Đề tài Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex

Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. Thuỷ sản là loại thực phẩm được người tiêu dùng trên thế giới ưa thích sử dụng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản phụ thuộc khá chặt chẽ vào thu nhập, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản nhiều hơn các loại thực phẩm khác. Thuỷ sản được sản xuất và tiêu dùng ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng sản lượng thuỷ sản hiện nay tập trung chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Pêru, Chilê, Nhật, Mỹ. Khác với nhiều mặt hàng thực phẩm khác, thuỷ sản là mặt hàng mang tính thương mại quốc tế khá cao. Trong thương mại thế giới, giá trị buôn bán mặt hàng thuỷ sản chiếm khoảng gần 10% trong tổng giá trị thương mại hàng hoá. Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã lựa chọn chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở chủ động tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại, tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và xây dựng một nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Từ nhiều năm qua, các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói chung và sản phẩm của Công ty cổ phần Cafatex nói riêng không ngừng được phát triển cả về số lượng, chủng loại, sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm giữ vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam còn nhiều bất cập với yêu cầu phát triển. Chẳng hạn, các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm đông lạnh, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu thấp Tất cả những vấn đề đó xuất phát từ những vấn đề chủ yếu như trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến chưa được phát triển tốt, do đó chưa tạo ra được những sản phẩm chế biến có chất lượng cao cho thị trường xuất khẩu, thiếu tính đồng bộ trong hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu lại cao. Với xu thế đó, bài nghiên cứu “Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex” được thực hiện nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng của mình và nhằm để đẩy mạnh xuất khẩu trong xu thế hội nhập là rất cần thiết không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp hiện nay mà còn bởi những thôi thút đòi tăng tích luỹ vốn, tăng thu ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu đang tăng mạnh để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá theo hướng xuất khẩu của chính ngành thuỷ sản cũng như của cả nền kinh tế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu và phân tích hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần thủy sản Cafatex qua các năm 2004-2006 để tìm ra sự biến động và nguyên nhân của sự biến động để có biện pháp giải quyết kịp thời để nâng cao sản lượng cũng như giá trị hàng thủy sản 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích chung về tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2004-2006. - Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo thị trường và theo sản phẩm để phát hiện ra thị trường chủ lực và sản phẩm chủ yếu. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu. - Đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: - Việc phân tích thị trường xuất khẩu tác động như thế nào đến doanh nhiệp? - Những vấn đề mà doanh nghiệp đang băn khoăn hiện nay là gì: nguồn nguyên liệu, lao dộng, kĩ thuật, công nghệ, trình độ quản lý ? - Doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp nào để tăng cường sức cạnh tranh cũng như uy tín trên thương trường quốc tế?

doc77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3218 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5: Bảng lợi nhuận sau thuế của Cafatex năm 2004-2006 Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần 1.261.060.689 1.050.796.756 884.003.977 -210.263.933 -16,67 -166.792.779 -15,87 Giá vốn hàng bán 1.106.368.385 935.762.672 811.121.540 -166.605.713 -15,06 -128.641.132 -13,7 Lợi nhuận gộp 154.692.304 111.034.083 72.882.540 -43.658.221 -28,22 -38.151.647 -34,36 Lợi nhuận từ HĐKD 90.030.923 6.454.213 4.340.786 -83.567.710 -92.83 -2.113.427 -32,74 Lợi nhuận khác 416.786 1.671.944 1.008.280 1.255.158 301.15 -663.664 -39,7 Tổng lợi nhuận trước thuế 90.447.709 8.126.157 5.349.066 -82.321.552 -91.02 -2.777.091 -34,17 Lợi nhuận sau thuế 90.447.709 8.126.157 5.311.601 -82.321.552 -91.02 -2.814.556 34,64 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex) BIỂU ĐỒ 3 : TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CAFATEX NĂM 2004-2006 Nhìn chung, qua ba năm (2004-2006) tình hình lợi nhuận của công ty Cafatex có nhiều biến động to lớn. Qua số liệu của bảng 5 ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2004 là rất cao nhưng sang hai năm 2005-2006 thì lại càng giảm, giảm mạnh nhất là năm 2005. Cụ thể là mức lợi nhuận sau thuế năm 2004 đạt 90.447.709 (ngàn đồng) và năm 2005 đạt 8.126.157 (ngàn đồng) tức là năm 2005 giảm 11,3 lần so với năm 2004, về mặt giá trị giảm 82.321.552 (ngàn đồng) so với năm 2004. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Công ty năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 là do tại một số khu vực nuôi tôm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các hộ nuôi đang gặp khó khăn trong việc quản lý bệnh tôm và có hiện tượng tôm nuôi bị chết hàng loạt do thời tiết thay đổi làm các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, độ mặn thường xuyên dao động lớn giữa ngày và đêm dẫn đến tình trạng tôm bị chết. Trong khi đó Công ty Cafatex thu mua nguyên liệu chủ yếu từ các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bạc Liêu, Sóc Trăng… mà hiện tại ở một số tỉnh có diện tích tôm nuôi bị chết khá lớn lại là: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu…Từ đó, đã gây tâm lý hoang mang, không yên tâm sản xuất cho các doanh nghiệp và người nuôi tôm, nên các sự kiện này đã kéo theo giá thủy sản trong nước không ổn định, người nuôi lo ngại về giá cả và đầu ra, ảnh hưởng đến thị trường nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Chính vì vậy, công ty Cafatex gặp không ít những khó khăn về vấn đề nguồn nguyên liệu đầu vào. Có thể kết luận rằng hiệu quả kinh tế của Công ty trong các năm qua chỉ ổn định ở mức tương đối so với các Công ty khác trong cùng một ngành. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Công ty đã có những bước cải tạo đáng kể trong công tác duy trì, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhất là trong những tình thế vô cùng khó khăn. Hiệu quả của sự cố gắng, nỗ lực đó là lợi nhuận năm 2006 tuy có giảm nhưng không đáng kể và kết quả tốt đẹp nữa là Công ty đã thành lập một nhà máy chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu. Tất cả nỗ lực đó nhằm mục đích cuối cùng là đưa Cafatex trở thành một công ty phát triển vững mạnh trên thương trường thế giới. 4.