Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dược phẩm Nghệ An

MUC LỤC Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Phần 2. TỔNG QUAN. 2.1. Vài nét về trị trường thuốc thế giới và Việt Nam. 2.1.1. Thị trường thuốc thế giới. 2.1.2. Thị trường thuốc Việt Nam. 2.2. Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Dược nhà nước. 2.2.1. Doanh nghiệp Nhà nước. 2.2.1.1. Khái niệm. 2.2.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước. 2.2.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước. 2.2.1.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của DNNN. 2.2.2. Những hạn chế của DN nhà nước ở Việt Nam. 2.2.3. Sự cần thiết phải CPHDNNN ở Việt Nam. 2.2.3.1. CPH các DNNN ở Việt Nam là một tất yếu. 2.2.3.2. Tính ưu việt của CTCP. 2.2.3.3. Một số điểm hạn chế của công ty cổ phần. 2.2.4. Doanh nghiệp Dược nhà nước. 2.2.4.1. Thành tựu cơ bản. 2.2.4.2. Những tồn tại và thách thức. 2.3. Công ty cổ phần và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. 2.3.1. Khái quát về công ty cổ phần. 2.3.1.1. Công ty cổ phần - một số khái niệm. 2.3.1.2. Một số hình thức cổ phần hoá các DNNN. 2.3.1.3. Đặc điểm của công ty cổ phần. 2.4. Vài nét về quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An. 2.4.1. Quá trình hình thành. 2.4.2. Chức năng nhiệm vụ. 2.5. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.5.1. Khái niệm. 2.5.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh. 2.5.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh. 2.5.4. Nội dung của phân tích hoạt động kinh. 2.5.5. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. 2.5.5.1. Phương pháp cân đối. 2.5.5.2. Phương pháp so sánh. 2.5.5.3. Phương pháp tỷ trọng. 2.5.5.4. Phương pháp liên hệ. 2.5.5.5. Phương pháp tìm xu hướng phát triển. 2.5.5.6. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Phần 3. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. 3.4. Nội dung nghiên cứu. Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ BÀN LUẬN. 4.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu nhân lực. 4.1.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý. 4.1.2. Chỉ tiêu về cơ cấu nhân lực. 4.2. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về vốn. 4.2.1. Chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn của doanh nghiêp. 4.2.2. Chỉ tiêu phân tích về tình hình phân bổ vốn. 4.2.3. Chỉ tiêu phân tích về hiệu quả sử dụng vốn. 4.2.4. Các hệ số về khả năng thanh toán. 4.3. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về doanh số. 4.3.1. Chỉ tiêu về doanh thu. 4.3.2. Chỉ tiêu về doanh số mua. 4.3.3. Chỉ tiêu về doanh số bán. 4.4. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về tình hình sử dụng phí. 4.5. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về lợi nhuận. 4.6. Chỉ tiêu đánh giá về nộp ngân sách nhà nước. 4.7. Chỉ tiêu phân tích thu nhập bình quân CBCNV. 4.8. Chỉ tiêu phân tích năng suất bình quân CBCNV. 4.9. Mạng lưới phục vụ. 4.10. Chất lượng thuốc. 4.11. Tình hình sản xuất. Phần 5. BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 5.1. Bàn luận. 5.2. Kiến nghị. 5.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và Bộ y tế. 5.2.2. Kiến nghị với tỉnh Nghệ An. 5.2.3. Kiến nghị đối với CTCP Dược phẩm Nghệ An. Phần 6. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 6.1. Định hướng phát triển của công ty. 6.2. Chiến lược phát triển. 6.3. Chiến lược phát triển cụ thể của công ty. Phần 7. KẾT LUẬN. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

doc73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dược phẩm Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một điển bán thuốc. S R = ( Công thức 20 ) p.M 3.4.10. Chất lượng thuốc. Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu hàng đầu trong kinh doanh, phục vụ và sản suất thuốc vì có chỉ tiêu này tồn tại thì mới có doanh nghiệp phát triển. 3.4.11. Tình hình sản xuất. Phân tích các yếu tố liên quan đến sản xuất giúp cho công ty xác định được chiến lược sản xuất kinh doanh. + Đầu tư thiết bị, con người. + Mặt hàng sản xuất. + Doanh thu sản xuất. + Chiến lược sản xuất. PHẤN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ BÀN LUẬN. 4.1. CHỈ TIÊU VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CƠ CẤU NHÂN LỰC. 4.1.1. CHỈ TIÊU VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ. Sơ đồ tổ chức 2 XƯỞNG CHI NHÁNH HÀ NỘI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ KHO VẬN QUẦY LD GTSP P.TC KH P.TC HC P.KT NC PHÒNG KN P.KH KD TTTM D - MP 18 HT HUYỆN BAN KIỂM SOÁT P.G. ĐỐC SẢN XUẤT P.G. ĐỐC KINH DOANH GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Mô hình sản xuất và quản lý của Công ty: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng. Kiểu cơ cấu tổ chức này vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận vừa quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Mô hình này có ưu điểm: Giao một số chức năng quyền hạn cho từng bộ phận tăng cường trách nhiệm cá nhân, mệnh lệnh thi hành phải chịu nhiều chỉ thị khác nhau, tạo sự năng động trong toàn công ty. Bên cạnh đó là chức năng của các bộ phận tham ưu phốI hợp để tư vấn cho lãnh đạo tránh tình trạng mệnh lệnh cục bộ. Đứng đầu là Đại Hội Đồng Cổ Đông có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu ra Hội Đồng Quản Trị gồm 7 thành viên thay mặt các cổ đông thực hiện chức năng của chủ sở hữu với công ty, đông thời bầu ra ban kiểm soát để thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động SXKD của công ty. Hội Đồng Quản Trị trong đó đứng đầu là Chủ tịch hộ đồng quản trị bầu ra ban giám đốc gồm 3 thành viên điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty. Ban Giám Đốc điều hành chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp thông qua các phòng chức năng, có mối quan hệ với nhau về chuyên môn nghiệp vụ.. Bộ máy của công ty CPDPNA được tổ chức tập trung với chức năng của từng bộ phận sau: HộI đồng quản trị. Ban kiểm soát. Ban Giám đốc điều hành: + 01 Giám đốc điều hành. +01 Phó giám đốc kinh doanh. +01 Phó giám đốc sản xuất. Ban Giám đốc điều hành mọi hoạt động hang ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm quản lý chung toàn công ty. Phòng kế hoạch kinh doanh: Chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch quản lý kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm của các hạng mà công ty làm đại lý phân phối. Phòng tài chính kế toán: Thực hiện lập kế hoạch tài chính, thu chi tháng, năm, quỹ phạm vi toàn doanh nghiệp. Quản lý tốt các nguồn vốn, tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý tiền, hang để đảm bảo đúng chế độ quy định chủa nhà nước. Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy, nhân lực, bổ sung nhiệm đề cán bộ, tuyển dụng lao động, khen thưởng kỷ luật, thực hiện chính sách về lao động, tiền lương, bảo hiểm. Phòng kỹ thuật nghiên cứu: Tham mưu cho công tác quản lý kỹ thuật, giám sát quy phạm, quy chế, nghiên cứu cảI tiến kỹ thuật, xử lý các vấn đề của sản xuất, nghiên cứu sản xuất thứ mặt hang mới theo yêu cầu của phàng kế hoạch kinh doanh. Phòng kiểm nghiệm: Giám sát chỉ tiêu chất lượng hang hoá lưu thong và sản xuất thuộc phạm vi nội bộ doanh nghiêp. Phối hợp cùng cơ quan quản lý chất lượng để xử lý những vấn đề có liên quan đến chất lượng thuốc. Trung tâm thương mai Dược - Mỹ phẩm: Là đơn vị phân phối trực tiếp cho mọi đối tượng theo giá bán buôn cạnh tranh trên địa bàn thành phố Vinh, hoạt động theo phương thức thanh toán báo sổ phụ thuộc. Trung tâm quản lý các quầy bán thuốc, Mỹ phẩm thông qua liên doanh liên kết với các hãng, công ty, xí nghiệp trong nước, đây là mô hình phân phối mới của công ty. Các hiệu thuốc Huyện – Thành: Chịu trách nhiệm cung ứng thuốc phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn, thực hiện các chỉ tiêu kế hoach hang tháng, quỹ, năm của công ty giao đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn vốn.Chấp hành tốt các quy chế chuyên môn, quy định về quản lý tài chính và các chính sách, quy định của nhà nước. Các phân xưởng sản xuất: Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch giao của giám đốc doanh nghiệp.Thực hiên tốt quy trình quy phạm trong sản xuất, không ngừng cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý để giảm tiêu hao vật tư, thực hành tiết kiệm góp phần hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 4.1.2. CHỈ TIÊU VỀ CƠ CẤU NHÂN LỰC. Phát triển nhân lực qua các năm. Khảo sát số lượng CBCNV qua các năm từ 1999 đến 2003 ta có số liệu theo bảng sau: Bảng 5:Số lượng CBCNV từ năm 1999 đến 2003. Đơn vị tính: Người. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1. Tổng số CBCNV. 612 624 632 717 731 2. So sánh liên hoàn (%). 100 102 103,3 117,2 119,4 3. So sánh định gốc (%). 100 102 101,3 113,4 102 Hình 1: Số CBCNV qua các năm từ 1999 đến 2003. Nhận xét: Tổng số CBCNV tăng dần từ 1999 đến 2003 và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2002 ( tăng 113,4% so vớI năm 1999 ). Sự tăng số CBCNV như vậy là rất hợp lý do năm 2002 công ty phảI đầu tư nhiều trang thiết bị và năm 2002 công ty chuyển thành CTCP mở ra một hướng đi có tính khả quan hơn nên thu hút được nhiều cán bộ về vớI công ty. - Số lượng CBCNV có trình độ ĐH và trên ĐH. Bảng 5: Số lượng CBĐH và trên ĐH của công ty từ 1999- 2003. Đơn vị tính: Người. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1.Tổng số CBCNV. 612 624 632 717 731 2.CBĐH và trên ĐH. 66 69 74 91 94 3.Tỷ lệ. 10,8 11,1 11,7 12,7 12,9 Hình 2: Số CBĐH và trên ĐH của công ty qua 5 năm. Nhận xét: Số SBĐH và trên ĐH tăng dần qua các năm, tăng mạnh vào năm 2002.Cho thấy công ty đã có nhiều ưu đãi để thu hút nhân lực, chú trọng đến việc phát triển tiền năng chất sám, thu hút các cán bộ có trình độ cao để tăng cường sức mạnh khoa học kỹ thuật. Chất lượng lao động có trình độ dược: Bảng 6: Chất lượng lao động có trình độ dược của công ty. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 SL % SL % SL % SL % SL % 1. Sau ĐH. 0 0 0 0 0 0 2 0,3 5 0,7 2. Đại học. 47 8,7 50 9,2 52 9,5 64 10,2 67 10,5 3.Trung cấp. 144 27,3 138 25,5 140 25,9 152 24,2 151 23,7 4. Dược tá. 177 33,5 185 34,2 186 33,8 227 36,2 229 35,9 5.CN Dược. 112 21,2 121 22,4 127 23,1 132 21,1 134 21,0 6.KTV Dược. 50 9,4 47 8,7 45 8,2 50 7,9 52 8,2 7. Tổng số. 530 100 541 100 550 100 627 100 638 100 Hình 3: Chất lượng dược của công ty trong 5 năm. Nhận xét: -Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học: Số cán bộ ĐH và trên ĐH tăng dần qua các năm và tăng mạnh vao năm 2002 cho thấy công ty đã có nhiều ưu đãi để thu hút nhân lực chú trọng đến việc phát triển tiềm năng chất xám, thu hút cán bộ có trình độ cao để tăng cương sức mạnh khoa học kỹ thuật. - Chất lượng lao động có trìng độ đưa số lương cán bộ có trình độ ĐH và trên ĐH tăng lên trong các năm qua cả về giá trị tương đối và giá trị tuyệt đối Dược sĩ trung cấp chiếm tỉ trọng từ 23,7% – 27,3%; Dược tá 35,5% - 36,2%; Công nhân Dược 21% - 23,1%. Tổng số cán bộ Dược tăng lên trong các năm. 4.2. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ VỐN. 4.2.1. CHỈ TIÊU VỀ KẾT CẤU NGUỒN VỐN. Bảng 7: Kết cấu nguồn vốn của công ty từ năm 1999 – 2003. Đơn vị : Triệu VNĐ STT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Tổng nguồn vốn. 15644 100 18993 100 23015 100 28687 100 33621 100 2 Nợ phải trả 10215 65,3 12991 68,4 16478 71,6 21372 74,5 25619 76,2 Trong đó: Nợ ngắn hạn. 10005 64 11876 62,5 15624 67,9 20138 70,2 20592 61,2 3 Vốn chủ sở hữu 5429 34,7 6002 31,6 6537 28,4 7315 25,5 8002 23,8 4 Hệ số nợ. 0,53 0,46 0,39 0,34 0,31 5 Tỷ số nợ/ VCSH. 1,9 2,1 2,5 2,9 3,2 Hình 4:Tổng nguồn vốn của công ty từ năm 1999 - 2003. Hình 5: Kết cấu nguồn vốn của công ty trong 5 năm 1999 - 20003. Nhận xét. - Tổng tài sản tăng lên qua các năm, trong đó nguồn vốn CSH, giá trị tuyệt đối tăng từ 5429 triệu đồng ( 1999 ) đến 8002 triệu đồng (2003), giá trị tương đối giảm từ 34,7% - 23,8%, chứng tỏ công ty chưa thu hút dược sự đầu tư vốn của cá nhân hay tập thể. Công ty cần có biện pháp để tăng vốn CSH. - Nợ phả trả tăng cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. - Tỷ số nợ / Vốn CSH tăng từ 1,9 – 3,2, tốc độ gia tăng này không có gì là bất ổn vì thực tế quy mô hoạt động của công ty đã dần được nâng lên rất nhiều. Như vậy, công ty đã phải gia tăng vay nợ khi mở rộng hoạt động công ty. - Trong cơ cấu nợ, nợ ngắn hạn luôn dược duy trì cao trong tổng số nợ, chiếm tỷ trọng từ 61,2% - 77,6% tổng nguồn vốn. - Tỷ suất tự tài trợ giảm dần tương ứng với vốn CSH, công ty nên tăng cường nguồn vôn để tăng tỷ suất tự tài trợ. 4.2.2. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH VỀ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN. Tình hình phân bố vốn của công ty cổ phần dược phẩm Nghệ An thể hiện qua bảng sau. Bảng 8: Tình hình phâm bổ vốn của công ty từ năm 1999- 20003. S T T Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng tài sản 15644 100 18993 100 23015 100 28687 100 33621 100 TSLĐ 12828 82 15308 80,6 17974 78,1 22003 76,7 24711 73,5 1 Tiền 844,7 5,4 873,7 4,6 1196 5,2 1635 5,7 1849 5,5 2. Nợ phải thu 3879 24,8 5602 29,5 4234 18,4 4991 17,4 6287 18,7 3 Hàng tồn kho 7039 45 7844 41,3 11553 50,2 13913 48,5 14692 43,7 4 TSLĐ khác 106,3 6,8 987,6 5,2 989,6 4,3 1463 5,1 1882 5,6 TSCĐ 2815 18 3685 19,4 5040 21,9 6684 23,3 8909 26,5 So sánh liên hoàn( % ) 100 119,3 140,1 171,5 192,6 So sánh định gốc ( % ) 100 131 179 242,4 316,4 Hình 6:Tỷ lệ TSCĐ/TSLĐ của công ty trong 5 năm 1999 –2003. Nhận xét. - Tổng giá trị tài sản tăng đần từ 1999 – 2003, tăng mạnh vào năm 2002, 2003 do công ty CPH, mua sắm trang thiết bị máy móc. - Vốn bằng tiền của công ty chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn từ 4,6 – 5,7 có giá trị tuyệt đối vẫn tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ tiền mặt của công ty được luân chuyển thường xuyên. - Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao 41,3 – 50,2. Điều này cho thấy dự báo thị trường kèm kế hoạch SXKD chưa sát với thực tế, cần có kế hoạch thúc đẩy đầu ra. - Nợ phải thu chiếm tỷ trọng khá cao, điều này cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, việc thu nợ từ khách hang chưa dược tốt. 4.2.3. