Lí do chọn đề tài:
Bất kỳ nền kinh tế của quốc gia nào muốn phát triển thì điều kiện tiên quyết là quốc gia đó phải có nguồn vốn mạnh và nguồn vốn này phải được sử dụng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, việc này không dễ thực hiện vì nguồn vốn và nhu cầu về vốn của mỗi người, mỗi thời điểm và mỗi nơi là không giống nhau. Để khắc phục những nhược điểm trên của thị trường tài chính thì hệ thống Ngân hàng thương mại đã ra đời, nó có chức năng tập trung và phân phối nguồn vốn một cách hữu hiệu cho nền kinh tế. Hệ thống NHTM trở thành khâu trung gian quan trọng trong thị trường tài chính nó điều tiết và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy việc huy động vốn và hoạt động tín dụng của các NHTM trong giai đoạn hiện nay có một vị trí rất quan trọng và vô cùng cần thiết, nó tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nước nhà.
An Giang hiện là một tỉnh đang phát triển và có tiềm năng phát triển cao hơn nữa trong thời gian tới vì vậy rất cần có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống các NHTM. Một trong những hệ thống Ngân hàng lớn của nước ta hiện nay phải kể đến hệ thống Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, là ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời và mạng lưới rộng khắp trong cả nước. Cụ thể là NHNo&PTNT Chi Nhánh Thành Phố Long Xuyên trong thời gian qua đã không ngừng phấn đấu để đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động của ngân hàng, nhất là việc thực hiện triển khai thực hiện các hình thức huy động vốn, các chương trình tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh.
Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay ta thấy ngân hàng là chiếc cầu nối giúp cung và cầu trên thị trường vốn gặp nhau. Ngân hàng là khâu trung gian giúp cho người dân cũng như các tổ chức kinh tế đẩy mạnh tiết kiệm, khuyến khích đầu tư nhằm phát triển kinh tế. Nhận định được điều đó em quyết định chọn đề tài “Phân Tích Hoạt Động Huy Động Vốn và Cho Vay Ngắn Hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh TP Long Xuyên” để cũng cố kiến thức đã học trong những năm qua, thông qua quá trình thực tập tại đây để được tiếp xúc với thực tế và hiểu biết thêm về các nghiệp vụ của ngân hàng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn của Ngân hàng trong 3 năm (2004-2006).
- Đánh giá các mặt thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của Ngân hàng.
- Nhận xét và đề ra những giải pháp khắc phục.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở kiến thức học được ở trường, em đã kết hợp sử dụng một số phương pháp sau đây trong quá trình nghiên cứu:
-Phương pháp thu thập số liệu từ Báo Cáo Hoạt Động Kinh Doanh của Ngân hàng.
-Phương pháp so sánh tổng hợp sự biến động của dãy số qua các năm.
-Phương pháp phân tích thống kê sử dụng các chỉ số tài chính.
1.4Phạm vi nghiên cứu:
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là một trong những ngân hàng lớn và có mạng lưới rộng khắp ở nước ta, hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào các vấn đề:
+ Về huy động vốn: chỉ xem xét nghiệp vụ tự huy động của ngân hàng.
+ Về cho vay ngắn hạn: chỉ phân tích cho vay theo ngành kinh tế.
38 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh TP Long Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
004-2005 tăng lên chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động cho vay, thu lãi từ khách hàng vay vốn tăng do ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động và ngày càng gia tăng doanh số cho vay. Tuy nhiên đến năm 2006 thì thu nhập chỉ tăng 1.321 triệu đồng so với năm 2005, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện và môi trường cạnh tranh khắc nghiệt trên địa bàn làm cho doanh số dư nợ của ngân hàng không tăng cao. Điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng của nguồn thu giảm mạnh từ 14,4% chỉ còn 4,6% trong năm 2006, trong khi tốc độ tăng chi phí trong năm này là rất lớn đạt đến 18,8%. Chính sự tăng trưởng không hợp lý này đã làm cho lợi nhuận trong năm 2006 giảm, tốc độ giảm là 33,8% so với năm 2005. Bên cạnh đó thì ngân hàng vẫn chưa chú trọng phát triển các dịch vụ và tiện ích nên nguồn thu từ dịch vụ rất thấp, mặc dù có những biện pháp khắc phục nhưng vẫn chưa đạt kết quả khả quan.
- Về chi phí hoạt động của chi nhánh: năm 2004 chi phí là 19.895 triệu đồng, năm 2005 chi phí tăng lên 20.976 triệu đồng tăng 1.081 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 5,4%. Chi phí tăng trong giai đoạn này chủ yếu là do Chi nhánh đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo các CB-CNV để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của chi nhánh được tốt hơn.
Đến năm 2006 thì chi phí tăng thêm 3.946 triệu đồng so với năm 2005, tăng 18,8%. Khác với năm 2005 chi phí trong giai đoạn này tăng là do chi phí trả lãi tiền vay của ngân hàng tăng mạnh, do nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng nhiều hơn trong năm 2006, mức chi trả lãi lên đến 20.273 triệu đồng.
Qua tình hình chi phí và thu nhập như trên cho thấy lợi nhuận của chi nhánh trong 3 năm vừa qua là không ổn định. Cụ thể năm 2004 lợi nhuận đạt được là 5.220 triệu đồng, năm 2005 tăng lên 7.759 triệu đồng, tăng 48,6% tương đương 2.539 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 lợi nhuận giảm xuống còn 5.134 triệu đồng, giảm 2.625 triệu đồng so với năm 2005 (giảm 33,8%). Nguyên nhân là do trong năm 2006 thu nhập chỉ tăng nhẹ trong khi đó chi phí có xu hướng tăng nhanh đặc biệt là chi phí trả lãi vay, điều này đã kiềm hãm sự tăng trưởng lợi nhuận của Chi nhánh, làm cho lợi nhuận trong năm 2006 của Chi nhánh sụt giảm.
Biểu đồ 1: Thu nhập - Chi phí - Lợi nhuận qua 3 năm (2004-2006)
Nhìn chung thu nhập của Ngân hàng có tăng trong 3 năm qua, nhưng do chi phí có xu hướng tăng nhanh trong năm 2006 đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng. Do vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần nỗ lực và phấn đấu hơn nữa trong tất cả các hoạt động đặc biệt là hoạt động tín dụng để đem lại sự tăng trưởng về lợi nhuận cho Ngân hàng.
3.4 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của NHNo&PTNT TPLX
3.4.1 Thuận lợi:
- Chi nhánh ngân hàng nằm ở trung tâm TPLX nên rất thuận lợi cho việc cập nhật thông tin về kinh tế chính trị xã hội có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng, thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng.
- Dân cư tập trung đông đúc thuận lợi cho việc huy động vốn.
- Tập trung nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế giúp Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các hoạt động của Ngân hàng.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, của NHNo&PTNT Tỉnh An Giang.
- Có đội ngũ CB-CNV giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc.
3.4.2 Khó khăn:
- Khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn chưa cao. Cụ thể là các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng còn quá ít trong khi nhu cầu của khách hàng thì ngày càng cao.
- Về tín dụng, chưa mở rộng, đa dạng hóa các đối tượng đầu tư; chưa mở rộng các hình thức tín dụng khác.
- Chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra không cao, một phần cũng do nguồn vốn huy động lãi suất thấp không nhiều sẽ kiềm hãm, hạn chế khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT TPLX với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.
- Những khó khăn về dịch bệnh đối với cây lúa, gia cầm, gia súc,giá cả nhiều mặt hàng tăng cao…nên ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế và việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng.
3.5 Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh TPLX năm 2007:
Căn cứ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của TPLX và mục tiêu, định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT TPLX đề ra mục tiêu chủ yếu năm 2007 là tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn và nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời từng bước mở rộng kinh doanh, phát triển dịch vụ, nâng cao tỉ lệ thu ngoài tín dụng trong tổng thu.
3.5.1 Những chỉ tiêu chủ yếu:
- Huy động vốn: tăng tối thiểu 25% so năm 2006, trong đó tiền gởi lãi suất thấp chiếm 25% tổng nguồn, số dư vốn huy động ngoại tệ phải đạt 400.000 USD.
- Dư nợ phấn đấu tăng tối đa 15% so năm 2006, trong đó tỉ lệ vốn trung hạn chiếm tối thiểu 20% dư nợ. Nơ xấu chiến tỷ lệ dưới 2% /tổng dư nợ.
- Lợi nhuận tăng 10% so năm trước, trong đó thu dịch vụ phấn đấu tăng gấp 5 lần, chênh lệch lãi suất đầu ra-đầu vào đạt 0,4 và quỹ thu nhập đảm bảo đủ chi lương kinh doanh theo hệ số tối đa do Trung Ương quy định theo hệ số tiền lương mới.
Trên cơ sở những thành tích đạt được trong năm 2006 thì những chỉ tiêu trên được đặt ra là hoàn toàn hợp lí. Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý là vấn đề nợ xấu trên tổng dư nợ, và tình hình lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2006. Nợ quá hạn tăng và lợi nhuận trong năm đang sụt giảm, do đó để đạt được chỉ tiêu trên trong năm 2007 thì toàn thể cán bộ viên chức của ngân hàng cần phải phấn đấu, nổ lực hết mình để thực hiện.
3.5.2 Biện pháp tổ chức thực hiện:
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn trong dân cư, các doanh nghiệp và ban nhành trên địa bàn với nhiều hình thức huy động vốn cả nội và ngoại tệ. Nhằm đảm bảo tính ổn định , bền vững và tăng nhanh nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng với quan điểm “chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của đơn vị”. Việc cho vay phải đảm bảo đúng quy trình của chế độ tín dụng , có kiểm tra , kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những sai sót làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ quá hạn và tồn đọng, từng bước kiểm soát được tiềm ẩn rủi ro tín dụng.
- Trong cho vay tập trung đầu tư doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực phi nông nghiệp nhất là chế biến nông sản thực phẩm, thủy hải sản, TM-DV,… và các chương trình kinh tế trọng điểm của TPLX.
- Tận thu các nguồn: lãi phải thu, lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ Ngân hàng kể cả dịch vụ cầm đồ… nhằm đảm bảo bù đắp các khoản chi phí, trích đủ dự phòng rủi ro.
- Tiếp tục thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế, chỉnh sửa những sai sót phát hiện.
- Thực hiện phân tích kinh tích kinh tế và phân loại khách hàng để có hướng đầu tư phù hợp và lâu dài. Đồng thời phải quan tâm tới việc tiếp cận khách hàng để chọn lọc, phương án sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng.
- Quan tâm đặc biệt công tác đào tạo cho cán bộ viên chức cả về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TPLX QUA 3 NĂM (2004-2006)
4.1 Tình hình huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng, không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Theo chúng ta đã biết thì một NHTM khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định của Chính Phủ. Tuy nhiên, chỉ có vốn điều lệ không thì chưa đủ để một ngân hàng có thể hoạt động được. Do vậy, để có thể hoạt động tốt ngân hàng cần phải huy động vốn từ khách hàng để thực hiện cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Từ đó ta thấy được sự cần thiết và quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn đối với ngành ngân hàng là như thế nào.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong 3 năm (2004-2006)
ĐVT: Triệu Đồng
STT
Nguồn Vốn
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1
TG không kỳ hạn
5.132
16.819
13.940
11.687
227,7
-2.879
-17,1
2
TG có kỳ hạn
26.412
41.923
66.204
15.511
58,7
24.281
58
a
Dưới 12 tháng
9.372
10.306
19.874
934
10
9.568
92,8
b
Trên 12 tháng
17.040
31.617
46.330
14.577
85,5
14.713
46,5
3
TK bậc thang
5.006
4.736
2.441
-270
-5,4
-2.295
-48,5
4
TK gửi góp
142
141
150
-1
-0,7
9
6,4
Tổng cộng
36.692
63.619
82.735
26.927
73,3
19.116
30
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT TPLX qua 3 năm (2004-2006)
Bảng 3: Tỷ trọng các loại tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động
ĐVT: Triệu đồng
STT
Nguồn Vốn
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tỷ trọng (%)
2004
2005
2006
1
TG không kỳ hạn
5.132
16.819
13.940
14
26,4
16,8
2
TG có kỳ hạn
26.412
41.923
66.204
72
66
80
a
Dưới 12 tháng
9.372
10.306
19.874
25,6
16,4
24
b
Trên 12 tháng
17.040
31.617
46.330
46,4
49,6
56
3
TK bậc thang
5.006
4.736
2.441
13,6
7,4
3
4
TK gửi góp
142
141
150
0,4
0,2
0,2
Tổng cộng
36.692
63.619
82.735
100
100
100
NHNo&PTNT TPLX là Chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh An Giang, trong thời gian qua chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp, công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay. Nhờ vậy công tác huy động vốn của Chi nhánh trong 3 năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Cụ thể:
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm. Năm 2004 nguồn vốn huy động đạt 36.692 triệu đồng, năm 2005 là 63.619 triệu đồng tăng 26.927 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất là 73,3%. Đến năm 2006 vốn huy động đạt 82.735 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng giảm chỉ còn 30,04 % tương đương giảm 19.116 triệu đồng so với năm 2005.
Trong thời gian qua Ngân hàng đã tích cực thực hiện quảng bá về các chương trình huy động vốn, điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp với sự cạnh tranh của thị trường. Bên cạnh đó chất lượng phục vụ đối với khách hàng ngày càng được chú trọng, nhân viên của Ngân hàng phải luôn giữ thái độ vui vẻ, nhiệt tình, lịch sự, thân thiện. Các thủ tục được đơn giản hoá, nhanh chóng, chính xác đã tạo niềm tin và sự thoải mái cho khách hàng. Khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều, chính vì vậy mà số dư nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng tăng.
Nhìn chung thì nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT TPLX luôn đạt chỉ tiêu cả về tuyệt đối lẫn tương đối do NHNo&PTNT Tỉnh giao. Để đạt được điều đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các công cụ huy động vốn mà Chi nhánh ngân hàng đang sử dụng với nhiều hình thức khác nhau. Và để thấy rõ sự biến động cụ thể ta đi vào phân tích từng hình thức huy động:
Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ trọng tình hình huy động vốn.
