LỜI MỞ ĐẦU
---&---
Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả. Do đó việc phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một vấn đề rất cần thiết. Kết quả phân tích là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà nhiều đối tượng kinh tế khác có liên quan cũng rất quan tâm. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch doanh nghiệp có thể tính trước được khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước được mức độ thành công của kết quả kinh doanh. Để hiệu quả hoạt động đạt được kết quả cao nhất, các doanh nghiệp cần phải xác định được phương hướng, mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện về nhân lực và vật lực. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hiệu quả hoạt động. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Do đó trong thời gian thực tập em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần VINACONEX Đà Nẵng”. Đề tài gồm có 3 phần chính:
Phần I: Cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Phần II: Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty CP VINACONEX Đà Nẵng.
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần VINACONEX Đà Nẵng.
Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh, cảm ơn ban lãnh đạo công ty, các anh chị trong phòng kế toán tại Công ty Cổ phần VINACONEX Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
MỤC LỤC
---&---
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 2
I. KHÁI QUÁT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. 2
1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2
1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động. 2
1.2. Quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2
2. Phân loại hiệu quả hoạt động. 3
2.1. Phân loại hiệu quả theo nội dung. 3
2.2. Phân loại hiệu quả theo mức độ. 3
3. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động. 4
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. 5
1. Phương pháp sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 5
1.1. Phương pháp so sánh. 5
1.2. Phương pháp chi tiết 6
1.3. Phương pháp loại trừ. 7
1.4. Phương pháp cân đối 9
2. Tài liệu sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 9
2.1. Bảng Cân đối kế toán (Mẫu B01 – DN). 9
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 – DN). 10
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 – DN). 10
2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 – DN). 11
2.5. Nguồn thông tin khác. 11
III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. 12
1. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 12
1.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản. 12
1.2. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 15
2. Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 18
2.1. Phân tích khả năng sinh lời Vốn chủ sở hữu (ROE). 18
2.2. Phân tích khả năng thanh toán lãi vay. 19
PHẦN II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX ĐÀ NẴNG 21
A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX ĐÀ NẴNG 21
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 21
1. Quá trình hình thành. 21
2. Quá trình phát triển. 21
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 22
1. Chức năng. 22
2. Nhiệm vụ. 22
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 23
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty. 23
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 23
IV. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 25
1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. 25
1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. 26
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán. 26
2. Hình thức kế toán áp dụng tại tổng công ty. 27
B. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX ĐÀ NẴNG 28
I. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY 28
1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản. 28
1.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản. 28
1.2.Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn . 29
1.3. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn. 30
2. Phân tích khả năng sinh lời của công ty. 35
2.1. Phân tích khả năng sinh lời doanh thu của công ty. 35
2.2. Phân tích khả năng sinh lời tài sản của công ty. 36
2.3. Phân tích khả năng sinh lời kinh tế của tài sản. 40
II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 40
1.Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty. 40
2. Phân tích khả năng thanh toán lãi vay của công ty. 45
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX ĐÀ NẴNG 46
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 46
1. Thuận lợi 46
2. Những hạn chế và khó khăn của công ty. 46
II. Nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty . 47
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY 47
1. Biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định. 47
2. Biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh. 48
3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 48
4. Biện pháp để giảm bớt lãi vay ngân hàng – nâng cao được hiệu quả kinh doanh. 51
KẾT LUẬN 52
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
54 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3235 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần Vinaconex đà nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ngoài mà nên gia tăng vốn chủ sở hữu.
- Còn khi RE bằng lãi suất vay thì tùy từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài hay gia tăng vốn chủ sở hữu.
2. Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp
LNST
ROE =
VCSH bình quân
x 100%
2.1. Phân tích khả năng sinh lời Vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu phân tích:
=
LS
v
x 100%
=
D
T
x 100%
x
T
V
x
LS
D
Đối tượng phân tích:
ROE = ROE1 – ROE0
=
D0
T0
x 100%
x
T0
V0
x
LS0
D0
ROE0
- Kỳ gốc:
=
D1
T1
x 100%
T1
V1
x
LS1
D1
ROE1
- Kỳ phân tích:
Các nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản
Ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc tài chính
Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
2.2. Phân tích khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay(KLV) =
Công thức trên cho biết với lợi nhuận kiếm được khi chưa thanh toán lãi vay thì có thể thanh toán được bao nhiêu % chi phí lãi vay. Có thể xảy ra 3 trường hợp sau:
Nếu KLV = 1 LNTT = 0: Với lợi nhuận kiếm được khi chưa thanh toán lãi vay thì doanh nghiệp vừa đủ để trang trãi chi phí lãi vay. Do đó sau khi thanh toán toàn bộ chi phí bao gồm chi phí lãi vay thì lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0. Trong trường hợp này doanh nghiệp đang hòa vốn.
Nếu KLV > 1 LNTT > 0: Sau khi trang trải toàn bộ chi phí bao gồm chi phí lãi vay thì doanh nghiệp vẫn có lãi. Trong trường hợp này doanh nhiệp sử dụng có hiệu quả.
Nếu KLV < 1 LNTT < 0: Sau khi trang trải toàn bộ chi phí bao gồm chi phí lãi vay thì doanh nghiệp vẫn bị lỗ. Trong trường hợp này doanh nhiệp phải sử dụng vốn chủ sở hữu để thanh toán lãi vay.
(Chi phí ở đây bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay và các chi phí khác)
PHẦN II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX ĐÀ NẴNG
---&---
A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX ĐÀ NẴNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1. Quá trình hình thành
Từ năm 1982 bộ xây dựng có chủ trương đưa các đơn vị thi công xây dựng được làm việc ở nước ngoài.
Tháng 3 năm 1987 Bộ xây dựng đã có quyết định thành lập ban quản lý hợp tác lao động và xây dựng nước ngoài. Để phù hợp với nhiệm vụ và chức năng nhiệm vụ được giao chuyển đổi hẳn sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế, Bộ xây dựng đã có quyết định 118/BXD-TCLĐ ngày 17/8/1988 về việc thành lập Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài tên giao dịch là Vinaconex..
Ngày 27 tháng 10 năm 2009 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Vinaconex Đà Nẵng.
2. Quá trình phát triển
- Từ khi thành lập Công ty Cổ phần Vinaconex số lượng cán bộ công nhân của công ty có sự tăng nhanh. Đến năm 1990 số lượng cán bộ công nhân ở nước ngoài tăng lên 13.000 người làm việc trong 15 công ty xí nghiệp xây dựng. Để mở rộng hợp tác xây dựng với nước ngoài ngày 10/8/1991 Bộ xây dựng có quyết định số 432/BXD-TCLĐ chuyển Công ty xây dựng và dịch vụ nước ngoài thành tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựngViệt Nam.
- Trải qua 18 năm phát triển và trưởng thành, đến nay Vinaconex đã trở thành một Tổng Công ty đa doanh hàng đầu trong ngành xây dựng, với chức năng chính là: Kinh doanh Bất động sản, Xây lắp, Tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuât nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, và đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước.
