Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp lý cụthểtrong việc hướng dẫn
điều hành thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu theo các phương thức thanh toán
quốc tếtại Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong quá
trình thực hiện nghĩa vụcủa mình cũng như hạn chếđược các rủi ro phát sinh.
Nhà nước nên có chếđộưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp đạt giá trịkim
ngạch xuất khẩu cao, giảm bớt các thủtục phiền hà không đáng có. Tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quảlà tạo điều kiện thuận lợi cho
ngân hàng phát triển, đặc biệt là khâu thanh toán quốc tế.
Bộthương mại, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cần chủ
động hướng dẫn các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại quốc tếvì các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc
tếrộng lớn và thường xuyên biến đổi, việc nắm bắt các thông tin vềgiá cả, nhu
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm ThịThu Tiền 59
cầu thịtrường, tỷgiá hối đoái, chính sách xuất nhập khẩu của các nhóm bạn
hàng, thông tin vềđối tác và các thông tin kinh tếkhác có liên quan và dựđoán
biến động này một cach nhanh chóng chính xác đểhạn chếrủi ro là điều cần
thiết.
71 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao , phức tạp và hết
sức đa dạng trong sử dụng những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, tiện ích. Đây
là một thách thức quan trọng đối với ngân hàng trong việc hoàn thiện, phát triển
sản phẩm dịch vụ.
Hệ thống pháp luật trong nước còn chưa đầy đủ, chưa nhất quán và thích
hợp với các chuẩn mực quốc tế.
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 35
79%
21%
95%
5%11%
89%
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
CẦN THƠ TỪ NĂM 2006 – 2008
4.1 Phân tích hình hình chung trong lĩnh vực thanh toán quốc tế
4.1.1 Cơ cấu lợi nhuận trong lĩnh vực thanh toán quốc tế so với tổng
lợi nhuận của Ngân hàng
Bảng 2: Cơ cấu lợi nhuận VCB – Cần Thơ
ĐVT:Tỷ đồng
2006 2007 2008
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Lợi nhuận từ DVTTQT 3,486 11 2,989 5 4,084 21
Lợi nhuận từ các lĩnh vực khác 28,514 89 52,102 95 14,916 79
Tổng lợi nhuận 32 100 55 100 19 100
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 7: Tỷ trọng của lợi nhuận từ DVTTQT so với tổng lợi nhuận
Lợi nhuận trong lĩnh vực thanh toán quốc tế đóng góp không nhiều trong
tổng lợi nhuận của Ngân hàng là do ngân hàng đầu tư vào nhiều lĩnh vực nên lợi
nhuận thu về ở các lĩnh vực được chia nhỏ ra nhưng nhìn chung thì tỳ lệ đóng
góp nếu so với các lĩnh vực còn lại thì nó chiếm ở mức độ trung bình nhưng chi
phí đầu tư thấp hơn các lĩnh vực khác. Qua bảng số liệu ta thấy rằng tỷ trọng của
lĩnh vực thanh toán này tăng trưởng không đều qua các năm. Cụ thể năm 2006 tỷ
lệ là10,89% và giảm chỉ còn 5,43% sang năm 2007 đến năm 2008 thì tăng trưởng
mạnh. Nguyên nhân của sự tăng giảm một phần là do bản thân lợi nhuận thu về
từ lĩnh vực thanh toán có nhiều biến động và phần khác là do sự biến động của
tổng lợi nhuận. Hai yếu tố này đều chịu sự tác động của tình hình biến động kinh
2006 2007 2008
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 36
tế trong nước cũng như nước ngoài và một phần cũng rất quan trọng là yếu tố thu
hút khách hàng của ngân hàng cùng với sự tham gia ngày càng đông của các
ngân hàng khác với những chính sách ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.
4.1.2 Tổng giá trị thanh toán trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Bảng 3: Tổng giá trị thanh toán trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
ĐVT: 1000 USD
Năm 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
Xuất khẩu 463,583 332,301 337,111 -131,282 -28.32 4,810 1.45
Nhập khẩu 233,668 271,168 344,966 37,500 16.05 73,798 27.21
Xuất nhập khẩu 697,251 603,469 682,077 -93,782 -13.45 78,608 13.03
( Nguồn: Phòng Thanh Toán Quốc Tế)
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
2006 2007 2008
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất nhập khẩu
Hình 8: Tổng giá trị trong thanh toán xuất nhập khẩu
Nhìn chung tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại VCB - CT giảm 13,45%
làm cho trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu giảm gần 94 triệu USD trong năm
2007 so với năm 2006 nhưng trong năm 2008 tình hình thanh toán tại VCB – CT
có khả quan hơn so với năm 2007 là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có tăng trở
lại, tuy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với năm
2006 mà nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu giảm là do tổng kim
ngạch xuất khẩu giảm liên tục trong 3 năm từ năm 2006-2008 mặc dù kim ngạch
USD
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 37
nhập khẩu luôn tăng. Cụ thể tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 so với 2006
giảm 75,27 % làm trị giá giảm hơn 131 triệu USD. Trong khi tổng kim ngạch
xuất khẩu giảm thì tổng kim ngạch nhập khẩu lại tăng lên 16,05% với trị giá kim
ngạch nhập khẩu tăng thêm hơn 37 triệu USD. Nguyên nhân của sự giảm sụt này
trong tổng kim ngạch xuất khẩu là do ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia
vào lĩnh vực thanh toán quốc tế và đang cố gắng thu hút khách hàng xuất nhập
khẩu của VCB-Cần Thơ nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Bên cạnh
đó, tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thủy
hải sản đông lạnh. Sự kiện “ Hậu vụ kiện bán phá giá hàng thủy sản” đã bị ảnh
hưởng nhất là mặt hàng tôm đông lạnh cho lượng hàng xuất khẩu sang thị trường
giàu tìm năng là Mỹ bị sụt giảm. Thêm vào đó các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao
như gạo, tấm, nấm rơm, quần áo may sẵn,.. bị ứ động và phân phối chậm ở các
nước như Mỹ, Canada, Nhật và Châu Âu.
