1.1 Lý do chọn đề tài
An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với sự phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng đặc biệt có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Nền kinh tế của tỉnh đang phát triển khá tốt, các khu vực sản xuất đều tăng. Đặc biệt là xuất khẩu và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty đã thành lập và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, kéo theo nhu cầu về vốn tăng theo để đáp ứng cho sản xuất và kinh doanh và hiện nay tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong môi trường mở rộng và đầu tư luôn là vấn đề bất cập gây nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết các doanh nghiệp.
Trước tình hình phát triển đó thì các công ty, doanh nghiệp cần có sự hổ trợ về vốn và một trong những kênh hỗ trợ về vốn quan trọng đó là kênh Ngân hàng, ngoài Ngân hàng Nhà nước thì các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) trong đó có Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang (Sacombank-AG) chiếm tỷ trọng lớn trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, công ty, cá nhân, hộ gia đình.Vì vậy mà nhu cầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển.
Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất quan trọng, nó tạo ra thu nhập rất cao song rủi ro cũng nhiều. Do đó công tác tín dụng là hoạt động quan trọng, nó mang lại lợi nhuận cao nhất, đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của ngân hàng.Vì vậy công tác quản lý, kiểm soát, định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng vừa đạt hiệu quả cao vừa an toàn rất là quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn“ Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong hệ thống Ngân hàng hoạt động tín dụng là hoạt đông chủ yếu và cũng gặp nhiều rủi ro. Để phản ánh thực trạng tín dụng của Ngân hàng, đề tài tập trung vào phân tích:
- Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng dựa vào các yếu tố sau: nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, khả năng thu nợ, tình hình dư nợ, kiểm soát nợ quá hạn và một số chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
-Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006 và 2007.
- Tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp chí, internet.
- Dùng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và do thời gian thực tập có hạn, đồng thời kiến thức khả năng có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Hoạt động huy động vốn
2.1.1 Tiền gởi khách hàng
vTiền gửi không kỳ hạn
Tiền gởi thanh toán là loại tiền gởi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước Ngân hàng biết và Ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu đó của khách hàng, khách hàng cũng có thể ký séc để thanh toán nên gọi là tài khoản giao dịch.
Khách hàng gửi tiền thanh toán nhằm mục đích an toàn về tài sản và mục đích chờ thanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi. Nguồn tiền gửi thanh toán không ổn định do đó khi sử dụng Ngân hàng phải có một khoản dự trữ thích đáng.
vTiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ) là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định, trong suốt thời gian đó khách hàng không được buộc Ngân hàng phải trả tiền lại cho mình.Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn đến hạn.Tuy nhiên, do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gởi tiền nên Ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện người gửi tiền không được trả lãi suất hoặc được trả lãi suất thấp hơn mức lãi suất có kỳ hạn khi rút tiền đúng hạn. Điều này còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của Ngân hàng và loại tiền gửi định kỳ.
Đối với Ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là số tiền có hẹn đến một ngày nhất định mới trả lại cho khách hàng gửi tiền, điều này giúp cho Ngân hàng chủ động được nguồn vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay, do đó việc sử dụng nguồn này để cho vay rất hiệu quả.Các NHTM thường áp dụng biện pháp lãi suất để huy động nguồn vốn này là chủ yếu.
2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào Ngân hàng thì được Ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ và mang theo khi đến Ngân hàng để giao dịch. Hiện nay một số Ngân hàng đã bỏ sổ tiết kiệm và thay vào đó là cung cấp cho khách hàng một bảng kê lúc gửi tiền đầu tiên và hàng tháng để phản ánh tất cả các số phát sinh. Đây cũng là nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng, nó có tính ổn định và chiếm tỷ lệ khá cao. Gồm 2 loại hình.
vTiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi vào, lấy ra bất kỳ lúc nào không cần báo trước cho Ngân hàng. Đối tượng gửi chủ yếu là những người tiết kiệm, dành dụm hầu để trang trải cho những chi tiêu cần thiết đồng thời có một khoản lãi góp phần vào việc chi tiêu hàng tháng. Ngoài ra, đối tượng gửi có thể là những người thừa tiền nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng để thu lợi tức đồng thời bảo đảm an toàn hơn giữ tiền ở nhà.
vTiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Đây là loại hình gửi tiền mà người gửi có sự thỏa thuận về thời gian với Ngân hàng, khách hàng chỉ rút tiền khi đến thời hạn thỏa thuận. Còn trường hợp đặc biệt rút ra trước thời hạn thì lãi suất thấp hơn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lớn hơn.
2.1.3 Kỳ phiếu Ngân hàng
Là loại chứng từ có giá được Ngân hàng phát hành để huy động tiết kiệm trong xã hội nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh trong thời kỳ nhất định.Thời hạn của kỳ phiếu còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng, có thể là: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng.
2.1.4 Trái phiếu Ngân hàng
Trái phiếu Ngân hàng là công cụ huy động vốn dài hạn vào Ngân hàng, nó là một loại chứng khoán có thể dùng để mua bán trên thị trường chứng khoán. Ở nước ta, trái phiếu có kỳ hạn trên một năm. Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì Ngân hàng có mục đích dùng số vốn đó để đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn như: đầu tư vào các công trình, dự án liên doanh, cho vay dài hạn Đối với khách hàng, trái phiếu Ngân hàng là một khoản đầu tư mang lại thu nhập ổn định và ít rủi ro so với cổ phiếu doanh nghiệp.
43 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100
553,257
100
1,906,226
100
487,257
738.27
1,352,969
244.55
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài GònThương Tín)
Hiện nay các sản phẩm dịch vụ cho vay tại Chi nhánh tương đối phong phú và đa dạng. Từ biểu đồ trên ta thấy cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là cho vay nông nghiệp, CBCNV và cầm cố sổ tiền gửi và các sản phẩm cho vay đều tăng qua các năm. Đặc biệt cho vay SXKD tăng mạnh năm 2006 và năm 2007. Trong những năm gần đây với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế phát triển, quan trọng là phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng sản lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn. Tình hình cho vay đối với từng sản phảm dịnh vụ như sau:
Cho vay sản xuất kinh doanh
Các tổ chức kinh tế và cá thể trong tỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, từ đó họ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nhu cầu về vốn cũng tăng theo, mà vốn tự có của họ không đủ để trang trãi cho các chi phí hoạt động. Vì vậy họ cần có nguồn vốn vay để thuận lợi trong việc sản xuất và đây cũng là lĩnh vực mà Chi nhánh tập trung phát triển nhiều nhất trong thời gian qua, vốn tín dụng tài trợ cho các loại hình này vừa đem lại lợi nhuận cao (lãi suất cho vay cao), vừa phù hợp với mục tiêu mà Sacombank đề ra, đồng thời bám sát mục tiêu phát triển của tỉnh. Đây là loại hình cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao (53.91%) trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh.
Năm 2005 doanh số cho vay SXKD là 20,802 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31.52% tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay năm 2006 là 298,243 triệu đồng tăng 277,441 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 1333.72%. Doanh số cho vay năm 2007 là 1,216,785 triệu đồng tăng 918,542 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 307.98%.