- Chi nhánh Công ty XNK VN được thành lập trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc của tổng Công ty và một số đơn vị trực thuộc bộ xây dựng. Trên cơ sở đó chi nhánh tổng Công ty XNK VN tại Đà Nẵng, tên giao dịch là Vinaconex Đà Nẵng được thành lập vào ngày 10/8/1991 trụ sở chính đặt tại lô 1166 – 1167 – Phan Đăng Lưu Thành phố Đà Nẵng (TPĐN). Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 113524 ngày 21/07/2002. Công ty không ngừng phấn đấu để ngày càng lớn mạnh, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của đất nước.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1. Chức năng
- Thi công xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, cầu cảng, sân bay, đường dây, trạm biến áp…
- Kinh doanh BĐS, du lịch….
- Kinh doanh XNK
- Sản xuất các loại vật liệu, xây dựng, thiết bị, công nghệ.
- Kinh doanh sản xuất đồ gia dụng và các loại đồ gỗ khác.
2. Nhiệm vụ
- Thi công xây dựng và kinh doanh.
- Nhận, sử dụng có hiệu quả và bảo toàn vốn do nhà nước cấp cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác.
- Nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác do nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các nhiệm vụ khác.
- Tổ chức công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ và công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong Công ty.
- Làm tốt việc bảo trợ, an toàn lao động, bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty.
Mỏđá
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng TCHC
Phòng TCKT
Phòng KHĐT & TT
Các đội XD
Phòng KDXNK
Trạm trộn BT, bê tông thường, phẩm cấu kiện, bê tông đúc sẵn
Phòng KTTC& QLDA
Hội đồng quản trị
ĐHĐ Cổ đông
Ban kiểm soát
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Qua sơ đồ cho thấy bộ máy hoạt động của Công ty chịu sự lãnh đạo theo trực tuyến chức năng
- ĐHĐ cổ đông: Cơ quan có quyền lực cao nhất có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của Công ty hoạt động dưới hình thức đại hội giải quyết những vấn đề như : Phương hướng hoạt động, mục tiêu, nhiệm vụ, bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, xem xét và xử lý vi phạm của thành viên HĐQT, quyết định cách chia lời, phát hành cổ phiếu hay trái phiếu, ban hành sửa đổi điều lệ Công ty thông qua báo cáo quyết toán tài chính năm.
- Hội đồng quản trị: HĐQT có quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với pháp luật, chịu trách nhiệm trước ĐHĐ Cổ đông.
- Ban kiểm soát: Kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc biệt sự tuân thủ luật pháp, chính sách, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, ban giám đốc doanh nghiệp. Đồng thời kiểm tra và xác nhận về chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính trước khi ký duyệt.
- Giám đốc: Người có quan hệ cao nhất lãnh đạo toàn Công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất kinh doanh và điều hành toàn bộ Công ty, là người quyết định mang tính chiến lược, xây dựng kế hoạch dài hạn, vạch ra hướng đi cho Công ty, ở đó có sự tham mưu của phó giám đốc và các bộ phận phòng ban, và là người chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và người lao động trong Công ty.
- Phó giám đốc: Người giúp việc cho giám đốc điều hành các hoạt động của Công ty theo phân cấp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công hay uỷ quyền.
- Phòng TC-KT: Chịu trách nhiệm về công tác kế toán và tài chính theo quyết định của nhà nước. Lập kế hoạch tài chính, theo dõi, thực hiện kế hoạch tài chính. Đế xuất các biện pháp quản lý tài chính, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện trả lương cho các đơn vị tổ chức sản xuất. Tham gia lập kế hoạch và thực hiện việc thu hồi vốn, các khoản nợ, lương, BHXH theo đúng quy định của nhà nước.
- Phòng TC-HC: Tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển chọn, tuyển dụng, đào tạo và bố trí lao động, lập định mức lao động. Theo dõi tham gia phối hợp các hoạt động và tổ chức phong trào với chính quyền, các tổ chức địa phương ...
- Phòng kinh doanh XNK: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh, ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác, điều chỉnh phương án kinh doanh, tổ chức mang lưới tiêu thụ, tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh.Tìm kiếm và hoàn thiện các hợp đồng XNK. Kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh để tiếp thị và tiêu thụ các mặt hàng và vật liệu xây dựng theo kế hoạch được giao.
- Phòng kỹ thuật thi công và quản lý dự án: Theo dõi kiểm tra đôn đốc chất lượng của các đội, lập và kiểm tra kế hoạch thi công. Triển khai kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị ,nhân lực của công trường quan hệ tìm kiếm các dự án xây lắp, hợp đồng giao nhận khoán, lập hồ sơ nghiệm thu quyết toán hoàn thành bàn giao công trình theo quy định. Chịu trách nhiệm về tiến độ hiệu quả, an toàn lao động, vệ sinh...
- Phòng kế hoạch đầu tư: Lập và kiểm tra kế hoạch đầu tư, nghiên cứu các dự án đầu tư.
- Trạm trộn bê tông mỏ đá, các đội xây dựng: Có chức năng cung cấp bê tông thương phẩm, các cấu kiện bê tông đúc sẳn cho các công trình. Khai thác mõ đá có hiệu quả và bảo vệ môi trường, cung cấp đá cho các công trình, các đội thi công thực hiện nhiệm vụ thi công công trình được giao đúng tiến độ, an toàn lao động, theo dõi và giám sát thi công tại các công trình.
Với cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý này Công ty vừa đảm bảo một thủ trưởng với quyền chỉ huy hệ thống trực tuyến vừa phát huy năng lực chuyên môn của các phòng ban. Tạo thuận lợi trong việc thực hiện một cách nhanh nhất tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện các quyết định.
IV. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán tổng hợp
Kế toán Công trình
Kế toán Công nợ và Thuế
Kế toán VT-TSCĐ
Kế toán NH
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán
- Kế toán trưởng
Chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác tài chính kế toán ở Công ty, cung cấp thông tin kế toán giúp ban giám đốc Công ty phân tích các hoạt động kinh tế, vạch ra các chiến lược kinh doanh tại đơn vị.
- Kế toán tổng hợp
Thực hiện công việc liên quan đến báo cáo định kỳ, kiểm tra và tổng hợp các phần hành kế toán của văn phòng trung tâm.
- Kế toán ngân hàng
Theo dõi các khoản vay mượn ngân hàng
- Kế toán vật tư và tài sản cố định
Theo dõi NVL, CCDC, TSCĐ của Công ty như tình hình xuất nhập tồn vật tư, tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ, kiểm tra đối chiếu giữa sổ sách, so sánh với thực tế.
- Kế toán công nợ và thuế
Theo dõi hạch toán các khoản nợ của Công ty đồng thời theo dõi ghi chép hạch toán các khoản liên quan về thuế.
- Kế toán công trình
Theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các công trình, xây dựng cơ bản dở dang, đang thi công.
- Thủ quỹ
Chịu trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt của Công ty, thực hiện việc thu chi trực tiếp với khách hàng, cán bộ công nhân viên trong Công ty, lập các chứng từ thu chi đúng chế độ kế toán và cuối kỳ báo cáo để tổng hợp việc thu chi tiền mặt.
2. Hình thức kế toán áp dụng tại tổng công ty
- Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, đồng thời quản lý công tác kế toán bằng máy, để có sự theo dõi chặt chẽ, hiệu quả.
