.768 21.288.323 10.090.180
Nợ ngắn hạn 1.000 đ 5.995.904 4.633.168 4.966.159
Tiền mặt 1.000 đ 1.189.680 7.813.835 854.596
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 1.000 đ - 7.937.033 5.009.091
Khoản phải thu khách hàng 1.000đ 1.614.077 2.669.917 1.206.696
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0,49 4,59 2,03
Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,47 3,98 1,42
www.kinhtehoc.net
51
Qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công
ty năm 2006 là ở mức rất thấp 0,49 lần, điều đó cho thấy Công ty gần như không
đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn trả. Tức là công ty đã đầu tư
quá ít vào tài sản lưu động. Do vậy công ty cần phải xem xét lại việc đầu tư vào
tài sản lưu động của mình cho hợp lý thì mới nâng cao được hiệu quả kinh doanh
cho đơn vị. Sang năm 2007 thì hệ số này lại tăng quá cao đến 4,59 lần, điều này
có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vốn của mình vào tài sản lưu động
so với nhu cầu của doanh nghiệp làm cho số vốn đó không được sử dụng hiệu
quả. Năm 2008 là năm doanh nghiệp đầu tư và sử dụng tài sản lưu động hiệu quả
nhất. Với sự đầu tư có tính toán đó chẳng những giúp doanh nghiệp có khả năng
thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, mà còn giúp doanh nghiệp sử dụng rất hiệu
quả số vốn đầu tư vào tài sản lưu động.
Qua phân tích ở trên cho thấy Công ty cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết
định đầu tư bao nhiêu vốn vào tài sản lưu động để cho số vốn đó được sử dụng
có hiệu quả tạo ra doanh thu cao nhất mà không làm giảm khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn của đơn vị.
4.3.1.2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (QR):
Hệ số này cho biết, với số vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có
thể chuyển đổi nhanh thành tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời
các khoản nợ ngắn hạn hay không. Cũng tương tự như hệ số thanh toán nợ ngắn
hạn thì hệ số này cần phải được giữ ở mức dao động từ 1 đến 2 nếu không hệ số
này quá nhỏ hoặc quá lớn đều không tốt cho doanh nghiệp.
Qua bảng 9 ở trên cho thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của
Công ty năm 2006 là ở mức rất thấp 0,47 lần, điều đó cho thấy trong năm 2006
Công ty đã gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán công nợ khi đến hạn. Nguyên
nhân là do trong năm 2006 Công ty đã không quan tâm đến việc mua các chứng
khoán ngắn hạn trong khi tài sản bằng tiền và các khoản phải thu khách hàng của
Công ty lại quá ít. Đến năm 2007 Công ty đã chú trọng nhiều đến việc đầu tư vào
các chứng khoán ngắn hạn nên hệ số thanh toán nhanh tăng cao 3,98 lần. Tuy
nhiên điều này lại ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Vì khi đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động đã làm cho vòng quay vốn chậm lại,
hiệu quả sử dụng vốn thấp cụ thể là tài sản lưu động thừa đó không tạo thêm
www.kinhtehoc.net
52
doanh thu. Năm 2008 hệ số thanh toán nhanh là 1,42 lần tương đối tốt so với 2
năm trước. Vì Công ty đã đầu tư ít hơn vào tài sản lưu động vừa đảm bảo khả
năng thanh toán nhanh mà cũng đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho đơn
vị.
4.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn
Bảng 10: HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY DOPETCO
TỪ NĂM 2006 – 2008
ĐVT: 1.000 đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Dopetco 3 năm 2006, 2007, 2008)
Ghi chú: TSCĐ: Tài sản cố định
TSLĐ: Tài sản lưu động
KPTKH: Khoản phải thu khách hàng
4.3.2.1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng
phổ biến là vòng quay tài sản cố định hay sức sản xuất của tài sản cố định. Chỉ
tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng
doanh thu thuần.
Việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay không cũng ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua số liệu trên bảng 10
ta thấy vòng quay vốn cố định có tốc độ tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể là năm
2006 vòng quay vốn là 1,13 vòng hay khi Công ty đầu tư vào 1 đồng tài sản cố
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
tăng (giảm)
2007/2006 2008/2007
Doanh thu thuần 20.915.735 25.778.503 34.977.367 4.862.768 9.198.864
TSCĐ bình quân 18.498.371 21.916.495 29.245.438 3.418.124 7.328.943
TSLĐ bình quân 3.702.117 12.136.046 15.689.252 8.433.929 3.553.206
Các KPTKH bình
quân 1.514.871 2.141.997 1.938.307 627.126 (203.691)
Vòng quay TSCĐ
(Vòng) 1,13 1,18 1,20 0,05 0,02
Vòng quay TSLĐ
(Vòng) 5,65 2,12 2,23 -3,53 0,11
Vòng quay KPTKH
(Vòng) 13,81 12,03 18,05 (1,77) 6,01
www.kinhtehoc.net
53
định đã tạo ra 1,13 đồng doanh thu. Sang năm 2007 số vòng quay là 1,18 vòng
tức là nó đã tăng thêm 0,05 vòng. Số vòng quay này tiếp tục tăng lên ở năm 2008
là 1,2 vòng. Tuy số vòng quay tài sản cố định có tăng nhẹ qua các năm nhưng
qua phân tích ta thấy sức sản xuất của tài sản cố định như vậy là ở mức rất thấp.
Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty không cao, vì vậy
Công ty cần có kế hoạch khai thác tối đa công suất máy móc và các tài sản cố
định khác để góp phần tạo ra doanh thu cao hơn nữa.
4.3.2.2. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động:
Ngoài việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta cũng cần phải phân
tích thêm hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua chỉ tiêu vòng quay vốn lưu
động.
Từ những số liệu thu thập trong bảng trên ta thấy vòng quay tài sản lưu
động năm 2006 là cao nhất ở mức 5,65 vòng. Chứng tỏ năm 2006 là năm Công ty
sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả nhất tức là khi đầu tư vào 1 đồng tài sản lưu
động đã tạo ra 5,65 đồng doanh thu. Sức sản xuất của vốn lưu động liên tục giảm
qua 2 năm 2007, 2008 đây là mặt yếu kém của công ty.
Qua phân tích ta thấy mặc dù doanh thu của Công ty tăng qua các năm
nhưng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty rất thấp. Vì vậy công ty cần có kế
hoạch đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động hợp lý hơn nữa để phát huy
hết hiệu quả sử dụng của chúng trong những năm tiếp theo.
4.3.2.3. Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay khoản phải thu cho biết là Công ty đã quản lý và thu hồi nợ
nhanh hay chậm, vòng quay càng cao càng có lợi cho Công ty vì nguồn vốn của
Công ty không bị khách hàng chiếm dụng quá lâu. Theo số liệu phân tích ở bảng
trên ta thấy vòng quay khoản phải thu biến động qua các năm. Năm 2007, số
vòng quay này giảm hơn năm 2006 1,77 vòng. Năm 2008 số vòng quay khoản
phải thu là 18,05 vòng tăng hơn so với năm 2007 là 6,01 vòng. Sự tăng lên của số
vòng quay này thể hiện được sự cố gắng của Công ty trong việc thu hồi những
khoản nợ. Số vòng quay khoản phải thu qua 3 năm tương đối cao, điều này tương
đối tốt vì Công ty không cần đầu tư quá nhiều vào các khoản phải thu. Hơn nữa
nguồn vốn của Công ty thường được thu hồi nhanh, không ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
www.kinhtehoc.net
54
4.3.3. Phân tích khả năng sinh lời
Bảng 11: BẢNG ĐO LƯỜNG SUẤT SINH LỜI CỦA DOANH THU,
TỔNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY
DOPETCO QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2006 - 2008
ĐVT: 1.000 đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Dopetco 3 năm 2006, 2007, 2008)
Các tỷ số đo lường khả năng sinh lời gồm:
4.3.3.1. Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu (ROS):
Là tỷ số đo lường lợi nhuận ròng có trong 100 đồng doanh thu thu được. Qua
bảng số liệu cho thấy suất sinh lời của doanh thu năm 2006 là ở mức cao, năm
2006 trong 100 đồng doanh thu thu được có 34,9 đồng lợi nhuận, đây là năm
Công ty kinh doanh rất có hiệu quả. Tuy nhiên tỷ lệ này lại giảm ở 2 năm sau đó,
năm 2007 chỉ thu được 27,45 đồng lợi nhuận trong 100 đồng doanh thu, năm
2008 thu được 20,24 đồng lợi nhuận trong 100 đồng doanh thu. Nguyên nhân của
sự sụt giảm này là do trong 2 năm 2007, 2008 Công ty phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn do biến động giá xăng dầu thế giới tăng cao làm cho chi phí dầu máy
tăng kéo theo khả năng tạo ra lợi nhuận là rất thấp.
