Luận văn dài 84 trang
Chương 1: Giới thiệu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Chương 3: Tổng quan về huyện Châu Thành tỉnh Long An 12
3.1. Sơ lược về huyện Châu Thành 12
3.1.1. Vị trí địa lý 11
3.1.2. Dân số và lao động 2
3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Thành 3
3.2.1. Trồng trọt 3
3.2.2. Chăn nuôi 4
3.2.3. Thủy sản 4
Chương 4: Phân tích hiệu quả mô hình trồng thanh long ở huyện Châu Thành
4.1. Khái quát về cây thanh long 15
4.1.1. Giới thiệu về cây thanh long i
4.1.2. Giá trị kinh tế của cây thanh long
4.2. Nguồn lực sản xuất của nông hộ
4.2.1. Diện tích đất trồng thanh long 7
4.2.2. Độ tuổi tham gia vào trồng thanh long của nông hộ 8
4.2.3. Lực lượng lao động 19
4.2.4. Nguồn vốn sản xuất 21
4.2.5. Hoạt động xã hội 1
4.3. Khái quát thực trạng trồng thanh long của nông hộ 2
4.3.1. Lý do chọn trồng thanh long
4.3.2. Nguồn giống được chọn để trồng 3
4.3.3. Về mặt kinh nghiệm trồng cây thanh long
4.3.4. Về hình thức trồng thanh long 5
4.4. Tình hình tiêu thụ thanh long 6
4.5. Phân tích hiệu quả kinh tế của việc trồng thanh long tại huyện Châu Thành-Long An
4.6. Phân tích các tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng thanh long 37
4.7. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc trồng thanh long của nông hộ ở huyện Châu Thành 0
4.7.1 Thuận lợi 0
4.7.2. Khó khăn 41
4.8. Những điểm còn hạn chế trong sản xuất thanh long của nông hộ ở huyện Châu Thành 3
Chương 5: Các giải pháp để nâng cao hiệu quả trồng thanh long của hộ nông dân ở huyện Châu Thành tỉnh Long An 4
5.1. Quan điểm phát triển chung của huyện 4
5.2. Các mục tiêu quan trọng để phát triển vườn thanh long của huyện Châu Thành 4
5.2.1. Mục tiêu 44
5.2.2. Một số giải pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu trên 5
5.3. Một số giải pháp đối với hộ nông dân trồng thanh long ở huyện 5
Chương 6: Kết luận và kiến nghị 7
6.1. Kết luận 47
6.2. Kiến nghị 8
Tài liệu tham khảo 51
84 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6516 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở huyện châu thành tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ê. Cũng từ bảng phụ lục 18, cho thấy: trung bình năng suất trồng thanh long bám trên trụ bê tông là 471 kg/công. Trong khi đó, trung bình năng suất tròng thanh long cho bám trên trụ cây sống là 90 kg/công. Với sự chênh lệch 381 kg/công. Đến đây ta có thể khẳng định, việc trồng thanh long bằng trụ bê tông tuy chi phí đầu vào cao nhưng đem lại năng suất cao. Năng suất cao sẽ làm tăng thu nhập cho người trồng thanh long.
4.6. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH NHẰM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TỄ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG THANH LONG
Bảng 4.18 CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA NÔNG HỘ
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Trung bình
Tổng diện tích trồng thanh long/ hộ
Công
5,92
Năng suất chính vụ
Kg/công
792,12
Giá bán chính vụ
đồng/kg
2.530,30
Năng suất trái vụ
Kg/công
3.866,67
Giá bán trái vụ
đồng/kg
7.455
Tổng chi phí không có lao động nhà
1.000đồng/công
23.189,97
Tổng chi phí có lao động nhà
1.000đồng/công
25.978,89
Doanh thu chính vụ
1.000đồng/công
1.976,67
Doanh thu trái vụ
1.000đồng/công
28.641,52
Lợi nhuận không có lao động nhà
1.000đồng/công
7.428,19
Lợi nhuận có lao động nhà
1.000đồng/công
4.639,29
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Sau đây có thể tiến hành phân tích các số liệu ở bảng số liệu trên:
- Phân tích năng suất:
Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất trung bình của thanh long là
4.658,79 kg/công (trong đó năng suất trung bình của vụ chính là 792,12 kg/công, trái vụ là 3.866,67 kg/công) .Sở dĩ, năng suất trái vụ cao hơn so với chính vụ là vì vào trái vụ người dân sử dụng biện pháp xông đèn để kéo dài ngày cho thanh long ra trái để tăng thêm thu nhập. Với lợi thế đó, khó cây ăn trái nào sánh kịp vì thanh long cho trái quanh năm từ tháng 4 đến tháng 9 là tự nhiên, tháng 10 đến tháng 3 năm sau khi kích thích bằng cách thắp đèn để cho ra trái vụ nghịch. Cây thanh long cho một sản lượng cao và lợi nhuận lớn, 1 năm có thể thu hoạch trái được 3 lần vụ nghịch mỗi lần thu hoạch cho sản lượng trên 1.000 kg/công và khoảng 6 đến 7 lần vụ thuận với sản lượng khoảng trên 500kg/công. Do vụ thuận
thanh long ra trái gói đầu (trên cây vừa có nụ, hoa và trái). Vì vậy, mà năng suất vụ thuận sẽ thấp hơn vụ nghịch, ở vụ nghịch khi nông hộ thắp đèn thì nụ sẽ tập trung ra cùng lúc như thế cây không phải mất nhiều dinh dưỡng sẽ cho năng suất cao hơn vụ thuận. Tuỳ theo thời tiết và giá cả mà nông hộ có thể thắp đèn nhiều lần hơn, để tăng năng suất đem lại thu nhập cao cho nông hộ. Đây cũng là lợi thế của cây thanh long so với các loại cây trồng khác của huyện.
- Phân tích về giá bán:
Khi vào chính vụ giá bán của thanh long trung bình khoảng 2.500 đồng/kg, trong khi đó giá bán trái vụ trung bình 7.500 đồng/kg. Có khi giá thanh long trái vụ lên rất cao chẳng hạn như từ sau Tết tới nay giá thanh long tăng liên tục giá bán có khi lên đến 15.000 đồng/kg, tăng gấp 2 lần so với trước Tết. Nhưng khi được giá thì lại mất mùa, trong khi giá cao mà thời tiết hiện nay thất thường, phương pháp xông đèn cho cây ra hoa trái vụ tỉ lệ đạt thấp, năng suất cũng giảm. Mùa vụ chính của thanh long tập trung vào từ tháng 4 đến tháng 9 nên giai đoạn này mất cân đối giữa cung và cầu. Mặt khác, thời điểm này lại trúng vào mùa vụ của một số trái cây khác như: xoài, chôm chôm, sầu riêng, mận, khiến cho giá bán thanh long giảm sút thấp nhất (khoảng 1.000 đồng/ kg) so với thời giá trong năm. Tình trạng này ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng thanh long. Nhìn chung, giá cả đầu ra của thanh long không ổn định làm cho người dân không yên tâm sản xuất.
