Cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng, chi nhánh rất chú trọng chấn chỉnh,
nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giảm thấp nợ xấu, nợ khó đòi. Mặc dù tỷ lệ nợ
xấu có xu hướng tăng qua từng năm nhưng vẫn còn ở mức chấp nhận, không ảnh
hưởng đáng kể đến lợi nhuận của chi nhánh, đó cũng là một minh chứng thiết thực
về việc sử dụng vốn hiệu quả của chi nhánh. Đó là kết quả phấn đấu không ngừng
của toàn thể cán bộ, công nhân viên chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A.
109 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Châu Thành A – Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều
này cho thấy một đồng thu nhập ở năm 2007 của Chi Nhánh chỉ bỏ ra 0,836 đồng
chi phí trong khi đó ở năm 2006 và năm 2008 phải bỏ chi phí cao hơn, đặt biệt năm
2008 phải bỏ tới 1,075 đồng. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của chi nhánh
trong năm 2007 cao hơn.
Tóm lại, lợi nhuận của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A tăng giảm
qua từng năm. Để hoạt động của chi nhánh đạt hiệu quả, lợi nhuận chi nhánh luôn
tăng thì chi nhánh Ngân hàng phải có những chiến lược cụ thể về công tác huy động
vốn, về hoạt động tín dụng, về nhân sự cũng như về công tác quản lý, đưa chi nhánh
luôn trong tư thế sẵn sàng để kịp thời ứng phó trước những tác động xấu của môi
trường bên ngoài, đồng thời cũng phải khắc phục được những yếu kém nội tại bên
trong.
4.4. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh khóc liệt như hiện nay để hoạt
động hiệu quả chi nhánh cần phải biết làm thế nào để sử dụng vốn đạt hiệu quả. Để
đánh giá rõ hơn về hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành
A, ta tiến hành phân tích các nhóm chỉ số sau:
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 74 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
4.4.1. Nhóm phản ánh cơ cấu và tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Cơ cấu nguồn vốn chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A bao gồm vốn huy
động và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên, các chỉ số thể hiện tình hình huy động vốn
được cụ thể qua bảng sau:
Bảng 15: Các chỉ số dùng để đánh giá công tác huy động vốn tại chi nhánh
NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008)
NĂM
CHỈ TIÊU ĐVT
2006 2007 2008
Vốn huy động Triệu đồng 36.533,9 32.640,2 52.993,8
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 161.689,0 183.252,0 189.364,0
Dư nợ cho vay Triệu đồng 161.689,0 183.252,0 189.364,0
VHĐ/TNV % 22,59 17,81 27,98
DN/VHĐ Lần 4,42 5,61 3,57
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)
Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Đây là chỉ số thể hiện khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Hơn nữa, chỉ
số này còn thể hiện tỷ trọng vốn huy động tham gia vào tổng nguồn vốn Ngân hàng.
Vậy ta xét chỉ số này ở chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A như thế nào?
Nhìn chung, tỷ trọng vốn huy động của chi nhánh từ năm 2006 – 2008
chiếm tỷ trọng không cao. Năm 2006, tỷ trọng vốn huy động chiếm chỉ 22,59%
trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Đến năm 2007, tỷ trọng vốn huy động càng
giảm xuống chỉ chiếm 17,81% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Nhưng sang
năm 2008, tỷ trọng này đã tăng lên, chiếm 27,98% trong tổng nguồn vốn của chi
nhánh. Nguyên nhân làm cho tình hình huy động vốn của chi nhánh ngày càng tăng
là do người dân được bồi thường tiền đất giải tỏa từ Nhà nước khi thực hiện các
công trình công cộng như Tỉnh lộ 926, tuyến Bốn Tổng – Một Ngàn, đường nối Vị
Thanh – Cần Thơ, lộ nội ô thị trấn Một Ngàn, khu công nghiệp tân Phú Thạnh, khi
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 75 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
nhận được số tiền bồi thường tương đối lớn nhưng họ không có đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh nên mang tiền gửi vào Ngân hàng để sinh lãi. Bên cạnh đó, do chi nhánh
đã có nhiều đổi mới trong chiến lược huy động vốn như đa dạng các hình thức gửi
tiền, phong cách phục vụ ân cần, chu đáo, lịch sự, tạo lòng tin cho khách hàng, kèm
theo các chương trình khuyến mãi, quảng cáo,… đã thu hút được khách hàng đến
gửi tiền vào Ngân hàng.
Tổng dư nợ trên vốn huy động
Đây là chỉ số xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. So sánh
được khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu
cho thấy trong ba năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng có nhiều thay đổi,
được thể hiện ở tỷ lệ tham gia vốn huy động vào dư nợ. Năm 2006, bình quân 4,42
đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia. Đến năm 2007, bình quân 5,61
đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2008, tình hình huy
động vốn của Ngân hàng có sự gia tăng, Cụ thể năm 2008 là bình quân 3,57 đồng dư
nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, ở đây tốc độ huy động vốn của chi nhánh
có tăng nhưng vẫn chưa đạt, tốc độ tăng này còn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ, là do
nhu cầu vay vốn trên địa bàn hàng năm tăng lên rất nhiều, trong khi đó khả năng huy
động vốn tại chỗ của Ngân hàng còn hạn chế. Mặt khác, có sự cạnh tranh của các tổ
chức tín dụng hoạt động trên cùng địa bàn tăng lãi suất huy động vốn và có các hình
thức quảng cáo, khuyến mãi,… để thu hút khách hàng gửi tiền vào tổ chức của họ,
từ đó thị phần bị chi phối thu hẹp. Bên cạnh đó, đời sống một bộ phận dân cư còn
nghèo, đời sống gặp khó khăn nên không có tiền gửi vào Ngân hàng, do đó công tác
huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.
Qua hai chi tiêu đánh giá trên ta nhận thấy rằng: công tác huy động vốn của
chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A qua 3 năm thực hiện còn thấp, không thực
sự hiệu quả lắm, chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Vì thế, cần
đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn thông qua các chính sách huy động thiết
thực và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân
hàng.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 76 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
4.4.2. Nhóm phản ánh chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT
Châu Thành A (2006-2008)
Chất lượng tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của chi nhánh Ngân hàng vì
nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, để hiểu sâu về vấn đề này ta nghiên
cứu về các chỉ số sau:
Bảng 16: Các chỉ số phản ánh chất lượng tính dụng tại chi nhánh
NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008)
NĂM
CHỈ TIÊU ĐVT
2006 2007 2008
Doanh số cho vay Triệu đồng 162.880,0 193.167,0 180.814,0
Doanh số thu nợ Triệu đồng 133.348,0 171.604,0 174.702,0
Dư nợ cho vay Triệu đồng 161.689,0 183.252,0 189.364,0
Nợ xấu Triệu đồng 3.566,0 3.688,0 16.905,0
Dư nợ bình quân Triệu đồng 146.923,0 172.470,5 186.308,0
Hệ số thu nợ % 81,86 88,83 96,61
NX/DN % 2,20 2,01 8,92
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,90 0,99 0,93
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)
Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó
phản ánh trong một thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay chi nhánh Ngân hàng
thu được bao nhiêu đồng vốn (hệ số này đối với NHNo & PTNT trung bình khoảng
80%). Qua bảng số liệu trên cho thấy, hệ số thu nợ của NHNo & PTNT huyện Châu
Thành A luôn có hệ số thu nợ cao được thể hiện qua các năm như sau: năm 2006 là
81,86%, năm 2007 tăng lên đạt 88,83% và năm 2008 tiếp tục tăng là 96,61%, có
được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo của Ban giám đốc, sự hỗ trợ của địa phương, các
ban ngành có liên quan và quan trọng nhất là nhờ vào sự nỗ lực, phấn đấu của các
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 77 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng, làm tốt
khâu thẩm định khách hàng, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu
hồi nợ tốt như vậy.
Chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ
Nợ xấu trên tổng dư nợ đây là chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng
của chi nhánh Ngân hàng một cách rõ rệt nhất. Ta nhận thấy dư nợ của chi nhánh
NHNo & PTNT Châu Thành A tăng dần qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ vẫn giữ ở mức thấp, đó là một kết quả tốt đối với hoạt động tín dụng của chi
nhánh.
Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 2,20% và năm 2007 tỷ lệ này là
2,01%, qua chỉ số này cho thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh trong 2 năm này rất
khả quan, tuy doanh số dư nợ không ngừng tăng lên nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn giữ
được ở mức thấp. Điều này cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng rất
khả quan, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp trong tương lai. Vậy nhờ vào đâu mà chi nhánh
đạt được thành quả như vậy, là do:
+ Tình hình tăng trưởng kinh tế trong huyện khá cao và ổn định, bà con
nông dân được mùa, được giá cả nên có thu nhập từ phương án sản xuất nông
nghiệp. Bên cạnh đó, nền kinh tế đất nước khá ổn định (năm 2007, lạm phát tương
đối 7,7%, tăng trưởng kinh tế 8,5%/năm), giá cả hàng hóa thấp và ít biến động, nên
chi phí đầu vào không cao làm cho các phương án sản xuất kinh doanh, mua bán của
khách hàng có lợi, người dân có thu nhập từ các phương án này làm tăng khả năng
trả nợ Ngân hàng của hộ vay.
+ Nhờ sự chỉ đạo của Ban giám đốc, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và
chuyển khai các phương hướng, kế hoạch nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho
công tác thu nợ cũng như các chiến lược kinh doanh của chi nhánh đến toàn thể cán
bộ, công nhân viên kịp thời nắm bắt và thực hiện tốt công việc của từng người.
+ Một nguyên nhân không thể thiếu đó là nhờ vào sự đôn đốc, nhắc nhở
và thường xuyên bám sát địa bàn cho vay của cán bộ tín dụng. Nhờ vậy mà công tác
thu nợ của chi nhánh ngày càng tốt hơn.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 78 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
Nhưng đến năm 2008, tình hình thu nợ đã kém hiệu quả làm cho xuất hiện
nợ xấu quá nhiều, chỉ trong năm 2008 mà nợ xấu tăng lên 13.217 triệu đồng, tăng
hơn 358% so với năm 2007. Do đó, chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2008 là
8,92%, một con số biểu hiện không tốt đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Vậy tại sao, từ hoạt động hiệu quả, kinh doanh có lời mà chi nhánh rơi vào tình
trạng thu lỗ như trong năm 2008? Đó là do nguyên nhân sau: Có sự biến động quá
lớn về giá cả hàng hóa, vật tư nông nghiệp (giá phân bón lúc cao điểm lên đến
1.400.000đồng/50kg), công lao động tăng lên,…làm cho chi phí sản xuất nông
nghiệp tăng cao trong khi đó đầu ra bấp bênh, không ổn định. Thương lái mua ép
giá, thậm chí không thu mua lúa cao sản không chất lượng như giống lúa 504, làm
cho bà con nông dân mất thu nhập. Do đó, khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng
thấp làm phát sinh nợ xấu cao.
Tóm lại, chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ là một trong những chỉ số quan trọng
thể hiện hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Đối với một chi nhánh Ngân hàng
thương mại muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần khắc phục tỷ lệ này, đưa nó càng
gần về 0 càng tốt. Tuy nhiên, đó không phải là một vấn đề dễ giải quyết, tùy vào
từng điều kiện cụ thể mà ta có kế hoạch, giải pháp khác nhau, nhưng mục đích cuối
cùng vẫn là đưa lợi nhuận Ngân hàng lên cao.
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng đo lường tốc độ luân chuyển vốn
tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm
và được tính bằng doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân. Nhìn chung, vòng quay
vốn tín dụng của NHNo & PTNT Châu Thành A giảm dần qua các năm. Năm 2006
là 0,90 vòng, năm 2007 là 0,99 vòng, đến năm 2008 giảm xuống còn 0,93 vòng.
Nguyên nhân là do NHNo & PTNT huyện Châu Thành A cho vay chủ yếu là ngắn
hạn, các hình thức cho vay dài và trung hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên vòng quay vốn
tín dụng giảm không đáng kể, mặc dù so với các năm có giảm. Nguyên nhân là do
đầu tư vốn trung hạn hàng năm có tăng trưởng. Mặt khác, công tác chỉ đạo thu hồi
nợ của Ngân hàng tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, Ngân hàng đầu tư
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 79 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ
ổn định vòng quay vốn tín dụng.
