Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

* Nhận định chung về ngành đường Việt Nam - Năm 2010 là năm phát triển với ngành mía đường. Các doanh nghiệp ngành mía đường đều đạt kết quả kinh doanh ấn tượng. Giá đường trong nướ bình quân tăng 40 – 50% so với 2009. - Bắt đầu từ giữa năm 2011, ngành mía đường bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Lượng tiêu thụ đường giảm, giá đường giảm mạnh. Đồng thời, ngành mía đường nội địa phải đối mặt với các sản phẩm đường nhập từ nước ngoài. Ngoài ra, đường nhập lậu từ nước ngoài cũng là một thách thức cho ngành đường. - Năm 2012 là năm khá ảm đạm cho toàn ngành đường. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Mía đường không đạt được như mong muốn. * Về Công ty CP Mía đường Lam Sơn - Sự phát triển của công ty CP Mía đường Lam Sơn không nằm ngoài những khó khăn chung của toàn ngành đường. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Lasuco vẫn được đánh giá cao. Lasuco vinh dự được tôn vinh trong Top 200 doanh nghiệp xuất sắc Châu Á Thái Bình Dương, Top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam. - Về dài hạn, Lasuco vẫn là doanh nghiệp đầu ngành, có lợi thế về nguyện liệu. - Năm 2012 là năm không mấy thành công đối với Lasuco. Do kế hoạch đưa Nhà máy 2 vào hoạt động kinh doanh chậm nên giá thành sản xuất sản phẩm tăng, đem lại doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại thấp. Năm 2013, Nhà máy 2 đi vào hoạt động ổn đinh nên ta hoàn toàn có thể tin vào sự phát triển bền vững của Lasuco

pdf42 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3655 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu tài sản LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 5 LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 6 Nhận xét chung: - Từ năm 2010 đến năm 2012, tổng tài sản của công ty tăng từ hơn 1457 tỷ đồng đến hơn 2437 tỷ đồng ( tăng 67,26% tương ứng với hơn 980 tỷ đồng ). - Trong đó, Tài sản ngắn hạn giảm dần, trong 3 năm 2010 -2012 từ hơn 1000 tỷ đồng còn hơn 900 tỷ đồng. Cụ thể, Tài sản ngắn hạn đã giảm 14,85 % tương ứng với hơn 160 tỷ đồng. Tài sản dài hạn tăng lên, từ 376 tỷ đồng đến 1500 tỷ đồng. Cụ thể, Tài sản dài hạn đã tăng 303,15% tương ứng với 1140 tỷ đồng. Hình 2.1.1. Biểu đồ cơ cấu tài sản - Năm 2010, TSNH chiếm 74,18 % tổng tài sản của công ty tương ứng với khoảng 1081 tỷ đồng; TSDH chỉ chiếm 25,82% tổng tài sản tương ứng với hơn 376 tỷ đồng. Năm 2011, TSNH chiếm 50,77% tổng tài sản tương ứng với khoảng 1025 tỷ đồng, giảm 27,37% so với năm 2010; TSDH chiếm 49,23% tương ứng với hơn 995 tỷ đồng, tăng 23,41% so với năm 2010. Năm 2012, TSNH chiếm 37,76% tổng tài sản tương ứng với khoảng 920 tỷ đồng, giảm 13,01% so với năm 2011; TSDH chiếm 62,14% tương ứng với hơn 1517 tỷ đồng, tăng 12,91% so với năm 2011. Cơ cấu tài sản của công ty thay đổi rất lớn trong 3 năm 2010-2012, TSNH chiếm tỷ trong lớn hơn nhiều TSDH ở năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì TSDH lại chiếm tỷ trọng lớn hơn. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 7 - Nhìn chung, có thể thấy công ty đang thực hiện đầu tư thêm nhiều TSDH để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh. Chi tiết: - Trong Tài sản ngắn hạn, Sự tăng giảm của các chỉ tiêu rất rõ rệt: + Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền có sự giảm mạnh ở năm 2011 so với năm 2010: Từ 448 tỷ đồng, chiếm 30,73% tổng tài sản giảm xuống còn 99 tỷ đồng, chỉ chiểm 4,9% tổng tài sản. Năm 2012, khoản mục này giảm nhẹ so với năm 2011, chiếm 4,37% tổng tài sản. Nguyên nhân của sự thay đổi lớn này là từ chỉ tiêu Các khoản tương đương tiền, năm 2010 giá trị các khoản tương đương tiền là 443 tỷ đồng, năm 2011 là 89 tỷ đồng, năm 2012 là 68 tỷ đồng. Có thể công ty đã giảm các khoản tiền có kỳ hạn dưới 3 tháng. + Khoản mục Khoản phải thu cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty. Năm 2010, Khoản phải thu có giá trị 338 tỷ đồng, chiếm 23,18% tổng tài sản; năm 2011, Khoản phải thu chiếm 31,23% tổng tài sản tương ứng với 631 tỷ đồng; năm 2012, Khoản phải thu giảm xuống còn 460 tỷ đồng và chỉ chiếm 18,93% tổng tài sản. Trong Khoản phải thu, khoản mục Trả trước người bán chiếm phần lớn. Năm 2010, giá trị khoản Trả trước người bán là 297 tỷ đồng; năm 2011 là 569 tỷ đồng và năm 2012 là 410 tỷ đồng. Trong khi đó khoản mục Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng nhở và biến động ít qua các năm. Cụ thể, năm 2010 Phải thu khách hàng có giá trị là 27 tỷ đồng, năm 2011 là 51 tỷ đồng và năm 2012 là 38 tỷ đồng. + Khoản mục Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản của công ty. Trong 3 năm 2010 – 2012, khoản mục này cũng có biến động không nhiều. Năm 2010, Hàng tồn kho chiếm 7,5% tổng tài sản tương ứng với 109 tỷ đồng; năm 2011, Hàng tồn kho tăng lên 134 tỷ đồng, chiếm 6,64% tổng tài sản; năm 2012, Hàng tồn kho tiếp tục tăng lên 262 tỷ đồng, nâng tỷ trọng đến 10,74% tổng tài sản. Như vậy, có thể nói Công ty đã thực hiện khá tốt về bán hàng – thu tiền. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 8 + Các khoản đầu tư ngắn hạn có sự biến động rõ rêt. Năm 2010, Các khoản đầu tư ngắn hạn có giá trị 92 tỷ đồng, chiếm 6,3% tổng tài sản; năm 2011, Các khoản đầu tư ngắn hạn giảm 82,3% so với năm 2010, giá trị Các khoản đầu tư ngắn hạn là 16 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,8% tổng tài sản của công ty; năm 2012, Các khoản đầu tư tài chính tiếp tục giảm xuống còn 15 tỷ đồng, chiếm 0,64% tổng tài sản của công ty. + Tài sản ngắn hạn khác của công ty luôn duy trì ở mức khá thấp. Năm 2010, TSNH khác có giá trị là 93 tỷ đồng, chiếm 6,37% tổng tài sản; năm 2011, TSNH tăng lên 145 tỷ đồng, chiếm 7,2% tổng tài sản; năm 2012 TSNH khác giảm mạnh còn 76 tỷ đồng, chiếm 3,12% tổng tài sản. - Tài sản dài hạn là khoản mục tăng nhiều trong 3 năm 2010 – 2012, làm thay đổi cơ cấu tài sản của công ty. + Trong TSDH, TSCĐ là khoản mục tăng nhiều nhất. Năm 2010, TSCĐ có giá trị 182 tỷ đồng, chiếm 12,49% tổng tài sản; năm 2011, TSCĐ tăng 329,42% so với năm 2010, nâng giá trị lên 781 tỷ đồng, chiếm 38,69% tổng tài sản; năm 2012, TSCĐ tiếp tục tăng mạnh lên đến 1327 tỷ đồng, tăng 629,19% so với năm 2010, chiếm 54,44% tổng tài sản của công ty. Trong 3 năm 2010-2012, cơ cấu trong khoản mục TSCĐ có sự thay đổi lớn. Năm 2010, TSCĐ có giá trị 182 tỷ đồng. Trong đó, TSCĐ hữu hình có giá trị 162 tỷ đồng, TSCĐ vô hình chỉ có giá trị là 1,7 tỷ đồng, Chi phí XD cơ bản dở dang có giá trị 18 tỷ đồng. Năm 2011, TSCĐ tăng lên 781 tỷ đồng. Trong đó TSCĐ hữu hình giảm 4,9% so với năm 2010 và có giá trị 155 tỷ đồng, TSCĐ vô hình tăng 496,86% so với năm 2010, có giá trị 10 tỷ đồng. Chi phí XD cơ bản dở dang tăng hơn 3000%, có giá trị 616 tỷ đồng, chiếm phần lớn khoản mục TSCĐ. Năm 2012, TSCĐ tăng lên 1327 tỷ đồng. TSCĐ hữu hình tăng 528,94% so với năm 2010 tương đương với 858 tỷ đồng, TSCĐ vô hình tăng 16 tỷ đồng so với năm 2010, nâng giá trị lên đến hơn 18 tỷ đồng. Trong khi đó, Chi phí XD cơ bản dở dang lại giảm mạnh so với năm 2011 tương đương với 327 tỷ đồng, giá trị còn 289 tỷ đồng. Như vậy, TSCĐ hữu hình chiếm phần lớn giá trị khoản mục TSCĐ. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 9 + Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có biến động nhỏ, luôn chiếm 6 – 12% tổng tài sản của công ty, giảm dần qua 3 năm 2010 - 2012. Trong đó, bao gồm các khoản đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác. + Các khoản phải thu dài hạn của công ty chiếm tỷ trong rất nhỏ, chỉ khoản 1% tổng tài sản của công ty và có biến động nhỏ qua các năm. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 10 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.1.1. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 11 Nhận xét chung: - Nguồn vốn của công ty năm 2010 là 1.457 tỷ đồng. Năm 2011, nguồn vốn tăng 38,6% so với năm 2010, đạt 2.020 tỷ đồng. Năm 2012, nguồn vốn tăng 67,26% so với năm 2010, đạt 2.437 tỷ đồng. - Sự biến động tăng lên của nguồn vốn chủ yếu là do Nợ phải trả tăng lên, Nguồn vốn chủ sở hữu có biến động nhưng không nhiều. Cụ thể: Nợ phải trả năm 2010 là 294 tỷ đồng, chiếm 20,19% tổng nguồn vốn; năm 2011, Nợ phải trả tăng 117,36% so với năm 2010, đạt 639 tỷ đồng, chiếm 31,67% tổng nguồn vốn; năm 2012 Nợ phải trả tăng 303,58% so với năm 2010, đạt 1187 tỷ đồng, chiếm 48,72% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn CSH trong 3 năm 2010 – 2012, luôn dùy trì ở mức 1100-1300 tỷ đồng nhưng tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn giảm xuống do sự tăng mạnh của Nợ phải trả. Hình 2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn - Qua 3 năm 2010 -2012, ta thấy sự biến động rõ rệt cơ cấu nguồn vốn. Năm 2010, Công ty hoạt động chủ yếu bằng VCSH thì đến năm 2012, công ty đã cân bằng giữa VCSH với Nợ phải trả. Điều này cho thấy công ty dần dần có đủ tiểm lực, đủ khả năng để sử dụng vốn bên ngoài. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 12 Cụ thể: - Nợ phải trả bao gồm Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn. Trong đó, Nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. + Nợ ngắn hạn năm 2010 là 235 tỷ đồng, chiếm 16,11% tổng nguồn vốn. Năm 2011, Nợ ngắn hạn tăng 53,41% so với năm 2010, đạt 360 tỷ đồng, chiếm 17,83% tổng nguồn vốn. Năm 2012, Nợ ngắn hạn tăng mạnh, tăng 258,53% so với năm 2010 tương đương với 607 tỷ đồng, nâng Nợ ngắn hạn lên đến 841 tỷ đồng, chiếm 34,53% tổng nguồn vốn. Trong đó, khoản mục Vay và nợ ngắn hạn có sự biến động rõ ràng, mạnh mẽ và ảnh hưởng đến Nợ ngắn hạn nhất. Năm 2010, Vay và nợ ngắn hạn chỉ chiếm 0,95% tổng tài sản tương ứng với 14 tỷ đồng; năm 2011, Vay và nợ ngắn hạn tăng 1150% so với năm 2010, đạt 173 tỷ đồng, chiếm 8,57% tổng tài sản; năm 2012, Vay và nợ ngắn hạn đã đạt 578 tỷ đồng, chiếm 23,7% tổng nguồn vốn. Khoản mục Phải trả người bán luộn duy trì ở mức khá thấp. Năm 2010, khoản mục Phải trả người bán là 73 tỷ đồng; năm 2011 là 35 tỷ đồng; năm 2012 là 100 tỷ đồng. Khoản mục này có tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty. Khoản mục Người mua trả tiền trước luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn và liên tục giảm trong 3 năm 2010 – 2012. Năm 2010, khoản mục Người mua trả tiền trước đạt 39 tỷ đồng. Đến năm 2012, khoản mục này giảm chỉ còn hơn 1 tỷ đồng. Khoản mục Phải trả người lao động cũng chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổng nguồn vốn. Khoản mục Phải trả người lao động không biến động nhiều ở năm 2010 và năm 2011 nhưng giảm mạnh ở năm 2012. Năm 2010, khoản mục này có giá trị 19 tỷ đồng, năm 2011 có giá trị 18 tỷ đồng, năm 2012, khoản mục này chỉ còn hơn 1 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty thực hiện tốt các kế hoạch về tiền công, tiền lương cho người lao động. + Nợ dài hạn của công ty có sự khác biệt rõ qua các năm. Năm 2010, Nợ dài hạn của công ty chỉ bao gồm dự phòng trợ cấp mất việc làm và Quỹ phát triển khoa học công nghê. Nợ dài hạn chỉ chiểm 4,08% tổng nguồn vốn của công ty tương ứng với 59 tỷ đồng. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 13 Năm 2011, công ty bắt đầu có khoản mục Vay và nợ dài hạn, Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Trong đó, Vay và nợ phải trả có giá trị 164 tỷ đồng, chiếm 8,12% tổng nguồn vốn. Nợ dài hạn năm 2011 đạt 279 tỷ đồng, chiếm 13,84% tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2012, khoản mục Vay và nợ dài hạn tăng lên 298 tỷ đồng. Vay dài hạn của công ty đạt 346 tỷ đồng, chiếm 14,19% tổng nguồn vốn của công ty. - Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ bao gồm VCSH và Nguồn kinh phí – Quỹ khác. Trong đó VCSH chiếm phần lớn giá trị, Nguồn kinh phí – Quỹ khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn. Về tỷ trọng, Nguồn vốn chủ sở hữu giảm dần qua 3 năm 2010 – 2012 do sự tăng lên của Nợ phải trả. Bảng 2.1.2. Các chỉ tiêu cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của DN Qua bảng trên, ta thấy NVCSH của công ty có sự biến động giảm dần về tỷ trong, cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính giảm. Trong khi đó, Hệ số nợ so vớ vốn chủ sở hữu và Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn đều tăng dần, cho thấy mức độ phụ thuộc về tài chính của công ty bởi các nguồn vốn huy động bên ngoài càng cao. Tuy vậy, ta cũng có thể thấy khả năng của DN trong việc chi trả lãi vay vốn huy động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này có nghĩa hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ổn định và đủ tin cậy để có thể huy động vốn vay bên ngoài. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 14 2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn - Quan hệ cân đối 1: Nguồn vốn chủ sở hữu và Tài sản thiết yếu Bảng 2.3.1. Mối quan hệ giữa VCSH và Tài sản thiết yếu Qua bảng 2.3.1 trên ta thấy trong năm 2010 và 2011, công ty có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bằng NVCSH mà không cần huy động vốn bên ngoài. Năm 2012, NVKD không đủ để công ty trang trải cho TS thiết yếu nên có thể công ty đã vay thêm vốn bên ngoài để tiến hành các hoạt động SXKD. - Quan hệ cân đối 2: Nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định và tài sản đang có Bảng 2.3.2. Mối quan hệ với nguồn vốn thường xuyên và tài sản đang có Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tài sản đang có 831.009.141.549 1.030.850.117.914 1.710.363.801.816 Nguồn vốn thường xuyên 1.222.795.223.816 1.659.893.029.892 1.596.103.593.000 Qua bảng trên, ta thấy năm 2010 và năm 2011, công ty có nguồn vốn thường xuyên lớn, tài sản đang có nhỏ hơn nguồn vốn thường xuyên nhiều. Từ đó, ta có thể thấy trong 2 năm 2010, 2011 công ty có ít hoạt động SXKD, không tối đa hóa nguồn vốn đang có vào SXKD. Năm 2012, Tài sản tăng mạnh cho thấy DN tập trung vào hoạt động sản xuất KD, tận dụng tối đa nguồn vốn cho SXKD. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 15 Bảng 2.3.3 Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Chỉ tiêu Cuối năm So với năm 2010 2010 2011 2012 2011 2012 ± % ± % Hệ số nợ so với tài sản 0,20 0,32 0,49 0,12 156,93% 0,29 241,09% Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 4,95 3,16 2,05 - 1,79 63,76% - 2,90 41,44% Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu 1,25 1,46 1,95 0,21 116,79% 0,70 155,64% + Hệ số nợ so với tài sản của công ty tăng nhanh cho thấy công ty đang tăng vốn huy bên ngoài để trang trải cho tài sản của mình. Năm 2010, chỉ số này chỉ có 0,202; cho thấy công ty có mức độ độc lập tài chính cao, ít phụ thuộc bởi cac chủ nợ bên ngoài công ty. Năm 2011, Hệ số nợ so với tài sản tăng 56,93% so với năm 2010, đạt mức 0,32. Năm 2012, Hệ số nợ so với tài sản tăng 141,09% so với năm 2010, đạt mức 0,49. Như vậy, tuy công ty đang vay thêm nhiều vốn ở bên ngoài, mức độ độc lập tài chính giảm xuống nhưng vẫn ở mức an toàn, chưa đáng lo ngại. + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho ta thấy chính sách sử dụng vốn của công ty. Công ty có hệ số này tương đối lớn (năm 2010: 4,95; năm 2011: 3,16; năm 2012: 2,05) nhưng đã giảm qua các năm, cho thấy mức độ tham gia tài trợ tài sản từ Nợ phải trả đang tăng cao. Tuy vậy năm 2012, hệ số này vẫn đạt 2,05; cho thấy chính sách sử dụng vốn của công ty rất tốt, có khả năng đảm bảo các khoản nợ của công ty. + Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu của công ty lớn hơn 1, cho thấy công ty đang tài trợ cho tài sản bằng của NVCSH và Nợ phải trả. Trong 3 năm 2010 – 2012, Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu tăng lên ( năm 2011 tăng 16,79% so với năm 2010, đạt 1,46; năm 2012 tăng 55,64% so với năm 2010, đạt 1,95). Qua sự biến động của hệ số này, có thể thấy rằng doanh nghiệp đang sử dụng thêm nhiều Nợ phải trả để tài trợ cho tài sản của công ty. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 16 III. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN 3.1. Phân tích tình hình các khoản phải thu Bảng 3.1.1. Bảng phân tích các khoản phải thu Các khoản phải thu của công ty có sự biến động không đồng nhất. Trong các khoản phải thu , khoản mục Trả trước cho người bán là khoản mục lớn nhất (Năm 2010, tổng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 23,28% tổng tài sản, khoản mục Trả trước người bán chiếm 10.37% tổng tài sản). Sự biến động của Các khoản phải thu phần lớn là do khoản mục Trả trước cho người bán. + Khoản mục trả trước cho người bán năm 2010 có giá trị 297 tỷ đồng, chiếm 20,37% tổng tài sản; năm 2011, khoản mục này tăng 91,85% so với năm 2010, đạt 569 tỷ đồng; năm 2012, khoản mục này giảm so với năm 2011 nhưng vẫn bằng 138,13% của năm 2010, đạt 410 tỷ đồng. Hoạt động SXKD chủ yếu của công ty là sản xuất các sản phẩm đường từ mía nên một phần khoản Trả trước cho người bán là khoản tiền trả trước cho người nông dân. Do vậy, khoản mục này tuy lơn nhưng rủi ro không cao. Đồng thời, cho thấy công ty có chính sách tốt cho người nông dân, tạo sự đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho hoạt động SXKD của công ty. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 17 Khoản Trả trước người bán còn có thể là khoản tiền trả trước để đặt mua tài sản cố định. Công ty đầu tư thêm Tài sản cố định có thể để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển của công ty trong tương lai. + Khoản mục Phải thu khách hàng không lớn, cho thấy công ty thực hiện tốt chính sách bán hàng – thu tiền. Do vậy, ở khoản mục Phải thu khách hàng cũng ít gặp rủi ro. Cụ thể, năm 2010, khoản mục Phải thu khách hàng có giá trị 27,6 tỷ đồng, chiếm 1,9% tổng tài sản; năm 2011, khoản mục Phải thu khách hàng tăng 85.86% so với năm 2010, tương đương với 23,7 tỷ đồng, đạt 51,3 tỷ đồng; năm 2012; khoản mục Phải thu khách hàng giảm 13,5 tỷ đồng so với năm 2011, đạt 37,8 tỷ đồng. + Các khoản phải thu khác cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản. Các khoản phải thu khác chủ yếu là các khoản thu cổ tức từ công ty con, thu tiền lãi dự thu, thu lợi từ các dự án. Năm 2010, Các khoản thu khác có giá trị 15 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,03% tổng tài sản. Năm 2011, Các khoản thu khác giảm 16,8% so với năm 2010 , đạt giá trị hơn 12 tỷ đồng và chỉ chiếm 0,62% tổng tài sản. Năm 2012, Các khoản thu khác tăng 20,56% so với năm 2010, đạt giá trị 18 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm 0,74% tổng doanh thu. + Dự phòng giảm giá khoản phải thu khó đòi có biến động không tốt. Năm 2010, khoản Dự phòng giảm giá khoản phải thu khó đòi là 259 triệu đồng, chiếm -0,02% tổng tài sản. Năm 2011, khoản mục này đột ngột tăng mạnh, tăng 944,74% so với năm 2010, đạt giá trị 2,7 tỷ đồng, chiếm -0,13% tổng tài sản. Năm 2012, khoản mục này tiếp tục tăng mạnh và lên đến 4,6 tỷ đồng, chiếm -0,19%. Tuy khoản mục Dự phòng giảm giá khoản phải thu khó đòi có biến động không tốt nhưng khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sàn và có ảnh hưởng không đáng kể đên hoạt động SXKD của công ty. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 18 3.