Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Phú Tài
Khách hàng sẽ lựa chọn phương án nào có lãi. Nếu Công ty không áp dụng chính sách chiết khấu, khách hàng sẽ thanh toán tiền sau 171 ngày kể từ ngày nhận hàng. Khi áp dụng chính sách chiết khấu Công ty cần phải xem xét mức chiết khấu của mình có được khách hàng chấp nhận hay không? Mức chiết khấu này phải đem lại lợi ích cho khách hàng nhưng không đem đến sự thiệt hại cho Công ty.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6981 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Phú Tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên thực hiện : Cao Văn Tý Lớp : QTDN – K49 Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Cẩm Thanh PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ Kết cấu đề tài Biện pháp 1 Rút ngắn số ngày một vòng quay nợ phải thu khách hàng bằng cách sử dụng chính sách chiết khấu thanh toán Biện pháp 2 Dự đoán nhu cầu vốn lưu động của Công ty & tổ chức nguồn vốn lưu động đảm bảo cho quá trình SXKD liên tục và tránh lãng phí vốn Biện pháp 3 Cân đối giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, xác lập cơ cấu nguồn tài trợ vốn lưu động một cách tối ưu 2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (Nguồn: Phòng Kế Toán) 2.2.1. Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn (ĐVT: 1000 đồng) Tỷ suất tự tài trợ của Công ty trong 3 năm qua tương đối thấp =>mức độ độc lập về tài chính của Công ty thấp. Năm 2006: T (2006) = 24.648.048/206.432.563x100% = 11,94% Năm 2007: T (2007) = 47.566.832/252.583.429x100% = 18,83% Năm 2008: T (2008) = 100.544.157/374.683.244x100% = 26,83% 2.2.2. Phân tích tình hình quản lý và sử sụng vốn lưu động ở Công ty 2.2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần Phú Tài Bảng 2.2: Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần Phú Tài (Nguồn: Phòng kế toán) 2.2.2.2. Quản trị các khoản phải thu Bảng 2.3: Tình hình quản trị và sử dụng các khoản phải thu Đây là dấu hiệu tích cực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ 2.2.2.3. Quản trị hàng tồn kho Bảng 2.3: Bảng phân tích tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho Vì vậy: Công ty cần xem xét lại mức dự trữ hàng tồn kho để làm giảm lượng vốn bị ứ đọng, hạn chế chi phí lưu kho … 2.2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu dộng tại Công ty a. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Bảng 2.4: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Mức vốn lưu động lãng phí sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn, giảm sút hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được đo bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyền VLĐ trong năm (L) và Kỳ luân chuyển vốn (K) K = 360/L b. Hàm lượng vốn lưu động c. Mức doanh lợi vốn lưu động Bảng 2.6: Mức doanh lợi vốn lưu động Chỉ tiêu này tương đối thấp nhưng nó phản ánh có sự tiến bộ rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. d. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Bảng 2.7: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Nhìn chung các chỉ tiêu trên cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là chưa tốt 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI TRONG THỜI GIAN QUA Nhận xét Hạn chế 1. Vốn lưu động của Công ty còn tồn đọng dưới dạng hàng hóa tồn kho quá lớn làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn. 2. Kỳ thu tiền bình quân còn quá cao(171 ngày năm 2008) Công ty bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, có quá nhiều các khoản nợ khó đòi. 3. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh không tốt. Công ty đang mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. 