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký chung
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Chú thích:
Ghi hàng ngày, định kỳ
Ghi cuối kỳ
Quan hệ
- Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lý, hợp lệ đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ. Trước hết là ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
B. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX ĐÀ NẴNG
I. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
1.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. DTTBH&CCDV (đồng)
188.443.979.273
240.659.859.281
250.196.613.232
2. Doanh thu tài chính (đồng)
79.101.185
117.921.251
129.730.938
3. Thu nhập khác (đồng)
2.809.305.361
3.091.458.659
1.808.245.915
4. Tổng doanh thu thuần (đồng)
191.332.385.819
243.869.239.191
252.134.590.085
5. Tổng tài sản bình quân (đồng)
152.625.526.228
184.113.282.656
209.387.130.709
6. Hiệu suất sử dụng tài sản [(4) : (5)] (%)
125,36
132,46
120,42
Bảng1: Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau:
Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể là trong năm 2008 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra được 125,36 đồng doanh thu thuần, năm 2009 tạo ra 132,46 đồng doanh thu, sang đến năm 2010 thì doanh thu tạo ra chỉ là 120,42 đồng. Như vậy, hiệu suất sử dụng tài sản năm 2009 là cao nhất, còn năm 2010 là thấp nhất. Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2009 tăng 7,1 đồng so với năm 2008, nhưng năm 2010 lại giảm 12,04 đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do:
Năm 2009 doanh thu tăng 52.536.853.372 đồng so với năm 2008. Năm 2010 công ty đã đầu tư vào tài sản nhiều hơn so với năm 2009 là 25.273.848.053 đồng nhưng doanh thu tạo ra chỉ tăng 8.265.350.894 đồng. Như vậy cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty trong năm 2010 là chưa tốt.
1.2. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Tổng doanh thu thuần (đồng)
191.332.385.819
243.869.239.191
252.134.590.085
2. Tài sản dài hạn bình quân (đồng)
17.085.320.936
21.638.202.968
27.878.222.931
3. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn (%) [(1) : (2)]
1.119,86
1.127,03
904,41
Bảng 2: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau:
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty cũng tăng, giảm không ổn định. Năm 2008 cứ đầu tư 100 đồng vào tài sản dài hạn thì mang lại 1.119,86 đồng doanh thu thuần và thực tế đã đầu tư 17.085.320.936 đồng tài sản dài hạn thì tạo ra 191.332.385.819 đồng doanh thu thuần. Trong năm 2009 công ty đầu tư 100 đồng vào tài sản dài hạn thì tạo ra 1.127,03 đồng doanh thu thuần và thực tế đã đầu tư 21.638.202.968 đồng tài sản dài hạn thì tạo ra 243.869.239.191 đồng doanh thu thuần, tức là doanh thu tăng 7,17 đồng tương ứng với số tiền là 52.536.853.372 đồng. Sang đến năm 2010 công ty đầu tư 100 đồng vào tài sản dài hạn thì tạo 904,41 đồng doanh thu thuần, tức là hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn giảm 222,62 đồng so với năm 2009.
-Vì sản cố định chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản dài hạn, do đó việc sử dụng loại tài sản này như thế nào để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp là một vấn đề cần được quan tâm. Chỉ tiêu được sử dụng để phân tích là:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân
x 100%
Trong đó:
DTT = DTT BH&CCDV + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác
TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ cuối kỳ
Tài sản cố định bình quân =
2
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Tổng doanh thu thuần (đồng)
191.332.385.819
243.869.239.191
252.134.590.085
2. NGTSCĐ bình quân (đồng)
16.396.876.177
19.923.146.200
23.964.439.779
3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (%) [(1):(2)]
1.166,88
1.224,05
1.052,12
Bảng 3: Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tăng giảm không ổn định. Trong năm 2008 cứ 100 đồng đầu tư TSCĐ thì thu được 1.166,88 đồng doanh thu và thực tế đã đầu tư 16.396.876.177 đồng TSCĐ thì thu được 191.332.385.819 đồng doanh thu. Năm 2009 cứ 100 đồng đầu tư TSCĐ thì thu được 1.224,05 đồng doanh thu và thực tế là đã đầu tư 19.923.146.200 đồng TSCĐ và tạo ra được 243.869.239.191 đồng doanh thu. Tức là doanh thu tăng 57,17 đồng tương ứng với số tiền là 52.536.853.372 đồng. Sang năm 2010 cứ đầu tư 100 đồng TSCĐ thì thu được 1.052,12 đồng doanh thu, tức là đã giảm 171,93 đồng so với năm 2009. Như vậy hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty chưa tốt.
1.3. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
H =
d
v
Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2009 so với năm 2008
Chỉ tiêu phân tích:
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
1. DTTBH & CCDV (đồng)
188.443.979.273
240.659.859.281
2. VLĐ bình quân (đồng)
135.540.205.292
162.475.079.688
3. Số vòng quay VLĐ (vòng) [(1):(2)]
1,39
1,48
4. Số ngày 1 vòng quay VLĐ (ngày/vòng) [360:(3)]
259
244
Bảng 4: Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Đối tượng phân tích:
H = H1 – H0 = 1,48 – 1,39 = 0,09 (vòng)
Các nhân tố ảnh hưởng:
1. Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:
=(240.659.859.281/135.540.205.292) – 1,39
= 1,78 – 1,39 = 0,39
(vòng)
2. Ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân
= 1,48 – 1,78= -0,3
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
= 0,39 – 0,3 = 0,09
÷
ø
ö
ç
è
æ
-
=
÷
÷
ø
ö
ç
ç
è
æ
-
=
39
,
1
1
48
,
1
1
*
.
240.659.859.281
1
1
0
1
1
H
H
d
ST
= 240.659.859.281 * (0,68 – 0,72) = -9.626.394.368 < 0 è Tiết kiệm
Qua số liệu phân tích ta có nhận xét như sau:
Trong năm 2008 vốn lưu động luân chuyển 1,39 vòng tức là một vòng quay vốn lưu động mất 259 ngày. Nhưng sang năm 2009 vốn lưu động quay 1,48 vòng tương ứng với số ngày cho một vòng quay là 244 ngày. Như vậy ở năm 2008 vốn lưu động quay nhanh hơn so với năm 2008 là 0,09 vòng. Do đó vốn lưu động ở năm 2009 sử dụng hiệu quả hơn so với năm 2008. Nguyên nhân là do:
- Ảnh hưởng của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: Ở năm 2008 và năm 2009 cùng bỏ ra một lượng vốn lưu động là 135.540.205.292 đồng nhưng ở năm 2008 doanh thu được tạo ra là 188.443.979.273 đồng, trong khi đó năm 2009 doanh thu là 240.659.859.281 đồng. Cho thấy kết quả ở năm 2008 cao hơn so với năm 2008 là 52.215.880.008 đồng đã làm cho vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn 0,39 vòng.
- Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân: Với cùng kết quả doanh thu đạt được là d1 = 240.659.859.281 đồng, nhưng ở năm 2008 công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 135.540.205.292 đồng, năm 2009 đầu tư 162.475.079.688 đồng. Năm 2009 đầu tư vào tài sản nhiều hơn năm 2008 là 26.934.874.396 đồng đã làm cho tốc độ luân chuyển giảm 0,3vòng.
è Với hai nhân tố trên cho thấy vốn lưu động trong năm 2009 luân chuyển nhanh hơn so với năm 2008 chứng tỏ vốn lưu động sử dụng hiệu quả hơn nên tiết kiệm được 9.626.394.368 đồng.
