TÓM TẮT Ngay từ khi ra đời và phát triển đến ngày nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã mở rộng mạng lưới hoạt động hơn 2000 chi nhánh trên khắp cả nước, thế mạnh vẫn là đầu tư cho nông nghiệp. Nguồn vốn nhanh chóng được rót về đến tận tay người dân ở các vùng sâu, vùng xa trên đất nước. Trong đó, có Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn hơn 15 năm hoạt động với kết quả kinh doanh đều tăng qua các năm và đạt mục tiêu lợi nhuận tăng đều bình quân khoảng 10 tỷ đồng.
Chi nhánh mở rộng qui mô là hai chi nhánh cấp III ở Phú Hoà, Vọng Thê và hoạt động tín dụng, phải cạnh tranh gay gắt trên địa bàn vì sự xuất hiện nhiều chi nhánh ngân hàng mới, để giữ thị phần và mở rộng thêm thì chi nhánh phải luôn tự đổi mới thích ứng. Nghiệp vụ cho vay là hoạt động chính để tăng nguồn vốn đầu tư thì không chỉ dựa vào nguồn vốn cung cấp từ ngân hàng cấp trên, đưa ra nhiều biện pháp thu hút nguồn vốn huy động từ bên ngoài, nhất là trong dân bình quân 18-20% hàng năm.
Tổng doanh số cho vay tăng trong đó cho vay ngắn hạn chiếm trên 70% tổng doanh số cho vay và điều chỉnh dư nợ tăng. Kết quả dư nợ năm 2005 là 234,2 tỷ đồng tăng 15,7% so với năm 2004, đến năm 2006 tăng 8,6% so năm 2005. Nắm chắt xu hướng phát triển kinh tế của huyện và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vì ít có dự án lớn về nông nghiệp và ngành khác nên cho vay trung hạn có sự biến đổi không điều.
Tổng thu nợ qua các năm đều tăng lên năm 2005 thu 243,8 tỷ đồng tăng 63 tỷ đồng so năm 2004, năm 2006 tăng 51,5 tỷ đồng so năm 2005. Do kinh nghiệm sản xuất của người dân, bán được giá và biện pháp phòng dịch bệnh. Ngân hàng tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến thu nợ trễ hạn làm tăng nợ quá hạn hay tăng mức độ rủi ro, để hạn chế nên đưa ra một số biện pháp khắc phục như: kết hợp ngân hàng với phòng nông nghiệp và với chính quyền địa phương; nâng cao hoạt động cho vay của ngân hàng và nâng cao chất lượng công việc của cán bộ tín dụng ngân hàng. Đồng thời, nợ quá hạn có chiều hướng tăng năm 2005 tổng nợ quá hạn là 2,6 tỷ đồng tăng 1,7 tỷ đồng so năm 2004, năm 2006 tăng 1,2 tỷ đồng so với năm 2005, nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao khoảng 52,9% tổng nợ quá hạn. Nợ gia tăng là vấn đề khó khăn cho chi nhánh hạn chế việc mở rộng cho vay, xuất phát tình hình trên việc chọn nghiên cứu đề tài để có thể phản ánh hoạt động ngân hàng trong giai đoạn 2004-2006 nhằm mở rộng tín dụng trong an toàn và hiệu quả cao hơn. Qua những buổi phỏng vấn trực tiếp với những hộ vay vốn ở ngân hàng để thực hiện các phương án sản xuất, thấy hiệu quả thiết thực từ đồng vốn đầu tư đã đem lại thu nhập cao cho người dân. Đề tài được nghiên cứu gồm 5 chương sau:
-Chương 1. Mở Đầu.
-Chương 2. Cơ Sở Lý Luận.
-Chương 3. Giới Thiệu Về NHNo&PTNT Huyện Thoại Sơn.
-Chương 4. Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Tại NHNo HuyệnThoại Sơn.
-Chương 5. Kết Luận Và Kiến Nghị.
MỤC LỤC Danh mục biểu bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục sơ đồ
Danh mục hình ảnh
Danh mục viết tắt
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu và phạm vi2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa . 2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1. Tín dụng . 3
2.1.1. Tín dụng là gì? . 3
2.1.2. Vai trò của tín dụng 3
2.2. Qui định cho vay của NHNo huyện Thoại Sơn 4
2.2.1. Nguyên tắc vay vốn . 4
2.2.2. Điều kiện vay vốn 4
2.2.3. Thời hạn cho vay . 4
2.2.4. Các qui định về lãi suất 4
2.2.5. Quytrình xét duyệt cho vay 5
2.2.6. Phương thức vay vốn 6
2.3. Đảm bảo tín dụng 7
2.3.1. Đảm bảo tín dụng là gì? 7
2.3.2 Phân loại đảm bảo 7
2.4. Rủi ro tín dụng 7
2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNo 7
Chương 3. GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT HUYỆN THOẠI SƠN 9
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 9
3.2. Bộ máy quản lý của NHNo huyện Thoại Sơn 10
3.2.1. Sơ đồ tổ chức . 10
3.2.2. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban . 10
3.2.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NHNo huyện Thoại Sơn 12
3.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của NHNo huyện Thoại Sơn trong
giai đoạn từ năm 2004-2006 . 13
3.4. Thuận lợi và khó khăn, định hướng phát triển năm 2007 của ngân hàng . 14
3.4.1. Thuận lợi . 14
3.4.2. Khó khăn . 15
3.4.3. Địnhhướng phát triển của ngân hàng trong năm 2007 . 15
Chương 4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo
HUYỆN THOẠI SƠN . 16
4.1. Tình hình huy động vốn của NHNo huyện Thoại Sơn . 16
4.2. Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn . 17
4.2.1. Doanh số cho vay . 17
4.2.2. Doanh số thu nợ của NHNo huyện Thoại Sơn 21
4.2.3. Doanh số dư nợ của ngân hàng trong giai đoạn 2004-2006 . 26
4.2.4. Nợ quá hạn theo thời hạn của NHNo huyện Thoại Sơn 29
4.3. Phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tín dụng của ngân hàng 31
4.3.1. Doanh số dư nợ trên vốn huy động từ năm 2004-2006 31
4.3.2. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2004-2006 31
4.3.3. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay từ năm 2004-2006 32
4.3.4. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân từ năm 2004-2006 33
4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng đồng vốn của khách hàng tại NHNo
huyện Thoại Sơn 33
4.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo
huyện Thoại Sơn 39
4.4.1. Kết hợp giữa ngân hàng với phòng nông nghiệp và
chính quyền địa phương . 39
4.4.2. Nâng cao hoạt động cho vay của ngân hàng . 40
4.4.3. Nâng cao chất lượng công việc của CBTD . 41
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 42
5.1. Kết luận . 42
5.2. Kiến nghị . 42
Tài liệu tham khảo . 44
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp huyện Thoại Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh phòng nghỉ,…Đến năm 2006 giảm xuống 9,2% còn 74,4 tỷ đồng so năm 2005. Huyện thuần về nông nghiệp nên dự án có qui mô lớn về nông nghiệp và các ngành nghề khác còn hạn chế, chủ yếu cho vay các dự án nhỏ. Khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng khi vay vốn và mở rộng hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Bảng 4.7. Khung pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng
Hộ vay không thế chấp tài sản
Mức tiền dưới...(triệu đồng)
10
30
50
500
Sản xuất
Trang trại
Nuôi trồng thủy sản
Hợp tác xã xuất khẩu nông sản
Khắc phục dịch cúm gia cầm
Nguồn tin:
-Năm 2004 doanh số cho vay thấp hơn doanh số dư nợ 12,2 tỷ đồng công tác thu nợ gặp khó khăn, hai năm sau đó nhờ rút kinh nghiệm có sự điều chỉnh phù hợp, doanh số cho vay cao hơn doanh số dư nợ chênh lệch lần lượt là 41,3 tỷ đồng; 61,1 tỷ đồng.
