Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội phát triển song cũng mang lại không
ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Để tồn tại và phát triển trong tình hình
chung như vậy, cán bộ công nhân viên của Công ty ô tô Toyota Việt Nam đã và đang
cố gắng, nỗ lực hết mình. Trải qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều
thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, khẳng định được vị thế của
một “ông lớn” trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô nói riêng và trên thị trường nói
chung.
Thông qua việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ô
tô Toyota Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2012, em nhận thấy đây là giai đoạn mà
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được hiệu suất cao, điều này thể
hiện ở kết quả lợi nhuận tăng cao hàng năm, các chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh
toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời đều ở mức đảm bảo cân đối và cao vượt
trội so với các chỉ tiêu của ngành. Mặc dù vẫn tồn tại một số điểm yếu nhất định,
nhưng nhìn chung, Công ty ô tô Toyota Việt Nam đã và đang có hoạt động sản xuất
kinh doanh ổn định và có hiệu quả. Có được điều này phần lớn là do Công ty sở hữu
một bộ máy quản trị giàu kinh nghiệm, năng lực và có tầm nhìn xa tốt cùng đội ngũ
nhân viên có tay nghề cao và tràn đầy nhiệt huyết
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô Toyota Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá vốn hàng bán (%) 21,92 19,59 19,50
Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng (%) 910,55 701,64 658,57
Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh
nghiệp (%)
1140,05 895,16 884,27
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí (%) 16,65 14,04 13,71
Khả năng
thanh
toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn (Lần) 1,40 1,83 1,60
Khả năng thanh toán nhanh (Lần) 1,09 1,41 1,22
Khả năng thanh toán tức thời (Lần) 0,71 0,94 0,76
Khả năng
hoạt động
Số vòng quay tài sản lưu động (Lần) 3,40 3,02 3,28
Số vòng quay của tài sản cố định (Lần) 5,67 10,88 11,39
Số vòng quay của tổng tài sản (Lần) 2,04 2,25 2,28
Số vòng quay hàng tồn kho (Lần) 12,57 10,96 11,64
Số vòng quay các khoản phải thu (Lần) 18,18 17,91 17,11
Số vòng quay các khoản phải trả (Lần) 13,14 15,27 12,64
Khả năng
sinh lời
Tỷ suất sinh lời của tài sản (%) 20,03 21,14 18,96
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (%) 9,81 9,40 8,33
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (%) 41,28 42,24 8,33
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Kết quả đạt được về mặt tài chính 2.3.1.1.
- Quy mô vốn của Công ty ô tô Toyota Việt Nam tăng lên đáng kể qua các năm.
Có được điều này là do trong giai đoạn 2010 - 2012, Công ty đã cắt bớt được nhiều
khoản chi phí không cần thiết, tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng, áp dụng
phương thức bán buôn là chủ yếu để có thể kích thích lượng tiêu thụ lớn, góp phần
tăng quy mô tổng nguồn vốn.
- Trong năm 2011 tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng so với
năm 2010, tỷ trọng tài sản dài hạn và tỷ trọng nợ giảm so với năm 2010. Điều này cho
thấy trong năm 2011 Công ty đã giảm được rủi ro thanh toán so với năm 2010.
52
- Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty tăng đều trong giai đoạn 2010 - 2012, cho
thấy Công ty đã được hưởng lợi từ những khoản tiết kiệm mang lại do cắt giảm chi
phí. Đặc biệt hai khoản mục tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng và tỷ suất sinh lời
của chi phí quản lý DN là hai khoản mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất cho Công ty.
Qua đó ta thấy được Công ty có chính sách quản lý chi phí hiệu quả trong giai đoạn
2010 - 2012.
- Năm 2011 các chỉ tiêu về khả năng thanh toán đều tăng so với năm 2010. Điều
này cho thấy Công ty không gặp phải vấn đề trong khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn. Đây là thế mạnh lớn cho Công ty trong việc chủ động về nguồn vốn kinh
doanh. Năm 2012 các chỉ số về khả năng thanh toán đều giảm nhẹ so với năm 2011.
Điều này xảy ra do Công ty vay nợ nhiều để đầu tư mở rộng sản xuất nên khả năng
thanh toán bị ảnh hưởng. Tuy nhiên ngoại trừ khả năng thanh toán tức thời là 0,71 thì
các khả năng thanh toán khác vẫn có giá trị lớn hơn 1, nghĩa là doanh nghiệp vẫn đảm
bảo về khả năng thanh toán. Qua đó ta thấy được Công ty có chính sách thanh toán khá
ổn định và không gặp phải rủi ro về thanh toán.
- Trong năm 2011, số vòng quay khoản phải thu, phải trả tăng, đây là tín hiệu tốt
cho thấy Công ty rất có uy tín trên thị trường. Năm 2012, Công ty đã cải thiện được
vòng quay tài sản lưu động và vòng quay hàng tồn kho.
- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời đều tăng trong năm 2011, cho thấy dù không
mở rộng sản xuất nhưng tài sản và nguồn vốn của Công ty vẫn đem lại khả năng sản
xuất cao. Năm 2012, tỷ suất sinh lời của doanh thu tăng nhưng tỷ suất sinh lời của tài
sản và vốn chủ sở hữu lại giảm. Tuy nhiên, khi đem so sánh các chỉ tiêu của Công ty
trong ba năm với chỉ tiêu của ngành sản xuất kinh doanh thì các chỉ tiêu mà Công ty
đạt được đều cao vượt trội. Tính riêng trong năm 2012, ROA của Công ty đã đạt mức
20,03% trong khi ROA ngành sản xuất - kinh doanh là 8%, ROE của Công ty cũng đạt
41,28% - một con số rất lớn khi ROE ngành sản xuất - kinh doanh chỉ là 13%. [16]
Kết quả đạt được về mặt dịch vụ, sản phẩm và thị trường 2.3.1.2.
- Từ khi “gia nhập” vào thị trường Việt Nam, Toyota luôn bảo đảm cho mình một
vị trí tiên phong. Đến nay, TMV đã thực sự trở thành nhà sản xuất ô tô liên doanh
hàng đầu với thương hiệu sản phẩm đầy uy tín đối với người tiêu dùng Việt Nam.
- Bên cạnh đó, Công ty đã tạo ra được một môi trường làm việc chuyên nghiệp,
hiện đại. Các phương tiện, công cụ làm việc đầy đủ cùng với điều kiện đãi ngộ về
lương, thưởng và đào tạo phát triển giúp người lao động có thể phát huy hết được năng
lực của mình.
- Ngay từ khi mới thành lập, Toyota Việt Nam đã luôn chú trọng tới việc phát triển
một cách toàn diện trên các mục tiêu: Thành công trong kinh doanh, Bảo vệ Môi
trường, Phát triển Cộng đồng. Phương châm của Công ty là: “Khách hàng là trên hết,
Thang Long University Library
53
Sản phẩm chất lượng cao và Dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo”. Nhờ có mục tiêu phát
triển rõ ràng, Công ty đã đạt được những thành công đáng kể trong các dịch vụ hậu
mãi của mình.
