Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng Nông nghiệp Nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Hòn Đất

Tình hình kinh tế - chính trị của huyện Hòn Đất ổn định, kinh tế luôn luôn có mức tăng trưởng trên 10%/năm và ổn định. - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như các ngành, các ban ngành, các đoàn thể xã hội nên NHNo&PTNT Hòn Đất luôn thuận lợi trong việc chuyển tải vốn tín dụng phục vụ trong các lĩnh vực kinh tế nhất là nông dân ở nông thôn để có hướng đầu tư đúng và đạt hiệu quả cao. - Thương hiệu NHNo&PTNT chính là một trong những điểm mạnh giúp chi nhánh luôn chiếm thị phần khá cao so với các tổ chức tín dụng khác.

pdf49 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng Nông nghiệp Nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Hòn Đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
084 53,25 9.6 11,87 Có kỳ hạn 46.103 79.570 83.518 33.467 72,59 3.948 4,96 Không kỳ hạn 314 371 446 57 18,15 75 20,21 Phát hành giấy tờ có giá 14.579 4.697 10.027 - 9.882 - 67,78 5.33 113,48 Tổng vốn huy động 462.531 570.669 665.522 -422.331 74,7 94.85 153,34 (Nguồn: Phòng kế toán-ngân quỹ NHNo&PTNT huyện Hòn Đất) Ghi chú: TGTK: Tổ chức kinh tế Những năm qua, xác định công tác huy động vốn là quan trọng, nên ngân hàng đề ra nhiều biện pháp để huy động vốn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 23 SVTH: Lê Khánh Ngọc - Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, đây là nguồn vốn khá quan trọng đối với ngân hàng thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư. Nhìn chung, loại tiền gửi này tăng đều qua các năm, chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 tiền gửi tiết kiệm đạt 52.735 triệu đồng, trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 314 triệu đồng. Sang năm 2011, tiền gửi tiết kiệm đã có sự gia tăng đáng kể đạt 80.819 triệu đồng tăng 28.084 triệu đồng chiếm 53,25% so với năm 2010. Sự gia tăng đó làm cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn năm 2011 tăng theo đạt 79.570 triệu đồng, chiếm 72,59% so với năm 2010, phần còn lại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đạt 317 triệu đồng tăng 57 triệu đồng so với năm 2010. Qua năm 2012 tiền gửi tiết kiệm là 90.419 triệu đồng tăng 9.6 triệu đồng hay tăng 11,87% so với năm 2011. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vẫn chiếm đa số so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Năm 2012 tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng 20,21% so với năm 2011, đạt 75 triệu đồng. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng ổn định qua 3 năm nhờ NHNo&PTNT Kiên Giang kịp thời đưa ra nhiều thể thức huy động vốn hấp dẫn có lãi suất phù hợp so với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, NHNo&PTNT Hòn Đất đã xúc tiến ngay những biện pháp tuyên truyền, quảng cáo bằng tờ bướm, thông qua cán bộ tín dụng thăm hỏi tặng quà khách hàng gửi tiền có số dư lớn, áp dụng chế độ ưu đãi đối với khách hàng gửi tiền. Xây dựng phương án huy động vốn đối với từng đối tượng khách hàng, huy động gửi góp vốn đối với khách hàng là cán bộ công nhân viên, đoàn thể. Tích cực vận động các khách hàng có tiềm năng, thu nhập khá, mở tiền gửi huy động vốn từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Ngoài ra, cũng phải kể đến người dân có ý thức hơn về việc gửi tiền vào ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn là giữ tiền mặt tại nhà hay là đem đi đầu tư vào vàng, các loại ngoại tệ…. - Tiền gửi các tổ chức kinh tế: là tiền gửi của các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác. Nhóm khách hàng này thường gửi tiền vào ngân hàng để thuận lợi cho việc kinh doanh và giao dịch của họ. Năm 2010, nguồn vốn này là 35.114 triệu đồng chiếm tỷ trọng tương đối cao so với năm 2011 là 34.583 triệu đồng, năm 2012 đạt 35.558 triệu đồng chiếm 2,82% trong tổng vốn huy động, Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 24 SVTH: Lê Khánh Ngọc mức độ chênh lệch không cao lắm giữa các năm. Mong rằng, trong thời gian sắp tới theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện sẽ có nhiều doanh nghiệp được thành lập đến giao dịch và làm ăn với ngân hàng. - Chứng từ có giá: đây cũng là một trong những công cụ huy động vốn hữu hiệu của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất với mục đích thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong năm hoạt động. Huy động từ nguồn này NH thường phải trả lãi suất cao hơn so với các loại tiền gửi khác. Năm 2010 ngân hàng đã phát hành 14.579 triệu đồng, đến năm 2011 giảm chỉ còn 4.697 triệu đồng, tương ứng giảm (- 9.882) triệu đồng hay giảm (- 67,78%) trong tổng vốn huy động, năm 2012 tăng trở lại nhưng không đáng kể chiếm 5.33 triệu đồng trong tổng nguồn vốn. Việc tăng giảm không đồng đều là do trong năm tiền gửi tiết kiệm đã tăng cao nên NH không thu hút được nhiều vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá. Nhìn chung, công tác huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm được thực hiện rất tốt, luôn đạt kế hoạch đề ra. 3.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 3.2.1 Phân tích doanh số cho vay nông nghiệp của Ngân hàng Theo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện Hòn Đất là phát triển một nền kinh tế đa dạng nhưng chú trọng vào ngành nông nghiệp vì đa số người dân sống bằng nghề nông, tuy nhiên từng bước nâng cao tỷ trọng trong các ngành trong nông nghiệp, chăn nuôi,… vì tiềm năng phát triển của chúng là rất lớn đặc biệt là sản xuất lương thực. Vì thế trong phương hướng hoạt động của mình NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất cố gắng đáp ứng vốn cho các ngành theo chủ trương của địa phương nhưng đặt hiệu quả kinh doanh của mình lên hàng đầu. 3.2.1.1 Cho vay theo thời gian Dưới đây là bảng doanh số cho vay theo thời gian: Bảng 3.3: Doanh số cho vay theo thời gian ĐVT: Triệu đồng Kì hạn Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 238.655 80,99 264.284 79,56 381.538 93,79 25.629 10,74 117.254 44,37 Trung và dài 56.018 19,01 67.890 20,44 25.242 6,21 11.872 21,19 -42.648 -62,82 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 25 SVTH: Lê Khánh Ngọc hạn Tổng 294.673 100 332.174 100 406.780 100 37.501 12,73 74.606 22,46 (Nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh NHNo&PTNN