Xem xét tỷtrọng vốn chủsởhữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ta
nhận thấy năm 2006 và năm 2007 tỷtrọng này là khá cao khoảng 60%-70%, như
vậy thời gian này hoạt động kinh của công ty chủyếu dựa vào nguồn vốn của
mình. Song đến năm 2008 tỷtrọng này giảm xuống chỉcòn hơn 40%, thấp hơn
nhiều so với những năm trước mà hoạt động kinh doanh vẫn phát triển và lợi
nhuận vẫn tăng, cho thấy năm 2008 doanh nghiệp sửdụng có hiệu quảvốn chủ
sởhữu.
Do kinh doanh dịch vụkhám chữa bệnh nên giá cảdịch vụqua các năm hầu
nhưbiến động rất thấp, doanh thu phụthuộc chủyếu vào khối lượng tiêu thụ, đây
là nhân tốkhách quan, dù lợi nhuận năm sau có tăng cao hơn năm trước nhưng
nếu đồng vốn của doanh nghiệp chủyếu dựa vào vốn vay ngân hàng thì mức độ
an toàn thấp trong điều kiện thịtrường tài chính có nhiều biến động trong những
năm gần đây, đặc biệt đối với các khoản vay dài hạn. Nhưvậy công ty cần xem
xét lại cơcấu nguồn vốn của mình, chú ý đến tính độc lập, chủ động vềtài chính
đểhoạt động có hiệu quảhơn.
59 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng, đưa tỷ lệ phần trăm tăng 16,77%. Như vậy, mức độ
tăng trưởng của chi phí giá vốn hàng bán qua các năm thấp, hơn thế nữa nếu so
sánh với tốc độ tăng doanh thu: năm 2007 là 18,08% và năm 2008 là 39,66% thì
tốc độ tăng chi phí giá vốn luôn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu của đơn vị, như
vậy công ty sử dụng chi phí giá vốn hàng bán khá hiệu quả.
Khoản mục chi phí thứ hai là chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2007 chi
phí này cũng tăng với tốc độ tương đương với tốc độ tăng chi phí giá vốn hàng
bán là 17,19%; nhưng đến năm 2008 thì chi phí này tăng cao đột biến, từ 1.568
triệu đồng năm 2007 lên 2.439 triệu đồng, tức là đã tăng 871 triệu đồng và chênh
lệch 55,55% so với năm trước. Như vậy tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
năm 2007 vẫn còn phù hợp vì nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu nhưng đến năm
2008 thì tốc độ này cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu, cho thấy khả
năng kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp năm nay không còn hiệu quả như
những năm trước nữa. Đây là khoản mục chi phí phức tạp, nguyên nhân chi phí
năm nay tăng cao là do chi phí đầu vào của công ty tăng theo sự biến động giá
của thị trường, như đối với chi tiền lương nhân viên hành chánh bắt buộc công ty
phải tăng lên theo giá thị trường lao động hiện tại.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Chi phí tiếp theo có sự biến động mạnh nhất là chi phí tài chính, qua ba năm
chi phí này tăng rất nhanh. Năm 2007 là chi phí tài chính là 111 triệu đồng so với
năm 2006 là 61 triệu đồng tăng 50 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 81,97%, chi phí đi vay
năm nay gần như gấp đôi năm rồi. Đáng kể hơn là chi phí tài chính năm 2008 lên
đến 607 triệu đồng, tăng 496 triệu đồng so với năm 2007, chênh lệch về lượng
chiếm đến 446,85% chi phí tài chính năm trước. Sở dĩ có sự tăng cao như vậy là
do công ty đã đi vay nợ dài hạn nhiều hơn, năm 2007 vay và nợ dài hạn là 2.277
triệu đồng dùng để mua mới thêm một số máy móc, thiết bị y tế, năm 2008 vay
và nợ dài hạn lên 6.069 triệu đồng, vì trong năm nay công ty đã xây dựng và
nâng cấp thêm một số văn phòng làm việc và khu phòng khám, đồng thời cũng
mua mới thêm một số thiết bị y tế như: máy chụp X quang, máy siêu âm SSD
4000, máy phân tích huyết học,… Nếu như so sánh với tốc độ tăng doanh thu thì
tốc độ tăng chi phí tài chính là quá bất ổn, tuy nhiên chúng ta cần xem xét lại chi
phí tài chính chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí hoạt động của doanh
nghiệp.
Chi phí cuối cùng trong cơ cấu tổng chi phí là chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp. Năm 2006: 107 triệu đồng, năm 2007: 83 triệu đồng, năm 2008: 114 triệu
đồng, như vậy chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp so với năm trước của năm
2007 giảm 24% còn năm 2008 tăng 37,35%. Cũng như đã đề cập ở phần phân
tích khái quát bảng kết quả hoạt động kinh doanh, sở dĩ chi phí thuế thu nhập
giảm rồi lại tăng qua các năm mặt dù lợi nhuận trước thuế năm sau luôn cao hơn
năm trước là do công ty được hưởng chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh
nghiệp của Chính phủ (Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư
và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị
định số 24/2007/NĐ-CP) và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm
có giảm.
Như vậy, tất cả chi phí bộ phận trong tổng chi phí hoạt động của doanh
nghiệp đều tăng qua các năm, trong đó chi phí tài chính biến động mạnh nhất, và
năm 2008 là năm chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp có mức tăng trưởng rất cao. Đây là những nguyên nhân
làm cho tốc độ tăng chi phí năm 2008 cao hơn tốc độ tăng doanh thu, thể hiện
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp trong năm còn nhiều lõng lẽo khi
doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô hoạt động.
b) Tỷ suất chi phí
Để nhận dạng được tổng thể mối quan hệ giữa tổng doanh thu thuần và tổng
chi phí ta sử dụng tỷ suất chi phí. Đây là một trong những công cụ xác định hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 3: TỶ SUẤT CHI PHÍ QUA BA NĂM 2006-2008
NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
Tổng chi phí (triệu đồng) 4.036 4.725 6.620
Doanh thu thuần (triệu đồng) 4.691 5.539 7.736
Tỷ suất chi phí (%) 87,75 86,08 85,57
Nguồn: Bảng tổng hợp
Tỷ suất chi phí của doanh nghiệp qua ba năm không chênh lệch nhiều từ
0,5-1,5 đồng. Cụ thể để tạo ra 100 đồng doanh thu thì chi phí bỏ ra ở mỗi năm là:
năm 2006: 86,03 đồng, năm 2007: 85,3 đồng và năm 2008: 85,57 đồng. Tùy từng
ngành nghề kinh doanh mà tỷ suất chi phí phù hợp có thể cao hoặc thấp. Đối với
dịch vụ y tế thì tỷ suất chi phí như vậy là khá cao, hơn nữa qua ba năm tỷ số này
giảm rất ít, cho thấy chi phí là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn.