H =
d
v
Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2010 so với năm 2009
Chỉ tiêu phân tích:
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
1. DTTBH & CCDV (đồng)
240.659.859.281
250.196.613.232
2. VLĐ bình quân (đồng)
162.475.079.688
181.508.907.777,5
3. Số vòng quay VLĐ (vòng)
1,48
1,38
4. Số ngày 1 vòng quay VLĐ (ngày/vòng)
244
261
Bảng 5: Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Đối tượng phân tích:
H = H1 – H0 = 1,38 – 1,48 = -0,1 (vòng)
Các nhân tố ảnh hưởng:
1. Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:
= (250.196.613.232/162.475.079.688) – 1,48
= 1,54 – 1,48 = 0,06
(vòng)
2. Ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân
= 1,38 – 1,54 = -0,16
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
= 0,06 – 0,16 = -0,1
= 250.196.613.232(0,72 – 0,68) = 10.007.864.529,28 > 0 è Lãng phí
Qua số liệu phân tích ta có nhận xét như sau:
Trong năm 2009 vốn lưu động luân chuyển 1,48 vòng tức là một vòng quay vốn lưu động mất 244 ngày. Nhưng sang năm 2010 vốn lưu động quay 1,38 vòng tương ứng với số ngày cho một vòng quay là 261 ngày. Như vậy ở năm 2010 vốn lưu động quay chậm hơn so với năm 2009 là 0,1 vòng. Do đó vốn lưu động ở năm 2010 sử dụng kém hiệu quả hơn so với năm 2009. Nguyên nhân là do:
- Ảnh hưởng của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: Ở năm 2009 và năm 2010 cùng bỏ ra một lượng vốn lưu động là 162.475.079.688 đồng nhưng ở năm 2009 doanh thu được tạo ra là 240.659.859.281 đồng, trong khi đó năm 2010 doanh thu là 250.196.613.232 đồng. Cho thấy kết quả ở năm 2010 cao hơn so với năm 2009 là 9.536.753.951 đồng đã làm cho vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn 0,06 vòng.
- Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân: Với cùng kết quả doanh thu đạt được là d1 = 250.196.613.232 đồng, nhưng ở năm 2009 công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 162.475.079.688 đồng, năm 2010 đầu tư 181.508.907.777,5 đồng. Năm 2010 đầu tư vào tài sản nhiều hơn năm 2009 là 19.033.828.089,5 đồng đã làm cho tốc độ luân chuyển giảm 0,16 vòng.
è Với hai nhân tố trên cho thấy vốn lưu động trong năm 2010 luân chuyển chậm hơn so với năm 2009 chứng tỏ vốn lưu động sử dụng kém hiệu quả hơn đã làm lãng phí 10.007.864.529,28 đồng.
Khi phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ cần phải phân tích thêm tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho và các khoản phải thu vì hai chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng đáng kể trong VLĐ việc phân tích thêm như vậy nhằm đánh giá chính xác hơn.
DTTBCBH & CCDV + VAT
Số vòng quay khoản phải thu (Hp) =
Khoản phải thu khách hàng bình quân
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu
360
Số ngày một vòng quay KPT (SNp) =
Hp
Trong đó: DTT bán chịu của công ty = 70% DTT BH&CCDV
Thuế phải nộp Nhà nước = 10% DTT bán chịu
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. DTTBC BH&CCDV (đồng)
131.910.785.491,1
168.461.901.496,7
175.137.629.262,4
2. Thuế GTGT tương ứng (đồng)
13.191.078.549,11
16.846.190.149,67
17.513.762.926,24
3. Khoản phải thu khách hàng bình quân
92.580.660.773,5
90.639.221.182
101.951.005.507,5
4. Số vòng quay khoản phải thu (vòng)
1,57
2,04
1,89
5.Số ngày một vòng quay KPT (ngày/vòng)
230
177
191
Bảng 6: Chỉ tiêu phản ánh khoản phải thu khách hàng
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau:
Số vòng quay khoản phải thu năm 2008 là 1,57 vòng tương ứng với số ngày cho một vòng quay khoản phải thu là 230 ngày. Năm 2009 khoản phải thu đạt 2,04 vòng đã làm cho số ngày một vòng quay khoản phải thu giảm xuống còn 177 ngày. Năm 2010 số vòng quay khoản phải thu là 1,89 vòng tương ứng với số ngày cho một vòng quay khoản phải thu là 191 ngày. Qua đó cho thấy tốc độ luân chuyển khoản phải thu năm 2009 cao hơn so với năm 2008 là 0,47 vòng tương ứng với số ngày giảm cho một vòng quay khoản phải thu là 53 ngày. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 là 0,15 vòng tương ứng với số ngày tăng cho một vòng quay khoản phải thu là 14 ngày.
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Giá vốn hàng bán (đồng)
169.216.540.486
212.699.256.805
211.050.553.131
2. Hàng tồn kho bình quân (đồng)
28.137.059.750
50.717.666.232
56.268.934.157,5
3. Số vòng quay hàng tồn kho (vòng)
6,01
4,19
3,75
4. Số ngày một vòng quay HTK (ngày/vòng)
60
86
96
Bảng 7: Chỉ tiêu phản ánh hàng tồn kho
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau:
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 6,01 vòng tương ứng với số ngày cho một vòng quay hàng tồn kho là 60 ngày. Năm 2009 hàng tồn kho luân chuyển với tốc độ chậm hơn là 4,19 vòng tương ứng số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 86 ngày. Qua đó cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 là 1,82 vòng tương ứng với số ngày tăng cho một vòng quay hàng tồn kho là 26 ngày. Năm 2010 hàng tồn kho luân chuyển với tốc độ là 3,75 vòng tương ứng số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 96 ngày. Qua đó cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 là 0,44 vòng tương ứng với số ngày tăng cho một vòng quay hàng tồn kho là 10 ngày.
Vậy việc quản lí và sử dụng hàng tồn kho của công ty còn chậm do đó làm ảnh hưởng đến tốc độ thu hồi vốn.
2. Phân tích khả năng sinh lời của công ty
2.1. Phân tích khả năng sinh lời doanh thu của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. DTTBH&CCDV (đồng)
188.443.979.273
240.659.859.281
250.196.613.232
2. Doanh thu tài chính (đồng)
79.101.185
117.921.251
129.730.938
3. Thu nhập khác (đồng)
2.809.305.361
3.091.458.659
1.808.245.915
4. Doanh thu thuần từ HĐKD (1+2)
188.523.080.458
240.777.780.532
250.326.344.170
5.Giá vốn hàng bán
169.216.540.486
212.699.256.805
211.050.553.131
6. Tổng doanh thu thuần từ 3 HĐ (đồng)
191.332.385.891
243.869.239.191
252.134.590.085
7. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV (đồng)
19.227.438.787
27.960.602.476
39.146.060.101
8. Lợi nhuận thuần HĐKD (đồng)
4.742.015.198
5.093.747.793
10.297.329.528
9. Lợi nhuận trước thuế (đồng)
4.206.900.274
6.878.479.568
9.276.476.448
10.Tỷ suất LNG trên DTTBH&CCDV(%)
10,2
11,62
15,65
11.Tỷ suất LNTHĐKD trên DTTHĐKD(%)
2,52
2,12
4,11
12.Tỷsuất LNTT trên DTT 3 hoạt động (%)
2,2
2,82
3,68
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau:
Trong năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 2,2 đồng lợi nhuận trước thuế, nhưng năm 2009 đã tăng lên 2,82 đồng lợi nhuận tức là tăng thêm 0,62 đồng lợi nhuận, năm 2010 thì tăng lên đến 3,68 đồng tức là tăng thêm 0,86 đồng lợi nhuận so với năm 2009. Như vậy năm 2010 là năm có khả năng sinh lời cao nhất trong các năm của công ty.
