Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, để tồn tại và phát triển bền vững là một yêu cầu hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý và sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc đảm bảo kết quả tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, các doanh nghiệp cơ bản đã và đang nhận thức được vai trò quan trọng của TSCĐ. Tuy nhiên, việc đánh giá đúng thực trạng, chú trọng tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, bắt kịp xu hướng phát triển khoa học cần có thời gian và đặc biệt là điều kiện kinh tế phù hợp. Xuất phát từ suy nghĩ trên, trong thời gian thực tập tại CTCP Cầu 3 TL, tôi đã bắt tay nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng về tình hình sử dụng TSCĐ và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty. Với mong muốn góp một ý kiến nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu lớn của công ty là duy trì và tối đa hóa lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập và quá trình nghiên cứu thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, tôi nhận thấy rằng nhìn chung TSCĐ tại CTCP Cầu 3 TL trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm dần qua từng năm, đa số MMTB thi công trực tiếp đã cũ, lạc hậu, đã bị hao mòn nhiều, mặc cho những nỗ lực quản lý và sử dụng TSCĐ của ban lãnh đạo, hiệu quả TSCĐ đã không được tối đa hóa như mong muốn của công ty. Từ những nguyên nhân khách quan đã rút ra được trong quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận, tôi mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà nước như sau: Một là, Nhà nước cần quy định sao cho với cơ chế điều hành lãi suất như hiện nay có thể khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đồng thời lợi ích của ngân hàng vẫn phải được bảo đảm và tuân thủ nguyên tắc hoạt động của ngân hàng. Lĩnh vực ngân hàng cần xem xét lại các điều kiện vay vốn và quá trình thanh toán sao cho thuận lợi hơn với các doanh nghiệp, tránh những rủi ro trong hoạt động thanh toán ảnh hưởng đến cả 2 phía. Đối với những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ngân hàng có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho họ trong quá trình vay vốn

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên TSCĐ bị hao mòn. Một bộ phận giá trị TSCĐ tương ứng với mức hao mòn được chuyển dịch dần vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận giá trị này là một yếu tố chi phí sản xuất và cấu thành nên giá của sản phẩm. Chính vì vậy, quản lý và sử dụng TSCĐ sẽ góp phần lớn vào việc giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Phương pháp khấu hao TSCĐ mà hiện nay CTCP Cầu 3 TL đang áp dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Mức khấu hao trung bình hàng năm được tính như sau: Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao TSCĐ hàng năm = Thời gian sử dụng Để phân tích chi tiết tình hình khấu hao TSCĐ của CTCP Cầu 3 TL, ta xét bảng sau: 41 Bảng 2.7. Phân tích tình hình khấu hao TSCĐ của CTCP Cầu 3 TL Đơn vị tính: Việt Nam Đồng STT Tên TSCĐ Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ khấu hao bình quân (%) Nguyên giá Mức khấu hao Nguyên giá Mức khấu hao 2012 2013 1 Nhà cửa – vật kiến trúc 4.571.219.371 403.566.307 4.571.219.371 471.074.903 8,83 10,31 2 MMTB thi công 63.526.724.682 5.534.908.567 58.280.783.325 4.663.070.162 8,71 8,00 3 Phƣơng tiện vận tải 3.634.757.817 278.458.214 3.618.757.817 260.039.359 7,66 7,19 4 Thiết bị quản lý 446.946.789 82.215.875 350.986.131 58.603.617 18,00 17,00 5 TSCĐ khác 2.955.364.918 251.245.737 2.939.001.282 234.987.756 8,50 8,00 Tổng TSCĐ 75.135.013.577 6.550.394.700 69.760.747.926 5.687.775.797 8,72 8,15 (Nguồn: biên bản kiểm kê TSCĐ năm 2013) Qua bảng phân tích 2.7. ta thấy mức khấu hao qua từng năm của từng nhóm TSCĐ của CTCP Cầu 3 TL được trích đều theo hàng năm. Mức trích khấu hao TSCĐ năm 2013 giảm so với năm 2012 là 227.618.903 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm mức trích khấu hao là 3,85% và ta thấy rằng tỷ lệ khấu hao bình quân năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,57%. Mức giảm này do sự thay đổi mức khấu hao của các nhóm TSCĐ trong năm 2013: Nhóm nhà cửa – vật kiến trúc: nhà xưởng chính, văn phòng làm việc và kho vật tư của công ty được xây dựng từ lâu, mặc dù hàng năm đều có duy trì bảo dưỡng nhưng qua thời gian cùng với sự phát triển của công ty, chúng ngày càng trở nên cũ kỹ và gần hết khấu hao. Trong năm 2013, mức khấu hao của công ty là 471.074.903 đồng còn giá trị khấu hao của năm 2012 là 403.566.307 đồng tức đã tăng 1,48%. Mức tăng này là hợp lý vì giá trị các sản phẩm từ xưởng chính tăng lên, công ty có thể tăng mức khấu hao của nhà xưởng mà vẫn ổn định được lợi nhuận của mình. Ngoài ra mức trích khấu hao như vậy cũng phù hợp với quy định về khấu hao của Nhà nước. Nhóm MMTB thi công: Mức trích khấu hao năm 2013 của nhóm tài sản này giảm so với năm 2012 là 5.534.908.567 - 4.663.070.162 = 871.838.405 đồng ứng với mức giảm 15,75%. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều loại MMTB đã cũ, lạc hậu, tạo năng suất lao động kém, được sử dụng nhiều năm như máy trộn bê tông, máy đầm bê tông, Thang Long University Library 42 một số vật liệu kết cấu thép đã hoen gỉ nhiều,... nên giá trị sử dụng không còn nhiều, tình trạng kỹ thuật ngày càng kém. Công ty đã tiến hành thanh lý bán, thanh lý những loại MMTB đó. Mức trích khấu hao nhóm MMTB thi công của CTCP Cầu 3 TL là hợp lý đối chiếu với quyết định 166 của Bộ tài chính và phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhóm phương tiện vận tải: Mức trích khấu hao năm 2013 của nhóm tài sản này là 260.039.359 đồng còn năm 2012 là 278.458.214 đồng, tức đã giảm 18.418.855 đồng. Chênh lệch giữa 2 năm chủ yếu do năm 2013 công ty cho thanh lý 1 xe chở bê tông được mua từ năm 1997 hiện tại đã hư hỏng nặng không thể tiếp tục sử dụng nên giá trị tính khấu hao giảm. Nhóm thiết bị quản lý: Năm 2012 mức trích khấu hao của thiết bị quản lý là 82.215.875 đồng, năm 2013 là 58.603.617 đồng, giảm so với năm 2012 là 23.612.258 đồng ứng với tỷ lệ giảm 28,72%. Nguyên nhân là do một số máy in, máy tính ở phòng Tài vụ và phòng kế hoạch được trang bị từ lâu nay đã cũ kĩ, hỏng hóc nhiều, tốc độ chậm, chất lượng làm việc kém hiệu quả. Vì vậy, công ty đã tiến hành thanh lý để tránh lãng phí, tập trung đầu tư thay mới để đảm bảo hoạt động của các phòng ban quản lý. Nhóm TSCĐ khác: Năm 2012 mức trích khấu hao của các TSCĐ khác trong công ty là 251.245.737 đông, năm 2013 là 234.987.756 đồng, giảm so với năm 2012 là 16.257.981 đồng ứng với tỷ lệ giảm 6,47%. 