Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Giày Bình Định

MỤC LỤC PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY BÌNH ĐỊNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty PHẦN 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CTCP GIÀY BÌNH ĐỊNH 2.1. Tổng quan về vốn lưu động: 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY 2.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định PHẦN 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CTCP GIÀY BÌNH ĐỊNH

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Giày Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh nói chung và sử dụng vốn lưu động nói riêng có hiệu quả hay không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Do đó vấn đề về sử dụng vốn, đặc biệt là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong một doanh nghiệp là vấn đề cần thiết phải quan tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đề tài đi sâu vào việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của CTCP Giày Bình Định trong thời gian gần đây để thấy được thực trạng sử dụng vốn lưu động, thấy được các điểm mạnh và các điểm còn tồn tại của Công ty. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty . Nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động và dựa trên những yêu cầu của thực tế, Nhóm 5 đã chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định ’’ để làm đề tài nghiên cứu cho mình. Nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương: Phần 1: Khái quát chung về CTCP Giày Bình Định Phần 2: Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ tại CTCP Giày Bình Định . Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong cô góp ý để chúng em hoàn thiện tốt hơn đề tài của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Quy Nhơn ngày 30 tháng 10 năm 2010 Nhóm thực hiện Nhóm 5 DANH SÁCH NHÓM 5 ------&------ Nguyễn Văn Tha Nguyễn Thị Thuý Diễm Trần Thị Thu Hiền Ngô Thị Van Ka Nguyễn Thị Thanh My Lê Thị Kim Oanh Phan Thị Diệu Thi Trần Thị Thuỷ Tiên Lê Thị Xuyến 10) Nguyễn Thị Như Tưởng PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY BÌNH ĐỊNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Tên, địa chỉ của công ty - Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Giày Bình Định - Tên giao dịch: Binhdinh Footwear Company (BDFC) - Địa chỉ: 40 Tháp Đôi – Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam - Điện thoại: 84 563941071 / 84 56 3941065 - Fax: 84 56 3841292 - Email: bdr@dng.vnn.vn, bdfc@vnn.vn - Website: www.bdfc.com.vn Văn phòng đại diện:131/17/9 Nguyễn Cửu Đàm, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Tp. HCM (tel/fax: 84 8 62673346) 1.1.2. Quy mô hiện tại của công ty Công ty có hai nhà máy: Nhà máy 1: với diện tích 6000m2 đóng tại 40 Tháp Đôi, Quy Nhơn được bố trí hai phân xưởng May, một phân xưởng gò giày nữ với hai mặt bằng trên dưới 500m2 /xưởng và một kho bán thành phẩm, một kho nguyên vật liệu phục vụ may mũ giày dép và khu văn phòng với đầy đủ máy móc, thiết bị chuyên dùng. Nhà máy 2: với diện tích 25000m2 đóng tại Khu Công nghiệp Phú Tài được bố trí năm phân xưởng sản xuất là: chuẩn bị I, chuẩn bị II, mài, gò dép, gò giày vải với diện tích hơn 500m2 /xưởng. Kho trung tâm có diện tích hơn 1000m2 và hệ thống kho liên xưởng gò dép, gò giày vải và khu văn phòng quản lý, sản xuất mẫu, bộ phận phục vụ sản xuất cũng được đầu tư máy móc thiết bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Với tổng số lao động là 1400 người, có đội ngũ quản lý với trình độ cao và giàu kinh nghiệm, với tổng số vốn kinh doanh gần 80 tỷ đồng. Có thể nói Công ty Cổ phần Giày Bình Định là một Công ty hoạt động với quy mô lớn. 1.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty, đóng góp vào ngân sách của công ty qua các năm Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước ( ĐVT: đồng ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DTT về BH và cung cấp DV 78.383.923.588 170.888.076.636 177.557.043.516 DT từ hoạt động tài chính 59.110.966 1.215.867.691 814.820.602 Lợi nhuận khác 126.927.859 266.611.101 1.256.006.885 Lợi nhuận trước thuế 2.962.461.544 4.470.923.250 11.392.578.754 Đóng góp vào NSNN (thuế) 592.496.309 894.184.650 2.278.515.750 Lợi nhuận sau thuế 2.369.945.235 3.576.738.600 9.114.063.004 ( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ ) 1.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty * Loại hình kinh doanh Loại hình kinh doanh là các sản phẩm chủ yếu mà Công ty đang kinh doanh. Loại hình kinh doanh chính của Công ty là sản xuất sản phẩm. * Các loại hàng hóa mà công ty đang kinh doanh Công ty sản xuất các mặt hàng chủ yếu là giày dép xuất khẩu thông qua các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng của các khách hàng trên thị trường mà chủ yếu là thị trường EU. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các mặt hàng như giày, dép, sản phẩm cao su các loại…phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. SẢN PHẨM CHÍNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT THÁNG EVA sandals & Dép bấc 50 000 đôi Dép đi trong nhà 100 000 đôi Giày vải 200 000 đôi Bảng 1.2: Mặt hàng chủ yếu và năng lực sản xuất của Công ty Vốn kinh doanh của công ty Nguồn vốn của Công ty trong những năm gần đây không ngừng tăng lên. Bên cạnh việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty còn tập trung huy động từ các nguồn bên ngoài. Việc tăng nguồn vốn chủ yếu là để đầu tư vao tài sản ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn quỹ qua các năm cho thấy hoạt động kinh doanh hàng năm của Công ty đã bảo toàn được vốn và có phần phát triển. Tất cả được thể hiện thông qua bảng dưới đây: Bảng 1.3: Tình hình Tài sản và Nguồn vốn kinh doanh của Công ty. ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Giá trị Giá trị TÀI SẢN A - TSNH 38.123.317.730 59.241.918.444 63.160.850.503 I. Tiền 2.947.765.587 3.080.122.004 18.812.179.913 II. Các khoản ĐTNH III. Các khoản phải thu NH 22.401.325.899 37.329.889.132 31.094.699.879 IV. Hàng tồn kho 11.070.537.587 17.177.569.351 11.602.992.898 V. TSNH khác 1.703.688.657 1.654.337.957 1.650.977.813 B - TSDH 12.742.680.353 11.747.029.944 13.857.235.827 I. Các khoản phải thu DH II. TSCĐ 12.682.680.353 11.707.029.944 13.827.235.827 III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư TCDH 60.000.000 40.000.000 30.000.000 V. TSDH khác TỔNG TÀI SẢN 50.865.998.083 70.988.948.388 77.018.086.330 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 32.642.074.649 51.594.569.191 47.473.793.150 I. Nợ ngắn hạn 31.443.643.738 50.513.904.150 44.949.086.730 II. Nợ dài hạn 1.198.430.911 1.080.665.041 2.524.706.420 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 18.223.923.434 19.394.379.197 29.544.293.190 I. Vốn chủ sở hữu 18.048.228.407 18.812.008.380 27.522.894.362 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 175.695.027 582.370.817 2.021.398.818 TỔNG NGUỒN VỐN 50.865.998.083 70.988.948.388 77.018.086.330 PHẦN 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CTCP GIÀY BÌNH ĐỊNH 2.1. Tổng quan về vốn lưu động: 2.1.1. Khái niệm vốn lưu động: Vốn lưu động là giá trị những tài sản lưu động như: tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm mà doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh. 2.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động. Cũng giống như tài sản lưu động, vốn lưu động vận động không ngừng qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Trong quá trình vận động ấy, vốn lưu động thể hiện hai đặc điểm chủ yếu là: - Thứ nhất: Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị hao mòn hoàn toàn trong quá trình sản xuất đó. Giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm để cấu thành nên giá trị sản phẩm. - Thứ hai: Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động thường xuyên thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ sản xuất vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển. 2.1.3 / Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: 2.1.3.1. Kết cấu vốn lưu động: Kết cấu của vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh, là điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục. Do đó việc tổ chức một cơ cấu vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa rất to lớn đối với doanh nghiệp, là cơ sở cho việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả, là nền tảng cho sự phát triển lớn mạnh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phân bổ nguồn vốn lưu động ở các khâu: mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý. Chính việc phân bổ hợp lý này đã đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn từ loại này sang loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, góp phần rút ngắn vòng quay vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp, do đặc điểm kinh doanh khác nhau nên kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau. Vì vậy, việc phân tích kết cấu vốn lưu động là cần thiết, nhằm giúp chúng ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động, đồng thời tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong từng điều kiện cụ thể, từng doanh nghiệp cụ thể, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: Các doanh nghiệp khác nhau có nhu cầu vốn lưu động và kết cấu vốn lưu động khác nhau. Nhu cầu vốn lưu động, khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn lưu động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: qui mô, uy tín và mối quan hệ trong quá trình kinh doanh, đặc điểm của từng ngành và tình hình kinh tế trong từng giai đoạn… Nhưng nhìn chung, kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp chủ yếu chịu ảnh hưởng của ba nhân tố sau: - Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng. - Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức quá trình sản xuất. - Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành hợp đồng thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau. Kết cấu vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp đều chịu tác động của ba nhóm nhân tố trên. Trong từng giai đoạn, tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của mình, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình kết cấu hợp lý nhất, đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động : 2.2.1. Ý nghĩa của hoạt động phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ: Vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn vận động không ngừng. Trong quá trình vận động ấy, vốn lưu động tham gia vào các giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh, ở mỗi giai đoạn khác nhau vốn lưu động cũng có sự ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của giai đoạn đó. Như vậy có thể khẳng định vốn lưu động có vai trò rất quan trọng đối với từng giai đoạn sản xuất kinh doanh và là nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hoạt động phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp các nhà quản lý đánh giá được tình hình sử dụng vốn, nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp khắc phục những nhân tố ảnh hưởng xấu, phát huy những nhân tố thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2. Phân tích tình hình kinh doanh của CTCP Giày Bình Định trong những năm gần đây: Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng ổn định và phát triển. Ta có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh qua một số chỉ tiêu sau: Quy mô vốn kinh doanh của Công ty ngày càng tăng. Năm 2007 vốn kinh doanh của Công ty đạt 50.865.998.083 đồng. Năm 2008 vốn kinh doanh của Công ty là 70.988.948.388 đồng tăng 39.56%. Đến 2009 vốn kinh doanh đã lên đến 77.018.086.330 đồng tăng 8.49% so với 2008. Như vậy ta có thể thấy trong những năm gần đây để đáp ứng yêu cầu sản xuất Công ty đã tiến hành tăng quy mô vốn kinh doanh. Lực lượng lao động của Công ty trong những năm gần đây luôn giữ ở mức ổn định khoảng từ 1000 đến 1200 lao động. Nhờ việc duy trì lực lượng lao động ổn định, kết hợp với việc nâng cao tay nghề cho công nhân, nên trong những năm gần đây sản phẩm của Công ty làm ra luôn có chất lượng tốt, ổn định, điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động bán hàng ngày càng thuận lợi, mang về doanh thu và lợi nhuận sau thuế ngày càng tăng. Tổng doanh thu của Công ty trong những năm gần đây không ngừng tăng lên. Năm 2007 tổng doanh thu của Công ty đạt 78.383.923.588 đồng. Nhưng đến năm 2008 tổng doanh thu của Công ty đã đạt 171.490.203.936 đồng tăng 118,01 % so với 2007. Năm 2009 doanh thu của Công ty lên đến 177.799.220.751 đồng, tăng 3,90 % so với năm 2008. Doanh thu ngày càng tăng lên là điều kiện cần thiết để thu về nhiều lợi nhuận hơn. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ đạt 2.369.945.235 đồng. Năm 2008 lợi nhuận sau thuế đạt 3.576.738.600 đồng, tăng 50,92 % so với năm 2007. Đến năm 2009 thì lợi nhuận thu về tăng đột biến đạt 9.114.063.004 đồng, tăng 154,81 % so với năm 2008.Ta có thể thống kê hiệu quả kinh doanh của Công ty qua bảng sau: Bảng 2.1: Bảng thống kê hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 DTT về BH và cung cấp DV 78,383,923,588 170,888,076,636 177,557,043,516 92,504,153,048 118.01% 6,668,966,880 3.90% DT từ hoạt động tài chính 59,110,966 1,215,867,691 814,820,602 1,156,756,725 1956.92% -401,047,089 -32.98% Lợi nhuận khác 126,927,859 266,611,101 1,256,006,885 139,683,242 110.05% 989,395,784 371.10% Lợi nhuận trước thuế 2,962,461,544 4,470,923,250 11,392,578,754 1,508,461,706 50.92% 6,921,655,504 154.81% Đóng góp vào NSNN (thuế) 592,496,309 894,184,650 2,278,515,750 301,688,341 50.92% 1,384,331,100 154.81% Lợi nhuận sau thuế 2,369,945,235 3,576,738,600 9,114,063,004 1,206,793,365 50.92% 5,537,324,404 154.81% Biểu đồ 2.1: Tổng doanh thu qua các năm. Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế qua các năm Trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty có nhiều sự biến động. Bảng 2.2: Hiệu suất sử dụng Tổng Tài Sản qua các năm Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 HS sử dụng Tổng TS 1.54 2.41 2.31 Biểu đồ 2.3: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy sự biến động của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Năm 2007 cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 1,54 đồng doanh thu thuần. Năm 2008 chỉ số này lại tăng lên, cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 2,41 đồng doanh thu thuần, nhưng đến 2009 thì 1 đồng vốn tạo ra được 2,31 đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ hoạt động quản lý nguồn vốn của Công ty ổn định. Năm 2007 tỷ số doanh lợi doanh thu của Công ty đạt 3 % tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì mang lại 3 đồng lợi nhuận. Năm 2007, doanh lợi doanh thu của Công ty là 2% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì mang lại 2 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009 thì chỉ số này đạt 5 %, điều này cho thấy sức sinh lợi trên mỗi đồng doanh thu thuần đã có sự tăng lên đột biến. Biểu đồ 2.4: Tỷ số doanh lợi doanh thu qua các năm Qua những phân tích trên ta có thể thấy được tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả hơn. 2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY 2.3.1. Phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty: 2.3.1.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động của công ty: Kết cấu vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một kết cấu vốn lưu động hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về kết cấu vốn lưu động của Công ty có thể thống kê theo bảng sau: Bảng 2.3: Bảng phân tích kết cấu vốn lưu động tại Công ty 2007 2008 2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ ( đồng ) ( % ) ( đồng ) ( % ) ( đồng ) ( % ) A. TSLĐ & ĐTNH 38,123,317,730 100.00 59,241,918,444 100.00 63,160,850,503 100.00 I. Tiền 2,947,765,587 7.73 3,080,122,004 5.20 18,812,179,913 29.78 II. ĐT Ngắn hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00 III. Các khoản phải thu 22,401,325,899 58.76 37,329,889,132 63.01 31,094,699,879 49.23 IV. Hàng tồn kho 11,070,537,587 29.04 17,177,569,351 29.00 11,602,992,898 18.37 V. TSNH khác 1,703,688,657 4.47 1,654,337,957 2.79 1,650,977,813 2.61 Chỉ tiêu Chênh lệch năm 2008 so với năm 2007 Chênh lệch năm 2009 so với năm 2008 +/- % +/- % A. TSLĐ & ĐTNH 21,118,600,714 55.40% 3,918,932,059 6.62% I. Tiền 132,356,417 4.49% 15,732,057,909 510.76% II. ĐT Ngắn hạn 0 0 0 0 II. Các khoản phải thu 14,928,563,233 66.64% -6,235,189,253 -16.70% IV. Hàng tồn kho 6,107,031,764 55.16% -5,574,576,453 -32.45% V. TSNH khác -49,350,700 -2.90% -3,360,144 -0.20% (Nguồn : Trích từ bảng cân đối kế toán 2007– 2009) Biểu đồ 2.5 : Kết cấu vốn lưu động của công ty : Tiền : Các khoản phải thu : Hàng tồn kho : TSNH khác Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dựa vào bảng kết cấu nguồn vốn và biểu đồ trên ta thấy kết cấu vốn lưu động qua các năm có sự biến động. Vốn lưu động tồn tại dưới dạng khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các khoản phải thu của Công ty có sự biến động nhiều qua các năm,nếu như năm 2007 chỉ có 58,76% thì năm 2008 tăng lên chiếm 63,01%, đến năm 2009 thì lại giảm chỉ còn 49,23%. Khoản mục hàng tồn kho ít dao động qua các năm 2007, 2008 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2009. Lượng tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ trong các năm 2007(7,73%), 2008(5,2%) và đột biến tăng mạnh vào năm 2009(29,78%). TSNH khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ vốn lưu động. Trong những năm gần đây, do yêu cầu của sản xuất kinh doanh nên vốn lưu động của công ty được đầu tư tăng qua các năm. Năm 2007 tổng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 38,123,317,730 đồng, nhưng đến 2008 thì số vốn này tăng lên 59,241,918,444 đồng, tăng 21,118,600,714 đồng tương ứng tăng 55.40%. Tổng vốn lưu động năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3,918,932,059 đồng tương ứng tăng 6.62%. Tính đến cuối năm 2009, số vốn lưu động mà Công ty đầu tư lên đến 63,160,850,503 đồng. Như vậy trong những năm gần đây vốn lưu động của Công ty ngày càng tăng, các bộ phận tài sản như: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho biến động qua các năm. Để thấy rõ hơn ta tiến hành phân tích các bộ phận vốn lưu động trong Công ty . Trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty , các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2007, giá trị các khoản phải thu của Công ty chiếm 58,76 % trong tổng vốn lưu động. Năm 2008 tỷ trọng các khoản phải thu lại tăng trong tổng vốn lưu động, chiếm 63,01 %. Nhưng đến năm 2009, các khoản phải thu lại giảm đột ngột chỉ còn chiếm 49,23%. Sở dĩ có sự biến động như trên là do trong năm 2008, kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng đã làm giảm khả năng thu hồi nợ. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì kinh tế dần hồi phục nên Công ty tăng cường thu hồi các khoản nợ. Các khoản phải thu có xu hướng giảm dần cho thấy công tác quản trị các khoản phải thu ngày càng hiệu quả hơn. Tỷ trọng của các khoản phải thu vẫn khá cao, điều này mang lại những lợi ích nhất định, nhưng cũng mang lại những khó khăn cho Công ty . Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao cho thấy hoạt động tiêu thụ của Công ty đã được đẩy mạnh, nhưng mặt khác lại chứng tỏ nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Tiền mặt chiếm 7,73 % trong tổng vốn lưu động vào năm 2007, giảm nhẹ vào 2008(5,2%) nhưng lại tăng mạnh vào năm 2009(29,78 %). Tiền mặt tăng manh gây ra cho Công ty những thuận lợi trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ, hoặc đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt của Công ty như: nhu cầu mua sắm hàng hóa, vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ, thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và liên tục. Nhưng việc giữ tiền mặt quá nhiều dễ gây ứ đọng vốn, không phát huy hiệu quả vốn kinh doanh. Khoản mục hàng tồn kho là khoản mục ít biến động trong những năm 2007, 2008 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2009. điều này chứng tỏ Công ty đã Công ty cố gắng đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong năm 2009. Qua việc phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty ta có thể thấy kết cấu vốn lưu động của Công ty tương đối ổn định qua các năm. Tỷ trọng hàng tồn kho, tỷ trọng các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn, điều này gây ra tình trạng ứ đọng vốn và nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có các biện pháp để giảm lượng hàng tồn kho và đẩy nhanh công tác thu hồi các khoản nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn VLĐ của công ty: Để có nguồn vốn đầu tư cho các tài sản lưu động Công ty đã tiến hành tìm kiếm nguồn tài trợ cho mình. Trong những năm gần đây, nguồn tài trợ của công ty chủ yếu là từ nguồn vay ngắn hạn. Ta có thể thấy rõ cơ cấu nguồn vốn qua bảng sau: Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Nguồn 2007 2008 2009 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ ( đồng ) ( % ) ( đồng ) ( % ) ( đồng ) ( % ) A. NỢ PHẢI TRẢ 32,642,074,649 64.17 51,594,569,191 72.68 47,473,793,150 61.64 I. Nợ ngắn hạn 31,443,643,738 61.82 50,513,904,150 71.16 44,949,086,730 58.36 II. Nợ dài hạn 1,198,430,911 2.36 1,080,665,041 1.52 2,524,706,420 3.28 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 18,223,923,434 35.83 19,394,379,197 27.32 29,544,293,180 38.36 I. Vốn chủ sở hữu 18,048,228,407 35.48 18,812,008,380 26.50 27,522,894,362 35.74 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 175,695,027 0.35 582,380,817 0.82 2,021,398,818 2.62 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 50,865,998,083 100.00 70,988,948,388 100.00 77,018,086,330 100.00 Nguồn Chênh lệch 2008 so với 2007 Chênh lêch 2009 so với 2008 % % A. NỢ PHẢI TRẢ 18,952,494,542 58.06% -4,120,776,041 -7.99% I. Nợ ngắn hạn 19,070,260,412 60.65% -5,564,817,420 -11.02% II. Nợ dài hạn -117,765,870 -9.83% 1,444,041,379 133.63% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1,170,455,763 6.42% 10,149,913,983 52.33% I. Vốn chủ sở hữu 763,779,973 4.23% 8,710,885,982 46.30% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 406,685,790 231.47% 1,439,018,001 247.09% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 20,122,950,305 39.56% 6,029,137,942 8.49% ( Nguồn : Trích từ bảng cân đối kế toán 2007 – 2009) Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy nguồn tài trợ chủ yếu cho vốn lưu động của Công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn. Nguồn vốn này là một giải pháp khá hiệu quả, nó giúp Công ty có thể huy động một cách nhanh chóng số vốn cần thiết, việc huy động vốn lại đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn so với việc sử dụng nguồn vốn vay dài hạn. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này lại có những mặt hạn chế của nó. Nếu quá lạm dụng nguồn vốn này sẽ làm tăng hệ số nợ và làm tăng nguy cơ không trả được nợ khi các khoản nợ đến hạn, từ đó làm tăng nguy cơ phá sản. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho lãi suất vay ngắn hạn của các ngân hàng tăng cao, điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp. Để đối phó với tình hình này các nhà cung cấp đã hạn chế trong việc cấp tín dụng cho Công ty. Do đó khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp của Công ty đã có sự giảm sút. Mặt khác, lãi suất tăng cao đã hạn chế Công ty trong việc vay vốn từ các ngân hàng. Các khoản phải trả người lao động, người mua trả tiền trước, thuế, các khoản phải trả, phải nộp khác cũng góp phần hình thành nên vốn kinh doanh nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. 2.3.2. Phân tích vốn lưu động ròng: Ta có: VLĐ ròng = TSLĐ &ĐTNH – Nợ ngắn hạn Vốn lưu động ròng phản ánh khả năng tài trợ của nguồn vốn thường xuyên cho TSCĐ của công ty. Qua việc phân tích vốn lưu động ròng ta có thể thấy được tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động ở Công ty , đồng thời thể hiện khả năng thanh toán của Công ty . Để thấy rõ hơn tình hình vốn lưu động ròng của Công ty trong thời gian qua ta có thể thống kê qua bảng sau: Bảng 2.5: Vốn lưu động ròng của công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TSLĐ & ĐTNH 38,123,317,730 59,241,918,444 63,160,850,503 Nợ ngắn hạn 31,443,643,738 50,513,904,150 44,949,086,730 VLĐ ròng 6,679,673,992 8,728,014,294 18,211,763,773 ( Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán 2007 -2009) Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy vốn lưu động ròng của Công ty qua các năm đều dương, điều này chứng tỏ nguồn vốn thường xuyên của công ty không những đủ để tài trợ cho TSCĐ & ĐTDH mà một phần được tài trợ cho TSNH. Vốn lưu động ròng của Công ty qua các năm đều dương đã phản ánh cân bằng tài chính qua các năm là tốt vì áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là không cao. Tuy nhiên, nếu