òDoanh số dư nợ theo ngành nghề của Ngân hàng
òòTrong ngắn hạn
Bảng 4.8. Doanh số dư nợ theo ngành nghề trong ngắn hạn từ năm 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
Năm 2005 so với năm 2004
Năm 2006 so với năm 2005
2004
2005
2006
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
No
40.230
44.107
51.234
3.877
9,6
7.127
16,2
Dịch vụ No
72.187
84.887
102.652
12.700
17,6
17.765
21,0
Cho vay đời sống
4.269
6.582
8.670
2.313
54,2
2.088
31,7
Ngành nghề khác
10.356
16.668
17.439
6.312
61,0
771
4,6
Tổng cộng
127.042
152.244
179.995
25.202
19,8
27.751
18,2
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Từ bảng thống kê trên thì doanh số dư nợ điều chỉnh tăng qua các năm do doanh số cho vay tăng. Nhu cầu vốn trong ngành nông nghiệp cao bình quân chiếm khoảng 30% tổng dư nợ. Năm 2005 kết quả dư nợ khoảng 44 tỷ đồng tăng 9,6 % so năm 2004, năm 2006 dư nợ 51 tỷ đồng tăng 16,2 % so năm 2005. Do mua con giống ở các trang trại, mô hình VAC, tổ vay vốn trồng nấm rơm, nhiều mô hình mùa nước nổi được áp dụng mang lại hiệu quả đáng kể như: 1 vụ lúa-1 vụ màu, 1 vụ lúa- 1 vụ tôm,…
-Ngành nông nghiệp phát triển kéo theo phát sinh nhiều loại hình dịch vụ nông nghiệp phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong các ngành bình quân chiếm trên 55 % tổng dư nợ. Năm 2005 dư nợ đạt 84,9 tỷ đồng tăng 17,6% so với năm 2004, sang năm 2006 tăng 21% đạt 102,7 tỷ đồng so năm 2005. Do xu hướng cơ giới hoá nông nghiệp, nông thôn số lượng máy móc ngày càng tăng. Muốn đưa nông nghiệp phát triển nhanh hội nhập với nền nông nghiệp khu vực là cần đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
-Ngoài ra, ngành nghề khác cũng được đầu tư và doanh số dư nợ cho vay tăng nhẹ các năm. Năm 2005 dư nợ cho vay 16,7 tỷ đồng tăng 61% so năm 2004, năm 2006 dư nợ tiếp tục tăng 4,6% so năm 2005. Do uy tín của ngân hàng nâng cao về chất lượng tín dụng, góp phần thúc đẩy nhiều ngành nghề khác phát triển. Kinh tế phát triển khá rõ nét với mức sống người dân và trình độ nâng cao có thể nắm bắt theo nhịp sống của thời hội nhập chung của toàn xã hội.
òòDoanh số dư nợ theo ngành nghề trong trung hạn của Ngân hàng
Bảng 4.9. Doanh số dư nợ theo ngành nghề trong trung hạn từ năm 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
Năm 2005 so với năm 2004
Năm 2006 so với năm 2005
2004
2005
2006
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
No
6.956
7.756
7.932
800
11,5
176
2,3
Dịch vụ No
37.375
47.042
38.642
9.667
25,9
-8.400
-17,9
Cho vay đời sống
19.367
16.639
17.410
-2.728
-14,1
771
4,6
Ngành nghề khác
11.709
10.495
10.446
-1.214
-10,4
-49
-0,5
Tổng cộng
75.407
81.932
74.430
6.525
8,7
-7.502
-9,2
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Dư nợ theo trung hạn có sự biến đổi không điều trong giai đoạn này, dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao bình quân khoảng 57,4% tổng dư nợ, vay mua máy sấy lúa, máy cắt lúa nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch,...Nó đạt mức là 47 tỷ đồng tăng 9,7 tỷ đồng so năm 2004, ngành nông nghiệp cũng tăng 10,3% ở mức 7,8 tỷ đồng. Ngân hàng không bỏ quên các ngành khác vẫn được đầu tư phát triển như làm cối, ghế đá,…dư nợ đạt 10,5 tỷ đồng giảm nhẹ so năm 2004 là 10,4% do nhu cầu về sản phẩm này trên thị trường giảm.
-Đến năm 2006 thì doanh số cho vay và thu nợ trung hạn giảm so năm 2005. Giai đoạn này chỉ có cho vay nông nghiệp tăng 2,3% đạt 7,9 tỷ đồng, tuy chăn nuôi chịu ảnh hưởng dịch bệnh nhưng với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của chính quyền địa phương nên nhanh chóng chuyển đổi vật nuôi khác. Số lượng máy móc giảm nên dư nợ cho vay dịch vụ No còn 38,6 tỷ đồng năm 2006 giảm 17,9% so năm 2005 chỉ tập trung cho vay máy móc mới số lượng có hạn, với chủ trương của tỉnh cho vay ưu đãi hổ trợ lãi suất trong ba năm cho người dân như: mua máy cấy lúa, máy gặt đập liên hợp.
Hình 4.1. Trình diễn máy cấy lúa ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang
(Phan Phi Hùng. 24/11/2006. Thoại Sơn: Trình diễn máy cấy MC8 – 200. Đọc từ:
Ứng dụng máy móc này vừa tiết kiệm thời gian, chi phí đầu vào, lao động thủ công nhưng vẫn đảm bảo năng suất đạt cao, bán có giá, và đồng thời chi nhánh hạn chế đầu tư dự án kém hiệu quả qua việc thẩm định của CBTD.
4.2.4. Nợ quá hạn theo thời hạn của NHNo huyện Thoại Sơn
-Tuy hoạt động tín dụng có tăng trưởng cao và liên tục nhưng nợ xấu chỉ chiếm tỷ lệ bình quân 1,4% tổng dư nợ, chi nhánh luôn phấn đấu theo chỉ tiêu của NHNo tỉnh giao là nợ quá hạn duy trì dưới 1% tổng dư nợ tốt nhất, đạt theo chuẩn mực mới phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhìn lại qua ba năm, hoạt động chi nhánh NHNo huyện Thoại Sơn đạt hiệu quả cao, đảm bảo đủ nguồn dự phòng rủi ro và lợi nhuận tăng lên.
-Doanh số nợ quá hạn đều tăng liên tục, tốc độ tăng nhanh khoảng 1,9% năm 2004 đến năm 2005. Chi nhánh đã đưa ra nhiều dịch vụ hậu mãi quan tâm tới khách hàng hướng dẫn họ lập phương án sản xuất, CBTD chú trọng việc thẩm định cho vay đúng theo quy định chất lượng tín dụng nâng cao hạn chế nợ.
-Năm 2004 doanh thu nợ quá hạn theo trung hạn cao hơn ngắn hạn là 0,1 tỷ đồng thời gian cho vay dài sẽ dẫn đến rủi ro cao trong công tác thu nợ. Tuy nhiên, bình quân các năm nợ quá hạn trong ngắn hạn cao hơn chiếm tỷ lệ 53% tổng nợ quá hạn do chu kỳ phương án không phù hợp với thời gian trả nợ, khâu thẩm định chưa chặt chẽ, thiếu tính chính xác nên nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
Biểu đồ 4.4. Nợ quá hạn theo thời hạn từ năm 2004-2006 của ngân hàng
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Năm 2005 tổng nợ quá hạn là 2,6 tỷ đồng tăng 1,7 tỷ đồng so năm 2004. Giai đoạn này nợ theo ngắn hạn tăng 250% do thời gian bán lúa trễ, chi phí sản xuất đầu vào tăng, tình hình sâu bệnh và thời tiết diễn biến thay đổi,….ảnh hưởng đến thu nhập, khách hàng không đủ khả năng thanh toán bị chuyển sang nợ quá hạn và bị áp dụng lãi suất phạt theo quy định của hợp đồng. Đối với nợ quá hạn theo trung hạn tăng 140%, ý thức trả nợ của người dân chưa cao vẫn còn tâm lý ỷ lại trông chờ vào nhà nước khi cho vay theo đề án xây dựng nhà vượt lũ, tôn nền,…,vay theo dạng tín chấp thì chưa tới thời hạn lãnh lương hoặc dùng cho trang trải cuộc sống.
-Năm 2006 mặc dù tiếp tục đương đầu với nhiều thách thức như: thiên tai, dịch bệnh, mặt bằng giá,…tác động đến phương án sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng, đến công việc kinh doanh của ngân hàng. Với nguyên tắc tăng trưởng phải đi đôi an toàn và hiệu quả, vừa mở rộng tín dụng vừa kiểm soát nguồn thu ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư các phương án tiềm năng cao.
-Tổng nợ quá hạn năm 2006 là 3,8 tỷ đồng tăng 1,2 tỷ đồng so năm 2005. Trong đó, nợ theo trung hạn tăng nhẹ là 25%, ngắn hạn tăng cao hơn khoảng 64,3%. Xu hướng phát triển của chi nhánh điều chỉnh dư nợ cho vay trong ngắn hạn cao hơn trung hạn do đặc thù vùng thuần nông nghiệp đầu tư dự án nhỏ ít có dự án lớn để ngân hàng tham gia. Ngoài ra, do hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng việc trả nợ, trả lãi vay them ở bên ngoài,…
-Thực hiện những nội dung cơ bản theo tiến độ đề án cơ cấu lại NHNo Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được phê duyệt, chi nhánh đang tập trung rà soát lại nợ tồn đọng, mục tiêu trong năm 2007 và những năm tiếp theo giảm nợ quá hạn xuống thấp hơn 1% tổng dư nợ.