Theo nghiên cứu mức độ hài lòng về dịch vụ của khách hàng tại Việt Nam -
Vietnam Customer Service Index (CSI) qua các năm 2010, 2011, 2012 của Hãng
nghiên cứu thị trường có uy tín J.D. Power Asia Pacific, Công ty ô tô Toyota Việt
Nam đã có hai năm 2010 và 2012 đạt thứ hạng cao nhất về sự hài lòng của khách hàng
trong số các nhãn hiệu được xếp loại trong nghiên cứu này. Số liệu chi tiết về các khảo
sát này được thể hiện ở phụ lục 2.7. Nghiên cứu này đã thực hiện được 4 năm nhằm đo
lường sự hài lòng của chủ sở hữu xe mới với trải nghiệm dịch vụ sửa chữa và bảo
dưỡng xe bằng cách xem xét hiệu quả hoạt động của các đại lý trên 5 yếu tố theo thứ
tự quan trọng, đó là: chất lượng dịch vụ, quy trình giao xe, dịch vụ tiện nghi, dịch vụ
tư vấn và dịch vụ tiếp nhận xe. Sự hài lòng của khách hàng được ghi nhận bằng một
chỉ số dựa trên thang điểm 1.000. Tiêu chí đánh giá CSI được thể hiện ở phụ lục 2.8.
[19], [20], [21]
Nghiên cứu này đo lường sự hài lòng nói chung của các chủ sở hữu xe hơi đã
viếng thăm một đại lý/trung tâm dịch vụ ủy quyền để bảo trì hoặc sửa chữa xe trong
thời gian 12 đến 24 tháng đầu tiên sở hữu xe. Trong năm 2012, nghiên cứu được dựa
trên các câu trả lời của 1.140 chủ sở hữu xe hơi mới đã mua xe trong thời gian từ tháng
5 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011 và đã đưa xe của họ đi bảo trì tại một đại lý hoặc
trung tâm dịch vụ ủy quyền trong thời gian từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 7 năm
2012. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2012. Dựa vào phụ lục
2.6 và 2.7 ta thấy năm 2012 là năm mà Công ty ô tô Toyota Việt Nam có chỉ số CSI
cao nhất là 843. Trong số các hãng được đưa vào khảo sát tại Việt Nam năm 2012, chỉ
có Công ty ô tô Toyota Việt Nam và Mercedes-Benz Việt Nam nhận được số điểm cao
hơn mức hài lòng chung (831 điểm). Ở các vị trí còn lại, ngoại trừ Kia Thaco leo một
bậc so với năm ngoái để lên vị trí số 4 với 829 điểm (năm 2011 đạt 836 điểm) thì các
hãng xe còn lại hoặc đứng yên như Ford ở vị trí thứ 6, hoặc ghi nhận sự thụt lùi về xếp
hạng gồm: Honda, Hyundai. Trong đó, thương hiệu Honda đã “rớt đài” từ vị trí dẫn
đầu trong năm 2011 xuống tận thứ 5 và Hyundai cũng từ thứ 5 tụt xuống vị trí thứ 7
trong năm 2012. Có thể thấy Công ty ô tô Toyota Việt Nam vẫn vững vàng ngôi đầu
bảng với điểm CSI cao trong giai đoạn 2010 - 2012, ngoại trừ năm 2011 do sản lượng
giảm nên xếp hạng CSI bị tụt xuống vị trí thứ ba. Đây là thành công lớn của Công ty
trong việc khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Có được điều này là do Công ty
đã thể hiện đặc biệt tốt trong các yếu tố về chất lượng dịch vụ, người cố vấn dịch vụ,
khởi đầu dịch vụ và cơ sở vật chất của đại lý. [17]
54
- Tính đến hết năm 2012, doanh số bán của TMV đã đạt mức 24927 xe bán ra, tuy
lượng bán giảm 16,32% so với năm 2011 nhưng đã đưa TMV trở lại với ngôi đầu bảng
về doanh số bán xe trên thị trường. Các mẫu xe của Công ty giới thiệu những năm gần
đây như Toyota Hiace 2012, Toyota Land Cruiser 2012, Toyota 86 ... hoàn toàn mới,
đã được khách hàng nồng nhiệt đón nhận và ngay lập tức trở thành những mẫu xe
“nóng” trên thị trường. Đặc biệt, mẫu xe Toyota Innova nối tiếp kỷ lục “mẫu xe bán
chạy nhất” trong lịch sử bán hàng của TMV khi đến cuối năm 2012 doanh số cộng dồn
của loại xe này đã đạt ngưỡng 30.000 xe. [18]
Để có thêm cơ sở về kết quả trên của Công ty, em đã tiến hành so sánh doanh số
và thị phần của Công ty ô tô Toyota Việt Nam với các Công ty tiêu biểu trong Hiệp
hội Các Nhà Sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). VAMA là một tổ chức phi Chính phủ,
phi chính trị và phi lợi nhuận, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện của các nhà
sản xuất ô tô được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Công ty ô tô Toyota Việt
Nam là một trong số 18 thành viên hiện tại của tổ chức này. Số liệu về doanh số bán
xe và thị phần của các thành viên VAMA giai đoạn 2010 - 2012 được thể hiện chi tiết
ở phụ lục 2.9. Qua các số liệu có được ta có thể biểu diễn doanh số và thị phần của
TMV và bốn nhà sản xuất thường xuyên có xếp hạng cao của VAMA qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.18. Doanh số và thị phần
của TMV và bốn đối thủ cạnh tranh tiêu biểu
(Nguồn: Số liệu tự tổng hợp từ các trang vietnamcar.com và vama.org.vn)
Dựa vào biểu đồ 2.18, ta thấy kết quả về doanh số tiêu thụ xe và thị phần của
Công ty ô tô Toyota Việt Nam là rất ấn tượng. Công ty luôn chiếm trên 27% thị phần
trong cả giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2010 là một năm khá thành công của Công ty khi
bỏ xa đối thủ nặng kí nhất của mình là Công ty cổ phần ô tô Trường Hải một lượng là
0
5
10
15
20
25
30
35
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
Toyota Trường Hải GM Việt Nam Ford Vinaxuki
% Xe
Doanh số tích lũy năm 2010 Doanh số tích lũy năm 2011
Doanh số tích lũy năm 2012 Thị phần tích lũy năm 2010
Thị phần tích lũy năm 2011 Thị phần tích lũy năm 2012
Thang Long University Library
55
4,5% thị phần. Điều này có được nhờ doanh số tăng liên tục trong ba tháng cuối năm.
Tính riêng trong tháng 12 năm 2010, với mẫu Altis đạt doanh số gần 900 xe, Vios hơn
550 xe ... Công ty đã có được một tháng kinh doanh tốt nhất năm khi bán được 12.485
xe. Trong năm 2012, dù doanh số bán xe giảm xuống còn 24.927, nhưng trong bối
cảnh chung ảm đạm của ngành công nghiệp ô tô, đây là mức giảm không quá cao. Đến
cuối năm 2012 Công ty đã xuất sắc cán đích ở vị trí đầu bảng xếp hạng với 31% thị
phần. Điều này cho thấy, trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, sản lượng
chung của ngành công nghiệp ô tô có thể sụt giảm nhưng Toyota vẫn là thương hiệu
“hấp dẫn” nhất đối với thị trường Việt Nam. [22], [23]
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Hạn chế về mặt tài chính 2.3.2.1.
