CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.4 Phạm vi nghiên cứu
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng
2.2 Một số vấn đề chung về tín dụng ngắn hạn
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
3.2 Hoạt động của chi nhánh
3.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng SCB chi nhánh An Giang 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007
3.4 Định hướng phát triển trong năm 2008
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH AN GIANG 4.1 Quy trình cho vay ngắn hạn
4.2 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn
4.3 Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn
4.4 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn
4.5 Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn
4.6 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngắn hạn
4.7 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng SCB An Giang
4.8 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng SCB An Giang
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
51 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11617 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tổng dư nợ. Cụ
thể từ quý 1 đến quý 3 dư nợ ngắn hạn có tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn ,
nhưng sang quý 4 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã bị giảm xuống thấp hơn trung và dài hạn.
Dư nợ ngắn hạn của quý 4 là 138,357 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 47% so với tổng dư
nợ, còn dư nợ trung dài hạn lại lên đến 154,134 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 53% so
với tổng dư nợ. Nguyên nhân chính là do trong quý 4 có phát sinh một khoản lớn vốn
vay trung và dài hạn của một số doanh nghiệp lớn, đây là những khách hàng mới vừa
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
31
đặt quan hệ với ngân hàng. Tuy nhiên việc tăng trưởng dư nợ cho vay trung và dài hạn
trong năm vẫn không vượt quá tỉ lệ quy định của ngân hàng là cho vay trung dài hạn
không quá 40% tổng dư nợ.
Hơn nữa, việc tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có sự biến động tăng giảm là do thời gian
đầu chi nhánh chú trọng tập trung vào cho vay ngắn hạn để hạn chế các rủi ro và bảo
đảm an toàn cho vốn nhưng sau đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhiều đối
tượng khách hàng nên chi nhánh đã nâng cao các khoản cho vay trung và dài hạn.
4.4.2 Phân tích dƣ nợ theo ngành nghề
Bảng 9: Dƣ nợ theo ngành nghề năm 2007
ĐVT: Triệu đồng
Ngành kinh tế Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh lệch
Q2/Q1
Chênh lệch
Q3/Q2
Chênh lệch
Q4/Q3
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
Ngành nuôi trồng thủy sản 10,194 20,933 35,262 59,494 10,739 105 14,329 68 24,231 69
Ngành chế biến công
nghiệp 3,823 7,505 10,915 16,603 3,682 96 3,409 45 5,688 52
Xây dựng, bất động sản 7,646 15,215 26,027 44,274 7,569 99 10,812 71 18,247 70
Ngành khác 3,823 7,403 11,754 17,986 3,580 94 4,351 59 6,232 53
Tổng dƣ nợ ngắn hạn 25,486 51,057 83,958 138,357 25,571 100 32,901 64 54,399 65
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
Biểu đồ 8: Cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề
59,494
35,262
20,93310,194
16,603
10,915
7,505
3,823
44,274
26,027
15,215
7,6 6
17,986
11,754
7,403
3,823
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Quý
Triệu đồng
Ngành nuôi trồng thủy sản Ngành chế biến công nghiệp
Xây dựng, bất động sản Ngành khác
Chất lượng cho vay của chi nhánh không ngừng được nâng cao nên ngày càng thu
hút được nhiều khách hàng đến vay vốn làm số dư nợ tăng lên. Vì vậy mà dư nợ của các
ngành kinh tế cũng tăng theo. Tuy nhiên thì mức tăng giữa các ngành không đồng đều,
trong đó ngành nuôi trồng thủy sản là có số dư nợ lớn nhất, kế đến là dư nợ của ngành
xây dựng, bất động sản, rồi đến ngành chế biến công nghiệp và các ngành khác. Cụ thể
như sau:
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
32
- Ngành nuôi trồng thủy sản và xây dựng, bất động sản: nhìn chung dư nợ của hai
ngành này xu hướng ngày càng gia tăng. Do đó mà dư nợ ngắn hạn của hai ngành này
luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành khác, trong đó ngành nuôi trồng thủy sản là có
mức dư nợ ngắn hạn lớn nhất. Điều đó cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản đang là một
trong những ngành kinh tế then chốt trên địa bàn An Giang.
Tình hình cho vay ngắn hạn đối với ngành nuôi trồng thủy sản cụ thể như sau: dư
nợ ngắn hạn quý 2 là 20,933 triệu đồng, tăng 10,739 triệu đồng so với quý 1, tương ứng
với tốc độ tăng trưởng là 105%. Sang quý 3 dư nợ ngắn hạn đạt là 35,262 triệu đồng,
tăng 14,329 triệu đồng so với quý 2, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 68%. Đến quý
4 dư nợ ngắn hạn đạt là 59,494 triệu đồng, tăng 24,231 triệu đồng so với quý 3, tương
ứng với tốc độ tăng trưởng là 69%. Dư nợ ngắn hạn của ngành tăng cao là do DSCV
ngắn hạn của ngành này cũng tăng cao. Điều này là tốt nhưng nếu dư nợ ngắn hạn tăng
lên mà hệ số thu nợ không tăng sẽ dẫn đến tình trạng không thu hồi được lãi và vốn
đúng hạn mà lại phải trả lãi cho số tiền huy động. Do đó, song song với việc tăng dư nợ
ngắn hạn, chi nhánh cần phải có kế hoạch thu hồi nợ một cách hiệu quả để đảm bảo vốn
cho vay.
Còn về việc cho vay ngắn hạn đối với ngành xây dựng và bất động sản có chiều
hướng gia tăng nên số dư nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Quý 2 có dư nợ ngắn hạn là
15,215 triệu đồng, tăng 7,569 triệu đồng so với quý 1, tương ứng với tốc độ tăng trưởng
là 99%, so với ngành nuôi trồng thủy sản thì thấp hơn. Sang quý 3 dư nợ ngắn hạn đạt là
26,027 triệu đồng, tăng 10,812 triệu đồng so với quý 2 với tốc độ tăng trưởng là 71%,
tuy tăng ít hơn trước nhưng so với ngành nuôi trồng thủy sản thì có tốc độ tăng trưởng
cao hơn. Đến quý 4 thì mức dư nợ ngắn hạn đạt được là 44,274 triệu đồng, tăng 18,247
triệu đồng so với quý 3, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 70% vẫn cao hơn của
ngành nuôi trồng thủy sản. Qua đó cho thấy nếu xét về tỷ trọng thì dư nợ ngắn hạn của
ngành nuôi trồng thủy sản luôn cao hơn ngành xây dựng, bất động sản. Do đó, ngân
hàng đang tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng thuộc ngành
này. Bên cạnh đó, thì ngân hàng cũng tăng cường việc cho vay đối với ngành xây dựng,
bất động sản vì ngành này hiện nay có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.
- Ngành chế biến công nghiệp và các ngành khác: dư nợ của các ngành này cũng
tăng, trong đó ngành chế biến công nghiệp có dư nợ vào quý 2 là 7,505 triệu đồng, tăng
3,682 triệu đồng so với quý 1 với tốc độ tăng trưởng là 96%, cao hơn tốc độ tăng trưởng
của các ngành khác (94%). Sang quý 3 số dư nợ tăng lên là 10,812 triệu đồng so với
quý 2 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 45%, so với tốc độ tăng trưởng của các ngành
khác (59%) thì thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng của quý 4 so với quý 3 là 52% vẫn thấp
hơn của các ngành khác (53%). Tuy nhiên so về tỷ trọng thì ngành chế biến công nghiệp
tương đối cao so với tỷ trọng của nhiều ngành khác. Vì vậy ngân hàng cần phải quan
tâm đến ngành nghề này hơn nữa nhằm nâng cao số dư nợ, đáp ứng nhu cầu vay vốn
của khách hàng trong ngành này.
