Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Giá Rai

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân Hàng nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân Hàng. Từ đó giúp cho Ngân Hàng đứng vững trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể _ Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng qua 3 năm 2004 – 2006 _ Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Huyện Giá Rai qua 3 năm 2004 - 2006 trên cơ sở + Phân tích tình hình cho vay + Phân tích tình hình thu nợ + Phân tích tình hình dư nợ + Phân tích tình hình nợ quá hạn _ Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Huyện Giá Rai. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nguồn vốn huy động của ngân hàng như thế nào qua 3 năm 2004 – 2006? Doanh số cho vay của chi nhánh tăng giảm như thế nào qua 3 năm 2004 – 2006? Nợ quá hạn của chi nhánh cao hay thấp? 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Không gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tạingân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Giá Rai. Chưa đi thực tế tại các xã do không có điều kiện mà chỉ thực tập trực tiếp tại phòng kinh doanh vì vậy mà đề tài chỉ đưa ra những nhận xét chung dựa trên sự đánh giá của cá nhân về những yếu tố phân tích. 1.4.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu Thời gian làm đề tài từ ngày 05/03/2007 đến 11/06/2007. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Giá Rai qua 3 năm 2004 – 2006 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến tài nghiên cứu “Phân tích thực trạng rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai” do chị Nguyễn Hoàng Oanh thực hiện. Đề tài đã phân tích và chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và nêu ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tại Chi nhánh. Qua đó thấy được sự cần thiết của việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng và cần có giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro “Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành A” do anh Lê Thiện Phúc thực hiện. Đề tài đã phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng và đưa ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới. “ Phân tích hoạt động tín dụng Trung Dài hạn dối với Hộ nông dân ở NHNo&PTNT huyện Tân Thạnh” do Nguyễn Ngọc Sinh thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với Hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 1 GIỚI THIỆU . 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. MỤC TIÊU CHUNG 2 1.2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 CHƯƠNG 2 4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 4 2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ TÍN DỤNG . 4 2.1.2. NGUYÊN TẮC TÍN DỤNG 4 2.1.3. HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG . 5 2.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 5 2.2.1 PHƯƠNG PHÁP . 5 2.2.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG. 6 2.3. QUY TRÌNH VAY VỐN TẠI NHNO & PTNT HUYỆN GIÁ RAI . 8 2.3.1. NGUYÊN TẮC CHO VAY 8 2.3.2. ĐIỀU KIỆN CHO VAY 8 2.3.3. THỜI HẠN CHO VAY 9 2.3.4. MỨC CHO VAY 9 2.3.5. LÃI SUẤT CHO VAY 10 2.3.6. QUY TRÌNH CHO VAY 11 CHƯƠNG 3 13 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GIÁ RAI 13 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHN0 & PTNT GIÁ RAI. 13 3.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA HUYỆN GIÁ RAI 13 3.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN GIÁ RAI 13 3.1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNO & PTNT HUYỆN GIÁ RAI 14 3.2 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 15 3.2.1. VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG 15 3.2.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG . 15 3.2.3. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 15 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN TRONG NGÂN HÀNG 16 3.3.1. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ . 16 3.3.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 17 3.3.3 CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN 17 3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO & PTNT HUYỆN GÁI RAI QUA 3 NĂM 2004 – 2006 : . 19 CHƯƠNG 4 22 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO & PTNT HUYỆN GIÁ RAI QUA 3 NĂM 2004 - 2006 . 22 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HĐTD CỦA NHNO & PTNT HUYỆN GIÁ RAI 22 4.1.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 22 4.1.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY 24 4.1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ . 32 4.1.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ . 37 4.1.5. PHÂN TÍCH NỢ QUÁ HẠN . 42 4.2 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG . 46 4.2.1. TỶ LỆ DƯ NỢ/TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG (LẦN) 47 4.2.2. VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG 47 4.2.3 TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN 48 4.2.4. HỆ SỐ THU NỢ . 48 4.2.5. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN . 49 CHƯƠNG 5 50 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 50 5.1 NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN GIÁ RAI 50 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 51 5.2.1 MỞ RỘNG TÍN DỤNG GẮN LIỀN VỚI CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 51 5.2.2 TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN . 52 5.2.3 THỰC HIỆN TỐT CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO VÀ PHÂN CÔNG CỦA BAN GIÁM ĐốC 53 5.2.4 CHỦ ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ VÀ XỬ LÝ NỢ 53 CHƯƠNG 6 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 6.1. KẾT LUẬN 54 6.2. KIẾN NGHỊ 55 6.2.1 VÊ PHÍA NGÂN HÀNG . 55 6.2.2 CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG . 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 DANH MỤC BẢNG BẢNG 1: LÃI SUẤT CHO VAY TỪ NGÀY 01/01/2005 ĐẾN NAY 10 BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH 19 QUA 3 NĂM 2004 – 2006 19 BẢNG 3: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2004 – 2006 22 BẢNG 4: BẢNG TỔNG HỢP DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2004 – 2006 . 25 BẢNG 5: BẢNG TỔNG HỢP DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN 27 QUA 3 NĂM 2004 – 2006 CỦA CHI NHÁNH . 27 BẢNG 6: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2004 – 2006 29 BẢNG 7: BẢNG TỔNG HỢP DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2004 – 2006 . 34 BẢNG 8: BẢNG TỔNG HỢP DOANH SỐ THU NỢ TRUNG, DÀI HẠN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2004 – 2006 36 BẢNG 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2004 – 2006 37 BẢNG 10: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN 40 QUA 3 NĂM 2004 – 2006 40 BẢNG 11: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DƯ NỢ TRUNG HẠN 41 QUA 3 NĂM 2004 – 2006 41 BẢNG 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA CHI NHÁNH 42 QUA 3 NĂM 2004 – 2006 42 BẢNG 13: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN . 44 QUA 3 NĂM 2004 – 2006 44 BẢNG 14: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRUNG HẠN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2004 - 2006 45 BẢNG 15: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 46 DANH MỤC HÌNH HÌNH 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN HỒ SƠ VAY VỐN 11 HÌNH 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC . 17 HÌNH 3: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2004 – 2006 20 HÌNH 4: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA CHI NHÁNH 28 QUA 3 NĂM 2004 – 2006 28 HÌNH 5: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA CHI NHÁNH THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2004 – 2006 33 HÌNH 6: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA CHI NHÁNH THEO THỜI HẠN QUA 3 NĂM 2004 – 2006 38 HÌNH 7 : BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG . 43 QUA 3 NĂM 2004 – 2006 43

