Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

Đất nước chúng ta đang bước vào vận hội mới, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao, từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu, cơ hội rất nhiều và thách thức không ít. Và hơn hết trong lĩnh vực Ngân hàng đã có nhiều chuyển biến, hoạt động của Ngân hàng không ngừng đổi mới và hoàn thiện từng bước. Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay. Kinh doanh Ngân hàng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, nhạy cảm, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế. Trong đó tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lợi của Ngân hàng. Các khoản tín dụng của Ngân hàng tài trợ cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau trong nền kinh tế như: các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà xây dựng, nông dân, người mua nhà ở, thương mại, dịch vụ và cả người tiêu dùng . tất cả điều phụ thuộc vào các khoản tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long được đặt tại trung tâm thị xã, nơi có điều kiện rất thuận lợi cho ngân hàng tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng khác nhau, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh, các xí nghiệp, doanh nghiệp cần bổ sung vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Theo ông Nguyễn Hữu Hiệu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long, toàn tỉnh có 1.839 doanh nghiệp và trên 49.200 hộ kinh doanh thì có đến 98% doanh nghiệp của tỉnh có quy mô vừa và nhỏ với quy mô đầu tư bình quân 6,5 tỷ đồng/doanh nghiệp, 9,5 triệu đồng/hộ kinh doanh. Do đó, nhu cầu tín dụng ngăn hạn là nhu cầu rất cần thiết và thường xuyên đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như tại Vĩnh Long hiện nay. Vấn đề ở đây là làm sao để lĩnh vực nay được Ngân hàng tận dụng triệt để, nhất là thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch cụ thể như: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay bổ sung vốn lưu động, kể cả cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Xuất phát từ những vấn đề trên nên em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.

doc75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố cho vay thì doanh số thu nợ của ngành cũng chiếm vị trí hàng đầu. Năm 2006 doanh số thu của ngành đạt được 385.442 triệu đồng tăng 17.347 triệu đồng hay tăng 4,71% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng tỷ trọng 56% trên tổng doanh số thu nợ trong khi năm 2005 chỉ chiếm tỷ trọng hơn 1%. Bước sang năm 2007 thì doanh số thu lại tiếp tục tăng 46.268 triệu đồng so với năm 2006 với doanh số đạt 431.710 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 12,00%. Tuy doanh số có tăng nhưng nếu xét về cơ cấu thì lại giảm so với cùng kỳ năm 2006 chỉ còn 38% trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tương ứng giảm 18%. * Ngành thương mại và dịch vụ: Đây là một ngành có nhiều triển vọng đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng, minh chứng cho điều đó là doanh số thu nợ của nó ngày một tăng. Cụ thể, trong năm 2006 doanh số thu nợ của ngành này tăng đột biến đạt 135.874 triệu đồng tăng 129.120 triệu đồng hay tăng 1.911,76% so với cùng kỳ năm 2005, đồng thời chiếm tỷ trọng là 20% trong tổng doanh số thu. Không dừng ở đó, tính đến cuối năm 2007 thì doanh số thu của ngành này lại tiếp tục tăng cao và đạt 406.641 triệu tăng 270.767 triệu đồng, hay tăng 199,28% so với năm 2006. Đồng thời thì tỷ trọng của ngành cũng tăng theo chiếm tỷ trọng 36% trên tổng doanh số thu nợ, cao hơn năm 2006 là 16%. Nguyên nhân là do liên tục trong hai năm 2006 và 2007 doanh số cho vay đối với ngành thương mại và dịch vụ liên tục tăng cao, năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, ngoài ra do hầu hết các món vay đối với ngành này có thời gian đáo hạn dưới 12 tháng do đó trong năm doanh số thu nợ phát sinh. Ngoài ra, để đạt được kết quả như trên còn phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của tập thể cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra giám sát từng món vay, thường xuyên nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn góp phần tạo nên thành công trong công tác thu hồi nợ trong thời gian qua tại Ngân hàng. * Ngành thuỷ sản Cùng với thành công trong công tác thu nợ đối với ngành thương mại dịch vụ thì ngành thuỷ sản cũng có nhiều khởi sắc với với tỷ trọng ngày một tăng cụ thể năm 2005 doanh số thu hồi nợ của ngành chỉ chiếm 1% trên tổng doanh số thu nợ, nhưng đến năm 2006 doanh số này chiếm tỷ trọng 14%, và đến cuối năm 2007 chiếm tỷ trọng 19% trên tổng doanh số thu hồi nợ tăng 5% so với cùng kỳ năm 2006. Với doanh số vào năm 2006 đạt 95.137 triệu đồng tăng 91.613 triệu đồng hay tương ứng 2.599,69% so với năm 2005, trên đà tăng trưởng đó đến cuối năm 2007 thì doanh số thu đạt 210.249 triệu đồng tăng 115.112 triệu đồng tương ứng 121% so với năm 2006. Cũng giống như doanh số thu hồi nợ đối với ngành thương mại và dịch vụ, nguyên nhân của tình trạng tăng đột biến trên là do doanh số cho vay đối với ngành này tăng mạnh cả về doanh số lẫn tỷ trọng trong liên tiếp hai năm 2006 và 2007 trong khi các món vay này có thời gian đáo hạn tương đối ngắn thường ứng với một chu kỳ chăn nuôi khoảng 3 đến 6 tháng nên doanh số thu nợ phát sinh là rất lớn. * Đối với các lĩnh vực cho vay khác. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ trong các lĩnh vực cho vay khác mà chủ yếu là cho vay đối với các ngành bất động sản, nông nghiệp, cho vay du học và các khoảng cho vay thấu chi có nhiều biến động tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ trong các lĩnh vực này đạt 68.376 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10% trên tổng doanh số thu nợ, tức là giảm 25.547 triệu đồng tương đương với 27,20% so với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với lĩnh vực này trong năm giảm đáng kể, hơn nữa các khoản nợ đến hạn đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, cho vay bất động sản hầu như không thu hồi được cho nên doanh số thu hồi nợ trong năm giảm đáng kể. Đến cuối năm 2007 doanh số thu nợ của lĩnh vực này có phần khởi sắc đạt 77.537 triệu đồng tăng 9.162 triệu đồng, tương ứng tăng 13,40% so với cùng kỳ năm 2006. 4.3.2.2.Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế. Bảng 7. Thu nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm 2005- 2007. Đvt:Triệu đồng Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổ chức kinh tế 462.280 479.747 719.498 17.467 3,78 239.750 49,97 Cá nhân 10.016 205.082 406.640 195.066 1.947,54 201.559 98,28 Tổng 472.296 684.829 1.126.138 212.533 45,00 441.309 64,44 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) Hình 10: Cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế. * Đối với các tổ chức kinh tế. Nhìn chung doanh số thu hồi nợ đối với các tổ chức kinh tế liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 doanh số này đạt 479.747 triệu đồng tăng 17.467 triệu đồng, tức tăng 3.78% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 doanh số này tiếp tục tăng cao đạt gần 719.498 triệu đồng, tăng 239.750 triệu đồng, tương ứng tăng 49.97% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng liên tục doanh số thu nợ đối với các tổ chức kinh tế một phần là do doanh số cho vay đối với thành phần này liên tục tăng qua ba năm, năm sau tăng cao hơn năm trước rất nhiều. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các doanh nghiệp không chỉ các doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động từ trước mà còn xuất hiện hàng loạt các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này hoạt động trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch dụ và du lịch. Nhờ chính sách phát triển kinh tế của nhà nước và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh trong việc linh hoạt quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, chủ động điều chỉnh kịp thời với sự biến động của thị trường nên đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Do đó, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đối với thành phần này dễ dàng hơn và liên tục tăng. Tuy nhiên nếu xét về vơ cấu thì tỷ trọng của thành phần này lại liên tục giảm qua ba năm. Cụ thể năm 2005 doanh số này chiếm trên 90% tỷ trọng , đến năm 2006 tỷ trọng này chỉ còn 70% trên tổng doanh số thu nợ và tiếp tục giảm còn 64% vào cuối năm 2007. * Đối với thành phần tư nhân cá thể. Trong lĩnh vực cho vay đối với thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, công tác thu hồi nợ tín dụng ngắn hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng lại liên tục tăng qua ba năm. Trong năm 2006 doanh số thu nợ 205.082 triệu đồng tăng 195.066 triệu đồng tương ứng tăng 1.947,54% so với cùng kỳ năm 2005. Chiếm tỷ trọng 30% trên tổng doanh số thu nợ trong khi vào năm 2005 doanh số này chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể. Đến cuối năm 2007 doanh số thu nợ trong lĩnh vực này tiếp tục tăng cao đạt 406,640 triệu đồng tăng 201,559 triệu đồng, tương ứng tăng hơn 98% so với năm 2006. Chiếm tỷ trọng 36% trên tổng doanh số thu nợ, tăng 6% so với cuối năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng nhanh cả về doanh số thu nợ lẫn tỷ trọng so với tổng doanh số thu nợ là do công tác thu hồi nợ của chi nhánh diễn ra thuận lợi do cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, giám sát việc sử dụng món vay và việc trả nợ của mỗi cá nhân. Các cá nhân có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh được thuận lợi và có điều kiện phát triển mạnh mẽ cho nên thu được nhiều lợi nhuận. Mặt khác do mức lương của mỗi cá nhân tăng cao, Ngân hàng có những ràng buộc pháp lý rõ ràng trong việc hoàn trả món vay nên doanh số thu nợ gia tăng và đạt được hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, trong thời gian qua lực lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng còn tương đối mỏng cho nên công tác quản lý nợ còn gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như: địa bàn hoạt động còn quá lớn, đi lại khó khăn nên gặp phải nhiều khó khăn trong việc kiểm tra giám sát việc sử dụng món vay có đúng mục đích đã thoả thuận hay không. Cán bộ tín dụng phải quản lý toàn bộ các khâu từ khâu nhận hồ sơ, thẩm định cho đến khâu giám sát, thu hồi nợ của khách hàng trên địa bàn rộng cho nên không thể kiểm tra, giám sát thường xuyên mà chỉ đối với khách hàng lớn, tập trung gần trung tâm thị xã. Trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp, ngân hàng thường ký hợp đồng tài trợ đối với khách hàng trong vòng 12 tháng. Việc kiểm tra, thẩm định dự án sản xuất kinh doanh chỉ do một cán bộ tín dụng phân tích và báo cáo trình lên cấp trên. Phòng quản lý tín dụng chỉ kiểm tra, xem xét lại hồ sơ. Do đó, việc tính toán số liệu gặp nhiều sai sót do khách hàng cung cấp kết quả kinh doanh chưa thực sự đầy đủ và chính xác với tình hình thực tế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá hoạt động của khách hàng. Đối với cán bộ công nhân viên còn nhiều bất cập như Toà Án Nhân Dân Tỉnh, Ban lãnh đạo các trường học, bệnh viện... thiếu hợp tác trong việc thu hồi nợ với ngân hàng khi CBCNV không còn làm việc tại đơn vị. 4.3.3. Tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng Hình 11. Tình hình dư nợ của Ngân hàng qua ba năm. Nhìn chung tình hình dư nợ của Ngân hàng liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng đạt 219.183 triệu đồng tăng 39.043 triệu đồng tương ứng tăng 21,67% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 dư nợ tín dụng ngắn hạn của chi nhánh tăng nhanh đạt 453.564 triệu đồng tăng 234.381 triệu đồng tương ứng tăng 106.93% so với cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân tăng đột biến là do trong năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn trong năm tăng cao, tăng đến 88% so với năm 2006 trong khi doanh số thu nợ trong năm chỉ tăng có 64%. Ngoài ra, nguyên nhân làm cho dư nợ trong năm 2007 tăng cao là do các món vay ngắn hạn phát sinh vào những tháng cuối năm lớn như các khoản vay của Công ty Xuất Nhập Khẩu Lương Thực Vĩnh Long, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bạch Đằng. 4.3.3.2. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Đvt: Triệu đồng Bảng 8.Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổ chức kinh tế 120.823 131.933 237.759 11.110 9,19 135.827 102,95 Cá nhân 88.993 116.927 225.481 27.934 31,39 98.554 84,29 Tổng 180.140 219.183 453.564 39.043 21,67 234.381 106,93 (Nguồn:Phòng kế hoạch kinh doanh) Hình 12. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế. * Đối với các tổ chức kinh tế. Nhìn bảng 8 ta có thể thấy rõ dự nợ tín dụng ngắn hạn đối với tổ chức kinh tế của Ngân hàng Đông Á Vĩnh Long liên tục tăng nhanh qua ba năm tương ứng với mức tăng đột biến của doanh số cho vay. Cụ thể năm 2006 đạt 120.823 triệu đồng tăng 11.110 triệu đồng, tương ứng tăng 9,19% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 dư nợ của thành phần này đạt 135.827 triệu đồng tăng 135.827 triệu đồng tương ứng tăng 102,95% so với cùng kỳ năm 2006. Tuy nhiên nếu xét về cơ cấu thì tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn của chi nhánh đối với thành phần này lại liên tục giảm qua ba năm. Cụ thể năm 2004 chiếm tỷ trọng 58% trên tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn, đến năm 2006 tỷ trọng này chỉ còn 53% giảm 5% so với cùng kỳ năm 2005. Đến cuối năm 2006 dư nợ tín dụng ngắn hạn của thành phần này chỉ còn 51% trên tổng dư nợ tín dụng tiếp tục giảm 2% so với cùng kỳ năm 2006. * Đối với thành phần kinh tế tư nhân, cá thể. Trong hoạt động