Trong hoạt động SXKD thì đối tượng cá thể chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với đối tượng doanh nghiệp. Trong đó doanh số cho vay cá thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 20.17%, năm 2006 tăng lên chiếm tỷ trọng 33.88% và tiếp tục ở năm 2007 chiếm tỷ trọng 63.83%. Còn đối với tỷ trọng doanh số cho vay doanh nghiệp cũng tăng đều qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có hiệu quả nên mở rộng rộng qui mô sản xuất, kéo theo nhu cầu vốn là rất lớn.
Qua phân tích cho vay theo loại hình SXKD, ta thấy trong 3 năm qua chi nhánh đã tập trung vào loại hình này khá cao (đặc biệt năm 2007 chiếm 63.83%/tổng doanh số cho vay). Tình hình của tỉnh An Giang đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của các dự án đầu tư lớn, nhỏ ngày càng nhiều đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Song song với sự phát triển đó thì nhu cầu sử dụng vốn trong đầu tư là rất lớn nên cho vay đối với loại hình này có khả năng phát triển mạnh.
Cho vay nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành phát tiển mạnh nhất của tỉnh, bên cạnh đó thì ngành thủy sản cũng phát triển rất mạnh. Hiện nay tại địa bàn của tỉnh việc nuôi và chế biến cá da trơn với số lượng rất lớn và trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu lương thực và thủy sản phát triển rất mạnh, kéo theo nhiều nhà đầu tư vào hai lĩnh vực và nhu cầu vốn bổ sung cho loại hình cho vay này càng tăng thêm. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, Ngân hàng cần chuẩn bị một lượng vốn cho phù hợp để tạo cho người dân sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Năm 2005 doanh số cho vay là 7,674 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 71,048 triệu đồng tăng 63,374 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 825.83% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 183,413 triệu đồng tăng112,365 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 158.15% so với năm 2006. Về cơ cấu thì tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp giảm nhẹ từ 12.84% năm 2006 xuống 9.62% năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là cho vay lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cho nên Chi nhánh có sự điều tiết đối với loại hình cho vay này. Đặc biệt là trong những năm gần đây xuất hiện bệnh rầy nâu nhiều đã gây khó khăn cho người dân, cho nên Chi nhánh có sự điều tiết nhằm tránh rủi ro đến mức tối thiểu, đảm bảo mục tiêu an toàn nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng.
Cho vay tiêu dùng, bất động sản
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của tỉnh khá cao, đời sống của người dân ngày càng cải thiện, vì vậy nhu cầu về vật chất và sở thích tăng theo. Một đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân. Doanh số cho vay của tiêu dùng, bất động sản năm 2005 là 385 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 14,134 triệu đồng tăng 13,749 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3571.17% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 33,538 triệu đồng tăng 19,404 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 137.29% so với năm 2006, nhìn chung doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2006 tỷ trọng 1.76% giảm xuống 1.76% năm 2007, do năm 2007. Nguyên nhân là tình hình bất động sản có sự biến động liên tục không ổn định, còn giá cả thì tăng mạnh. Tuy nhiên doanh số cho vay vẫn tăng qua các năm loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng nhỏ /tổng doanh số cho vay.
Cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở
Đây là loại hình cho vay nhằm mua sắm, sữa chữa nhà ở, mua những trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho đời sống của người dân góp phần cải thiện cuộc sống. Doanh số cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở của năm 2005 là 250 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 14,456 triệu đồng 14,206 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 5682.40% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 34,648 triệu đồng tăng 20,192 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 139.68% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng qua các năm do việc giải tỏa dân cư nên người dân không có nhà ở, không đủ tiền mua đất, mua nhà nên phải vay thêm. Tuy nhiên loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng thấp so với tổng doanh số cho vay, vì loại hình này thời gian cho vay dài, rủi ro cao do mua nhà để không kinh doanh nên không có sinh lời và phí thẩm định cũng cao và mất nhiều thời gian.
Cho vay cầm cố sổ tiền gửi
Đây là hình thức cho vay dựa vào sổ tiền gửi của khách hàng.Với loại hình cho vay này sẽ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng do thủ tục vay rất gọn nhẹ, thời gian hoàn tất hồ sơ nhanh.Và đây là loại hình Chi nhánh mới mở rộng thêm nhằm đa dạng hóa loại hình cho vay để sớm trở thành một Ngân hàng bán lẽ - đa năng. Nhưng do đây không phải là lĩnh vực đầu tư mục tiêu nên doanh số cho vay cầm cố sổ tuy tăng trưởng mạnh nhưng tỷ trọng thì chưa cao. Đây là loại hình cho vay có nguồn thu chắc chắn và ít tốn phí thẩm định nhất.
Doanh số cho vay cầm cố sổ tiền gửi của năm 2005 là 1,401 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 53,100 triệu đồng tăng 51,699 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3690.15% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 249,400 triệu đồng tăng 196,300 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 369.68% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng qua các năm và tỷ trọng cho vay cũng tăng nhưng vẫn còn thấp so tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên tỷ trọng vẫn tăng do Chi nhánh muốn mở rộng các loại hình cho vay nhằm làm cho sản phẩm của Ngân hàng ngày càng đa dạng, nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.
Cho vay cán bộ công nhân viên
Đây là loại hình cho vay nhằm mục đích hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên cải thiện đời sống vật chất như: mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, tiêu dùng cá nhân,... Đối với loại hình cho vay này khách hàng không cần tài sản đảm bảo. Doanh số cho vay cán bộ công nhân viên của năm 2005 là 34,846 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 81,535 triệu đồng tăng 46,689 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 133.99% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 138,207 triệu đồng tăng 56,672 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 69.51% so với năm 2006.
Doanh số cho vay cán bộ công nhân viên tăng qua các năm, đây là loại hình mà Chi nhánh đang tập trung thời gian tới, nó được phổ biến hầu hết các Ngân hàng. Đối với hình thức cho vay này sẽ tạo mối quan hệ giữa Ngân hàng với cơ quan. Loại hình cho vay này giúp cho cán bộ công nhân viên ngoài việc trang trãi cuộc sống thì còn có thể kinh doanh nhỏ. Ngân hàng áp dụng hình thức vốn cộng lãi chia đều nên công tác thẩm định nguồn thu nhập đối với loại hình này rất quan trọng.
Cho vay tiểu thương và cho vay khác(như cho vay du học, cho vay lãi cấn trừ bất động sản, cho vay mua xe ô tô,…)
Đây là loại hình mà Chi nhánh mới bắt đầu cho vay năm 2006 vì vậy mà doanh số cho vay vẫn còn thấp. Doanh số cho vay tiểu thương của 2006 là 319 triệu đồng. Năm 2007 doanh số cho vay là 5,169 triệu đồng tăng 4,850 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 1520.38% so với năm 2006. Do năm 2005 Chi nhánh mới thành lập nên nên loại hình cho vay này chưa phổ biến, đến năm 2007 doanh số cho vay đã tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp do mới nên chưa được chú trọng nhiều, tốn nhiều thời gian để thu nợ do mỗi ngày điều phải đi thu.