- Trong năm 2011, số vòng quay của tài sản lưu động, tài sản cố định, hàng tồn
kho đều giảm so với năm 2010. Điều này cho thấy tài sản của Công ty hoạt động chưa
tốt, khả năng quay vòng còn chưa cao. Năm 2012, Công ty đã cải thiện được vòng
quay tài sản lưu động và vòng quay hàng tồn kho, tuy nhiên vòng quay tổng tài sản và
vòng quay tài sản cố định vẫn giảm so với năm 2011. Vòng quay khoản phải trả giảm
cho thấy Công ty đã bị giảm hệ số tín nhiệm trên thị trường. Công ty cần có thêm
chính sách để gia tăng khả năng hoạt động nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Trong giai đoạn vừa qua, Công ty không có chiến lược đầu tư tài chính dài hạn.
Đây là một hạn chế lớn khi mà Công ty có số doanh thu lớn và tăng qua các năm
nhưng không trích lại để đầu tư tài chính dài hạn. Đặc biệt, việc chưa đầu tư vào Công
ty con và Công ty liên kết là một sự bỏ lỡ cơ hội đáng tiếc. Trong các chiến lược mở
rộng sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai, nếu thành lập Công ty con,
Công ty liên kết sẽ giúp Công ty sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có để phát
triển và kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Phí ngân hàng tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng
doanh thu, tỷ lệ này trung bình hàng tháng gần 0,5%, tức là để tạo ra 100 đồng doanh
thu thì phải bỏ ra 0,5 đồng phí ngân hàng. Chiếm tỷ trọng lớn trong phí ngân hàng là
phí chuyển tiền bảo hành cho đại lý và chuyển tiền cho nhà cung cấp nội địa vào ngày
định kỳ là ngày 20 mỗi tháng. Bảng tiêu chí đánh giá ngân hàng của TMV và sơ đồ
chuyển tiền từ năm 1997 đến nay được thể hiện ở phụ lục 2.10 và 2.11.
Có thể thấy nguyên nhân của phí ngân hàng cao là do việc lựa chọn tiêu chí đánh
giá ngân hàng chưa phù hợp và việc đánh giá lại ngân hàng để lựa chọn ngân hàng
chuyển tiền tối ưu chưa được tiến hành thường xuyên. Qua phụ lục 2.10 và phụ lục
2.11, ta thấy hàng tháng tại Công ty có nhiều giao dịch chuyển tiền khác hệ thống ngân
hàng vì Công ty ô tô Toyota Việt Nam có tài khoản tại 6 ngân hàng. Trong khi đó cần
phải chuyển tiền đến 12 ngân hàng khác nhau của đại lý và nhà cung cấp, trong số đó
56
có 6 ngân hàng Công ty ô tô Toyota Việt Nam chưa mở tài khoản (ngân hàng SHB,
MB, ANZ, VCB, Đông Á, Indochina bank). Đáng chú ý là tất cả các giao dịch khác hệ
thống này đều được chuyển từ ngân hàng Citibank với mức phí mỗi lần chuyển khá
cao so với các ngân hàng khác (ví dụ ngân hàng Công Thương chỉ 15.000 VNĐ/lần
giao dịch). Sở dĩ Công ty chỉ chọn ngân hàng Citibank để chuyển tiền cho tất cả các
ngân hàng mà Công ty chưa có tài khoản là do Công ty thực hiện theo Bảng chỉ tiêu
đánh giá ngân hàng được lập lần đầu tiên từ năm 1997 (Phụ lục 2.10). Qua đó, ta thấy
tất cả các nguyên nhân từ việc lựa chọn ngân hàng chỉ căn cứ vào tiêu chí chất lượng
và thời gian mà chưa đề cập đến yếu tố chi phí. Bên cạnh đó, do việc ngại thay đổi nên
nhân viên chỉ làm việc theo quy trình có sẵn từ đầu, thay vì dành thời gian phân loại
thành các bộ chứng từ chuyển tiền theo các nhóm ngân hàng khác nhau để tiết kiệm
chi phí thì nhân viên chỉ cần gộp các giao dịch vào ngân hàng Citibank vì vậy đẩy mức
phí ngân hàng lên cao.
Hạn chế về mặt dịch vụ, sản phẩm và thị trường 2.3.2.2.
- Năm 2011 là một năm không thành công trong các mặt dịch vụ, thị trường và sản
phẩm của Công ty. Theo nghiên cứu khảo sát thị trường của J.D. Power Asia Pacific
về chỉ số CSI, Công ty đã bị tụt hạng từ vị trí đầu bảng năm 2010 xuống vị trí thứ ba
trong các Công ty được xếp hạng đánh giá. Theo như số liệu doanh số và thị phần từ
VAMA, Công ty cũng để vụt mất vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng vào tay Công ty cổ
phần ô tô Trường Hải. Điều nảy xảy ra là do trong năm 2011, Công ty đã không ráo
riết chạy đua trong lĩnh vực marketing dịch vụ và sản phẩm, cắt giảm một số chi phí
dịch vụ để phân bổ cho các hoạt động khác. Trong khi đó, các Công ty đối thủ có động
thái đầu tư mạnh vào sản phẩm cũng như dịch vụ bán hàng, qua đó đẩy doanh số tiêu
thụ sản phẩm của các Công ty này tăng cao. Dựa vào biểu đồ 2.18 ta thấy trong năm
2011, dù doanh số xe bán ra tăng so với năm 2010, nhưng đến cuối năm Công ty phải
nhường lại ngôi vị đầu bảng xếp hạng VAMA cho Công ty cổ phần ô tô Trường Hải.
Có thể thấy trong năm 2011 lượng xe của các Công ty đối thủ đa số đều tăng, đặc biệt
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải đã có mức tăng đột biến từ 23.723 xe trong năm
2010 lên 31.801 trong năm 2011 cho thấy một năm khởi sắc của Công ty này. Chính
việc thị phần của các Công ty đối thủ đa số đều nhích lên đã làm giảm thị phần của
Công ty ô tô Toyota Việt Nam đi 0,6%.
- Những vấn đề về chất lượng ô tô trong thời gian gần đây, từ tốc độ phát triển,
đến quá trình thiết kế, sản xuất ... của Tập đoàn Toyota toàn cầu là một trong những
hạn chế của Công ty ô tô Toyota Việt Nam. Các vấn đề như sức ép về thời gian, hay
tình trạng thiếu chuyên gia, xuất phát từ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Tập đoàn
Toyota toàn cầu trong mấy năm trở lại đây là nguyên nhân dẫn đến hạn chế này. Chủ
tịch tiền nhiệm của TMC - ông Watanabe thậm chí đã từng đề cập đến hiện tượng
Thang Long University Library
57
“bệnh Công ty lớn” đang tồn tại hiện nay, khi Toyota vươn lên vị trí nhà sản xuất ô tô
hàng đầu thế giới.