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Qua số liệu sản lượng tiêu thụ xuất khẩu của bảng 6, ta thấy tổng sản lượng năm 2004 đến năm 2005 có tăng nhưng rất ít là 1.58% tương đương một lượng là 660.55 tấn. Tuy là công ty Cafatex đã nổ lực rất lớn trong việc cải tạo điều kiện sản xuất, môi trường và đổi mới công nghệ, chủng loại, mẫu mã, bao bì… nhưng một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu vẫn chưa được phong phú còn chiếm tỷ lệ thấp như cồi điệp, nghêu, seafood mix tiêu thụ không được cao, thậm chí năm 2005 lại không có khả năng tiêu thụ. Bảng 6: Sản lượng xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Đơn vị tính: tấn (Nguồn: Báo cáo Thu mua – Sản xuất – Tiêu thụ của Công ty Cafatex) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % 1. Sản phẩm đôngblock truyền thống 1.343,51 2.004,06 2.889,11 660,55 1,58 885,05 30,63 Tôm đông block 1.237,44 1.690,44 808,01 453 26,8 882,43 -1092,1 Cá đôngblock 106,07 313,62 2.081,10 207,55 66,2 1.768,48 84.93 2. Sản phẩm cao cấp 4.887,16 5.814,22 6.066,18 927,06 15.9 251,96 4,15 Tôm đông 3.945,49 3.056,88 - -888,61 -29,07 - - Cá đông 941,67 2.755,48 - 1.813,81 65,8 - - Thủy sản đông lạnh khác 6,52 1,05 - -5,47 - - Tổng sản lượng 6.237,19 7.819,33 8.955.29 1.582,14 20.23 1.135,96 12,68 BIỂU ĐỒ 4 : SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ XUẤT KHẨU CỦA CAFATEX NĂM 2004-2006 - Qua bảng số liệu trên cho thấy sản phẩm đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp đều gia tăng nhưng cơ cấu mặt hàng có sự chuyển biến khá mạnh: trong hai năm 2004 và 2005, thủy sản đông lạnh khác của Công ty bao gồm nghêu, cồi điệp, mực với số lượng khá lớn nhưng đến năm 2006 thì sản phẩm này bao gồm: cá IQF, cá miếng áo bột, Ebifry, Ebifry cá, Nobashi, Sushi, Tôm hấp,… - Mặt hàng tôm đông block và cá đông block của sản phẩm đông block truyền thống của Công ty chủ yếu xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ, tại hai thị trường này sản lượng tôm và cá đông block tiêu thụ rất mạnh chiếm khoảng hơn 1/2 số sản lượng đông block xuất khẩu. Mặt hàng tôm đông block có sản lượng tiêu thụ luôn cao hơn mặt hàng cá đông block, vì giá xuất khẩu tôm đông truyền thống tương đối thấp. Điều này cũng đã góp phần làm giảm đi phần nào lợi nhuận của Công ty, do đó, trong những năm sắp tới Công ty sẽ ký những hợp đồng với các loại sản phẩm cá đông truyền thống nhiều hơn để gia tăng doanh thu lẫn lợi nhuận cho Công ty. - Sản phẩm cá tra, cá ba sa đông lạnh là một trong những mặt hàng chủ lực của Công ty trong thời gian gần đây. Việc xuất khẩu mặt hàng này có ý nghĩa rất lớn: tận dụng được tiềm năng thuỷ sản của vùng, vừa phát huy thế mạnh của công ty về việc thoã mãn nhu cầu người tiêu dùng. - Nhìn chung, về sản lượng tiêu thụ xuất khẩu của sản phẩm đông block truyền thống và sản phẩm cao cấp thì các mặt hàng thủy sản cao cấp luôn tăng cao hơn các mặt hàng đông block. Mặt hàng tôm đông, cá đông cao cấp,… có giá tương đối cao vì chất lượng hoàn hảo, mặt hàng này có thể đáp ứng được những thị trường khó tính như thị trường EU, nhưng do công nhân của Công ty chưa có trình độ tay nghề cao để chế biến khâu này nên vẫn còn nhiều hạn chế, do đó, Công ty cũng đang cố gắng đào tạo những nhân viên tay nghề tốt hơn nhằm tạo ra những sản phẩm thủy sản đông lạnh đạt giá trị tốt nhất để những mặt hàng thủy sản này đến được các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của Công ty. 4.3 Phân tích doanh số tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng của Công ty Cafatex Doanh số tiêu thụ là một trong những chỉ tiêu vô vùng quan trọng vì nó phản ánh kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở mỗi thời điểm. Thông qua sự thay đổi, biến động của doanh số tiêu thụ sẽ cho chúng ta có thể nhìn nhận được rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có đạt hiệu quả hay không đạt hiệu quả. Bảng 7: Doanh số tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng của Cafatex năm 2004-2006 ĐVT: 1000 USD Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % 1. Sản phẩm đông block truyền thống 22.688,16 20.633,92 15.420,46 -2.054,24 -9,05 -5.213,46 -33,80 Tôm đông block 21.191,34 19.661,24 8.679,73 -1.530,10 -7,22 -10.981,51 -55,85 Cá đông block 1.496,82 972,68 6.740,73 -524,14 -35,02 5.768,05 85,57 2. Sản phẩm cao cấp 62.738,21 43.997,76 36.112,87 -18.740,45 -29,87 -7.884,89 -21,83 Tôm đông 56.536,28 33.906,19 -22.630,09 -40,03 Cá đôngblock 6.187,53 10.091,56 3.904,03 63,09 Thủy sản đông lạnh khác 14,39 4.71 Tổng giá trị 85.426,37 64.631,68 51.533,33 -20.794,69 -24,34 -13.098,35 -25,42 (Nguồn: Báo cáo Thu mua – Sản xuất – Tiêu thụ của Công ty Cafatex) BIỂU ĐỒ 5: DOANH SỐ TIÊU THỤ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY (2004-2006) Doanh thu của Công ty chủ yếu thu được từ hoạt động xuất khẩu thủy sản, trong đó doanh số từ sản phẩm cao cấp luôn cao hơn doanh số từ sản phẩm đông block truyền thống. Thông qua bảng số liệu doanh số tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu và biểu đồ 5, ta có thể kết luận và đánh giá tình hình doanh số như sau: Năm 2004: Đây là một năm mà Công ty Cafatex đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Doanh số thu được từ thị trường xuất khẩu là 85.426,37 (1000USD), trong đó, doanh số bán của sản phẩm đông block truyền thống đạt giá trị là 22.688,16 (1000 USD) và doanh số bán của sản phẩm cao cấp là 62.738,21 (1000 USD). Chứng tỏ rằng doanh số của sản phẩm mà Công ty thu được gấp ba lần so với doanh số sản phẩm đông block truyền thống. Sở dĩ, doanh số bán của sản phẩm cao cấp này cao hơn là do sản lượng của sản phẩm tôm đông, cá đông, nghêu và cồi điệp bán ra tăng nhiều hơn so với sản phẩm đông block, cho thấy sự chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm này rất khả quan. Đồng thời, những sản phẩm chế biến sẵn rất phù hợp với các nước công nghiệp hiện đại, vì đa số người dân ở các nước này không có thời gian nhiều cho việc chế biến thức ăn. Với năm 2004 này, thì sản phẩm tôm cao cấp đem lại cho Công ty lợi nhuận rất lớn và sản phẩm tôm cao cấp này được Công ty xem là sản phẩm chiến lược trong nhóm sản phẩm cao cấp. Ngoài ra, năm 2004, hoạt động quảng cáo tiếp thị của Công ty đã được duy trì ở mức độ cao để tìm kiếm thị trường mới và giảm sức ép cạnh tranh ở thị trường cũ. Năm 2005: Doanh số tiêu thụ xuất khẩu năm 2005 là 64.631,68 (1000 USD) thấp hơn so với 2004 một khoảng 20.794,68 (1000 USD) giảm tương đương 24,34% nhưng lợi nhuận của Công ty vẫn còn rất cao với các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Trong tổng doanh số tiêu thụ thì doanh số sản phẩm cao cấp 43.997,76 (1000 USD) chiếm 68,07 %, phần còn lại là doanh số thu từ sản phẩm đông block truyền thống. Trong hai nhóm sản phẩm này thì sản phẩm cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn sản phẩm đông block và chính sản phẩm cao cấp này góp phần rất lớn trong việc tăng doanh số tiêu thụ xuất khẩu của Công ty. Sản phẩm cao cấp vào những năm trước có nhiều loại mặt hàng thủy sản đáp ứng được yêu cầu thị hiếu người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu, trong khi đó năm 2005, Công ty chỉ xuất khẩu các mặt hàng tôm đông và cá đông nên hạn chế rất nhiều và không thoả mãn được phần nào nhu cầu tiêu dùng cho người dân ở tại các thị trường này, vì vậy, doanh số của năm 2005 có giảm xuống. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty ở năm 2005 gặp khó khăn qua các sự kiện như tôm, cá bị chết hàng loạt làm cho người nuôi giảm việc nuôi tôm, cá và chuyển sang nghề khác đã gây ảnh hưởng khá lớn đến tình hình nguyên liệu của Công ty và kéo theo lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty cũng giảm theo. Năm 2006: Doanh số tiếp tục giảm đã bị giảm rất nhiều 25,42%. Doanh số thu được là 51.533,33 (1000 USD) giảm 13.098,35 (1000 USD) so với năm 2004. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này là do sự tụt giảm của tôm đông block, mà nguyên nhân làm cho mặt hàng này giảm đi là do người Nhật đã chuyển dần sử dụng tôm sú sang tôm thẻ chân trắng trong khi tôm thẻ chân trắng lại rất khó nuôi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long này. Do đó, Công ty cần phải đa dạng hóa, làm phong phú thêm các mặt hàng của mình để tăng cường sức mạnh cạnh tranh. Trong doanh số thu được thì doanh số có được từ sản phẩm cao cấp chiếm đa số vì sản phẩm cá, tôm cao cấp đem lại doanh số bán nhiều hơn sản phẩm cá, tôm đông block truyền thống. Do sản phẩm tôm, cá cao cấp là sản phẩm chế biến sẵn, tiện lợi cho việc sử dụng và giá bán cũng phù hợp, được khách hàng chấp nhận, nên số lượng đặt hàng nhiều hơn sản phẩm đông block truyền thống dẫn đến việc doanh số bán mặt hàng cao cấp này tăng cao. 4.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường. Công ty cổ phần thủy sản Cafatex được thành lập vào tháng 7/1992. Đến nay, qua hơn 15 năm hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên nhiều phương diện và trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu của ngành chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Từ năm 1997 đến nay, Cafatex luôn giữ vị trí hàng đầu về xuất khẩu hải sản: kim ngạch xuất khẩu được duy trì ở mức độ cao trong Top 5 và không ngừng tăng lên. Để đạt được thành tựu đó, tự thân Công ty đã không ngừng phấn đấu để tạo được uy tín trên thương trường. Sản lượng xuất khẩu của Công ty tăng đều qua các năm và thị trường không ngừng mở rộng. Sau đây là thị trường xuất khẩu của Công ty và sản lượng qua các năm: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu và có thể nói là truyền thống của Công ty là Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, Bắc Mỹ, Hồng Kông, Singgapore, Thái Lan, Hàn Quốc… đây là những thị trường tương đối khó tính yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn. Riêng mặt hàng cá tra, cá ba sa fillet đông lạnh thị trường Mỹ có nhu cầu hàng năm rất lớn và ngày càng gia tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Sản phẩm chủ yếu của thị trường này là cá đông, tôm đông, cá tôm cao cấp các loại. Bên cạnh đó, thị trường EU cũng là thị trường tiềm năng và nếu như sản phẩm của Công ty được thâm nhập thị trường này nhiều hơn sẽ tạo nhiều khả năng xuất khẩu thủy sản của công ty ngày càng cao và mang lại giá trị rất lớn. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Tổng kim ngạch XK 8.278,71 85.426,37 7.819,33 64.631,68 8.955 ,29 51.533,33 -459,38 -20.794,69 1.135,96 -13.098,35 1. Kim ngạch XK trực tiếp 6.283,77 67.503,40 7.818,28 64.626,97 8.955 ,29 51.533,33 1.534,51 -2.690,06 1.135.96 -13.098,35 Nhật bản 2.112,03 26.268,66 2.188,24 25.137,91 1.712,44 20.805,71 76,21 -1.130,75 -475,80 -4.332,20 Hồng Kông 18,00 170,11 64,48 233,79 90,16 280,33 46,48 63,69 25,68 46,54 Đan Mạch 44,10 151,52 143,92 441,06 116,62 273,31 99,82 289,54 -27,30 -167,75 Đức 0,00 0,00 225,40 1.104,27 395,60 1.885,02 225,40 1.104,27 170,20 780,75 Anh 161,19 1.371,51 14,04 116,07 50,03 382,79 -147,15 -1.255,44 35,99 226,72 Tây Ban Nha 33,79 120,62 135,46 443,19 487,36 1.560,72 123,17 469,81 330,40 970,29 Hà Lan 438,66 2.237,32 1.021,67 4.781,28 3.839,97 14.274,93 583,01 2.543,96 2818,30 9.493,65 Pháp 98,49 410,53 16.50 132,09 15,00 50.25 244,28 1.215,07 -327,77 -1.575,35 Mỹ 2.887,65 33.734,50 3.019,65 26.784,25 284,03 2.285,38 132,00 -6.950,25 -2.735,62 -24.498,87 Libăng 4,52 35,07 12,04 119,75 195,12 869,49 7,52 84,68 183,08 749,74 Úc 0,00 0,00 23,48 58,10 128,49 812,85 23,48 58,10 105,01 754,75 Singapor 67,13 161,36 89,74 289,48 267,46 950,13 22,61 128,12 177,72 660,65 Thụy Điển 65,10 229,60 326,27 1.493,51 338,07 1.217,32 261,17 1.263,91 11,80 -276,19 Thuỵ Sỹ 335,47 2.525,06 420,45 2.867,61 663,19 4.165,21 84,98 342,55 242,74 1.297,60 Thái Lan 0,00 0,00 89,27 437,30 70,47 632,33 89,27 437,30 -18,80 195,03 Hàn Quốc 0,00 0,00 6,11 40,00 21,61 173,38 6,11 40,00 15,50 133,38 Các thị trường khác 17,64 87,54 0.00 0.00 279,67 914,18 0.00 0.00 279,67 914,18 2. Xuất ủy thác 1.994,94 20.922,97 1,04 4,71 0,00 0,00 -1.993,9 -20.918,26 -1,04 -4,71 (Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu của Công ty Cafatex) Đánh giá: Qua 3 năm (2004-2006) thì sản phẩm của công ty Cafatex đều có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới. Đặc biệt, vào năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu rất cao đặc biệt là thị trường Nhật Bản và thị trường EU chiếm tỷ trọng rất cao cả về sản lượng lẫn giá trị. Tuy nhiên, trong năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có chiều hướng giảm xuống mạnh. Mặc dù số lượng xuất khẩu sản phẩm ở một số thị trường khác có tăng như: Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan,… nhưng vào thời điểm này thủy sản của nước Việt Nam đang gặp khá nhiều khó khăn như là các vụ kiện phá giá tôm, cá, nguồn nguyên liệu không ổn định …nên giá cả xuất sang và số lượng xuất cũng giảm đáng kể ở các thị trường chủ lực. Cũng vào thời điểm dó, các chi phí vận chuyển lại tăng lên do giá dầu, giá xăng tăng cao. Chính vì vậy, số lượng xuất khẩu tăng nhưng phần giá trị thu được lại giảm so với những năm trước. Trong các thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty ngoài thị trường Nhật, Mỹ thì thị trường EU là ổn định nhất, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều ở mỗi năm. Do đó, Công ty đang đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tăng cường nghiên cứu thị trường để xuất khẩu thủy sản sang EU ngày càng nhiều hơn nữa. Ngoài giá trị kim ngạch xuất khẩu biểu hiện trên báo cáo xuất khẩu của Công ty thì còn có một số sự kiện khá đặc biệt, tiêu biểu như năm 2004, sản phẩm của công ty đã không xuất sang Thái Lan, vì Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, sản phẩm của công ty Cafatex khó cạnh tranh với thị trường này ngay tại đất nước của họ. Do đó, số