Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầy đủvà kịp thời sẽcó ý nghĩa to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn phục vụsản xuất kinh doanh của các chủthểkinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với việc mởrộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn tài trợtừngân hàng sẽgiúp các doanh nghiệp vừa và nhỏthực hiện được nhiều phương án, dựán kinh doanh khảthi và có hiệu quảcao, tận dụng các cơhội kinh doanh tốt hơn cũng nhưthay thếmáy móc thiết bị, đổi mới công nghệvà các nhu cầu hợp lý khác trong điều kiện vốn tựcó của các doanh nghiệp vừa và nhỏchưa đủ, và khắc phục được tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh hiện nay. Trên cơsở đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, đềtài đã giải quyết vấn đềmởrộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏtại Ngân hàng TMCP Miền Tây. Đềtài chỉnêu lên những giải pháp mang tính gợi mởtrong việc mởrộng hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng TMCP Miền Tây trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, ta thấy hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏcũng ngày càng tăng lên được thểhiện ởdoanh sốcho vay, doanh sốthu nợvà dưnợliên tục tăng lên cao qua các năm, còn vềchất lượng tín dụng của ngân hàng cũng có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào liên tục tăng lên nhưxăng, dầu,. nên ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp vừa nhỏtrong việc cạnh tranh. Vì vậy, mà có một sốcác doanh nghiệp không trảnợ đúng hạn nên làm cho nợquá hạn của Ngân hàng TMCP Miền Tây tăng lên.

pdf105 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3162 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì loại hình doanh nghiệp quốc doanh đạt 31.351 triệu đồng, chỉ chiếm khoảng dưới 10% tổng doanh số thu nợ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 416.521 triệu đồng, chiếm trên 90% doanh số thu nợ DNNVV. Qua 03 năm ta có thể nhận thấy được doanh số thu nợ với loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn ở mức cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh số thu nợ DNNVV, còn với loại hình doanh nghiệp quốc doanh mặc dù có sự tăng lên về số tuyệt đối lẫn tương đồi nhưng nếu so với tổng doanh số thu nợ của DNNVV thì tỷ lệ này thật khiêm tốn và ngày càng có chiều hướng giảm xuống. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì mặc dù doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế quốc Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 76 doanh mặc dù có sự tăng lên nhưng nếu xét về tốc độ thì chẳng đáng kể so với loại hình kinh tế ngoài quốc doanh chính vì vậy khi xét về tổng thể doanh số thu nợ thì sự giảm xuống của tỷ trọng kinh tế quốc doanh là điều tất yếu. Hơn nữa như đã phân tích ở trên doanh số cho vay với thành phần kinh tế quốc doanh cũng chiếm tỷ lệ rất thấp so với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nên từ đó cũng sẽ dẫn đến việc doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh sẽ chiếm tỷ lệ nhỏ so với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 4.1.3 Tình hình dư nợ DNNVV Dư nợ là chỉ tiêu khoản ánh tại một thời điểm nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đó cũng là khoản tín dụng cần thu về của ngân hàng Hình 13: Dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ của ngân hàng 173.793 35.454 138.248 293.608 74.870 218.738 628.415 231.257 397.158 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Tổng dư nợ DNNVV Khác (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây) Qua hình biểu đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy được rằng dư nợ tín dụng đồi với DNNVV đã và đang tăng lên rất nhanh. Cụ thể là: - Năm 2005 tổng dư nợ tín dụng đạt 173.793 triệu đồng, dư nợ tín dụng DNNVV đạt 35.454 triệu đồng chiếm trên 20% Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 77 - Năm 2006 tổng dư tín dụng đạt 293.608 triệu đồng, dư nợ tín dung DNNVV đạt 74.870 triệu đồng, chiếm trên 25% - Năm 2007 tổng dư nợ tín dụng đạt 628.415 triệu đồng, dư nợ tín dụng DNNVV đạt 231.257 triệu đồng, chiếm gần 37% tổng dư nợ tín dụng 4.1.3.1 Dư nợ DNNVV theo thời hạn cho vay Bảng 16: DƯ NỢ DNNVV THEO THỜI HẠN CHO VAY ĐVT: Triệu đồng So sánh của năm 2006 so với 2005 So sánh của năm 2007 so với 2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1. Ngắn hạn 31.200 60.543 146.270 29.344 94 85.726 142 2. Trung dài hạn 4.254 14.327 84.987 10.072 237 70.661 493 (Nguồn: Phòng kế toán của Ngân Hàng TMCP Miền Tây) Nhìn chung dư nợ theo thời hạn cho vay đều có sự tăng trưởng đáng kể. Cụ thể như sau: - Ngắn hạn: năm 2005 dư nợ tín dụng đạt 31.200 triệu đồng; năm 2006 đạt 60.543 tăng khoảng 29.344 triệu đồng về số tuyệt đối so với năm 2005, tương đương với khoảng 94%; năm 2007 đạt 146.270 triệu đồng, so với năm 2006 thì tăng khoảng 85.726 triệu đồng tương đương với khoảng 142% - Trung dài hạn: năm 2005 dư nợ tín dụng đạt 4.254 triệu đồng; năm 2006/ dư nợ tín dụng đạt 14.327 triệu đồng, tăng khoảng 10.072 triệu đồng tương đương với khoảng hơn 200% so với năm 2005; năm 2007 dư nợ tín dụng đã đạt đến 84.987 triệu đồng, tương đương với gần 500% so với năm 2006 Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 78 Hình 14: Dư nợ DNNVV theo thời hạn cho vay 35.454 31.200 4.254 74.870 60.543 14.327 231.257 146.270 84.987 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Dư nợ Ngắn hạn Trung dài hạn (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây) Nhìn vào biều đồ ta có thể nhận xét như sau: - Dư nợ tín dụng của DNNVV có xu hướng tăng trưởng khá mạnh qua các năm và tốc độ tăng càng về sau càng tăng nhanh - Theo xu hướng của chung của dư nợ thì dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn cũng tăng trưởng khá cao Bảng 17: CƠ CẤU DƯ NỢ DNNVV THEO THỜI HẠN CHO VAY ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Khoản mục Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 35.454 100 74.870 100 231.257 100 1. Ngắn hạn 31.200 88 60.543 81 146.270 63 2. Trung dài hạn 4.254 12 14.327 19 84.987 37 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây) Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 79 Qua bảng số liệu ta có thể