- Chuỗi cung ứng của Công ty đã bị ảnh hưởng lớn khi ngành công nghiệp phụ trợ
ở Việt Nam vẫn chưa phát triển. Điều này xảy ra là do quá trình phát triển công nghiệp
phụ trợ ở Việt Nam chưa diễn ra một cách có hiệu suất, doanh nghiệp trong nước chưa
đáp ứng yêu cầu của thị trường. Do vậy, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và các công ty trong nước. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp ngoài nhà nước ra đời khá nhiều sau khi Luật doanh nghiệp được thực
hiện (từ năm 2000), trong đó có lẽ có khá nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành công
nghiệp phụ trợ, nhưng như nhiều báo cáo cho thấy, các doanh nghiệp này đang gặp
khó khăn trong việc tiếp cận vốn và công nghệ. Đó là chưa kể đến các thủ tục hành
chính liên quan đến hoạt động kinh doanh sau khi doanh nghiệp ra đời cũng còn nhiều
phiền toái. Tất cả những lý do trên đã gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chuỗi cung ứng
của Công ty, qua đó làm lộ trình nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong sản xuất nhằm giảm
giá thành sản phẩm của Công ty chưa được thông suốt. Công ty cần có những biện
pháp tài chính cũng như chiến lược hợp lý để khắc phục và nâng cao hiệu quả chuỗi
cung ứng của mình.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2, em đã trình bày toàn bộ các vấn đề về thực trạng hiệu quả sản
xuất kinh doanh tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012. Dựa trên
việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của TMV, kết hợp với những lý
luận cơ sở trong chương 1, em đã đưa ra những đánh giá, nhận xét tổng quan nhất,
cũng như so sánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với một số Công ty khác.
Trên cơ sở những phân tích - đánh giá - nhận xét - so sánh đã nêu, dựa trên nhưng kết
quả và hạn chế của Công ty trong gai đoạn 2010 - 2012, nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp cho vấn đề
nghiên cứu tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam ở chương 3.
58
CHƢƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM
3.1. Định hƣớng phát triển và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam
3.1.1. Định hƣớng phát triển của Công ty ô tô Toyota Việt Nam
Trong suốt quá trình từ khi mới thành lập đến nay, Công ty ô tô Toyota Việt Nam
đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng với doanh số dẫn đầu và là một trong những
thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam. Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về
sản xuất ô tô có mặt đầu tiên tại Việt Nam, Công ty ô tô Toyota Việt Nam kiên trì theo
đuổi một lộ trình hướng tới mục tiêu: “Góp phần vào việc xây dựng một ngành công
nghiệp ô tô thực sự cho Việt Nam” thông qua các định hướng phát triển cụ thể như
sau:
Thứ nhất, Công ty kiên trì lộ trình nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong sản phẩm sản
xuất.
Đây không chỉ là cam kết làm ăn lâu dài và mong muốn đóng góp vào sự phát
triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mà còn nhằm tăng cường khả năng của các
sản phẩm của Công ty trên thị trường. Theo các cam kết AFTA, đến năm 2018 Việt
Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho thị trường xe nhập khẩu, vì vậy Công ty cần phát triển
vững chắc tại thị trường Việt Nam ngay từ bây giờ. Nhưng trong bối cảnh quy mô thị
trường còn rất nhỏ nên rất khó để thu hút các nhà cung cấp chính thống, kết hợp với
việc công nghiệp phụ trợ trong nước hầu như chưa có, trong khi yếu tố quyết định cho
việc đầu tư này là sản lượng của sản phẩm phải cao (tối thiểu 1.000 xe/tháng), Công ty
đã phải tự tiến hành hai loại đầu tư song song là đầu tư nâng cao sản lượng sản xuất,
lắp ráp đồng thời với đầu tư sản xuất phụ tùng ngay tại nhà máy. Đối với việc đầu tư
nâng cao chất lượng sản xuất và lắp ráp, mục tiêu của Công ty là đến năm 2020 sẽ đầu
tư vốn để mở rộng thêm các dây chuyền hàn, sơn, lắp ráp, dập hiện tại để có thể đưa
công suất sản xuất lắp ráp từ 36.500 xe/năm của năm 2012 lên hơn 50.000 xe vào năm
2020 (Nguồn: toyota.com.vn). Đối với việc đầu tư nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm,
Công ty vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để sản xuất thêm nhiều chủng loại chi tiết phụ
tùng ngay tại nhà máy và có kế hoạch đầu tư bốn bước để đạt mục tiêu vào năm 2020,
tất cả các mẫu xe do Công ty sản xuất đều có tỷ lệ nội địa hoá đạt trong khoảng từ
40% đến gần 60%. Riêng dòng xe Inova được chọn là dòng xe chiến lược để ưu tiên
đầu tư với tỷ lệ nội địa hoá đạt 60% vào năm 2018 để cạnh tranh hiệu quả với xe nhập
khẩu.
Thứ hai, Công ty nỗ lực tiên phong trong việc xuất khẩu phụ tùng ô tô ra nước
ngoài.
Thang Long University Library
59
Để góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thì không
chỉ chú trọng phát triển ở thị trường nội địa mà phải có sản phẩm xuất khẩu. Công ty ô
tô Toyota Việt Nam là doanh nghiệp tiên phong đưa Trung tâm Xuất khẩu phụ tùng ô
tô đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2004 nhằm xuất khẩu phụ tùng ô tô
với kim ngạch xuất khẩu bình quân 20 triệu USD/năm, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu
từ năm 2004 đến hết năm 2012 đạt gần 210 triệu USD [15]. Bên cạnh đó, để hỗ trợ
ngành công nghiệp phụ trợ, Công ty đã luôn nỗ lực mời gọi các Công ty cung cấp phụ
tùng thuộc tập đoàn Toyota đầu tư vào Việt Nam như Denso, Toyota Boshoku Hải
Phòng, Toyota Gosei Hải Phòng ... để sản xuất và xuất khẩu các phụ tùng ô tô ra toàn
cầu. Mục tiêu của Công ty là đưa kim ngạch xuất khẩu bình quân lên 50 triệu
USD/năm vào năm 2020.
Thứ ba, Công ty cam kết hoạt động lâu dài tại Việt Nam
Điều này đã được thể hiện ở chiến lược đã được ban giám đốc thông qua đó là
trong vòng 3 năm tới sẽ xúc tiến xây dựng khu tập thể phục vụ nhu cầu nhà ở cho gần
500 công nhân. Khu tập thể sẽ được xây dựng ở khu vực gần nhà máy của Công ty,
đảm bảo vấn đề an ninh, sức khoẻ, đời sống công nhân được ổn định, từ đó yên tâm
công tác, giảm bớt tình trạng nhiều công nhân đã được đào tạo, có tay nghề khá nghỉ
việc nhiều như thời gian qua.
Thứ tư, Công ty cam kết gắn sản xuất với mục tiêu phát triển bền vững.
Hoạt động trong lĩnh vực tạo ra các sản phẩm trực tiếp xả chất thải ra môi trường
nên Công ty ô tô Toyota Việt Nam luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm đối với môi
trường vì sự phát triển bền vững. Công ty đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên của
Việt Nam được nhận chứng chỉ ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường tại nhà
máy vào tháng 5/1999. Công ty cũng đã đầu tư hàng triệu USD xây dựng nhà máy xử
lý nước thải với công suất 300m3/ngày đêm, thực hiện việc xử lý và tiêu huỷ triệt để
chất thải rắn để đạt được mục tiêu “Zero landfill” (không chôn lấp), hoàn toàn không
gây hại cho môi trường. Đặc biệt, từ năm 2008, Công ty đã chủ trì tài trợ thực hiện
chương trình “Hành trình Xanh” với ý tưởng tạo một cầu nối liên kết chặt chẽ và có hệ
thống giữa các hoạt động bảo vệ môi trường của Công ty ô tô Toyota Việt Nam. [24]
3.1.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty ô tô Toyota
Việt Nam trong xu hƣớng hội nhập hiện nay
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, một trong những điều kiện giúp
các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế là có hệ
thống khoa học quản lý hiện đại, trong đó có khoa học quản lý kinh tế mà việc quản lý
hiệu quả sản xuất kinh doanh là một công tác không thể thiếu. Một doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ thu hút được nhiều nguồn đầu tư, qua đó nâng
cao được uy tín và vị thế trên thị trường. Như vậy, trong cơ chế thị trường hiện nay,
60
việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp là rất cần thiết với
những lý do cụ thể sau đây:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại
của doanh nghiệp. Điều này được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị
trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này. Bên
cạnh đó, mục tiêu chung của các doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách
vững chắc. Để làm có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi nguồn thu nhập của mỗi doanh
nghiệp phải không ngừng tăng lên, nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ
thuật cũng như các yếu tố khác của các quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ
nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh
và tiến bộ trong kinh doanh . Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp
phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh.Trong khi thị trường ngày
càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt
hơn. Đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô, những ưu đãi và cơ
hội mở rộng thị trường ngày càng lớn, đây chính là “miếng bánh ngon” mà bất cứ
doanh nghiệp nào cũng sẽ cố gắng tận dụng để vượt lên và sẵn sàng đón đầu với việc
xoá bỏ hàng rào thuế quan xe nhập khẩu vào năm 2018.
