Giảm giá chi phí đầu vào trong quá trình tạo ra các sản phẩm trong nhà hàng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,
Tăng cường liên kết với các tổ chức để góp phần làm giảm giá của đồ ăn thức uống, các dịch vụ giải trí trong nhà hàng.
Cần vạch ra chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, kích thích khách đến với nhà hàng, có chính sách giá phù hợp để giữ chân khách. Nhà quản lý cần phân loại khách để có chính sách phục vụ phù hợp.
44 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 17001 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh của nhà hàng Mây Da, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o với khách, phải luôn nhớ khách ở đằng sau.
Giai đoạn tiếp cận khách:
Đưa thực đơn đồ uống và đồ ăn cho khách, thực đơn phải được mở ra trước khi đưa cho khách.
Gia đoạn phục vụ:
+ Phục vụ đồ uống:
Hỏi khách uống gì, có thể giới thiệu đồ uống cho khách nếu khách chưa chọn được, nói một cách rõ ràng, rành mạch, vui vẻ và nhìn vào khách, tay luôn cầm bút và order, phải ghi chính xác trên order và không được bấm bút trong khi khách đang chọn món.
Sau khi order xong phải nhắc lại những gì mà khách đã gọi để đảm bảo nhà hàng phục vụ món đúng món mà khách yêu cầu.
Nhân viên phục vụ chuyển order đến các bộ phận liên quan.
+ Phục vụ đồ ăn:
Hỏi khách ăn gì, khi thấy khách chưa lựa chọn được đồ ăn phải hướng dẫn cho khách hoặc giới thiệu những món đặc biệt của nhà hàng.
Nhân viên phục vụ cần phải biết quy trình làm các món ăn để hướng dẫn cho khách chọn món chính xác, giải thích những thắc mắc của khách về món ăn.
Sau khi chọn đồ ăn xong, nhân viên phục vụ phải đọc lại tất cả món ăn mà khách đã gọi.
Khi đã chắc chắn những gì ghi trên order là đúng thì nhân viên chuyển đi đóng dấu xuất và chuyển cho bộ phận bếp.
Phục vụ khách trong quá trình ăn uống phải tuân thủ một số quy định đã được quy định trước như cách dọn đồ ăn lên cho khách dùng và cách dọn bàn sau khi khách dùng bữa xong.
Giai đoạn thanh toán:
Khi đưa hóa đơn thanh toán cho khách cần phải đảm bảo độ chính xác của hóa đơn, không cãi lại khách khi khách có ý kiến thắc mắc về hóa đơn, phải giải thích một cách nhẹ nhàng, không làm mất lòng khách, nếu sự việc nghiêm trọng phải mời quản lý ra giải quyết.
Giai đoạn tiễn khách:
Sau khi khách thanh toán xong, xin ý kiến khách về bữa ăn, chào khách lịch sự trước khi ra về.
Giai đoạn thu dọn:
Thu dọn sạch sẽ, chuẩn bị bàn để phục vụ khách tiếp theo.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của nhà hàng
1.2.1. Chỉ tiêu về doanh thu
Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Kết quả mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tiêu thụ đó thể hiện các lợi ích mà doanh nghiệp thu được và nó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu nhà hàng là tổng số tiền thu được của khách trong kỳ nghiên cứu do hoạt động dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác mang lại cho nhà hàng. Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá trình sản xuất, phục vụ và bán các sản phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ chính cùng với dịch vụ bổ sung trong khách sạn nhà hàng nói riêng.
Doanh thu trong nhà hàng gồm 2 phần chính:
- Doanh thu từ các dịch vụ ăn uống
- Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác
Trong kinh doanh nhà hàng, các nhà hàng cung cấp những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống và các nhu cầu dịch vụ bổ sung khác cho khách.
1.2.2. Chỉ tiêu về chi phí
Chi phí là số tiền chi phí trong doanh nghiệp nhà hàng, là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí lãnh đạo xã hội cần thiết phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
Phân loại:
- Căn cứ các nghiệp vụ kinh doanh
Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống
Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ bổ sung
- Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí
Chi phí tiền lương
Chi phí chi trả về cung cấp lao vụ cho các ngành kinh tế khác (chi phí điện, nước).
Chi phí vật tư trong kinh doanh
Hao phí về nguyên liệu hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến.
Các chi phí khác
- Căn cứ tính chất biến động của chi phí
Chi phí bất biến (đầu tư vào cơ sở vật chất – kỹ thuật) là những khoản chi phí không hoặc ít thay đổi khi doanh thu thay đổi.
Chi phí khả biến là chi phí thay đổi khi doanh thu thay đổi.
1.2.3. Chỉ tiêu về lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Là phần còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi quỹ lương cho cán bộ công nhân viên.
Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận:
+ Giá cả thị trường
+ Chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ
+ Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp
+ Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Các biện pháp nâng cao lợi nhuận:
+ Tiết kiệm tối đa các chi phí bất hợp lý
+ Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao trình độ tổ chức của người lãnh đạo.
+ Có phương thức kinh doanh hợp lý
+ Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm bằng cách tuyên truyền, quảng cáo, giảm giá.
1.2.4. Chỉ tiêu về tỷ suất phí
Tỷ suất phí là tỷ lệ phần trăm (%) so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh và doanh thu đạt được trong một thời kì kinh doanh nhất định của doanh nghiệp.
F’ =
Trong đó: F’ là tỷ suất chi phí của doanh nghiệp
F là tổng chi phí kinh doanh của nhà hàng
(F= tổng các khoản mục phí)
D là doanh thu kinh doanh nhà hàng
Tỷ suất chi phí là 1 chỉ tiêu chất lượng:
- Phản ánh trong 1 thời kỳ nhất định để đạt 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
- Sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ khác nhau trong 1 doanh nghiệp.
So sánh giữa các nhà hàng trong cùng một thời kỳ kinh doanh với nhau.
1.2.5. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận càng cao, chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
KL =
Trong đó:
L: Lợi nhuận
D: Doanh thu
KL: Tỷ suất lợi nhuận
KL :Cứ 100đ doanh thu thu về doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2.6. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: (H1)
H1 = D/C
Trong đó:
D: Doanh thu thuần tuý
C: chi phí thuần tuý
Ý nghĩa: Cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu
Nếu H1 = 1. Hoạt động kinh doanh hoà vốn
Nếu H1 >1. Hoạt động kinh doanh có lãi
Nếu H1<1. Hoạt động kinh doanh bị thua lỗ
Như vậy hệ số H càng lớn thì họat động kinh doanh càng cao. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh hoạt động kinh doanh của nhà hàng (có lãi hay bị thua lỗ).
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp giúp đánh giá đúng đắn và chính xác tất cả các mặt trong quá trình kinh doanh. Gồm:
- Chỉ tiêu lợi nhuận:
L’ = D – Mv – F – Tb
Trong đó:
L’ : lợi nhuận
D : tổng doanh thu
Mv: trị giá vốn nguyên liệu, hàng hóa chế biến ăn uống hoặc hàng hóa chuyển bán.
F: tổng chi phí
Tb: thuế ở các khâu bán
Chỉ tiêu lợi nhuận càng cao, càng tốt. Đó là nguồn thu để mở rộng kinh doanh nâng cao chất lượng phục vụ, là cơ sở để cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp, là thước đo khả năng cạnh tranh.