4.3. Phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tín dụng của ngân hàng
4.3.1. Doanh số dư nợ trên vốn huy động từ năm 2004-2006
Bảng 4.10. Doanh số dư nợ trên vốn huy động từ năm 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số dư nợ (a)
202.449
234.176
254.425
Vốn huy động (b)
25.245
51.482
65.206
a/b (%)
802
455
390
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Tỷ lệ trên rất cao doanh số dư nợ được điều chỉnh tăng để đáp ứng nhu cầu vốn trong dân, chi nhánh đa dạng nhiều loại hình hoạt động tín dụng cả về đối tượng, linh hoạt mức lãi suất có thể cạnh tranh với các chi nhánh khác trên địa bàn. Ngoài nguồn vốn huy động bên ngoài ngày tăng còn có từ Ngân hàng Trung ương và NHNo tỉnh An Giang thực hiện vai trò trung gian “Đi vay để cho vay” của chi nhánh. Năm 2004 chỉ tiêu cao nhất là 802%, đến năm 2005 giảm xuống còn 455% và tiếp tục giảm ở năm kế tiếp còn 390%.
-Nhu cầu vay vốn gia tăng không ngừng nhưng để cho chỉ tiêu giảm thì vốn huy động phải dồi dào chứng tỏ uy tín của chi nhánh ngày càng cao. Vấn đề khó khăn chủ yếu trong việc huy động là thu nhập của người dân còn thấp, tâm lý gửi tiền chưa phổ biến,…nhưng sẽ dần được khắc phục. Hạn chế nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên giúp cho lợi nhuận của chi nhánh tăng lên.
4.3.2. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2004-2006
Bảng 4.11. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nợ quá hạn (a)
887
2.564
3.758
Tổng dư nợ (b)
202.449
234.176
254.425
a/b (%)
0,4
1,1
1,5
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Tỷ lệ này càng cao làm ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn, bị động về nguồn vốn gây khó khăn cho khách hàng khác vay, chi trả lãi cho người gửi tiền nên cần phải có giải pháp phòng rủi ro cho ngân hàng. Là những khoản không mong đợi gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh . Năm 2004 chỉ tiêu chỉ có 0,4% thấp hơn 1% chỉ tiêu đề ra nên rất tốt do công tác thẩm định chặt chẽ đầu tư đúng đối tượng.
-Năm 2005 nợ quá hạn là 1,1%, tiếp tục tăng ở năm sau đạt 1,5% trên tổng dư nợ. Tuy có sự tăng nhưng vẫn thấp hơn quy định của NHNN Việt Nam là chỉ tiêu dưới 5% do doanh số cho vay tăng từ hai chi nhánh cấp III, hai chi nhánh này ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở vùng sâu tiếp cận nguồn vốn dễ dàng và kịp thời. Giảm thiểu nợ quá hạn giúp cho nguồn vốn không bị động trong việc chi trả lãi tiền gửi, giải ngân cho khách hàng vay. Chi nhánh sẽ thường xuyên theo định kỳ thống kê khách hàng gần đến hạn để nhắc nhở và đôn đốc họ, đề ra chỉ tiêu cho CBTD phấn đấu dư nợ tăng nhưng nợ quá hạn thì giảm có chính sách khen thưởng.
4.3.3. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay từ năm 2004-2006
Bảng 4.12. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay từ năm 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số thu nợ(a)
180.856
243.762
295.248
Doanh số cho vay (b)
190.265
275.489
315.497
a/b (%)
95,1
88,5
93,6
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Hiệu quả việc mở rộng hoạt động tín dụng là doanh số cho vay tăng và thu hồi nợ cao qua các năm, thu nợ đều chiếm tỷ lệ rất cao trên doanh số cho vay. Năm 2004 thu nợ chiếm 95,1% trên doanh số cho vay, chứng tỏ công việc làm ăn của khách hàng thuận lợi, tạo hình ảnh khách hàng quen thuộc có uy tín đối với ngân hàng. Năm 2005 giảm 6,6% chỉ còn 88,5% so năm 2004, doanh số cho vay tăng và thu nợ cũng tăng nhưng không cao do tình hình dịch bệnh ở lúa, gia cầm, chi phí sản xuất tăng…ảnh hưởng đến việc hoàn vốn của người dân một số hộ chuyển sang nợ quá hạn.
-Sang năm 2006 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng do có kinh nghiệm, với sự giúp đỡ chỉ dẫn của chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng vùng mang lại hiệu quả đáng kể. Chỉ tiêu gia tăng trở lại năm này đạt 93,6% do CBTD thường xuyên nhắc nhở đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ giúp việc thu hồi có kết quả cao tránh tình trạng nợ dây dưa kéo dài và biện pháp cuối cùng là thanh lý tài sản.
4.3.4. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân từ năm 2004-2006
Bảng 4.13. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân từ năm 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số thu nợ(a)
180.856
243.762
295.248
Dư nợ bình quân(b)
202.449
234.176
254.425
a/b (lần)
0,89
1,04
1,2
Nguồn tin: Phòng tín dụng của NHNo huyện Thoại Sơn
-Khả năng thu hồi vốn tái đầu tư ở ngân hàng phản ánh qua chỉ tiêu này, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ càng tốt, tốc độ luân chuyển đồng vốn trong cho vay càng nhanh để thuận tiện cho việc kinh doanh hạn chế rủi ro cho chi nhánh đảm bảo an toàn đồng vốn trong đầu tư.
-Năm 2004 vòng quay vốn tín dụng 0,89 lần, năm 2005 đạt 1,04 lần ở đây dư nợ được điều chỉnh tăng theo doanh số cho vay vừa phải phù hợp nằm trong kiểm soát chặt chẽ của chi nhánh, gia tăng cho vay trong ngắn hạn có hiệu quả hơn trung hạn thu hồi đồng vốn nhanh hơn khách hàng trả nợ đúng theo thời gian quy định.
-Vòng quay vốn tín dụng năm 2006 đạt 1,2 lần chỉ tiêu rất tốt, mặc dù nông thôn là thị trường nhiều rủi ro, chi phí đầu tư cao nhưng với tài năng của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình đưa ngân hàng đi lên phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng dịch vụ.
4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng đồng vốn của khách hàng tại ngân hàng
-Diện tích tự nhiên của huyện Thoại Sơn là 46.872 ha, phần lớn là diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao 88,94% tổng diện tích vùng, đất phi nông nghiệp là 5.086 ha chiếm tỷ lệ 10,9% và còn lại đất chưa sử dụng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá có chất lượng và hiệu quả, chủ lực là cây lúa và nuôi trồng thuỷ sản nhất là tôm càng xanh, cá tra,…góp phần cung cấp sản lượng không nhỏ cho Tỉnh trong việc xuất khẩu. Chủ trương của huyện là cơ giới hoá áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra và hạ giá thành sản xuất để thu nhập người dân tăng lên.
-Bên cạnh việc hỗ trợ kỹ thuật canh tác của cán bộ phòng nông nghiệp địa phương, người dân muốn thực hiện phương án SXKD thì không thể thiếu nguồn vốn ví như “Đất sản xuất thiếu nước”, “Cơ thể thiếu máu” để thấy được vai trò hết sức quan trọng của nguồn vốn tín dụng phần lớn được cung cấp từ các tổ chức trên địa bàn huyện, trong đó có NHNo huyện Thoại Sơn được xem như người bạn tin cậy và đồng hành cùng bà con, được thể hiện qua sơ đồ sau.
Sơ đồ 4.3. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng
Nguồn tin: Dựa vào mối quan hệ giữa ngân hàng và nông dân để phát họa
-Người dân có nhu cầu vay vốn họ sẽ đến giao dịch tại chi nhánh, sau khi thực hiện xong quy trình vay được xét duyệt từ Giám đốc hay Phó Giám đốc thì bộ phận ngân quỹ của chi nhánh sẽ giải ngân cho khách hàng. Người dân vay ở ngân hàng ngày nay với nhiều ngành nghề khác nhau, tiết kiệm được thời gian, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, nông sản. Nhờ có vốn vay, các hộ sản xuất đã mở ra nhiều hướng làm ăn, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn. Chính sự tiếp sức này đã góp phần đưa nhiều hộ dân thoát nghèo, qua đó đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn huyện nhà.