Thứ ba, mục tiêu bao trùm và lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.
Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho nguồn nhân lực sản xuất xã hội nhất định.
Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội
để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính
tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội nên là điều kiện để thực
hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao, càng
phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất.
Từ các lý do trên, ta thấy xét cả về mặt lý luận và thực tiễn đều đặt ra yêu cầu
phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh ô tô nói riêng. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ
giúp tăng cường khả năng quản lý của các nhà quản trị, nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.
Thang Long University Library
61
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty ô tô
Toyota Việt Nam
3.2.1. Các giải pháp tài chính
Tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 3.2.1.1.
Dựa vào những phân tích ở chương 2, ta thấy tài sản của Công ty hoạt động chưa
tốt trong giai đoạn 2010 - 2012. Có thể thấy trong giai đoạn này tài sản ngắn hạn luôn
chiếm trên 60% tỷ trọng tổng tài sản. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, ta
cần tập trung tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Em sẽ tập trung tìm biện
pháp nâng cao hiệu quả hai khoản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản là: tiền và các
khoản tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn.
Tăng cƣờng hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Dòng tiền được ví như “mạch máu” nuôi sống “cơ thể” doanh nghiệp. Doanh
nghiệp khỏe mạnh chỉ khi dòng tiền “ra, vào” một cách hợp lý. Nếu quản lý dòng tiền
không tốt có thể gây ra những cơn “đột quỵ” bất cứ lúc nào kể cả đối với những doanh
nghiệp đang làm ăn phát đạt. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế nước ta đang ở giai đoạn
khủng hoảng, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài (như tín dụng, đầu tư ...)
hết sức khó khăn. Chính vì vậy, quản lý dòng tiền một cách hợp lý sẽ góp phần cân đối
ngân sách, giúp cho việc sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả nhất. Công ty ô tô Toyota
Việt Nam có thể sử dụng các chính sách sau đây để có thể quản lý dòng tiền hiệu quả
hơn:
- Hoạt động trong ngành công nghiệp có nhiều biến động bất thường và sở hữu đội
ngũ nhân sự tài chính giàu kinh nghiệm, Công ty nên áp dụng phương pháp quản lý
dòng tiền chủ động tại Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải tự xác định cơ cấu vốn hợp lý.
Trong đó, nguồn vốn dùng để duy trì hoạt động của Công ty nên sử dụng từ nguồn vốn
tự có, chỉ sử dụng vốn từ bên ngoài (đi vay) vào mở rộng sản xuất nhằm tăng doanh
thu, hạn chế sử dụng vốn vay ngắn hạn ngân hàng để mua sắm và tài trợ cho tài sản cố
định, tài sản dài hạn phải được mua sắm và tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn.
- Công ty nên tập trung sản xuất, kinh doanh theo nguyên lý tỷ lệ 80/20. Qua thực
tiễn, những doanh nghiệp duy trì 80% dòng tiền được tạo ra từ 20% khoản mục trong
hoạt động sản xuất kinh doanh thường sẽ ít chịu rủi ro trong thanh khoản và chủ động
kiểm soát được chủ yếu dòng tiền của mình. Vì khi đó, chỉ cần quản lý tốt 20% các
mục hoạt động là đã có thể kiểm soát tốt tới 80% dòng tiền.
- Công ty cũng cần phải thường xuyên phân tích và hoạch định, cân đối dòng tiền
để chủ động cho nhu cầu hoạt động của mình trong hiện tại và tương lai. Công tác
phân tích dòng tiền sẽ giúp xác định dư tiền (sử dụng vốn chưa hiệu quả) hoặc thiếu
tiền (mất thanh khoản) của dòng tiền tại các thời điểm. Công việc này đòi hỏi phải
62
phân tích, đánh giá các hoạt động của Công ty và tác động bên ngoài có ảnh hưởng
đến dòng tiền ra, vào như doanh thu bán hàng, hàng tồn kho, nợ phải trả, các khoản chi
phí ... Từ đó bộ máy tài chính của Công ty sẽ tìm nguyên nhân và các giải pháp để
khắc phục, phòng tránh nguy cơ tái diễn. [25]
Tăng cƣờng hiệu quả sử dụng các khoản phải thu ngắn hạn
Theo như những phân tích ở chương 2, những chính sách quản trị các khoản phải
thu của Công ty đã phát huy được hiệu quả khi số vòng quay khoản phải thu liên tục
tăng và thời gian thu tiền trung bình giảm qua các năm. Tuy nhiên, các khoản phải thu
của Công ty vẫn tăng qua các năm, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng, gây ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng và hiệu quả sử dụng tài sản nói
chung. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp để đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và tăng
cường quản trị khoản phải thu khách hàng.
Sau khi xem xét các khoản phải thu của TMV, ta có thể lập nên bảng phân loại
tuổi các khoản phải thu của khách hàng như sau:
Bảng 3.1. Tổng hợp các khoản phải thu của TMV năm 2012
Loại Thời gian trả chậm
Tỷ trọng các khoản phải thu so với
doanh thu bán chịu
1 1 ngày đến 30 ngày 60%
2 31 ngày đến 60 ngày 25%
3 Trên 60 ngày 15%
Tổng cộng 100%
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Theo như số liệu có được từ TMV, kỳ thu tiền bình quân của Công ty là 20,59
ngày. Việc phân tích đánh giá các mức chiết khấu được đưa ra để quyết định có nên
chấp nhận hay không dựa vào việc tính giá trị hiện tại của dòng tiền đơn ở kì thứ n
(PV) và tính giá trị tương lai sau n kì của dòng tiền đơn (FV).
Ta có công thức:
FVn = PV x (1 + i)
n
PVn =
FV
(1 + i)
n
Trong đó: FVn là giá trị tương lai sau n kỳ của một dòng tiền đơn
PVn là giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn ở kì thứ n
i là lãi suất 1 tháng
Công ty chỉ đồng ý cho phép chiết khấu đối với những hợp đồng thanh toán trong
vòng 60 ngày. Trên 60 ngày sẽ không được hưởng chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu cao
nhất mà Công ty có thể chấp nhận được sẽ dựa vào công thức:
Thang Long University Library
63
PV = M x (1 - r) -
M
(1 + i)
n ≥ 0
Trong đó:
M là khoản tiền mà Công ty cần khách hàng thanh toán khi chưa có chiết khấu
r là tỷ lệ chiết khấu mà khách hàng được hưởng nếu trả sớm
T là khoảng thời gian thanh toán kể từ khi khách hàng nhận được hàng hoá
M x (1 - r) là khoản tiền mà khách hàng thanh toán khi đã trừ chiết khấu
i là lãi suất ngân hàng. Giả sử ta chọn lãi suất ngân hàng Vietcombank hiện nay
là 5%/tháng.