Ngoài ra nhu cầu tiêu dùng về hàng tiêu dùng hiện nay tại địa bàn Thành
Phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung đang tăng lên, bên cạnh đó các loại
xăng dầu, sắt thép, phân bón và một phần máy móc thiết bị cũng phải nhập từ
nước ngoài. Do cơ cấu của thị trường các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến
công nghệ sản xuất bằng cách nhập thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại để đủ
sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
4.2 Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu
4.2.1 Tổng số món được thanh toán trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Bảng 3: Các phương thức thanh trong trong xuất nhập khẩu
ĐVT: Món
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chỉ tiêu Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)
Số L/C 2.911 39,74 1.674 31,20 1082 24,64
Số nhờ thu 1.117 15,25 1.363 25,40 1241 28,26
Chuyển tiền 3.298 45,01 2.329 43,40 2069 47,10
( Nguồn: Phòng Thanh Toán Quốc Tế)
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 38
Qua bảng số liệu trong ba năm liên tiếp từ năm 2006 đến năm 2008 cơ cấu
về các phương thức thanh toán thì phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng cao
nhất, phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng thứ hai, phương thức nhờ
thu chiếm tỷ trọng thấp nhất. Trong ba phương thức thanh toán đó thì phương
thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ có xu hướng giảm dần qua các năm trong
khi phương thức nhờ thu và chuyển tiền lại có xu hướng tăng dần. Cụ thể là trong
năm 2006, số lượng L/C chiếm 40% thì sang năm 2007 chỉ chiếm 31,2% đến
năm 2008 lại tiếp tục giảm chỉ còn 24% trong tổng cơ cấu các phương thức thanh
toán trong khi đó phương thức nhờ thu lại tăng , năm 2006 chiếm 15%, năm
2007 chiếm 25,4%, năm 2008 lại chiếm 28,26% còn phương thức chuyển tiền
trong năm 2006 chiếm 45%, năm 2007 giảm chỉ còn 43,4% nhưng đến năm 2008
thì phương thức thanh toán này tăng trở lại và chiếm 47,1% trong tổng cơ cấu
thanh toán
Lúc đầu do chưa có sự tin tưởng lẫn nhau trong việc thanh toán nên các
công ty xuất nhập khẩu Việt Nam và đối tác nước ngoài áp dụng phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ để đảm bảo được thanh toán do khách hàng sử dụng
phương thức này nếu các chứng từ này hợp lệ thì ngân hàng đứng ra đảm bảo và
chấp nhận thanh toán, trong khi phương thức nhờ thu và chuyển tiền bằng điện
lại không đảm bảo được điều đó nếu khách hàng không có uy tín. Nhưng trong
quá trình hợp tác với nhau lâu nên các đối tác hiểu nhau và tin tưởng nhau hơn
do đó chuyển sang sử dụng phương thức nhờ thu hoặc chuyển tiền để tiết kiệm
được chi phí, thời gian và thủ tục đơn giản hơn so với sử dụng phương thức
thanh toán bằng L/C.
4.2.2 Trị giá theo các phương thức thanh toán tại VCB – CT giai đoạn
2006 -2008
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 39
Bảng 5: Giá trị của các phương thức thanh toán
ĐVT: 1000 USD
Năm 2007/2006 2008/2007
Trị giá
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
Dạng L/C 424.605 356.606 417.937 -67.999 -16,01 61.331 17,20
Dạng nhờ thu 77.751 91.883 83.653 14.132 18,18 -8.230 -8,6
Chuyển tiền đến 194.895 154.980 180.487 -39.915 -20,48 25.507 16,46
( Nguồn: Phòng Thanh Toán Quốc Tế)
Tuy phương thức thanh toán bằng L/C giảm so với phương thức nhờ thu
và chuyển tiền về số món nhưng trị giá vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua ba
năm liên tiếp từ năm 2006 đến năm 2008.
Hình 9: Các phương thức thanh toán tại VCB – Cần Thơ
Để hạn chế rủi ro, đối với các hợp đồng có trị giá lớn các công ty xuất
nhập khẩu Việt Nam chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ để đảm bảo
được thanh toán một cách tốt nhất tuy phương thức này thủ tục tuy có nhiều phần
phức tạp, mất nhiều thời gian và chịu phí cao nhưng ràng buộc rất chặt chẽ giữa
các bên như công ty xuất nhập khẩu trong cũng như ngoài nước, ngân hàng mở
L/C, Ngân hàng thông báo và ngân hàng xác nhận (nếu có) Vì muốn được thanh
toán theo phương thức L/C thì công ty nhập khẩu phải ký quỷ tại ngân hàng mở
L/C và đồng thời có sự đảm bảo trả tiền từ phía Ngân hàng mở L/C nên các
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Dạng L/C
Dạng nhờ thu
Chuyển tiền đên
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 40
doanh nghiệp xuất khẩu có thể yên tâm khi giao hàng do đó khi khách hàng áp
dụng biện pháp này thì giảm thiểu được rủi ro, Đối với phương thức nhờ thu và
chuyển tiền thì được áp dụng rộng rải đối với những hợp đồng xuất nhập khẩu
có trị giá nhỏ khi khách hàng áp dụng phương thức này tiết kiệm được chi phí,
thời gian mà thủ tục lại nhanh chống. Vì vậy tùy theo tình hình cụ thể mà khách
hàng sẽ chọn phương thức nào cho phù hợp với tình hình thực tế vừa đảm bảo an
toàn lại vừa tiết kiệm.