- Chỉ tiêu kết quả
+ Kết quả theo doanh thu
HD : ( D = Mv + F )
Trong đó:
HD: Kết quả theo doanh thu
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực doanh nghiệp bỏ ra, doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Kết quả theo lợi nhuận:
HL = L / Dv
Trong đó:
L: Lợi nhuận
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Kết quả theo lợi nhuận
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực bỏ ra trong kỳ doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG MÂY DA
2.1. Khái quát chung về nhà hàng
2.1.1. Vị trí của nhà hàng
Địa chỉ : 125, Nguyễn Huệ, quận 1
Điện thoại : (08)3 915.3419
Fax : (08)3 915.3420
Giờ mở cửa: 7:00 am – 24:00 pm
Ngày nghỉ : không có ngày nghỉ
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố phát triển nhất của cả nước. Với mục đích xây dựng nét đẹp văn hoá, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho nhân dân trong thành phố, bà con Việt Kiều cùng du khách trong và ngoài nước vào dịp tết truyền thống của Việt Nam. Trong 7 năm liên tiếp từ năm 2004, Tổng cục du lịch Sài Gòn phối hợp với các sở ban ngành tổ chức thành công lễ hội tết tại trung tâm thành phố ngay con đường Nguyễn Huệ và các con đường bên cạnh gồm các chương trình: Đường hoa Nguyễn Huệ, ngày hội bánh tét, phố hoa toả sáng, pháo hoa giao thừa, khoảnh khắc đón năm mới và trang hoàng mặt phố tết – trình diễn Doorshow.
Xung quanh đường Nguyễn Huệ và các đường lân cận liên tiếp là các nhà hàng, khách sạn như Angel – in – us coffee, khách sạn Kim Đô với hệ thống nhà hàng của mình, Fiditour,…
Nhà hàng Mây Da với diện tích 600m2 nằm ngay trung tâm Nguyễn Huệ. Coffee – Lounge Maya đã tạo được ấn tượng từ phong cách trang trí đến cách thiết kế đều mang phong cách riêng. Với phong cách của mình, nhà hàng đã tạo ra ấn tượng độc đáo đối với nhiều đối tượng khách khác nhau.
2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống cơ sở vật chất khá đồng bộ và hiện đại, được sắp xếp và trang trí theo phong cách Ả Rập cổ điển. Nhà hàng gồm 3 tầng: tầng trệt, tầng 1, tầng 2, được chia ra làm 4 khu A, B, C, D. Khu A với 4 bàn được sắp xếp với những bộ ghế nệm được bọc với những màu sắc nhã nhặn, là những bàn tròn được bao bọc bên ngoài bởi những lớp mây đan, bên trong được lắp đặt hệ thống đèn điện, buổi tối được thắp lên tạo nên không gian lung linh huyền ảo.
Khu B với 25 bàn lớn nhỏ, được trang trí bởi những tấm rèm và hạt vòng được kết thành sợi dây dài, tạo thành rèm dọc các lối đi. Khu B buổi tối là bar rất sôi động thích hợp với các đối tượng là giới trẻ, du khách nước ngoài khi đi du lịch hoặc đang sinh sống tại Việt Nam cũng có thể đến đây để vui chơi giải trí ngay giữa trung tâm thành phố. Nếu muốn được nhìn các batender pha chế thì khách cũng có thể ngồi ngay tại quầy bar là lối đi lại giữa khu A và khu B.
Khu C với 15 bàn cũng là những bàn tròn giúp khách quây quần ngồi bên nhau được dễ dàng. Khu này cũng được trang trí bởi những tấm rèm màu tím để ngăn cách giữa các bàn tạo nên một không gian lung linh thơ mộng. Khi khách ngồi tại các bàn có thể buông rèm tạo ra không gian cho riêng mình để thoải mái nghỉ ngơi cũng như thưởng thức các món ăn và đồ uống được nhà bếp chế biến và quầy bar pha chế. Trên đây có hệ thống nhà vệ sinh luôn được đảm bảo sạch sẽ giúp khách có thể thuận tiện khi có nhu cầu. Nhà hàng có một phòng VIP bên phải cầu thang lên tầng 1. Phòng này có thể phục vụ được số lượng khách từ 15 khách trở lên thích hợp cho các buổi hội nghị khách hàng, tổ chức sinh nhật, họp báo,… có không gian riêng biệt mà không ảnh hưởng đến nguời khác cũng như công việc của họ.
Khu D gồm 20 bàn, khu này có thể nói là tách biệt với các khu vực khác. Khách thường tới khu này vào khoảng thời gian từ 14h trở đi.
Tại nhà hàng có 2 quầy bar 1 quầy bar phục vụ đồ uống cho khách vào ca buổi sáng. Một quầy bar khác cùng với quầy bar này phục vụ đồ uống cho khách vào buổi tối. Hàng ngày quầy bar luôn nhập trái cây tươi để phục nhu cầu nước uống giải khát cho khách khi có nhu cầu.
Tầng trệt có quầy thu ngân giúp cho việc giải đáp những thắc mắc cho khách hàng, giúp việc thanh toán cho khách hàng được dễ dàng hơn.
Phòng tài chính kế toán nằm bên ngoài, là nơi yên tĩnh giúp cho công việc được dễ dàng hơn.
Nhà hàng có Wifi miễn phí khách có thể vừa ăn uống, vừa có thể nghỉ ngơi, cũng như làm việc tại đây.
Khu vực bếp cũng nằm bên ngoài khu vực nhà hàng không gây ồn ào và cũng không ảnh hưởng đến khách hàng, đảm bảo việc chế biến diễn ra thuận lợi .
Nhà hàng được trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc cho các phòng ban, bộ phận để đảm bảo công việc được tiến hành chính xác và thuận lợi. Nhà hàng thường xuyên đầu tư nâng cấp, sửa chữa các thiết bị để đảm bảo tính đồng bộ và nâng cao chất lượng của nhà hàng lên một tầm cao hơn.
Nhìn chung điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt, được trang bị đầy đủ tiện nghi, đảm bảo sự giải trí, nghỉ ngơi thoải mái cho khách khi tới đây.
2.1.3. Nguồn vốn kinh doanh
Công ty TNHH một thành viên thương mại – dịch vụ - nhà hàng Mây Da có nguồn vốn kinh doanh đa dạng. Gồm nhiều đối tượng cùng góp vốn lại với nhau. Đứng đầu là chị Lê Thị Thu Hà là người đóng góp vốn cao nhất và hiện là giám đốc của nhà hàng. Tuy có nhiều người cùng góp vốn nhưng nhà hàng Mây Da không có sự chồng chéo trong khâu quản lý. Hiện tại nhà hàng có sự phân công rạch ròi trong công việc quản lý chung của mình.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của nhà hàng Mây Da
Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất, đại diện cho nhà hàng về tư cách pháp nhân, là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý các vấn đề liên quan đến nhà hàng.
Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách một số công việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc những việc được giao. Chỉ khi nào được sự uỷ quyền thay thế giám đốc thì phó giám đốc phải thực hiện chức năng như nhân viên, quyền hạn như một giám đốc thực sự.
Bộ phận tiền sảnh: Chào đón khách, hướng dẫn khách đến các bàn, tiễn khách. Giúp khách các thủ tục thắc mắc về sản phẩm dịch vụ của nhà hàng. Chịu trách nhiệm đưa hóa đơn và giải quyết những vấn đề liên quan đến nó.
Phòng tài chính - kế toán: Với chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong việc hạch toán kế toán, quản lý tiền vốn, thực hiện kế hoạch tài chính của công ty.
Bộ phận bảo vệ: Làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nhà hàng, đảm bảo an ninh cho khách hàng trong thời gian khách đến nhà hàng, quản lý giờ làm việc, thời gian bắt đầu làm việc và thời gian kết thúc công việc của từng nhân viên, giữ đồ cho nhân viên, kiểm tra số lượng đồ uống.
Bộ phận bảo trì: Sửa chữa các thiết bị phòng ban, bộ phận khi bị hư hỏng, bảo quản các trang thiết bị tại nhà hàng.