- Trường hợp 1: Khách hàng có khoảng thời gian trả chậm nằm trong đoạn từ 1
đến 30 ngày thì sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu là:
(1 - r) ≥
1
(1 + 5%)
1 → r ≤ 4,76%
- Trường hợp 2: Khách hàng có khoảng thời gian trả chậm nằm trong đoạn từ 31
đến 60 ngày thì sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu là:
(1 - r) ≥
1
(1 + 5%)
2 → r ≤ 9,3%
Vì thời gian trả chậm trong khoảng 1 đến 30 ngày chiếm 60% doanh thu bán chịu
nên áp dụng tỉ lệ chiết khấu là 4,76%. Còn thời gian trả chậm trong khoảng 31 đến 60
ngày có tỷ trọng là 25% nên áp dụng mức chiết khấu là 9,3%. Như vậy, sau khi tính
toán ta có bảng tổng hợp lãi suất chiết khấu như bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tổng hợp lãi suất chiết khấu áp dụng
Loại Thời gian trả chậm Tỷ lệ chiết khấu đƣợc hƣởng
1 1 ngày đến 30 ngày 4,76%
2 31 ngày đến 60 ngày 9,3%
3 Trên 60 ngày 0%
Dự kiến sau khi áp dụng tỷ lệ chiết khấu mới thì TMV sẽ thu về được khoảng
20% số khoản phải thu hiện tại. Khoản phải thu được sẽ là:
20% x 585.433 triệu = 117.086,61(triệu đồng)
Tổng hợp lại ta có bảng kết quả dự tính nếu như TMV áp dụng giải pháp chiết khấu
thanh toán cho khách hàng như đề xuất trên:
64
Bảng 3.3. Dự tính các khoản phải thu của TMV năm 2012
sau khi áp dụng chiết khấu thƣơng mại nhƣ đề xuất
Đơn vị tính: Triệu đồng
Thời hạn trả
Dự tính thu đƣợc
Mức chiết khấu
phải trả
Số tiền
thực thu
Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền
1 ngày đến 30 ngày 60% 70.251,97 4,76% 3.343,99 66.907,97
31 ngày đến 60 ngày 25% 29.271,65 9,30% 2.722,26 26.549,39
Trên 60 ngày 15% 17.562,99 0% 0 17.562,99
Tổng 100% 117.086,61 6.066,26 111.020,35
Ngoài ra, bên cạnh việc nới lỏng chính sách tín dụng, Công ty cũng cần đưa ra
các biện pháp quản lý các khoản phải thu một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Công ty
nên chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến hạn thanh
toán nhằm thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần
nhắc nhở, đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn, tránh để tình trạng nợ
khó đòi quá nhiều làm giảm khả năng hoạt động của tài sản. Công ty cũng cần tổ chức
đội ngũ cán bộ chuyên thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn chứ không chỉ đơn
thuần là bộ phận kế toán phụ trách thanh toán trong phòng tài chính - kế toán như hiện
nay. Đồng thời, Công ty cần tính toán và trích lập một khoản dự phòng phải thu khó
đòi thật hợp lý để bảo toàn vốn lưu động của Công ty, giúp cho hoạt động sản xuất
kinh doanh được diễn ra liên tục, mang lại hiệu quả cao nhất.
Tăng cường đầu tư dài hạn thông qua liên kết kinh tế 3.2.1.2.
Liên kết kinh tế là hình thức phối hợp hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực
nào đó nhằm mục đích khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất tiềm năng và thế mạnh của
mỗi bên tham gia vào mối quan hệ liên kết. Đẩy mạnh công tác nâng cao uy tín của
mỗi bên tham gia liên kết được dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng, sản lượng sản
xuất, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Công ty ô tô Toyota Việt Nam với điểm mạnh là Công ty liên doanh, linh hoạt
trong việc ra quyết định nhưng điểm yếu nhất hiện nay là chưa có chiến lược đầu tư
dài hạn và gặp khó khăn trong vấn đề chuỗi cung ứng. Nguồn nguyên vật liệu hàng
năm phải nhập khẩu với một số lượng lớn từ Nhật Bản, Thái Lan làm cho giá thành
sản xuất tăng. Do vậy, việc tăng cường liên kết kinh tế sẽ giúp cho Công ty khai thác
được những thế mạnh của mình, đồng thời khắc phục được những điểm yếu trong vấn
đề chuỗi cung ứng của mình.
Việc tăng cường liên kết kinh tế có thể thực hiện theo hướng sau:
- Tăng cường liên kết với các Công ty trong nước, đặc biệt là các Công ty hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, cung ứng nguồn nguyên vật liệu, những
Thang Long University Library
65
Công ty có tiềm lực về vốn. Việc tăng cường liên kết này một mặt tạo điều kiện cho
các Công ty sản xuất trong nước phát triển , mặt khác tạo nguồn nguyên liệu ổn định,
bảo đảm về mặt chất lượng cũng như khối lượng một cách lâu dài và có chủ động cho
Công ty.
- Công ty ô tô Toyota Việt Nam cũng cần có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị
sản xuất nguyên vật liệu cung cấp cho Công ty. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng
giúp cho Công ty ổn định được nguồn hàng, đảm bảo ổn định sản xuất, giảm những
chi phí do nhập khẩu nguyên vật liệu với giá cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Công ty.
- Công ty ô tô Toyota Việt Nam cũng cần thực hiện một số chính sách marketting
cho người bán. Công ty cần đặt mối quan hệ và chữ tín lên hàng đầu, cố gắng hết sức
trong việc thanh toán cho những đối tác mà Công ty cần có sự liên kết và sẵn sàng
giúp đỡ đối tác trong phạm vi có thể.
Tuy nhiên công tác tăng cường liên kết kinh tế của Công ty cần phải thận trọng
trong việc tìm kiếm đối tác để liên kết để hạn chế những thiệt thòi, tổn thất trong quá
trình liên kết [26]. Công ty có thể sử dụng bảng phân bổ sau để phân bổ lợi nhuận cho
các liên kết kinh tế:
Bảng 3.4. Dự tính phân bổ lợi nhuận sau thuế
cho Công ty ô tô Toyota Việt Nam
STT
Các khoản
mục cần
phân bổ
Ký hiệu
phân
bổ
Cách phân bổ
1
Trích quỹ dự
phòng tài chính
A LN sau thuế x 10%
2
Trích đầu tư
liên kết kinh tế
B LN sau thuế x 20%
3
Bổ sung vốn
điều lệ
C
(LN sau thuế - A - B) x Nguồn vốn kinh doanh
Vay ngắn hạn + Nguồn vốn kinh doanh
4
Trích quỹ đầu
tư phát triển
D (LN sau thuế - A - B - C) x 30%
5
Trích quỹ khen
thưởng và
phúc lợi
E LN sau thuế - A - B - C – D
Cắt giảm chi phí ngân hàng 3.2.1.3.