2.3.1.3. Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty Xuất phát từ nhu cầu của quá trình hoạt động sản xuất kinh của công ty và bắt kịp xu thế đổi mới dây chuyền sản xuất, hàng năm công ty đều có kế hoạch đánh giá và mua sắm những TSCĐ vì: - TSCĐ đa số đều là MMTB nếu không nâng cấp, đổi mới sẽ bị cũ kỹ, lạc hậu, công suất lao động thấp. - Các TSCĐ đã hết khấu hao được công ty lập biên bản thanh lý hoặc nhượng bán thay thế những MMTB mới về công suất, chế độ vận hành ưu việt đảm bảo chất lượng sản xuất tối đa. Trước khi có quyết định đầu tư vào TSCĐ, phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch có nhiệm vụ đưa ra các yêu cầu về thông số kỹ thuật, công suất máy, nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng đưa vào triển khai hoạt động,... Khi thanh lý một TSCĐ nào đó, phòng kỹ thuật phải đưa ra các tiêu chí sau: tỷ lệ hao mòn, giá trị còn lại, đáp ứng được bao nhiêu % công suất máy và giá thanh lý. 43 A. TSCĐ tăng: Các trường hợp TSCĐ tăng bao gồm: luân chuyển nội bộ, mua sắm mới và xây dựng mới. Để nắm rõ hơn tình hình TSCĐ ta so sánh trong 2 năm 2012 và 2013 của công ty. Là công ty hạch toán độc lập nên không có các nguồn tăng do cấp ngân sách từ nhà nước hay từ tổng công ty mẹ. Đa phần nguồn vốn của công ty đều là vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. Phần vốn còn lại là vốn tự có của công ty. Bảng 2.8. Phân tích tăng TSCĐ của CTCP Cầu 3 TL Diễn giải Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch năm nay / năm trƣớc Tiền (VNĐ) % Tiền (VNĐ) % Mức (VNĐ) % Số tăng trong kỳ 6.758.653.125 8,99 5.338.982.822 7,65 (1.419.670.303) 21,01 Luân chuyển nội bộ 3.654.927.356 4,86 5.208.620.277 7,47 1.553.692.921 42,51 Mua sắm mới 3.009.866.679 4,01 130.362.545 0,18 (2.879.504.134) (95,67) Xây dựng mới 93.859.090 0,12 0 0 (93.859.090) (100) Tổng TSCĐ (Số dư cuối kỳ) 75.135.013.577 69.760.747.926 (5.374.265.651) 7,15 (Nguồn: biên bản kiểm kê tài sản năm 2013) Qua bảng phân tích tăng TSCĐ của công ty ta thấy: Xem xét về tỷ trọng số tăng trong kỳ giảm 1,34% (8,99% - 7,65%) tương ứng giảm 1.419.670.303 đồng. Cụ thể: - Luân chuyển nội bộ: tỷ trọng năm 2012 chiếm 4,86% tổng số TSCĐ. Năm 2013 chiếm 7,47% tổng TSCĐ. - Mua sắm mới năm 2012 đạt 3.009.866.679 đồng chiếm 4,01 % tổng số TSCĐ còn năm 2013 là 130.362.545 đồng ứng với 7,47% tổng TSCĐ. Qua 2 năm, số lượng mua sắm mới giảm 2.879.504.134 đồng ứng với mức giảm 95,67%. - Xây dựng mới năm 2012 so với năm 2013 giảm 98.859.090 đồng ứng với mức giảm 100 % do trong năm 2013 công ty không phát sinh khoản xây dựng mới. Có thể thấy rằng trong năm 2013 công ty đã không đầu tư gia tăng nguồn TSCĐ Thang Long University Library 44 do một số MMTB chào bán có giá cả không hợp lý, vượt quá nguồn dự toán nên đã quyết định không mua mới nhiều. Đồng thời, công ty nhận định các TSCĐ hiện có đáp ứng đủ nhu cầu của chủ đầu tư trong việc thực hiện các dự án đang thi công. B. TSCĐ giảm: Hàng năm những TSCĐ đã hết khấu hao - qua đánh giá của ban kiểm kê tài sản do giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất phối hợp và phân công công việc cho phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch và các nhân viên kiểm tra tài sản từ xưởng cơ khí đánh giá trước khi ra quyết định đưa TSCĐ đó vào thanh lý và làm thủ tục thanh lý. Các trường hợp TSCĐ đưa ra để thanh lý gồm: khấu hao công nghệ lạc hậu, chưa hết khấu hao nhưng thường xuyên hỏng, công suất chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và không sử dụng đến. Bảng 2.9. Phân tích giảm TSCĐ của CTCP Cầu 3 TL Diễn giải Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch năm nay / năm trƣớc Tiền (VNĐ) % Tiền (VNĐ) % Mức (VNĐ) % Số giảm trong kỳ 3.894.927.356 5,18 10.713.248.474 15,36 6.818.321.118 175,06 Luân chuyển nội bộ 3.654.927.356 4,86 5.208.620.277 7,47 1.553.692.921 42,51 Thanh lý 0 0 1.650.393.230 2,37 1.650.393.230 - Nhượng bán 0 0 1.650.393.230 2,37 1.650.393.230 - Chuyển sang thiết bị nhỏ 240.000.000 0,32 2.203.841.737 3,15 1.963.841.737 818,27 Tổng TSCĐ (Số dư cuối kỳ) 75.135.013.577 69.760.747.926 (5.374.265.651) 7,15 (Nguồn: biên bản kiểm kê tài sản năm 2013) Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2012 số giảm trong kỳ chủ yếu do luân chuyển nội bộ và một số TSCĐ có giá trị dưới 30.000.000 đồng theo thông tư 45 của bộ Tài Chính năm 2011 yêu cầu phải được kê khai thành mục “Chuyển sang thiết bị nhỏ”. Trong năm 2012, các khoản thanh lý, nhượng bán đều không phát sinh. Năm 2013 các TSCĐ có sự giảm mạnh mẽ và rõ rệt so với năm trước. Tổng mức TSCĐ trong kỳ đã giảm 10.713.248.474 đồng, so với năm 2012 giảm 6.818.321.118 đồng tương ứng với 175,06%. Việc giảm mạnh này chủ yếu do công ty thực hiện thanh lý nhượng bán 1 xe chở bê tông, 3 máy đầm bê tông, 2 máy trộn bê tông và 1 số vật liệu kết cầu thép đã han gỉ có hiệu suất sử dụng thấp, không cần thiết (cả 2 khoản thanh lý và nhượng bán đều là 1.650.393.230 đồng). Ngoài ra CTCP Cầu 3 TL do có 45 sự thay đổi về cơ cấu hoạt động sản xuất với chi nhánh miền nam trực thuộc tổng công ty Xây dựng Thăng Long nên số giảm của khoản luân chuyển nội bộ TSCĐ cũng phát sinh tăng đáng kể so với năm 2012 (tăng 1.553.692.921 đồng tức 42,51%). Công ty cũng đẩy mạnh hạch toán các TSCĐ chuyển sang thiết bị nhỏ nên cũng đã tăng gấp 7,15 lần so với năm trước. Qua việc theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ của CTCP Cầu 3 TL cùng với đánh giá đặc thù hoạt động của công ty, có thể thấy rằng tình hình tăng giảm biến đổi không ổn định, phụ thuộc vào việc thực hiện các dự án tại nhiều địa điểm khác nhau trong nước, công nghệ thi công cũng như các yếu tố khách quan như giá cả sắt thép, xăng dầu... Do đó, ban lãnh đạo cần có sự cân nhắc và điều chỉnh hoạt động tăng giảm TSCĐ của công ty sao cho thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.3.1.4. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định của công ty Ta cần phân tích chỉ tiêu này để đánh giá mức độ sử dụng TSCĐ, đặc biệt là tình trạng MMTB sản xuất trên số lượng lao động hay trên mét vuông diện tích sản xuất... nhằm trang bị hợp lý TSCĐ đảm bảo năng suất, hiệu quả. Để đánh giá tình hình trang bị TSCĐ, ta cần phân tích chỉ tiêu sau: Nguyên giá TSCĐ Hệ số trang bị chung TSCĐ = Tổng số công nhân sản xuất Nguyên giá TSCĐ Hệ số trang bị MMTB bình quân = cho 1 công nhân Tổng số công nhân sản xuất Bảng 2.10. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ của CTCP Cầu 3 TL Đơn vị tính: Việt Nam Đồng Năm Tổng số công nhân thi công (ngƣời) Nguyên giá TSCĐ bình quân Nguyên giá TBMM bình quân 2011 518 75.982.l12.143 46.530.378.235 2012 523 76.487.992.045 48.501.648.280 2013 505 72.447.880.752 45.384.412.519 (Nguồn: báo cáo tình hình trang bị TSCĐ năm 2011 - 2013 ) Thang Long University Library 46 Năm 2011: 75.982.112.143 HTSCĐ 1 CN = = 146.683.614,20 (đồng) 518 46.530.378.235 HMMTB 1 CN = = 89.826.985,01 (đồng) 518 Năm 2012: 76.487.992.045 HTSCĐ 1 CN = = 146.248.550,81 (đồng) 523 48.501.648.280 HMMTB 1 CN = = 92.737.377,21 (đồng) 523 Năm 2013: 72.447.880.752 HTSCĐ 1 CN = =143.461.150 (đồng) 505 45.384.412.519 HMMTB 1 CN = = 89.870.123,84 (đồng) 505 Trong đó: HTSCĐ 1 CN là hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân HMMTB 1 CN là hệ số trang bị máy móc thiết bị cho 1 công nhân Các kết quả phân tích trên đã cho thấy: Năm 2011, trung bình cứ 1 công nhân được trang bị 146.683.614,20 đồng TSCĐ và 89.826.985,01 đồng MMTB thi công. 47 Năm 2012, trung bình cứ 1 công nhân được trang bị 14.6248.550,81 đồng TSCĐ và 92.737.377,21 đồng MMTB thi công. Năm 2013, trung bình cứ 1 công nhân được trang bị 143.461.150 đồng TSCĐ và 89.870.123,84 đồng MMTB thi công. Như vậy ta có thể thấy rằng mức độ trang bị TSCĐ và MMTB của công ty là rất cao, nguyên nhân chính là do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các đội thi công chưa sở hữu hay tự quản lý lượng MMTB thi công lớn nên buộc phải lệ thuộc vào quyền sở hữu của công ty. Ta cũng nhận thấy được rằng tình hình trang bị về MMTB nói riêng và TSCĐ nói chung của công ty có xu hướng thay đổi theo từng năm, phụ thuộc nhiều vào khối lượng công việc được phân công dẫn tới nhu cầu phù hợp về TSCĐ. Tuy nhiên việc giá trị TSCĐ trang bị cho công nhân lớn dẫn tới yêu cầu đối với người trực tiếp sử dụng TSCĐ phải nhận thức được vai trò và nắm rõ cách sử dụng hiệu quả TSCĐ, nếu không có thể gây ra lãng phí lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sử TSCĐ chung của công ty. 2.3.1.5. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất của TSCĐ hay MMTB là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất của thiết bị, là chỉ tiêu phản ánh sản lượng bình quân cho một đơn vị thời gian của MMTB. Chỉ tiêu này nói rõ trình độ sử dụng một cách tổng hợp và là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng công suất MMTB sản xuất hợp lý và có hiệu quả thì vừa giảm được sức lao động con người, vừa giảm được thời gian lao động lại tăng được kết quả sản xuất. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả chỉ tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả cán bộ, công nhân viên trong công ty, từ người trực tiếp vận hành, sử dụng MMTB thi công cho tới các cấp quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp. Với đặc điểm hoạt động của CTCP Cầu 3 TL, khi nói đến hiệu suất sử dụng TSCĐ là nói tới tỷ lệ doanh thu thuần trong trong kỳ ứng với nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ. Hiệu suất sử dụng TSCĐ biểu hiện 1 đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp càng nhiều tiến bộ và ngược lại. Thang Long University Library 48 Bảng 2.11. Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ của CTCP Cầu 3 TL Đơn vị tính: Việt Nam Đồng TT Chỉ tiêu 2012 2013 Tăng/Giảm 1 Doanh thu thuần 155.103.908.528 163.738.994.109 6% 2 Nguyên giá TSCĐ bình quân 76.487.992.045 72.447.880.752 (5,28)% 3 Nguyên giá TSCĐ(máy móc thiết bị) bq 48.501.648.280 45.384.412.519 (6,43)% 4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5 Toàn bộ TSCĐ(1/2) 2,03 2,26 11,33% 6 Máy móc thiết bị(1/3) 3,20 3,61 12,81% (Nguồn: biên bản kiểm kê TSCĐ năm 2013) Qua bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty ta thấy: So với năm 2012, hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty trong năm 2013 đã tăng 11,33%, riêng nhóm TSCĐ là MMTB tăng 12,81 %. Chỉ tiêu này tăng vì ta thấy rằng tốc độ tăng doanh thu gần tương đương với tốc độ tăng nguyên giá. Chỉ tiêu này so với năm trước tăng. Nó cho biết với một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào sản xuất thì đem lại 2,26 đồng trong năm 2013. Nhìn chung đây chưa phải là một con số thực sự ấn tượng đối với một công ty đã có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông, một phần do TSCĐ như đã đề cập ở trên cũ và chưa được đầu tư thay mới. Điều này thể hiện công tác quản lý và đánh giá việc sử dụng TSCĐ ở công ty còn tồn tại bất cập, cần có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.3.1.6. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ là quá trình tìm hiểu, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ - vốn cố định trong từng thời kỳ. Từ đó, công ty có thể đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty trong tình hình thực tế kế hoạch sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp giao thông nhằm huy động và khai thác tốt nhất những TSCĐ vừa mới đưa vào hoạt động. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ được coi là một trong những nội dung cơ bản nhất của việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc 49 biệt. Trước tiên, nó thể hiện trong việc đẩy mạnh năng suất lao động xã hội tăng lên. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy vòng chu chuyển vốn cố định tăng nhanh, tạo điều kiện rút ngắn thời gian hao mòn vô hình và hữu hình TSCĐ. Do đó, đẩy mạnh nhịp độ đổi mới TSCĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ còn đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất mà không cần bỏ thêm vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng mới TSCĐ. Với ý nghĩa trên, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong đơn vị tất yếu dẫn đến hạ giảm chi phí và tăng lợi nhuận của đơn vị. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định là vấn đề then chốt trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Nó gắn liền với sự phát triển và tồn tại của Công ty Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ có tác dụng đánh giá được quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, công ty đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.12. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ của CTCP Cầu 3 TL Đơn vị tính: Việt Nam Đồng TT Mục 2012 2013 Tăng/Giảm 1 Doanh thu thuần 155.103.908.528 163.738.994.109 6% 2 Lợi nhuận sau thuế (1.696.484.207) 730.200.560 143% 3 Nguyên giá TSCĐ bình quân 76.487.992.045 72.447.880.752 (5,28)% 4 Sức sinh lợi TSCĐ (2/3) 0,02 0,01 (50)% (Nguồn: báo cáo tài chính năm 2013 ) Như vậy sức sinh lợi của TSCĐ giảm 50% từ năm 2012 đến năm 2013. Việc tỷ suất sinh lời của TSCĐ là do có sự biến động trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Doanh thu thuần trong năm 2012 là 155.103.908.528 đồng, còn trong năm 2013 đã tăng 6 % lên mức 163.738.994.109 đồng. Sở dĩ doanh thu thuần có mức độ tăng như vậy là do công ty đã triển khai và thi công thêm 1 số dự án tại thành phố Cần Thơ và thành phố Tuyên Quang, phần khác do công ty đã được thanh toán đầy đủ từ chủ đầu tư đã chậm giải ngân từ những năm trước. Đây là một nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Thang Long University Library 50 Lợi nhuận của công ty năm 2012 là âm 1.696.484.207 đồng, còn trong năm 2013 đã tăng vọt 143% lên mức 730.200.560 đồng. Đây là ghi nhận đáng kể cho thấy trong năm 2013 công ty đã cố gắng thực hiện cắt giảm các chi phí không cần thiết, tiếp tục thực thực hiện và nhận thêm một số dự án trọng điểm theo kế hoạch khuyến khích phát triển giao thông cơ sở hạ tầng của Bộ Giao Thông Vận Tải. Nguyên giá TSCĐ bình quân qua 2 năm 2012 và 2013 đã giảm 5,28% từ 76.487.992.045 đồng xuống còn 72.447.880.752 đồng. Mặc dù thực hiện thêm một số dự án cầu nhưng công ty vẫn kiên quyết thanh lý, loại trừ những TSCĐ công suất thấp, hư hỏng, làm việc kém hiệu quả. Chỉ tiêu sức sinh lợi 2.3.1.7. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định theo thời gian làm việc Sử dụng hiệu quả thời gian làm việc của TSCĐ hay MMTB thi công là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng nhanh khối lượng và năng suất thực hiện công việc Bảng 2.13.Tình hình sử dụng thời gian làm việc của MMTB thi công của CTCP Cầu 3 TL (Nguồn: báo cáo tình hình trang bị TSCĐ năm 2013) CTCP Cầu 3 TL áp dụng chế độ nghỉ ngày lễ và ngày chủ nhật. Ngày công làm ra sản phẩm của năm 2013 tăng 3 ngày công so với năm 2012, do công ty đã cố gắng tăng được hiệu suất sử dụng của máy móc thi công cho nên số ngày công làm việc có ích năm 2013 là 221 ngày, dẫn đến thời gian làm việc có ích tăng lên đến 5304 giờ/năm, tỷ trọng ngày công làm việc có ích tăng hơn có với năm 2012 là 0,81%. Để đánh giá tình hình sử dụng thời gian làm việc của MMTB thi công, ta có chỉ tiêu sau: TT Diễn giải Năm 2012 Năm 2013 Ngày Giờ Tỷ trọng (%) Ngày Giờ Tỷ trọng (%) 1 Ngày dương lịch 365 8760 100,00 365 8760 100,00 2 Ngày lễ, chủ nhật 60 1440 16,44 60 1440 16,44 3 Ngày làm việc chế độ 305 7320 83,56 305 7320 83,56 4 Ngày công sửa chữa 42 1008 11,51 42 1008 11,51 5 Ngày công không làm ra SP 45 1080 12,34 42 1080 11,51 6 Ngày công làm việc thực tế 218 5232 59,74 221 5304 60,55 7 Ngày công làm việc có ích 218 5232 59,74 221 5304 60,55 51 Thời gian làm việc thực tế = Thời gian làm việc theo chế độ Từ bảng 2.13. ta có: Htgcđ 2012 = 305 218 = 0,71 Htgcđ 2013 = 305 221 = 0,72 Như vậy hệ số sử dụng thời gian chế độ MMTB thi công năm 2013 cao hơn năm 2012 do số ngày MMTB không sản xuất giảm xuống 4 ngày, đạt được điều này là do công ty đã phấn đấu rút ngắn thời gian máy không đóng góp vào quá trình thi công nhằm tránh lãng phí thời gian sản xuất. Ta phân tích hệ số thời gian làm việc thực tế của MMTB thi công: Thời gian làm việc có ích = = Thời gian làm việc thực tế Như vậy: tgtt2012 218 H 1 218   tgtt2013 221 H 1 221   Ta thấy hệ số sử dụng thời gian làm việc thực tế của MMTB sản xuất năm 2012 và năm 2013 đều là 1. Hệ số này cao đến như vậy là do CTCP Cầu 3 TL không phân biệt thời gian làm việc thực tế với thời gian làm việc có ích bởi theo cách thức sử dụng máy móc của công ty thi cứ mỗi khi các đội thi công bắt đầu sử dụng máy đến khi hoàn thành thì đó là khoảng thời gian làm việc thực tế và cũng chính khoảng thời gian làm việc có ích của máy móc thi công bởi đều mang lại một khoản thu cho công ty từ việc hoạt động đó. Hệ số thời gian chế độ (Htgcđ) Hệ số sử dụng thời gian thực tế (Htgtt ) Thang Long University Library 52 Số ngày công máy móc không sản xuất năm 2013 giảm 0,83% so với năm 2012. Để đảm bảo sản xuất luôn được thuận lợi, công ty cần có kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa hợp lý đối với các thiết bị máy móc cũ, tránh tình trạng hỏng hóc gây gián đoạn sản xuất. Đây là một biện pháp quan trọng vì nó phản ánh trực tiếp năng suất, hiệu quả công việc và tình trạng hoạt động của MMTB thi công. 2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định Qua tìm hiểu thực tế và phân tích đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ ở CTCP Cầu 3 TL ta có thể nhận thấy rằng TSCĐ của công ty chủ yếu là MMTB thi công, đa số đã cũ và được sử dụng nhiều năm nhưng lại chưa được đầu tư nâng cấp. 2.3.2.1. Kết quả đạt đƣợc Các TSCĐ đều được huy động và sử dụng tối đa trong năm. Với hệ số thời gian hoạt động thực tế bằng 1 cho thấy công ty đã khai thác nguồn TSCĐ tối đa theo thời gian. Ngoài ra công ty cũng đẩy mạnh thanh lý, nhượng bán một số TSCĐ không đáp ứng nhu cầu làm việc, tuân thủ nghiêm ngặt quy định của bộ Tài Chính về kiểm kê TSCĐ với hình thức chuyển các TSCĐ có giá trị dưới 30 triệu hạch toán thành các TSCĐ nhỏ. Công ty đã thực hiện nghiêm túc phương pháp tính khấu hao TSCĐ đồng thời cũng rất phù hợp với quy định của nhà nước về cách thức trích khấu hao. Mặc dù đa số TSCĐ trong công ty đã cũ và chưa được thay mới nhiều, tuy nhiên công ty vẫn có lợi nhuận trong năm 2013, chứng tỏ công tác quản lý TSCĐ được phát huy tương đối tốt, thể hiện rõ khả năng và tầm quan trọng của cấp lãnh đạo cũng như đội ngũ công nhân viên của công ty. Cơ cấu TSCĐ là MMTB chiếm phần lớn nguồn TSCĐ của công ty, phù hợp với yêu cầu về lĩnh vực hoạt động của công ty. Các MMTB luôn được tập trung đầu tư, duy tu và bảo dưỡng hàng năm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty đạt lợi nhuận cao trong năm 2013 so với năm 2012 bị thua lỗ. 2.3.2.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả tích cực kể trên, việc sử dụng TSCĐ tại CTCP Cầu 3 TL vẫn bộc lộ những hạn chế như sau: - Hiệu suất sử dụng TSCĐ chưa cao, chủ yếu do trình độ tay nghề của công nhân thi công còn thấp đồng thời một số MMTB cũng đã lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hiệu quả sử dụng TSCĐ có chiều hướng giảm, được thể hiện qua sức sinh lợi của TSCĐ giảm 50% so với năm trước. 