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả Bảng 3.2.1. Bảng phân tích các khoản phải trả LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 19 Nhận xét chung: - Trong Nợ phải trả, Nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Nợ phải trả có xu hướng tăng nhanh trong 3 năm 2010 – 2012, cả Nợ dài hạn và Nợ ngắn hạn đều tăng nhanh trong thời kỳ này. Nợ phải trả năm 2010 là 294 tỷ đồng; năm 2011 Nợ phải trả tăng 345 tỷ đồng, cuối năm 2011 đạt 639 tỷ đồng; năm 2012 Nợ phải trả tăng rất nhiều, tăng 893 tỷ đồng, cuối năm 2012, Nợ phải trả đạt 1187 tỷ đồng. - Cơ cấu Nợ phải trả: Hình 3.2.1. Cơ cấu khoản mục Nợ phải trả Về tỷ trọng, nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2012, tỷ trọng Nợ dài hạn và Nợ ngắn hạn trong Nợ phải trả không biến động quá nhiều, tuy năm 2011 có biến động giảm ở Nợ ngắn hạn và biến động tăng ở Nợ dài hạn. Cụ thể: - Nợ dài hạn: + Năm 2010, công ty không có Vay và nợ dài hạn. Năm 2011, Vay và nợ dài hạn có giá trị 164 tỷ đồng, chiếm 8,12% tổng nguồn vốn. Năm 2012, Vay và nợ dài hạn tăng lên đến 298 tỷ đồng, chiếm 12,24% tổng nguồn vốn của công ty. Trong 2 năm 2011 và 2012, Vay và nợ dài hạn là khoản mục có tỷ trọng lớn trong Nợ dài hạn. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 20 Ta có số liệu cụ thể như sau: Bảng 3.2.2. Chi tiết khoản mục Vay và nợ dài hạn Năm 2011 Năm 2012 Vay dài hạn 164.009.340.000 98.436.771.000 Vay ngân hàng 162.009.340.000 98.436.771.000 Vay đối tượng khác 2.000.000.000 - Nợ dài hạn - 200.000.000.000 Trái phiếu phát hành - 200.000.000.000 164.009.340.000 298.436.771.000 Qua bảng tài liệu trên , cho thấy năm 2011, công ty huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng. Năm 2012, vay ngân hàng giảm , công ty thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn. Như vậy, các nguồn vốn huy động trên đều khá an toàn, ít rủi ro. Đồng thời, công ty cũng khẳng định được tiềm năng phát triển lâu dài, bền vững của mình. + Trong Nợ dài hạn, Quỹ phát triển khoa học công nghệ cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn. Từ năm 2010 đến năm 2012 nhìn chung không có biến động dù năm 2011 quỹ có biện động tăng lơn. Năm 2010, Quỹ phát triển khoa học công nghệ có giá trị 58,7 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên đến 110 tỷ đồng và năm 2012 giảm xuốn còn 47,5 tỷ đồng. + Khoản mục Dự phòng trợ cấp mất việc và khoản mục Thuế thu nhập hoãn lại phải trả không có phát sinh năm 2010. Năm 2011 và năm 2012 , hai khoản mục trên có phát sinh nhưng chiếm tỷ trọng không đang kể trong tổng nguồn vốn. - Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn luôn có giá trị lớn hơn Nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua 3 năm 2010 – 2012. Cụ thể, về mặt giá trị, năm 2010 Nợ ngắn hạn đạt mức 235 tỷ đồng; năm 2011 tăng 53,41% so với năm 2010, đạt 360 tỷ đồng; năm 2012 tăng 258,53% so với năm 2010, đạt 893 tỷ đồng. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 21 + Vay và nợ ngắn hạn là khoản mục không có phát sinh nhiều trong năm 2010. Trong 2 năm 2011 và 2012, khoản mục này tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn. Ta có số liệu cụ thể về Vay và ngắn hạn sau: Bảng 3.2.3. Chi tiết khoản mục Vay và nợ ngắn hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vay ngắn hạn 1.000.000.000 146.749.862.782 575.876.764.618 Vay ngân hàng 146.149.862.782 575.876.764.618 Vay đối tượng khác 1.000.000.000 600.000.000 Nợ dài hạn đến hạn trả 12.850.876.142 26.400.000.000 2.000.000.000 Tổng cộng 13.850.876.142 173.149.862.782 577.876.764.618 Qua bảng số liệu trên, ta thấy năm 2010, Vay và nợ ngắn hạn của công ty không nhiều. Năm 2011, công ty vay ngân hàng nhiều và giảm bớt các khoản vay từ các đối tượng khác. Năm 2012, công ty không còn khoản vay nào từ đối tượng khác, vốn huy động từ hoạt động đi vay đều là vay ngân hàng. Ngoài ra, từ năm 2010 đến 2012, công ty giảm bớt nhiều Nợ dài hạn đến hạn trả. Như vậy, các khoản vay ngắn hạn của công ty khá an toàn. Đồng thời , ta cũng có thể thấy nhu cầu sử dụng vốn cũng như khả năng đáp ứng như cầu vốn của công ty ngày càng tăng. Đều này có thể là do công ty đang thúc đẩy và mở rông hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, công ty có thể đảm bảo đủ khả năng chi trả cho các khoản vay. + Khoản mục Phải trả người bán là khoản mục quan trọng đối với một công ty sản xuất như Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Các khoản phải trả người bán là các khoản chi trả cho nguyên vật liệu, TSCĐ, Tuy vậy, khoản mục này không chiếm nhiều tỷ trọng trong nguồn vốn của công ty. Năm 2010, khoản mục Phải trả người bán có giá trị 73,6 tỷ đồng. Năm 2011, khoản mục này giảm xuống còn 35 tỷ đồng. Năm 2012, khoản mục này tăng lên 100 tỷ đồng. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 22 Như vậy, nhìn chung từ 2010 đến 2013, khoản mục Phải trả người bán tăng lên nhưng với tỷ trọng không nhiều. Do vậy, công ty có thể dễ dàng trang trải cho khoản mục này. + Khoản mục Người mua trả tiền trước giảm mạnh từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010, khoản mục này có giá trị 39 tỷ đồng, năm 2011 là 15,5 tỷ đồng và năm 2012 giảm xuống còn 1,2 tỷ đồng. Đây không phải là điều mà công ty mong muốn bởi nó có thể là dấu hiệu công ty đang mất một số khách hàng lớn hay mất một phần thị trường tiêu thụ. + Hai khoản mục Phải trả người lao động và Thuế và các khoản phải nộp đều có biến động giảm từ năm 2010 đến năm 2012 cho thấy công ty đang thực hiện khá tốt các nghĩa vụ với nhà nước và người lao động. Tuy vậy, đây cũng không phải là dấu hiệu hoàn toàn tốt bởi có thể công ty đang hoạt động kém hiệu quả, doanh thu thấp. 3.3. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Bảng 3.3.1. Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Chỉ tiêu Cuối năm So với năm 2010 2010 2011 2012 2011 2012 ± % ± % Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 1,91 0,27 0,13 -1,63 14,40% -1,78 6,63% Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 4,60 2,85 1,09 -1,76 61,83% -3,51 23,75% Hệ số khả năng thanh toán nhanh 3,74 2,07 0,69 -1,67 55,35% -3,05 18,45% + Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty giảm mạnh trong 3 năm 2010 -2012. Năm 2010, hệ số này ở mức 1,91, cho thấy công ty có có khả năng thanh toán nhanh của tiền và các khoản tương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Tuy vậy, năm 2011, hệ số này chỉ còn ở mức 0,27 và năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 0,13. Đây là dấu hiệu xấu xảy ra với công ty. Nó cho thấy công ty không LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 23 có khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn. Công ty cần nỗ lực nâng cao hệ số này trong tương lai để đảm bảo về tính thanh khoản nợ ngắn hạn. + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời liên tục giảm trong 3 năm 2010 – 2012. Năm 2010, hệ số này đạt mức 4,6; cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty rất tốt. Tuy nhiên, năm 2011, hệ số này đã giảm xuống còn 2,85 và năm 2012 , hệ số này chỉ đạt 1,09. Cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty giảm mạnh nhưng vẫn đủ để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm mạnh qua từng năm. Cụ thể, năm 2010, hệ số này đạt mức 3,74; năm 2011 hệ số này đạt mức 2,07; đều ở mức cao, cho thấy trước những khoản nợ ngắn hạn, công ty có khả năng thanh toán tốt. Tuy nhiên, năm 2012 hệ số này giảm mạnh, chỉ đạt 0,69; ở mức đọ thấp. Điều này cho thấy doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trước những khoản nợ ngắn hạn. 3.4. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn Khả năng thanh toán dài hạn của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu trong bảng dưới dây: Bảng 3.4.1. Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán nợ dài hạn Chỉ tiêu Cuối năm So với năm 2010 2010 2011 2012 2011 2012 ± % ± % Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 4,95 3,16 2,05 -1,79 63,76% -2,90 41,44% Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 6,32 3,56 4,39 -2,76 56,27% -1,94 69,36% + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty luôn ở mức khá cao. Điều này phản ánh tích cực về khả năng thanh toán của công ty. Năm 2010, hệ số này đạt mức 4,95; năm 2011 giảm xuống còn 3,16 và năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 2,05. Ta thấy, trong 3 năm 2010 – 2012, hệ số này liên tục giảm nhưng vẫn ở mức LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 24 cao. Điều này cho thấy công ty có đủ và thừa khả nưng thanh toán; tình hình doanh nghiệp khả quan và có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh. + Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn cũng ở mức cao. Năm 2010, hệ số này đạt 6,32; năm 2011, hệ số này đạt 3,56 và năm 2012 đạt 4,39. Ta có thể thấy nỗ lực của công ty trong việc ổn định tình hình tài chính và tăng cường khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn của công ty. Các hệ số này cho thấy khả năng thanh toán dài hạn trong tương lai của công ty rất tốt, tình hình tài chính trong tương lại rất ổn định và lâu dài. IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI 4.1. Đánh giá khải quát hiệu quả kinh doanh 4.1.1. Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) Bảng 4.1.1. Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay 392.762.651.565 1.110.269.989.495 114.040.828.386 Tổng vốn bình quân 364.401.450.215 505.053.407.646 609.492.656.102 Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) 107,78% 219,83% 18,71% Tỷ suất sinh lời của công ty có sự biến động rõ rệt. Năm 2010, ROI đạt 107,78%; năm 2011, ROI tăng mạnh và đạt 219,83%. Điều này cho thấy năm 2011 công ty hoạt động khinh doanh rất tốt khi bỏ ra tiền đầu tư, thu được lời nhanh và lớn. Tuy vậy, năm 2012, chỉ số này giảm mạnh xuống chỉ còn 18,71%. Như vậy, trong năm 2012, hoạt động kinh doanh của công ty tụt dốc, bổ ra tiền đầu tư nhưng không đem lại hiểu quả lợi nhuận. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 25 4.1.2. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Bảng 4.1.2. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lợi nhuận sau thuế 296.783.481.409 409.005.366.262 34.504.721.836 Vốn chủ sở hữu bình quân 914.133.809.039 1.271.848.888.080 1.315.261.095.753 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 32,47% 32,16% 2,62% Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu nhìn chung có xu hướng giảm. Năm 2010, ROE đạt 32,47% , năm 2011 đạt 32,16%; cho thấy công ty đang đầu tư cho hoạt động SXKD bằng vốn chủ sở hữu và đạt được hiệu quả khả quan. Nhưng năm 2012, chỉ số này chỉ đạt 2,62%; cho thấy doanh nghiệp doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu ít hơn và không đạt được hiệu quả lợi nhuận như mong muốn. Lợi nhuận đạt được năm 2012 trên vốn đầu tư bằng vốn chủ sở hữu quá ít. Doanh nghiệp cần nâng chỉ số ROE trong tương lai để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. 4.1.3. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) Bảng 4.1.3. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lợi nhuận sau thuế 296.783.481.409 409.005.366.262 34.504.721.836 Tổng doanh thu 1.187.755.025.517 1.578.221.832.114 1.436.046.495.327 Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) 24,99% 25,92% 2,40% Qua bảng trên, ta thấy trong năm 2010 và năm 2011, công ty đạt tỷ suất sinh lời cao. Cụ thể, năm 2010 ROS đạt 24.99%, năm 2011, ROS đạt 25,92%. Điều này cho thấy công ty thực hiện tốt các kế hoạch về chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các chi phí khác. Năm 2012, ROS chỉ đạt 2,4% trong khi doanh thu đạt được là 1436 tỷ, giảm khoảng 9% so với năm 2011. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 26 Như vậy, ta nhận thấy trong năm 2012, công ty đã không thực hiện tốt các kế hoạch về chi phí trong doanh nghiệp. Trong tương lai, công ty cần điều chính tốt hơn các chi phí sản xuất, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí QLDN. 4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 4.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung Bảng 4.2.1. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 25,06% 23,52% 1,55% Số vòng quay của tài sản 1,003 0,908 0,644 Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần 0,997 1,102 1,552 Suất hao phí của TS so với LNST 3,991 4,252 64,603 + Tỷ suất sinh lời của tài sản LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 27 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) có xu hướng giảm mạnh. Năm 2010, ROA đạt 25,96%; năm 2011, ROA giảm nhẹ còn 23,52%. Ở mức này, hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tốt. Tài sản mà doanh nghiệp đầu tư thu về lợi nhuận lớn. Năm 2012, ROA giảm mạnh, chỉ đạt 1,55%. Đây là biến động xấu, dấu hiệu cho thấy việc đầu tư tài sản cho hoạt động kinh doanh cảu công ty không đạt được hiệu quả mong muốn. Công ty bỏ ra 100đ nhưng chỉ thu về được 1,55 đồng lợi nhuận. +Số vòng quay tài sản Chỉ tiêu Số vòng quay tài sản của công ty khá thấp và có xu hướng giảm. Năm 2010, chỉ số này đạt 1,003; tương đối thấp. Năm 2011, chỉ số này giảm còn 0,908; năm 2012, chỉ số này tiếp tục giảm xuống còn 0,644. Đây là dấu hiệu không tốt cho công ty . Điều này có nghĩa tài sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu của công ty giảm. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 28 + Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần Chỉ tiêu Suất hao phí của tài sản so với doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 0,997; năm 2011 tăng nhẹ, đạt 1,102; năm 2012 tăng lên đến 1,552. Sự biến động của chỉ tiêu này cho thấy công ty đang cần nhiều tài sản hơn để hoạt động kinh doanh, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty không tốt và có xu hướng ngày càng xấu hơn. + Suất hao phí của tài sản so với LNST Chỉ tiêu Suất hao phí của TS so với LNST có biến động xấu qua 3 năm 2010 – 2012. Năm 2010 và năm 2011, chỉ tiêu này đạt lần lượt là 3,991 và 4,252. Đây là LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 29 mức độ tốt, hấp dẫn các cổ đông đầu tư. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng đột biến và đạt 64,603. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đang có xu hướng xấu. Công ty cần giảm bớt chỉ tiêu này để đạt hiệu quả sử dụng tài sản như mốn muốn, thu hút các cổ đông đầu tư. * Nhận xét chung: Qua bốn chỉ tiêu trên, ta nhận thấy được tình trạng sử dụng tài sản của công ty đang dần yếu kém. Các chỉ số đều cho thấy năm 2010 và 2011, công ty sử dụng tài sản tốt và đạt hiệu quả cao; nhưng năm 2012, công ty bộc lộ sự yếu kém của mình trong việc sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Năm 2012, nền kinh tế đang suy thoái nên công ty cũng không nằm ngoài sự suy thoái đó. Do đó, công ty cần nỗ lực hơn trong kế hoạch và sử dụng tài sản để đạt được hiệu quả mong muốn. 4.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn * Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ suất sinh lời của TSNH 37,14% 38,83% 3,55% Số vòng quay của TSNH 1,486 1,498 1,476 Suất hao phí của TSNH so với doanh thu 0,673 0,667 0,678 Suất hao phí của TSNH so với LNST 2,693 2,576 28,203 + Tỷ suất sinh lời của TSNH Năm 2010 và 2011, chỉ tiêu này đạt lần lượt 37,14% và 38,83%; cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH tốt. Chỉ tiêu cho thấy công ty thực hiện tốt các khoản phải thu, tình hình tiêu thụ tốt nên không tồn đọng hàng tồn kho nhiều. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 3,55%; cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc sử dụng TSNH. Công ty đầu tư 100 đồng TSNH nhưng chỉ thu về 3,55 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng TSNH thấp có thể làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của công ty. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 30 + Số vòng quay của TSNH trong 3 năm 2010 – 2012 không có biến động lớn. Chỉ tiêu cho thấy công ty vẫn duy trì được sự vận động của tài sản ngắn hạn. Cả 3 năm 2010 – 2012, chỉ tiêu này không cao nhưng luôn duy trì ở mức 1,4; cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH để tạo ra doanh thu của công ty khác ổn định. + Suất hao phí của TSNH so với doanh thu khá cao và luôn được duy trì ở mức 0,6 trong 3 năm 2010 – 2012 cho thấy mức đầu tư TSNH để tạo ra doanh thu của công ty khá cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của công ty không tốt. + Suất hao phí của TSNH so với LNST trong 2 năm 2010 và 2011 được duy trì ở mức 2,6; cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH để tạo ra lợi nhuân của công ty rất tốt. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng mạnh, đạt 28,203; cho thấy công ty đang sủ dụng TSNH một cách lãng phí, không tạo ra được lợi nhuận mong muốn cho công ty. Công ty cần giảm chỉ tiêu này xuống càng thấp càng tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH. → Nhìn chung, công ty sử dụng TSNH kém hiệu quả, gây ra tổn thất về lợi nhuận. Công ty cần phải điều chỉnh lại kế hoạch sử dụng TSNH để nâng cao hiệu quả, góp phần tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. * Phân tích tốc độ luân chuyển của TSNH Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số vòng luân chuyển của TSNH 1,549 1,596 1,490 Thời gian 1 vòng quay của TSNH 235,678 228,725 245,027 Hệ số đảm nhiệm của TSNH 0,646 0,627 0,671 + Số vòng luân chuyển của TSNH của công ty ở mức không cao, luôn duy trì ở mức 1,5 trong 3 năm 2010 – 2012. Điều này cho thấy TSNH của doanh nghiệp chỉ quay được hơn một vòng trong 1 năm. Đó là do sử dụng TSNH không hiệu quả, TSNH vận động không tốt. Số tiền mà công ty tiết kiệm được hay lẵng phí ở năm 2011 và 2012 cũng không nhiều so với năm 2010 nhưng công ty cần phải nâng cao chỉ tiêu này để đạt hiệu quả sử dụng TSNH tốt hơn. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 31 + Thời gian 1 vòng quay của TSNH rất lớn. Năm 2010, thời gian 1 vòng quay của TSNH là 235 ngày, năm 2011 là 228 ngày và năm 2012 là 245 ngày. Công ty cần thúc đẩy sử dụng TSNH để TSNH vận động nhanh hơn, góp phần tạo ra doanh thu và lợi nhuận. + Hệ số đảm nhiệm của TSNH ở mức thấp, ở mức 0,6 trong suốt 3 năm 2010 – 2012. Chỉ tiêu cho thấp hiệu quả sử dụng TSNH của công ty là thấp, cần phải nỗ lực, cải thiện tình hình sử dụng TSNH để đạt hiệu quả tốt hơn. → Tốc độ luân chuyển của TSNH cũng là một kết quả của việc sử dụng TSNH. Các chỉ tiêu trên cho thấy một cách rõ ràng rằng công ty đang sử dụng TSNH không hiệu quả. * Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, Hàng tồn kho của Công ty CP Mía đường Lam Sơn chiếm tỷ trọng không lớn trong TSNH. Hình 4.2.2.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 32 Năm 2010 HTK chỉ chiếm 10,11% trong TSNH của doanh nghiệp, năm 2011, HTK tăng lên 13,07% TSNH. Năm 2012, HTK tăng mạnh, và đạt tỷ trọng 28,45% TSNH của công ty . Điều này cho thấy công ty đã dần tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Ta có thể thấy sự biến động đó qua chỉ tiêu HTK trên Bảng CĐKT và TK BCTC sau: Như vậy, sự biến động tăng HTK trong năm 2012 là dấu hiệu tốt cho thấy xu hướng hoạt động kinh doanh của công ty. Đó là tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hẹp các hoạt động đầu tư tài chính. Bảng 4.2.2.1. Bảng phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số vòng luân chuyển của HTK 7,942 14,436 11,891 Thời gian 1 vòng quay của HTK 45,957 25,284 30,695 Hệ số đảm nhiệm của HTK 0,0768 0,0771 0,138 Bảng trên cho ta thấy Số vòng luân chuyển HTK nhìn chung tăng lên, Thời gian 1 vòng quay HTK giảm xuống. Năm 2010, HTK quay được 8 vòng quay với chu kì 46 ngày mỗi vòng quay; năm 2011, HTK quay được 14 vòng với chu kì 25 ngày mỗi vòn; năm 2012, HTK quay được 12 vòng với chu kì 30 ngày mỗi vòng. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 33 Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy từ 2010 – 2012, HTK có sự vận động nhanh hơn. HTK vận động nhanh là tiền đề cho việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. 