thấy được cơ cấu về tổng dư nợ của DNNVV có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là sự tăng lên về tỷ trọng của tín dụng trung và dài hạn. - Năm 2005 dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 31.200 triệu đồng, chiếm khoảng 88% tổng dư nợ tín dụng DNNVV, trong khi đó dư nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ đạt 4.254 triệu đồng chiếm khoảng 12% - Năm 2006 dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 60.543 triệu đồng, chiếm khoảng 81% tổng dư nợ tín dụng DNNVV, dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 14.327 triệu đồng, chiếm 19% tổng dư nợ tín dụng DNNVV - Năm 2007 dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 146.270 triệu đồng, chiếm khoảng 63% tổng dư nợ tín dụng DNNVV, dư nợ tín dụng trung và dài hạn đã đạt đến con số 84.987 triệu đồng, tương đương với 37% tổng dư nợ tín dụng DNNVV Tóm lại dư nợ tín dụng DNNVV cả trong ngắn hạn lẫn trung và dài hạn đều có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tăng lên, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bởi vì thời hạn cho vay càng dài thì tỷ lệ rủi ro càng cao. Chính vì vậy mà ngân hàng cần đặc biệt quan tâm hơn nữa về việc kiểm tra theo dõi việc sử dụng khoản vay của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tăng cường mức độ an toàn cho hoạt động của ngân hàng 4.1.3.2 Dư nợ DNNVV theo thành phần kinh tế Bảng 18: DƯ NỢ DNNVV THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng So sánh của năm 2006 so với 2005 So sánh của năm 2007 so với 2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1. DN QD 8.509 14.903 19.808 6.394 75 4.905 33 2. DN NQD 26.945 59.967 211.449 33.022 123 151.483 253 (Nguồn: Phòng kế toán của Ngân Hàng TMCP Miền Tây) Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 80 Nhìn chung dư theo thành phần kinh tế có nhiều sự tăng đổi đáng kể. Đặc biệt là sự tăng lên trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh - Loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh: năm 2005 đạt 26.945 triệu đồng; năm 2006 dư nợ tín dụng đạt khoảng 59.967 triệu đồng, tăng khoảng 33.022 triệu đồng, tương đương tăng khoảng 123% so với năm 2005 và dư nợ tín dụng năm 2007 đạt 211.449 triệu đồng, so với năm 2006 tăng khoảng 151.483 triệu đồng, tương đương với khoảng hơn 250% - Loại hình doanh nghiệp quốc doanh: năm 2005 dư nợ tín dụng đạt 8.509 triệu đồng; năm 2006 dư nợ tín dụng đạt 14.903 triệu đồng, tăng khoảng 6.394 triệu đồng, tương đương tăng khoảng 75% so với năm 2005 và dư nợ tín dụng năm 2007 đạt 19.808 triệu đồng, so với năm 2006 tăng khoảng 4.905 triệu đồng, tương đưong với khoảng 33% Tóm lại, bên cạnh sự tăng lên của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì thành phần kinh tế nhà nước cũng có sự tăng lên nhưng có phần chậm chạp hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì: - Số lượng doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH đăng kí ngày càng nhiều đặc biệt là trong năm 2007 – năm của hội nhập và phát triển. - Thành phần kinh tế nhà nước được ưu đãi trong việc vay vốn từ các NHTMNN nên việc tiếp cận những khách hàng này gặp không ít khó khăn, trong khi các NHTMNN chiếm một tỷ trọng rất lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Theo xu hướng tăng lên nhanh chóng của doanh số cho vay thì dư nợ tín dụng tăng lên là điều tất yếu Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 81 Hình 15: Dư nợ DNNVV theo thành phần kinh tế 35.454 8.509 26.945 74.870 14.903 59.967 231.257 19.808 211.449 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Dư nợ Quốc doanh Ngoài quốc doanh (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây) Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được xu hướng chung trong sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng đối với loại hình DNNVV - Tổng dư nợ: tăng nhanh qua các năm, nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy độ dốc của dư nợ tín dụng tăng rất nhanh qua các năm - Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp quốc doanh: mặc dù có sự tăng lên về số tuyệt đối nhưng độ dốc của biểu đồ thay đổi không nhiều - Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: ta có thể dễ dàng nhận thấy được rằng tốc độ gia tăng của dư nợ tín dụng gia tăng rất nhanh, độ dốc của biểu đồ ngày càng tăng cao về sao. Đặc biệt là dư nợ tín dụng năm 2007 gia tăng rất cao gấp hơn 2,5 lần so với năm 2007 Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 82 Để có thể thấy rõ hơn trong sự thay đổi cơ cấu giữa các thành phần kinh tế ta có thể nhìn vào bảng số liệu sau: Bảng 19: CƠ CẤU DƯ NỢ DNNVV THEO THÀNH PHẦN TẾ ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Khoản mục Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 35.454 100 74.870 100 231.257 100 1. DN QD 8.198 24 13.308 20 31.351 9 2. DN NQD 27.445 76 56.732 80 416.521 91 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây) Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy được rằng dư nợ DNNVV theo thành phần kinh tế doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ của DNNVV - Năm 2005: dư nợ tín dụng loại hình doanh nghiệp quốc doanh đạt 8.198 triệu đồng, chiếm 24% tổng dư nợ tín dụng; dư nợ tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt đến 27.445 triệu đồng, chiếm đến 76% tổng dư nợ, tức là hơn ¾ tổng du nợ tín dụng DNNVV, đầy là một con số không hề nhỏ - Năm 2006: dư nợ tín dụng loại hình doanh nghiệp quốc doanh đạt 13.308 triệu đồng, chiếm 20% tổng dư nợ tín dụng; dư nợ tín dụng loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 56.732 triệu đồng, chiếm khoảng 80% tổng dư nơ DNNVV - Năm 2007: dư nợ tín dụng loại hình doanh nghiệp quốc doanh đạt 31.351 triệu đồng, chiếm chưa đến 10% tổng dư nợ tín dụng DNNVV; trong khi đó dư nợ tín dụng loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng đến con số 416.521 triệu đồng, chiếm đến hơn 90% tổng dư nợ tín dụng DNNVV Mặc dù cả hai loại thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh điều có sự tăng lên đáng kể nhưng nếu xét về tỷ trọng thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ DNNVV. Dư nợ thành phần kinh tế quốc doanh mặc dù có sự tăng lên về số tuyệt đối nhưng nếu xét về tỷ trọng trong tổng cơ cấu dư nợ tín dụng DNNVV thì tỷ trọng của dư nợ tín dụng Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 83 loại hình doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và một thực tế là tỷ trọng này năm sau lại nhỏ hơn năm trước. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì: - Ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập - Điều này cũng phù hợp theo chiến lược phát triển của ngân hàng. - Mặc dù dư nợ tín dụng loại hình doanh nghiệp quốc doanh tăng qua các năm nhưng nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì tốc độ tăng trưởng của loại hình tín dụng doanh nghiệp quốc doanh chẳng đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của loại hình tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chính vì vậy khi xét về tổng thể thì tỷ trọng của doanh nghiệp quốc doanh sẽ chiếm tỷ lệ nhỏ sẽ càng nhỏ hơn 4.1.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn DNNVV Nợ quá hạn là chỉ tiêu khoản ánh các khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng mà không có lý do chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản theo dõi khác gọi là nợ quá hạn Bảng 20: CƠ CẤU NỢ QUÁ HẠN DNNVV TRONG TỔNG NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Khoản mục Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng 1.555 100 4.702 100 6.688 100 1.DNNVV 389 25 1.411 30 2.207 33 2.Khác 1.166 75 3.291 70 4.481 67 (Nguồn: Phòng kế toán của Ngân Hàng TMCP Miền Tây) Theo bảng số liệu ta có thể thấy được rằng tỷ trọng nợ quá hạn của DNNVV trong tổng cơ cấu nợ quá hạn của ngân hàng tăng dần qua các năm: - Năm 2005 tổng nợ quá hạn của của ngân hàng là 1.555 triệu đồng thì nợ quá hạn DNNVV chiếm 389 triệu đồng, tức là chiếm khoảng 25% tổng nợ quá hạn của ngân hàng Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 84 - Năm 2006 tổng nợ quá hạn của của ngân hàng là 4.702 triệu đồng thì nợ quá hạn DNNVV là 1.411 triệu đồng, chiếm đến 30% tổng nợ quá hạn của ngân hàng, tăng hơn so với năm 2005 - Năm 2007 tổng nợ quá hạn của của ngân hàng là 6.688 triệu đồng thì nợ quá hạn DNNVV chiếm 2.2079 triệu đồng, tức là chiếm khoảng 33% tổng nợ quá hạn của ngân hàng, nghĩa là cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với năm 2006 4.1.4.1 Nợ quá hạn DNNVV theo thời hạn cho vay Bảng 21: NỢ QUÁ HẠN DNNVV THEO THỜI HẠN CHO VAY ĐVT: Triệu đồng So sánh của năm 2006 so với 2005 So sánh của năm 2007 so với 2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1. Ngắn hạn 128 409 662 281 219 253 62 2. Trung dài hạn 261 1.002 1.545 741 284 543 54 (Nguồn: Phòng kế toán của Ngân Hàng TMCP Miền Tây) Hình 16: Nợ quá hạn DNNVV theo thời hạn cho vay 389 128 261 1.411 409 1.002 2.207 662 1.545 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Nợ quá hạn Ngắn hạn Trung dài hạn (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây) Theo xu hướng tăng lên ngày càng cao của tổng dư nợ tín dụng thì nợ quá hạn ngày tăng là một thực tế tất yếu. DNNVV ngày càng nhiều thì nhu cầu về vốn của Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 85 doanh nghiệp ngày càng tăng nhưng bên cạnh đó thì sự tăng lên của số lượng doanh nghiệp ngày một nhiều thì sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nên sẽ dẫn đến có những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì dẫn đến làm ăn thua lỗ không hiệu quả là vấn đề tất yếu. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên là điều để hiểu. Tuy nhiên nhờ làm tốt công tác thẩm định và kiểm tra theo dõi nợ nên tính hình nợ quá hạn của ngân hàng vẫn được kiểm soát. Cụ thể là năm 2006/2005 tỷ lệ nợ quá hạn là hơn 200% trong cho vay ngắn hạn và gần 300% trong cho vay trung dài hạn thì năm 2007/2006 con số này chỉ còn khoảng hơn 50% trong cho vay cả trong ngắn hạn lẫn trung và dài hạn 4.1.4.2 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Bảng 22: NỢ QUẤ HẠN DNNVV THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng So sánh của năm 2006 so với 2005 So sánh của năm 2007 so với 2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1. DN QD 156 480 618 324 208% 138 29% 2. DN NQD 233 931 1.589 698 299% 658 71% (Nguồn: Phòng kế toán của Ngân Hàng TMCP Miền Tây) Hình 17 Nợ quá hạn DNNVV theo thành phần kinh tế 389 156 233 1.411 480 931 2.207 618 1.589 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Nợ quá hạn Quốc doanh Ngoài quốc doanh (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây) Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 86 Qua bảng số liệu và quan biểu đồ ta có thể nhận thấy rằng nợ quá hạn đều tăng ở cả 02 thành phần kinh tế nhưng trong đó thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Cụ thể là ở năm 2006/2005 thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng khoảng gần 3 lần trong khi kinh tế quốc doanh chỉ tăng khoảng 2 lần và năm 2007/2006 thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng khoảng hơn 70% thì kinh tế quốc doanh chỉ có khoảng 30%. Ta có thể thấy được nợ quá hạn trong năm 2007 đã được Ngân hàng TMCP Miền Tây kiểm soát chặt chẽ hơn nợ quá hạn đã được kiềm chế tăng sự an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 4.2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 4.2.1 Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Bảng 23: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 1.Nợ quá hạn Triệu đồng 389 1.411 2.207 2.Tổng dư nợ Triệu đồng 35.454 74.870 231.257 (1)/(2) % 1,1 1,88 0,95 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được ngân hàng luôn duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ luôn dưới 2% cho thấy Ngân hàng TMCP Miền Tây luôn chú trọng đễn công tác kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng nợ của khách hàng, làm tốt tất cả các khâu trong quy trình tín dụng. Từ kết quả này ta có thể nhận thấy được rằng là mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phân Miền Tây là rất thấy ngân hàng luôn kiểm soát được mức độ rủi ro trong giới hạn cho phép, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ với loại hình tín dụng DNNVV là thấp. Ngân hàng Miền Tây đã đạt đuợc những thành công nhất định loại hình tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa này. Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 87 4.2.2 Mức độ hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 4.2.2.1 Vòng quay vốn tín dụng Bảng 24: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CỦA DNNVV Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 1.Doanh số thu nợ Triệu đồng 35.643 70.040 447.872 2.Tổng dư nợ Triệu đồng 35.454 74.870 231.257 (1)/(2) Vòng 1 1 1,94 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây) Vòng quay vốn tín dụng giúp ta đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn qua sự luân chuyển của đó. Ta có thể thấy được vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng TMCP Miền Tây chỉ ở mức 1 vòng trong năm vào năm 2005 và 2006 nhưng đến năm 2007 thì là khoảng 2 vòng trên năm. Năm 2007 là năm Ngân hàng TMCP Miền Tây chuyển đổi thành NHTMCPĐT và thực sự cũng là một năm đánh dấu nhiều sự thành công của Ngân hàng TMCP Miền Tây 4.2.2.2 Doanh số thu nợ Bảng 25: DOANH SỐ THU NỢ CỦA DNNVV Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 1.Doanh số thu nợ Triệu đồng 35.643 70.040 447.872 2.Doanh số cho vay Triệu đồng 38.097 109.456 604.259 (1)/(2) % 94 64 74 (Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây) Do vòng quay vốn tín dụng ở mức thấp nên kéo theo hệ số thu nợ cũng thấp. Năm 2007 là năm chuyển tiếp của ngân hàng Miền Tây nên bên cạnh những thành Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 88 công đạt được thì ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn tuy nhiên đó chỉ là những khó khăn ban đầu. Tuy nhiên do doanh số cho vay trung dài hạn của Ngân hàng TMCP Miền Tây trong năm các năm qua tăng rất nhanh, trong khi đó doanh số thu nợ là các khoản nợ đến hạn thu về bao gồm các khoản nợ trước đó và các khoản nợ cho vay trong năm nên sự đánh giá này chỉ mang tính tương đối. Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 89 Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY 5.1 MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA NGÂN HÀNG TRONG CHÍNH SÁCH MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5.1.1 Từ phía ngân hàng Từ những phân tích trên ta thấy việc mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất cần thiết cho sự phát triển của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, nhất là yêu cầu nâng cao vị thế trên thị trường để phát triển và cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đáng khích lệ đã đạt được, ngân hàng còn phải gặp một số khó khăn bởi một số nguyên nhân cũng như những hạn chế và bất cập cần được khắc phục trong giai đoạn hiện nay nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5.1.1.1 Chính sách tín dụng của ngân hàng còn nhiều hạn chế Dù có rất nhiều cố gắng trong việc hoạch định và xây dụng chính sách tín dụng nhưng chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng vẫn còn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế và mặc dù đã căn cứ vào thực tiễn hoạt động nhưng chính sách tín dụng của Ngân hàng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Theo chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng thì chú trọng đến các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh lâu dài và sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, mặt khác tách rời sự quan tâm của ngân hàng đến các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh lâu dài và sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nếu chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp trên, ngân hàng sẽ bỏ qua những khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác như thế là một hạn chế cho ngân hàng trong việc Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 90 đa dạng hóa khách hàng, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên thị trường cũng như trong việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, việc xác định các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những phân đoạn chủ yếu của ngân hàng, nhưng đến nay, trong chính sách tín dụng của mình, ngân hàng vẫn chưa có chính sách cụ thể và rõ ràng dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một bất cập trong chính sách tín dụng của ngân hàng, làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng đối với nhóm khách hàng này. 5.1.1.2 Công tác tiếp thị đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hiện nay chỉ có tổ chức phòng phát triển kinh doanh tại hội sở với chức năng quảng bá hình ảnh ngân hàng và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Mặc dù ở mỗi chi nhánh có tổ chức phòng quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận có tiếp xúc với khách hàng như: Bộ phận giao dịch, bộ phận tín dụng, bộ phận thanh toán quốc tế, nhưng chưa có bộ phận tiếp thị khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên địa bàn của mình tại các chi nhánh để tìm hiểu nhu cầu và tiếp thị sản phẩm về tín dụng ít được chú trọng và thường do các nhân viên tín dụng và thanh toán quốc tế tiến hành một cách cầm chừng nên thiếu tính chuyên nghiệp. 5.1.1.3 Chưa có quy trình tín dụng dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Hiện nay, tại Ngân hàng TMCP Miền Tây vẫn chưa có quy trình tín dụng riêng trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy trình tín dụng hiện hành áp dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng là quy trình cho vay sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống và cho vay nông thôn. Đây là một hạn chế lớn của Ngân hàng TMCP Miền Tây trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 91 Thêm vào đó, trong quy trình tín dụng hiện hành của Ngân hàng TMCP Miền Tây, ngoài bước tiếp nhận hồ sơ đã có sự chuyên môn hóa khi quy định trưởng phòng dịch vụ khách hàng hoặc người được ủy quyền tiếp nhận hồ sơ và phân công hồ sơ đã được tiếp nhận cho từng nhân viên tín dụng và bước giải ngân thuộc vào bộ phận kế toán, các bước còn lại như thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định tài sản đảm bảo, kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau giải ngân, thu nợ và quản lý hồ sơ đã quá hạn dưới 90 ngày điều thuộc công việc của nhân viên tín dụng. Điều này một mặt cho thấy sự thiếu chuyên môn hóa trong việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5.1.1.4 