4.2.3 Tình hình chiết khấu tại VCB – CT
Bảng 6: Tình hình chiết khấu tại VCB – Cần Thơ
ĐVT: 1000USD
( Nguồn: Phòng Thanh Toán Quốc Tế)
Nhìn chung tình hình chiết khấu tại VCB-CT giảm dần qua các năm về số
lô hàng chiết khấu nhưng về doanh số thì có sự biến động không ổn định. Năm
2007/2006 số lô hàng chiết khấu giảm 1049 lô làm cho doanh số chiết khấu giảm
92.382.000USD Năm 2008/2007 tuy số lô hàng chiết khấu giảm 22,72% nhưng
doanh số chiết khấu không giảm mà còn tăng cụ thể là tăng lên thêm
4.476.000USD. Số lô hàng chiết khấu giảm mà doanh số tăng chứng tỏ rằng các
lô hàng được chiết khấu có giá trị rất lớn. Do các công ty có nhu cầu sử dụng
vốn dành cho việc tái đầu tư, mua nguyên vật liệu để sản xuất đã sử dụng hình
thức chiết khấu để có thể lấy tiền được nhanh chóng hơn thay vì phải đợi cho đến
khi được khách hàng thanh toán hoặc phải vay ngân hàng. Nguyên nhân là trong
năm 2008 Chính Phủ đã kiềm chế lạm phát bằng cách ra quyết định tăng lãi suất
cho vay tại các ngân hàng để hạn chế cung tiền ra lưu thông, do đó để vay được
tiền cũng là điều rất khó khăn cho các công ty xuất khẩu mà nhu cầu kinh doanh
thì không thể trì hoãn được, phải mua nguyên liệu nhanh để đối phó với tình hình
Năm 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 +/- % +/- %
Số lô hàng chiết
khấu (lô) 2.189 1.140 881 -1049 -47,92 -259 -22,72
Doanh số chiết
khấu 186.051 93.669 98.145 -92.382 -49,65 4.476 4,78
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 41
biến động giá ngoài thị trường, nhanh chóng xuất khẩu những lô hàng tiếp theo
đúng theo hợp đồng. Mặt khác, một số công ty nhân thời cơ lạm phát tranh thủ sử
dụng vốn chiết khấu tích trữ những hàng hóa có tính thanh khoản cao hy vọng
đầu cơ kiếm lợi. Nếu các công ty trên vay vốn thì lãi suất vay sẽ cao hơn lãi suất
chiết khấu rất nhiều, do đó họ sử dụng hình thức chiết khấu bộ chứng từ thì sẽ
nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
4.3 Giá trị thanh toán trong xuất khẩu
4.3.1 Giá trị thanh toán trong xuất khẩu
Bảng 7: Giá trị thanh toán theo ngành hàng trong xuất khẩu
ĐVT: 1000USD
Năm 2007/2006 2008/2007
Mặt hàng
2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
1. Thuỷ sản 329.143 95.450 86.003 -233.693 71 -9.447 9,90
2. Gạo 64.994 17.197 16.214 -47.797 -73,54 -983 -5,72
3.May mặc 20.543 1.432 911 -19.111 93.03 -521 -36,38
4. Mỹ nghệ 37.450 229 197 -37.221 -99,39 -32 -13,97
5. Hàng khác 11.453 344 390 -11.106 -96,99 11.109 13,37
Tổng xuất 463.583 114.652 103.715 -348.931 -75.27 -10.937 -9.54
(Nguồn: Phòng kế toán)
4.3.1.1 Đối với mặt hàng thủy sản
Qua biểu bảng ta thấy rằng mặt hàng thủy sản luôn có giá trị xuất khẩu
cao nhất qua các năm so với các mặt hàng xuất khẩu như: gạo, dệt may, mỹ nghệ
và những mặt hàng khác. Mặt dù trị giá của mặt hàng thủy sản chiếm tỷ trọng
cao nhất nhưng nó lại giảm qua các năm cụ thể là năm 2007 so với năm 2006
giảm 71% tương tương giảm 233.693.000USD. Nguyên nhân của sự giảm súc
này là do- Ngành thủy sản đã thận trọng khi đưa ra kế hoạch XK. Trong nhiều
năm qua, giá trị XK thủy sản trên toàn cầu vẫn duy trì ở mức bình quân 55-56 tỉ
USD. Nhiều nước đã dựng lên rào cản kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước,
hạn chế nhập khẩu. Trong năm 2007, Úc đã kiểm soát chặt nhập khẩu thủy sản,
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 42
với lý do là sản phẩm nhập khẩu có thể mang mầm bệnh có hại cho hoạt động
nuôi trồng thủy sản trong nước. Nhật Bản thắt chặt kiểm soát ATVSTP từ cuối
tháng 5-2006. Chưa kể, tại một số quốc gia phát triển, thái độ tiêu dùng cũng có
sự thay đổi, không chỉ đòi hỏi sản phẩm phải an toàn mà còn phải đáp ứng yêu
cầu bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, thủy sản nuôi ở những khu vực mà rừng ngập
mặn bị tàn phá, đánh bắt ở những vùng cấm... đều bị từ chối.
Đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu thủy sản lại tiếp tục giảm Nguyên
nhân của sự giảm sút đáng kể của tình hình này là từ sau khi qui chế về đóng
bond (bảo lãnh thanh toán) được hải quan Mỹ áp dụng vào đầu tháng 3-2005 đến
nay, hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường này gần như án binh bất động.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước đây có kim ngạch xuất khẩu tôm
vào Mỹ lên đến vài chục triệu USD thì giờ đây không đưa được lô hàng nào vào
thị trường này.
Mặt hàng tôm đông lạnh giảm mạnh ở thị trường Mỹ nhưng lại tăng
trưởng tốt ở một số thị trường một số nước thuộc EU, Nga, Canada, Hàn Quốc,
Nhật Bản,….và một số thủy sản khác như cá đông lạnh, cá đóng hộp chiên, chả
cá chiên, mực đông lạnh lại tăng mạnh vào những tháng cuối năm để chuẩn bị
đón Giáng Sinh và tết Dương lịch đồng thời giá xuất khẩu trung bình của hầu hết
các mặt hàng thuỷ sản đều tăng trong 3 tháng cuối năm 2007 do ảnh hưởng của
giá dầu tăng cao. Từ đó có thể cứu vãn được tình hình xuất khẩu thủy sản Việt
Nam đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong năm 2008. Theo số
liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong năm 2008, xuất khẩu thủy sản của cả
nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đặt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng
và 19,8% về giá trị so với năm trước trong đó Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục
giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập
khẩu là 349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị
Trong năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia
thuộc khối này, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và
Bỉ.