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch tăng (giảm) 2007/2006 2008/2007
(1)Lợi nhuận ròng 7.298.695 7.077.293 7.079.595 (221.402) 2.302
(2)Doanh thu thuần 20.915.735 25.778.503 34.977.367 4.862.768 9.198.864
(3)Tổng tài sản 28.831.922 58.492.316 55.054.135 29.660.394 (3.438.181)
(4)Vốn chủ sở hữu 22.805.299 49.263.798 49.817.891 26.458.499 554.093
ROS (1)/(2) (%) 34,90 27,45 20,24 (7,44) (7,21)
ROA (1)/(3) (%) 25,31 12,10 12,86 (13,22) 0,76
ROE (1)/(4) (%) 32,00 14,37 14,21 (17,64) (0,16)
www.kinhtehoc.net
55
0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm
%
ROS
Hình 8: Suất sinh lời của doanh thu (ROS)
4.3.3.2. Suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Là tỷ số đo lường hiệu quả
sử dụng và quản lý nguồn tài sản của một doanh nghiệp. Nó mang ý nghĩa là một
đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số
vòng quay tài sản. Suất sinh lời của tài sản ROA càng cao khi số vòng quay tài
sản càng cao và hệ số lợi nhuận càng lớn.
0,00
5,00
10,00
15,00
20,00
25,00
30,00
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm
%
ROA
Hình 9: Suất sinh lời của tổng tài sản (ROA)
Qua bảng phân tích số liệu và hình trên ta thấy năm 2006 Công ty hoạt
động rất hiệu quả vì 100 đồng tài sản tạo ra được 25,31 đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này
sang năm 2007 bị giảm sút rõ rệt vì 100 đồng tài sản chỉ tạo ra được có 12,1 đồng
lợi nhuận. Tuy nhiên, sang năm 2008 hiệu quả hoạt động của Công ty tăng lên cứ
100 đồng tài sản tạo ra được 12,86 đồng lợi nhuận. Như vậy càng về sau công ty
càng đầu tư vào tài sản cố định rất có hiệu quả, đó là điều đáng phấn khởi.
www.kinhtehoc.net
56
4.3.2.3. Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ tiêu này đo lường thu nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào
sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là mức hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu.
Tương tự như tỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có
(ROE) của Công ty trong 3 năm cũng có sự biến động đáng kể. Trong thời gian
ba năm (2006-2008) do tình hình hoạt động của Công ty tuy không ổn định
nhưng vẫn đạt hiệu quả cao so với các doanh nghiệp khác nên khả năng sinh lời
của vốn tự có của Công ty đạt tỷ lệ cao. Qua bảng số liệu cho ta thấy năm 2006
Công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu rất có hiệu quả vì 100 đồng vốn chủ sở
hữu tạo ra được 32 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007, 2008 tỷ lệ này có giảm
xuống cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 14,21 đồng lợi nhuận, không đạt
hiệu quả như năm 2006. Vì vậy, Công ty cần phải có một số biện pháp thích hợp
để tăng lợi nhuận của Công ty và giải quyết các vấn đề gây nên giảm phần lợi
nhuận này.