nguồn vốn thường xuyên quá lớn sẽ không an toàn đối với Công ty vì chi phí sử dụng vốn sẽ rất cao. Trong những năm gần đây vốn lưu động ròng của Công ty đã có sự biến chuyển theo chiều hướng tăng lên. Năm 2007 vốn lưu động ròng của Công ty là 6,679,673,992 đồng, nhưng đến 2008 vốn lưu động ròng đã tăng lên 8,728,014,294 đồng. Năm 2009, vốn lưu động ròng của Công ty tăng lên cao đạt 18,211,763,773 đồng. Như vậy, vốn lưu động của Công ty trong những năm gần đây đã tăng đáng kể, làm giảm sức ép từ các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2009 vốn lưu động ròng lại có sự tăng mạnh. Điều này chứng tỏ Công ty có sự tự chủ về tài chính thực sự tốt. 2.3.4. Phân tích tình hình sử dụng từng loại VLĐ tại công ty: Xét về mặt hình thái, vốn lưu động trong Công ty tồn tại dưới bốn dạng chính đó là tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác. Để có cái nhìn tốt hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty ta tiến hành phân tích tình hình sử dụng từng loại VLĐ. 2.3.4.1. Phân tích tình hình sử dụng tiền mặt của công ty: Tiền mặt trong doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, nó đáp ứng kịp thời các nhu cầu trước mắt của Công ty như: nhu cầu mua sắm hàng hóa, vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ, thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và liên tục. Vì vậy việc dự trữ tiền mặt là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên khi dự trữ tiền mặt, mỗi doanh nghiệp cần tính toán mức dự trữ hợp lý nhất, đảm bảo đủ lượng tiền mặt cần thiết. Việc dự trữ quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Nhìn vào bảng kết cấu VLĐ của công ty (bảng 2.2) ta thấy qua các năm 2007, 2008 vốn lưu động tồn tại dưới dạng tiền mặt chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2007, tỷ lệ tiền mặt chiếm 7,73 % trong tổng VLĐ. Năm 2008, tỷ lệ tiền mặt trong tổng vốn lưu động giảm xuống chỉ còn 5,2 %. Đến năm 2009 tiền mặt của Công ty đã tăng lên, chiếm 29,78 % trong tổng VLĐ. Như vậy, nhìn chung tỷ trọng tiền mặt trong tổng vốn lưu động tăng đáng kể trong năm 2009, điều này sẽ giúp cho Công ty thuận lợi trong việc đáp ứng nhu cầu hàng ngày và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ Công ty đã không tận dụng được nguồn vốn cho đầu tư, gây ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì tiền mặt tồn quỹ không sinh lợi. Bảng 2.6:Tình hình dự trữ tiền mặt qua các năm. ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tiền 2,947,765,587 3,080,122,004 18,812,179,913 1. Tiền 2,947,765,587 3,080,122,004 18,812,179,913 2. Các khoản tương đương tiền 0 0 0 ( Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán 2007 – 2009) Biểu đồ 2.6: Tình hình dự trữ tiền mặt 2.3.4.2. Phân tích tình hình các khoản phải thu của công ty: Nhìn vào bảng kết cấu vốn lưu động (bảng 2.2) ta thấy các khoản phải thu chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng giá trị vốn lưu động. Năm 2007 các khoản phải thu chiếm 58,76 % trong tổng vốn lưu động, năm 2008, các khoản phải thu của Công ty tăng lên 63,01 %. Năm 2009 các khoản phải thu giảm xuống chỉ còn 49,23 % trong tổng vốn lưu động. Các khoản phải thu có xu hướng giảm dần cho thấy hoạt động quản trị các khoản phải thu ngày càng được quan tâm hơn, đặc biệt trong năm 2009, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của công ty đã được đẩy mạnh, nhưng mặt khác lại cho ta thấy nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty .Để hiểu rõ hơn về tình hình các khoản phải thu của công ty ta có thể xem xét bảng sau: Bảng 2.7: Tình hình các khoản phải thu của công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Các khoản phải thu 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước người bán 3.PT nội bộ NH 4. Phải thu khác Năm 2007 Giá trị 22,401,325,899 22,024,850,247 154,058,830 189,399,785 33,017,037 Tỷ lệ 100.00% 98.32% 0.69% 0.85% 0.15% Năm 2008 Giá trị 37,329,889,132 36,962,846,992 126,096,507 229,723,146 11,222,487 Tỷ lệ 100.00% 99.02% 0.34% 0.62% 0.03% Năm 2009 Giá trị 31,094,699,879 30,558,312,471 360,416,743 134,786,178 41,184,487 Tỷ lệ 100.00% 98.27% 1.16% 0.43% 0.13% ( Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán 2007 – 2009) Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy năm 2007, các khoản phải thu là 22,401,325,899 đồng, nhưng đến 2008 các khoản phải thu lên đến 37,329,889,132 đồng. Năm 2009 các khoản phải thu của Công ty là 31,094,699,879 đồng. Trong các khoản phải thu thì tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 98 %. Tỷ trọng của các khoản phải thu này ít ổn định qua các năm. Năm 2007 các khoản phải thu khách hàng chiếm 98,32 % trong tổng các khoản phải thu. Năm 2008 tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng tăng 0,7 % và đạt 99,02 % trong tổng các khoản phải thu. Năm 2009, tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng trong tổng các khoản phải thu lại giảm chỉ còn 98,276 %. Các khoản trả trước người bán và phải thu khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Như vậy các khoản phải thu của công ty tăng qua trong năm 2008, điều này chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của công ty được đẩy mạnh. Tuy nhiên nguồn vốn của công ty lại đang bị chiếm dụng, và đến năm 2009 thì tỷ trọng của nó lại giảm, điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã tăng cường thu hồi các khoản nợ. Tuy nhiên, khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đây là một yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. 