4.2.2.2. Phân tích cơ cấu các khoản mục chi phí
Ta tiến hành phân tích kết cấu các khoản mục chi phí có vai trò quan trọng
trong tổng chi phí của doanh nghiệp như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản
lý doanh nghiệp. Qua nội dung phân tích giúp nhà quản trị biết được nguyên
nhân gây ra biến động trong từng chi phí bộ phận cụ thể.
a) Phân tích chi phí giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là chi phí đầu vào quan trọng của doanh nghiệp, nó bao
gồm chi phí khấu hao, chi phí tiền lương bác sĩ theo ca và chi phí vật tư y tế. Đối
với các cơ sở kinh doanh dịch vụ y tế thì cách thức hạch toán của chi phí này
cũng khá đặc thù, tuy nhiên trong phạm vi đề tài ta chỉ tiến hành phân tích các
chi phí cấu thành chi phí giá vốn hàng bán.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Bảng 4: PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHI PHÍGIÁ VỐN HÀNG BÁN
NĂM 2006-2008
ĐVT: %
CHI PHÍ
GIÁ VỐN HÀNG BÁN
TỶ LỆ
NĂM
2006
TỶ LỆ
NĂM
2007
TỶ LỆ
NĂM
2008
CHÊNH
LỆCH
2007/2006
CHÊNH
LỆCH
2008/2007
1. Chi phí khấu hao 38,06 31,08 25,29 (6,98) (5,79)
- Nhà cửa, vật kiên trúc 1,78 1,48 1,24 (0,29) (0,24)
- Máy móc, thiết bị 33,79 27,51 22,23 (6,29) (5,28)
- Phương tiện vận tải truyền dẫn 2,49 2,09 1,82 (0,40) (0,27)
2. Chi phí tiền lương bác sĩ 31,23 38,07 43,47 6,84 5,40
3.Chi phí vật tư y tế 30,71 30,85 31,24 0,14 0,40
Tổng cộng: 100 100 100 - -
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Nhìn chung qua ba năm cơ cấu các khoản mục chi phí trong giá vốn hàng
bán có sự biến động khá lớn và vị trí của mỗi loại chi phí trong tổng thể cũng có
sự chuyển đổi cho nhau. Tuy nhiên mỗi loại chi phí vẫn chiếm tỷ trọng tương
đương 1/3 tổng chi phí giá vốn hàng bán.
Đối với chi phí khấu hao tỷ trọng giảm nhanh từ 38,06% năm 2006 xuống
31,08% năm 2007 và 25,29% năm 2008; chênh lệch tỷ trọng so với năm trước
tương ứng là 6,98% và 5,79%. Nguyên nhân làm cho chi phí khấu hao giảm một
phần là do các năm sau thì chi phí khấu hao đều thấp hơn năm trước và các loại
chi phí khác tăng cao.
Trong kết cấu chi phí khấu hao thì chi phí khấu hao cho máy móc thiết bị là
lớn nhất, do máy móc thiết bị là tài sản cố định chủ yếu của công ty, chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng tài sản cố định hữu hình; hơn nữa loại tài sản này chịu
ảnh hưởng lớn của tiến bộ khoa học công nghệ, tuổi thọ sử dụng ngắn nên công
ty khấu hao nhanh hơn nhà cửa, vật tư kiến trúc và phương tiện vận tải truyền
dẫn.
Chi phí thứ hai là chi phí tiền lương bác sĩ theo ca, nếu trong năm 2006 tiền
lương bác sĩ chỉ chiếm 33,79% thấp hơn tỷ trọng của chi phí khấu hao là 38,06%
trong tổng chi phí giá vốn hàng bán, thì sang năm 2007 và năm 2008 tỷ trọng này
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
đã tăng nhanh, lần lượt là 38,07% và 43,47% cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng
chi phí khấu hao là 31,08% và 25,29%. Nhường như phần tỷ trọng mất đi của chi
phí khấu hao hai năm này đã chuyển sang cho tỷ trọng của chi phí tiền lương bác
sĩ, vì so với năm trước chênh lệch về tỷ trọng của chi phí tiền lương bác sĩ vượt
6,84% năm 2007 và 5,40% năm 2008, còn mức giảm của chi phí khấu hao lần
lượt là 6,98% và 5,79%.
Chi phí cuối cùng là chi phí vật tư y tế, chi phí này bao gồm chi phí sử dụng
các loại hóa chất, thuốc dịch truyền, máu,…biểu đồ cho thấy tỷ trọng của chi phí
này chỉ tăng nhẹ, trong kết cấu chi phí giá vốn hàng bán thì chi phí này chiếm
30,71% năm 2006; 30,85% năm 2007 và 31,24% năm 2008; nên chênh lệch tỷ
trọng so với năm trước lần lượt là 0,14% và 0,40%, sự tăng lên của cơ cấu chi phí
vật tư y tế là không đáng kể nên vai trò của chi phí này trong chi phí giá vốn
hàng bán được coi là khá bềnh vững.
Từ những nội dung phân tích khái quát trên, ta kết luận rằng trong kết cấu
chi phí giá vốn hàng bán mỗi loại chi phí có vai trò quan trọng như nhau, đây là
những chi phí mà doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được cho nên sự ổn định
tương đối về cơ cấu như vậy là khá tốt.
Tiếp theo, ta sẽ phân tích biến động lượng của các khoản mục chi phí giá
vốn hàng bán, để biết được mức độ tăng trưởng của chúng như thế nào và nguyên
nhân vì sao?
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Bảng 5: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN
NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Trị giá chi phí khấu hao của doanh nghiệp giảm qua ba năm, năm 2007 là
963 triệu đồng so với năm 2007 là 921 triệu đồng đã giảm 42 triệu đồng và về tỷ
lệ giảm 4,36%. Năm 2008, chi phí khấu hao giảm xuống 875 triệu đồng so với
năm 2007 đã giảm 46 triệu đồng, tỷ lệ phần trăm tương ứng là 4,99%. Như vậy
mức giảm giữa các năm không lớn và xấp xỉ nhau, nguyên nhân chi phí khấu hao
giảm qua các năm là do doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao nhanh, đến
năm 2007 và năm 2008 có nhiều máy móc, thiết bị y tế đã khấu hao hết đồng thời
doanh nghiệp cũng đã mua thêm nhiều máy mới để phục vụ cho công tác khám
chữa bệnh; tuy nhiên năm 2008, số lượng máy móc thiết bị mới được mua rất lớn
nhưng chủ yếu vào những tháng cuối năm 2008. Cũng như đã phân tích trên phần
kết cấu chi phí giá vốn, chi phí khấu hao chủ yếu từ máy móc, thiết bị, qua ba
năm chi phí này chiếm từ 750-850 triệu đồng, vì vậy ban quản trị công ty đặc biệt
quan tâm đến việc sử dụng loại tài sản cố định này.
Chúng ta sẽ xét tiếp đến sự biến động của chi phí tiền lương bác sĩ theo ca,
so với số giảm chi phí khấu hao thì số tăng chi phí tiền lương bác sĩ là khá lớn,
năm 2007 tăng 388 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 so với năm 2007 tăng
376 triệu đồng và về tỷ lệ lần lượt là 42,78% và 33,33%.