lượng sản phẩm của công ty xuất khẩu vào thị trường này không đáng kể, tỷ suất lợi nhuận không cao và mất thời gian làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vào các thị trường lớn. Nhưng các năm sau thì Thái Lan lại tiếp tục nhập sản phẩm của công ty, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này do điều kiện tự nhiên của Thái Lan gặp nhiều khó khăn, do thiên tai. Đồng thời, Công ty cũng đã nghiên cứu thị trường này và qua khảo sát cho thấy tuy Thái Lan xuất nhiều nhất thế giới nhưng bao giờ cũng có nhu cầu nhập, sản phẩm xuất vào thị trường này đã mang lại cho Công ty một nguồn thu đáng kể. Còn đối với thị trường Úc, công ty chưa hiểu rõ thị trường này, nên vấn đề đặt ra là Công ty cần tiến hành các biện pháp nghiên cứu thị trường như xu hướng tiêu dùng, thói quen tiêu dùng, các phong tục tạp quán, tình hình nhập khẩu thời gian qua như thế nào,… Năm 2005, thủy sản xuất khẩu của công ty Cafatex bắt đầu xuất sang thị trường Hàn Quốc, một thị trường đang rất có tiêm năng, thị trường này sẽ đem lại cho công ty khá nhiều lợi nhuận. Qua bảng 7 tổng kết tình hình xuất khẩu trên thì các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty Cafatex hiện nay là ba thị trường chủ lực sau: thị trường Nhật Bản, thị trường Mỹ và thị trường EU. Đối với các thị trường này thì mặt hàng thủy sản đông lạnh (cá đông, tôm đông, sản phẩm cao cấp) của công ty Cafatex đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển này đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của Công ty. Tỷ trọng xuất khẩu ở các thị trường lớn Nhật, Mỹ và EU quyết định giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong năm và sự tăng trưởng của nó qua các năm. Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty Cafatex, năm 2004 tổng giá trị xuất khẩu là 26.268,66 (1000 USD) chiếm 30,75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, năm 2005 con số này là 25.137,91 (1000 USD) đạt tỷ trọng là 38,89% đã so với năm 2004 một khoảng là 1.130.75 (1000 USD) và đến năm 2006 tổng giá trị xuất khẩu 20.805,71 (1000 USD) có tỷ trọng 40,37%. BIỂU ĐỒ 6: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT CỦA CAFATEX NĂM 2004-2006 ĐVT: Tấn BIỂU ĐỒ 7: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT CỦA CAFATEX NĂM 2004-2006 ĐVT: 1000 USD Mặc dù, giá trị xuất khẩu của các năm sau thấp hơn so với các năm trước nhưng tỷ trọng lại đạt cao hơn là do sự cạnh tranh giữa công ty Cafatex với các doanh nghiệp trong nước như Caminex, Cataco, Seaprodex, …và do sự cạnh tranh với các doanh nghiệp ở những nước ngoài như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Bangladesh,…Thêm vào đó, thói quen tiêu dùng của người Nhật lại thay đổi: theo truyền thống thì người Nhật thích dùng tôm sú nhưng nay họ chuyển sang dùng tôm thẻ chân trắng. Tuy rằng sự thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đối với Công ty nhưng lại là một cơ hội cho Công ty tự đổi mới mình, cần phải làm phong phú thêm các mặt hàng của mình để có thể tăng cường sức cạnh tranh. Vì vậy, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản đã bị chậm lại và không ổn định. Nhìn chung, so với các thị trường xuất khẩu khác thì thị trường Nhật Bản chiếm một vị trí quan trọng đối với Công ty. Do đó, công ty Cafatex cần phải làm tăng tỷ trọng các mặt hàng như tôm sống, cá ngừ tươi, đông lạnh, các đặc sản khác và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường công tác thông tin thị trường, tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường Nhật. Đồng thời, phải tìm nhiều phương pháp tốt nhất nhằm giữ vững và ổn định được thị trường Nhật Bản để có thể xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường này nhiều hơn nữa. Qua phân tích trên ta thấy rằng mặc dù Nhật Bản là thị trường rộng lớn và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng tương đối lớn nhưng Công ty vẫn chưa phải là bạn hàng lớn của thị trường này. Bởi vì, hiện nay một số thị trường khác cũng đang tìm mọi cách để xuất khẩu hàng sang Nhật như Thái Lan, Trung Quốc,…và đó cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty mà Công ty cần phải quan tâm. Như vậy, ta có thể khẳng định rằng thị trường Nhật Bản là thị trường có tiềm năng lớn trong việc nhập khẩu thủy sản. Thị trường Mỹ: Tuy là thị trường đầy tiềm năng đối với tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng thị trường Mỹ thường xuyên biến động, không ổn định và đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 33.734,50 (1000 USD) chiếm 39,49%, năm 2005 giá trị kim ngạch xuất khẩu là 26.784,25 (1000 USD) và chiếm tỷ trọng 41,44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đến năm 2006, thì giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ còn có 2.285,38 (1000 USD), giảm đi một khoảng cao và tỷ trọng lúc bấy giờ chỉ còn là 4.43%. BIỂU ĐỒ 8: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG MỸ CỦA CAFATEX NĂM 2004-2006 ĐVT: Tấn BIỂU ĐỒ 9: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG MỸ CỦA CAFATEX NĂM 2004-2006 ĐVT: 1000 USD Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy một nghịch lý là: năm 2004 sản lượng xuất sang Mỹ là 2.887,65 tấn với gía trị là 33.734,50 (ngàn USD) đến năm 2005 thì Công ty xuất được 3.019,65 tấn nhưng chỉ đạt giá trị là 26.784,25 (ngàn USD). Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do năm 2005 Công ty đã bị Mỹ kiện bán phá giá tôm, cá tra, cá basa và sau vụ kiện đó thì Mỹ đánh thuế rất cao đối với hàng thủy sản của Việt Nam nói chung và của Cafatex nói riêng nhưng có điều quan trọng Cafatex lại là một trong những Công ty lọt vào danh sách bị kiện. Do đó, hàng xuất đi thì nhiều nhưng giá trị nhận đựợc lại thấp hơn năm 2004. Ngoài ra, để xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ ngày càng cao thì Công ty phải có thật nhiều biện pháp tối ưu như là thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến của vụ kiện cũng như diễn biến về tình hình mua bán, biến động giá cả của thị trường này để quyết định phương án kinh doanh của Công ty cho phù hợp. Và hiện nay, công ty Cafatex cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng tỷ trọng sản phẩm chế biến giá trị gia tăng để xuất vào thị trường Mỹ, nâng cao hiệu quả sản xuất, mặt khác, để giảm áp lực do công suất chế biến tăng quá nhanh so với tốc độ tăng nguyên liệu đưa vào chế biến. Vì vậy, việc nỗ lực để giữ thị trường Mỹ đóng vai trò rất cần thiết kể cả vấn đề thị phần tại thị trường này có thể giảm xuống. Thị trường EU: Đây là thị trường khó tính nhất trong các thị trường xuất khẩu của Công ty nên Công ty cần phải quan sát thật chính xác và rõ ràng. Qua báo cáo xuất khẩu của Công ty ta thấy rằng giá trị xuất khẩu qua 3 năm không ngừng tăng từ 7046.16 (1000 USD năm 2004 lên 13089.55 (1000 USD), tăng gấp ba lần. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cafatex nói riêng đã có những nổ lực trong việc tìm thị trường để bù lại sự mất mát ở thị trường Mỹ trong những năm qua. Bảng 9: Bảng tổng hợp sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU của Cafatex năm 2004-2006 Thị trường EU 2004 2005 2006 Sản lượng 1176.8 2651.5 5905.8 Giá trị 7046.16 13020 23809.55 BIỂU ĐỒ 10: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU SANG EU CỦA CAFATEX NĂM 2004-2006 ĐVT: Tấn BIỂU ĐỒ 11: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU SANG EU CỦA CAFATEX NĂM 2004-2006 ĐVT: 1000 USD Thị trường EU là thị trường được nhiều doanh nghiệp của các nước quan tâm mở rộng trong thời gian tới, chính vì vậy, muốn giữ vững được thị trường này thì Công ty phải đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo và gặp gỡ các doanh nghiệp để giới thiệu và quảng bá về sản phẩm, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trường lớn của EU như Tây Ban Nha, Pháp, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Bỉ… Tóm lại, dù có những biến động lớn về thị trường đặc biệt trong vụ kiện chống phá giá của Mỹ, tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Cafatex đã có những chuyển biến tích cực, mặc dù, giá trị kim ngạch xuất khẩu nói chung của tất cả các thị trường qua ba năm không tăng cao nhưng tình hình kinh doanh của Công ty vẫn rất đạt hiệu quả. Hơn nữa, thị trường chủ yếu của công ty là Nhật Bản, Mỹ và đặc biệt là Châu Âu – một thị trường vốn rất khó tính – đã góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong khi thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng giá trị kim ngạch có sự suy giảm thì ngoài thị trường EU là thị trường mới giúp công ty tăng kim ngạch xuất khẩu, còn có một thị truờng khác đó là thị trường xuất uỷ thác. Chính xuất uỷ thác cũng đã góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao. Qua đó cho thấy Công ty đã rất nổ lực trong việc tìm kiếm thị trường, cải tiến kỹ thuật công nghệ chế biến. 4.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản của công ty. 4.5.1 Đối thủ cạnh tranh. Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh là một trong những vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào. Nếu có nhiều thông tin về đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong những chiến lược về giá cả, chất lượng mẫu mã, dịch vụ, kênh phân phối, các chiến lược phát triển thị trường, các chiến lược sản phẩm,…Vì vậy, nhân tố đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố cần thiết của Công ty khi muốn cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả cao trên thương trường. Hiện tại, một số các doanh nghiệp của các nước thuộc khu vực Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… đều có điều kiện địa hình, khí hậu thuận lợi giống như Việt Nam sẽ trở thành mối nguy hại đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cafatex nói riêng. Mặt khác, các nước láng giềng với ta như Lào, Campuchia có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng giống như ta đã thật sự trở thành mối lo ngại khi những doanh nghiệp của họ bắt đầu quan tâm nhiều đến việc nuôi các loại thủy sản để xuất khẩu. Và gần đây, họ đã lên kế hoạch trong việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Dù hiện tại họ không là đối thủ trực tiếp với ta nhưng họ sẽ trở thành một đối thủ tiềm năng đáng lưu ý của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với Thái Lan và Trung Quốc, những nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu thủy sản. Cụ thể là Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng xuất fillet và cá da trơn vào thị trường Mỹ, Thái Lan đưa nghề cá tra và các loại pangasius khác vào chương trình phát triển cấp quốc gia. Do đó, trong tương lai, họ sẽ là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thủy sản. Về đối thủ cạnh tranh của Công ty trong thời điểm này, không phải là các doanh nghiệp nước ngoài mà là các doanh nghiệp của Việt Nam ở ĐBSCL. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL có rất nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản làm ăn ngày càng phát đạt như: Phương Nam Seafood, Kim Anh, Camimex, Agrifish, Công ty cổ phần thủy sản 404,…Tuy nhiên, để trở thành đối thủ cạnh tranh với công ty cổ phần thủy sản Cafatex thì hầu như rất ít đối thủ, Công ty Cafatex là doanh nghiệp đang dẫn đầu trong số các doanh nghiệp thuộc 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long về chế biến thủy sản, đặc biệt là sản phẩm cá đông và tôm đông. Thời gian qua, xuất khẩu thủy sản đã đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL nên các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mới mọc lên ngày càng nhiều. Nhiều doanh nghiệp đã làm ăn thuận lợi, nên đã tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất. 4.5.2 Vấn đề về nguồn nguyên liệu ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Công ty cổ phần thủy sản Cafatex nằm dọc theo quốc lộ 1A, Huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang và vấn đề cần đề cập ở đây là Hậu Giang là tỉnh không có biển nên nguyên liệu thủy sản có thể khó khăn hơn các tỉnh có biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh. Vì vậy, nguồn nguyên liệu chính của Công ty là thu mua từ các tỉnh lân cận nói trên. Tuy nhiên, vấn đề nguồn nguyên liệu thời gain gần đây gặp không ít khó khăn do (1) Tôm nuôi bị chết hàng loạt vì bệnh, nhiều nhất là ở một số huyện thuộc Cà Mau, (2) Sự giảm sút về thủy sản nuôi trồng do các nguyên nhân sau: Một là, bị nguồn vốn từ các ngân hàng bị "đóng băng", không đến được doanh nghiệp, sau đó có tháo gỡ dần nhưng chỉ cho vay nhỏ giọt và người vay phải chịu lãi suất cao từ 1,6 - 2%/tháng. Hai là, các doanh nghiệp chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản..., cũng đang trong tình trạng thiếu vốn, nên không đủ sức hỗ trợ người nuôi cá bằng hình thức "gối đầu" tiền thức ăn. Ba là, các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ đang thiếu vốn mua cá nguyên liệu, cộng với lãi suất ngân hàng tăng cao, tỷ giá ngoại tệ giảm nên hiệu quả thấp, nên chỉ hoạt động cầm chừng để giữ công nhân. Riêng các doanh nghiệp lớn có tiềm lực về tài chính thì không đủ sức mua hết cá nguyên liệu trong thời điểm cá tới lứa thu hoạch. Cá biệt, có doanh nghiệp nhân cơ hội này đã mua cá với giá thấp hơn giá thị trường và đặt ra nhiều điều kiện nhằm bắt chẹt người nuôi và kéo dài thời gian thanh toán tiền lãi. Hộ nào có nhu cầu về vốn sẽ được vay với mức 3%/tháng. ( Nguồn: Bài viết “Các doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL vừa kiến nghị Chính phủ một số chủ trương và giải pháp cụ thể để "gỡ khó" cho doanh nghiệp”, Ngày 02/04/2008 -Điểm Tin thuỷ sản – Công ty cổ phần và xuất nhập khẩu Côn Đảo) Chính vì vậy, vấn đề ổn định nguồn nguyên liệu hiện nay đang là vấn đề cấp bách có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ riêng Cafatex mà cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung. Giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu thì mới tạo được sự an tâm cho nhà sản xuất và không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt dộng của doanh nghiệp. 