Trong 61 sản phẩm thủy sản Việt Nam được nhập khẩu vào EU, cá tra,
basa tăng 23,8%, tôm tăng 47,6%, mực bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 43
tăng 21,6% so với năm 2007. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, với khối
lượng nhập khẩu trên 134 ngàn tấn, giá trị đạt hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về
khối lượng và 11% về giá trị so với năm trước
Là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2008, Mỹ đã tụt
xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường
Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm. Nhìn chung tình hình xuất
khẩu thủy sản Việt Nam luôn gặp nhiều khó khăn trong những năm qua nhưng
các doanh nghiệp xuất khẩu luôn cố gắng khắc phục các khó khăn để hoàn thành
các chỉ tiêu đã được đề ra. Điều đó cũng nói lên rằng VCB- CT chưa thu hút
được khách hàng mới cũng như giữ chân được khách hàng cũ.
4.3.1.2 Mặt hàng gạo
Tình hình xuất khẩu gạo trong năm 2008 so với năm 2007 giảm %. Trong
những tháng đầu năm 2008, trước tình hình thế giới bị khủng hoảng lương thực
nên giá lương thực tăng cao. Chính vì vậy mà trong những tháng đầu năm Việt
Nam ký kết được được một số hợp đồng giá cao, lợi dụng tình hình đó nhiều
doanh nghiệp đầu cơ tích trữ góp phần đầy giá gạo trong nước lên rất cao. Để
đảm bảo an ninh lương thực Chính Phủ ra quyết định hạn chế xuất khẩu. Một
mặt là ổn định giá gạo trong nước để kiềm lạm phát mặt khác góp phần làm cho
giá lương thực Thế giới tiếp tục tăng để xuất khẩu được giá cao hơn. Trước tình
giá gạo tăng cao nên nông dân đẩy mạnh sản xuất và mở rộng diện tích gieo
trồng. Nhưng các giống lúa được trồng chủ yếu là giống IR 50404 và OM 576 vì
2 giống này có tính thích nghi rộng, ít đầu tư và cho năng suất cao nhưng có chất
lượng thấp nên rất khó xuất khẩu do đó lượng lúa tồn động trong dân còn rất lớn.
Trước tình hình đó Chính Phủ chỉ đạo các ngân hàng cho các doanh nghiệp xuất
khẩu vay ưu đãi để dự trữ lương thực. Do gạo có chất lượng thấp và thời gian
bảo quản không được lâu nên các doanh nghiệp nhập khẩu mà Việt Nam thường
hay xuất không chịu nhập loại gạo này chỉ có một số nước Châu Phi chịu nhập
nhưng do điều kiện chuyên chở và lĩnh vực thanh toán còn hạn chế vì vậy mà các
doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không đồng ý xuất nên lượng gạo tồn kho
còn rất lớn.
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 44
4.3.1.3 Dệt may
Các doanh nghiệp đang gặp khó do lãi suất vay ngân hàng quá cao, cúp
điện liên tục... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất bên cạnh đó một thách
thức lớn nhất đối với các DN Việt Nam là việc thiếu thông tin dẫn đến không
nắm bắt được giá cả, nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường, chưa am hiểu văn
hóa, thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài... trong khi những thông tin này lại
vô cùng cần thiết đối với những người làm kinh doanh
4.3.1.4 Thủ công Mỹ nghệ
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2008, kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đạt 11
triệu USD, giảm 9,8% so với tháng trước và là tháng giảm thứ 2 liên tiếp. Tính
chung 9 tháng năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ
nghệ và gia dụng của Việt Nam đạt 140,5 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ
năm 2007
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà tình hình kinh tế của nhiều quốc gia lâm
vào tình trạng khó khăn, lạm phát tăng cao nên người tiêu dùng đang thắt chặt
chi tiêu. Trong khi các mặt hàng gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ
yếu là các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và đồ trang trí, đây không phải là những
mặt hàng thiết yếu, sức mua đã giảm mạnh. do ảnh hưởng của tình hình kinh tế
thế giới tiếp tục gặp khó khăn nên xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và
gia dụng của Việt Nam sẽ khó có thể tăng cao, mặc dù theo chu kỳ chung hàng
năm, thì xuất khẩu các mặt hàng này thường tăng mạnh vào các tháng cuối năm.
4.3.1.5 Mặt hàng khác
Một số mặt hàng khác như: nấm rơm, trái cây,…cũng có nhiều nhiều biến
động. Mặt dù hàng nông sản ở khu vực ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng
đa dạng về chủng loại cũng như hương vị nhưng do chưa có nhiều kỹ thuật trong
khâu trồng trọt cũng như chế biến nên gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực xuất
khẩu trong xu thế hội nhập thì bắt buộc các nhà xuất khẩu muốn xuất được nhiều
hàng hơn thì phải đầu tư máy móc, thiết bị cũng như phải học hỏi thêm kỹ thuật
chế biến đồng thời phải làm công tác khuyến nông.