Mặt khác, xét về tỷ trọng giữa các ngành qua từng quý ta thấy không có sự biến
động lớn, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các ngành khác
trong tổng dư nợ ngắn hạn.
Nhận xét: Tóm lại dư nợ ngắn hạn của chi nhánh đang có tốc độ tăng trưởng cao.
Để cho số dư nợ không ngừng tăng lên, chi nhánh cần phải đẩy mạnh hoạt động tiếp thị
các khách hàng tiềm năng, áp dụng các chính sách ưu đãi như giảm lãi suất cho vay đối
với khách hàng vay chuyển doanh thu về ngân hàng. Bên cạnh đó chi nhánh phải nâng
cao chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
33
4.4.3 Phân tích dƣ nợ ngắn hạn theo đối tƣợng
Bảng 10: Dƣ nợ ngắn hạn theo đối tƣợng năm 2007
ĐVT: Triệu đồng
Đối tƣợng Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh
lệch
Q2/Q1
Chênh
lệch
Q3/Q2
Chênh
lệch
Q4/Q3
TĐ % TĐ % TĐ %
Doanh nghiệp 15,359 41,063 72,470 90,067 25,703 167.35 31,407 76.48 17,597 24.28
Hộ SXKD cá thể 9,445 9,465 10,530 45,952 20 0.21 1,065 11.25 35,422 336.4
Khác 681 529 958 2,338 -152 -22.32 429 81.10 1,380 144.1
Tổng DN ngắn hạn 25,486 51,057 83,958 138,357 25,571 100.33 32,901 64.44 54,399 64.79
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
Biểu đồ 9: Cơ cấu dƣ nợ ngắn hạn theo đối tƣợng
90,067
72,470
41,063
15,359
45,952
10,530
9,465
9,445
2,338
958
529
681
0
20,
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Quý
Triệu đồng
Doanh nghiệp Hộ SXKD cá thể Khác
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và hộ SXKD cá thể chiếm phần lớn
trong tổng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh. Trong đó dư nợ ngắn hạn của đối tượng
doanh nghiệp là nhiều nhất. Quý 2 DNNH doanh nghiệp là 41,063 triệu đồng tăng
25,571 triệu đồng so với quý 1, đạt tốc độ tăng trưởng 167.35% quý 3 tiếp tục tăng cao
hơn quý trước, tăng 31,407 triệu đồng so với quý 2, đạt tốc độ tăng trưởng 76.48% và
quý 4 tăng 17,597 triệu đồng so với quý 3, đạt tốc độ tăng trưởng 24.28%. Dư nợ ngắn
hạn của đối tượng doanh nghiệp tăng là do ngân hàng đã hoạt động ổn định, tạo được uy
tín trên địa bàn nên thu hút được nhiều doanh nghiệp đến vay vốn. Mặt khác, số doanh
nghiệp được thành lập trong tỉnh ngày càng nhiều nên nhu cầu về vốn vay đối với đối
tượng này tăng cao. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn của hộ SXKD cá thể cũng không
ngừng tăng lên, quý 2 là 9,465 triệu đồng tăng 20 triệu so với quý 1, đạt tốc độ tăng
trưởng 0.21%, quý 3 tăng 1,065 triệu đồng so với quý 2, đạt tốc độ tăng trưởng 11.25%
và đến quý 4 mức tăng dư nợ ngắn hạn của đối tượng này rất cao, tăng tới 35,422 triệu
đồng so với quý 3, đạt tốc độ tăng trưởng 336.4%. Đó là do thời điểm này xuất hiện
thêm nhiều hộ SXKD cá thể có quy mô lớn nên nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lưu
động cho sản xuất kinh doanh cũng rất cao. Còn dư nợ ngắn hạn của các đối tượng khác
chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn. Quý 2 dư nợ ngắn hạn là 529 triệu
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
34
đồng giảm 152 triệu đồng so với quý 1, quý 3 tình hình cho vay ngắn hạn đối với các
đối tượng khác đã tăng 429 triệu đồng so với quý 2, đạt tốc độ tăng trưởng 81.10% và
đến quý 4 mức tăng này cũng rất cao, tăng 1,380 triệu đồng so với quý 3, đạt tốc độ tăng
trưởng 144.1%.
Vậy tình hình cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp đang tập trung nhiều vào hai
đối tượng là doanh nghiệp và hộ SXKD cá thể. Điều này đã làm cho hoạt động cho vay
của chi nhánh thiếu đa dạng và còn tiềm ẩn rủi ro khi mà chỉ tập trung vốn vào hai đối
tượng này. Do đó trong thời gian tới chi nhánh cần phải mở rộng hoạt động cho vay với
các đối tượng khác hơn nữa.
4.5 Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn
4.5.1 Tổng quan về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng
Nợ quá hạn là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hoạt động của ngân hàng, nó
phản ánh các khoản nợ đang trong tình trạng vượt quá thời hạn trả nợ theo quy định của
hợp đồng tín dụng. Tỉ lệ nợ quá hạn cao không chỉ báo động sẽ phát sinh khoản phải thu
lớn trong tương lai mà nó còn thể hiện sự giảm sút thu nhập ở hiện tại do các khoản nợ
này không còn đem lại lợi nhuận hoặc rất ít không đáng kể. Qua đó cho thấy ngân hàng
hoạt động cho vay có hiệu quả hay không, vốn có bị khách hàng chiếm dụng nhiều
không và khả năng thu hồi được các khoản nợ này là bao nhiêu. Để từ đó ngân hàng có
kế hoạch trích lập dự phòng nhằm hạn chế rủi ro không thu hồi được nợ quá hạn. Tình
hình nợ quá hạn được phản ánh cụ thể qua bảng phân nhóm nợ của chi nhánh đến thời
điểm 31/12/2007 như sau:
Bảng 11: Bảng phân nhóm nợ và trích lập dự phòng năm 2007
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Dƣ nợ
TSĐB
Dƣ phòng
Giá trị % Cụ thể Chung
Nợ trong hạn 290,719 99.39 581,438 1279.2
Nhóm 1 290,719 99.39 581,438 - 1279.2
Nợ quá hạn 1,772 0.61 3,086 61.5 7.8
Nhóm 2 1327 0.45 1924 18.25 5.84
Nhóm 3 45 0.02 535 - 0.2
Nhóm 4 400 0.14 627 43.25 1.76
Nhóm 5 0.00
Tổng 292,491 100.00 587,610 123 1,295
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
Theo quyết định 493, nợ của ngân hàng thương mại chia thành 5 nhóm, với nợ từ
loại 3 đến 5 là nợ xấu, nợ nhóm 1 là nợ thông thường, không cần trích dự phòng, nợ
nhóm 2 là nợ cần chú ý, trích lập 5%. Theo quyết định này thì tỷ lệ nợ xấu từ 2 – 5% là
một tỷ lệ chấp nhận được.