CHI PHÍ
GIÁ VỐN HÀNG BÁN
NĂM
2006
NĂM
2007
NĂM
2008
CHÊNH
LỆCH
2007/2006
CHÊNH
LỆCH
2008/2007
Mức % Mức %
1. Chi phí khấu hao 963 921 875 (42) (4,36) (46) (4,99)
- Nhà cửa, vật kiên trúc 45 44 43 (1) (2,22) (1) (2,27)
- Máy móc, thiết bị 855 815 769 (40) (4,68) (46) (5,64)
- Phương tiện vận tải truyền dẫn 63 62 63 (1) (1,59) 1 1,61
2. Chi phí tiền lương bác sĩ 790 1.128 1.504 338 42,78 376 33,33
3.Chi phí vật tư y tế 777 914 1.081 137 17,63 167 18,27
Tổng cộng: 2.530 2.963 3.460 433 17,11 497 16,77
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Nếu so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu năm 2007 là 18,08%, thì tốc
độ tăng chi phí tiền lương gấp 2,4 lần, đây là một biểu hiện không tốt khi công ty
có chính sách mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên sang năm 2008 thì việc
sử dụng chi tiền lương này hiệu quả hơn, thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu
là 39,66%.
Ta tìm hiểu nguyên nhân vì sao chi phí tiền lương này có sự thay đổi đột
biến như vậy. Chi phí tiền lương bác sĩ theo ca là chi phí khả biến, nó phụ thuộc
vào đơn giá của mỗi loại dịch vụ khám chữa bệnh, khối lượng dịch vụ phát sinh
trong năm. Dù năm 2007 doanh nghiệp có mở rộng quy mô hoạt động nhằm tăng
doanh thu nhưng năm 2007, số lượt người vào khám, chữa bệnh có tăng cao,
nhưng trong năm này công ty không có chính sách tăng giá dịch vụ, các loại hình
dịch vụ còn chưa đa dạng, vì vậy làm cho tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng
doanh thu. Nhưng đến năm 2008 công ty đã tăng giá hầu hết các mặt hàng và quy
mô hoạt động ngày càng mở rộng hơn, cũng như lãnh đạo công ty đã quản lý tốt
hơn đội ngũ y bác sĩ, nâng cao hiệu quả làm việc nên tốc độ tăng chi phí giảm lại
thấp hơn tốc độ tăng doanh thu.
Cũng như chi phí tiền lương bác sĩ, chi phí vật tư y tế cũng đã làm cho chi
phí giá vốn hàng bán tăng lên một lượng đáng kể. Năm 2007 tăng 137 triệu đồng
so với năm 2006 và năm 2008 tăng 167 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng
tương ứng lần lượt là 17,63% và 18,63%. Tốc độ tăng chi phí này qua hai năm
đều thấp hơn tốc độ tăng doanh thu cho thấy doanh nghiệp vẫn kiểm soát khá
hiệu quả chi phí này. Nguyên nhân chi phí vật tư tăng là do giá vật tư y tế nói
chung tăng lên so với những năm trước đó, một phần là do tình hình tăng giá
chung của nền kinh tế, đồng thời chi phí tăng do tăng theo việc mở rộng quy mô
hoạt động là một tất yếu.
b) Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm tất cả chi phí liên quan đến
công việc hành chánh, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Chi phí này bao
gồm nhiều thành phần có nguồn gốc, đặc điểm khác nhau như: chi phí nhân viên
quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài,…
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Bảng 6: PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
NĂM 2006-2008
ĐVT: %
CHI PHÍ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
TỶ
LỆ
NĂM
2006
TỶ
LỆ
NĂM
2007
TỶ
LỆ
NĂM
2008
CHÊNH
LỆCH
2007/2006
CHÊNH
LỆCH
2008/2007
1.Chi phí nhân viên quản lý 87,59 88,78 87,62 1,18 (1,16)
- Chi phí tiền lương, phụ cấp và
các khoản phải trả cho nhân viên
hành chánh
73,61 74,60 73,63 0,99 (0,97)
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ 13,99 14,17 13,99 0,19 (0,18)
2. Chi phí đồ dùng văn phòng 3,14 2,81 2,95 (0,33) 0,15
3.Thuế phí, phí và lệ phí
(thuế môn bài,…) 0,15 0,13 0,08 (0,02) (0,05)
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 8,74 7,84 8,57 (0,90) 0,73
- Chi phí tiền điện thoại 0,30 0,26 0,37 (0,04) 0,11
- Chi phí tiền điện 7,02 6,25 6,60 (0,78) 0,35
- Chi phí tiền nước 1,42 1,34 1,60 (0,08) 0,26
5. Chi phí khác
(chi phí hội nghị, tiếp khách,…) 0,37 0,45 0,78 0,07 0,33
TỔNG CỘNG 100,00 100,00 100,00 - -
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Trong kết cấu chi phí quản lý doanh nghiệp thì chi phí nhân viên quản lý là
quan trọng nhất, đây là chi phí tiền lương nhân viên hành chánh, các khoản trích
theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, phụ cấp…chiếm tỷ trọng gần 87% chi
phí quản lý doanh nghiệp.
Qua ba năm, kết cấu chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp gần như không
đổi, năm 2006: 87,59%; năm 2007: 88,78%; và năm 2008: 87,62%. Sự ổn định
về cơ cấu chi phí nhân viên quản lý cho thấy công ty có khả năng quản trị nhân
sự khá tốt, tuy nhiên trong điều kiện công ty muốn giảm chi phí này xuống thì
gặp nhiều trở ngại vì giá cả chi phí tiền lương nhân viên công ty rất khó thay đổi
được, và cũng không thể tùy ý cắt giảm nhân sự công ty. Sự tăng giảm của chi
phí này có tác động rất lớn đến sự tăng giảm của chi phí quản lý doanh nghiệp do
đó lãnh đạo công ty luôn quan tâm sâu sắc đến tình hình thực hiện chi phí này.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Các chi phí còn lại chiếm tỷ trọng thấp, ảnh hưởng không đáng kể đến tổng
chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty, ta sẽ không đề cập đến trong nội dung
phân tích này.
Phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp giúp ta nhận dạng một
cách cụ thể hơn tình hình thực hiện các khoản mục chi phí trong năm 2006-2008.