- Phân tích chi phí và lợi nhuận:
Theo số liệu điều ra từ 33 hộ trồng thanh long được lập nên bảng ở trên cho thấy tổng chi phí bình quân không có tính lao động gia đình khi trồng thanh long là 23.189.970 đồng /công/ năm. Nhưng khi tính lao động gia đình vào thì tổng chi phí tăng lên đáng kể là 25.978.890 đồng/ công/ năm. Chênh lệch nhau giữa tổng chi phí có tính lao động gia đình và tổng chi phí không tính lao động gia đình là khá lớn 2.788.920 đồng/ công/ năm.
Sự khác biệt lớn về tổng chi phí không có lao động gia đình và tổng chi phí có lao động gia đình kéo theo sự khác biệt giữa lợi nhuận đạt được khi không có lao động gia đình và lợi nhuận đạt được khi có tính lao động gia đình. Qua bảng
4.18 cho thấy chênh lệch giữa lợi nhuận không có lao động gia đình và lợi nhuận
có tính lao động gia đình trung bình là 2.788.900 đồng/ công/ năm. Theo tâm lý của người nông dân thông thường khi tính toán lời lỗ cho một năm sản xuất thì họ chỉ tính lợi nhuận không có công lao động gia đình vào, vì tâm lý người dân là luôn muốn lấy công làm lời. Nhưng thực chất, lợi nhuận không có công lao động gia đình là một con số không đúng thực tế so với những khoản chi phí thực sự đã bỏ ra. Trong đó, như đã phân tích ở các phần trước, chi phí có tính công lao động gia đình cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí. Cho nên, lợi nhuận sau khi đã tính toán hết cho tất cả các khoản chi phí, kể cả chi phí lao động gia đình thì mới là lợi nhuận thực sự đạt được khi sản xuất.
Sau đây là một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất tính trên 1 công diện tích đất trồng thanh long:
Bảng 4.19 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRÊN 1
CÔNG ĐẤT TRỒNG THANH LONG CỦA NÔNG HỘ
Chỉ tiêu
ĐVT
Trung bình
Tổng chi phí
1.000 đồng
23.189,97
Doanh thu
1.000 đồng
30.618,19
Lợi nhuận
1.000 đồng
7.428,19
Doanh thu / Chi phí
Lần
1,32
Lợi nhuận/ Chi phí
Lần
0,32
Lợi nhuận/ Doanh thu
Lần
0,24
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, trong 1 đồng chi phí mà hộ nông dân bỏ ra cho việc trồng thanh long thì thu lại được 1,32 đồng doanh thu. Và trong 1 đồng chi phí bỏ ra thì người trồng thanh long thu lại được 0,32 đồng lợi nhuận. Tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu là 0,24 lần có nghĩa là trong một đồng doanh thu mà người trồng thanh long thu được thì có 0,24 đồng lợi nhuận.
Qua kết quả phân tích chi phí sản xuất cùng với các tỷ số tài chính trên cho thấy việc trồng thanh long thanh long đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người trồng thanh long ở huyện Châu Thành. Vì vậy, người trồng thanh long nên duy trì hoạt động này và hướng tới mở rộng qui mô để nguồn thu từ trồng thanh long trở thành nguồn thu chính của gia đình. Với kết quả phân tích trên có thể
giúp cho nông hộ có hướng trồng thanh long tốt hơn để mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất.
4.7 ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC TRỒNG THANH LONG CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH
4.7.1 Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc trồng thanh long ở huyện Châu Thành, huyện có nhóm đất phù sa, lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho trồng thanh long.
Nguồn vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp rất phong phú, dễ mua như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại các đại lý.
Nông dân có kinh nghiệm trong trồng thanh long, phần lớn họ siêng năng, cần cù, chịu khó học hỏi.
Các tổ chức tín dụng trong huyện đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân trong vay vốn để trông thanh long. Trong 33 nông hộ được điều tra cho thấy 80% nông hộ trả lời không gặp khó khăn gì trong việc vay vốn.
Cây thanh long dễ cho hoa trái vụ, chỉ cần kích thích đèn điện vào ban đêm trong thời gian ngắn nhất định là được (thường là 15-20 ngày). Nhờ vậy có thể rãi vụ, tránh dồn hàng, dội chợ.
Hiện nay giá thanh long vụ nghịch tương đối ổn định, nên thu nhập của người trồng thanh long ở huyện khá hơn các loại cây trồng khác.
Cây thanh long ít bị sâu bệnh tấn công hơn so với các cây trồng khác nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất hạn chế. Đây chính là lợi thế bảo đảm mức độ an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, cho người trồng thanh long và hạn chế được ô nhiễm môi trường.
Năng suất thanh long khá ổn định, ít bị rủi ro, nhiệm kỳ kinh tế kéo dài, đầu tư nước tưới ít hơn các loại cây trồng khác; do đó hiệu quả kinh tế sẽ lớn hơn các cây ăn trái khác.
4.7.2 Khó khăn
Sau khi phân tích ta thấy việc trồng thanh long của nông hộ còn gặp những khó khăn sau:
Bảng 4.20 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRỒNG THANH
LONG CỦA NÔNG HỘ
Chỉ tiêu
Số điểm
Xếp hạng
Giá vật tư và công lao động tăng
5,97
1
Thiếu hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh
5,33
2
Thiếu lao động trong thu hoạch
4,94
3
Bị bệnh, ruồi đục trái
4,21
4
Ảnh hưởng của thời tiết
4,18
5
Giá cả thanh long không ổn định
3,85
6
Thiếu kỹ thuật sản xuất
3,79
7
Thiếu vốn đầu tư
3,36
8
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2009)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, khó khăn lớn nhất của người trồng thanh long là giá cả vật tư và công lao động tăng. Giá phân bón ngày càng tăng gây trở ngại cho người trồng thanh long trong việc chăm sóc bón phân cho cây, trong khi đó giá phân bón năm nay tăng gấp 2-3 lần so với mấy năm trước (như giá phân DAP hiện nay khoảng 800.000 đồng /bao 50kg, trong khi đó giá phân DAP năm
2007 chỉ khoảng 500.000 đồng/ bao 50 kg, đầu năm 2008 giá phân DAP tăng lên khoảng 1.000.000 đồng – 1.100.000 đồng/ bao 50 kg), Trong khi đó phân bón lại là yếu tố không thể thiếu trong việc chăm sóc thanh long. Người nông dân trồng thanh long chủ yếu là bán trái, do vào đợt trái nhiều cần phải có nhiều công lao động để: cắt trái, đem trái vào chỗ mát, chở đến dựa mua. Tại thời điểm phỏng vấn lao động nam là 80.000 đồng/ngày công (chưa tính cơm), lao động nữ là
50.000 đồng/ ngày công. Nguyên nhân, giá lao động tăng là do trong nông nghiệp có tính chất thời vụ nên người lao động đã tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp để kiếm thêm thu nhập, như làm công nhân tách hạt điều, lên tỉnh thành phố làm. Do đó dẫn đến việc thiếu lao động nên làm cho giá lao động ngày càng tăng.