Bộ phận F&B: Gồm nhân viên phục vụ, nhân viên quầy bar, các trưởng ca, tổ trưởng,… thực hiện các công việc như phục vụ khách, pha chế các loại nước uống, lên kế hoạch thu mua các nguyên vật liệu, quản lý các nhân viên để làm việc có khuôn khổ và quy củ,…
Bộ phận bếp: Làm nhiệm vụ mua nguyên vật liệu và chịu trách nhiệm chế biến các món ăn, các món tráng miệng phục vụ nhu cầu ẩm thực cho khách.
Bộ phận vệ sinh: Chịu trách nhiệm làm vệ sinh khu vực trong cũng như bên ngoài nhà hàng. Đảm bảo mọi thiết bị, cũng như các khu vực luôn luôn sạch sẽ.
Nhận xét:
Cơ cấu tổ chức đơn giản cho ta thấy sự phân cấp giữa các phòng ban.
Sự phối hợp giữa các phòng ít sự chồng chéo. Mỗi phòng ban sẽ chịu trách nhiệm, và có nhiệm vụ riêng biệt của mình.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức giúp nhà quản lý dễ dàng đi sâu sát, theo dõi khả năng làm việc của nhân viên để có những chính sách khen thưởng, lương bổng thích hợp.
Sơ đồ quản lý này sẽ giúp các cấp quản lý, những người đứng đầu giảm bớt khối lượng công việc.
2.1.5. Nguồn nhân lực
2.1.5.1. Phân theo trình độ
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm 2010.
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Trên đại học
5
9.09
Đại học
20
36.36
Cao đẳng
17
30.91
Trung cấp
10
18.18
Dưới trung cấp
3
5.45
Tổng
55
100
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu lao động năm 2010.
Số nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 45,45 % trong tổng số nhân viên, điều này cho thấy nhà hàng Mây Da có lợi thế vì nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giúp công việc được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi hơn. Nhân viên có trình độ cao đẳng cũng chiếm tỷ lệ rất cao tới 30,91% giúp cho nhà hàng có được sự làm việc tốt, đảm bảo chất lượng. Số lượng nhân viên dưới trung cấp chiếm 5,45 % chủ yếu là nhân viên tạp vụ, một số khác là nhân viên phục vụ.
2.1.5.2. Phân theo giới tính
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2010
Giới tính
Số người
Tỷ lệ (%)
Nam
40
72.73
Nữ
15
27.27
Tổng
55
100
Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính
Theo cơ cấu này, số lượng lao động nam là 40, chiếm 72,73 %, số lượng nữ là 15 chiếm 27,27 % tổng số lao động làm cho nhà hàng. Lao động nam chủ yếu tập trung vào các vị trí như bảo trì , bảo dưỡng, bảo vệ, phục vụ, pha chế,… Lao động nữ tập trung vào các vị trí như lễ tân, thu ngân, kế toán, pha chế, tổ trưởng, quản lý,… Số lao động thiếu cân đối nhưng do tính chất công việc phải bưng bê nhiều và phải làm việc khuya nên điều đó là hợp lý.
2.1.5.3. Phân theo tuổi lao động
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo tuổi tác năm 2010.
Các bộ phận
Năm 2010
Độ tuổi trung bình
Tài chính - Kế toán
10
28
Bộ phận lễ tân
4
23
Bộ phận bảo trì
3
30
Bộ phận bảo vệ
3
22
Bộ phận F&B
26
25
Bộ phận bếp
5
36
Vệ sinh
4
32
Tổng
55
28
Qua bảng trên ta thấy độ tuổi trung bình của nhà hàng Mây Da là 28. Với độ tuổi này có thể nói lao động trong nhà hàng có độ tuổi tương đối cao so với công việc phục vụ. Tuy nhiên nhà hàng lại có ưu thế về số lượng nhân viên, trình độ nhân viên có kinh nghiệm nghề nghiệp và có tay nghề.
Nhận xét chung về nguồn nhân lực của nhà hàng Mây Da:
Số lượng nhân viên trong nhà hàng là khá hợp lý, tuy nhiên một số nhân viên tốt nghiệp không đúng chuyên ngành, một số nhân viên chưa qua trường lớp nhưng có kinh nghiệm làm việc lâu năm.
Độ tuổi trung bình của nhân viên là cao so với tính chất công việc, nhưng làm việc nhiều năm nên việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ cũng tương đối dễ dàng, đội ngũ nhân viên tận tình với công việc, phục vụ chu đáo. Với đội ngũ nhân viên có tay nghề, với những đầu bếp giỏi luôn có tinh thần trách nhiệm, đây là một trong những yếu tố thu hút khách đến với nhà hàng. Bartender có tay nghề đã được đào tạo, pha chế đồ uống có hương vị riêng tạo nên sự độc đáo trong nhà hàng, và tạo nên sự hấp dẫn thu hút khách trong thời gian tới.
2.1.6. Các lĩnh vực kinh doanh chính của nhà hàng
2.1.6.1. Kinh doanh ăn uống
Nhà hàng có sức chứa 150 khách được chia làm 4 khu A, B, C, D ca buổi sáng chủ yếu chủ yếu phục vụ khách ở khu vực A, C, D. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, hệ thống thực đơn đa dạng với các món Âu, Á, món ăn truyền thống của Việt Nam, là nơi thích hợp cho các đối tượng khách tới đây. Maya phục vụ đa dạng các món như cơm Pacella là món cơm truyền thống của người Tây Ban Nha, mì Ý, Pizza với sốt thịt chua ngọt, phômai, salad. Nhà hàng có thể tổ chức hội nghị khách hàng, tiệc sinh nhật, họp báo, chụp hình ngoại cảnh của giới nghệ sĩ,…
Nếu khách muốn mình có không gian riêng để nghỉ ngơi và ăn uống, khách có thể chọn khu C. Tại đây được ngăn cách bằng những chiếc rèm màu tím tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo thích hợp cho những cặp đôi hay nhiều đối tượng khác nữa.
Nhà hàng Mây Da phục vụ ăn sáng, ăn trưa (theo thực đơn thường là 2 set: set 1 và set 2 với hai mức giá là 45.000đ và 60.000đ), phục vụ đồ uống, nhận yêu cầu đặt bàn khi có yêu cầu của khách,…
Tầng trệt thích hợp với các doanh nhân ký kết hợp đồng, trao đổi công việc và đây cũng là không gian rộng để thưởng thức đồ ăn thức uống mỗi bàn chừng 10 – 15 người. Tại đây khách có thể ngắm cảnh quan đường phố nổi tiếng với con đường hoa Nguyễn Huệ được tổ chức vào mỗi dịp tết đến.
2.1.6.2. Kinh doanh dịch vụ bổ sung
Nhà hàng với phong cách lịch sự và chất lượng và nằm trên con đường hoa Nguyễn Huệ nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện. Các dịch vụ bổ sung của nhà hàng bao gồm:
- Bar night
Quý khách có thể thưởng thức âm nhạc thông qua ban nhạc Maya Brand được trình diễn từ tối thứ ba đến chủ nhật hàng tuần tạo nên không khí sôi động. Vào tối nhà hàng rất nhộn nhịp, sôi động. Đây là thời gian để các đối tượng đến tụ họp vui chơi giải trí cùng nhau.
- Dịch vụ giải trí: thư giãn với việc nghỉ ngơi, hút Shisha là một loại thuốc hút thơm miệng nổi tiếng tại nhà hàng. Mỗi bình Shisha đều có hình dạng rất đẹp tạo nên sự thích thú đối với khách khi mới thưởng thức nó cũng như khách quen thuộc với nhà hàng. Quý khách có thể thưởng thức hút Shisha là kiểu hút thuốc qua ống được phổ biến ở các quốc gia Ả Rập, trong đó có nhiều loại thảo mộc tạo mùi thơm được đốt cách nhiệt bằng than, qua một ống nước và người dùng hút bằng khí vào bằng ống. Cách hút này được phổ biến các nước châu Á và các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Canada và nay có mặt tại coffee – lounge Maya.