Bảng 7: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Ta trở lại với chi phí nhân viên quản lý, năm 2007 chi tăng 220 triệu đồng
so với năm 2006, mức tăng này chiếm 18,78% chi phí năm 2006, và cao hơn tốc
độ tăng doanh thu là 18,08%, dấu hiệu này cho thấy việc khả năng kiểm soát chi
phí nhân viên năm 2007 là không hiệu quả. Đến năm 2008, chi phí nhân viên
quản lý trong năm là 2.137 triệu đồng, nâng tỷ lệ tăng lên 53,50%; như vậy trong
năm nay tốc độ tăng chi phí không giảm xuống mà còn tăng nhanh hơn, tốc độ
tăng chi phí năm nay gấp ba lần tốc độ tăng chi phí của năm 2007 và so với tốc
CHI PHÍ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
NĂM
2006
NĂM
2007
NĂM
2008
CHÊNH
LỆCH
2007/2006
CHÊNH
LỆCH
2008/2007
Mức % Mức %
1.Chi phí nhân viên quản lý 1.172 1.392 2.137 220 18,78 745 53,50
- Chi phí tiền lương nhân viên
hành chánh
985 1.170 1.796 185 18,78 626 53,50
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ 187 222 341 35 18,78 119 53,50
2. Chi phí đồ dùng văn phòng 42 44 72 2 4,76 28 63,64
3.Thuế phí, phí và lệ phí
(thuế môn bài,…) 2 2 2 - - - -
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 117 123 209 6 5,13 86 69,92
- Chi phí tiền điện thoại 4 4 9 - - 5 125,00
- Chi phí tiền điện 94 98 161 4 4,26 63 64,29
- Chi phí tiền nước 19 21 39 2 10,53 18 85,71
5. Chi phí khác
(chi phí hội nghị, tiếp khách,…) 5 7 19 2 40,00 12 171,43
TỔNG CỘNG 1.338 1.568 2.439 230 17,20 871 55,53
www.kinhtehoc.net
htehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
độ tăng doanh thu năm 2008 là 39,66% thì gấp 1,4 lần. Tuy xét trên tổng thể tốc
độ tăng chi phí vẫn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu nhưng chúng ta cần thừa nhận
rằng riêng đối với khoản mục chi phí này cần tìm ra nguyên nhân vì sao qua hai
năm liên tiếp tốc độ tăng chi phí lại tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu và ngày
càng tăng cao hơn. Phải chăng công ty nên xem xét lại nguồn nhân sư công ty
quá cồng kềnh, hiệu quả làm việc bình quân là không cao. Thời gian làm việc của
công ty từ 6 giờ đến 19 giờ mỗi ngày (trừ chủ nhật: 6 giờ - 16giờ), nhân viên
phòng khám làm việc theo ca, đối với những ca đầu ngày, hoặc cuối ngày thì số
lượt người vào khám chữa bệnh rất ít, tuy nhiên công ty vẫn phải trả lương cho
số nhân viên này, hơn thế nữa số lượng nhân viên các phòng khác như phòng
hành chánh, phòng kế toán nhiều hơn mức công việc cần thiết. Vì vậy, đây là vấn
đề cấp bách, công ty cần có biện pháp khắc phục trong năm nay.
Chi phí thứ hai có tỷ trọng cao hơn các loại chi phí khác là chi phí dịch vụ
mua ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại. Qua hai năm 2006-2007 chi phí
này không có sự biến động lớn, chỉ tăng 6 triệu đồng, tức là tăng 5,13%. Nhưng
đến năm 2008, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên 209 triệu đồng, so với năm
2007 tăng 86 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 69,92%. Nguyên nhân là do
doanh nghiệp đã mua thêm máy móc thiết bị, chi phí mở rộng khung viên phòng
khám, giá điện nước trong năm tăng lên.
Như vậy qua ba năm 2006-2008, các khoản mục chi phí quản lý doanh
nghiệp đều tăng về mức làm cho chi phí này cũng tăng lên khá cao, năm 2007
công ty vẫn giữ được tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp chậm hơn tốc độ
tăng doanh thu nhưng năm 2008 thì tốc độ tăng này đã vượt quá xa gần như gấp
rưỡi.
4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG
QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NĂM (2006 – 2008).
Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình
phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch ra khả năng tiềm
năng về vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn; là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả của
doanh nghiệp; là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và
điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
4.2.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán
Ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu thanh toán để biết được khả năng thanh
toán của công ty ở mức độ nào, an toàn hay không, đây là những khoản thanh
toán cho nhà cung cấp, cho công nhân viên cũng như các khoản nợ vay ngân
hàng.
Bảng 8: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU THANH TOÁN
NĂM 2006-2008
CÁC CHỈ TIÊU THANH TOÁN NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
Tiền (triệu đồng) 1.954 3.753 195
Tài sản lưu động (triệu đồng) 2.016 3.870 195
Nợ ngắn hạn (triệu đồng) 130 233 306
Hệ số thanh toán vốn lưu động 0,97 0,97 1,00
Hệ số thanh toán nhanh 15,03 16,11 0,64
Nguồn: Bảng tổng hợp
4.2.1.1 Hệ số thanh toán vốn lưu động
Quan sát tỷ số thanh toán vốn lưu động ta thấy tỷ số này có giá trị rất lớn, và
tưởng chừng như bất ổn. Song do đặc điểm ngành nghề kinh doanh là dịch vụ
khám chữa bệnh nên các khoản phải thu, hàng hóa tồn kho,.. không phát sinh,
đồng thời các khoản tài sản lưu động khác như công cụ, dụng cụ tồn kho, tạm
ứng, chi phí trả trước chỉ phát sinh trong năm rất nhỏ nên công ty cần phải duy trì
hệ số này ở mức cao, nhằm đảm bảo lượng tiền để chi trả lương cho nhân viên
cũng như các chi phí thường xuyên khác.
4.2.1.2 Hệ số thanh toán nhanh
Quan sát bảng số liệu, năm 2006 năm 2007 hệ số thanh toán nhanh rất lớn,
cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là rất tốt.
Cũng như phân tích ở trên, doanh nghiệp giữ lại một lượng tiền mặt và tiền
gửi ngân hàng rất lớn. Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu là do các khoản
phải trả người bán mua tài sản cố định hữu hình, mua vật tư y tế. Mặc dù năm
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
2006, doanh nghiệp có mua thêm tài sản cố định 1.801 triệu đồng nhưng gần như
đã thanh toán hết cho nhà cung cấp. Năm 2007, doanh nghiệp đầu tư rất ít vào tài
sản cố định chỉ có 44 triệu đồng.
Năm 2008 hệ số thanh toán nhanh đột nhiên giảm thấp xuống 0,64, tỷ số
này lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh
nghiệp vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên năm nay do doanh nghiệp đầu tư quá
nhiều vào tài sản cố định (9.910 triệu đồng) nên lượng tiền của doanh nghiệp chỉ
còn 195 triệu đồng so với năm 2006 là 2.016 triệu đồng và năm 2007 là 3.870
triệu đồng, chênh lệch so với năm trước là rất bất ổn. Với hệ số thanh toán nhanh
như vậy doanh nghiệp cần phải chú ý nhiều hơn đến khả năng thanh toán của
mình vì ngoài các khoản phải trả nhà cung cấp, thì chi phí của doanh nghiệp ở
mỗi kỳ rất cao, như chi phí vật tư y tế, chi phí nhân viên hành chánh.
4.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Tình hình tài chính của một doanh nghiệp thể hiện qua khả năng luân
chuyển vốn của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn chưa thể hiện được
toàn diện tình hình, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng
vốn tại doanh nghiệp nhưng thể hiện được khả năng chuyển đổi tài sản, vốn
thành thu nhập và ngược lại từ thu nhập tạo điều kiện tài chính cho việc bù đắp
chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 9: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG VỐN
NĂM 2006-2008
CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN
NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
Doanh thu cung cấp dịch vụ
(triệu đồng) 3.850 4.691 5.539 7.736
Tổng tài sản (triệu đồng) 5.203 6.180 11.540
Các khoản phải trả
(triệu đồng) 130 100 200 250
Giá vốn hàng bán
(triệu đồng) 2.530 2.963 3.460
Số vòng quay tài sản 0,82 0,83 0,58
Thời hạn trả tiền 16,36 18,22 23,41
Nguồn: Bảng tổng hợp
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
4.2.2.1. Số vòng quay tài sản
Quan sát bảng số liệu, hệ số vòng quay tài sản năm 2006 và năm 2007
tương đương nhau, 1 đồng tài sản nói chung tạo ra được hơn 0,8 đồng doanh thu.
tỷ lệ này là khá cao, cho thấy hai năm qua công ty hoạt động khá hiệu quả.
Đến năm 2008, thì một đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,58 đồng doanh thu.