-Nhận được khoản vay từ phía chi nhánh thì khách hàng sẽ tiến hành thực hiện phương án sản xuất. Để thấy rõ hơn hiệu quả do nó mang lại được phản ánh qua cuộc khảo sát trực tiếp các khách hàng vay ở ngân hàng, chọn ba trong số bốn vùng là: xã Thoại Giang, xã Định Thành và Vĩnh Phú đây là các xã thuộc kiểm soát giao dịch trực tiếp tại NHNo huyện Thoại Sơn, các vùng khác liên hệ giao dịch với hai chi nhánh cấp III ở Phú Hoà và Vọng Thê. Từ đồng vốn cung cấp của ngân hàng người dân sử dụng nó cho các phương án sản xuất sau.
òMột số phương án sản xuất được nhiều người dân áp dụng như: trồng lúa hai vụ, nuôi heo, nuôi cá.
Bảng 4.14. So sánh chi phí sản xuất 2 vụ lúa trên 1 ha trong năm 2006-2007
ĐVT: ngàn đồng
Các khoản mục
Vụ hè thu
Vụ đông xuân
1. Các chi phí sản xuất
8.157
8.913
-Xử lý đất
600
550
-Phân +thuốc
4.000
4.500
-Giống
540
540
-Bơm nước
500
550
-Xuống giống
90
90
-Công chăm sóc
250
313
-Công cắt
1.100
1.200
-Suốt
352
420
-Công vận chuyển
375
500
-Phơi, sấy
350
250
2. Sản lượng (tấn)
4,5
7
3.Doanh thu
11.025
19.600
Nguồn tin: Điều tra- Tính toán tổng hợp
-Để ngăn chặn dịch bệnh khoảng thời gian đầu năm 2006, phòng nông nghiệp nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp phòng trừ theo sự chỉ đạo chung của toàn tỉnh An Giang như: sắp xếp lịch xuống giống cho các xã tránh sạ trùng làm phát sinh dịch bệnh, khoanh vùng nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao, kiên quyết tiêu huỷ nhằm bảo vệ lúa lân cận, khuyến cáo trồng các giống lúa kháng rầy như: OM 2517, IR 50404,… người dân thường lựa chọn mua giống nơi canh tác vùng gần vì giá thấp hơn ở các trại giống nên gây khó khăn cho chính quyền trong việc kiểm soát giống lúa.
-So sánh hai mùa vụ thì các loại chi phí vụ đông xuân cao hơn hè thu nên tổng chi phí tất nhiên cao hơn lần lượt như: vụ đông xuân 8.913 ngàn đồng/ha, vụ hè thu là 8.157 ngàn đồng/ha. Trong đó, chi phí giá vật tư, giá xăng dầu tăng, nhân công thiếu vì lên thành phố làm,giống còn sử dụng nhiều sạ bằng tay còn phổ biến ...làm tăng chi phí đầu vào. Vụ đông xuân vừa rồi ở huyện Thoại Sơn đạt năng suất cao hơn 7 tấn/ha, giá bán cao bình quân 2.800 đồng/kg nên doanh thu đạt được cao 19.600 ngàn đồng/ha.
-Về phương án chăn nuôi ở giai đoạn 2004-2005 chăn nuôi gặp không ít khó khăn do dịch bệnh hoành hành ở gia cầm, số lượng giảm mạnh do tiêm phòng ngăn chặn nên số lượng heo có giảm không đáng kể và được duy trì, nuôi heo là nghề truyền thống lâu đời trong dân dựa vào kinh nghiệm người nuôi và heo bán được giá, thay thế thức ăn từ gia cầm.
Bảng 4.15. Chi phí nuôi 20 con heo từ lúc nuôi đến lúc bán năm 2006
Các khoán mục
ĐVT
Lượng sử dụng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
1.Heo giống
con
20
400.000
8.000.000
2.Tấm
kg
50
3.000
3.000.000
3.Cám
kg
35
2.000
1.400.000
4.Thức ăn công nghiệp
bao
1
170.000
3.400.000
5.Thức ăn khác
kg
180
8.000
1.440.000
6.Thuốc thú y
50.000
1.000.000
7.Điện nước
12.000
72.000
8.Lao động thuê
người
1
350.000
350.000
9.Chi phí khác
đồng
1.000.000
10.Tổng chi phí
đồng
19.662.000
11. Doanh thu
đồng
30.400.000
12. Lợi nhuận
đồng
10.738.000
Nguồn tin: Điều tra- Tính toán tổng hợp
-Ngoài chi phí thức ăn tấm, cám còn dùng thêm thức ăn chế biến sẵn giúp cho con heo tăng trưởng nhanh, tổng chi phí khoảng 20 con heo là 20 triệu đồng, giá bán bình quân 16.000 đồng/kg thì mức doanh thu là 30 triệu đồng, nên lợi nhuận người dân thu được cao 11 triệu đồng.
-Thách thức lớn dễ dàng nhận thấy trong những năm qua đó là diễn biến bất thường giá cả trên thị trường thế giới đối với những sản phẩm xuất khẩu như: gạo, cá tra, tôm,….
+Giá thu mua của nước ngoài nhập khẩu giảm dẫn đến giá bán trong nước hạ, tiêu thụ khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ trong nước.
+Ngược lại, giá xuất khẩu tăng hút hàng làm tăng giá thu mua trong nước gây tác động chỉ số tăng giá của mặt hàng xuất khẩu. Những diễn biến này tác động không nhỏ đến rủi ro đầu tư chung và vốn tín dụng NHNo nói riêng.
-Dưới đây là mô hình nuôi cá tra hầm, một trong số mô hình mang lại hiệu quả trong vài năm gần đây, thời gian nuôi khoảng 6 tháng chi phí đầu tư ban đầu cao người nông dân học kinh nghiệm từ những hộ nuôi xung quanh và tập huấn thêm kỹ thuật do phòng nông nghiệp huyện tổ chức thì có thể mạnh dạn đầu tư. Cá bán có giá và đạt năng suất cao thu lợi nhuận nhiều, để hạn chế khó khăn bị ép giá huyện khuyến cáo người dân nên ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ở các công ty thu mua như thế thu nhập của người dân sẽ ổn định hơn.
Bảng 4.16. Chi phí nuôi cá tra ao hầm trên 1 ha năm 2005-2006
ĐVT: Ngàn đồng
Các khoản chi phí
Thành tiền
1.Xây dựng cơ bản
(Khấu hao tài sản cố định 3 năm )
77.000
25.700
-Lên bờ ao
50.000
-Mua máy móc
27.000
2.Sản xuất
1.398.700
-Con giống
159.500
-Thức ăn
1.126.200
-Dầu bơm nước
25.000
-Nhân công
18.000
-Thuốc, hoá chất
70.000
3.Tổng chi phí
1.424.400
4.Doanh thu
1.841.500
Nguồn tin: Phòng nông nghiệp huyện Thoại Sơn
-Dựa vào đặc điểm tự nhiên của vùng mô hình được ứng dụng nhiều do thu lợi nhuân cao nhưng chi phí đầu tư ban đầu cao và đòi hỏi có kỹ thuật nuôi chứ không dựa nhiều vào kinh nghiệm, đồng thời rủi ro không nhỏ vì giá thường biến động. Do số lượng thu mua các doanh nghiệp tăng nên giá mua cũng tăng hay cầu vượt cung trong giai đoạn này, trừ đi các khoản chi phí thì thu lợi nhuận là 417.100.000 đồng. Địa phương đã lên kế hoạch nuôi và có sự kiểm soát trong huy hoạch vùng nuôi tránh chạy theo xu hướng nuôi, đào ao tràn lan gây mất cân đối tài nguyên sử dụng. Khi giá cá tra tăng vọt đó cũng là nổi lo cho nhiều người vì khi tăng đột biến dễ dẫn đến tụt giá nhanh gây mất cân bằng giá cả và khi nhiều người nuôi có thể cung vượt cầu làm ảnh hưởng đến giá. Tạo mối quan hệ liên kết giữa bốn nhà cũng là giải pháp vừa giúp nâng cao chất lượng cá, bán được giá, tạo thị trường ổn định thì khi đó đồng vốn vay phát huy tối đa hiệu quả từ việc thực hiện phương án này.
