Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, GDP ngành Thuỷ sản giai đoạn 2003 – 2007 tăng 24.125 tỷ đồng lên đến 60.234 tỷ đồng (www.fistenet.gov.vn, ngày 25.03.2008). Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 10% (giai đoạn 1996 - 2003), 16,8 % ( giai đoạn 2003- 2007). Ngành Thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thủy sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng từ 3,4% (năm 2000) lên 3,93% vào năm 2003 và đạt 4,68 % năm 2007.
Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2007, ngành thủy sản đã có những bước tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thủy sản thời kỳ 2000-2007 đã được hoàn thành vượt mức. Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2006, đã sử dụng 679.218 ha nước mặn, lợ và 305.214 ha nước ngọt để nuôi thủy sản. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản
Nuôi cá nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hóa lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre nói riêng. Với lợi thế có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều lao động giỏi chuyên môn về thủy sản. Bên cạnh đó tỉnh còn có nhiều loại thức ăn tự nhiên cho cá. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản cho tỉnh, đặc biệt là cá tra. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh của việc cá tra thịt đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi tỉnh.
Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình và trang trại nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo.
Trong những năm vừa qua, giá cả cá tra thịt luôn biến động không ngừng, cùng với vụ bị kiện bán phá giá cá da trơn và việc cấm buôn bán cá da trơn Việt Nam tại một số bang của Mỹ do dư lượng kháng sinh và một số dịch bệnh lạ ngày càng xuất hiện nhiều trên cá đã tác động xấu đến nghề nuôi cá, gây tâm lý hoang mang trong hộ nuôi cá ở khu vực ĐBSCL nói chung. Đặc biệt là tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp nói riêng. Việc bức thiết hiện nay là đề xuất được các biện pháp để khắc phục hậu quả của dịch bệnh và đưa ra các giải pháp tìm đầu ra ổn định cho cá tra thương phẩm, giúp người nuôi cá tra khôi phục lại sản xuất và kiếm được nhiều lợi nhuận.Do đó em chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra trong ao ở Tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp” làm luận văn tốt nghiệp.
70 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2812 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong ao ở Bến Tre và Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suất
Theo kết quả khảo sát, năng suất cá trung bình 336,68 tấn/ha/vụ (±127,91). Ở Bến Tre năng suất cao nhất là 564 tấn/ha/vụ, thấp nhất 150 tấn/ha/vụ, trung bình đạt 300,54 tấn/ha/vụ (±106,75) thấp hơn so với năng suất ở Đồng Tháp. Năng suất nuôi cá trung bình ở Đồng Tháp đạt 372,83 tấn/ha/vụ (±138,25). Nhìn chung năng suất cá nuôi của các hộ trong khu vực khảo sát là tương đối cao nhưng phần lớn chỉ đạt cao ở vụ một. Cá tra là đối tượng nuôi có thể cho lợi nhuận rất cao nhưng mức độ rủi ro cũng không thấp. Năng suất cá tra thu được có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi nhuận của mô hình nuôi, năng suất chịu sự tác động của nhiều yếu tố như mật độ nuôi, tỷ lệ sống, kỹ thuật chăm sóc, quản lý, mức độ đầu tư cũng như qui mô kỹ thuật của mô hình.
Bên cạnh năng suất thì kích cỡ cá thu hoạch và giá bán sản phẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó người nuôi phải dự tính thời điểm thu hoạch để cho lợi nhuận cao nhất.
4.2.2. Chí phí, doanh thu, thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của hộ nuôi tại vùng khảo sát
Qua kết quả điều tra ta thấy tổng chi phí của hộ phải bỏ ra cho một vụ sản xuất/ha với mức đầu tư trung bình là 4.268.504.000 đồng/ha/vụ. Mức đầu tư chi phí sẽ khác nhau tùy từng vùng và phụ thuộc vào giá cả, hình thức mua... Ở Bến Tre có tổng mức chi phí đầu tư là 3.868.778.203 đồng/ha/vụ, còn ở Đồng Tháp thì mức đầu tư cao hơn nhiều do ảnh hưởng của chi phí cố định, trong đó phải kể đến đầu tiên là chi phí khấu hao công trình và giá thuê đất, kế đến là chi phi biến đổi, trong đó chi phí thức ăn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng cơ cấu chi phí. Tổng mức chi phí đầu tư của Đồng Tháp là 4.668.230.125 đồng/ha/vụ.
Qua điều tra tại vùng khảo sát, tổng doanh thu của hộ nuôi là ở Đồng Tháp là 5.331.021.426đồng/ha/vụ(±1.945.052.615), Bến Tre là 4.235.065.805 đồng/ha/vụ(±1.535.190.952 đồng/ha/vụ), cao nhất là 7.952.405.243 đồng/ha/vụ thấp nhất là 2.115.562.035 đồng/ha/vụ. Thu nhập trung bình của hộ nuôi tại vùng khảo sát 4.783.043.245 đồng/ha/vụ. Nhìn chung qua số liệu khảo sát các hộ nuôi cá tra đều thu được lợi nhuận và trung bình đạt mức lợi 514.542.632 đồng/ ha/vụ (±643.825.689) trong đó có 14,2% số hộ bị lỗ. Ở Bến Tre và Đồng Tháp có số hộ lỗ bằng nhau chiếm 14,5 %, lợi nhuận trung bình đạt được là 366.285.632 đồng/ha/vụ (±522.701.124), Ở Đồng Tháp lợi nhuận mà hộ nuôi thu được cao hơn ở Bến Tre, lợi nhuận cao nhất 2.300.193.785 đồng/ha/vụ, trung bình đạt 366.296.856 đồng/ha/vụ. Tỷ suất lợi nhuận ở vùng khảo sát trung bình là 13,38 lần, ở Bến Tre tỷ suất lợi nhuận so với Đồng Tháp thì thấp hơn nhiều, tỷ suất trung bình của hộ nuôi ở Bến Tre là 9,93 lần, còn ở Đồng Tháp thì tỷ suất bình quân của hộ nuôi là 16,83 lần. Qua việc điều tra tại vùng khảo sát thì thấy rằng chi phí đầu tư ban đầu cho việc nuôi cá tra khá lớn, nhất là chi phí thức ăn, thuốc hoá chất và chi phí công trình ao, bên cạnh đó dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm cho cá tra chết hàng loạt, giá cả thức ăn, thuốc đều tăng lên, thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra cũng không ổn định thường xuyên biến động, ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi cá tra. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ sở, hộ nuôi đã khắc phục được những yếu tố trên, làm cho việc nuôi cá tra mang lại lợi nhuận rất cao, góp phần cải thiện cuộc sống cho mình và tạo công ăn việc làm cho những hộ xung quanh.
Bảng 4.4. CHI PHÍ, THU NHẬP, DOANH THU, LỢI NHUẬN,
TỶ SUẤT LỢI NHUẬN Ở VÙNG KHẢO SÁT
Diễn giải
Đơn vị tính
Bến Tre
Đồng Tháp
Tổng
1. Tổng chi phí/ha/vụ
Ngàn đồng
N
Hộ
35
35
70
Trung bình
Ngàn đồng
3.868.778
4.668.230
4.268.504
Độ lệch chuẩn
Ngàn đồng
1.437.315
1.856.513
1.696.623
2. Tổng doanh thu
Ngàn đồng
N
Hộ
35
35
70
Trung bình
Ngàn đồng
4.235.065,8
5.331.021,4
4.783.043,2
Độ lệch chuẩn
Ngàn đồng
1.535.190
1.945.052
1.689.253
2. Thu nhập/ha/vụ
Ngàn đồng
N
Hộ
35
35
70
Trung bình
Ngàn đồng
423.513
533.109
478.312
Độ lệch chuẩn
Ngàn đồng
153.523
194.513
182.493
3. Lợi nhuận/ha/vụ
Ngàn đồng
N
Hộ
35
35
70
Trung bình
Ngàn đồng
366.287,5
662.791,4
514.539,4
Độ lệch chuẩn
Ngàn đồng
522.705,4
722.998,2
643.818,0
4. Tỷ suất lợi nhuận
%
N
Hộ
35
35
70
Trung bình
%
9,9
16,8
13,3
Độ lệch chuẩn
%
12,4
17,4
15,4
(Nguồn : theo số liệu điều tra năm 2008)
4.2.3. Phân tích cơ cấu chi phí của mô hình nuôi cá tra tại vùng khảo sát
a) Chi phí cố định
Chi phí cố định bao gồm các khoản mục: khấu hao công trình, khấu hao máy móc thiết bị và thuê đất. Trong đó, chi phí khấu hao công trình là lớn nhất (10.989.400 đồng/ha/vụ) bao gồm những chi phí ban đầu để xây dựng ao nuôi được khấu hao từ 5-10 năm. Kế đến là chi phí tiền thuê đất hằng năm của cơ sở (4.979.815 đồng/ha/vụ) đây là khoản chi phí khá lớn đối với những hộ nuôi phải thuê đất để sản xuất, và cuối cùng là chi phí tiền thiết bị máy móc, nhà xưởng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất (1.873.200 đồng/ha/vụ) như máy bơm, quạt nước.