Hệ số này đã giảm rất nhanh, so với năm 2007 thì chỉ bằng 0,7 lần, mặc dù tổng
tài sản tăng lên rất cao (năm 2007: 6.180 triệu đồng – năm 2008: 11.540 triệu
đồng) nhưng doanh thu chỉ tăng từ 5.539 triệu đồng lên 7.736 triệu đồng. Như
vậy trong năm 2008, so với sự tăng lên rất lớn của nguồn vốn thì doanh thu đạt
được chưa như mong đợi, ban lãnh đạo công ty cần xem xét lại việc sử dụng
đồng vốn là có hiệu quả hay chưa. Tuy nhiên, độ lớn của các hệ số vòng quay tài
sản cho thấy tình hình hoạt động của công ty vẫn ổn định và hiệu quả và riêng
năm 2008 là năm công ty mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư nhiều vào nhà cửa,
máy móc thiết bị nên hệ số này giảm xuống là một tất yếu.
4.2.2.2. Thời hạn trả tiền
Nhìn chung qua ba năm hệ số thời hạn trả tiền của công ty đều tăng lên,
năm 2007 là 18,22 ngày so với năm 2006 là 16,36 ngày tăng 1.86 ngày, năm
2008 là 23,41 ngày tăng so với năm trước là 7,05 ngày. Thời hạn trả tiền khá cao
và ngày càng tăng nhanh, càng thể hiện khả năng chiếm dụng vốn của công ty,
nên áp lực về các khoản phải trả cho nhà cung cấp là không đáng kể, hơn thế nữa
đây là khoản mục trong kỳ phát sinh thấp do công ty kinh doanh dịch vụ y tế, vì
vậy lãnh đạo công ty rất chủ động trong việc xây dựng kế hoạch ngân sách.
4.2.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi
người quan tâm và cố gắng tìm hiểu. Khi phân tích lợi nhuận được đặt trong tất
cả các mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu …); mỗi góc độ
nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết
định quản trị.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Bảng 10: : PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN NĂM 2006-2008
Nguồn: Bảng tổng hợp
4.2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Quan sát bảng số liệu ta thấy 100 đồng doanh thu thì năm 2006 tạo ra 13,97
đồng lợi nhuận ròng, đến năm 2007 tăng lên 14,70 đồng và năm 2008 giảm
xuống 14,43 đồng. Lợi nhuận sau thuế năm sau luôn cao hơn năm trước, và tỷ
suất lợi nhuận so với doanh thu năm 2007 lớn hơn năm 2006 cho thấy doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả hơn năm trước. Tuy nhiên, tỷ suất này năm 2008 so
với năm 2007 giảm dù số lợi nhuận ròng có tăng lên rất cao, như vậy năm nay
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có phần kém hiệu quả hơn so với năm
2007. Song cả ba năm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khá cao chứng tỏ hiệu quả
hoạt động của công ty rất tích cực. Tuy nhiên để đánh giá đúng đắn hiệu quả hoạt
động của công ty ta phải xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác.
4.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Hai năm 2006 và 2007, tỷ suất sinh lời của lợi nhuận trên tổng tài sản là gần
như tương đương nhau; 100 đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động
tạo ra được 12,60 đồng lợi nhuận năm 2006 và 13,17 đồng năm 2007. Như vậy
với đặc điểm ngành nghề kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp ít đầu tư vào tài sản
nên tỷ số này ở mức rất cao, cho thấy tài sản của doanh nghiệp đã được sử dụng
rất hiệu quả. Tuy nhiên đến năm 2008 thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm
xuống thấp hơn, 100 đồng tài sản chỉ tạo ra được 9,67 đồng lợi nhuận. Nếu so với
những năm trước thì năm nay hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh
nghiệp đã bị giảm xuống. Tuy nhiên qua ba năm thì công ty vẫn có mức tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản rất cao.
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
Lãi ròng (triệu đồng) 655 814 1.116
Doanh thu cung cấp dịch vụ (triệu đồng) 4.691 5.539 7.736
Tổng tài sản (triệu đồng)
5.203 6.180 11.540
Vốn chủ sở hữu (triệu đồng)
3.553 3.670 5.165
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( %) 13,97 14,70 14,43
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (%) 12,60 13,17 9,67
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) 18,44 22,18 21,61
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
4.2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Qua bảng số liệu ta nhận thấy tỷ suất sinh lời so với vốn chủ sở hữu phản
ánh cứ trong 100 đồng vốn chủ sở hữu mang về 18,44 đồng lợi nhuận năm 2006;
22,18 đồng năm 2007 và năm 2008 là 21,61 đồng. Như vậy năm 2007 công ty đã
sử dụng rất hiệu quả vốn chủ sở hữu của mình, so với năm 2006 tỷ suất tăng
3,74%, và năm 2008 thì tỷ suất sinh lời giảm 0,57% so với năm 2007, tuy nhiên
mức giảm này không đáng kể. Cũng như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu rất cao do tỷ trọng vốn vay dài hạn trong tổng nguồn
vốn cũng khá cao và tỷ trọng này ngày càng tăng, nó thể hiện được trình độ sử
dụng vốn chủ sở hữu của công ty khá cao và càng tốt hơn trong điều kiện lãnh
đạo công ty đang trên con đường mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
4.2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
Ngoài những tỷ số lợi nhuận trên ta phân tích thêm một số chỉ tiêu khác liên
quan đến kết quả kinh doanh như tỷ suất lợi nhuận so với tổng chi phí, sức sản
xuất của vốn chủ sở hữu, đòn bNy hoạt động làm sáng tỏ hơn quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 11: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TỔNG
CHI PHÍ NĂM 2006-2008
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
Lãi ròng (triệu đồng) 655 814 1.116
Tổng chi phí (triệu đồng) 4.036 4.725 6.620
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (%) 16,24 17,23 16,86
Nguồn: Bảng tổng hợp
Xét về mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí, thì 100 đồng chi phí bỏ ra
công ty tạo ra được số lợi nhuận là 16,24 đồng năm 2006, 17,23 đồng năm 2007,
16,86 đồng năm 2008. Nhìn chung qua ba năm thì tỷ suất lợi nhuận so với chi phí
không có sự thay đổi lớn, công ty cần giữ ổn định chỉ tiêu này trong thời gian tới,
đồng thời tìm ra biện pháp tăng tỷ suất này cao hơn nữa.
4.2.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính
Cơ cấu tài chính là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở
hữu và tỷ trọng vốn đi vay chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
cấu tài chính là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, là đòn bNy đầy sức mạnh đối với chỉ
tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn mang đầy
tính rủi ro. Hơn thế nữa tình hình thị trường tài chính trong những năm gần đây
không ổn định, doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự có, thì vốn vay ngân hàng
không ngừng tăng lên.
Bảng 12: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CƠ CẤU TÀI CHÍNH NĂM 2006-2008
NHÓM CHỈ TIÊU
CƠ CẤU TÀI CHÍNH NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
Tổng số nợ
1.650 2.510 6.375
- Phải trả người bán 100 200 250
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 30 33 56
- Vay và nợ dài hạn 1,520 2,277 6,069
Tổng tài sản (triệu đồng) 5.203 6.180 11.540
Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 3.553 3.670 5.165
Hệ số nợ so với tài sản 0,32 0,41 0,55
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu 0,46 0,68 1,23
Nguồn: Bảng tổng hợp
4.2.4.1. Hệ số nợ so với tài sản
Hệ số nợ so với tài sản qua ba đều tăng lên khoảng 10% so với năm trước,
và cả ba năm thì hệ số này luôn nhỏ hơn 55%, cho thấy công ty đang có xu
hướng chuyển từ vốn tự có sang nguồn nợ phải trả.