0,00
5,00
10,00
15,00
20,00
25,00
30,00
35,00
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm
%
ROE
Hình 10: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Kết luận chung về tình hoạt động kinh doanh của Công ty Dopetco qua 3
năm:
Đến đây, ta có thể hình dung được những kết quả đạt được và chưa đạt
được của Công ty Cổ phần Vận tải Xăng Dầu Đồng Tháp. Nhìn chung 3 năm qua
Công ty hoạt động khá hiệu quả nhưng kết quả của năm 2008 không đạt như 2
năm trước. Trong năm này, tuy doanh số hoạt động vận chuyển tăng so với hai
năm trước nhưng chi phí bỏ ra lại tăng lên đáng kể. Chi phí trong năm 2008 tăng
lên nhiều trên 87,06% so với năm trước đó. Hơn nữa, trong 3 năm phân tích tỷ lệ
www.kinhtehoc.net
57
lợi nhuận so với tổng chi phí năm 2008 là thấp nhất, cho thấy Công ty quản lý chi
phí chưa đạt hiệu quả. Do đó vấn dề cần thiết hiện nay là Công ty phải có kế
hoạch quản lý chi phí hiệu quả để phát huy hết tác dụng của nó nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty trong thời gian tới.
Mặc dù kết quả hoạt động kinh doanh chưa cao nhưng bên cạnh đó Công ty
cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ như sản lượng vận chuyển của
Công ty ngày càng tăng, thị trường vận chuyển ngày càng được mở rộng, nguồn
vốn kinh doanh dần tăng cao.
www.kinhtehoc.net
58
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG
DẦU ĐỒNG THÁP
5.1. NHẬN ĐNNH NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
5.1.1. Những điểm mạnh
- Được sự quan tâm của Công ty mẹ và nhờ có lợi thế là đơn vị vận chuyển
duy nhất của Công ty mẹ nên toàn bộ nguồn hàng của công ty mẹ khi nhập khNu
đều do Công ty Dopetco vận chuyển nên sản lượng vận chuyển luôn luôn ổn
định, Công ty không gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm nguồn hàng vận
chuyển.
- Công ty có đội ngũ thuyền viên nhiều kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực thủy
nội địa.
- Lãnh đạo Công ty có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, am hiểu thị trường
và có mối quan hệ lâu năm với các đối tác trong ngành dầu khí.
- Công ty đã đa dạng hóa hình thức huy động vốn bằng cách phát hành cổ
phiếu ra thị trường nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh.
- Cơ cấu tổ chức của Công ty gọn nhẹ, linh hoạt.
- Thương hiệu của Công ty trên thị trường vận tải xăng dầu thủy nội địa
ngày càng có nhiều đơn vị biết đến.
5.1.2. Những điểm yếu
- Công tác quản lý và sử dụng tài sản không đạt hiệu quả cao.
- Đối với hoạt động vận tải thì nguồn nhiên liệu (chủ yếu là dầu) đóng vai
trò quan trọng để duy trì hoạt động của Công ty. Tuy nhiên không thể dự đoán
chi phí dầu máy này phát sinh bao nhiêu vì giá cả nguồn nhiên liệu này phụ thuộc
vào giá cả trên thị trường và sự biến động kinh tế, chính trị ở những quốc gia
cung cấp nguồn nhiên liệu này.
- Nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế vì vậy việc mở rộng loại hình kinh
doanh còn gặp rất nhiều khó khăn.
www.kinhtehoc.net
59
- Đội tàu của công ty có trọng tải còn khiêm tốn so với các đơn vị khác
trong ngành nên áp lực rất lớn trong việc cạnh tranh và cũng gặp khó khăn trong
vận chuyển với số lượng hàng hóa lớn.
5.1.3. Cơ hội
- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu
tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực đã tạo ra nhu cầu
vận tải xăng dầu khá lớn trong khu vực.
- Có cơ hội mở rộng thị phần sau khi các dự án nâng cấp đội tàu hoàn
thành.
- Khả năng có nguồn hàng vận chuyển nội địa lớn khi nhà máy lọc dầu
Dung Quất được xây dựng hoàn thành.
- Có thể tự nâng cao năng lực tài chính của Công ty mình, huy động nguồn
tài trợ thông qua thị trường chứng khoán nhằm giảm áp lực về lãi vay.
5.1.4. Thách thức
- Giá cước vận tải có xu hướng giảm trong khi giá nhiên liệu đầu vào biến
động theo chiều hướng tăng và duy trì ở mức cao.
- Việc giá xăng dầu liên tục duy trì ở mức cao trong những năm qua và dự
báo tiếp tục ở mức cao thậm chí gia tăng trong thời gian tới cũng sẽ khiến nhu
cầu về tiêu thụ và vận tải xăng dầu bị sụt giảm. Điều này sẽ khiến các công ty
vận tải xăng dầu bị khan hiếm nguồn hàng.