4.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn:
Đặc điểm của loại tiền gửi này là khách hàng gửi tiền vào và có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng. Mặc dù vậy song giữa việc gửi tiền vào và rút ra phải có sự chênh lệch về thời gian và số lượng nên trên các loại tài khoản này luôn có số dư. Ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay. Năm 2004 nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 14%, năm 2005 chiếm 26,4% và đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn chiếm 16,8% so với tổng nguồn vốn huy động.
Qua bảng 2 ta thấy năm 2005 mức huy động của tiền gửi không kỳ hạn là 16.819 triệu đồng tăng 11.687 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng là 227,7%. Có sự gia tăng này là do năm 2005 tình hình kinh tế xã hội tạm ổn định, khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng sẽ yên tâm hơn giữ tiền ở nhà khi không có nhu cầu sử dụng vốn. Đến năm 2006 thì loại tiền gửi này giảm xuống chỉ còn 13.940 triệu đồng, giảm 17,1% tương đương 2.879 triệu đồng so với năm 2005. Trong thời gian này Ngân hàng đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên cùng địa bàn trong quá trình hội nhập, do đó ảnh hưởng đến mức huy động của Ngân hàng đối với loại tiền gửi này.
4.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn:
Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời hạn rút ra giữa khách hàng và Ngân hàng. Đây là loại hình huy động quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất của Ngân hàng. Năm 2004 tiền gửi có kỳ hạn chiếm 72% tổng nguồn vốn huy động, năm 2005 chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 năm là 66% tổng NVHĐ. Đến năm 2006 thì tỷ loại hình tiền gửi này tăng trở lại và đạt đến 80% tổng NVHĐ. Ngân hàng có thể chủ động sử dụng đối với loại hình tiền gửi này vì nó có sự ràng buộc về thời hạn rút tiền của khách hàng. Do vậy, loại nguồn vốn huy động này chiếm tỷ trọng cao trong thời gian qua là một tín hiệu khả quan đối với Ngân hàng.
Mức huy động của loại hình tiền gửi có kỳ hạn trong 3 năm qua của Ngân hàng đều tăng. Năm 2005 NVHĐ đạt 41.923 triệu đồng, tăng 15.511 triệu đồng so với năm 2004 (tốc độ tăng là 58,7%). Đến năm 2006 NVHĐ đạt 66.204 triệu đồng cao nhất trong 3 năm với tốc độ tăng trưởng là 58% tương đương tăng 24.281 triệu đồng so với năm 2005. Sự tăng trưởng liên tục trong 3 năm qua của loại hình tiền gửi này là do sự phát triển về kinh tế xã hội của nước ta nói chung, và của Tỉnh An Giang nói riêng đã làm cho mức thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Thông qua đó người dân có được nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời nên gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi và đảm bảo an toàn hơn thay vì giữ tiền ở nhà. Trong hình thức gửi tiền này thì loại hình tiền gửi trên 12 tháng luôn chiếm ưu thế và có tỷ trọng khá cao trong tổng NVHĐ được.
4.1.3 Tiết kiệm bậc thang
Đây là hình thức huy động vốn đặc trưng của NHNo&PTNT Chi nhánh TPLX, ra đời từ năm 2002. Có thể nói đây là chính sách ưu đãi của Ngân hàng dành cho khách hàng, khách hàng có quyền rút tiền trước thời hạn một năm và được hưởng mức lãi suất huy động theo quy định của Ngân hàng trong khi ở một số hình thức khác thì không được rút tiền trước kỳ hạn. Cụ thể tình hình huy động vốn qua 3 năm như sau: năm 2005 NVHĐ được là 4.736 triệu đồng, giảm 270 triệu đồng tốc độ giảm là 5,4% so với năm 2004; đến năm 2006 thì tốc độ giảm mạnh hơn (giảm 48,5%) chỉ còn 2.441 triệu đồng, đã giảm 2.295 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do loại hình tiền gửi này không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngân hàng thiếu sự linh hoạt về lãi suất cũng như không hiểu được tâm lí khách hàng là thích gửi tiền vào loại hình tiền gửi có lãi suất cao và hấp dẫn. Do vậy loại hình tiền gửi này ngày càng mất ưu thế và sụt giảm mạnh kéo theo tỷ trọng của chúng trong tổng NVHĐ cũng giảm theo như sau: từ 13,6% năm 2004 giảm còn 7,4% năm 2005, và chỉ còn 3% vào năm 2006.
4.1.4 Tiết kiệm gửi góp:
Năm 2003, NHNo&PTNT An Giang chi nhánh TPLX đã ra đời một hình thức huy động mới đó chính là hình thức tiết kiệm gửi góp. Hiểu một cách đơn giản tiết kiệm gửi góp là loại hình tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi tiền theo mức thỏa thuận nhiều lần vào một sổ tiết kiệm theo kỳ hạn nhất định đã đăng ký với Ngân hàng. Hình thức huy động này mới được phát triển nên chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng NVHĐ, biến động của nó cũng không cao và có thể nói là tương đối ổn định. Năm 2004 huy động được 142 triệu đồng, năm 2005 là 141 triệu đồng và năm 2006 tăng lên 150 triệu đồng. Loại hình tiền gửi này chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ khoảng 0,2% trong tổng NVHĐ.
Trong cơ cấu NVHĐ 3 năm qua của Ngân hàng thì loại hình tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng NVHĐ. Vào năm 2006 thì loại hình tiền gửi này chiếm đến 80% tổng NVHĐ, trong khi đó cả 3 loại hình còn lại là tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang và tiết kiệm gửi góp chỉ chiếm khoảng 20% tổng NVHĐ. Với cơ cấu nguồn vốn như vậy thì ngân hàng có được lợi thế đó là tính ổn định của nguồn vốn, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên, nó cũng có mặt hạn chế đó là Ngân hàng sẽ phải tốn một khoản chi phí cao cho khoản tiền gửi này, đó là chi phí lãi vay mà ngân hàng phải trả cho khách hàng gửi tiền, điều này sẽ làm hạn chế khả năng tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, cơ cấu NVHĐ của ngân hàng cần được thay đổi theo chiều hướng giảm dần NVHĐ có lãi suất cao và tăng dần NVHĐ lãi suất thấp (tiền gửi không kỳ hạn) để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
NVHĐ được của Ngân hàng trong thời gian qua đã đáp ứng được khoảng 25% luợng phát vay của Ngân hàng cho khách hàng. Trong thời gian tới Ngân hàng sẽ cố gắng đẩy con số này tăng lên cao hơn và đáp ứng được ngày càng nhiều hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng.
4.1.5 Một số tồn tại của Ngân hàng trong công tác huy động vốn:
- Tập trung ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt và phân chia thị phần. Hiện nay trên địa bàn TPLX đã xuất hiện nhiều NHTM mới như: NHTM Cổ Phần Sài Gòn, NHTM Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín, Ngân Hàng Quốc Tế, Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển,…
- Dịch vụ và tiện ích của Ngân hàng còn hạn chế nên chưa thu hút được khách hàng đến quan hệ giao dịch. Trên toàn Tỉnh chỉ có 4 máy ATM, các chương trìng khuyến mãi dự thưởng chưa tạo được sự chú ý đối với khách hàng. Ngân hàng cần có thêm một bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận này sẽ tìm hiểu và quan tâm đến tiềm năng, cơ hội phát triển của khách hàng, thực hiện chương trình tặng quà cho khách hàng vào các dịp lễ, tết,…có các ưu đãi đặc biệt đối với khách hàng có uy tín và giao dịch thường xuyên với ngân hàng. Qua đó, Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc giữ chân lượng khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng mới.