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc trồng thanh long chưa hoàn chỉnh như về hệ thống thủy lợi, có những hộ nông dân ở cách xa nguồn nước nên tốn rất nhiều chi phí cho việc dẫn nước tới vườn thanh long, do phần đất nông nghiệp của huyện ở cuối nguồn khi thời tiết diễn biến phức tạp làm cho thiếu nước vào mua khô. Cây thanh long tuy chịu hạn giỏi nhưng nếu thiếu nước và nắng hạn kéo dài thì sẽ làm cây mất sức, chậm sinh trưởng, giảm khả năng ra hoa đậu quả và năng suất trái sẽ giảm nhiều. Vì vậy, hệ thống thuỷ lợi không hoàn chỉnh không cung cấp đủ nước tưới tiêu sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất giảm thu nhập của người trồng thanh long. Đây cũng là khó khăn lớn của người trồng thanh long của huyện.
Do trồng thanh long chỉ cần nhiều lao động trong lúc thu hoạch trái, vì trong quá trình chăm sóc người dân thường sử dụng lao động nhàn rỗi của gia đình mà không thuê thêm lao động. Mà đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở huyện lại mang tính thời vụ nên khi hết mùa vụ thì những lao động nông thôn dư thừa không có việc làm nên họ phải tìm việc làm ở các khu công nghiệp. Làm cho thiếu lao động trong lúc thu hoạch thanh long, vì vậy mà người trồng thanh long phải huy động cả gia đình trong mỗi lần thu hoạch trái (thời gian thanh long bắt đầu ra nụ đến lúc hái trái khoảng 50-55 ngày).
Ảnh hưởng của thời tiết cũng là một khó khăn trong việc trồng thanh long, vào đợt xông đèn thanh long rãi vụ thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đạt của thanh long. Qua điều tra thì đa số (gần 100%) người trồng thanh long nói rằng khi thắp đèn thanh long gặp thời tiết lạnh tỷ lệ đậu trái không đạt vì vậy phải thắp đèn thêm nhiều đêm nữa (một đêm thắp khoảng 100KW -150 KW /công) làm tốn thêm phần chi phí tiền điện (thường thì thắp đèn khoảng 15-20 đêm là xuống đèn).Hoặc khi trái chín găp mưa nhiều thì trái sẽ bị nứt trái, bị ruồi đục quả khi chưa thu hoạch trái sẽ làm giảm năng suất trái.
Giá cả đầu ra của trái thanh long không ổn định. Giá cả luôn biến động, có khi giá rất cao cũng có khi giá lại xuống rất thấp Mà trồng thanh long mang tính thời vụ, giá mỗi vụ sẽ khác nhau. Như khi mới vào chính vụ giá thanh long ở mức giá 3.000 đồng đến 5.000 đồng/kg, nhưng khi vào rộ thì giá tụt xuống chỉ còn 1.500 đồng đến 2.500 dồng/kg. Giá thanh long vào mùa xông đèn có khi lên
tới 15.000 đồng/kg, có khi chỉ có 5.000 đồng/kg. Giá cả thị trường luôn biến
động làm cho người dân không yên tâm sản xuất.
Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân còn nhiều hạn chế. Tuy người dân đã có ý thức trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình trồng thanh long nhưng con số này và chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do người trồng thanh long chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của mình tích lũy được hay học hỏi từ bạn bè trong việc trồng và chăm sóc cây. Mặt khác do trình độ của người trồng thanh long còn hạn chế trong khi đó kỹ thuật về trồng thanh long đạt tiêu chuẩn thì lại khó tiếp thu. Cần tăng cường đội ngũ khuyến nông đi tiếp xúc trực tiếp với các hộ nông dân để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất tận người dân.
Qua kết quả phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu thì có tới 72,7% nông hộ không đủ vốn để trồng thanh long, vì chi phí cho cây thanh long ban đầu là khá cao. Trong đó chi phí cho đất, trụ đỡ và trạm biến áp là đáng kể nhất. Vì vậy mà hộ phải vay thêm vốn từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc ngân hàng chính sách để trang trải các chi phí đó.
4.8. NHỮNG ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT THANH LONG CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH
- Trong khi đó cây thanh long chưa thật sự được đầu tư đúng mức, phần lớn người trồng thanh long đầu tư chủ quan theo cảm tính. Người dân trồng thanh long còn mang tính độc canh. Đối với vườn thanh long mới trồng, những năm đầu người dân chưa khai thác hết quỹ đất để tạo mô hình trồng xen lấy ngắn nuôi dài nhằm tạo thêm lợi nhuận ngoài cây thanh long. Người dân chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong quá trình trồng thanh long (sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, các dụng cụ tuới phun tự động)
- Đầu mối tiêu thụ còn hạn hẹp và mang tính trung gian, cá thể. Do đó chưa khai thác được thế mạnh của trái thanh long trên thị trường, mặc dù đã có mặt trên thị trường trái cây trong và ngoài Tỉnh từ lâu, nhưng đến nay thanh long Châu Thành vẫn chưa có được thương hiệu cho riêng mình.
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG THANH LONG CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN
5.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA HUYỆN
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nguồn nhân lực, tài nguyên đất, nguồn nước) mở rộng sản xuất, lấy hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống làm tiêu chuẩn phát triển. Phát triển sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ. Thực hiện tốt chiến lược tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khá, ổn định và bền vững, từng bước hội nhập kinh tế Quốc tế và khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hiệu quả, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại và dịch vụ, từng bước phát triển công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến nông sản. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mặt bằng dân trí, cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao cho nền kinh tế. Mở rộng sản xuất đi đôi với bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái, ngăn chặn mọi nguy cơ gây ô nhiễm, bảo đảm tính bền vững cho nền kinh tế huyện Châu Thành.
5.2. CÁC MỤC TIÊU QUAN TRỌNG ĐỂ PHÁT TRIỂN VƯỜN THANH LONG CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH
5.2.1. Mục tiêu
Từ những hạn chế và khó khăn đã phân tích trên cần xác định được mục tiêu để phát triển cây thanh long Châu Thành:
- Phải xây dựng thương hiệu cho thanh long Châu Thành
- Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả thanh long theo hướng thâm canh bền vững.
- Sản xuất theo quy trình an toàn thực phẩm đúng tiêu chuẩn GAP (là tiêu chuẩn thực hành Nông nghiệp tốt).
- An toàn thực phẩm và an sinh cho người lao động.
- Mở rộng diện tích trồng thanh long đến năm 2010 là 1.500 hecta, trong khi diện tích trồng thanh long hiện có của huyện khoảng 1.200 hecta.
5.2.2. Một số giải pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu trên
Cập nhật và xây dựng hoàn chỉnh quy trình sản xuất cây Thanh long theo tiêu chuẩn GAP trong điều kiện thực tế của huyện.
Xây dựng một số mô hình thí điểm theo quy trình tiêu chuẩn Gap, từ đó quảng bá và mở rộng mô hình này vào trong sản xuất của bà con.
Thực hiện các bước đăng ký thương hiệu cho trái Thanh long Châu Thành- Long An.
Thực hiện các yêu cầu nội dung kỹ thuật trong sản xuất GAP, như an toàn dư lượng các chất gây độc, sản xuất trái thanh long có chất lượng cao (về hình dáng đẹp, an toàn, ngon) dù giá cao nhưng vẫn được chấp nhận, cần có một số biện pháp để nâng cao năng suất góp phần tăng thu nhập cho người dân và để phát triển thanh vườn thanh long ổn định.
