Qua bảng số liệu ta nhận thấy mặc dù nợ quá hạn tăng nhanh nhưng do tổng dư
nợ tăng cùng tỷ lệ nên chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ không tăng, mà vẫn giữ ở tỷ lệ
rất thấp chưa đến 0,5%.
Đây là chỉ số phản ảnh trung thực chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nhưng như
phần phân tích nợ quá hạn, do ngân hàng mới thành lập nên nợ quá hạn còn rất ít, nhưng
cũng không thể bỏ qua vai trò của cán bộ tín dụng Ngân hàng. Đây được xem là chỉ số
đáng khích lệ cho ABBANK Cần Thơ.
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 16
656
1541
1775
0
500
1000
1500
2000
Triệu VNĐ
2006 2007 Quý I/2208
Lợi nhuận
Hình 2.1. Biểu đồ lợi nhuận
2.3.2. Định hướng phát triển năm 2008:
- Tăng mức dư nợ lên 1.300 tỷ đồng.
- Mở rộng thêm mạng lưới: mở thêm 7 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
- Phát triển mạng lưới thẻ Youcard.
- Đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
2.4. Thuận lợi và khó khăn:
2.4.1. Thuận lợi:
- Cần thơ là tỉnh có kinh tế phát triển nhất khu vực nên có nhiều dự án công
nghiệp, thương mại, dịch vụ triển khai tại đây. Từ đó các ngân hàng có càng
nhiều cơ hội để phát triển. Bên cạnh đó Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa
của cả nước nên rất thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng nông nghiệp.
- ABBANK Cần Thơ là chi nhánh quản lý các phòng giao dịch trong khu vực từ
đó dễ dàng triển khai các sản phẩm, dịch vụ, cũng như các chương trình khuyến
mãi một cách nhất quán... Bên cạnh đó ABBANK Cần Thơ và các PGD trực
thuộc được đạt tại các thành phố và thị xã lớn trong khu vực, nơi có hoạt động
kinh tế rất năng động nên dễ dàng trong việc huy động vốn cũng như cấp tín
dụng cho khách hàng.
- ABBANK là ngân hàng thương mại có vốn cổ phần lớn nên thuận lợi trong việc
mở rộng thị phần, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó ABBANK
có thành tích rất tốt trong kinh doanh nên tạo được lòng tin lớn nơi các khách
hàng.
- Liên kết với tập đoàn Điện Lực, một trong những tập đoàn nhà nước lớn, làm
cho uy tín tăng lên đáng kể đồng thời có thêm một khách hàng lớn trong kinh
doanh.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 17
2.4.2. Khó khăn:
- Tiềm năng kinh tế lớn nhưng Đồng bằng sông Cửu Long chưa thật sự là một khu
vực kinh tế năng động cả nước, năm 2007 khu vực chỉ thu hút được 4% vốn
FDI, nên ABBANK Cần Thơ có nhiều khó khăn hơn các chi nhánh khác.
- Có nhiều PGD trực thuộc là một thuận lợi nhưng khó khăn trong quản lý các
PGD này. Vì vậy ABBANK Cần Thơ cần có một chính sách quản lý có hiệu
quả.
- Do thói quen ít gửi tiền vào ngân hàng của người dân trong khu vực nên việc
huy động vốn nhàn rỗi còn gặp nhiều trở ngại.
- Tình hình kinh tế, thời tiết khu vực diễn biến thất thường trong thời gian gần đây
làm cho người dân gặp nhiều khó khăn trong kinh tế phát sinh nhiều món nợ khó
hoàn trả.
- Nằm tại trung tâm các tỉnh thành phố nên ABBANK Cần Thơ và các PGD trực
thuộc phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 18
Chương 3
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH - CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng An Bình - Chi nhánh Cần Thơ.
Để sử dụng vốn được an toàn, có hiệu quả Ngân hàng phải phấn đấu tăng trưởng
tín dụng với chất lượng vững chắc, đảm bảo khả năng thu nợ tránh trường hợp để nợ tồn
đọng qua tháng sau. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình cho vay của Ngân hàng trong
năm 2007.
Bảng 3.1 Tình hình cho vay của Ngân hàng trong năm 2007
Đơn vị tính: triệu đồng (trđ)
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV
So sánh Quý
II/Quý I
So sánh Quý
III/Quý II
So sánh Quý
IV/Quý III
ST % ST % ST %
Doanh số
cho vay
75,923 89,270 99,731 67,072 13,347 17.6 10,461 11.7 -32,659 -32.7
Doanh số
thu nợ
9,818 10,518 11,419 12,614 700 7.1 901 8.6 1,195 10.5
Dư nợ 534,263 613,016 701,327 755,785 78,753 14.7 88,311 14.4 54,458 7.8
Nợ quá hạn 124 173 192 170 49 39.5 19 11 -22 -11.5
(Nguồn: Bộ phận Tín dụng)
3.1.1 Phân tích doanh số cho vay
Để đánh giá hoạt động cho vay, người ta căn cứ vào doanh số cho vay của Ngân
hàng, nếu Ngân hàng cho vay càng nhiều tức là doanh số cho vay càng lớn thì có thể
xem là hoat động kinh doanh có hiệu quả và ngược lại.
Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín
dụng. Do bản chất của tín dụng là “đi vay để cho vay”, vì thế nguồn vốn huy động được
trong mỗi năm Ngân hàng phải sử dụng thật hiệu quả nguồn vốn đó, tránh tình trạng ứ
đọng vốn.
3.1.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời gian
Doanh số cho vay bao gồm tất cả những khoản vay phát sinh trong năm tài chính.
Nghiệp vụ cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. Trong
những nguồn thu thì nguồn thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng cao nhất từ 80%-90%
doanh thu của ngân hàng. Cho nên doanh số cho vay cũng là một chỉ tiêu quan trọng thể
hiện mức độ hiệu quả trong kinh doanh của một ngân hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 19
Trong thời gian qua hoạt động cho vay của ABBANK Cần Thơ có những bước
chuyển biến tích cực thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2 Bảng doanh số cho vay theo thời gian
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV
So sánh Quý
II/Quý I
So sánh Quý
III/Quý II
So sánh Quý
IV/Quý III
ST % ST % ST %
Ngắn hạn 43,583 52,760 59,177 50,438 9,177 21.1 6,417 12.2 -8,739 -14.8
Trung và dài
hạn
32,340 36,511 40,554 16,634 4,171 12.9 4,043 11.1 -23,920 -59
Tổng 75,923 89,270 99,731 67,072 13,347 17.6 10,461 11.7 -32,659 -32.7
(Nguồn: Bộ phận Tín dụng)
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
triệu đồng
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Ngắn hạn
Trung-Dài hạn
Hình 3.1. Biểu đồ doanh số cho vay theo thời gian
Đối với cho vay ngắn hạn
Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn trong Quý I là 43,583 trđ,
chiếm 21.2% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, Quý II chiếm 25.6%, Quý III
chiếm 28.7%, và Quý IV chiếm 24.5%.
Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn trong Quý II là 52,760 trđ tăng với tỷ lệ 21.1%
so với Quý I bằng 9,177 trđ , Quý III đạt 59,177 trđ so với Quý II tăng 12.2% tương ứng
giá trị 6,417 trđ, Quý IV doanh số cho vay giảm xuống 50,438 trđ, giảm với tỷ lệ là
14.8% so với Quý III tức giảm 8,739 trđ.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng
ngày càng tăng cao. Đồng thời với chính sách cho vay phù hợp với tình hình kinh tế thị
trường thì chi nhánh đã thu hút một lượng lớn khách hàng có nhu cầu đến vay vốn.
Ngân hàng với hoạt động cho vay ngắn hạn là chủ yếu đã đáp ứng nhu cầu vốn nhất thời
của các thành phần kinh tế trong địa bàn hoạt động.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 20
Doanh số cho vay ngắn hạn qua các Quý đều tăng, chỉ có Quý IV do tác động của
việc tăng lãi suất thị trường nên doanh số cho vay đã bị giảm lại chỉ còn 50,348 trđ, tuy
nhiên doanh số này vẫn còn rất cao so với các Ngân hàng cùng quy mô. Đạt được kết
quả như vậy là do Ngân hàng đã đề ra mức lãi suất phù hợp với nhu cầu vốn và khả
năng chi trả của những hộ sản xuất kinh doanh, những người nông dân,… đây là những
khách hàng lớn của Ngân hàng, với hạn mức vay khoản vài triệu đồng đã thu hút được
phần lớn những người nông dân đang thiếu vốn để canh tác, mở rộng quy mô nuôi
trồng. Một nguyên nhân khác nữa là do thời tiết thì thường xuyên thay đổi, nền kinh tế
địa phương ngày càng phát triển cao, giá cả thị trường biến động trong một vài năm gần
đây làm nhu cầu vốn ngắn hạn cũng tăng lên.
Đối với cho vay trung và dài hạn
Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng gia tăng, cho thấy hoạt động
cho vay của Ngân hàng đang phát triển rất có hiệu quả. Quý II doanh số cho vay trung
và dài hạn là 36,511 trđ tăng 12.9% so với Quý I đạt giá trị 4,171 trđ, Quý III doanh số
là 40,554 trđ tăng 11.1% với số tiền 4,043 trđ so với Quý II. Đến Quý IV doanh số cho
vay trung dài hạn chỉ đạt 16,634 trđ, giảm 32,7% , tức là 23,920 trđ, so với Quý III.
Nguyên nhân doanh số cho vay trung và dài hạn tăng qua các quý đầu năm là do
các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mở rộng hoạt động kinh doanh thường thiếu vốn để
đầu tư, nguồn vốn tích lũy chưa đủ lớn để tham gia các dự án có quy mô cao và cũng
chưa đủ uy tín để phát hành chứng khoán nên vay trung và dài hạn của các ngân hàng là
giải pháp mà nhiều doanh nghiệp lựa, ABBANK Cần Thơ là ngân hàng có chính sách
cho vay thông thoáng, với số vốn điều lệ cao, và muốn mở rộng thị phần vì thế các
doanh nghiệp điều kiện dễ dàng tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng. Và việc cấp tín
dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp này cũng chiếm một phần không nhỏ trong
tổng doanh số cho vay của Ngân hàng.
Về Việc giảm doanh số vào cuối năm 2007 cũng là tình hình chung của tất cả các
Ngân hàng. Đây là giai đoạn khó khăn đối với các ngân hàng thương mại khi một loạt
các chính sách kinh tế của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát như: tăng dự trữ bắt buộc,
đặt mức trần lãi suất huy động... đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách các ngân hàng khi
đó các ngân hàng buộc phải đua nhau tăng lãi suất huy động nhằm đảm bảo tỷ lệ dự trữ
làm cho chi phí tăng cao, đồng thời giảm cho vay các khoản vay trung và dài hạn, hoặc
các doanh nghiệp chờ qua cơn sốt lãi suất mới vay. Do đó ảnh hưởng lớn đến doanh số
cho vay của các ngân hàng trong đó có ABBANK Cần Thơ.
Do Chi nhánh mới được thành lập gần đây nên mục tiêu của Chi nhánh là tập
trung vào loại hình cho vay ngắn hạn. Qua phân tích ta thấy Chi nhánh đã đạt được
những mục tiêu đề ra, kết quả thu được rất khả quan. Để đạt được kết quả này Chi
nhánh đã không ngừng cố gắng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình như đổi mới
cơ cấu quản lý, thực hiện tốt chính sách khuyến mãi cho khách hàng, áp dụng mức lãi
suất phù hợp, tìm kiếm đối tác đáng tin cậy, đề ra được nhiều biện pháp nhằm giúp hoạt
động tín dụng ngày càng tăng trưởng.
3.1.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề
Trong những năm gần đây với sự thay đổi cơ chế thị trường, khuyến khích các
ngành và các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng quy mô đã làm tăng số lượng doanh
nghiệp trên địa bàn các tỉnh, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn, điều đó tạo điều kiện cho
Ngân hàng phát triển.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 21
Cho vay theo ngành nghề là số tiền mà ngân hàng cho vay để người dân sử dụng
vào các mục đích khác nhau trong đó chủ yếu là cho vay nông nghiệp, sản xuất kinh
doanh và cho vay tiêu dùng
Bảng 3.3 Bảng doanh số cho vay theo ngành nghề
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV
So sánh Quý
II/Quý I
So sánh Quý
III/Quý II
So sánh Quý
IV/Quý III
ST % ST % ST %
Nông nghiệp 36,202 42,742 50,868 32,865 6,540 18.1 8,126 19 -18,003 -35.4
Sản xuất kinh
doanh
27,194 31,798 32,407 23,140 4,604 16.9 609 1.9 -9,267 -28.6
Tiêu dùng 12,527 14,730 16,456 11,067 2,203 17.6 1,726 11.7 -5,389 -32.7
Tổng 75,923 89,270 99,731 67,072 13,347 17.6 10,461 11.7 -32,659 -32.7
(Nguồn: Bộ phận Tín dụng)
0
10000
20000
30000
40 00
5 00
60000
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Nông nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Tiêu dùng
Hình 3.2. Biểu đồ doanh số cho vay theo ngành nghề
Đối với cho vay nông nghiệp
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước, có diện tích trồng
cây ăn trái lớn, đồng thời cũng là nơi nuôi và chế biến thủy sản với số lượng lớn,…
Nông nghiệp là ngành truyền thống của khu vực, cứ tới mùa vụ là nhu cầu vốn lại tăng
cao, do đó cho vay nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của
Ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầy đủ và nhanh chóng Ngân hàng cần chuẩn bị
một lượng vốn phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người dân sản xuất, kinh doanh đồng
thời cũng góp phần nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.