Hạn chế trong công tác thẩm định Thẩm định khách hàng để quyết định cho vay hay không cho vay và cho vay như thế nào là một trong những bước quan trọng trong quy trình cho vay. Trong khi ý chí và khả năng trả nợ của khách hàng, yếu tố uy tín của khách hàng là một trong những yếu tố đòi hỏi không chỉ khả năng, sự nhạy bén và cần kinh nghiệm, sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực cũng như bản lĩnh và khả năng giao tiếp của nhân viên tín dụng khi làm việc với khách hàng. Bên cạnh ưu thế về đội ngũ nhân viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, năng động, phần lớn được đào tạo từ môi trường Đại học, tuy nhiên kinh nghiệm là một trong những hạn chế của họ. Vì vậy, công tác thẩm định khách hàng còn đơn thuần dựa vào việc phân tích các số liệu tài chính là chủ yếu như hiện nay của các nhân viên tín dụng Ngân hàng TMCP Miền Tây là điều dễ hiểu. 5.1.1.5 Chính sách ưu đãi khách hàng Với nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng, Ngân hàng TMCP Miền Tây đã có những quy định khá cụ thể chính sách về khách hàng, đặc biệt là các chính sách ưu đãi khách hàng đã quan hệ làm ăn lâu dài và sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đối với hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cấp độ ưu đãi khách hàng được hưởng cũng khá phong phú, từ việc ưu đãi lãi suất cho vay, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn, phục vụ Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 92 khách hàng vay vốn tại phòng VIP trong các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Miền Tây đến việc phục vụ khách hàng vay tại các doanh nghiệp. 5.1.2 Từ phía doanh nghiệp vừa và nhỏ Do đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ tác động đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng và ý thức tổ chức kinh doanh và tôn trọng luật pháp của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp. Đặc trưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là dễ thành lập, tuy nhiên đây là một lợi thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng đồng thời trên phương diện nào đó là một khó khăn cho các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Miền Tây nói riêng trong việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp loại hình này. Có một thực tế là không ít các doanh nghiệp “mất tích” khỏi trụ sở đăng ký thành lập, hầu như không ai biết doanh nghiệp hoạt động ra sao sau khi được cấp giấy phép. Một số các doanh nghiệp khác thì làm ăn trái chức năng cho phép, cố ý làm trái pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, sử dụng giấy tờ giả mạo, lừa đảo cả cơ quan chức năng để thành lập doanh nghiệp, để xin hoàn thuế giá trị gia tăng, liên kết lừa đảo vốn vay ngân hàng. Chính những điều này đã khiến Ngân hàng TMCP Miền Tây cũng như các ngân hàng thương mại khác rất thận trọng khi cấp tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn tự có thấp, công tác kế toán chưa được chú trong đúng mức, các báo cáo tài chính thường thiếu độ tin cậy cũng như việc chưa hình thành được thoái quen sử dụng hóa đơn trong mua bán giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những hạn chế của các doanh nghiệp này, đồng thời cũng là khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định và quyết định cấp tín dụng. Như vậy: Từ những phân tích về hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng tại Ngân hàng TMCP Miền Tây cùng những Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 93 hạn chế, khó khăn, bất cập nêu trên, có thể thấy trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay để tồn tại và phát triển cũng như trong xu thế hội nhập, việc khắc phục những mặt còn hạn chế để mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao vị thế, uy tín trên thị trường là việc làm cấp thiết của Ngân hàng TMCP Miền Tây trong giai đoạn hiện nay. Những mặt tồn tại trên xuất phát từ phía ngân hàng và các doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể giải quyết một cách triệt để thì bên cạnh những nỗ lực khắc phục của chính bản thân của Ngân hàng TMCP Miền Tây và phải có sự phối hợp nhịp nhàn cũng như sự giúp đỡ của các cơ quan là điều hết sức cần thiết. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 5.2.1 Tăng quy mô tín dụng Có ba hình thức mở rộng hoạt động tín dụng là: - Quy mô tài sản tăng nhưng cơ cấu các loại tài sản không đổi. Ngân hàng có thể mở rộng, bành trướng hoạt động của mình trên tất cả các khoản mục tài sản: Hoạt động tín dụng, nhất là tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đầu tư; bảo lãnh; bảo hiểm;…làm qui mô tài sản gia tăng nhưng cơ cấu các loại tài sản khác không đổi. Việc áp dụng cách thức mở rộng hoạt động tín dụng này phù hợp cho những ngân hàng có nguồn vốn dồi dào, có khả năng huy động vốn cao, nguồn nhân lực hùng mạnh, cơ sở hạ tầng và mạng lưới hoạt động có thể đáp ứng yêu cầu cho việc mở rộng hoạt động tín dụng. - Quy mô tài sản không đổi nhưng cơ cấu các loại tài sản có sự thay đổi theo hướng tăng dư nợ tín dụng trong khi thu hẹp các khoản mục tài sản khác. Nếu cách thức ở trên phù hợp với các ngân hàng hoạt động có hiệu quả và không gặp khó khăn khi huy động vốn thì cách thức mở rộng thứ hai phù hợp với Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 94 những ngân hàng có đặc điểm sau: Nguồn vốn còn hạn hẹp, một số khoản mục tài sản hoạt động hiệu quả chưa cao. - Quy mô tài sản và cơ cấu các khoản mục tài sản không đổi nhưng cơ cấu tín dụng có sự thay đổi. Cách thức mở rộng tín dụng này nên thực hiện khi ngân hàng muốn thay đổi thị trường tín dụng vốn có của mình. Chẳng hạn, khi nhận thấy việc cho vay các doanh nghiệp lớn không còn hiệu quả hoặc gặp nhiều bất lợi do thị trường cạnh tranh gay gắt, trong khi thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất rộng lớn và nhu cầu vốn rất lớn thì ngân hàng cũng có thể chuyển sang thị trường này. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, ngân hàng có thể lựa chọn cho mình cách thức thích hợp để đạt được mục tiêu trong từng thời kỳ. Với thực tế tình hình của Ngân hàng TMCP Miền Tây trong giai đoạn hiện nay thì cách thức mở rộng tín dụng theo hướng gia tăng quy mô tài sản nhưng cơ cấu tài sản không có sự thay đổi là phù hợp hơn cả, bởi vì Ngân hàng TMCP Miền Tây có đặc điểm sau: - Với nỗ lực gia tăng năng lực tài chính trong những năm gần đây cùng với vị thế nhất định mà Ngân hàng TMCP Miền Tây tạo dựng được trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đã tạo thuận lợi cho Ngân hàng TMCP Miền Tây trong hoạt động huy động vốn, nhờ đó có thể đẩy mạnh hoạt động tín dụng nói chung và mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Ngoài hoạt động tín dụng, các hoạt động khác của Ngân hàng TMCP Miền Tây cũng đang hoạt động có hiệu quả, mang lại tỷ lệ sinh lời như mong muốn và có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, với mạng lưới chi nhánh đã và đang được mở rộng trên khắp các nơi, cùng các trang bị về cơ sở vật chất cũng như công nghệ khá hiện đại đang được triển khai rộng khắp và nguồn nhân lực trẻ, năng động sẽ là những thuận lợi cho Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 95 Ngân hàng TMCP Miền Tây trong việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo cách thức hiện nay. 5.2.2 Tăng nguồn vốn huy động để mở rộng hoạt động tín dụng Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức và dân cư là rất gay gắt. Rất nhiều ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách cũng như những ưu đãi rất lớn về lãi suất và chương trình khuyến mãi lớn để thu hút khách hàng. Để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng TMCP Miền Tây cũng cần khơi tăng nguồn vốn huy động, đặc biệt là nguồn vốn có lãi suất thấp và nguồn vốn trung và dài hạn thông qua một số biện pháp cụ thể như: Tăng cường các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, đẩy mạnh việc thu hút những nguồn vốn có chi phí thấp và tận dụng ưu thế mạng lưới chi nhánh rộng lớn để thực hiện luân chuyển vốn một cách hiệu quả. - Tăng cường các chương trình ưu đãi, khuyến mãi và đẩy mạnh việc thu hút những nguồn vốn có chi phi thấp Một hạn chế khác trong việc huy động vốn của Ngân hàng TMCP Miền Tây là thiếu các chương trình ưu đãi, khuyến mãi đối với khách hàng gửi tiền trong khi ngân hàng khác đã và đang tiến hành rầm rộ trong thời gian qua. Vì thế, trong thời gian tới, khi mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt để thu hút khách hàng nhưng các chính sách về gia tăng lãi suất huy động không được ngân hàng nhà nước cho phép thì việc có những chương trình ưu đãi đối với khách hàng cũng là một biện pháp Ngân hàng TMCP Miền Tây cần xem xét trong hoạt động huy động vốn của mình. - Tận dụng ưu thế mạng lưới chi nhánh rộng lớn để thực hiện luân chuyển vốn một cách có hiệu quả nhất. Cùng với việc tích cực mở rộng mạng lưới chi nhánh trên cả nước, Ngân hàng TMCP Miền Tây cũng cần tận dụng hơn nữa ưu thế mạng lưới rộng khắp (hiện nay Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 96 ngân hàng đã có mạng lưới chi nhánh từ Nam ra Bắc) và cần có các quy định cụ thể và linh hoạt về điều chuyển vốn và cho vay vốn giữa các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Miền Tây như điều kiện luân chuyển vốn, lãi suất cho vay nội bộ,…để có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi ở chi nhánh này nhưng lại đang thiếu hụt ở chi nhánh kia với mức chi phí hợp lý và hiệu quả kinh doanh cao nhất. 5.2.3 Xây dựng chính sách tín dụng riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Mặc dù đã xác định các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những phân khúc thị trường mục tiêu của Ngân hàng TMCP Miền Tây, nhưng trong chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng vẫn chưa có những quy định cụ thể và rõ ràng trong hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng này. Thiết nghĩ, Ngân hàng TMCP Miền Tây cần xây dựng một chính sách tín dụng dành riêng cho bộ phận khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để làm nền tảng cho việc thực hiện mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách có hiệu quả cũng như trong việc điều hành và quản lý đồng bộ từ hội sở đến các chi nhánh. Hơn nữa, trong chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Miền Tây cũng không nên bỏ qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có hoạt động này, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, bởi việc thu hút các doanh nghiệp này không những giúp Ngân hàng TMCP Miền Tây tìm kiếm lợi nhuận mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và phân tán rủi ro nhờ đa dạng hóa khách hàng. Khi xây dựng chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng TMCP Miền Tây cần cụ thể một số nội dung như: - Về giới hạn tín dụng, quy định về mức cho vay tối đa trên tài sản bảo đảm nên có sự linh hoạt hơn và cần có sự điều chỉnh lại quy định hiện hành về vấn đề bảo đảm tiền vay bằng tiền bảo lãnh. Giới hạn tín dụng là việc định ra các mức độ tham gia vốn tín dụng của ngân hàng vào một phương án, một dự án vay vốn nào đó. Giới Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 97 hạn tín dụng được xác định dựa vào một số yếu tố như: Mục tiêu của ngân hàng trong từng giai đoạn, khối lượng và cơ cấu nguồn vốn huy động được, uy tín và khả năng tài chính của doanh nghiệp, sự ổn định của nền kinh tế, chính sách tín dụng của ngân hàng Trung ương. - Chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của hoạt động ngân hàng, các ngân hàng điều rất chú trọng đến việc giữ được sự trung thành của khách hàng thể hiện bằng những chính sách ưu đãi đối với khách hàng. Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Miền Tây cũng đã có những chính sách và hành động khá cụ thể trong việc thực hiện ưu đãi đối với khách hàng trong hoạt động tín dụng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như ưu đãi về thời gian giải quyết, ưu đãi về lãi suất tín dụng, địa điểm giải quyết,… Tuy nhiên các điều kiện để trở thành khách hàng ưu đãi còn khá khắc khe như đã trình này ở phần trước đã phần nào hạn chế việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nên chăng, Ngân hàng TMCP Miền Tây cần có sự điều chỉnh các quy định về ưu đãi khách hàng theo hướng hợp lý hơn với của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chẳng hạn, một trong những điều kiện đầu tiên để trở thành khách hàng ưu đãi phải có quan hệ tín dụng với ngân hàng từ hai năm trở lên. Đề xuất ở đây là điều kiện đẻ trở thành khách hàng ưu đãi là khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên và có uy tín, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng và sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Với các điều kiện nới lỏng như trên, Ngân hàng TMCP Miền Tây sẽ đề cao được uy tín của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp tuy có quy mô chưa lớn nhưng làm ăn có hiệu quả và uy tín cao, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 98 - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh ngân hàng • Tăng cường tiến hành tổ chức hội nghị khách hàng ở những địa bàn có đông doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động Đây là cách giới thiệu về ngân hàng rất hiệu quả mà một số ngân hàng đang áp dụng. Hội nghị này giúp Ngân hàng TMCP Miền Tây có cơ hội lắng nghe những ý kiến, những vấn đề khó khăn cùng những nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là nhu cầu về vốn vay ngân hàng, từ đó, ngân hàng sẽ định hướng những việc cần làm, thiết kế những sản phẩm phù hợp, đáp ứng những nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tìm kiếm lợi nhuận. • Tăng cường công tác tiếp thị trực tiếp đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà Ngân hàng TMCP Miền Tây muốn thu hút, thành lập bộ phận tiếp thị khách hàng riêng ở từng chi nhánh để tìm kiếm, xúc tiến hoạt động tiếp thị cũng như giúp đỡ và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp thời và có tính chất chuyên nghiệp Trước tình hình cạnh tranh ngày càng khóc liệt như hiện nay, ngân hàng không thể ngồi chờ doanh nghiệp tìm đến với mình mà phải chủ động tìm tới doanh nghiệp, tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của doanh nghiệp, bởi khó khăn của doanh nghiệp chính là cơ hội của ngân hàng. • Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Đặc trưng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng là vô hình và chất lượng của dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng. Do đó, một trong những cách thiết thực và hiệu quả nhất trong việc quảng bá và năng cao chất lượng phục vụ cũng như đội ngũ nhân viên ngân hàng là không ngừng năng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc rút ngắn thời gian giao dịch đến mức thấp nhất có thể được là điều mà Ngân hàng TMCP Miền Tây quan tâm tới nhiều hơn, thiết nghĩ việc nâng Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 99 cao hơn nữa chất lượng phục vụ cho khách hàng, đặc biệt là đối tượng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là vấn đề cần chú ý và triển khai một cách sâu rộng và thiết thực hơn đến từng nhân viên của Ngân hàng TMCP Miền Tây. Có như vậy, hình ảnh và thương hiệu của Ngân hàng TMCP Miền Tây mới được nâng cao một cách lâu bền. 5.2.4 Chuyên môn hóa quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Hiện tại quy trình tín dụng áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Miền Tây là quy trình cho vay sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống và cho vay nông thôn. Việc áp dụng một quy trình tín dụng chung cho nhiều đối tượng khách hàng có nhiều đặc điểm khác biệt nhau khá rõ nét như trên đã gây hạn chế khá lớn trong việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, việc xây dựng một quy trình tín dụng riêng áp dụng cho đối tượng khách hàng mục tiêu quan trọng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều cần thiết hiện nay. Quy trình tín dụng này cần bám sát vào đặc điểm và đặc trưng của đối tượng khách hàng này để có thiết kế những nội dung phù hợp cũng như có những bước cần nhấn mạnh và khắc phục những hạn chế trong quy trình tín dụng hiện hành. Trong quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở bước tiếp nhận hồ sơ cần khắc phục quy định chỉ có một người - Trưởng phòng dịch vụ khách hàng hoặc người được ủy nhiệm, mà nên tổ chức thành một bộ phận tiếp nhận hồ sơ với nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng có nhu cầu vay vốn lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp, hướng dẫn và thực hiện những thủ tục cần thiết khi vay vốn. Thêm vào đó, do đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chưa chú trọng nhiều đến công tác kế toán và còn hạn chế trong việc lập báo cáo tài chính, do đó việc thẩm định tính trung thực của các báo cáo này là khó khăn nhưng hết sức cần thiết, vì thế, trong bước thẩm định tín dụng, quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chú trọng nhiều hơn đến khâu này và có thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh những bất hợp lý trong báo cáo tài chính. Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 100 Ngoài ra, quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần có sự điều chỉnh theo hướng không nên để một nhân viên tín dụng đảm nhận cả công tác thẩm định tín dụng và công tác thu nợ, quản lý nợ và xử lý những khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, mà nên tách bước quản lý nợ, đặc biệt là các khoản nợ có vấn đề cho một bộ phận riêng chuyên về quản lý, thu hồi và xử lý nợ, nhưng luôn có sự phối hợp giữa nhân viên thẩm định tín dụng với bộ phận này. 5.2.5 Đa dạng hóa hình thức tín dụng Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Miền Tây có một hạn chế lớn là dư nợ tín dụng trung và dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Trước tình trạng nguồn vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu hụt trầm trọng như hiện nay, nhất là nhu cầu vốn trung và dài hạn để đổi mới máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại, việc tăng cường hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là cần thiết. Ngân hàng TMCP Miền Tây cần có sự quan tâm nhiều hơn đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn về vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp này, góp phần mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Miền Tây cần sớm triển khai hoạt động cho thuê tài chính để mở rộng các kênh tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặt biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời góp phần mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. VẬY: Các giải pháp