- Một số CBVC do phải thực hiện công việc chuyên môn của mình nên việc vận động khách hàng gửi tiền chưa được quan tâm đúng mức. Ví dụ như đối với nhân viên kế toán hay bộ phận thu hồi nợ thì công việc chính của họ là làm sổ sách kế toán và xử lí nợ, việc huy động vốn chỉ là công tác phụ. Nên nếu công việc chuyên môn của họ quá nhiều thì họ sẽ ít quan tâm đến công tác huy động vốn, không nhiệt tình trong việc khuyến khích khách hàng gửi tiền, đó là một trong những bất cập của công tác huy động vốn.
- Số lượng tài khoản cá nhân của Ngân hàng có tăng nhưng số bình quân mỗi tài khoản vẫn còn thấp. Tài khoản cá nhân chủ yếu là để phát lương cho nhân viên nên mặc dù có gia tăng về số lượng nhưng số dư bình quân thì không cao.
4.2 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT TPLX qua 3 năm (2004-2006):
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khách hàng có nhu cầu tài trợ ngắn hạn, thường xuyên hoặc thời vụ, từ Ngân hàng. Chính nhu cầu tài trợ này là cơ sở để Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng, điều này có lợi cho cả hai phía, khách hàng và Ngân hàng. Về phía khách hàng, việc cấp tín dụng của Ngân hàng giúp doanh nghiệp bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo cho khách hàng có thể duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. Về phía Ngân hàng, việc cấp tín dụng cho khách hàng giúp Ngân hàng “tiêu thụ được sản phẩm” của mình góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro cao vì vậy cần phải quản lí các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay:
Đối với hoạt động cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT TPLX chia thành 3 đối tượng: theo ngàng kinh tế, theo thời hạn cho vay và theo thành phần kinh tế. Trong đó cho vay hộ gia đình theo ngành kinh tế là phổ biến nhất, bao gồm một số ngành như: nông nghiệp, thủy hải sản, tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ,….
Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh trong 3 năm (2004-2006)
ĐVT: Triệu Đồng
STT
Ngành kinh tế
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
1
Nông nghiệp
16.989
20.160
18.103
3.171
18,6
-2.057
-10,2
2
Thủy - hải sản
55.816
57.542
71.962
1.726
3,1
14.420
25
3
TTCN
8.572
15.632
21.738
7.060
82,3
6.106
39
4
TM – DV
105.527
122.733
137.719
17.206
16,3
14.986
12,2
5
Ngành khác
31.976
43.716
133.371
11.740
36,7
89.655
205
Tổng cộng
219.380
259.783
382.893
40.403
18,4
123.110
47,3
Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế qua 3 năm (2004-2006)
DSCV tăng liên tục trong 3 năm vừa qua. Cụ thể: năm 2004 DSCV đạt 219.380 triệu đồng, năm 2005 DSCV tăng lên 259.783 triệu đồng, tăng thêm 40.403 triệu đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng trưởng là 18,4%. Đến năm 2006 DSCV đạt 382.893 triệu đồng, tăng 123.110 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 năm là 47.3%.
Để thấy rõ hơn về cơ cấu cho vay và nguyên nhân của những biến động ta đi vào phân tích chi tiết DSCV theo từng ngành kinh tế như sau:
Biểu đồ 3: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn.
+ Ngành nông nghiệp:
- Trồng trọt: từ năm 2003 đến nay thì Ngân hàng không cho vay trong lĩnh vực này nữa vì cho vay để trồng trọt (trồng lúa) do Ngân hàng Công Thương đảm trách theo sự phân công của Ngân hàng cấp trên.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi kinh tế hộ là một trong những phương án làm gia tăng nguồn thu nhập của người nông dân. Với đặc điểm không cần nhiều kỹ thuật cũng như không quá phức tạp để thực hiện thì ngoài công việc làm ruộng người dân có thể chăn nuôi thêm heo hay bò để gia tăng nguồn thu nhập cho gia đình. NHNo&PTNT TPLX chỉ cho vay một số vốn bổ sung thêm vào nguồn vốn tự có của người dân để đầu tư thêm con giống, chi phí thức ăn, thuốc trị bệnh… Năm 2005 DSCV đạt 20.160 triệu đồng tăng 3.171 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng tưởng là 18,6%. Đến năm 2006 thì DSCV ngành này giảm chỉ còn 18.103 triệu đồng, giảm 2.057 triệu đồng, tốc độ giảm là 10,2% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2006 trên thị trường có nhiều biến động với nạn dịch bệnh gia súc, gia cầm… nên người dân không dám mạnh dạn vay tiền để chăn nuôi làm ảnh hưởng đến DSCV của Ngân hàng.
+ Ngành thủy - hải sản:
DSCV trong 3 năm qua đều tăng nhưng tăng mạnh nhất là vào năm 2006. DSCV năm 2006 đạt 71.962 triệu đồng tăng 14.420 triệu đồng, tốc độ tăng là 25% so với năm 2005. Đối với ngành này thì NHNo&PTNT TPLX cho vay trong nhiều lĩnh vực như: khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến,…Tuy nhiên, DSCV của Ngân hàng đối với ngành thủy sản chỉ là doanh số cho vay trong lĩnh vực nuôi trồng. DSCV ngày càng tăng là do trong những năm qua kinh tế phát triển, thị trường mở cửa, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Tỉnh tăng cao nên người dân đặc biệt quan tâm và chú trọng đến lĩnh vực này.
+ Ngành tiểu thủ công nghiệp:
Đối với ngành này thì nhìn chung DSCV tăng ổn định qua các năm. Cụ thể DSCV vào năm 2005 đạt 15.632 triệu đồng tăng 7.060 triệu đồng, tốc độ tăng là 82,3%, đến năm 2006 chỉ tăng thêm 6.106 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng chỉ còn 39%.
+ Ngành TM – DV:
Hoà chung với sự phát triển kinh tế của Tỉnh thì DSCV ngành TM – DV của Chi nhánh cũng tăng theo, Năm 2005 DSCV đạt 122.733 triệu đồng tăng 17.206 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 16,3%. Đến năm 2006 DSCV tăng 12,2% tương đương 14.986 triệu đồng so với năm 2005.
DSCV của này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV ngắn hạn của Chi nhánh. Năm 2004 DSCV ngành TM – DV chiếm 48% tồng DSCV ngắn hạn. Năm 2005 chiếm 47,2%, và năm 2006 là 36% tẩng DSCV.
+ Nghành khác:
Bao gồm cho vay để kinh doanh lương thực, cầm đồ, cầm kỳ phiếu. Trong năm 2004 phát vay được 31.976 triệu đồng, sang năm 2005 DSCV tăng 36,7% so với năm 2004; đến năm 2006 DSCV tăng cao đạt lên đến 133.317 triệu đồng, tăng 205% so với năm 2005 tương đương 89.655 triệu đồng.