òPhân tích hiệu quả sử dụng đồng vốn của người dân
Tùy theo chi phí của từng phương án sản xuất ngân hàng sẽ có hạn mức tín dụng cụ thể và thời gian điều chỉnh phù hợp cho việc hoàn vốn và lãi của khách hàng, với mức lãi suất linh động thu hút nhiều khách hàng hơn. Nhờ giải ngân kịp thời giúp cho phương án triển khai đúng tiến độ như kế hoạch thực hiện.
Bảng 4.17. Hiệu quả sử dụng đồng vốn của người dân
ĐVT: Ngàn đồng
Tên ngành nghề
Chi phí
Số tiền vay
Doanh thu
Lãi vay
Lợi nhuận
Chỉ tiêu (đồng)
1.Trồng lúa
-Vụ hè thu
8.157
7.000
11.025
1.064,6
1.803,4
0,26
-Vụ đông xuân
8.913
19.600
9.622,4
1,40
2.Nuôi heo
19.662
15.000
30.400
1.875
8.863
0,59
3.Nuôi cá tra
1.424,4
550.000
1.841,5
39.600
377.500
0,69
Nguồn tin: Tính toán tổng hợp
-Nguồn vốn tín dụng của chi nhánh không chỉ phản ảnh ở những số liệu thống kê mà quan trọng là tự nó mang lại nhiều ý nghĩa to lớn về dân sinh và thể hiện rõ đời sống hằng ngày của người dân.
-Nhu cầu vốn phát triển kinh tế đang ngày càng gia tăng, bà con nông dân đang rất “Khát” vốn để đầu tư phát triển sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh. Trồng lúa thời gian vay trong vòng 12 tháng sau mùa vụ sẽ thu hồi nợ cho ngân hàng. Vụ hè thu cứ 1 đồng vốn vay đầu tư thì thu được 0,26 đồng lợi nhuận thấp hơn ở vụ đông xuân thu tới 1,4 đồng lợi nhuận, do năng suất và giá vụ đông xuân tăng cao. Đồng vốn vay phát huy hết hiệu quả khi người dân có phương pháp canh tác hiện đại, sử dụng máy móc trong sản xuất,…có thể tiết kiệm chi phí đầu vào giúp tăng thu nhập.
-Đối với chăn nuôi heo được xem là nghề nuôi truyền thống của người dân bình quân nuôi khoảng 20 con giá bán ngày càng tăng, cứ bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư thu được lợi nhuận 0,59 đồng. Sở dĩ lợi nhuận cao do giảm chi phí đầu vào là người nuôi đã tận dụng nguồn thức ăn từ tự nhiên, nhân công gia đình,….Thường thời gian vay 10 tháng hạn mức cho vay khoảng 15 triệu đồng có thể giúp cho nhiều người thoát nghèo từ mô hình nuôi heo. Nếu hộ thu nhập thấp không đủ tài sản thế chấp thì ngân hàng cho vay khoảng 8 triệu đồng dự tính khoảng 10 con.
-Nuôi cá tra chi phí đầu tư ban đầu cao nên hộ vay thêm ở ngân hàng với thời gian 6 tháng, cứ bỏ ra 1 đồng đầu tư thu được 0,69 đồng lợi nhuận thu lợi khá cao chứng tỏ hiệu quả phương án mang lại cao. Số lượng thu mua của các công ty xuất khẩu tăng đẩy giá thu mua trong nước tăng lên tạo niềm phấn khởi cho nhiều người dân.
-Từ đồng vốn giải ngân trên của ngân hàng giúp đổi mới cuộc sống nông nghiệp, nông thôn góp phần tô đậm bức tranh kinh tế - xã hội nhiều màu sắc của huyện nhà cũng như cuộc sống của những người dân biết cách làm ăn, sử dụng vốn vay có hiệu quả rất thiết thực như xây dựng nhà cửa khang trang, trang trãi tiền học phí cho con em và còn mở rộng mô hình sản xuất để làm giàu.
-Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận thì chi nhánh không quên vai trò của mình đối với xã hội phục vụ lợi ích chung thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nâng cao mức sống cho người dân tức là “Tạo cần câu chứ không cho xâu cá” hiệu quả đạt được sẽ cao làm nền tảng cho sự nghiệp phát triển lâu dài.
Tóm lại, kinh tế nông thôn biểu hiện sinh động đơm bông kết trái từ vốn đầu tư của ngân hàng, vựt dậy nền nông nghiệp phát triển hiện đại hơn, như mang làng gió mới về cho nông thôn huyện nhà.
-Từ sơ đồ trên, sau khi phương án sản thực hiện xong thì khách hàng sẽ hoàn vốn và lãi cho ngân hàng. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hồi do yếu tố bên ngoài như: thời tiết, giá cả thị trường, giá xăng dầu,…thu nhập giảm dẫn đến thu hồi trễ hay không có khả năng trả. Về phía khách hàng là về trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, hạn chế nắm bắt thông tin, không tìm thấy thị trường đầu ra, hoàn cảnh gia đình,…Nếu từ khách quan thì sẽ thẩm định thiệt hại và lý do khác thì ngân hàng sẽ có bước giải quyết thỏa đáng.
-Sau khi thu vốn và lãi của khách hàng thì ngân hàng sẽ tổng hợp lại được thống kê qua bảng báo cáo cuối năm, chú ý các khoản nợ quá hạn để có thể hạn chế cho năm sau. Tăng cường công tác huy động vốn tạo nguồn vốn dồi dào cho việc đầu tư và tái đầu tư sản xuất. Ngoài ra, chi nhánh trích một phần đóng góp tham gia các hoạt động xã hội như: ủng hộ quỹ từ thiện, xây dựng nhà tình nghĩa, quỹ cây xanh, nuôi dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng,…Phát động sự đóng góp tích cực từ cán bộ công nhân viên chi nhánh hàng năm.
4.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng
4.4.1. Kết hợp giữa ngân hàng với phòng nông nghiệp và chính quyền địa phương
òKết hợp với phòng nông nghiệp
-Lập phương án sản xuất một cách chi tiết từng công đoạn, kê khai những loại chi phí phát sinh, học hỏi kỹ thuật hay phương pháp để CBTD có khả năng thẩm định tính khả thi của phương án.
+Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên từng vùng để có thể tư vấn cho khách hàng thực hiện phương án phù hợp, phát huy tối đa đồng vốn vay từ ngân hàng phải luôn bám sát chủ trương phát triển nông nghiệp của huyện trong từng thời kỳ.
+Cử CBTD tham gia vào những hội nghị phổ biến các mô hình SXKD hiệu quả giúp cho người dân tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng với thủ tục nhanh gọn và mức lãi suất ưu đãi.
ò Kết hợp với chính quyền địa phương
-Hàng năm, bám sát chủ trương phát triển kinh tế ngành, vùng của huyện để ngân hàng mạnh dạn đầu tư các ngành lợi thế làm bàn đạp cho các ngành khác.
-Tạo mối quan hệ tốt nhất là với các cấp xã, thị trấn nắm rõ thông tin về khách hàng, vừa củng cố thị phần vừa mở rộng mạng lưới hoạt động đến vùng sâu, vùng xa. Để ngân hàng trở thành người bạn thân thiết với nông dân, giữ chân khách hàng quen và khai thác khách hàng tiềm năng khác.
-Phối hợp trong công tác thu nợ đối với khách hàng cố ý trì hoãn, cố tình vi phạm quy định của ngân hàng và pháp luật cần có chính quyền địa phương can thiệp.
-Đối với tài sản thế chấp cần liên hệ phòng tài nguyên để xác minh tính chính xác về vị trí và quyền sử dụng đất của các khách hàng.
-Tham gia vào hội nghị do UBND huyện tổ chức để ngân hàng nắm được tình hình triển khai kế hoạch và huy hoạch vùng nuôi phù hợp đặc điểm tự nhiên từng vùng. Từ đó, đề ra kế hoạch phát triển doanh số cho vay điều chỉnh dư nợ phù hợp các phương án để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của các khách hàng.
-Liên kết với chính quyền thực hiện các dự án như: xây dựng đê bao, kênh mương,…vừa thu lợi nhuận vừa góp phần hạn chế do thiên tai gây ra ảnh hưởng đến phương án sản xuất.
4.4.2. Nâng cao hoạt động cho vay của ngân hàng
Từ lúc làm hồ sơ đến giải ngân cần thực hiện đúng trình tự để hạn chế rủi ro cho khoản vay, thẩm định nhân thân khách hàng và phương án sản xuất
-Về khách hàng
+Giấy tờ liên quan đến khách hàng như: chứng minh nhân dân, nơi ở, giấy chứng nhận khác.