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG THANH LONG Ở HUYỆN:
+ Cùng với kinh nghiệm tự có của mình người trồng thanh long cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm với bà con, hàng xóm về quá trình trồng thanh long có hiệu quả và đạt năng suất cao.
+ Trong quá trình chăm sóc, cần sử dụng các nguồn lực về lao động, phân bón, thuốc, nhiên liệu, một cách tiết kiệm, hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa chi phí đầu vào.
+ Tham gia các lớp tập huấn về cây thanh long: Nên tham gia các lớp dạy về cách trồng và chăm sóc thanh long sao cho đạt được năng suất cao nhất, tiếp cận các thông tin về loại bệnh thường gặp ở thanh long, đồng thời cần trang bị cho mình các kiến thức về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Cần cải tạo các vườn thanh long trồng bằng trụ sống sang trồng trụ bê tông. Vì khi trồng bằng trụ bê tông sẽ cho năng suất trái cao hơn, dễ chăm sóc, dễ thu hoạch trái, trong khi trồng bằng trụ sống thanh long sẽ phát triển theo chiều cao của cây sống, khó hái trái, tốn thêm chi phí rữa cây hằng năm. Đồng thời, khi cải tạo vườn thanh long thì nông hộ cũng cần quan tâm đến giống, không sử dụng lại giống đang có của gia đình mà mua giống mới ở các cơ sở bán cây giống, các Viện nghiên cứu để trồng có hiệu quả hơn và năng suất sẽ cao hơn. Vì khi mua
giống ở cơ sở cây giống, Viện nghiên cứu thì giống đã được chọn lựa và nghiên cứu để tạo ra giống có khả năng kháng sâu bệnh, mau ra trái, đem lại năng suất
cao.
+ Một số nông hộ vẫn còn đặc điểm là sản xuất riêng lẽ, mạnh ai nấy làm và trong thực tế họ đã gặp khó khăn trong việc chăm sóc, bón phân cúng như gặp khó khăn trong bán sản phẩm. Do đó, các nông hộ cần phải có sự liên kết lại với nhau để giảm bớt chi phí đầu vào cũng như giúp nhau về kỹ thuật trồng, chăm sóc thanh long, và cùng tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Cụ thể là những hộ trồng thanh long gần nhau ở xa nguồn nước thì cần có sự liên kết lại để dẫn nước vào vườn, vì nước tưới có ảnh hưởng lớn tới năng suất trái. Ngoài ra nông hộ cần liên kết về việc hạ bình xông điện, nếu có được sự liên kết này nông dân sẽ giảm được các khoản chi phí đầu vào như giảm được chi phí về ống dẫn nước, khi hạ bình sẽ tiền điện sẽ thấp hơn. Liên kết lại để mua vật tư như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vì mua với số lượng nhiều giá rẽ hơn các nông hộ mua riêng lẻ. Từng nông hộ nhỏ lẻ khi bán sản phẩm sẽ dễ bị ép giá hơn. Vì vậy cần liên kết lại để ký hợp đồng với thương lái, Hợp tác xã thanh long.
+ Thời gian đầu trồng thanh long, người dân cần trồng thêm các cây ngắn ngày lấy ngắn nuôi dài để tạo thêm thu nhập cho gia đình.
6.1. KẾT LUẬN
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình khảo sát và phân tích được trình bày ở những chương trước cho thấy được hiệu quả của mô hình trồng thanh long ở huyện Châu Thành tỉnh Long An thể hiện một số điểm nổi bật như sau:
+ Đối với tình hình chung của nông hộ trồng thanh long có một số điểm như sau: diện tích đất trồng thanh long của nông hộ tương đối ít (bình quân 5,92 công), do chi phí đầu tư cho vườn thanh long cao nên nông hộ có nhu cầu vay thêm vốn để tạo và phát triển vườn thanh long. Nguyên nhân chính và phổ biến khi nông hộ chọn trồng thanh long là do đem lại lợi nhuận cao, cây thanh long lại phù hợp với loại đất của huyện và do người dân trồng theo phong trào địa phương, cây thanh long được xử lý cho trái quanh năm, đem lại thu nhập ổn định cho nông hộ. Kinh nghiệm trồng thanh long của nông hộ có được chủ yếu là do trong quá trình trồng đúc kết được rồi rút ra kinh nghiệm cho bản thân và chủ yếu do học hỏi từ gia đình, hàng xóm và bạn bè.
+ Qua những phân tích ở chương 4, cho thấy, về mặt chi phí vật chất thì do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các chi phí của nông hộ. Về mặt chi phí lao động thì do chi phí thuê lao động ngoài cũng tương đối cao, nên để giảm thiểu chi phí, đa số nông hộ sử dụng nguồn lao động gia đình là chủ yếu. Về mặt doanh thu thì năng suất và giá bán trung bình của mỗi hộ tương đối cao, đem lại doanh thu cao hơn so với các loại cây trồng khác của huyện. Đồng thời, qua một số tỷ số tài chính, cho thấy việc trồng thanh long của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu có hiệu quả về mặt kinh tế.
+ Trong sản xuất, nông dân có một số thuận lợi là cây thanh long là cây dễ trồng, đang được một số thị trường lớn trong và ngoài nước ưa chuộng. Đồng thời, cũng gặp không ít khó khăn là giá vật tư và giá lao động đều tăng, thiếu hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, giá cả không ổn định, gặp rủi ro về sự bất thường của thời tiết, thường bị thương lái ép giá khi mua bán, kinh nghiệm tự có của bản thân là chính. Để việc trồng thanh long đem lại hiệu quả cao, đề tài có đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao năng suất góp phần tăng thu nhập của nông hộ trồng thanh long.
6.2. KIẾN NGHỊ
- Đối với nông dân trồng thanh long:
+ Cần tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, Câu lạc bộ khuyến nông, Hội nông dân, Hội làm vườn, Hợp tác xã… để dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, kiến thức mới, khoa học nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất cụ thể của từng nông hộ lại có thị trường cho đầu ra. Không nên quá cứng nhắc chỉ với kinh nghiệm bản thân mà cần tiếp thu ý kiến của cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học.
+ Giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư như: về phân bón, thay vì bón phân vô cơ, chú trọng việc bón phân hữu cơ, bón phân đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng; về nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn lao động cũng cần sử dụng hợp lý.
+ Tạo liên kết sản xuất với các hộ nông dân khác để trao đổi kinh nghiệm nhằm giảm rủi ro trong sản xuất, không bị thương lái ép giá trong mua bán.
- Đối với Hợp tác xã, Hội làm vườn trồng thanh long:
+ Cần tìm các nhà cung cấp nguồn lực đầu vào với chi phí thấp nhất, tìm các nhà thu mua ở đầu ra có uy tín, ổn định, mua với giá cao, không ép giá, có ký hợp đồng (ví dụ như các thương lái có uy tín, siêu thị, các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thu mua trái cây trong nước, xuất khẩu).
+ Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả thì mới có khả năng khuyến khích nông dân tích cực tham gia vào tổ chức.