Quý I cho vay nông nghiệp là 36,202 trđ, Quý II là 42,742 trđ tăng18,1% tương
đương 6,540 trđ so với Quý I, Quý III đạt 50,868 trđ tăng 19% so với Quý II với số tiền
tăng là 8,126 trđ. Thế nhưng đến Quý IV doanh số này giảm chỉ còn 32,865 trđ, giảm
18,003 trđ so với Quý III, tỷ lệ giảm là 35.4%.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 22
Nhu cầu vay vốn của người dân cho sản xuất nông nghiệp tăng qua các Quý là
do người dân đi vay để xây dựng sân, bãi phục vụ cho việc phơi lúa, nhà máy xấy khô
lúa, cải tạo nâng cấp vườn tạp,.. Bên cạnh đó những chi phí có liên quan lại tăng giá như
chi phí xăng, dầu cho hệ thống tưới tiêu khi mùa nắng, chi phí thuốc phòng và chữa
bệnh cho cây trồng, vật nuôi tăng dẫn đến người dân không có đủ tiền để trang trải cho
mùa vụ sắp tới nên cần phải tìm đến Ngân hàng yêu cầu vay vốn để sản xuất. Khoản vay
này thường là ngắn hạn nhưng với số lượng lớn nên nó thường chiếm tỷ trọng cao trong
tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên nông nghiệp là lĩnh vực chứa nhiều rủi ro, phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên, không phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng nên Chi
nhánh phải có sự kiềm chế đối với loại hình cho vay này, nhất là thời điểm gần đây khi
thời tiết thay đổi thất thường, sâu bệnh, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, vì thế đến Quý IV
doanh số cho vay này đã giảm để đảm bảo khả năng chi trả của người dân.
Đối với cho vay sản xuất kinh doanh
Quý I cho vay sản xuất kinh doanh là 27,194 trđ, Quý II là 31,798 trđ tăng
16,9% tức là 4,604 trđ so với Quý I, Quý III đạt 32,407 trđ tăng 1.9% so với Quý II với
số tiền tăng là 609 trđ. Thế nhưng đến Quý IV doanh số này giảm chỉ còn 23,140 trđ,
giảm 9,267 trđ so với Quý III, tỷ lệ giảm là 28.6%.
Tình hình kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ cũng như Đồng bằng sông Cửu
Long đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đây là giai đoạn ra đời và mở rộng hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp, sự ra đời của các dự án đầu tư lớn, nhỏ ngày
càng nhiều đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp tăng cường
sản xuất kinh doanh đòi hỏi chi phí rất tốn kém mà bản thân chủ đầu tư không thể trang
trải hết ngoài nguồn vốn tự có. Vì thế, song song với sự phát triển đó thì nhu cầu sử
dụng vốn trong đầu tư là rất lớn nên cho vay đối với loại hình này có khả năng phát
triển mạnh. Và đây cũng là ngành có thể mở rộng cho vay trong tương lai nên cần chú
trọng.
Đối với cho vay tiêu dùng
Một đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân đó là
cho vay tiêu dùng. Việc cho vay này góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của xã
hội, nâng cao khả năng tiêu dùng của người dân. Quý I doanh số cho vay tiêu dùng là
12,527 trđ, chiếm tỷ trọng 16.5% trong tổng doanh số cho vay của Quý I, Quý II doanh
số đạt 14,730 trđ tăng17,6% tương ứng với giá trị 2,203 trđ so với Quý I, Quý III là
16,456 trđ tăng 11,7%, Quý IV doanh số này giảm chỉ còn 11,067 trđ, giảm 32,7% tức
là giảm giá trị tiền là 5,389 trđ so với Quý III.
Nguyên nhân doanh số cho vay tiêu dùng có chiều hướng tăng là do kinh tế ngày
càng phát triển, nhu cầu mua sắm của người dân cũng tăng lên. Trong cho vay tiêu
dùng, do bản thân của khách hàng có thu nhập ổn định từ lương nhân viên hoặc thu
nhập từ nguồn khác nên khi có nhu cầu mua sản phẩm, hàng hóa với giá cả lớn thì trong
tức thời khả năng tài chính lại không đủ để chi trả, vì thế khách hàng nghỉ ngay đến hoạt
động cho vay của ngân hàng và tìm đến vay để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong gia
đình. Khoản vay này ít gặp rủi ro do khách hàng thường là những người có thu nhập ổn
định, vì thế trong những năm tới Ngân hàng đang có chính sách khuyến khích cho vay
tiêu dùng nhằm thu lại lãi suất ổn định.
Cũng như khoản cho vay trước thì trước đợt tăng lãi suất cuối năm 2007 thì các
khoản cho vay giảm rõ. Tuy nhiên do các khoản vay tiêu dùng là những khoản vay chủ
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 23
yếu dùng để mua sắm cá nhân và gia đình nên không thật sự cần thiết do đó bị ảnh
hưởng bởi lãi suất rất lớn. Vì vậy, tỷ lệ này giảm với một tỷ lệ khá lớn.
3.1.2 Phân tích doanh số thu nợ
Nếu doanh số cho vay phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, thì công tác sử dụng vốn
chưa được gọi là hiệu quả cao nếu như hoạt động thu nợ không tốt. Một ngân hàng
muốn hoạt động hiệu quả và bền vững bên cạnh việc mở rộng doanh số cho vay còn
phải chú trọng đến công tác thu nợ, nó được thể hiện bằng năng lực của cán bộ tín dụng,
phản ánh về mặt hiệu quả của ngân hàng nhằm đảm bảo vốn hiện có và tăng số vòng
quay vốn đầu tư.
Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ của khách hàng, nếu khách hàng
luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn của mình
một cách có hiệu quả, để có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng.
3.1.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời gian
Doanh số thu nợ là số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản nợ đã giải ngân
trong thời gian nhất định. Vì vậy, việc thu nợ rất quan trọng, kết quả thu nợ của Chi
nhánh qua các Quý như sau:
Bảng 3.4 Bảng doanh số thu nợ theo thời gian
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV
So sánh Quý
II/Quý I
So sánh Quý
III/Quý II
So sánh Quý
IV/Quý III
ST % ST % ST %
Ngắn hạn 5,965 6,256 6,579 6,848 291 4.9 323 5.2 269 4.1
Trung và dài hạn 3,853 4,262 4,840 5,766 409 10.6 578 13.6 926 19.1
Tổng 9,818 10,518 11,419 12,614 700 7.1 901 8.6 1,195 10.5
(Nguồn: Bộ phận Tín dụng)
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Ngắn hạn
Trung-Dài hạn
Hình 3.3. Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời gian
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 24
Doanh số thu nợ ngắn hạn trong Quý I là 5,965 trđ, đến Quý II tăng thêm 4,9% đạt
6256 trđ, với 291 trđ giá trị tăng thêm so với Quý I, Quý III doanh số này đạt 6,579 trđ
tăng 5,2% tương đương 323 trđ so với Quý II, và đến Quý IV doanh số này là 6,484 trđ
tăng 4,1% với giá trị 269 trđ so với doanh số thu nợ của Quý III.