Tổng chi phí cố định của ở Bến Tre là 18.199.623 đồng/ha/vụ chiếm 0,47% của tổng chi phí (Bảng 4.5) với chi phí lớn nhất là khấu hao xây dựng công trình (81,9%) trong tổng chi phí cố định. Đây là chi phí xây dựng ban đầu gồm chi phí xây dựng ao nuôi, chi phí xây dựng cống. Số còn lại là chi phí tiền thuê đất (10%), chi phí khấu hao máy móc thiết bị (8,1%). Độ lệch chuẩn của chi phí cố định là 13.040.412 đồng/ha/năm, cho thấy mức độ đầu tư cho công trình và trang thiết bị của các hộ nuôi cá tra chưa đồng đều.
Tổng chi phí cố định trung bình của mô hình nuôi cá tra ở tỉnh Đồng Tháp là 17.342.900 đồng/ha/vụ. trong đó chi phí công trình ao vẫn chiếm một tỉ lệ khá cao (60,4% ), kế tiếp là chi phí thuê đất chiếm tới (26,3%). Đồng Tháp là vùng nuôi cá tra đạt hiệu quả rất cao nên đa số dân từ nơi khác đến để thuê dùng cho việc nuôi cá tra. Do đó ở Đồng Tháp có chi phí thuê đất rất cao trong tổng lượng chi phí cố định. Chi phí khấu hao thiết bị máy móc, nhà xưởng chiếm (13,4%). Độ lệch chuẩn của chi phí cố định là 14.138.800 đồng/ha/vụ, cho thấy mức độ đầu tư của hộ nuôi cho công trình ao và trang thiết bị cũng có nhiều biến động.
Bảng 4.5: CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA TẠI VÙNG KHẢO SÁT
Đơn vị tính: triệu đồng/ha/vụ
Mô hình
Khấu hao công trình/ha/vụ
Chi phi thuê đất/ha/vụ
khấu hao thiết bị/ha/vụ
Tổng CP cố định/ha/vụ
TB
ĐLC
%
TB
ĐLC
%
TB
ĐLC
%
TB
ĐLC
Bến Tre
13518,8
8970,9
81,9
2657,1
7006,9
10,0
2099,7
3584,2
8,1
18199,6
12034,0
Đồng Tháp
8460,0
5258,7
60,4
7236,1
13945,2
26,3
1646,8
999,2
13,4
17342,9
14138,8
Tổng
10989,4
7731,3
71,1
4989,8
11241,8
17,1
1873,2
2621,9
11,8
17771,2
13040,4
( Nguồn: theo số liệu điều tra năm 2008)
b) Chi phí biến đổi
Tổng chi phí biến đổi trung bình của mô hình nuôi cá tra ở vùng khảo sát là 4.268.504.200 đồng/ha/vụ (99,5% tổng chi phí). Trong đó, chi phí mua và vận chuyển thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (82,9%), kế đến là chi phí mua và vận chuyển cá giống (8,3%), chi phí thuốc và hóa chất (5,%), chi phí trả công lao động thuê mướn (1,1%), chi phí sên vết, cải tạo và chi phí trả công thu hoạch chiếm (1,2%), chi phí nhiên liệu và trả tiền vay (0,9%). Còn lại các khoản chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Tổng chi phí biến đổi trung bình của mô hình cá tra ở Bến Tre là 3.850.578.800 đồng/ha/vụ (99,5% tổng chi phí). Chi phí mua và vận chuyển thức ăn chiếm 82,9 % trong tổng chi phi biến đổi. Trong chi phí biến đổi đứng thứ 2 là chi phí mua giống và vận chuyển cá giống (8,1%), kế đó là chi phí thuốc và hoá chất (5,6%), chi phí lao động thuê mướn thường xuyên (1,2%). Các khoản chi phí còn lại không đáng kể.
Tổng chi phí biến đổi trung bình của mô hình nuôi cá tra ở tỉnh Đồng Tháp là 8.873.690.153 đồng/ha/vụ (99,6% trong tổng chi phi), tổng chi phí biến đổi thì chi phí thức ăn luôn chiếm một tỉ trọng rất cao khoảng (89,9%), kế tiếp là chi phí mua và vận chuyển cá giống (8,6%), chi phí thuốc hóa chất chiếm (4,4%), chi phí lao động thường xuyên và trả công thu hoạch (1,6%). Các khoản chi phí còn lại không đáng kể.
Bảng 4.6: CHI PHÍ BIẾN ĐỔI CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA Ở VÙNG KHẢO SÁT
Diễn giải
Đvt
Bến Tre
Đồng Tháp
Tổng
Tổng chi phí biến đổi/ha/vụ
- Trung bình
1000 đồng
3850578,8
4650887,1
4250732,9
- Độ lệch chuẩn
1000 đồng
1436880,2
1855874,1
1696163,7
Cơ cấu chi phí biến đổi
%
100
100
100
Chi phí sên vét, cải tạo ao
%
0.5
0.6
0.6
Chi phí mua và vận chuyển cá giống
%
8.1
8.6
8.3
Chi phí thuốc thú y thủy sản
%
5.6
4.4
5.0
Chi phí mua và vận chuyển thức ăn
%
82.9
83.1
82.9
Chi phí xăng dầu, điện
%
0.3
0.5
0.5
Chi phí trả công thu hoạch cá
%
0.6
0.5
0.6
Chi phí trả công lao động thuê mướn
%
1.2
1.0
1.1
Chi phí lao động nhà
%
0.4
0.3
0.3
Chi phí trả tiền lãi vay
%
0.1
0.6
0.4
Chi phí mua vật dụng , sữa chữa nhỏ
%
0.2
0.3
0.2
Chi phí khác
%
0.1
0.1
0.1
(Nguồn : theo số liệu điều tra năm 2008)
c) So sánh tổng chi phí của mô hình nuôi cá tra vùng khảo sát
Tổng chi phí bình quân ha/vụ của các mô hình khoảng 4.268.504.00 đồng/ha/vụ (±1.696.162.235), trong đó chi phí biến đổi chiếm 99,5% và chi phí cố định (0,5%). Chi phí cố định ở Bến Tre lớn hơn ở Đồng Tháp vì đây là vùng mới nuôi gần nên giá cả chi phí cho công trình ao, thiết bị máy móc sẽ tăng lên so với thời gian trước.
Ở Bến Tre tổng chi phí trung bình cho vụ nuôi/ha là 3.868.778.203 đồng/ha/vụ (±1.437.186.512) thấp hơn so với Đồng Tháp, tổng chi phí trung bình cho 1ha nuôi là 4.668.230.125 đồng (±1.856.253.634). ở Đồng Tháp có chi phí cố định và chi phí biến đổi luôn cao hơn so với Bến Tre. Do ở các hộ nuôi ở Đồng Tháp phần lớn là thuê đất nuôi, mặt khác chi phí thức ăn và hoá chất cao hơn nhiều so với Bến Tre, ở Đồng Tháp có hệ số chuyển đổi thức ăn rất cao bình quân 1,58. Do đó đã làm cho tổng chi phí nuôi của các hộ nuôi cá tra ở Đồng Tháp cao hơn nhiều so với Bến Tre.