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng:
+ Đổi ngoại tệ
+ Đặt vé
+ Nhận, gửi fax
+ Dịch vụ thư tín
+ Dịch vụ internet
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà hàng (2008 – 2010)
2.2.1. Doanh thu của nhà hàng
ĐVT: Ngàn đồng Bảng 2.4. Tổng doanh thu qua các năm 2008, 2009, 2010
Chỉ tiêu/năm
2008
2009
2010
Doanh thu ăn uống
3.456.870
4.253.687
4.660.270
Doanh thu từ dịch vụ bổ sung
10.219.670
9.744.433
13.580.280
Tổng doanh thu
13.676.540
13.998.120
18.240.550
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của nhà hàng Mây Da có mức tăng trưởng rất chậm trong 2 năm 2008 và 2009. Doanh thu năm 2008 là 13.676.540 ngàn đồng, đến năm 2009 tăng lên 321.580 ngàn đồng. Tuy không cao nhưng cũng cho ta thấy được doanh thu có chiều hướng tăng trưởng chứng tỏ nhà hàng đã bước đầu kinh doanh có hiệu quả và nhiều người biết đến nhà hàng hơn.
Doanh thu được xét trên hai mặt là kinh doanh ăn uống và dịch vụ bổ sung. Từ bảng số liệu trên xét bảng sau:
Năm
Doanh thu ăn uống
Tổng doanh thu
%
2008
3.456.870
13.676.540
25,28
2009
4.253.687
13.998.120
30,4
2010
4.660.270
18.240.550
25,55
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu từ ăn uống chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng doanh thu. Chứng tỏ đây cũng là một trong những lĩnh vực kinh doanh quan trọng của nhà hàng. Để có được doanh thu như trên đó là sự cố gắng của cả nhà hàng. Kết quả này xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, chất lượng món ăn ngày càng được cải thiện, chất lượng món ăn là yếu tố thu hút khách đến với nhà hàng. Điều này được đảm bảo thực hiện bởi nhà bếp với sự đầu tư các trang thiết bị công cụ để nấu nướng hiện đại, các nguyên vật liệu để chuẩn bị cho nấu nướng được chọn lọc kỹ càng dẫn đến chất lượng món ăn được đảm bảo cho khách hàng. Hơn nữa khu vực bếp ở bên ngoài khu vực nhà hàng đảm bảo cho sự cách âm, cách mùi không gây phiền phức hay khó chịu đối với khách. Khu vực bếp này tuy hơi xa nhưng đã được bố trí thiết kế hợp lý đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng.
Thứ hai, nhân viên phục vụ trong nhà hàng chuyên nghiệp tận tình đã qua đào tạo nghiệp vụ vì thế đã làm cho khách hài lòng và khi có nhu cầu ăn uống luôn tìm đến nhà hàng. Các nhân viên được phân khu làm việc tuy nhiều lúc còn không hiểu ý nhau nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của khách. Nhân viên trong nhà hàng luôn được học tập nâng cao hiểu biết về các món ăn trong nhà hàng để sẵn sàng giải thích các thắc mắc về món ăn cho khách hiểu rõ.
Việc chuẩn bị nguyên liệu để làm thức uống cũng được chú trọng để mang lại sự hài lòng đối với khách.
Qua bảng, năm 2008 do mới đi vào khai thác nên doanh thu ăn uống mới chiếm khoảng 25,28% trên tổng doanh thu. Điều này cũng dễ hiểu bởi doanh nghiệp nào khi mới bước vào hoạt động đều chịu sự cạnh tranh và bước đầu tìm kiếm khách hàng, đánh giá thị trường mục tiêu cũng như khách hàng tiềm năng. Năm 2009 doanh thu ăn uống đã tăng lên 30,4 % tăng lên 5,12% chứng tỏ nhà hàng đã có được lượng khách nhất định, nhà hàng đã có tên tuổi trên thị trường. Năm 2010 doanh thu ăn uống đã giảm xuống 25,55% điều này cần phải xem xét lại mọi thứ trong nhà hàng để có nguồn doanh thu cao hơn trong năm 2011 và các năm tiếp theo.
Đối với doanh thu từ dịch vụ bổ sung ta xét bảng sau:
Chỉ tiêu/năm
Doanh thu bổ sung
Tổng doanh thu
%
2008
10.219.670
13.676.540
74,72
2009
9.744.433
13.998.120
69,6
2010
13.580.280
18.240.550
74,75
Thông qua bảng này ta thấy doanh thu từ dịch vụ bổ sung của nhà hàng rất cao đều chiếm tới hơn 50 %. Cụ thể năm 2008 tuy là nhà hàng mới mở nhưng chủ yếu doanh thu của nhà hàng chiếm tới 74,72 % trên tổng doanh thu. Dịch vụ giải trí và bar buổi tối của nhà hàng có giá rẻ hơn so với các trung tâm hay khu vực giải trí khác, trong thời gian này còn áp dụng nhiều chính sách giảm giá, chính sách khuyến mãi nếu khách hàng đi với số lượng đông từ 5 người trở lên. Sang năm 2009 do cắt giảm chính sách giảm giá và nhiều chính sách sách khác trong nhà hàng nên doanh thu năm này có giảm hơn so với năm 2008 khoảng 5,12 % đúng như tỷ lệ doanh thu ăn uống. Năm 2010 nhà hàng đã bắt đầu khôi phục lại lượng khách và còn thu hút thêm được lượng khách mới nên tỷ lệ chiếm 74,75 % tăng 5,15 % so với năm 2009.
Để nâng cao doanh thu hơn nữa thì nhà hàng cần xây dựng các chính sách giá hợp lý, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong nhà hàng. Cũng như tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hợp lý, hiện đại để thu hút ngày càng nhiều khách.
2.2.2. Chi phí của nhà hàng
Bảng 2.5. Chi phí của nhà hàng qua các năm
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu/năm
Chi phí ăn uống
Chi phí dịch vụ bổ sung
Chi phí tiền lương
Chi phí điện nước
Chi phí khác
Tổng chi phí
2008
3.050.670
9.293.533
1.320.000
240.000
80.000
13.984.203
2009
4.000.000
7.221.376
1.450.000
250.000
70.000
12.991.376
2010
4.576.000
9.254.724
1.450.000
280.000
120.000
15.680.724
Chi phí nhà hàng bỏ ra trong năm đầu tiên rất cao tới 13.984.203.000 đồng do phải đầu tư trang thiết bị bước đầu đưa vào hoạt động kinh doanh. Năm 2009 tổng chi phí giảm xuống 992.827.000 do nhà hàng đã cắt giảm các chi phí khác, chi phí dịch vụ bổ sung, tăng chi phí ăn uống, chi phí tiền lương, chi phí điện nước nhưng tóm gọn lại tổng chi phí bỏ ra năm này vẫn thấp hơn năm đầu tiên. Năm 2010 tất cả các chi phí đều có xu hướng tăng lên, lợi nhuận nhà hàng như đã phân tích ở trên có xu hướng tăng lên khá cao nên chi phí bỏ ra để thu lại nguồn doanh thu đó cũng tương đối cao.
2.2.3. Lợi nhuận của nhà hàng
Bảng 2.7. Lợi nhuận của nhà hàng qua các năm.
