Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH phát triển thương mại và dịch vụ Hoàng Anh

Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những vấn đề trọng tâm mà bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường cũng phải quan tâm. Vì vậy luôn đòi hỏi các nhà quản trị phải luôn tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Kỳ vọng để có được một lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với các doanh nghiệp trong ngành của công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Hoàng Anh là chưa rõ ràng. Mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định song còn nhiều vấn đề phải giải quyết trong công ty, trong đó có vấn đề hiệu quả sử dụng vốn. Điều đó đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn trong quá trình hoạt động của mình, tìm ra những biện pháp thích hợp nhất, tối ưu nhất nhằm hoàn thiện công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đó là nhiệm vụ rất cần thiết để có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

pdf83 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH phát triển thương mại và dịch vụ Hoàng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Hàng tồn kho (nghìn đồng) 15.041.045 11.185.169 12.844.352 3.855.876 34,47 (1.659.183) (12,92) 3.Số vòng quay HTK=(1/2 ) (vòng) 2,57 3,63 3,34 (1,06) (29,20) 0,29 8,68 4.Số ngày một vòng quay HTK= (365/3 ) (ngày) 142 100 109 42 42 (9) (8,25) (Nguồn: Phòng kế toán - Tài chính) Nhận xét Chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn kho phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho bình quân trong kỳ. Từ bảng phân tích số liệu trên cho thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng qua 3 năm có sự thay đổi, nếu như trong năm 2011 bình quân hàng tồn kho quay được 3,34 vòng thì sang năm 2012 đã quay được 3,63 vòng, tương ứng số ngày một vòng quay của hàng tồn kho giảm xuống còn 100 ngày giảm 8,25% so với năm 2011. Đến năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho giảm còn 2,57 vòng tương ứng giảm 29,20% so với năm 2012, đồng thời số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên 142 ngày tương ứng tăng 42% so với năm 2012. Để đánh giá tác động của từng nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ quay hàng tồn kho như thế nào ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích. Năm 2011-2012 :  Ảnh hưởng của nhận tố giá vốn hàng bán 45  Ảnh hưởng của nhân tố trị giá hàng tồn kho bình quân Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng: (-0,18) + 0,47 = 0,29 (vòng/kỳ) Kết quả phân tích năm 2012 cho thấy sự giảm giá vốn hàng bán vào năm 2012 trong điều kiện giá trị hàng tồn kho không đổi vào năm 2011đã làm hàng tồn kho quay chậm hơn 0,18 vòng. Trong điều kiện giá vốn hàng bán không đổi như năm 2012, việc dự trữ hàng tồn kho không hợp lý làm trị giá hàng tồn kho giảm từ 12.844.352 nghìn đồng xuống còn 11.185.169 nghìn đồng dẫn đến số luân chuyển của hàng tồn kho tăng 0,47 vòng. Do đó, số vòng quay của hàng tồn kho tăng 0,29 vòng vì tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn hàng tồn kho bình quân. Công ty cần có chính sách quản lý hàng tồn kho hợp lý, tìm kiếm mở rộng thị trường để tăng khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Năm 2012-2013:  Ảnh hưởng của nhận tố giá vốn hàng bán:  Ảnh hưởng của nhân tố trị giá hàng tồn kho bình quân: Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng: (-0,19) + (-0,88) = -1,07 (vòng/kỳ) Kết quả phân tích năm 2013 cho thấy sự giảm xuống của giá vốn hàng bán vào năm 2013 trong điều kiện giá trị hàng tồn kho không đổi vào năm 2012 đã làm hàng tồn kho quay giảm 0,19 vòng. Và trong điều kiện giá vốn hàng bán không đổi như năm 2013, việc dự trữ hàng tồn kho tăng 3.855.876 nghìn đồng dẫn đến số lần luân chuyển của hàng tồn kho giảm 0,88 vòng. Do tốc độ của giá vốn hàng bán và tốc độ của hàng tồn kho bình quân cùng giảm nên số vòng quay hàng tồn kho đã giảm đi 1,07 vòng/kỳ. Thang Long University Library 46 2.3.3. Quản lý khoản phải thu: Bảng 2.9: Bảng phân tích khoản phải thu Chỉ tiêu Năm So sánh 2013-2012 So sánh 2012-2011 2013 2012 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1.Doanh thu thuần (triệu đồng) 3.151.729 1.341.299 3.401.274 1.810.430 134,97 (2.059.975) (60,56) 2.Khoản phải thu ngắn hạn (triệu đồng) 7.219.264 7.968.509 9.227.225 (749.245) (9,40) (1.258.716) (13,64) 3.Số vòng quay KPT=(1/2 ) (lần) 8,13 7,0 6,13 1,13 16,14 0,87 14,19 4.Số ngày một vòng quay KPT= (365/3) (ngày) 45 52 59 (7) (13,46) (7) (11,86) (Nguồn: Phòng kế toán - Tài chính) Nhận xét Chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu phản ánh số lần luân chuyển khoản phải thu bình quân trong kỳ. Từ bảng phân tích số liệu trên cho thấy số vòng quay khoản phải thu trong 3 năm có chiều hướng tăng, nếu như trong năm 2011 số vòng quay khoản phải thu 6,13 vòng thì sang năm 2012 quay được 7,0 vòng, tương tự đến năm 2013, số vòng quay của khoản phải thu tiếp tục tăng đạt 8,13 vòng tương ứng tăng 16,14% so với năm 2012. Tuy nhiên, số vòng quay khoản phải thu càng tăng thì số ngày một vòng quay khoản phải thu đạt được càng giảm. Lý giải điều này là do giá trị bình quân các khoản phải thu tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần làm cho thời gian thu hồi khoản phải thu giảm. Mức giảm này cho thấy sự biến chuyển khả quan của chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu trong những năm gần đây của doanh nghiệp. 47 2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá chung tình hình sử dụng vốn lưu động 2.3.4.1. Tình hình sử dụng vốn lưu động: Bảng 2.10: Bảng phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2013 2012 2011 2013/2012 2012/2011 1.Doanh thu thuần (nghìn đồng) 58.722.364 55.846.218 56.577.940 2.876.146 (731.722) 2.VLĐ bình quân (nghìn đồng) 33.181.510 27.379.973 28.485.777 5.801.537 (1.105.804) 3.Lợi nhuận sau thuế (nghìn đồng) 3.151.729 1.341.299 3.401.274 1.810.430 (2.059.975) 4.Mức sinh lợi của vốn lưu động = (3/2) (lần) 0,09 0,05 0,12 0,04 (0,07) 5.Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = (2/1) ( lần) 0,56 0,49 0,50 0,07 (0,01) 6.Suất hao phí của VLĐ= (2/3 ) 10,53 20,42 8,37 (9,89) 12,05 (Nguồn: Phòng kế toán - Tài chính) Nhận xét: Về mức sinh lợi của vốn lưu động: Đây là chỉ tiêu phản ánh 1 đồng vốn lưu động bình quan sử dụng trong kỳ được tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2012 mức sinh lợi của vốn lưu động trong bị giảm mạnh. Điều này có nghĩa 1 đồng vốn lưu động năm 2012 tạo ra lợi nhuận ít hơn năm 2011 là 0,07 đồng là do lợi nhuận đạt được trong năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 (chủ yếu phải trả chi phí lãi vay tăng cao), đồng thời vốn lưu động trong năm 2012 giảm. Tốc độ giảm của vốn lưu động chậm hơn tốc độ giảm của vốn lưu động, điều này đã làm cho mức sinh lời của vốn lưu động giảm xuống còn 0,05 lần. Đến năm 2013, mức sinh lợi của vốn lưu động bắt đầu tăng so với năm 2012 tương đương 0,04 lần. Điều này chứng tỏ một dòng vốn lưu động năm 2013 tạo ra lợi nhuận lớn hơn năm 2012 là 0,04 đồng. Do năm 2013, lợi nhuận lớn hơn năm 2012 là 1.810.430 nghìn đồng và vốn lưu động năm 2013 cũng tăng lên 33.181.510 nghìn đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc Thang Long University Library 48 độ tăng của vốn lưu động, chính vì vậy, mức sinh lợi của vốn lưu động năm 2013 tăng hơn so với mức sinh lợi vốn lưu động năm 2012. Về mức đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm cho biết 1 đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Trong 3 năm, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động trung bình khoảng 0,50 lần điều đó cho thấy 1 đồng doanh thu doanh nghiệp cần bỏ ra 0,5 đồng vốn lưu động. Năm 2012, hệ số dẩm nhiệm vốn lưu động giảm so với năm 2011 là 0,01 lần. Điều này chứng tỏ trong năm 2012, để tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần một số vốn lưu động ít hơn năm 2011 là 0,01 đồng. Hệ số giảm là do doanh thu thuần và vốn lưu động đều thấp hơn so với năm 2011 cụ thể: doanh thu năm 2012 giảm so với năm 2011 là 731.722 nghìn đồng, vốn lưu động từ 28.485.777 nghìn đồng xuống còn 27.379.973 nghìn đồng trong năm 2012 nên hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm nhẹ còn 0,49 đồng. Năm 2013, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động bắt đầu tăng hơn so với năm 2012. Năm 2012 là 0,49 đồng và năm 2013 là 0,56 đồng. Điều đó có nghĩa là năm 2013 để tạo ra 1 đồng doanh thu cần số vốn lưu động nhiều hơn năm 2012 là 0,07 đồng. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2013 tăng là do doanh thu năm 2013 là 58.722.364 nghìn đồng tăng hơn so với năm 2012 là 2.876.146 nghìn đồng. Vốn lưu động năm 2013 tăng so với năm 2012 là 5.801.537 nghìn đồng. Vì thế hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2013 tăng hơn so với năm 2012. Nhìn chung, hệ số đảm nhiệm đang có chiều hướng tăng, điều này cho thấy hiệu quả quản lý vốn lưu động của Công ty chưa thực sự hiệu quả. Về suất hao phí của vốn lưu động: Suất hao phí của vốn lưu động có sự thay đổi qua các năm cụ thể: Năm 2011, suất hao phí vốn lưu động là 8,37 nghĩa là cần có 8,37 đồng vốn lưu động để đạt được 1 đồng lợi nhuận, đến năm 2012 suất hao phí vốn lưu động tăng 12,05 lần so với năm 2011 tương đương để tạo ra được 1 đồng lợi nhuận năm 2012 cần tăng 12,05 đồng vốn lưu động. Nhưng đến năm 2013 thì suất hao phí vốn lưu động giảm, chỉ còn cần 10,53 đồng vốn lưu động để tạo ra 1 đồng lợi nhuận, giảm 9,89 đồng so với năm 2012. Từ đó ta thấy chỉ tiêu suất hao phí vốn lưu động của công ty đang có xu hướng giảm, doanh nghiệp đã có sự sử dụng hiệu quả hơn đối với vốn lưu động và tăng mức lợi nhuận đáng kể do doanh nghiệp nhờ việc tiết kiệm một số các chi phí. 49 2.3.4.2. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Bảng 2.11: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2013 2012 2011 2013/2012 2012/2011 1.Doanh thu thuần (nghìn đồng) 58.722.364 55.846.218 56.577.940 2.876.146 (731.722) 2.VLĐ bình quân (nghìn đồng) 33.181.510 27.379.973 28.485.777 5.801.537 (1.105.804) 3.Số vòng quay VLĐ = ( 1/2) (vòng) 1,77 2,04 2,00 (0,27) 0,04 4.Kỳ luân chuyển VLĐ bình quân = (365/3) (ngày) 206 179 182 27 (3) (Nguồn: Phòng kế toán - Tài chính) Nhận xét Số vòng quay vốn lưu động: Số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp trong 3 năm dao động trong khoảng 2 vòng . Chỉ tiêu cho biết cứ đầu tư 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 2 đồng doanh thu thuần. Năm 2011 – 2012: Số vòng quay vốn lưu động năm 2012 cao hơn số vòng quay vốn lưu động trong năm 2011 là 0,04 vòng, điều này là do doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân trong kỳ của năm 2012 đều giảm so với năm 2011. Doanh thu thuần từ 56.577.940 nghìn đồng (năm 2011) xuống còn 55.846.218 nghìn đồng (giảm 1,29% ), trong khi đó vốn lưu động từ 28.485.777 nghìn đồng (năm 2011) xuống còn 27.379.973 nghìn đồng (giảm 3,88%). Do tốc độ giảm của vốn lưu động nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần, chính vì vậy số vòng quay vốn năm 2012 tăng. Năm 2012 – 2013: Số vòng quay vốn lưu động đã giảm hơn so với năm 2012 tương đương giảm 0,27 vòng. Mặc dù doanh thu thuần năm 2013 tuy có tăng cao hơn 2012 tăng 5,15% song tốc độ vốn lưu động (21,19%) tăng nhanh hơn tốc độ doanh thu thuần, điều này làm cho năm 2013, số vòng quay của vốn lưu động giảm còn 1,77 Thang Long University Library 50 vòng. Vòng quay có xu hướng giảm cho thấy chiến lược sử dụng vốn lưu động của Công ty không đạt hiệu quả như mong muốn. Công ty cần có những chính sách quản lý vốn hợp lý để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn nữa. Kỳ luân chuyển vốn lưu động Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày thực hiện vòng quay vốn lưu động. Năm 2012, kỳ luân chuyển giảm từ 182 ngày xuống còn 179 ngày, do số vòng quay của vốn lưu động tăng. Hệ số luân chuyển vốn lưu động giảm là hoàn toàn tốt vì chỉ tiêu này giảm cho thấy vốn lưu động luân chuyển nhanh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, năm 2013, hệ số này bắt đầu tăng nhanh lên 206 ngày, cho thấy vốn lưu động đang bị ứ đọng và chưa tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. 2.4. Phân tích thực trạng quản lý vốn cố định tại Công ty: 2.4.1. Quản lý vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong từng chu kỳ kinh doanh, vốn cố định tham gia toàn bộ giá trị và hoàn thành một vòng tuần hoàn vốn khi tài sản dài hạn hết thời gian sử dụng. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định là phân tích các chỉ tiêu dưới đây: 2.4.1.1. Khả năng đảm bảo vốn cố định Bảng 2.12: Bảng đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định Đơn vị tính:Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2013-2012 So sánh 2012-2011 2013 2012 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu 15.581.294 11.709.389 13.185.603 3.871.905 33,07 (1.476.214) (11,20) Vốn cố định 12.135.053 7.609.533 2.288.116 4.525.520 59,47 5.321.417 232,56 Chênh lệch 3.446 4.099 10.898 (653) (15,93) (6.799) (62,39) (Nguồn: Phòng kế toán - Tài chính) Nhận xét Qua bảng phân tích trên, nguồn vốn cố định của công ty năm 2011 là 2.288.116 nghìn đồng, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ là 13.185.603 nghìn đồng, cho thấy vốn cố định của công ty được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu, công ty 51 không đi vay dài hạn để tài trợ cho vốn cố định. Năm 2012, vốn cố định công ty tăng 232,56% đạt 7.609.533 nghìn đồng, đồng thời vốn chủ sở hữu đạt 11.709.389 nghìn đồng. Sang năm 2013, phần chệnh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn cố định chỉ còn 3.446 triệu đồng. Điều này có nghĩa là trong năm 2013 doanh nghiệp cũng đã có đủ khả năng tự tài trợ vốn cố định của công ty mà không cần vay nợ dài hạn. Tóm lại phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định cho thấy vốn cố định của công ty luôn được tài trợ hoàn toàn từ vốn chủ sở hữu giúp giảm thiểu rủi ro trong việc vay nợ dài hạn cho doanh nghiệp. 2.4.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 2.13: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu Năm So sánh 2013-2012 So sánh 2012-2011 2013 2012 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1.Doanh thu thuần (nghìn đồng) 58.722.364 55.846.218 56.577.940 2.876.146 5,15 (731.722) (1,29) 2.Lợi nhuận sau thuế (nghìn đồng) 3.151.729 1.341.299 3.401.274 1.810.430 134,97 (2.059.975) (60,56) 3.VCĐ bình quân (nghìn đồng) 12.135.053 7.609.533 2.288.116 4.525.520 59,47 5.321.417 232,56 4.Hiệu suất sử dụng VCĐ = (1/3 ) (lần) 4,84 7,34 24,73 (2,5) - (17,39) - 5.Hiệu quả sử dụng VCĐ = (2/3 ) (lần) 0,26 0,18 1,49 0,08 - (1,31) - (Nguồn: Phòng kế toán - Tài chính) Nhận xét Qua bảng phân tích ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2011 cứ một đồng vốn cố định của công ty tạo ra được 24,73 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2012, giá trị này giảm còn 7,34 đồng và đến năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty giảmchỉ còn đạt được 4,84 đồng doanh thu trên một đồng vốn cố định. Do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng đầu tư vào TSCĐ. Chính vì vậy, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của năm sau kém hơn năm trước. Thang Long University Library 52 Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hiệu suất sử dụng vốn cố định. Ta sử dụng thêm phương pháp liên hoàn sau: Năm 2011-2012  Ảnh hưởng của doanh thu thuần:  Ảnh hưởng của vốn cố định Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố: (-0,32) + (-17,07) = -17,39 Năm 2012-2013  Ảnh hưởng của doanh thu thuần:  Ảnh hưởng của vốn cố định: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố: 0,38 + (-2,88) = -2,5 Kết quả phân tích trên cho thấy, năm 2012, doanh thu thuần của doanh nghiệp giảm làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp giảm 0,32 lần, vốn cố định của doanh nghiệp tăng lên đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp tăng 17,07 lần. Như vậy, trong năm 2012, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa hiệu quả, việc sử dụng vốn cố định của công ty chưa hợp lý đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2012 giảm. Tiếp tục đến năm 2013 trong điều kiện vốn cố định ít thay đổi việc gia tăng doanh thu thuần đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,38 lần. Tuy nhiên trong điều kiện doanh thu không thay đổi như năm 2012 việc tăng vốn cố định làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 2,88 lần. Do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 53 2013 giảm chủ yếu là do sự tăng lên của doanh thu thuần không đủ bù đắp cho khoản giảm của sự tăng lên về đầu tư vốn cố định của doanh nghiệp. Tiếp theo, ta tiến hành đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn cố định bằng phương pháp thay thế liên hoàn: Năm 2011-2012  Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế  Ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (-0,9) + (-0,4) = -1,3 Năm 2012-2013  Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế  Ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định 0,24 + (-0,15) = 0,09 Từ kết quả trên ta thấy, năm 2012 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp giảm 0,9 lần trong khi đó vốn cố định của công ty tăng khiến chỉ tiêu này giảm 0,4 lần. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn tăng 0,24 lần, đồng thời vốn cố định vốn cố định của công ty tăng khiến cho hiệu quả sử dụng vốn giảm 0,15 lần. Nhưng nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định trong năm 2013 đã tăng 0,09 lần cho thấy công ty đã có sự quản lý tốt hơn về vốn cố định của mình. Thang Long University Library 54 2.4.1.3. Hàm lượng vốn cố định và suất hao phí vốn cố định Bảng 2.14: Hệ số hàm lượng vốn cố định và suất hao phí vốn cố định Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm So sánh 2013-2012 So sánh 2012-2011 2013 2012 2011 Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch 1.VCĐ bình quân 12.135.053 7.609.533 2.288.116 4.525.520 59,47 5.321.417 232,56 2.Doanh thu thuần 58.722.364 55.846.218 56.577.940 2.876.146 5,15 (731.722) (1,29) 3.Lợi nhuận sau thuế 3.151.729 1.341.299 3.401.274 1.810.430 134,97 (2.059.975) (60,56) 4.Hệ số hàm lượng VCĐ = (1/2 ) 0,21 0,14 0,04 0,17 - 0,1 - 5.Suất hao phí VCĐ = (1/3 ) 3,85 5,67 0,67 (1,82) - 5 - (Nguồn: Phòng kế toán - Tài chính) Nhận xét Qua bảng phân tích ta thấy mức đảm nhận vốn cố định của doanh nghiệp thay đổi qua các năm. Năm 2011, hệ số hàm lượng vốn cố định là 0,04 có nghĩa là cần có 4 đồng vốn cố định để đảm bảo được một đồng doanh thu trong kỳ. Sang năm 2012 mức đảm nhận vốn cố định tăng 0,14 lần so với năm 2011 đến năm 2013 hệ số hàm lượng vốn cố định đạt 0,21, vậy để vốn cố định có thể bảo toàn được một đồng doanh thu thuần ta cần tương ứng 21 đồng. Ta nhận thấy chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định của công ty tăng qua các năm, đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty chưa được tốt. Theo bảng trên ta thấy được suất hao phí vốn cố định của doanh nghiệp thay đổi qua các năm, cụ thể là: Năm 2011, suất hao phí vốn cố định là 0,67 nghĩa là cần có 67 đồng vốn cố định để đạt được một đồng lợi nhuận trong kỳ. Sang năm 2012 suất hao phí vốn cố định tăng 5 lần tương ứng đạt 5,67 lần. Năm 2013 với 3,85 thấp hơn 2012 và để đạt được một đồng lợi nhuận trong kỳ thì cần 385 đồng. Điều đó cho thấy, chỉ tiêu này luôn tăng cao trong năm 2012 đến năm 2013 thì giảm, một phần là do doanh nghiệp giảm đầu tư vào tài sản cố định làm giảm nguồn vốn cố định, thứ hai là do doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. 