+Khả năng tài chính hiện có của khách hàng có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.
+Mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
+Năng lực của người thực hiện phương án sản xuất.
+Khách hàng còn dư nợ ở ngân hàng không?
+Tài sản bảo đảm thế chấp cụ thể quyền sử dụng đất.
-Về phương án sản xuất
+Chu kỳ thực hiện phương án.
+Thẩm định tính khả thi của phương án.
+Lợi ích thu được từ phương án.
CBTD phải kiểm tra khách hàng dù khách hàng quen hay khách hàng mới phải thực hiện khâu thẩm định chặt chẽ, đối với khoản tái đầu tư mà số tiền vay tương đối nhiều phải tham khảo ý kiến của trưởng phòng tín dụng hay phó phòng tín dụng.
Hợp đồng tín dụng phải đầy đủ chữ ký của ngân hàng và khách hàng đảm bảo tính pháp lý, qua nhiều giai đoạn để nâng cao công tác kiểm tra tránh sai sót gây phiền hà sau này đảm bảo quyền lợi đôi bên.
4.4.3. Nâng cao chất lượng công việc của CBTD ở ngân hàng
-Hàng năm, theo kế hoạch xây dựng kế hoạch đào tạo công nhân viên thì CBTD cũng nằm trong danh sách được gửi về phòng tổ chức cán bộ và đào tạo của NHNo Tỉnh để nâng cao trình độ nghiệp vụ ngân hàng nhất là có khả năng triển khai nghị định từ ngân hàng cấp trên quy định nghiệp vụ cho vay vì công tác cho vay rất phức tạp, có nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế.
-Triển khai quy định mới hay bổ sung, sửa chữa những quy định từ nghị quyết của NHNo cấp trên thì CBTD sẽ được triệu tập cuộc họp từ lãnh đạo chi nhánh. CBTD sẽ được hướng dẫn để nắm chắc nội dung áp dụng đúng đối tượng khách hàng và tính chất thẩm định chặt chẽ hơn tránh sai sót trong quá trình xét duyệt cho vay.
-CBTD được ban lãnh đạo chi nhánh đề cử lên NHNo Tỉnh về việc bố trí nhân sự, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng và trình độ năng lực của mỗi người và đảm bảo chi nhánh cấp III phòng nghiệp vụ có đủ nghiệp vụ và chất lượng cán bộ để thực hiện tốt công việc kinh doanh của NHNo huyện Thoại Sơn.
-CBTD tích cực kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay xem khách hàng có thực hiện đúng mục đích sử dụng vốn của chi nhánh. Rút ngắn thời gian thẩm định để khách hàng tiếp cận vốn nhanh, kịp thời thực hiện phương án sản xuất.
-Từ bảng sao kê danh sách khách hàng còn nợ ngân hàng thì CBTD phải thường xuyên đôn đốc nhắc nhở để khách hàng trả đúng thời hạn.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
NHNo huyện Thoại Sơn đã gặt hái được nhiều thành công trong suốt quá trình hoạt động của mình, khẳng định rõ nét vị trí cũng như vai trò chủ lực, chủ đạo trong đầu tư tín dụng tại khu vực No, nông thôn và mở rộng đầu tư đa dạng hoá đối tượng cũng là bỏ hạt thóc vào nhiều giỏ nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Đồng thời, chi nhánh luôn thay đổi để thích nghi trong giai đoạn hội nhập ngày nay, cạnh tranh quyết liệt với các chi nhánh khác trên địa bàn.
Giữ thị phần ngay thị trường mà các chi nhánh hoạt động, với chiến lược “Phát triển bền vững” chung của hệ thống NHNoViệt Nam ở mọi thời kỳ, trên nguyên tắc mở rộng tín dụng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả. Mức lợi nhuận tăng trưởng ổn định qua các năm khoảng 20-30%, tổng dư nợ được điều chỉnh tăng bình quân khoảng 15%, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 65% tổng dư nợ do huy động vốn của chi nhánh đa số thời gian ngắn nên chủ yếu cho vay ngắn hạn tăng. Do địa phương rất ít dự án đầu tư lớn nên cho vay trung hạn giảm, chỉ chú trọng cho vay công nghệ sau thu hoạch.
Mặc dù dư nợ điều chỉnh gia tăng không ngừng nhưng nợ xấu chỉ chiếm 1,3% tổng dư nợ vẫn đảm bảo công tác thu nợ so với chỉ tiêu của NHNo tỉnh đề ra, để hạn chế nợ xấu ảnh hưởng đến việc kinh doanh của chi nhánh phấn đấu dưới mức 1%.
Quy mô cho vay sản xuất tăng nhanh hàng năm cả về dư nợ, số hộ vay tăng bình quân từ 200-300 hộ/năm và cho vay của chi nhánh tập trung cho hộ sản xuất, mức cho vay từng hộ. Nhờ đồng vốn tín dụng đã giúp cải thiện cuộc sống người dân như: tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện thuận lợi làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phát triển ngành nghề hỗ trợ nông nghiệp, góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Thực tế thì hoạt động tín dụng rất đa dạng và phức tạp, nhiều tình huống xảy ra song song đó là những rủi ro luôn rình rập ở các khoản vay nên công tác thẩm định mọi mặt của CBTD là hết sức quan trọng. Ngoài ra, chất lượng tín dụng cần được quan tâm, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của chi nhánh, nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nhanh nợ xấu, nợ tồn đọng kiên quyết xử lý kịp thời các sai sót sau khi kiểm tra. Đổi mới nông thôn thúc đẩy quá trình CNH- HĐH No huyện nhà ngày càng phát triển.
5.2. Kiến nghị
òĐối với ngân hàng
-Nêu gương những hộ vay vốn làm ăn có hiệu quả để cho mọi người học hỏi theo và đồng thời quảng bá thương hiệu của ngân hàng. Những khách hàng vay bị nợ quá hạn, chi nhánh phải tìm hiểu nguyên nhân nếu nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng thì sau khi xem xét có thể ngưng hợp đồng, nguyên nhân khách quan thì có thể ngân hàng gia hạn nợ theo sự hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên.
-Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mới đến vay và khách hàng cũ thì ngân hàng nên có một bảng hướng dẫn khách hàng treo ở ngay địa điểm giao dịch tại quầy thu tiền. Trên đó ghi rõ họ tên, kèm hình ảnh và số điện thoại của từng CBTD phụ trách ở từng khu vực cho khách hàng tiện liên hệ.
-Ban lãnh đạo có chính sách khen thưởng đối với CBTD phụ trách địa bàn đạt chỉ tiêu do chi nhánh đề ra về doanh số dư nợ trên mỗi cán bộ và có doanh số nợ quá hạn ít.
-Quy định khoảng thời gian khoảng 2-3 năm hoạt động sau khi đánh giá hiệu quả kinh doanh mỗi năm thì chi nhánh cần khảo sát ý kiến khách hàng thu thập thông tin qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Từ đó, có thể khắc phục thiếu sót nâng cao chất lượng dịch vụ và hạn chế những rủi ro trong việc mở rộng hoạt động tín dụng.
òĐối với nhà nước và chính quyền địa phương
-Xác nhận quyền sử dụng đất và chứng minh hợp đồng thế chấp phòng tài nguyên cần rút ngắn thời gian trong công việc (thu thập theo ý kiến đóng góp của khách hàng qua cuộc phỏng vấn trực tiếp).
-Phòng nông nghiệp kết hợp với các cấp, xã mở các buổi tập huấn hướng dẫn kỹ thuật mới hay phương pháp mới trong sản xuất nông nghiệp. Trình diễn nhiều mô hình mang lại hiệu quả cho người dân học hỏi theo. Giới thiệu các dự án của địa phương đến ngân hàng vừa mang lợi ích cho xã hội vừa tăng thu nhập cho ngân hàng tái đầu tư sản xuất. Lập danh sách các hộ có tiềm năng sản xuất đang thiếu vốn giới thiệu đến ngân hàng, giúp đồng vốn giải ngân có hiệu quả hơn.
-Nâng cao trình độ dân trí cho người dân để thoát nghèo và sử dụng đồng vốn có hiệu quả thì bắt buộc họ phải có một trình độ nhất định. Có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học, vận dụng vào việc sản xuất nông nghiệp, dựa vào kinh nghiệm chỉ là một phần quan trọng là có phương pháp sản xuất khoa học vì ai cũng muốn bỏ ra chi phí thấp nhưng thu được lợi nhuận cao.