Từ bảng số liệu ta thấy nhóm 1 là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn có số dư nợ rất cao so
với các nhóm khác là 290.719 triệu đồng, chiếm tới 99.39% tổng số dư nợ. Nhóm 2 là
nhóm nợ cần chú ý và là khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. Số dư nợ của nhóm 2 là 1327
triệu đồng, chiếm 0.45% tổng số dư nợ. Nhóm 3 là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và là các
khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, số dư nợ thuộc nhóm này rất ít, chỉ có 45 triệu
đồng, tương ứng chiếm 0.02% tổng dư nợ. Nhóm 4 là nhóm nợ nghi ngờ và là khoản nợ
quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Số dư nợ của nhóm 4 là 400 triệu đồng, chiếm 0.14%
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
35
tổng dư nợ. Nhóm 5 là nhoám nợ có khả năng mất vốn và là khoản nợ quá hạn trên 360
ngày. Ở chi nhánh cho tới thời điểm này không hề có khoản nợ nào lọt vào nhóm này.
Như vậy, số dư nợ quá hạn chỉ chiếm có 0.61% trong tổng số dư nợ, một con số không
đáng kể. Cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh là tốt.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng
mất vốn) và các chỉ tiêu nợ khác của SCB An Giang vẫn nằm trong tầm kiểm soát, chưa
đạt tới 1% trong tổng dư nợ, nhưng chi nhánh vẫn nghiêm túc thực hiện việc trích lập
quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
Theo phương pháp trích lập dự phòng thì:
Số tiền trích lập dự phòng cụ thể được tính theo công thức như sau:
R=max{0,(A-C)}x r
Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ (dư nợ)
C: giá trị tài sản bảo đảm ( giá trị của tài sản x tỷ lệ tài sản đảm bảo theo quy định)
r: tỉ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Từ công thức trên ta tính được mức trích lập dự phòng của từng nhóm nợ tại thời
điểm 31/12/2007 như sau: (đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Dƣ nợ
(A)
TSĐB
C
A-C
Max {0,
(A-C)}
r
Dƣ phòng
Cụ thể
(R)
Chung
Nhóm 1 290719 581438 290719 0 0 0 0 1,279.2
Nhóm 2 1327 1924 962 365 365 5% 18.25 5.84
Nhóm 3 45 535 267.5 -222.5 0 20% 0 0.2
Nhóm 4 400 627 313.5 86.5 86.5 50% 43.25 1.76
Nhóm 5 100% 0
Tổng 292491 584524 292262 229 451.5 175% 61.5 1,287
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nhóm 1 là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn nên
không có trích lập dự phòng cụ thể, các nhóm khác có tỉ lệ trích lập dự phòng cụ thể
như sau: nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%. Còn về dự
phòng chung cũng theo quyết định trên mức trích lập dự phòng chung bằng 0.75% tổng
giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 vào thời điểm cuối năm thứ năm. Theo
ngân hàng nhà nước thì nên xây dựng phương án trích lập dự phòng chung để đáp ứng
đủ càng sớm càng tốt. Mỗi năm nên trích lập dự phòng chung đạt 20% theo yêu cầu của
quyết định này. Còn về phía chi nhánh thì mức lập dự phòng chung cho năm 2007 là
0,44% so với tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, tương ứng là 1,287 triệu đồng. Trong
đó dự phòng của nhóm 1 chiếm 99.39%, nhóm 2 chiếm 0.45%, nhóm 3 chiếm 0.02%,
nhóm 4 chiếm 0.14%.
Từ bảng số liệu ta có số trích lập dự phòng chung của nhóm 1 là 1279.16 triệu
đồng. Nhóm 2 mức trích lập dự phòng cụ thể là 5%, tương ứng 18.25 triệu đồng, dự
phòng chung là 5.84 triệu đồng, nhóm 3 dự phòng cụ thể là 20%, nhưng tại thời điểm
này chi nhánh không trích lập dự phòng cụ thể bởi vì số dư nợ nhỏ hơn giá trị tài sản
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
36
đảm bảo. Do đó mà nhóm 3 không có trích dự phòng cụ thể, dự phòng chung là 0.2 triệu
đồng. Nhóm 4 dự phòng cụ thể là 50%, tương ứng 43.25 triệu đồng, dự phòng chung là
1.76. Nhóm 5 được trích lập dự phòng 100% nhưng do không có số dư nợ nên không
trích lập dự phòng. Việc trích lập dự phòng này nhằm để sử dụng khi xảy ra rủi ro tín
dụng.
4.5.2 Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn so với tổng nợ quá hạn của ngân hàng
Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Giá
trị
% Giá trị % Giá trị %
Nợ quá hạn ngắn hạn -
48 11 1306 74
Nợ quá hạn trung, dài hạn -
680 100 400 89 466 26
Tổng - 680 100 448 100 1772 100
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
Biểu đồ 10: Biểu đồ cơ cấu nợ quá hạn năm 2007
680
48
400 1,306
466
0
500
1,000
1,500
2,000
Triệu đồng
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Quý
Nợ quá hạn ngắn hạn Nợ quá hạn trung dài hạn
Nhìn chung tình hình NQH ngắn hạn của chi nhánh đang có xu hướng gia tăng
qua các quý. Trong quý 1 và quý 2 của năm 2007 thì chi nhánh chưa có nợ quá hạn
ngắn hạn nhưng sang đến quý 3 đã xuất hiện số nợ quá hạn ngắn hạn là 48 triệu. Đến
quý 4 số nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên rất nhanh, lên đến 1306 triệu đồng, cao hơn quý
3 tới 1,258 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho NQH ngắn hạn tăng đột biến vào quý 4 là
do trong quý này có nhiều khách hàng trễ đóng lãi và không có thiện chí trả lãi và một
phần do trong công tác quản lý các khoản nợ của ngân hàng không được chặt chẽ làm
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
37
tăng nợ quá hạn lên. Tình hình này cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn đang có xu hướng
ngày càng gia tăng. Tuy nhiên số nợ quá hạn này cũng không quá lớn đối với ngân hàng
nhưng các cán bộ tín dụng phải tích cực giám sát các khoản nợ này và có hướng xử lý
kịp thời để hạn chế tối đa tình trạng nợ quá hạn. Mặt khác, trong quý 2 tuy không có
NQH ngắn hạn nhưng lại xuất hiện NQH trung dài hạn là 680 triệu đồng. Sang quý 3 nợ
quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 11% tổng NQH, trong khi đó tỷ trọng NQH trung
dài hạn là 89% cao hơn rất nhiều so với nợ quá hạn ngắn hạn. Do tại thời điểm này các
doanh nghiệp lớn đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh khi mà giá nhiều mặt
hàng tăng nhanh, lạm phát cao, làm chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm nên chậm
đóng lãi và trả nợ đến hạn. Nhưng đến quý 4 thì tình hình NQH ngắn hạn đã tăng đột
biến, khi mà NQH ngắn hạn đã tăng lên và chiếm tỷ trọng đến 74% nợ quá hạn, ngược
lại tỷ trọng NQH trung dài hạn giảm xuống còn 26% nợ quá hạn. Nguyên nhân là do số
khách hàng vay trung và dài hạn đã cải thiện được tình hình kinh doanh nên đã trả được
nợ cho ngân hàng, trong khi các doanh nghiệp vừa, nhỏ và hộ SXKD cá thể thì lại lâm
vào tình trạng khó khăn và không có thiện chí trả nợ nên NQH tăng cao.