Còn đối với loại hình cho vay khác thì doanh số cho vay của năm 2005 là 642 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 20,422 triệu đồng tăng 19,780 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3081% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 45,066 triệu đồng tăng 24,644 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 120.67% so với năm 2006, bao gồm các loại hình cho vay như: cho vay du học, xuất khẩu lao động, …các hình thức cho vay khác này cũng chiếm tỷ trọng tương đối.
Nhìn chung trong thời gian qua tốc độ cho vay theo từng loại hình sản phẩm đều tăng qua các năm nhưng về tỷ trọng giữa các loại hình thì tăng không đồng đều. Bên cạnh tập trung vào các ngành SXKD thì Chi nhánh cũng nên tập trung vào khai thác thế mạnh của tỉnh nhà là ngành nông nghiệp và thủy sản nhiều hơn. Doanh số cho vay có tăng nhưng tốc độ tăng không đều, tỷ trọng của một số loại hình quá thấp gây mất cân đối trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh. Do vậy Chi nhánh cần phải có kế hoạch cho từng loại hình, từng địa bàn giúp cho hạt động cho vay vốn của Chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn.
4.2.2 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là số tiền mà Chi nhánh thu được trên tổng dư nợ cho vay. Để hoạt động có hiệu quả và bền vững thì ngoài việc mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ. Ngân hàng thu nợ đủ và đúng hạn sẽ hạng chế được rủi ro và khả năng xảy ra nợ quá hạn thấp. Để kiểm soát được tình hình thu nợ đòi hỏi cán bộ thẩm định phải xem xét, phân tích hồ sơ vay một cách cận thận đối với từng đối tượng khách hàng để có những chính sách thu hồi nợ hợp lý. Đồng thời phải thường xuyên trao đổi và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, thực hiện được điều này thì chứng tỏ Ngân hàng có khả năng quản lý nợ tốt.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Doanh
số
%
Doanh số
%
Doanh
số
%
Tuyệt
Tương
Tuyệt
Tương
đối
đối(%)
đối
đối(%)
Ngắn hạn
17,050
55.36
229,477
69.62
1,314,113
86.3
212,427
1245.91
1,084,636
472.7
Trung dài hạn
13,750
44.64
100,136
30.31
208,628
13.7
86,386
628.26
108,492
108.34
Tổng
30,800
100
329613
100
1522741
100
298,813
970.17
1193128
361.98
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)
Biểu đồ 4.3: Doanh số thu nợ theo thời hạn
ĐVT: Triệu đồng
Tình hình thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm được thể hiện như sau:
Thu nợ ngắn hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2005 là 17,050 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 229,477 triệu đồng tăng 212,427 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 1245.91% so năm 2005. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2007 là 1,314,113 triệu đồng tăng 1,084,636 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 472.7% so năm 2006. Về cơ cấu thu nợ thì tỷ trọng thu nợ tăng dần qua các năm cụ thể năm 2005 là 55.36%, năm 2006 chiếm tỷ trọng là 69.62% và đến năm 2007 tiếp tục tăng 86.3%. Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ tăng dần qua các năm, nguyên nhân do vòng vay vốn ngắn hạn nhanh, số tiền vay sẽ được thu hồi ngay trong năm và thường là khoản vay nhỏ mà phương thức trả nợ rất thuận lợi cho khách hàng, thường kéo theo chu kỳ kinh doanh, bên cạnh đó thì sự tích cực thu nợ của cán bộ tín dụng cho nên công tác thu nợ đạt được hiệu quả.
Thu nợ trung và dài hạn
Tình hình thu nợ trung, dài hạn tăng dần qua 3 năm cụ thể: Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2005 là 13,750 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 100,136 triệu đồng tăng 86,368 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 628.26% so năm 2005. Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2007 là 208,628 triệu đồng tăng 108,492 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 108.34% so năm 2006. Về cơ cấu thu nợ thì tỷ trọng thu nợ giảm dần qua các năm cụ thể năm 2005 là 44.64%, năm 2006 chiếm tỷ trọng là 30.31% và đến năm 2007 tiếp tục giảm xuống 13.7%. Dù tốc độ có tăng nhưng tỷ trọng có sự sụt giảm liên tục 3 năm. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ trung dài hạn thấp hơn thu nợ ngắn hạn đặc biệt năm 2007 chỉ chiếm 13.7%/ tổng doanh số thu nợ. Vì vậy Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa để công tác thu nợ được đảm bảo an toàn đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo loại hình cho vay
Thu nợ là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng, doanh số cho vay của các loại hình đều tăng ở các năm tương ứng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng theo. Cụ thể tình hình thu nợ của các loại hình như sau:
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo loại hình
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Doanh số
%
Doanh số
%
Doanh
số
%
Tuyệt
Tương
Tuyệt
Tương
đối
đối(%)
đối
đối(%)
SXKD
17,206
55.86
181,622
55.10
1,007,581
66.17
164,416
955.57
825,959
454.77
Cá nhân
5,850
18.99
101,345
30.75
549,535
36.09
95,495
1,632.39
448,190
442.24
Doanh nghiệp
11,356
36.87
80,277
24.35
458,047
30.08
68,921
606.91
377,770
470.58
Nông nghiệp
2,611
8.48
52,762
16.01
137,313
9.02
50,151
1,920.76
84,551
160.25
Tiêu dùng, bđs
246
0.80
6,489
1.97
24,033
1.58
6,243
2,537.80
17,544
270.37
Mua sắm,SCNC
119
0.39
7581
2.30
20,242
1.33
7,462
6,270.59
12,661
167.01
Cầm cố sổ tiển gửi
1,245
4.04
29,955
9.09
221,357
14.54
28,710
2,306.02
191,402
638.97
CBCNV
9,074
29.46
34,399
10.44
87,263
5.73
25,325
279.09
52,864
153.68
CV TTC
-
0.00
50
0.02
2,963
0.19
50
-
2,913
5,826.00
CV khác
299
0.97
16,755
5.08
22,033
1.45
16,456
5,503.68
5,278
31.50
Tổng
30,800
100
329,613
100
1,522,786
100
298,813
970.17
1,193,173
361.99
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín)
Doanh số thu nợ năm 2005 là 30,800 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 329,613 triệu đồng tăng 298,813 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 970.17% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 1,522,786 triệu đồng tăng 1,193,173, triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 361.99% so năm 2006. Từ bảng trên ta thấy doanh số thu nợ càng tăng mạnh qua các năm đều này chứng tỏ công tác thu nợ của Ngân hàng càng tốt.
Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay sản suất kinh doanh
Doanh số thu nợ đối với lĩnh vực cho vay sản suất kinh doanh trong 3 năm liên tục tăng, doanh số thu nợ năm 2005 là 17,206 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 181,622 triệu đồng tăng 164,416 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 955.57% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 1,007,581 triệu đồng tăng 825,959 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 454.77% so năm 2006.