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng đều qua các Quý, chứng tỏ
công tác thu nợ của Chi nhánh rất có hiệu quả. Doanh số thu nợ tăng một phần là do
doanh số cho vay ngắn hạn nhiều và vòng quay vốn tín dụng nhanh, khoản tiền vay
thường nhỏ nên dễ thu hồi vốn. Doanh số thu nợ tăng lên rõ rệt là nhờ vào sự tích cực
trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng, việc thẩm định tín dụng có sự sàng lọc khách
hàng kỹ lưỡng, thận trọng, đánh giá tình hình tài chính cũng như khả năng chi trả của
khách hàng một cách chính xác nhằm đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ
tồn đọng và khó thu hồi.
Bên cạnh tình hình khả quan của công tác thu nợ ngắn hạn thì công tác thu nợ
trung và dài hạn cũng được chú trọng và đem lại hiệu quả cao. Quý II doanh số thu nợ
trung và dài hạn đạt 4,262 trđ, tăng 10,6% với giá trị 409 trđ so với Quý I, Quý III là
4,840 trđ tăng 13,6% tương ứng 578 trđ, đến Quý IV tăng nhanh 19,1% với số tiền 926
trđ so với Quý III.
Tình hình thu nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng đều và ổn định, tuy thời gian
thu hồi vốn dài và gặp nhiều rủi ro nhưng do số lượng người vay ít, khoản vay lớn,
thường tập trung ở các doanh nghiệp có uy tín hoặc được thẩm định kỹ nên công tác thu
hồi nợ thu hẹp hơn so với thu hồi nợ ngắn hạn.
Trong hoạt động cho vay của mình Chi nhánh luôn thực hiện phương châm chất
lượng an toàn và hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành và phân công trách nhiệm.
Mỗi cán bộ tín dụng được phân công phụ trách một địa phương do đó cán bộ tín dụng
dễ dàng trong việc thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, dẫn đến công
tác thu nợ tiến triển thuận lợi mang lại hiệu quả cao.
3.1.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo ngành nghề
Trong lĩnh vực Ngân hàng, đi đôi với cho vay thì cán bộ tín dụng cần chú ý đến
việc theo dõi và lập kế hoạch thu hồi nợ gốc và lãi của các khoản vay. Quyết định cho
vay là khó khăn ,thu hồi nợ lại càng khó khăn hơn do nó ảnh hưởng đến uy tín của
khách hàng và nhiều lý do khác.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 25
Bảng 3.5 Bảng doanh số thu nợ theo ngành nghề
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV
So sánh Quý
II/Quý I
So sánh Quý
III/Quý II
So sánh Quý
IV/Quý III
ST % ST % ST %
Nông nghiệp 4,615 4,944 5,347 5,829 329 7.13 403 8.15 482 9.01
Sản xuất kinh
doanh
3,334 3,686 4,061 4,541 352 10.56 375 10.17 480 11.82
Tiêu dùng 1,769 1,888 2,011 2,144 119 6.73 123 6.51 133 6.61
Tổng 9,718 10,518 11,419 12,514 800 8.23 901 8.57 1,095 9.59
(Nguồn: Bộ phận Tín dụng)
0
1000
2000
3000
4000
500
6000
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Nông nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Tiêu dùng
Hình 3.4. Biểu đồ doanh số thu nợ theo ngành nghề
Thu nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân
hàng, doanh số thu nợ càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ của Ngân hàng càng tốt. Nếu
Ngân hàng không thu hồi được nợ sẽ dẫn đến rủi ro về tín dụng, vì vậy cần phải quan
tâm đến công tác thu nợ, hạn chế tối đa nợ quá hạn. Thu hồi lãi và nợ đúng hạn góp
phần nâng cao vòng quay vốn của Ngân hàng, ngăn ngừa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín
dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn.
Đối với thu nợ cho vay nông nghiệp
Trong những năm qua ngành nông nghiệp của Cần thơ và các tỉnh trong khu vực
cũng gặp không ít khó khăn do sự thay đổi thất thường của thời tiết như thiên tai, hạn
hán, lũ lụt kéo dài, dịch bệnh, cúm gia cầm ở heo, gà, trâu, bò cũng lan rộng, bệnh vàng
lá ở cam, quýt, bệnh lùn xoắn lá lúa,… Thế nhưng nhờ công tác thu hồi nợ tốt của cán
bộ tín dụng nên nhìn chung tình hình thu hồi nợ đều tăng qua các Quý.
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ nông nghiệp tăng đều qua các quý, quý
2 tăng 7,13% so với quý 1 đạt 4944 trđ, tăng 329 trđ. Quý 3 tăng 8,15% tương đương
giá trị 403 trđ so với quý 2. Quý 4 tăng 9,01% với số tiền 482 trđ.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 26
Nguyên nhân các khoản vay này là do ngân hàng ngày càng mở rộng thị phần
nên số dư nợ càng cao và số nợ thu được qua các quý cũng tăng nhanh đáng kể. Việc
thu hồi nợ có chuyển biến tốt cho thấy người nông dân đã sản xuất có hiệu quả, hạn chế
các tác động xấu của thiên tai, dịch bệnh, người dân bắt đầu có kinh nghiệm trong việc
chăn nuôi và trồng trọt từ đó thu nhập ổn định và khả năng trả nợ Ngân hàng cũng cao
hơn. Đặc trưng của nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ nên khi xong một mùa vụ nông
dân thu hoạch xong là đã có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, trong
năm vừa qua ngành nông nghiệp nhất là lúa và cây ăn trái được mùa, được giá nên các
hộ sản xuất trả nợ đúng hạn, ít có các trường hợp không thu nợ được do không có tiền.
Đối với thu nợ cho vay sản xuất kinh doanh
Qua bảng số liệu ta thấy tất cả các ngành nghề đều có doanh số thu nợ tăng. Đặc
biệt là doanh số thu nợ của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tăng rất nhanh, trên
10% qua các quý. Điển hình quý 2 tăng 10,56% tương đương tăng giá trị lên 352 trđ so
với quý 1, quý 3 tăng 10,17% so với quý 2 với giá trị tăng thêm là 375 trđ và quý 4 tăng
11,82%, tương đương 480 trđ so với quý 3.
Trong các Quý, doanh số thu nợ cho vay sản xuất kinh doanh tăng dần là do doanh
số cho vay tăng lên, một phần là do kinh tế ngày càng phát triển nên sản xuất kinh
doanh của người dân cũng thuận lợi hơn. Doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả, sử dụng
vốn đúng mục đích nên đã hoàn trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng đúng hạn. Các doanh
nghiệp này chủ yếu kinh doanh các mặt hàng như quần áo, lương thực, thực phẩm,…
thường thì các mặt hàng này ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Hầu hết các doanh nghiệp
này tập trung ở các khu vực trọng điểm, ngay đầu mối giao thông quan trọng nên thuận
lợi cho việc giao lưu, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa từ đó hoạt động kinh doanh rất
có hiệu quả.