4.5.3 Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề
Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề
ĐVT: Triệu đồng
Ngành kinh tế Quý 1 Quý 2
Quý 3 Quý 4
Giá
trị
%
Giá
trị
%
Ngành nuôi trồng thủy sản 18 37.50 536 41.04
Ngành chế biến công nghiệp 9 18.75 175 13.40
Xây dựng, bất động sản 16 33.33 432 33.08
Ngành khác 5 10.42 163 12.48
Tổng nợ quá hạn ngắn hạn 48 100.00 1,306 100.00
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
Theo bảng số liệu trên ta thấy đến quý 3 NQH ngắn hạn mới xuất hiện, trong đó
tỷ trọng NQH của ngành nuôi trồng thủy sản là cao nhất trong tất cả các ngành, chiếm
đến 37.5% so với tổng dư nợ ngắn hạn, đến quý 4 tỷ trọng này đã tăng lên, chiếm
41.04% tổng dư nợ ngắn hạn, lý do tăng là vì dư nợ của ngành này nhiều và còn do
thiện chí trả nợ của khách hàng nên số dư nợ mới cao hơn các ngành khác. Tiếp theo là
ngành xây dựng, bất động sản cũng chiếm tỷ trọng dư nợ khá cao, quý 3 là 33.33%, quý
4 là 33.08% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Còn ngành chế biến công nghiệp và các ngành
khác chiếm tỷ trọng không lớn lắm. Do đó khi thực hiện công tác thu nợ cán bộ tín dụng
nên tập trung vào việc thu nợ của các ngành nuôi trồng thủy sản và xây dựng, bất động
sản. Bên cạnh đó, cũng theo dõi và đôn đốc việc trả nợ của các khách hàng trong ngành
khác nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng.
4.5.4 Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn theo đối tƣợng
Bảng 14: Nợ quá hạn ngắn hạn theo đối tƣợng năm 2007
ĐVT: Triệu đồng
Đối tƣợng Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh
lệch
Q2/Q1
Chênh
lệch
Q3/Q2
Chênh
lệch
Q4/Q3
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
38
Doanh nghiệp - 958 958
Hộ SXKD cá thể 48 348 300
Khác - - -
Tổng NQH ngắn hạn 48 1,306 1,258
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong quý 1 và quý 2 không có đối tượng nào nợ quá
hạn ngắn hạn, nhưng sang quý 3 đã bắt đầu xuất hiện NQH ngắn hạn và phần nợ quá
hạn ngắn hạn này rơi vào một đối tượng duy nhất là hộ SXKD cá thể. Là do trong quý
này có một số hộ không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Đến quý 4 số nợ quá hạn
ngắn hạn của đối tượng này tiếp tục tăng lên 348 triệu đồng, tăng 300 triệu đồng so với
quý 3. Vì khách hàng cũ chưa trả nợ, lại phát sinh thêm một số khách hàng nữa cũng
đến hạn mà không chịu trả. Mặt khác trong quý này còn xuất hiện thêm nợ quá hạn ngắn
hạn của đối tượng doanh nghiệp, với mức nợ là 958 triệu cao hơn khoản NQH ngắn hạn
của hộ SXKD cá thể. Do trong quý này doanh số cho vay ngắn hạn tăng, nhưng doanh
số thu nợ ngắn hạn lại ít nên đã không kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ, đồng thời số
lượng khách hàng vay vốn tăng lên nên sẽ dẫn đến rủi ro là NQH. Vì trong số những
khách hàng bao giờ có một vài người gặp khó khăn trong SXKD nên không có khả năng
trả nợ cho ngân hàng. Những khoản nợ ngắn hạn này sẽ trở thành nợ quá hạn ngắn hạn.
Do đó chi nhánh cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời những khoản nợ này để nó
không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.
4.6 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngắn hạn
Bảng 15: Bảng tổng hợp về các chỉ tiêu tín dụng ngắn hạn năm 2007
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Doanh số cho vay ngắn hạn 28,100 59,763 101,586 171,607
Doanh số thu nợ ngắn hạn 2,614 8,706 17,628 33,250
Dư nợ ngắn hạn 25,486 51,057 83,958 138,357
Nợ quá hạn ngắn hạn 48 1,306
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
Biểu đồ 11: Tình hình tín dụng ngắn hạn
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
39
59,763
101,586
171,607
2,614
8,706
17,628
33,250
51,057
83,958
138,357
48 1,306
28,100 25,486
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
200,000
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Quý
Triệu đồng
Doanh số cho vay ngắn hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn Nợ quá hạn ngắn hạn
Từ biểu đồ ta thấy trong 4 quý DSCV ngắn hạn đang tăng trưởng mạnh, đặc biệt
là từ quý 3 đến quý 4 tăng rất nhanh ( từ 101,586 triệu đồng tăng lên 171,607 triệu
đồng). Mức chênh lệch giữa dư nợ ngắn hạn và doanh số cho vay càng lớn qua từng
quý, chứng tỏ lãi thu được từ hoạt động cho vay ngắn hạn càng tăng. Mặc khác, DSTN
ngắn hạn nhìn chung có tăng nhưng không nhiều so với doanh số cho vay, bởi vì có
nhiều hợp đồng chưa tới hạn trả nợ. Về tình hình NQH có chiều hướng tăng qua các
quý, nhưng chiếm tỉ lệ không quá lớn so với doanh số cho vay. Tóm lại tình hình tín
dụng ngắn hạn của chi nhánh đang hoạt động tốt.
4.7 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng SCB An Giang
Chất lượng hoạt động của SCB An Giang được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn năm 2007
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tổng vốn huy động 54,171 65,005 84,377 104,309
Doanh số cho vay ngắn hạn 28,100 59,763 101,586 171,607
Doanh số thu nợ ngắn hạn 2,614 8,706 17,628 33,250
Dư nợ ngắn hạn 25,486 51,057 83,958 138,357
Nợ quá hạn ngắn hạn 48 1,306
DSTN ngắn hạn/DSCV ngắn hạn (%) 9.30 14.57 17.35 19.38
Dƣ nợ ngắn hạn/tổng vốn huy động (%) 47.05 78.54 99.5 132.64
Nợ quá hạn ngắn hạn/ Dƣ nợ ngắn hạn (%) 0.06 0.94
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
4.6.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn/doanh số cho vay ngắn hạn
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
40
Chỉ tiêu DSTN/DSCV của ngắn hạn hay còn gọi là hệ số thu nợ ngắn hạn là chỉ
tiêu phản ánh tình hình thu nợ của ngân hàng. Hệ số này càng gần 1 cho thấy khả năng
trả nợ của khách hàng là cao. Tuy nhiên việc đánh giá khả năng thu nợ của ngân hàng
không chỉ thể hiện trên con số vì nó còn phụ thuộc vào kế hoạch thu nợ, phương thức
cho vay,…của ngân hàng.