+ Để hoạt động hiệu quả hơn, Hợp tác xã cần phối hợp hiệu quả với Phòng Nông nghiệp huyện cùng các cơ quan chính quyền có liên quan tại địa phương để đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong từng thời kỳ nhằm xây dựng thương hiệu thanh long Châu Thành, đồng thời mở rộng thị trường.
+ Hội làm vườn huyện giúp nông hộ chuyển đổi cơ câu cây trồng theo hướng quy hoạch tập trung của huyện, với mục tiêu là chuyển đổi từ cây thanh long trồng từ trụ cây sống sang trồng trụ bê tông để tăng năng suất và chất lượng cây trồng theo hường sản xuất thanh long sạch, an toàn, bền vững hệ sinh thái
vùng trồng thanh long của huyện, để cung cấp sản phẩm trái cây cho thị trường trong nước và xuất khẩu tăng thu nhập cho nông hộ và phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới.
- Đối với các đối tượng thu mua (thương lái):
+ Nên bao tiêu sản phẩm cho nông dân, mua bán theo giá thỏa thuận hợp lý, đôi bên cùng có lợi, tránh tình trạng ép giá nông dân.
+ Chủ động tìm tòi, học hỏi để có phương thức bảo quản sau thu hoạch hiệu quả, giảm tỷ lệ hao hụt trong khâu vận chuyển.
+ Đẩy mạnh phát triển ở thị trường cũ, tìm kiếm thị trường mới.
+ Cần thường xuyên tìm hiểu thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường qua các phương tiện truyền thông; nếu có thể, tìm kiếm cơ hội tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hội thảo kinh doanh…
+ Nếu có điều kiện về vốn, kinh nghiệm, các điều kiện về cơ sở pháp lý, có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty chuyên thu mua, phân phối thanh
long.
- Đối với các cơ sở cây giống và Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam:
+ Cần có các nghiên cứu khoa học về việc kích thích ra hoa, chống rụng bông, rụng trái, phòng và trừ bệnh bảo quản sau thu hoạch về cây Thanh long để nhanh chóng triển khai đến nông dân, thương lái nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ thanh long.
+ Cần tiếp xúc, trao đổi thường xuyên với nông dân, thương lái để tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn, kết hợp với các lý thuyết khoa học để có các kết luận khoa học đầy đủ, hoàn chỉnh.
+ Cần phối hợp với các cơ quan chính quyền tại địa phương, cụ thể là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để tăng cường mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân.
- Đối với Ban khuyến nông các xã trồng thanh long của huyện tiêu biểu là 3 xã: Long Trì, Dương Xuân Hội và An Lục Long cần phối hợp với các cơ quan chức năng, điển hình là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện:
+ Phối hợp với các nhà khoa học, thường xuyên mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng cây thanh long đến nông dân, đến thương lái thường xuyên
hoạt động tại địa phương; tích cực kêu gọi, tạo mọi điều kiện để tất cả mọi hộ
nông dân, thương lái được tham gia để nâng cao kiến thức.
+ Phối hợp với Hợp tác xã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong từng thời kỳ nhằm xây dựng thương hiệu thanh long Châu Thành- Long An; mở rộng thị trường; đồng thời tìm nguồn cung cấp đầu vào với chi phí thấp.
+ Định hướng xây dựng, phát triển 03 địa bàn đã được nghiên cứu trong đề tài thành vùng sản xuất chuyên canh cây thanh long; tránh tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát.
- Đối với các ngành điện lực, Ngân hàng cần có những cơ chế đầu tư và cho vay thoáng hơn nhằm giúp cho những nông hộ trồng thanh long có điều kiện cải tạo, xây dựng vườn thanh long đủ tiêu chuẩn GAP. Để trái thanh long Châu Thành nói riêng, thanh long Việt Nam nói chung có đủ điều kiện xâm nhập thị trương thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu ngiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Huỳnh Trường Huy (2007). Giáo trình kinh tế sản xuất, Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân (2004). Giáo trình Kinh tế lượng, nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Hồng Điệp (2007). Đề tài nghiên cứu khoa học “Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà thịt công nghiệp tại huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre”, Khoa Kinh tế-QTKD, Trường Đại học Cần Thơ.
5. Ông Thế Vinh (2008). Đề tài ngiên cứu khoa học “Phân tích nhu cầu hợp tác xã của nông hộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang”, Khoa Kinh tế-QTKD, Trường Đại học Cần Thơ.
6. Phan Đức Dũng. Kế toán tài chính,Khoa Kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (2008). Báo cáo kết quả thực hiện năm 2008 và kế hoạch năm 2009.
8. Trần Quốc Khánh, Hoàng Ngọc Việc, Nguyễn Đình Nam, Ngô Đức Cát, Phạm Văn Khôi, Vũ Thị Minh (2005). Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
9. Trung tâm khuyến nông Quốc gia. Tài liệu về “GAP Thanh Long”.
10. Từ điển Thuật ngữ kinh tế học (2001), Nhà xuất bản từ điển Bách khoa Hà
Nội.
11. Võ Thị Thanh Lộc (2001). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế, nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tuoi dap vien
Frequency
Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid tuoi tu (25-45)
tuoi tu (46-55) tuoi tu (56-60) Total
21
9
3
33
63.6
27.3
9.1
100.0
63.6
27.3
9.1
100.0
63.6
90.9
100.0
Phụ lục 2: Trinh do hoc van
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Mu chu
Cap1
Cap2
Cap3
Total
2
13
14
4
33
6.1
39.4
42.4
12.1
100.0
6.1
39.4
42.4
12.1
100.0
6.1
45.5
87.9
100.0
Phu lục 3: Nam trong trot
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Duoi 6 nam
Tu 6-15 nam Tu 16-20 nam Tren 20 nam Total
5
19
7
2
33
15.2
57.6
21.2
6.1
100.0
15.2
57.6
21.2
6.1
100.0
15.2
72.7
93.9
100.0
Phụ lục 4: Ly do de trong
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
24
9
33
72.7
27.3
100.0
72.7
27.3
100.0
72.7
100.0
Ly do chat luong cao
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
11
22
33
33.3
66.7
100.0
33.3
66.7
100.0
33.3
100.0
Ly do loi nhuan cao
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
30
3
33
90.9
9.1
100.0
90.9
9.1
100.0
90.9
100.0
Ly do phu hop dat
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
26
7
33
78.8
21.2
100.0
78.8
21.2
100.0
78.8
100.0
Ly do de tieu thu
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
10
23
33
30.3
69.7
100.0
30.3
69.7
100.0
30.3
100.0
Ly do theo phong trao
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
21
12
33
63.6
36.4
100.0
63.6
36.4
100.0
63.6
100.0
Phụ lục 5: Dien tich trong
Frequency
Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Dtich tu 1-5cong