4.5.3 Thị hiếu người tiêu dùng: Ngoài nhân tố chất lượng, bao bì, nhãn mác thì nhân tố không kém phần quan trọng có ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty đó là nhân tố về thái độ, ý thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng là một yếu tố không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của người tiêu dùng là tài sản có giá trị đối với doanh nghiệp, sự tín nhiệm đó đạt được nếu công ty biết thoả mãn tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh. Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm, mức tiêu thụ, thói quen và tập tính sinh hoạt, phong tục của họ là nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở mỗi quốc gia rất đa dạng và hòan tòan không giống nhau. Cụ thể như sau: Thị trường Nhật Bản: Tại thị trường Nhật Bản, thủy sản là nguồn cung cấp protein chính cho bữa ăn người Nhật, bình quân tiêu thụ thủy sản đầu người của Nhật đạt từ 72 kg/người/năm. Được như vậy là nhờ ở thói quen tiêu thụ sản phẩm thủy sản và nghệ thuật chế biến món ăn từ thủy sản có từ lâu đời trong mỗi người Nhật. Các món ăn truyền thống được người Nhật ưa thích là mực Shushi, mực Sashima, cá ngừ Sashimi, tôm Nabashi, tôm Surimi. Tuy nhiên, hầu hết các món ăn kể trên đều phải đều phải làm từ thủy hải sản tươi sống, chất lượng cao, vì vậy đối với việc chế biến sản phẩm thuộc dạng này là rất phức tạp, cần có một trình độ chế biến và trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, thì người Nhật Bản rất ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm nếu hàng hóa có mẫu mã đa dạng, phong phú mới dễ dàng thu hút được người tiêu dùng Nhật. Nắm bắt được sở thích xu hướng, nghệ thuật trong ăn uống của người Nhật là chúng ta đã bước đầu thành công trong việc tiếp cận đưa họ đến với sản phẩm của Công ty mình. Thị trường Mỹ: Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng khá khó tính đối với những ai không hiểu và không biết được thói quen của người tiêu dùng Mỹ. Cần phải hiểu xem họ muốn gì, yêu cầu gì và điều cốt yếu với mỗi doanh nghiệp là phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng được những thị hiếu đó. Mặc dù, hiện nay Mỹ là thị trường tiêu thụ thủy sản mạnh nhất của công ty Cafatex nhưng Công ty vẫn cần phải quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ để Công ty có thể xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm sang thị trường này. Thị trường Ý: nhu cầu chung về thủy sản của người dân nước này là cá biển, tôm,… việc sử dụng cá nước ngọt vẫn còn hạn chế nhiều mặt hàng mà thị trường này thường xuyên sử dụng là hộp cá ngừ, mực đông lạnh, tôm và cá fillet đông. Nhìn chung, thị trường nào cũng rất đa dạng và năng động, vì vậy, khi Công ty thâm nhập vào từng thị trường nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục tập quán, văn hoá tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả… Sản phẩm là thước đo văn hoá người tiêu dùng vì vậy mà Công ty khi tung sản phẩm ra thị trường phải bám sát tập quán của người tiêu dùng. Thông thường, hàng hoá vào các thị trường phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến tay người tiêu dùng thường có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu, do đó, Công ty cần có những chính sách hợp lý về giá cả của các mặt hàng thủy sản mà Công ty sẽ xuất khẩu đến các thị trường khác. 4.6 Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế của công ty trong thời gian qua. Công ty cổ phần thủy sản Cafatex được thành lập và đi vào hoạt động tính đến nay đã trên 15 năm, trải qua bao thăng trầm trên trường quốc tế và những khó khăn của chung của đất nước, với sự tự phấn đấu của mình, Công ty đã xây dựng một thương hiệu uy tín và lợi nhuận ngày một tăng lên. Trải qua thời gian dài hoạt động, Công ty đã đạt được một số thành tựu sau: - Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cổ phân, lợi nhuận ngày càng tăng do đường lối, chính sách quản lý đúng đắn của ban giám đốc và sự tận tâm của toàn thể nhân viên. - Tích luỹ ngày càng nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế về giá cả, thị hiếu, nhu cầu. - Chất lượng không ngừng được nâng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Tạo việc làm cho hơn 2000 lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân viên. - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề. Chương 5 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 5.1. Nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ công nhân viên. Môi trường xuất khẩu là một môi trường vô cùng phức tạp, không hề đơn giản như ta vẫn thường nói xuất khẩu là xuất hàng hóa của nước mình sang các nước khác và thu tiền. Đào tạo nghiệp vụ ngoại thuơng cho lực lượng cán bộ là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết, bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu muốn thành công thì phải có chính sách đào tạo thật hòan chỉnh, linh hoạt. Nghiệp vụ ngoại thương sẽ cung cấp những thông tin về những qui định nhập khẩu, pháp chế, cả những chính sách pháp luật, ưu tiên,….của những thị trường nhập khẩu. Những nghiệp vụ này không ngừng được nâng cao để công ty có những phản ứng kịp thời trước sự biến động của thị trường thế giới và cần huấn luyện cho họ có nhũng kỹ năng thương thuyết tốt hơn trong việc tìm đối tác mới cũng như trong những cuộc thõa thuận về giá cả, điều kiện giao hàng,…với các đối tác nước ngoài. 5.2 Tăng cường nghiên cứu thị trường và các hoạt động chiêu thị Tập quán, thị hiếu người tiêu dùng ở mỗi quốc gia: Mặt hàng thủy sản nói chung có sức tiêu thụ chịu ảnh hưởng một phần đáng kể bởi tâm lý người tiêu dùng cùng với các phong tục tập quán và nét văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc, do đó, nên phân tích và có sự chọn lọc khi thâm nhập thị trường mới và tránh trường hợp sản phẩm tung ra lại không tiêu thụ được. Vì vậy, Công ty Cafatex cần tìm hiểu kỹ và phân tích sở thích cũng như văn hoá của các quốc gia rồi mới đưa sản phẩm của Công ty vào thăm dò và mở rộng thị trường. 