Qua bảng số liệu trên cho thấy hệ số thu nợ của chi nhánh có xu hướng tăng dần
qua các quý năm 2007. Cụ thể quý 1 là 9,3%, quý 2 là 14,57%, quý 3 là 17,35% và đến
quý 4 tăng lên là 19,38%. Nguyên nhân làm cho hệ số thu nợ của các quý thấp là do nợ
ngắn hạn có thời hạn dưới một năm và ngân hàng chỉ mới hoạt động từ giữa năm 2006
nên nợ ngắn hạn vào quý 1, quý 2 vẫn chưa đến hạn, còn quý 3, quý 4 chỉ có một số
khoản nợ tới hạn nên doanh số thu nợ nhỏ dẫn đến hệ số thu nợ của các quý năm 2007
đều thấp. Do đó trong thời gian tới chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quản
lý, giám sát việc thu hồi nợ từ khách hàng để không bị động về vốn. Các cán bộ tín
dụng cần phải tích cực hơn nữa trong công tác đôn đốc khách hàng trả nợ để nâng cao
hệ số thu nợ để đảm bảo an toàn của các khoản cho vay.
4.6.2 Dƣ nợ ngắn hạn/tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết chi nhánh đã sử dụng bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn
huy động để cho vay ngắn hạn, qua đó ta thấy được khả năng sử dụng vốn của chi
nhánh.
Từ bảng số liệu cho thấy tỉ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động tăng dần
qua các quý năm 2007. Cụ thể quý 1 là 47.05%, quý 2 là 78.54%, sang quý 3 tăng lên
99.50%, đến quý 4 đã tăng đến 132.64%. Điều đó chứng tỏ vào quý 1 và quý 2, quý 3
chi nhánh đã cho vay ngắn hạn không vượt quá số vốn huy động được, nhưng sang quý
4 tỉ lệ này đã vượt đạt trên 100%, tức là toàn bộ số vốn huy động được đã được sử dụng
hết cho vay ngắn hạn. Vậy tình hình sử dụng vốn huy động của chi nhánh đang đạt được
hiệu quả nên sắp tới chi nhánh cần phải thu hút thêm thật nhiều vốn huy động từ khách
hàng để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều nhằm nâng cao lợi nhuận, mở rộng
quy mô hoạt động.
Tuy nhiên, tỉ lệ này cao chứng tỏ hoạt động của ngân hàng không đa dạng, tổng số
vốn huy động chủ yếu là để cho vay ngắn hạn. Do đó bên cạnh việc cho vay ngắn hạn
ngân hàng cần phải đa dạng hóa hoạt động của mình như tăng thêm hoạt động cho vay
trung dài hạn và mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ khác nhằm nâng cao lợi nhuận
và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
4.6.3 Nợ quá hạn ngắn hạn /dƣ nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Nó
phản ánh số nợ ngắn hạn chưa thu hồi được chiếm bao nhiêu so với tổng dư nợ cho vay
ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng thấp thì càng cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng
càng cao.
Từ bảng số liệu cho thấy trong quý 1 và quý 2 chi nhánh chưa có nợ quá hạn, do
khách hàng vay chưa nhiều và tình hình kinh doanh của các khách hàng mà chi nhánh
cho vay đang hoạt động tốt nên thanh toán nợ đúng hạn. Hơn nữa do xét theo quý,
khoản thời gian không dài nên có các khoản nợ vẫn chưa đến hạn trả lãi và vốn. Tuy
nhiên, sang quý 3 đã xuất hiện tình trạng nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
của cho vay ngắn hạn là 0.06%, đến quý 4 tỉ lệ này tăng lên 0.94% nhưng vẫn rất thấp,
chưa tới 1%. Điều đó cho thấy số nợ ngắn hạn chưa thu hồi được không cao hay là khả
năng thu hồi nợ của chi nhánh rất tốt. Đạt được kết quả như vậy là do các cán bộ tín
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
41
dụng đã thực hiện tốt quy trình cho vay, đánh giá đúng khả năng thanh toán nợ và thiện
chí trả nợ của các khách hàng. Bên cạnh đó còn do đặc điểm của loại hình cho vay ngắn
hạn có vòng quay vốn nhanh, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn nên vốn vay nhanh
chóng được thu hồi để thanh toán nợ cho ngân hàng. Từ chỉ tiêu này cho thấy quan
điểm của ngân hàng là chỉ cung cấp tín dụng cho
đối tượng khách hàng nào đảm bảo thực hiện đúng các quy tắc tín dụng, nếu không sẽ
không cho vay, đồng thời luôn kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng.
Để duy trì thành tích đó chi nhánh cần phải không ngừng phát huy hiệu quả của
công tác thu hồi nợ để chỉ tiêu này ngày một giảm hơn.
4.8 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng
SCB An Giang
4.8.1 Đa dạng hóa loại hình và đối tƣợng cho vay
- Trong hoạt động tín dụng, tiếp tục duy trì các khách hàng truyền thống, đồng
thời mở rộng đối tượng khách hàng vay mới, nên tập trung vào đối tượng khách hàng là
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì họ có nhu cầu được phục vụ trọn gói, đồng
thời cũng hướng vào các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ dân
cư đô thị, cá nhân. Điều này không những giúp cho ngân hàng hàng đa dạng hóa được
loại hình cho vay mà còn phân tán được rủi ro do không tập trung quá nhiều vốn vào
một loại đối tượng. Bên cạnh đó, nên phân loại khách hàng theo mối quan hệ tín dụng
với ngân hàng để giảm thấp vốn bị mất do rủi ro tín dụng.
- Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu vay vốn của khách
hàng ngày càng tăng và đa dạng, cho nên chi nhánh cần phải đưa ra thêm nhiều loại
hình tín dụng hấp dẫn, linh hoạt phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng. Đặc biệt,
An Giang là tỉnh phát triển mạnh về nông nghiệp và thủy sản, đây là những ngành kinh
tế then chốt có tốc độ tăng trưởng cao hiện nay, cho nên chi nhánh cần tập trung vào
việc cho vay hai loại hình sản xuất này.
- Phát triển tín dụng tiêu dùng: Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện
nay, nhu cầu tiêu dùng của phần lớn bộ phận dân cư, đặc biệt là dân sống ở thành thị
tăng lên rất nhanh với nhiều hình thức tiêu dùng khác nhau. Vì vậy phát triển cho vay
tiêu dùng không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà còn mở rộng thị trường
hoạt động.
Ngoài ra ngân hàng nên liên kết chặt chẽ với các tổ chức cung ứng hàng hóa, các
công ty xây dựng để tăng cường sản phẩm cho vay tiêu dùng
4.8.2 Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng
Công việc này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm xảy ra trong quá
trình cho vay. Để có thể phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề, từ đó có hướng
xứ lý thích hợp, tránh tình trạng không thu hồi được vốn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng. Do đó, trong khâu thẩm định ngân hàng cần phải chú trọng đến
các vấn đề:
- Về việc định giá tài sản thế chấp vì nếu định giá thấp hơn giá trị thực tế thì đến
khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng đem tài sản đi bán với giá thấp hoặc
không có người mua, làm xảy ra tình trạng không thu hồi đủ vốn hoặc mất cả vốn.
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
42
- Tư cách người vay như làm rõ mục đích xin vay, lịch sử đi vay và trả nợ đối với
khách hàng cũ, còn khách hàng mới thì cần thu thập các thông tin từ các nguồn khác
như trung tâm CIC
- Năng lực của người vay: chỉ cấp tín dụng cho khách hàng có đủ năng lực pháp
luật, năng lực hành vi dân sự. Kiên quyết không cho vay đối với các đối tượng không có
lý lịch rõ ràng, dù họ có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Thu nhập của người vay: cần quan tâm đến nguồn trả nợ của khách hàng từ đâu,
có đủ để trả nợ không.