-Chính quyền địa phương cần có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút vốn đầu tư cùng với các dự án của các doanh nghiệp trong và ngoài huyện dựa vào lợi thế điều kiện tự nhiên của vùng.
òĐối với người dân vay vốn
-Tham gia vào các câu lạc bộ như: nông dân sản xuất giỏi, câu lạc bộ Internet,...để có điều kiện học hỏi những phương pháp sản xuất mới. Nâng cao trình độ để có khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, tích cực tham gia buổi tập huấn kỹ thuật của địa phương kết hợp với công ty bảo vệ thực vật An Giang.
-Tìm hiểu thông tin kinh tế như về giá cả nông sản trên tivi, giống cây trồng mới có xác nhận,...Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương phải phù hợp với đặc điểm của từng vùng để giảm thiểu rủi ro trong phương án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Anh Thi. 25/1/2007. Hội nghị chuyên đề nuôi cá tại xã Vĩnh Khánh-Thoại Sơn.Đọctừ:
2.Thành Vinh. 30/11/2005. AGRIBANK: Đổi mới để người nông dân hơn. Đọc từ:
3.4/7/2006. Thanh Sơn: khi tín dụng ngân hàng được xã hội hoá. Đọc từ:
4.28/5/2007. Các điều kiện, điều khoản kiêm hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ F@StaccessVisa Debit. Đọc từ:
5.Phan Phi Hùng. 24/11/2006. Thoại Sơn: Trình diễn máy cấy MC8 – 200. Đọc từ:
6.Trần Nhị Hà. 1999. Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo huyện Thoại Sơn. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân kinh tế nông nghiệp- Phát triển nông thôn. Khoa kinh tế, Đại học Cần Thơ.
7.Lê Thanh Tú. 2006. Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo huyện Thoại Sơn. Tiểu luận tốt nghiệp Cử nhân kinh tế nông nghiệp- Phát triển nông thôn. Khoa kinh tế, Đại học Cần Thơ.
8.Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2004-2006.
9.Thu thập số liệu phòng thống kê và phòng nông nghiệp của huyện Thoại Sơn.
10.NHNo Việt Nam. 2002. Quyết định số 72/QĐ- HĐQT- TD. Hà Nội.
11.Ts. Nguyễn Văn Mùi. 2001. Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng. Hà Nội: NXB xây dựng.
MẪU CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ TÍN DỤNG
TRONG GIAI ĐOẠN 2004-2006
@&?
Mẫu phỏng vấn số:……………,Ngày:…………………
Họ tên phỏng vấn viên:……………………………….
Thời gian bắt đầu: ……………………………………
I.PHẦN GIỚI THIỆU
Xin chào, tôi là Lê Trương Phúc Anh sinh viên trường Đại học An Giang. Tôi đang tiến hành khảo sát ý kiến của cán bộ tín dụng về hoạt động cho vay và tình hình thu nợ ở NHNo huyện Thoại Sơn. Cô (chú) vui lòng dành chút thời gian khoảng 30 phút để giúp tôi trả lời một số câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô (chú).
II. NỘI DUNG
1/ Cô (chú) cho biết chi nhánh NHNo huyện Thoại Sơn thành lập khi nào? Trãi qua các giai đoạn phát triển như thế nào?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
2/ Cô (chú) cho biết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
3/ Cô (chú) cho biết vay để sản xuất kinh doanh trong ngành nào được sử dụng nhiều trên địa bàn?
Ngành nông nghiệp Ngành thương mại-dịch vụ
Ngành tiểu thủ công nghiệp Ngành dịch vụ nông nghiệp
Ngành khác
4/ Cô (chú) cho biết với nguồn vốn huy động ở ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu vốn vay trên địa bàn trong giai đoạn 2004-2006 không? Tại sao?
Đáp ứng đủ không đủ
……………………………………………………………………………………………
5/ Cô (chú) cho biết tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2004-2006 như thế nào? Tại sao?
Tăng Giảm
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
6/ Cô (chú) cho biết để tiện lợi cho việc quản lý khách hàng vay vốn tại ngân hàng thì phân ra mấy vùng trên địa bàn huyện Thoại sơn?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
7/ Cô (chú) cho biết quy trình cho vay của ngân hàng gồm mấy bước? Cụ thế?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
8/ Cô (chú) cho biết khách hàng thường vay ở mức tín dụng nào sau đây:
Từ 1 triệu -> 5 triệu Từ 10 triệu -> 50 triệu
Từ 5 triệu -> 10 triệu Từ 50 tr trở lên
9/ Cô (chú) cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đến nghiệp vụ cho vay như thế nào? (chọn nhiều yếu tố)
Lãi suất Tình hình kinh tế- Xã hội
Chất lượng dịch vụ Công tác thẩm định
Thủ tục vay Phương án SXKD
Thời tiết Nguồn vốn huy động
Yếu tố khách hàng Cạnh tranh
Khác
10/ Cô (chú) cho biết thẩm định mục đích sử dụng vốn của khách hàng mấy lần trong thời gian vay?
-Ngắn hạn…………………………………………………………………………………
-Trung, dài hạn……………………………………………………………………………
11/ Cô (chú) cho biết doanh số cho vay qua các năm ở ngân hàng tăng hay giảm? Tại sao?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
12/ Cô (chú) cho biết mức lãi suất cho vay qua các năm thay đổi như thế nào? Ứng với thời hạn cho vay như thế nào?
-Ngắn hạn…………………………………….Lãi suất………………………………….
-Trung hạn, dài hạn……………………………Lãi suất…………………………………
13/ Khi cho vay thì cô (chú) dựa vào hình thức nào chủ yếu sau?
Thế chấp Bảo lãnh
Cầm cố Tín chấp
Khác
14/ NHNo tỉnh An Giang có chỉ đạo ngân hàng huyện cho vay các dự án nào không? Kết hợp cùng với nguồn vốn nào của địa phương không?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
15/ Cô (chú) cho biết việc sử dụng vốn của ngân hàng gặp khó khăn nhất lúc nào? Tạm thời ngưng cho vay là khi nào? Đưa ra giải pháp nào?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
16/ Khi gần đến hạn trả nợ của khách hàng thì cô (chú) sẽ làm gì ?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
17/ Cô (chú) cho biết tình hình thu nợ của ngân hàng qua các năm có hiệu quả không? Tại sao?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
18/ Cô (chú) cho biết một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng? Tại sao?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
19/ Cô (chú) cho biết để nâng cao hiệu quả thu nợ thì có biện pháp gì?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
20/ Cô (chú) cho biết dư nợ qua các năm ở ngân hàng tăng hay giảm? Tại sao?
Tăng Giảm
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
21/ Cô (chú) cho biết tình hình nợ quá hạn qua các năm tăng hay giảm?Tại sao?
Tăng Giảm
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
22/ Cô (chú) cho biết để hạn chế nợ quá hạn thì nợ quá hạn và dư nợ bình quân là bao nhiêu phần trăm trên năm?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
23/ Cô (chú) cho biết yếu tố nào thu hút khách hàng đến vay tại ngân hàng ?
Lãi suất Thủ tục gọn nhẹ
Chất lượng dịch Khác
24/ Cô (chú) hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng? Tại sao?
Thuận lợi:………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Khó khăn:……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
25/ Cô (chú) cho biết định hướng phát triển vào năm 2007 của ngân hàng như thế nào?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
26/ Cô (chú) cho biết NHNo tỉnh An Giang có tổ chức tập huấn cho cán bộ tín dụng không? Mấy khoá trong một năm?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
27/ Cô (chú) cho biết Huyện uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân đã có sự giúp đỡ như thế nào trong việc thu nợ cho ngân hàng?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
28/ Cô (chú) cho biết công tác xã hội của ngân hàng đối với địa phương là gì?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ (CHÚ) ĐÃ GIÚP ĐỠ
MẪU CÂU HỎI PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG
VAY VỐN Ở NHNo HUYỆN THOẠI SƠN
@&?
Mẫu phỏng vấn số:……………,Ngày:…………………
Địa bàn: ……………………………………………….
Thời gian bắt đầu: ……………………………………
I.PHẦN GIỚI THIỆU
Xin chào, tôi là Lê Trương Phúc Anh sinh viên trường Đại học An Giang. Tôi đang tiến hành khảo sát ý kiến của khách hàng vay vốn ở NHNo huyện Thoại Sơn về vấn đề sử dụng vốn vay vào sản xuất kinh doanh. Cô (chú) vui lòng dành chút thời gian khoảng 35 phút để giúp tôi trả lời một số câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô (chú).