Đối với thu nợ cho vay tiêu dùng
Tuy doanh số thu nợ đối với lĩnh vực tiêu dùng không cao bằng sản xuất kinh
doanh và nông nghiệp nhưng vẫn tăng đều và ổn định. Quý 2 tăng Nguyên nhân của sự
gia tăng này là do cho vay tiêu dùng thường với số lượng nhỏ, người dân lại có mức thu
nhập ổn định nên khả năng chi trả nợ là rất cao. Hơn nữa việc cho vay này giúp người
dân thỏa mãn được những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, nên tạo tâm lý thoải mái từ
đó người dân sẽ dễ dàng hơn trong việc trả nợ. Trả hết số nợ này, người dân có thể vay
số nợ khác để tiếp tục phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong gia đình, làm cho cuộc sống
ngày càng khấm khá hơn.
Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của ABBANK Cần Thơ rất tốt. Đó là do nhân
viên tín dụng chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng từ lúc đánh giá khách
hàng đến lúc giải ngân. Luôn kiểm tra, theo dõi quá trình khách hàng sử dụng vốn vay
và hoàn trả nợ, cho nên việc thu hồi nợ luôn diễn ra suôn sẻ và đúng thời gian quy định,
tỷ lệ nợ quá hạn không cao.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận vấn đề do mới thành lập hơn 1 năm nên giá trị của
các khoản cho vay, thu nợ,... chưa thật sự lớn do đó khi có một thay đổi về giá trị vừa
phải sẽ tạo nên sự thay đổi lớn trong tỷ lệ. Nhưng đây cũng là một tỷ số khả quan đánh
giá đúng nỗ lực của ABBANK Cần Thơ, nên cần duy trì phát triển những nỗ lực này.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 27
3.1.3 Phân tích doanh số dư nợ
Dư nợ là số tiền mà Ngân hàng còn phải thu của khách hàng trong một thời gian
nhất định, dư nợ còn phản ánh tình hình cho vay hoặc sử dụng vốn của Ngân hàng tại
một thời điểm nhất định vào cuối năm. Hay nói cách khác thì dư nợ tỷ lệ nghịch hoàn
toàn đối với doanh số thu nợ của Ngân hàng.
Doanh số cho vay không phản ánh được bản chất đầu tư vốn thật sự mà chỉ phản
ánh khái quát hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bởi vì doanh số cho vay còn phụ
thuộc vào tốc độ vòng quay của vốn tín dụng, ví dụ như 1 đồng vốn với tốc độ quay 4
vòng/năm thì doanh số cho vay trong năm sẽ là 4 đồng, trong khi đó số dư nợ của Ngân
hàng trong năm là 1 đồng. Vậy dư nợ trên tài khoản của Ngân hàng phản ánh đầy đủ,
chính xác lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế của Ngân hàng thực hiện tại thời điểm
xem xét. Trong những tháng qua, doanh số cho vay tăng, bên cạnh đó dư nợ của
ABBANK Cần Thơ cũng tăng lên.
3.1.3.1 Phân tích dư nợ theo thời gian
Bảng 3.6 Bảng dư nợ theo thời gian
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV
So sánh Quý
II/Quý I
So sánh Quý
III/Quý II
So sánh Quý
IV/Quý III
ST % ST % ST %
Ngắn hạn 223,833 270,337 322,934 366,524 46,504 20.8 52,597 19.5 43,590 13.5
Trung và dài
hạn
310,430 342,679 378,393 389,261 32,249 10.4 35,714 10.4 10,868 2.9
Tổng 534,263 613,016 701,327 755,785 78,753 14.7 88,311 14.4 54,458 7.8
(Nguồn: Bộ phận Tín dụng)
223833
310430
270337
342679
322934
378393 366524
389261
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
00000
Triệu đồng
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Ngắn hạn
Trung-Dài hạn
Hình 3.5. Biểu đồ dư nợ theo thời gian
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 28
Dư nợ phản ánh tình trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong suốt một thời
điểm,dư nợ càng tăng cao cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong
công tác mở rộng quy mô và phát triển thị phần, công tác thu hồi nợ trực tiếp làm tăng
nhanh lợi nhuận của Ngân hàng.
Tình hình dư nợ ngắn hạn vào Quý I là 223,833 trđ, Quý II là 270,337 trđ tăng
20,8%, tức đạt giá trị tăng 46,504 trđ, so với Quý I, Quý III là 322,934 trđ tăng 19.5%
so với Quý II với giá trị tương ứng là 52,597 trđ , đến Quý IV doanh số dư nợ ngắn hạn
là 366,524 trđ tăng hơn so với Quý III là 13,5% với mức tăng giá trị là 43,590 trđ.
Nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng qua các Quý là do Ngân hàng đã thu hút khách
hàng bằng các biện pháp đẩy mạnh cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, không
hạn chế số lượng quy mô, tạo điều kiện cho dư nợ tăng trưởng. Mặc khác công tác tiếp
thị được Ngân hàng thực hiện thường xuyên tạo mối quan hệ lâu bền với các khách
hàng trọng tâm, bên cạnh đó mở rộng thêm mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên
địa bàn, chính vì thế tín dụng từng bước được nâng cao, thu hút ngày càng nhiều dự án
đầu tư nên dư nợ cao hơn rất nhiều so với doanh số cho vay.
Quý I dư nợ trung và dài hạn là 310,430 trđ, Quý II dư nợ là 342,679 trđ tăng
32,249 trđ với tỷ lệ 10.4% so với Quý I, Quý III tăng 35,714 trđ tương ứng tỷ lệ 10.4%
so với Quý II với dư nợ là 378,393 trđ. Đến Quý IV dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt
389,261 trđ tăng 10,868 trđ với tỷ lệ 2.9% so với Quý III.
Dư nợ trung và dài hạn tăng là do doanh số cho vay đối với lĩnh vực sản xuất
kinh doanh dài hạn hay những dự án lớn tăng. Đạt được kết quả như vậy là nhờ Ngân
hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, Ngân hàng rất quan tâm và
chú trọng đến việc tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng, áp dụng chính sách lãi
suất linh hoạt, thực hiện tốt công tác tiếp thị nên đã thu hút được nhiều dự án lớn.