4.4.3. Nhóm các chỉ số sinh lời của chi nhánh
Bên cạnh việc phân tích các chỉ số đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh,
để hiểu rõ hơn nữa về công tác sử dụng vốn của chi nhánh ta tiến hành phân tích các
chỉ số sinh lời trong quá trình kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 17: Các chỉ số sinh lời của chi nhánh NHNo & PTNT
Châu Thành A (2006-2008)
NĂM
CHỈ TIÊU ĐVT
2006 2007 2008
Tổng thu nhập Triệu đồng 19.258,5 25.582,0 28.648,6
Tổng chi phí Triệu đồng 18.405,8 21.387,1 30.815,4
Tổng tài sản Triệu đồng 161.689 183.252 189.364
Thu nhập lãi Triệu đồng 18.676,7 23.919,2 26.107,1
Lợi nhuận ròng Triệu đồng 852,7 4.194,9 -2.166,8
Chi phí lãi Triệu đồng 13.438,7 14.644,4 25.883,7
Dư nợ Triệu đồng 161.689,0 183.252,0 189.364,0
TCP/TTN % 0,95 0,83 1,07
TNL/CPL % 1,39 1,63 1,01
TNL/TTN % 0,97 0,94 0,91
TNL/DN % 0,12 0,13 0,14
LNR/TTS (ROA) % 0,52 2,28 -1,14
LNR/TTN (ROS) % 4,42 16,39 -7,56
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 80 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
Chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập
Đây là chỉ số tài chính đo lường hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Theo
bảng số liệu ta có, năm 2006 chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập là 0.95, tức là để
thu được 1 đồng thu nhập chỉ cần bỏ ra 0,95 đồng chi phí, chứng tỏ khả năng bù đắp
chi phí trong quá trình kinh doanh của chi nhánh trong năm 2006 tương đối tốt. Đến
năm 2007, chỉ số này càng đạt hiệu quả hơn, với con số đạt là 0,83, tức là chỉ cần
0,83 đồng chi phí bỏ ra là có thể thu vào 1 đồng lợi nhuận. Đây là dấu hiệu khả quan
cho tình hình kinh doanh của chi nhánh. Nhưng sang năm 2008, con số này đã thay
đổi, chỉ số chi phí trên thu nhập năm 2008 là 1,07 tức là muốn thu được 1 đồng thu
nhập phải bỏ ra tới 1,07 đồng chi phí, tương đương với việc kinh doanh của chi
nhánh không đạt hiệu quả. Vậy nguyên nhân do đâu? Là do tình hình lạm phát năm
2008 quá cao (lạm phát hơn 22,3%), giá cả đầu vào tăng lên đẩy chi phí hoạt động
của chi nhánh lên cao, tuy tốc độ tăng thu nhập cũng tăng nhưng thấp hơn rất nhiều
so với tốc độ tăng chi phí làm ảnh hưởng đến khả năng bù đắp chi phí của chi nhánh
Ngân hàng. Qua việc phân tích chỉ số chi phí trên thu nhập của chi nhánh cho thấy
hiệu quả hoạt động của chi nhánh đạt nhưng không cao, trong năm 2008 chi nhánh
bị thu lỗ là do nguyên nhân khách quan. Do lượng vốn hoạt động của chi nhánh tăng
lên trong khi công tác cho vay không được mở rộng nên làm ứ động vốn, hơn nữa
lạm phát quá cao làm cho chi phí hoạt động tăng lên trong khi thu nhập của chi
nhánh không tăng, đây là nguyên nhân làm cho chỉ số chi phí trên thu nhập của chi
nhánh trong năm 2008 thấp.
Chỉ số thu nhập lãi trên chi phí lãi
Đây là chỉ số cho biết cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra thì chi nhánh thu về
được bao nhiêu đồng thu nhập lãi. Cụ thể đối với chi nhánh năm 2006, cứ một đồng
chi phí lãi bỏ ra chi nhánh thu về được 1,39 đồng thu nhập lãi. Sang năm 2007, chỉ
số này được nâng lên rất cao cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra chi nhánh thu về 1,63
đồng thu nhập lãi. Sở dĩ trong 2 năm 2006 và 2007 chỉ số này khá cao là do chi
nhánh hoạt động hiệu quả, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra khá cao nên
tăng nguồn thu từ lãi cho chi nhánh. Tình hình thu lãi của chi nhánh diễn ra khá tốt
do khách hàng làm ăn hiệu quả, có thu nhập từ phương án sản xuất, kinh doanh nên
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 81 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
trả lãi ngân hàng đúng thời hạn góp phần làm tăng hiệu quả tín dụng cho chi nhánh.
Đến năm 2008, chỉ số này giảm xuống rất nhánh, cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra chi
nhánh chỉ thu về được 1,01 đồng thu nhập lãi, là do trong năm 2008 chi nhánh
không tăng trưởng tín dụng làm cho nguồn vốn ngân hàng bị ứ đọng, trong khi chi
phí lãi tăng rất nhánh, tăng đến 76,7% so với năm 2007 nhưng thu nhập lãi chỉ tăng
9,1% so với năm 2007, khả năng bù đấp chi phí lãi rất thấp. Tuy nhiên, đây là do
thực hiện chủ trương của Chính phủ nên chi nhánh đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ
cấp trên nên phần nào cũng khắc phục được những khó khăn tạm thời trước mắt.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong năm 2008 diễn biến phức tạp, người dân làm ăn
khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá lúa biến động mạnh, giá vật tư nông nghiệp
tăng lên không ngừng.
Chỉ số thu nhập lãi trên tổng thu nhập
Chỉ số thu nhập lãi trên tổng thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng cao
trong những năm qua, trong năm 2006 là 0,97, năm 2007 là 0,94 và năm 2008 là
0,91. Chỉ số này cho biết cứ một đồng thu nhập của chi nhánh thì trong đó có bao
nhiêu đồng thu nhập từ lãi. Xét năm 2006, cứ một đồng thu nhập của chi nhánh thì
trong đó đã có 0,97 đồng thu nhập từ lãi, có thể hiểu rộng hơn tức là thu nhập từ lãi
trong năm 2006 chiếm khoảng 97% trong tổng thu nhập của chi nhánh. Chỉ số này
giảm xuống trong năm 2007 chỉ còn 94% và năm 2008 là 91%. Điều này cho thấy
sự đóng góp rất quan trọng của thu nhập lãi trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh.
Điều này hiển nhiên vì hoạt động chủ yếu của chi nhánh là hoạt động tín dụng nên
thu lãi là khoản thu chủ yếu của chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ trọng này ngày càng giảm
vì ngoài thu lãi chi nhánh còn thu từ các nguồn khác như từ dịch vụ chuyển tiền,
thanh toán, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối,… chi nhánh ngày càng mở rộng cung
ứng dịch vụ, tìm nhiều nguồn thu ngoài lãi cho chi nhánh, nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả sử dụng vốn cho chi nhánh.
Chỉ số thu nhập lãi trên dư nợ
Chỉ số này thể hiện một đồng dư nợ sẽ mang lại cho chi nhánh bao nhiêu
đồng thu nhập lãi. Dư nợ là tài sản sinh lời, chỉ số này càng cao thể hiện khả năng
sinh lời của tải sản của chi nhánh càng cao.Ta xét năm 2006, cứ một đồng dư nợ sẽ
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 82 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
mang lại 0,12 đồng thu nhập lãi cho chi nhánh. Đến năm 2007, chi nhánh thu được
0,13 đồng thu nhập từ lãi khi chi nhánh có một đồng dư nợ. Chỉ số này tiếp tục tăng
vào năm 2008, cứ một đồng dư nợ chi nhánh thu được 0,14 đồng thu nhập lãi. Qua
phân tích cho thấy, chỉ số này không ngừng nâng cao qua từng năm đây là minh
chứng cho hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh. Sở dĩ hoạt động tín dụng của
chi nhánh đạt hiệu quả là do công tác cho vay được thực hiện nghiêm túc, thận trọng
và đạt hiệu quả, bên cạnh đó tình hình thu nợ của chi nhánh cũng diễn ra khá thành
công nhờ sự nổ lực của các cán bộ, nhân viên và ban lãnh đạo của chi nhánh.
Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng (ROA)
Đây là chỉ số lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản. Qua bảng số liệu cho ta
thấy, chỉ số này vào năm 2006 là 0,52% cho biết 1 đồng tài sản được sử dụng sẽ
đem lại 0,52% đồng lợi nhuận cho chi nhánh Ngân hàng. Đến năm 2007, chỉ số này
tăng lên đến 2,28% tức là 1 đồng tài sản sử dụng sẽ mang lại 2,28% đồng lợi nhuận.
Rõ ràng, chỉ số này trong năm 2007 tăng hơn rất nhiều so với năm 2006, chứng tỏ
hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang trên đà phát triển tốt. Đáng tiếc, đến năm
2008 chi nhánh lại thu được kết quả không như mong đợi, chỉ số này phải âm 1,14%
tức là 1 đồng tài sản sử dụng của chi nhánh chẳng những không mang lại lợi nhuận
thậm chí còn lỗ 1,14 đồng. Qua phân tích cho thấy khả năng sinh lời của tài sản chi
nhánh khá cao trong năm 2006 và 2007 nhưng đến năm 2008 chỉ số lợi nhuận trên
tài sản lại âm nguyên nhân do đâu? Tài sản sinh lời của chi nhánh chỉ phát huy khả
năng sinh lời khi tài sản này được sử dụng nhưng trong năm 2008 chi nhánh chủ
động không tăng trưởng tín dụng nên không làm tăng lợi nhuận cho chi nhánh đó là
điều tất yếu. Hơn nữa, tài sản sinh lời của chi nhánh chính là các khoản dư nợ tín
dụng, nhưng do trong năm 2008 tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng gặp
rất nhiều khó khăn làm cho các khoản thu lãi, thu nợ giảm xuống. Gián tiếp làm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.
Chỉ số lợi nhuận ròng trên thu nhập (ROS)
Đây là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của chi nhánh. Qua bảng số liệu cho ta
thấy, chỉ số này vào năm 2006 là 4,42% cho biết 1 đồng thu nhập mà chi nhánh thu
được sẽ đem lại 4,42% đồng lợi nhuận cho chi nhánh Ngân hàng. Chỉ số này năm
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 83 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
2007 là 16,36% tương đương với việc 1 đồng thu nhập của chi nhánh thu được sẽ
mang lại 16,36% đồng lợi nhuận. Đến năm 2008, chỉ số này sụt giảm xuống đến âm
7,56%, tức là 1 đồng thu nhập của chi nhánh thu được không mang lại lợi nhuận mà
còn giảm 7,56% đồng lợi nhuận. Qua phân tích trên ta thấy, tình hình kinh doanh
của chi nhánh trong năm 2006 và 2007 đạt hiệu quả, đặc biệt là năm 2007 lợi nhuận
rất cao. Tuy nhiên, năm 2008 hoạt động của chi nhánh bị thu lỗ do nhiều nguyên
nhân, trước hết là do biến động giữa lãi suất đầu vào và đầu ra, chi phí điều chuyển
vốn cao, giá cả đầu vào tăng vọt đẩy chi phí hoạt động của chi nhánh lên cao. Trong
năm 2008, đồng thu nhập không mang lại lợi nhuận mà còn làm giảm lợi nhuận, cho
thấy chi phí cho các khoản vay quá cao nên khi thực hiện cho vay sẽ không có lợi
cho chi nhánh. Đây là nguyên nhân làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của chi
nhánh gặp khó khăn dẫn đến thu lỗ.
Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ số sinh lời cho thấy khả năng hoạt động
kinh doanh của chi nhánh khá tốt. Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn nhiều hạn chế như
lợi nhuận chưa cao, thậm chí năm 2008 đã bị thu lỗ. Lợi nhuận của chi nhánh không
ổn định và phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, do chi nhánh chưa đa dạng các
hình thức đầu tư của mình, vẫn đơn thuận chỉ đầu tư cho vay tín dụng, do đó không
làm phân tán được rủi ro cho chi nhánh. Vì thế, muốn cho hoạt động chi nhánh ngày
càng hiệu quả cần phải có chiến lược tăng thu nhập, quản lý tốt chi phí, tránh phát
sinh những chi chí không thật sự cần thiết. Ngoài ra, cần có nhiều đổi mới trong toàn
diện từ công tác huy động vốn, công tác cho vay, thu nợ đến công tác quản lý nhân
sự,…tấc cả tạo thành sức mạnh giúp chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 84 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A
5.1. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT
CHÂU THÀNH A
5.1.1. Khó khăn
+ Là chi nhánh cấp 2 nên qui mô vốn hoạt động nhỏ, khả năng đầu tư và sức
cạnh tranh thấp.
+ Lĩnh vực đầu tư còn hạn chế chỉ đơn thuần đầu tư cho vay tín dụng chưa có
điều kiện mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khác như đầu tư giấy tờ có giá, góp vốn
liên doanh, thu mua cổ phần,…
+ Công tác quản lý và sử dụng vốn chưa chặt chẽ, còn thụ động trước những
biến đổi của tình hình thực tế.
+ Tăng trưởng tín dụng còn chậm so với nhu cầu phát triển kinh tế tại địa
phương, đôi khi còn trông chờ, thụ động, chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu đầu tư phát
triển kinh doanh của một số ngành nghề, dịch vụ…
+ Thực hiện xử lí nợ đến hạn, quá hạn còn chậm, chưa kiên quyết.
+ Thu hồi nợ tồn đọng còn thấp do chưa có sự kết hợp hiệu quả giữa Ngân
hàng và các cơ quan Pháp luật, chính quyền địa phương.
+ Công tác kiểm tra, đối chiếu nợ thực hiện chưa tốt và chưa có chiều sâu.
+ Cán bộ tín dụng chưa thực hiện tốt việc chuyển nhóm phân loại nợ để có
những giải pháp cụ thể đối với các khoản nợ quá hạn.
+ Trong công tác chỉ đạo thực hiện công việc đôi khi còn dung hòa, khả năng
xử lý công việc còn kém, một số lĩnh vực còn chậm đổi mới.
+ Công tác huy động vốn trong dân cư chưa sâu, rộng, còn thụ động trong việc
tiếp cận các nguồn vốn tại địa phương, chưa tạo được tác động mạnh mẽ đối với
người gửi tiền. Đội ngũ làm công tác huy động vốn chưa thật sự nhạy bén, linh hoạt.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 85 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
+ Trong công tác thẩm định cho vay đôi khi còn hình thức, chú trọng nhiều về
tài sản thế chấp. Chưa thật sự nắm được tình hình tài chính, khả năng trả nợ cũng
như thu nhập của khách hàng.
+ Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu và kiêm nhiệm nhiều, công
việc quá nặng nề, làm ảnh hưởng không ít đến hiệu quả, chất lượng công việc.
5.1.2. Thuận lợi
+ Được sự hỗ trợ và giúp đỡ về nhiều mặt từ Ngân hàng cấp trên đặt biệt về
vốn.
+ Được tiếp cận nhiều nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ như AFD, ODA,…
+ Hiện nay, Chính Phủ đang thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho người dân
nhằm mục đích kích cầu giúp tăng trưởng kinh tế đẩy lùi tình trạng suy thoái kinh tế.
Đây là cơ hội cho chi nhánh Ngân hàng thu hút khách hàng, tạo lòng tin và tăng sự
tín nhiệm của chi nhánh đối với khách hàng.
+ Địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều tổ chức tài chính như Kho bạc Nhà
nước, các công ty bảo hiểm,…Đây là những đối tượng mà Ngân hàng cần phải thu
hút họ gửi tiền vì nguồn vốn huy động từ các tổ chức này rất lớn.
+ Tình hình tăng trưởng kinh tế của Huyện nhà khá ổn định, tấc cả các lĩnh vực
như nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng cơ bản đều tăng trưởng đạt và vượt
kế hoạch.
+ Hoạt động Ngân hàng được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy,
UBND huyện và sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể các cấp và chính quyền địa
phương xã ấp.
5.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM PHÁT SINH RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT CHÂU THÀNH A
Cũng như các Ngân hàng Thương mại khác, hoạt động tín dụng tại chi nhánh
NHNo & PTNT Châu Thành A không thể tránh khỏi những rủi ro phát sinh trong
quá trình hoạt động, phần lớn là việc trả nợ vay Ngân hàng của khách hàng vay vốn,
điều này làm cho chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng không cao. Qua việc
phân tích cụ thể từ chương 4 cho thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh NHNo &
PTNT Châu Thành A có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2006 – 2008, thể hiện rõ
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 86 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
nhất là năm 2008, nợ xấu tăng mạnh lên đến 16.905 triệu đồng, tăng hơn 358%
tương đương với 13.217 triệu đồng so với năm 2007. Sở dĩ nợ xấu tăng như vậy là
do các nguyên nhân cụ thể sau:
Nguyên nhân khách quan
+ Việc kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình sản xuất
nông nghiệp. Vì phần lớn doanh số cho vay của chi nhánh thuộc đối tượng sản xuất
nông nghiệp. Nếu người nông dân trúng mùa, được giá hay giá cả ổn định thì người
nông dân sẽ có thu nhập, do đó khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng cao. Như thế
Ngân hàng sẽ có thu nhập và tình hình hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Nhưng
nói đến sản xuất nông nghiệp thì còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết ở đây. Về kỹ
thuật canh tác còn lạc hậu, tình hình cơ giới hóa nông thôn chưa đạt, khả năng ứng
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa cao. Người dân sản xuất theo kinh
nghiệm là chủ yếu và phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Trong thời gian gần đây,
dịch bệnh cháy rầy, lùn xoắn lá,…tràn lan khắp nơi làm cho nhiều hộ nông dân bị
tổn thất nghiêm trọng có khi phải mất trắng. Đó là chưa nói đến yếu tố giá cả thị
trường. Giá lúa trong những năm vừa qua biến động rất mạnh. Chẳng hạn như, trong
vụ Đông Xuân năm 2008 giá lúa từ 4000 – 4500đồng/kg. Nhưng đến vụ Hè Thu và
vụ Thu Đông giá lúa chỉ còn khoảng 2000 – 2200đồng/kg. Có nhiều nơi không có
thương lái thu mua lúa làm cho bà con nông dân phải thua lỗ trầm trọng. Đây là
nguyên nhân làm cho tình hình thu nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn.
+ Không chỉ có sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi cũng là một đối tượng
không nhỏ của chi nhánh. Các khoản cho vay chủ yếu của chi nhánh là ngắn hạn và
cho vay kinh tế hộ. Kinh tế hộ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Khoảng thu nhập từ chăn nuôi của người nông dân góp phần không nhỏ trong cơ cấu
thu nhập của họ. Vì thế chăn nuôi là một nhân tố tham gia vào việc tăng thu nhập
cho người nông dân. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia
sút, gia cầm diễn biến phức tạp. Dịch cúm gia cầm, bệnh dịch heo tai xanh,…làm
cho nhiều người nông dân phải phá sản. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
làm phát sinh nợ xấu cho chi nhánh Ngân hàng.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 87 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
+ Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng bởi giá cả
của một số mặt hàng chủ đạo tăng cao như: xăng dầu, phân bón, sắt, thép, vàng, vật
tư nông nghiệp, hàng hóa thiết yếu,…gây bất lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
của người dân trong huyện.
+ Chi nhánh của các Ngân hàng thương mại xuất hiện ngày càng nhiều ở địa
bàn huyện như Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Hậu Giang, Ngân hàng Ngoại
thương, Ngân hàng Công thương, Sacombank,… do địa bàn tiếp giáp với thành phố
Cần Thơ, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại
này với chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A.
+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn Huyện còn chậm, cải tạo và trồng
mới diện tích vườn có tăng nhưng hoạt động chưa cao, hàng hóa nông sản không ổn
định, giá cả biến động thất thường, thị trường đầu ra bấp bênh làm cho việc sản xuất,
kinh doanh của người dân bị thua lỗ, dẫn đến việc không kích thích sản xuất, kinh
doanh phát triển. Bên cạnh đó, hộ kinh doanh dịch vụ, mua bán nhỏ ở thị trấn, thị tứ
chưa phát triển mạnh. Hộ sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất cao, trong đó hộ
nghèo chiếm trên 21% trong toàn Huyện.
Nguyên nhân từ khách hàng
+ Một số khách hàng không đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi dân sự.
+ Khách hàng vay không có khả năng tài chính để đảm bảo nợ, phương án
sản xuất, kinh doanh không khả thi, kém hiệu quả kinh tế.
+ Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của vốn vay, dẫn đến giảm hoặc mất khả năng thanh toán cho chi
nhánh Ngân hàng.
Nguyên nhân chủ quan
+ Do số lượng công việc quá lớn gây áp lực đối với cán bộ tín dụng, làm
giảm hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng.
+ Ngoài ra, còn bị áp lực bởi việc phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng
năm do Ngân hàng cấp trên đưa ra.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 88 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
+ Do có những sai sót trong việc kiểm tra, thẩm định trước và sau khi cho
vay cùng với công tác quản lí nợ vay chưa thật chặt chẽ.
+ Chưa mở rộng đối tượng cho vay (đa phần tập trung vào lĩnh vực nông
nghiệp), chưa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.
