Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần Docimexco

Trong suốt thời gian học ở Trường Đại Học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ bảo tận tình của Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô ở Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những bài học về lý thuyết cũng như các kỹ năng làm việc thực tế. Khoảng thời gian thực tập tại Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco – Docifish đã giúp em nắm vững hơn những kiến thức chuyên ngành của mình và tiếp cận cách làm việc ngoài thực tế. Đến nay, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco – Docifish”. Em xin chân thành cám ơn Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Lương đã truyền đạt những kiến thức và sự hướng dẫn quý báu cho em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn Ban Giám Đốc, các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty, đặc biệt là chị Trinh ở Phòng Kế toán đã tận tình giúp đỡ và cung cấp cho em số liệu cần thiết để em hoàn thành bài luận văn này. Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, mong Thầy Cô và các Cô, Chú, Anh, Chị ở Công ty hướng dẫn, chỉ bảo thêm để em có đủ kiến thức bước vào cuộc sống. Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ và Ban Giám Đốc, các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty được dồi dào sức khoẻ. Chúc Công ty làm ăn ngày càng phát đạt và đạt nhiều thắng lợi mới.

doc104 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11318 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần Docimexco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuế của công ty. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ ra chi phí và phần thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp. Lợi nhuận này công ty dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hoặc trích lập các quỹ cho hoạt động khác của công ty sử dụng. Nhìn chung qua 3 năm tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty Docifish giảm liên tục (xem bảng 14 trang 61). Cụ thể là mức lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 13.399.602 ngàn đồng giảm 3.472.140 ngàn đồng, tương đương với 50,28% so với năm 2006. Đến năm 2008 lợi nhuận sau thuế giảm 4.798.877 ngàn đồng, tương đương với 35,81% so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế được hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác. a. Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng Qua bảng phân tích (xem trang 61) ta thấy, doanh thu thuần năm 2007 tăng so với năm 2006 là 8,1% với mức tuyệt đối là 29.996.519 ngàn đồng và năm 2008, doanh thu thuần tăng 10.004.470 ngàn đồng, tương đương với 2,5%. Điều này cho thấy quy mô sản xuất của công ty được gia tăng, đặc biệt là vào năm 2007. Tuy nhiên qua 3 năm tốc độ tăng doanh thu thuần lại thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Sự gia tăng mất cân đối này dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận của công ty. GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -60- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish Bảng 14: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY DOCIFISH QUA 3 NĂM (2006-2008) Đơn vị tính: 1000 đồng Chi tiêu Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần 370.552.284 400.548.804 410.553.274 29.996.520 8,1 10.004.470 2,5 Giá vốn hàng bán 316.591.099 346.388.026 358.452.336 29.796.927 9,41 12.064.310 3,48 Lợi nhuận gộp 53.961.185 54.160.778 52.100.938 199.593 0,37 (2.059.840) (3,8) Chi phí bán hàng 31.584.168 28.528.481 25.384.412 (3.055.687) (9,67) (3.144.069) (11,02) Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.121.061 3.758.642 8.582.113 1.637.581 77,21 4.823.471 128,33 Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng 20.255.956 21.873.655 18.134.413 1.617.699 7,99 (3.739.242) (17,09) Doanh thu hoạt động tài chính 1.058.483 2.639.099 5.833.202 1.580.617 149,33 3.194.103 121,03 Chi phí hoạt động tài chính 4.526.877 11.112.292 15.752.188 6.585.415 145,47 4.639.895 41,75 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (3.468.394) (8.473.193) (9.918.986) (5.004.799) (144,3) (1.445.793) (17,06) Lợi nhuận khác 84.180 (860) 385.298 (85.040) (101,02) 386.158 (44.902,09) Tổng lợi nhuận trước thuế 16.871.742 13.399.602 8.600.725 (3.472.140) (20,58) (4.798.877) (35,81) Lợi nhuận sau thuế 16.871.742 13.399.602 8.600.725 (3.472.140) (20,58) (4.798.877) (35,81) (Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish) GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -61- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU Đồ thị 7: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY DOCIFISH QUA 3 NĂM (2006-2008) 18000000 16000000 14000000 12000000 10000000 8000000 6000000 4000000 2000000 0 16,871,742  13,339,602  8,600,727  Lợi nhuận sau thuế 2006 2007 2008 Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là khoản chênh lệch từ lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Xét về chi phí ta thấy năm 2007 so với năm 2006 chi phí bán hàng giảm 3.055.687 ngàn đồng, tương tương với 20,18% và chi phí QLDN tăng 1.637.581 ngàn đồng, tương đương với 0,37%, nên làm lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng tăng 1.617.699 ngàn đồng, tương đương với 7,99%. Đến năm 2008 chi phí bán hàng giảm 11,02%, tương đương với mức tuyệt đối là 3.144.069 ngàn đồng và chi phí QLDN tăng 128,33%, tương đương với mức tuyệt đối là 4.823.471 ngàn đồng. Trong khi đó lợi nhuận gộp giảm 2.059.839 ngàn đồng, tương đương với 3,8% so với năm 2007, nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động bán hàng giảm 3.739.242 ngàn đồng, tương đương với 17,09% so với năm 2007. Tóm lại, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là thành phần chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty. Qua phần phân tích trên ta thấy qua 3 năm tình hình lợi nhuận hoạt động bán hàng tăng, giảm không ổn định. Năm 2007, lợi nhuận hoạt động bán hàng tăng lên, nguyên nhân là do năm này công ty gia tăng được sản lượng tiêu thụ, chủ yếu là tiêu thụ xuất khẩu. Năm 2008, do xuất hiện hiện nhiều công ty chế biến thủy sản nên cạnh tranh về giá là điều không tránh khỏi và kết quả là giá bán năm 2008 giảm xuống làm lợi nhuận hoạt động bán hàng năm này giảm xuống. Vì vậy điều cần thiết hiện nay để gia tăng lợi nhuận hoạt động bán hàng cho công ty là phải tăng được sản lượng tiêu thụ. b. Lợi nhuận hoạt động tài chính Hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là thu từ tiền gửi ngân hàng và chi trả lãi vay. Dựa vào bảng phân tích lợi nhuân của công ty qua 3 năm cho thấy, hoạt đông tài chính của công ty không mang lại lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2007 tăng 1.580.617 ngàn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 149,33% so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh thu từ hoạt động tài chính là 5.833.202 ngàn đồng tăng 121,03 % so với năm 2007, mức tăng tương ứng là 3.194.103 ngàn đồng. Tuy nhiên chi phí từ hoạt động tài chính qua 3 năm đều tăng và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu hoạt động tài chính. Năm 2006, chi phí tài chính là 4.626.877 ngàn đồng, năm 2007 tăng 6.585.415 ngàn đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng tương ứng là 145,47%. Chi phí tài chính năm 2008 cũng tăng so với năm 2007, với tốc độ tăng là 41,47%, mức tăng là 4.639.895 ngàn đồng. Nguyên nhân chi phí tài chính tăng là do cần sử dụng vốn vay để mua hang cũng như mở rộng quy mô sản xuất đã đẩy chi phí trả lãi tiền vay tăng cao. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm liên tục qua 3 năm. Cụ thể: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2006 âm 3.468.394 ngàn đồng, năm 2007 giảm 5.004.799 ngàn đồng tương đương 144,3% so với năm 2006. Năm 2008, lợi nhuận hoạt động tài chính giảm 17,06% so với năm 2007. c. Lợi nhuận hoạt động khác Lợi nhuận hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động khác và chi phí hoạt động khác. Lợi nhuận hoạt động khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận hoạt động khác của công ty chủ yếu là khoản thu từ thanh lý tài sản. Khoản mục lợi nhuận khác của công ty biến động rất bất thường cụ thể năm 2006 lợi nhuận khác đạt 84.180 ngàn đồng, đến năm 2007 lợi nhuận này giảm xuống còn 860 ngàn đồng, giảm 85.040 ngàn đồng, tương ứng với 101,02% so với năm 2006. Năm 2008 lợi nhuận này tăng đột biến đạt giá trị là 385.298 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 44.902,09%. Ø Mặc dù qua 3 năm lợi nhuận có chiều hướng giảm nhưng công ty vẫn hoạt động có hiệu quả bằng chứng là lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đều rất cao. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh như ngày nay, giá bán đang có chiều hướng giảm xuống. Vì vậy công ty cần nổ lực hơn nữa trong việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô và thị trường nhằm đưa công ty Docifish trở thành một công ty phát triển mạnh trên thương trường. 4.2.3.2 Phân tích lợi nhuận theo kỳ kế hoạch Qua bảng phân tích tình hình doanh thu chi phí, lợi nhuận theo kỳ kế hoạch (xem trang 65), ta thấy qua 3 năm thì chỉ có năm 2006 công ty hoàn thành tốt kế hoạch, năm 2007 và năm 2008 công ty chưa hoàn thành kế hoạch. Nhân tố giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao và tác động đến sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận. Năm 2006: Lợi nhuận năm 2006 của công ty so với kế hoạch tăng 1,12% tương đương với 5.255.956 ngàn đồng, kế hoạch lợi nhuận đặt ra là 4,53% khi thực hiện thì tỷ suất lợi nhuận đạt 5,47%. Nguyên nhân là do doanh thu tăng khá cao, đồng thời giá vốn hàng bán giảm xuống nên đã làm lợi nhuận tăng lên so với kế hoạch. Năm 2007: Năm này lợi nhuận giảm 1,29% so với kế hoạch, tương đương với 5.126.345 ngàn đồng, kế hoạch lợi nhuận đặt ra là 6,57% nhưng đến khi thực hiện thì tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 5,46%. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng lên so với kế hoạch. Doanh thu năm này cũng tăng, nhưng tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận giảm, đồng nghĩa với tỷ suất lợi nhuận năm 2007 giảm so với kế hoạch. Năm 2008: Lợi nhuận tiếp tục giảm so với kế hoạch là 1,61%, tương đương với 6.865.587 ngàn đồng, kế hoạch lợi nhuận đặt ra là 6,02% nhưng đến khi thực hiện thì tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 4,42%. Nguyên nhân là do doanh thu giảm, và giá vốn hàng bán tăng lên so với kế hoạch nên đã làm lợi nhuận giảm, đồng nghĩa với tỷ suất lợi nhuận năm 2008 giảm so với kế hoạch. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish Bảng 15: DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN THEO KỲ KẾ HOẠCH Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 TH/KH 2006 TH/KH 2007 TH/KH 2008 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 1.Doanh thu thuần 345.000.000 370.552.284 400.000.000 400.548.804 415.000.000 410.553.274 25.552.284 548.804 (4.446.726) 2.Giá vốn hàng bán 300.000.000 316.591.099 340.000.000 346.388.026 355.000.000 358.452.336 16.591.099 6.388.026 3.452.336 Tỷ suất GVHB (%) 86,96 85,44 85,00 86,48 85,54 87,31 (1,52) 1,48 1,77 3.Chi phí hoạt động bán hàng 30.000.000 33.705.229 33.000.000 32.287.123 35.000.000 33.966.525 3.705.229 (712.877) (1.033.475) Tỷ suất chi phí HĐBH (%) 8,70 9,10 8,25 8,06 8,43 8,27 0,40 (0,19) (0,16) 4. Lợi nhuận động bán hàng 15.000.000 20.255.956 27.000.000 21.873.655 25.000.000 18.134.413 5.255.956 (5.126.345) (6.865.587) Tỷ suất lợi nhuận HĐBH (%) 4,35 5,47 6,75 5,46 6,02 4,42 1,12 (1,29) (1,61) (Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish) Chú thích: - GVHB: Giá vốn hàng bán - HĐBH: Hoạt động bán hàng GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -65- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU 4.2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí hoạt động đến lợi nhuận. (xem bảng 16 trang 67- xem cách tính ở phần phụ lục trang 83) Ø Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 Qua bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ta thấy rằng lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng lên. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng, giá bán, kết cấu hàng bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Cụ thể như sau: giá bán tăng lên, sản lượng tiêu thụ tăng lên, kết cấu hàng bán thay đổi và công ty tiết kiệm được một khoản chi phí bán hàng nên làm lợi nhuận năm 2007 tăng lên. Các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, giá vốn hàng bán tăng, đã làm lợi nhuận năm 2007 giảm xuống. Tác động của những yếu tố này đã làm lợi nhuận năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.617.699 ngàn đồng. Ø Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 Qua bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta thấy rằng lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 giảm xuống. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng, giá bán, kết cấu hàng bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Cụ thể như sau: giá vốn hàng bán giảm, sản lượng tiêu thụ tăng lên làm, kết cấu mặt hàng thay đổi và công ty tiết kiệm được một khoản chi phí bán hàng nên làm lợi nhuận năm 2007 tăng lên. Mặt khác, yếu tố giá bán giảm xuống và chi phí quản lý tăng lên làm lợi nhuận năm 2008 giảm. Tác động của những yếu tố này đã làm cho lợi nhuận năm 2008 giảm 3.739.242 ngàn đồng so với năm 2007. GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -66- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish Bảng 16: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOCIFISH Đơn vị tính: 1000 đồng Các nhân tố ảnh hưởng 2007/2006 2008/2007 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Lợi nhuận tăng Lợi nhuận giảm Lợi nhuận tăng Lợi nhuận giảm 1. Sản lượng 3.806.636 2.662.032 2. Giá vốn 7.653.728 4.945.894 3. Giá bán 3.856.291 9.682.723 4. Kết cấu hàng bán 190.394 14.957 5. Chi phí bán hàng 3.055.687 3.144.069 6. Chi phí quản lý 1.637.581 4.823.471 Tổng mức độ ảnh hưởng 10.909.008 9.291.309 10.766.952 14.506.194 1.617.699 (3.739.242) (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng kế toán công ty Docifish) GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -67- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU 4.3. CÁC TỶ SỐ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Các nhà kinh tế luôn qua tâm đến hiệu quả kinh tế vì họ có mục đích chung là làm thế nào để bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì sẽ thu được nhiều hơn một đồng lợi nhuận. vì vậy khả năng sinh lời là một loạt các chính sách và quyết định của đơn vị. Tỷ số này cho thấy khả năng sinh lời của một đồng vốn hay một đồng tài sản của công ty và có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị. Từ bảng Cân đối kế toán và bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta tính toán được bảng số liệu sau: Bảng 17: CÁC TỶ SỐ LỢI NHUẬN KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006-2008 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 2007 2008 1. Lợi nhuận sau thuế 1000 đồng 16.871.742 13.399.602 8.600.725 2. Doanh thu thuần 1000 đồng 370.552.284 400.548.804 410.553.274 3. Tổng tài sản 1000 đồng 155.181.858 186.978.820 185.103.756 4. Tổng chi phí 1000 đồng 354.823.205 389.800.626 408.179.900 5. Vốn chủ sở hữu 1000 đồng 32.500.000 39.760.500 42.792.800 ROA (1)/(3) % 10,87 7,17 4,65 ROE (1)/(5) % 51,91 33,70 20,10 ROS (1)/(2) % 4,55 3,35 2,09 Lợi nhuận/chi phí (1)/(4) % 4,75 3,44 2,11 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Docifish) 4.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Qua bảng 17 ta thấy tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty đều giảm qua các năm 2006-2008. Cụ thể năm 2006 tỷ suất này đạt 10,87 đồng lợi nhuận, đến năm 2007 thì tỷ số này giảm xuống còn 7,17 đồng lợi nhuận, tức giảm 3,71 đồng lợi nhuận so với năm 2006. Đến năm 2008 tỷ số này tiếp tục giảm xuống còn 4,65 đồng, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ giảm 2,52 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế chậm hơn tốc độ tăng của tài sản dẫn đến mức độ tăng của tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản giảm. Trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn. 4.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích ta thấy ROE của công ty cao hơn ROA gấp nhiều lần, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty là thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản nợ vay. Năm 2006 cứ 100 đồng vốn thì có 51,91 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2007 thì 100 đồng vốn tự có chỉ tạo ra được 33,70 đồng lợi nhuận, giảm 18,21 đồng lợi nhuận so với năm 2006. Đến năm 2008 thì 100 đồng vốn tự có tạo ra 20,10 đồng, giảm 13,6 đồng lợi nhuận so với năm 2007. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng giảm. 4.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm qua 3 năm. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2006 là 4,55%, năm 2007 tỷ số này giảm xuống còn 3,35%, tức năm 2007 giảm so với năm 2006 là 1,2%, tỷ suất lợi nhuận năm 2008 tiếp tục giảm còn 2,09%, tức giảm 1,26% so với năm 2007. Nguyên nhân là tuy tốc độ doanh thu tăng cao nhưng do chi phí chiếm tỷ trọng khá cao do đó dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận của công ty giảm xuống so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đang ở mức thấp công ty cần có biện pháp cải thiện. 4.2.4 Lợi nhuận ròng trên tổng chi phí (%) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng chi phí phản ánh khả năng sinh lời của một đồng chi phí bỏ ra, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết 100 đồng chi phí bỏ ra sử dụnh trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả. Tỷ số này lớn hơn 1 thì công ty sử dụng chi phí có hiệu quả. Dựa vào bảng 19 ta thấy lợi nhuận trên tổng chi phí giảm qua 3 năm, đặc biệt năm 2006 tỷ số này là cao nhất. Điều này chứng tỏ năm này công ty sử dụng chi phí rất có hiệu quả, mỗi đồng chi phí bỏ ra đem lại cho công ty lợi nhuận không ít thì nhiều, theo sự phân tích trên thì cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì đem về cho doanh nghiệp tới 4,75 đồng lợi nhuận. Năm 2007 và năm 2008 tình hình sử dụng chi phí kém hiệu quả hơn năm 2006 tuy nhiên công ty sử dụng chi phí cũng rất hiệu quả vì tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí năm 2007 là 3,44% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí năm 2008 là 2,11%. Nguyên nhân của việc sử dụng chi phí kém hiệu quả hơn năm 2006 là do năm 2007 chi phí nguyên liệu và chi phí tài chính tăng lên và năm 2008 là do ảnh hưởng chi phí QLDN, chi phí tài chính tăng lên làm cho lợi nhuận giảm xuống. 