4.8.2 Tăng cƣờng công tác xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử
dụng vốn
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro, do đó để đảm bảo an toàn hiệu quả trong
hoạt động cho vay, ngân hàng cần thực hiện tốt các công việc sau:
- Phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các
khâu thẩm định và quyết định cho vay.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra khả năng hoàn trả của người xin vay trước khi cho
vay, đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm tra, tuân thủ quy trình cho vay, đảm bảo
cho vay chỉ tiến hành trên cơ sở có bảo đảm theo đúng quy định.
- Thông qua các hạn chế cho vay, ngân hàng hạn chế việc tập trung vốn vào một
số ít khách hàng, một số ngành, lĩnh vực kinh doanh để có thể tránh được rủi ro ngành
và thực hiện phân tán rủi ro.
- Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay đối với
khoản vay lớn và kiểm tra đột xuất các khoản cho vay nhỏ.
- Tổ chức quá trình kiểm soát để đảm bảo xem xét và đánh giá được tất cả những
đặc tính quan trọng nhất đối với những khoản cho vay.
- Theo dõi thường xuyên các khoản vay có vấn đề
- Tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng trong trường hợp tình hình kinh tế
xã hội hay hoạt động của ngân hàng có sự biến động lớn đe dọa sự an toàn và hiệu quả
vốn tín dụng
4.8.3 Nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD
Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng
tín dụng. Bởi vì CBTD là người trực tiếp tiếp xúc và thụ lý hồ sơ vay vốn của khách
hàng, có vai trò quan trọng trong quy trình tín dụng qua việc phân tích, đánh giá tình
hình hoạt động của khách hàng. Để từ đó đưa ra quyết định xét duyệt cho vay hay
không. Nếu chất lượng đánh giá của CBTD cao thì khoản cho vay sẽ được an toàn và
thu hồi được, ngược lại sẽ có khả năng bị mất vốn. Do đó cần phải thường xuyên đào
tạo CBTD, nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp để
tránh xảy ra trường hợp sai lầm trong quyết định tín dụng. Bên cạnh đó không ngừng
nâng cao công tác tuyển chọn, chú trọng đào tạo chuyên sâu vào từng lĩnh vực nghiệp
vụ cụ thể để cán bộ tín dụng không chỉ khai thác khách hàng mới, giữ được khách hàng
cũ mà còn có khả năng phát hiện, ngăn ngừa, hạn chế các rủi ro tín dụng.
Ngoài ra ngân hàng nên đa dạng hóa các loại hình đào tạo như đào tạo tại chỗ, bồi
dưỡng nghiệp vụ hàng năm, cử đi đào tạo tại hội sở chính hoặc nước ngoài, mời chuyên
gia giảng dạy,…để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho công việc.
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
43
Mặt khác, cần phải sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng. Những cán bộ nào chưa
đáp ứng được yêu cầu thì cho đi đào tạo lại. Còn cán bộ nào không đáp ứng được yêu
cầu thì kiên quyết chuyển sang làm công việc khác.
4.8.4 Một số biện pháp thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn
Nợ quá hạn luôn là một mối đe dọa đối với bất kỳ ngân hàng nào, do đó nó rất
được quan tâm và là một vấn đề cấp thiết cần phải xử lý. Sau đây là một số biện pháp
thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn:
- Kiểm tra các khoản vay có dấu hiệu nghi ngờ hay có bằng chứng về tình trạng
khó khăn trong kinh doanh, vi phạm các cam kết của khách hàng. Ngân hàng có thể xử
lý bằng cách cho ngừng hoặc chấm dứt cho vay; thu hồi nợ trước hạn một phần hoặc
toàn bộ; gia hạn nợ; điều chỉnh kỳ hạn nợ; chuyển nợ quá hạn; thay đổi tài sản đảm bảo
tiền vay..
- CBTD theo dõi định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn, kiên quyết
chuyển nợ quá hạn đối với khách hàng đến hạn trả nợ nếu không có lý do chính đáng để
gia hạn nợ.
- Đối với các khoản nợ quá hạn, nếu xét thấy có thể cải thiện tình hình kinh doanh
trong thời gian sắp tới thì chi nhánh có thể tiếp tục cho vay nuôi nợ. Đi đôi với việc này
là phải tăng cường công tác quản lý để có thể giảm nợ mà không làm tăng thêm rủi ro.
- Đối với các khoản nợ khó đòi, có khả năng mất vốn thì ngân hàng có thể lập
danh sách nhờ các cơ quan, ban ngành, các cấp chính quyền địa phương giúp đỡ trong
việc thu nợ. Khi đó cán bộ tín dụng sẽ cùng với họ thực hiện công việc thu nợ và đôn
đốc khách hàng trả nợ, như vậy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu không thu hồi được toàn
bộ số tiền cho vay, thì ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng chia nhỏ khoản nợ
để trả dần. Khi đó thu được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, có còn hơn không. Hoặc cách
cuối cùng là đem bán tài sản thế chấp, cầm cố để bù đắp vào khoản vốn bị mất đi.
4.8.5 Một số giải pháp khác
- Tăng cường các hoạt động marketing, phát hiện nhu cầu mới của khách hàng để
kịp thời đáp ứng. Vì đối tượng khách hàng là đa dạng nên cần phân khúc thị trường, xác
định khách hàng mục tiêu để tiến hàng giới thiệu sản phẩm, quảng bá dịch vụ phù hợp
cho từng đối tượng khách hàng có kế hoạch cho vay hợp lý.
- Thực trạng cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế
chưa cao. Đa phần vốn huy động được là các nguồn vốn ngắn hạn, tỷ trọng vốn trung
dài hạn huy động được còn thấp, do đó cần phải tăng cường thu hút nguồn vốn trung và
dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh doanh. Gắn tăng trưởng
tín dụng với việc đảm bảo hiệu quả vốn vay.
- Đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo hướng giảm nợ xấu đi đôi với việc xây dựng
cơ chế kiểm soát, giám sát chất lượng tín dụng
- Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa quy trình, quy chế cho phù hợp với thực tế, xây dựng
sổ tay tín dụng, quy trình đánh giá xếp hạng khách hàng vay, tổ chức theo dõi và đánh
giá chất lượng tín dụng và các khoản nợ xấu
- Mua bảo hiểm cho các khoản vay lớn
- Để phân tán rủi ro, ngân hàng có thể áp dụng phương pháp đồng tài trợ cho một
khách hàng, không tập trung vốn cho một số khách hàng mà cho nhiều người vay hoặc
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
44
cho vay theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ
tăng trưởng của từng ngành.
- Do nguyên nhân khách quan, cán bộ để nợ quá hạn, nợ tồn đọng phát sinh nhiều,
thời gian dài, lãnh đạo cho hưởng lương theo kết quả công việc, theo số nợ tồn đọng thu
được. Ngược lại, nếu do yếu tố chủ quan thì cán bộ phụ trách phải bồi thường vật chất
tùy từng trường hợp.