- Khó khăn trong việc mở rộng thị phần vận chuyển ở nước ngoài do các
quy định của luật pháp quốc tế về tiêu chuNn của đội tàu vận tải viễn dương.
5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TRONG CÔNG TY
5.2.1. Biện pháp tăng doanh thu
Doanh thu vận chuyển = Sản lượng vận chuyển x đơn giá vận chuyển
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu là một yếu tố quan trọng
hàng đầu trong việc tạo ra lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, muốn tăng lợi nhuận
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì việc đầu tiên là phải tìm mọi
biện pháp tăng sản lượng vận chuyển. Ngoài ra thì việc tăng giá cũng làm tăng
doanh thu nhưng đối với công ty thì đây là biện pháp khó thực hiện được vì giá
cả mặt hàng xăng dầu và giá cả dịch vụ vận chuyển do sự điều tiết của giá cả thị
www.kinhtehoc.net
60
trường tùy theo tình hình biến động giá xăng dầu thế giới, Công ty không thể tự ý
tăng giá. Do vậy, biện pháp hữu hiệu nhất để tăng doanh thu là làm tăng sản
lượng vận chuyển.
Sau đây là một số biện pháp giúp tăng doanh thu vận chuyển:
*) Đy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường vận chuyển cả
trong và ngoài nước.
Công ty Dopetco có lợi thế lớn nhất là toàn bộ khối lượng xăng dầu của
Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp là do Công ty Dopetco vận chuyển. Tuy
nhiên, sản lượng vận chuyển luôn phải phụ thuộc vào công ty mẹ vì vậy mà Công
ty Dopetco luôn phải đối mặt với một thực tế là không điều khiển được doanh
thu. Do đó Công ty Dopetco cần phải chủ động khai thác thêm thị trường để nâng
cao sản lượng vận chuyển. Hiện nay, với ngành vận tải xăng dầu thì thị trường
trong nước còn rất rộng lớn vì ngành vận tải xăng dầu rất ít cạnh tranh, nên Công
ty cần phải tận dụng cơ hội quý báu này để mở rộng thị phần trong nước. Công ty
cần phải có những kế hoạch, những chính sách cụ thể để mở rộng thị phần vận tải
trong nước.
Nhờ sự giúp đỡ của Công ty mẹ mà Công ty Dopetco có thêm thị trường
vận chuyển là tái xuất xăng dầu sang Campuchia. Hiện nay, không chỉ Công ty
Dopetco mà cả ngành vận tải xăng dầu Việt Nam đang phải chịu áp lực cạnh
tranh rất lớn từ phía các Công ty vận tải xăng dầu nước ngoài.Vì vậy, Dopetco
cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm giữ vững thị trường đã tiếp cận
được, làm đòn bNy để thâm nhập vào thị trường nước ngoài rộng lớn.
*) Mở rộng cơ cấu ngành hàng vận chuyển:
Tuy vận tải xăng dầu ở Việt nam không phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh,
nhưng với việc chỉ hoạt động kinh doanh đơn thuần trong lĩnh vực vận tải xăng
dầu như vậy sẽ làm cho lợi nhuận Công ty chỉ đạt ở mức trung bình. Vì vậy,
Công ty cần phải có kế hoạch mở rộng kinh doanh sang vận chuyển thêm các
ngành hàng khác ngoài vận tải xăng dầu. Không những vậy, Công ty phải xúc
tiến đầu tư càng nhiều vào các ngành hàng đó để nâng cao lợi nhuận cho Công
ty.