Bảng 4.7: CƠ CẤU TỔNG CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA TẠI VÙNG KHẢO SÁT
Khoản mục
Đvt
Bến Tre
Đồng Tháp
Tổng
Tổng chi phí (1000d/vụ)
- Trung bình
1000 đồng
3868778,3
4668230,2
4268504,2
- Độ lệch chuẩn
1000 đồng
1437319,2
1856472,2
1696566,9
Cơ cấu chi phí (%)
%
100.0
100.0
100.0
- Chi phí cố định
%
0.5
0.4
0.5
- Chi phí biến đổi
%
99.5
99.6
99.5
(Nguồn: theo số liệu điều tra năm 2008)
4.3. PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NUÔI CÁ TRA TRONG AO Ở TỈNH BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
Để phản ánh hiệu quả kinh tế của người nuôi cá tra ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu của các hộ nuôi cá tra thịt trong ao.
- Thu nhập là giá trị còn lại sau khi lấy hiệu của doanh thu và chi phí chưa có công lao động nhà.
- Lợi nhuận là kết quả của doanh thu trừ đi tổng chi phí đã có công lao động nhà được quy ra tiền. Đây là giá trị thực sự mà người chăn nuôi có được từ hoạt động nuôi cá tra.
- Để thấy rõ hơn hiệu quả kinh tế của người nuôi cá tra và so sánh xem giữa tỉnh Bến Tre và tỉnh Đồng Tháp coi vùng nào nuôi cá tra đạt hiệu quả hơn ta tiến hành phân tích các tỷ số tài chính sau:
Theo điều tra tại vùng khảo sát và kết hợp với việc tính toán ta thấy rằng thu nhập trên chi phí bằng 0,15 lần. Điều này có nghĩa là 1 đồng chi phí bỏ ra thì hộ nuôi cá thu được trung bình 0,15 đồng thu nhập, Ở Bến Tre thì tỷ số này nhỏ hơn ở Đồng Tháp, tỷ suất thu nhập trên chi phí trung bình ở Đồng Tháp là 0,17 lần, còn Bến Tre là 0,14 lần, điều này có nghĩa là 1 đồng chi phí đầu tư cho việc nuôi cá của hộ ở Bến Tre thì thu được 0,14 đồng. Hay nói cách khác để có được 1 đồng thu nhập thì hộ phải bỏ 7,14 đồng chi phí đầu tư.
Mặt khác qua điều tra ta cũng thấy rằng tổng thu nhập với doanh thu của vùng khảo sát trung bình 0,11 lần. Có nghĩa là 1 đồng doanh thu thì người nuôi sẽ có được 0,11 đồng thu nhập. Tỷ số này ở Đồng Tháp vẫn cao hơn Bến Tre vì đây là vùng sản xuất trước năng suất và sản lượng đạt rất cao. Do đó, nó ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của hộ, Ở Đồng Tháp tỷ số này là 0,12 lần, còn Bến Tre là 0,08 lần. Tỷ số giữa lợi nhuận và tổng chi phí đã có lao động nhà trung bình ở vùng khảo sát là 0,15 lần, ở Bến Tre là 0,1lần và 0,17 lần là ở Đồng Tháp. Điều đó có nghĩa là khi hộ nuôi cá ở Đồng Tháp bỏ ra 1 đồng chi phí thì họ sẽ thu được 0,17 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên việc nuôi cá tra trong thời điểm này thì rủi ro cao hơn do trình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, dịch bệnh lan tràn, chi phí thức ăn, thuốc và các chi phí khác đều tăng, nhưng giá cao cá tra lại giảm xuống thê thảm. Các nhân tố trên ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của hộ, do đó hộ nuôi biết khắc phục phần nào các yếu tố trên thì sẽ làm lợi nhuận tăng lên đáng kể. Tỷ số lợi nhuận trên doanh trung bình tại vùng khảo sát là 0,11 lần. Điều này có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu từ việc nuôi cá tra thì sẽ có 0,11 đồng lợi nhuận. Đây là số tiền thật sự mà hộ nuôi nhận được. Qua kết quả phân tích cho thấy việc nuôi cá tra có lãi và đem lại hiệu quả tài chính khá cao cho các hộ nuôi.
Bảng 4.8: BẢNG CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HỘ NUÔI CÁ TRA Ở TỈNH BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
Các tỷ số
Bến Tre
ĐLC
Đồng Tháp
ĐLC
Tổng
ĐLC
TN/CP chưa có công lao động nhà
0,10
0,13
0,17
0,17
0,14
0,15
Thu nhập/doanh thu
0,08
0,09
0,13
0,12
0,11
0,11
LN/CP có công lao động nhà
0,10
0,12
0,17
0,17
0,13
0,15
Lợi nhuận/doanh thu
0,08
0,09
0,13
0,12
0,10
0,11
(Nguồn: theo số liệu điều tra năm)
4.4. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ CHI PHÍ, NĂNG SUẤT, LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN Ở VÙNG KHẢO SÁT
4.4.1. Sự khác biệt về tổng chi phí, năng suất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở vùng khảo sát
Bảng 4.9. SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỔNG CHI PHÍ, NĂNG SUẤT, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN Ở BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
Diễn giải
Trung bình
Z
Sig
Bến Tre
Đồng Tháp
1. Tổng chi phí ( ngàn đồng/ha/vụ)
3.868.778,5
4.668.230,6
-1,83
0,068
2. Doanh thu (ngàn đồng/ha/vụ)
4.235.065,8
5.331.021,4
- 2,44
0,015
2. Năng suất (kg/ha/vụ)
300,53
372,83
-2.27
0,022
3. Lợi nhuận (ngàn đồng/ha/vụ)
366.287,5
514.539,4
-2,12
0,034
4. Tỷ suất lợi nhuận (%)
9,9
16,8
-1,93
0,05
(Nguồn: theo số liệu điều tra năm 2008)
Mức ý nghĩa 0,05
Theo kết quả bảng trên ta thấy tổng chi phí giữa hai tỉnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), điều đó chỉ ra rằng mức độ đầu tư của hai tỉnh là như nhau.
Doanh thu, năng suất và lợi nhuận của Bến Tre và Đồng Tháp đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Vì ở Đồng Tháp có kinh nghiệm và số lượng cá được thả nuôi với mật độ cao hơn và được đầu tư kỹ thuật tốt hơn nên sản lượng cá thu hoạch rất lớn, từ đó làm cho doanh thu, năng suất và lợi nhuận cao hơn ở Bến Tre. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận thấp, thì ở Bến Tre có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,05)
4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN
4.5.1. Phương trình tương quan đa biến
Trong các hoạt động sản xuất, năng suất hay lợi nhuận (biến phụ thuộc) chịu sự tác động và thường là sự tương tác đồng thời của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài để xét mối tương quan giữa độc lập các yếu tố kỹ thuật và kinh tế lên biến phụ thuộc (năng suất hay lợi nhuận) ta sử dụng phương trình tương quan đa biến có dạng như sau:
Y = A + B1 X1 + B2 X2 + B3X3… + Bn Xn
Trong đó, Y: Năng suất hay lợi nhuận (biến phụ thuộc)
A: Hắng số
X1…Xn: Là các biến độc lập giả định có ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận
B1…Bn: Hệ số của Xi
4.5.2. Phương trình năng suất
Theo kết quả phân tích số liệu thì năng suất tôm nuôi của các mô hình chịu tác động đồng thời của nhiều yếu tố kỹ thuật như bảng sau:
Bảng 4.10. TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT
STT
Diễn giải
B
Std. Error
t
sig
Hằng số
-46.689
33.721
-1.385
0.172
1
Số ao trong nuôi thịt(cái)
-1.765
1.585
-1.114
0.270
2
Tần suất thay nước trong nuôi cá (ngày/ lần)
-3.984
6.485
-0.614
0.541
3
Tỷ lệ thể tích thay nước trong ao nuôi (%/lần thay)
0.403
0.466
0.865
0.390
4
Kích cỡ bình quân cá giống khi mua (phân)
30.301
14.493
2.091
0.041
5
Mật độ thả nuôi (con/m2)
1.302
0.417
3.120
0.003
6
Chi phí cố định (triệu đồng/ha)
0.069
0.032
-2.152
0.036
7
Chi phí sên vét (triệu đồng/ha)
0.757
0.226
3.349
0.001
8
Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha)
0.156
0.035
4.468
0.000
9
Chi phí hóa chất (triệu đồng/ha)
-0.031
0.053
-0.580
0.565
Dependent Variable: Năng suất cá (tấn/ha/vụ)
(Nguồn: Kết quả chạy tương qua đa biến)
Dependent Variable: Năng suất cá trên 1vụ (kg/ha)
R = 0,974; R2 = 0,949; Adjusted R2 = 0,941; sig F = 0,00
Hệ số tương quan (R) nói lên tính chặt chẻ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (Xi). Hệ số R = 97,4% cho thấy năng suất cá (tấn/ha) và các biến độc lập như kích cỡ bình quân cá giống khi mua, mật độ thả nuôi, chi phí cố định, chi phí sên vét, chi phí thức ăncó mối quan hệ chặt chẻ với nhau và ảnh hưởng đến năng suất.