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Giá Rai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành chăn nuôi. Cụ thể như ngành TN-DV năm 2005 tăng 7.959 triệu đồng so với năm 2004 với tốc tộ tăng rất cao khoảng 203,76% đến năm 2006 ngành TN-DV doanh số cho vay tiếp tục tăng 11.278 triệu đồng đạt 95,05% so với năm 2005. Mặc dù ngành TN-DV là ngành có lợi nhuận thấp hơn nhưng rủi ro có thể dự đoán được hoặc nếu có rủi ro xãy ra thì ngành này có nhiều nguồn thu nên vẫn có thể bù đắp được. Bên cạnh đó ngành Chăn nuôi năm 2005 tăng về tuyệt đối so với năm 2004 là 2.606 triệu đồng về tương đối là 72,15%. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn tăng hơn 2005 là 75 triệu đồng với tốc độ chậm khoảng 0,07%. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn ngành chăn nuôi tiếp tục tăng 1.577 triệu đồng đạt 25,36% so với năm 2005. Ngành NTTS doanh số cho vay tiếp tục giảm 15.007 triệu đồng tốc độ giảm là 28,76% so với năm 2005. Ngoài việc nuôi tôm không đạt lợi nhuận cao nhiều Hộ đánh bắt thuỷ sản năm nay cũng không thuận lợi do giá cả nhiên liệu tăng cao và thời tiết bất thường làm ảnh hưởng nên ngư dân sản xuất lãi không cao. Tình hình cho vay trung hạn Mục tiêu của Ngân hàng là tập trung tính thanh khoản nên doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Cho vay trung hạn, dài hạn có đặc điểm là thời hạn thu hồi vốn dài, tốc độ luân chuyển đồng vốn lâu nên chi nhánh rất thận trọng trong việc xem xét cho vay và khi cho vay thì áp dụng mức lãi suất cao với phương thức trả lãi hàng tháng, trả vốn gốc theo kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng). Năm 2004 tổng doanh số cho vay trung hạn chiếm 32,71% trong tổng doanh số cho vay trung hạn và đến năm 2005 nó tiếp tục giảm xuống còn 27,44% tình hình vẫn không thay đổi khi năm 2006 giảm xuống còn 23,07% trong tổng doanh số cho vay trung hạn. Ngân hàng đã phân bổ cho vay trung hạn qua các năm theo bảng số liệu sau đây: Bảng 5: Bảng tổng hợp doanh số cho vay trung hạn qua 3 năm 2004 – 2006 của Chi Nhánh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % 1. Chăn nuôi 83 2.088 320 2005 2415,6 (1768) (84,67) 2. NTTS 57.374 30.460 14.486 (26.914) (46,91) (15.974) (52,44) 3. TN-DV - 130 920 130 - 790 607,69 4. Ngành khác 5.724 9.735 12.334 4.011 70 2.599 26,7 Tổng DSCV 63.181 42.413 28.060 (20.768) (32,87) (14.353) (33,84) (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Nhìn bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay trung hạn qua các năm giảm. Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay trung hạn đạt 63.181 triệu đồng nhưng đến năm 2005 chỉ tiêu này đạt 42.413 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 20.768 triệu đồng về tương đối là 32,87%. Năm 2006 lại tiếp tục giảm xuống còn 28.060 triệu đồng giảm hơn năm 2005 là 14.353 triệu đồng. Trong các ngành cho vay trung hạn thì ngành NTTS giảm mạnh từ 57.374 triệu đồng năm 2004 giảm xuống còn 14.486 triệu đồng vào năm 2006. Nguyên nhân là do trong những năm vừa qua các Hộ nuôi tôm công nghiệp đã trang bị tương đối ổn định các trang thiết bị dùng trong việc nuôi tôm như: mua máy bơm nước, cải tạo ao đìa,…nên việc cho vay trung hạn giảm. Mặt khác, do ngành này chứa đựng nhiều rủi ro nên Ngân hàng giảm bớt tỷ lệ cơ cấu vốn trung hạn NTTS để bổ sung cho các lĩnh vực khác đầu tư có hiệu quả hơn như đầu tư nhà ở, cho vay tiêu dùng… => Qua phân tích trên cho thấy chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung hạn để bảo đảm tính thanh khoản và vòng vay vốn nhanh điều này thể hiện qua đồ thị sau: Đvt: triệu đồng Hình 4: Biểu đồ tình hình cho vay của chi nhánh qua 3 năm 2004 – 2006 4.1.2.2. Phân tích theo đối tượng Để đánh giá việc đầu tư của Ngân hàng có đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân không. Chúng ta đi phân tích tình hình hoạt động cho vay theo đối tượng để thấy được sự phân bổ nguồn vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả chưa. Nhìn chung doanh số cho vay theo đối tượng qua 3 năm đều giảm. Năm 2004 tổng doanh số cho vay theo đối tượng là 174.800 triệu đồng đến năm 2005 thì chỉ tiêu này giảm xuống còn 154.543 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 20.257 triệu đồng về tương đối là 11,59% đến năm 2006 thì chỉ tiêu này giảm 14.287 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ giảm là 9,24% Bảng 6: Bảng tổng hợp tình hình cho vay theo đối tượng của Chi nhánh qua 3 năm 2004 – 2006 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 20.120 23.671 19.884 3.551 17,65 (3.787) (16) 2. Chăn nuôi 3.695 8.306 8.115 4.611 124,79 (191) (2,3) 3. NTTS 142.000 82.632 51.651 (59.368) (41,81) (30.981) (37,49) 4. TN-DV 3.906 11.995 24.063 8.089 207,09 12.068 100,6 5. Ngành khác 11.079 27.939 36.552 16.860 152,18 8.613 30,83 Tổng DSCV 180.800 154.543 140.265 (26.257) (14,52) (14.287) (9,24) (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Ngành trồng trọt Doanh số cho vay ngành Trồng trọt trong 3 năm 2004 - 2006 biến động không đều tăng lên rồi giảm xuống. Năm 2004 doanh số cho vay là 20.120 triệu đồng chiếm 11,51% trong tổng doanh số cho vay đến năm 2005 doanh số cho vay ngành này tăng 3.551 triệu đồng tương ứng tăng là 17,65% so với năm 2004. Nguyên nhân là do thực hiện theo chủ trương Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của Nhà nước, mặt khác do tiếp cận được với những tiến bộ Khoa học Kỹ thuật trong sản xuất nên các Hộ nông dân đề ra được những phương án khả thi, nhưng để thực hiện nó cần phải có những phương tiện máy móc, đầu tư kỹ thuật công nghệ, giống cây trồng,…nói chung đều cần nguồn vốn. Khi đó họ lại tìm đến Ngân hàng để được vay vốn vì thế trong năm 2005 chỉ tiêu này tăng. Tuy nhiên năm 2006 thì doanh số cho vay giảm 3.787 triệu đồng với tốc độ giảm là 16% so với năm 2005. Một phần là do mô hình sản xuất của Bà con nông dân tương đối ổn định nên không cần nhiều đến nguồn vốn ban đầu vì thế chỉ tiêu này giảm. Ngành chăn nuôi Năm 2004 doanh số cho vay của ngành đạt 3.695 triệu đồng nhưng đến năm 2005 thì chỉ tiêu này tăng lên đến 8.306 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 4.611 triệu đồng tăng về tương đối tăng là 124,79% so với năm 2004. Nguyên nhân là trong những năm gần đây nhiều hộ chăn nuôi theo mô hình VAC, sự đầu tư đổi mới con giống vật nuôi, nhập khẩu con giống nên đòi hỏi một lượng vốn cao làm cho doanh số cho vay ngành này tăng đáng kể. Đến năm 2006 thì có dấu hiệu giảm nhẹ hơn so với năm 2005 cụ thể là năm 2006 đạt 8.115 triệu đồng giảm tuyệt đối là 191 triệu đồng về tương đối là 2,3% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay ngành chăn nuôi giảm một phần là do dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại trên diện rộng gây khó khăn trở ngại cho nhiều hộ sản xuất. Ngành Nuôi trồng thủy sản Trong tổng doanh số cho vay theo đối tượng thì cho vay ngành NTTS chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay theo đối tượng so với các chỉ tiêu khác. Vì đây là ngành thế mạnh ở Địa phương tuy nhiên trong những năm vừa qua ngành nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn Huyện gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp, trong quá trình sản xuất thường bị rủi ro do đó Ngân hàng đã hạn chế đầu tư cho đối tượng này và đầu tư cho các ngành khác như ngành TN-DV nhằm phân tán rủi ro. Qua số liệu trên bảng ta thấy trong 3 năm qua 2004 – 2006 doanh số cho vay ngành NTTS giảm mạnh. Cụ thể là năm 2004 doanh số cho vay theo đối tượng ngành NTTS là 142.000 triệu đồng chiếm 78,54% trên tổng doanh số cho vay, đến năm 2005 thì chỉ tiêu này giảm còn 82.632 triệu đồng chiếm 53,47% trong tổng doanh số cho vay theo đối tượng của năm 2005. Năm 2006 lại tiếp tục giảm còn 51.651 triệu đồng chiếm 36,82% trong tổng doanh số cho vay. Được biết trong năm vừa qua nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp bị thiệt hại trên 60% nguồn vốn ban đầu có nhiều hộ mất trắng do dịch bệnh tôm chết liên tục nên ngân hàng đã giảm cho vay NTTS đối với nhiều hộ dân. Ngành Thương nghiệp – Dịch vụ Trong khi các chỉ tiêu khác có doanh số cho vay giảm thì ngành TN-DV có doanh số cho vay tăng với tốc độ khá cao điều này cho ta thấy được hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn Huyện đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Năm 2004 doanh số cho vay ngành TN-DV là 3.906 triệu đồng nhưng đến năm 2005 thì chỉ tiêu này tăng đột biến lên 11.995 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 8.089 triệu đồng tăng về tương đối là 207,09% so với năm 2004. Trong năm vừa qua nền kinh tế trên địa bàn huyện có bước phát triển mạnh nên nhiều hộ kinh doanh đã đầu tư sang lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ, có nhiều hộ thiếu vốn đã tìm đến ngân hàng xin vay để tiếp tục sản xuất do vậy mà doanh số cho vay ngành này của Ngân hàng tăng nhanh. Năm 2006 doanh số cho vay tiếp tục tăng so với năm 2005 là 12.068 triệu đồng với tốc độ tăng là 100,6%. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua các ngành TN-DV trên địa bàn hoạt động khá mạnh mẽ và có chiều hướng phát triển tốt, các cơ sở sản xuất từng bước đổi mới công nghệ, sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, lĩnh vực thương mại và dịch vụ phát triển tốt. Vì thế Ngân hàng đã từng bước chuyển dần cơ cấu đầu tư cho đối tượng này làm cho doanh số cho vay không ngừng tăng mạnh. Ngành Khác Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay Ngành khác trong 3 năm qua đều tăng. Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay của Ngành khác đạt 11.079 triệu đồng chiếm 6,34% trên tổng doanh số cho vay theo đối tượng và tăng lên 27.939 triệu đồng vào năm 2005 chiếm 18,08% tổng doanh số cho vay tăng về tương đối là 16.860 triệu đồng so với năm 2004. Nguyên nhân là trên địa bàn đã xuất hiện nhiều Hộ kinh doanh nhỏ lẻ sử dụng vốn vay từ Ngân hàng nông nghiệp làm cho doanh số cho vay năm 2005 tăng. Lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn gồm mua bán các loại vật tư nông nghiệp, dịch vụ cầm đồ, kinh doanh quán nước, tiệm tạp hóa,… Những lĩnh vực kinh doanh này hoàn toàn phù hợp với địa bàn huyện. Bên cạnh đó Ngân hàng còn cho vay các lĩnh vực khác như mua sắm cải thiện điều kiện sinh hoạt, xây dựng nhà ở, mua xe gắn máy,…cho các Hộ dân và các Cán bộ Nhà nước trên địa bàn Huyện. Đến năm 2006 thì chỉ tiêu này tiếp tục tăng so với năm 2005 tăng về tuyệt đối là 8.613 triệu đồng về tương đối là 30,83%. Với mức lãi suất và phân kỳ trả nợ phù hợp với mức lương của những cán bộ công nhân viên nhà nước vì thế mà nhiều người trong số họ đến ngân hàng xin vay để cải thiện và nâng cao đời sống sinh hoạt đã làm cho doanh số cho vay ngành này tăng nhanh trong những năm qua. Tóm lại: Nhìn chung doanh số cho vay qua 3 năm của chi nhánh giảm dần. Năm 2005 giảm 20.257 triệu đồng với tốc độ là 11,59% so với năm 2004. Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 32.902 triệu đồng với tốc độ giảm là 21,29%. Nguyên nhân chủ yếu là trong những năm qua Chi nhánh đang từng bước chuyển dần cơ cấu đầu tư, giữ vững thị trường Nông Thôn mở rộng các ngành Dịch vụ - Kinh doanh do đối tượng này đã là Khách hàng lâu năm của Ngân hàng Công Thương và Quỹ tín dụng. Bên cạnh đó Ngân hàng hạn chế cho vay 1 số đối tượng NTTS từ đó làm cho doanh số cho vay giảm đi. 4.1.3. Phân tích tình hình thu nợ Trong hoạt động Ngân hàng để có thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay thì đi đôi với công tác cho vay, Ngân hàng cũng cần quan tâm chú ý đến công tác thu hồi nợ. Ngân hàng phải thu hồi số nợ vay của Khách hàng để tiếp tục tái đầu tư vốn cho nền Kinh tế. Nếu Ngân hàng không thu hồi được nợ thì nguồn vốn của Ngân hàng sẽ bị đóng băng, kế hoạch Kinh doanh sẽ bị đảo lộn không thực hiện được. Do đó Ban lãnh đạo ngân Hàng phải có kế hoạch thu hồi nợ hợp lý, đó là vấn đề cần đặt ra đối với Chi nhánh. Tình hình thu nợ của chi nhánh qua 3 năm tăng giảm không đều. Tổng doanh số thu nợ năm 2004 là 156.652 triệu đồng sang năm 2005 thì tổng doanh số thu nợ giảm xuống còn 144.457 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 12.195 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm qua việc sản xuất của Bà con gặp nhiều khó khăn thời tiết không thuận lợi và tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại đã làm cho năng suất giảm nên việc trả nợ cho Ngân hàng là thấp. Tuy nhiên đến năm 2006 thì chỉ tiêu này tăng cao đạt 188.974 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 44.517 triệu đồng về tương đối tăng 30,82% so với năm 2005. Biểu đồ sau đây sẽ phản ánh tình hình thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm Đvt: Triệu đồng Hình 5: Biểu đồ tình hình thu nợ của chi nhánh theo thời hạn qua 3 năm 2004 – 2006 Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn đều tăng và chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ trọng doanh số thu nợ trung, dài hạn qua 3 năm. Do đặc điểm của cho vay ngắn hạn là có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi ngay trong năm, một mặt là do các khoản vay ngắn hạn thường có số tiền vay nhỏ mà phương thức trả nợ lại rất thuận lợi cho khách hàng (thường kéo dài theo chu kỳ kinh doanh, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ tốt) nên công tác thu hồi nợ của loại hình cho vay ngắn có nhiều thuận lợi. Cụ thể là năm 2004 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 60,28% còn lại là của trung và dài hạn. Đến năm 2005 và 2006 thì chỉ tiêu này là 63,04% và 69,95%. Nguyên nhân làm cho tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm tăng là do Đối với tín dụng ngắn hạn, đa số hộ vay dùng vốn vay để trang trải cho các chi phí sản xuất vụ mùa và khi hết vụ, sau khi thu hoạch, hộ vay đến Ngân hàng trả nợ. Vì vậy mà doanh số thu nợ ngắn hạn có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó thì tỷ trọng doanh số thu nợ trung và dài hạn qua 3 năm đều giảm. Chính sự khác nhau trong tốc độ tăng nêu trên làm cho tỷ trọng của doanh số thu nợ ngắn hạn và trung hạn cũng có sự biến động qua 3 năm nhưng xu hướng chung vẫn là doanh số thu nợ ngắn hạn cao hơn. Tình hình thu nợ được chia theo thời hạn là ngắn hạn và trung, dài hạn. 4.1.3.1 Tình hình thu nợ ngắn hạn Bảng số liệu sau đây thể hiện tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2004 – 2006 Bảng 7: Bảng tổng hợp doanh số thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh qua 3 năm 2004 – 2006 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 15.222 20.210 25.553 4.988 32,77 5.343 26,44 2. Chăn nuôi 2.924 3.898 6.136 974 33,31 2.238 57,41 3. NTTS 67.691 45.544 63.831 (22.147) (32,72) 18.287 40,15 4. TN-DV 2.366 4.485 12.578 2.119 89,56 8.093 180,45 5. Ngành khác 6.220 16.934 24.445 10.714 172,25 7.511 44,35 Tổng DSTN 94.423 91.071 132.543 (3.352) (3,55) 41.472 45,54 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2004 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 94.423 triệu đồng trong đó phần thu chủ yếu là ngành NTTS với số tiền là 67.691 triệu đồng chiếm 71,69% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2004. Đến năm 2005 thì chỉ tiêu này đạt 91.071 triệu đồng về tuyệt đối giảm 3.352 triệu đồng so với năm 2004. Nguyên nhân là do trong năm 2005 doanh số thu nợ của ngành NTTS giảm mạnh từ 67.691 triệu đồng xuống còn 45.544 triệu đồng về tuyệt đối giảm 22.147 triệu đồng về tương đối là 32,72% trong khi các ngành như: Trồng trọt, Chăn nuôi, TN-DV, và Ngành Khác thì doanh số thu nợ đều tăng. Đến năm 2006 thì doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh đạt 132.543 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 41.472 triệu đồng so với năm 2005. Ngành trồng trọt Trong những năm qua, chi nhánh NHN0 Giá Rai đã có những biện pháp hợp lý để thu nợ cũng như tạo điều kiện cho người vay trả nợ vay đúng hạn. Chẳng hạn như gửi giấy báo hoặc nhắc nhở những hộ vay sắp đến hạn trả nợ; Cán bộ tín dụng thường xuyên quan tâm, xem xét tình hình thu nhập của hộ vay để có những thông tin hữu ích cho công tác thu hồi nợ. Nhờ những biện pháp vừa nêu mà tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngành Trồng trọt khá cao và có xu hướng tăng cao. Nếu như năm 2005 doanh số thu nợ của ngành Trồng trọt là 20.210 triệu đồng thì năm 2006 chỉ tiêu này đạt 25.553 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 5.343 triệu đồng về tương đối là 26,44% so với năm 2005. Nguyên nhân là trong năm 2006 do Bà con nông dân sản xuất được mùa vì điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và có thị trường tiêu thụ tốt nên doanh số thu nợ có bước tăng trưởng khá cao. Ngành chăn nuôi Bên cạnh đó doanh số thu nợ của ngành Chăn nuôi cũng tăng vì đây là 1 lĩnh vực mà Ngân hàng mới đẩy mạnh cho vay gần đây, đặc biệt trong năm 2004 và năm 2005 do dịch cúm gia cầm xuất hiện nên nhu cầu tiêu thụ thịt heo và cá tăng vì thế thu nhập của hộ chăn nuôi heo, cá cũng tăng cao. Đó là thuận lợi lớn cho công tác thu nợ của Ngân hàng do vậy doanh số thu nợ ngành Chăn nuôi cũng có những bước nhảy vọt. Cụ thể là năm 2005 doanh số thu nợ đạt 3.898 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 974 triệu đồng về tương đối là 33,31% so với năm 2004. Đến năm 2006 thì chỉ tiêu này tăng rất cao đạt 6.136 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 2.238 triệu đồng về tương đối là 57,41% so với năm 2005. Ngành NTTS Trong năm 2004 thì doanh số thu nợ ngắn hạn ngành NTTS đạt 67.691 triệu đồng chiếm 71,69% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2004 đến năm 2005 thì chỉ tiêu này giảm xuống còn 45.544 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 22.147 triệu đồng giảm về tương đối là 32,72%. Nguyên nhân là do trong năm 2005 nhiều hộ nuôi tôm làm ăn thua lỗ nên không có tiền để trả ngân hàng đã làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành NTTS giảm. Đến năm 2006 thì doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành NTTS đã tăng lên 63.881 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 18.287 triệu đồng về tương đối là 40,15%. Trong khi các ngành như: TN-DV và ngành khác thì doanh số thu nợ ngắn hạn trong 3 năm đều tăng. 4.1.3.2. Tình hình thu nợ trung hạn Doanh số thu nợ trung và dài hạn qua 3 năm cũng tương tự nhu doanh số thu nợ ngắn hạn giảm rồi lại tăng. Nhưng tổng số tiền thu được của trung và dài hạn thì ít hơn và tốc độ tăng chậm hơn của doanh số thu nợ ngắn hạn. Bảng 8: Bảng tổng hợp doanh số thu nợ trung, dài hạn của chi nhánh qua 3 năm 2004 – 2006 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 238 63 112 175 73,53 49 77,78 2. Chăn nuôi 12 217 1.320 205 1708,33 1.103 508,29 3. NTTS 55.256 35.275 37.109 (19.981) (36,16) 1.834 5,2 4. TN-DV - - 140 - - 140 14000 5. Ngành khác 6.723 17.831 17.750 11.108 165,22 (81) (0,45) Tổng DSTN 62.229 53.386 56.431 (8.843) (14,21) 3.045 5,7 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngành NTTS vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số thu nợ. Vì thế việc thu hồi nợ của Ngân hàng bị ảnh hưởng trực tiếp với việc sản xuất của các Hộ trong ngành NTTS. Cụ thể năm 2004 doanh số thu nợ trung và dài hạn là 62.229 triệu đồng trong đó thu nợ ngành NTTS là 55.256 triệu đồng chiếm 88,79% tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2005 thì doanh số trung và dài hạn giảm còn 53.386 triệu đồng do doanh số thu nợ ngành NTTS giảm 19.981 triệu đồng so với năm 2004 trong khi doanh số thu nợ của các ngành Khác tăng 11.108 triệu đồng nhưng vẫn không lớn hơn số tiền thu nợ ngành NTTS giảm. Năm 2006 thì doanh số thu nợ có phần tăng trở lại vì doanh số thu nợ của các ngành đều tăng trong đó ngành Chăn nuôi tăng mạnh từ 217 triệu đồng năm 2005 tăng lên 1.320 triệu đồng năm 2006 tăng về tuyệt đối là 1.103 triệu đồng về tương đối là 508,29% so với năm 2005. 4.1.4. Phân tích tình hình dư nợ Dư nợ thể hiện lượng tín dụng mà Ngân hàng đã cung cấp chưa đến hạn thu hồi. Nó là chỉ tiêu phản ánh thực trạng tín dụng tại một thời điểm nhất định, thường là tại thời điểm cuối năm. Bảng 9: Tình hình dư nợ của chi nhánh qua 3 năm 2004 – 2006 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Dư nợ ngắn hạn 119.092 101.344 81.006 (17.748) (14,90) (20.338) (20,07) Dư nợ trung hạn 110.353 65.491 37.120 (44.862) (40,65) (28.371) (43,32) Tổng dư nợ 229.445 166.835 118.126 (62.610) (27,29) (48.709) (29,19) (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Ta thấy tình hình dư nợ qua 3 năm của chi nhánh đều giảm. Năm 2004 tổng dư nợ của chi nhánh đạt 229.445 triệu đồng trong đó dư nợ trung hạn chiếm 48,09% còn lại là dư nợ ngắn hạn. Đến năm 2005 thì tổng dư nợ là 166.835 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 62.610 triệu đồng về tương đối là 27,29% so với năm 2004 trong đó tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn giảm còn 39,25% với số tiền là 65.491 triệu đồng. Đến năm 2006 thì Tổng dư nợ tiếp tục giảm 48.709 triệu đồng so với năm 2005 trong đó dư nợ trung và dài hạn giảm mạnh từ 65.491 triệu đồng năm 2005 giảm xuống còn 37.120 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 28.371 triệu đồng về tương đối là 43,32% so với năm 2005. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong Tổng dư nợ điều này hoàn toàn phù hợp vì trong 3 năm qua Chi nhánh đã hạn chế cho vay trung và dài hạn nên dư nợ của chỉ tiêu này giảm mạnh qua các năm. Dư nợ ngắn hạn cũng giảm nhưng với tốc độ chậm hơn dư nợ trung và dài hạn. Năm 2006 là năm mà dư nợ ngắn hạn giảm nhiều, giảm về tuyệt đối là 20.363 triệu đồng về tương đối là 20,09% so với năm 2005 với số tiền là 81.006 triệu đồng. Biểu đồ sau sẽ thể hiện tình hình dư nợ của chi nhánh rỏ hơn ĐVT: Triệu Đồng Hình 6: Biểu đồ tình hình dư nợ của chi nhánh theo thời hạn qua 3 năm 2004 – 2006 Như ta đã biết thì dư nợ tăng khẳng định một điều rằng quy mô hoạt động của Ngân hàng được mở rộng, số lượng khách hàng tăng, cung cấp nguồn vốn cần thiết cho nền kinh tế, thu lãi được nhiều. Tuy nhiên dư nợ càng lớn thì luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Vì thế mà chi nhánh phần nào hạn chế chỉ tiêu dư nợ để cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro sao cho hợp lý. Tình hình dư nợ theo thời hạn được chia thành 2 loại đó là dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn. 4.1.4.1 Tình hình dư nợ ngắn hạn Tổng dư nợ ngắn hạn năm 2004 đạt 119.092 triệu đồng chiếm 51,91% tổng dư nợ trong đó doanh số dư nợ ngành NTTS luôn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể là 91.264 triệu đồng chiếm 76,63% tổng dư nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó là ngành Trồng trọt với số tiền là 20.969 triệu đồng. Năm 2005 giảm so với năm 2004 số tiền là 17.748 triệu đồng với tốc độ là 14,9%. Dư nợ giảm không phải là quy mô hoạt động bị thu hẹp mà do trong năm Huyện Giá Rai chia tách 4 xã sang huyện Đông Hải làm cho dư nợ giảm. Bên cạnh đó dư nợ ngành NTTS giảm mạnh so với năm 2004 số tiền là 32.087 triệu đồng với tốc độ là 35,16%. Nguyên nhân là vì Ngân hàng đã thu hẹp đầu tư đối với ngành NTTS chỉ lựa chọn những Hộ có khả năng thu hồi nợ tốt, trong khi đó các ngành khác dư nợ đều tăng là do Ngân hàng mở rộng quy mô đầu tư mà đặc biệt là ngành TN-DV tăng 7.330 triệu đồng với tốc độ là 262,35 triệu đồng so với năm 2004 được biết Ngân hàng phấn đấu là đầu tư cho chỉ tiêu này là tăng 10% trong tổng doanh số cho vay. Bảng 10: Bảng tổng hợp tình hình dư nợ ngắn hạn qua 3 năm 2004 – 2006 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 20.969 24.430 18.761 3.461 16,51 (5.669) (23,21) 2. Chăn nuôi 3.329 5.607 7.231 2.278 68,43 1.624 28,96 3. NTTS 91.264 59.177 32.511 (32.087) (35,16) (26.667) (45,06) 4. TN-DV 2.794 10.124 20.689 7.330 262,35 10.565 104,36 5. Ngành khác 736 2.006 1.814 1.270 172,55 (192) (9,57) Tổng DSDN 119.092 101.344 81.006 (17.748) (14,9) (20.338) (20,07) (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Nhìn vào bảng ta thấy trong năm 2005 dư nợ các ngành Trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành khác đều tăng so với năm 2004. Đến năm 2006 thì tổng dư nợ ngắn hạn tiếp tục giảm so với năm 2005 số tiền là 20.338 triệu đồng với tốc độ là 20,07%. Cùng với ngành NTTS có số dư nợ giảm còn có ngành Trồng trọt và ngành khác cũng có số dư nợ giảm theo. Trong đó ngành Trồng trọt giảm 5.669 triệu đồng với tốc độ giảm là 23,21% so với năm 2005 và ngành khác giảm nhẹ hơn với số tiền giảm là 192 triệu đồng so với năm 2005. Tuy nhiên ngành chăn nuôi và ngành TN-DV thì có số dư nợ tăng. Do ngân hàng ưu tiên cho nhành TN-DV nên số dư nợ ngành này tăng qua các năm. 4.1.4.2 Tình hình dư nợ trung hạn Bên cạnh việc phân tích dư nợ ngắn hạn chúng ta còn phân tích tình hình dư nợ trung hạn qua bảng số liệu sau đây: Bảng 11: Bảng tổng hợp tình hình dư nợ trung hạn qua 3 năm 2004 – 2006 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 202 139 27 (63) (31,19) (112) (80,58) 2. Chăn nuôi 71 1.942 912 1.871 2635,2 (1.030) (53,04) 3. NTTS 71.260 35.931 13.308 (35.329) (19,58) (22.623) (62,96) 4. TN-DV - 130 910 130 - 780 600 5. Ngành khác 38.820 27.349 21.963 (11.471) (29,55) (5.386) (19,69) Tổng DSDN 110.353 65.491 37.120 (44.862) (68,5) (28.371) (43,32) (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Nhìn chung dư nợ trung hạn của chi nhánh đều giảm qua 3 năm. Nguyên nhân là do Ngân hàng ưu tiên tập trung đầu tư cho vay ngắn hạn mặt khác, một phần làm cho dư nợ giảm là do trong năm 2005 Ngân hàng đã bàn giao 4 xã thuộc huyện Giá Rai về cho huyện Đông Hải. Năm 2004 dư nợ trung hạn đạt 110.353 triệu đồng trong đó dư nợ của ngành NTTS là 71.260 triệu đồng và ngành Khác là 38.820 triệu đồng các ngành còn lại chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Đến năm 2005 thì dư nợ giảm 44.862 triệu đồng so với năm 2004 với tốc độ giảm là 68,5% trong đó ngành NTTS giảm mạnh so với năm 2004 là 35.329 triệu đồng giảm gần phân nửa, bên cạnh đó ngành Khác cũng giảm 11.471 triệu đồng với tốc độ giảm là 29,55% so với năm 2004. Do các Hộ nông dân đã cải tạo vườn, trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị sản xuất nên Ngân hàng không cần thiết phải đầu tư mà để nguồn vốn đó đầu tư vào ngành khác như: Chăn nuôi, TN-DV điều đó đã làm cho dư nợ ngành Chăn nuôi tăng đáng kể từ 71 triệu đồng vào năm 2004 đã tăng lên 1.942 triệu đồng vào năm 2005 với tốc độ tăng rất nhanh 2.635,2%. Năm 2006 dư nợ tiếp tục giảm xuống còn 37.120 triệu đồng trong khi dư nợ các ngành đều giảm thì dư nợ của ngành TN-DV tăng với số tiền là 780 triệu đồng so với năm 2005. Cho thấy Ngân hàng đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn. Nếu những năm trước Ngân hàng không có dư nợ ngành TN-DV thì trong những năm gần đây Ngân hàng đầu tư nhiều vào lĩnh vực này điều đó làm cho dư nợ ngành TN-DV tăng. Hơn nữa Ngân hàng đầu tư vào nhiều lĩnh vực như vậy nhằm phân tán rủi ro của Ngân hàng. 4.1.5. Phân tích nợ quá hạn Như chúng ta đã biết, kinh doanh luôn mang trong nó sự rủi ro; đối với hoạt động ngân hàng hay cụ thể hơn là hoạt động tín dụng thì rủi ro đó là nợ quá hạn. Chính vì vậy mà em chỉ xem xét rủi ro tín dụng là chính. Nợ quá hạn là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với Tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Và nợ quá hạn cũng là một cơ sở để phản ánh chất lượng tín dụng của hoạt động ngân hàng. Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh qua 3 năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn ngắn hạn 724 1.949 1.013 1.225 169,2 (936) (48,02) Nợ quá hạn trung hạn 152 542 3.421 390 256,58 2.879 531,18 Tổng nợ quá hạn 876 2.491 4.434 1.615 184,36 1.943 78 Đvt: Triệu đồng (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Tổng nợ quá hạn của chi nhánh trong 3 năm qua tăng ngày càng cao. Năm 2004 nợ quá hạn là 876 triệu đồng đến năm 2005 tăng lên 2.491 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 1.615 triệu đồng về tương đối là 184,36%. Năm 2006 chỉ tiêu này là 4.434 triệu đồng tăng 1.943 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm 2005 Ngân hàng đã áp dụng văn bản quy định về việc phân loại nợ của Ngân hàng Nhà Nước theo đó một khách hàng có thể vay nhiều món vay nhưng nếu có một trong những món vay đó quá hạn thì toàn bộ những khoản vay đó được xem như quá hạn. Mặt khác, việc sản xuất của một số Hộ nông dân không hiệu quả và môt phần là do ý thức của người dân trong việc trả nợ cho Ngân hàng,… nên đã một phần nào làm cho nợ quá hạn tăng Đvt: triệu đồng Hình 7 : Biểu đồ tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm 2004 – 2006 Để hiểu rõ hơn thực trạng nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng, ta đi sâu phân tích các yếu tố về thời hạn như sau: 4.1.5.1 Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn Trước hết chúng ta đi phân tích nợ quá hạn theo thời gian ngắn hạn. Nếu nợ ngắn hạn cao sẽ làm cho vòng quay vốn của Ngân hàng bị giảm. Nợ quá hạn của Ngân hàng trong 3 năm tăng giảm không đều. Năm 2004 thì nợ quá hạn là 724 triệu đồng chiếm 82,65% tổng dư nợ trong đó dư nợ ngành NTTS là 516 triệu đồng ngành Trồng trọt là 168 triệu đồng. Năm 2005 thì dư nợ của Ngân hàng tăng mạnh với số tiền là 1.949 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 1.225 triệu đồng về tương đối là 169,2% so với năm 2004. Bảng 