Về cơ cấu thì tỷ trọng không tăng nhiều, cụ thể năm 2005 chiếm 55.86%, năm 2006 chiếm 55.10% và năm 2007 chiếm 66.17%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do các thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả đạt được lợi nhuận cho nên khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng ngày càng cao. Ta thấy doanh số thu nợ của cá nhân có xu hướng tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ của doanh nghiệp, doanh số cho vay của cá thể chiếm tỷ trọng 18.99% ở năm 2005, năm 2006 chiếm tỷ trọng 30.75% và tỷ trọng này tiếp tục tăng năm 2007 là 36.09%. Trong khi đó doanh số thu nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng rồi giảm, điều này cho thấy khả năng trả nợ của cá nhân cao hơn đối với doanh nghiệp, tuy nhiên đối với cá nhân hay doanh nghiệp thì tốc độ tăng trưởng vẫn tăng.
Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp
Trong thời gian qua tình hình nông nghiệp phát triển rất mạnh nhưng bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh,…Tình hình thu nợ vay như sau: doanh số thu nợ năm 2005 là 11,356 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 80,277 triệu đồng tăng 68,921 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 606.91% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 458,047 triệu đồng tăng 377,770 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 470.58% so năm 2006.
Tỷ trọng thu nợ của nông nghiệp có xu hướng giảm năm 2006 nhưng đến năm 2007 thì tăng lại, nguyên nhân là do người dân đã có kinh nghiệm trong việc trồng trọt chăn nuôi, khắc phục được một phần nào của thiên tai và trong năm 207 giá cả của các sản phẩm nông nghiệp như: cá da trơn, gạo tăng cao. Ngoài ra An Giang là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu gạo và thủy sản rất cao so với cả nước. Vì vậy mà đời sống của người dân ngày càng hoạt động có hiệu quả cho nên công tác thu nợ của Ngân hàng tăng trong thời gian qua. Điều này chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng và bất động sản
Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng tương đối thấp so/tổng thu nợ, tình hình thu nợ của lĩnh vực này cũng tăng qua các năm. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2005 là 246 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 6,489 triệu đồng tăng 6,243 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 3537.80% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 24,033 triệu đồng tăng 17,544 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 271.37% so năm 2006.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do đời sống ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về vật chất cũng tăng theo, khi người dân có nhu cầu tiêu dùng mà không đủ tiền nên đi vay mà với phương thức trả nợ thích hợp nên tạo được được tâm lý thoải mái cho người dân, an tâm sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho công tác thu nợ của Chi nhánh ngày càng tăng. Về tỷ trọng có xu hướng giảm nhẹ ở năm 2007 do tình hình bất động sản không ổn định.
Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay mua sắm và sữa chữa nhà cửa
Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng không cao so với tổng thu nợ và tình hình thu nợ cũng tăng qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2005 là 119 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 7,581 triệu đồng tăng 7,462 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 6270.59% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 20,242 triệu đồng tăng 17,544 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 167.01% so năm 2006.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là nhu cầu mua sắm phương tiện, trang thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh và nhu cầu về nhà ở cũng tăng. Về tỷ trọng giảm năm 2007 do giá cả lên rất cao. Vì vậy Chi nhánh đã hạn chế cho vay đối với loại hình này, từ tỷ trọng cho vay giảm năm 2007 kéo theo tỷ trọng thu nợ cũng giảm theo.
Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay cầm cố sổ tiền gửi
Đây là sản phẩm mới của Chi nhánh nhằm đa dạng hóa các loại hình cho vay để khách hàng có nhiều sự lực chọn cho sản phẩm vay của mình do là loại hình mới nên năm 2005 chiếm tỷ trọng rất thấp, nhưng trong năm 2007 loại hình này phát triển rất mạnh. Doanh số thu nợ năm 2005 là1,245 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 29,955 triệu đồng tăng 28,710 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 2306.02% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 221,357 triệu đồng tăng 191,402 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 638.97% so năm 2006.
Về tỷ trọng cũng tăng rất cao năm 2006 chiếm tỷ trọng là 9.09% nhưng đến năm 2007 chiếm tỷ trọng là 14.54%. Nguyên nhân đây là loại hình cho vay có nguồn thu chắc chắn, phí hồ sơ lại thấp rất thuận lợi cho khách hàng khi có nhu cầu vốn sử dụng. Thông thường khách hàng chỉ vay trong thời gian ngắn khoảng vài tháng, công tác thu nợ đối với loại hình này tăng rất cao.
Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay cán bộ công nhân viên
Công tác thu nợ cũng tăng qua các năm, doanh số thu nợ năm 2005 là 9,074 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ là 34,399 triệu đồng tăng 25,325 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 279.09% so năm 2005. Doanh số thu nợ năm 2007 là 87,263 triệu đồng tăng 52,864 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 153.68% so năm 2006. Loại hình này vay không cần tài đảm bảo chủ yếu là thu vốn từ nguồn thu nhập mỗi tháng và hàng tháng Chi nhánh thu tiền qua kho bạc Nhà nước. Vì vậy mà công tác thu nợ cũng đạt được kết quả tốt.
Công tác thu nợ đối với lĩnh vực cho vay tiểu thương và cho vay khác
Sản phẩm cho vay tiểu thương chợ năm 2005 không có, năm 2006 không phổ biến nhiều đến năm 2007 loại hình này phát triển khá mạnh. Doanh số thu nợ năm 2006 là 50 triệu đồng, năm 2007 là 2,963 triệu đồng tăng 2,913 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 5826%, một tỷ lệ tăng rất cao.
Nguyên nhân tăng trưởng là loại hình bổ sung vốn vay nhanh cho những tiểu thương buôn bán ở chợ, công tác thu nợ là mỗi ngày và đều bằng nhau, các tiểu thương sử dụng số tiền vay để mua hàng bán mỗi ngày và tiền lời họ đóng lãi cho Ngân hàng. Vì vậy mà công tác thu nợ tương đối tốt và cũng được Chi nhánh tập trung phát triển trong thời gian tới.
Các sản phẩm cho vay khác như: cho vay du học, mua xe ô tô, cho vay lãi cấn trừ bất động sản,…doanh số thu nợ tăng qua các năm nhưng tỷ trọng thì giảm xuống do Chi nhánh đã hạn chế các hình cho vay này và năm 2007 thì hình thức cho vay mua bán chúng khoán không còn nữa, tuy nhiên công tác thu nợ vẫn tăng.
Nhìn chung công tác thu nợ của Ngân hàng đã đạt được hiệu quả. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải tiếp tục quản lý chặt chẽ công tác thu nợ đối với từng đối tượng khách hàng và từng địa bàn. Cán bộ thẩm định nên theo dõi, nhắc nhở khách hàng khi gần đến hạn trả nợ, nhằm hạn chế nợ quá hạn và phòng ngừa rủi ro. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn đến mức thấp nhất góp phần nâng cao khả năng hoạt động của Ngân hàng.
4.2.3 Dư nợ cho vay
Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì dư nợ càng tăng cao thì khả năng chiếm lĩnh thị phần càng nhiều. Cùng với sự tăng doanh số cho vay thì doanh số dư nợ cũng tăng theo, dư nợ là khoản tiền mà Ngân hàng phải thu khách hàng trong thời gian nhất định.Tình hình dư nợ của Ngân hàng trong thời qua như sau.