Hệ số xác định R2 = 94,9% cho thấy các yếu tố nêu trong mô hình tác động đến năng suất là 94,9%, còn lại 5,1% là do các yếu tố khác tác động không được nêu trong mô hình này.
Giá trị Sig.F dùng để so sánh với mức ý nghĩa α = 5% nhằm kiểm định lại giả thuyết của mô hình
Giả thuyết H0 : a1= a2= a4= a5= a6= a7= a8= a9= 0 (1)
H1 : ai ≠ 0 (2)
(1): Các yếu tố đầu vào được phân tích không ảnh hưởng đến năng suất cá thu hoạch.
(2): có ít nhất một yếu tố đầu vào làm năng suất cá thay đổi.
Kết quả cho thấy giá trị Sig <<α, cho thấy mô hình nghiên cứu rất có ý nghĩa. (Sig t< 0,05). Kết quả trên ta thấy năng suất cả năm của mô hình chịu sự tác động chủ yếu của các biến như: kích cỡ bình quân của giống cá thả nuôi, mật độ thả, chi phí cố định, chi phí sên vét, chi phí thức ăn.
Các yếu tố này tương quan với năng suất với mức độ chặt chẽ (R2 = 94,9%), trong đó hầu hết các biến đều có mối tương quan thuận với năng suất (nghĩa là khi tăng giá trị của các biến này thì giá trị của năng suất sẽ tăng lên), bên cạnh đó có biến “chi phí hóa chất, số ao nuôi và tần suất thay nước” có mối tương quan nghịch với năng suất.
Các yếu tố như: số ao nuôi; tần suất thay nước, và tỷ lệ % lượng nước được thay vào ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến năng suất nhưng được giữ lại trong mô hình để thể hiện vai trò của chúng.
Từ đó ta có phương trình năng suất như sau:
Y = - 46,689 - 1,765X1 -3,984X2+ 0,403X3 + 30,301X4 + 1,302X5 + 0,069X6 + 0,757X7 +0,156X8 - 0,031X9
Y: Năng suất (tấn /ha/vụ)
X1: Số ao trong nuôi thịt(cái)
X2: Tần suất thay nước trong nuôi cá (ngày/ lần)
X3: Tỷ lệ thể tích thay nước trong ao nuôi (%/lần thay)
X4: Kích cỡ bình quân cá giống khi mua (phân)
X5 : Mật độ thả nuôi (con/m2)
X6 : Chi phí cố định (triệu đồng/ha)
X7 : Chi phí sên vét ((triệu đồng/ha)
X8 : Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha)
X9 : Chi phí hóa chất (triệu đồng/ha)
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
- Ảnh hưởng của kích cỡ bình quân giống cá thả nuôi
Qua kết quả điều tra tại vùng khảo sát ta thấy rằng kích cỡ bình quân của giống cá thả nuôi có mối tương quan thuận với năng suất. Nếu các yếu tố khác cố định thì kích cỡ cá tăng lên 1 phân/con cá giống thì sẽ làm cho năng suất của vụ nuôi tăng lên 30,301 tấn/ha/vụ. Qua đó ta thấy rằng kích cỡ của con giống thả nuôi có ảnh hưởng đến năng suất khá rõ, đa số các hộ nuôi ở vùng khảo sát thả giống có kích cỡ bình quân khá lớn 1,8 phân.
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất.
Mật độ nuôi là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, theo kết quả phân tích thì mật độ nuôi có mối tương quan thuận với năng suất. Điều này có nghĩa là trong một giới hạn nhất định thì khi tăng mật độ cá nuôi lên 1con/m2/vụ thì năng suất của mô hình nuôi sẽ tăng lên 1,302 tấn/ha/vụ (giả định là không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác). Tuy nhiên khi nuôi với mật độ quá cao sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong môi trường ao nuôi, dẫn đến năng suất sẽ giảm xuống.
- Ảnh hưởng của chi phí sên vét đến năng suất
Trong một vụ nuôi đa số hộ nuôi thường sên vét ao từ 2 đến 3 lần/vụ, thời gian và số lần sên vét phụ thuộc vào lượng thức ăn còn dư thừa trong ao và độ sau của ao nuôi. Qua kết quả điều tra ta thấy rằng chi phí sên vét tăng lên sẽ làm cho năng suất vụ nuôi tăng lên. Nếu các yếu tố khác cố định thì chi phí sên vét tăng lên 1 triệu đồng/ha/vụ thì sẽ làm cho năng suất tăng lên là 0,757tấn/ha/vụ. Đa số hộ nuôi ở vùng khảo sát thường sên bùn đáy bằng phương pháp sên ngầm.
- Ảnh hưởng của chi phí thức ăn đến năng suất
Trong việc nuôi cá tra thì chi phí thức ăn được xem là chi phí cao nhất trong tổng chi phí và có ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất cá nuôi có ý nghĩa thống kê (sig t < 0,05) và có mối tương quan thuận với năng suất. Mối quan hệ giữa lượng thức ăn sử dụng và năng suất cá nuôi được thể hiện thông qua hệ số thức ăn FCR và đây là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn. Theo kết quả phân tích trên thì khi tăng chi phí thức ăn thêm 1 triệu đồng/ha/vụ thì năng suất cá sẽ tăng thêm 0,32 tấn/ha/vụ, giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi. Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều thức ăn không phù hợp với lượng cá thả nuôi có thể có thể ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của mô hình nuôi. Nếu sử dụng thức ăn đúng nhu cầu, liều lượng sẽ góp phần nâng cao năng suất cá nuôi..
- Ảnh hưởng của chi phí cố định đến năng suất của mô hình
Theo kết qua cho thấy chi phí cố định có mối ảnh hưởng tương quan thuận với năng suất. Nếu chi phí đầu tư cho chi phí cố định (mà đặc biệt là chi phí công trình ao) tăng thêm 1 triệu đồng/ha thì năng suất sẽ tăng thêm 0,728 tấn cá/ha.
Về khía cạnh kinh tế khi tăng mức đầu tư về định phí sẽ làm cho tổng chi phí tăng lên và từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình. Tuy nhiên xét về khía cạnh kỹ thuật, khi tăng đầu tư về định phí sẽ làm tăng hiệu quả mô hình (tăng năng suất, kích cỡ thu hoạch, chất lượng sản phẩm, giá bán …) từ đó làm cho lợi nhuận cũng tăng lên. Khi tăng mức đầu tư đến một thời điểm nào đó mà các yếu tố khác không thay đổi được nữa, thì lúc đó lợi nhuận sẽ giảm xuống khi tăng mức đầu tư lên.
- Ảnh hưởng của chi phí thuốc, hóa chất đến năng suất
Việc sử dụng thuốc và hoá chất (bao gồm hoá chất cải tạo ao, các men tiêu hoá, men tăng trưởng, vitamin, thuốc phòng và trị bệnh…) phản ánh mức độ đầu tư cho mô hình hình nuôi. Chi phí thuốc và hoá chất sử dụng trong mô hình có mối tương quan nghịch với năng suất. Theo kết quả phân tích thì khi tốn thêm chi phí 1 triệu đồng/ha/vụ cho sử dụng thuốc và hoá chất sẽ làm cho năng suất cá tra giảm xuống trung bình 0,031 tấn/ha/vụ (giả định các yếu tố khác không thay đổi). Tuỳ theo cách quản lý của từng hộ nuôi mà việc sử dụng thuốc và hoá chất có mang lại hiệu quả (tăng năng suất) hay không. Do đó hộ nuôi cần phải nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ khi sử dụng thuốc, hóa chất xuống ao nuôi. Nếu sử dụng thuốc và hoá chất đúng nhu cầu, đúng mục đích và liều lượng sẽ góp phần nâng cao năng suất cá nuôi.