Nhìn chung, tình hình cho vay trong những năm qua của Ngân hàng có những chuyển biến rõ rệt, DSCV đều tăng qua các năm. Ngành TM - DV có doanh số cho vay cao nhất, là một ngành đang phát triển nên cần được chú trọng. Ngành TTCN và Thủy hải sản tuy doanh số cho vay còn thấp nhưng trong tương lai sẽ phát triển cao hơn do nhu cầu của xã hội và nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Đồng thời cần tận dụng nguồn thu từ việc cầm kỳ phiếu, trái phiếu để gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Qua đó ta thấy được chiến lược kinh doanh đúng đắn của Ngân hàng theo từng thời điểm nên đã đạt được những kết quả nhất định.
4.2.2 Doanh số thu nợ:
Hoạt động của Ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của Ngân hàng phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của Ngân hàng thì họ phải trả lãi cho Ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà Ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động của Ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho Ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà Ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy, công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ, làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Việc thu hồi nợ không phải là yếu tố tiên quyết để đánh giá hiệu quả của toàn bộ hoạt động Ngân hàng nhưng nó là yếu quyết định hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Công tác thu nợ có kết quả cao chứng tỏ nguồn vốn mà Ngân hàng cho khách hàng vay đã được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận nên khách hàng đã trả nợ cho Ngân hàng đúng thời hạn và đầy đủ, đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng được thu hồi và tái đầu tư.
Bảng 5: Doanh số thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh trong 3 năm (2004-2006)
ĐVT: Triệu Đồng
STT
Ngành kinh tế
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
1
Nông nghiệp
17.483
18.559
20.206
1.076
6,1
1.647
8,8
2
Thủy - hải sản
44.533
52.085
74.532
7.552
17
22.447
43
3
TTCN
8.838
13.257
21.311
4.419
50
8.054
60,7
4
TM – DV
99.332
115.101
145.494
15.769
15,8
30.393
26,4
5
Ngành khác
36.857
42.011
128.763
5.154
14
86.752
206,5
Tổng cộng
207.593
241.013
390.306
33.420
16,1
149.293
62
Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế qua 3 năm (2004-2006)
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ theo ngành kinh tế trong 3 năm qua đều tăng. Điều này cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng đạt kết quả tốt, năm 2006 doanh số thu nợ đạt cao nhất là 390.306 triệu đồng tăng 149.293 triệu đồng so với năm 2005 (tốc độ tăng trưởng là 62%). Để thấy rõ hơn về công tác thu nợ của Ngân hàng trong 3 năm qua ta đi vào phân tích doanh số thu nợ của từng ngành như sau:
Biểu đồ 4: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
+ Ngành nông nghiệp:
DSTN tập trung chủ yếu là ngành chăn nuôi. Năm 2005 đạt 18.559 triệu đồng, tăng 6,1% tương đương 1.076 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 DSTN đạt 20.206 triệu đồng tăng 8,8% tương đương tăng 1.647 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2005. Mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng đều trong 3 năm qua là do cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất đối với khách hàng đến vay, chỉ cho vay đối với những phương án khả thi và có khả năng thu hồi nợ cao. Chính vì vậy mặc dù doanh số cho vay của ngành này có giảm trong năm 2006 nhưng DSTN vẫn tăng trưởng liên tục qua các năm.
+ Ngành thủy hải sản:
Năm 2004 DSTN đạt 44.533 triệu đồng và tiếp tục tăng đều trong năm 2005 và 2006. DSTN tăng cao nhất vào năm 2006 với tốc độ tăng là 43% tương đương 22.447 triệu đồng so với năm 2005. Sở dĩ công tác thu nợ đạt kết quả cao trong năm 2006 là do trong năm này sản phẩm nuôi trồng ngành thủy hải sản như tôm, cá,..được mùa và bán được giá cao, khách hàng có lợi nhuận cao nên công tác thu hồi nợ dễ dàng hơn.
+ Ngành tiểu thủ công nghiệp:
Đây là ngành kinh tế mà doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất khoảng 5,5% tổng doanh số thu nợ của Chi nhánh. Do doanh số cho vay của ngành này tương đối thấp nên DSTN cũng không cao. Nhưng so với ngành thủy hải sản thì ngành TTCN có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Cụ thể: năm 2005 đạt tốc độ tăng trưởng là 50%tương đương 4.419 triệu đồng so với năm 2004, đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất là 60,7% tương đương tăng 8.054 triệu đồng. Điều này chứng tỏ nguồn vốn mà Ngân hàng phát vay đã được khách hàng sử dụng một cách có hiệu quả nên khả năng thanh toán nợ của khách hàng cho Ngân hàng tốt hơn.
+ Ngành TM – DV:
Trái ngược với ngành TTCN thì ngành TM – DV có tỷ trọng DSTN cao nhất trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng, chiếm 37% vào năm 2006. Công tác thu nợ trong 3 năm qua đối với ngành TM – DV của Ngân hàng là khá tốt. Điều này cho thấy sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBVC của Ngân hàng trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2005 đạt 115.101 triệu đồng tăng 15.769 triệu đồng so với năm 2004 (tốc độ tăng là 15,8%), sang năm 2006 DSTN đạt 145.494 triệu đồng tăng 26,4% tương đương 30.393 triệu đồng so với năm 2005.
+ Ngành khác:
DSTN tăng trong 3 năm nhưng cao nhất là vào năm 2006. DSTN năm 2006 đạt 128.763 triệu đồng tăng 86.752 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng trưởng rất cao lên đến 206,5%.
Tóm lại tình hình thu nợ trong thời gian qua của Ngân hàng là đạt hiệu quả. Tỷ lệ thu hợ đối với các ngành đều tăng cao qua các năm (ngoại trừ ngành nông nghiệp, đây là ngành có tốc độ phát triển chậm và tương đối bảo hoà trong giai đoạn hiện nay). Đây là một điều đáng mừng và đáng khích lệ đối với toàn bộ nhân viên Ngân hàng. Thành tích này cần được giữ vững và phát huy hơn nữa để Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.
4.2.3 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế:
Dư nợ phản ánh thực trạng tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định, nếu DSCV tăng đồng thời DSTN cũng tăng thì làm cho dư nợ vào cuối năm sẽ thấp và ngược lại. Tình hình dư nợ trong 3 năm qua theo ngành kinh tế của Ngân hàng như sau:
Bảng 6: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
STT
Ngành kinh tế
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
1
Nông nghiệp
13.544
15.145
13.072
1.601
11,8
-2.073
-13,7
2
Thủy - hải sản
45.477
50.934
48.365
5.457
12
-2.569
-5
3
TTCN
7.943
10.318
10.745
2.375
30
427
4,1
4
TM – DV
58.191
65.823
58.048
7.632
13
-7.775
-11,8
5
Ngành khác
1.679
3.384
7.992
1.705
101,5
4.608
136
Tổng cộng
126.834
145.604
138.222
18.770
14,8
-7.382
-5
Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế qua 3 năm (2004-2006)
Dư nợ cho vay ngắn hạn là hiệu số giữa DSCV và DSTN của ngân hàng. Chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về, ngân hàng có mức dư nợ cao thường có quy mô hoạt động rộng, có nguồn vốn mạnh và đa dạng. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ cho vay trong 3 năm qua không ổn định, năm 2004 mức dư nợ là 126.834 triệu đồng, sang năm 2005 mức dư nợ tăng lên đạt 145.604 triệu đồng, tốc độ tăng là 14,8% tương đương 18.770 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 mức dư nợ giảm chỉ còn 138.222 triệu đồng, giảm 5% tương đương 7.382 triệu đồng so với năm 2005. Mức dư nợ giảm vào năm 2006 là do thị trường có nhiều biến động, Ngân hàng đã giảm DSCV để hạn chế rủi ro trong khi đó vẫn duy trì mức thu nợ với tốc độ tăng trưởng tương đối cao.