4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOCIFISH QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 Để thấy rõ kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 của công ty ta so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2009 với kết quả hoạt động kinh doanh của sáu tháng đầu năm 2008. Bảng 18: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 2008 2009 Giá trị % 1. Doanh thu BH và CCDV 223.532.204 247.690.059 24.157.854 10,8 2. Các khoản giảm trừ 266.923 279.450 12.527 4,7 3. Doanh thu thuần 223.265.281 247.410.609 24.145.328 10,8 4. Giá vốn hàng bán 196.071.812 218.531.331 22.459.519 11,5 5. Lợi nhuận gộp 27.193.469 28.879.278 1.685.809 6,2 6. Doanh thu HĐTC 6.081.915 8.782.641 2.700.727 44,4 7. Chi phí tài chính 9.589.747 12.412.369 2.822.623 29,4 8. Chi phí bán hàng 12.169.356 11.225.123 (944.233) (7,8) 9. Chi phí QLDN 6.801.022 6.875.068 74.046 1,1 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 4.715.260 7.149.359 2.434.100 51,6 11. Thu nhập khác 600.986 660.546 59.560 9,9 12. Chi phí khác - 865.069 865.069 - 13. Lợi nhuận khác 600.986 (204.523) (805.510) (134) 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.474.333 6.944.836 1.470.503 26,9 15. Chi phí thuế TNDN - - - - 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.474.333 6.944.836 1.470.503 26,9 (Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish) Chú thích: - BH và CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ - QLDN: Quản lý doanh nghiệp - HĐTC: Hoạt động tài chính - HĐKD: Hoạt động kinh doanh - TNDN: Thu nhập doanh nghiệp Đánh giá: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (xem bảng 18 trang 70), ta thấy rằng tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 tăng so với 6 tháng đầu năm 2008, tổng doanh thu tăng từ 223.265.281 ngàn đồng 6 tháng đầu năm 2006 lên 247.410.609 ngàn đồng 6 tháng đầu năm 2007, tức tăng 24.145.328 ngàn đồng, tương đương với 10,8%. Nguyên nhân doanh thu tăng là do sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2009 tăng lên, mặc dù ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 nhưng hiện nay các thị trường nhập khẩu vẫn rất ưa chuộng mặt hàng thủy sản của công ty, nên ngoài việc duy trì cung cấp hàng cho các thị trường cũ, công ty còn tìm được một số thị trường mới vì vậy doanh thu từ các thị trường này vẫn được duy trì thường xuyên và ngày càng gia tăng giá trị. Tuy tổng doanh thu tăng nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Sáu tháng đầu năm 2009, giá vốn hàng bán của công ty là 218.53.331 ngàn đồng tăng 22.459.519 ngàn đồng, tương đương với 11,5% so với 6 tháng đầu năm 2008. Giá vốn hàng bán tăng là chi phí nguyên liệu đầu vào tăng lên. Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên, nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do ảnh hưởng đơn đặt hàng 6 tháng đầu năm 2009 nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2008. Nhờ công ty thực hiện tốt chính sách tiết kiệm nên chi phí bán hàng giảm xuống. Do công ty còn sử dụng vốn vay ngắn hạn nhiều nên 6 tháng đầu năm 2009 các khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính vẫn lỗ. Tốc độ tăng doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 cao hơn tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 tăng lên . Lợi nhuận của công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh, các khoản lợi nhuận khác không cao. Tốc độ tăng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh đã góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên. Sáu tháng đầu năm 2009 lợi nhuận sau thuế tăng so với 6 tháng đầu năm 2008 với mức tuyệt đối là 1.470.503 ngàn đồng, tương ứng với 26,9%. Ø Nhìn chung qua việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 6 tháng đầu năm 2009 ta thấy rằng 6 tháng đầu năm 2009 công ty hoạt động hiệu quả hơn so với 6 tháng đầu năm 2009. Cụ thể là lợi nhuận của công ty tăng so với 6 tháng đầu năm 2009. Điều này cho thấy nếu 6 tháng cuối năm 2009 công ty hoạt động ổn định như 6 tháng đầu năm 2009 thì năm 2009 là năm công ty thu được kết quả cao. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CHI NHÁNH CÔNG TYDOCIFISH 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY - Mặt hàng thủy sản của công ty chưa đa dạng hóa chủ yếu là mặt hàng cá tra, cá basa. - Hiện tại công ty chưa có phòng maketing. Phòng kinh doanh cùng lúc đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh và makketing. Vì chưa có phòng maketing nên còn hạn chế trong việc dư đoán xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh. - Trong phương trình Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận, muốn đạt được lợi nhuận cao thì ngoài việc nâng cao doanh thu, công tác phải làm song song là giảm chi phí. Giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng ngày càng cao, đó là do chi phí nguyên liệu ngày càng tăng. Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới ra đời, cạnh tranh thu mua nguyên liệu tạo giá ảo hay bán phá giá để tranh giành khách hàng làm cho thị trường nguyên liệu và xuất khẩu thường xuyên bị xáo trộn, mất ổn định khó dự đoán. Giá nguyên liệu thường xuyên biến động do nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn định gây khó khăn cho công ty trong việc dự đoán giá cả và thực hiện hợp đồng dài hạn với khách hàng, giá xuất khẩu thường xuyên thay đổi và chênh lệch giá cao khiến khách hàng giảm đột ngột hoặc không đặt hàng khi giá tăng cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. - Thị trường nhập khẩu không ngừng nâng cao các rào cản thương mại cũng như kỹ thuật làm tăng chi phí kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và rủi ro hàng bị trả lại. 5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh yếu tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận qua các năm là sản lượng, giá bán, kết cấu hàng bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Do đó tôi xin đưa ra một số giải pháp làm tăng sản lượng, tăng giá bán, thay đổi kết cấu hàng bán, kiểm soát được tình hình tăng giảm của chi phí bán hàng, chi phí quản lý, giá vốn hàng bán để nâng cao lợi nhuận của công ty. 5.2.1. Biện pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 5.2.1.1. Biện pháp tăng sản lượng Công ty cần chú trọng nhiều vào thị trường trong nước hơn, ngoài bán cho tỉnh Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh công ty cần mở rộng quan hệ phân phối, đồng thời khuyến khích các cửa hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ mặt hàng của công ty bằng các biện pháp như chiết khấu thương mại, mua nhiều giảm giá,…công ty có thể mở rộng thị trường vào các siêu thị khắp cả nước và các nhà hàng dịch vụ du lịch, vì đây là thị trường tiềm năng. Đối với thị trường xuất khẩu cần chú ý: - Duy trì, củng cố các bạn hàng truyền thống như Nhật, Châu Âu,… đồng thời không ngừng không ngừng tìm kiếm thị trường mới ở các nước trong và ngoài khu vực… Ta thấy rằng thị trường Châu Âu chiếm tỷ trọng khá cao trang tổng doanh thu xuất khẩu, vì vậy, công ty cần đẩy mạnh quảng bá tạo thương hiệu, mẫu, đa dạng hóa các sản phẩm trên internet những mặt hàng