www.kinhtehoc.net
61
*) Mở rộng loại hình kinh doanh:
Ngoài kinh doanh vận chuyển xăng dầu thì Công ty nên đầu tư thêm vào các
ngành kinh doanh khác như kinh doanh xăng dầu, sửa chữa tàu, vận chuyển xăng
dầu bằng đường bộ…
5.2.2. Biện pháp tiết kiệm chi phí
Như đã phân tích ở trên, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí
là chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bởi vậy để tiết kiệm chi phí thì Công ty cần hạn chế những chi phí không cần
thiết ở bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Công ty nên lập một kế hoạch phân bổ
chi phí cụ thể với một tỷ lệ phù hợp được tính toán dựa trên chức năng hoạt động
của các phòng ban ở mổi thời kỳ hoạt động. Khi đó các phòng ban sẽ tự quản lý
nguồn ngân sách được cung cấp cho hoạt động của bộ phận mình nằm trong chỉ
tiêu được phân bổ. Như vậy, sẽ làm cho các phòng ban có ý thức, trách nhiệm và
có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn về chi phí cho hoạt động của phòng mình có
hiệu quả hơn, ngoại trừ những khoản chi phí lớn vượt quá tầm kiểm soát của
phòng ban phải được kiến nghị lên ban giám đốc công ty, đến cuối kỳ nếu phòng
ban nào làm tốt công tác tiết kiệm chi phí hoàn thành các chỉ tiêu được giao phó
sẽ có những biện pháp khen thưởng thích hợp .
- Chi phí bán hàng (hay chi phí cho hoạt động vận chuyển): Trong năm
2008, với việc lợi nhuận giảm so với năm 2007 thì một phần nguyên nhân cũng
là do chi phí cho hoạt động vận chuyển tăng lên ngoài dự kiến. Nguyên nhân
khách quan là do giá dầu Do tăng mạnh từ năm 2007 đến những tháng đầu năm
2008 dẫn đến chi phí dầu máy tăng làm tăng chi phí bán hàng. Giải pháp cho
ngân sách chi phí bán hàng là công ty nên giảm định mức dầu máy để tiết kiệm
chi phí hoặc căn cứ vào doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận chuyển để từ đó
đưa ra một tỷ lệ phần trăm chi phí bán hàng trên doanh thu kinh doanh vận
chuyển xăng dầu, có như vậy hoạt động vận chuyển mới đem lại hiệu quả cao
hơn.
5.2.3. Chi phí cho hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường
Được cổ phần hoá từ công ty Nhà Nước nên nguồn vốn của công ty cũng từ
đó tăng lên rất nhiều, góp phần mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của
www.kinhtehoc.net
62
công ty, chính vì vậy để dần thích ứng với quy mô hoạt động của mình thì công
ty nên thiết lập một khoản chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển, điều này
sẽ giúp công ty phát triển các ngành hàng kinh doanh mới, mở rộng thị trường
hoạt động kinh doanh đồng thời tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh
doanh làm cho công ty ngày càng phát triển lớn mạnh lên.
5.2.4. Phát triển nguồn nhân lực
Con người là một yếu tố then chốt tạo nên sự thành công hoặc thất bại của
một doanh nghiệp. Do đó, để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tốt, có
hiệu quả thì nguồn nhân lực của doanh nghiệp phải được chú trọng đào tạo nâng
cao khả năng quản lý về kinh tế và giỏi về chuyên môn.
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần nắm rõ tình hình tài chính để lập kế
hoạch, chiến lược kinh doanh và thường xuyên cập nhật thông tin thị trường
trong và ngoài nước, thông tin vế đối thủ cạnh tranh để có thể nắm bắt được xu
hướng phát triển của thị trường, của ngành nhằm đưa ra phương hướng hoạt động
cho Công ty.
Đối với đội ngũ thuyền viên cần tổ chức tập huấn về công tác phòng cháy
chữa cháy, bảo vệ môi trường khi có rủi ro hỏa hoạn trên tàu. Bên cạnh đó đội
ngũ thuyền viên cần phải có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh
vực tàu thủy, có ý thức bảo vệ tài sản của Công ty. Công ty cần hỗ trợ nhiều hơn
nữa cho đội ngũ thuyền viên nâng cao kinh nghiệm và đồng thời có chính sách
khen thưởng hợp lý để khuyến khích và thúc đNy họ làm việc tốt hơn.