Chỉ tiêu/năm
2008
2009
2010
Tổng doanh thu
13.676.540
13.998.120
18.240.550
Tổng chi phí
13.984.203
12.991.376
15.680.724
Lợi nhuận
(307.663)
1.006.744
2.559.826
Năm 2008 chi phí bỏ ra là 13.984.203.000đ trong khi đó tổng doanh thu chỉ đạt được là 13.676.540.000đ như vậy nhà hàng kinh doanh không có lãi. Nhà hàng đã chi vượt mức lên tới 307.663.000đ. Nguyên nhân là do nhà hàng mới đi vào hoạt động chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp, chưa tiết kiệm các chi phí của quá trình hoạt động kinh doanh. Năm 2009, do đã khắc phục được những yếu điểm khi mới vừa di vào khai thác thì lợi nhuận đã có sự tăng lên đáng kể từ chi quá mức 307.663.000đ đến năm này lợi nhuận đã đạt tới 1.006.744.000đ. Năm 2010 lợi nhuận đã tăng lên 1.553.082.000đ so vớ năm 2009 tăng hơn 1,5 lần so với năm này.
2.2.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của nhà hàng
Bảng 2.9. Chỉ tiêu tổng hợp
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu/năm
2008
2009
2010
Tổng doanh thu
13.676.540
13.998.120
18.240.550
Tổng chi phí
13.984.203
12.991.276
15.680.724
Chỉ tiêu H
0,978
1,0775
1,1632
Năm 2008: H = 0,978 < 1 hoạt động kinh doanh chưa có lãi
Năm 2009: H = 1,0775 > 1 hoạt động kinh doanh có lãi, lãi rất cao
Năm 2010: H = 1,1632 > 1 hoạt động kinh doanh có lãi, lãi cao hơn năm 2009 rất nhiều.
Năm 2008 do mới đi vào kinh doanh nên nhà hàng còn gặp phải một số khó khăn như về vốn, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn. Nhà hàng chưa xây dựng được hình ảnh của mình trên thị trường nên chỉ tiêu H < 1 nhà hàng làm ăn bước đầu còn bị lỗ.
Sang các năm 2009 và 2010 nhà hàng đã có sự đổi mới trên nhiều phương diện nên đã có sự tăng lên về doanh thu. Nhà hàng Mây Da với phong cách riêng biệt của mình đang có gia tăng số lượng khách làm doanh thu của nhà hàng cũng không ngừng tăng. Hiệu quả kinh doanh của nhà hàng tăng chứng tỏ nhà hàng ngày càng có sức hút và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách.
Sự tăng lên về hiệu quả kinh doanh được thể hiện rõ ở một số mặt cơ bản:
Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng hiện nay nhà hàng không ngừng đổi mới, bổ sung các trang thiết bị hù hợp để phục vụ nhu cầu của khách. Cụ thể như nhà bếp đã được trang bị các máy móc cần thiết để tự làm ra các món ăn mang đậm phong cách đặc trưng như lò nuớng bánh mì, máy hút mì thức ăn,… Ghế ngồi trong nhà hàng cũng được đầu tư thường xuyên thay mới, lau chùi vệ sinh sạch sẽ tạo nên không gian sáng sủa, sạch đẹp thu hút khách đến nhà hàng.
Thứ hai, về nguồn lao động đang phục vụ trong nhà hàng. Hoạt động kinh doanh của nhà hàng ngày càng đạt hiệu quả cao, có được thành quả này trước hết là nờ công lao của các cấp lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên trong nhà hàng. Lãnh đạo nhà hàng là những người có chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, quản lý nhà hàng nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội để thúc đẩy quá trình kinh doanh của nhà hàng, thu hút và giữ chân khách hàng. Trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 45,45 % trong tổng số nhân viên của nhà hàng đã được nêu trong bảng 2.1 đã tạo nên sự thuận lợi cho việc kinh doanh của nhà hàng. Phần lớn khách hàng nhận xét nhân viên trong nhà hàng nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm với công việc, lịch sự ân cần, nhã nhặn. Các nhân viên phục vụ có tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó sự khéo léo trong việc chế biến món ăn của bộ phận bếp. Sự pha chế chuyên nghiệp, có hương vị đặc trưng của nhân viên pha chế, đây là hai yếu tố quyết định đến sự thành công của nhà hàng.
Tuy nhiên vẫn còn một số nhân viên tại đây không hoàn thành công việc sẽ ảnh hưởng chung đến toàn bộ công việc của nhà hàng.
Thứ ba, về sản phẩm của nhà hàng Mây Da thường xuyên được cải tiến, chất lượng được nâng cao làm tối đa sự hài lòng của khách hàng như món ăn được chế biến nhanh chóng, ngon, đẹp mắt đảm bảo chất lượng, phục vụ chu đáo hơn kể từ lúc mới đặt chân đến khu vực nhà hàng. Đồ uống cũng không ngừng được nâng cao về chất lượng và cách trang trí. Doanh thu từ hai lĩnh vực đồ ăn và thức uống không ngừng tăng ngừng. Doanh thu từ mở bar buổi tối đã trở thành doanh thu lớn nhất của nhà hàng. Điều đó chứng tỏ nhu cầu giải trí của khách không ngừng tăng lên.
Việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật được chú ý để nâng cao chất lượng của nhà hàng. Hiện nay nhân viên trong nhà hàng đang đề xuất việc tăng lương để đời sống nhân viên được đảm bảo trong thời kì lạm phát như hiện nay.
Trong năm 2009 doanh thu của nhà hàng đã tăng lên với mức tăng trưởng khá từ 13.676.540.000 đồng đã tăng lên 13.998.120.000 đồng, tăng 321.580.000 đồng. Điều này chứng tỏ nhà hàng đã vượt lên giai đoạn khó khăn.
Năm 2010 doanh thu đã tăng vượt bậc từ 13.998.120.000 đã tăng lên 18.240.550.000 đồng tăng 4.242.430.000 chứng tỏ khách đã biết đến nhà hàng rất nhiều vì vậy mà doanh thu mới có bước tăng trưởng vượt bậc như vậy.
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG
3.1. Mục tiêu và định huớng kinh doanh của nhà hàng Mây Da đến năm 2013
3.1.1. Mục tiêu của nhà hàng
Mục tiêu chung trong định hướng kinh doanh của nhà hàng trong thời gian tới là phát triển mạnh, đạt doanh thu cao hơn nữa, đẩy mạnh xúc tiến và quảng bá hình ảnh của nhà hàng để nhiều người biết tới nhà hàng hơn nữa.
Tập trung chọn lọc các điểm mạnh hiện có, nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiến đại, đầy đủ hơn.
Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để hoàn thành công việc được tốt hơn.
Phấn đấu trong thời gian tới trở thành nhà hàng có tiếng hấp dẫn khách không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài, trở thành một nhà hàng có tiếng tai thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2. Định hướng kinh doanh của nhà hàng
Để thu hút khách và nâng cao chất lượng dịch vụ, nhà hàng có ý định nâng cấp sữa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho các trang thiết bị trong nhà hàng luôn hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng khi đến đây. Thêm vào đó sẽ thay thế các thiết bị cũ và sử dụng lâu năm để luôn tạo ra một hình ảnh mới cho nhà hàng.
Nhà hàng cần tăng cường khâu đào tạo đội ngũ nhân viên về trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, trình độ nghiệp vụ. Đây là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của nhà hàng.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận nắm bắt thông tin, chủ động trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
Đẩy mạnh hoạt động marketing rộng khắp để khách hàng biết đến nhà hàng nhiều hơn.
Đa dạng hoá thực thơn, hình thành nhiều món ăn đặc trưng cho nhà hàng, mở rộng kinh doanh quầy bar hiệu quả.
Thực hành hoạt động kinh doanh theo hướng tiết kiệm, tiết kiệm cả những chi phí phụ liên quan.