Để có thể cắt giảm khoản chi phí này nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh,
Công ty có thể tạo một tiêu chuẩn mới lựa chọn ngân hàng chuyển tiền như sau:
66
Bảng 3.5. Tiêu chuẩn mới lựa chọn ngân hàng chuyển tiền
Tiêu chí Đánh giá
Chất lƣợng
Chính xác
Quy mô
Chuyên
nghiệp
Thời gian chuyển
Phí chuyển tiền (VNĐ)
Dựa vào tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng chuyển tiền mới như bảng 3.4, Công ty
có thể lập bảng đánh giá để lựa chọn ngân hàng chuyển tiền như sau:
Bảng 3.6. Bảng đánh giá ngân hàng chuyển tiền theo tiêu chuẩn mới
Ngân hàng
chuyển tiền
Chất lƣợng Thời
gian
chuyển
Phí
chuyển
tiền
Tổng
điểm Chính xác Quy mô
Chuyên
nghiệp
BTM 10 10 5 0 0 25
BKB 10 10 5 0 0 25
VTB 5 10 10 10 5 40
AGR 5 10 5 5 5 30
MZH 10 10 5 0 0 25
CTB 10 10 10 5 0 35
Dựa vào bảng đánh giá trên, ta thấy Ngân hàng công thương là ngân hàng đạt
được điểm số đánh giá cao nhất, Công ty ô tô Toyota Việt Nam nên chọn ngân hàng
này để thực hiện các giao dịch với các ngân hàng mà Công ty chưa mở tài khoản.
10 lỗi 5 lỗi 0 lỗi
0 điểm 5 điểm 10 điểm
Nhỏ Vừa Lớn
0 điểm 5 điểm 10 điểm
Kém Trung bình Tốt
0 điểm 5 điểm 10 điểm
1 ngày 2 ngày > 2 ngày
0 điểm 5 điểm 10 điểm
>30.000 20.000 15.000
0 điểm 5 điểm 10 điểm
Thang Long University Library
67
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ lựa chọn ngân hàng chuyển tiền mới
3.2.2. Các giải pháp về dịch vụ, sản phẩm và thị trƣờng
Tăng cường các hoạt động marketing 3.2.2.1.
Trong bối cảnh ngành công nghiệp sản xuất ô tô hiện nay đang đứng trước nhiều
cơ hội lớn, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng mãnh liệt, hoạt
động marketing có hiệu quả sẽ là một trong những chìa khoá quan trọng để giúp Công
ty ô tô Toyota Việt Nam xác định và thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, làm chỗ
dựa đáng tin cậy và vững chắc cho mọi quyết định kinh doanh, nhằm mở rộng thị
trường, tăng doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận và tối đa hoá hiệu quả kinh doanh. Để
nâng cao hiệu quả marketing, Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
Hoàn thiện bộ máy hoạt động marketing
- Công ty cần hoàn thiện hệ thống thông tin của mình thông qua việc tổ chức, sắp
xếp hợp lý hệ thống thông tin nội bộ và hệ thống thông tin bên ngoài. Các thông tin
phải được đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời nhằm phục vụ cho việc phân
tích đánh giá môi trường marketing, qua đó dự đoán được các cơ hội cũng như nguy
cơ đối với Công ty ô tô Toyota Việt Nam.
- Công ty cũng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Mục tiêu của hoạt
động này chủ yếu là thu thập, xử lý, phân tích các thông tin liên quan đến khách hàng.
Căn cứ vào hoạt động này mà bộ máy quản trị của TMV sẽ đưa ra những chính sách
phát triển thích hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty có thể sử
dụng đồng thời các phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp
Ngân hàng chuyển tiền của
Công ty ô tô Toyota Việt Nam
Ngân hàng nhận tiền
của đối tác
BTM
BKB
VTB
AGR
MZH
CTB
BTM
BKB
VTB
AGR
MZH
CTB
Ngân hàng khác (SHB,
VCB, ANZ, BM ...)
68
điều tra để nghiên cứu thị trường. Sau đó, thông tin sẽ được tổng hợp lại và đánh giá
chung trước khi đưa ra những quyết định kinh doanh trong Công ty.
Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, hƣớng đến khách hàng mục
tiêu
- Tăng cường các hoạt động quảng cáo:
Để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, Công ty ô tô Toyota Việt Nam
cần cung cấp các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của mình một cách rộng rãi hơn.
Thông qua hoạt động quảng cáo, khách hàng sẽ biết đến những sản phẩm và dịch vụ
phù hợp với nhu cầu của mình. Công ty ô tô Toyota Việt Nam nên tăng cường áp dụng
các biện pháp quảng cáo như sau:
+ Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo chí, tham gia
các sự kiện được tổ chức rộng rãi, qua hình thức phát tờ rơi: Công ty ô tô Toyota Việt
Nam cũng cần hoàn thiện Website của Công ty với hình thức bắt mắt, nội dung phong
phú và cập nhật hơn. Điều này là vô cùng cần thiết trong thời đại thương mại điện tử vì
thói quen tiêu dùng của người dân. Đại bộ phận người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là
giới trẻ, khi có nhu cầu về một hàng hoá, dịch vụ mà mình cần sẽ tìm kiếm thông tin,
thậm chí đặt mua hàng hoá, dịch vụ qua điện thoại hoặc Internet. Công ty có thể triển
khai thêm một module đặt hàng online với giá ưu đãi trên website chính của mình để
không bỏ lỡ cơ hội tăng thị phần bán hàng. Tất cả các kế hoạch này cần được dự trù
chi phí bởi phòng hành chính tổng hợp và phòng quản lý bán hàng, sau đó có một buổi
họp về dự kiến kết quả thu được và các hình thức quảng cáo trong các phòng ban của
Công ty.
+ Tăng cường khuyến mại: Công ty nên áp dụng nhiều hình thức khuyến mại như
khuyến mại trên giá vào mùa tiêu thụ cao điểm là cuối năm và các dịp lễ tết, khuyến
mại tặng thẻ tích điểm, khuyến mại tặng phiếu bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng
mua sản phẩm của TMV, khuyến mại theo chương trình tri ân khách hàng thân thiết
như tặng quà cho khách hàng trong các dịp đặc biệt của Công ty, tổ chức các sự kiện
trưng bày sản phẩm có sự tham gia của những nhân vật nổi tiếng để thu hút khách
hàng đến xem ... Các kế hoạch này đều phải được tính toán kỹ lưỡng vào từng thời
điểm hợp lý bởi phòng hành chính tổng hợp và phòng quản lý bán hàng, kết hợp dựa
trên các số liệu của mùa kinh doanh trước.
+ Cung ứng dịch vụ hỗ trợ: Công ty cần lựa chọn những nhân viên có hiểu biết,
nhiệt tình để hỗ trợ khách hàng qua Internet và điện thoại, cũng như tư vấn khách hàng
trực tiếp.
Tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng 3.2.2.2.