+ Còn quá xem nặng việc thế chấp tài sản, tức là khách hàng không thể tiếp
cận với vốn vay nếu không có tài sản thế chấp cho Ngân hàng, mặc dù có phương án
sản xuất, kinh doanh khả thi. Đây cũng là một trong những hạn chế chung của các
Ngân hàng Thương mại.
Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng cho chi nhánh NHNo &
PTNT Châu Thành A
Chủ động phân tán rủi ro tín dụng bằng cách:
+ Chi nhánh cần mở rộng đối tượng cho vay với nhiều ngành nghề, ngoài
nông nghiệp là chủ lực, cần khai thác đối tượng đầu tư mới có tiềm năng phát triển,
đa dạng hóa các loại hình tín dụng như: đầu tư vào mô hình kinh tế tổng hợp, kinh
doanh, dịch vụ,…
+ Mở rộng cho vay trung - dài hạn nhằm tạo sự cân đối đồng bộ trong đầu
tư, tạo sự phát triển lâu dài trong nông nghiệp, phục vụ phát triển nông nghiệp theo
hướng hiện đại hóa, tạo đòn bẩy kích thích khu vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
tăng diện tích cây trồng, tăng năng suất lao động, giúp người vay có nền tảng cơ
bản, đảm bảo cho họ sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, giảm thiểu được rủi ro.
Tham gia bảo hiểm rủi ro cho chi nhánh.
Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
Nên thành lập tổ, nhóm vay vốn có quyết định bổ nhiệm tổ trưởng có trách
nhiệm quan hệ với Ngân hàng và hướng dẫn làm thủ tục vay vốn cho các thành viên,
thu hồi nợ và các vấn đề khác có liên quan.
Thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ từ khi xét duyệt cho vay tới khi thu hồi
nợ, xử lý nợ. Luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nên tổ chức các tổ
kiểm tra chéo.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Tuyệt đối nghiêm
chỉnh, khách quan trong công tác thẩm định, lựa chọn cán bộ là người có đủ năng
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 89 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
lực và phẩm chất thực sự. Việc bố trí cán bộ tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp
với năng lực thực sự cũng như lĩnh vực làm việc được phân công.
Thống kê toàn bộ những sai sót trong các mặt nghiệp vụ tín dụng. Đưa
những kiến nghị thiết thực, chính xác theo định kỳ, kiên quyết xử lý vi phạm, không
nhân nhượng.
Coi trọng công tác đào tạo cán bộ: từ nghiệp vụ chuyên môn tới phẩm chất
đạo đức của người cán bộ, thường xuyên tập huấn, nâng cao nghiệp vụ tín dụng, cập
nhật kiến thức trong những lĩnh vực ngành nghề liên quan đến đối tượng cho vay để
việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro đạt hiệu quả.
5.3. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH
NHNo & PTNT CHÂU THÀNH A
5.3.1. Nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn chi nhánh
+ Công tác quản lý vốn của chi nhánh chưa hiệu quả, còn thụ động, phụ thuộc
nhiều vào sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, đặc biệt là sự chi phối về vốn.
+ Công tác sử dụng vốn của chi nhánh kém linh động còn phụ thuộc quá nhiều
vào kế hoạch, chưa nhạy bén trước những thay đổi diễn ra trong thực tế.
+ Tình trạng thiếu, thừa vốn thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình
sử dụng vốn của chi nhánh.
+ Do là chi nhánh cấp 2, qui mô hoạt động chưa lớn, chưa được sự ủy nhiệm
của ngân hàng cấp trên nên chi nhánh chưa đủ uy tín và khả năng tài chính để thu
hút lượng vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá.
+ Hình thức đầu tư vốn của chi nhánh còn đơn điệu, chỉ tập trung đầu tư cho
vay tín dụng do qui mô vốn của chi nhánh còn nhỏ, chưa có nhiều kiến thức và kinh
nghiệm trong các lĩnh vực đầu tư khác.
+ Công tác sử dụng vốn còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng của vốn, do
NHNo & PTNT là ngân hàng thương mại quốc doanh (cổ phần hóa thực sự 2009)
vốn hoạt động chủ yếu của Nhà nước nên tình trạng tham dụng vốn còn phổ biến
làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 90 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
+ Lãi suất ngân hàng cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng vốn của chi nhánh. Lãi suất ngân hàng trong những năm qua biến động rất
mạnh và phụ thuộc vào lãi suất cơ bản của NHNN. Dễ thấy nhất là trong năm 2008
vừa qua, tình hình lãi suất cơ bản của NHNN biến động rất nhiều, trong vòng một
tháng mà lãi suất cơ bản thay đổi ba lần liên tiếp, mỗi lần cắt giảm 1%, từ 14%
xuống còn 11%. Hoạt động của chi nhánh gặp nhiều khó khăn do biến động lớn về
lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra. Vì khi lãi suất Ngân hàng tăng thì cả lãi suất cho
vay và lãi suất tiền gữi tăng. Trong thời điểm đó các khoảng giao dịch của Ngân
hàng đều được tính ở mức lãi suất niêm yết tại thời điểm đó. Nhưng khi lãi suất
Ngân hàng giảm (lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đều giảm) thì các khoảng giao
dịch trước đó có sự điều chỉnh lãi suất. Cụ thể là, lãi suất cho vay trước đó sẽ điều
chỉnh theo thời điểm hiện tại, còn lãi suất tiền gửi vẫn giữ đúng như trong hợp đồng
giao dịch với khách hàng. Đây là một trong những nguyên nhân làm hiệu quả sử
dụng vốn của Ngân hàng giảm. Vì lúc huy động vốn ở mức lãi suất cao và đem các
khoản vốn huy động đó cho khách hàng vay. Nhưng sau đó lãi suất Ngân hàng lại
giảm xuống thì các khách hàng vay đó được thanh toán ở mức lãi suất thấp hơn (do
lãi suất cho vay điều chỉnh theo thời điểm hiện tại) thậm chí thấp hơn so với lãi suất
huy động trước đó, làm cho Ngân hàng bị thu lỗ.
+ Khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn thế giới, Việt Nam cũng như các
nước khác đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như suy thoái kinh tế, nạn thất
nghiệp ngày càng gia tăng, cung không có cầu nhiều công ty phải thu hẹp hoặc
ngưng sản xuất. Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm nhất trước những thay đổi này.
+ Nguồn vốn huy động tại địa phương thấp, nên phần lớn phải sử dụng vốn
vay với lãi suất cao hơn nên làm tăng chi phí dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn
của chi nhánh.
+ Nợ đến hạn, quá hạn, khó đòi thu hồi chậm do chi nhánh chưa có giải pháp
cụ thể, chưa có sự kết hợp hiệu quả giữa Ngân hàng và các cơ quan Pháp luật, chính
quyền địa phương làm ảnh hưởng đến nguồn thu của chi nhánh.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 91 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
+ Đa số những hộ được xử lý rủi ro có tình hình kinh tế rất khó khăn, nghèo,
không có tư liệu sản xuất, một bộ phận đất đai đã cầm cố, sang bán, khả năng sản
xuất kém, không tạo được nguồn thu để trả nợ, làm giảm thu nhập của chi nhánh.