Bên cạnh đó Công ty cần phải có biện pháp nhằm giải quyết hài hoà mối
quan hệ đối kháng giữa cổ đông - người quản lý và người lao động. Đây là một
vấn đề nan giải mà hầu hết các Công ty Cổ phần đều mắc phải và cần có phương
hướng cụ thể cho việc giải quyết mối quan hệ này. Những cổ đông không phải là
lao động hay quản lý công ty thì chỉ quan tâm đến lợi tức cổ phiếu, người lao
động và bộ phận cán bộ quản lý ngoài vấn đề lợi tức cổ phiếu còn quan tâm đến
sự phát triển của công ty, đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Do đó Công ty cần có chế độ bán cổ phiếu hoặc trái phiếu có chuyển đổi cho
người lao động và người quản lý với giá ưu đãi nhằm khuyến khích tinh thần làm
việc của họ.
www.kinhtehoc.net
63
5.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn
5.2.5.1. Đối với tài sản cố định
Kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của
công ty tăng qua các năm thông qua chỉ tiêu vòng quay vốn cố định. Đây là kết
quả rất đáng phấn khởi. Chính vì vậy, công ty cần phải tiếp tục duy trì và nâng
cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định để góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Trước khi muốn đầu tư trang bị tài sản cố định cần xem xét kỹ công dụng
của tài sản đó, nó có phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty hay không,
nhằm định hướng đúng đồng vốn đầu tư tránh tình trạng đầu tư lãng phí. Do đó
trước khi đầu tư mua sắm tài sản cố định phải tiến hành thNm định dự án, lựa
chọn phương án đầu tư hợp lý.
Tạo lập ra một cơ cấu tài sản tối ưu. Việc làm này giúp công ty nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản cố định, sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tránh
được hao mòn vô hình, giảm được định phí trên một đơn vị sản phNm.
Đối với các loại tài sản đã khấu hao hết nên thanh lý hoặc nhượng bán để tái
đầu tư mở rộng sản xuất.
5.2.5.2. Đối với tài sản lưu động
Đối với lượng tiền mặt
Đây là một khoản mục rất nhạy cảm, vì nếu dự trữ tiền mặt quá nhiều sẽ
làm giảm khả năng sinh lời của công ty. Ngược lại nếu quá ít sẽ ảnh hưởng đến
khả năng thanh toán nhất thời của đơn vị. Do đó để có thể đảm bảo mức dự trữ
tiền mặt hợp lý công ty có thể lập bảng thu chi tiền mặt để biết được nhu cầu về
tiền mặt. Trong quá trình theo dõi nếu thấy nhu cầu tiền mặt ít hơn lượng dự trữ
ta có thể gửi ngân hàng số chênh lệch, ngược lại có thể đi vay hoặc tìm nguồn
cung cấp khác để đáp ứng nhu cầu.
Tóm lại, tất cả các biện pháp chủ yếu trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty Dopetco trong tương lai. Những biện pháp
đó được rút ra trên cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
trong thời gian qua với mục đích là những biện pháp này sẽ được Công ty xem
xét và có thể thực hiện, giúp cho hoạt động của Công ty ngày càng hiệu quả và
phát triển mạnh mẽ hơn.
www.kinhtehoc.net
64
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN
6.1. KẾT LUẬN
Công ty Dopetco là công ty vận chuyển duy nhất của Công ty Thương mại
dầu khí Đồng Tháp nên rất có lợi thế là nguồn hàng vận chuyển luôn luôn ổn
định. Tuy trong 2 năm 2007 và năm 2008 Công ty gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng bởi giá dầu thế giới tăng cao nhưng với sự giúp đỡ của Công ty mẹ và sự
nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên nên đã đNy hiệu quả kinh
doanh tăng lên rất đáng kể.
Với kết quả lợi nhuận đạt được như phân tích: Lợi nhuận năm sau luôn cao
hơn năm trước và đều vượt kế hoạch, chứng minh sự phát triển về nhiều mặt của
công ty. Thị trường hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng, các sản
phNm vận chuyển ngày càng đa dạng. Không chỉ dừng lại ở kinh doanh vận tải
xăng dầu, công ty còn mở rộng ngành hàng kinh doanh sang vận tải nguồn hàng
khác như vận tải gas, hàng khô, vận tải xăng cho những công ty đầu mối khác
ngoài Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp. Mà những ngành hàng mới này
đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao lợi nhuận kinh doanh cho Công ty.
Trong những năm qua Công ty luôn cố gắng tiết kiệm mọi chi phí khi có
thể, tránh trường hợp chi vượt cả thu. Công ty luôn luôn thực hiện tốt nghĩa vụ
đối với ngân sách nhà nước, tình hình thu nhập và tiền lương của cán bộ công
nhân viên luôn được cải thiện.