4.2.3.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay
Bảng 4.7: Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Khản mục
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Doanh số
%
Doanh số
%
Doanh số
%
Tuyệt
Tương
Tuyệt
Tương
đối
đối(%)
đối
đối(%)
Ngắn hạn
31,372
45
183,410
63
473,807
70
152,038
484.63
290,397
158.33
Trung dài hạn
38,339
55
109,946
37
202,987
30
71,607
186.77
93,041
84.62
Tổng
69,711
100
293,356
100
676,794
100
223,645
320.82
383,438
130.71
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín)
Biểu đồ 4.4: Doanh số dư nợ theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2005 dư nợ là 69,711 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 293,356 tăng 223,645 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 320.82% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 676,795 tăng 383,438 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 130.71% so với năm 2006.
Trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2005 dư nợ là 31,372 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 183,410 tăng 152,038 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 484.63% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 473,807 tăng 290,397 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 158.33% so với năm 2006. Nguyên nhân là Chi nhánh đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng nhiều sản phẩm cho vay giúp cho khách hàng thuận tiện cho việc đi vay. Mặt khác các thành phần kinh tế cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh có hiệu quả nên mở rộng quy mô đầu tư thông thường với vòng vay vốn ngắn và đây là đối tượng mà Ngân hàng đang và đã tập trung phát triển, khai thác các tiềm năng vì vậy mà dư nợ cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng.
Dư nợ trung dài hạn năm 2005 dư nợ là 38,339 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 109,946 tăng 71,607 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 186.77% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 676,795 tăng 93,041 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 84.62% so với năm 2006. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh dài hạn, những dự án lớn tăng nhanh. Chi nhánh rất quan tâm và chú trọng đến việc tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng, có chính sách lãi suất linh hoạt, giữ vững mối quan hệ uy tín với khách hàng nên đã thu hút được nhiều dự án lớn từ đó dẫn đến dư nợ trung và dài hạn tăng lên.
Tóm lại do nhu cầu vay vốn của các ngành SXKD thường là ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động và thường là theo chu kỳ kinh doanh dưới một năm.Cho nên dư nợ ngắn hạn trong thời gian qua chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn.
4.2.3.2 Dư nợ cho vay theo loại hình cho vay
Bảng 4.8: Dư nợ cho vay theo loại hình
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Doanh số
%
Doanh số
%
Doanh
số
%
Tuyệt
Tương
Tuyệt
Tương
đối
đối(%)
đối
đối(%)
SXKD
30,231
43.37
146,852
50.06
356,056
52.61
116,621
385.77
209,204
142.46
Cá nhân
24,185
34.69
116,659
39.77
293,258
43.33
92,474
382.36
1,015,242
870.26
Doanh nghiệp
6,046
8.67
30,193
10.29
62,797
9.28
24,147
399.39
32,901
108.97
Nông nghiệp
4,712
6.76
23,035
7.85
69,099
10.21
18,323
388.86
46,064
199.97
Tiêu dùng, bđs
605
0.87
8,250
2.81
17,755
2.62
7,645
1,263.64
9,505
115.21
Mua sắm,SCNC
275
0.39
7,150
2.44
21,556
3.19
6,875
2,500
14,406
201.48
Cầm cố sổ tiển gửi
651
0.93
23,796
8.11
51,839
7.66
23,145
3,555.3
28,043
117.85
CBCNV
32,052
45.98
79,188
26.99
130,132
19.23
47,136
147.06
50,944
64.33
CV TTC
-
-
270
0.09
2,475
0.37
270
-
2,205
816.67
CV khác
1,185
1.70
4,815
1.64
27,884
4.12
3,630
306.33
23,069
479.11
Tổng
69,711
100
293,356
100
676,795
100
223,645
320.82
1,222,379
416.69
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)
Trong 3 năm qua mức tăng trưởng dư nợ tại Chi nhánh đa phần tập trung vào các loại hình truyền thống như sản xuất kinh doanh, nông nhiệp, cho vay CBCNV, và gần đây ngân hàng mở rộng vào loại hình góp chợ và cầm cố sổ tiền gửi, cuối năm 2007 thì hạn chế cho vay bất động sản và hoàn toàn không đầu tư vào dịch vụ cho vay kinh doanh vàng và cầm cố cổ phiếu là những loại hình cho vay có triển vọng đạt lợi nhuận cao được các Ngân hàng đang tập trung phát triển hiện nay.
Tình hình dư nợ đối với loại hình sản xuất kinh doanh
Dư nợ của SXKD ba năm qua như sau: Năm 2005 dư nợ là 30,231 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 146,852 triệu đồng tăng 116,621 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 385.77% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 356,056 triệu đồng tăng 209,204 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 142.46% so với năm 2006.
Xét về cơ cấu thì tỷ trọng dư nợ của SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất /tổng dư nợ của Chi nhánh. Trong đó tỷ trọng dư nợ của cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn của doanh nghiệp năm 2005 tỷ trọng của cá nhân chiếm 34.69% tăng liên tục đến năm 2007 là 43.33%. tỷ trọng dư của doanh nghiệp tăng hai năm 2005 và 206 sang năm 2007 thì giảm nhẹ. Nguyên nhân do hộ sản xuất cá thể trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả mở, rộng quy mô sản xuất nên họ cần vay vốn nhiều đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, vì vậy mà dư nợ cá thể liên tục tăng trong thời gian qua và dư nợ doanh nghiệp cũng vậy.
Tình hình dư nợ đối với loại hình nông nghiệp
Dư nợ nông nghiệp cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 4,712 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 23,035 triệu đồng tăng 18,323 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 388.86% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 69,099 triệu đồng tăng 46,064 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 199.97% so với năm 2006. Tỷ trọng cũng tăng qua năm 2005 chiếm tỷ trọng 6.76%, năm 2006 chiểm tỷ trọng 7.85%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 10.21%.
Nguyên nhân An Giang là tỉnh phát tiển mạnh về nông nghiệp vì vậy mà lượng vốn cung cấp cho tỉnh rất nhiều và tăng liên tục. Mặt khác trong thời gian qua giá cả mặt hàng nông nghiệp như: gạo, cá da trơn cũng tăng cao nên người dân thu hoạch được giá nên nhiều hộ cá thể mở rộng quy mô nuô cá vì vậy mà dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua ban năm.
Tình hình dư nợ đối với loại hình tiêu dùng và bất động sản
Dư nợ tiêu dùng và bất động sản cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 605 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 8,250 triệu đồng tăng 17,755 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 1,263.64% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 17,755 triệu đồng tăng 9,505 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 115.21% so với năm 2006. Về tỷ trọng năm 2006 thì tăng và đến năm2007 thì giảm nhẹ. Nguyên nhân cuối năm 2007 tình hình giá cả và bất động sản không ổn định nên dư nợ đối với loại hình này có phần giảm nhẹ so tổng dư nợ của Chi nhánh.
Tình hình dư nợ đối với loại hình mua sắm và sữa chữa nhà cửa
Dư nợ loại hình mua sắm và sữa chữa nhà cửa cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 275 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 7,150 triệu đồng tăng 6,875 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 2500% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 21,556 triệu đồng tăng 46,064 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 199.97% so với năm 2006. Tỷ trọng cũng tăng qua năm 2005 chiếm tỷ trọng 0.39%, năm 2006 chiểm tỷ trọng 2.44%, năm 2007 chiểm tỷ trọng 3.19%. Nguyên nhân do xu hướng tiêu dùng của người dân ngày tăng, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội, một số sự dụng vốn vay cho nhu cầu tiêu dùng của mình.