+ Sự cạnh tranh khá gay gắt giữa chi nhánh và các Ngân hàng Thương mại trên
địa bàn Huyện như chi nhánh Ngân hàng Công Thương, Sacombank, Ngân hàng đầu
tư và phát triển,…làm cho hoạt động của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, giảm thị
phần, dẫn đến giảm thu nhập của chi nhánh.
5.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho chi nhánh
Xác định chính xác nhu cầu vốn của chi nhánh. Chi nhánh cần phân tích các
chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn, mức chênh lệch
giữa kế hoạch và thực tế về nhu cầu vốn ở các kỳ trước, dự đoán về tình hình hoạt
động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến
động của thị trường mà lập kế hoạch về vốn thật chính xác tránh tình trạng thừa vốn,
gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của chi nhánh,
đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
So sánh chi phí huy động vốn và chi phí vay vốn từ Ngân hàng cấp trên để
lựa chọn kênh huy động vốn vừa tiết kiệm chi phí vừa phù hợp, kịp thời nhằm mang
lại hiệu quả huy động vốn cao nhất.
Công tác sử dụng vốn của chi nhánh phải căn cứ vào kế hoạch huy động vốn
và sử dụng vốn kinh doanh đã lập, làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình
hình thực tế tại chi nhánh, tránh những thay đổi bất thường làm ảnh hưởng đến tình
hình sử dụng vốn.
Giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của chi nhánh, khi sử dụng vốn chi
nhánh cần xác định rõ mục đích, có kế hoạch, phương án sử dụng vốn cụ thể, được
sự phê duyệt của giám đốc chi nhánh, đối với các khoản đầu tư lớn nên đưa ra
nghiên cứu, phân tích kỹ, đánh giá rủi ro khi đầu tư vốn.
Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, chi nhánh cần có kế hoạch chủ động cung
ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng
phải tạm ngừng hoạt động do thiếu vốn. Nếu thừa vốn, chi nhánh phải có biện pháp
xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của đồng vốn.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 92 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
Hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng, vốn sử dụng không đúng mục
đích, không mang lại lợi nhuận cho chi nhánh.
Tránh tình trạng để vốn bị ứ đọng, phải xoay chuyển vốn, phát huy khả năng
sinh lời của vốn, nên mở rộng và tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận và ít rủi
ro.
Nên mở rộng hoạt động đầu tư, ngoài việc sử dụng vốn đầu tư cho hoạt động
tín dụng nên mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khác như giấy tờ có giá, góp vốn,…
Chi nhánh nên trích lập quỹ dự phòng tài chính.
Thường xuyên theo dõi các khoản thu, chi của chi nhánh, nhìn nhận đánh giá
quá trình sử dụng vốn theo định kỳ hàng quí để kịp thời giải quyết những khó khăn
và đưa ra các kế hoạch mới cho phù hợp.
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho chi nhánh bằng cách:
+ Đối với công tác cho vay tín dụng nên:
Bám sát phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từ đó
chi nhánh có những định hướng đầu tư đúng, phù hợp với mục đích phát triển kinh
tế trong toàn huyện.
Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng mà cán bộ
tín dụng xác định mức cho vay chính xác, phù hợp với nhu cầu vốn thực sự, tránh
tình trạng cho vay thừa, vay thiếu làm cho việc thực hiện phương án kém hiệu quả.
Mạnh dạn đầu tư vào các phương án sản xuất kinh doanh khả thi dù
không có đủ tài sản thế chấp.
Công tác thẩm định cho vay phải được thực hiện nghiêm túc, khách
quan tránh việc thẩm định mang tính hình thức, cào bằng, sơ sài, qua loa, không
nắm được nguồn thu nhập chính của khách hàng.
+ Tăng cường công tác quản lý các khoản nợ phải thu bằng cách:
Chi nhánh tiến hành sắp xếp các khoản nợ theo tuổi để dễ dàng nắm
được cá khoản nợ đến hạn để có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ
chi nhánh cần tổng kết công tác cho vay, thu nợ, nợ xấu, tiến hành kiểm tra các
khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian, tránh tình trạng để các khoản thu rơi
vào tình trạng nợ khó đòi.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 93 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
Đối với các khoản nợ quá hạn, chi nhánh cần xem xét cụ thể để đưa ra
các chính sách phù hợp như cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất, thu dần,... nhằm
tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ và tiến hành khởi kiện khi cần thiết.
Đối với công tác huy động vốn chi nhánh nên:
+ Có những chương trình thu hút khách hàng như tiết kiệm có thưởng, tiết
kiệm bậc thang, đối với các tổ chức gửi tiền lớn thì miễn phí giao dịch, áp dụng lãi
suất thỏa thuận theo qui định của NHNN.
+ Chi nhánh nên có những hình thức tiếp cận với khách hàng như phát tờ
rơi, thông tin trên đài phát thanh, quảng cáo,…
+ Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống,
đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để
củng cố mối quan hệ với khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm
hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích
hợp.
Tuy nhiên, ngoài mục đích lợi nhuận chi nhánh cũng cần có các khoản trích
lập nhằm mục đích quan tâm đến vấn đề an sinh của cán bộ, nhân viên như tiền
thưởng, hỗ trợ đối với nhân viên gặp khó khăn, bão hiểm xã hội, sửa chửa xây dựng
tập thể cán bộ,… đây là các việc làm gián tiếp làm tăng hiệu quả hoạt động cho chi
nhánh.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 94 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Công tác sử dụng vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A khá hiệu
quả, thể hiện rất rỏ qua tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh. Mặc dù có sự
khó khăn do mới thành lập không lâu (24/12/2002) và là chi nhánh cấp 2 nên qui mô
hoạt động còn hạn chế nhưng chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A ngày càng
thể hiện vai trò, chức năng của mình đối với sự phát triển kinh tế Huyện nhà. Chi
nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A bước đầu đã khắc phục những khó khăn,
vươn lên hoạt động có hiệu quả, góp phần rất lớn vào việc đầu tư, phát triển, phục
vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, chi nhánh
NHNo & PTNT Châu Thành A còn đầu tư nguồn vốn cho khách hàng để sản xuất,
kinh doanh đảm bảo đời sống và có cơ hội vươn lên làm giàu. Đó là những đóng góp
tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng
cao đời sống kinh tế - xã hội trên toàn Huyện.