khác, lạ, đẹp mắt nhằm nâng cao mỹ quan và phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ phẩm chất của các đơn vị cung ứng. Điều đó cũng để nhằm thỏa mãn các thị trường khó tính khác như Mỹ, Nhật Bản,…Hàng năm lượng nhập khẩu của thị trường này khá nhiều, vì vậy nếu tranh thủ xuất bán được ở các thị trường này sẽ đem lại doanh thu khá lớn cho công ty. Do đó công ty cần nổ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Các năm gần đây, việc xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới cao hơn rất nhiều so với những năm trước, nhưng mức giá lại không ổn định vì vậy cơ hội đẩy mạnh doanh thu của công ty là rất cao nếu như mức giá trên thị trường thế giới được ổn định và được sự can thiệp của hiệp hội thương mại quốc tế. - Chọn lọc những khách hàng mua hàng thường xuyên, thanh toán đảm bảo để giao dịch ký kết hợp đồng. - Công ty cần tham gia nhiều hơn vào các kỳ hội chợ quốc tế, giới thiệu sản phẩm của mình cùng với khách hàng thế giới. - Đối với công ty cần xây dựng mạng lưới phân phối kinh tế và chiến lược maketing cho từng đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu. 5.2.1.2. Biện pháp tăng giá bán Trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng đối với công ty Docifish mà đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Vì vậy việc định giá bán phải dựa trên việc theo dõi thường xuyên tình hình giá cả trên thị trường và trên cơ sở tính toán các định mức chi phí và không được thấp hơn mức giá do Hiệp Hội Lương Thực đề ra, từ đó điều chỉnh giá bán phù hợp cho từng loại khách hàng. Công ty cần áp dụng các mức giá khác nhau tùy theo các đối tượng khách hàng. 5.2.1.3. Giảm giá vốn hàng bán - Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng, không thu mua lẻ tẻ với số lượng nhỏ để giảm chi phí vận chuyển cũng như chi phí thu mua, khi mua nguyên liệu công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên liệu nhập kho. - Hiện nay thị trường thủy sản bị biến động rất nhiều, do đó công ty cần dự đoán tình hình biến động giá nguyên liệu đặc biệt là các loại sản phẩm cấp cao bằng cách lập dự toán nguyên liệu mua vào. Khi công ty lập dự toán được tình hình thị trường giá thị trường này sẽ tăng hơn nữa thì nên mua vào với số lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm. Công ty nên phát huy tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp để mua được với giá rẻ hơn. Thiết lập cho công ty mình nhiều kênh thu mua nguyên liệu để tránh, thu mua trực tiếp từ nông dân vì như vậy giá sẽ rẽ, xây dựng mối liên hệ, hỗ trợ nhau hai bên cùng có lợi, dù giá nguyên liệu có biến động nhiều thì công ty cũng chỉ bị tác động nhẹ. - Xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu, kiểm soát chi phí ở từng khâu công đoạn công nghệ sản xuất ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm giá thành sản phẩm. Ngoài để tiết kiệm chi phí nguyên liệu tiêu hao cần cải tiến công tác bảo quản vừa giảm hư hỏng, kém phẩm chất và vừa giảm chi phí chế biến lại. 5.2.1.4. Thay đổi kết cấu hàng bán Ngoài các mặt hàng cá tra, cá basa fillet công ty nên bổ sung thêm một số mặt hàng khác như tôm, mực,…để nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước và qua đó lựa chọn đẩy mạnh tiêu thụ xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, kết hợp với nhiều mặt hàng thuỷ sản khác của công ty nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu. 5.2.1.5. Giảm chi phí bán hàng - Hiện nay giá xăng dầu đang biến động không ổn định, giá xăng dầu kéo theo chi phí vận chuyển gia tăng. Vì vậy công ty cần sử dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng lãng phí xe. - Quản lý chi phí vật liệu bao bì chặt chẽ, nên kiểm tra chặt chẽ về vật liệu bao bì của sản phẩm như kiểm tra về việc nhập, xuất, tồn kho là bao nhiêu, xuất dùng với mục đích gì. 5.2.1.6. Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp - Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp cần xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí chẳng hạn như chi phí văn phòng phẩm,… hoặc đối với chi phí hội hợp, tiếp khách, công ty cần lập ra một biên độ giao động thích hợp. - Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hay lãng phí tài sản của doanh nghiệp. 5.2.2. Một số giải pháp khác 5.2.2.1. Tổ chức hoạt động maketting Tích cực tham gia các kỳ hội chợ như Brusel – Bỉ, Polfíh – Balan và tham dự hội chợ Vietfish – TP.HCM để tiếp cận thị trường và khách hàng, triển lãm và khảo sát thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng đồng thời giới thiệu văn hóa ẩm thực chế biến từ thủy sản. Tìm nhiều cộng tác viên ở nhiều nước để thu thập thông tin và xúc tiến thương mại, có hoa hồng hợp lý. Ngoài ra qua tham gia các đợt hội chợ, các cuộc thi về chất lượng sản phẩm để nâng cao uy tín thương hiệu, đây là hình thức quảng bá sản phẩm một cách thực tế và hữu hiệu nhằm khẳng định mình với khách hàng và tạo ra ưu thế cạnh tranh một cách mạnh mẽ. Đa dạng hóa sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm là điều cần thiết để tránh sự nhàm chán của khách hàng khi sử dụng sản phẩm cùng loại. Đưa ra các sản phẩm mới như cá tra fillet cuộn, cá tra xiên que,…đáp ứng thị hiếu của nhiều khách hàng khác nhau. Đổi mới bao bì: Kiểu dáng đẹp, mẫu mã mới luôn là yếu tố lôi cuốn khách hàng qua cái nhìn đầu tiên, nó góp phần đến sự lựa cho sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn phải đặc biệt chú trọng đến sự lựa chọn chất liệu sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm và với chi phí thấp. Lựa chọn thị trường tối ưu: Mặt hàng thủy sản nói chung có sức chịu ảnh hưởng một phần đáng kể bởi tâm lý người tiêu dùng với phong tục tập quán và nét văn hóa đặc thù của mỗi dân tộc, do đó nên phân tích và có sự lựa chọn khi thâm nhập thị trường mới và trách trường hợp sản phẩm tung ra lại không tiêu thụ được. Vì vậy, công ty cần tìm hiểu kỹ và phân tích sở thích cũng như văn hóa của các quốc gia rồi mới đưa ra sản phẩm thăm dò và mở rộng thị trường. 