Năm 2007 tổng nợ phải trả là 2.510 triệu đồng, đến năm 2008 khoản nợ
phải trả của công ty lên đến 6.375 triệu đồng trong 11.540 triệu đồng tài sản. Như
vậy nguồn vốn công ty có xu hướng chuyển dịch từ vốn chủ sở hữu sang vốn
vay. Nợ phải trả chủ yếu của công ty là các khoản vay và nợ dài hạn, không có
nợ vay ngắn hạn, do công ty chỉ tập trung đầu tư dài hạn vào tài sản cố định như
xây dựng văn phòng, phòng khám,…, máy móc, thiết bị y tế. Tuy rủi ro tài chính
là khá cao, nhưng công ty vẫn xây dựng được kế hoạch trả các món nợ tới hạn.
4.2.4.2. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Cũng như hệ số nợ so với tổng tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cũng
tăng tương đồng qua các năm. Hai năm 2006 -2007, hệ số này luôn nhỏ hơn 1,
đến năm 2008 hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu đã là 1,23.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Xem xét tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ta
nhận thấy năm 2006 và năm 2007 tỷ trọng này là khá cao khoảng 60%-70%, như
vậy thời gian này hoạt động kinh của công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn của
mình. Song đến năm 2008 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn hơn 40%, thấp hơn
nhiều so với những năm trước mà hoạt động kinh doanh vẫn phát triển và lợi
nhuận vẫn tăng, cho thấy năm 2008 doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ
sở hữu.
Do kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh nên giá cả dịch vụ qua các năm hầu
như biến động rất thấp, doanh thu phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng tiêu thụ, đây
là nhân tố khách quan, dù lợi nhuận năm sau có tăng cao hơn năm trước nhưng
nếu đồng vốn của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng thì mức độ
an toàn thấp trong điều kiện thị trường tài chính có nhiều biến động trong những
năm gần đây, đặc biệt đối với các khoản vay dài hạn. Như vậy công ty cần xem
xét lại cơ cấu nguồn vốn của mình, chú ý đến tính độc lập, chủ động về tài chính
để hoạt động có hiệu quả hơn.
4.4. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và
Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề
hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói
một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét
duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một
công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến
quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây
dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh,
khảo sát thị trường, phát triển sản phNm và cà trong các báo cáo nghiên cứu. đang
ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Những phân trên ta đã phân tích tình hình thực hiện doanh thu, chi phí, lợi
nhuận và tình hình tài chính của công ty. Đây là những nhân tố bên trong doanh
nghiệp nếu như không biết kết hợp với những nhân tố bên ngoài thì doanh nghiệp
khó có thể đưa ra được quyết định đúng đắn cho định hướng phát triển của công
ty. Trong nên kinh tế thị trường, doanh nghiệp đang có nhiều cơ hội, song cũng
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
đứng trước những thách thức lớn. Phân tích S.W.O.T đối với doanh nghiệp có thể
nêu ra những nét chủ yếu về năng lực cạnh tranh của mình trong những năm
trước mắt.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
GVHD: Trương Thị Bích Liên 53 SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc
Bảng 13: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
O: Những cơ hội
1. Các phòng khám tư nhân khác nhỏ, ít,
thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật. Bệnh viện
đa khoa có chất lượng khám chữa bệnh và
phục vụ không cao.
2. Do đặc điểm của ngành nghề kinh
doanh nên khách hàng sẽ tự tìm đến nếu
chất lượng khám chữa bệnh tốt.
3. Được ưu đãi nhiều về ngành nghề kinh
doanh.
T: Những đe dọa
1. Y học ngày càng tiến bộ, cũng như ngày càng có nhiều
căn bệnh là và chuyển biến bất thường.
2. Trong tương lai có nhiều phòng khám tư nhân mọc
lên.
3. Thị trường tài chính biến động, khả năng tái cấp vốn là
không cao.
S: Những điểm mạnh
1. Được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Chi phí khả biến thấp thấp.
3. Đội ngũ y bác sĩ danh tiến, lành nghề.
4.Chất lượng phục vụ của nhân viên phòng khám
cũng như các y bác sĩ rất tốt.
5. Uy tín kinh doanh rất cao, nhờ vào truyền miệng
khách hàng tìm đến với phòng khám.
6. Phòng khám tọa lạc tại thị xã Vĩnh Long, giao
thông đi lại thuận tiện.
7. Giá cả hợp lý.
8. Kết quả chuNn đoán chính xác, kê toa rất hay.
9. Chất lượng phục vụ của nhân viên phòng khám
cũng như các y bác sĩ rất tốt.
10. Ban lãnh đạo công ty quản lý sâu sát.
Các chiến lược SO
1. Thuê thêm và duy trì hợp tác với các y
bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
2. Phải cập nhật thường xuyên những quy
định mới ưu đãi cho những cơ sở kinh
doanh y tế ngoài công lập: miễn (giảm
thuế),…
3. Nhân viên phòng khám phải nắm bắt
được tâm lý của người bệnh, tạo thiện
cảm với khách hàng, cải thiện chất lượng
dịch vụ để tạo niềm tin, và đây cũng là
phương thức quảng bá uy tín công ty hữu
hiệu nhờ vào hình thức truyền miệng từ
người dân.
Các chiến lược ST
1. Đảm bảo vệ sinh môi trường, không thải các phế y tế
ra kênh, rạch.
2. Mua mới máy móc, thiết bị y tế hiện đại, độ chuNn xác
cao tạo điều kiện làm việc tốt cho các y bác sĩ.
3. Lập kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động.
4. Trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, tạo uy tín với ngân
hàng, đồng thời cần giải trình rõ ràng, hợp lý dự án kinh
doanh khi xin vay món mới.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
GVHD: Trương Thị Bích Liên 54 SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc
O: Những cơ hội
1. Các phòng khám tư nhân khác nhỏ, ít, thiếu
cơ sở vật chất kỹ thuật. Bệnh viện đa khoa có
chất lượng khám chữa bệnh và phục vụ không
cao.
2. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên
khách hàng sẽ tự tìm đến nếu chất lượng khám
chữa bệnh tốt.
3. Được ưu đãi nhiều về ngành nghề kinh
doanh.
T: Những đe dọa
1. Y học ngày càng tiến bộ, cũng như ngày càng
có nhiều căn bệnh là và chuyển biến bất thường.
2. Trong tương lai có nhiều phòng khám tư nhân
mọc lên.
3. Thị trường tài chính biến động, khả năng tái
cấp vốn là không cao.
W: Những điểm yếu
1. So với bệnh viện đa khoa tỉnh thì quy mô
hoạt động còn nhỏ.
2. Vốn vay ngân hàng ngày càng tăng.
3. Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng năm
2008 rất ít.
4. Thời gian làm việc của các bác sĩ quá lớn,
ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Một số y bác
sĩ có tuổi, có thể không hợp tác lâu dài với
phòng khám.