Biểu đồ 5: Doanh số dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
+ Mức dư nợ của các ngành nông nghiệp, thủy hải sản, TM – DV, đều tăng vào năm 2005 và có chiều hướng giảm vào năm 2006. Mặc dù vậy nhưng tỷ trọng của các ngành vẫn tương đối ổn định và không có sự biến động lớn.
Ngành nông nghiệp có mức dư nợ năm 2005 là 15.145 triệu đồng tăng 1.601 triệu đồng so với năm 2004, tăng 11,8%. Qua năm 2006 mức dư nợ giảm còn 13.072 triệu đồng (giảm 13,7% so với năm 2005).
Ngành thủy hải sản: mức dư nợ năm 2005 tăng 12% so với năm 2004 tương đương 5.457 triệu đồng. Năm 2006 mức dư nợ còn 48.365 triệu đồng giảm 2.569 triệu đồng so với năm2005, tốc độ giảm là 5%.
TM – DV: Mức dư nợ ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, chiếm 45,2% năm 2005 và giảm xuống còn 42% vào năm 2006. Mức dư nợ vào năm 2004 là 58.191 triệu đồng, sang năm 2005 tăng lên 13% tương đương 7.632 triệu đồng. Đến năm 2006 mức dư nợ giảm 11,8% so với năm 2005 tương đương giảm 7.775 triệu đồng.
+ Ngành TTCN và các ngành khác thì mức dư nợ tăng đều ổn định qua 3 năm đến năm 2006 thì mức dư nợ đối với ngành TTCN là 10.745 triệu đồng, đối với ngành khác là 7.992 triệu đồng.
Tóm lại tình hình dư nợ trong thời gian qua có một số biến động. Trong năm 2005 thì doanh số dư nợ đều tăng ở tất cả các ngành nhưng đến năm 2006 thì doanh số dư nợ có chiều hướng giảm ở các ngành như: nông nghiệp, thủy hải sản, TM – DV; TTCN và ngành khác thì tăng nhẹ. Điều này đã làm giảm nguồn thu từ hoạt động cho vay và ảnh hưởng kéo theo là lợi nhuận của Ngân hàng không tăng cao. Tuy nhiên, vấn đề sụt giảm này không phải là hoàn toàn bất lợi đối với hoạt động của Ngân hàng, doanh số dư nợ giảm có thể giảm thiểu rủi ro, có thể nói đây là chiến lược kinh doanh tạm thời của Ngân hàng áp dụng để hạn chế nợ xấu của Ngân hàng trong một thời gian ngắn, nhằm nắm bắt nhu cầu của thị trường trong tình hình mới – gia nhập WTO.
4.2.4 Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế:
Việc phân tích tình hình dư nợ hàng năm chưa cho thấy hết đươc hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ tăng là điều tốt nhưng đôi khi dư nợ giảm cũng không phải là một việc xấu đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong mức dư nợ còn chứa đựng một lượng nợ quá hạn, do đó ngoài phân tích dư nợ việc phân tích thêm nợ quá hạn sẽ cho thấy rõ hơn vấn đề để có những giải pháp hợp lí và chính xác.
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế
ĐVT: Triệu Đồng
STT
Ngành kinh tế
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
1
Nông nghiệp
445
378
904
-67
-15
526
139
2
Thủy - hải sản
182
913
1.605
731
401,6
692
75,8
3
TTCN
1
51
384
50
500
333
653
4
TM – DV
126
710
1.341
584
463
631
88,8
5
Ngành khác
0
0
0
0
0
0
0
Tổng cộng
754
2.052
4.234
1.298
172
2.182
106,3
Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế qua 3 năm (2004-2006)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn trong 3 năm qua tăng cao, đây là một tín hiệu không mấy khả quan cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nợ quá hạn tăng cao nhất là vào năm 2006, NQH đạt 4.234 triệu đồng tăng 2.182 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 106,3%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng NQH tăng cao là do công tác thu nợ còn nhiều bất cập hay việc thẩm định cho vay của Ngân hàng có nhiều thiếu sót, để biết rõ nguyên nhân ta đi vào phân tích NQH theo từng ngành kinh tế:
Biểu đồ 6: Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế
+ Ngàng nông nghiệp:
Tồn đọng NQH trong năm 2004 là 445 triệu đồng, sang năm 2005 NQH giảm chỉ còn 378 triệu đồng, giảm 15% tương đương 67 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 NQH tăng lên 904 triệu đồng, tăng thêm 526 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 139%.
Nhìn chung NQH đối với ngành nông nghiệp trong năm 2005 có giảm 15% do bộ phận xử lí nợ của Ngân hàng hoạt động tích cực. Qua năm 2006 NQH tăng trở lại là do một số khách hàng chưa có thói quen trả nợ đúng hạn, họ thường trông chờ, ỷ lại, thiếu tự giác, chỉ trả khi CBTD đến nhắc nhở nhiều lần.
+ Đối với các ngành thủy hải sản, TTCN và TM – DV thì NQH đều tăng qua 3 năm, tăng mạnh nhất là vào năm 2006.
Năm 2004 NQH ngành thủy hải sản chiến 0,4% tổng dư nợ, ngành TM - DV là 0,2% ngành TTCN chỉ chiếm 0,01% tổng dư nợ.
Năm 2005 NQH tăng nhẹ, ngành thủy hải sản chiếm 1,8%, TM - DV là 1,07% và TTCN là 0,5% so với tổng dư nợ. Trong năm này chỉ có tình hình NQH ngành thủy hải sản là tăng cao,tuy nhiên vẫn chưa vượt khỏi mức cho phép của NHNoTỉnh.
Năm 2006 tình hình NQH tăng cao nhất trong các năm, vượt quá mức cho phép của NHNo Tỉnh. Cụ thể: ngành thủy hải sản tăng 75,8% so với năm 2005, chiếm 3,3% tổng dư nợ; ngành TTCN tăng 653% tương đương 333 triệu đồng chiếm 3,5% tổng dư nợ; ngành TM –DV tăng 88,8% tương đương 631 triệu đồng so với năm 2005, chiếm 2,3% tổng dư nợ.
Tình hình nợ quá hạn trong thời gian qua của Ngân hàng đang chuyển biến theo chiều hướng xấu, nợ quá hạn tăng qua 3 năm và tăng cao nhất là NQH của ngành Tủy hải sản và TM – DV. Đứng thứ 3 là ngành Nông nghiệp, mặc dù doanh số cho vay của ngành này không tăng cao nhưng với tình trạng nợ quá hạn như trên thì Ngân hàng cần lưu ý mức tồn đọng này vì tiềm năng phát triển của ngành này không còn nhiều.
4.2.5 Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng:
Thực trạng cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế như:
- Chưa mở rộng được các hình thức tín dụng và chưa thu hút được nhiều đối tượng khách hàng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các tiểu thương có nhu cầu thường xuyên trong việc luân chuyển vốn.