Hòn Đất) Doanh số cho vay theo thời hạn phản ánh tỷ lệ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn so với tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm. Nhìn chung, doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012 biến động không đều.Qua ba năm doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Biểu đồ 3.2: Doanh số cho vay theo thời gian Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 25.629 triệu đồng chiếm 10,74% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, còn cho vay trung và dài hạn chiếm 21,19% tương ứng 11.872 triệu đồng. Đến năm 2012 so với 2011, doanh số cho vay trung và dài hạn trên tổng doanh số cho vay giảm xuống còn (-62,82%) tương ứng (- 42.628) triệu đồng. Nguyên nhân là do với thời hạn cho vay ngắn thì ngân hàng sẽ thu hồi vốn nhanh hơn, do đó rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Thời hạn càng dài thì rủi ro càng cao, nên ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn. Cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2011 tăng 264.284 triệu đồng so với năm 2010 là 238.655 triệu đồng, nhưng cho vay trung và dài hạn tăng không cao lắm ở năm 2010 và 2011 là 67.890 triệu đồng, đến năm 2012 lại giảm chỉ còn 25.242 triệu đồng tương ứng 6,21%. Qua đó cho ta thấy doanh số 238,655 264,284 381,538 56,018 67,890 25,242 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2010 2011 2012 T ri ệ u đ ồ n g ngắn hạn trung và dài hạn Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 26 SVTH: Lê Khánh Ngọc cho vay nông nghiệp tăng trong các năm chủ yếu nhờ cho vay ngắn hạn (chiếm hơn 90%) và ngân hàng luôn chú trọng khách hàng thuộc thành phần kinh tế này. Năm 2011 doanh số tương đối tăng, nguyên nhân có thể là do năm 2010 có nhiều biến động về giá cả hàng nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân nên ngân hàng có xu hướng giữ nguyên lượng khách hàng như năm 2010 để tránh rủi ro vì ngân hàng luôn muốn giảm rủi ro tín dụng, thiên về tính an toàn hơn lợi nhuận. Một nguyên nhân khác làm cho doanh số cho vay năm 2011 không tăng nhiều so với năm 2010 là các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất chưa được cấp đầy đủ nên không thể thế chấp vay ngân hàng, thời gian đăng ký giao dịch đảm bảo dài và tập trung tại phòng Tài nguyên Môi trường nên thời gian chờ giải ngân lâu. Tóm lại, dù cho vay ngắn hạn hay trung và dài hạn cũng mang lại lợi nhuận vì đa số người dân ở huyện Hòn Đất chủ yếu sống bằng nghề nông nên việc cho vay giúp người dân có đầy đủ phương tiện phục vụ cho sản xuất. 3.2.1.2 Cho vay theo ngành kinh tế Bảng 3.4: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu động Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Sản xuất nông nghiệp 127.347 270.758 302.108 143.411 112,61 31.350 11,57 Chăn nuôi thủy sản 6.160 2.500 2.360 -3.660 -59,41 -140 -5,6 Ngành khác 5.232 4750 4.374 -482 -9,21 -376 -7,91 Tổng 138.739 278.008 308.842 142.569 43,98 30.834 -1,94 (Nguồn:Phòng kế hoạch doanh NHNo&PTNT Hòn Đất) Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay theo thành phần kinh tế liên tục tăng qua các năm. Năm 2010, doanh số cho vay đạt 138.73 triệu đồng, năm 2011 đạt 278.008 triệu đồng tăng 142.56 triệu đồng, tương đương tăng 43,98% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số cho vay đạt 308.84 triệu đồng tăng Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 27 SVTH: Lê Khánh Ngọc 30.834 triệu đồng. Trong đó, tăng chủ yếu là cho vay hộ sản xuất nông nghiệp còn chăn nuôi và ngành khác có xu hướng giảm. Cụ thể: Hộ sản xuất nông nghiệp: doanh số cho vay năm 2010 là 127.34 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 270.758 triệu đồng tăng 143.41 triệu đồng với tốc độ tăng là 112,61%. Sang năm 2012 tiếp tục đạt 302.108 triệu đồng, tăng 31.350 triệu đồng hay tăng 11,57% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh là do địa bàn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là ở nông thôn, và ngân hàng tập trung vào cho vay đối với khách hàng chủ yếu là những hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Mục đích vay của hộ sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu chi phí về giống lúa, mua cây giống, mua phân thuốc,… Chính vì vậy mà doanh số cho vay theo thành phần này liên tục tăng qua các năm. Nuôi trồng thủy sản: Năm 2011, đạt 2.500 triệu đồng giảm so với năm 2010 là (-3.660) triệu đồng hay giảm (-59,41%). Năm 2012 doanh số lại giảm 2.360 triệu đồng giảm hơn năm 2011 là (-140) triệu đồng. Các ngành kinh tế khác bao gồm: xây dựng, khai khoáng, bán sữa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác… Doanh số cho vay năm 2010 là 5.232 triệu đồng, sang năm 2011 giảm 4.750 triệu đồng giảm (-9,21%) so với năm 2010. Đến năm 2012 giảm còn 4.374 triệu đồng, giảm (-376) triệu đồng tức giảm (-7,91%) so với năm 2011.Trong đó, nguyên nhân chính là do tỷ lệ nợ xấu cho vay cán bộ công nhân viên cao nên chi nhánh thu nợ xong nhưng hạn chế cho vay lại. Doanh số cho vay phản ánh khả năng sử dụng vốn, tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường của ngân hàng. Ngoài ra doanh số cho vay tăng cũng nhờ ngân hàng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với khách hàng là hộ gia đình cá nhân được vay được vay đến 15 triệu đồng để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mà phải thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ. Điều nau mag lại sự hấp dẫn trong đầu tư và khuyến khích thu hút được nhiều đối tượng cho vay làm tăng trưởng tín dụng. Doanh số cho vay của ngân hàng đều tăng qua các năm nguyên nhân là do hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng cao. 3.2.2 Phân tích tình hình thu nợ của Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 28 SVTH: Lê Khánh Ngọc Bất cứ một hoạt động đầu tư nào cũng cần phải bỏ vốn ra để thực hiện dự án trong một thời gian nhất định. Sau khi dự án hoàn thành thì cũng là lúc nhà đầu tư thu hồi vốn và lợi nhuận đạt được. Nhưng trong hoạt động của NH người ta gọi hành động thu hồi vốn là thu hồi nợ. Thu hồi nợ là nhiệm vụ rất quan trọng của ngân hàng, nó quyết định sự sống còn trong hoạt động của ngân hàng. Thu hồi nợ kịp thời và đầy đủ sẽ làm cho đồng vốn của ngân hàng đem đi đầu tư không bị chiếm dụng và quay vòng theo đúng chu kỳ của nó. Như thế sẽ đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn hiệu quả. Thu nhập chủ yếu của hệ thống Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là tín dụng, một lĩnh vực tiểm ẩn nhiều rủi ro. Do đó công tác thu hồi nợ phải được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. Xác định công tác thu hồi là nhiệm vụ quan trọng, nên trong thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp Hòn Đất không ngừng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, coi nó là hoạt động sống còn của ngân hàng. Công tác thu hồi nợ trong 3 năm qua được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.5: Doanh số thu nợ theo thời gian ĐVT: Triệu đồng Kì hạn Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 202.903 241.996 291.086 39.093 19,27 49.090 20,29 Trung và dài hạn 52.362 46.489 55.044 -5.873 -11,22 8.555 18,40 Tổng 255.265 288.485 346.130 33.220 13,01 57.645 19,98 (Nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh NHNo&PTNN Hòn Đất) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 29 SVTH: Lê Khánh Ngọc Biểu đồ 3.3: Doanh số thu nợ theo thời gian Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta thấy doanh số thu hồi nợ đều tăng qua các năm. Điều này cũng dễ hiểu khi mà doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm. Năm 2010 doanh số thu hồi nợ là 255.265 triệu đồng, trong đó doanh số thu hồi nợ ngắn hạn là 202.903 triệu đồng, còn doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn là 52.362 triệu đồng. Đến năm 2011 tổng doanh số thu hồi nợ đạt 288.485 triệu đồng, tăng 33.220 triệu đồng, với tốc độ tăng 13,01% so với năm 2010. Doanh số thu hồi nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 241.996 triệu đồng, hay tăng 19,27% so với năm 2010. Trong khi đó doanh số thu hồi nợ trung hạn là 46.489 triệu đồng, giảm (-5.873) triệu đồng hay giảm (-11,22%) so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu hồi nợ tăng trở lại là 57.645 triệu đồng, và tăng 19,98% so với năm 2011 với doanh số đạt 346.130 triệu đồng. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 49.090 triệu đồng, tốc độ tăng 20,29% so với năm 2011 và đạt 291.086 triệu đồng. Doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn đạt 55.044 triệu động, tăng 8.555 triệu đồng, tăng 18,40% so với năm 2011. Nhìn chung, ta nhận thấy doanh số thu hồi nợ tăng lên liên tục đó là dấu hiệu khả quan, nó cho thấy hiệu quả trong công tác thu hồi nợ. Doanh số thu nợ tăng cũng là vì doanh số cho vay tăng qua các năm. Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thu nợ là phù hợp đến đặc điểm của kinh tế huyện mà nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành nông nghiệp do tính chất của thời vụ nên đồng vốn quay vòng nhanh, chính vì vậy mà thời gian cho vay và thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, doanh số thu nợ ngắn hạn cao đồng nghĩa với việc rủi ra thấp 202,903 241,996 291,086 52,362 46,489 55,044 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2010 2011 2012 T ri ệ u đ ồ n g Ngắn hạn Trung và dài hạn Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 30 SVTH: Lê Khánh Ngọc nhưng lợi nhuận của ngân hàng không cao bằng cho trung và dài hạn lợi nhuận cao hơn nhưng tiềm ẩn rủi ro cao hơn. Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng luôn tăng lên do sự tăng nhanh của doanh số cho vay đồng thời phục vụ vào quá trình thu nợ, thời gian thu nợ của ngân hàng, phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và kỳ hạn trả nợ mà NH đã quy định. Điều này cho thấy người dân đã làm ăn hiệu quả nên chất lượng tín dụng được nâng cao. Bảng 3.6: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Hòn Đất giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất nông nghiệp 160.017 124.494 271.236 -35.523 -22,19 92.742 74,49 Nuôi trồng thủy sản 5.656 3.774 3.567 -1.882 -33,27 -207 -5,48 Ngành khác 5.160 6.032 5.550 872 16,89 -482 -7,99 Tổng 170.833 134.300 280.353 34.513 5,81 92.053 71,98 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Hòn đất) Qua bảng số liệu ta thấy công tác thu nợ của chi nhánh qua 3 năm đạt được kết quả khả quan. Năm 2011 doanh số đạt 134.300 triệu đồng, tăng 34.513 triệu đồng, tốc độ tăng 5,81% so với năm 2010. Đến năm 2012 doamh số đạt 280.353 triệu đồng, tăng 92.053 triệu đồng so với năm 2011, với tỷ lệ tăng 71,98%. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp: năm 2011 doanh số thu nợ là 124.494 triệu đồng, giảm (-35.523) triệu đồng hay giảm (-22,19%) so với năm 2010. Đến Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 31 SVTH: Lê Khánh Ngọc năm 2012, doanh số thu nợ tăng trở lại là 92.742 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 74,49%. Nguyên nhân là do hộ vay kinh doanh, chăn nuôi đã áp dụng thành công tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nên việc trả nợ vay trước thời hạn trong hợp đồng tín dụng, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đối với nuôi trồng thủy sản: Năm 2010 thu được 5.656 triệu đồng. Năm 2011 thu được 3.774 triệu đồng, giảm (-1.882) triệu đồng so với năm 2010, với tốc độ giảm là (-33,27%). Đến năm 2012 thu nợ đạt 3.567 triệu đồng, giảm (- 207) triệu đồng, hay giảm (-5,48%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do người bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, làm ăn hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ của ngân hàng. Ngành khác: Doanh số thu nợ các ngành khác tăng qua 3 năm, năm 2010 doanh số thu nợ đạt 5.160 triệu đồng, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 6.032 triệu đồng, tăng 872 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng 16,89%. Đến năm 2012 doanh số thu nợ giảm (-482) triệu đồng, hay giảm 7,99% so với năm 2011. Nhìn chung, tình hình thu nợ của ngân hàng qua 3 năm là cũng khá tốt, chứng tỏ các hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Do tình hình kinh tế trong những năm qua diễn biến khá tốt, các thành phần kinh tế làm ăn ngày càng có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợ đúng hạn làm cho công tác thu nợ luôn tăng. 3.2.3 Phân tích dƣ nợ nông nghiệp Bảng 3.7: Nợ quá hạn theo thời gian ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 282 425 341 142 50,34 - 83 -19,6 Trung và dài hạn 80 142 26 62 77,67 -116 -81,84 Tổng 362 566 367 204 56,35 -199 -35,16 (Nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh NHNo&PTNN Hòn Đất) Trong hoạt động kinh tế bất kỳ hoạt động chính nào cũng nhằm mục đích lợi nhuận, hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Song song với mức lợi nhuận cao đó thì độ rủi ro từ lĩnh vực này cũng không kém. Mỗi rủi ro điều thể hiện ở nhiều khía cạnh từ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… và đặc biệt là rủi ro tín dụng mà biểu hiện đầu tiên của nó là nợ quá hạn. Nợ quá Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 32 SVTH: Lê Khánh Ngọc hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng dư nợ là điều hết sức nguy hiểm cảnh báo đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng tín dụng của NH thể hiện ở các khoản nợ quá hạn khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn không trả được, NH gia hạn nợ thì sẽ chuyển qua nợ quá hạn, chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Ngoài ra, còn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng sai mục đích, bị ngân hàng kiểm tra phát hiện quyết định thu hồi nợ trước hạn, nếu không sẽ phạt chuyển qua nợ quá hạn. Điều đó cho thấy khoản nợ quá hạn của ngân hàng ngày càng lớn thì chất lượng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng không cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm tình hình nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hòn Đất, cụ thể như sau: Năm 2010 nợ xấu của ngân hàng là 362 triệu đồng, trong đó nợ xấu ngắn hạn là 282 triệu đồng, nợ xấu trung và dài hạn là 80 triệu đồng. Đến năm 2011, nợ xấu là 566 triệu đồng, tăng 56,35% trong đó nợ xấu ngắn hạn là 425 triệu đồng, tăng 50,34%, nợ xấu trung và dài hạn là 142 triệu đồng, tăng 77,67% so với năm 2010. Sang năm 2012, tình hình khả quan hơn, nghĩa là nợ xấu đã giảm xuống còn 367 triệu đồng, trong đó nợ xấu ngắn hạn giảm còn 341 triệu đồng, tăng (83 triệu đồng), tương đương giảm (19,6%), nợ xấu trung hạn giảm còn 26 triệu đồng, tức giảm 116 triệu đồng tương đương giảm 81,84% so với năm 2011. - Các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là: Phải chịu hậu quả nặng nề của những cơn bão, cộng thêm thời vụ các năm gần đây không thuận lợi (nắng hạn, sâu rầy, dịch bệnh…) Tình hình giá cả nông sản biến động thất thường gây bất lợi đến sản xuất, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân nên khả năng cân đối tài chính trả nợ ngân hàng gặp khó khăn. Do dư nợ ngắn hạn tăng, lượng khách hàng lớn nên công tác thu hồi nợ có phần chậm trễ làm nợ xấu tăng. Do cán bộ tín dụng chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay để nhằm phát hiện các khoản vay của khách hàng có những biểu hiện sẽ xảy ra rủi ro, để có những biện pháp xử lý rủi ro kịp thời. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 33 SVTH: Lê Khánh Ngọc Mặt khác, trong những năm gần đây huyện Hòn Đất lại bị ảnh hưởng của lũ lụt, sâu rầy, dịch bệnh. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của người dân. Một nguyên nhân nữa của sự gia tăng này là do tình hình thị trường có nhiều biến động, giá nguyên nhiên liệu đều tăng, làm tăng giá thành. Trong khi đó thì thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt nên khả năng đạt lợi nhuận của khách hàng vay vốn là rất thấp. Những yếu tố này đã tác động làm ảnh hưởng đến quá trình trả nợ của người dân cho ngân hàng. Mặc khác là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư không hiệu quả, do phía NH thẩm định không đúng phương án sản xuất kinh doanh, do ngân hàng thiếu sự đôn đốc khách hàng trả nợ khi nợ sắp đến hạn. Bảng 3.8: Nợ quá hạn theo ngành ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất nông nghiệp 163 33 30 -130 -79,75 -3 -9,09 Khác 400 331 217 -69 17,25 -114 -34,44 Tổng 563 346 247 -199 -97 -147 -43,53 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Hòn Đất) Đa số người dân sống bằng nghề nông, vì thế nguồn vốn của ngân hàng hướng vào nông nghiệp. Chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp Hòn Đất. Mỗi cán bộ tín dụng đều thận trọng trong công tác thẩm định và quyết định cho vay, lấy phương án sản xuất kinh doanh khả thi làm cơ sở quyết định cho vay là chính. Tuy nhiên sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường vô cùng nghiệt ngã, sản phẩm nông nghiệp của chúng ta chưa đủ sức cạnh tranh, giá cả và thị trường tiêu thụ còn bấp Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 34 SVTH: Lê Khánh Ngọc bênh, gây không ít khó khăn cho người nông dân trong định hướng tổ chức lại sản xuất và đảm bảo nguồn lực trả nợ. Đó chính là, những rủi ro tiềm ẩn cho người sản xuất lẫn ngân hàng trong cho vay sản xuất nông nghiệp. Hộ sản xuất nông nghiệp: Năm 2011, là 33 triệu đồng, giảm (-130) triệu đồng so với năm 2010, giảm (-9,09%). Năm 2012 là 30 triệu đồng, giảm (-3) triệu đồng, so với năm 2011, tốc độ giảm là (-85,44%). Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn giảm là do chi nhánh hạn chế đầu tư cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Nợ quá hạn khác: Năm 2010 là 400 triệu đồng, năm 2011 là 331 triệu đồng, giảm (-69) triệu đồng, so với năm 2010, tốc độ giảm (-17,25%). Đến năm 2012 là 217 triệu đồng, giảm (-114) triệu đồng hay giảm (-34,44%) so với năm 2011. Nợ xấu giảm là do trong những năm gần đây thu nhập của người dân khá ổn định và có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợ đúng hạn nợ xấu ngày càng giảm. 3.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 3.3.1 Hệ số thu nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cho vay của ngân hàng, khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn của ngân hàng cho vay ra. Tỷ lệ này thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng cao hay thấp. Chỉ số này càng cao phản ánh hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả. Bên cạnh đó chỉ số này càng cho ta đánh giá được ý thức trả nợ của người dân. - Theo thời hạn cho vay: Phân tích theo thời hạn cho vay có thể cho ta sự so sánh về khả năng thu nợ giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn. Số liệu cụ thể được trình bày qua bảng sau: Bảng 3.9 Khả năng thu nợ theo thời hạn cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Hòn Đất giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 -DSCV Ngắn hạn 238.655 246.284 381.538 -DSTN Ngắn hạn 202.903 241.996 291.086 Hệ số thu nợ ngắn hạn (%) 79,49 85,02 84,10 -DSCV Trung