Trong những năm qua, chi nhánh đã biết kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, biết
tận dụng cơ hội, biết phát huy thế mạnh để phát triển. Với phong cách phục vụ ân
cần, niềm nở kết hợp với cách làm việc hiện đại nhân viên của chi nhánh đã tạo
được niềm tin cho khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động của chi nhánh
tăng khá nhanh so với những năm trước. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn huy động vẫn còn
thấp trong cơ cấu tổng nguồn vốn của chi nhánh. Do đó, trong thời gian tới chi
nhánh cần phát huy hơn nữa trong công tác huy động vốn bằng cách mở rộng quan
hệ với nhiều khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các hình thức
huy động để đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn trong địa bàn Huyện, hạn chế tối đa việc
sử dụng vốn vay từ Ngân hàng cấp trên.
Hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh chính là hiệu quả trong hoạt động tín
dụng. Tình hình doanh số cho vay của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A
trong thời gian qua có bước phát triển rất lạc quan. Trong đó, doanh số cho vay ngắn
hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay, đặc biệt doanh số cho vay
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 95 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh đó doanh số cho vay ở các lĩnh vực khác cũng
có chiều hướng tăng lên theo đúng kế hoạch của chi nhánh đề ra. Ngoài ra chi nhánh
đã đáp ứng kịp thời vốn vay giúp hộ sản xuất đẩy mạnh quá trình sản xuất, cải thiện
đời sống, góp phần đưa kinh tế nông thôn phát triển, hạn chế nạn cho vay nặng lãi.
Tình hình thu nợ tại chi nhánh thực hiện rất tốt, doanh số thu nợ không ngừng tăng
lên qua từng năm. Nhờ công tác thu nợ đạt hiệu quả nên hạn chế phát sinh nợ xấu
trong quá trình hoạt động tín dụng của chi nhánh, chỉ riêng trong năm 2008 nợ xấu
của chi nhánh tăng cao nhưng chủ yếu là nợ lãi quá hạn nên không ảnh hưởng nhiều
đến lợi nhuận của chi nhánh.
Nguồn thu của chi nhánh chủ yếu từ hoạt động tín dụng, vì thế hoạt động tín
dụng đạt hiệu quả nên thu nhập của chi nhánh cũng ổn định mang lại lợi nhuận khá
cao cho chi nhánh, chỉ trong năm 2008 chi nhánh hoạt động thu lỗ nhưng do nguyên
nhân khách quan.
Cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng, chi nhánh rất chú trọng chấn chỉnh,
nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giảm thấp nợ xấu, nợ khó đòi. Mặc dù tỷ lệ nợ
xấu có xu hướng tăng qua từng năm nhưng vẫn còn ở mức chấp nhận, không ảnh
hưởng đáng kể đến lợi nhuận của chi nhánh, đó cũng là một minh chứng thiết thực
về việc sử dụng vốn hiệu quả của chi nhánh. Đó là kết quả phấn đấu không ngừng
của toàn thể cán bộ, công nhân viên chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước
+ Cần quản lý tốt các nhân tố vĩ mô trong đó quan trọng nhất là kiềm chế lạm
phát ở mức thấp, vì đây là nguyên nhân dẫn đến mọi biến động xấu trong nền kinh tế
như biến động lãi suất cơ bản, biến động giá cả,…
+ Chính phủ cần ban hành đầy đủ các bộ luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho
người dân khi gửi tiền vào ngân hàng. Nhằm bảo hộ cho quan hệ tín dụng giữa ngân
hàng với khách hàng và đảm bảo quyền lợi cho người đi vay và người cho vay.
+ Chính phủ nên tăng cường hỗ trợ vốn để giúp cho chi nhánh phát triển.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 96 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
6.2.2. Đối với NHN0 & PTNT cấp trên
+ Tăng cường đầu tư vốn cho chi nhánh với lãi suất hỗ trợ để giúp chi nhánh
mở rộng qui mô hoạt động đầu tư.
+ Có những giải pháp kịp thời, nhanh chóng để giúp cho chi nhánh giải quyết
những khó khăn khi thiếu hụt vốn trong kinh doanh.
+ Tạo điều kiện cho chi nhánh tiếp cận được nhiều nguồn vốn hỗ trợ của Chính
phủ như ODA, AFD,…
+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho chi nhánh, bổ sung nhân sự, đầu tư trang
thiết bị công nghệ hiện đại cho chi nhánh.
6.2.3. Đối với chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Châu Thành A
+ Tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế để
tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng nhằm có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay
vốn của khách hàng, hạn chế vốn vay từ ngân hàng cấp trên.
+ Chi nhánh phải có những kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về việc huy động
và sử dụng vốn, để làm cơ sở mà có những giải pháp kịp thời khi có những biến
động.
+ Công tác sử dụng vốn của chi nhánh phải được diễn ra theo kế hoạch tránh
những thay đổi bất thường, phải thường xuyên theo dõi, nhìn nhận đánh giá quá
trình sử dụng vốn để kịp thời giải quyết những khó khăn và đưa ra các kế hoạch mới
cho phù hợp.
+ Nên mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực có hiệu suất lợi nhuận cao chứ không
đơn thuần chỉ đầu tư cho vay tín dụng.
+ Thực hiện tốt công tác quản lý, thường xuyên theo dõi khách hàng từ khi cho
vay đến lúc thu nợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho chi nhánh.
6.2.4. Đối với chính quyền địa phương
+ Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài và quyền sở hữu tài sản cho người dân để tạo
điều kiện cho chi nhánh hoàn thiện thủ tục vay vốn.
+ Cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của cán bộ xã, ấp trong việc thu nợ cũng như thủ tục
giấy tờ vay vốn.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NHNo Châu Thành A
GVHD: Nguyễn Thị Lương Trang 97 SVTH: Chu Thị Ngọc Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn Minh Công (2008). Phân tích tình hình cho vay vốn tại NHNo & PTNT
huyện Châu Thành A – Hậu Giang, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh - Đại học Cần Thơ, năm 2008.
2. Phạm Văn Được (2007). Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hòn Đất, luận văn tốt
nghiệp khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Đại học Cần Thơ, năm 2007.
3. Huỳnh Thị Thúy Phượng. Chiến lược huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, luận văn tốt nghiệp khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Đại học Cần Thơ, năm 2007.
4. Trần Thị Bé Linh (2005). Thực trạng và biện pháp nâng cao hoạt động tín
dụng tại NHNo chi nhánh Cái Răng – TP Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp khoa
kinh tế - Quản trị kinh doanh (2005).
5. PGS.TS Lê Văn Tề (chủ biên), PGS.TS Ngô Hường, TS Đỗ Linh Hiệp, TS
Hồ Diệu, TS Lê Thẩm Dương (2004). Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại,
NXB thống kê.
6. TS Nguyễn Văn Tiến (2003). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng – Học viện Ngân Hàng, NXB thống kê.
7. GS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân – Lê Nam Hải (chuyên viên kinh tế)
(2000). Ngân Hàng Thương Mại, NXB thống kê.
8. Tạp chí Ngân hàng các kỳ trong năm 2006, 2007, 2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG.pdf