2.2. Phân tích khả năng sinh lời tài sản của công ty
L
ROA =
D
D
T
x 100%
x
Khả năng sinh lời tài sản của công ty năm 2009 so với năm 2008
Chỉ tiêu phân tích
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
1.TS bình quân (đồng) - T
152.625.526.228
184.113.282.656
2.Doanh thu thuần 3 HĐ (đồng) - D
191.332.385.819
243.869.239.191
3.Lợi nhuận trước thuế (đồng) - L
4.206.900.274
6.878.479.568
4.Hiệu suất sử dụng tài sản - D/T
1,25
1,32
5.Khả năng sinh lời doanh thu - L/D
0,02
0,03
Bảng 8: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời tài sản năm 2009
Đối tượng phân tích: ROA = ROA1 – ROA0
L0
ROA0 =
D0
D0
T0
x 100%
x
- Kỳ gốc:
= 0,02 x 1,25 x 100% = 2,5%
L1
ROA1 =
D1
D1
T1
x 100%
x
- Kỳ phân tích:
= 0,03 x 1,32 x 100% = 3,96%
è ROA = 3,96% - 2,5% = 1,46%
Các nhân tố ảnh hưởng
Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản
= (1,32 – 1,25) x 0,02 x 100% = 0,14%
Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu
= (0,03 – 0,02) x 1,32 x 100% = 1,32%
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
= 0,14% + 1,32% = 1,46%
Qua số liệu phân tích ta có nhận xét như sau:
Năm 2008 khả năng sinh lời tài sản là 2,5% có nghĩa là khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra được 2,5 đồng doanh thu. Năm 2009 khả năng sinh lời tài sản là 3,96% có nghĩa là khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra được 3,96 đồng doanh thu. Qua đó cho thấy khả năng sinh lời tài sản năm 2009 cao hơn so với năm 2008 là 1,46%. Như vậy ở năm 2009 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì doanh thu cao hơn so với năm 2008 là 1,46 đồng. Nguyên nhân là do:
- Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản: Năm 2008 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra 1,25 đồng doanh thu và thực tế công ty đã đầu tư 152.625.526.228 đồng vào tài sản thì tạo ra 191.332.385.819 đồng doanh thu. Trong năm 2009 công ty đã đầu tư 184.113.282.656 đồng vào tài sản và doanh thu tạo ra là 243.869.239.191 đồng. Như vậy trog năm 2009 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra 1,32 đồng doanh thu. Qua đó cho thấy năm 2009 tài sản sử dụng hiệu quả hơn so với năm 2008 đã làm cho khả năng sinh lời tài sản tăng 0,14%.
- Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời doanh thu: Trong năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra thì công ty có 0,02 đồng lợi nhuận và trong năm 2008 với mức doanh thu đạt được là 191.332.385.819 đồng công ty đã có mức lợi nhuận là 4.206.900.274 đồng. Năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận và thực tế là 243.869.239.191 đồng doanh thu công ty đã có mức lợi nhuận là 6.878.479.568 đồng. Qua đó cho thấy khả năng sinh lời từ doanh thu có xu hướng tăng lên đã làm cho khả năng sinh lời từ tài sản tăng 1,32%.
è Hiệu suất sử dụng tài sản làm khả năng sinh lời tài sản tăng 0,14% và khả năng sinh lời doanh thu tăng 1,32%, do đó khả năng sinh lời tài sản của công ty tăng 1,46%.
Khả năng sinh lời tài sản của công ty năm 2010 so với năm 2009
L
ROA =
D
D
T
x 100%
x
Chỉ tiêu phân tích
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
1.TS bình quân (đồng) - T
184.113.282.656
209.387.130.709
2.Doanh thu thuần 3 HĐ (đồng) - D
243.869.239.191
252.134.590.085
3.Lợi nhuận trước thuế (đồng) - L
6.878.479.568
9.276.476.448
4.Hiệu suất sử dụng tài sản - D/T
1,32
1,2
5.Khả năng sinh lời doanh thu - L/D
0,03
0,04
Bảng 9: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời tài sản năm 2010
Đối tượng phân tích: ROA = ROA1 – ROA0
L0
ROA0 =
D0
D0
T0
x 100%
x
- Kỳ gốc:
= 0,03 x 1,32 x 100% = 3,96%
L1
ROA1 =
D1
D1
T1
x 100%
x
- Kỳ phân tích:
= 0,04 x 1,2 x 100% = 4,8%
è ROA = 4,8% - 3,96% = 0,84%
Các nhân tố ảnh hưởng
Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản
= (1,2 – 1,32) x 0,03 x 100% = -0,36%
Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu
= (0,04 – 0,03) x 1,2 x 100% = 1,2%
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
= -0,36% + 1,2% = 0,84%
Qua số liệu phân tích ta có nhận xét như sau:
Năm 2009 khả năng sinh lời tài sản là 3,96% có nghĩa là khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra được 3,93 đồng doanh thu. Năm 2010 khả năng sinh lời tài sản là 4,8% có nghĩa là khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra được 4,8 đồng doanh thu. Qua đó cho thấy khả năng sinh lời tài sản năm 2010 cao hơn so vơi năm 2009 là 0,84%. Như vậy ở năm 2010 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì doanh thu cao hơn so với năm 2009 là 0,84 đồng. Nguyên nhân là do:
- Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản: Năm 2009 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra 1,32 đồng doanh thu và thực tế công ty đã đầu tư 184.113.282.656 đồng vào tài sản thì tạo ra 243.869.239.191 đồng doanh thu. Trong năm 2010 công ty đã đầu tư 209.387.130.709 đồng vào tài sản và doanh thu tạo ra là 252.134.590.085 đồng. Như vậy trog năm 2010 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra 1,2 đồng doanh thu. Qua đó cho thấy năm 2010 tài sản sử dụng kém quả hơn so với năm 2009 đã làm cho khả năng sinh lời tài sản giảm 0,36%.
- Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời doanh thu: Trong năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra thì công ty có 0,03 đồng lợi nhuận và trong năm 2009 với mức doanh thu đạt được là 243.869.239.191 đồng công ty đã có mức lợi nhuận là 6.878.479.568 đồng. Năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận và thực tế là 252.134.590.085 đồng doanh thu công ty đã có mức lợi nhuận là 9.276.476.448 đồng. Qua đó cho thấy khả năng sinh lời từ doanh thu có xu hướng tăng lên đã làm cho khả năng sinh lời từ tài sản tăng 1,2%.
è Hiệu suất sử dụng tài sản làm khả năng sinh lời tài sản giảm 0,36% nhưng khả năng sinh lời doanh thu lại tăng đến 1,2%, do đó khả năng sinh lời tài sản của công ty vẫn tăng 0,84%.