4.5.3. Phương trình lợi nhuận
Theo kết quả phân tích lợi nhuận chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các biến như:. Đây là những biến ảnh hưởng đến lợi nhuận có ý nghĩa thống kê (sig t < 0,05)
Bảng 4.11. CÁC YỀU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
CỦA MÔ HÌNH NUÔI
STT
Diễn giải
B
Std.Error
t
sig
Hằng số
-4080.164
864.842
-4.718
0.000
1
Mật độ thả nuôi (con/m2)
41.083
5.959
6.894
0.000
2
Chi phí thuốc, hóa chất (triệu đồng)
-2.137
0.508
-4.205
0.000
3
Chi phí cố định (triệu đồng)
-6.739
4.671
-1.443
0.024
4
Số đợt nuôi thịt/năm (đợt hay vụ)
363.299
144.945
2.506
0.055
5
Chi phí lao động nhà (triệu đồng)
7.904
3.904
-2.025
0.047
6
Chi phí cá giống (triệu đồng)
-2.401
0.475
-5.051
0.000
7
Số lượng TACN (tấn)
- 0.006
0.052
0.123
0.030
8
Kích cỡ bình quân của cá thịt khi bán (kg/con)
17.104
774.834
2.196
0.032
9
Tỉ lệ sống (%)
26.988
4.572
5.903
0.000
Biến phụ thuộc: Lơi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)
R= 0,748; R2= 0,559; Adjusted R2= 0,493; Sig F= 0,00
Như vậy phương trình lợi nhuận có dạng như sau:
Y = - 4080,164 + 41,083X1 – 2,137X2 – 6,739X3 + 363,299X4 + 7,904X5 – 2,401X6 - 0,006X7 + 1701,514X8 + 26,988X9.
Trong đó:
Y: Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)
X1: Mật độ thả nuôi (con/m2)
X2: Chi phí thuốc, hóa chất (triệu đồng/ha/vụ)
X3: Chi phí cố định (triệu đồng/ha)
X4: Số đợt nuôi (vụ)
X5 : Chi phí lao động nhà (triệu đồng/ha/vụ)
X6 : Chi phí cá giống thả nuôi (triệu đồng/ha/vụ)
X7 : Số lượng thức ăn (tấn)
X8: Kích cỡ bình quân của cá thịt khi bán (kg/con)
X9: Tỉ lệ sống (%)
Từ kết quả trên, với Sig>F =0.00 nhỏ hơn nhiều so với mức ý nghĩa là 5%. Điều này cho thấy mô hình hồi quy này có ý nghĩa. Ta thấy số đợt nuôi ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng không có ý nghĩa thống (Sig.F>0,05). Theo phương trình trên ta thấy mật độ thả nuôi, số đợt hay vụ nuôi, chi phí lao động nhà, kích cỡ cá thu hoạch, tỉ lệ sống có mối tương quan thuận với lợi nhuận, còn lại các yếu tố khác như chi phí thuốc, hóa chất, chi phí cố định, chi phí cá giống, số lượng thức ăn công nghiệp có mối tương quan nghịch với lợi nhuận.
* Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên lợi nhuận
Mật độ nuôi là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, theo kết quả phân tích thì mật độ nuôi có mối tương quan thuận với năng suất. Điều này có nghĩa là trong một giới hạn nhất định thì khi tăng mật độ cá nuôi lên 1con/m2/vụ thì lợi nhuận của việc nuôi cá sẽ tăng lên 41,083 triệu đồng/ha/vụ (giả định là không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác). Tuy nhiên khi nuôi không xác định mật độ thả hợp lý sẽ dẫn tới cá sinh trưởng và phát triển không tốt và tốn rất nhiều tiền cho việc chi phí mua giống ban đầu, do đó sẽ dẫn làm lợi nhuận giảm xuống đáng kể.
- Ảnh hưởng của chi phí thuốc, hóa chất đến lợi nhuận của mô hình
Cũng giống như thức ăn thuốc, hóa chất rất cần cho sự phát triển và sinh trưởng cho cá nuôi, Dựa vào phương trình ta thấy chi phí thuốc, hóa chất có mối tương quan nghịch với lợi nhuận, trung bình chi phí hóa chất tăng lên 1 triệu đồng/ha/vụ thì sẽ làm lợi nhuận giảm 2,137 triệu đồng/ha/vụ. Hiện tại nhiều hộ đã lạm dụng thuốc, hóa chất trong việc nuôi cá làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và tốn rất nhiều chi phí ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của mô hình.
- Ảnh hưởng của tổng định phí lên lợi nhuận
Về khía cạnh kinh tế khi tăng mức đầu tư về định phí sẽ làm cho tổng chi phí tăng lên và từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình. Theo kết quả của mô hình thì yếu tố tổng định phí có mối tương nghịch với lợi nhuận. Khi tăng mức đầu tư đến một thời điểm nào đó mà các yếu tố khác không thay đổi được nữa, thì lúc đó lợi nhuận sẽ giảm xuống. Theo kết quả của mô hình thì chi phí đầu tư tăng lên 1 triệu đồng chi phí thì sẽ làm cho tổng lợi nhuận của mô hình giảm 6,739 triệu đồng/ha/vụ, giả sử các yếu tố khác không đổi. Như vậy hộ nuôi cần dự toán trước tổng lượng cá thả và mật độ nuôi, sau đó sẽ phân bổ chi phí đào ao, làm cống cấp, thoát nước và mua các thiết bị, máy móc phù hợp với diện tích và số ao đó. Do đó sẽ giúp hộ nuôi tiết kiệm được chi phí và tăng hơn nữa lợi nhuận của mình.
- Ảnh hưởng của lao động gia đình tham gia NTTS lên lợi nhuận của mô hình nuôi
Xét về khía cạnh kinh tế, giữa số ngày công lao động của gia đình và lợi nhuận tương quan thuận với nhau, trung bình nếu tăng số ngày công lao động gia đình lên 1ngày/ha/năm thì lợi nhuận tăng 7,904 triệu đồng/ha/vụ. Do khi có lao động gia đình tham gia vào hoạt động nuôi cá của hộ, sẽ giảm bớt chi phí cho việc thuê lao động để quản lý cá nuôi. Hơn nữa khi gia đình tham gia vào việc quản lý nuôi cá của hộ sẽ giúp cho việc quản lý chăm sóc cá nuôi tốt so với chỉ thuê lao đông. Tuy nhiên khi xét về khía cạnh kỹ thuật việc sử dụng lao động gia đình có thể mang lại hiệu quả không đáng kể trong việc tăng hiệu quả của mô hình (tăng năng suất, chất lượng cá nuôi). Do đó khi xét về khía cạnh này thì lao động gia đình tham gia vào hoạt động nuôi cá ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận. Do đó lao động gia đình chỉ tác động đến lợi nhuận thông qua việc giảm chi phí của mô hình, không có ảnh hưởng về khía cạnh kỹ thuật cũng như năng suất của mô hình.
- Ảnh hưởng của lượng TACN sử dụng lên lợi nhuận
Cũng giống như việc sử dụng thuốc và hoá chất, việc sử dung thức ăn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi. Theo kết quả trên thì cho thấy lượng thức ăn có mối tương quan nghịch với lợi nhuận. Nếu số lượng thức ăn tăng thêm 1tấn/ha/vụ thì sẽ làm cho lợi nhuận giảm xuống 0,03 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy hộ nuôi cần phải biết xác định lượng thức ăn hợp tùy vào tổng số lượng cá và tùy vào từng giai đoạn phát triển của cá nuôi mà phân phối lượng thức ăn cho phù hợp giúp giảm chi phí thức ăn trong việc nuôi cá và đồng thời làm giảm ô nhiễm môi trường nước do lượng thức ăn thừa còn sót lại.
- Ảnh hưởng của chi phí mua cá giống đến lợi nhuận
Cá giống là yếu tố rất quan trọng trong việc nuôi cá, cá giống tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh đó là những yếu tố hứa hẹn cho một vụ nuôi đầy hiệu quả, chi phí cá giống chiếm khoảng chi phí khá lớn trong vụ nuôi và đó là một trong những khoản chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của mô hình. Qua phương trình ta thấy rằng chi phí cá giống có mối tương quan nghịch với lợi nhuận, giả sử các yếu tố khác cố định, chi phí mua cá giống trung bình tăng lên 1triệu đồng thì sẽ làm cho lợi nhuận giảm xuống 2,041 triệu đồng/ha/vụ. Nhìn chung, nguồn cá giống cung cấp cho hộ nuôi đều có chất lượng tốt, khỏe mạnh và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật.