trên đây cần được Ngân hàng TMCP Miền Tây thực hiện một cách đồng bộ và kết hợp một cách hữu cơ với nhau để đạt hiệu quả một cách cao nhất trong việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ một Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 101 cách có hiệu quả thì bên cạnh sự nỗ lực của Ngân hàng TMCP Miền Tây, rất cần có sự cố gắng và sự hợp tác với ngân hàng từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 102 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầy đủ và kịp thời sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện được nhiều phương án, dự án kinh doanh khả thi và có hiệu quả cao, tận dụng các cơ hội kinh doanh tốt hơn cũng như thay thế máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ và các nhu cầu hợp lý khác trong điều kiện vốn tự có của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ, và khắc phục được tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh hiện nay. Trên cơ sở đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, đề tài đã giải quyết vấn đề mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Miền Tây. Đề tài chỉ nêu lên những giải pháp mang tính gợi mở trong việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng TMCP Miền Tây trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, ta thấy hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ngày càng tăng lên được thể hiện ở doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ liên tục tăng lên cao qua các năm, còn về chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào liên tục tăng lên như xăng, dầu,.. nên ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp vừa nhỏ trong việc cạnh tranh. Vì vậy, mà có một số các doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn nên làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Miền Tây tăng lên. Tuy nhiên, thời gian qua việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã mang lại lợi nhuận khá cao cho ngân hàng. Điều đó cho thấy uy tín và chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Miền Tây ngày càng tăng lên, bên cạnh đó ngân hàng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa về công tác huy động vốn để cân đối giữa đầu vào Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 103 và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn của mình, đồng thời phải đẩy mạnh công tác thu nợ để giảm thiểu nợ quá hạn. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Chú ý nhiều hơn đến công tác kế toán, nâng cao năng lực tài chính và trình độ quản trị doanh nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. - Chủ động tìm hiểu các điều kiện, thủ tục vay vốn cũng như những ưu đãi của các ngân hàng để lựa chọn ngân hàng phù hợp. 6.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP Miền Tây - Tăng cường quan hệ hợp tác với Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ để tìm kiếm những dự án trung và dài hạn có hiệu quả để đầu tư vào. - Tăng cường công tác huy động vốn nhất là nguồn vốn trung và dài hạn để đẩy mạnh cho vay các dự án trung và dài hạn. - Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh ngân hàng và tiếp thị sản phẩm ATM, liên kết với các ngân hàng khác để thẻ của Ngân hàng TMCP Miền Tây có thể rút tiền ở các ngân hàng khác. - Cần tạo chính sách thông thoáng cho các doanh nghiệp khi đến vay vốn ở ngân hàng về thủ tục, lãi suất, thời gian. - Việc thẩm định khi cho vay vốn không nên xem trọng tài sản đảm bảo mà phải xem vào năng lực trả nợ cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Nếu một khoản vay được bảo lãnh thì phải bảo đảm chắc chắn rằng lợi ích và trách nhiệm của người bảo lãnh cũng tương đương như người đi vay. Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 104 6.2.3 Đối với ngân hàng nhà nước, chính phủ và các cơ quan chức năng có liên quan - Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về tín dụng ngân hàng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để cho các tổ chức tín dụng phát huy quyền tự chủ thực sự trong hoạt động tín dụng ngân hàng. - Tạo môi trường bình đẳng thực sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời tăng cường tín chặt chẽ trong việc cấp phép và quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Nhà nước tiếp tục ban hành và sửa đổi bổ sung các luật, văn bản dưới luật cho phù hợp với các điều ước quốc tế của lộ trình hội nhập, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Các DNNVV còn rất bở ngỡ trước quá trình hội nhập quốc tế của đất nước nên Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ và ban hành những văn bản pháp luật, thông tư hướng dẫn để các doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạt động và cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp lớn mạnh đang ngày càng đổ vào Việt Nam - Trước thực trạng là DNNVV đang gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật công nghệ hiện đại nên cần đẩy mạnh các công tác hỗ trợ và nâng cao năng lực quản lý về công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Có chế tài xử lý các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ cố tình làm sai lệch các báo cáo tài chính. Cần ban hành quy định cụ thể đối với công tác kế toán kiểm toán và quy định xử phạt cụ thể đối với những trường hợp cố tình “làm đẹp” báo cáo tài chính. - Hoàn thiện các kênh thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hổ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự giới thiệu về mình và tìm kiếm đối tác. Chẳng hạn như thường xuyên tổ chức các hội chợ để doanh nghiệp có thể tự giới thiệu mình… Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy SVTH: Nguyễn Hoàng Anh 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Tiến, 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. NXB Thống kê. 2. Nguyễn Phạm Thanh Nam, 2006. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại, 2005. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 4. Thái Văn Đại, 2007. Quản trị ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ 5. Một số trang Web: www.westernbank.com.vn www.thanhnien.com www.baocantho.com www.vneconomy.com.vn www.cantho.gov.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây.pdf
Luận văn liên quan