13: Bảng tổng hợp tình hình nợ quá hạn ngắn hạn qua 3 năm 2004 – 2006 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 168 442 336 274 163,1 (106) (23,98) 2. Chăn nuôi 8 61 174 53 662,5 113 185,25 3. NTTS 516 1.382 407 866 167,83 (975) (70,55) 4. TN-DV 15 - 32 (15) - 32 3200 5.Ngành khác 17 64 64 47 276,47 0 0 Tổng NQH 724 1.949 1.013 1.225 169,2 (936) (48,02) (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tăng trong năm qua là do dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao, đồng thời các Hộ vay ngắn hạn thường là vay NTTS và sản xuất nông nghiệp do đó khi mất mùa hoặc tôm chết thì họ không có khoản nào khác để bù đắp các món vay Ngân hàng. Qua đó cho thấy Ngân hàng cần quan tâm hơn đến các khoản cho vay ngắn hạn vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, đến nguồn vốn lưu động của Ngân hàng nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Năm 2006 thì dư nợ của Chi nhánh có dấu hiệu giảm nhẹ so với năm 2005 với số tiền là 936 triệu đồng. Nguyên nhân là trong năm 2006 dư nợ ngành NTTS giảm mạnh so với năm 2005 số tiền là 975 triệu đồng và dư nợ ngành Trồng trọt cũng giảm số tiền là 106 triệu đồng so với năm 2005 trong khi dư nợ các ngành chăn nuôi, TN-DV tăng nhưng không đáng kể 4.1.5.2 Tình hình nợ quá hạn trung hạn Bên cạnh phân tích nợ quá hạn ngắn hạn thì chúng ta cũng phân tích nợ quá trung hạn để xem việc đầu tư trang thiết bị, máy móc,…có đem lại hiệu quả không. Bảng số liệu sau đây sẽ thể hiện tình hình đó. Bảng 14: Bảng tổng hợp tình hình nợ quá hạn trung hạn của Chi nhánh qua 3 năm 2004 - 2006 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 26 139 27 113 434,62 (112) (80,58) 2. Chăn nuôi - - 37 - - 37 3700 3. NTTS 88 394 3.357 306 347,73 2.963 752,03 4. Ngành khác 38 9 - (29) (76,32) (9) (100) Tổng NQH 152 542 3.421 390 256,58 2.879 531,18 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) Nợ quá hạn trung hạn của Chi nhánh trong 3 năm qua đều tăng. Năm 2004 nợ quá hạn trung hạn của Chi nhánh là 152 triệu đồng chiếm 17,35% tổng nợ quá hạn nhưng đến năm 2005 thì chỉ tiêu này tăng 390 triệu đồng so với năm 2004 và tăng lên 3.421 triệu đồng vào năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dư nợ trung hạn của chi nhánh tăng là do dư nợ ngành NTTS là khá cao từ 88 triệu đồng vào năm 2004 đã tăng lên 3.421 triệu đồng vào năm 2006. Nguyên nhân làm cho dư nợ ngành NTTS tăng cao là do nhiều Hộ nuôi tôm trong những năm qua làm ăn thua lỗ trong khi Ngân hàng đang hạn chế cho vay trung hạn ngành NTTS vì thế nhiều Hộ không còn đủ vốn để khôi phục sản xuất từ đó làm cho một số hộ không đủ khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn trung hạn tăng. 4.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các Ngân hàng. Việc phân tích khoản đầu tư tín dụng của Ngân hàng là nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhờ đó, phía Ngân hàng có thể xác định được những rủi ro mà Ngân hàng đang hoặc sẽ gánh chịu để có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Việc phân tích hoạt động tín dụng ngoài việc dựa vào số liệu trên các bảng, ta còn có thể dùng các chỉ tiêu tài chính để phân tích. Bảng 15: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1. Tồng nguồn vốn huy động Triệu đồng 102.029 134.763 116.366 2. Tổng dư nợ Triệu đồng 229.445 166.835 118.126 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 174.800 154.543 140.265 4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 156.650 144.457 188.974 5. Nợ quá hạn Triệu đồng 876 2.491 4.434 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 220.371 198.140 142.457 7. Lợi nhuận Triệu đồng 5.009 8.924 1.861 8. Dư nợ/ Tổng NVHĐ = (2)/(1) Lần 2,25 1,24 1,02 9. Vòng quay vốn tín dụng = (4)/(6) Vòng 0,71 0,73 1,33 10. Tỷ lệ nợ quá hạn = (5)/(2)*100% % 0,38 1,49 3,75 11. Hệ số thu nợ = (4)/(3)*100% % 89,62 93,47 134,73% 12. Tỷ suất lợi nhuận = (7)/(6)*100% % 2,27 4,5 1,31 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) 4.2.1. Tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn huy động (lần) Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 3 năm 2004 – 2006 tình hình huy động vốn của Ngân hàng có tăng rồi giảm nhưng nhìn chung công tác huy dộng vốn còn thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của nguồn vốn huy động vào dư nợ. Năm 2004 tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn huy động là 2,25 lần. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 2,25 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2005 và 2006 chỉ tiêu này lần lượt là 1,24 và 1,02 lần. Như vậy nguồn vốn huy động của Ngân hàng sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên với nhu cầu về vốn của người dân rất cao với tình hình huy động vốn như hiện nay thì không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của người dân. Vì thế Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn như đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi, khuyến khích gửi tiền tiết kiệm dự thưởng. 4.2.2. Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng đánh giá hiệu quả đồng vốn cho vay của Ngân hàng, nó xác định số vòng luân chuyển bình quân của một đồng vốn cho vay trong khoảng thời gian nhất định. Vòng quay vốn nhất định càng cao có nghĩa là tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh và ngược lại. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy vòng quay vốn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Năm 2004 thì vòng quay vốn là 0,71 vòng và đến năm 2005 tăng lên 0,73 vòng tăng với tốc độ chậm. Nguyên nhân là do trong năm 2005 doanh số thu nợ giảm nhưng dư nợ bình quân cũng giảm với tốc độ giảm lớn hơn tốc độ giảm của doanh số thu nợ vì vậy mà vòng quay vốn tăng. Đến năm 2006 thì vòng quay vốn tăng với tốc độ rất nhanh đạt 1,33 vòng. Giải thích điều này là do công tác theo dõi và thu nợ của Ngân hàng có hiệu quả và phương án sản xuất của nhiều hộ dân khả thi, sản xuất có hiệu quả đã tạo cho các hộ vay có thu nhập ổn định, nên trả nợ đúng thời hạn. Nhận xét thấy vòng quay vốn tín dụng trong 3 năm đều ở mức khá cao từ đó có thể kết luận đồng vốn tín dụng quay vòng nhanh và mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh 4.2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn Đây là 1 trong những chỉ tiêu rất quan trọng, phản ảnh hiệu quả và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Trước đây theo quy định tỷ lệ nợ quá hạn không được vượt 1% và đến năm 2005 thực hiện phân loại nợ theo từng nhóm trong hoạt động Ngân hàng thì tỷ lệ nợ quá hạn cho phép là không được vượt 5%. Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh qua 3 năm đều tăng nhưng không vượt mức 5%. Do nợ quá hạn của chi nhánh tăng trong 3 năm qua đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng theo. Tuy Ngân hàng đã cố gắng kiềm chế nợ quá hạn, nhưng nợ quá hạn vẫn có chiều hướng gia tăng. Vì thế trong tương lai Chi nhánh cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản vay nhằm hạn chế nợ quá hạn, thực hiện phân tán rủi ro đầu tư nhiều ngành nghề, giữ vững thị trường nông thôn, dần dần chú trọng mở rộng thị trường dân cư tập trung, hộ sản xuất kinh doanh mua bán, TN-DV,…. 4.2.4. Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng doanh số cho vay có bao nhiêu đồng doanh số thu nợ. Vì vậy dựa vào chỉ số này chúng ta có thể kết luận về khả năng thu hồi vốn vay của Ngân hàng so với lượng vốn cho vay trong năm đó. Đây cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng cần xem xét khi đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ công tác thu hồi nợ vay của Ngân hàng càng có hiệu quả, bảo toàn được nguồn vốn đem đi đầu tư. Hệ số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Năm 2004 hệ số thu nợ là 89,62% năm 2005 tăng lên 93,47% và năm 2006 chỉ tiêu này là 134,73%. Nguyên nhân là tốc độ cho vay của chi nhánh trong 3 năm đều giảm trong khi tốc dộ thu nợ thì có phần tăng hơn. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cao. 4.2.5. Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm có chiều hướng biến đổi không cố định. Tỷ suất lợi nhuận năm 2004 là 2,27% đến năm 2005 thì tăng lên 4,5%. Nguyên nhân là do năm 2005 lợi nhuận của chi nhánh tăng cao với tốc độ 78,16% đạt số tiền là 8.924 triệu đồng trong khi đó dư nợ bình quân năm 2005 lại giảm. Đến năm 2006 thì chỉ tiêu này giảm xuống còn 1,31% thấp hơn năm 2005 là 3,19% một phần là do lợi nhuận của chi nhánh giảm 7.063 triệu đồng so với năm 2005. Mặc dù lợi nhuận giảm hơn năm trước nhưng hoạt động của chi nhánh vẫn có lãi, vẫn đảm bảo tiền lương của cán bộ trong Ngân hàng và trích lập môt phần vào quỹ của Chi nhánh. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 5.1 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Giá Rai Qua việc phân tích về tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm 2004 – 2006 ta thấy Ngân hàng đạt được những thành tựu đáng kể. Mặc dù, chi nhánh đã tách 4 xã thuộc huyện Gía Rai sang huyện Đông Hải làm cho dư nợ giảm đi gần 72 tỷ đồng trong năm 2005. Không vì thế mà hoạt động tín dụng của Ngân hàng giảm đi thay vào đó Ngân hàng được sự chỉ đạo của ngân hàng chấp trên và với những chính sách và chiến lược kinh doanh của mình trong 3 năm qua nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn đạt ở mức cao. Đó là do Ngân hàng có chính sách huy động vốn hợp lý mở rộng nhiều khách hàng gửi tiền như: Hộ kinh doanh gia đình, Bưu điện, Công ty Grobest Tân Phong,… Ngoài ra tình hình cho vay của chi nhánh có bước chuyễn mới theo đó là chi nhánh đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn nhằm phân tán rủi ro như các ngành: ngành TN-DV, cho vay tiêu dùng, ngành khác,… Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được chi nhánh còn tồn tại một số mặt hạn chế như: _ Cán bộ tín dụng quản lý địa bàn quá rộng lớn nên việc kiểm tra trước trong và sau khi cho vay ít nhiều cũng có hạn chế, không nhắc nhở kịp thời những món vay đến hạn nên chuyển sang nợ quá hạn ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ quá hạn còn cao _ Doanh số cho vay của chi nhánh còn thấp dẫn đến dư nợ của chi nhánh giảm _ Phần lớn khách hàng của Ngân hàng là nông dân mà ngành nông nghiệp chịu rủi ro cao do ảnh hưởng của thiên tai gây ra, thu nhập thấp nên không có vốn tích lũy để sản xuất và tái sản xuất. Vì vậy nguồn vốn để nông dân sản xuất là vay từ Ngân hàng do đó khi nông dân thất mùa hoặc giá cả thấp thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng gặp không ít khó khăn ảnh hưởng đến lợi nhuận của của ngân hàng. 5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Trong lĩnh vực kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều hướng đến mục tiêu hoạt động hiệu quả và đem lại lợi nhuận. Trong lĩnh vực Ngân hàng cũng không khác biệt gì, điều trước tiên quan tâm là lợi nhuận. Hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng đồng nghĩa với hiệu quả trong hoạt động tín dụng, bởi đây là mảng hoạt động chính của Ngân hàng. Qua quá trình phân tích các số liệu và chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của NHN0 Giá Rai, có thể rút ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Thứ nhất, nhằm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Thứ hai nhằm mục đích tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng. Và cuối cùng là đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương trong thời kỳ hội nhập. 5.2.1 Mở rộng tín dụng gắn liền với chất lượng tín dụng Với mục tiêu đặt ra trong xác định chiến lược kinh doanh của đơn vị là giữ vững thị trường nông thôn, dần dần mở rộng sang thị trường dân cư tập trung, hộ sản xuất kinh doanh mua bán, TN-DV,…Tuy nhiên việc mở rộng tín dụng phải gắn liền với chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong tín dụng. Chi nhánh đã đưa ra một số giải pháp cho việc mở rộng tín dụng gắn liền với chất lượng tín dụng như sau: _ Tiếp tục củng cố công tác hướng dẫn Khách hàng vào quy định vay trả đúng theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Tập dần thói quen tích lũy trả nợ, hạn chế tối đa (không cho) việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi. _ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của Khách hàng, phân loại Khách hàng đúng quy định, tuân thủ một cách tốt nhất các quy định cho vay hiện hành. _ Cán bộ tín dụng phải là người chịu trách nhiệm rỏ ràng trong quá trình quản lý nợ địa bàn. Phải linh hoạt, nhạy bén, nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời để quyết định đầu tư, là người trực tiếp tham mưu đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. _ Tăng cường quan tâm đến việc mở nghiệp vụ bảo lãnh đối với Khách hàng. 5.2.2 Tăng cường huy động vốn Qua phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh, cho thấy chi nhánh đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên theo xu thế phát triển để hội nhập, chi nhánh cần có những biện pháp linh động và hiệu quả hơn trong việc chăm lo công tác huy động vốn để tạo nguồn vốn tăng trưởng bền vững sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, nhằm đa dạng hoá khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngành Ngân hàng. 5.2.2.1. Chính sách Marketing. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh sôi nổi giữa các tổ chức tín dụng, việc ứng dụng Marketing Ngân hàng hiện nay là rất cần thiết trong hoạt động Ngân hàng. Vì thế ngân hàng cần đẩy mạnh tiếp thị hình ảnh của ngân hàng thông qua các chương trình tiết kiệm dự thưởng, khách hàng thân thiết,…với nhiều khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền. 5.2.2.2 Thực hiện điều chỉnh lãi suất linh hoạt. - Bằng nhiều hình thức huy động tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, ngắn hạn và dài hạn cơ cấu lãi suất thích hợp để hấp dẫn khách hàng gởi tiền. - Tạo điều kiện thuận lợi để cho khách hàng gởi và rút tiền, ngoài ra ngân hàng còn khuyến mãi bằng hiện vật cho khách hàng gởi tiền, nhất là khách hàng truyền thống. 5.2.2.2 Thực hiện điều chỉnh lãi suất linh hoạt. - Bằng nhiều hình thức huy động tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, ngắn hạn và dài hạn cơ cấu lãi suất thích hợp để hấp dẫn khách hàng gởi tiền. - Tạo điều kiện thuận lợi để cho khách hàng gởi và rút tiền, ngoài ra ngân hàng còn khuyến mãi bằng hiện vật cho khách hàng gởi tiền, nhất là khách hàng truyền thống. 