5.3 Thâm nhập thị trường nội địa - Xây dựng các chi nhánh, các đại lý phân phối, các cửa hàng sỉ lẻ ở các thành phố. Thị trường trong nước là một thị trường rất lớn, mức tiêu dùng cao mà bấy lâu nay công ty đã bỏ ngỏ. Hiện tại, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam cũng đã thay đổi khá nhiều, khi đời sống ngày càng được cải thiện và không ngừng nâng cao thì con người có khuynh hướng tiêu dùng những món ngon, lạ, có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn hơn các loại thực phẩm. Trong khi đó, thủy sản là ngành hàng thực phẩm có giá trị kinh mọi mặt, ngon miệng và đặc biệt thủy sản an tòan hơn các thực phẩm khác mà người Việt Nam đã rất chú trọng trong thời gian qua. Vì vậy, về lâu dài, Công ty muốn vươn xa hơn, bền vững hơn thì trước hết hãy chú trọng thị trường trong nước vìa giá trị trong nước mang lại không hề thua kém các nước xuất khẩu. Ngoài ra, sản phẩm tiêu thụ trong nước sẽ tiết kiệm cho Công ty rất nhiều chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí thăm dò, tìm hiểu văn hóa, phong tục, thói quen tiêu dùng của các thị trường nhập khẩu. - Giới thiệu sản phẩm ở các nhà hàng, khách sạn, khu ăn uống, … với mức chiết khấu thích hợp. Đây là những nơi có lượng tiêu thụ lớn nhất. Với mức chiết khấu thích hợp, sản phẩm lại đựợc nhiều người tin dùng thì, sản phẩm đầu ra rất lạc quan thì bất cứ thương nhân nào cũng không bỏ qua cơ hội tốt như vậy. Với việc phân phối qua hệ thống này thì doanh nghiệp sẽ bớt tốn chi phí marketing hơn, đồng thời đây là một biện pháp tiếp thị rất có hiệu quả vì người tiêu dùng đã trự tiếp thưởng thức những món ăn đó và Công ty cũng sớm tiếp nhận ý kiến khách hàng để có biện pháp khác phục kịp thời khi có sai sót. 5.4 Biện pháp giảm chi phí: Chi phí sản xuất là khoản chi phí chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí. Vì thế, để giảm chi phí Công ty cần có những biện pháp thích hợp như: giám sát chặt chẽ và có kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng nguyên liệu tránh gây hao phí, giám sát tình hình là việc của các công nhân trực tiếp sản xuất nhằm hạn chế thời gian hao phí trong thao tác công việc của công nhân, tìm nguồn nguyên liệu với giá rẻ, hợp lý hơn để có thể giảm nhẹ phần nào chi phí sản xuất nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm để sản phẩm của Công ty có đủ năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Ngoài ra, với công nghệ mới hiện đại được đầu tư và đội ngũ công nhân viên có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, năng lực sản xuất của Công ty được cải thiện sẽ làm giảm đi phần nào chi phí tồn trữ nguyên liệu và giúp cho Công ty có thể điều chỉnh, hoạch định chiến lược nguyên vật liệu phù hợp hơn. Điều này cũng sẽ góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cafatex trong tương lai. Đây là một số biện pháp cụ thể đối với các loại chi phí của từng bộ phận: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty cần phải có sự phối hợp từ tất cả các khâu, từ khâu thu mua đến khâu sản xuất: Khâu thu mua nguyên vật liệu: Công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua chặt chẽ, đa dạng hoá để tránh tình trạng hàng bị ứ động khi không có hoặc có ít đơn đặt hàng và cũng tránh tình trạng thiếu hụt. Công ty nên chủ động tìm những nguồn mua nguyên liệu ổn định và mua với số lượng lớn để giảm thiểu chi phí vận chuyển và để hưởng được mức chiết khấu thích hợp. Vì đặc trưng các mặt hàng thủy sản là tươi sống nên Công ty cần có nguồn ổn định và uy tín để tránh hiện tượng lượng phế liệu tăng lên. Khâu bảo quản: Do đặc tính hàng thủy sản không giữ lâu được nên muốn bảo quản tốt thì phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đồng thời phải đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm. Công ty nên tránh tình trạng bảo quản nguyên liệu quá lâu tại Công ty và tốt nhất thì bộ phận thu mua của Công ty cần linh động trong việc vận chuyển nhanh chóng nguyên liệu mua về đến phân xưởng chế biến ngay như vậy vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản và hạn chế tối đa sự hư hỏng của nguyên liệu Khâu sản xuất: Công ty cần tạo môi trường làm việc thoải mái cho công nhân như là chỗ làm việc rộng, thoải mái, đảm bảo vệ sinh an toàn cho công nhân tại nơi làm việc, phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên liệu, thường xuyên kiểm tra thay mới các công cụ, dụng cụ để đảm bảo sự ổn định về kích thước, khối lượng,…của sản phẩm chế biến. * Chi phí nhân công trực tiếp Công ty muốn giảm chi phí này thì trước hết phải giảm thời gian lao động hao phí và nâng cao năng suất lao động, đồng thời, Công ty phải quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, đảm bảo đầy đủ các chế độ về lương, tiền thưởng, bảo hiểm và các chế độ ưu đãi khác cho công nhân của Công ty. Để giảm thời gian lao động hao phí thì Công ty phải bố trí, sắp xếp lao động thật sự phù hợp giữa trình độ tay nghề và yêu cầu của các công nhân. Nâng cao năng suất lao động tức là bộ phận quản lý sản xuất nên có kế hoạch sản xuất một cách khoa học, giảm số giờ công tiêu hao sản xuất tránh tình trạng trong lúc công nhân ít việc lúc phải tăng ca liên tục vừa làm cho công nhân mệt mỏi làm giảm năng suất lao động mà Công ty cũng phải tốn một khỏang tiền không nhỏ cho việc tăng ca này. Đồng thời, Công ty cần thường xuyên mở các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao tay nghề cho công nhân để họ nắm bắt nhanh chóng những công nghệ hiện đại đã được Công ty đầu tư, đổi mới * Chi phí sản xuất chung Để có thể giảm thiểu chi phí này thì Công ty nên tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị. Ngoài ra, Công ty cần phải liên tục bảo trì máy móc, các phương tiện vận chuyển tránh hư hỏng nặng vì lức đó phải bỏ ra một khoảng tiền nhiều hơn chi phí bảo quản. Còn việc vận chuyển ra nước ngoài thì Côngty nên tìm kiếm những đơn vị vận chuyển có cước phí thấp mà vẫn đảm bảo tính an toàn và tính thời gian. * Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Mặc dù quy mô của Công ty không ngừng mở rộng nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp vẫn tăng tỉ lệ với sự tăng lên của oanh thu làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Để giảm chi phí bán hàng Công ty cần lựa chọn nhân viên bán hàng một hợp lý như phải có trình độ, năng lực, am hiểu nơi mà Công ty dự định xuất hàng sang. Đối với chi phí quảng cáo, Công ty cần phải có kế hoạch cụ thể và việc sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp phải hợp lý hơn, chi phí nào không cần thiết thì nên giảm bớt để không làm ảnh hưởng tới doanh thu. 5.5 Xây dựng chiến lược Marketing. Đa dạng hoá sản phẩm: đưa ra các sản phẩm mới như thủy hải sản xuất khẩu cao cấp, chế biến các mặt hàng thủy sản ăn liền xuất khẩu,…đáp ứng thị hiếu khách hàng. Sự lựa chọn của mỗi người là khác nhau nên sự đa dạng hoá sản phẩm là điều cần thiết tránh sự nhàm chán của khách hàng khi sử dụng sản phẩm cùng loại để đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản lượng của Công ty ngày càng mạnh. Đổi mới bao bì: kiểu dáng đẹp, mẫu mã mới luôn là yếu tố, thu hút, lôi cuốn khách hàng qua cái nhìn đầu tiên đôi khi nó là yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng một sản phẩm góp phần đến sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn phải đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn chất liệu sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm và với chi phí thấp Kênh phân phối: lập các đại lý sỉ và lẻ ở các nước sở tại, phân phối qua các thành phố lớn, trung tâm thương mại một cách đồng bộ, tham gia các kì hội chợ quốc tế trong và ngoài nước