và dài hạn 56.081 67.890 25.242 -DSTN Trung và dài hạn 52.362 46.489 55.044 Hệ số thu nợ trung và dài hạn (%) 20,51 16,11 15,90 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 35 SVTH: Lê Khánh Ngọc -Tổng DSCV 294.673 332.174 406.780 -Tổng DSTN 255.265 288.485 346.130 Hệ số thu nợ 86,62 86,84 85,09 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Hòn Đất) Ghi chú: DSCV – Doanh số cho vay; DSTN – Doanh số thu nợ Số liệu từ bảng trên cho ta thấy khả năng thu được nợ của ngân hàng là khá cao, năm 2010 khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đạt 86,62%, sang năm 2011 khả năng này đạt 86,84%. Đến năm 2010 khả năng này giảm nhưng không đáng kể 85,09%. Dư nợ cho vay ngắn hạn lớn, vòng quay nhanh nên khả năng thu hồi nợ ở các khoản vay ngắn hạn tương đối ổn định và luôn nằm ở mức cao, năm 2012 khả năng thu nợ ngắn hạn là 84,10% tăng so với năm 2010 và 2011. Lĩnh vực cho vay trung và dài hạn năm 2011 giảm 16.11% so với năm 2010, sang năm 2012 khả năng thu nợ tiếp tục giảm xuống còn 15,90%. Nguyên nhân của những biến đổi trên phát sinh từ thời hạn cho vay trung và dài hạn thường kéo dài qua nhiều năm, nên doanh số cho vay và doanh số thu nợ có sự không đồng nhất ở từng năm. 3.3.2 Tỷ lệ nợ xấu Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng cũng như khả năng thu hồi hộ sản xuất của ngân hàng, giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vấn đề mà bất kỳ ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó của ngân hàng cao hay thấp. Và ta sẽ thấy rõ tỷ lệ này của ngân hàng huyện Hòn Đất qua bảng tính sau: Bảng 3.10 Tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT chi nhánh Hòn đất giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tổng dƣ nợ 248.487 291.612 348.333 43.125 56.721 Nợ xấu 362 566 367 204 -199 Nợ xấu/Tổng dƣ nợ (%) 0,146 0,194 0,106 0,474 -0,351 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 36 SVTH: Lê Khánh Ngọc ( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Hòn Đất) Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 0,146%, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0,194% so với năm 2010, tốc độ tăng 0,474%. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,106% tức giảm (-0,351%) so với năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu tăng giảm không đồng đều qua các năm là do phần lớn khách hàng vay vốn của ngân hàng sống bằng nghề nông và chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên năng suất kém một số hộ không trả được nợ cho ngân hàng. Có được kết quả này là do ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để thực hiện những giải pháp này, nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn một cách tốt nhất. 3.3.4 Tình hình quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhằm quản lý rủi ro ngân hàng đã tiến hành những nghiệp vụ sau: - Thiết lập thời gian thu nợ hợp lý, hàng tháng cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra dư nợ của khách hàng vay vốn, bên cạnh công tác quản lý địa bàn của từng cán bộ tín dụng cũng được giao trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu đưa ra. Thực tế cho thấy các thành viên trong tổ tín dụng tại ngân hàng đã có nhiều ý kiến hữu ích khác nhau để thấy rõ những khó khăn trong hồ sơ pháp lý, giá trị tài sản cũng như nhiều yếu tố khác bổ ích cho việc hạn chế những rủi ro đến mức thấp nhất. - Tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, khu phố, phường, xã,…trong việc thu thông tin ban đầu về khách hàng vay vốn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản sau này nếu khách hàng không trả được nợ. - Tiến hành kiểm tra, giám sát thực tế hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở tìm hiểu để tư vấn cho khách hàng. Đây là vấn đề mang tính chất phòng ngừa từ xa bảo đảm khi có vấn đề xảy ra thì chi nhánh sẽ có biện pháp xử lý kịp thời. - Tham gia vào mạng lưới CIC (Credit Information Center – mạng lưới thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng) của Ngân hàng Nhà nước nhằm thu thập những thông tin cần thiết khi có nhu cầu thường xuyên và đột xuất. Tất cả các khách hàng trước khi vay đều được chi nhánh điều tra thông tin dư nợ từ các ngân hàng khác qua mạng lưới CIC, điều đó có thể tránh được sự cho vay trùng lắp. Tuy nhiên, hiện nay công tác CIC có thể nói là chưa đạt yêu cầu để đáp ứng với yêu cầu thực tế, việc cung cấp thông tin tín dụng từ CIC của Ngân hàng Nhà Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 37 SVTH: Lê Khánh Ngọc nước rất chậm. Việc xử lý tài sản khi khách hàng không trả được nợ đã được chi nhánh giải quyết thỏa đáng. Do đó, ngân hàng đã giảm nợ quá hạn, tránh tồn đọng vốn. 3.4 NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÕN ĐẤT 3.4.1 Kết quả đat đƣợc - Về nguồn vốn: Trong 3 năm vừa qua tổng nguồn vốn ngân hàng có sự tăng trưởng khá mạnh. Mức tăng trưởng tăng trên 12% mỗi năm, đây cũng là mức tăng trưởng tương đối khá. - Về tình hình doanh số cho vay nông nghiệp: Doanh số cho vay hàng năm đều tăng với một tỷ lệ khá cao. Trong đó cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn và ổn định hơn so với các ngành khác. - Tình hình thu nợ: Doanh số thu nợ qua các năm cũng tăng nhanh do sự tăng trưởng của doanh số. Điều này cho thấy hiệu quả tín dụng cũng được nâng cao. - Về kết quả kinh doanh: Tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí điều này đã làm cho lợi nhuận hàng năm tăng mạnh. Chứng tỏ NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất hoạt động có hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng. - Về kinh tế ở địa phương: nền kinh tế cũng có sự phát triển mạnh do được sự hỗ trợ của chính sách Nhà nước. Như “chương trình Tam Nông” đã tạo điều kiện cho người nông dân mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. NHNo&PTNT luôn là nguồn vốn chủ yếu để người nông dân tiếp cận dễ dàng. Làm cho đời sống ở nông thôn cũng được nâng cao . 