Tình hình dư nợ đối với loại hình cầm cố sổ tiền gửi
Dư nợ loại hình cầm cố sổ tiền gửi cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 651 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 23,796 triệu đồng 23,145 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 3555.3% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 51,839 triệu đồng tăng 28,043 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 117.85% so với năm 2006.
Tỷ trọng cũng tăng qua năm 2005 chiếm tỷ trọng 0.93%, năm 2006 chiểm tỷ trọng 8.11%, năm 2007 giảm xuống 7.66%. Nguyên nhân là do doanh số tăng nhiều nên dư nợ cũng tăng theo. Do loại hình này mới phát triển mạnh gần đây nên năm 2006 có sự tăng mạnh dư nợ so với năm 2005.
Tình hình dư nợ đối với loại hình CBCNV
Qua bảng số liệu phân tích: Dư nợ loại hình CBCNV tăng qua 3 năm như sau: năm 2005 dư nợ là 32,052 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 79,188 triệu đồng 23,145 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 147.06% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 130,132 triệu đồng tăng 50,944 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 64.33% so với năm 2006. Nguyên nhân là doanh số cho vay tăng liên tục qua ba năm, vì đây là đối tượng mà Chi nhánh đang đẩy mạnh trong thời gian qua. Bên cạnh đó thì tỷ trọng dư nợ giảm dần qua các năm .Vì vậy Chi nhánh cần phải tranh thủ khai thác, tập trung cho vay vốn, gia tăng dư nợ hơn nữa để mở rộng quy mô và tăng thêm lợi nhuận.
Tình hình dư nợ đối với loại hình tiểu thương và cho vay khác
Dư nợ của loại hình cho vay tiểu thương năm 2006 là 270, năm 2007 dư nợ là 2,475 triệu đồng tăng 2,205 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 816.67% so với năm 2006, dư nợ cho vay khác cũng tương tự.
Nhìn chung tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng trong các năm qua tại Chi nhánh là cao và đạt hiệu quả trong tất cả các loại hình cho vay. Tuy nhiên Chi nhánh cần phải tập trung thêm vào các loại hình cho vay mới như: tiểu thương và cầm có sổ, cho vay khác,…hơn để tạo sự cân bằng giữa các loại hình cho vay nhằm đạt hiệu quả hơn nữa trong hoạt động tín dụng.
4.2.4 Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng
Trong các công tác quản lý để nâng cao hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thì công tác kiểm soát hạn chế nguy cơ nợ quá hạn là công tác được Ngân hàng tập trung cao nhất, vì nợ quá hạn được xem là chỉ tiêu biểu hiện rõ nét nhất hoạt động tín dụng tại Ngân hàng từ khâu tiếp nhận đánh giá chất lượng hồ sơ vay, đến khâu kiểm soát, giám sát mục đích sử dụng vốn, đến công tác thu hồi nợ. Do đó giảm rủi ro nợ quá hạn là nâng cao chất lượng các hoạt động trên, đây là mục tiêu là phấn đấu của tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng.
Bảng 4.9: Tình hình nợ quá hạn
ĐVT: Triệu đồng
Khản mục
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Doanh số
%
Doanh số
%
Doanh số
%
Tuyệt
Tương
Tuyệt
Tương
đối
đối(%)
đối
đối(%)
Nợ nhóm 1( nợ trong hạn)
68,635
98.46
293,132
99.92
676,286
99.92
224,497
327.09
383,154
130.71
Nợ nhóm 2
746
1.07
36
0.01
12
0.00
-710
-95.17
-24
-66.67
Nợ nhóm 3
172
0.25
153
0.05
180
0.03
-19
-11.05
27
17.65
Nợ nhóm 4
113
0.16
29
0.01
272
0.04
-84
-74.34
243
837.93
Nợ nhóm 5
45
0.06
6
0.00
45
0.01
-39
-86.67
39
650.00
Tổng cộng
69,711
100
293,356
100
676,795
100
223,645
320.82
383,439
130.71
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)
Bảng đồ 4.5: Tình hình nợ quá hạn
ĐVT: Triệu đồng
Từ biểu đồ trên ta thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng rồi giảm năm 2005 nợ quá hạn là 1,076 triệu đồng đến năm 2006 nợ quá hạn giảm xuống còn 224 triệu đồng sang năm 2007 thì nợ quá hạn tăng lên là 509 triệu đồng. Do trong năm 2007 có những khách hàng kinh doanh không đạt hiệu quả nên không có khả năng trả được nợ và đặc biệt vào năm 2007 loại hình cho vay nông nghiệp bị quá hạn nhiếu so với tổng nợ quá hạn của năm 2007 cụ thể là năm 2007 nợ quá hạn chiếm 509 triệu trong đó nợ quá hạn của nông nghiệp chiếm đến 350 triệu. Nguyên nhân là một số khách hàng kinh doanh thủy sản và nông nhiệp gặp thiên tai và chưa có kinh nghiệm làm ăn lâu nên kinh doanh không đạt hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn của nông nghiệp tăng cao trong năm 2007.
Nhìn chung nợ nhóm 1 (nợ trong hạn) tăng qua các năm, nợ nhóm 2 (NQH360 ngày) cũng tương tự như nợ nhóm 3.
Tuy doanh số cho vay tăng liên tục, dư nợ luôn duy trì ở mức cao nhưng nợ quá hạn lại giảm mạnh và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ của Chi nhánh ngày càng được nâng cao đạt được hiệu quả tốt. Tuy nhiên Ngân hàng không nên quá chủ quan mà cần nổ lực hơn nữa trong công tác thu nợ và có kế hoạch quản lý nợ chặt chẽ nhằm hạn chế nợ quá hạn xuống mức thấp nhất.
4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Tổng nguồn vốn
Tr.đ
85,818
313,556
761,394
Vốn huy động
"
34,553
237,358
413,757
Vốn HĐ có kỳ hạn
"
16,816
168,913
355,477
Doanh số cho vay
"
66,000
553,257
1,906,225
Doanh số thu nợ
"
30,800
329,613
1,522,786
Dư nợ cuối kỳ
"
69,711
293,356
676,795
Nợ quá hạn
"
1,076
224
509
Vốn HĐ /TNV nguồn vốn
%
40.26
75.70
54.34
DSTN/DSCV
%
46.66
59.58
79.88
VHĐ có kỳ hạn/TNV /TNV TNV
%
19.59
53.87
46.69
Dư nợ / TNV
%
81.23
93.56
88.89
Dư nợ / Vốn huy động
%
201.75
123.59
163.57
Nợ quá hạn / Dư nợ
%
1.54
0.076
0.075
Đánh giá hoạt động là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi cá nhân vá và tổ chức khi sản xuất kinh doanh và đối với ngân hàng hết sức là quan trọng. Từ những kết quả đó Ngân hàng sẽ biết được những khó khăn để có kế hoạch phù hợp khắc phục những khó khăn mà Ngân hàng gặp phải.