2.3.4.3. Phân tích tình hình hàng tồn kho của công ty: Hoạt động dự trữ hàng tồn kho là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự an toàn khi có biến cố bất thường xảy ra, hay dự trữ tăng thêm để đáp ứng nhu cầu thị trường khi cần thiết. Để hiểu rõ hơn về tình hình hàng tồn kho của Công ty trong những năm gần đây ta có thể xem xét bảng sau: Bảng 2.8: Tình hình hàng tồn kho của Công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Hàng tồn kho 11,070,537,587 100.00% 17,177,569,351 100.00% 11,602,992,898 100.00% 1. NVL tồn kho 5,047,852,225 45.60% 9,252,563,124 53.86% 5,785,226,358 49.86% - NVL chính 3,045,252,410 27.51% 7,544,885,952 43.92% 3,562,784,557 30.71% - NVL phụ 2,002,599,815 18.09% 1,707,677,172 9.94% 2,222,441,801 19.15% 2. Công cụ, dụng cụ 2,452,854,523 22.16% 2,953,457,652 17.19% 2,357,854,252 20.32% 3. CPhí SXKD DD 3,012,502,142 27.21% 4,009,658,956 23.34% 2,499,578,247 21.54% 4. Thành phẩm 515,245,302 4.65% 657,265,342 3.83% 647,258,489 5.58% 5. Hàng hóa 42,083,395 0.38% 304,624,277 1.77% 313,075,552 2.70% (Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản 2007 – 2009) Căn cứ vào bảng kết cấu vốn lưu động (bảng 2.2) ta thấy: trong cơ cấu VLĐ của Công ty , hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không nhỏ. Năm 2007, giá trị hàng tồn kho của Công ty chiếm 29,04 % trong tổng vốn lưu động. Năm 2008 tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động có sự giảm sút, hàng tồn kho chiếm 29,00 %. Và đến năm 2009 hàng tồn kho giảm chỉ còn 18,37 %. Qua các năm 2007, 2008 tỷ trọng hàng tồn kho có sự biến động nhưng sự biến động này quá nhỏ, nhìn chung tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty tương đối ổn định. Tình trạng này thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.Đến năm 2009 thì Công ty đã có nhiều biện pháp để giải phóng lượng HTK. Đi sâu vào cơ cấu hàng tồn kho ta thấy, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho. Năm 2007 nguyên vật liệu tồn kho chiếm 45,60 % giá trị hàng tồn kho, năm 2008 con số này là 53,86 %, đến năm 2009, tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho giảm còn 49,86 %. Tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho khá cao, tuy nhiên, với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất lại mang tính mùa vụ, thì tỷ trọng nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất như trên là một điều hợp lý. Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn hàng tồn kho là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2007, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 27,21 % hàng tồn kho, nhưng đến 2008, chi phí này chỉ chiếm 23,34 %. Đến 2009, tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm xuống chiếm 21,54 % trong tổng giá trị hàng tồn kho. Việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một nhân tố quan trọng góp phần làm giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường. 2.3.4.4. Phân tích tình hình sử dụng tài sản lưu động khác: Tài sản ngắn hạn khác trong Công ty chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng vốn lưu động của Công ty, dao động từ 2 % đến 5% trong tổng vốn lưu động của Công ty . Nhìn vào bảng kết cấu vốn lưu động của công ty (bảng 2.2) ta có thể thấy tài sản ngắn hạn khác của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2007 tài sản lưu động khác của Công ty đạt 1,703,688,657 đồng, nhưng đến 2008, tài sản lưu động khác của Công ty đã có sự giảm sút chỉ còn 1,654,337,957 đồng. Đến năm 2009, tài sản lưu động này lại giảm chỉ còn 1,650,977,813 đồng. 2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ : Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ số tài chính. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Các tỷ số về khả năng thanh toán: * Khả năng thanh toán hiện hành: (HTTHH) Khả năng thanh toán hiện hành = TSLĐ & đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Năm 2007: HTTHH = 38.123.317.730 31.443.643.738 = 1,21 Năm 2008: HTTHH = 59.241.918.444 50.513.940.150 = 1,17 Năm 2009: HTTHH = 63.160.850.503 44.949.086.730 = 1,41 Ta thấy, năm 2007 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,21 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2007 một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,17 đồng TSNH, nhưng sang đến năm 2009 thì một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,41 đồng TSNH. Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty có biến động tốt trong năm 2009, điều này cho thấy khả năng trả nợ của Công ty là tốt. * Hệ số khả năng thanh toán nhanh: (HTTN) Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – dự trữ Nợ ngắn hạn Năm 2007: HTTN = 38.123.317.730 – 11.070.537.587 31.443.643.738 = 0,86 Năm 2008: HTTN = 59.241.918.444 – 11.177.569.351 50.513.904.150 = 0,83 Năm 2009: HTTN = 63.160.850.503 – 11.602.992.898 44.949.086.730 = 1,15 Căn cứ vào các số liệu trên ta thấy: trong năm 2007 Công ty chỉ có 0,86 đồng tài sản ngắn hạn (không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ) để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Năm 2008 chỉ số thanh toán nhanh của Công ty thấp hơn 2007 và đạt 0,83, nghĩa là Công ty có 0,83 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp ứng 1 đồng nợ ngắn hạn. Trong năm 2009, Công ty có đến 1,15 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Như vậy, ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty trong những năm gần đây ngày càng cao. Điều này cho thấy khả năng thanh toán công nợ của Công ty cao, tạo thuận lợi trong việc thanh toán, vì vào lúc cần Công ty dễ dàng trả các khoản nợ đến hạn. * Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền: (HTTBT) Hệ số thanh toán nhanh bằng tiền = Tiền Nợ ngắn hạn Năm 2007: HTTBT = 501.830 31.443.643.738 = 0,09 Năm 2008: HTTBT = 9.075.909 50.513.904.150 = 0,06 Năm 2009: HTTBT = 25.872.414 44.949.086.730 = 0,42 Hệ số thanh toán nhanh bằng tiền của Công ty giảm qua các năm 2007, 2008. Và tăng mạnh vào năm 2009, do vậy khả năng thanh toán bằng tiền mặt của Công ty là tăng cao. Điều này cho thấy tiền mặt trong Công ty có thể đáp ứng được các khoản nợ đến hạn của Công ty . Trên thực tế, hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên khi chỉ số này quá cao thì lượng tiền mặt tồn quỹ lại khá lớn, do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đối với CTCP Giày Bình Định , hệ số thanh toán nhanh bằng tiền cao cho thấy lượng tiền mặt tồn quỹ lớn, đây là một yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Các tỷ số về khả năng hoạt động: * Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Năm 2007: Số vòng quay hàng tồn kho = 67.998.752.594 11.070.537.587 = 6,14 Năm 2008: Số vòng quay hàng tồn kho = 153.137.301.682 14.124.053.469 = 10,84 Năm 2009: Số vòng quay hàng tồn kho = 153.238.618.007 14.390.281.124,5 = 10,65 Các chỉ số trên cho biết trong năm 2007 Công ty có 6,14 lần xuất và nhập kho. Trong năm 2008 