3.4.2 Những hạn chế - Nợ quá hạn hàng năm cũng tăng theo doanh số cho vay của ngân hàng. - Nợ xấu hàng năm cũng tăng theo mức thu nợ. - Công tác thu nợ vẫn còn chậm. - Quy trình cho vay còn nhiều hạn chế. 3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế - Nợ quá hạn tăng là do: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 38 SVTH: Lê Khánh Ngọc + Ở địa phương những năm gần đây người dân gặp thiên tai, dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng đến thu nhập. + Do cán bộ tín dụng chưa kiểm tra tốt việc sử dụng vốn sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. + Do vay tín dụng nông nghiệp mà chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên mang tính mùa vụ. Việc trả nợ phụ thuộc vào thu nhập nông nghiệp và chịu sự ảnh hưởng của thời vụ. - Nợ xấu tăng: + Do ảnh hưởng của thời tiết làm thiệt hại lớn cho người sản xuất. + Ảnh hưởng của giá cả thị trường làm cho chi phí tăng cao. Sản xuất bị thua lỗ gây mất khả năng trả nợ nên nợ xấu vẫn tăng theo khoản vay và nợ quá hạn. - Thu hồi nợ chậm trễ: + Do lượng khách hàng quá đông nên công tác thu nợ có phần chậm. + Khách hàng chưa quan tâm đến hạn trả khi vay, nên thường trả nợ chậm hơn thời gian quy định trong hợp đồng. - Công tác cho vay còn chậm: + Do một số thủ tục trong hợp đồng còn chịu ảnh hưởng bởi quy định của pháp luật. + Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng với chính quyền địa phương. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 39 SVTH: Lê Khánh Ngọc CHƢƠNG 4 NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HÕN ĐẤT 4.1 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH 4.1.1 Thuận lợi - Tình hình kinh tế - chính trị của huyện Hòn Đất ổn định, kinh tế luôn luôn có mức tăng trưởng trên 10%/năm và ổn định. - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như các ngành, các ban ngành, các đoàn thể xã hội…nên NHNo&PTNT Hòn Đất luôn thuận lợi trong việc chuyển tải vốn tín dụng phục vụ trong các lĩnh vực kinh tế nhất là nông dân ở nông thôn để có hướng đầu tư đúng và đạt hiệu quả cao. - Thương hiệu NHNo&PTNT chính là một trong những điểm mạnh giúp chi nhánh luôn chiếm thị phần khá cao so với các tổ chức tín dụng khác. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 40 SVTH: Lê Khánh Ngọc - Là Ngân hàng Thương mại doanh nghiệp Nhà nước luôn tiên phong trong đổi mới công nghệ hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mạng lưới rộng. - Đội ngũ cán bộ nhiệt tình đoàn kết và có nhiều kinh nghiệm bổ ích từ hoạt động kinh doanh thực tiễn, nắm vững điều lệ tín dụng trong quá trình cho vay và quy trình nghiệp vụ được vận hành khá chặt chẽ. 4.1.2 Khó khăn - Sản xuất nông nghiệp luôn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mặt khác khách hàng của khách hàng đa số là những hộ sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư tín dụng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn. - Cùng với sự phát triển ngày càng cao về kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, các tổ chức tín dụng ngày càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng, gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc kinh doanh. - Tình trạng quá tải tín dụng do nhân viên của ngân hàng còn quá ít so với số khách hàng trên địa bàn huyện, Đặc biệt, là vào các mùa vụ sản xuất đông xuân và hè thu số hộ nông dân đến vay rất nhiều trong khi nguồn vốn huy động cùa ngân hàng lại không đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng nên cần phải xin vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên. 4.1.3 Phƣơng hƣớng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới - Tiếp tục phát triển, giữ vững và phát huy là Ngân hàng Thương mại Nhà nước có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn. - Thực hiện định hướng của ngành, gắn liền kế hoạch phát triển kinh tế địa phương thực hiện tốt chính sách cho vay ưu đãi hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, cung cấp các tiện ích đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập. - Tập trung đẩy mạnh huy động vốn đảm bảo mức tăng trưởng bình quân trên 20 – 25%/năm, tăng trưởng dư nợ trên 15%/năm, đảm bảo ổn định đời sống cán bộ nhân viên. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 41 SVTH: Lê Khánh Ngọc - Chú trọng công tác đào tạo cán bộ về nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ, phong cách giao tiếp khách hàng. 4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN Qua thực tế phân tích, tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2012 vẫn ổn định và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn phát sinh trong quá trình hoat động. Đây là một vấn đề hiễn nhiên vì bất cứ một khoảng cho vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không thu hồi được nợ. Nhưng tỷ tệ nợ quá hạn tại chi nhánh chỉ chiếm một tỷ lệ thấp. Đây là kết quả mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hòn Đất đã thực hiện tốt công tác tín dụng, chính sách cho vay cũng linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường dịch vụ tài chính. Với những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng và công tác huy động vốn tại ngân hàng, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhẳm bảo đảm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, động thời nâng cao nguồn vốn huy động tại chi nhánh như sau: 4.2.1 Về hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân hàng Thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng. Nên ngân hàng cần tiến hành áp dụng nhiều chính sách nhằm làm tăng nguồn vốn huy động. - Về lãi suất: Ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt, uyển chuyển. Tùy theo từng thời điểm nhất định mà ngân hàng phải đưa ra chính sách lãi suất huy động cho phù hợp. Để đạt được điều này, ngân hàng cần thường xuyên theo dõi sự biến động về lãi suất trên thị trường dịch vụ tài chính, để có thể đưa ra các mức lãi suất phù hợp nhằm thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có lượng tiền lớn tạm thời nhàn rỗi, hoặc có nguồn tiền gửi ổn định nhưng chưa có kế hoạch đầu tư cụ thể nào. Cụ thể, ngân hàng có thể thu hút khách hàng bằng phương thức lãi suất huy động kết hợp nhiều hình thức ưu đãi như: lãi suất bậc thang, hưởng lãi suất trả trước, mở tài khoản gởi tiền được nhận ngay quà, Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 42 SVTH: Lê Khánh Ngọc rút thăm trúng thưởng…. Đặc biệt, ngân hàng cần có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng quen thuộc. - Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị đến các khách hàng, chủ yếu là cá thể và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, với những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, vì những