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN. J Vốn lưu động. Qua khảo sát và phân tích ta có bảng. Bảng 9:Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong 5 năm 1999 – 2003. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1.Doanh thu thuần. 50664 66364 84465 94273 106107 2.Lợi nhuận. 357 468 564 703 870 3.Số VLĐ bình quân 12828 15308 17974 22003 24711 4.Số vòng quay vốn. 3,9 4,3 4,7 4,3 4,3 5.Số ngày luân chuyển. 92 84 77 84 84 6.Hiệu quả sử dụng TSCĐ (%). 2,8 3,1 3,13 3,2 3,5 Nhận xét: Số vòng quay vốn và số ngày luân chuyển biến thiên ngày càng lới cho công ty. Hiệu suất sử dụng VLĐ tăng từ 2,8 – 3,5 thể hiện công ty đã sử dụng vốn rất tốt. JVốn cố định. Tài sản cố định của công ty bao gồm nhiều loại, mỗi loại có một vai trò khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về quy mô kết cấu và tình trạng kỹ thuật. Qua khảo sát ta có bảng số liệu sau. Bảng 10:Tình hình đầu tư và sử dụng TSCĐ của công ty trong 5 năm từ 1999 – 2003. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 NG % NG % NG % NG % NG % Tổng TSCĐ 5960 100 7461 100 8962 100 9309 100 12376 100 1.Nhà cửa vật liệu kiến trúc 2753 46,2 3006 40,3 3450 38,5 3770 40,5 4616 37,3 2.Máy móc thiết bị. 2300 38,6 3163 42,4 4086 45,6 4383 47,1 6188 50 3.Phương tiện vận tải truyền dẫn 607,9 10,2 858 11,5 1102 12,3 809,9 8,7 1150 9,3 4.Thiết bị dụng cụ quản lý 17,9 0,3 22,4 0,3 107,5 1,2 148,9 1,6 222,8 1,8 5.Tài sản khác 280,1 4,7 410,4 5,5 215,1 2,4 195,5 2,1 198 1,6 6.So sánh định gốc( % ) 100 125,2 50,4 156,2 207,7 (NG® Nguyên giá) Hình 7: Tổng TSCĐ đầu tư trong 5 năm 1999 –2003. Nhận xét - Công ty rất chú trọng đến đầu tư, đổi mới trang thiết bị hiện tại, loại bỏ hoặc thanh lý những TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, mục đích để tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm. - TSCĐ của công ty tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Tỷ trọng máy móc tăng lên do công ty đang đầu tư trang thiết bị để sản xuất, tiến tới xây dựng các dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP - ASEAN. Nhà cửa, vật kiến trúc giảm dần thể hiện công ty rất chú trọng đầu tư chiều sâu, để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Qua khảo sát ta có bảng số liệu. Bảng 11:Hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty từ năm 1999- 2003. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1.Doanh thu. 50664 66364 84465 94273 106107 2.Lợi nhuận. 357 468 564 703 873 3.Nguyên giá TSCĐ. 5960 7461 8962 9309 12376 4.Hiệu suất sử dụng TSCĐ. 8,5 8,9 9,4 10,1 8,6 5.LN / TSCĐ. 0,06 0,062 0,063 0,076 0,071 Nhận xét: Hiệu suất sử dụng TSCĐ tương đối ổn định và tăng dần từ năm 1999 – 2002 ( 8,5 – 10,1 ). Đến năm 2003 có giảm do công ty tăng cường đầu tư TSCĐ nên nguyên giá TSCĐ tăng. Lợi nhuận thu dược từ một đồng TSCĐ có xu hướng tăng từ 0,06 – 0,071, nhưng không đáng kể. 4.2.4. HỆ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN. Bảng 12:Các hệ số về khả năng thanh toán của công ty. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1.Hệ số về khả năng thanh toán tổng quát. 1,5 1,5 1,4 1,3 1,3 2.Hệ số về khả năng thanh toán tam thời. 1,3 1,3 1,2 1,1 1,2 3.Hệ số về khả năng thanh toán nhanh. 0,6 0,63 0,41 0,4 0,48 Nhận xét: - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty biến đổI giảm dần, tuy hơi thấp nhưng lớn hơn 1, mức độ an toàn không cao. - Hệ số khả năng thanh toán tạm thời luôn lớn hơn 1, đạt 1,2 được coi là an toàn khi công ty có TSLĐ và đầu tư ngắn hạn hiện đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty thấp, cần có biện pháp để tăng chỉ số này. 4.3. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ DOANH SỐ. 4.3.1. CHỈ TIÊU VỀ DOANH SỐ MUA. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường và để phù hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó, khâu mua hàng giữ một vai trò quan trọng, trong hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt kế hoạch mua hàng, đảm bảo đủ số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả hàng mua thì sẽ góp phần vào việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đạt hiệu quả cao. Bảng 13: Doanh số mua của công ty từ 1999 –2003. Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chỉ Tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1.Doanh số 46470 58603 77473 84216 91327 2.So sánh định gồc(%). 100 126,1 166,7 181,2 196,5 3.So sánh liên hoàn(%). 100 126,1 132,2 108,7 117,9 Hình 8: Doanh số mua của công ty từ 1999 - 2003 Nhận xét:Ta thấy sự tăng trưởng DSM hàng năm của công ty khá nhanh. Đặc biệt tăng nhanh vào năm 2001 ( 166,7% ). Cơ cấu nguồn mua. - Các công ty, XNTW: Công ty DPTW1, CTDPTW2, CTDLTW1, XNDPTW2, XNDPTW1, XNDPTW5, XNDPTW3, Công ty PTCND Việt Nam… - Các công ty xí nghiệp địa phương: Công ty Saphrco, CTTraphaco, CTDP Nam Hà, CTDP Bình Định, CTDP Hà Nội, XNLHD Hậu Giang… - Các nguồn khác: Gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, các hiệu thuốc Công ty xí nghiệp. Bảng 14: Doanh số mua và cơ cấu mua của công ty từ 1999 –2003. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.Mua công ty, XNTW 16537 35,6 21714 37 23588 30,4 24123 28,6 27356 30 2.Mua công ty XN địa phương 13287 28,6 19787 33,8 29562 38,1 34523 41 38802 42,5 3.Tự sản xuất 3013 6,5 4793 8,2 6157 7,9 6017 7,1 5782 6,3 4.Mua các nguồn khác 10133 21,8 7309 12,5 11166 14,4 11553 13,7 10587 11,6 5.Nhập khẩu VT 3500 7,5 5000 8,5 7000 9,2 8000 9,5 8800 9,6 6.Tổng số mua 46470 100 58603 100 77473 100 84216 100 19327 100 7.So sánh định gốc(%) 100 126,1 166,7 181,2 196,5 Hình 9: Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua của công ty từ 1999 – 2003. Hình 10: Tỷ trọng doanh số mua các nguồn trong 5 năm Nhận xét: - Doanh số các nguồn mua trong 5 năm 1999 – 2003 đều tăng, trong đó nguồn mua từ các công ty xí nghiệp địa phương doanh số mua tăng nhanh nhất. Trước hết là do công ty tổ chức dược một khu vực bán buôn phù hợp. Mặt khác khi cơ chế mở, các công ty xí nghiệp địa phương liên doanh với thị trường tiêu thụ sẽ làm giảm tỷ lệ 1 mặt hang lâu nay thường thấy qua các công ty: TW1, TW2: - Phần nhập khẩu đã có từ năm 2000 và tăng lên do công ty liên kết trực tiếp với hãng Tenamid Cana đã làm xuất nhập khẩu uỷ thác và mở đường cho tương lai. 4.3.2. CHỈ TIÊU VỀ DOANH SỐ BÁN. Tình hình bán hàng của doanh nghiệp thể hiện phương thức phân phối, khả năng chiếm lĩnh thị phần và uy tín mặt hàng của doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua tình hình bán hàng, có thể nhận thấy được các thị trường mục tiêu và các thị trường tiền năng mà doanh nghiệp đang vươn tới. Doanh số bán có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chỉ tiêu, doanh số bán là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá năng lực, thị phần kinh doanh của doanh nghiệp dược trong việc phục vụ và kinh doanh thuốc chữa bệnh. Qua khảo sát doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, tỷ lệ bán lẻ thu được số liệu theo bảng sau. Bảng 15: Doanh số bán ra các năm từ 1999 – 2003 Đơn vị: Triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1.Doanh số bán 50664 66364 84465 94273 106107 2.So sánh định gốc(%) 100 131 166,7 186,1 209,4 3.So sánh liên hoàn(%) 100 131 127,3 111,6 125,6 Nhận xét: - Sự tăng trưởng doanh số bán tương ứng với sự tăng trưởng của doanh số mua năm sau cao hơn năm trước. - Năm 2000 đạt 131% so với năm 1999, năm 2001 đạt 166,7% , năm 2002 đạt 186,1%, năm 2003 đạt 209,4%. Hình Doanh số bán qua 5 năm của công ty Cơ cấu doanh số bán: Trong cơ chế thị trường để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty kinh doanh và phục vụ. Công ty CPDP Nghê An mở rộng mạng lưới bán thuốc khắp toàn tỉnh với định hướng tăng cường sản xuất thuốc thiết yếu, đẩy mạnh bán buôn từ văn phòng công ty và địa bàn thành phố mở rộng mạng lưới bán lẻ ở các huyện bằng các hình thức đại lý hợp đồng với các trạm y tế xã, kể cả vùng sâu vùng xa để phục vụ cho nhân dân. Bảng 16: Doanh số bán và cơ cấu nguồn bán của công ty từ 1999 –2003. Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Tổng giá trị Bán lẻ - Hiệu thuốc Bán BHYT B.BV tỉnh - trạm – chuyên khoa Bán Buôn T.Tiền % T.Tiền % T.Tiền % T.Tiền % 1999 50664 22137 43,7 10169 20,0 4247 8,4 12785 27,9 2000 66364 27873 42,0 12258 18,5 4402 6,6 21831 32,9 2001 84465 31486 37,3 13387 15,8 6734 8,0 32858 38,9 2002 94327 36316 38,5 12296 13 6852 7,3 38863 41,2 2003 106107 42261 39,6 13660 12,8 5657 5,3 45142 42,3 Hình So sánh sự phát triển cơ cấu DSB qua 5 năm 1999 – 2003 Hình So sánh tỷ trọng các nguồn bán của công ty qua 5 năm 1999 –2003. Nhận xét: Cơ cấu nguồn bán của Công ty CPDPNA dựa trên 4 nguồn chính bán lẻ Hiệu thuốc, bán BHYT, bán cho BV và trạm chuyên khoa, bán buôn mọi đối tượng. Song nguồn bán BHYT và bán BV – TCK phụ thuộc vào ngân sách và khả năng điều trị của Tỉnh. Nên ở 2 nguồn này doanh số tương đối ổn định và mức tăng trưởng không đáng kể. Về mặt thị trường và khả năng của Công ty qua doanh số 3 năm, ta thấy doanh số bán lẻ và bán buôn tăng cao, đặc biệt ở mảng bán buôn. Qua đó chứng tỏ Công ty có nhiều đổi mới trong chiến lược kinh doanh để phù hợp với cơ chế thị trường, nắm thế chủ động trong công tác cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh. 4.4. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÍ. Hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp luôn gắn liền với thi trường và các ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt được mức tối đa lợi tức trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát chi phí để lập kế hoạch và ra các quyết định kinh doanh cho tương lại. Qua khảo sát số liệu của công ty trong 5 năm (1999- 2003) thu được kết quả sau. Bảng 17: Tổng mức phí và cơ cấu sử dụng phí của công ty từ 1999 – 2003. Đơn vị tính: Triệu VNĐ. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.DS bán 50664 66364 84465 94270 106107 2.Tổng mức phí 6249 100 7484,5 100 9047 100 10337 100 11151 100 3.Tiền lương và các khoản thu nhập 3148 50,4 3994,6 53,4 4952 54,7 5827 56,4 6726 60,3 4.Trả lãi tiền 211,5 3,4 278,5 3,8 225,8 2,5 234,6 2,3 242,7 2,2 5.Phí VC - Bốc vác 375,3 6,0 430,7 5,7 452,7 5,0 473,8 4,6 492,3 4,41 6.Hoa hồng, khuyến mãi 235 3,8 315,8 4,2 405,3 4,5 485,8 4,7 535,2 4,8 7.Thuế nhà đất, môn bài 170 2,7 177,0 2,4 246,0 2,7 292 2,8 301 2,7 8.Khấu hao TSCĐ 240,8 3,9 281,8 3,8 567,8 6,3 681,2 6,6 795,6 7,1 9.BHXH BHYT CPCĐ 546 8,7 594,0 7,9 777,8 8,6 782,5 7,6 802,6 7,2 10.Quản lý hành chính 227,2 3,6 215,4 2,9 221,5 2,5 261,2 2,5 285,1 2,5 11.Chi phí khác 1.095,2 17,5 1.196,7 16,0 1.198,1 13,2 1298,9 12,6 970,5 8,7 12.Tỷ lệ TMP/ DT 0,12 0,11 0,11 0,11 0,11 Hình Tổng mức phí của công ty qua 5 năm 1999 – 2003. Nhận xét. 4.5. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ LỢI NHUẬN. Dựa vào bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty ta có bảng sau. Bảng 18: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 1999- 2003. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng DT 51456 67296 85678 95618 107872 Các khoản giảm trừ 792 932 1213 1345 1765 1.Doanh thu thuần 50664 66364 84465 94273 106107 2.Giá vốn hang bán 49844 64400 83275 92823 104414 3.LN gộp 819 963 1190 1450 1693 4.Chi phí bán hang 235 315,8 405,3 485,8 535,2 5.Chi phí QLKD 227,2 215,4 221,5 261,2 285,1 6.LN từ HĐKD 357 432 564 703 873 7.LN từ HĐTC 0 21 0 0 0 8.LN khác 0 15 0 0 0 9.Tổng LN trước thuế 357 468 564 703 873 10.Thuế thu nhập DN 151 124 140 183 201 11.LN thuần 206 344 424 520 672 Nhận xét:Lợi nhuận tăng dần qua các năm ứng với sự tăng dần của doanh thu. Bảng 19: Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 1999- 2003. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1.Doanh thu. 50664 66364 84465 94273 106107 2.Tổng VKD. 15644 18993 23015 28687 33621 3.VLĐ bình quân. 12828 15308 17974 22003 24711 4.VCĐ bình quân. 2815 3685 5040 6684 6909 5.Tổng LN. 357 468 564 703 870 6.Tỷ suất LN / DT (%). 0,7 0,7 0,67 0,75 0,82 7.Tỷ suất LN / VKD (%). 2,28 2,46 2,45 2,45 2,59 8.Tỷ suất LN / VLĐ (%). 2,8 3,1 3,12 3,2 3,5 9.Tỷ suất LN / VCĐ (%). 12,7 12,7 11,2 10,5 9,8 Nhận xét. - TSLN / VKD tăng từ 107,9 %– 113,6 %, công ty đã quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh - TSLN / VLĐ tăng từ 110,7% - 125%. - TSLN / VCĐ có chiều hướng giảm từ 100% - 77,2% do công ty đang đầu tư trang thiết bị để đạt GMP – ASEAN. 