Nhìn chung tình hình dư nợ trong những Quý luôn tăng, trong đó dư nợ ngắn
hạn có xu hướng tăng nhiều hơn, điều này chứng tỏ nhu cầu vay vốn ngắn hạn trong địa
bàn tăng cao, và đây cũng là khoản cho vay có vòng quay nhanh nên cũng góp phần làm
tăng dư nợ. Vì thế Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ngắn hạn làm tăng tỷ trọng dư nợ
ngắn hạn trong tổng dư nợ, đáp ứng một phần không nhỏ vào nhu cầu vốn ngắn hạn cho
các doanh nghiệp trên địa bàn.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 29
3.1.3.2 Phân tích dư nợ theo ngành nghề
Bảng 3.7 Bảng dư nợ theo ngành nghề
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV
So sánh Quý
II/Quý I
So sánh Quý
III/Quý II
So sánh Quý
IV/Quý III
ST % ST % ST %
Nông
nghiệp
335,677 373,476 418,977 445,913 37,799 11.3 45,501 12.2 26,936 6.4
Sản xuất
kinh doanh
174,502 202,514 230,810 249,409 28,012 16.1 28,296 14 18,599 8.1
Tiêu dùng 24,084 37,026 51,540 60,463 12,942 53.7 14,514 39.2 8,923 17.3
Tổng 534,263 613,016 701,327 755,785 78,753 14.7 88,311 14.4 54,458 7.8
(Nguồn: Bộ phận Tín dụng)
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
50,0 0
00,000
450,000
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Nông nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Tiêu dùng
Hình 3.6. Biểu đồ dư nợ theo ngành nghề
Đối với dư nợ cho vay nông nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta, người dân chủ yếu sống
dựa vào nông nghiệp, mục tiêu người dân đến vay tiền của Ngân hàng là để mua đất
ruộng, phân bón, thuốc trừ sâu, cây trồng, con giống,…Loại hình cho vay này chủ yếu
phụ thuộc vào thời vụ, sau khi thu hoạch xong người dân mới có thể trả nợ, vì thế nợ
được thu hồi chậm dẫn đến dư nợ đầu năm 2007 còn cao.
Quý I dư nợ ngành nông nghiệp là 335,677 trđ, Quý II là 373,476 trđ tăng 11.3%
với giá trị 37,799 trđ so với Quý I, Quý III tăng 12,2% tuong đương 45,501 trđ, Quý IV
dư nợ là 445,913 trđ tăng 6,4% tương ứng giá trị 26,936 trđ so với Quý III. Nguyên
nhân dẫn đến sự gia tăng dư nợ là do người dân chưa đến mùa thu hoạch nên chưa trả
được nợ cho Ngân hàng. Mặt khác, do một số người đã đến hạn trả nợ nhưng lại gia hạn
nợ để phục vụ cho vụ tiếp theo làm cho dư nợ tăng.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 30
Đối với dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh
Quý I dư nợ ngành sản xuất kinh doanh ơãnh,502 trđ, Quý II là 202,514 trđ tăng
28,012 trđ với tỷ lệ 16.1% so với Quý I, Quý III là 230,810 trđ tăng 28,296 trđ với tỷ lệ
14% so với Quý II, Quý IV dư nợ là 249,409 trđ tăng 18,599 trđ tương ứng với tỷ lệ
8.1% so với Quý III.
Công tác tiếp thị được Chi nhánh thực hiện thường xuyên, giữ vững mối quan hệ
với khách hàng, đồng thời mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn làm
cho tín dụng từng bước được tăng trưởng. Vì vậy Chi nhánh đã thu hút được nhiều dự
án đầu tư làm tăng doanh số cho vay, từ đó dư nợ cũng tăng theo. Ngân hàng đã chú
trọng đổi mới công tác quản lý, tăng trưởng tín dụng, tăng cường công tác tiếp thị,
thường xuyên áp dụng chính sách ưu đãi với các khách hàng thân thuộc dẫn đến kết quả
là Ngân hàng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến vay, trong đó duy trì khách
hàng cũ và có thêm nhiều khách hàng mới.
Đối với dư nợ cho vay tiêu dùng
Dư nợ tiêu dùng trong Quý I là 24,084 trđ, Quý II là 37,026 trđ tăng 53,7 với số
tiền 12,942 trđ so với Quý I, Quý III tăng39,2% đạt 14,514 trđ, Quý IV dư nợ là 60,463
trđ tăng 17,3% tương ứng 8,923 trđ so với Quý III.
Dư nợ cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng liên tục là do Ngân hàng
đang chú trọng, khuyến khích cho vay tiêu dùng nhằm đảm bảo thu hồi nợ. Do kinh tế
phát triển nên nhu cầu mua sắm các vậy dụng đắc tiền, xây nhà... có khuynh hướng gia
tăng, điều này làm cho doanh số cho vay tăng lên kéo theo dự nợ cũng tăng. Dư nợ cho
vay của Ngân hàng qua các Quý có sự biến động cùng chiều với doanh số cho vay, từ
đó cho thấy ABBANK Cần Thơ ngày càng mở rộng nghiệp vụ tín dụng để tăng sức
mạnh cạnh tranh cùng các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động.
3.1.4 Phân tích nợ quá hạn
Những khoản nợ mà khách hàng không thể trả do điều kiện khách quan thì có thể
đến ngân hàng xin xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh nợ. Nếu không đến gia hạn, điều
chỉnh hoặc hết thời gian gian hạn mà khách hàng vẫn không có khả năng trả thì khoản
nợ này sẽ được chuyển sang nợ quá hạn, hay còn gọi là nợ xấu. Trong nợ quá hạn có
nhiều cấp độ tùy theo thời gian quá hạn và xếp loại. Nợ quá hạn càng lâu thì rủi ro thu
hồi được là rất cao. Nợ quá hạn làm ứ đọng vốn của Ngân hàng, giảm hiệu quả hoat
động tín dụng vì thế nợ quá hạn luôn là vấn đề được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm.
Trong môi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì sẽ có
nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mọi lúc mọi nơi. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khách quan. Do đó một nhà quản trị giỏi đến đâu cũng không thể khẳng
định rằng Ngân hàng mình không có nợ quá hạn. Chính vì thế các Ngân hàng luôn tìm
mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ quá hạn đến mức thấp nhất.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 31
Tình hình nợ quá hạn qua các Quý:
Bảng 3.8 Bảng nợ quá hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV
So sánh Quý
II/Quý I
So sánh
Quý III/Quý
II
So sánh Quý
IV/Quý III
ST % ST % ST %
Ngắn hạn 65 105 118 99 40 61.5 13 12.4 -19 -16.1
Trung và
dài hạn
59 68 74 71 9 15.2 6 8.8 -3 -4.1
Tổng 124 173 192 170 49 39.5 19 11 -22 -11.5
(Nguồn: Bộ phận Tín dụng)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, thường là do khách hàng vay sản
xuất nông nghiệp có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập không ổn định, sử dụng vốn không
đúng mục đích dẫn đến không trả được nợ. Đối với khách hàng vay sản xuất kinh doanh
do năng lực chuyên môn và uy tín của người lãnh đạo thấp, khả năng tài chính của
doanh nghiệp bị lỗ, công việc kinh doanh không đạt hiệu quả nên không trả được nợ,
mặt khác cũng do sự thay đổi chính sách của Nhà nước, thị trường bị biến động lớn, giá
cả vật tư tăng vọt nên việc kinh doanh gặp nhiều rủi ro.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan do phía
Ngân hàng luôn muốn chạy theo lợi nhuận, công việc thẩm định thiếu sót, không theo
sát tình hình sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng nên dẫn đến công tác thu hồi nợ gặp
khó khăn.
Tuy vậy, nhìn chung chất lượng tín dụng tại ABBANK Cần Thơ được đánh giá
là tốt, trong những năm qua Ngân hàng đã tìm mọi cách để giảm tình trạng nợ quá hạn,
hạn chế rủi ro tín dụng nhằm sử dụng vốn có hiệu quả. Có được kết quả khả quan như
trên là nhờ vào nổ lực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn của nhân viên tín dụng.