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu hoạt động tín dụng
Vốn huy động/tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Theo bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Ngân hàng ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng rồi giảm nhưng không đáng kể, từ 10.26% trong năm 2005 tăng lên 75.70% vào năm 2006 sang năm 2007 thỉ giảm xuống 54.34%. Thông thường một Ngân hàng hoạt động tốt khi tỷ số này đạt mức từ 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn sử dụng tại Ngân hàng. Tuy nhiên kết quả đạt được trong 3 năm qua vẫn còn thấp do đó trong thời gian tới Chi nhánh cần cố gắng hơn nữa để nâng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng.
Vốn huy động có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn huy động
Trong 3 năm qua vốn huy động có kỳ hạn liện tục tăng, cụ thể năm 2005 chiếm 19.59%, năm 2006 chiếm là 53.87% sang năm 2007 giảm xuống là 46.69%. Đối với loại hình huy động này Ngân hàng sẽ chi trả lãi suất nhiều hơn nhưng nó mang tính chất ổn định sẽ thuận lợi hơn cho Chi nhánh trong việc sử dụng cho vay. Do vậy Chi nhánh cần phải duy trì và tăng cường hơn nữa loại tiền gửi này.
Dư nợ / Tổng nguồn vốn
Năm 2005 chiếm tỷ lệ là 81.23%, năm 2006 chiếm 93.56% và năm 2007 chiếm là 88.89%. Từ tỷ lệ trên cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn cho vay đạt hiệu quả cao. Tuy huy động vốn có tăng cao nhưng vẫn còn rất ít so với nhu cầu sử dụng vốn. Vì vậy Chi nhành cần tập trung thu hút nguồn vốn hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay
Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ thu nợ tăng liên tục qua 3 năm: năm 2005 là 46.66%, năm 2006 là 59.585% sang năm 2007 chiếm 79.885%. Điều này cho thấy khả nămg thu nợ của Chi nhánh có chiều hướng tốt tăng qua các năm. Tuy nhiên Chi nhánh cần phải theo dõi thường xuyên để nhằm hạn chế nợ quá hạn và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
Đây được xem là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó có ý nghĩa đánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy số tiền khách hàng chưa trả cho Ngân hàng khi đến hạn trả. Và qua 3 năm trên thì tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh tương đối tốt có chiều hướng giảm cụ thể năm 2005 chiếm tỷ lệ là 1.51% đến năm 2006 chiếm 0.076% đến năm 2007 giảm 0.076%. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy khả năng thu nợ của Ngân hàng càng cao. Nhìn chung là chất lượng tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả trong thời gian qua.
4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh
Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo tận tình của Ban lãnh đạo và các Phòng ban của Hội sở mỗi khi chi nhánh gặp khó khăn.
Sau 3 năm hoạt động Chi nhánh đã tạo được một hệ khách hàng tương đối lớn, đảm bảo cho Chi nhánh tăng trưởng, phát triển ổn định và bền vững.
Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và luôn hăng hái với công việc. Bên cạnh đó bằng những kỹ năng chuyên nghiệp, sự năng nổ nhiệt tình, cung cách phục vụ tận tình hết lòng vì khách và kiến thức vững vàng về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng nên đã xây dựng được niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đến giao dịch.
Chi nhánh áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, đó là phần mềm T24 giúp cho chất lượng phục vụ của Chi nhánh ngày càng được nâng cao.
Khó khăn
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh công tác tiếp thị đã thu hút nhiều khách hàng. Trong khi đó Chi nhánh An Giang chưa có phòng Marketing chuyên nghiệp, vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác tiếp thị quãng bá thương hiệu.
Lãi suất cho vay của Chi chánh cao hơn các Ngân hàng khác do Chi nhánh huy động vốn với lãi suất cao hơn.
Tình hình kinh tế thị trường không ổn định và chịu sự tác động của Ngân hàng Nhà nước. Cho nên các NHTM đang hạn chế cho vay trước tình hình biến động như nay.
Giá cả các hàng hóa tiêu dùng tăng rất mạnh, làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Vì khách hàng muốn dự trụ một khoản tiền cho chi tiêu nên công tác huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn.
4.5 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
4.5.1 Công tác huy động vốn
Tiếp tục thực hiện việc phân khúc khách hàng theo số dư tiền gửi để có chính sách chăm sóc hợp lý - ưu đãi. Tổ chức các buổi hội thảo về huy động vốn, kỹ năng chăm sóc khách hàng để nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên và thao tác chuyên nghiệp hơn.
Tận dụng ưu thế về mạng lưới và các chương trình quảng bá thương hiệu để tiếp thị thu hút khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài việc quảng bá trên ti vi, áp phích, cần phải tăng cường phát tờ rơi giới thiệu về biểu lãi suất tiền gửi ở các buổi hợp, các buổi hội thảo các doanh nghiệp để tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng này.
Chi nhánh cần đấy mạnh công tác tiếp thị dich vụ thẻ ATM, vì đây là một công cụ thanh toán nhanh, thuận lợi cho khách hàng và thông qua dịch vụ này Ngân hàng sẽ thu được một lượng tiền gửi thanh toán lớn.
Đồi với dịch vụ tiền gửi Ngân hàng nên có những chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng,… để thu hút khách hàng.
Hiện nay dưới sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước, đã làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị hạn hẹp cho nên cần có những chính sách huy động vốn cũng như cho vay phải cho phù hợp. Ngân hàng nên tăng thêm lãi suất huy động đối với loại tiền gửi không kỳ hạn để thu hút thêm nguồn vốn này.
4.5.2 Công tác cho vay
Nâng cao chất lượng tín dụng
Tăng cường khả năng thẩm định tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng cho đội ngũ nhân viên bằng nhiều hình thức: thi hái hoa dân chủ, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ,…
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó Ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Thông qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, Ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ, vay nợ Ngân hàng nhiều hay vay nhiều Ngân hàng thì Ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này.
Cơ cấu lại khách hàng để nâng cao chất lượng dư nợ, nhằm mục đích để biết khách hàng tốt và khách hàng xấu. Từ đó đánh giá, sàng lọc đâu là khách hàng truyền thống, khách hàng mới, khách hàng tiềm năng sẽ giúp cho Ngân hàng có những chính sách phát triển cho vay đạt hiệu quả và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Bên cạnh nâng cao chất lượng tín dụng thì Ngân hàng cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến lợi ích vật chất đối với các cán bộ tín dụng, thường xuyên quan tâm động viên, khen thưởng cho cán bộ tín dụng, đồng thời được khen thưởng xứng đáng với sức lao động đã bỏ ra, có như vậy thì chất lượng và hiệu quả công việc sẽ không ngừng nâng cao.
Ngân hàng cần nắm bắt kịp thời những chủ trương chính sách, chế độ, thể lệ của ngành, đường lối phát triển kinh tế của đất nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng để vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, có hiệu quả khi cho vay.
Tập trung xử lý nợ quá hạn
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì nợ quá hạn luôn là một vấn đề mà các nhà lãnh đạo quan tâm. Vấn đề là phải biết tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất và giải quyết nợ quá hạn cho tốt, không làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng. Để làm được điều này cần tập trung thực hiện những công việc sau:
- Trước hết phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, các thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ quá hạn, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh đảm bảo hợp lệ đầy đủ để tạo điều kiện cho việc xử lý cho từng trường hợp.