4.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Bảng 4.2.3.1. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ suất sinh lời của TSDH 77,06% 59,67% 2,75% Sức sản xuất của TSDH 4,093 2,757 3,311 Suất hao phí của TSDH so với doanh thu thuần 0,324 0,434 0,875 Suất hao phí của TSDH so với LNST 1,298 1,676 36,399 + Tỷ suất sinh lời của TSDH năm 2010 đạt 77,06%; năm 2011 giảm nhẹ còn 59,67%. Hai năm 2010 và 2011, công ty đạt hiệu quả sử dụng TSDH tốt. Tuy vậy, năm 2012, chỉ tiêu này tụt giảm mạnh, chỉ đạt 2,75%; cho thấy hiệu quả sử dụng TSDH của công ty rất thấp. Điều này sẽ góp phần làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty và không thu hút được các nhà đầu tư + Sức sản xuất của TSDH được duy trì ở mức khá tốt. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 4,093; năm 2011 giảm xuống còn 2,757; năm 2012 chỉ tiêu đạt 3,311. Điều này cho thấy TSDH của công ty hoạt động tốt và ổn đinh. Đây là một nhân tố để tăng hiệu quả sử dụng TSDH của công ty. + Suất hao phí của TSDH so với doanh thu thuần nhìn chung có biến động tăng cao trong 3 năm 2010 – 2012. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 0,324; năm 2011 tăng nhẹ, đạt 0,434; năm 2012 tiếp tục tăng nhanh và đạt 0,875. Đây là chỉ tiêu mà công ty căn cứ để xác định nhu cầu vốn dài hạn khi muốn mức doanh thu mong muốn. + Suất hao phí của TSDH so với LNST là chỉ tiêu mà cá doanh nghiệp đều mong muốn ở mức càng thấp càng tốt. Chỉ tiêu này của công ty ở 2 năm 2010 và 2011 là thấp( năm 2010 là 1,298 và năm 2011 là 1,676). Tuy nhiên, năm 2012, chỉ tiêu này LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 34 tăng mạnh và ở mức 36,399. Điều này cho thấy công ty muốn 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì phải bỏ ra 36,399 đồng TSDH. 4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn 4.3.1. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu Bảng 4.3.1. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lợi nhuận sau thuế 296.783.481.409 409.005.366.262 34.504.721.836 Vốn chủ sở hữu bình quân 914.133.809.039 1.271.848.888.080 1.315.261.095.753 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 32,47% 32,16% 2,62% Năm 2010 và 2011, chỉ tiêu ROE lần lượt đạt 32,47% và 32,16%; cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty khá tốt. Năm 2012, chỉ tiêu ROE giảm mạnh, chỉ đạt 2,62% cho thấy sức sinh lời của VCSH thấp, có thể làm công ty gặp khó khăn trong việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Năm 2012, VCSH bình quân tăng so với năm 2010 và 2011 nhưng LNST lại giảm mạnh ; cho thấy công ty gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. 4.3.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay Bảng 4.3.2. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay 392.762.651.565 1.110.269.989.495 114.040.828.386 Chi phí lãi vay 3.103.185.399 14.335.657.184 73.691.763.698 Hiệu quả sử dụng lãi vay 126,568 77,448 1,548 Chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay phản ánh độ an toán, khả năng thanh toán lãi tiền vay của công ty. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng sinh lời của vốn vay càng tốt. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 35 Năm 2010, chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay đạt 126,568. Như vậy, công ty đã sử dụng nguồn vốn vay rất tốt. Điều này sẽ hấp dẫn các tổ chức tín dụng vào hoạt động kinh doanh của công ty . Năm 2011, chỉ tiệu này giảm nhiều sơ với năm 2010, đạt mức 77,448. Tuy vậy, chỉ tiêu này vẫn cho thấy độ an toàn, khả năng thanh toán lãi tiền vay của công ty vẫn khá ổn định. Mức độ của chỉ số vẫn đủ để thu hút các nhà tín dụng vào hoạt động kinh doanh của công ty Năm 2012, chỉ tiệu này tụt giảm mạnh so với 2 năm trước và chỉ đạt mức 1,548. Cho thấy công ty không còn giữ được hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay. Điều này có thể gây lo ngại cho các ngà tín dụng về khả năng thanh toán các khoản lãi tiền vay của công ty. 4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 4.4.1. Giá vốn hàng bán Bảng 4.4.1. Bảng phân tích khả năng sinh lời của giá vốn hàng bán Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lợi nhuận gộp về bán hàng 463.696.896.595 545.752.708.498 114.374.168.230 Giá vốn hàng bán 724.058.128.922 1.032.469.123.616 1.321.672.327.097 Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán 64,04% 52,86% 8,65% Năm 2010, Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán đạt 64,04%. Năm 2011, chỉ tiêu này đạt 52,86%. Từ đó, ta có thể thấy công ty đã thực hiện tốt các kế hoạch về giá vốn hàng bán. Trong đó bào gồm các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung. Năm 2012, chỉ tiêu này chỉ đạt 8,65%. Nhân tố Giá vốn hàng bán là 1321 tỷ đồng, chỉ tăng 28% so với năm 2011; nhân tố Lợi nhuận gộp về bán hàng chỉ đạt 114 tỷ đồng, giảm gần 80% so với năm 2011. Những sự biến động không tốt này làm chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán giảm mạnh. Điều này có thể do công ty đang lãng phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, làm lợi nhuận của công ty giảm. LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 36 4.4.2. Chi phí bán hàng Bảng 4.4.1. Bảng phân tích khả năng sinh lời của chi phí bán hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 389.525.344.495 445.653.224.739 40.345.315.206 Chi phí bán hàng 16.521.210.050 17.265.962.863 9.907.904.305 Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng 2357,73% 2581,11% 407,20% Nhìn chung, Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng có xu hướng giảm mạnh. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 2357,73%; năm 2011 đạt 2581,11%; năm 2012 giảm mạnh, chỉ đạt 407,2%. Điều này cho thấy công ty đang ngày càng lãng phí chi phí bán hàng, không tạo ra thêm được lợi nhuận. Hiệu quả sư dụng chi phí bán hàng thấp. Công ty cần phải điều chính lại kế hoạch chi tiêu cho bộ phận bán hàng để nâng cao chỉ tiêu này. 4.4.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp Bảng 4.4.1. Bảng phân tích khả năng sinh lời của giá vốn hàng bán Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 389.525.344.495 445.653.224.739 40.345.315.206 Chi phí QLDN 76.236.879.607 93.367.447.731 -14.317.735.875 Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp 510,94% 477,31% -281,79% Tỷ suất sinh lời của chi phí QLDN liên tục giảm trong 3 năm liên tiếp, tử 2010 – 2012. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 510,94%, có nghĩa công ty bỏ ra 100 đồng chi phí QLDN thì thu lại được 510,94 đồng lợi nhuận. Năm 2011, chỉ tiêu này giảm nhẹ xuống còn 477,31%. Năm 2012, chỉ tiệt này giảm sâu xuống mức – 281,79%, có nghĩa công ty bỏ ra 100 đồng thì bị lỗ 281,79 đồng. Cho thấy công ty đang lãng phí nhiều chi vào bộ phận quản lý doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Công ty cần phải xem xét lại hệ thống LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 37 quản lý doanh nghiệp và các chi phí quản lý doanh nghiệp đi kèm để nâng cao chỉ số này lên. V. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HĐKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN * Nhận định chung về ngành đường Việt Nam - Năm 2010 là năm phát triển với ngành mía đường. Các doanh nghiệp ngành mía đường đều đạt kết quả kinh doanh ấn tượng. Giá đường trong nướ bình quân tăng 40 – 50% so với 2009. - Bắt đầu từ giữa năm 2011, ngành mía đường bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Lượng tiêu thụ đường giảm, giá đường giảm mạnh. Đồng thời, ngành mía đường nội địa phải đối mặt với các sản phẩm đường nhập từ nước ngoài. Ngoài ra, đường nhập lậu từ nước ngoài cũng là một thách thức cho ngành đường. - Năm 2012 là năm khá ảm đạm cho toàn ngành đường. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Mía đường không đạt được như mong muốn. * Về Công ty CP Mía đường Lam Sơn - Sự phát triển của công ty CP Mía đường Lam Sơn không nằm ngoài những khó khăn chung của toàn ngành đường. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Lasuco vẫn được đánh giá cao. Lasuco vinh dự được tôn vinh trong Top 200 doanh nghiệp xuất sắc Châu Á Thái Bình Dương, Top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam. - Về dài hạn, Lasuco vẫn là doanh nghiệp đầu ngành, có lợi thế về nguyện liệu. - Năm 2012 là năm không mấy thành công đối với Lasuco. Do kế hoạch đưa Nhà máy 2 vào hoạt động kinh doanh chậm nên giá thành sản xuất sản phẩm tăng, đem lại doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại thấp. Năm 2013, Nhà máy 2 đi vào hoạt động ổn đinh nên ta hoàn toàn có thể tin vào sự phát triển bền vững của Lasuco LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 38 Contents MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN ............... 1 1.1. Quá trình thành lập và phát triển ............................................................................. 1 1.2. Lĩnh vực hoạt động ................................................................................................. 1 1.3. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................... 2 1.4. Thị phần của công ty ............................................................................................... 3 II. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH............................................................................. 4 2.1. Phân tích cơ cấu tài sản ............................................................................................. 4 2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn .................................................................................. 10 2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ................................................. 14 III. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN.................................................................... 16 3.1. Phân tích tình hình các khoản phải thu ................................................................. 16 3.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả ..................................................................... 18 3.3. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ........................................................ 22 3.4. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn ................................................................. 23 IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI ........................... 24 4.1. Đánh giá khải quát hiệu quả kinh doanh ............................................................... 24 4.1.1. Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) ....................................................................... 24 4.1.2. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) .................................................... 25 4.1.3. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) ............................................................. 25 4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ....................................................................... 26 4.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung ...................................................... 26 4.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ................................................. 29 4.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn .................................................... 33 4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn ................................................................. 34 4.3.1. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu....................................................... 34 4.3.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ................................................................... 34 4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ....................................................................... 35 4.4.1. Giá vốn hàng bán ........................................................................................... 35 4.4.2. Chi phí bán hàng ............................................................................................ 36 4.4.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp ......................................................................... 36 V. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HĐKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN ....................................................................................................................... 37 LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 39 LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 40 LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 41 LASUCO Phân tích hoạt động kinh doanh Lê Thị Thu Thùy _ Đ5-KT1 Trang 42

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_hoat_dong_sxkd_mia_duong_lam_son_9175.pdf
Luận văn liên quan