5.2.2.2. Mở rộng thị trường Công ty xuất khẩu là chủ yếu chưa chú trọng nhiều đến thị trường trong nước nhưng thị trường trong nước lại là thị trường tiềm năng. Chính vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải mở rộng thêm thị trường trong nước bằng cách đầu tư xây dựng thêm các đại lý bán lẽ ở các thành phố lớn như thành phố, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà nẵng … Giới thiệu sản phẩm của công ty đến các nhà hàng, khách sạn vì càng có nhiều nhà hàng chấp nhận bán sản phẩm của công ty thì cơ hội bán được hàng cho khách hàng lại càng cao và sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng, để thuyết phục họ có thể sử dụng phương pháp cho hưởng chiết khấu. Bên cạnh việc mở rộng thị trường trong nước thì công ty cũng phải mở rộng thêm thị trường nước ngoài. Duy trì, cũng cố các bạn hàng hiện có, đồng thời tiềm kiếm mở rộng thêm thị trường tiềm năng và thị trường mới của công ty như thị trường châu Phi, Trung Đông, Nga,… 5.2.2.3. Giải pháp về khoa học – công nghệ Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và cùng với sự đòi hỏi ngày càng khắc khe của thị trường thủy sản thì công ty cần phải: - Thường xuyên cải tiến, đổi mới quá trình công nghệ để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao mà chi phí thấp. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhiên liệu, chế biến xuất khẩu thủy sản. Thường xuyên cập nhật hóa chất, kháng sinh, chất xử lý môi trường bị cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng của các tổ chức quốc tế, của các nước nhập khẩu. - Các bộ phận kỹ thuật chế biến cần áp dụng các biện pháp nâng cao, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm bằng cách sử dụng tối thiểu hoá chất nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Ø Tóm lại, tất cả các biện pháp chủ yếu trên nhằm có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Docifish trong tương lai. Những biện pháp đó được rút ra trên cơ sở phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua với mục đích là đề ra biện pháp này sẽ được công ty xem xét và có thể thực hiện, giúp cho hoạt động của công ty ngày càng đạt hiệu quả và phát triển mạnh hơn. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của nước ta, nó mang lại hiệu quả xuất khẩu cao, tốc độ phát triển nhanh góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa nhà nước và các doanh nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc xuất khẩu sang các thị trường để đảm bảo sự phát triển bền vững. Hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước trong khu vực và của tổ chức thương mại thế giới WTO với đầy những khó khăn và thử thách, chi nhánh công ty cổ phần Docimexco-Docifish là một trong những công ty xuất khẩu cá tra lớn ở khu vực đồng bằng sông cửu long, đang từng bước tăng trưởng và phát triển đồng thời tạo thế đứng vững chắc cho mình với mục tiêu trở thành công ty xuất khẩu thủy sản lớn trong nước. Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty Docifish trong 3 năm qua thì ta thấy được những cố gắng của công ty trong việc cải thiện tình hình thu mua, chế biến và xuất hàng của công ty cho phù hợp với tiêu chuẩn của các thị trường tiêu thụ xuất khẩu đặt ra, công ty đã đạt được các tiêu chuẩn như HACCP, ISO 9001:2000,.. đáp ứng được yêu cầu kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn đối với hàng thuỷ sản. Công ty cũng đã có được nhiều thành công trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu và gia tăng sản lượng khách hàng đặt hàng với xí nghiệp làm cho thương hiệu thuỷ sản Docifish ngày càng quen thuộc hơn tại thị trường các nước nhập khẩu thuỷ sản. Ngoài ra, nhằm thay thế lượng thức ăn làm từ gia cầm thì mặt hàng thủy sản hiện nay đã đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn của hầu hết mọi người dân từ trong nước đến thế giới, chính vì vậy sản lượng cá Việt Nam xuất khẩu sang các nước ngày càng tăng cao và sản lượng xuất khẩu cá tra của công ty Docifish cũng chiếm phần không nhỏ. Tuy nhiên trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ra nước ngoài vẫn còn những yếu tố mất ổn định, thiếu tính bền vững đe doạ đến tốc độ phát triển, và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như ngày nay. Để cho công ty phát triển một cách bền vững và có doanh thu ổn định thì việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của xí nghiệp trên một số thị trường lớn, thị trường chủ lực, và đề xuất những giải pháp cụ thể và toàn diện mang ý nghĩa thực tiễn cao. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với nhà nước Trong xuất khẩu thủy sản Nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng và là nhà thương quyết để tạo điều kiện môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hỗ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu, với sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà nước sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau: - Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh. - Nhà nước cần có chính sách kết hợp giữa 3 nhà: nhà nước – doanh nghiệp – nhà ngư dân. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin. - Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triễn lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người dùng của ngoài tỉnh và trên thế giới. - Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp thủy sản. - Nhà nước cần có chính sách thích hợp để nhanh chóng chuẩn hóa việc nuôi trồng của các hộ ngư dân nuôi cá tra xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu kịp thời và khắc khe về chất lượng sản phẩm sạch của thị trường thế giới. Ở các vùng nuôi cá tập trung nhà nước cần xem xét việc xây dựng các trạm theo dõi dự báo chất lượng môi trường nước, để có thông báo kịp thời cho ngư dân kịp xử lý trong trường hợp có biến động xấu về môi trường nước. - Để khuyến khích đầu tư sản xuất cá tra theo quy mô công nghiệp và cam kết áp dụng quy trình nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế nhà nước xem xét hổ trợ dưới các hình thức đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng giới hạn của các khoản vay hỗ trợ tín dụng ngăn hạn để ngư dân trang trãi chi phí nuôi. 6.2.1 Đối với Công ty Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì sự phấn đấu của công ty cũng đóng vai trò rất quan trọng: - Xây dựng thương hiệu chung cho một số sản phẩm và tập trung nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá phát triển thị trường. - Xây dựng chính sách tiếp thị sản phẩm và nâng cao hiệu quả xuất khẩu. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có nâng lực cao nắm bắt và phản ứng nhanh trước sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. - Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu cá tra ở các thị trường chủ lực ổn định trước đây, đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu sang các thị trường mới. - Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng cả khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm. - Mạnh dạng nâng cấp công nghệ hiện đại nhằm cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong kiểm tra chất lượng đề nghị công ty nên mua máy để kiểm tra dư lượng kháng sinh, chẳng hạn máy ELISA (10.000 USD/máy). TÀI LIỆU THAM KHẢO š { › 1. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại Học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. TS. Trương Đông Lộc, ThS. Trần Bá Trí, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (2008). Quản Trị Tài Chính, tủ sách Đại Học Cần Thơ. 3. ThS. Đặng Thúy Phượng (2004). Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Tài chính – Hải quan. 4. Phùng Thị Thanh Thủy (2000). Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB thống kê. 5. Các trang Wed: Website: www.Docifish.com.vn www.Mof.gov.vn www.Sggp.org.vn/kinhte/2009/1/179736 www.thuysanvietnam.com.vn PHỤ LỤC š { › Cách tính bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng. (Bảng 16, trang 67) Căn cứ số liệu của công ty ta tính toán bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích này như sau: Bảng 19: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG, GIÁ VỐN, GIÁ BÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2008 Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 Tổng sản lượng (tấn) 7.682 8.250 8.764 1. Sản phẩm đông block 6.457 6.824 7.052 2. Sản phẩm mới 86 166 220 3. Sản phẩm dạt, BTP 1.139 1.26 1.492 Đơn giá bán bình quân (đồng/tấn) 48.236 48.551 46.845 1. Sản phẩm đông block 54.267 53.643 50.968 2. Sản phẩm mới 57.628 47.203 49.418 3. Sản phẩm dạt, BTP 13.338 21.154 26.982 Đơn giá mua bình quân (đồng/tấn) 41.212 41.986 40.901 1. Sản phẩm đông block 46.365 46.381 44.500 2. Sản phẩm mới 46.549 39.796 42.011 3. Sản phẩm dạt, BTP 11.598 18.476 23.725 (Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán công ty Docifish) Ø Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 Bảng 20 : DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ VỐN NĂM 2006-2007 Đơn vị tính: 1000 đồng Mặt hàng Tổng doanh thu Tổng giá vốn q06*g06 q07*g06 q07*g07 q06*z06 q07*z06 q07*z07 1. Sản phẩm đông block 350.404.824 370.320.972 366.059.591 299.377.586 316.393.472 316.502.321 2. Sản phẩm mới 4.956.007 9.566.246 7.835.724 4.003.233 7.727.171 6.606.205 3. Sản phẩm dạt, BTP 15.191.454 16.805.295 26.653.489 13.210.280 14.613.655 23.279.500 Tổng 370.552.284 396.692.513 400.548.804 316.591.099 338.734.298 346.388.026 (Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán) Với: q06, q07: Sản lượng tiêu thụ năm 2006, 2007 g06, g07: Giá bán năm 2006, 2007 z06, z07: Giá vốn năm 2006, 2007 Gọi L là lợi nhuận hoạt động bán hàng L = L0 gộp – (chi phí bán hàng + chi phí quản lý) L0 gộp là lãi gộp kỳ gốc n L06 gộp = å (q06 g 06 - q06 Z 06 ) i =1 = 370.552.284 – 316.591.099 = 53.961.185 (1000đồng) n L07 gộp = å (q07 q07 - q07 Z 07 ) i =1 = 400.548.804 – 346.388.026 = 54.160.778 (1000đồng) Dựa vào phần cơ sở lý luận ta có: D L = L07– L06 Mà L06 = 53.961.185 – (31.584.168 + 2.121.061) = 53.961.185 – 33.705.229 = 20.255.956 (1000 đồng) L07 = 54.160.778 – (28.528.481 + 3.758.642) = 54.160.778 – 32.287.123 = 21.873.655 (1000 đồng) [ D L = 21.873.655 - 20.255.956 = 1.617.699 (1000 đồng) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng một khoản là 1.617.699 ngàn đồng. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố: a. Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ (Lq) Lq = (T - 1) L06gộp T là tỷ lệ doanh thu năm 2007 so với năm 2006 n å q07 g 06 i =1 T = x 100% =  396.692.513 370.552.284  = 107,05 (%) n å q06 g 06 i =1 [ Lq = (107,05%- 1) x 53.961.185 = 3.806.636 (1000 đồng) Vậy do sản lượng tiêu thụ tăng 107,05% nên lợi nhuận tăng một lượng là 3.806.636 ngàn đồng. b. Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán æ n n ö LZ = - ç å (q07 Z 07 ) - å (q07 Z 06 ) ÷ è i =1 i =1 ø = - (346.388.026 – 338.734.298) = - 7.653.728 (1000đồng) Vậy do giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận giảm 7.653.728 ngàn đồng. c. Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến lợi nhuận Lg =  n å q07 ( g 07 - g 06 ) i =1 = 400.548.804 – 396.692.513 = 3.856.291 (1000 đồng) Vậy do giá bán tăng nên đã làm cho lợi nhuận tăng 3.856.291 ngàn đồng. (d) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận LC =LK2 – LK1 - Lq Trong đó: n LK1 = å (q06 g 06 - q07 Z 06 ) - (Z 06 BH i =1  + Z 06QL ) = 370.552.284 - 316.591.099 - 33.705.229 = 20.255.956 (1000 đồng) n n LK2 = å q07 g 06 - (å q07 Z 06 + Z 06 BH + Z 06QL ) i =1 i =1 = 396.692.513 – 338.734.298 – 33.705.229 = 24.252.986 (1000 đồng) Suy ra Lc = 24.252.986 - 20.255.956 – 3.806.636 = 190.394 (1000 đồng) Vậy do kết cấu hàng bán thay đổi làm lợi nhuận tăng 190.394 ngàn đồng. e. Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng LZBH = - (Z07BH - Z06BH) = -(28.528.481 – 31.584.168) = 3.055.687 (1000đồng) Vậy do chi phí bán hàng giảm 3.055.687 ngàn đồng nên đã làm cho lợi nhuận tăng 3.055.687 ngàn đồng. f. Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý LZQL= - (Z07QL - Z06QL) = - (3.758.648 – 2.121.061) = - 1.637.581 (1000đồng) Vậy do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.637.581 ngàn đồng nên đã làm cho lợi nhuận giảm 1.637.581 ngàn đồng. Ø Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2007: - Các yếu tố làm tăng lợi nhuận + Sản lượng (Lq): 3.806.636 + Gía bán (Lg) 3.856.291 + Kết cấu hàng bán (Lc): 190.394 + Chi phí bán hàng (LzBH): 3.055.687 Tổng cộng 10.909.008 - Các yếu tố làm giảm lợi nhuận + Giá vốn (Lz): 7.653.728 + Chi phí quản lý (LZQL): 1.637.581 Tổng cộng 9.291.309 Chênh lệch các yếu tố ảnh hưởng: 10.909.008 + (9.291.309) = 1.617.699 (1000 đồng) = D L; là đối tượng cần phân tích. Ø Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 Căn cứ vào số liệu của công ty ta tính toán bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích này như sau: Bảng 21: DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ VỐN NĂM 2007-2008 Đơn vị tính: 1000 đồng Mặt hàng Tổng doanh thu Tổng giá vốn q07*g07 q08*g07 q08*g08 q07*z07 q08*z07 q08*z08 1. Sản phẩm đông block 366.059.591 378.290.187 359.424.247 316.502.321 327.077.135 313.511.798 2. Sản phẩm mới 7.835.724 10.384.694 10.871.940 6.606.205 8.755.211 9.242.342 3. Sản phẩm dạt, BTP 26.653.489 31.561.116 40.257.087 23.279.500 27.565.884 35.398.196 Tổng 400.548.804 420.235.997 410.553.274 346.388.026 363.398.230 358.452.336 Với: (Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán) q07, q08: Sản lượng tiêu thụ năm 2007, 2008 g07, g08: Giá bán năm 2007, 2008 z07, z08: Giá vốn năm 2007, 2008 Gọi L là lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. n L07 gộp = å (q08 g 08 - q08 Z 08 ) i =1 = 410.553.274 – 358.452.336 = 52.100.938 (1000 đồng) Dựa vào phần cơ sở lý luận ta có: D L = L08– L07 Mà L07 = 21.873.654 (1000 đồng) L08 = 52.100.938 – (25.384.412 + 8.582.113) = 52.100.938 – 33.966.525 = 18.134.413 (1000 đồng) [ D L = 18.134.413 - 21.873.655 = -3.739.242 (1000 đồng) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2008 so với năm 2007 giảm một khoản là 3.739.242 ngàn đồng. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố: a. Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ Lq = (T - 1) L07gộp Tỷ lệ doanh thu năm 2008 so với năm 2007 n å q08 g 07 i =1 Mà T = x 100% =  420.235.997 400.548.804  x 100% = 104,92% n å q07 g 07 i =1 [ Lq = (104,92% - 1) x 54.160.778 = 2.662.032 (1000 đồng) Vậy do sản lượng tiêu thụ tăng 104,92 % nên lợi nhuận tăng một lượng là 2.662.032 ngàn đồng. b. Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán æ n n ö LZ = - ç å (q08 Z 08 ) - å (q08 Z 07 ) ÷ è i =1 i =1 ø = - (358.452.336 – 363.398.230) = 4.945.894 (1000 đồng) Vậy do giá vốn hàng bán giảm làm cho lợi nhuận tăng 4.945.894 ngàn đồng. c. Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến lợi nhuận Lg =  n å q08 ( g 08 - g 07 ) i =1 = 410.553.274 – 420.235.997 = - 9.682.723 (1000đồng) Vậy do giá bán giảm nên đã làm cho lợi nhuận giảm 9.682.523 ngàn đồng. d. Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận LC =LK2 – LK1 - Lq Trong đó: n LK1 = å (q07 g 07 - q07 Z 07 ) - (Z 07 BH i =1  + Z 07 QL ) = 400.548.804 – 346.388.026 – 32.287.123 = 21.873.655 (1000 đồng) n n LK2 = å q08 g 07 - (å q08 Z 07 + Z 07 BH + Z 07 QL ) i =1 i =1 = 420.235.997 – 363.398.230 - 32.287.123 = 24.550.644 (1000 đồng) [ Lc = 24.550.644 - 21.873.655 – 2.662.032 = 14.957 (1000 đồng) Vậy do kết cấu hàng bán năm 2008 thay đổi đã làm cho lợi nhuận năm 2008 tăng 14.957 ngàn đồng. d. Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng LZBH = - (Z08BH - Z07BH) = -(25.384.412 – 28.528.481) = 3.144.069 (1000đồng) Vậy do chi phí bán hàng giảm 3.144.069 ngàn đồng nên đã làm cho lợi nhuận tăng 3.144.069 ngàn đồng. e. Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý LZQL= - (Z08QL - Z07QL) = - (8.582.113 – 3.758.642) = - 4.823.471(1000đồng) Vậy do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4.823.471 ngàn đồng nên đã làm cho lợi nhuận giảm 4.823.471 ngàn đồng. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng: - Các yếu tố làm tăng lợi nhuận + Sản lượng (Lq): 2.662.032 + Gía vốn hàng bán (Lz): 4.945.894 + Kết cấu hàng bán 14.957 + Chi phí bán hàng (LZBH): 3.144.069 Tổng cộng 10.766.952 - Các yếu tố làm giảm lợi nhuận + Giá bán (Lg): 9.682.723 + Chi phí quản lý (LZQL): 4.823.471 Tổng cộng 14.506.194 Chênh lệch các yếu tố ảnh hưởng: 10.766.952 + (14.506.194) = 3.739.242 (1000 đồng) = D L ; là đối tượng cần phân tích. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY DOCIFISH QUA 3 NĂM 2006-2008 Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 TÀI SẢN A.. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 127.765.934 164.153.000 170.635.600 I. Tiền 12.249.880 20.430.765 13.964.930 1. Tiền mặt tại quỹ 170.908 83.681 2.611.553 2. Tiền gửi ngân hàng 12.078.980 20.430.084 10.353.377 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - III. Các khoản phải thu 93.863.606 118.127.887 130.506.621 1. Phải thu của khách hàng 86.916.692 109.815.749 123.741.907 2. Trả trước cho người bán 4.744.558 4.530.985 3.887.861 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 1.838.830 3.444.771 1.806.855 4. Các khoản phải thu khác 36.526 336.382 1.069.998 IV. Hàng tồn kho 20.164.325 17.872.790 20.971.450 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 8.918.327 7.663.014 7.559.859 2. Công cụ, dụng cụ tồn kho 875.124 522.367 386.338 3. Thành phẩm tồn kho 10.370.874 9.687.409 13.122.253 4. Hàng hóa tồn kho - - - 5. Hàng gửi đi bán - - - 6. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - V. Tài sản lưu động khác 1.488.123 7.721.558 5.192.599 1. Tạm ứng 475.421 971.217 1.534.318 2. Chi phí trả trước 1.012.702 6.750.371 3.658.281 3. Tài sản thiếu chờ xử lý - - - B. TÀI SẢN DÀI HẠN 27.415.924 22.825.820 14.468.156 I. Tài sản cố định 27.415.924 22.825.820 14.461.156 1. Tài sản cố định hữu hình 25.138.886 20.624.752 12.899.206 2. Tài sản cố định vô hình 2.277.038 2.201.068 1.568.950 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - - TỔNG TÀI SẢN 155.181.858 186.978.820 185.103.756 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Docifish) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 122.681.858 147.218.320 142.310.956 I. Nợ ngắn hạn 115.913.860 137.495.392 136.155.865 1. Vay ngắn hạn 96.091.796 74.312.377 119.649.093 2. Nợ dài hạn đến hạn trả - - - 3 Phải trả cho người bán 9.880.499 55.538.846 8.603.571 4. Người mua trả tiền trước 182.861 617.828 652.643 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - - - 6. Phải trả công nhân viên 5.465.232 4.000.855 2.655.646 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 4.293.472 3.025.486 4.584.903 II. Nợ dài hạn 6.523.684 8.834.212 5.810.613 1. Vay dài hạn 6.523.684 8.834.212 5.810.613 2. Nợ dài hạn khác - - - III. Nợ khác 244.314 888.716 344.478 1. Chi phí phải trả 244.314 888.716 344.478 2. Tài sản chờ xử lý - - - 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn - - - B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 32.500.000 39.760.500 42.792.800 I. Nguồn vốn – quỹ 28.068.498 35.375.500 38.792.629 1. Nguồn vốn kinh doanh 22.783.498 30.490.500 32.159.227 2. Quỹ đầu tư phát triển - - - 3. Quỹ dự phòng tài chính - - - 4. Lợi nhuận chưa phân phối 4.757.780 4.090.471 5.122.767 5. Nguồn vốn xây dựng cơ bản - - - 6. Chênh lệch tỷ giá 527.220 794.529 1.510.635 7. Cổ phiếu mua lại - - - II. Nguồn kinh phí 4.431.502 4.385.000 4.032.171 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 4.431.502 4.385.000 4.032.171 2. Quỹ quản lý cấp trên - - - 3. Nguồn kinh phí sự nghiệp - - - TỔNG NGUỒN VỐN 155.181.858 186.978.820 185.103.756 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Docifish)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần docimexco - docifish tại sa đéc - đồng tháp.doc
Luận văn liên quan