bình quân hàng hóa luân chuyển 10,84 lần; trong năm 2009 hàng tồn kho của Công ty luân chuyển bình quân là 10,65 lần. Ta thấy số vòng quay HTK của Công ty ngày càng tăng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đang biến chuyển theo chiều hướng tốt. * Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay HTK = Số ngày trong kỳ Số vòng quay HTK trong kỳ Theo công thức trên ta có: trong năm 2007 trung bình 58,61 ngày thì xuất kho một lần, năm 2008 thì số ngày được rút ngắn xuống chỉ còn 33,2 ngày, năm 2009 là 33,81 ngày. Số ngày 1 vòng quay HTK của Công ty giảm qua các năm, điều này cho thấy hoạt động quản lý HTK ngày càng tốt, HTK được giải phóng ngày càng nhanh ,hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty cao. * Kỳ thu tiền bình quân: (KTTBQ) Kỳ thu tiền bình quân = Số dư BQ các khoản thu Doanh thu bình quân 1 ngày Năm 2007 Kỳ thu tiền bình quân = 22.041.325.899 217.733.121,1 = 102,9 Năm 2008 Kỳ thu tiền bình quân = 29.865.607.515,5 474.689.101,8 = 62,9 Năm 2009 Kỳ thu tiền bình quân = 34.212.294.505,5 493.214.009,8 = 69,4 KTTBQ giảm qua các năm, cho thấy việc quản lý các khoản phải thu tốt. Trong năm 2008 và 2009 KTTBQ của Công ty giảm xuống, điều này cho thấy hoạt động quản lý các khoản phải thu đã được chú trọng đúng mức và được thực hiện tốt hơn. * Kỳ thu tiền bình quân còn được thể hiện dưới dạng vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân Năm 2007: Vòng quay các khoản phải thu = 78.383.923.588 22.401.325.899 = 3,5 Năm 2008: Vòng quay các khoản phải thu = 170.888.076.636 29.865.607.516 = 5,72 Năm 2009: Vòng quay các khoản phải thu = 177.557.043.516 34.212.294.506 = 5,19 Ta thấy kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì số vòng quay các khoản phải thu càng lớn. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty càng tốt Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: * Số vòng quay của vốn lưu động: Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Năm 2007: Số vòng quay VLĐ = 78.383.923.588 38.123.317.730 = 2,06 Năm 2008: Số vòng quay VLĐ = 170.888.076.636 48.682.618.087 = 3,51 Năm 2009: Số vòng quay VLĐ = 177.557.043.516 61.201.384.474 = 2,90 Nhìn vào các số liệu trên ta thấy: qua các năm vòng quay vốn lưu động của công ty có sự biến động khá lớn. Chỉ số này tăng cao vào năm 2008 cho thấy hoạt động sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp là tốt. Số ngày một vòng quay VLĐ = Số ngày trong kỳ Số vòng quay vốn lưu động Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Theo công thức trên ta có: trong năm 2007 bình quân VLĐ quay được 175,09 ngày một vòng. Năm 2008 có giảm và đạt 102,56 ngày. Năm 2009 thì số ngày lại tăng , bình quân 124,09 ngày VLĐ quay được một vòng. Ta thấy số ngày một vòng quay vốn lưu động của Công ty có giảm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty tốt nhưng số ngày vẫn còn cao. Vì vậy trong thời gian tới Công ty nên đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn. * Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần Qua các số liệu trên ta thấy, trong năm 2007, Công ty phải có 0,49 đồng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu. Năm 2008 là 0,28 đồng và năm 2008 thì con số này là 0,34 đồng. Nhìn chung, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty khá ổn định qua các năm Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ cao,trong thời gian tới công ty cần có các giải pháp để làm giảm hệ số đảm nhiệm này, nhằm nâng cao mức sinh lợi trên mỗi đồng vốn lưu động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh lợi vốn lưu động: Doanh lợi VLĐ = Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân trong kỳ Năm 2007: Doanh lợi VLĐ = 2.369.945.235 38.123.317.730 = 0,062 Năm 2008: Doanh lợi VLĐ = 3.576.738.600 48.382.618.087 = 0,073 Năm 2009: Doanh lợi VLĐ = 9.114.063.004 62.201.384.474 = 0,149 Nhìn vào các số liệu trên ta thấy doanh lợi VLĐ của Công ty trong thời gian gần đây cao và có xu hướng tăng lên điều này cho thấy việc sử dụng VLĐ của Công ty có hiệu quả. Bình quân một đồng VLĐ trong Công ty tạo ra 0,149 đồng lợi nhuận sau thuế. 2.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định Qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm gần đây ta thấy công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động của Công ty có những thành tựu và hạn chế sau: 2.4.1. Những thành tựu đạt được: - Thứ nhất, vốn lưu động của Công ty tăng qua các năm, tốc độ tăng vốn lưu động năm sau luôn cao hơn năm trước. Việc tăng vốn lưu động là một yếu tố quan trọng cho phép Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty . - Thứ hai, nguồn tài trợ cho vốn lưu động của Công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn. Điều này đảm bảo nguyên tắc tài trợ vốn lưu động và nó mang lại cho Công ty những thuận lợi nhất định như có thể huy động một cách nhanh chóng số vốn cần thiết, việc huy động vốn lại đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn so với việc sử dụng nguồn vốn vay dài hạn. - Thứ ba, vốn lưu động ròng của Công ty lớn hơn không (vốn lưu động ròng > 0), điều này giúp giảm nhẹ sức ép từ các khoản nợ của Công ty, chứng tỏ sự tự chủ tài chính là khá tốt. - Thứ tư, tiền mặt tồn quỹ trong những năm gần đây đã có sự tăng lên, điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền tăng. - Thứ năm, mặc dù HTK chiếm tỷ trọng lớn nhưng ta thấy số vòng quay HTK năm sau có xu hướng cao hơn trước, đồng thời số ngày một vòng quay giảm xuống chứng tỏ hoạt động quản lý HTK ngày càng tốt, HTK được giải phóng ngày càng nhanh ,hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty cao. - Thứ sáu, vòng quay các khoản phải thu tăng, kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy hoạt động quản lý các khoản phải thu đã được chú trọng đúng mức và được thực hiện tốt hơn. - Thứ bảy, hệ số đảm nhiệm VLĐ thấp, doanh lợi VLĐ có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ ngày càng cao. 