nhằm giới thiệu, quảng bá về thương hiệu của Công ty cũng như giới thiệu các sản phẩm của Công ty để củng cố thêm lực lượng khách hàng hiện có cũng như tìm kiếm thêm khách hàng mới. Nếu công ty thực hiện được các chiến lược như nhượng quyền, liên doanh,…thì hiệu quả mang lại cho Công ty sẽ rất cao và thị trường của Công ty chắc chắn không chỉ dừng lại như đã có ở hiện tại. 5.6 Một số biện pháp khác: - Nghiên cứu tận dụng nguồn phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc, gia cầm vừa thu được lợi nhuận vừa không tốn chi phí xử lý phế thải: Trong quá trình chế biến, các phụ phẩm từ cá, tôm nên được giữ lại hoặc sơ chế hoặc bán trực tiếp ra bên ngoài cho các cơ sở chế biến khác như cơ sở thức ăn gia súc, gia cầm, nuôi cá,…Nếu làm được điều đó Công ty sẽ có thêm một khoản thu đáng kể vừa giảm chi phí cho việc xử lý phụ phẩm. - Nâng cao kĩ thuật để kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm: Với các bộ phận kỹ thuật chế biến cần có biện pháp nâng cao, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm bằng cách sử dụng tối thiểu hoá chất nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dung vừa có thể giữ được hương vị tự nhiên vốn có của sản phẩm. Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đã được Nhà nước quan tâm và chỉ đạo thực hiện để có thể đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, đó cũng là một xu thế để phát huy hơn nữa những tiềm năng, những thế mạnh, những ngành hàng chủ lực của đất nước. Cùng với xu thế chung của đất nước, công ty Cổ phần thủy sản Cafatex đã không ngừng phấn đấu, nổ lực, tự làm mới mình để tiếp tục tăng trưởng, phát triển , tạo thế vững mạnh cũng như tăng cường sức cạnh tranh trên trường thế giới và đã tạo được thương hiệu nổi tiếng, uy tín trong lòng người tiêu dùng ở khắp nơi. Qua việc phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty trong 3 năm qua cho thấy Công ty làm ăn rất có hiệu quả. Đặc biệt năm 2004, tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty là cao nhất, trong đó hàng thủy sản được xem là hàng chủ lực mang lại lợi nhuận đáng kể cho Công ty mà đáng kể nhất là mặt hàng cá tra Fillet xuất khẩu. Chính sự ra đời của những nhà máy này đã tạo không ít công ăn việc làm cho người dân địa phương góp phần không nỏ vào sự phát triển kinh tế Tỉnh nhà. Như vậy, Công ty Cafatex đang tạo được uy tín và có vị thế đáng kể trên trường thế giới, nơi mà sự cạnh tranh xãy ra vô cùng gay go, quyết liệt. Tuy nhiên, để vị thế này luôn được bền vững thì Công ty phải không ngừng đổi mới, đa dạng hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. 6.2 Kiến nghị 6.2.1 Đối với Nhà nước: Trong xuất khẩu thủy sản, nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng, là nhà thương thuyết để tạo điều kiện môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hổ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu, với sự hổ trợ nhiệt tình của nhà nước sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau: - Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng, thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu và những điều luật để hạn chế việc phá giá xuất khẩu làm bất ổn và ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu. - Chính phủ cần có nhiều biện pháp thực thi khác nhau để gíup đỡ, hổ trợ , hướng dẫn các doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp thương mại quốc tế, các vụ kiện. - Cần áp dụng các biện pháp để khuyến khích tạo mối liên kết giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi hợp tác với nhau sao cho các bên cùng có lợi. - Cần nghiên cứu và qui hoach cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ. - Cần có biện pháp hướng dẫn người nuôi sử dụng đúng liều lượng kháng sinh và hóa chất, phương pháp chăm sóc sao cho vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo vệ sinh an tòan thực phẩm cho con người và giữ vệ sinh môi trường sinh thái. - Nghiên cứu để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao hơn và cũng nhằm mục đích làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản vốn là một thế mạnh của đất nước. - Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người tiêu dùng của ngoài tỉnh và trên thế giới. 6.2.2 Đối với lãnh đạo tỉnh: - Cung cấp các thông tin vĩ mô có liên quan đến công ty để Công ty kịp thời có những phản ứng hợp lý để không làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho Công ty. - Hỗ trợ về mặt thủ tục giúp cho công ty thuận lợi trong hợp tác với khách hàng nước ngoài cũng như việc cử cán bộ đi khảo sát thị trường nước ngoài. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin. 6.2.3 Đối với công ty: Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì sự phấn đấu, nổ lực của công ty đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến sự thành bại của Công ty: - Xây dựng thương hiệu chung cho một số sản phẩm và tập trung nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá phát triển thị trường. - Xây dựng chính sách tiếp thị sản phẩm và nâng cao hiệu quả xuất khẩu - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực cao nắm bắt và phản ứng nhanh trước sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. - Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm ở các thị trường chủ lực ổn định trước đây. - Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng cả khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm. - Hợp tác với nông dân ở các địa phương để cung ứng nguyên liệu có chất lượng và giá cả phù hợp. - Khắc phục những yếu tố bất thường làm giảm lợi nhuận. - Quan tâm hơn thị trường nội địa vì đây là một thị trường tiêu thụ rất lớn mà bấy lâu nay Công ty đã bỏ sót. - Xây dựng trang Web sao cho khách hàng và người tiêu dùng ở các nước xuất khẩu có thể đọc và hiểu được. TÀI LIỆU THAM KHẢO GS, TS. Bùi Xuân Lưu & PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải, (Hà Nội – 2006). Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội). MBA. Dương Hữu Hạnh, (2003). Quản trị doanh nghiệp – NXB Thống Kê năm 2003. 3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản, (2005) – Nhà xuất bản thống kê năm 2005. 4. Nguyễn Tấn Bình, (2000). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học Quốc gia Tp HCM. 5. Võ Thị Thanh Lộc, (2000). Thống kê ứng dụng và dự báo, NXB Thống kê. 6. Võ Thanh Thu, (2004). Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, NXB Thống kê năm 2004. 7. Mai Hồng Quang, (2007). Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Anh năm 2007, Sinh viên lớp QTKDTH K29 8. Trương cẩm Tú, (2007). Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản tại Công ty hải sản 404, Sinh viên lớp Ngoại thương 2 K29. Các website: www.vasep.com.vn www.vnexpress.net.vn www.vcci.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích họat động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần thủy sản Cafatex.doc
Luận văn liên quan