Công ty ô tô Toyota Việt Nam đã rất thành công với mô hình quản trị chuỗi cung
ứng của mình nhờ phối hợp giữa hệ thống quản trị chuỗi TPS và các hệ thống chiến
Thang Long University Library
69
lược JIT, JIKODA, KAIZEN. Tuy nhiên, để gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, Công ty đang
gặp phải khó khăn khi các nhà cung ứng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu về kỹ
thuật và khả năng quản lý. Ngoài biện pháp tăng cường liên kết kinh tế như đã trình
bày ở mục 3.2.1.2, Công ty cần có một số giải pháp để tăng cường hiệu quả chuỗi cung
ứng như sau:
- Củng cố bộ phận cung ứng: Công ty cần mô hình hoá và tối ưu hoá số hàng tồn
kho trên mỗi phân đoạn của chuỗi cung ứng, vì các bộ phận cung ứng không phải hoàn
toàn bình đẳng với nhau. Việc mô hình hoá khả năng bị chậm trễ cung ứng sẽ giúp
Công ty điều chỉnh số lưu kho an toàn tốt hơn. Một sản phẩm điển hình với thời gian
từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành một quá trình sản xuất mới vào khoảng một tuần và
khả năng thay đổi thời điểm giao hàng khoảng một ngày sẽ đòi hỏi phải dự trữ trong
kho thêm 15%, nếu độ biến thiên cung ứng tăng thêm một ngày và thêm 175% nếu độ
biến thiên tăng thêm một tuần.
- Hợp nhất chuỗi cung ứng: Công ty phải luôn tăng cường tiêu chuẩn hoá một số
bộ phận cấu thành sản phẩm. Việc đơn giản hoá sản phẩm sẽ rút ngắn thời gian sản
xuất trong điều kiện ổn định và giúp tăng tốc độ phản ứng khi Công ty phải đối mặt
với các cuộc khủng hoảng về lượng cung.
- Tạo ra một hệ thống quản lý dữ liệu sản phẩm tập trung: Nếu nhà cung cấp là
người duy nhất biết được các chi tiết kỹ thuật thực sự của sản phẩm hoặc các bộ phận
cấu thành, thì việc chuyển sản phẩm cho một Công ty khác chế tạo trong trường hợp
khẩn cấp sẽ mất rất nhiều thời gian, thậm chí là không thể chuyển được. Các dữ liệu
sản phẩm tập trung và có thể tham khảo ngay lập tức sẽ giúp giảm nguy cơ gãy chuỗi.
Trên thực tế, việc này có nghĩa là xây dựng một cơ sở dữ liệu về sản phẩm và các thiết
kế cấu thành sao cho các nhà cung ứng thay thế có thể nhanh chóng tiếp cận.
- Phải làm tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng kéo dài: Khi hàng lưu kho có
thể được theo dõi từ vị trí đặt hàng tới một trung tâm phân phối, hay từ khách hàng, thì
nó có thể trở thành kho an toàn của Công ty. Vì vậy, việc biết rõ vị trí của các bán
thành phẩm và thành phẩm khi chúng xuất phát từ những nguồn ở xa chắc chắn không
phải việc dễ dàng. Công ty có thể sử dụng một phần mềm quản lý thương mại để theo
dõi “dòng chảy” hàng hoá trên toàn cầu và chuyển hướng phân phối hàng khi cần thiết.
- Cần chú ý giám sát một số dấu hiệu cụ thể để cảnh báo sự rắc rối: Giờ đây, nếu
chỉ theo dõi các mức độ dịch vụ, khoảng thời gian từ lúc bắt đầu tới lúc hoàn thành
quá trình sản xuất, số lưu kho và các chi phí của chuỗi cung ứng thì vẫn chưa đủ. Việc
theo dõi một số chỉ số rủi ro trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như theo dõi độ biến
thiên của việc giao bán thành phẩm, các biến động của tỷ giá hối đoái ... sẽ giúp có
những cảnh bảo quan trọng khi sắp có rắc rối và những tác động có thể gây gián đoạn
chuỗi cung ứng cho Công ty.
70
3.2.3. Một số giải pháp khác
Nâng cao chất lượng và trình độ nguồn nhân lực 3.2.3.1.
Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của
bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm ... Chính vì vậy, trong bất
kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu con người.
Công ty nên thực hiện những biện pháp sau để nâng cao chất lượng và trình độ nguồn
nhân lực:
- Công ty cần thường xuyên đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân,
từng bộ phận kết hợp với kiểm tra, kiểm điểm, thưởng, phạt rõ ràng giúp cho việc quản
lý có đầy đủ thông tin, bảo đảm không sai lầm do xử lý thiếu thông tin.
- Công ty cần tiếp tục các chính sách đào tạo bồi dưỡng cho các nhân viên có năng
lực như mở các lớp đào tạo thêm ngoại ngữ, nghiệp vụ ... song song với việc tìm kiếm
và thu hút những nguồn nhân lực tài năng từ nhiều kênh thông tin khác nhau. [26]
Cải thiện chính sách đãi ngộ người lao động 3.2.3.2.
Để có thể giữ chân những lao động tốt và thu hút những lao động tiềm năng,
Công ty ô tô Toyota Việt Nam cần tăng cường những chính sách đãi ngộ người lao
động tốt hơn, như:
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để tạo cho người lao động một môi
trường làm việc tốt nhất, giúp họ có thể cống hiến hết năng lực của mình nhằm nâng
cao năng suất lao động, qua đó làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
- Rà soát lại hệ thống lương thưởng bằng cách: Phòng hành chính nhân sự thống
kê lại toàn bộ nhân viên và thông tin của toàn bộ nhân viên trong Công ty, kết hợp với
phòng tài chính - kế toán và phòng hành chính tổng hợp để xây dựng lại hệ thống
lương thưởng mới theo từng bộ phận, từng vị trí, phù hợp với tình hình kinh doanh của
Công ty.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên những lý luận cơ sở của chương 1 kết hợp so sánh với thực trạng kết
quả sản xuất kinh doanh của Công ty ô tô Toyota Việt Nam trong giai đoạn 2010 -
2012 tại chương 2, em nhận thấy bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty còn tồn tại những hạn chế nhất định. Với vốn kiến
thức của mình, trong chương 3, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp tài chính và
một số giải pháp về dịch vụ, sản phẩm và thị trường nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh cho Công ty.
Thang Long University Library
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội phát triển song cũng mang lại không
ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Để tồn tại và phát triển trong tình hình
chung như vậy, cán bộ công nhân viên của Công ty ô tô Toyota Việt Nam đã và đang
cố gắng, nỗ lực hết mình. Trải qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều
thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, khẳng định được vị thế của
một “ông lớn” trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô nói riêng và trên thị trường nói
chung.
Thông qua việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ô
tô Toyota Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2012, em nhận thấy đây là giai đoạn mà
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được hiệu suất cao, điều này thể
hiện ở kết quả lợi nhuận tăng cao hàng năm, các chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh
toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời đều ở mức đảm bảo cân đối và cao vượt
trội so với các chỉ tiêu của ngành. Mặc dù vẫn tồn tại một số điểm yếu nhất định,
nhưng nhìn chung, Công ty ô tô Toyota Việt Nam đã và đang có hoạt động sản xuất
kinh doanh ổn định và có hiệu quả. Có được điều này phần lớn là do Công ty sở hữu
một bộ máy quản trị giàu kinh nghiệm, năng lực và có tầm nhìn xa tốt cùng đội ngũ
nhân viên có tay nghề cao và tràn đầy nhiệt huyết.
Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ và còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên khoá
luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô thông cảm
và mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến từ phía các thầy cô để khoá luận của
em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Công ty ô tô Toyota Việt Nam nói chung
và tập thể Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty nói riêng cùng thầy giáo TS. Nguyễn
Thanh Bình đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Linh Chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a18109_9486.pdf