II. NỘI DUNG
1/Trong việc sản xuất kinh doanh cô (chú) có nhu cầu vay vốn không? Tại sao?
Có Không (ngưng)
……………………………………………………………………………………………
2/ Cô (chú) thường đi vay ở chi nhánh nào trên địa bàn huyện Thoại Sơn?
Chi nhánh Ngân hàng Mỹ Xuyên Quỹ tín dụng Núi Sập
Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Khác……..
NHNo huyện Thoại Sơn (Tiếp câu 4)
3/ Tại sao cô (chú) lựa chọn vay ở chi nhánh trên? (ngưng)
……………………………………………………………………………………………
-Lãi suất vay:............................................................................................. ……………..
-Số tiền vay:.....................................................................................................................
-Mục đích vay:................................................................................................................
4/ Cô (chú) biết đến NHNo thông qua phương tiện nào?
Bạn bè, người thân Tờ bướm
Cơ quan chính quyền Đài phát thanh các xã, thị trấn
Khác……..
5/ Cô (chú) thường vay theo hình thức nào?
Thế chấp Bảo lãnh
Cầm cố Tín chấp
6/ Cô (chú) vay vốn ở NHNo để làm gì? ( chủ yếu là nuôi heo, nuôi cá, trồng lúa).
……………………………………………………………………………………………
-Nhu cầu vốn:……………………………………………………………………………
-Vốn tự có:………………………………………………………………………………
-Được ngân hàng cho vay:………………………………………………………………
7/ Cô (chú) cho biết thời hạn vay là bao lâu? Lãi suất bao nhiêu?
-Ngắn hạn:………………………….Lãi suất…………………………………………..
-Trung, dài hạn……………………..Lãi suất…………………………………………..
-Số tiền lãi:......................................................................................................................
8/ Trong quá trình vay vốn có vay thêm vốn bên ngoài không?
Có (hỏi tiếp) Không (ngưng)
-Vay thêm ở:……………………………………………………………………………
-Lãi suất:……………………………………………………………………………….
-Thời hạn vay:………………………………………………………………………….
-Số tiền vay:……………………………………………………………………………
-Mục đích vay:…………………………………………………………………………
9/ Khi tới thời hạn thanh toán cho ngân hàng cô (chú) có trả được nợ không?
có (hỏi câu 11) Không (tiếp câu 10)
10/ Cô (chú) cho biết nguyên nhân nào ảnh hưởng tới việc không trả được nợ?
Lãi suất cao Giá cả hàng hoá
Thời tiết Khác………
11/ Khi trả nợ rồi có nhu cầu vay lại không?
Có (hỏi tiếp) Không
-Vay số tiền:……………………………………………………………………………..
-Mục đích vay:…………………………………………………………………………..
12/ Có khi nào cô (chú) trả nợ trễ không?
Có (tiếp) Không
-Số lần? Tại sao?...............................................................................................................
……………………………………………………………………………………………
13/ Khi thực hiện phương án SXKD thì cô (chú) có được tập huấn ở địa phương không?
Có (tiếp) Không
Nếu có thì số lần:……………………………………………………………………….
14/ Cô (chú) có tham khảo thêm tài liệu để ứng dụng kỹ thuật vào phương án SXKD của mình không? Tham khảo ở đâu (Tivi, báo, Radio,…..) ?
Có (tiếp) Không
……………………………………………………………………………………………
15/ Cô (chú) cho biết thực hiện phương án SXKD có phù hợp với định kỳ trả nợ không? Tại sao?
Có Không
……………………………………………………………………………………………
16/ Khi cô (chú) vay ở NHNo thì hài lòng ở những điểm nào? (được chọn nhiều đáp án)
Thủ tục cho vay Lãi suất
Chất lượng dịch vụ Khác
Mức cho vay
17/ Cô (chú) vay ở NHNo thì không hài lòng ở những điểm nào? (được chọn nhiều đáp án)
Thủ tục cho vay Lãi suất
Chất lượng dịch vụ Khác
Mức cho vay
18/ Cô (chú) có dự định mở rộng phương án SXKD của mình không?
Có (tiếp) không (ngưng)
-Vay số tiền:………………………………………………………………………………
-Mục đích vay:……………………………………………………………………………
19/ Cô (chú) cho biết những thuận lợi và khó khăn từ việc đi vay ở NHNo huyện Thoại Sơn?Tại sao?
-Thuận lợi:………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
-Khó khăn:……………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………
20/ Cô (chú) có kiến nghị gì với ngân hàng không?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ (CHÚ) ĐÃ GIÚP ĐỠ
*Một số chi phí của dự án sản xuất:
A. Chăn nuôi heo:
1/ Số lượng nuôi:………………………………………………………………..con
2/Thời gian một chú kỳ chăn nuôi heo:................................................................tháng
3/ Một năm cô (chú) nuôi số lứa:………………………………………………..lứa
4/ Bảng 1. Chi phí nuôi 20 con heo từ lúc nuôi đến lúc bán năm 2006
Các khoán mục
ĐVT
Lượng sử dụng
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
1.Heo giống
2.Tấm
3. Cám
4.Thức ăn công nghiệp
5. Thức ăn khác
6.Thuốc thú y
7.Điện nước
8.Lao động thuê
9.Chi phí khác
10.Tổng chi phí
11. Doanh thu
12. Lợi nhuận
5/ Trong quá trình nuôi cô (chú) cho biết các loại bệnh ở heo?
…………………………………………………………………………………………..
6/ Trọng lượng đàn heo xuất chuồng:………………………………………………kg
Giá bán:……………………………………………………………………đồng/kg
7/ Cô (chú) bán heo cho ai?
…………………………………………………………………………………………
9/ Cô (chú) cho biết những khó khăn khi nuôi heo? (giống, giá bán, người mua,……)
…………………………………………………………………………………………..
Cá tra nuôi hầm
B. Nuôi cá: (Phỏng vấn phòng nông nghiệp huyện Thoại Sơn)
1/ Loại cá nuôi:
2/ Diện tích ao nuôi………………………………………………………………… m2
3/ Thời gian nuôi………………………………………………………………… tháng
4/ Một năm nuôi mấy vụ…………………………………………………………… vụ
5/ Bảng 2. Chi phí nuôi cá tra ao hầm trên 1 ha trong năm 2005-2006:
ĐVT: Ngàn đồng
Các khoản chi phí
Thành tiền
1.Xây dựng cơ bản
(Khấu hao tài sản cố định 3 năm )
-Lên bờ ao
-Mua máy móc
2.Sản xuất
-Con giống
-Thức ăn
-Dầu bơm nước
-Nhân công
-Thuốc, hoá chất
3.Tổng chi phí
4.Doanh thu
6/ Trong quá trình nuôi thường có các loại bệnh nào?
…………………………………………………………………………………………
7/ Cô (chú) bán cá cho ai?
…………………………………………………………………………………………
C. Chi phí trồng lúa
1/ Diện tích trồng lúa……………………………………………………………..m2
Bảng 3. So sánh chi phí sản xuất 2 vụ lúa trên 1 ha trong năm 2006-2007
ĐVT: ngàn đồng
Các khoản mục
Vụ Hè thu
Vụ Đông Xuân
1. Các chi phí sản xuất
-Xử lý đất
-Phân +thuốc
-Giống
-Bơm nước
-Xuống giống
-Công chăm sóc
-Công cắt
-Suốt
-Công vận chuyển
-Phơi, sấy
2. Sản lượng (tấn)
3.Doanh thu
2/ Cô (chú) mua giống lúa ở đâu? Giống lúa đó tên gì?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3/ Xuống giống vào thời gian nào? Trong lúc trồng lúa có xảy ra dịch bệnh gì?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
4/ Hình thức thanh toán phân + thuốc của người nông dân như thế nào?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
5/ Cô (chú) cho biết những thuận lợi và khó khăn khi làm 2 mùa vụ
Vụ hè thu
Vụ đông xuân
-Thuận lợi:
-Khó khăn:
6/ Khi xuống giống cô (chú) dùng phương pháp nào?
Xạ hàng Bằng tay
Khác……………
7/ Cô (chú) bán lúa cho ai?
Thương lái Nhà máy
Hợp tác xã Khác…….
8/ Trồng lúa cô (chú) thấy có khó khăn gì? (dịch bệnh, giá bán, chi phí phân thuốc, thuê công cắt,…………)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ (CHÚ) ĐÃ GIÚP ĐỠ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại NHNo huyện Thoại Sơn.doc