5.2.3 Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo và phân công của Ban Giám Đốc _ Tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật trong điều hành hoạt động kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn các biểu hiện có dấu hiệu tiêu cực. _ Phân công nhiệm vụ gắn liền với trách nhiệm trên cơ sở có kiểm tra thông qua hiệu quả công việc được giao đối với Cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị. _ Giao trách nhiệm đối với lãnh đạo từng Phòng nghiệp vụ cụ thể trong công tác tham mưu giúp Ban giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị. Riêng đối với Phòng tín dụng ngoài việc điều hành trực tiếp tín dụng, cần phải có kế hoạch cụ thể hàng tuần với nội dung là sắp xếp các công việc cần thực trong tuần trình Ban Giám đốc theo dõi chỉ đạo. _ Triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản số 27/NHNoBL-KHKD ngày 04/01/2007 của Giám đốc ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu. _ Tổ chức phong trào vui chơi, hoạt động văn thể mỹ, phát động phong trào thi đua lập thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhằm tăng cường sức khỏe và kích thích tinh thần hoạt động của Cán bộ công nhân viên. 5.2.4 Chủ động trong công tác thu hồi nợ và xử lý nợ _ Đối với nợ đến hạn: Chủ động gửi giấy báo nợ đến Hộ vay vốn để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên đối với Hộ trong việc trả nợ vay, phải thật sự hạn chế tối đa đối với việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ. _ Đối với nợ gia hạn nợ (nếu có phát sinh): Chi nhánh có kế hoạch thu ngay tại từng thời điểm cụ thể, không chờ đến khi nợ gia hạn nợ đến hạn vì đây là những món nợ đã có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của đơn vị. _ Đối với nợ ngoại bảng: Kết hợp cùng địa phương cần có sự phân loại lại, nắm bắt tình hình kinh tế của Hộ để có kế hoạch thu hồi theo tháng hoặc quý. Chi nhánh sẽ có biện pháp chi trả hoa hồng đúng quy định đối với công tác thu hồi các đối tượng nợnày nhằm kích thích động viên tinh thần cá nhân cũng như tổ chức tham gia thu hồi theo tinh thần văn bản số 107/NHNoBL-KHKD. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Có lẽ chưa bao giờ hoạt động của NHNo&PTNT huyện Giá Rai lại phải chịu một sức ép lớn như hiện nay - khi mà bên cạnh những biến động bất thường về giá cả và tình hình thiên tai ngày càng khắc nghiệt, công việc làm ăn của nhiều hộ nông dân ngày càng khó khăn. Điều đó cũng đồng nghĩa với chuyện kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên bên cạnh chức năng kinh doanh, Chi nhánh không thể làm ngơ trước những khó khăn, gánh nặng trên vai người nông dân. Vì thế ngân hàng muốn chia sẽ giúp đở nông dân nhằm vượt qua khó khăn đó. Vấn đề là chia sẽ thế nào để duy trì hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển. Để đạt được yêu cầu đó Chi nhánh với ý thức coi trọng công tác huy động vốn từ trong dân, nhiều năm qua Chi nhánh đã có những chính sách lãi suất phù hợp, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và thu hút được khách hàng. Nhờ đó, số lượng tiền gửi ở đây luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng huy động trên địa bàn. Đối với đối tượng nông dân Chi nhánh tăng cường và duy trì tốt việc cho vay qua tổ, nhóm. Việc đầu tư tín dụng vừa dựa trên những định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, vừa thể hiện sự thành công trong chính sách điều hành tín dụng có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Đạt được những kết quả trên là do trong thời gian qua chi nhánh luôn được sự chỉ đạo của Huyện Ủy, UBND huyện, sự phối hợp thực hện của các Ngành các Cấp, sự chỉ đạo trực tiếp của NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu, sự trực tiếp điều hành hoạt động của Ban giám đốc, sự đoàn kết thống nhất của tập thể Cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị đã tạo điều kiện cho Chi nhánh NHNo huyện Giá Rai thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra. Bên cạnh những thành tích đạt được Ngân hàng còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế trong lĩnh vực hoạt động của mình. Khó khăn trước hết không thể xóa bỏ triệt để được chính là thiên tai, dịch bệnh, giá cả đầu vào tăng cao,… đã tác động trực tiếp đến sản xuất của nông dân và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động Ngân hàng. Thứ hai, do địa bàn không thuận lợi cho giao thông, gây khó khăn, tốn chi phí cao và mất thời gian trong công tác thẩm định, kiểm tra, đôn đốc thu nợ. Ngoài ra, tình hình huy động vốn nhàn rỗi trên địa bàn còn hạn chế, vấn đề nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng. Tóm lại Tuy còn những tồn tại và khó khăn nhất định nhưng trong thời gian qua Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Giá Rai đã đạt được những thành tích đáng kể. Thông qua hoạt động của mình, Ngân hàng đã kết hợp giữa lợi ích Ngân hàng và khách hàng với lợi ích của xã hội. 6.2. Kiến nghị Qua thời gian thực tập tại NHN0&PTNT Giá Rai, với những số liệu và thông tin thu thập được cho thấy hoạt động tín dụng của NHN0&PTNT Giá Rai trong 3 năm từ 2004 đến 2006 đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa kết quả đã có, theo em, thì cần chú trọng hơn nữa một số vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Sau đây em xin đề xuất một số kiến nghị về các vấn đề đó. 6.2.1 Về phía Ngân Hàng Chọn lọc khách hàng cho vay mới, trước khi cho vay chú trọng công tác thẩm định. Ngoài ra, trong suốt thời gian cho vay phải luôn theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc thu lãi và nợ gốc. Đa dạng hơn trong lĩnh vực cho vay, trong các thành phần kinh tế nhằm phân tán rủi ro. Cần mở rộng cho vay hình thức lưu vụ đối với hộ sản xuất nông nghiệp có uy tín vì vừa có thể tiết kiệm được các chi phí về thủ tục vay vốn lại vừa tiện lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các Cấp ủy, Chính quyền và các Ban ngành đoàn thể địa phương trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là công tác thu hồi nợ. Hiện nay địa bàn hoạt động thì rộng lớn mà Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xã thì thiếu vì vậy Ngân hàng cần bổ sung thêm Cán bộ tín dụng để việc quản lý tín dụng được chặt chẽ hơn. Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác marketing nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân chúng và các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện vốn còn rất lớn. 6.2.2 Chính quyền Địa Phương Cần ban hành các quy chế phân công, phân nhiệm rõ ràng nhằm giảm những thủ tục phiền hà cho người đi vay. Thống nhất giữa các cơ quan hữu quan trong việc cấp, sửa đổi, bổ sung các loại giấy tờ. Kết hợp với các tổ khuyến nông, khuyến ngư tập huấn cho Hộ nông dân, xây dựng các trung tâm giống cây trồng, vật nuôi. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: Giao thông vận tải, Thủy lợi, Đê điều,… nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, vận chuyển và tiêu thụ, hạn chế phần nào rủi ro do thiên tai. Trong công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa cần có những bước đi cụ thể hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Th.s Thái Văn Đại - Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại - Tủ sách Đại học Cần thơ, xuất bản năm 2005 Th.s Nguyễn Thanh Nguyệt & Th.s Thái Văn Đại - Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại - Tủ sách Đại học Cần Thơ, xuất bản năm 2004 Giáo sư TS Lê Văn Tư – Quản trị ngân hàng thương mại – NXB Tài chính năm 2005 Phó Giáo Sư Nguyễn Đăng Dờn - Tín dụng và nghiệp vụ Ngân hàng thương mại - Nhà xuất bản Tài chính 1998 Các tạp chí: tạp chí Ngân hàng, tạp chí tài chính, thị trường tài chính tiền tệ Báo cáo tài chính 3 năm từ 2004 đến 2006 của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Giá Rai Các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của NHN0 & PTNT Việt Nam có liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • pdfluan van.pdf
Luận văn liên quan