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 45
4.3.2.Giá trị thanh toán trong nhập khẩu
Bảng 8: Giá trị thanh toán theo ngành hàng trong nhập khẩu
ĐVT: 1000USD
Năm 2007/2006 2008/2007
Mặt hàng 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
1. Xăng dầu 150.200 193.371 230.137 43.171 28,74 36.766 19,01
2. Xe máy 49.733 15.864 17.908 -33.896 -68,10 2.044 12,88
3. Phân bón 30.376 57.539 76.172 27.163 89,42 18.633 32,383
4. Máy móc 3.359 4.394 20.749 1.035 30,81 16.355 372,21
Tổng nhập 233.668 271.168 344.966 37.500 16.05 73.798 27,21
(Nguồn: Phòng kế toán)
4.3.2.1 Xăng dầu
Mặt dù giá dầu thô Thế giới có xu hướng tăng lên liên tục từ năm 2006 -
2008 nhưng nhập khẩu xăng dầu trong nước cũng tăng cao. Nguyên nhân nhập
khẩu dầu tăng là do, đây là nhu cầu thiết yếu để sản xuất trong nước cũng nhu
cầu đi lại ngày càng gia tăng đồng thời các thiết bị máy móc được sử dụng để sản
xuất cũng chưa được tiếp cận với những nguyên liệu mới như năng lượng mặt
trời, nâng lượng hạt nhân,… nên việc sử dụng xăng dầu khó có thể giảm xuống
được trong khi các doanh nghiệp ngày mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó
một yếu tố vô cùng quan trọng là Nhà nước trợ giá xăng dầu cho nên dù giá xăng
dầu Thế giới liên tục tăng nhưng giá dầu trong nước luôn giữ ở mức thấp nên
việc tiêu dùng trong nước vẫn không giảm.
4.3.2.2 Phân bón
Trong năm 2007 cả nước đã nhập khoảng 3,8 triệu tấn phân bón các loại,
đạt kim ngạch trên 997 triệu USD, tăng 22,5% về lượng và tăng 45,1% về trị giá
so với năm 2006. Do các nhà máy sản xuất phân bón đi vào hoạt động chưa lâu
nên chưa hoạt động hết công suất. Vì vậy lượng phân bón nhập khẩu trong năm
2007 vẫn tiếp tục tăng
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 46
Năm 2008 nhập khẩu phân bón có nhiều biến động, cả nước nhập về
khoảng 3 triệu tấn phân bón các loại với kim ngạch 1,46 tỷ USD, giảm 17,9% về
lượng nhưng lại tăng 32,73% về trị giá so với năm 2007. Do mở rộng diện tích
đất sản xuất nông nghiệp nên lượng tiêu thụ phân bón cũng tăng lên. Trước nhu
cầu sử dụng phân bón tăng cao các Nhà máy sản xuất phân bón trong nước đẩy
mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu đó nên lượng phân bón nhập giảm về lượng
nhưng do giá dầu thế giới tăng cao nên dẫn đến giá phân bón cũng tăng mạnh
làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng.
4.3.2.3 Xe máy
Năm 2007 trị giá nhập khẩu xe máy giảm so với năm 2006, do chưa có sự
cắt giảm thuế quan nên các dòng xe nhập về chủ yếu là các dòng xe có giá bán
trung bình để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và các dòng xe cao cấp ích
được sử dụng nên trị giá nhập khẩu giảm.
Năm 2008, các loại xe máy được nhập về khá nhiều do thuế nhập khẩu
giảm từ 90% xuống còn 80%. Đặc biệt là các loại xe tay ga cao cấp như SHi,
PSi, tuy nhiên giá bán trên thị trường chỉ giảm chút ít. Trong năm 2008 tình hình
lạm phát góp phần làm cho nhiều doanh nghiệp cũng như những đơn vị kinh
doanh nhỏ lẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nên nhu cầu tiêu thụ các dòng xe
cao cấp này có xu hướng tăng mạnh
4.3.2.4 Máy móc
Những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế sẽ thúc đẩy đầu tư, vì vậy
nhóm hàng này vẫn giữ tiến độ nhập khẩu tăng trong các năm liên tiếp. Trước
khi Việt Nam gia nhập các tổ chức Thế giới do có sự bảo hộ của Nhà nước các
doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đầu tư vào công nghệ hiện đại để sản
xuất. Nhưng sau khi hội nhập trước sức ép cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp
nước ngoài vào đầu tư tại Việt nam và yêu cầu tiêu dùng của các nước nhập khẩu
các mặt hàng ngày càng cao thì buột Việt Nam phải đổi mới công nghệ để tận
dụng được nguồn nguyên liệu tốt hơn, giảm chi phí sản xuất, chất lượng sản
phẩm đầu ra đạt hiệu quả hơn và giảm ô nhiễm môi trường
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 47
4.3.3 Chi phí để thực hiện giao dịch trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ
Bảng 9: So sánh cước phí giữa các ngân hàng
Các khoản phí
Vietcombank
Cần Thơ
Eximbank
Cần Thơ
Ngân hàng
Hàng hải
Cần Thơ
Thông báo L/C 20 USD 15 USD 15 USD
Tu chỉnh 10 USD 10 USD 10 USD
Thanh toán bộ
chứng từ
0,15% giá trị bộ
chứng từ
Tối thiểu 20 USD
Tối đa 200 USD
0.2% giá trị bộ
chứng từ
Tối thiểu 20 USD
Tối đa 350 USD
0.15% giá trị bộ
chứng từ
Tối thiểu 10 USD
Tối đa 150 USD
(Nguồn: Vietcombank.com.vn,Eximbank.com.vvn,Msb.com.vn)
Nhìn chung mức phí giao dịch trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ trong lĩnh vực xuất khẩu Vietcombank Cần Thơ là ở mức trung bình
so với các ngân hàng khác, cụ thể là 20 USD cho một lần thông báo trong khi
đó tại ngân hàng Eximbank Cần Thơ là 15 USD và Ngân hàng Hàng Hải Cần
Thơ là 15 USD. Thanh toán bộ chứng từ 0,15% giá trị bộ chứng bằng với
mức phí của Ngân hàng hàng hải Cần Thơ nhưng thấp hơn Ximbank là
0,05%, Đây là một mức phí hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam vì tại đây khách hàng sẽ được đảm bảo an toàn trong việc lấy do có
nhiều kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
4.4 Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại thanh toán quốc tế ra đời và phát triển không ngừng như là một tất yếu
khách quan. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, TTQT không chỉ
đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể
gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếp cho đất nước, cho ngân hàng , cho doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn
trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 48
doanh của NHTM. Trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT, rủi ro xảy ra khi
quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo
nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là
bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình TTQT. Rủi ro có thể
xảy ra với tất cả các bên tham gia: Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng
không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không
nhận hàng, rủi ro không thanh toán…; với người mua, rủi ro xảy ra khi người
bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số
lượng, chủng loại…), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển
hàng hoá…; với NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán
thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá
biến động…
4.4.1 Đối với phương thức chuyển tiền
Đây là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả
tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số
tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng
dịch vụ…) ở một địa điểm nhất định. NH chuyển tiền phải thông qua đại lý của
mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. Trong phương
thức này, người bán có thể gặp rủi ro không được người mua thanh toán trong
trường hợp trả tiền sau. Hoặc người mua có thể gặp rủi ro không được người bán
giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất trong trường hợp trả tiền trước.