Bên cạnh đó việc tăng cường công tác thẩm định, kiểm soát trong quá trình cho vay
cũng góp phần hạn chế phát sinh nợ quá hạn, công tác thẩm định của nhân viên tín dụng
ngày càng được nâng cao. Nhân viên tín dụng sàng lọc, lựa chọn khách hàng có uy tín
để cho vay và luôn kiểm tra theo dõi giám sát quá trình khách hàng sử dụng vốn.
Do chỉ mới thành lập trên 1 năm nên các khoản nọ quá hạn chỉ tập trung vào các
khoản nợ cần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn, các nhóm còn lại là: nợ nghi ngờ, nợ khó đòi
thì không có hoặc rất ít, bên cạnh đó với số dư nợ quá hạn rất thấp nên khó có thể đánh
giá một cách khách quan nhất về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng. Đây cũng chính
là hạn chế của đề tài.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 32
3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua các chỉ tiêu.
3.2.1. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn huy động được có bao nhiêu đồng tham gia
vào tín dụng. Nếu tỷ lệ này càng cao thì vốn huy động được càng có hiệu quả, vì tìm
được đầu ra cho vốn huy động.
Bảng 3.9. Bảng hệ số thu nợ
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Dư nợ (triệu đồng) 534,263 613,016 701,327 755,785
Tổng vốn huy động (triệu
đồng
39,804 45,111 49,512 68,573
Dư nợ trên tổng vốn huy
động (lần)
13.42 13.59 14.16 11.02
(Nguồn: Bộ phận Tín dụng)
Như phần phân tích trên ta thấy do đặt có mục tiêu mở rộng thị phần lên hàng đầu
nên vốn huy động chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trên dư nợ. Đây là điều dễ hiểu vì
ABBANK là ngân hàng có vốn điều lệ rất lớn. Chỉ số này tăng dần qua các quý chứng
tỏ ABBANK Cần Thơ đã sử tối ưu nguồn vốn huy động vào nghiệp vụ cho vay.
Các chỉ số tăng đều qua các quý cho thấy thì phần ABBANK Cần Thơ ngày càng
mở rộng. Riêng quý 4 chỉ số này giảm do doanh số cho vay giảm trong quý cuối và hiệu
ứng tăng lãi suất huy động cuối năm của các ngân hàng làm cho vốn huy động tăng
nhanh.
Nhìn chung ABBANK Cần Thơ sử dụng tốt nguồn vốn huy động nhưng cần chú ý
giảm sự phụ thuộc nhiều vào vốn điều lệ của Hội sở.
3.2.2. Chỉ tiêu hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn mà Ngân hàng bỏ ra cho vay thì thu được bao
nhiêu đồng nợ. Nếu tỷ lệ này càng cao thì hoạt động tín dụng có hiệu quả, ngược lại tỷ
lệ này thấp thì Ngân hàng có khuynh hướng gặp nhiều rủi ro vì khó thu nợ.
Bảng 3.10. Bảng hệ số thu nợ
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Doanh số thu nợ (triệu đồng) 9818 10518 11419 12614
Doanh số cho vay (triệu đồng) 75923 89270 99731 67072
DS thu nợ trên DS cho vay (lần) 0.13 0.12 0.11 0.19
(Nguồn: Bộ phận Tín dụng)
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 33
Nhìn vào các chỉ số ta thấy các chỉ số không thay đổi nhiều qua các quý trong
năm. Các chỉ số này nhìn vào có phần bất lợi nhưng nó thể hiện mục tiêu của Ngân hàng
là mở rộng thị trường tín dụng trong khu vực. Vì khi doanh số thu nợ tăng trưởng rất
cao ( trên 8% mỗi quý) đó là một chỉ số tốt. Nhưng chỉ số thu nợ trên doanh số cho vay
giảm trong 3 quý đầu là do Ngân hàng tăng doanh số cho vay tối đa có thể để mở rộng
thị trường. Trong quý cuối do ảnh hưởng của tình trạng chung của các ngân hàng vào
cuối năm nên doanh số cho vay giảm mạnh, đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng nhanh
làm cho hệ số thu nợ tăng mạnh.
Nhìn chung các chỉ số này chứng tỏ không phải Ngân hàng thu nợ không tốt, mà
nó phản ánh một cách rõ ràng mục tiêu của ABBANK trong năm 2007.
3.2.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Bảng 3.8. Bảng nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Nợ quá hạn
(triệu đồng)
124 173 192 170
Tổng dư nợ
(triệu đồng)
534,263 613,016 701,327 755,785
Nợ quá hạn
trên tổng dư nợ
(%)
0.023 0.028 0.027 0.022
(Nguồn: Bộ phận Tín dụng)
Qua bảng số liệu ta nhận thấy mặc dù nợ quá hạn tăng nhanh nhưng do tổng dư
nợ tăng cùng tỷ lệ nên chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ không tăng, mà vẫn giữ ở tỷ lệ
rất thấp chưa đến 0,5%.
Đây là chỉ số phản ảnh trung thực chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nhưng như
phần phân tích nợ quá hạn, do ngân hàng mới thành lập nên nợ quá hạn còn rất ít, nhưng
cũng không thể bỏ qua vai trò của cán bộ tín dụng Ngân hàng. Đây được xem là chỉ số
đáng khích lệ cho ABBANK Cần Thơ.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 34
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ABBANK CẦN THƠ
4.1. Một số biện pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng:
4.1.1. Tiếp tục xúc tiến nhiều sản phẩm tín dụng mới.
ABBANK mới hình thành nên chủ yếu là các sản phẩm tín dụng quen thuộc như:
cho vay, cấp tín dụng... Do đó cần phát triển thêm nhiều sản phẩm mới như: cho thuê tài
chính, ...
Với việc mở rộng các sản phẩm và dịch vụ thì sẽ có một lượng lớn khách hàng có
nhu cầu về các sản phẩm này, từ đó chi nhánh có thể dễ dàng mở rộng hoạt động tín
dụng.
4.1.2. Tạo sự thông thoáng, linh hoạt hơn cho các phòng giao dịch trực thuộc.
ABBANK Cần thơ là chi nhánh có nhiều phòng giao dịch bao trùm cả Đồng bằng
sông Cửu Long, do đó có sự khác biệt tương đối về điều kiện kinh tế-xã hội, tự nhiên,...
Do đó, ABBANK Cần Thơ cần tạo sự thông thoáng nhiều hơn cho các phòng giao dịch
trực thuộc như: nâng cao mức tín dụng mà các PGD trực thuộc có thể cho vay không
thông qua chi nhánh, có thể tự quản bá hình ảnh, khuyến mãi trong điều kiện cho phép...