4.6. CHỈ TIÊU VỀ NỘP NGÂN SÁCH. J Tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước Bảng 20: Tình hình nộp ngân sách nhà nước qua 5 năm 1999 –2003 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1.Tổng các khoản nộp 1281 1380 1653,8 1705,5 1777,6 2.Nộp thuế cho nhà nước 735 794 876 923 975 3.Nộp phí bảo hiểm công đoàn 546 594 777,8 782,5 802,6 4.So sánh định gốc ( % ) 100 107,7 129,1 133,1 138,8 Hình Tổng số tiền nộp ngân sách của công ty trong 5 năm 1999 – 2003. Nhận xét: - Công ty luôn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn với nhà nước theo đúng luật định, nộp thuế năm sau luôn hơn năm trước. - Nộp tiền bảo hiểm theo quy định của nhà nước. 4.7. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH THU NHẬP BÌNH QUÂN CBCNV. Trong doanh nghiệp việc quản lý và sử dụng chi phí tiền lương có ý nghĩa rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Đồng thời thu nhập của các cán bộ công nhân viên còn thể hiện sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp, chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp ổn định. Bảng 21: Lương và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên qua 5 năm 1999- 2003. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003 1.Tổng quỹ lương. Tr. đồng 3148 3994,6 4952 5827 6726 2.Số CBCNV Người 612 624 632 717 731 4.Thu nhập bình quân / tháng Nghìn Đồng 514 640 783 812 920 Hình Biểu đồ lương và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong 5 năm 1999 –2003. Nhận xét: - Qua biểu đồ thu nhập bình quân của CBCNV qua 5 năm cho ta thấy mức tăng trưởng tiền lương, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp đã có bước cải thiện đáng kể và xu hướng tăng hàng năm ngày càng cao do hiệu quấngnr xuất kinh doanh tăng. - Nhìn chung so với bình quân mức thu nhập của người lao động trên địa bàn Nghệ An tại thời điểm thì mức thu nhập của DN ở mức trung bình khá. Doanh nghiệp cần phải tổ chức lại sản xuất, bổ sung hoàn chỉnh cơ chế hoạt động để phấn đấu mức thu nhập từ 1.200.000 – 1.500.000 đồng để người lao động yên tâm làm việc cho DN. 4.8. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT BÌNH QUÂN CBCNV. Được thể hiện bằng doanh số bán cho tổng số cán bộ công nhân viên. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003 1.Tổng giá trị sản phẩm. Tr. đồng 3013 4793 6187 8213 7862 2.Số CN sản xuất trực tiếp. Người 177 205 212 236 243 3.NSLĐ bình quân. Tr. đồng 17 23,4 29,2 34,8 32,4 4.So sánh định gốc (%) 100 137,6 172 204,8 191 5.So sánh liên hoàn (%) 100 137,6 124,8 119,2 93,1 Bảng 22: Năng xuất lao động bình quân của CBCNV trong 5 năm 1999- 2003. Hình Năng suất lao động bình quân qua các năm 1999 – 2003. Nhận xét: Năng suất lao động bình quân tăng theo sự tăng trưởng của tổng doanh thu, chứng tỏ công ty sắp xếp bộ máy hoạt động hợp lý, phát huy ngày càng cao khả năng làm việc của CBCNV. 4.9. MẠNG LƯỚI PHỤC VỤ. Là một công ty thuộc tỉnh Nghệ An, công ty cổ phần dược phẩm Nghệ An. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, còn thực hiện trách nhiệm xã hội. Đó là các chỉ tiêu về đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời và chất lượng. Số điểm bán thuốc: Toàn tỉnh công ty có: 520 quầy bán thuốc MDV 210 quầy đạI lý Tổng cộng: 730 điểm bán thuốc được phủ khắp trên 19 huyện thành. (Trong đó toàn tỉnh 867 điểm không kể 460 điểm của trạm xá xã ). Mật độ bán thuốc bình quân của Công ty: 2.937.766 ( ng ười) P = = 4024 người / 1 điểm bán. 730 Diện tích bình quân một khu vực của 1 điểm bán 16. 499,66 Km2 S = = 22,6 Km2 / 1 điểm bán 730 Bán kính phục vụ của 1 điểm bán thuốc Công ty 16.499,66 R = = 4, 75 Km 730 Bảng 23: Mạng lưới phục vụ bán thuốc của công ty cổ phần dược phẩm Nghệ An. TT Huyện Thành thị Diện tích ( Km2 ) Dân số ( Người ) Điểm bán Mật độ P ( Người ) DTBQ1 điểm Pv Km2 Bán kính phục vụ Km2 1 Tp. Vinh 63,99 222.067 131 1.695 0,48 0,39 2 TX Cửa lò 18,12 45.260 11 4.114 1,64 0,72 3 Diễn Châu 304,92 282.320 54 5.228 5,64 1,34 4 Yên Thành 546,88 263.450 59 4.465 9,26 9,71 5 Quỳnh Lưu 607,66 347.840 60 5.797 10,11 1,79 6 Nghi Lộc 379,09 213.115 38 5.608 9,97 1,78 7 Hưng Nguyên 163,99 120.882 32 3.777 5,12 1,27 8 Nam Đàn 297,9 155.989 41 3.804 7,26 1,52 9 Đô Lương 354,33 192.045 40 4.801 8,85 1,67 10 Thanh Chương 1.127,63 228.542 43 5.314 26,22 2,88 11 Anh Sơn 597,47 109.614s 16 6.850 37,34 3,44 12 Nghĩa Đàn 737,67 186.928 61 3.046 12,09 1,96 13 Tân Kỳ 725,57 129.067 22 5.866 32,98 3,24 14 Quỳ Châu 1.573,8 50.832 36 1.412 43,71 3,08 15 Quỳ Hợp 941,73 116.465 23 5.063 40,94 3,6 16 Quế Phong 1.895,43 57.523 15 3.834 126,36 6,3 17 Con Cuông 1.744,51 64.935 26 2.497 67,09 4,62 18 Tương Dương 2.806,36 71.642 12 5.970 233,89 8,63 19 Kỳ Sơn 2.094,84 59.250 10 5.925 209,48 8,16 Nhận xét: - Từ việc khảo sát số quầy bán thuốc trên địa bàn toàn tỉnh và của Công ty CPDP Nghê An. Số quầy và đại lý bán lẻ của công ty nằm trên các huyện, xã chiếm 84,2% ( 730 trong số 867 điểm. Không kể 460 phường xã ). - Số quầy thuốc của các thành phần kinh tế khác, chi nhánh nằm tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh - ngoại trừ 52 nhà thuốcnằm ở thị trấn các huyện. - Do đó mật độ điểm bán thuốc ở các khu vực thành phố, thị trấn quá cao, bên cạnh đó các huyện miền núi mật độ còn thấp, bán kính phục vụ của một điểm bán thuốc còn quá rộng, bất tiện cho ngườI dân, đặc biệt là các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong. Do vậy trong công tác tổ chức công ty Dược cần quan tâm tăng cương ở các huyện để phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 4.10. CHẤT LƯỢNG THUỐC. Với mục tiêu: Chất lượng là sự tồn tại và phát triển. Vì vậy, các dược sỹ và các cán bộ kỹ thuật ở công ty ra sức học tập nắm bắt những kỹ thuật mới, nghiên cứu những quá trình sản xuất mặt hàng mới và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua khảo sát số lượng mẫu đạt kiểm nghiệm và tỷ lệ mẫu không đạt được thể hiện ở bảng sau. Bảng 24: Số lượng mẫu được kiểm nghiệm qua các năm. Nguồn hàng Phân loại chất lượng 1999 2000 2001 2002 2003 SM % SM % SM % SM % SM % Hàng mua các nguồn Số mẫu lấy kiểm nghiệm 425 100 480 100 510 100 512 100 527 100 Đạt 423 99,52 479 99,79 510 100 510 99,61 527 100 Không đạt 2 0,48 1 0,21 0 0 2 0,39 0 0 Hàng tự sản xuất Số mẫu lấy kiểm nghiệm 190 100 322 100 350 100 362 100 370 100 Đạt 188 98,94 321 99,68 349 99,71 360 99,44 369 99,73 Không đạt 2 1,06 1 0,32 1 0,29 2 0,56 1 0,27 Nhận xét:Trong 5 năm qua với hàng nghìn mẫu kiểm nghiệm, công ty CPDP Nghệ An chưa phát hiện có mặt hang giả nào. Trong CT kinh doanh, danh mục thuốc của công ty trong 3 năm tương đối phong phú, đa dạng và nhiều nguồn hàng cung ứng. Tuy việc lấy mẫu chưa nhiều song kết quả khảo sát cho thấy tình hình chất lượng thuốc luôn được cải thiện tốt, tỉ lệ hàng kém phẩm chất giảm dần qua các năm. Trong 5 năm có 5 mẫu không đạt chất lượng là do không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nấm mốc. Trong sản xuất việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng trên 1 lô sản phẩm là 100%. Các CBCNV luôn có ý thức tốt trong sản xuất. 4.11. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT. Để thực hiện tốt chức năng sản xuất, công ty đã đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại, xây dựng nhà xưởng, tăng cường nhân lựu phục vụ cho sản xuất. Bảng 25: Số lượng mặt hàng chính sản xuất qua các năm 1999- 2003. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 SL % SL % SL % SL % SL % 1.Vitamin, thuốc bổ 8 15,4 8 14,3 9 15 10 14,9 10 17,5 2.Kháng sinh 8 15,4 9 16,1 10 16,7 10 14,9 7 12,3 3.Hạ nhiệt, Giảm đau 4 7,7 5 8,9 6 10 6 8,9 4 7,0 4.Thuốc đông Dược 12 23,1 12 21,4 14 23,3 15 22,4 16 28,1 5.Thuốc khác 20 38,5 22 39,3 21 35 26 38,8 20 35,1 6.Tổng số mặt hàng 52 100 56 100 60 100 67 100 57 100 7.So sánh định gốc ( % ) 100 107,7 115,4 128,8 109,6 Bảng26: SL các dạng thuốc SX qua các năm 1999 – 2003. Dạng thuốc ĐV tính 1999 2000 2001 2002 2003 1.Viên nén 1000 viên 270.000 320.000 400.000 450.000 350.000 2.Viên nang 1000 viên 10.000 20.000 25.000 30.000 20.000 3.Thuốc mỡ, kem 1000 Kg 3,5 4 4,5 5 6 4.Thuốc bột 1000Kg 10 15 20 25 30 5.Thuốc tiêm 1000 ống 4000 5000 5500 6000 4000 6.Thuốc nước 1000 Lit 6 7 7,5 8,5 10,5 Nhận xét:Các thuốc có xu hướng giảm dần do dây chuyền sản xuất của công ty chưa đạt tiêu chuẩn GMP – ASEAN, nên theo quy định của bộ y tế các thuốc kháng sinh nhóm B – Lactam, một số thuốc hạ nhiệt giảm đau của công ty không được sản xuất. Công ty đang tích cực đầu tư các trang thiết bị, kỹ thuật và phấn đấu trong năm tớI dây chuyền sản xuất của công ty đạt tiêu chuẩn GMP – ASEAN. PHẦN 5.BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. BÀN LUẬN. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bố trí cơ cấu nhân lực trong Công ty theo lối trực tuyến - chức năng tạo ra sự rang buộc và giám sát lẫn nhau giữa Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội Đồng Quản Trị, Giám đốc điều hành và Ban giám sát vì mục tiêu chung của DN trong đó Đại Hội Đồng Cổ Đông là cơ quan có quyền lực cao nhất. Mỗi bộ phận thành viên có lợi ích gắn liền với lợi ích của DN, vì vậy tạo động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của DN. Đặc biệt sau khi hình thành cổ phần hoá vào năm 2002, công ty dã thu hút dược một lực lượng vốn nhàn rổi trong CBCNV và các cổ đông cho kinh doanh. Công ty đã thực hiện những đổi mới trong chiến lược phát triển như : Mở rộng và nâng cao chất lượng, giá trị hang tự sản xuất. Mang lưới hoạt động của DN ngày càng dược mở rộng, lực lượng hàng hoá đa dạng, giá cả hợp lý nên tạo dược sức cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường. DN có tổ chức mô hình bán buôn, liên doanh liên kết là trung tâm thương Mại Dược - Mỹ Phẩm, đây là một mô hình mới tại thị trường Tỉnh đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ. Hoạt động SXKD của công ty đã có sự phát triển tương đối toàn diện trong năm năm, giá trị tăng trưởng và doanh thu qua năm năm bình quân 11% - 31%, lợI nhuận hàng năm tăng 23% - 66%, thu nhập bình quân của CBCNV tăng 4% - 25%. Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước hàng năm đều có sự tăng trưởng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắtcủa các thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì hiệu quả hoạt động trong 5 năm của DN với các chỉ số tăng trưởng trên đánh giá sự cố gắng nỗ lực rất lớn của DN. Quá trình hoạt động của DN đã có sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh và các nghành liên quan nên đã tập trung thị phần thuốc trên địa bàn của Tỉnh lai do công ty cung ứng. Tuy nhiên còn có một số tồn tại công ty cần khắc phục. - Công ty có hệ thống cung ứng rộng khắp trên địa bàn toàn Tỉnh nhưng chưa đầu tư cho sản xuất địa phương nên tỷ trọng hàng năm doanh thu hàng địa phương so với tổng doanh thu mới chiếm 8,6%. - Hệ thống bán lẻ trên địa bàn là cần thiết nhưng nên tổ chức lại cho phù hợp với cơ chế mới vì số lương CBCNV của công ty hiện tại là quá nhiều so với doanh thu bình quân hang năm ( 106 tỷ / 731 người / năm ). - Chi phí lưu thông hàng năm còn cao ( 11% ), vòng quay vốn lại thấp nên hạn chế đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung và ảnh hưởng đến đời sống thu nhập của CBCNV. 5.2. KIẾN NGHỊ. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và Bộ y tế. + Cần xây dựng chính sách về giá thuốc cụ thể để bình ổn giá trên thị trường, tránh cạnh tranh không lành mạnh dấn đến bán hạ giá, phá giá không có lợi cho sản xuất thuốc trong nước. + Cố chính sách ưu tiên, phát triển các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước như việc ưu đãi miến giảm thuế. + Có chính sách khuyến khích gieo trồng chế biến dược liệu trong nước. + Xây dựng quy trình thủ tục đăng ký sản xuất thuốc hợp lý, giảm thiểu thời gian chờ đợi. + Hạn chế nhập các loại thuốc thông thường mà trong nước có khả năng sản xuất được. + Ngăn chặn tình trạng nhập lậu và buôn bán trái phép thuốc giả, thuốc kém phẩm chất, thuốc quá hạn đăng ký. + Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy chế về thông tin quảng cáo thuốc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Kiến nghị với ngành y tế Nghệ An. +Cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra kiểm tra dược để thực hiện tốt ác quy chế chuyên môn, nhằm nâng cao việc sử dụng an toàn hợp lý thuốc phòng và điều trị. Kiến nghị đối với tỉnh Nghệ An. + Tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh, sở y tế và các sở, ban ngành, các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An cần thường xuyên quan tâm chỉ đạo hơn nữa giúp công ty hoạt động đúng chính sách của đảng và nhà nước. + Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An cần tạo điều kiện, đầu tư vốn, cơ chế quản lý, đầu tư vào nguồn lực con người để công ty ngày càng phát triển hơn nữa. Kiến nghị đối với công ty. + Về nhân lực: Hiện tại số DSDH của công ty còn thiếu nhiều, số DSĐH công tác tạis phòng kỹ thuật nghiên cứu bị hạn chế nhiều do lớn tuổi nên chính sách nghiên cứu phát triển mặt hàng bị hạn chế. Doanh nghiệp cần phải có chính sách khuyến khích để thu hút lực lượng Dược sĩ trẻ về công tác tại công ty, để đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như phát triển lâu dài của công ty. + Về tổ chức hệ thống phân phối: Cần mở rộng và đa dạng hoá hệ thống phân phối đặc biệt phốI hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn để mở hệ thống đại lý cho doanh nghiệp nhất là khu vực trạm y tế xã phường thực hiện chức năng của công ty cấp 2 giữ tỷ trọng bán buôn là chủ yếu, đầu tư nâng cấp hệ thống phân phối về cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình lưu thông trên thị trường. + Nhanh chóng đầu tư, đổi mới công nghệ để phát triển mặt hàng mới có chất lượng, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn trên địa bàn của Tỉnh cũng như mở rộng phạm vi cả nước. PHẦN 6. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 6.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Với mục tiêu bên cạnh đem lại lợi nhuận, công ty còn cung cấp đầy đủ thuốc kịp thời, chất lượng phục vụ phòng chữa bệnh cho nhân dân. Công ty luôn có sự nghiên cứu tìm tòi để cho ra đời các sản phẩm mới có hiệu quả cao. Công ty đang nghiên cứu để sản xuất ra các kháng sinh thế hệ mới, các loại đông dược, viên sủi.... Công ty đang có chiến lược đưa các sản phẩm có hiệu quả điều trị cao vào hệ thống bảo hiểm y tế phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tiến tới, đầu tư trang thiết bị, đào tạo và thu hút các cán bộ dược có trình độ cao để thực hiện việc sản xuất đạt tiêu chuẩn của GMP. Xây dựng phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm tốt (GLP), bảo quản tốt (GSP). Tích cực mở rộng tuyên truyền quảng cáo các mặt hàng mới qua các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các cuộc triển lãm, giới thiệu thuốc... nhằm thu hút sự ủng hộ nhiệt tình của người dân trong việc để chọn sử dụng thuốc. 6.2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. Chiến lược kinh doanh thực chất là một chương trình hành đông tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh gồm hai phần: chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận. + Chiến lược tổng quát thường tập trung vào ba mục tiêu chủ yếu là khả năng sinh lời, thế lực thị trường và an toàn trong kinh doanh. + Trên cơ sở nội dung chiến lược tổng quát, công ty xây dựng các chiến lược bộ phận gồm: a, Chiến lược sản phẩm. A Chiến lược chọn lựa chủng loại mặt hàng. + Nhu cầu thị trường. + Các sản phẩm cạnh tranh. + Mẫu mã và kiểu dáng. A Chiến lược cải tiến sản phảm. + Nghiên cứu sản phẩm mới. + Các sản phẩm thay thế, bổ sung cho sản phẩm hiện tại. + Tập trung vào mặt hàng OTC có nhu cầu cao, cạnh tranh ít. + Lựa chọn các mặt hàng chuyên khoa mà công ty có thể thâm nhập thị trường. A Chính sách về kiểu dáng mẫu mã. + Coppy nhãn mác. + Xây dựng các kiểu dáng, mẫu mã mang tính riêng biệt và độc đáo. + Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu. b, Chiến lược giá cả. A Các phương pháp định giá. + Giá bán là giá thị trường chấp nhận trên cơ sở các mặt hàng cùng loại có trên thị trường, cùng nước và điều kiện sản xuất, tranh thủ tối đa chính sách giá “ hớt váng ” với các sản phẩm mới để thu lợi nhuận cao. + Định giá theo đối thủ cạnh tranh: có phương án giá cạnh tranh với các sản phẩm tương tự và các sản phẩm thay thế của các nhà sản xuất khác A Chính sách ổn định giá. Nhằm tạo uy tín trong kinh doanh, đặc biệt cần thiết với các khách hàng lớn, cần cung cấp hàng qua các gói thầu. A Chính sách chiết khấu. Áp dụng chính sách chiết khấu linh hoạt để kích thích khách hàng. A Thực hiện hạ giá khi cần thiết để giải phóng hàng. c, Chiến lược phân phối. + Mục tiêu phân phối của công ty là thị trường Việt Nam và thị trường một số nước lân cận. + Phương chân phân phối: Phân phối nhanh, tiêu thụ được nhiều sản phẩm, bảo đảm chất lượng, giảm thấp chi phí và an toàn trong kinh doanh. d,Chiến lược quảng cáo và tiếp thị. A Chiến lược thông tin quảng cáo thuốc. A Chiến lược cho khối bệnh viện. A Chiến lược cho khối công ty, nhà thuốc và người tiêu dùng. A Đánh giá về chiến lược kinh doanh của công ty. + Hiệu quả kinh doanh: doanh số, lợi nhuận.... + Uy tín, địa vị của công ty trong thị trường. + Thị phần của công ty trong thị trường. + Đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. 6.3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỤ THỂ CHO CÔNG TY. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường.Sẽ đen lại cho công ty kết quả. Thông qua nghiên cứu thị trường công ty có thể nắm bắt một cách nhanh chóng, kịp thờI nhu cầu thị hiếu của người tiêu dung. Từ đó, dự báo sự biến động của nhu cầu thị trường trong thời gian tớI để điều chỉnh cơ cấu sản phẩm một cách hợp lý hơn. Việc nghiên cứu thị trường cũng giúp cho công ty thấy trước được hội cho các sản phẩm mới và dự báo nhu cầu của chúng để phát triển đa dạng hơn một cách có hiệu quả đồng thời loại bỏ các sản phẩm lạc hậu, lỗi thời, tránh sự dàn trải của cơ cấu sản phẩm. Việc nắm bắt nhanh nhạy chính xác thong tin các nhu cầu mới, thị trường mới …sẽ giúp công ty có phản ứng nhanh nhạy trước các đối thủ cạnh tranh một bước, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Việc nắm bắt chính xác thông tin về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty có dược các đối sách hợp lý,dành được lợi thế trong cuộc chiến cạnh tranh. Chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau: Về mặt cán bộ công ty cần có hình thức đào tạo lại số cán bộ đã từng làm công tác nghiên cứu thị trường ở công ty và tuyển them 3 cử nhân kinh tế được đào tạo cơ bản về chuyên ngành Marketing với mức lương dự kiến 1.500.000 đồng/ tháng. Về mặt chi phí để thực hiện hoạt động Marketing công ty cần đầu tư hơn nữa dự kiến khoảng 200.000.000 đồng mỗI năm, đặc biệt chi phí cho mỗii đợt khảo sát nghiên cứu thị trường khoảng 20 –25 triệu đồng một đợt. Công ty cũng cần đầu tư các thiết bị máy móc phục vụ cho công tác nghiên cứu dự báo thị ttrường như: máy tính, máy photocopy và các loại tạp chí, sách báo có quan hệ mật thiết vớI các trung tam nghiên cứu . Bảng 27: Dự kiến chi phí đầu tư mới trang thiết bị. Tên máy SL Đơn giá Thành tiền Máy vi tính 2 9.00.000 18.000.000 Máy in 1 6.00.000 6.000.000 Máy photo 1 25.000.000 25.000.000 NốI mạng Internet 1 acc + 1 modern 1.500.000 1.500.000 Tổng 50.500.000 2. Tăng cường huy động vốn từ đội ngũ cán bộ CNV trong công ty và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Sẽ đem lại iệu quả Có được cơ cấu và quy mô vốn hợp lý, giảm được chi phí trả lãi suất tiền vay, do đó hạ được giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh. Không để tình trạng đóng băng vốn, tăng nhanh được vòng quay vốn lưu động. Tạo nên sự hấp dẫn với các nhà đầu tư mướn đầu tư vào hoạt động sản suất kinh doanh của công ty , góp phần mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Biện pháp Phải có sụ chỉ đạo phối hợp nhịp nhàng các hoạt động. Phải tạo dược mối quan hệ tái chính lành mạnh và tích cực giứa công ty vớI các doanh nghiệp khác, với các tổ chức tìn dụng. Tăng cường chi phí cho mua sắm, chuyển giao công nghệ phù hợp, chí phí cho vận chuyển cung cấp nguyên phụ liệu nhanh chóng kịp thời. Phải có bộ phận riêng giám sát hiệu quả sử dụng vốn của công ty, tính toán hiệu quả sử dụng vốn trong các điều kiện của các phương án khác nhau, từ đó chọn được phương án tốI ưu nhát. Tổ chứu tốt khâu thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm. Đem lại hiệu quả. Tổ chứu tốt thiết kế bao gói, làm phong nhú các loại bao bì, kéo dài danh mục sản phẩm, đưa sản phẩm len mức độ hoàn thiện Giúp công ty có ưu thế hơn các đốI thủ vì bao bì là một phương tiện quảng cáo hiện đại,mấu mã bao bì đẹp sẽ gây ấn tượng chất lượng sản phẩm tốt, lôi cuốn được sự chú ý của người tiêu dung. Với biểu tượng của công ty được in nổi trên tất cả các loại bao gói làm cho người tiêu dung quen thuộc với tên của công ty. Thực hiện hợp tác với công ty bao bì độc lập sẽ giảm bớt sự lãng phí về dây chuyền công nghệ, nhân lực, nhà xưởng khi tự sản xuất bao đóng gói. Giảm 6 công nhân ở các khâu của dây chuyền sản xuất các loại vỏ hộp catton sẽ giảm được chi phí tiền lương.6000 . 