Dtich tu 5-10cong Dtich tu 10-15cong Dtich tren 15cong Total
17
11
3
2
33
51.5
33.3
9.1
6.1
100.0
51.5
33.3
9.1
6.1
100.0
51.5
84.8
93.9
100.0
Ph ụ l ục 6: Kinh nghiem gia dinh truyen lai
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
28
5
33
84.8
15.2
100.0
84.8
15.2
100.0
84.8
100.0
Kinh nghiem tu sach bao
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Có
khồng
Total
11
22
33
33.3
66.7
100.0
33.3
66.7
100.0
33.3
100.0
Kinh nghiem tu lop tap huan
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
11
22
33
33.3
66.7
100.0
33.3
66.7
100.0
33.3
100.0
Kinh nghiem tu hang xom
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
22
11
33
66.7
33.3
100.0
66.7
33.3
100.0
66.7
100.0
Kinh nghiem tu can bo khuyen nong
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
7
26
33
21.2
78.8
100.0
21.2
78.8
100.0
21.2
100.0
Phụ lục 7: Tru bam thanh long duoc ma hoa
Frequency
Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid cay song (dong,me tay)
tru be tong
Total
10
23
33
30.3
69.7
100.0
30.3
69.7
100.0
30.3
100.0
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co khong Total
24
9
33
72.7
27.3
100.0
72.7
27.3
100.0
72.7
100.0
Phụ lục 9: Vay von de mua giong
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid khong
33
100.0
100.0
100.0
Vay von de mua phan
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
16
17
33
48.5
51.5
100.0
48.5
51.5
100.0
48.5
100.0
Vay von de mua thuoc
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co khong Total
3
30
33
9.1
90.9
100.0
9.1
90.9
100.0
9.1
100.0
Vay von de lam tru be tong
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
14
19
33
42.4
57.6
100.0
42.4
57.6
100.0
42.4
100.0
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co khong Total
22
11
33
66.7
33.3
100.0
66.7
33.3
100.0
66.7
100.0
Phụ lục 10: Nguon giong
Frequency
Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid tu hang xom
tu co
tu ba con
Total
2
26
5
33
6.1
78.8
15.2
100.0
6.1
78.8
15.2
100.0
6.1
84.8
100.0
Phụ lục 11: ban thanh long cho ai
Frequency
Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Thuong lai trong xom
Tu cho di ban
Thuong lai tu lai vuon mua
Total
21
2
10
33
63.6
6.1
30.3
100.0
63.6
6.1
30.3
100.0
63.6
69.7
100.0
Phụ lục 12: Ban do moi quen
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
20
13
33
60.6
39.4
100.0
60.6
39.4
100.0
60.6
100.0
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co khong Total
20
13
33
60.6
39.4
100.0
60.6
39.4
100.0
60.6
100.0
Do co uy tin
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co khong Total
13
20
33
39.4
60.6
100.0
39.4
60.6
100.0
39.4
100.0
Do de lien lac
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co khong Total
16
17
33
48.5
51.5
100.0
48.5
51.5
100.0
48.5
100.0
Do tra tien mat ngay
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
14
19
33
42.4
57.6
100.0
42.4
57.6
100.0
42.4
100.0
Phụ lục 13: Nguon cung cap thong tin tu bao chi
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
19
14
33
57.6
42.4
100.0
57.6
42.4
100.0
57.6
100.0
Thong tin tu thuong lai tu nhan
Valid
co
11
33.3
33.3
33.3
khong
22
66.7
66.7
100.0
Total
33
100.0
100.0
Thong tin tu gia dinh ban be
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co khong Total
16
17
33
48.5
51.5
100.0
48.5
51.5
100.0
48.5
100.0
Phụ lục 14: Hinh thuc tra tien ngay
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co khong Total
16
17
33
48.5
51.5
100.0
48.5
51.5
100.0
48.5
100.0
Sau vai ngay moi tra
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co khong Total
17
16
33
51.5
48.5
100.0
51.5
48.5
100.0
51.5
100.0
Ung truoc
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid co
khong
Total
14
19
33
42.4
57.6
100.0
42.4
57.6
100.0
42.4
100.0
Phụ lục 15: Chi phi trung binh tren 1 cong dat trong thanh long
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
cpkhvuon
cpphanbon cpthuoc cpbddd cpdien cpcsthue cpcsgd cpththue cpthgd cpkhac nang suat
chinh vu
gia ban chinh vu
doanh thu chinh vu
nang suat trai
vu
gia ban trai vu
doanh thu trai vu
tong cp co ld nha
tong cp k co ld nha
loi nhuan co ld nha
loi nhuan k co ld nha Valid N
(listwise)
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
33
90000.00
1563000.00
250000.00
3330000.00
2500000.00
.00
1000000.00
.00
108000.00
.00
450.00
2000.00
1000000.00
2400.00
6500.00
19600000.00
14230000.00
11249000.00
495000.00
3350000.00
1042000.00
5500000.00
4880000.00
15000000.00
16000000.00
4600000.00
3950000.00
1500000.00
1620000.00
7250000.00
1920.00
3000.00
5100000.00
4850.00
8500.00
36370000.00
37255000.00
34400000.00
11019000.00
14341000.00
700393.9394
4042060.6061
698030.3030
5615272.7273
9429757.5758
690348.4848
2281106.0606
382363.6364
507803.0303
1631757.5758
792.1212
2530.3030
1976666.6667
3866.6667
7454.5455
28641515.1515
25978893.9394
23189984.8485
4639287.8788
7428196.9697
329621.55757
907181.65695
838356.25948
1836242.75480
3472015.72424
1261515.12628
838386.20797
260997.31418
403258.21325
1723175.39426
395.14046
352.21163
934851.81535
599.95660
402.40753
4245465.50099
4978150.83916
5131925.40239
2423886.65496
2374980.48985
Phụ lục 16: Kiểm định mối quan hệ giữa trình độ văn hoá với thm gia tập huấn và áp dung khoa học kỹ thuật
Case Processing Summary
Cases
Valid
Missing
Total
N
Percent
N
Percent
N
Percent
ap dung KHKT * trinh do hoc van duoc ma hoa lai
33
100.0%
0
.0%
33
100.0%
ap dung KHKT * trinh do hoc van duoc ma hoa lai Crosstabulation
Count
trinh do hoc van duoc ma hoa lai
Total
mu chu
cap1
cap 2
cap3
ap dung co
KHKT khong
Total
1
1
2
4
9
13
11
3
14
4
0
4
20
13
33
Chi-Square Tests
Value
df
Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-
Square Likelihood Ratio Linear-by-Linear Association
N of Valid Cases
9.434(a)
10.882
7.061
33
3
3
1
.024
.012
.008
a 4 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .79.
Case Processing Summary
Cases
Valid
Missing
Total
N
Percent
N
Percent
N
Percent
tham gia tap
huan * trinh do hoc van duoc ma hoa lai
33
100.0%
0
.0%
33
100.0%
tham gia tap huan * trinh do hoc van duoc ma hoa lai Crosstabulation
Count
trinh do hoc van duoc ma hoa lai
Total
mu chu
cap1
cap 2
cap3
tham gia co
tap huan khong
Total
0
2
2
3
10
13
10
4
14
3
1
4
16
17
33
Chi-Square Tests
Value
df
Asymp.
Sig. (2- sided)
Pearson Chi- Square Likelihood Ratio
Linear-by-Linear
Association
N of Valid Cases
9.319(a)
10.422
7.759
33
3
3
1
.025
.015
.005
a 4 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count
is .97.