55 2.4.1.4. Hệ số hao mòn tài sản cố định Bảng 2.15: Hệ số hao mòn tài sản cố định Chỉ tiêu Năm So sánh 2013-2012 So sánh 2012-2011 2013 2012 2011 Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch 1.Nguyên giá (nghìn đồng) 14.418.264 9.560.896 5.616.264 4.857.368 50,80 3.944.632 70,25 2.Khấu hao (nghìn đồng) 4.660.260 4.135.629 3.360.260 524.631 12,67 775.369 23,09 3.Giá trị còn lại = (1-2) (nghìn đồng) 9.758.004 5.425.267 2.256.004 4.332.737 79,86 3.169.263 140,48 3.Hệ số hao mòn = (2/1) (%) 32,32 43,25 59,83 (10,93) - (16,58) - (Nguồn: Phòng kế toán - Tài chính) Nhận xét Đặc trưng cơ bản của tài sản cố định là trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần, đánh giá đúng mức độ hao mòn, xem xét tài sản còn mới hay cũ sẽ đưa ra những biện pháp để tái sản xuất. Hệ số hao mòn cho biết tỷ lệ trích khấu hao bình quân của tất cả TSCĐ trong doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH Phát triển Đầu tư và Thương mại Hoàng Anh, trong 3 năm tỷ lệ hao mòn có chiều hướng giảm dần. Năm 2012, giá trị khấu hao của tài sản cố định là 4.135.629 nghìn đồng, tăng 23,09% trong khi nguyên giá của tài sản cố định là 9.560.896 nghìn đồng tăng 70,25% so với năm 2011. Tốc độ tăng của nguyên giá nhanh hơn tốc độ tăng của giá trị khấu hao lũy kế, điều này dẫn tới hệ số hao mòn tài sản cố định giảm 0,43 triệu đồng tương ứng giảm 28,33%. Tương tự, năm 2013 khấu hao của tài sản cố định tăng lên 4.660.260 nghìn đồng tương ứng tăng 12,67%, trong khi đó nguyên giá của tài sản cũng tăng 14.418.264 nghìn đồng tức tăng 50,80% so với năm 2012, do mức khấu hao trong năm tuy có tăng nhưng không bằng tỷ lệ tăng của nguyên giá. Điều này chứng tỏ những máy móc, thiết bị mà Công ty tiến hành mua mới có tỷ lệ trích khấu hao không cao. Thang Long University Library 56 2.5. Phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn tại Công ty 2.5.1. Phân tích tình hình nợ phải trả Việc phân tích nợ phải trả sẽ giúp cho các nhà quản trị nắm bắt được khoản vốn đang chiếm dụng, đồng thời xem xét và đưa ra những chính sách để sử dụng nguồn vốn đó sao cho hiệu quả nhất. Công ty có hai hình thức vay chính đó là vay nhân hàng và vay của nhà cung cấp hoặc bên mua. Công ty càng gia tăng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp hoặc bên mua ứng trước bao nhiêu sẽ giúp giảm bớt áp lực chi phí lãi vay ngân hàng bấy nhiêu. Tuy nhiên cũng giống như đối với hàng tồn kho và các khoản phải thu, về cơ bản việc tăng quá mức các khoản phải trả là dấu hiệu xấu đi về khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Sau đây ta sẽ đi phân tích xem tình hình phải trả người bán tại công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Hoàng Anh. Bảng 2.16. Chi tiết nợ phải trả Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2013 2012 2011 Chênh lệch 2013 và 2012 2012 và 2011 Số tiền % Số tiền % NỢ PHẢI TRẢ 29.735.270 23.280.118 17.588.290 6.095.152 26,18 5.691.828 32,36 Nợ ngắn hạn 29.735.270 23.273.118 17.588.290 6.095.152 26,18 5.684.828 32,32 Vay và nợ ngắn hạn 17.476.071 16.619.737 6.476.071 856.334 5,15 10.143.666 123,68 Phải trả người bán 9.241.461 3.770.201 8.201.481 5.471.260 145,12 (4.431.280) (54,03) Người mua trả tiền trước 1.287.845 1.331.701 1.287.845 (43.856) (3,29) 43.856 3,40 Thuế và các khoản phải nộp 1.287.238 929.221 1.182.238 358.017 38,53 (253.017) (21,40) Chi phí phải trả 410.163 383.256 411.163 26.907 7,02 (27.907) (6,79) Quỹ khen thưởng phúc lợi 32.489 239.000 29.489 (206.511) (86,41) 209.511 710,47 Nợ dài hạn 7.000 7000 VỐN CHỦ SỞ HỮU 15.581.294 11.709.389 13.185.603 3.871.905 33,07 (1.476.214) (11,20) Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12.000.000 10.000.000 10.000.000 2.000.000 20 0 - Quỹ đầu tư phát triển 338.600 338.600 Lợi nhuận chưa phân phối 3.581.294 1.370.789 3.185.603 2.210.505 161,26 (1.814.814) (56,97) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 45.316.564 34.989.507 30.773.893 10.327.057 29,51 4.215.614 13,70 (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán) 57 2.5.1.1. Quản lý các khoản phải trả nhà cung cấp Khoản mục phải trả nhà cung cấp là khoản vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng vốn các bên đối tác cho nên doanh nghiệp luôn muốn giữ khoản mục này ở mức cao, bởi doanh nghiệp càng chiếm dụng được nhiều vốn của bên cung cấp thì càng có nhiều vốn để sử dụng làm nguồn tài trợ cho tài sản ngắn hạn để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Biểu đồ 2.3. Chênh lệch khoản phải trả và ứng trước cho người bán Đơn vị: triệu đồng Nhận xét Dựa vào bảng trên, phải trả người bán có sự biến động không đều trong 3 năm. Phần chênh lệch lệch giữa hai khoản mục phải trả người bán và trả trước cho người bán sẽ cho ta biết phần vốn mà Công ty thực chiếm của nhà cung cấp. Trong năm 2011, số tiền mà doanh nghiệp chiếm dụng được đạt 7.170.058 nghìn đồng, nhưng đến năm 2012, mức chênh lệch của hai khoản mục giảm mạnh xuống còn 2.496.466 nghìn đồng. Do khoản tiền vay mà công ty phải trả nhà cung cấp trong năm thấp, trong khi đó số tiền trả trước cho người bán tăng từ 1.031.423 nghìn đồng (năm 2011) lên 1.273.735nghìn đồng làm cho khoản chênh lệch giữa khoản mục giảm. Điều này cho thấy, năm 2012, Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ thanh toán với bên cung cấp. Tuy nhiên, sang năm 2013, khoản chênh lệch đã có sự thay đổi, cụ thể tăng từ 2.496.466 nghìn đồng lên 8.240.038 nghìn đồng, chứng tỏ phần vốn mà Công ty tận dụng từ phía Thang Long University Library 58 nhà cung cấp là khá nhiều. Công ty có nhiều cơ hội trong việc đầu tư tài sản để gia tăng lợi nhuận bản thân hơn.Tuy nhiên, việc để số dư cao như vậy cũng cho thấy Công ty không tự chủ trong việc thanh toán với nhà cung cấp, nếu để số dư quá cao sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Công ty đối với bên đối tác. 2.5.1.2. Quản lý khoản mục khách hàng ứng trước Khoản ứng trước của khách hàng chính là doanh thu mà doanh nghiệp nhận trước từ khách hàng. Với khoản vốn này, doanh nghiệp có thể tận dụng để bổ sung vốn lưu động mà không mất chi phí sử dụng. Tuy đem lại lợi ích lớn nhưng doanh nghiệp không nên để số lượng vốn này ở mức quá cao, sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường. Biểu đồ 2.4. Chênh lệch khoản phải thu và ứng trước của khách hàng Đơn vị: Triệu đồng Nhận xét Dựa vào bảng 2.21 và 2.22, trong khi khoản tiền ứng trước của khách hàng thấp và ít biến động thì các khoản phải thu của khách hàng có chiều hướng giảm, trong năm 2011, khoản phải thu khách hàng đạt 8.163.239 nghìn đồng, đến năm 2012, chỉ số này giảm xuống còn 6.659.752 nghìn đồng , năm 2013 khoản phải thu tiếp tục giảm nhẹ còn 6.181.248 nghìn đồng. Điều này đã làm chô phần chênh lệch giữa hai khoản mục mang dấu âm trong 3 năm. Chứng tỏ hiện tại Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng 59 vốn hay nói cách khác, Công ty chưa thực sự sử dụng phần vốn chiếm dụng từ khách hàng. Nhìn chung, Công ty vẫn đang thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng của mình đối với khách hàng. Phần chênh lệch giũa khoản mục trong 3 năm giảm cho thấy Công ty vẫn kiểm soát tốt khoản phải thu. Tuy nhiên, Công ty cũng cần chú trọng và đưa ra những biện pháp để nâng cao hơn lợi ích khoản phải thu và nâng cao phần vốn thực tế chiếm dụng được trong những năm tới. 2.5.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ phải trả Bảng 2.17.Bảng chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ phải trả Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2013 2012 2011 Chênh lệch 2013 và 2012 2012 và 2011 Số tiền % Số tiền % Tổng Nợ phải trả 29.735.270 23.280.118 17.588.290 6.095.152 26,18 5.691.828 32,36 Tổng Tài sản 45.316.564 34.989.507 30.773.893 10.327.057 29,51 4.215.614 13,70 VCSH 15.581.294 11.709.389 13.185.603 3.871.905 33,07 (1.476.214) (11,20) EBT 4.377.402 1.791.462 4.122.756 2.585.940 144,35 (2.331.294) (56,55) GVHB 38.612.644 40.612.644 42.932.829 (2.000.000) (4,92) (2.320.185) (5,40) Khấu hao 4.660.260 4.135.629 3.360.260 524.631 12,67 775.369 23,09 Nợ gốc 35.344.364 36.064.360 28.822.963 (719.996) (2,00) 7.241.397 25,12 Chi phí lãi vay 1.814.455 1.616.465 873.399 179.990 12,25 743.066 85,08 EBIT 6.191.857 3.407.927 4.996.155 2.783.930 81,69 (1.588.228) (31,79) Tỷ số nợ (D/A) (%) 65,62 66,53 57,15 (0,91) - 9,38 - Tỷ số nợ so với VCSH (%) 190,84 198,82 133,39 (7,98) - 65,43 - Tỷ số khả năng trả lãi (lần) 3,41 2,11 5,72 1,3 - (3,61) - Tỷ số khả năng trả nợ (lần) 1,33 1,28 1,73 0,05 - (0,45) - (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán) Thang Long University Library 60 Nhận xét Dựa vào bảng phân tích ta thấy: Tỷ số nợ (D/A): Tỷ số nợ của Công ty có xu hướng tăng. Tỷ trọng nợ phản ánh khi hình thành một đồng tài sản, doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn nợ vay. Trong năm 2011, cứ một đồng đầu tư cho tài sản cần 0,5715 đồng đi vay để tài trợ, đến năm 2012, con số này tăng lên 0,6653 đồng tức tăng 0,0938 đồng so với năm 2011. Năm 2013, hệ số này giảm nhưng không đáng kể, giảm 0,091 đồng còn 0,6562 đồng vốn vay tài trợ cho một đồng tài sản. Công ty ngày càng sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm tận dụng được phần thuế tiết kiệm được. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải lưu ý về khoản nợ có xu hướng gia tăng chủ yếu là nợ ngắn hạn và các khoản vay ngân hàng có chi phí đi kèm. Điều này làm cho chi phí lãi vay phải trả tăng trong những năm gần đây, làm gia tăng mức rủi ro và phải chịu áp lực lớn về mặt tài chính. Do đó, Công ty cần có các kế hoạch sử dụng và quản lý phần vốn này có hiệu quả để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ trên VCSH: Chỉ số này có xu hướng tăng, cụ thể từ năm 2011-2012, tỷ số nợ trên VCSH tăng mạnh từ 133,39% lên 198,82% tương ứng tăng 65,43%. Trong giai đoạn này công ty đang đầu tư xây dựng và mở rộng các chi nhánh, mua mới và nâng cấp nhiều trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy doanh nghiệp đi vay nhiều hơn, làm cho tỷ số nợ trên VCSH tăng mạnh. Và đến năm 2013, tỷ số này giảm xuống còn 190,84%. Nhưng nhìn chung, trong 3 năm tỷ lệ nợ trên VCSH đều lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty đang phụ thuộc vào các khoản nợ vay từ bên ngoài để tài trợ cho tài sản mà không tự đảm bảo bằng nguồn vốn CSH. Do đó, Công ty có thể nhận được khoản tiết kiệm thuế từ hoạt động vay nhưng đồng thời, tính rủi ro của doanh nghiệp cũng tăng cao. Khả năng trả lãi: Từ bảng chỉ tiêu trên, ta thấy chỉ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty đều lớn hơn 1, nghĩa là công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi cho chủ nợ. Năm 2011, khả năng trả lãi của Công ty giảm 3,61 lần so với năm 2011, do việc quản lý các chi phí chưa thật sự hiệu quả làm cho EBIT của Công ty đạt được trong năm 2012 không cao, chỉ đạt 3.407.927 nghìn đồng. Bên cạnh đó, khoản vay ngắn hạn trong năm 2012 tăng mạnh làm gia tăng chi phí lãi vay lên 743.066 nghìn đồng. Chính vì vậy chỉ tiêu thanh toán lãi vay trong năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Đến 61 năm 2013, nhờ việc quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các khoản chi phí nên EBIT đạt được cao hơn nhiều so với năm 2012, tăng 2.783.930 nghìn đồng, do đó khả năng trả lãi của Công ty tăng 1,3 lần. Nhìn chung, trong 3 năm, việc sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã đem lại lợi nhuận tương đối cao cho doanh nghiệp, không những đảm bảo nghĩa vụ thanh toán trả lãi mà còn đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. Khả năng trả nợ: Qua bảng chỉ tiêu, ta thấy chỉ tiêu khả năng trả nợ biến động tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể, hệ số trả nợ năm 2013 tăng 0,45 lần so với năm 2012, tuy nhiên hệ số trả nợ năm 2011 lại tăng 0,45 lần so với năm 2012. Nguyên nhân chính dẫn đến khả năng trả nợ trong năm 2012 giảm là do Công ty đã gia tăng mạnh các khoản đi vay. Mặc dù EBIT và khấu hao và giá vốn hàng bán đều tăng tuy nhiên khoản nợ vay tăng mạnh ( gốc vay lên đến 36.064.360 nghìn đồng) cùng với chi phí lãi vay tăng làm cho khả năng trả nợ năm 2012 giảm. Bước sang năm 2013, chỉ số này tăng nhưng tăng nhẹ là 0,45 lần. Nhìn chung, chỉ tiêu thanh toán nợ vay vẫn duy trì ở mức lớn hơn 1, điều đó cho thấy Công ty vẫn đảm bảo có giá trị tài sản lớn hơn khoản đi vay ngân hàng. Tuy nhiên, Công ty cũng cần lưu ý đến việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nâng cao uy tín của doanh nghiệp. 