6 = 3.600.000 đồng / tháng. Giảm chi phí lưu kho vật liêu sản xuất là 8.000.000 đồng/ tháng. Biện pháp. Tiến hành thanh lý một số thiết bị cũ, lạc hậu công suất thấp của phân xưởng bao bì, giấy gói của công ty cy tạo thên vốn đầu tư cho phương an. Bảng 28: Dự kiến máy móc thiết bị cũ thanh lý Tên máy SL Đơn giá(VNĐ) Thành tiền Máy ép nhựa 4 15.000.000 60.000.000 Máy dán nilon 2 250.000 5.000.000 Máy đóng chai 3 3.000.000 9.000.000 Máy cắt hộp 3 2.000.000 6.000.000 Tổng cộng 75.500.000 Tuyển thêm 2 ký sư được đào tạo cơ bản về đồ hoạ, mứu lương dự kiến 1.500.000 đồng / tháng. Lấp bộ phận chuyên trách về các loại bao gói gồm: + 1 Dược sỹ nắm được tính chất và thành phần chính mỗi nhóm sản phẩm. + 1 Kỹ sư hoá chất kiểm nghiệm đánh giá mức phù hợp của từng loại bao gói cũng như khai thác chất liệu mới. + 1 Cán bộ ký hợp dồng sản xuất bao gói, theo dõi các điều khoản về giá cả, thời gian giao hàng, các tiêu chuẩn. 4. Lựa chọn các hình thức bán hàng, quảng cáo phù hợp. Công ty cần chú trọng đến các hình thức quảng cáo trên truyền hình, tờ rơi, tạp chí Y, Dược…ký hợp đồng với các công ty quảng cáo, cho ra các sản phẩm chứa các thông điệp xúc tích dễ nhỡ và chứa đựng những thông tin về ưu điểm của từng sản phẩm, cho ra các tờ rơi được thiết kế hấp dẫn, bắt mắt và rõ ràng. Công ty cũng cần phải xây dựng một đội ngũ trình dược viên giỏi, có chuyên môn sâu để có thể tiếp thị đến các bệnh viện, nhà thuốc giớI thiệu các sản phẩm thuốc chuyên khoa. 5.Tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ CBCNV và có chính sách thu hút độI ngũ cán bộ trẻ về công ty. Số lượng công nhân có trình độ Dược tá và không có chuyên môn quá nhiều do thời bao cấp để lại. Số cán bộ VNV có tuổi đời cao,còn mang nặng tư tưởng cũ, trí tuệ trong công tác khó đáp ứng, thích nghi cơ chế thị trường đối với một doanh nghiệp Công ty cần phải quyên quyết trong vấn đề này. Số cán bộ có tuổi đời cao, trình độ chuyên môn không mà chua đến tuổi về hưu thì công ty cuũng có chính sách hỗ trợ để cho họ về và tuyển thên đội ngũ cán bộ trẻ. + Phải có bộ phận riêng tuyển chọn nhân viên đầu vào một cách chặt chẽ không tuyển chọn theo cảm hững mà dựa vào trình độ năng lực thực tế . + Phải đầu tư kinh phí cho việc cử cán bộ đi học, mở lớp đào tạo nâng cao trình độ quản lý. + Số cán bộ dược sỹ trong công ty còn ít công ty cần có chính sách để thu hút lưc lượng cán bộ dược trẻ về công ty. Mức lương dự kiến cho một dược sỹ về công ty là 1.500.000 đồng / tháng. Để cho họ có cuộc sống ổn định. Tiếp tục đầu tư trang thiết bi, kỹ thuật để hoàn thiện dây chuyền sản suất theo tiêu chuẩn GMP – ASEAN. PHẦN 7. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, khảo sát với mục đích phân tích đánh giá về tổ chức hoạt động, về các chỉ tiêu KT đặc trưng, về định hướng phát triển kinh doanh của CTCPDPNA, chúng tôi rút ra một số kết luận sau. 1./ Trong năm năm CTCPDP Nghê An luôn làm ăn có hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, vững chắc và từng bước phát triển đi lên khẳng định mình trên thương trường. 2./ Công ty đã mạnh dạn chuyển thành CTCP vào năm 2002 để thích nghi với cơ chế mới và đã thu được kết quả khả quan. Công ty đã bổ sung nâng cấp trang thiết bị, máy móc và đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh buôn bán chiếm lĩnh thị trường. 3./ Tổ chức bộ máy của CTCPDP Nghệ An gọn nhẹ, tổ chức theo lối trực tuyến - chức năng, mang những đặc tính của CTCP nói chung nên hoạt động linh hoạt. Tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại học và đại học chiếm trên 86,6% - 87,4% trong tổng số CBCNV. 4./ DSM tăng trưởng từ 108,7% đến 132,2%. 5./ DSB tăng trưởng từ125,6% đến 131%. 6./ Tổng giá trị hàng sản xuất của Công ty tăng trưởng từ 95,7% đến 156%, đồng thờI luôn mở rộng chủng loại và số lượng măt hang. 7./ Tỷ trọng tổng mức phí trên doanh số bán dao động từ : 11% đến 12%. 8./ Tỷ suất LN / TSCĐ :tăng từ 0,06% - 0,076%. 9./ Tỷ suất LN / VKD : tăng từ 2,28% - 2,59%. 10./ Tỷ suất LN / VCĐ : tăng từ 9,8% - 12,7%. 11./ Tổng LN tăng đều qua các năm. 12./ Nộp ngân sách nhà nước tăng từ 107,7% - 138,8%. Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ đối với nhà nước. 13./ Năng suất lao động tăng trưởng từ 93% - 137, 6%. 14./ Lương CBCNV tăng trưởng qua các năm: Năm 1999 là 514.000 đồng và đến năm 2003 là 920.000 đồng. 15./ Hoạt động chuyên môn: Các thuốc do Công ty sản xuất luôn đạt các chỉ tiêu về chất lượng, đội ngũ bán hàng có trình độ từ Dược tá trở lên. 16./ Công ty luôn có hướng đầu tư đúng đắn, không ngừng mở rộng và duy trì mạng lưới cung ứng thuốc, thiết lập các khâu phân phối riêng biệt nhằm làm giảm bớt các khâu trung gian và tăng chất lượng cung ứng thuốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1./ Nguyễn Thị Tuyết Nhung: Khảo sát và phân tích một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty CPDP Hà Tây trong 5 năm (1997 – 2001 ). Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ khoá 52. 2./ Võ Thị Quế: Khảo sát và phân tích một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty CPDP Hà Nam giai đoạn 1998 – 2002. Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ khoá 53. 3./ Đỗ Xuân Thắng: Nghiên cứu đánh giá tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp Dược trước và sau cổ phần hoá. Luận văn Thạc sĩ Dược học. 4./ Huỳnh Đào Lân: Khảo sát phân tích một số chỉ tiêu cơ bản trong sản xuất kinh doanh thuốc tại công ty Dược - Vật tư y tế Nghệ An 3 năm ( 1999 – 2001 ). Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1. 5./ Báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2003: - Bộ Y Tế. 6./ Báo cáo tổng kết công tác y tế Tỉnh Nghệ An 1999 – 2003. 7./ Báo cáo hoạt động sản xuất công ty CPDP Nghệ An 1999 2003. 8./ Bài giảng quản lý kinh tế Dược ( 2001 ):- Bộ môn quản lý kinh tế Dược - Trường Đại Học Dược Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dược phẩm Nghệ An.DOC
Luận văn liên quan