53 - Tình hình trang bị TSCĐ chưa ổn định cũng là một phần nguyên nhân khiến công ty chưa phát huy nguồn lực tối đa của TSCĐ. - Công ty chưa chú trọng đầu tư thay mới TSCĐ, khiến cơ cấu và tình hình tăng giảm nguồn TSCĐ biến động không ổn định. 2.3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan Với đặc thù sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng giao thông vận tải, phần lớn các MMTB thi công có cầu trúc và cách sử dụng tương đối phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý và sử dụng phải có những nền tảng chuyên môn nhất định. Trình độ chuyên môn và ý thức lao động của 1 bộ phận công nhân trực tiếp sử dụng MMTB còn chưa cao. Bên cạnh những công nhân thi công có số bậc thợ cao của công ty, vẫn còn một số lượng các công nhân gồm nhiều lao động thời vụ nên trình độ sử dụng máy móc, thiết bị dựa nhiều vào yếu tố kinh nghiệm và quá trình sử dụng thực tế, ít được hướng dẫn, đào tạo cơ bản nên khả năng làm chủ công nghệ chưa cao và việc phát huy sáng kiến cải tiến công nghệ còn thấp, chưa có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản. Trách nhiệm một phần còn do cấp quản lý của công ty chưa nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của TSCĐ. Công ty không thể phát huy tối đa lợi ích từ TSCĐ nếu không quản lý tốt việc sử dụng của công nhân. Trong năm 2013, CTCP Cầu 3 TL chưa tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo, trao đổi bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của người lao động. Công ty chưa sát sao trong việc lập kế hoạch kiểm tra đánh giá lại định kỳ TSCĐ, điều này sẽ khiến MMTB và TSCĐ của công ty dễ trở nên lạc hậu, không đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư, dẫn đến phải thanh lý và mua mới thường xuyên, gây khó khăn trong công tác quản lý TSCĐ. Việc phải thực hiện nhiều dự án ở các địa phương khác nhau cũng tạo ra những khó khăn nhất định trong việc di chuyển và điều hành quản lý tình hình sử dụng TSCĐ, một phần làm hiệu suất sử dụng TSCĐ trong sản xuất chưa thật cao và hiệu quả sử dụng có xu hướng giảm. Trong hoạt động quản lý đầu tư và xây dựng có liên quan trực tiếp đến việc hình thành TSCĐ của công ty còn nhiều khó khăn như thủ tục quyết toán còn rất rườm rà, nhiều khi TSCĐ được đưa vào sử dụng khá lâu mà việc quyết toán vẫn chưa xong, ảnh hưởng xấu đến việc trích khấu hao TSCĐ, bảo toàn vốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng của các TSCĐ. Thang Long University Library 54 b. Nguyên nhân khách quan MMTB thi công ngành xây dựng giao thông thường có giá thành rất cao, là rào cản lớn để công ty mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ trong tình hình sản xuất kinh doanh chưa thực sự phát triển ổn định. Ngành nghề hoạt động xây dựng giao thông chịu tác động trực tiếp đến từ các chính sách phát triển và hỗ trợ của Đảng và nhà nước. Việc thay đổi lãi suất, chủ trương đầu tư phát triển hạ tầng chịu ảnh hưởng từ các tác nhân của nền kinh tế vĩ mô như tình hình phát triển kinh tế, các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài,... 2.3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty 2.3.3.1. Nâng cao trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp thi công a. Mục đích của giải pháp Với khối lượng chủng loại và giá trị TSCĐ có sự thay đổi liên tục qua các năm, công tác quản lý ngày càng phức tạp đòi hỏi trình độ quản lý ngày càng cao. Nâng cao trình độ nhận thức về MMTB đối với lao động có tính chất ngắn hạn. Vì vậy công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bộ phận quản lý phải được chú trọng thực hiện một cách thường xuyên nhằm phát huy hiệu quả sử dụng TSCĐ một cách cao nhất, phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b. Phƣơng thức tiến hành - Đối với cán bộ quản lý: + Cần làm tốt ngày từ công tác tuyển chọn, cất nhắc cán bộ quản lý với tiêu chuẩn cán bộ cấp phòng, ban có trình độ đại học còn cán bộ quản lý ở các đội thi công phải từ trung cấp trở lên. + Tiếp tục đào tạo theo các hình thức tự đào tạo hoặc gửi đi học tại các trường lớp về quản lý kết hợp với việc đào tạo lại cho cán bộ quản lý cấp phòng ban, phân xưởng và các đội. Đối với các cán bộ quản lý kỹ thuật hiện đang phụ trách hệ thống MMTB, cần được đào tạo nâng cao, bổ túc kiến thức thường xuyên về đặc tính kỹ thuật và những tiến bộ khoa học mới được áp dụng vào MMTB. + Mỗi năm cần tổ chức ít nhất một khoá đào tạo ngắn hạn khoảng 7 đến 10 ngày về quản lý cho các cán bộ quản lý là trưởng, phó các phòng ban và các đội thi công bằng cách thuê giáo viên các trường Đại học về giảng dạy nhằm bổ xung những kiến thức mới về quản lý, đặc biệt là lĩnh vực quản lý TSCĐ. Sau đó, mỗi phòng, mỗi đơn vị thi công sẽ có trách nhiệm truyền bá, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý thuộc bổn phận của mình. Kinh phí cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý theo phương thức 55 gửi đi học tại các trường, lớp do cá nhân người đi học tự lo (công ty có thể hỗ trợ một phần hoặc tạo điều kiện về mặt thời gian cho cá nhân đi học), còn kinh phí cho các khoá đào tạo ngắn hạn tại công ty do công ty chi trả hoàn toàn. + Riêng đối với các cán bộ thuộc bộ phận quản lý TSCĐ, hàng năm công ty cần mời các chuyên gia về hướng dẫn, đào tạo, nâng cao kiến thức về kỹ thuật công nghệ mới, giúp họ nắm vững được tình trạng kỹ thuật của MMTB. Từ đó giúp họ có thể ra chính xác quyết định quản lý đúng đắn, tránh lãng phí và nâng cao được hiệu quả sử dụng MMTB. - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: + Đối với những công nhân ký hợp đồng dài hạn và ngắn hạn đối với công ty, cần phải quan tâm đến việc đào tạo và đào tạo lại nhằm mục đích nâng cao tay nghề chuyên môn. Đồng thời, bố trí mời các chuyên gia đến tập huấn hướng dẫn để họ có thể đảm nhận được các công việc mang tính kỹ thuật cao khi vận hành những máy móc trang thiết bị mới. + Riêng đối với công nhân được thuê theo hợp đồng thời vụ hay hợp đồng theo từng công trình thì chỉ giao những công việc ít liên quan đến MMTB, hoặc những thao tác công việc ít đòi hỏi kỹ năng kỹ xảo. Nên giao cho những công nhân đó sử dụng những MMTB đơn giản thông thường nhưng cũng cần phải có sự hướng dẫn, kèm cặp thường xuyên của các công nhân lành nghề. Có thể kết hợp việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của họ trong quá trình phân giao công việc để bớt chi phí đào tạo nhưng vẫn đảm bảo tay nghề chuyên môn cần thiết. Hình thức đào tạo công nhân trực tiếp sản xuất có thể là gửi đi học tại các trường công nhân kỹ thuật, kinh phí do cá nhân chi trả hoặc công ty áp dụng những biện pháp khuyến khích vật chất như hỗ trợ kinh phí, đảm bảo cất nhắc vị trí công tác, tăng lương Hàng năm, công ty cần phân bổ kinh phí đào tạo cho mỗi bộ phận sản xuất dựa vào khả năng thực tế của bộ phận đó (kinh phí nào có thể trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm). Bên cạnh đó, hàng năm mỗi bộ phận sản xuất đều phải tổ chức thi lên lương, lên bậc nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động. Để làm tốt điều này, công ty có thể thường xuyên mở các khoa đào tạo ngắn hạn cho toàn bộ công nhân trong công ty, hoặc có thể giao cho từng bộ phận thi công tự làm trên cơ sở người có tay nghề cao kèm cặp người có tay nghề thấp hơn. Cần trang bị những kiến thức cơ bản về MMTB cho người công nhân sử dụng hiểu được tính năng tác dụng và các điều kiện kỹ thuật của MMTB mà bản thân đang sử dụng. Khi vận hành, sử dụng MMTB phải đúng quy trình thao tác, quy trình theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên từng thiết bị và những điều cần thiết mà cán bộ kỹ thuật Thang Long University Library 56 hướng dẫn. Bắt buộc công nhân tuyệt đối chấp hành những quy tắc về an toàn MMTB theo quy định chung và các quy định riêng của từng loại MMTB. Phải giáo dục, tuyên truyền cho người công nhân ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần tự giác trong việc bảo quản, lau chùi MMTB và phương tiện vận tải sau mỗi ca làm việc, tránh hư hỏng mất mát phụ tùng, chi tiết. Mỗi công nhân vận hành xe, máy phải ghi rõ thời gian hoạt động thực tế vào sổ hồ sơ (lý lịch) của xe, máy đó. Điều này giúp cho cán bộ quản lý kỹ thuật biết được chính xác thời gian hoạt động của xe, máy để từ đó có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời, hạn chế tối đa thời gian ngừng máy do kỹ thuật. Cán bộ kỹ thuật phụ trách bộ phận MMTB và phương tiện vận tải của các đội thi công phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra khả năng vận hành máy của từng công nhân để kịp thời khắc phục sự cố (nếu có). Cán bộ phòng kỹ thuật, các đội thi công xây lắp và xưởng cơ khí cũng phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của MMTB ở từng đơn vị, tập hợp số liệu báo cáo kịp thời với giám đốc về năng lực hoạt động thực tế của MMTB và phương tiện vận tải trong toàn công ty và đề xuất kế hoạch mua sắm, sửa chữa hợp lý. Bên cạnh việc hướng dẫn, đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất, công ty cũng cần chú trọng đến các biện pháp khuyến khích vật chất dưới hình thức khen thưởng. Hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm cần tổ chức đánh giá những đóng góp của các cán bộ quản lý và công nhân trong quá trình tham gia quản lý và sử dụng tài sản. Từ đó đưa ra mức khen thưởng hợp lý nhằm phát huy tinh thần tự giác của mỗi cán bộ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ. Khoản chi này được tính từ quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty. c. Đánh giá hiệu quả của giải pháp Với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên, công ty sẽ có được đội ngũ cán bộ đủ mạnh với 100% cán bộ quản lý cấp phòng, ban có trình độ Đại học và 100% cán bộ quản lý ở các đội thi công có trình độ trung cấp trở lên. Do vậy, cán bộ quản lý của công ty có đầy đủ kiến thức cần thiết để đảm nhận các công việc về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý TSCĐ của công ty, đảm bảo cho hệ thống MMTB phát huy hết công suất, tránh được những lãng phí trong quá trình quản lý và sử dụng. Thông qua các hình thức đào tạo, trình độ tay nghề của công nhân sẽ được tăng lên đáng kể, đảm bảo cho công ty có thể sử dụng các loại MMTB công nghệ hiện đại đòi hỏi kỹ thuật cao như hiện nay, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nâng cao chất lượng và tiến độ thi công công trình, giảm chi phí cho hao mòn và sửa chữa MMTB và các phương tiện sản xuất khác, tăng lợi nhuận cho công ty và thu nhập cho người lao động. 57 2.3.3.2 Hoàn thiện công tác giữ gìn và sửa chữa tài sản cố định trong công ty a. Tình hình thực tế Tính đến tháng 12/2013, công ty có tới 156 danh mục TSCĐ, trong đó có 28 danh mục đã khấu hao hoàn toàn, 52 danh mục đã khấu hao trên 50%, 40 danh mục đã khấu hao từ 20 - 50% và 36 danh mục mới khấu hao dưới 20%. Tuy số danh mục đã khấu hao trên 50% chiếm hơn 30% tổng số lượng danh mục nhưng lại chiếm phần lớn tỷ trọng về giá trị TSCĐ hiện có của công ty. Đây là những tài sản đã có thời gian sử dụng tương đối lớn và vị trí khá quan trọng trong hệ thống TSCĐ của công ty. Do vậy, công tác giữ gìn và sửa chữa những tài sản này cần phải được quan tâm đặc biệt. Mặt khác, do đặc thù của ngành giao thông phần lớn TSCĐ hoạt động trong điều kiện ngoài trời và quá trình thi công chịu tác động rất lớn của khí hậu và thời tiết. Nếu không có chế độ bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên sẽ không những đẩy nhanh tốc độ hao mòn của tài sản mà còn gây gián đoạn quá trình sản xuất, làm chậm tiến độ thi công, tăng các chi phí và giảm chất lượng công trình. Hiện nay, mặc dù công ty đã thành lập riêng bộ phận xưởng cơ khí, phụ trách công tác quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa MMTB và phương tiện vận tải nhưng do phải thực hiện nhiều công trình ở các địa phương khác nhau, phương tiện sản xuất bị phân tán nên công tác bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ TSCĐ của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi công ty phải sớm tìm ra những biện pháp hợp lý nhằm hoàn thiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong toàn công ty. b. Mục đích của giải pháp Giải pháp hoàn thiện công tác giữ gìn và sửa chữa tài sản cố định trong công ty nhằm tăng thời gian sử dụng TSCĐ, đảm bảo cho MMTB hoạt động ổn định, thường xuyên liên tục, giảm thiểu được chi phí khi MMTB hư hỏng. c. Phƣơng thức tiến hành Thực tế cho thấy rằng, chế độ giữ gìn và sửa chữa TSCĐ có nhiều ưu điểm như có khả năng ngăn ngừa trước sự hao mòn quá đáng và tình trạng hư hỏng bất ngờ, cũng như chủ động chuẩn bị đầy đủ phương tiện sản xuất, khiến cho quá trình thi công không bị gián đoạn đột ngột. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ này lại khá phức tạp. Tùy theo tình trạng phục vụ của TSCĐ và điều kiện cụ thể mà công ty có thể thực hiện chế độ sửa chữa dự phòng ở các mức độ khác nhau. Định kỳ kiểm tra TSCĐ, tức là lên kế hoạch dự kiến kỳ hạn kiểm tra để quy định nội dung của việc sửa chữa. Thường áp dụng đối với những TSCĐ đã khấu hao dưới 20% giá trị. Thang Long University Library 58 Định kỳ kiểm tra sửa chữa TSCĐ có khác với các công tác định kỳ kiểm tra TSCĐ ở trên là vừa quy định kỳ hạn kiểm tra vừa sơ bộ tính toán trước nội dung của công tác sửa chữa. Chế độ này thường áp dụng đối với những TSCĐ đã khấu hao từ 20 - 25% giá trị. Sửa chữa tiêu chuẩn có nghĩa là căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật đã có sẵn để xác định kỳ hạn và nội dung đầy đủ của việc sửa chữa. Sau đó đến kỳ hạn mà tiến hành việc sửa chữa TSCĐ theo tiêu chuẩn quy định, không cần xét đến tình hình hao mòn cụ thể của TSCĐ nữa. Việc sửa chữa tiêu chuẩn được áp dụng đối với những thiết bị, máy móc, phương tiện mà tình hình làm việc đều đặn nên có thể dự tính trước được tình hình hao mòn một cách chính xác (như các thiết bị đo lường trong thi công). Bên cạnh chế độ sửa chữa dự phòng ở các mức độ khác nhau, bộ phận quản lý TSCĐ cũng cần lập sẵn một số phương án cho việc sửa chữa khôi phục và sửa chữa sự cố để đối phó với tình trạng hư hỏng TSCĐ một cách bất ngờ như bị thiên tai hoặc do ngừng sử dụng trong thời gian quá lâu, cần khôi phục tình trạng hoạt động cũ Để tăng cường và hoàn thiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa MMTB và các phương tiện sản xuất khác, xin được đưa ra một số biện pháp chủ yếu sau: - Tăng cường công tác chuẩn bị trước khi sửa chữa: chuẩn bị về thiết kế, về công nghệ và chuẩn bị về MMTB. - Thực hiện phương pháp sửa chữa nhanh: cố gắng bố trí thời gian sửa chữa ngoài thời gian thi công, áp dụng phương pháp sửa chữa tiên tiến như thay thế cả bộ phận, cả cụm máy cũ cần sửa chữa bằng cả bộ phận, cụm máy mới. Phương pháp này thường có chi phí cao nên thường áp dụng cho những trường hợp cần nhanh chóng sửa chữa để bảo đảm tiến độ thi công. Như vậy, trong thời gian sửa chữa, máy vẫn làm việc bình thường. - Áp dụng phương pháp sửa chữa xen kẽ: để thực hiện phương pháp này trước hết cần lên danh mục tất cả các TSCĐ cần đưa vào sửa chữa, sau đó tiến hành sửa chữa đồng loạt các TSCĐ trên toàn bộ hệ thống TSCĐ của công ty. Theo cách này, thời gian ngừng máy để sửa chữa của toàn thể hệ thống TSCĐ sẽ giảm xuống. - Tăng cường trách nhiệm của các bộ phận có liên quan đến công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Cần nhận thức rõ trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ không phải chỉ là trách nhiệm của bộ phận chuyên trách về TSCĐ mà còn là trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là những người trực tiếp sử dụng TSCĐ. Mỗi cá nhân có ý thức trách nhiệm đối với TSCĐ mình sử dụng nhằm hạn chế hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, giảm bớt chi phí bảo dưỡng cho công ty và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong đơn vị. Công ty cũng cần đề ra định mức sửa chữa hợp lý, chính xác, áp dụng chế độ 59 thưởng, phạt đối với những bộ phận, cá nhân làm tốt công tác sửa chữa hoặc ngược lại. Phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật kết hợp với quá trình sửa chữa lớn TSCĐ nhằm nâng cao năng lực của TSCĐ. d. Đánh giá hiệu quả của giải pháp Việc thực hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ trong công ty sẽ đem lại những lợi ích sau: - TSCĐ chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của công ty đặc biệt trong lĩnh vực giao thông. Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ là biện pháp quan trọng nhất để duy trì tình trạng phục vụ tốt của tài sản, giúp cho quá trình thi công không bị gián đoạn, chất lượng công trình vẫn được đảm bảo. - Xét về mặt vốn, giá trị TSCĐ nói chung và giá trị MMTB nói riêng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất của doanh nghiệp. Bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng hợp lý MMTB làm giảm hao mòn vô hình cũng chính là công ty đã sử dụng hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 2.3.3.3. Đầu tƣ đổi mới công nghệ, mua sắm tài sản cố định mới a. Phƣơng thức tiến hành - Tăng cường đầu tư, mua sắm nhà cửa vật kiến trúc Tình hình nhà cửa vật kiến trúc hiện tại của công ty chưa thực sự xứng với tầm vóc của một công ty xây dựng giao thông như CTCP Cầu 3 TL. Với năng lực phát triển đã gây dựng được uy tín, công ty cần quan tâm xây dựng cải tạo thêm khu vực trụ sở văn phòng khang trang hơn, trang bị thêm các thiết bị điều hòa cho các phòng ban, quét vôi sơn sửa, cải tạo cho khu vực cổng chính, phòng tiếp khách và phòng của cả phó Giám đốc và Giám đốc. Đây chính là bộ mặt, là nơi xây dựng thiện cảm của công ty đối với chủ đầu tư. - Đầu tư mua sắm thiết bị máy móc thi công Vì MMTB thi công chiếm tỷ lệ lớn nguồn TSCĐ của công ty nên việc lựa chọn máy móc tập trung đầu tư thay mới là điều tối quan trọng, không thể không thực hiện. Việc ra quyết định thay thế mua mới TSCĐ dựa trên một số yếu tố: + Đối với các hợp đồng xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp cũng như các công trình giao thông, thuỷ lợi đặc biệt là đối với các dự án có quy mô vừa và lớn thì một phần không nhỏ giá trị của hợp đồng cũng như khi đánh giá nhà thầu được biểu hiện qua việc đề xuất các thiết bị xây dựng sử dụng cho công trình. Trong các trường hợp như vậy việc lựa chọn máy móc được tiến hành hết sức cẩn thận thông qua Thang Long University Library 60 các khía cạnh về tài chính. Những yêu cầu chính cần phải xem xét bao gồm toàn bộ chi phí cho mỗi đơn vị để thiết bị vận hành tốt và an toàn, tính năng sử dụng của mỗi thiết bị đã được đề xuất và độ an toàn của phụ tùng thay thế. + Hiện nay chi phí để vận hành mỗi đơn vị theo tiêu chuẩn này là rất được quan tâm và là chỉ tiêu quan trọng. Thiết bị nào đã được lựa chọn cho một hợp đồng dài hạn sẽ được đặt hàng cho phù hợp, mà cơ sở để lựa chọn là chi phí. Căn cứ vào tính năng của thiết bị, người ta sẽ chọn chúng để sử dụng cho một số các hợp đồng nhỏ. Một thiết bị dễ điều khiển cũng là một tiêu chuẩn quan trọng để xem xét và quyết định. + Trong việc lựa chọn máy móc cho một công việc cụ thể, điều thiết yếu là phải kiểm tra một cách kỹ càng công suất của thiết bị. Máy móc có công suất lớn hơn yêu cầu của công việc thì dùng nó sẽ không kinh tế, trong khi đó máy móc có công suất thấp hơn yêu cầu của công việc sẽ hay bị hỏng hóc và chi phí bảo trì cao. Việc lựa chọn loại và cỡ máy cần cho phù hợp và đặc biệt quan trọng. Chi phí phụ trội do công suất của máy cần lớn hơn yêu cầu thường được bù đắp bằng việc tiết kiệm các khoản chi phí ở công trường. Việc xem xét lại các chi tiết trong phương án và trình tự công việc nên được tiến hành trước khi được chọn máy xây dựng. - Có 5 biện pháp để có thể có được máy móc thi công với những ưu điểm và hạn chế riêng nhất định: + Nhận từ kho hay xưởng của nhà thầu phụ: Thông thường người ta sử dụng máy móc riêng của nhà thầu, việc tìm kiếm ở bên ngoài sẽ bất lợi về tài chính. Nguồn vốn chủ yếu đã được đầu tư và có nhu cầu tìm kiếm việc làm cho máy móc để tạo lợi nhuận. Tìm công việc để cho máy móc được sử dụng liên tục phải phù hợp với khả năng của máy móc, thường có sự tranh chấp giữa nhà thầu với những người giám sát công trình (người của chủ đầu tư) vì