5. Nhà quản trị chưa nắm vững tình hình tài
chính của công ty.
6. Chất thải phòng khám không tự xử lý được,
chuyển đến bệnh viện đa khoa tỉnh.
Các chiến lược WO
1. Chỉ tập trung vào những dịch vụ là thế mạnh
của công ty tránh đầu tư tràng lang không hiệu
quả.
2. Xây dựng chế độ ngân sách hợp lý với ngành
nghề kinh doanh: đảm bảo khả năng thanh toán
cho nhà cung cấp, chi lương, trả nợ vay,…
3. Lập lại thời gian biểu phù hợp cho một số bác
sĩ để tăng hiệu suất làm việc.
4. Nhà quản trị cần quan tâm nhiều hơn tình
hình tài chính của công ty.
5. Có những chế độ ưu đãi đối với những bác sĩ
lành nghề, nhưng tuổi khá cao, bên cạnh đó cần
tìm những y bác sĩ mới, tay nghề cao thay thế
đội ngũ bác sĩ không hợp tác được với phòng
khám lâu dài do tuổi cao.
Các chiến lược WT
1. Sử dụng phương pháp pháp khấu hao nhanh,
đúng quy định đối với những máy móc thiết bị
ảnh hưởng nhiều của khoa học, kỹ thuật.
2. Lãnh đạo công ty cần xem xét việc bổ sung
thành viên mới, nhằm tăng nguồn vốn kinh
doanh tránh rủi ro về tài chính.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
GVHD: Trương Thị Bích Liên SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc 55
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY
TĂNG DOANH THU
Để tăng doanh thu cung cấp dịch trong năm ta tập trung vào tăng nhân tố khối
lượng tiêu thụ vì nhân tố giá ảnh hưởng rất ít doanh thu, và doanh nghiệp cũng thể
tự tăng giá dịch vụ quá cao so với giá công lập và một số cơ sở kinh doanh khác.
Do đặc điểm sản phNm dịch vụ khám chữa bệnh nên nâng cao chất lượng hàng
hóa, tức là nâng cao chất lượng chuNn đoán chính xác, kê toa hiệu quả, nó có tính
chất hơi trừu tượng, khó đo lường được. Cụ thể với một số hành động thiết thực
sau:
- Nâng cao tay nghề của các y bác sĩ: đối với các dịch vụ như khám bệnh,
phNu thuật thNm mỹ, tiểu phẫu thì trình độ chuyên môn của các y bác sĩ có vai trò
rất quan trọng, do đó công ty chỉ nên hợp tác với các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm,
tay nghề cao. Tạo mối quan hệ tốt đẹp để có thể hợp tác với họ trong thời gian dài,
ổn định.
- Nâng cao chất lượng phục vụ: thái độ nhân viên phòng khám từ khâu ghi
phiếu khám bệnh đến khâu dẫn bệnh, khám bệnh phải ân cần, chu đáo, lịch thiệp.
- Đối với các dịch vụ khác có liên quan đến chuNn đoán nhờ vào máy móc
thiết bị như siêu âm, chụp X quang, xét nghiệm,… cần sử dụng những thiết bị hiện
đại, đồng thời hết sức cNn thận để tránh hiện tượng nhằm lẫn kết quả của những
bệnh nhân khác nhau.
Đặc biệt, ban quản trị công ty cần chú ý vào các dịch vụ mang lại doanh thu
cao như dịch vụ khám bệnh, dịch vụ kiểm tra bộ mỡ,… số ca phát sinh trong năm là
rất lớn và thường xuyên. Nó gián tiếp làm tăng khối lượng dịch vụ vì uy tín phòng
khám chủ yếu là nhờ vào truyền miệng từ những người dân đến khám chữa bệnh
với nhau.
Ngoài nhân tố lượng công ty cần có kế hoạch tăng giá cụ thể trong những
năm sau, để có thể dự đoán được doanh thu trong tương lai, và đây là công tác của
nhà quản trị.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
GVHD: Trương Thị Bích Liên SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc 56
GIẢM CHI PHÍ
Chi phí là một khoản mục phức tạp, do đó chúng ta cần chú ý đó là loại chi phí
gì? Trực tiếp hay gián tiếp? Mức độ kiểm soát được như thế nào?
Nhìn chung chi phí tiền lương có tỷ trọng cao nhất, nó bao gồm lương bác sĩ
tính theo ca và lương nhân viên hành chánh.
Đối với lương bác sĩ ta rất khó giảm chi phí này xuống bởi vì họ sẽ hưởng
phần trăm trên đơn giá dịch vụ, tức là yếu tố giá và khối lượng tiêu thụ đều ảnh
hưởng trực tiếp đến lương bác sĩ và doanh thu cung cấp dịch vụ.
Như đã đề cập ở phần phân tích các khoản mục chi phí, ta nhận thấy bộ máy
hoạt động của công ty khá cồng kềnh, hiệu suất làm việc của các nhân viên hành
chánh chưa cao, trong ngày có nhiều thời gian nhàn rỗi. Vì vậy, chúng ta cần thực
hiện một số biện pháp sau:
- Tổ chức lại bộ máy nhân sự: sắp xếp lại thời gian biểu cho các nhân viên,
giảm bớt số nhân viên ở các ca đầu và cuối mỗi ngày, cắt giảm bớt những nhân viên
năng lực làm việc thấp.
- Cần lập kế hoạch tăng lương khen thưởng cụ thể và hợp lý: thứ nhất phải
dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm so với tốc độ tăng chi phí, tức là
nếu tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí thì việc tăng lương, khen
thưởng cho nhân viên là khả quan hơn, thứ hai là dựa vào giá cả thị trường lao động
trong vùng và cuối cùng là xét hiệu quả làm việc của từng nhân viên để có quyết
định đúng đắn.
Chi phí kế tiếp là chi phí khấu hao, đây là loại chi phí chỉ thể hiện trên sổ sách
kế toán, doanh nghiệp vẫn giữ trong tay lượng tiền này để tái đầu tư vào những máy
móc, thiết bị y tế mới trong tương lai, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận
thực trong năm và các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước. Do đặc điểm ngành nghề
kinh doanh dịch vụ y tế và doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kinh tế khá cao, nên
đối với các máy móc, thiết bị chuNn đoán, thí nghiệp,… doanh nghiệp đã chọn
phương pháp khấu hao nhanh. Mặt khác, chi phí khấu hao của doanh nghiệp chiếm
tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí (năm 2006-2008: 13% - 24%). Vì vậy, kế toán
công ty cần có phương pháp tính toán khấu hao sao cho có lợi cho doanh nghiệp,
tuy nhiên cần chú ý thực hiện đúng quy định: mức khấu hao tối đa không quá hai
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
GVHD: Trương Thị Bích Liên SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc 57
lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng, vẫn phải đảm bảo kinh doanh có
lời.