Phụ lục 17: kiểm đinh chi phí
trubam
N
Mean
Rank
Sum of
Ranks
TCP cay song (dong,me tay)
tru be tong
Total
10
23
33
11.60
19.35
116.00
445.00
Test Statistics(b)
TCP
Mann-Whitney U
Wilcoxon W Z
Asymp. Sig. (2-tailed)
Exact Sig. [2*(1-tailed Sig.)]
61.000
116.000
-2.115
.034
.034(a)
a Grouping Variable: trubam
Phụ lục 18: Kiểm định về năng suất
trubam
N
Mean Rank
Sum of Ranks
nang suat cay song (dong,me tay)
tru be tong
Total
10
23
33
9.00
20.48
90.00
471.00
Test Statistics(b)
nang suat
Mann-Whitney U
Wilcoxon W Z
Asymp. Sig. (2-tailed)
Exact Sig. [2*(1-tailed Sig.)]
35.000
90.000
-3.136
.002
.001(a)
a Grouping Variable: trubam
Phụ lục 19:Cac khoan chi phi cua nong ho trong thanh long trong bang tru cay song
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
chi phi KH vuon
chi phi phan bon chi phi thuoc
chi phi bden ddien chi phi dien tuoi
chi phi cham soc thue chi phi cham soc gia dinh
chi phi thu hoach thue chi phi thu hoach gia dinh
chi phi khac
nang suatr chinh vu gia ban chinh vu doanh thu chinh vu nang suat trai vu
gia ban trai vu doanh thu trai vu tong cp co ldgd tong cp ko ldgd loi nhuan co ldgd loi nhuan k ldgd
Valid N (listwise)
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
90000.00
4000000.00
250000.00
3330000.00
3500000.00
.00
1000000.00
.00
242000.00
.00
450.00
2000.00
1000000.00
2400.00
7000.00
19600000.00
14230000.00
12230000.00
1541000.00
3995000.00
900000.00
5500000.00
571000.00
6070000.00
13400000.00
300000.00
3300000.00
1500000.00
1500000.00
2000000.00
1700.00
3000.00
5100000.00
4500.00
8500.00
31500000.00
29059000.00
26596000.00
7082000.00
10250000.00
338800.0000
4860000.0000
669900.0000
5206000.0000
8935000.0000
564000.0000
2075000.0000
403100.0000
653600.0000
948000.0000
816.0000
2550.0000
2085000.0000
3420.0000
7550.0000
25415000.0000
22874200.0000
20145600.0000
4625800.0000
7354400.0000
374018.65669
512510.16250
79883.87405
878195.11879
3750559.21756
119204.02678
672224.16896
426815.45583
466696.71332
799399.77483
483.39540
368.93239
1332562.27705
698.88801
497.21446
4203308.88177
4948226.11987
4833205.33624
2033799.82627
2286291.62133
Cac khoan chi phi cua nong ho trong thanh long trong bang tru be tong
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
chi phi khau hao vuon
chi phi phan bon chi phi thuoc
chi phi bong den day dien
chi phi dien
chi phi cham soc thue chi phi cham soc gia
dinh
chi phi thu hoach thue
chi phi thu hoach gia dinh
chi phi khac
nang suat chinh vu gia ban chinh vu doanh thu chinh vu nang suat trai vu
gia ban trai vu doanh thu trai vu
tong chi phi co ldgd tong chi phi k co ldgd
loi nhuan co ldgd loi nhuan k co ldgd Valid N (listwise)
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
23
600000.00
1563000.00
550000.00
3500000.00
2500000.00
.00
1012500.00
.00
108000.00
.00
500.00
2000.00
1100000.00
2900.00
6500.00
21750000.0
0
14571000.0
0
11249000.0
0
495000.00
3350000.00
1042000.00
43000000.00
792000.00
15000000.00
16000000.00
4600000.00
3950000.00
600000.00
1620000.00
7250000.00
1920.00
3000.00
3840000.00
4850.00
8000.00
36370000.00
37255000.00
34400000.00
11019000.00
14341000.00
857608.6957
5408173.9130
423217.3913
5793217.3913
9644869.5652
965978.2609
2370717.3913
373347.8261
444413.0435
1595392.4783
781.7391
2521.7391
1929565.2174
4060.8696
7413.0435
30044347.826
1
27328760.869
6
24513630.434
8
4645152.1739
7460282.6087
124648.86650
8230723.36737
90453.38152
2116524.14364
3408840.10271
1430691.33383
899900.66151
155813.80459
365470.38968
1937188.10928
362.13574
352.85398
732878.68437
440.03009
358.41107
3492787.47250
4443373.96343
4765188.85254
2617923.90609
2462211.97589
BẢN CÂU HỎI
PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN TRỒNG THANH LONG HUYỆN CHÂU THÀNH – LONG AN
Phần giới thiệu
Xin chào Ông/Bà. Tôi tên là Nguyễn Thị Mộng Trinh hiện là sinh viên Khoa Kinh tế-QTKD, trường Đại học Cần Thơ, tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài về “Phân tích hiệu quả trồng cây thanh long ở huyện Châu Thành tỉnh Long An”. Xin Ông/Bà vui lòng cho tôi gặp người chịu trách nhiệm chính trong việc trồng thanh long của gia đình.
Chào Ông/bà, xin Ông /bà vui lòng dành chút thời gian để giúp tôi trả lời những thông tin sau. Những thông tin mà Ông/Bà cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật. Xin chân thành cảm ơn!
Mẫu số:……Ngày……..tháng……..năm 2009
Tên người được phỏng vấn:……………………………….. ĐT……………………. Ấp:………………………Xã…………………..Huyện Châu Thành tỉnh Long An A.TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG HỘ TRỒNG THANH LONG
1. Thông tin về người được phỏng vấn:
1.1. Tuổi:………
1.2. Giới tính:……….
1.3. Trình độ văn hoá: (1) Mù chữ (2) Cấp 1 (3) Cấp 2 (4) Cấp 3
1.4. Hiện nay Ông/ Bà có tham gia tổ chức xã hội, đoàn thể ở địa phương không? (1) Có Tiếp câu 1.5
(2) Không Tiếp câu 1.8
1.5. Nếu có, tổ chức gì?.........................
1.6. Chức vụ:…………………..
1.7. Thời gian:………năm
1.8. Ông/ Bà bắt đầu trồng thanh long vào năm nào?...........................................
1.9. Lý do Ông/ Bà trồng cây thanh long? (nhiều lựa chọn)
(1) Dễ trồng (2) Chất lượng cao (3) Lợi nhuận cao
(4) Phù hợp đất (5) Dễ tiêu thụ (6) Theo phong trào địa phương
2. Lao động.
2.1. Tổng số người trong gia đình? ..........................................................................
2.2. Lao động gia đình tham gia trong quá trình trồng thanh long? ........................
2.3.Ông/ Bà có thuê lao động không?
(1) Có Tiếp câu 2.4 (2) Không Tiếp câu 2.6
2.4 Ông/ Bà thuê lao động thường xuyên hay là thuê theo mùa vụ?
..................................................................................................................................
2.5.Lao động thuê:………….. đồng/người/ngày?
2.6. Lý do vì sao Ông/ Bà không thuê lao động?
..................................................................................................................................