2.3. Phân tích khả năng sinh lời kinh tế của tài sản
LNKTTT + Chi phí lãi vay
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) = x100%
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Lợi nhuận trước thuế (đồng) - L
4.206.900.274
6.878.479.568
9.276.476.448
2. TS bình quân (đồng) - T
152.625.526.228
184.113.282.656
209.387.130.709
3. Chi phí lãi vay
7.081.773.893
7.445.138.931
11.736.821.456
4. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản-RE (%)
0,07
0,08
0,1
Bảng 10: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời kinh tế của tài sản
Qua số liệu phân tích ta thấy rằng:
Năm 2008 đem lại 0,07 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2009 đem lại 0,08 đồng lợi nhuận trước thuế và năm 2010 đem lại 0,1 đồng lợi nhuận trước thuế. Trong ba năm qua công ty đã sử dụng đồng vốn rất hiệu quả nhất là năm 2010 có dấu hiệu rất tốt.
II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty năm 2009 so với năm 2008
LNST
ROE =
VCSH bình quân
x 100%
Chỉ tiêu phân tích:
=
LS
v
x 100%
=
D
T
x 100%
x
T
V
x
LS
D
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
1. Tổng tài sản bình quân (đồng) - T
152.625.526.228
184.113.282.656
2. Doanh thu thuần 3 HĐ (đồng) - D
191.332.385.819
243.869.239.191
3. Vốn chủ sở hữu bình quân (đồng) - V
18.350.112.644
35.557.116.827
4. Lợi nhuận sau thuế (đồng) - Ls
4.206.900.274
5.994.345.754
5. Hiệu suất sử dụng tài sản - D/T
1,25
1,32
6. Cấu trúc tài chính - T/V
8,32
5,18
7. Khả năng sinh lời doanh thu - Ls/D
0,02
0,02
Bảng 11: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2009
Đối tượng phân tích: ROE = ROE1 – ROE0
=
D0
T0
x 100%
x
T0
V0
x
LS0
D0
ROE0
- Kỳ gốc:
= 1,25 x 8,32 x 0,02 x 100% = 20,8%
=
D1
T1
x 100%
x
T1
V1
x
LS1
D1
ROE1
- Kỳ phân tích:
= 1,32 x 5,18 x 0,02 x 100% = 13,68%
è ROE = 13,68% - 20,8% = -7,12%
Các nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản
= (1,32 – 1,25) x 8,32 x 0,02 x 100% = 1,16%
Ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc tài chính
= (5,18 – 8,32) x 1,32 x 0,02 x 100% = -8,28%
Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu
= (0,02 – 0,02) x 1,32 x 5,18 x 100% = 0%
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
= 1,16% - 8,28% + 0% = -7,12%
Qua số liệu phân tích ta nhận thấy:
Ở năm 2008 khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu là 20,8% có nghĩa là khi chủ sở hữu đầu tư 100 đồng thì tạo ra được 20,8 đồng lợi nhuận sau thuế. Ở năm 2009 khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu là 13,68% có nghĩa là khi chủ sở hữu đầu tư 100 đồng thì tạo ra được 13,68 đồng. Qua đó cho thấy khả năng sinh lời của chủ sở hữu ở năm 2009 thấp hơn năm 2008 là 7,12%. Như vậy ở năm 2009 khi đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với năm 2008 là 7,12 đồng. Nguyên nhân là do:
- Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản: Năm 2008 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra 1,25 đồng doanh thu, năm 2009 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra 1,32 đồng doanh thu, do đó tài sản ở năm 2009 sử dụng hiệu quả hơn năm 2008 đã làm cho ROE tăng 1,16%.
- Ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc tài chính: Năm 2008 tài sản gấp 8,32 lần vốn chủ sở hữu, năm 2009 tài sản gấp 5,18 lần vốn chủ sở hữu. Qua đó cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 với lợi nhuận sau thuế không thay đổi đã làm cho ROE giảm 8,28%.
- Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu: Năm 2008 với 100 đồng doanh thu tạo ra được 2 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 với 100 đồng doanh thu cũng tạo ra được 2 đồng lợi nhuận sau thuế, vì vậy khả năng sinh lời từ doanh thu ở năm 2009 không đổi so với năm 2008, do đó ROE cũng không thay đổi.
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty năm 2010 so với năm 2009
LNST
ROE =
VCSH bình quân
x 100%
Chỉ tiêu phân tích:
=
LS
v
x 100%
=
D
T
x 100%
x
T
V
x
LS
D
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
1. Tổng tài sản bình quân (đồng) - T
184.113.282.656
209.387.130.709
2. Doanh thu thuần 3 HĐ (đồng) - D
243.869.239.191
252.134.590.085
3. Vốn chủ sở hữu bình quân (đồng) - V
35.557.116.827
53.435.788.006,5
4. Lợi nhuận sau thuế (đồng) - Ls
5.994.345.754
7.960.619.783
5. Hiệu suất sử dụng tài sản - D/T
1,32
1,2
6. Cấu trúc tài chính - T/V
5,18
3,92
7. Khả năng sinh lời doanh thu - Ls/D
0,02
0,03
Bảng 12: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2010
=
D0
T0
x 100%
x
T0
V0
x
LS0
D0
ROE0
Đối tượng phân tích: ROE = ROE1 – ROE0
- Kỳ gốc:
= 1,32 x 5,18 x 0,02 x 100% = 13,67%
=
D1
T1
x 100%
x
T1
V1
x
LS1
D1
ROE1
- Kỳ phân tích:
= 1,2 x 3,92 x 0,03 x 100% = 14,11%
è ROE = 14,11% - 13,67% = 0,44%
Các nhân tố ảnh hưởng:
1. Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản
= (1,2 – 1,32) x 5,18 x 0,02 x 100% = -1,24%
Ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc tài chính
= (3,92 – 5,18) x 1,2 x 0,02 x 100% = -3,02%
Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu
= (0,03 – 0,02) x 1,2 x 3,92 x 100% = 4,7%
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
= -1,24% -3,02% + 4,7% = 0,44%
Qua số liệu phân tích ta nhận thấy:
Ở năm 2009 khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu là 13,67% có nghĩa là khi chủ sở hữu đầu tư 100 đồng thì tạo ra được 13,67 đồng lợi nhuận sau thuế. Ở năm 2010 khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu là 14,11% có nghĩa là khi chủ sở hữu đầu tư 100 đồng thì tạo ra được 14,11 đồng. Qua đó cho thấy khả năng sinh lời của chủ sở hữu ở năm 2010 cao hơn năm 2009 là 0,44%. Như vậy ở năm 2010 khi đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận sau thuế cao hơn so với năm 2009 là 0,44 đồng. Nguyên nhân là do:
- Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản: Năm 2009 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra 1,32 đồng doanh thu, năm 2010 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì tạo ra 1,2 đồng doanh thu, do đó tài sản ở năm 2010 sử dụng kém hiệu quả hơn năm 2009 đã làm cho ROE giảm 1,24%.
- Ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc tài chính: Năm 2009 tài sản gấp 5,18 lần vốn chủ sở hữu, năm 2010 tài sản gấp 3,92 lần vốn chủ sở hữu. Qua đó cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu năm 2009 cao hơn so với năm 2010 với lợi nhuận sau thuế không thay đổi đã làm cho ROE giảm 3,02%.
- Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu: Năm 2009 với 100 đồng doanh thu tạo ra được 2 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 với 100 đồng doanh thu tạo ra được 3 đồng lợi nhuận sau thuế, vì vậy khả năng sinh lời từ doanh thu ở năm 2010 cao hơn so với năm 2009 đã làm cho ROE tăng lên đến 4,7%.
2. Phân tích khả năng thanh toán lãi vay của công ty
Khả năng thanh toán lãi vay(KLV) =
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1.LN trước thuế (đồng) – L
4.206.900.274
6.878.479.568
9.276.476.448
2.Chi phí lãi vay (đồng)
7.081.773.893
7.445.138.931
11.736.821.456
3.Khả năng thanh toán lãi vay -KLV (%)
159,4
192,39
179,04
Bảng 13: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán lãi vay
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng khả năng thanh toán lãi vay qua ba năm đều lớn hơn 100% và lợi nhuận trước thuế lớn hơn 0, do đó sau khi trang trải chi phí lãi vay thì công ty vẫn có lãi.
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX ĐÀ NẴNG
---&---
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
1. Thuận lợi
Công ty luôn giữ một vị trí quan trọng trên thị trường cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như địa bàn hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng. Để có những thành quả đã đạt được ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra nhiều biện pháp có hiệu quả để Công ty từng bước đứng vững trên thị trường.
- Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức có khoa học và hoạt động có hiệu quả. Các phòng ban, bộ phận được bố trí hợp lý, có mối quan hệ giúp đỡ nhau tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công việc.
- Bộ phận kế toán của Công ty luôn tuân thủ chặt chẽ chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành. Các sổ sách, chứng từ luôn được lưu trữ cẩn thận, dễ kiểm soát do đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi và quản lý tình hình tài chính tại đơn vị.
Hiện nay Công ty đang áp dụng chương trình kế toán máy với phần mềm kế toán có sẵn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật, xử lý thông tin, lưu trữ dữ kiện, thuận tiện cho quản lý, tạo sự chính xác, hiệu quả cao và giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán.
- Đời sống cán bộ - công nhân viên ở Công ty luôn được nâng cao và luôn được tạo điều kiện thuận lợi để yên tâm công tác, do đó tạo nên nội lực rất lớn trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
- Công ty luôn có sự thống nhất cao trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh, đồng thời phát huy khả năng tự chủ, khuyến khích sự năng động sáng tạo của các đơn vị, cá nhân đã nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Những hạn chế và khó khăn của công ty
- Tổ chức thi công ở các công trình còn cồng kềnh, đội xây dựng còn chịu sự quản lý của nhiều cấp.
- Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty còn thấp, chủ yếu là vốn vay nên công ty phải chịu thanh toán số nợ gốc và lãi tương đối lớn.
- Phạm vi ảnh hưởng của một công trình quá rộng nên việc nắm bắt và phản ánh chưa kịp thời cho bộ phận kế hoạch. Việc điều phối trong xây dựng các công trình chưa thống nhất dẫn đến tình trạng sử dụng vốn và tồn kho nguyên vật liệu chưa hợp lý.
- Do khách hàng chưa chịu nghiệm thu công trình làm cho Công ty bỏ ra chi phí đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh được liên tục cộng thêm khoản vốn vay ngân hàng ngày càng tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty
- Địa bàn miền Trung là nơi thường xuyên diễn ra các trận mưa to và lũ lụt mà đặc điểm của hoạt động xây lắp là hoạt động ngoài trời nên việc thi công công trình gặp nhiều khó khăn.
II. NHẬN XÉT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1. Ưu điểm
- Công ty hoạt động có hiệu quả nên thu được lợi nhuận.
- Doanh thu thuần tăng qua các năm
- Khả năng sinh lời tài sản và khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua các năm.
2. Nhược điểm
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn kém, dẫn đến lãng phí vốn lưu động.
- Hiện nay, phần lớn vốn lưu động của công ty nằm ở các khoản phải thu và hàng tồn kho. Do đó, công ty cần có các biện pháp để cải thiện các khoản phải thu và hàng tồn kho để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY
1. Biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định
- Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sữa chữa thường xuyên, sữa chữa lớn TSCĐ theo qui định.
- Đảm bảo cho TSCĐ duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng.
- Quản lý các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định của công ty nhiều nhưng hiệu quả mang lại không cao.
- Đối với những máy móc quá cũ, không còn phù hợp cho sản xuất mà cụ thể ở đây là những máy móc đã khấu hao hết nhưng vẫn còn đang sử dụng tại công ty, những trang thiết bị đã lỗi thời về kỹ thuật- công nghệ...
- Để giảm bớt lượng vốn ứ đọng công ty có thể xem xét thuê những TSCĐ sử dụng trong thời gian ngắn.
- Công ty nên thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân để nâng cao trình độ tay nghề cho phù hợp với công nghệ sử dụng. Có như vậy mới có thể tận dụng và khai thác hết tiềm năng sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
- Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các đội nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất của từng đơn vị để đảm bảo tài sản được sử dụng tốt hơn.
2. Biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh
Cần phải tổ chức theo dõi chặt chẽ chi phí phát sinh để nâng cao lợi nhuận của công ty. Cụ thể như:
+ Cần xem xét kĩ những khoản chi nào là hợp lý, tránh lãng phí các khoản chi phí không cần thiết.
+ Cần tiết kiệm hơn chi phí văn phòng như chi phí điện, nước, điện thoại.
+ Các khoản chi phí bốc dỡ thì khoán theo khối lượng bốc dỡ, chi phí vận chuyển thì khoán theo quãng đường vận chuyển.
3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng cũng như từ nội bộ .
- Đối với ngân hàng: công ty cần có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn. Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài.
Các khoản phải thu:
Để giảm tình trạng nợ nần của đối tác công ty cần có một số biện pháp sau:
- Ban lãnh đạo công ty cần xác định chính xác tiến độ thi công và tiến độ bàn giao công trình dựa vào sức sản xuất của máy móc và nhân công của công ty, từ đó làm cơ sở để thoả thuận thời gian, số lượng và phương thức thanh toán cho hợp lý, tránh tình trạng công trình đã hoàn thành nhưng vẫn chưa được bàn giao, thanh toán làm ứ đọng vốn.
- Có chính sách tín dụng tích cực đối với khách hàng, cho chậm thanh toán với mức độ vừa phải, không để khách hàng lợi dụng để chiếm dụng vốn. Thực hiện chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm theo tỷ lệ hợp lý,
- Đối với các chi nhánh các công trường trực thuộc công ty, công ty phải tăng cường quản lý chặt chẽ việc cấp phát vốn và thu hồi vốn, không để xảy ra tình trạng các đơn vị nội bộ chiếm dụng vốn đầu tư vào mục đích khác. Thực hiện chế độ hạch toán đầy đủ, thường xuyên yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình tài chính.