tín dụng ngắn hạn, Ngân hàng Đông Á Vĩnh Long đặc biệt chú trọng và hướng đến lượng khách hàng nhỏ lẻ. Đặc biệt đối với khách hàng là cá nhân kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại, các tiểu thương, họ rất cần vốn để luân chuyển hàng hoá. Mặc dù vốn vay trên mỗi cá nhân nhỏ chỉ vài chục triệu nhưng số lượng khách hàng này rất lớn, tập trung đông ở Thị xã. Với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, Đông Á Vĩnh Long phục vụ tận nơi cho khách hàng như sản phẩm tín dụng góp chợ, vay cầm cố sổ tiết kiệm, vay cầm cố vàng. Cụ thể năm 2006 dư nợ tín dụng ngắn hạn của thành phần này đạt 116.927 triệu đồng tăng 27.934 triệu đồng, tương ứng tăng 31,39% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 dư nợ của thành phần này tiếp tục tăng cao đạt 225.481 triệu đồng tăng 98.554 triệu đồng, tương ứng tăng 84,29% so với cùng kỳ năm 2006. Bên cạnh đó nếu xét về cơ cấu thì nhìn vào hình 12 ta thấy tỷ trọng dư nợ đối với thành phần tư nhân cá thể ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2005 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng 42% trên tổng dư nợ ngắn hạn, đến năm 2006 chỉ tiêu này chiếm 47% trên tổng dư nợ ngắn hạn và đến cuối năm 2007 chỉ tiêu này là 49%. Nguyên nhân do đặc điểm kinh doanh của thành phần kinh tế này cho nên lượng vay của các đối tượng này phát sinh rất nhiều lần trong năm. Đặc biệt là vào thời điểm cuối năm, nhu cầu vốn để mua hàng cung ứng cho khách hàng mua sắm trong dịp lễ, tết là rất lớn. Sau khi thu hồi vốn họ sẽ trả lại cho ngân hàng, thông thường là cuối quý 1 năm sau. Chính vì thế, lượng nợ tồn cuối mỗi năm đối với khách hàng cá nhân là rất lớn. Bên cạnh đó, cá nhân đến vay ngắn hạn tại chi nhánh phục vụ mục đích tiêu dùng và nuôi trồng thuỷ sản cũng khá nhiều với thời hạn chủ yếu là dưới 12 tháng. Chính vì những lý do trên mà tình hình dư nợ tín dụng của Ngân Hàng Đông Á Vĩnh Long đối với lĩnh vực tư nhân cá thể liên tục tăng qua ba năm. 4.3.3.3 Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề. Đvt: Triệu đồng Bảng 9.Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế. Ngành nghề Năm Chênh lệch Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối CN - TTCN 126.797 192.422 158.233 65.625 51,75 -34.189 -17,76 TMDV 23.470 36.951 116.567 13.481 57,43 79.616 215,44 Thuỷ sản 3.500 27.898 187.194 24.398 697,08 159.296 570,99 Khác 77.673 13.214 42.873 -64.459 -82,98 29.659 224,44 Tổng 180.140 219.183 453.565 39.044 21.67 234.381 106,93 (Nguồn: phòng kế hoạch nguồn vốn) Chú thích: CN-TTCN: công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. TMDV: Thương mại dịch vụ. Hình 13. Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề. * Đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Qua bảng 9 ta thấy được tình hình dư nợ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đối với ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có sự biến động tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2006 dư nợ ngắn hạn của ngành đạt 192,422 triệu đồng chiếm 71% trong tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, tức là tăng thêm 65.625 triệu đồng tương đương 51,75% so với cùng kỳ năm 2005. Tuy nhiên đến cuối năm 2007 tình hình dư nợ của Ngân hàng đối với lĩnh vực này giảm đáng kể chỉ còn 158.233 triệu đồng chiếm tỷ trọng 31% trên tổng dư nợ ngắn hạn, tức là giảm gần 34.189 triệu đồng, tương đương 17,67% so với năm 2006. * Đối với ngành thương mại và dịch vụ. Bên cạnh nhu cầu cho vay đối với các ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Ngân hàng ngày càng tập trung phần lớn các sản phẩm tiện ích của mình vào các đối tượng vay vốn trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Chính vì lẽ đó mà dư nợ tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực này ngày một tăng nhanh qua ba năm. Điển hình dư nợ tín dụng năm 2006 đạt 36.951 triệu đồng tăng 13.481 triệu đồng, tương ứng tăng 57,44% so với cùng kỳ năm 2005 và tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2006 đạt 116.567 triệu đồng tăng 79.616 triệu đồng, tương ứng tăng 215,46% so với năm 2006. Nếu xét về cơ cấu thì tỷ trọng dư nợ ngành này liên tục được cải thiện qua các năm 2005, 2006 và 2007. Chiếm tỷ trọng 10% trên tổng dư nợ ngắn hạn vào năm 2005, đạt 14% trong năm 2006 và chiếm 23% vào năm 2007. * Đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản. Cùng với tình hình phát triển nhanh chóng về dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với đối với các ngành thương mại và dịch vụ thì dư nợ tín dụng đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng liên tục tăng trưởng nhanh qua ba năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trên tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Cụ thể năm 2006 dư nợ ngắn hạn của ngành đạt 27.898 triệu đồng chiếm 10% trên tổng dư nợ ngắn hạn, tức là tăng so với năm 2005 về số tuyệt đối là 24.398 triệu đồng, về tương đối là 697,08%. Đến cuối năm 2007 dư nợ ngắn hạn của ngành tiếp tục tăng trưởng cao và đạt 187.194 triệu đồng chiếm 38% trên tổng dư nợ ngắn hạn cả năm, tức là tăng gần 159.294 triệu đồng, tương đương 570,99% số dư nợ ngắn hạn của ngành vào kỳ năm 2006. *Đối với cho vay khác. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn đối với cho vay khác như nông nghiệp, bất động sản, kinh doanh chứng khoán có nhiều biến động tăng giảm không ổn định qua ba năm. Cụ thể trong năm 2005 dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này chiếm tỷ trọng tương đối cao trên tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đạt gần 34% trên tổng dư nợ ngắn hạn. Trong khi đó vào cuối năm 2006 dư nợ tín dụng ngắn hạn của các ngành này chỉ đạt 13.214 triệu đồng chiếm chỉ 5% trên tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn, giảm gần 64.459 triệu đồng tương đương với82,98% so với năm 2005. Đến năm 2007 mặc dù tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong lĩnh vực này có tăng nhưng cũng không đáng kể chỉ chiếm 8% trên tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng, đạt 42.873 triệu đồng tức là tăng thêm được 29.659 triệu đồng tương 224,44% so với cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân là do trong những năm 2006 và 2007 tình hình cho vay đối với ngành nông nghiệp, bất động sản, chứng khoán gặp phải rủi ro rất cao cho nên Ngân hàng đã chủ trương lựa chọn sàng lọc kỹ lưỡng từng đối tượng vay mà đặc biệt là đối với các lĩnh vực vay tiền đầu tư và bất động sản, kinh doanh chứng khoán, đối với ngành nông nghiệp cũng tương tự cho nên dư nợ đối với lĩnh vực này giảm mạnh mặc dù tổng dư nợ ngắn hạn là tăng liên tục qua ba năm. Tóm lại, tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng có những chuyển biến tích cực. Theo đối tượng cho vay thì dư nợ đối với cho vay cá nhân, doanh nghiệp nhỏ là chủ yếu, mục đích sử dụng vốn chính khi khách hàng đến vay phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Ngoài ra, mục đích tiêu dùng cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong cho vay ngắn hạn. Dư nợ vào cuối năm cao, ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận lớn từ việc thu lãi nhiều hơn. Điều này hứa hẹn một kết quả kinh doanh tốt vào năm sau. 4.3.4. Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn. Hình 14. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn qua ba năm 2005 -2007. Cùng với sự gia tăng về doanh số cho vay ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn thì nợ quá hạn trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn cũng tăng qua các năm. Qua hình 10 ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh theo thời gian có sự tăng nhanh đột biến. Là một chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á mới được thành lập không lâu tại Vĩnh Long nên năm 2005 hầu hết các khoản vay được xem xét tài trợ rất kỹ lưỡng cùng với công tác thu hồi nợ triệt để cho nên trong năm Ngân hàng không tồn tại nợ quá hạn, chỉ tập trung vào những năm sau này như 2006 tổng số nợ quá hạn ngắn hạn là 610 triệu đồng, năm 2007 là 1.507 triệu đồng tăng 897 triệu đồng tương đương 146,96% so với cùng kỳ năm 2006. Cụ thể được phân tích như sau: 3.3.4.1. Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề. Bảng 10 : Tình hình nợ quá hạn theo ngành nghề qua ba năm Đvt: Triệu đồng Ngành nghề kinh doanh Năm Chênh lệch Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối - CN - TTCN 204 490 286 140,18 - TMDV 221 683 462 209,59 - Thuỷ sản 88 152 64 72,55 Cho vay khác 98 183 85 87,21 Tổng 610 1.507 897 147,05 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) Chú thích: CN-TTCN: công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. TMDV: Thương mại dịch vụ. Hình 15 : Cơ cấu nợ quá hạn theo ngành nghề qua ba năm * Đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Qua bảng 10 ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cuối năm 2007 là 490 triệu đồng chiếm 33% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng, tức là tăng thêm 286 triệu đồng tương đương với 140,18% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên là do những tháng cuối năm 2007 các khách hàng quen thuộc của Ngân hàng như Công Ty Xuất Nhập Khẩu Lương Thực – Thực Phẩm Vĩnh Long, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bạch Đằng gặp phải một số hợp đồng xuất khẩu bị thua lỗ(3) nên chưa thanh toán kịp thời cho Ngân hàng khi đến hạn cho nên nợ quá hạn ngắn hạn tăng nhanh vào cuối năm 2007. * Đối với ngành thương mại dịch vụ. Nhìn vào hình 15 ta thấy ngành thương mại dịch vụ có số nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng lượng nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng. Với lượng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2007 là 683 triệu đồng chiếm 45% trong tổng lượng nợ quá hạn ngắn hạn, tức là tăng thêm 462 triệu đồng tương đương 209,59% so với năm 2006. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã tăng nhanh doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành thương mại dịch vụ (được phân tích ở bảng 5) cho nên lượng nợ quá hạn phát sinh trong năm 2006 là điều không thể tránh khỏi. Sang năm 2007 mặc dù công tác thu hồi nợ được Ngân hàng đặc biệt chú trọng, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng được tăng cao nhưng do doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh, lượng khách hàng đến giao dịch ngày một nhiều hơn, địa bàn quản lý được mở rộng. Trong khi lực lượng cán bộ tín dụng thì nhỏ (chỉ có 6 người) cho nên công tác quản lý, giám sát từng món vay gặp rất nhiều khó khăn vì vậy nợ quá hạn ngắn hạn vào cuối năm 2007 tăng cao. * Đối với ngành thuỷ sản. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn đối với ngành thuỷ sản vào năm 2006 chỉ có 88 triệu đồng chủ yếu là của các hộ nuôi cá tra bề ở khu vực phà cổ chiên cá bị bệnh vào tháng 8 (chủ yếu là bệnh ghẻ)(3) nên tạm thời không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Sang năm 2007 số lượng nợ quá hạn ngắn hạn của ngành này là 152 triệu đồng chiếm 10% trong tổng lượng nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng tức là tăng thêm 64 triệu đồng tương đương 72,55% số nợ quá hạn ngắn hạn của ngành năm 2006. * Đối các ngành cho vay khác. Tình hình nợ qua hạn ngắn hạn đối với các ngành cho vay khác vào năm 2006 phát sinh là 98 triệu đồng chiếm 16% trong tổng lượng nợ quá hạn ngắn hạn. Phát sinh chủ yếu ở ngành nông nghiệp do nông dân gặp phải thiên tai (bão số 9), dịch bệnh (dịch rầy nâu hại lúa, dịch bọ cánh cứng)(3) cho nên phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2006. Sang năm 2007 nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh là 183 triệu đồng chiếm 12% trong tổng lượng nợ quá hạn ngắn hạn tăng thêm 85 triệu đồng tương đương 87,21% so với năm 2006. Phát sinh ở một số hộ sản xuất nông nghiệp và chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực vay tiền đầu tư bất động sản do thị trường giảm giá nghiêm trọng, nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ hay không bán được cho nên là tăng lượng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm. 3.3.4.2 Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế. Bảng 11 : Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua ba năm Đvt: Triệu đồng Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổ chức kinh tế 526 731 206 39,37 Cá nhân 106 776 670 632,16 Tổng 610 1.507 897 147,05 (Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh) Hình 16: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua ba năm. * Đối với các tổ chức kinh tế. Nhìn vào bảng 11 ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế phát sinh trong năm 2006 là 504 triệu đồng chiếm 83% trong tổng số nợ qua hạn ngắn hạn của Ngân hàng. Sang năm 2007 lượng nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh của thành phần này là 731 triệu đồng chiếm 49% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn, tức là tăng thêm 227 triệu đồng tương đương 45,04% so với năm 2006. Nguyên nhân làm tăng số lượng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm chủ yếu là do các khoản nợ quá hạn phát sinh tại Công ty xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Vĩnh Long và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bạch Đằng. (như đã đề cập ở phần ngành nghề) * Đối với thành phần kinh tế tư nhân, cá thể. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn đối với thành phần tư nhân cá thể có số lượng tăng đột biến qua các năm. Cụ thể, năm 2006 số lượng nợ quá hạn ngắn hạn của thành phần này là 106 triệu đồng chỉ chiếm 17% trong tổng số nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh tại Ngân hàng. Nhưng sang đến năm 2007 số lượng nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh của thành phần này là 776 triệu đồng chiếm 51% trong tổng số lượng nợ quá hạn ngắn hạn tức là tăng thêm 670 triệu đồng tương đương 632,16% so với năm 2006. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong những năm qua Ngân hàng đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, các hộ gia đình, các tiểu thương cho nên doanh số cho vay đối với thành phần này năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Trong khi đó vào những tháng cuối năm 2007 tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn do giá cả tăng đột biến, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao(3) ảnh hưởng đến thu nhập của đại đa số người dân cho nên gặp phải khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Chính vì thế làm cho lượng nợ quá hạn phát sinh vào cuối năm tăng nhanh. Mặc khác, khu vực đồng bằng sông Cửu Long luôn gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt,dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi nợ đối với các đối tượng tư nhân cá thể hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. 4.4. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Đông Á chi nhánh Vĩnh Long qua ba năm 2005 -2007. Trong những năm qua NHTMCP Đông Á chi nhánh Vĩnh Long đã không ngừng đổi mới các hình thức hoạt động, cùng với việc mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, Ngân hàng đã từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Để phản ánh mức độ hoạt động và qui mô của Ngân hàng thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính qua bảng số liệu sau: Bảng 12 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn qua ba năm 2005 – 2007. Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1. Vốn huy động (VHD) Triệu đồng 44.110 721.244 1.177.271 677.134 456.027 2. Tổng nguồn vốn(TNV) Triệu đồng 1.186.458 1.407.680 1.687.164 221.222 279.484 3. Tổng dư nợ (TDN) Triệu đồng 180.140 219 .183 453.564 39.043 234.381 4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 472.296 684.829 1.126.138 212.533 441.309 5. Doanh số cho vay Triệu đồng 527.604 723.873 1.360.519 196.269 636.646 6. Nợ quá hạn (NQH) Triệu đồng 0 610 1.507 0 897 7. Dư nợ bình quân Triệu đồng 151.743 199.662 336.375 47.919 136.713 A. Hệ số thu nợ (4/5) % 89,52 94,61 82,77 B. Dư nợ/VHĐ (3/1) lần 4,08 0,30 0,39 C.VHD/TNV (1/2) % 3,72 51,24 69,78 D. Vòng quay TD (4/7) vòng 3,11 3,43 3,35 E. NQH/TDN (6/3) % 0 0,69 0,33 (Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn) Chú thích: NQH: Nợ quá hạn. TDN: Tổng dư nợ. TNV: Tổng nguồn vốn. VHĐ: Vốn huy động. TD: Tín dụng. 4.4.1. Hệ số thu nợ ngắn hạn. Qua bảng số liệu cho thấy hệ số thu nợ ngắn hạn của Thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long luôn có hệ số thu nợ cao qua ba năm. Cụ thể, năm 2005 Ngân hàng có hệ số thu nợ đạt 89,52% tức là cứ một trăm đồng cho vay thì Ngân hàng đã thu lại được 89,52 đồng. Sang năm 2006 hệ số thu nợ của Ngân hàng trong năm đạt được 94,61% tăng thêm 4,91%. Tính đến cuối năm 2007 hệ số này tuy có giảm đôi chút nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất cao đạt 82,77%. Có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên toàn thể Ngân hàng, cụ thể cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng, làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy. 4.4.2. Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động. Qua bảng số liệu cho thấy trong ba năm qua tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên nguồn vốn huy động có sự biến động không ổn định. Cụ thể năm 2005 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động là 4,08 điều này có nghĩa là bình quân cứ 4,08 đồng dư nợ ngắn hạn thì có chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia còn lại Ngân hàng phải nhờ đến vốn điều chuyển từ hội sở chính. Nguyên nhân là do trong năm Ngân hàng mới đi vào hoạt động ổn định cho nên công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó nhu cầu vay vốn trên địa bàn lại cao cho nên dư nợ trong năm lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn huy động được tại địa phương. Đến năm 2006 tình hình huy động vốn của ngân hàng được cải thiện đáng kể do hình ảnh của Ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với người gởi tiền cho nên tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động trong năm là 0,33 lần. Có nghĩa là cứ một đồng dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng thì có 0,33 đồng được lấy từ nguồn vốn huy động. Đến năm 2007 tỷ lệ này là 0,39 lần. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt được hiệu quả rất tốt đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngắn hạn tại địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn so với nguồn vốn huy động được còn thấp chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển Ngân hàng thành một Ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại. Do đó, trong thời gan tới Ngân hàng cần phải có những chích sách cụ thể để dư nợ trong lĩnh vực ngắn hạn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và đó cũng là xu hướng chung của tất cả các Ngân hàng thương mại hiện đại. 4.4.3. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn Vốn huy động trên tổng nguồn vốn cao chứng tỏ tự Ngân hàng có thể đủ sức chăm lo cho hoạt động tín dụng luôn được liên tục. Nếu tỉ lệ này thấp cho thấy công tác huy động vốn không đủ sức cho vay, phải cần đến nguồn vốn điều chuyển từ hội sở chính, mức vốn vay này có lãi suất cao hơn lãi suất huy động ngoài dân cư. Qua bảng 12 cho thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn qua ba năm liên tục tăng với một tỷ lệ rất cao. Cụ thể, năm 2005 vốn huy động chỉ chiếm khoản 3,72% trên tổng nguồn vốn, đến năm 2006 tỷ lệ này đã tăng lên 51,24% và đến cuối năm 2007 tỷ lệ này đạt khoản 69,78% trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Điều này cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng đạt được kết quả rất tốt chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Góp phần vào sự thành công của việc huy động trong hai năm gần đây là nhờ thái độ phục vụ nhiệt tình của nhân viên Ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong việc gửi tiền và rút tiền và nhờ chính sách tuyên truyền quảng cáo trên báo chí, tờ bướm v.v. 4.4.4. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (DSTN/DNBQ) hay hệ vòng quay vốn ngắn hạn. Từ bảng số liệu trên ta thấy số vòng quay tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng luôn dao động ở mức trên 3 vòng trong năm, điều này có thể khẳng định dòng vốn của Ngân hàng được luân chuyển rất tốt. Cụ thể, năm 2005 hệ số vòng đạt 3.11 vòng, đến năm 2006 là 3.43 vòng, và năm 2007 là 3.35 vòng. Đây là đều đáng mừng cho thấy công tác chỉ đạo thu hồi nợ ngắn hạn của Ngân hàng rất tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, Ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần tăng thêm vòng quay vốn tín dụng, nhưng bên cạnh đó cần phải tích cực hơn trong việc thu hồi nợ để hạn chế rủi ro xảy ra. 4.4.5. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (NQN/TDN). Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của Ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả hoạt động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ NQH/TDN có thể nói là rất tốt do tỷ lệ này qua ba năm luôn dưới 1%. Cụ thể năm 2006 là 0,69% và năm 2007 giảm xuống chỉ còn 0,33% Vì vậy, công tác tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng được đánh giá là tốt. Nợ quá hạn ở đây chỉ phát sinh ở thành phần kinh tế cá thể, hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ còn các thành phần khác thì chưa có phát sinh nợ quá hạn, nếu có cũng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tóm lại, hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đạt được qua ba năm là khá tốt. Công tác thu hồi nợ trong từng năm trên 85% doanh số cho vay ngắn hạn, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng cho thấy ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển tại địa phương. Bên cạnh đó, lượng nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh so với tổng doanh số cho vay ngắn hạn tương đối thấp (dưới 1%) cho thấy chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng là tốt. Tuy nhiên tình hình nợ quá hạn ngắn hạn liên tục tăng qua ba năm một phần do doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhưng một phần cũng do công tác thu hồi nợ của ngân hàng còn nhiều khó khăn chưa được quan tâm triệt để. Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH VĨNH LONG 5.1. Một số giải pháp về nguồn vốn. Với chủ trương của Hội sở và của chính bản thân Ngân hàng trong thời gian tới phải hạn chế tối đa nguồn vốn điều chuyển vì lãi suất của vốn điều chuyển cao hơn rất nhiều lãi suất huy động từ xã hội. Hơn nữa, khách hàng thường sử dụng các dịch vụ hay khi họ có nhu cầu vay vốn thì họ thường đến Ngân hàng họ có mở tài khoản hay gởi tiền tiết kiệm tại đó. Do đó trong thời gian tới Ngân hàng nên thực hiện một số giải pháp nhằm tăng nhanh nguồn vốn huy động như sau: Chính sách đối với khách hàng: Làm thế nào để khách hàng thấy được Ngân hàng luôn quan tâm tới họ và muốn gởi tiền lâu dài tại ngân hàng. Muốn như vậy phải phân loại được các đối tượng khách hàng, phân tích được khả năng nguồn tiền gởi, tâm lý khách hàng, mối quan tâm của khách hàng để có chính sách tiếp thị, chăm sóc với từng đối tượng khách hàng một cách hợp lý. Đối với Ngân hàng: - Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với lãi suất thị trường, Giám đốc chi nhánh nên được quyền ấn định lãi suất huy động cạnh tranh trên mặt bằng lãi suất của các Ngân hàng thương mại khác. Nhưng phải tính toán chi phí hợp lý đảm bảo được kế hoạch mà Ngân hàng cấp trên đã đề ra. Tại trụ sở chính chỉ nên ban hành mức lãi suất trần huy động và thường xuyên cập nhật tình hình lãi suất trên địa bàn từng vùng, miền trên toàn quốc để kịp thời hỗ trợ thông tin cho chi nhánh trong điều hành. - Nguyên cứu và tiếp tục đưa ra các sản phẩm tiền gửi hấp dẫn, thăm dò phản ứng của thị trường, có cải biên các sản phẩm tiện ích trên thị trường như: ký kết với các công ty Bảo hiểm đưa ra sản phẩm tiết kiệm bảo an; tiết kiệm tích luỹ; tiết kiệm bậc thang (số tiền càng lớn thì nhận mức lãi suất càng cao) Loại hình tiết kiệm này khuyến khích khách hàng gửi món tiền lớn vào Ngân hàng. - Sửa đổi quy trình tiết kiệm trên cơ sở học tập các Ngân hàng khách bằng cách đi cơ sở rút kinh nghiệm, đề ra một số quy trình nhận và trả tiền đơn giản, thuận tiện, nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Đặc biệt nhanh chóng xử lý các phát sinh như: mất sổ tiết kiệm, thừa kế, uỷ quyền rút hộ tiền tiết kiệm. - Làm tốt công tác cán bộ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi kiểm tra nghiệp vụ, phần ứng xử, văn hoá giao tiếp phải được coi trọng. Có cơ chế khen thưởng cho cán bộ thu hút được nhiều khách hàng. - Xây dựng chiến lược khách hàng tổng thể, chi nhánh được giao quyền chủ động hơn trong việc ra chính sách với từng nhóm khách hàng để làm cơ sở chăm sóc khách hàng phù hợp. Đối với khách hàng doanh nghiệp nên tặng quà cho những người có vai trò quyết định, có chính sách ưu đãi khi đồng thời sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Đới với khách hàng cá nhân nên có quà tặng vào các dịp như: Quốc khánh, ngày thành lập ngân hàng, quà tặng nên có giá trị sử dụng tốt. - Ngân hàng cần xây dựng, củng cố và phát huy hình ảnh của mình tại địa phương, tích cực và chủ động hơn trong việc gắn kết các sản phẩm tiền gửi với nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác. 5.2. Một số giải pháp về doanh số cho vay. Đối với doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, qua phân tích bảng 4 ta thấy doanh số cho vay đối với các tổ chức kinh tế tuy tỷ trọng có giảm nhưng về doanh số lại tăng lên đáng kể. Do trong thời gian gần đây nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế nên các đơn vị này hoạt động có hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng nên tiếp tục duy trì công tác cho vay đối với thành phần kinh tế này. Tương tự, Ngân hàng cũng phải tiếp tục tăng nhanh doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế tư nhân, cá thể. Vì thành phần này có hiệu quả hoạt động kinh doanh tương đối tốt, nên khả năng trả được nợ cao, làm giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Đối với doanh số cho vay theo ngành kinh tế, qua phân tích bảng 5 ta thấy Ngân hàng có xu hướng tập trung vào các loại hình kinh doanh thương mại dịch vụ và nuôi trồng thuỷ sản. Vì đây cũng là xu hướng chung của các Ngân hàng thương mại hiện đại. Đặc biệt, đối với Ngân hàng Đông Á Vĩnh Long với phương châm trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại tại địa phương lại hoạt động trong khu vực tập trung đông dân cư sinh sống. Vì thế, trong thời gian tới chính sách cho vay của Ngân hàng cũng phải tập trung vào các đối tượng này và có thể tăng tỷ trọng của ngành thương mại dịch vụ lên 40% - 45% tông tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Tăng cho vay đối với các hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, hộ nuôi trồng thuỷ sản lên 20% - 25% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Ngoài nguyên nhân đây là mục tiêu chiến lược của Ngân hàng, còn một nguyên nhân nữa là nhu cầu vay vốn của các đối tượng này sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Do nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Thu nhập của người dân trong thời gian qua