2.7. Ngoài việc trồng cây thanh long, hộ tham gia hoạt động gì để tạo thu nhập?
..................................................................................................................................
3. Đất sản xuất.
3.1. Diện tích trồng thanh long của hộ ………..công?
3.2. Trong 5 năm gần đây, diện tích đất trồng thanh long của Ông/ Bà có thay đổi không?
(1) Tăng Tiếp câu 3.3 (2) Giảm Tiếp tục
(3) Không đổi Tiếp tục
3.3. Nếu tăng, Ông/ Bà vui lòng cho biết nguyên nhân (nhiều lựa chọn) (1) Mở rộng quy mô sản xuất
(2) Áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất
(3) Mua để tích luỹ (4) Khác ………………………………………………….
4. Kĩ thuật sản xuất.
4.1. Ngoài trồng cây thanh long Ông/ Bà có trồng xen cây gì không? Lý do?
..................................................................................................................................
4.2. Bình quân Ông/ Bà trồng bao nhiêu gốc thanh long/ công? (1công=1.000m2)
..................................................................................................................................
4.3. Kinh nghiệm trồng cây thanh long có từ đâu? (nhiều lựa chọn)
(1) Gia đình truyền lại (2) Học từ sách báo (3) Tứ lớp tập huấn
(4) Từ hàng xóm (5) Từ cán bộ khuyến nông (6) Tự có
4.4. Ông/ Bà cho thanh long bám trên cây gì? (1) Các cây sống (cây me tây, cây dông)
(2) Trụ bê tông
(3) Khác: ..................................................................................................................
4.5. Ông/ Bà có xông đèn thanh long không?
(1) Có Tiếp câu 4.6 (2) Không Tiếp câu 4.8
4.6. Ông/ Bà xông đèn thanh long với mục đích gì? ...............................................
4.7. Khi xông đèn cho thanh long Ông/ Bà có gặp khó khăn gì không?
..................................................................................................................................
4.8. Ông/ Bà có tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất không? (1) Có Tiếp câu 4.9 (2) Không Tiếp câu 4.10
4.9. Nếu có, thì ai tập huấn? (nhiều lựa chọn)
(1) Cán bộ khuyến nông (2) Cán bộ các trường, viện nghiên cứu
(3) Công ty thuốc bảo vệ thực vật (4) Hội nông dân
(5) Khác....................................................................................................................
4.10. Trong quá trình trồng thanh long, Ông/ Bà có liên kết để sản xuất với các hộ
khác không?
(1) Có Tiếp câu 4.11 (2) Không Tiếp tục
4.11. Nếu có, Ông/ Bà liên kết sản xuất với bao nhiêu hộ?
(1) 1hộ (2) 2hộ (3) 3hộ (4) 4hộ
(5) 5hộ (6) Khác:.........................................................................
5. Nguồn vốn sản xuất
5.1. Hộ có vay để sản xuất không?
(1) Có Tiếp câu 5.3 (2) Không Tiếp câu 5.2
5.2. Lý do tại sao không vay vốn? ...........................................................................
5.3. Ông/ Bà sử dụng vốn vay đó như thế nào? (nhiều lựa chọn) (1) Mua cây giống (2) Mua phân bón (3) Mua thuốc (4) Làm trụ bê tông (5) Xông đèn thanh long
5.4. Ông/ Bà có gặp khó khăn khi vay vốn không? (1) Có
(2) Không
5.5. Nếu có, lý do tại sao? ........................................................................................
B. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
1. Chi phí
1.1. Ông/ Bà mua giống (cành) thanh long từ đâu? (1) Từ hàng xóm
(2) Tự có
(3) Bà con
1.2. Khoản chi phí ban đầu mà Ông/ Bà đầu tư cho việc trồng cây thanh long là bao nhiêu? ................................................................................................................
1.3 Các khoản chi phí hằng năm cho việc trồng thanh long?
Khoản mục
ĐVT
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Ghi chú
1. Chi phí khấu hao
vườn
2. Chi phí phân bón
3. Chi phi thuốc
4. Chi phí xông đèn
- Chi phí mua bóng
đèn và dây điện Chi phí điện (tưới nước và xông đèn)
5. Chi phí chăm sóc
- Chi phí thuê mướn
- Chi phí lao động nhà
6. Chi phí thu hoạch
- Chi phí thuê mướn
- Chi phí lao động nhà
7. Chi phí khác
2. Thu nhập
2.1. Từ khi trồng thanh long đến khi co trái là bao nhiêu năm?.................năm
2.2. Ông/ Bà thu hoạch thanh long bao nhiêu lần/năm?..........................lần/năm
2.3. Ông/ bà thường bán thanh long cho ai?
(1) Thương lái từ nơi khác (2) Thương lái trong xóm
(3) Tự chở đi bán (4) Khác:……………………………………..
2.4. Tai sao Ông/ Bà bán cho đối tượng đó? (nhiều lựa chọn)
(1) Do mối quen (2) Do mua với giá cao (3) Do có uy tín
(4) Do dễ liên lạc (5) Do trả tiền mặt ngay (6) Khác:…………………
2.5. Nguồn thu mua thanh long của Ông/ Bà có ổn định không?
..................................................................................................................................
2.6. Nguồn cung cấp thông tin thị trường. (nhiều lựa chọn) (1) Báo chí, phát thanh, truyền hình
(2) Thông tin tư thương buôn tư nhân, trung gian trong kênh phân phối
(3) Từ gia đình, hàng xóm, bạn bè
(4) Từ nguồn khác:………………………………………………………………
2.7. Người mua trả tiền như thế nào? (nhiều lựa chọn) (1) Trả ngay (2) Sau vài ngày mới trả
(3) Ứng trước (4) Khác:………………………………………………..
2.8. Trong mua bán giá cả thường do ai quyết định?
(1) Do người mua (2) Do người bán (3) Theo thoả thuận
(4) Dựa vào giá thị trường (5) Khác:…………………………………………
2.9. Thông tin về năng suất, diện tích, giá bán, sản lượng thanh long các vụ trong năm (Thu nhập)
Vụ
Năng
suất
(kg/công)
Diện tích
(công)
Sản lượng
(kg)
Giá bán
(đồng/kg)
Thành tiền
(đồng)
Ghi chú
Chính vụ từ
tháng 4-9
Rãi vụ từ
tháng 10-3
2.10. Xin Ông/Bà vui lòng chỉ ra mức khó khăn dưới đây trong việc trồng thanh long ( 8 điểm= khó khăn nhất, 1 điểm=khó khăn ít nhất)
Thiếu hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh
Giá cả không ổn định
Giá vật tư và công lao động đều tăng
Ảnh hưởng thời tiết
Thiếu lao động trong thu hoạch thanh long
Thiếu giống thanh long tốt
Bị sâu bọ cắn phá (ruồi đục trái,…)
Thiếu vốn đầu tư
C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
Ông/ Bà có đề xuất gì để việc trồng thanh long có hiệu quả trong tương lai?
- Các cấp chính quyền địa phương:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
- Các phương tiện, kỹ thuật trong sản xuất:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
- Các đơn vị thu mua:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
- Một số ý kiến khác
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả trồng thanh long ở huyện châu thành tỉnh long an.doc