đối tượng này thường xuyên cung cấp cho ngân hàng nguồn vồn có lãi suất thấp. Ngoài ra, chi nhánh cần tổ chức mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn, tạo ấn tượng cho khách hàng cảm nhận được sự khác biệt về nơi giao dịch, cách phục vụ, cũng như làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn vào ngân hàng. - Chi nhánh cần quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên. Mặt khác, cũng đào tạo về ngoại ngữ để mọi cán bộ - nhân viên của chi nhánh đều có thể giao tiếp với khách nước ngoài. Điều này sẽ tạo được một phong cách giao tiếp riêng của chi nhánh, đồng thời sẽ tạo cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin cần thiết khi đến với khách hàng. 4.2.2 Về hoạt động tín dụng - Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả: Một chính sách tín dụng có hiệu quả là cần có những quy định rõ ràng về điều kiện, nguyên tắc thẩm định, thời hạn cho vay và thu hồi vốn lãi, và quan trọng hơn nữa là có mức lãi suất vừa phù hợp với thị trường, vừa có thể thu hút được khách hàng. Chính sách cho vay này phải được truyền đạt đến mọi nhân viên dưới hình thức văn bản hoặc thông báo trên mạng nội bộ của ngân hàng, đặc biệt là nhân viên của phòng tín dụng cần phải theo dõi thường xuyên sự thay đổi về chính sách cho vay. Cụ thể về xây dựng chính sách tín dụng tại chi nhánh như sau: + Về thủ tục và chính sách liên quan đến vấn đề liên quan đến vấn đề tính lãi suất, thời hạn vay, và mức phí. Việc tính lãi suất phải được áp dụng theo từng đối tượng khách hàng, thích hợp với số tiền cho vay, khoản tiền vay và phương thức tính lãi phải tương ứng với nhau. + Xác định được mức cho vay tối đa đối với từng đối tượng khách hàng, từng ngành nghề kinh tế, cũng như những khoản cho vay có tài sản đảm bảo. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 43 SVTH: Lê Khánh Ngọc + Ngoài ra, chính sách cho vay phải xác định và phân rõ trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết hồ sơ tín dụng. Quy định về cách thức thẩm định trong quá trình tiến hành thủ tục cho vay khách hàng. - Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng + Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng, nó giúp ngân hàng có được các quyết định chính xác trong quá trình cho vay. Trên nền kinh tế thị trường, hoạt động của các NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Nhằm hạn chế rủi ro của các khoản tín dụng, thì ngân hàng cần có công tác thẩm định chặt chẽ. Tùy vào từng điều kiện thực tế, từng dự án và đối tựơng khách hàng mà các nhân viên tín dụng thẩm định khác nhau. Cụ thể khi thẩm định dự án thì cần phải phân tích chi tiết về các mặt như: năng lực pháp lý khách hàng, nguồn cung cấp nguyên liệu, quy trình công nghệ sản xuất, vòng đời sản phẩm, khả năng tài chính. + Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên tín dụng về kinh nghiệm thẩm định. Trong quá trình thẩm định thì nhân viên tín dụng cần thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo ngành nghề, giá cả thị trường, thông tin kinh tế - kỹ thuật, thậm chí cần khảo sát thêm thực tế của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, để giúp cho công tác thẩm định luôn chính xác và đạt hiệu quả cao. - Tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn: Nợ quá hạn là vấn đề luôn làm cho các lãnh đạo ngân hàng quan tâm hàng đầu. Một NHTM dù có chính sách quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu đi nữa thì vẫn không thể xử lý hết nợ quá hạn, vì có nhiều rủi ro mà ngân hàng không thể dự đoán hết được. + Song song với việc tăng cường doanh sốcho vay là công tác theo dõi và thu nợ. Chi nhánh cần thường xuyên kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng , không để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thông qua quá trình theo dõi, ngân hàng có thể nắm bắt được khả năng tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không ổn như tình hình sản xuất kinh doanh có trở ngại, thua lỗ, hàng hóa tồn kho không tiêu thụ được, thì ngân hàng mới có biện pháp kịp thời để xử lý khoản vay của khách hàng. + Hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhành trong 3 năm qua khá tốt nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn. Giải pháp để khắc phục, hạn chế nợ quá hạn là Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 44 SVTH: Lê Khánh Ngọc chi nhánh cần phải nâng cao khả năng dự đoán mức độ ảnh hưởng của các biến động về kinh tế - xã hội đến các ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay vốn tại ngân hàng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đồng thời ngân hàng phải thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn để hạn chế những sai sót trong việc phân tích, đánh giá sai khách hàng. Từ đó, tạo được hiệu quả cao trong quá trình cấp tín dụng, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích kinh doanh, thu được lợi nhuận và sẽ hoàn trả nợ theo đúnh hạn cho ngân hàng, hạn chế được nợ quá hạn. - Các biện pháp khác thu hút và tìm kiếm khách hàng: Với chính sách tín dụng được xây dựng và những quy chế về lãi suất được ban hành vào từng thời kì nhất định. Mục đích là để thu hút, huy động vốn từ khách hàng và ngân hàng và ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn đó để cho vay lại. Ngoài những vấn đề đó thì chi nhánh cần có những giải pháp khác như: + Các nhân viên ngân hàng chuyên trách nghiên cứu về kinh tế tỉnh, đi khảo sát, thăm dò tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh, xí nghiệp, doanh nghiệp…để nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ của các thành phần kinh tế đó. Từ đó, ngân hàng sẽ chủ động đề ra các kế hoạch tài trợ, cho vay vốn tùy theo từng ngành nghề cho các đối tượng trên. + Ngoài ra, ngân hàng có thể liên hệ với các cấp chính quyền địa phương, phối hợp góp vốn liên doanh, thực hiện đầu tư vào các công trình, dự án quy mô lớn và có tính khả thi. 4.3 KIẾN NGHỊ Nhìn vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua, tuy đã đạt được hiệu quả, nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được hoàn thiện thêm. Và sau đây là một vài kiến nghị nhằm góp phần cho hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn: - Chi nhánh có thể khai thác thêm các nguồn lực tại địa phương trong việc huy động vốn từ bên ngoài, không nên phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ NH cấp trên. NHNo&PTNT huyện Hòn Đất cần quảng cáo thêm để nhiều người biết đến, tạo thêm uy tín cho ngân hàng. Ngân hàng có thể quảng bá bằng các hình Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 45 SVTH: Lê Khánh Ngọc thức và nhiều phương tiện thông tin khác nhau, mục đích cũng để thu hút nhiều khách hàng đến gởi tiền, mở tài khoản, và sử dụng các dịch vụ sản phẩm khác. Đồng thời chỉ đạo, giao chỉ tiêu huy động vốn cụ thể cho từng nhân viên giao dịch trong một thời gian nhất định, để nâng cao nguồn vốn huy động cho NH. - Hoạt động tín dụng tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng có nhiều rủi ro. Do đó, bên cạnh việc không ngừng nâng cao hiệu quả tín dụng, chi nhánh cần quan tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tín dụng, thận trọng trong công tác thẩm định khách hàng để giảm thiểu rủi ro. Mặt khác, cũng nên mở rộng thêm các đối tượng cho vay, mở rộng đối tượng đầu tư như: tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, chủ động trong việc tham gia xúc tiến các phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, giúp cho các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô, mở rộng cho vay hợp tác xã, tư vấn hướng cho họ về các điều kiện, quy định, thủ tục để vay vốn, nhằm tạo được sự tín nhiệm đối với ngân hàng. Từ đó NH cũng có thể đánh giá và xem xét, điều chỉnh lại cách thức kinh doanh trong quá trình hoạt động. - Về quy trình cho vay, ngân hàng cần đơn giản hóa và rút ngắn thời gian trong quy trình càng nhiều càng tốt, nhưng cũng cần đảm bảo được tính hiệu quả của nó. Thực hiện thêm việc lập báo cáo về doanh số cho vay, thu nợ nhằm quản lý tốt, và phân loại nợ dễ dàng, chính xác. - Trong một khoảng thời gian nhất định, cần mở một cuộc điều tra, thăm dò ý kiến khách hàng về cách cư xử, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên, về các dịch vụ của ngân hàng… để ngân hàng có thể đánh giá lại, rút kinh nghiệm, và chỉnh đốn lại đội ngũ nhân viên. Đồng thời, sẽ có phần thưởng cho những khách hàng nào đóng góp ý kiến. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 46 SVTH: Lê Khánh Ngọc KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Hòn Đất cũng ngày càng phát triển bền vững. Điều này được thể hiện qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Thông qua việc phân tích các yếu tố như: nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, ta thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong thời gian qua đã ngày một phát triển và đạt được hiệu quả cao. Hoạt động cấp tín dụng luôn tăng trưởng ổn định qua các năm. Nó góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung cho nền kinh tế tình Kiên Giang thông qua việc đầu tư, hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá thể. Qua đó NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất cũng đã khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng ở tỉnh Kiên Giang. Nhờ sự xuất hiện của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hòn Đất đã làm cho đời sống ở nông thôn có bước phát triển lớn. Hoạt động sản xuất của người dân cũng có bước phát triển mạnh. Từ đó thấy được sự Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 47 SVTH: Lê Khánh Ngọc ảnh hưởng mạnh mẽ của ngân hàng đến kinh tế của nông thôn và nền nông nghiệp của huyện Hòn Đất. Sự xuất hiện đồng thời của một số các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, đã tạo thêm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành tài chính ngân hàng, đặt biệt NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất trong tình thế luôn sẵn sàng tiếp nhận thử thách và khó khăn. Nhưng với ưu thế là một ngân hàng có đội ngũ nhân viên ưu tú, có trình độ cao, năng lực chuyên môn đã góp phần vào sự thành công của ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian tới ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất cũng cần chú trọng việc đổi mới, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ khách hàng. Vì đây là hoạt động quyết định trực tiếp và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nhìn chung, doanh số cho vay và doanh số dư nợ tại NHNo&PTNT huyện Hòn Đất vẫn tăng trưởng khá tốt qua các năm. Trong vấn đề nợ quá hạn, ngân hàng vẫn luôn cố gắng hạn chế tối đa chỉ tiêu nợ quá hạn với một tỉ lệ thấp. Đây la kết quả mà chi nhánh đã nỗ lực thưc hiện được, chủ yếu là công tác thẩm định và kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, không để phát sinh nợ quá hạn nhiều hơn tỷ lệ cho phép. Để có được kết quả này, tất cả là nhờ vào sự phấn đấu của toàn bộ tập thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên trong suốt quá trình hoạt động và làm việc tại ngân hàng. Bên cạnh sự tăng trưởng về hoạt động tín dụng thì các hoạt động khác cũng ngày càng phát triển với sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại. Từ những thành quả đạt được đã làm cho lợi nhuận của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất luôn ổn định và đạt ở mức cao. Chính vì thế, để giữ vững hiệu quả và tạo được sự bền vững trong hoạt động tín dụng cũng như những hoạt động khác, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hòn Đất cần cố gắng hơn nữa trong việc xây dựng các chính sách tín dụng, lãi suất huy động vốn… nhằm phát triển nhanh các sản phẩm dich vụ, và để trở thành một ngân hàng hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 48 SVTH: Lê Khánh Ngọc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê. 2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng. 3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Hòn Đất, báo cáo kế toán, báo cáo tín dụng, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012. 4. Th.s Trần Ái Kết, “Tài liệu lý thuyết tài chính tín dụng”, tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. 5. Một số chính sách của chính phủ đối với nông nghiệp. 6. Nguyễn Trung Việt, phân tích tín dụng nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ (Khóa luận tốt nghiệp). 7. Một số Website: www.vietbao.vn www.vietnamnet.com.vn Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Huỳnh Hữu Trung Kiên 49 SVTH: Lê Khánh Ngọc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phan_tich_hoat_dong_tin_dung_nong_nghiep_nong_thon_tai_agribank_chi_nhanh_huyen_hon_dat_khanh_ngoc_425.pdf
Luận văn liên quan