- Ảnh hưởng của kích cỡ thu hoạch đến lợi nhuận
Kích cỡ thu hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tuy nhiên ngoài kích cỡ thu hoạch còn phụ thuộc vào giá bán. Kích cỡ thu hoạch càng lớn giá bán càng cao và tăng lợi nhuận. Trung bình khi kích cỡ tăng lên 1g/con thì lợi nhuận sẽ tăng lên 17,1 triệu đồng/ha/vụ và ngược lại. Nhìn chung kích cỡ thu hoạch và thời gian thu hoạch tỷ lệ thuận với nhau và tỷ lệ nghịch với chi phí đầu tư và tỷ lệ sống của cá, do đó cần chọn thời điểm thu hoạch thích hợp nhất để nâng cao lợi nhuận, đặc biệt cần quan tâm đến sự biến động của giá bán.
- Ảnh hưởng của tỉ lệ sống lên lợi nhuận
Theo kết quả của mô hình thì tỉ lệ sống có mối quan hệ tương quan thuận đối với lợi nhuận. Nếu tỉ lệ sống của mô hình tăng thêm 1% thì lợi nhuận của mô hình tăng lên 26,988 triệu đồng/ha/vụ ( giả sử các yếu tố khác không thay đổi). Qua đó ta thấy rằng biến tỉ lệ sống ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Hiện nay do dịch bệnh lây lan rất nhanh làm cho tỉ lệ sống của cá rất thấp, qua điều tra tỉ lệ sống bình quân của cá nuôi khoảng 65% chiếm 60% mẫu phỏng vấn. Do đó, hộ nuôi cần phải quản lý và chăm sóc cá thường xuyên không để cho dịch bệnh xảy ra thường xuyên để năng cao tỉ lệ cá sống và tăng lợi nhuận hơn nữa.
4.6. NHẬN THỨC VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH CÁ TRA CỦA HỘ NUÔI VÀ KHÔNG NUÔI Ở VÙNG KHẢO SÁT
Qua kết quả điều tra tại vùng khảo sát ta thấy rằng tình hình nuôi cá tra tại đây tăng lên đáng kể do việc nuôi cá tra tận dụng được nguồn nhân công nhàn rỗi trong gia đình, mang lại nhiều lợi nhuận, chiếm hơn 88,9% mẫu phỏng vấn. Việc nuôi cá tra đã cải thiện được cuộc sống của hộ, đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm cho những người xung quanh. Tuy nhiên, qua kết quả phỏng vấn hộ nuôi ở vùng khảo sát thì thấy rằng nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc sử dụng thức ăn, hoá chất một tăng lên đã làm cho dịch bệnh tăng lên đáng kể. Hiện tại ít có cơ sở, hộ nuôi áp dụng quy trình nuôi có tra sạch do nhiều yếu tố trong đó, việc yếu kém về trình độ khoa học kỹ thuật và giá cả thị trường và đầu ra cho sản phẩm được xem là yếu tố quan trọng nhất. Theo kết quả điều tra 70 hộ không nuôi ở vùng khảo sát thì thấy rằng việc nuôi cá tra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu của hộ, đây là một vấn đề đáng báo động đối với chính quyền địa phương và các ngành chức năng. Qua đó ta thấy rằng các ngành chức năng cần có các chính sách, chủ trương để phát triển ngành cá tra theo hướng bền vững và ít tác hại đến môi trường.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC SẢN XUẤT CÁ TRA TRONG AO
Ở TỈNH BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
- Trong những năm gần đây, thị trường cá tra xuất khẩu được mở rộng, diện tích nuôi cá ngày càng tăng. Sự phát triển nghề nuôi cá tra quá nhanh kéo nhu cầu cá tra giống ngày càng nhiều, ước tính hơn 1 tỉ cá giống trong năm 2007. (www.greenfeed.com.vn/vie/sanpham/traicagiong),(ngày14.04.2008). Do đó đã làm tình trạng nguồn giống rất khan hiếm, đã đẩy giá cá tra giống lên rất cao từ 500 đồng/ con, cá 2 cm/con lên đến 1.300 đồng/ con. Ngoài ra, do dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm cho tỉ lệ sống, chất lượng cá giống giảm thấp và tình trạng lạm dụng chất kháng sinh trong quá trình ương cá giống ngày càng phổ biến. Hiện tại, không ít trại giống tư nhân vì lợi nhuận mà kích thích dục tố cho cá đẻ nhiều, chế độ nuôi vỗ không hợp lý làm cho con cá giống kém chất lượng dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt vì bệnh vàng da, phù đầu, ký sinh trùng. Do đó, khi người nuôi mua giống cá này về nuôi sẽ chậm lớn, khó trị bệnh cho cá trong quá trình nuôi làm cho chi phí nuôi cá tăng cao và tình trạng tồn tại dư lượng thuốc kháng sinh là khó có thể tránh khỏi.
- Thị trường tiêu thụ và giá sản phẩm cá tra không ổn định, biến động rất lớn. Sản phẩm cá tra chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhu cầu của thế giới. Trong những năm vừa qua sau vụ bị kiện bán chống phá giá cá tra, cá ba của một số công ty Mỹ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam, đã làm cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra điêu đứng lâm vào tình trạng phá sản, còn người nuôi thì không thể bán được cá khi cá nuôi đã tới kỳ thu hoạch. Do đó nhiều hộ, cơ sở bán đổ bán tháo làm cho giá cá tra rớt thuê thảm.
- Cơ sở nuôi không nắm được các thông số kỹ thuật về nhu cầu dinh dưỡng và lượng chất dinh dưỡng nhất định có trong các loại thức ăn để lựa chọn phù hợp, giá cả hợp lý.
- Cơ sở nuôi chỉ dựa vào kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình nuôi, hay hoặc hỏi kinh nghiệm từ các cơ sở nuôi khác. Ít được tập huấn về kỹ thuật nuôi.
- Nghề nuôi cá tra cần vốn đầu tư khá lớn, bình quân khoảng 1,4 tỉ đồng cho 100 tấn cá nguyên liệu. Ngoài số tiền tự có, hầu hết người nuôi cá phải đi vay. Tuy nhiên, từ khi các ngân hàng thực hiện chính sách "thắt chặt tiền tệ", không mấy người nuôi cá vay được vốn ngân hàng (do không còn tài sản thế chấp), đành chấp nhận vay nóng bên ngoài. Thế nhưng, giá cá cứ lại liên tục sụt giá nên việc vay cũng không dễ. Chỉ những ai đủ uy tín mới vay được với lãi suất 3 - 4%/tháng, còn lại hầu hết đều phải vay với lãi suất 5%/tháng trở lên, có người nợ nhiều quá không ai dám cho vay nữa. Thực trạng đó khiến cho hàng loạt người nuôi cá có nguy cơ trắng tay do hiện nay cá sắp tới lứa bán nhưng không còn tiền để mua thức ăn.
- Một khó khăn khác là hiện nay có cá chưa chắc bán được, do các doanh nghiệp cũng bị ngân hàng giảm bớt cho vay nên không đủ vốn mua cá nguyên liệu cho người dân.
- Cơ sở nuôi không chủ động được khi bán sản phẩm, phải phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp chế biến hải sản, không nắm bắt được thông tin thị trường, dễ bị ép giá…
5.2. GIẢI PHÁP
5.2.1. Thị trường tiêu thụ
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra trong những năm gần đây luôn biến động không ổn định, nhất là từ khi sau vụ bị kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba sa của một số công ty Mỹ, hay việc cấm nhập khẩu hải sản đông lạnh từ Việt Nam của chính phủ Nhật do có dư lượng thuốc kháng sinh trên hải sản quá mức cho phép….. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, cơ sở nuôi cần phải thực hiện chặt chẽ quy trình kiểm soát quá trình nuôi từ khâu giống đến khâu thu hoạch xuất bán.