4.4.2 Đối với phương thức nhờ thu
Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ
ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ NH thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu
đó. Có 2 loại nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Phương thức
này có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi của người bán, vì việc thanh
toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và
NH chỉ đóng vai trò là người trung gian đơn thuần mà thôi.
4.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ
Là một sự thoả thuận mà trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) theo
yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 49
nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc
chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người
thứ ba này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những
quy định đề ra trong thư tín dụng. Phương thức này hiện đang được sử dụng rất
phổ biến, vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ” - UCP500 do Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris
(ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào năm 1993). Tuy nhiên, khi sử dụng
phương thức này cũng có thể xảy ra rủi ro cho các bên tham gia như:
4.4.4 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ
xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra
tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể
xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không
có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về
số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập
khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.
4.4.5 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì
mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải
tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được
giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản
chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi
không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ
chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh
toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán.
Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi
hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác
nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro
về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ
chế chính sách của nhà nước thay đổi.
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 50
4.4.6 Rủi ro đối với NH phát hành (NH mở L/C- issuing bank)
NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng
cho người nhập khẩu. NH này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả
thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước,
người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH
phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C
trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả
năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần thẩm định
một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.
4.4.7 Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (advising bank)
NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH
mở phát hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân
thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu
điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo
xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo
thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên
liên quan.
4.4.8 Rủi ro đối với NH được chỉ định
NH được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho
nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực
tế, các NH được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện
truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thường
phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà xuất khẩu.
4.4.9 Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank)
NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi,
tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho
người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với
NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình
vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NH
xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà
xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 51
nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất
khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.
4.4.10 Rủi ro đối với NH chiết khấu (negotiating bank)
NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu L/C
cho chiết khấu tự do. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi
ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo
các điều kiện của UCP500. Rủi ro xảy ra đối với NH chiết khấu phần nhiều phụ
thuộc vào thiện chí của NH mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà NH chiết khấu
có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà
nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà
nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do
NH chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP500.
4.4.11 Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh
Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng
nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.
4.4.12 Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi (rủi ro chính trị)
Là những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác
nhau. Mỗi một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các
bên. Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại
quốc tế.
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 52
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG
LĨNH VỰC THANH TOÁN QUỐC TẾ
5.1 Giải pháp hạn chế rủi ro
Để đạt được mục tiêu là hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động
TTQT của NHTM, cần có các biện pháp, chính sách mang tính đồng bộ và dài
hạn, cụ thể là:
5.1.1 Đối với NHTM
Hiện đại hoá công nghệ hoạt động TTQT của NH theo mặt bằng trình độ
quốc tế. Công nghệ ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành
công của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Do vậy, các NHTM cần tiếp tục
đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các sản
phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách hàng. Hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đáp
ứng yêu cầu tăng khối lượng TTQT, hội nhập với khu vực và thế giới.
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ,
kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Kinh
nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy công tác đào tạo là một
trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước nói
chung cũng như của từng NHTM nói riêng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động TTQT nói riêng, thì vấn đề đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý,
cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất là hết sức quan
trọng và cần thiết.
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều
hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động
TTQT.
Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Các NH cần cập nhật
đầy đủ thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích
giảm thiểu rủi ro cho quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Lựa chọn, áp dụng
những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông
lệ và chuẩn mực quốc tế.
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 53
Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. Các NHTM cần
phải thiết lập mới và củng cố mạng lưới các NH đại lý và các văn phòng đại diện
ở nước ngoài. Thông qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm
kiếm bạn hàng và thực hiện các hoạt động TTQT một cách an toàn, hiệu quả và
nhanh chóng.
5.1.2 Đối với khách hàng
Rủi ro trong hoạt động TTQT phần lớn phát sinh từ khách hàng - những
người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động TTQT. Do vậy, để giảm bớt rủi
ro trong quá trình hoạt động TTQT, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải
trang bị tốt kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo
doanh nghiệp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm công tác xuất nhập
khẩu. Cần am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại thương, am hiểu
phong tục, tập quán và pháp luật của nước có quan hệ ngoại thương.
5.1.3Đối với Nhà nước
Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn
thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế thông thoáng,
ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp với
yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc tế mà
chúng ta tham gia.
Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động
TTQT. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của
NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy định này cần được
tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo
phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta.
Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính
sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý
ngoại hối có hiệu quả.
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TTQT. Nhà
nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát
triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống NH. Tăng cường
hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động TTQT, nhằm hạn chế đến mức thấp
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 54
nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Nâng cao chất lượng
phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
5.1.4 Đối với NHNN
Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ
thống NHTM. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định
cho hoạt động TTQT. Xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động
TTQT của NHTM theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế.
Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT cho
toàn bộ hệ thống NHTM. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập
được những thông tin quản trị cần thiết cho NH kịp thời để làm cơ sở cho những
quyết định kinh doanh NH. (Theo Tạp chí hoạt động khoa học)
5.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực thanh toán quốc tế
5.2.1 Thực hiện Marketing Ngân hàng
Hiện nay, số lượng các ngân hàng hoạt động trên địa bàn Thành Phố Cần
Thơ ngày càng tăng, đặc biệt là ngân hàng liên doanh và chi nhánh của các ngân
hàng nước ngoài đã làm cho sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên
gay gắt. Vì vậy Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cần phải
ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh
với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Thay vì bị động chờ khách hàng đến,
Vietcombank Cần Thơ nên tiên phong thực hiện thực hiện chủ động và cố gắng
thông tin đến khách hàng tiềm năng trong nước và nước ngoài. Để làm tốt công
tác này, Vietcombank Cần Thơ cần phải tập trung vào những vấn đề sau:
Đẩy mạnh công tác tiếp thị thông qua nhiều phương tiện thông tin đại
chúng như: tạp chí, áp phích, bảng dán thông báo, ti vi,…Một điều hạn chế của
Vietcombank Cần Thơ là ít quảng cáo các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp trên ti
vi. Như chúng ta đã biết, phần lớn người dân đều xem ti vi mõi ngày. Nếu
Vietcombank Cần Thơ áp dụng việc quảng cáo các dịch vụ mà Ngân hàng cung
cấp trên ti vi thì chắc chắn rằng Vietcombank Cần Thơ sẽ thu hút ngày càng
nhiều khách hàng đến giao dịch. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên cung cấp thêm
nhiều thông tin hơn, hấp dẫn hơn trên Website của mình để khách hàng có thể
hiểu rõ hơn về Vietcombank cũng như những chương trình mà Vietcombank ưu
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 55
đãi cho khách hàng và trang Web cũng nên thiết kế vừa tiếng Việt và tiếng Anh
để không những khách hàng trong nước mà khách hàng nước ngoài cũng có thể
hiểu được
Quan hệ công chúng: VCB – CT nên tham gia nhiều vào các hội nghị,
triển lãm, hội chợ hoặc tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao để có thể tiếp
xúc trực tiếp với khách hàng và đồng thời tự nó giới thiệu với khách hàng
Tổ chức hội nghị, hội thảo: VCB – CT nên tổ chức các hội nghị khách hàng, hội
thảo chuyên đề lắng nghe ý kiến, nhu cầu đề xuất của khách hàng. Từ đó thu thập
những thông tin phản hồi từ khách hàng chính xác hơn, làm cơ sở để điều chỉnh
hoạt động hoặc đưa ra các chiến lược và chính sách phù hợp với nhu cầu của
khách hàng. Đây là điều rất quan trọng giúp cho Ngân hàng nâng cao khả năng
cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, trong đó có thanh toán quốc tế.
Chính sách của Ngân hàng: Các hình thức Marketing phổ biến của Ngân
hàng thường làm là cử nhân viên tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, giới thiệu
về các sản phẩm dịch vụ hiện có của Ngân hàng, giảm phí, miễn phí một số dịch
vụ kèm theo quà tặng.
5.2.2 Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp có tiềm năng
Đối với các doanh nghiệp có thời gian giao dịch lâu với Ngân hàng, VCB
– CT nên đề ra những chính sách hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp này. Chính
nguồn vốn được hỗ trợ từ Ngân hàng, các đơn vị này sẽ trang bị máy móc thiết bị
hiện đại mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gián tiếp mang lại lợi
nhuận và danh tiếng cho VCB – CT. Muốn thực hiện được điều này VCB – CT
nên đào tạo một đội ngũ cán bộ thẩm định giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, trình
độ cũng như kinh nghiệm thẩm định dự án.
Thêm vào đó Ngân hàng nên cải tiến lề lối làm việc, những thao tác xử lý
công việc để quá trình thẩm định được nhanh chống, đáp ứng kịp thời nhu cầu
vay vốn của khách hàng.
5.2.3 Đẩy mạnh công tác tư vấn khách hàng
Ngân hàng cần phải tư vấn cho khách hàng về phương thức thanh toán, về
cách lập bộ chứng từ hợp lệ giúp hoạt động xuất khẩu của khách hàng được
nhanh chống, an toàn, tránh được rủi ro và giảm chi phí.
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 56
Trong trường hợp bộ chứng từ sai sót có thể sửa chữa được thì đề nghị
khách hàng sửa chữa thay thế. Sai sót không thể sửa chữa được thì đề nghị tu
chỉnh L/C (nếucó thể) hoặc thông bào cho Ngân hàng phát hành nêu rõ các sai
sót để xin chấp nhận được thanh toán. Nếu sai sót không được chấp nhận thì đề
nghị khách hàng chuyển sang sử dụng thức thanh toán nhờ thu hay chuyển tiền.
Tùy theo vai trò của khách hàng là nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu, việc
Ngân hàng hướng dẫn cho khách hàng vận dụng đúng kỹ thuật trong các phương
thức thanh toán có thể giúp họ tận dụng được những cơ hội tài chính cũng như
hạn chế một phần rủi ro. Với vai trò cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, Ngân hàng
nên đề nghị nhà xuất khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu mở L/C chấp nhận (có hối
phiếu chấp nhận) để trong trường hợp cần vốn có thể chiết khấu hối phiếu đã
chấp nhận. Hơn nữa trong trường hợp xấu nhất có những chanh chấp liên quan
đến chất lượng hay qui cách hàng hóa hay các tranh chấp khác với nhà nhập
khẩu
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 57
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Trong hoạt động kinh doanh mục tiêu lợi nhuận là điểm đích của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, giữa kết quả đạt được và mong muốn thực hiện luôn có một sự khác
biệt, mức độ này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào bản lĩnh của người điều hành doanh
nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, muốn tồn tại phải tuân theo quy luật cạnh tranh
khắc nghiệt. Những năm qua Ngân hàng đã phát triển cùng với những quy luật
ấy. trong hoạt động có thể nói Ngân hàng đã phát huy tối đa nội lực sẵn có, kết
hợp hài hòa giữa khả năng và điều kiện thực tế nên một lần nữa Ngân hàng
khẳng định vị trí và vai trò chủ đạo của mình trong hệ thống Ngân hàng tại địa
bàn Thành Phố Cần Thơ.