Do khoản phải thu của khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong khoản phải thu ngắn hạn của công ty, kéo dài thời gian chiếm dụng vốn của khách hàng nên công ty phải có một biện pháp theo dõi các khoản phải thu khách hàng chi tiết, cụ thể. Để theo dõi chi tiết khoản phải thu khách hàng công ty nên lập bảng để thuận tiện hơn:
Tên khách hàng
Tổng giá trị nợ
Nợ trong hạn
Nợ quá hạn
1 -15 ngày
15 - 30 ngày
31 - 60 ngày
61 - 90 ngày
Trên 90 ngày
1. Công ty A…
2. Công ty B…
…
Tổng cộng
Với bảng phân tích này, công ty dễ dàng kiểm soát được nợ quá hạn và có thủ tục tiến hành thu hồi nợ hợp lý. Biện pháp được sử dụng phổ biến như sau:
- Đối với hóa đơn quá hạn từ 1 đến 15 ngày: Gửi thư hoặc liên lạc qua điện thoại nhắc nhở khách hàng khoản nợ đã quá hạn.
- Đối với hóa đơn quá hạn hơn 15 ngày: Gửi thư yêu cầu khách hàng trả nợ và khuyến cáo là có thể làm giảm uy tín trong yêu cầu về tạm ứng và tín dụng.
- Đối với hóa đơn quá hạn hơn 30 ngày: Trực tiếp làm việc với khách hàng, nhắc nhở lại các điều khoản ràng buộc giữa hai bên, quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong hợp đồng kinh tế, yêu cầu họ nhanh chóng trả nợ.
- Đối với hóa đơn quá hạn hơn 60 ngày: Thông báo lần cuối về yêu cầu trả nợ cho khách hàng.
- Đối với hóa đơn quá hạn hơn 90 ngày: Công ty có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật. Tuy nhiên trong kinh doanh việc thu nợ bằng con đường pháp luật là biện pháp cuối cùng và chỉ nên áp dụng với các khoản nợ không thể thu hồi được.
Lĩnh vực xây dựng thì sản phẩm luôn có giá trị lớn nên khi ký hợp đồng cần yêu cầu khách hàng ứng trước tiền hàng với giá trị khoảng 40% trở lên. Và khoản nợ còn lại khách hàng nên trả đúng hạn, nếu quá hạn thì cần trả lãi cho công ty với một mức lãi suất do hai bên thỏa thuận.
Thu nợ khách hàng.
- Đối với những hợp đồng thi công có giá trị lớn, công ty nên yêu cầu khách hàng thanh toán theo tiến độ công việc.
- Nếu khoản phải thu khách hàng là ngắn hạn thì công ty cần có biện pháp thu hồi nợ một cách nhanh chóng, đôn đốc khách hàng trả nợ cho công ty.
- Nếu khoản phải thu khách hàng là dài hạn, trường hợp nợ chưa đến hạn trả thì công ty gửi thư thông báo cho khách hàng để họ biết được thời hạn trả tiền cho công ty.
- Để tránh rủi ro lớn có thể xảy ra khi ký hợp đồng công ty có thể yêu cầu khách hàng ứng trước cho công ty một khoản tiền. Nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì khách hàng phải trả lãi suất cho công ty một mức lãi suất đã được hai bên thoả thuận khi ký hợp đồng.
- Trong quá trình kinh doanh, công ty nên tiến hành lập dự phòng khoản phải thu khó đòi để đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra.
Đối với hàng tồn kho
Là một Công ty xây dựng mục tiêu chính của quản lý hàng tồn kho của Công ty là kiểm soát và đầu tư vào tồn kho như thế nào để có hiệu quả nhất và yếu tố quyết định đến tồn kho của Công ty là khối lượng xây lắp trong kỳ và thời gian hoàn thành khối lượng xây lắp.
Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư, chi phí cho mỗi công trình nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, từ đó có kế hoạch giao cho các đơn vị thi công điều đó sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế mất mát lãng phí vật tư.
Vật tư khi mua về phải được kiểm tra chất lượng theo đúng kỹ thuật thi công công trình, nếu vật tư kém chất lượng vật tư sẻ gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
Do đặc thù của ngành xây dựng mà quá trình thi công được tiến hành trên những địa điểm khác nhau. Vì thế, việc phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu phải được tiến hành thích ứng theo từng công trình hoặc từng hạng mục công trình.
Nhu cầu mua nguyên vật liệu phụ thuộc vào nguồn cung cấp, khoảng cách từ nguồn cung ứng đến nơi thi công, dự toán và tình hình thực hiện khối lượng xây lắp đối với từng công trình, hạng mục công trình và việc xác định này phải tính toán cho từng loại vật liệu.
Sau đó Công ty sẽ tiến hành so sánh khối lượng từng loại vật liệu thực tế mua vào với dự toán.
Tại Công ty khi các đội xây lắp muốn ứng vật liệu để thi công, kế toán cần phải xem xét, đối chiếu xem đội đó đã ứng vật liệu chưa. Nếu lớn hơn so với dự toán thì không cấp vật liệu cho đội đó nữa.
Hàng tồn kho của công ty phần lớn bao gồm: Vật tư, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Với quy mô của công ty em nhận thấy tỷ trọng hàng tồn kho khá nhiều, công ty nên giữ một lượng hàng tồn kho hợp lý để tránh trường hợp gián đoạn thi công công trình, kéo dài thời gian thi công sẽ tốn kém chi phí, không hoàn thành kế hoạch đề ra. Bởi vậy, công ty nên có những biện pháp để dự trữ hàng tồn kho hợp lý vừa không bị gián đoạn thi công, vừa đỡ tốn kém chi phí dự trữ hàng tồn kho.
4. Biện pháp để giảm bớt lãi vay ngân hàng – nâng cao được hiệu quả kinh doanh
Hiện nay công ty đang thi công một số công trình lớn, thời gian thi công dài, ví dụ như: Công trình Viện Kiểm Soát Nhân Dân Hòa Vang, công trình Bãi rác Lăng Cô; công trình Thủy Điện Cửa Đạt, Khu du lịch EDEN…Hầu hết các công trình chỉ được tạm ứng một số phần trăm nhỏ so với công trình, do đó công ty phải đi vay để thi công công trình đến khi công trình hoàn thành bàn giao thì sẽ thanh toán. Vì vậy khoản vay ngân hàng là rất lớn. Do đó, theo em công ty nên bàn giao theo từng hạng mục đối với những công trình lớn, thời gian thi công dài, như vậy công ty sẽ chỉ vay với một khoản thấp.
KẾT LUẬN
---&---
Qua phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ta nhận thấy được tình hình kinh doanh của công ty, hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần VINACONEX Đà Nẵng tương đối tốt . Tuy nhiên như trên thì một số chỉ tiêu của công ty hiệu quả không cao và một số chỉ tiêu còn có hiệu quả chưa được tốt.
Trong quá trình thực tập nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của Th.S Nguyễn Thị Hồng Minh cũng như các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế toán – Tài chính của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Với mục đích áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, mặc dù đã rất cố gắng song với khả nắng còn hạn chế, điều kiện và thời gian thực tập tìm hiểu không nhiều, kinh nghiệm thực tế còn ít nên sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình viết đề tài. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, của ban lãnh đạo công ty nói chung và phòng tài chính - kế toán tại Công ty nói riêng để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn, các thầy cô khác và các anh chị trong phòng Kế toán – Tài chính đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2011
Sinh viên
Ngô Thị Huyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần VINACONEX Đà Nẵng.doc