- Trước tình hình tài chính có nhiều biến động về lãi suất cho vay, tăng lạm phát,
ngân hàng cần xem xét thận trọng các khoản tín dụng trước khi quyết cho vay, cần kiểm
soát chặt chẽ việc giải ngân, việc thu nợ đối với các hợp đồng tín dụng đã được ký kết,
phát hiện và xử lý kịp thời các khoản tín dụng xấu có khả năng phát sinh, giúp doanh
nghiệp có vốn, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất.
- Phát triển thị trường bán lẻ bằng cách nắm bắt các cơ hội từ các thị trường mới
từ việc áp dụng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới, tăng cường mối quan hệ giữa khách
hàng và ngân hàng, xây dựng chiến lược lâu dài, hiệu quả, tạo ra sự khác biệt, có sự đầu
tư thích đáng cho con người và hệ thống, có sự tập trung vào việc duy trì khách hàng cũ
và thu hút khách hàng mới.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
45
5.1 Kết luận
SCB An Giang qua một khoản thời gian hoạt động đã đạt được những thành công
nhất định. Đó là kết quả của cả một quá trình nổ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể
cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Điều đó được thể hiện rõ trong phần phần tích của
bài này thông qua các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động cho vay và thu nợ như doanh số
cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, hệ số thu nợ,…của hình thức cho vay ngắn
hạn.
Sau hơn một năm hoạt động doanh số cho vay ngắn hạn đã không ngừng tăng lên
từ 28,100 triệu đồng vào quý 1 lên đến 171,607 triệu đồng vào quý 4 của năm 2007, quý
4 tăng gấp 6 lần so quý 3 . Với kết quả này cho thấy quy mô của ngân hàng đã không
ngừng mở rộng, uy tín thương hiệu ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó công tác thu
nợ của chi nhánh cũng đang diễn ra theo chiều hướng tốt khi mà doanh số thu nợ ngắn
hạn ngày một tăng lên. Cụ thể doanh số thu nợ ngắn hạn của quý 4 là 33,250 triệu đồng
tăng gấp 12 lần so với quý 1 (2,614 triệu đồng) của năm 2007. Tuy nhiên doanh số thu
nợ ngắn hạn so với doanh số cho vay ngắn hạn còn khá khiêm tốn, cho nên chỉ tiêu
DSTN/DSCV rất thấp, chỉ có 19,38% vào quý 4. Đó là do có nhiều khoản nợ chưa đến
hạn trả lãi và vốn, còn khoản nợ tới hạn trả lãi và thu trước hạn thì không nhiều nên
doanh số thu nợ ngắn hạn thấp, kéo theo hệ số thu nợ ngắn hạn cũng thấp. Vì vậy, chi
nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình thu hồi nợ, đưa ra nhiều biện pháp thu hồi
nợ và xử lý nợ quá hạn để cải thiện tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn.
Đối với dư nợ ngắn hạn của chi nhánh, nhìn chung cũng đang tăng nhanh, từ
25,486 triệu đồng vào quý 1 đã tăng lên 138,357 triệu đồng vào quý 4 năm 2007, dư nợ
ngắn hạn quý 4 tăng gấp 4 lần quý 1. Dư nợ này tăng lên cho thấy thị phần của chi
nhánh chiếm được càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn càng cao nhưng song song đó thì
rủi ro tín dụng cũng tăng theo. Do đó cần phải điều chỉnh khoản dư nợ ngắn hạn sao cho
hợp lý, tùy theo tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn. Dư nợ
ngắn hạn tăng trưởng thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn nhưng không nhiều vì doanh
số thu nợ ngắn hạn qua các quý vẫn còn thấp. Nhìn chung tình hình dư nợ ngắn hạn của
chi nhánh đang có chiều hướng tốt.
Còn về tình hình nợ quá hạn ngắn hạn thì có sự biến động lớn vào quý 4, trong khi
quý 1 và quý 2 không có phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn, nhưng sang quý 3 bắt đầu xuất
hiện nợ quá hạn ngắn hạn là 48 triệu đồng. Sau đó qua quý 4 con số nợ quá hạn này đã
tăng cao một cách bất thường lên đến 1,306 triệu đồng, gấp 27 lần so với quý 3. Lý do
của sự tăng nợ quá hạn này là vì khách hàng trễ đóng lãi, quản lý kém dẫn đến sử dụng
vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Còn về phía ngân
hàng do quá chủ quan trong quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ dẫn đến
sai lầm trong quyết định cho vay hoặc cho vay đúng nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát sau
khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích nhưng ngân hàng
không phát hiện kịp thời để ngăn chặn. Điều này cho thấy tình trạng thu hồi nợ của ngân
hàng đang chậm lại và làm phát sinh nhiều nợ quá hạn. Công tác theo dõi, đôn đốc
khách hàng trả nợ chưa được thực hiện tốt, ngoài ra còn các nguyên nhân khác cũng có
ảnh hưởng đến tình trạng nợ quá hạn. Theo tình hình này thì nợ quá hạn có xu hướng
ngày một tăng lên. Tuy nhiên chỉ tiêu nợ quá hạn/dư nợ ngắn hạn vẫn ở mức thấp chưa
đến mức báo động. Do đó nhìn chung tình hình nợ quá hạn vẫn không có gì đáng ngại,
nhưng chi nhánh phải đưa ra biện pháp để khắc phục tình trạng này nhằm làm hạn chế
sự gia tăng chỉ số này lên cũng như làm giảm nợ quá hạn.
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
46
Tóm lại tình hình cho vay ngắn hạn của chi nhánh trong năm 2007 đã có những
bước tiến quan trọng với những kết quả đạt được. Đó là do chi nhánh đề ra những kế
hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng cùng với các biện pháp thực hiện hiệu quả đã tạo nên
được vị thế của SCB trong lòng người dân An Giang.
Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân
hàng khác trên cùng một địa bàn như Sacombank, ABBank, ACB,…và luôn tìm ẩn
nhiều rủi ro. Hơn nữa việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài sau khi gia nhập
WTO diễn ra ngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải có sự liên
kết chặt chẽ với nhau. Đồng thời, để tồn tại thì chi nhánh cần phải không ngừng nâng
cao chất lượng phục vụ của mình bằng cách đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng mạng
lưới, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
để từng bước tăng cường sức mạnh cạnh tranh và uy tín thương hiệu NHTMCP Sài
Gòn.
5.2 Kiến nghị
Trong điều kiện nền kinh tế đang tăng trưởng cao, nhu cầu về vốn của các tổ chức
kinh tế cũng như cá nhân đều tăng cao tạo ra nhiều cơ hội cho ngành ngân hàng phát
triển. Do đó để có thể tận dụng tốt được những cơ hội này thì ngân hàng cần phải nâng
cao được hiệu quả của hoạt động cho vay ngắn. Sau quá trình tìm hiểu về tình hình thực
tế của chi nhánh, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây:
* Đối với ngân hàng
- Trong hoạt động tín dụng cần phân nhóm khách hàng theo từng loại hình kinh
doanh, đồng thời cũng đào tạo cán bộ tín dụng theo hướng chuyên sâu theo từng loại
hình này. Khi cho vay đối tượng thuộc loại hình kinh doanh nào thì sẽ do CBTD có
chuyên môn về nó phụ trách. Điều này sẽ giúp cho quá trình thẩm định các khoản vay
sẽ nhanh hơn, chính xác hơn, tạo được thiện cảm với khách hàng khi mà CBTD có sự
am hiểu sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của họ.
- Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng để có hướng xử lý kịp thời
các khoản nợ này để không bị mất vốn như đôn đốc khách hàng trả nợ, liên hệ với cơ
quan chức năng nhờ thu hộ, thu hồi nợ bằng cách bán tài sản đảm bảo,…
- Tăng cường hợp tác toàn diện giữa ngân hàng, cơ quan quản lý, các tổ chức và
hiệp hội và doanh nghiệp trong hỗ trợ vốn.
- Cần tổ chức lại bộ máy quản lý một cách chặt chẽ hơn, nên phân định rõ ràng
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp, bộ phận trong bộ máy quản trị
điều hành.
- Ngân hàng cần có bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm trên cơ
sở các thông tin thu thập từ phía khách hàng, theo dõi nhu cầu và thị hiếu của từng đối
tượng khách hàng trên thị trường để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp có tính cạnh
tranh cao so với những ngân hàng khác.
- Thường xuyên đào tạo lại cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn,
tạo điều kiện cho nhân viên tiếp cận với các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội. Tạo sự
đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhân viên để phát huy sức mạnh của tập thể,
mọi người đều làm việc hết mình vì lợi ích chung của chi nhánh. Bên cạnh công tác đào
tạo, ngân hàng cần đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về nhân sự để thu hút ngày càng
nhiều nhân tài đến làm việc tại đây.
Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG
47
- Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình cho vay, cần nâng cao chất
lượng dịch vụ bằng cách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đầu tư phát triển
công nghệ.
- Ngân hàng cần đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới bằng cách thành lập thêm các
điểm giao dịch gần dân, sát dân và tiện lợi cho doanh nghiệp …nhằm chiếm lĩnh địa bàn
và nâng cao thị phần.
* Đối với cơ quan nhà nước:
- NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng và tạo hành
lang pháp lý thông thoáng cho ngân hàng hoạt động, ban hành quy định về tiêu chuẩn và
yêu cầu tối thiểu về hệ thống quản lý rủi ro tại ngân hàng.
- Cần rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành các quy định mới về phân loại nợ, xử lý
kiểm soát rủi ro an toàn trong hoạt động ngân hàng cho đồng bộ và phù hợp với thông lệ
quốc tế.
- Cơ quan nhà nước cần quan tâm, hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng hơn, đồng
thời tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận tiện hơn về mặt pháp lý.
Với những kiến nghị trên, hy vọng có thể góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng
có thể xảy ra. Trong điều kiện đất nước đang phát triển mạnh mẽ với việc hội nhập kinh
tế quốc tế đã tạo ra cho ngành ngân hàng nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng thị
trường hoạt động. Tuy nhiên ngân hàng cần phải có kế hoạch và chiến lược hiệu quả để
nắm bắt cơ hội từ việc Việt Nam gia nhập WTO khi mà các chi nhánh nước ngoài còn
đang bị hạn chế. Bên cạnh đó thì tình hình này cũng tạo cho ngân hàng nhiều thách thức
khi mà các ngân hàng nước rất mạnh về vốn, công nghệ hiện đại, cách quản lý khoa
học,…Do đó các ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện chất lượng hoạt động của
mình và các cơ quan nhà nước phải tích cực hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng trong nước
để có thể cạnh tranh lại các ngân hàng nước ngoài. Như vậy, các ngân hàng mới có thể
vững bước trên con đường phát triển và ngày một tiến xa hơn nữa trên thị trường quốc
tế.
PHỤ LỤC
***
BẢNG SỐ LIỆU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm 2007
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Số liệu theo thời hạn:
Ngắn hạn
- Doanh số cho
vay 23,717 28,100 59,763 101,586 171,607
- Doanh số thu nợ 1,053 2,614 8,706 17,628 33,250
- Dư nợ 22,664 25,486 51,057 83,958 138,357
- Quá hạn 48 1,306
Trung và dài hạn
- Doanh số cho
vay 519 6,851 5,129 23,933 155,840
- Doanh số thu nợ 11 95 308 1,126 1,706
- Dư nợ 508 6,756 4,821 22,807 154,134
- Nợ quá hạn 680 400 466
Số liệu theo đối tƣợng
Doanh nghiệp
- Doanh số cho
vay 10,378 20,300 51,742 104,930 196,076
- Doanh số thu nợ 850 869 6,801 12,774 5,672
- Dư nợ 9,528 19,431 44,941 92,156 190,404
- Quá hạn 1,300
Hộ SXKD cá thể
- Doanh số cho
vay 11,953 12,447 10,764 17,745 119,835
- Doanh số thu nợ 111 498 405 4,354 22,690
- Dư nợ 11,842 11,949 10,359 13,391 97,145
- Nợ quá hạn 680 448 472
Khác
- Doanh số cho
vay 1,905 2,204 2,387 2,844 11,536
- Doanh số thu nợ 103 1,342 1,808 1,626 6,594
- Dư nợ 1,802 862 579 1,218 4,942
- Nợ quá hạn
Bảng cân đối kế toán
ĐVT: triệu đồng
Tổng nguồn vốn 31,500 57,170 73,178 140,431 350
Tổng vốn huy
động 21,791 54,171 65,005 84,377 104,309
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Năm Năm 2007
2006 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Doanh thu 387,614 1,289,774 2,327,287 2,993,747 5,170,509
- Thu từ lãi vay 375,122 1,013,893 2,173,165 2,880,186 5,011,524
- Thu khác 12,492 275,881 154,122 113,561 158,985
Chi phí 453,368 1,761,373 1,948,643 1,745,890 2,687,069
- Chi trả lãi 207,516 1,136,552 1,260,225 1,063,552 1,595,328
- Chi khác 245,852 624,821 688,418 682,338 1,091,741
Lợi nhuận thuần -65,754 -471,599 378,644 1,247,857 2,483,440
Kế hoạch kinh doanh
Tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2007
Phân nhóm nợ tại thời điểm 31/12/2007 (đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu Dƣ nợ TSĐB
Dƣ phòng
Cụ thể Chung
Nợ trong hạn 290,719 581,438 1,279.20
Nhóm 1 290,719 581,438 - 1,279.20
Nợ quá hạn 1,772 3,086 61.50 7.80
Nhóm 2 1,327 1,924 18.25 5.84
Nhóm 3 45 535 - 0.20
Nhóm 4 400 627 43.25 1.76
Nhóm 5
Tổng 292,491 587,610 123 1,295
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Minh Kiều. 2007. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. TPHCM.
NXB Tài chính
- Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên). 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại.
TPHCM. NXB Thống kê.
- Nguyễn Thị Mùi. 2005. Nghiệp vụ ngân hàng ngoại thương. TPHCM. NXB Tài
chính.
- Hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam một năm sau gia nhập
WTO. 2008. NXB Thống kê.
- Trương Thị Thanh Vuông. 2007. Phân tích tình hình huy động và cho vay vốn
tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang. Chuyên đề tốt nghiệp cử nhân
kế toán. Khoa KTQTKD. Đại học An Giang
- Trương Thị Ngọc Châu. 2007. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành. Chuyên đề tốt
nghiệp cử nhân kế toán. Khoa KTQTKD. Đại học An Giang
- Tên trang Web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang.pdf