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân: - Thứ nhất, cơ cấu VLĐ của Công ty không thực sự hợp lý, tỷ trọng các khoản phải thu quá cao, hàng tồn kho quá lớn. Việc các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao là do Công ty áp dụng các chính sách tín dụng, đồng thời do công tác quản lý các khoản phải thu cũng chưa thực sự hiệu quả ở những năm 2007, 2008. Như vậy hoạt động quản trị hàng tồn kho và các khoản phải thu của Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, tiền mặt chiếm một tỷ trọng lớn trong năm 2009 gây ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vì vậy, Công ty cần xây dựng một cơ cấu vốn lưu động hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Thứ hai, hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ khá lớn, trong đó nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sỡ dĩ như vậy là do CTCP Giày Bình Định sản xuất sản phẩm theo mùa vụ, hoạt động sản xuất từ tháng 1 đến tháng 5, vì vậy Công ty phải dự trữ một lượng lớn nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra bình thường, liên tục vào đầu năm sau. - Thứ ba, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn lưu động, trong đó phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này chứng tỏ nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng. Việc nguồn vốn của Công ty bị chiếm dụng là do 3 nhân tố tác động. Thứ nhất là do chính sách tín dụng của Công ty cho phép các khách hàng được chiếm dụng vốn, mục đích là nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Thứ hai là do năng lực thu hồi các nợ của Công ty chưa cao. Điều này dẫn đến hiện tượng nguồn vốn của Công ty bị chiếm dụng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Thứ ba, do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu, đảm bảo nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động. PHẦN 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CTCP GIÀY BÌNH ĐỊNH Giải pháp 1: Kế hoạch hóa vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường và liên tục, Công ty cần một lượng vốn lưu động cần thiết phù hợp với quy mô và tính chất của hoạt động sản xuất. Nếu số vốn lưu động dự trữ quá thấp so với nhu cầu, khi đó Công ty sẽ thiếu vốn và sẽ gây ra những tổn thất trong hoạt động kinh doanh như sản xuất bị đình trệ, không đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời với khách hàng. Những khó khăn về tài chính đó, có thể khắc phục thông qua các khoản vay đột xuất với lãi suất cao làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Ngược lại nếu dự trữ vốn lưu động quá cao sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn, vốn lưu động chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm cho giá thành tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch là rất cần thiết, nó là cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Giải pháp 2 : Xây dựng và áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý nhằm giảm các khoản phải thu khách hàng. Các khoản phải thu của Công ty chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, điều này chứng tỏ vốn lưu động của Công ty đang bị chiếm dụng và do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty không cao. Để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn, để đẩy nhanh vòng quay các khoản phải thu, rút ngắn số ngày của kỳ thu tiền bình quân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần phải có một chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý. Như vậy, việc thực hiện chiết khấu là cần thiết. Tuy nhiên, để biện pháp này đạt hiệu quả cao thì khi xây dựng và áp dụng chính sách chiết khấu này Công ty cần tuân thủ một vài yêu cầu sau: - Phải đảm bảo lợi ích cho Công ty , nghĩa là chi phí cơ hội vốn của xí nghiệp phải lớn hơn khoản chi ra do chiết khấu cho khách hàng - Mức chiết khấu phải khuyến khích được khách hàng, tức là khoản thu lợi từ chiết khấu mà khách hàng thu được phải lớn hơn chi phí cơ hội vốn mà khách hàng bỏ ra, khi đó khách hàng mới có thể chấp nhận mức chiết khấu mà Công ty để ra. Và để thực hiện được những yêu cầu trên thì cần có những biện pháp như lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả đồng thời tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách tín dụng phù hợp. Ngoài ra cần phải theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã tới hạn. Nhanh chóng xác định các khoản thuế được hoàn lại trong năm nhằm giảm bớt tình trạng ứ đọng vốn. Giải pháp 3: Chủ động thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm lượng hàng tồn kho. Thông qua việc phân tích cơ cấu vốn lưu động trong Công ty ta thấy lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. + Trong cơ cấu hàng tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng hàng tồn kho. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần giảm lượng hàng tồn kho, đặc biệt là phải giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho ở mức hợp lý. + Đối với các phân xưởng sản xuất: cần nắm rõ kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, thành phẩm ở mức hợp lý. + Đối với mạng lưới bán hàng: cần thay đổi chính sách bán hàng như áp dụng những đợt khuyến mãi, giảm giá nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nội địa đồng thòi không ngừng tìm kiếm những thị trường mới cả trong và ngoài nước. Giải pháp 4: Khai thác hiệu quả nguồn tài trợ bên ngoài KẾT LUẬN ---T---o0o---T--- Vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng có một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Việc quản lý, sử dụng vốn như thế nào lại càng quan trọng hơn bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đến sự thành bại của doanh nghiệp. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt và gay gắt. Vì vậy để có thể đứng vững trên thị trường, để thúc đẩy quá trình kinh doanh ngày càng phát triển và có hiệu quả mỗi doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động, đảm bảo vốn lưu động được sử dụng một cách tối ưu, hợp lý, tránh tình trạng thiếu hụt vốn cũng như dư thừa, lãng phí vốn trong quá trình kinh doanh. Dựa vào tình hình thực tế của Công ty , kết hợp với kiến thức đã học, nhóm 5 đã đưa ra một số giải pháp mang tính kiến nghị về việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Ths. Đỗ Huyền Trang đã cung cấp những kiến thức và hướng dẫn, tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Quy nhơn ngày 30 tháng 10 năm 2010 Nhóm thực hiện. Nhóm 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định.doc
Luận văn liên quan