4. Vốn tiền mặt còn ít, không đảm bảo thanh toán ngắn hạn 5. Công tác lập dự phòng không được quan tâm đúng mức. Thành tựu 1.Công ty đã đề ra chính sách tín dụng thương mại đúng đắn và linh hoạt Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2008 vẫn tăng 15,01% so với năm 2007. 2. Tài sản ngắn hạn luôn đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục. 3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền có nhiều chuyển biến tích cực.Tổ chức tốt mối quan hệ với nguồn cung ứng, giữ vững và mở rộng nguồn tiêu thụ sản phẩm. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI 3.1. Giải pháp I: Rút ngắn số ngày một vòng quay nợ phải thu khách hàng bằng cách sử dụng chính sách chiết khấu thanh toán 3.1.1. Căn cứ vào mục đích của biện pháp Rút ngắn số ngày một vòng quay khoản phải thu khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có một số vốn lưu động cần thiết đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn và chi phí lãi vay, đồng thời còn dùng nguồn vốn này để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 3.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp Đối với Công ty Với số tiền vay ngân hàng, thay vì đầu tư vào khoản phải thu khách hàng, Công ty đầu tư vào mục đích kinh doanh để sau khi bù đắp chi phí lãi vay vẫn cò một khoản lợi nhuận. + Chi phí lãi vay: Năm 2008 Công ty vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất rth = 0,825%/tháng. Quy ra năm là: rn = (1 + rth)12 - 1 = (1 + 0,825%)12 - 1 = 10,36%/năm. Giả sử trong năm 2009 mức lãi suất này sẽ không thay đổi khi Công ty có tiến hành vay nợ thêm. Tỷ suất sinh lợi trên vốn lưu động: rVLĐ = Lợi nhuận sau thuế /Vốn lưu động bình quânx 100% =25.223.686/776.520.913 x 100 = 3,25%/năm =>Chi phí sử dụng vốn (CV) để đầu tư vào khách hàng là: CV = rn + rVLĐ = 10,36% + 3,25% = 13,61% Dự báo doanh thu thuần năm 2009 của Công ty Dự báo năm 2009, mức doanh thu thuần là: y2009 = 381429640 +140.330.927 x 4 = 942.753.350 (nghìn đồng) Bảng dự trù các khoản phải thu năm 2009 Như vậy, khi áp dụng chiết khấu thì chi phí cơ hội mà Công ty được hưởng là: 132.551.419 x 13,61% = 18.040.248 nghìn đồng Tỷ lệ chiết khấu sẽ là: X% x 942.753.350 nghìn đồng < 18.040.248 nghìn đồng X% < 1,91% Công ty sẽ áp dụng tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn 1,91% được tính theo doanh thu. Đối với khách hàng Khách hàng sẽ lựa chọn phương án nào có lãi. Nếu Công ty không áp dụng chính sách chiết khấu, khách hàng sẽ thanh toán tiền sau 171 ngày kể từ ngày nhận hàng. Khi áp dụng chính sách chiết khấu Công ty cần phải xem xét mức chiết khấu của mình có được khách hàng chấp nhận hay không? Mức chiết khấu này phải đem lại lợi ích cho khách hàng nhưng không đem đến sự thiệt hại cho Công ty. Trong điều kiện doanh thu kế hoạch không thay đổi, lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng là 0,825%/tháng, nếu Công ty muốn rút ngắn kỳ thu tiền bình quân xuống còn 120 ngày thì Công ty sẽ áp dụng tỷ lệ chiết khấu nằm trong khoảng từ 1,40% đến 1,91%. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1,40% thì khách hàng không chấp nhận thanh toán trước 120 ngày còn lớn hơn 1,91% thì Công ty sẽ bị lỗ. 3.1.3. Dự trù kinh phí Giả sử Công ty đưa ra mức chiết khấu là 1,6% mà được khách hàng chấp nhận thì chi phí chiết khấu được dự trù là: 942.753.350 x 1,6% = 15.084.053 (nghìn đồng) 3.1.4. Kết quả khi thực hiện biện pháp Khi áp dụng tỷ lệ chiết khấu là 1,6% thì công ty sẽ thu được khoản lợi nhuận tăng thêm là: LN = 18.040.248 - 15.084.053 = 2.956.195 (nghìn đồng) Bảng 3.3: Tổng kết sau khi thực hiện biện pháp Chính sách chiết khấu này có một ý nghĩa to lớn