Với biện pháp này các PGD sẽ phát huy tối đa những hiểu biết về thị trường của
chính mình, với việc cấp nhiều quyền hạn thì các PGD cũng sẽ có trách nhiệm cao hơn
đối với chi nhánh. Từ đó, chi nhánh có thể sẽ tập trung hơn trong việc phát triển chi
nhánh cũng như định ra chiến lượt kinh doanh cho cả khu vực một cách tối ưu. Bên
cạnh đó các PGD cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị phần.
4.1.3. Tăng cường khả năng huy động vốn – tránh sự phụ thuộc nhiều vào hội
sở.
Như chúng ta biết ABBANK Cần Thơ mới thành lập hơn 1 năm nhưng lại có
nguồn vốn điều lệ dồi dào từ hội sở. Đây là một thuận lợi lớn cho ABBANK Cần Thơ
trong việc mở rộng thị phần.
Nhưng với thị phần tương đối so với các ngân hàng khác như hiện nay vấn đề đảm
bảo nguồn vốn cho vay là cần thiết. Tuy nhiên, hội sở ngày càng mở rộng mạng lưới các
chi nhánh khắp cả nước nên có thể thắt chặt chính sách tín dụng. Nếu đảm bảo được
nguồn vốn huy động ổn định ở mức cao có thể đảm bảo được nghiệp vụ cấp tín dụng thì
chi nhánh có thể dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường trong tương lai.
4.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng.
4.2.1. Nâng cao kiểm tra kiểm soát nội bộ.
ABBANK Cần Thơ có mạng lưới rộng khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
đây là một thuận lợi lớn để phát triển hệ thống đồng bộ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chất
lượng tín dụng có thể sẽ giảm sút, các khoản nợ xấu sẽ gia tăng nếu công tác kiểm tra
giám sát các PGD không được thực hiện tốt.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 35
Để nâng cao khả năng kiểm tra kiểm soát cần phải có một phòng kiểm soát nội bộ
với trình độ nhân viên có năng lực. Do đó, cần đào tạo thường xuyên, chuyển một số
nhân viên tín dụng có trình độ và kinh nghiệm hoạt động tại phòng này...
4.2.2. Nâng cao chất lượng phòng quản lý rủi ro tín dụng.
Đây là một phòng mới thành lập của ABBANK Cần Thơ với nhiệm vụ quản lý tất
cả các thông tin về tín dụng nhằm đưa ra những giải pháp giảm thiểu tối đa rủi ro tín
dụng. Đây là một phòng ban rất quan trọng giúp ABBANK Cần Thơ quản lý tốt chất
lượng sản phẩm tín dụng của mình. Đồng thời, sự có mặt của phòng này làm cho chi
nhánh có thể tập trung phát triển chi nhánh nhiều hơn do các PGD có thể linh hoạt hơn
trong việc cấp tín dụng mà chi nhánh vẫn có thể theo dõi một cách chặt chẽ.
Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng nhân viên trong tất cả các phòng, các PGD
cũng cần được chú trọng đúng mức. Vì như thế vừa tạo được hình ảnh tốt cho chi nhánh
có thể dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng vừa có thể nâng cao chất lượng tín dụng một
cách có hiệu quả.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 36
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng tại ABBANK Cần Thơ trong 4 Quý
năm 2007 thông qua việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá
hạn và các chỉ số phản ánh hiệu quả tín dụng ta thấy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh
ngày càng phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao. Với phương châm “đi vay để cho vay”,
vừa kinh doanh vừa phục vụ nên Ngân hàng đã thật sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho
các doanh nghiệp và người dân địa phương. Với hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã
góp phần vào việc ổn định thị trường tiền tệ, giúp người dân tránh được tình trạng cho
vay nặng lãi.
Qua các Quý hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao thể
hiện qua doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đều tăng, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng
đã tạo điều kiện cho người dân yên tâm trong việc sản xuất kinh doanh, cũng như các
doanh nghiệp được tiến hành kinh doanh thuận lợi và đạt được kết quả như mong muốn.
Đạt được kết quả khả quan trên là nhờ sự đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ công
nhân viên trong Ngân hàng, mọi người đều có ý thức trách nhiệm trong công việc được
giao, nội bộ Ngân hàng đoàn kết, nhất trí tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành
nhiệm vụ một cách xuất sắc. Ngân hàng luôn luôn cố gắng nâng cao vị thế của mình
trong lòng khách hàng, nhạy bén trong cạnh tranh, biết nắm bắt xu thế mới của thị
trường, điều chỉnh lãi suất, quy trình cho vay một cách phù hợp, khoa học để thu hút
khách hàng, hướng mục tiêu vào khách hàng trọng tâm mà phát triển.
Trong thời gian tới để giữ vững hiệu quả và tạo uy tín cho hoạt động tín dụng,
Chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong việc thay đổi chính sách, phát triển nhanh các sản
phẩm dịch vụ của Ngân hàng từ đó Ngân hàng không những tăng khả năng cạnh tranh
với các ngân hàng khác trên địa bàn mà còn thu hút được nhiều khách hàng.
2. Kiến nghị
Cần đầu tư xây dựng trụ sở khang trang tăng vị thế cạnh tranh, đồng thời tạo được
không gian làm việc thông thoáng cho nhân viên.
Cần tổ chức một bộ phận chuyên trách marketing và giám sát khách hàng, tìm
kiếm, khai thác tốt việc huy động vốn và dư nợ cho vay được xem là sản phẩm đầu ra và
thị trường tiêu thụ là những khách hàng đủ điều kiện vay vốn theo quy định của
ABBANK. Tuy nhiên, sản phẩm của hoạt động kinh doanh này là quyền sử dụng tiền.
Do đó việc thành lập một bộ phận tiếp thị năng động và hiệu quả là yêu cầu cần thiết,
tùy vào đặc điểm quy mô của các PGD, ABBANK Cần Thơ có thể xây dựng một bộ
phận tiếp thị cho phù hợp.
Có kế hoạch đào tạo nhân viên nghiệp vụ trẻ cả về trình độ chuyên môn và khả
năng giao tiếp. Từ đó có một đội ngũ kế thừa năng động, đi đôi với việc đào tạo lại nhân
viên nghiệp vụ có kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và phát triển kinh tế hiện
nay.
Thường xuyên nghiên cứu thị trường tâm lý khách hàng để có chính sách khách
hàng, thông qua giao tiếp khai thác được thông tin từ khách hàng về mặt chất lượng sản
phẩm của chi nhánh, nắm bắt được nhu cầu cũng như yêu cầu của khách hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Trần Công Dũ SVTH: Lư Phú Hải Trang 37
Cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, lãi suất hấp dẫn, có chính sách tiếp
thị dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo thêm uy tín cho ABBANK Cần Thơ. Mở rộng
mạng lưới các kênh phân phối khác nhau, hệ thống đại lý chấp nhận thanh toán thẻ, lắp
đặt hệ thống ATM.
Cải tiến hơn nữa các quy trình tín dụng nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Như vậy, khách hàng có thể tiết kiệm nhiều thời gian, và không còn ngại việc quá nhiều
thủ tục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Cần .pdf