Tổ chức hợp lý chế độ lương thưởng cho nhân viên, nâng cao tinh thần làm việc thân ái giúp đỡ lẫn nhau, giữ chân nhân viên làm việc có tài làm việc lâu năm.
Mục tiêu kinh doanh của nhà hàng đến năm 2013 đã được xác định khá cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.1. Mục tiêu kinh doanh của nhà hàng Mây Da đến năm 2013.
Chỉ tiêu
Đvt
2011
2012
2013
Doanh thu ca sáng
1000đ
1.825.000
2.190.000
2.920.000
Doanh thuca chiều
1000đ
18.250.000
21.900.000
27.375.000
Tổng doanh thu
1000đ
20.075.000
24.090.000
30.295.000
Nguồn: nhà hàng Mây Da.
3.2. Ưu nhược điểm của hoạt động kinh doanh tại nhà hàng
3.2.1. Ưu điểm
Thứ nhất, nhà hàng Mây Da là một không gian lịch sự sang trọng thích hợp cho nhiều đối tượng khách tới đây, nhất là các đối tượng khách có thu nhập khá. Không gian nhà hàng tuy nhỏ chỉ với 600m2 thôi, nhưng với cách sắp xếp bài trí đã tạo nên sự thích thú, ấn tượng đối với khách đến đây lần đầu cũng như khách thường xuyên đã khá quen với không gian tại đây. Toàn bộ bàn ghế trong nhà hàng được trang trí, thiết kế theo phong cách cổ điển của người Ả Rập rất huyền bí và thơ mộng. Không gian nhà hàng được chia làm 4 khu A, B, C, D khách hàng có thể thoái mái lựa chọn. Khách là người nước ngoài thường chọn không gian ở tầng trệt (khu A) vừa có thể ngắm cảnh vừa thuận tiện cho việc di chuyển. Số bàn không nhiều tạo nên không gian yên tĩnh hơn so với các khu khác. Nếu khách vừa muốn thưởng thức đồ ăn, thức uống, lại vừa muốn nghỉ ngơi thì khu C và D là hợp lý nhất.
Thứ hai, nhà hàng có thực đơn phong phú và khác nhau theo từng ngày, được chuẩn bị chu đáo với những nguyên liệu tươi sống đảm bảo chất luợng, vệ sinh. Điều này giúp cho khách dễ dàng chọn món, các món ăn luôn nóng hổi, trang trí đẹp mắt tạo sự thích thú với khách hàng.
Việc bảo vệ môi trường được nhà hàng thực hiện nghiêm ngặt chặt chẽ. Vào mỗi ca nhân viên trong nhà hàng phân công với nhau để đảm bảo vệ sinh khu vực trong và ngoài nhà hàng. Cả nhân viên và khách đều được tuyên truyền giáo dục không vứt rác thải bừa bãi. Nhà hàng luôn trong trạng thái sẵn sàng đón khách. Nhà hàng đã kiểm soát nguồn nước và rác thải, tăng cuờng trồng cây xanh bằng các chậu kiểng bên trong cũng như bên ngoài khu vực để tạo cảnh quan cho nhà hàng.
Thứ ba, độ ngũ cán bộ nhân viên có độ tuổi từ 22 đến 36 nhiệt tình có trách nhiệm với công việc, có kinh nghiệm làm việc với tinh thần làm việc cao, nắm được đặc điểm của khách hàng quen, cũng như hướng dẫn giúp đỡ khách khỏi bỡ ngỡ khi mới lần đầu đến nhà hàng.
Nhân viên nhà hàng có ngoại hình khá, ưa nhìn, nhiệt tình trong công việc, nhân viên có tính tập thể cao, biết lắng nghe những lời phàn nàn và giải quyết những phàn nàn từ khách. Các dụng cụ ăn uống luôn sạch sẽ, trước khi mang ra phục vụ khách đã được rửa sạch, trụng qua nước sôi và được lau khô sau đó mới được cất vào hộc tủ, sẵn sàng set – up phục vụ khách.
Nhân viên luôn niềm nở chào đón khách. Khi một nhân viên order thì nhân viên khác sẽ chịu trách nhiệm bưng trà đá cho khách làm cho công việc không bị dồn dập, thắt chặt mối quan hệ giữa các nhân viên. Như vậy làm tăng tinh thần hợp tác của nhân viên, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc, giao ca đổi ca.
Quan hệ giữa cấp trên cấp dưới rất thân thiện tạo nên một bầu không khí hợp tác đoàn kết. Ngoài ra nhà hàng còn có chính sách đãi ngộ với nhân viên được nhân viên ủng hộ như tổ chức sinh nhật cho nhân viên có ngày sinh nhật trong tháng, tổ chức nhân viên nhà hàng đi liên hoan với nhau trong ngày sinh nhật,... Nhà hàng còn có chính sách nghỉ hai ngày trong tháng, tuy số ngày nghỉ còn ít nhưng cũng đáp ứng một phần nhu cầu của nhân viên.
3.2.2. Hạn chế
Bên cạnh một số yếu tố thuận lợi nhà hàng còn gặp phải một số hạn chế như:
Thứ nhất, các thực đơn đã được chuẩn bị trước giúp nhân viên chủ động hơn trong quá trình phục vụ. Tuy nhiên thời gian để chuẩn bị một món ăn là rất lâu khoảng 15 – 20 phút, làm cho khách phải chờ đợi trước khi thưởng thức món ăn mà mình yêu cầu. Thực đơn của nhà hàng chưa được bổ sung đổi mới.
Việc chuẩn bị đồ uống cho du khách cũng lâu do khách đông cũng gây ảnh hưởng đến khách nhất là những khách tranh thủ thời gian buổi trưa để đi ăn.
Khu vực bếp nằm bên ngoài khu vực nhà hàng đây vừa là thuận lợi cũng như khó khăn cho nhà hàng. Vì nhân viên phải đi quãng đường xa để mang đồ ăn lên cho khách.
Thứ hai, việc quản lý bộ phận bếp và các bộ phận khác còn chưa chặt chẽ gây nên sự lãng phí trong công tác chế biến, cũng như các khâu pha chế trong nhà hàng.
Thứ ba, nhân viên có kinh nghiệm phục vụ khách, tuy nhiên việc giao tiếp với khách nước ngoài vẫn còn hạn chế bởi sự thay đổi nhân viên, nếu được đào tạo thêm thì nhân viên sẽ phục vụ khách tốt hơn. Vấn đề ngoại ngữ là một trong những vấn đề khó khăn của nhân viên phục vụ vì vậy đây là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa để nhân viên có cơ hội được đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp.
Thứ tư, ca sáng diễn ra từ 7h đến 15h30 tuy nhiên lượng khách vào ca sáng là không đáng kể. Lượng khách tập trung đến nhà hàng vào ca sáng vào khoảng thời gian từ 12h đến 15h. Thời gian còn lại nhân viên trong nhà hàng chỉ phải làm vệ sinh, dọn dẹp từ 7h đến 8h30. Thời gian còn lại nhân viên ngồi chơi gây sự nhàm chán đối với nhân viên. Ngược lại ca buổi tối lượng khách rất đông nhân viên làm việc rất mệt từ 15h30 đến 24h. Nếu không có sự sắp xếp hợp lý thì nhân viên sẽ làm việc rất mệt mỏi. Nhiều khi việc phân chia khu vực bàn giữa các nhân viên còn chưa tốt dẫn đến nhiều truờng hợp không hiểu ý nhau giữa các nhân viên. Nhân viên order nhiều lần cho khách gây ra sự phiền phức làm khách không hài lòng, và cũng gây khó khăn cho thu ngân khi phải thay đổi việc nhập dữ liệu, ảnh hưởng đến việc đưa ra hoá đơn cho khách.