Nhìn chung Công ty Dopetco đang dần có uy tín và đứng vững trên thị
trường vận tải xăng dầu trong nước, có cơ hội phát triển kinh doanh đều đặn,
đảm bảo nguồn thu ổn định và thậm chí có cơ hội khẳng định vị thế trên thị
trường quốc tế. Mặt khác, do ngành vận tải xăng dầu có vai trò đặc biệt là ngoài
nhiệm vụ phục vụ sự phát triển của đất nước còn phải đảm bảo nhu cầu về an
ninh năng lượng nên Nhà nước đã có nhiều chủ trương thúc đNy sự phát triển của
ngành, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kinh doanh của Công ty.
www.kinhtehoc.net
65
6.2. KIẾN NGHN
6.2.2. Kiến nghị đối với Chính quyền địa phương:
- Nhà nước cần quan tâm, tạo mọi điều kiện hơn nữa về nguồn vốn trung-
dài hạn và nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp giúp cho các doanh nghiệp mở rộng
sản xuất kinh doanh phát triển công ty lớn lên tăng cường sức cạnh tranh của
mình trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế thế giới.
- Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật về cổ phần
hóa, chúng khoán và thị trường chứng khoán từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh
bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.
- Chính quyền địa phương cần tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho các
doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có
hiệu quả.
6.2.1. Kiến nghị đối với công ty:
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước thì sự phấn đấu của Công ty cũng đóng
vai trò quan trọng. Sau đây là một số kiến nghị về phía Công ty:
Xây dựng website riêng của Công ty để giới thiệu dịch vụ vận tải đến
khách hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn; cũng như giới thiệu về tình hình hoạt
động kinh doanh và tiềm lực hiện có của Công ty để thu hút những nhà đầu tư.
Ngoài ra cần phải đNy mạnh hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền
thông đại chúng như đài truyền hình, báo chí,…
Mở rộng thêm lọai hình kinh doanh khác ngoài kinh doanh vận tải xăng
dầu như: đại lý kinh doanh xăng dầu và các sản phNm hóa dầu; mua bán vật tư,
thiết bị, phụ tùng ngành vận tải đường thủy; dịch vụ sửa chữa tàu, dịch vụ lai
dắt…
Quan hệ tốt với các cơ quan, ban ngành trong thành phố và địa phương,
nắm bắt kịp thời những chủ trương, chính sách của cấp TW và cơ sở nhằm tận
dụng tốt nhất những cơ hội sẵn có cho hoạt động kinh doanh của Công ty cũng
như có kế hoạch điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với chủ trương
của nhà nước và địa phương đề ra.
Quy định trách nhiệm cũng như quyền hạn cụ thể đối với từng thành
viên trong Công ty, bổ sung thêm đội ngũ nhân viên mới cho tương xứng với qui
mô công việc.
www.kinhtehoc.net
66
Công ty cũng cần đNy mạnh hơn nữa việc khen thưởng cho cán bộ công
nhân viên, những thuyền viên làm việc lâu năm để khuyến khích tinh thần làm
việc của họ.
www.kinhtehoc.net
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đặng Kim Cương, Phạm Văn Dược, (năm 2000). Phân tích hoạt động
kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê.
- Huỳnh Lợi, hiệu đính: Võ Văn Nhị, (năm 2006). Kế toán quản trị, Nhà
xuất bản Thống Kê.
- Nguyễn Tấn Bình, (năm 2000). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Mỵ, Võ Thanh Thu, (năm 2000). Kinh tế doanh nghiệp và
phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê.
- Nguyễn Quang Thu, (năm 2007). Quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất
bản Thống Kê.
- Phạm Văn Dược, (năm 2000). Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất
bản Thống Kê.
- Phạm Thị Gái- Khoa Kế toán Trường Đại học kinh tế Quốc dân, (năm
2000). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Giáo dục.
Tạp chí kinh tế, báo tuổi trẻ.
Website: ATPvietnam.com.
VietNamNet.vn
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần vận tải Xăng Dầu Đồng Tháp.pdf