- Đối với các khoản nợ quá hạn mà khách hàng do gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh như: sản phẩm không tiêu thụ được, thiên tai,…nhưng có thể khắc phục được trong thời gian gần thì Ngân hàng nên xem xét cho gia hạn nợ nhằm giúp cho khách hàng khắc phục được khó khăn trước mắt, nhưng trước khi gia hạn nợ Chi nhánh cần phải kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng và chỉ giải quyết đối với những trường hợp có nguyên nhân chính đáng, khôi phục từ sản xuất kinh doanh. Nếu có thể thì nên thẩm định khách hàng lại trước khi cho gia hạn nợ, không được cho gia hạn nợ bừa bãi. Nếu chủ quan, xem nhẹ việc kiểm tra, xem xét trước khi gia hạn nợ sẽ dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng ỷ lại trong việc trả nợ.
- Đối với các khoản nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán trong tương lai, thì tiến hành các biện pháp xử lý tài sản thế chấp phù hợp với thực trạng của từng trường hợp cụ thể, để giảm bớt chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Biện pháp này có thể áp dụng khi khách hàng có tư cách, có thiện chí trả nợ nhằm đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo có giá bán cao, giảm bớt thiệt hại cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng.
- Nếu khách hàng không có thiện chí hợp tác với Ngân hàng thì Ngân hàng cần khởi kiện ra tòa án và xử lý theo kết luận của tòa án.
- Trong quá trình xử lý tài sản Chi nhánh cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng để đảm bảo cho việc xử lý tài sản nhanh, đúng luật và có hiệu quả.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Thẩm định là khâu quan trọng nhất để giúp cho Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng.Tùy theo vào từng loại khách hàng, từng loại hình cho vay mà cán bộ tín dụng cần vận dụng một cách linh hoạt các quy định trong quy trình tín dụng nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ. Không nên thẩm định một cách tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác từ đó nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư. Ba yếu tố cơ bản cần phải được thực hiện trong công tác thẩm định tín dụng:
Thứ nhất là thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng của vay vốn, thẩm định phẩm chất đạo đức của khách hàng như: sự liêm chính, thái độ sẵn lòng trả nợ, danh tiếng cũng như tai tiếng của khách hàng thong qua các luồng tin tin cậy. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng cả trong hiện tại và dự báo trong tương lai, việc thẩm định phải dựa vào các báo cáo tài chính, các nguồn thong tin tài chính và phi tài chính khác, xem xét năng lực kinh doanh,…
Thứ hai là thẩm định phương pháp vay vốn của khách hàng, đối với hình thức vay ngắn hạn thì cán bộ tín dụng phải xem xét sự đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ theo quy định, tính hợp lệ, hợp pháp, khả năng thực hiện hợp đồng giữa khách hàng và nhà cung cấp nguyên vật liệu,…khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với các hồ sơ cho vay trung và dài hạn, cán bộ thẩm định cần phải phân tích tình hình tài chính của dự án, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, thị trường nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào,…
Thứ 3 là thẩm định tài sản thế chấp, để hạn chế rủi ro từ tài sản thế chấp cán bộ tín dụng cần thẩm định nguồn gốc của tài sản thế chấp, nếu có nghi ngờ sự giả mạo thì nên đến địa phương để điều tra nơi quản lý tài sản thế chấp. Mặt khác cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ những trường hợp tài sản có tranh chấp ngầm hay không.
Bên cạnh đó cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn như: các kỹ năng đánh giá, phân loại khách hàng và thẩm dịnh dự án cho cán bộ tín dụng. Ngoài ra cần có chính sách khen thưởng, xử phạt phân minh, cần loại bỏ ngay những cán bộ tín dụng lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu khách hàng.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Thông qua quá trình phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Sacombank An Giang cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của ngân hàng. Nó góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn đầu tư cho dân cư và các đơn vị kinh tế, đồng thời nó cũng tác động tích cực đến việc khai thác tiềm năng trong tỉnh, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước.
Trong thời gian qua công tác huy động động vốn của Ngân hàng tương đối tốt, do Chi nhánh đẩy mạnh quảng bá tiếp thị, tăng lãi suất đối với các loại tiền gởi đã thu hút được một lượng khách hàng lớn.Vì vậy mà vốn huy động của Chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm qua, năm 2006 tăng 480.39% so năm 2005, năm 2007 tăng 113.38% so với năm 2006. Ngoài ra Chi nhánh còn được sự hỗ trợ từ nguồn vốn của Hội sở, do đó công tác tín dụng tương đối thuận lợi, tuy nhiên Chi nhánh cần phải phát huy hơn nữa trong công tác huy động vốn để đạt được hiệu quả tín dụng cao.
Bên cạnh sự tăng trưởng nguồn vốn huy động thì doanh số cho vay cũng tăng liên tục trong thời gian qua năm 2006 tăng 738.27% so năm 2005, năm 2007 tăng 244.55% so với năm 2006. Do Chi nhánh ngày càng đa dạng hóa các loại hình cho vay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì doanh số cho vay tăng cao nên công tác thu nợ cũng được Chi nhánh tập trung đầu tư nhằm nhanh chóng thu hồi khoản nợ đã phát sinh tạo hiệu quả cho công tác tín dụng và kết quả đạt được là năm 2005 doanh số thu nợ tăng 970.17%% so năm 2005, năm 2007 tăng 361.98% so với năm 2006 vượt qua mức tăng chung của hệ thống tín dụng trên địa bàn.
Tình hình dư nợ của Chi nhánh ngày càng tăng cao, năm 2005 doanh số dư nợ tăng 320.82%% so năm 2005, năm 2007 tăng 130.71% so với năm 2006. Có được kết quả này là nhờ sự nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên và sự lãnh đạo chặt chẽ của Ban Giám đốc Ngân hàng trong quá trình thực hiện chức năng của mình
Nợ quá hạn tại Chi nhánh trong thời gian qua tương đối tốt, nợ nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ lệ thấp, không gây thiệt hại cao đến lợi nhuận của Ngân hàng và chất lượng tín dụng vẫn luôn bảo đảm.Tuy nợ quá hạn có tăng nhưng sau đó thì giảm,vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát với tỷ lệ nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Nhờ sự kiểm soát chặt chẽ trong công tác quản lý, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ của Chi nhánh.
Với những kết quả trên thì lợi nhuận của Chi nhánh đã tăng liên tục qua các năm, năm 2007 tăng 85.92% so với năm 2007. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những mặt tích cực của nghiệp vụ tín dụng mang lại, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo nên sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của Ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ giảm thiểu nợ quá hạn.
Nhìn chung trong thời gian qua hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đạt hiệu quả và có chất lượng tốt. Do Ngân hàng đã có những chính sách tập trung vào các đối tượng khách hàng là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, biết cách tổ chức điều chỉnh lãi suất cho vay và thủ tục cho vay đơn giản, Sacombank An Giang đã từng bước nâng cao khả cạnh tranh với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang.DOC