những người này cũng am hiểu về máy móc nên hay xảy ra việc tranh cãi về tính năng của máy. + Mua theo phương thức trả ngay bằng tiền mặt: Mua trả ngay bằng tiền mặt các thiết bị là phương án có hiệu quả ngay trong việc sử dụng TSCĐ. Tuy nhiên, đó là biện pháp cứng nhắc và có ảnh hưởng đến lượng tiền mặt lưu thông của công ty. Do đó công ty cần phải tính toán xem giữa việc bỏ tiền ra mua và việc đầu tư khoản tiền đó cho công việc khác thì việc nào có lợi hơn. Nên so sánh việc mua thiết bị với việc giành quyền sử dụng thiết bị theo một phương thức khác. + Thuê mua: Mua máy xây dựng theo phương thức thuê mua là việc trả trước một khoản tiền như là để đặt cọc, thường là khoảng 30%, phần còn lại sẽ trả trước khi hết 1/2 thời gian sử dụng máy. Tổng chi phí mua theo phương pháp này bao giờ cũng cao hơn phương thức trả tiền ngay, song quỹ tiền mặt để lưu thông sẽ được cải thiện 61 do quyết định này của nhà thầu. Lý tưởng nhất là máy móc tạo được một khoản lợi nhuận bằng với chi phí cho nó đến khi đến hạn phải trả. + Thuê của một tổ chức kinh doanh cho thuê: Thuê máy móc xảy ra khi có yêu cầu đáp ứng cho một công việc cụ thể trong các giai đoạn ngắn hoặc nhu cầu sử dụng dưới 50%. Điều này thường là rất linh hoạt và tiết kiệm hơn vì việc mua máy quá đắt sau này ít khi sử dụng lại. Việc cho thuê hay thuê máy thường được tính theo ngày, tuần hoặc tháng. Chủ máy thường phải chịu về bảo hiểm, các chi phí cho bảo trì và các dịch vụ cho người vận hành máy, người thuê tự bỏ nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn. Việc thuê máy là dùng cho một mục đích sử dụng cụ thể, ít khi nhà thầu chính lại thuê về một máy nhàn rỗi cho các nhà thầu khác (nhà thầu phụ) vì đây là công việc của một nhà thầu phụ. Các nhà thầu không nên có các quyết định mua máy với ý nghĩa là khi không dùng đến có thể đem cho thuê lại vì nếu kinh tế không ổn định thì nhà thầu sẽ phải chịu một khoản chi phí rất đắt mà lại không sử dụng được máy vào mục đích khác. b. Đánh giá hiệu quả của giải pháp Việc thực hiện thành công đổi mới công nghệ, thay mới TSCĐ sẽ đảm bảo năng suất của TSCĐ, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, tiết kiệm chi phí quản lý, sửa chữa TSCĐ cũ thường xuyên. Trong ngắn hạn có thể tác động làm giảm nguồn tài sản tiền của công ty nhưng về dài hạn đảm bảo khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cho công ty. Thang Long University Library KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, để tồn tại và phát triển bền vững là một yêu cầu hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý và sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc đảm bảo kết quả tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, các doanh nghiệp cơ bản đã và đang nhận thức được vai trò quan trọng của TSCĐ. Tuy nhiên, việc đánh giá đúng thực trạng, chú trọng tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, bắt kịp xu hướng phát triển khoa học cần có thời gian và đặc biệt là điều kiện kinh tế phù hợp. Xuất phát từ suy nghĩ trên, trong thời gian thực tập tại CTCP Cầu 3 TL, tôi đã bắt tay nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng về tình hình sử dụng TSCĐ và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty. Với mong muốn góp một ý kiến nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu lớn của công ty là duy trì và tối đa hóa lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập và quá trình nghiên cứu thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, tôi nhận thấy rằng nhìn chung TSCĐ tại CTCP Cầu 3 TL trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm dần qua từng năm, đa số MMTB thi công trực tiếp đã cũ, lạc hậu, đã bị hao mòn nhiều, mặc cho những nỗ lực quản lý và sử dụng TSCĐ của ban lãnh đạo, hiệu quả TSCĐ đã không được tối đa hóa như mong muốn của công ty. Từ những nguyên nhân khách quan đã rút ra được trong quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận, tôi mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà nước như sau: Một là, Nhà nước cần quy định sao cho với cơ chế điều hành lãi suất như hiện nay có thể khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đồng thời lợi ích của ngân hàng vẫn phải được bảo đảm và tuân thủ nguyên tắc hoạt động của ngân hàng. Lĩnh vực ngân hàng cần xem xét lại các điều kiện vay vốn và quá trình thanh toán sao cho thuận lợi hơn với các doanh nghiệp, tránh những rủi ro trong hoạt động thanh toán ảnh hưởng đến cả 2 phía. Đối với những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ngân hàng có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho họ trong quá trình vay vốn. Hai là, Chính phủ cần có những chính sách xây dựng một thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định hơn. Thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư để hoà nhập thị trường vốn trong nước với khu vực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tự động huy động vốn thông qua các hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ba là, Nhà nước cần có những biện pháp để hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm ổn định xã hội, phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Với một môi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự lạnh mạnh trong hoạt động kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Bất chấp những khó khăn còn tồn tại, với những kết quả đã đạt được của lãnh đạo và tập thể toàn bộ công ty, tôi hy vọng và tin tưởng rằng công ty sẽ ngày càng phát triển bền vững, xác lập và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực xây dựng giao thông, trở thành đơn vị tiên phong của tổng công ty xây dựng Thăng Long, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Thang Long University Library DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Bùi Văn Dương & Nguyễn Thị Kim Cúc (2008), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, thành phố Hồ Chí Minh, tr.112-120. 2. Đỗ Thị Hồng Hạnh (2008), một số vấn đề trong khấu hao và phân loại tài sản cố định, tạp chí kinh tế và dự báo số 8 (424), tr.22-25. 3. Nguyễn Thị Thanh Mai (2003), Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty chè Thái Nguyên, tr.11-25. 4. Nguyễn Thùy Linh (2004), Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng Hưng Long, tr.2-15. Tiếng Anh 5. Steven Bragg (1995), Introduction to Fixed Assets, Fixed Assets Accounting, pg. 45-55. PHỤ LỤC 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của CTCP Cầu 3 TL Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_a17983_3406.pdf
Luận văn liên quan