- Công tác thẩm định của Ngân hàng còn sơ sài, có trường hợp là do khách hàng cố ý cung cấp thông tin sai sự thật. Từ đó việc xác định số tiền, phương thức, thời hạn cho vay và định kỳ trả nợ không chính xác.
- Công tác xử lí nợ còn chậm, chưa thường xuyên bám sát con nợ nên khi nợ, lãi đến hạn không thu kịp thời dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng. Một mặt là do khách hàng chủ quan, ỷ lại, chỉ đợi đến khi CBTD nhắc nhở mới trả nợ. Vì vậy nếu CBTD không theo dõi kỳ hạn trả nợ thì sẽ làm cho số nợ đó chuyển sang NQH và số dư NQH sẽ gia tăng lên theo từng năm.
4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của NHNo&PTNT TPLX:
Đối với hoạt động của Ngân hàng việc đánh giá hiệu quả hoạt động được thực hiện thông qua các chỉ tiêu sau đây:
+ Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn.
+ Dư nợ trên tổng NVHĐ
+ NQH trên dư nợ
Bảng 8: Bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động của NHNo&PTNT qua 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Vốn huy động có kỳ hạn
Triệu đồng
26.412
41.923
66.204
Tổng NVHĐ
Triệu đồng
36.692
63.619
82.735
Tổng Dư nợ
Triệu đồng
126.834
145.604
138.222
Nợ quá hạn
Triệu đồng
754
2.052
4.234
VHĐ có kì hạn/tổng NVHĐ
%
72
65,8
80
Dư nợ/ Tổng NVHĐ
%
345
228
167
NQH/ Tổng dư nợ
%
0,6
1,4
3,06
4.3.1 Vốn huy động có kỳ hạn/ tổng NVHĐ:
Chỉ tiêu này cho biết tính ổn định của NVHĐ tại một tổ chức tín dụng. Nếu chỉ tiêu này lớn thì lợi nhuận của Ngân hàng sẽ giảm do chi phí trả lãi vay tăng, nếu chỉ tiêu này thấp thì Ngân hàng không đủ nguồn vốn và không chủ động được trong quá trình cấp tín dụng.
Tại NHNo&PTNT TPLX thì chỉ tiêu này đạt 72% vào năm 2004, giảm còn 65,8% năm 2005 và đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên đến 80%. Nhìn chung thì nguồn vốn huy động có kỳ hạn trong 3 năm qua tăng trưởng và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng NVHĐ được của Ngân hàng.
4.3.2 Tổng dư nợ/ Tổng NVHĐ:
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này cao hơn 100% thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng hết NVHĐ được cho hoạt động cấp tín dụng. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100% thì NVHĐ được của ngân hàng vẫn còn thừa, điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng sẽ không đạt hiệu quả.
Đối với NHNo&PTNT TPLX qua 3 năm qua thì chỉ tiêu này đều cao hơn 100%. Cụ thể năm 2004 là 345%, năm 2005 là 228% và đến năm 2006 là 167%. Tuy các chỉ tiêu trên đều cao chứng tỏ Ngân hàng phát huy được hiệu quả của NVHĐ nhưng một điều cần được Ngân hàng quan tâm là chỉ tiêu này có xu hướng giảm qua các năm.
4.3.3 NQH/ Tổng dư nợ:
Đây là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng, đồng thời đánh giá khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng. Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ thấp thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng được coi là đạt hiệu quả tốt.
Trở lại tình hình NQH tại NHNo&PTNT TPLX năm 2004 là 0,6%, năm 2005 là 1,4%, hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong 2 năm này của Ngân hàng có thể được đánh giá là tốt. Nhưng qua năm 2006 tỷ lệ này tăng lên 3,06%, tăng cao so với tỷ lệ cho phép của NHNo Tỉnh. Đây là vấn đề mà Ngân hàng cần phải quan tâm xử lí trong thời gian tới.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
5.1 Huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu quyết định sự phát triển của ngân hàng, nó cung cấp nguồn vốn đầu vào cho toàn bộ quy trình hoạt động của hệ thống ngân hàng. NVHĐ được của NHNo&PTNT TPLX trong thời gian qua luôn tăng và luôn hoàn thành chỉ tiêu mà NHNo&PTNT Tỉnh giao cho. Tuy nhiên, nếu nhìn lại về cơ cấu NVHĐ thì đây chưa phải là một tín hiệu tốt, NVHĐ lãi suất thấp chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn trong khi NVHĐ lãi suất cao luôn chiếm khoảng 1/3 tổng NVHĐ. Thông qua đó ta thấy một đặc điểm của nguồn vốn hoạt động tại NHNo&PTNT TPLX đó là tính ổn định cao và tất nhiên là chi phí phải trả cho nguồn vốn này cũng cao.
Theo các quy luật kinh tế mà chúng ta đã biết thì hoạt động kinh tế nào có tính rủi ro cao thì mức sinh lợi của các hoạt động đó càng cao và ngược lại. Nếu theo lý luận trên thì với cơ cấu NVHĐ của NHNo&PTNT TPLX, cơ cấu nguồn vốn có mức độ rủi ro thấp, thì mức sinh lợi từ nguồn vốn này sẽ không cao. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là NVHĐ lãi suất cao do đó mức chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào sẽ không lớn, và ảnh hưởng kéo theo là mức tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng sẽ thấp. Chính vì vậy để gia tăng lợi nhuận và bắt kịp nhịp phát triển của xã hội thì Ngân hàng cần có nhữn biện pháp cải thiện và từng bước thay đổi tỷ trọng nguồn vốn theo chiều hướng gia tăng tỷ trọng NVHĐ lãi suất thấp.
Nhìn chung, vấn đề huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định như vấn đề cạnh tranh phân chia thị phần, chưa thu hút nhiều khách hàng mới,… mà nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là do:
- Nguồn vốn huy động lãi suất thấp của Ngân hàng không nhiều làm hạn chế khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
- Một số cán bộ viên chức còn nhiều kiêm nhiệm nên công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa thật sự đạt hiệu quả.
- Một số CBVC chưa coi trọng công tác huy động vốn, chưa ý thức được huy động vốn là nhiệm vụ sống còn của Ngân hàng nên không kiên trì thuyết phục khi vận động khách hàng gửi tiền.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn:
Nâng cao sức cạnh tranh trên địa bàn bằng chiến lược lãi suất hấp dẫn. Để thực hiện được điều này Ngân hàng phải nắm bắt những thông tin, nhu cầu của thị trường, mức lãi suất của các đối thủ cạnh tranh… một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Thông qua đó Ngân hàng sẽ có được mức lãi suất phù hợp cho từng chương trình huy động.
Tranh thủ sự ủng hộ của NHNo&PTNT Tỉnh để cải thiện các dịch vụ tiện ích của Chi nhánh, nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch.
Thực hiện tuyên truyền quảng bá dưới nhiều hình thức như: quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, dán áp phích về các hình thức huy động vốn. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, đồng thời chú trọng đến lượng khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua lượng khách hàng tiềm năng này Ngân hàng sẽ tranh thủ được một NVHĐ lớn và có lãi suất thấp.
Cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho CBVC. Thực hiện các chương trình thi đua và khen thưởng đối với CBVC có thành tích tốt trong công tác huy động vốn.