Chi phí cuối cùng có tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí là chi phí vật tư y tế,
để giảm bớt chi phí này doanh nghiệp cần hợp tác với các nhà cung cấp có giá đầu
vào thấp, đồng thời trong các khâu bảo quản và sử dụng phải hết sức cNn thận vì
đây là những hóa chất, dịch truyền, máu…dễ bị hư hỏng và giá cả khá cao.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC
Dù doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tăng trưởng nhưng lãnh đạo công ty
cần sử dụng nguồn vốn kinh doanh hợp lý và an toàn. Năm 2008, công ty tập trung
tiền hầu hết vào tài sản cố định, làm vốn lưu động thấp rủi ro về thanh toán là khá
lớn, hơn nữa vốn vay dài hạn chiếm tỷ trọng khá cao so với vốn chủ sở hữu và với
thị trường tài chính biến động, ngân hàng giảm các khoản vay dài hạn xuống thấp
hơn như hiện nay thì rủi ro tài chính của công ty là khá cao. Từ thực tế đó năm
2009, công ty hạn chế đầu tư vào tài sản cố định, và có kế hoạch cụ thể đối với các
khoản vay nợ dài hạn, ban lãnh đạo công ty cần yêu cầu thành viên công ty bổ sung
vốn kinh doanh, để đảm bảo khả năng thanh toán cho nhà cung cấp, chi lương và
trả lãi và các khoản nợ đến hạn.
Nếu như công ty muốn mở rộng quy mô hoạt động trong tương lai, vượt khỏi
phạm vi phòng khám nâng lên là một bệnh viện tư nhân, gần như đầy đủ các dịch
vụ y tế thì cần xin sự đãi ngộ của chính quyền về thuế, tín dụng,... Đồng thời, doanh
nghiệp nên trích một phần lợi nhuận làm các công tác xã hội như xóa đối giảm
nghèo, nhà tình thương, vòng tay nhân ái, quỹ học bổng Phạm Hùng, tiếp sức
thương binh, tổ chức khám bệnh từ thiện…đây là một phương thức Marketing phù
hợp với xu hướng phát triển về quy mô hoạt động của công ty trong thời gian tới.
Như vậy, ta thấy rằng cơ sở vật chất phòng khám chỉ đáp ứng cho nhu cầu
hiện tại, với mục đích trở một bệnh viện tư nhân có tầm cỡ, có khả năng cạnh tranh
thì lãnh đạo công ty cần lập kế hoạch kinh doanh mới dựa vào những thông tin
nghiên cứu sẵn có kết hợp với việc điều tra nhu cầu thị trường đặc biệt cần bổ sung
nguồn vốn kinh doanh bằng việc nhận thêm thành viên mới, xin vay vốn ngân hàng
trong dài hạn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
GVHD: Trương Thị Bích Liên SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc 58
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN
6.1 KẾT LUẬN
Qua nội dung phân tích ta nhận thấy giai đoạn 2006-2008, tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty khá hiệu. Kết quả phân tích hoàn toàn phù hợp với chính
sách mở rộng quy mô hoạt động của công ty. Năm 2008 là năm nền kinh tế thị
trường có nhiều biến động và cũng như các doanh nghiệp khác doanh nghiệp cũng
bị ảnh hưởng khá nhiều.
Tình hình thực hiện doanh thu, chi phí của công ty năm 2006-2007 hiệu quả
hơn năm 2008. Tuy nhiên năm 2008, công ty có tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
kết quả kinh doanh khá cao và cả năm doanh nghiệp đều kinh doanh có lời.
Về tình hình tài chính, công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn đối
với nhà cung cấp, trả nợ vay ngân hàng tuy nhiên năm 2008 việc xoay chuyển luồn
tiền của công ty có những lúc gặp khó khăn. Yếu tố thứ hai là lợi nhuận đạt được
trên tài sản hay trên vốn chủ sở hữu đều rất cao, nó thể hiện hiệu quả của việc sử
dụng đồng vốn chủ sở hữu, thể hiện những cam kết về hiệu quả doanh nghiệp với
các thành viên công ty cũng như cho thấy lựa chọn đầu tư kinh doanh của các thành
viên công ty là đúng đắn. Bên cạnh đó, trong những năm này công ty đã có xu
hướng chuyển từ vốn tự có sang nguồn vốn vay dài hạn của ngân hàng, thể hiện
được khả năng linh động của lãnh đạo công ty, không sử dụng nhiều nguồn vốn của
doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, tuy
nhiên thị trường tài chính có nhiều biến động, công ty sẽ chịu áp lực về lãi suất cho
vay và thời hạn trả nợ, cũng như việc tái cho vay của ngân hàng có ổn định hay
không.
Ngoài những nội dung phân tích cụ thể đó, công ty còn có những thế mạnh về
nhân lực, đội ngũ y bác sĩ danh tiếng có tay nghề cao, chất lượng phục vụ của nhân
viên phòng khám khá tốt; nhu cầu khám chữa bệnh hiện nay đang tăng cao mà chất
lượng khám chữa bệnh nhìn chung còn nhiều hạn chế, nắm bắt được tình hình đó
công ty sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của mình cả về chất
lượng và số lượng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
GVHD: Trương Thị Bích Liên SVTH: Trương Thị Thúy Ngọc 59
6.2 KIẾN NGHN
Đối với công ty:
Từ bài nghiên cứu, tôi xin kiến nghị với lãnh đạo công ty một vài giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động:
- Cần kiểm soát lại chi phí hoạt động, mà quan trọng là chi phí quản lý doanh
nghiệp vì tốc độ tăng của chi phí này khá cao. Nhìn lại bộ máy nhân sự, lãnh đạo
công ty nên xem xét lại năng suất lao động của nhân viên là chưa cao, trong điều
kiện mở rộng quy mô hoạt động thì bộ máy nhân sự có thể bị cồng kềnh, dư thừa.
Bên cạnh chi phí tiền lương nhân viên hành chánh thì các chi phí khác như chi phí
đồ dùng văn phòng, chi phí điện, nước, điện thoại,… cần tiết kiệm hơn.
- Nhà lãnh đạo cần quan tâm nhiều đến cơ cấu nguồn vốn của công ty, tức là
tỷ trọng giữa các khoản vay ngân hàng với vốn chủ sở hữu. Hiểu được tình hình thị
trường tài chính, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, cũng như những
cam kết về các khoản vay dài hạn của hai bên. Để tránh được rủi ro tài chính cho
công ty cũng như việc sử dụng vốn như thế nào là có lợi nhất đối với thành viên
công ty.
- Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh là dịch vụ khám chữa bệnh, nên vay
trò của đội ngũ y bác sĩ rất quan trọng, công ty cần có thái độ đúng đắn với lực
lượng này như chi lương đúng hạn, và có cách tính lương phù hợp,… không ngừng
tìm những y bác sĩ có tay nghề cao để hợp tác lâu dài, cũng như sẽ thay thế những y
bác sĩ tuổi khá cao hiện nay.
Đối với Nhà nước:
- Bộ y tế cần xây dựng và tích cực thực hiện các cơ chế, chính sách đNy
mạnh phát triển bệnh viện, phòng khám tư nhân và bác sĩ gia đình. Nhà nước cần có
chính sách linh động về thuế, vốn vay,… để doanh nghiệp có điều kiện hơn trong
công tác đầu tư xã hội hóa y tế...
- Đề nghị tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan hỗ trợ các chủ đầu tư về các
thủ tục hành chính, các chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa các hoạt động
y tế; giúp đỡ một số bệnh viện tư nhân trong khâu giải phóng mặt bằng để thực hiện
đầu tư; cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các bệnh viện dân lập và các đơn
vị liên doanh để nhân dân được hưởng dịch vụ một cách tốt nhất.
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm.pdf