Thứ năm, việc bổ sung các nguyên liệu đồ uống còn chậm chễ gây khó khăn cho các nhân viên phục vụ. Như việc hết Shisha, dù đã thông báo rất nhiều lần nhưng chưa được bổ sung kịp thời, làm cho khách không hài lòng khi phải hút những loại shisha mà họ không thích. Hơn nữa nhà hàng cần xem xét vấn đê giá cả, vì giá cả ở đây được coi là mắc. Nếu có chính sách giá hợp lý thì lượng khách tới nhà hàng sẽ cao hơn nữa.
Thứ sáu, các sản phẩm của nhà hàng còn đơn điệu vì vậy cần nghiên cứu để đưa ra nhiều sản phẩm hơn để thu hút khách.
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
3.3.1. Giải pháp chung
Hiện nay với sự phát triển của nhiều nhà hàng thì cần có các giải pháp chung như sau:
- Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Nền kinh tế hiện nay đang phát triển mạnh, trong ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng có những đặc điểm riêng. Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện cơ bản giúp thoả mãn nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng giá trị hấp dẫn của sản phẩm và tăng khả năng thu hút của khách hàng tiềm năng. Như vậy việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật là cần thiết.
- Hoạt động marketing: Phải tìm hiểu thị trường và nghiên cứu khách để có những hoạt động quảng cáo thích hợp cũng như tạo ra các sản phẩm và các dịch vụ kèm theo để ngày càng thu hút khách. Cần thiết lập các mối quan hệ mới cũng như quan hệ với khách hàng cũ với nhiều chính sách ưu đãi để thu hút những khách hàng này. Tiến hành nghiên cứu thị trường, sản phẩm, giá cả, xúc tiến quảng bá thương hiệu.
Tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh của nhà hàng lên báo đài, tạp chí đểnkhách biết đến nhà hàng ngày càng nhiều.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên: đào tạo độ ngũ nhân viên về trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, kỹ năng chuyên môn, trình độ nghiệp vụ
- Yêu cầu tuyển dụng: tuyển dụng những người có khả năng chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng và nhiệt tình với công việc để công việc được tốt. Đảm bảo sự hài lòng đối với khách hàng.
- Hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút khách đến với cơ sở kinh doanh của nhà hàng.
3.3.2. Giải pháp cụ thể
3.3.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhìn chung các cơ sở vật chất kỹ thuật đưa vào phục vụ khách của nhà hàng Mây Da tương đối tốt song vẫn phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp các điều kiện vật chất nhằm nâng cao khả năng phục vụ cơ bản, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nâng cao tinh thần tiết kiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đây là biện pháp mà ban quản lý nhà hàng đã thực hiện rất tốt trong thời gian qua.
Bổ sung thên một vài trang thiết bị cần thiết trong quá trình phục vụ ăn uống, cũng như giải trí trong nhà hàng để khách hàng có cơ hội sử dụng cơ sở vật chất tốt nhất trong quá trình đến với nhà hàng.
Thường xuyên kết hợp với bộ phận bảo trì để nâng cấp, sửa chữa các trang thiết bị cần thiết trong quá trình phục vụ khách hàng.
Cần chú trọng đến bề ngoài của nhà hàng vì đây là yếu tố thu hút khách và tạo niềm tin nơi khách. Điều này có thể làm bằng cách trang trí cây đằng trước nhà hàng, thay đổi bảng hiệu của nhà hàng bằng chữ nổi và giúp khách dễ dàng nhận ra. Tại tầng trệt cũng có thể cắm hoa tại các bàn tạo nên không gian thoải mái cho khách.
Cần sửa chữa các thiết bị thanh toán tiền qua thẻ để khách không phải chờ đợi.
3.3.2.2. Nguồn lao động
Đội ngũ nhân viên tại nhà hàng đều có chuyên môn nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm, thuận lợi cho nhiều tổ chức kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ. Từ đó xây dựng đội ngũ nhân viên có kỷ luật, kỹ năng phục vụ tốt để khách hài lòng, thúc đẩy tăng doanh thu.
Ban quản lý nhà hàng cần quan tâm đến nhân viên nhiều hơn để có thể dễ dàng điều chỉnh những vấn đề sơ sót trong quá trình phục vụ.
Tăng cường công tác đào tạo, điều dưỡng nhân viên, nâng cao công tác quản lý cũng như quy cách phục vụ của nhân viên trong nhà hàng.
Mở các khoá đào tạo, nâng cao tay nghề cho các nhân viên , đây là cơ hội khích lệ nhân viên nâng cao tinh thần và trách nhiệm trong khi làm việc. Việc có được cơ hội, học hỏi nâng cao hiểu biết, nâng cao tay nghề luôn được nhà hàng quan tâm nhưng hiện nay nhiều nhà hàng vẫn chưa đặt nhiều sự quan tâm vào vấn đề này khiến cho nhân viên có tâm lý chán nản và muốn tìm kiếm cơ hội tại nơi khác. Vì vậy nếu như không được quan tâm thì sẽ gây tổn thất chi nhà hàng khi phải tìm kiếm nhân viên mới và phải mất chi phí đào tạo lại.
Thu hút các sáng kiến, đóng góp ý kiến của nhân viên để hoàn thiện nâng cao chất lượng phục vụ cho nhà hàng.
Đề ra những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho nhân viên đóng góp ý kiến cho nhà hàng. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để nâng cao chất lượng phục vụ cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Có chính sách tăng lương khen thưởng đối với những nhân viên làm việc tốt, thưởng cho các nhân viên khi doanh thu của nhà hàng tăng. Vào ngày lễ tết sắp xếp cho nhân viên nghỉ ngơi luân phiên, tăng tiền làm tăng ca, tiền làm vào ngày nghỉ của nhân viên, tặng quà vào ngày sinh nhật của nhân viên,…
3.3.2.3. Các chính sách marketing
Nhà hàng cần duy trì và nâng cao hơn nữa về số lượng và chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc này sẽ có tác động lớn đến việc thu hút khách đến với nhà hàng. Vậy nên vấn đề đặt ra với nhân viên phục vụ trong nhà hàng là cần nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của từng đối tượng khách nhằm phục vụ khách tốt hơn. Điều này làm tăng số lượng khách do hài lòng với chất lượng phục vụ từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhà hàng cần có biện pháp tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến việc bán hàng, thực hiện các chính sách khuyếch trương sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách giảm giá với các phiếu giảm giá dưới 50% đối với những khách hàng thường xuyên. Chính sách này nhằm thu hút khách đến với nhà hàng.
Duy trì tính đa dạng trong sản phẩm của nhà hàng, tăng thêm các loại hình khác để thu hút khách đến với nhà hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tăng cường công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, chào mời, nắm bắt ý kiến của khách hàng để thu hút khách đến nhà hàng nhiều hơn, cũng như tự điều chỉnh những thiếu sót mà khách hàng chưa hài lòng để kịp thời sửa chữa để phục vụ khách được tốt hơn.
Tăng cường quảng bá để thu hút lượng khách đoàn nhiều hơn đến vớ nhà hàng. Thông qua các buổi họp báo, phỏng vấn, chụp hình không gian nhà hàng của giới nghệ sỹ để quảng cáo hình ảnh của nhà hàng, thúc đẩy làm tăng số lượng khách đến nhà hàng.
Không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết mà cần đảm bảo tính bền vững của những sản phẩm cũng như sự phát triển của nhà hàng.
Tạo môi trường làm việc tốt để nhân viên phát huy khả năng làm việc của mình cho nhà hàng.