5.2 Cho vay ngắn hạn:
Tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng đều có những biểu hiện tích cực qua các năm. Tuy nhiên, NQH trong thời gian qua của Ngân hàng có chiều hướng gia tăng, đây không phải là kết quả tốt cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói riêng và toàn bộ hoạt động nói chung của Ngân hàng. NQH tăng cao sẽ làm tăng chi phí, thất thoát vốn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Ngân hàng cần tập trung phát triển các ngành có tiềm năng phát triển trong thời gian tới như ngàng TM – DV, TTCN, Thủy hải sản. Giảm mức cho vay đối với ngành nông nghiệp vì mức độ phát triển của ngành này trong tương lai sẽ không cao, việc nuôi trồng nhỏ lẻ đối với bò, heo,… sẽ không cạnh tranh được trong quá trình hội nhập sắp tới. Bên cạnh đó cần gia tăng và tận dụng nguồn thu từ các dịch vụ khác như cầm đồ, cần kỳ phiếu,… nhằm cải thiện tình hình tài chính cho Ngân hàng.
Qua quá trình phân tích đã cho chúng ta thấy được những tồn tại mà Ngân hàng gặp phải trong thời gian qua về việc cho vay như: chưa mở rộng nhiều hình thức tín dụng, công tác xử lí và thu hồi nợ còn nhiều bất cập,…Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn trên:
- Nguyên nhân khách quan chủ yếu được đề cập đến ở đây là về phía khách hàng và các điều kiện kinh tế xã hội. Trong giai đoạn hiện nay đang hình thành ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng và NHTM trên địa bàn, tâm lí khách hàng sẽ có ít nhiều thay đổi và khách hàng sẽ ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đi vay.
- Ngoài nhuyên nhân khách quan trên còn có những nguyên nhân sau:
+ Ý thức về việc xử lí nợ của nhân viên Ngân hàng còn thiếu kiên quyết.
+ Năng lực và trình độ chuyên môn của nhân viên còn nhiều bất cập, chưa bắt kịp được những đổi mới về hoạt động tín dụng trong xu thế hội nhập và cạnh tranh, dẫn đến việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng chưa đạt hiệu quả cao.
Một số giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả tín dụng:
Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên Ngân hàng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót trong công việc cũng như trong quá trình phân tích, đánh giá khách hàng. Khắc phục được điều này Ngân hàng sẽ nắm bắt được những thông tin chính xác nhất về khách hàng, nhũng hoạt động của khách hàng về nguồn vốn vay từ Ngân hàng. Từ đó hiệu quả tín dụng của Ngân hàng sẽ được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
Đa dạng hóa các hình thức tín dụng nhất là hình thức bảo lãnh và thuê tài chính, mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bộ phận tín dụng phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán để kiểm tra việc trả nợ của khách hàng, kịp thời nhắc nhở khách hàng trả nợ nhằm hạn chế nợ quá hạn.
Do số lượng CBTD của Ngân hàng còn ít không thể quản lí trên một địa bàn quá rộng, vì vậy nên phân vùng cho vay đối với từng địa bàn cụ thể. Tập trung cho vay ở trung tâm thành phố và các vùng lân cận có tiềm năng phát triển cao và thuận lợi về mặt giao thông; hạn chế cho vay sản xuất nông nghiệp đối với các vùng sâu nhiều rủi ro, giao thông không thuận lợi, khó quản lí.
Tóm lại, trong 3 năm qua hoạt động huy độn vốn và cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng tuy có phát triển nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. NVHĐ được của Ngân hàng chủ yếu vẫn là NVHĐ có kỳ hạn, đây là NVHĐ có lãi suất cao vì vậy khi sử dụng nguồn vốn này để cho vay thì chi phí lãi vay mà Ngân hàng phải trả sẽ lớn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận của Ngân hàng. Cụ thể là vào năm 2006 tỷ trọng NVHĐ có kỳ hạn tăng cao chiến đến 80% tổng NVHĐ, do đó chi trả lãi vay tăng làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm (giảm 33,8% so với năm 2005).
Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ khác thì với cơ cấu NVHĐ như vậy thì Ngân hàng sẽ có một lợi thế đó là tính ổn định của nguồn vốn, Ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn một cách linh hoạt để cho vay mà không cần phải dự phòng nhiều cho việc khách hàng rút tiền bất ngờ. Bên cạnh đó thì thông qua chỉ tiêu Tổng dư nợ trên Tổng NVHĐ cũng cho ta thấy được Ngân hàng luôn sử dụng hết nguồn vốn mà mình đi vay, không gặp phải tình trạng ứ đọng vốn nhàn rỗi tại Ngân hàng.
Từ thực trạng trên Ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn và phát triển một cách toàn diện cho từng nghiệp vụ của mình. Duy trì NVHĐ có kỳ hạn và thu hút thêm nhiều NVHĐ có lãi suất thấp từ thị trường. Gia tăng doanh số cho vay, doanh số dư nợ, cố gắng giảm đến mức thấp nhất tình trạng nợ quá hạn, để Ngân hàng ngày càng hoạt động có hiệu quả và phát triển mạnh hơn.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận:
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nhưng NHNo&PTNT TPLX đã ngày càng phát triển và khẳng định được vị trí của mình. Ngân hàng đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, các thành phần dân cư, cá nhân…để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế khác. Việc đem nguồn vốn từ nơi thừa cung cấp cho nơi thiếu không những góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Từ đó hiệu quả huy động vốn và cho vay của Ngân hàng được nâng cao.
Thực tế trong những năm qua Ngân hàng đã có những đổi mới một cách rõ rệt theo chiều hướng tích cực như: tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng được cải thiện, nâng cao thái độ phục vụ khách hàng, thực hiện các chương trình khuyến mãi, dự thưởng… đó là điều đáng khích lệ cho toàn thể CBVC của Ngân hàng. Tuy nhiên những cố gắng này cần được phát huy hơn nữa để bắt kịp với sự phát triển chung của đất nước trong quá trình hội nhập. Hiện nay Ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng NQH tăng cao trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2006 NQH tăng hơn 4 tỷ đồng, tình hình dư nợ năm 2006 giảm nhẹ đạt 138.222 triệu đồng giảm 5% so với năm 2005. Đây là những vấn đề mà ngân hàng cần xem xét và giải quyết trong năm 2007 này.
Qua quá trình phân tích ta thấy được những cái đạt và chưa đạt của Ngân hàng, thông qua đó Ngân hàng sẽ kiện toàn được mình trong quá trình hoạt động dể ngày càng phát triển và thu hút được nhiều đối tượng khách hàng. Hài hoà NVHĐ và DSCV để tạo sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc cấp tín dụng, đẩy mạnh công tác thu nợ và giảm thiểu NQH cho Ngân hàng.
6.2 Kiến nghị:
Ngân hàng cần theo dõi và kịp thời luân chuyển nhân sự cho phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng CBVC. Kiên quyết xử lí khi có sai phạm và tuyên dương khen thưởng đối với những CBVC có thành tích tốt trong công tác.
Gắn liền lợi ích của nhân viên với lợi ích chung của Ngân hàng theo phương châm: quy mô và kết quả hoạt động của Ngân hàng sẽ quyết định đời sống của CBVC.
Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành để có được sự hổ trợ của họ trong công tác thẩm định và thu hồi nợ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân Tích Hoạt Động Huy Động Vốn và Cho Vay Ngắn Hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh TP Long Xuyên.doc