- Các doanh nghiệp chế biến thức ăn công nghiệp cần phải chú trọng hơn nữa về chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm thức ăn chế biến phải đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và nên thành lập cơ quan kiểm tra chất lượng thức ăn trong NTTS. Có thực hiện tốt công tác này mới đảm bảo những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và những tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh.
- Thực hiện quy trình nuôi kép kín từ khâu sản xuất ra con giống, nuôi thịt đến khâu chế biến xuất khẩu để đảm bảo chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối cùng nhằm đảm bảo sản xuất cá tra sạch an toàn cho xuất khẩu.
- Thực hiện giảm giá thành nhất là các chi phí đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản bởi vì hai khoản mục chi phí này chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí nuôi. Trong đó, đều quan trọng là giảm giá thức ăn và thuốc thú y thủy sản bởi chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí nuôi.
- Các cơ quan chức năng cần phải tăng cường kiểm tra các cơ quan bán thuốc thú y và các hộ, cơ sở nuôi về việc sử dụng thuốc thú y thuỷ sản trong việc nuôi cá tra xuất khẩu nhằm hạn chế dư lượng thuốc kháng sinh trên sản phẩm cá.
- Bên cạnh đó Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ về tài chính và trong công tác đàm phán các hiệp định về kiểm dịch và những vấn đề khác nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu.
- Chú trọng công tác Marketing, thực hiện dự báo nhu cầu về thị trường sản phẩm cá tra.
5.2.2. Con giống
- Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống Nhà nước cần phải tạo ra nguồn cá giống khoẻ mạnh, hạn chế sử dụng kháng sinh, tăng trưởng nhanh, đề kháng bệnh và có tỷ lệ sống cao. Mở rộng hệ thống trại, trạm nhân giống để cung cấp cho cơ sở nuôi trong vùng, các xã, phường, thị trấn nhằm tránh tình trạng thiếu giống, giúp người nuôi cá thuận tiện, dễ dàng hơn trong công tác chọn con giống tốt, giống khỏe để nuôi và nuôi có hiệu quả hơn. Bởi vì con giống là khâu đầu tiên có tính quyết định đến năng suất và hiệu quả nuôi cá tra nói riêng và cả trong ngành NTTS chung.
- Các hệ thống trạm, trại này hoạt động phải đảm bảo chất lượng và uy tín trong công tác cung cấp giống cho người nuôi.
- Cần phải tăng cường kiểm tra các hộ, cơ sở sản xuất giống nhằm loại bỏ những con giống kém chất lượng đồng thời duy trì được chất lượng của con giống khi cơ sở cung cấp ra thị trường.
5.2.3. Vấn đề thức ăn
- Nguồn thức ăn công nghiệp chế biến sẵn với đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng là nguồn thức ăn chủ yếu trong việc nuôi cá góp phần nâng cao năng suất, thúc đẩy cá phát triển nhanh, có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh phát triển hệ thống công nghiệp chế biến thức ăn phục vụ cho ngành nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Các doanh nghiệp chế biến thức ăn công nghiệp cần thực hiện đúng các tiêu chuẩn về chất lượng quy định đã được cơ quan quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm cho phép sản xuất và lưu hành. Vì thức ăn không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của việc nuôi cá.
- Hiện nay, giá thức ăn công nghiệp tăng khá cao làm chi phí nuôi tăng lên nên giá thành sản phẩm cá cao. Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ khuyến khích nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng thức ăn cho ngành NTTS với giá cả hợp lý hơn. Từ đó, giúp hạ giá thành trong việc nuôi cá.
5.2.4. kỹ thuật và công tác thú y thuỷ sản
+ Về kỹ thuật
- Trong việc nuôi cá tra nói riêng và NTTS nói chung ngoài các yếu tố kinh nghiệm thì việc áp dụng kỹ thuật là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng, phẩm chất cá, năng suất. Bởi những yếu tố kỹ thuật trong công tác chọn giống, cách thức cho ăn, việc cấp việc cấp và thoát nước kịp thời và nhanh chống sẽ làm cho cá phát triển tốt hơn và tránh được nhiều dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó thì hệ thống ao nuôi được xây dựng đúng quy cách, cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, thường xuyên theo dõi tình hình của đàn cá xem có những biểu hiện bất thường trong việc tiêu thụ thức ăn để có những biện pháp phòng, chống bệnh nếu có.
- Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến từng cơ sở nuôi để thay thế căn bản các kinh nghiệm truyền thống bằng các kiến thức và kỹ thuật nuôi tiên tiến hơn thông qua các cán bộ khuyến ngư, hợp tác xã, nhân viên kỹ thuật của các công ty chế biến thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản….
+ Về công tác , dịch vụ thú y thuỷ sản
- Khác với những ngành sản xuất – kinh doanh khác, nuôi trồng là một ngành trong quá trình phát triển có thể gặp rất nhiều rủi ro bất ngờ, khó có thể tránh khỏi, gần đây do nguồn nước nuôi ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng làm dịch bệnh trên cá nuôi rất nhiều như bệnh trắng gan, trắng mang, gan, thận có mủ, sốt huyết…. đã gây tổn thất không chỉ trong ngành NTTS mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả nước. Vì vậy, công tác thú y thuỷ sản cần phải được tổ chức thật tốt và được quản lý chặt chẽ hơn. Muốn vậy cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Hệ thống dịch vụ thú y thuỷ sản cần phải hoạt động hiệu quả hơn trong công tác, chống dịch bệnh, tăng cường hướng dẫn cách phòng, chống dịch bệnh cho các vùng nuôi, cung cấp các dịch vụ thú y thuỷ sản (tư vấn, hỗ trợ cách phòng trừ dịch bệnh, kỹ thuật chăm sóc cá khi có dịch bệnh) khi cần thiết. Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích và hỗ trợ kinh phí để trung tâm này hoạt động tốt hơn , hiệu quả hơn.
- Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ giá thuốc thú y thuỷ sản, dịch vụ thú y thuỷ sản ở mức độ cần thiết đối với những vùng nuôi tập trung những vùng có dịch bệnh.
- Thực hiện chặt chẽ các khâu kiểm soát thuốc trong quá trình sản xuất và nhập khẩu thuốc, đảm bảo nhu cầu về thuốc trong việc phòng trừ dịch bệnh và cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng trong việc nuôi cá tra.
- Tăng cường hoạt động bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn của các kỹ sư, cán bộ thuỷ sản ở các sở ban ngành và địa phương.
5.2.5. Về Vốn
Đây cũng là bài toán khó đối với hộ nuôi, trong thời gian hiện nay việc thực hiện chống lạm phát với chính sách “thắt chặt tiền tệ” của ngân hàng trung ương đã làm đau đầu các hộ nuôi. Do vây, Các hộ nuôi hãy tự cứu mình là trước hết bằng cách các hộ nuôi phải liên kết lại với nhau và lập một quỹ tín dụng để hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết.
Trong thời gian sắp tới Ngân hàng Nhà nước cần phải có những chính sách chỉ đạo cho các hệ thống ngân hàng tại các tỉnh, địa phương có chính sách đặc biệt thực hiện việc cho vay đối với các hộ nuôi cá tra với lãi suất ưa đãi, thời hạn dài hơn.
5.2.6. Giá bán
- Theo điều tra thì hiện nay giá sản phẩm cá tra luôn có những biến động là do:
Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa của một số công ty Mỹ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cá ba sa của Việt Nam.
Ảnh hưởng của dịch bệnh
Thị trường tiêu thụ luôn có những biến động mà không thể dự toán được
Bị ảnh hưởng rất lớn bởi giá thức ăn công nghiệp cho cá tra
Một số hàng rào phi thuế quan của Châu Âu, Nhật Bản đối với cá tra như dư lượng thuốc kháng sinh trên thuỷ sản, độ trắng của fillet cá……
Vì vậy, để cơ sở yên tâm sản xuất cũng như ổn định giá sản phẩm cá thì cần phải thực hiện :
- Các doanh nghiệp chế biến, các thương lái nên có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định và hợp lý thì người nuôi cá mới có thể yên tâm sản xuất và phát triển hơn việc nuôi cá của cơ sở.
- Bên cạnh đó cơ sở nuôi cần phải nắm bắt về thông tin thị trường để không bị ép giá và có những dự báo về biến động cũng như nhu cầu thị trường để có phương án nuôi thích hợp hơn.