được cải thiện đáng kể nên nhu cầu về đời sống vật chất tinh thần của người dân dần được nâng cao. Thu nhập của người dân tăng sẽ là điều kiện đảm bảo việc cho vay đối với các đối tượng sẽ an toàn hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên hạn chế cho vay đối với các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp vì đây không phải là mục tiêu chiến lược lâu dài và cho vay đối với các ngành này có nhiều rủi ro do chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên. Từ việc xác định chính sách cho vay trong thời gian tới của ngân hàng như trên, để tăng doanh số cho vay đối với các đối tượng ưu tiên đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện đồng thời hai việc là giữ vững số khách hàng cũ và phải thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Để thực hiện được điều này, sau đây xin đưa ra một số giải pháp: + Giảm chi phí sử dụng dịch vụ tại ngân hàng cho các đối tượng này như giảm phí thanh toán, phí giao dịch, phí dịch vụ cho các khách hàng thường xuyên giao dịch với ngân hàng với số lượng lớn. + Ưu đãi về lãi suất cho vay: Chẳng hạn đối với khách hàng làm ăn có hiệu quả, luân chuyển vốn liên tục, hoàn trả nợ vay đúng hạn khi có nhu cầu vốn thì nên áp dụng mức lãi suất mền hay thấp hơn mức lãi suất thông thường. + Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. + Chi nhánh nên xác định lãi suất đầu vào hợp lý, không chỉ vì nguyên nhân cầu tín dụng cao mà tăng lãi suất. Mặt khác ngân hàng nên xem xét từng đối tượng khách hàng đến vay mà thỏa thuận lãi suất cho phù hợp tuy theo mức độ rủi ro và uy tín của khách hàng. Tuy nhiên cũng cần duy trì ở mức lãi suất cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng, tránh tình trạng lãi suất cho vay quá cao. + Đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm như cho vay thấu chi, cho vay mua xe trả góp, cho vay cầm cố vàng, cầm cố sổ tiết kiệm. + Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng. Chi nhánh cần có những buổi tập huấn công tác tiếp thị cho cán bộ tín dụng. Từ đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm khách hàng mới hiệu quả hơn, đặc biệt là các cá nhân. 5.3. Một số giải pháp về doanh số thu nợ. Qua phân tích bảng 6 ta thấy công tác thu hồi nợ ngắn hạn của Ngân hàng được thực hiện khá tốt. Vì vậy trong thời gian tới bên cạnh việc duy trì công tác thu nợ đối với các khu vực, ngành kinh tế đã thực hiện tốt công tác trả nợ cho Ngân hàng thì cần đẩy mạnh, đôn đốc thu hồi nợ ngắn hạn đối với các ngành kinh tế chưa thực hiện tốt công tác trả nợ. Sau đây là một số giải pháp nhằm làm tăng doanh số thu hồi nợ, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được duy trì và phát triển: + Nâng cao chất lượng thẩm định, vì thẩm định là khâu quan trọng nhất nhằm giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định tài trợ một cách chuẩn xác. Từ đó nâng cao chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn vững chắc. + Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay. + Đình kỳ hạn thu nợ và lãi vay phù hợp: Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng vì nếu định kỳ hạn trả nợ hợp lý thì khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ sẽ thuận lợi hơn. Hạn chế trường hợp không có đủ tiền để trả nơ khi đến hạn trong khi khách hàng có nguồn thu nhưng chưa đến hạn. + Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng khoản nợ quá hạn: Đối với các khoản nợ quá hạn bình thường cán bộ tín dụng phải tăng cường đôn đốc thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo. + Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay: Tài sản đảm bảo nợ vay là nguồn thu thứ hai của Ngân hàng. Khi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng bị phá sản hoặc kém hiệu quả và không có có khả năng trả nợ. Vì vậy, sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ khách hàng vẫn không trả được nợ, Ngân hàng phải tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. 5.4. Một số biện pháp về dư nợ và nợ quá hạn. Qua phân tích bảng 7 ta thấy dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Tuy vậy, cũng cần chú ý đến số dư nợ ngắn hạn của từng ngành kinh tế. Chẳng hạn đối với ngành kinh tế nào hiệu quả kinh doanh cao, có độ tin cậy và uy tín cao, là khách hàng quen thuộc và thường xuyên của Ngân hàng thì Ngân hàng có thể cho phép tăng dư nợ ngắn hạn đối với các đối tượng này. Cụ thể, các đối tượng như thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, các ngành kinh tế thương mại dịch vụ và nuôi trồng thuỷ sản thì ngân hàng có thể tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn. Một số biện pháp để tăng dư nợ ngắn hạn của các đối tượng này như: Cho vay để bổ sung thêm vào cho món vay khi khách hàng có yêu cầu; cho phép khách hàng được điều chỉnh kỳ trả nợ; gia hạn nợ; có thể xem xét cho khách hàng tạm thời khoan nợ cũ và cho vay thêm để vượt qua khó khăn giúp cho khách hàng có điều kiện trả nợ cho Ngân hàng; tăng hạn mức cho vay ngắn hạn đối với từng đối tượng này. Đồng thời với việc tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của các đối tượng trên thì đối với các ngành kinh tế nào hoạt động chưa thật sự hiệu quả, không phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài của Ngân hàng thì nên giảm dần tỷ trọng dư nợ ngắn hạn xuống dưới mức có thể. Ngân hàng nên điều chỉnh số dư nợ bình quân trên mỗi khách hàng ở mức phù hợp. Để làm được điều đó chi nhánh cần tập trung nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở rà soát, phân tích và đánh giá toàn diện về khách hàng; từ đó tiến hành phân loại khách hàng (tốt, xấu, trung bình) để cho vay ở mức hợp lý và đảm bảo an toàn dư nợ đã cho vay. Tích cực lựa chọn, tìm kiếm những khách hàng thực sự lành mạnh về tình hình tài chính hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư cho vay, không tập trung dư nợ vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi. Để làm được điều đó, lãnh đạo ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao.Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác sâu xác địa bàn và khách hàng của mình nhằm hạn chế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Cán bộ tín dụng nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn để học tập kinh nghiệm, nắm thêm thông tin về khách hàng, sớm phát hiện và từ chối cho vay những khách hàng không có uy tín. Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Hoạt động của ngân hàng là một hoạt động vô cùng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong nền kinh tế đang trong thời kỳ đổi mới thì hoạt động tín dụng vẫn còn là nghiệp vụ chủ yếu đem lại lợi nhuận cho các NHTM Việt Nam. Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á, Ngân hàng TMCP Cổ phần Đông Á Chi nhánh Vĩnh Long cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương. Thực tế trong ba năm qua, nguồn vốn của Ngân hàng đã giúp cho người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế của Tỉnh. Ngân hàng Đông Á Vĩnh Long trong ba năm qua đã tích cực tăng cường công tác huy động vốn để phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng gia tăng của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Hoạt động tín dụng ngắn hạn được khai thác một cánh triệt để đối với những đối tượng tiềm năng như các doanh nghiệp tư nhân, cá thể vay để sản xuất kinh doanh. Dư nợ tín dụng ngắn hạn vào cuối mỗi năm tăng liên tục so với năm trước với tốc độ tăng khá cao. Đây là khoản sinh lời đáng kể, góp phần rất lớn trong việc tăng thu nhập của chi nhánh. Trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng, hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tín dụng thể hiện hoạt động của chi nhánh năng động và hiệu quả gắn liền với nền kinh tế địa phương. Đồng thời, nguồn vốn của Chi nhánh cũng được thu hồi tương đối nhanh nhanh, khả năng luân chuyển vốn đến khách hàng được nhiều hơn. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm và nhiệt huyết vươn lên, chi nhánh đã gặt hái được rất nhiều thành công. Với hoạt động tín dụng ngắn hạn ngày càng phát triển, Đông Á Vĩnh Long đã góp phần rất lớn trong việc khai thác thế mạnh trong sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã. Tỷ lệ nợ quá hạn tập trung chủ yếu trong cho vay sản xuất nông nghiệp và các đối tượng cán bộ công nhân viên hưởng lương nhà nước. Chính vì thế, chi nhánh cần phát huy hơn nữa thế mạnh của mình trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn đối với khách hàng có uy tín kết hợp với việc mở rộng ra những đối tượng mới nhưng phải thẩm định khách hàng thật kỹ. Không vì chạy theo lợi nhuận, số lượng vay lớn mà để rủi ro xảy ra do xem xét phương án sản xuất kinh doanh không thực sự cẩn thận đúng với tình hình biến động giá cả của thị trường. Để đạt được kết quả khả quan qua ba năm không thể không kể đến vai trò của đội ngũ cán bộ của Ngân hàng mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ tín dụng đã làm nên thành quả ấy. Đó là những cán bộ có kinh nghiệm dồi dào, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, được bồi dưỡng đào tạo một cách chính quy, nỗ lực nhiệt tình trong công việc. Tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong tập thể, cùng phấn đấu vì mục tiêu của Ngân hàng thông qua sự lãnh đạo chỉ dẫn đúng đắn kịp thời của ban giám đốc Ngân hàng. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Ngân hàng Đông Á Vĩnh Long Sau khi tìm hiểu và phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long, từ đó mà đưa ra một số kiến nghị như sau: - Cân đối giữa khả năng huy động vốn và sử dụng vốn, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn an toàn và hiệu quả bền vững. - Xây dựng tốt công tác tiếp thị, nâng cao thương hiệu của Ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì đây là bộ mặt của Ngân hàng nên cũng ảnh hưởng đến các hoạt động của Ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng mà trong đó có hoạt động tín dụng ngắn hạn. - Thực hiện quá trình hiện đại hoá và công nghệ hoá hoạt động Ngân hàng với một số việc làm cụ thể như: + Trang bị thêm nhiều máy rút tiền tự động (ATM) tại ngân hàng và một số khu vực lân cận, các trung tâm thương mại. + Phát hành thêm nhiều loại thẻ với tính năng vượt trội hơn so với các Ngân hàng khác. Vì việc phát hành thêm các sản phẩm thẻ với nhiều dịch vụ tiện ích sẽ làm giàu thêm hành trang cho ngân hàng trong công cuộc chinh phục đỉnh cao công nghệ. Vì thế trong thời gian tới Ngân hàng cần phải tập trung nhiều hơn nữa về nguồn lực và nhân sự cho phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ đa năng nhằm tạo ra một bước đột phá trong hoạt động của Ngân hàng. - Chi nhánh cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề về các sản phẩm mới của ngân hàng. Khi khách hàng hỏi tới bất kỳ nhân viên nào cũng có thể giải đáp một cách dễ hiểu cho khách hàng biết, tránh tình trạng khách hàng phải hỏi qua nhiều trung gian. 6.2.2. Đối với cơ quan Nhà Nước. - Nhà nước cần đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp lý thường xuyên phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới và trong khu vực, phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng vùng trong nước. Nhằm đảm bảo tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và ổn định trong những năm sắp tới. - Tỉnh Vĩnh Long cần có định hướng phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng trong thời gian tới, đặc biệt phải có chính sách cụ thể phát triển những ngành mũi nhọn của địa phương. Đồng thời cử cán bộ hướng dẫn cũng như chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực cụ thể. Từ đó Ngân hàng có cơ sở để cho vay một cách hợp lý, tránh rủi ro đáng tiếc đối với một số nhóm ngành nghề hoạt động kém hiệu quả. - Cần tạo điều kiện cho người dân chứng nhận quyền sử dụng đất để đi vay một cách nhanh chóng, tránh tình trạng thời gian kéo dài gây khó khăn cho việc hoàn thành thủ tục đi vay của người dân. 6.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước. - Ngân hàng nhà nước cần bổ sung và hoàn thiện một số chính sách cho vay, cơ chế nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế của các Ngân hàng thương mại và môi trường kinh tế mới. - Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cần có những văn bản hưởng dẫn thật sự cụ thể một cách đồng bộ trong việc thực hiện các quyết định. Từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, tránh sai phạm đáng tiếc xảy ra, hạn chế việc các Ngân hàng thương mại thực hiện không đúng tinh thần các quyết định đã ban hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long: “Báo cáo tình hình thực hiện Nghị Quyết của Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh về thực hiện kế hoạch 2007”,2007. (2) Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long : “Định hướng phát triển kinh tế – xã hội năm 2008”,2007. (3) Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long các năm 2005 - 2007 - Phòng tín dụng. (4) Tạp chí Ngân Hàng Thương mại cổ phần Đông Á số 14,15. (5) Báo cáo tổng kết tình hình huy động vốn tại Ngân hàng các năm 2005 - 2007 tại Phòng kế toán. 6. Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Tấn Nhân, Nguyễn Ninh Kiều. “Tiền tệ - ngân hàng” (2005). Đại học Cần Thơ. 7. Lê Văn Tề. “Nghiệp vụ tín dụng và ngân hàng thương mại” (2005). Nhà xuất bản Thống Kê. 8. Thái Văn Đại . “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại” (2006). Đại học Cần Thơ. 9. Thái Bá Cần – Trần Nguyên Nam . “Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập”(2004), Học viện Ngân hàng. Nhà xuất bản Tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á.doc
Luận văn liên quan