2.5.2. Quản lý vốn chủ sở hữu: Bảng 2.18. Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý vốn chủ sở hữu Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012-2011 Giá trị Giá trị Số tiền Tỷ lệ Tổng Nguồn vốn 30.773.893 34.989.507 4.215.614 13,70 VCSH 13.185.603 11.709.389 (1.476.214) (11,20) Lợi nhuận để lại 4.122.756 1.791.462 (2.331.294) (56,55) Tỷ suất tự đầu tư (%) 42,85 33,47 (9,38) - Tỷ trọng lợi nhuận để lại (%) 13,40 5,12 (8,28) - ( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Thang Long University Library 62 Bảng 2.19. Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý vốn chủ sở hữu Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2013-2012 Giá trị Giá trị Số tiền Tỷ lệ Tổng Nguồn vốn 34.989.507 45.316.564 10.327.057 29,51 VCSH 11.709.389 15.581.294 3.871.905 33,07 Lợi nhuận để lại 1.791.462 4.377.402 2.585.940 144,35 Tỷ suất tự đầu tư (%) 33,47 34,38 0,91 - Tỷ trọng lợi nhuận để lại (%) 5,12 9,66 4,54 - ( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Nhận xét Dựa vào bảng ta thấy tỷ suất tự đầu tư của Công ty có sự tăng giảm không đồng đều. Năm 2012, tỷ suất tự đầu tư giảm từ 42,85% xuống còn 33,47% so với năm 2011, mức giảm lên đến 9,38%. Điều này cho thấy Công ty đang giảm dần mức độ tự chủ trong nguồn vốn, tương đương một đồng đầu tư tài sản cần ít VSCH hơn. Đến năm 2013, số vốn đầu tư bắt đầu có xu hướng tăng nhẹ lên 0,91% tương đương một đồng vốn đầu tư cho tài sản cần 0,3438 đồng. Nhưng nhìn chung, mức tỷ suất tự đầu tư trong 3 năm không cao, cho thấy Công ty vẫn có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay cho đầu tư vào tài sản. Tỷ trọng lợi nhuận để lại sẽ cho biết phần lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ sẽ được giữ lại bổ sung vào nguồn VCSH chiếm bao nhiêu phần trăm trong số tổng nguồn vốn. Từ bảng phân tích trên ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận để lại trong năm 2012 giảm từ 13,4% xuống còn 5,12% là do một phần Công ty đầu tư vào nguồn VSCH, một phần đầu tư cho việc chi trả các chi phí lãi vay, mặt khác do lợi nhuận sau thuế nhận được giảm mạnh nên tỷ lệ lợi nhuận để lại trong năm này giảm. Năm 2013, chỉ tiêu này bắt đầu tăng đạt 9,66%, điều này cho thấy Công ty đã giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế để bổ sung vào nguồn VCSH của doanh nghiệp. Vì vậy, mức tăng trưởng của lợi nhuận để lại trong năm 2013 so với năm 2012 cũng bằng vói mức tăng trưởng của lợi nhuận để lại. 63 2.6. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Phát triển Thương mại và dịch vụ Hoàng Anh 2.6.1. Những mặt đã đạt được Nhìn chung, sau khi phân tích chi tiết thực trạng sử dụng vốn của Công ty TNHH Phát triển Thương mại và dịch vụ Hoàng Anh, ta thấy rằng trăng những năm gần đây (năm 2012 và 2013), Công ty đã luôn trú trọng trong việc tăng quy mô vốn, nhờ vậy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty cũng được mở rộng. Chính sách sử dụng vốn Công ty tương đối thích hợp, Công ty đã đẩy mạnh việc sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư, các khoản nợ ngắn hạn tăng lên giúp Công ty tiết kiệm được một khoản thuế phải nộp, đồng thời, có nhiều vốn hơn cho việc đầu tư tài sản và các khoản đầu tư tài chính khác nhằm gia tăng khoản thu của doanh nghiệp. Có thể nói việc quản lý chi phí của công ty cũng là khá tốt do các khoản mục chi phí giảm dần các năm. Chí phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao nhưng không quá 25% tổng chi phí doanh nghiệp. Các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán của công ty cũng được các nhà quản trị khéo quản lý tốt đảm bảo hoạt động ngân lưu ra vào hiệu quả. Bên cạnh đó hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn sẽ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, giảm thiểu chi phí tác động tiêu cực từ biến động thị trường kinh doanh (chênh lệch tỷ giá). Đồng thời, công ty cổ phần May Phương Đông cũng tận dụng được các khoản nợ phải trả người bán để làm sao vẫn giữ được mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, uy tín doanh nghiệp vẫn được đảm bảo. Công ty TNHH Phát triển Thương mại và dịch vụ Hoàng Anh là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng may mặc trong nước và quốc tế. Công ty vừa hoàn thành xây dựng thêm xí nghiệp sản xuất thứ 4 tại Bình Thuận vào cuối năm 2011. Mặc dù vậy, lợi nhuận của công ty trong cả 3 năm, từ năm 2010 đến năm 2012, vẫn tăng trưởng đều đặn. Điều này cho thấy việc xây dựng xí nghiệp Tuy Phong tại Bình Thuận đã được các nhà quản trị của công ty cổ phần May Phương Đông lập kế hoạch từ trước để không làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Doanh thu bán hàng trong 3 năm luôn đạt ở mức cao, chứng tỏ Công ty đã tạo lập được uy tín trên thị trường, đồng thời, Công ty cũng có những chính sách quản lý hiệu quả nhằm thu hút được lượng lớn khách hàng. Thang Long University Library 64 Công ty TNHH Phát triển Thương mại và dịch vụ Hoàng Anh luôn nỗ lực cố gắng trong kinh doanh và luôn làm cho lợi nhuận của công ty mình ngày càng được nâng cao. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao, ban lãnh đạo công ty cùng với toàn bộ đội ngũ công nhân viên đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình thích ứng và phù hợp với điều kiện mới, công ty đã chủ động trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng và khách hàng, thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế trên cơ sở đảm bảo hoàn thành đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo kế hoạch và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên, từ đó nâng cao đời sống của họ và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà Nước và tận dụng tối đã các nguồn lực để từng bước khẳng định vị thế của mình. 2.6.2. Những mặt hạn chế: Bên cạnh các kết quả mà công ty đạt được trong việc quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp mình thì công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, đó là hiệu quả quản lý nguồn vốn vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty, biểu