đối với việc sử dụng vốn lưu động, tiết kiệm chi phí lãi vay, nâng cao khả năng thanh toán hiện hành Như vậy nếu biện pháp được áp dụng thành công thì Công ty không bị chiếm dụng vốn quá lâu như hiện tại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ được nâng cao hơn, đồng thời còn tạo điều kiện cho Công ty đứng trước các cơ hội kinh doanh mới. 3.2. Biện pháp 2: Dự đoán nhu cầu vốn lưu động của Công ty và tổ chức nguồn vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và tránh lãng phí vốn 3.2.1. Căn cứ và mục đích của biện pháp Căn cứ: Trong năm 2008 vừa qua Công ty đã để lãng phí một số vốn lưu động là 24.276.655 nghìn đồng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Mục đích: - Đảm bảo cho quá trình sản xuất và lưu thông của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đồng thời tránh ứ đọng và lãng phí vốn 3.2.2. Nội dung của biện pháp Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây: - Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trong năm trước (năm báo cáo). - Bước 2: Chọn các khoản mục vốn lưu động chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu rồi tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện được trong năm báo cáo. Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho năm sau (năm kế hoạch) trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch. - Bước 4: Dự định huy động nguồn trang trải nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh năm kế hoạch. Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán năm 2008 Bảng 3.3: Trích bảng cân đối kế toán ĐVT: 1000đ Bước 2:Tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục này với doanh thu Bảng 3.7: Biểu diễn tỷ lệ % giữa các khoản mục có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với doanh thu Vậy thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên Công ty chỉ cần bổ sung: 0,4553 - 0,1822 = 0,2731 đồng vốn Bước 3: Ước tính nhu cầu vốn lưu động Dựa vào biện pháp 1, ta đã xác định được doanh thu dự kiến của Công ty năm 2009 là 942.753.350 nghìn đồng. Như vậy, so với năm 2008, doanh thu dự kiến tăng lên một lượng là: 942.753.350 - 794.508.720 = 148.244.630 nghìn đồng. Vậy, trong năm 2009 dự tính nhu cầu vốn lưu động cần tăng lên một lượng là: 148.244.630 x 27,31% = 40.485.608 nghìn đồng Bước 4: Tìm nguồn trang trải Trang trải từ lợi nhuận giữ lại: Cuối năm 2008, Công ty dùng 50% lợi nhuận sau thuế để chia lãi cổ phần. Lợi nhuận còn lại để bổ sung nguồn vốn là:25.223.686 x (1 - 50%) = 12.611.843 nghìn đồng 3.2.3. Kết quả của biện pháp - Nếu Công ty không thực hiện các biện pháp để kiểm tra các kế hoạch hoạt động thì lượng vốn cần bổ sung là 40.485.608 nghìn đồng. - Nếu thực hiện các biện pháp để kiểm tra các kế hoạch hoạt động như đã nêu trên thì lượng vốn cần bổ sung chỉ còn 17.789.355 nghìn đồng. Công ty bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại là 12.611.843 nghìn đồng. Còn lại: 17.789.355 - 12.611.843 = 5.177.512 nghìn đồng Công ty tiến hành huy động từ bên ngoài (vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu). 3.3. Một số biện pháp khác: 3.3.1. Biện pháp 3: Cân đối giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, xác lập cơ cấu nguồn tài trợ vốn lưu động một cách tối ưu. 3.3.2. Biện pháp 4: Giảm lượng thành phẩm tồn kho bằng cách tăng cường công tác tiêu thụ với các chiến lược Marketing thị trường. Từ đó tăng doanh thu tiêu thụ dẫn đến tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động 3.3.3. Biện pháp 5: Tăng vay dài hạn và tiết kiệm chi phí lãi vay bằng cách huy động vốn nhàn rỗi của CBCNV trong Công ty Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần phú tài - ppt.ppt