3.3.2.4. Chính sách giá cho sản phẩm của nhà hàng
Bất cứ khách hàng nào cũng đòi hỏi phải có chính sách giá hợp lý cho họ. Giá cả chính là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của các tổ chức kinh doanh. Nhà hàng Mây Da cần xây dựng chính sách giá hợp lý để thu hút khách. Để xây dựng chính sách giá hợp lý cần:
Giảm giá chi phí đầu vào trong quá trình tạo ra các sản phẩm trong nhà hàng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,…
Tăng cường liên kết với các tổ chức để góp phần làm giảm giá của đồ ăn thức uống, các dịch vụ giải trí trong nhà hàng.
Cần vạch ra chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, kích thích khách đến với nhà hàng, có chính sách giá phù hợp để giữ chân khách. Nhà quản lý cần phân loại khách để có chính sách phục vụ phù hợp.
KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu hiệu quả cũng như thực trạng kinh doanh của nhà hàng Mây Da hiện nay em đã có những nhận thức rõ ràng về vai trò và hiệu quả kinh doanh của nhà hàng. Bài báo cáo của em đã nêu lên các mặt mạnh cũng như hạn chế về nhà hàng.
Nhà hàng Mây Da đã nỗ lực trong thời gian qua để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo mức sống cho nhân viên làm việc tại đây. Với mong muốn bước đầu tìm hiếu nhà hàng này em đã chọn đề tài “ phân tích hoạt động kinh doanh của nhà hàng” để hiểu biết một phần nào về nhà hàng và giới thiệu nhà hàng để khách đến với nhà hàng nhiều hơn trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường cùng với nhà hàng đã tạo điều kiện thuận lợi để cho em thực tập trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ trong thời gian một tháng vừa qua.
Em xin cảm ơn thầy Thịnh giáo viên hướng dẫn môn “thực tập doanh nghiệp” để có định hướng chuyên ngành trong học kỳ I của năm thứ 4 này. Cuối cùng em gửi lời cảm ơn đến các anh chị nhân viên, quản lý tại đơn vị đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Trong quá trình viết đề tài này do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên việc đưa ra các nguyên nhân, hạn chế, phân tích hiệu quả kinh doanh chưa được hoàn thiện. Em rất mong nhận được ý kiến của thầy cô hướng dẫn để em có thể hoàn thiện bài làm của mình tốt hơn.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo
Trần Văn Thông, Tổng quan du lịch, Nxb Đại học quốc gia thành phố HCM, 2000.
Nguyễn Văn Đính – Hoàng Thị Lan Hương, Giáo trình công nghệ phục vụ trong khách sạn – nhà hàng, Nxb Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, 2007.
Nguyễn Đình Quang – Trần Thị Thúy Lan, Giáo trình tổng quan du lịch, Nxb Hà Nội, 2007.
Nguyễn Xuân Ra, Quản lý và nghiệp vụ nhà hàng – bar, Nxb Phụ nữ, 2006.
Nguyễn Thị Thanh Ngân, Giáo trình kinh tế du lịch, trường đại học Đà Lạt.
Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang, Marketing du lịch, Nxb TP HCM, 2001.
Website
www.vietnamtourism.com.vn
www.tailieu.com.vn
www.vietnamplus.vn
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh nhà hàng Mây Da
Khu vực trước của nhà hàng
Khu vực tầng trệt
1bbk25 N
hhhhhguyễn Huệ, Q.kTP MSáchaya Coffee Lounge and Bar - Maya Cafe - Maya L
125 Nguyễn Huệ, kinhkkkQ Khu CChí Minh, Sài Gòn (saigon), Việt Nam (vietna
Khung cảnh buổi tối
cao, nhưng cũng hợp lí vớiKKhu D vị trí, bố cục quán và cách phục vụ, mình thườnhút men trong người luôn tạo cho cái hình hài của quán trở nên long lanh hơn.
Khói Shisha sẽ đư
Một người đem khoảng 60k là đủ, hay 100k cho thoải mái shisha cùng bạn bè.
Hồ Chí Minh, Sài Gòn (saigon), Việt Nam (vietnam)
Nằm trên một trong những con đường sang trọng bậc nhất thành phố, Maya là một trong những Coffe Lounge quý phái và huyền ảo phục vụ cho những tối mông lung trong là Maya Coffee Lounge and Bar - Maya Cafe - Maya Lounge - Maya Bar
125 Nguyễn Huệ, Q.1 TP Hồ Chí Minh, Sài Gòn (saigon), Việt Nam (vietnam)
Nằm trên một trong những con đường sang trọng bậc nhất thành phố, Maya là một trong những Coffe Lounge quý phái và huyền ảo phục vụ cho những tối mông lung trong làn khói shisha và những điệu múa bụng quyến rũ. Không khí từ cửa cho đến chỗ ngồi, Maya luôn tạo cho khách một vẻ huyền bí khó tả. Những ngọn đèn mập mờ, những chiếc ghế tua rua những tấm màn giăng nửa kín nửa hở lung linh, người ta như lạc vào một chốn thâm cung bí hiểm nào đó. Cũng lấy bối cảnh là hoàng cung Trung Ấn, Maya có 3 khu vực chính, Tầng 1 là những góc tròn khuất sau những tấm màn vàng, một phòng nệm giành cho nhóm khách đông. Tầng hai là tầng ngồi bệt với khung cảnh đỏ sậm ảo tưởng khó tả. Và phía sau là một bar mới mở, nhỏ và ồn ào.
Giá nước ở Maya khá cao, nhưng cũng hợp lí với vị trí, bố cục quán và cách phục vụ, mình thường tới đây và gọi bia, vì một chút men trong người luôn tạo cho cái hình hài của quán trở nên long lanh hơn.
Khói Shisha sẽ được tràn ngập chỗ ngồi nếu bạn có hơn 120k trong túi, chất lượng thì cũng không khác những chỗ khác là mấy. Được cái phục vụ rất nhanh và gọn gàng.
Cũng có cả pizza và một số món ăn nhẹ, nhưng Maya không thích hợp với bất kì một sự ăn uống nào vì sự tù mù vốn dĩ của nó.
Một người đem khoảng 60k là đủ, hay 100k cho thoải mái shisha cùng bạn bè.
n khói shisha và những điệu múa bụng quyến rũ. Không khí từ cửa cho đến chỗ ngồi, Maya luôn tạo cho khách một vẻ huyền bí khó tả. Những ngọn đèn mập mờ, những chiếc ghế tua rua những tấm màn giăng nửa kín nửa hở lung linh, người ta như lạc vào một chốn thâm cung bí hiểm nào đó. Cũng lấy bối cảnh là hoàng cung Trung Ấn, Maya có 3 khu vực chính, Tầng 1 là những góc tròn khuất sau những tấm màn vàng, một phòng nệm giành cho nhóm khách đông. Tầng hai là tầng ngồi bệt với khung cảnh đỏ sậm ảo tưởng khó tả. Và phía sau là một bar mới mở, nhỏ và ồn ào.
Giá nước ở Maya khá cao, nhưng cũng hợp lí với vị trí, bố cục quán và cách phục vụ, mình thường tới đây và gọi bia, vì một chút men trong người luôn tạo cho cái hình hài của quán trở nên long lanh hơn.
Khói Shisha sẽ được tràn ngập chỗ ngồi nếu bạn có hơn 120k trong túi, chất lượng thì cũng không khác những chỗ khác là mấy. Được cái phục vụ rất nhanh và gọn gàng.
Cũng có cả pizza và một số món ăn nhẹ, nhưng Maya không thích hợp với bất kì một sự ăn uống nào vì sự tù mù vốn dĩ của nó.
Một người đem khoảng 60k là đủ, hay 100k cho thoải mái shisha cùng bạn bè.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh của nhà hàng Mây Da.doc