- Nhà nước cần phải có các chính sách điều chỉnh giá và ở mỗi địa phương, vùng nên thành lập cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm cá tra với giá cả hợp lý hơn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của cơ sở.
- Cơ sở nuôi phải tìm hiểu kỹ về quy trình kỹ thuật nuôi cá để tránh được tình trạng dư lượng thuốc kháng sinh trên cá, nhằm đảm bảo đầu ra sản phẩm cá xuất khẩu có chất lượng tốt hơn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích tình hình nuôi cá tra trong ao ở tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp, đánh giá các khoản chi phí nuôi cá cũng như hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá tra hiện, ta thấy
Tình hình nuôi cá tra ở khu vực ĐBSCL nói chung, tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp nói riêng đã có bước phát triển đáng kể cả về số hộ, diện tích nuôi, sản lượng và năng suất thu hoạch đạt rất cao. Đó là tín hiệu đáng mừng cho cả vùng ĐBSCL nói chung, tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp nói riêng, làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần giải quyết được phần lớn lượng lao động nhằm rỗi trong nông thôn, tạo cho họ có công ăn việc làm và tăng thu nhập cho bản thân người lao động. Tuy nhiên, vì lợi nhuận trước mắt nên nhiều địa phương trong vùng nuôi một cách ồ ạt, không nằm trong quy hoạch của các sở ban ngành tỉnh và trung ương đã làm cho môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đa số các hộ nuôi bắt nguồn cá giống từ An Giang và Đồng Tháp là chủ yếu, nhìn chung chất lượng con giống tương đối tốt, tỷ lệ hao ít, thời gian nuôi ngắn, các hộ nuôi chủ yếu với quy mô nhỏ nên việc chăm sóc và quản lý dịch bệnh cũng tương đối tốt. Do đó làm cho hiệu quả sản xuất đạt rất cao.
Qua số liệu điều tra tại vùng khảo sát ta thấy hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá tra rất cao năng suất trung bình đạt 336,68 tấn/ha/vụ (±127,91). Ở Bến Tre năng suất trung bình đạt 300,54 tấn/ha/vụ (±106,75) thấp hơn so với năng suất ở Đồng Tháp. Năng suất cá nuôi trung bình ở Đồng Tháp đạt 372,83 tấn/ha/vụ (±138,25). Nhìn chung năng suất cá nuôi của các hộ trong khu vực khảo sát là tương đối cao. Tổng sản lượng cá tra thu hoạch/ha trung bình 691,1 tấn/ha/vụ (±836,3). Tổng doanh thu trung bình/ha nuôi là 4783043,6 triệu đồng (±1824900). Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi cá tra tại vùng khảo sát khá cao. Lợi nhuận trung bình 514539,4 triệu đồng/ha/vụ (±643818,0), Tỷ suất lợi nhuận 15,4 %. Tuy nhiên vẫn có 12,4 % hộ lỗ. Hộ nuôi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nuôi cá như tình hình dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, nguồn vốn để sản xuất, nguồn tiếp cận thông tin….
Mức độ lợi nhuận của hộ nuôi bị ảnh hưởng lớn bởi tổng lượng cá thu hoạch, giá bán bình quân kg cá, lượng thức ăn, tổng chi phí, tỉ lệ sống và mật độ thả. Năng suất cũng bị nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố sau chi phí cố định, mật độ thả nuôi, tổng chi phí, tổng doanh thu…
Hiện nay do môi trường nước ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn, do sử dụng nhiều hóa chất và việc nuôi cá với mật độ cao nên cơ sở - hộ nuôi cũng gặp rất nhiều bệnh trong quá trình nuôi như xuất huyết, trắng gan, trắng mang, gan thận có mủ….
Trong việc tiêu thụ sản phẩm, cơ sở - hộ nuôi cá bán cho nhà máy chế biến thủy sản là chủ yếu chiếm 98% trong việc bán sản phẩm của hộ nuôi, Việc thanh toán cũng diễn ra rất nhanh, đa số thanh toán bằng tiền mặt, một số ít thanh toán bằng chuyển khoản và hình thức gối đầu. Công tác tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật ở các địa phương cũng được triển khai tương tối tốt.
Việc nuôi cá tra mang lại rất nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên hộ nuôi cũng gặp không ít những khó như về dịch bệnh, con giống, kỹ thuật nuôi và đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm. Từ sau vụ kiện bán phá giá cá da trơn của một số công ty Mỹ đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa, và việc Chính phủ Nhật Bản cấm nhập sản phẩm cá fillet đông lạnh từ Việt Nam do hàm lượng thuốc kháng sinh quá cao, và hiện nay tình trạng lạm phát cao với chính sách “ thắt chặt tiền tệ” của nhà nước đã làm cho tình trạng bán cá của hộ nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của hộ nuôi. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp thật hiệu quả của các cơ quan ban ngành có liên quan để nâng cao hiệu quả trong việc nuôi cá của hộ nuôi. Từ đó góp phần tăng thu nhập và ổn định đời sống của cơ sở - hộ nuôi, nâng cao hơn nữa tỷ trọng của ngành thủy sản trong giá trị sản xuất nông nghiệp.
6.2. KIẾN NGHỊ
- Phát triển nghề nuôi cá tra theo hướng hình thành những vùng nuôi tập trung theo hình thức trang trại.
- Thực hiện liên kết giữa bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp (các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu) tạo thành một quy trình nuôi kép kín, đảm bảo an toàn trong các khâu sản xuất cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để tạo được quy trình khép kín, cần phải thực hiện các khâu sau:
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ giống sạch, giống có chất lượng tốt với giá cả hợp lý cho các cơ sở nuôi.
+ Mặt khác nguồn thức ăn, thuốc thú y thủy sản cho việc nuôi cá tra phải đảm bảo chất lượng với giá cung ứng hợp lý.
+ Thành lập nhiều công ty, doanh nghiệp chế biến cá xuất khẩu có sự tham gia của các cơ quan chức năng để thu mua sản phẩm với giá cả hợp lý, ổn định.
+ Cục thủy sản cần nắm danh sách những cơ sở nuôi của địa phương để đảm bảo công tác phòng chống và có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho cơ sở nuôi khi cần thiết.
+ Các cơ quan chức năng cần phải kiểm tra nghiêm ngặt các sản phẩm cá tra khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhằm đảm bảo uy tín, chất lượng cho các doanh nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Ổn định thị trường tiêu thụ và giá bán sản phẩm cá.
- Phải tạo điều kiện cho cơ sở nuôi nắm bắt thông tin thị trường để không bị ép giá khi bán sản phẩm.
- Phát triển thị trường nội địa, đa dạng hóa sản phẩm cá.
- Củng cố các thị trường củ, đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới.
- Làm tốt công tác kiểm tra dịch bệnh cho cá.
- Đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư để chuyển giao kiến thức, kỹ thuật nuôi, phòng chống bệnh giữa giảng viên, cán bộ thủy sản với người nuôi thay thế căn bản các kỹ thuật nuôi truyền thống.
- Đối với các tổ chức tín dụng: nên cho cơ sở vay vốn vì mục đích nuôi trồng thủy sản với lãi suất ưu đãi hơn.
- Có hình thức bảo hiểm cho thủy sản nhằm giảm rủi ro trong việc nuôi trồng thủy sản giúp cơ sở nuôi yên tâm sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất đẽ dàng hơn.
- Tạo điều kiện hay khuyến khích cơ sở nuôi đăng ký với cơ quan chức năng dễ dàng quản lý hay hỗ trợ kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lâm Quang Huyên, Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ, 2004.
2. Khoa kinh tế phát triển (2003). Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
3. Ts Đinh Phi Hổ (2003). Kinh tế nông nghiệp. Nhà xuất bản thống kê.
4. Ts. Mai Văn Nam, Ths. Phạm Lê Thông, Ths. Lê Tấn Nghiêm, Ths. Nguyễn Văn Ngân (2006). Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản thống kê.
5. Lê Thanh Vàng (2007). Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp, khoa kinh tế - quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ.
6. Lê Xuân Sinh (2005). Giáo trình kinh tế thủy sản. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
7. Một số trang website:
www.greenfeed.com.vn/vie/sanpham/traicagiong
www.fistenet.gov.vn
www.bentre.gov.vn
www.dongthap.gov.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong ao ở bến tre và đồng tháp.doc