Với chức năng là một ngân hàng ngoại thương, hoạt động thanh toán quốc
tế chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động khác tại ngân hàng, nó đem lại
lợi nhuận đáng kể về cho ngân hàng. Nhìn chung qua 3 năm từ 2006- 2008,
doanh số do hoạt động thanh toán có sự biến động mà sự biến động này do ảnh
hưởng của tình hình biến động thế giới, trong nước và cả yếu tố thu hút khách
hàng của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Trước những áp lực đó luôn
buộc Vietcombank không ngừng cố gắng học hỏi và hoàn thiện hơn nữa để có
thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và điều đó giúp cho Vietcombank
có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Vietcombank luôn được đánh giá là Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và
vững chắc. Trong đó Thanh toán quốc tế một trong những thế mạnh của chi
nhánh đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, luôn đảm bảo an toàn và chính xác,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Kim ngạch xuất
nhập khẩu của VCB-CT chiếm thị phần khá cao trong tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu trên địa bàn. Với sự đạt được, bên cạnh sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp
ngành Trung Ương và địa phương là sự nổ lực không ngừng của của ban lãnh
đạo và đội ngũ nhân viên Ngân hàng trong chiến lược hoạt động chung của cả chi
nhánh Cần Thơ.
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 58
Là Ngân hàng đầu tiên của Tỉnh tham gia hoạt động ngoại thương VCB-
CT đã đúc kết những kinh nghiệm bổ ích lẫn những mối quan hệ với các đơn vị
hữu quan nhằm phục vụ tốt công tác thanh toán quốc tế. Trong thời gian qua,
Ngân hàng đã tạo được uy tín cao đối với khách hàng trong công tác chuyển tiền
trong và ngoài nước, mở L/C nhập khẩu, thông báo L/C xuất khẩu, thực hiện
phương thức nhờ thu, đại lý thanh toán thẻ,…
Đặc biệt Ngân hàng được tín nhiệm cao trong đảm nhận bảo lãnh hàng
nhập khẩu
Về quan hệ quốc tế đến nay CVB – CT đã tạo được mối quan hệ trên 1300
Ngân hàng thuộc hơn 85 quốc gia trên thế giới và khẳng định được uy tín trong
hoạt động đối ngoại, đã được nhiều Ngân hàng Thế Giới đánh giá là Ngân hàng
Thanh Toán Quốc Tế đạt chất lượng cao.
Với phương châm “Nhanh, Chính xác, An toàn và Hiệu quả”, Ngân hàng
sẽ phát huy tốt hơn nữa công tác Thanh Toán Quốc Tế để xứng đáng là chiếc
cầu nối liền các nhu cầu giao dịch mua, bán giữa các tổ chức xuất nhập khẩu của
khu vực với các đối tác nước ngoài, góp phần vào sự thúc đẩy phát triển kinh của
Thành Phố Cần thơ nói riêng và khu vực Đồng Băng Sông Cửu Long nói chung.
6.2 Kiến nghị
6.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước
Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp lý cụ thể trong việc hướng dẫn
điều hành thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu theo các phương thức thanh toán
quốc tế tại Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong quá
trình thực hiện nghĩa vụ của mình cũng như hạn chế được các rủi ro phát sinh.
Nhà nước nên có chế độ ưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp đạt giá trị kim
ngạch xuất khẩu cao, giảm bớt các thủ tục phiền hà không đáng có. Tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả là tạo điều kiện thuận lợi cho
ngân hàng phát triển, đặc biệt là khâu thanh toán quốc tế.
Bộ thương mại, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cần chủ
động hướng dẫn các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại quốc tế vì các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc
tế rộng lớn và thường xuyên biến đổi, việc nắm bắt các thông tin về giá cả, nhu
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 59
cầu thị trường, tỷ giá hối đoái, chính sách xuất nhập khẩu của các nhóm bạn
hàng, thông tin về đối tác và các thông tin kinh tế khác có liên quan và dự đoán
biến động này một cach nhanh chóng chính xác để hạn chế rủi ro là điều cần
thiết.
6.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng
Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay
thì VCB –CT cần có chính sách ưu đãi tài trợ xuất nhập khẩu, lãi xuất cho vay,
cần cố gắng chú trọng phát triển các dịch vụ tại Ngân hàng, song song với việc
mở rộng mạng lưới, cần xây dựng mô hình quản lý năng động, hiệu quả để đáp
ứng nhu cầu của thị trường.
Tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa các ngân hàng trên cơ sở
bình đẳng, hai bên cùng có lợi để tạo điều kiện phát huy năng lực của Ngân hàng
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngân hàng phải xác định chiến lược thanh toán quốc tế, tạo mối quan hệ với các
tổ chức xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.
Nâng cao năng lực cán bộ quản trị tại Ngân hàng, đưa ra chính sách tuyển
dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc, thường
xuyên tổ chức các lớp học, tập huấn và đào tạo để cập nhật kiến thức Ngân hàng
và tăng cường khả năng cho cán bộ nhân viên.
6.2.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Đối với nhà nhập khẩu Ngân hàng có thể cấp một hạng mức tín dụng để
tài trợ cho nhà nhập khẩu thanh toán hàng hóa.
Nên giao dịch qua các Ngân hàng có uy tín để có nhiều thuận lợi trong
quá trình giao thương với nước ngoài.
Nhà xuất nên thương lượng bán giá CIF vì Ngân hàng chỉ chiết khẩu nhờ
thu nếu là giá CIF.
Cập nhật và nhanh chống và kịp thời nắm bắt những thông tin kinh tế thế
giới cũng như xu hướng thay đổi của thị trường để có cách quản trị tốt nhất
những hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của đơn vị.
GVHD: Nguyễn Ngọc Lam Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thu Tiền 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
******************
1. GS.TS. Võ Thanh Thu (2008). Hỏi đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua
phương thức tín dụng chứng từ, NXB Lao động – Xã hội
2. PGS.TS. Lê Văn Tề (2007). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB
thống kê
3. PGS.TS. Lê Văn Tề (2008). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao
động – Xã hội
4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006). Bài tập & bài giải thanh toán quốc tế,
NXB thống kê
5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006). Thanh toán quốc tế, NXB thống kê
6. Một số trang Wed:
www.VCB.com.vn
www.EXB.com.vn
www.MSB.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ.pdf