hiện ở các mặt: Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm mạnh qua các năm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, gia tăng các khoản chi phí nếu có những biến động bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày. Công ty cũng chưa có các mô hình dự báo tiền mặt để có mức dự trữ tối ưu cho doanh nghiệp mình: cần đi vay bao nhiêu, thừa bao nhiêu, thừa thì đầu tư thế nào cho hiệu quả nhất, Khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều nhỏ hơn 1, điều này chứng tỏ tiềm lực tài chính của công ty không ổn định, gây nên sự mất cân bằng trong tổng tài sản của công ty. Việc công ty nới lỏng chính sách tín dụng lại làm doanh thu công ty giảm xuống, chứng tỏ chính sách này của công ty đưa hiện tại chưa hợp lý. Chính sách này cũng làm cho khoản phải thu tăng nhanh và đứng thứ 2 trong tỷ trọng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều do đó công ty nên có chính sách thu tiền hợp lý hơn. 65 Công ty vẫn chưa áp dụng phương pháp xác định mức dự trữ tối ưu hàng tồn kho nên hàng tồn kho luôn có xu hướng tăng cao. Tuy dự trữ hàng tồn kho ở mức cao giúp doanh nghiệp đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh và cung cấp kịp thời hàng hóa ra thị trường. Nhưng nếu giữ ở mức quá cao sẽ khiến các loại chi phí liên quan tăng theo. Thêm vào đó, thời gian quay vòng hàng lưu kho cũng gia tăng làm tăng vòng quay tiền trung bình (năm 2013) dẫn đến tình trạng Công ty đang bị ứ đọng vốn, hiệu quả sủa dụng vốn giảm. Thang Long University Library 66 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG ANH 3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới Công ty TNHH Phát triển Thương mại và dịch vụ Hoàng Anh là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp trong nước là không ngừng nâng cao khả năng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty TNHH Phát triển Thương mại và dịch vụ Hoàng Anh cũng vậy. Trong những năm vừa qua bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty vẫn còn tồn tại những khó khăn và hạn chế. Vì vậy, Công ty cần đưa ra những mục tiêu và phương hướng của mình trong những năm sắp tới. 3.1.1. Mục tiêu: Trong năm 2014, Công ty cần giữ vững mức tăng trưởng doanh thu khả quan như năm 2013. Bên cạnh đó, Công ty cần kết hợp chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh nhằm mang lại mức tăng trưởng lợi nhuận tương xứng mức tăng trưởng doanh thu. Cần đưa ra chính sách quản lý chi phí hiệu quả hơn nữa để giảm thiểu các chi phí tối đa, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Quản lý khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, tăng mức tiền dự trữ hơn nữa để doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc thanh toán các khoản phát sinh trong kỳ Công ty cần đưa ra các biện pháp quản lý các khoản phải thu của khách hàng một cách có hiệu quả hơn nhằm giảm thiểu chi phí thu hồi nợ Xem xét lại sự gia tăng của khoản mục ứng trước người bán nhằm giảm thiểu phần vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng. 3.1.2. Phương hướng: Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Phát triển Hoàng Anh cố gắng phấn đấu thành một Công ty vững mạnh, phấn đấu trở thành một trong những đối thủ cạnh 67 tranh tầm cỡ với các Công ty, tập đoàn trong và ngoài nước, đồng thời trở thành nhà cung cấp các dụng cụ, thiết bị hàng đầu cho các bệnh viện y tế, các đơn vị văn phòng, địa chính. Với mong muốn đó, Công ty đac không ngừng cập nhật, đầu tư và áp dụng những dây chuyền máy móc, công nghệ hiện đại trên thế giới. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng quan tâm, giữ chân những khách hàng thân quen mà còn tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng khác, nâng cao sự uy tín của Công ty đến với khách hàng. 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 3.2.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn cố định 3.2.1.1. Đánh giá lại tài sản cố định và thanh lý một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh Định kì doanh nghiệp phải xem xét và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá tài sản cố định thấp hơn giá trị thực của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định, ngược lại nếu như đánh giá cao hơn giá trị thực sẽ nâng cao giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lí nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động. 3.2.1.2. Cân nhắc hơn nữa việc đi thuê thay cho mua TSCĐ Đi thuê nói chung tốn kém hơn mua, nhưng những chi phí này có thể chấp nhận được do có những lợi ích của dòng chảy tiền. Bằng cách thuê thiết bị máy vi tính, xe ô tô, hoặc các thiết bị khác mà công ty cần để mở rộng kinh doanh, công ty sẽ không bị cạn tiền mặt hoặc không bị nợ. Số tiền này có thể giúp công ty điều hành công việc kinh doanh hàng ngày được tốt hơn. Chi phí thuê cũng được tính vào chi phí kinh doanh, do vậy các phúc lợi về thuế vẫn giữ nguyên ngay cả khi không mua hàng. 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3.2.2.1. Quản lý việc dự trữ tiền mặt tại quỹ sao cho hợp lý Bất cứ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng biết, để duy trì được dòng chảy tối ưu tiền mặt tốt cần phải giỏi tung hứng trên mọi mặt trong kinh doanh, quản lý chặt Thang Long University Library 68 chẽ các khoản phải thu, tới việc tăng hạn mức nợ tín dụng, cho tới việc quản lý hàng tồn kho. Điều cốt yếu giúp cho việc quản lý dòng tiền có hiệu quả là phải điều hoà được dòng tiền chảy vào và dòng tiền chảy ra trong doanh nghiệp bạn. Việc cải thiện dòng chảy tiền sẽ làm giảm số vốn cố định, mà bạn cần để đầu tư cho công việc kinh doanh. Một dòng tiền tăng trưởng ổn định cũng giúp nhìn thấy trước được một mẫu hình kinh doanh, điều này làm cho doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch và lên ngân sách cho việc phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Dưới đây là một số cách có thể làm để cải thiện dòng tiền của công ty: 3.2.2.1. Quản lý chặt chẽ khoản phải thu Các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng, chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả, song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí bù đắp cho sự thiếu hụt ngân quỹ. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu để công ty vừa tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa đảm bảo tính hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền để quay vòng vốn. Để rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ từ khách hàng, nhà quản lý doanh nghiệp nên đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ. Biện pháp để giảm thiểu các khoản phải thu có thể là: Thắt chặt chính sách bán chịu với mọi giá để giải phóng hàng tồn kho mà trước khi quyết định bán chịu, Công ty cần phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và đánh giá khoản tín dụng được đề nghị. Đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng nhằm xác định liệu khoản tín dụng này có được khách hàng thanh toán đúng thời hạn hay không. Để làm được điều này công ty phải xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tín dụng như: phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn của khách hàng, tài sản thế chấp, điều kiện của khách hàng. Công ty chỉ được bán chịu cho khách hàng khi được cái lớn hơn cái đã mất. Doanh nghiệp cần có một bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chia theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị công nợ. Những nhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình 69 huống khó, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ... Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn. Theo dõi kỳ thu tiền bình quân, khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán, cần phải có biện pháp kịp thời để giải quyết. 3.2.2.2. Quản lý hàng tồn kho Tích trữ quá nhiều hàng trong kho làm cho một số tiền lớn bị đóng băng. Thường xuyên theo dõi vòng quay hàng tồn kho sẽ giúp đảm bảo rằng chúng đang được lưu giữ với một lượng hợp lý cho ngành công nghiệp may mặc. Công ty có thể làm điều này bằng cách tính toán tỉ số quay vòng hàng hoá ( lấy giá vốn hàng bán chia cho giá trị trung bình của lượng hàng tồn kho). Hãy tránh việc mua nhiều hơn số lượng hàng cần trong trường hợp bị các nhà cung cấp nhử mồi bằng chiết khấu lớn; điều này có thể làm cho công ty bị cạn tiền mặt. Hãy kiểm tra định kỳ để xác định hàng chậm luân chuyển và hàng tồn, và nên trì hoãn những đơn hàng tiếp theo để có thể sử dụng lượng hàng đang tồn trong kho hoặc thanh lý chúng với giá vốn để cải thiện dòng chảy tiền mặt. 3.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại 3.3.1. Chính sách tín dụng Hiện nay công ty đang áp dụng tiêu chuẩn tín dụng nới lỏng và không đạt được hiệu quả cao vì hệ số thu nợ của công ty đang rất thấp ( thấp nhất năm 2012 là 1,98 vòng) và thời gian thu nợ trung bình lại rất cao ( năm 2012 là gần 185 ngày) mà các phải thu quá hạn của công ty vẫn còn tồn đọng dễ dẫn đến việc doanh nghiệp mất khả năng tự chủ về tài chính. Về cơ bản các tiêu chuẩn tín dụng được đưa ra dựa trên các thông tin thu thập trong một thời gian dài và được kiểm chứng trong suốt quá trình hợp tác với khách hàng. Nhưng đối với khách hàng mới sắp ký kết công ty nên cẩn trọng thu thập thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau không nên chỉ dựa vào lời giới thiệu từ những khách hàng quen biết. 3.3.2. Thời hạn tín dụng Hiện nay công ty thường áp dụng hạn thanh toán là 30 ngày kể từ ngày giao hết hàng. Tuy nhiên tới nay nó đã không còn hợp lý, công ty nên rút ngắn thời hạn tín dụng thanh toán xuống đối với các khách hàng có thói quen trả quá hạn và chiếm dụng Thang Long University Library 70 vốn lâu của công ty. Đối với các khách hàng tiềm năng, làm ăn và thanh toán ổn định với công ty thì vẫn nên giữ thời gian thanh toán là 30 ngày kể từ ngày giao hàng nhưng đối với các khách hàng hay trả chậm và chiếm dụng vốn lâu của công ty thì thời gian thanh toán nên ít hơn. 3.3.3. Chiết khấu tín dụng Công ty nên áp dụng mức chiết khấu cho cả những lần thanh toán theo lộ trình, số tiền giảm giá tính theo số tiền thanh toán mỗi lần để khuyến khich khách hàng thanh toán sớm. Công ty sẽ tập trung vào việc thu nợ khi các chuyến hàng đã được giao hết. Tránh tình trạng đốc thúc khách hàng quá. Khi đó các khoản nợ nếu chưa được trả sẽ được cộng dồn vào khi kết thúc hợp đồng, lúc này cán bộ chuyên trách sẽ có trách nhiệm thông báo tình hình thực tế thanh toán nợ kèm với đó là chính sách chiết khấu thanh toán của công ty để khách hàng có quyết định thanh toán. Hình thức này sẽ giúp công ty đạt hiệu quả tối ưu vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. 71 KẾT LUẬN Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những vấn đề trọng tâm mà bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường cũng phải quan tâm. Vì vậy luôn đòi hỏi các nhà quản trị phải luôn tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Kỳ vọng để có được một lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với các doanh nghiệp trong ngành của công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Hoàng Anh là chưa rõ ràng. Mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định song còn nhiều vấn đề phải giải quyết trong công ty, trong đó có vấn đề hiệu quả sử dụng vốn. Điều đó đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn trong quá trình hoạt động của mình, tìm ra những biện pháp thích hợp nhất, tối ưu nhất nhằm hoàn thiện công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đó là nhiệm vụ rất cần thiết để có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Trong thời gian thực tập tuy không nhiều song em cũng mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Phát triển Thương mại và Dịch vụ Hoàng Anh. Do thời gian cũng như trình độ kiến thức của em còn hạn chế, nên vấn đề này chưa được đề cập vẫn còn hạn hẹp và còn có những sai sót. Em rất mong các thầy cô bỏ qua cho những thiếu sót của em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Đình Toàn đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường ĐH Thăng Long đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2014 Sinh viên thực hiện Lương Minh Ngọc Thang Long University Library 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền Tệ 2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ năm 2009 3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Trường Kinh tế Quốc Dân 4. Báo cáo tài chính năm 2009 – 2010 5. Tạp chí tài chính 6. Một số luận văn khoá trước 7. Tạp chí Kinh tế phát triển 8. Baodientu.chinhphu.vn “một số giải pháp..” 9. Khodetai.com “thực trạng sử dụng vốn trong DN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa14921_9311.pdf
Luận văn liên quan