LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và vươn xa hơn nữa là giá trị gia tăng của các công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh đơn lẻ một mình mà có quan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng .Các nhà đầu tư hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức độ rủi ro khi đầu tư vốn. Trong khi đó các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước lại quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho các doanh nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Nhìn chung, các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên có liên quan đến doanh nghiệp đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán .của doanh nghiệp đó ra sao.
.V V
Hiện nay, một trong các doanh nghiệp được đánh giá cao trên thị trường chứng khoán và được các chuyên gia khuyên là nên đầu tư đó là Công ty thép Pomina. Vì sao lại như vậy? Chúng ta có nên đầu tư hay không? Để có được một quyết định đúng đắn chúng ta cần phải “ Phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công Ty Cổ Phần Thép Pomina”
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6076 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thép pomina, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CTCP THÉP POMINA
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Thép Pomina là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sắt thép gang; tái chế phế liệu kim loại; kinh doanh các sản phẩm từ thép.
Ngày 17 tháng 07 năm 2008, Công ty được Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp giấy phép Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 4603000570, hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam.
Tên giao dịch đầy đủ bằng Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA
Tên giao dịch đối ngoại: POMINA STÊL CORPORATION
Tên giao dịch viết tắt: CÔNG TY THÉP POMINA
Trụ sở giao dịch của công ty:
Địa chỉ: đường 27, KCN sóng thần II, dĩ an, bình dương
Điện thoại: 0650-3710 051- 3710052 Fax:0650 – 3740 862
Email: pominasteel@hcm.vnn.vn Website: www.pomina-steel.com
Mã số thuế: 3700321364
Vốn điều lệ hiện tại (thực góp): 1.630.000.000.000 đồng (một ngàn sáu trăm ba mươi tỷ đồng)
Thành lập, quy mô, sốn vốn
Năm 1999, Nhà máy cán thép Pomina Bình Dương được thành lập, với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới về sản xuất thép của Ý và Đức. Thương hiệu thép Pomina đã trở thành biểu tương của chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực thép của Việt Nam, đồng thời tạo được sự uy tin và sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng.
Năm 2002, Pomina có khả năng cung cấp cho thị trường 600.000 tấn thép cán/năm.
Năm 2005, Pomina đầu tư vào khu công nghiệp Phú Mỹ, với nhà máy luyện phôi công suất 500.000 ngàn tấn luyện/năm, đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam và cũng là nhà máy thứ 20 trên thế giới trang bị công nghệ Consteel công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới của Đức.
Năm 2007, Tổng công suất của các nhà máy Pomina đạt 500.000 tấn luyện/năm và 600.000 tấn cán/năm.
Tháng 6/2009, Pomina tiếp tục hoàn thành nhà máy cán thép POMINA Phú Mý, với công suất cán thép 500.000 tấn cán/năm, nâng tổng công suất các nhà máy lên 500.000 tấn luyện/năm và 1.100.000 tấn cán/năm.
Các sản phẩm chính cung cấp cho thị trường gồm các loại: thép cuộn, thép thanh vằn, thép thanh trơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và nước ngoài.
Theo kế hoạch, đến thánh 9/2009, Pomina Phú Mỹ tiếp tục khởi công xây dựng 1 nhà máy luyện phôi với công suất 1.000.000 tấn/năm, dự kiến sau khi nàh máy hoàn thành, tồng công suất Pomina sẽ đạt 1.500.000 tấn luyện/năm và 1.100.000 tấn cán/ năm.
n Số vốn
Năm 1999 Công ty TNHH Thép Việt đầu tư xây dựng Nhà máy Thép Pomina 1 với công suất 300.000 tấn/năm và đưa vào sản xuất đầu năm 2002. Tổng số vốn đầu tư là 525 tỷ đồng. Máy móc, thiết bị của nhà máy được sản xuất bởi Công ty VAI - Pomina (Ý).
Ngày 17/08/1999: Công ty TNHH Thép Pomina được thành lập với vốn điều lệ là 42 tỷ đồng. Tiền thân của công ty là Nhà máy Thép Pomina 1.
Năm 2003: Xây dựng dàn thép 2 và bắt đầu đi vào sản xuất năm 2005, với công suất 300.000 tấn/năm, nâng tổng công suất lên 600.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư 2 dàn cán là 68 triệu USD (tương đương 1.100 tỷ đồng). Đến năm 2006 dàn cán thép 2 đã đạt 100% công suất thiết kế.
Ngày 17/07/2008: Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thép Pomina với số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng.
Tháng 07/2009: Tăng vốn điều lệ lên 820 try đồng bằng việc phát hành riêng lẻ.
Tháng 07/2009: Thành lập Nhà máy luyện phôi thép trên khu đất 46 ha tại KCN Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tổng vốn đầu tư 1.379 tỷ đồng (trong đó vốn chủ sở hữu 495 tỷ, đã góp 320 tỷ đồng - vốn vay 884 tỷ đồng). Công suất của dự án là: luyện 1 triệu tấn phôi và cán 0,5 triệu tấn thép xây dựng. Dự án sẽ bắt đầu đi vào hoạt động cuối năm 2011.
Ngày 31/08/2009: Được UBCKNN chấp thuận là công ty đại chúng.
Tháng 12/2009: Phát hành riêng lẻ cho các cổ đông Công ty Cổ phần Thép Thép Việt nhằm sở hữu 100% công ty với quy mô 0,5 triệu tấn phôi luyện và 0,5 triệu tấn thép cán và các nhà đầu tư tổ chức nâng vốn điều lệ lên 1.630 tỷ đồng.
Ngày 02/03/2010: Pomina chuyển nhượng 0,5% cổ phần Thép Thép Việt cho 2 cá nhân.
Ngày 20/04/2010: Cổ phiếu của công ty được niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE.
Công nghệ
Về phôi thép
Công nghệ sản xuất phôi Consteel cho phép sản suất được liện tục, tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng sử dụng và là công nghệ sản suất thép tiên tiến trên thế giới hiện nay
Về cán thép
Các sản phẩm của công ty đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, công nghệ VAI-POMNI/ SIEMEN-VAI của Ý và Đức
Để đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng, Thép Pomina đã chọn và tuân thủ theo tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản, đáp ứng tương đương với các tiêu chuẩn Châu Âu, Nga và Mỹ.
Pomina trang bị hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn tuần hoàn khép kín. Pomina là nhà máy thép đầu tiên ở khu vực phía Nam có chứng nhân bảo vệ môi trường ISO 14001: 2004.
Sản phẩm
Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng tốt nhất và chịu trách nhiệm trên từng sản phẩm bẳng cách in mác thép và logo quả táo trên từng mét sản phẩm
Nhân công
Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật là những kỹ sư giỏi, được đào tạo tai Châu Âu với tinh thần kỷ luật và tính chuyên nghiệp cao, bảo đảm vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất theo đúng tiêu chuẩn khắt khe do nhà cung cấp thiết bị quy định
Cơ cấu tổ chức
Danh sách các cá nhân chủ chốt bao gồm hình ảnh, lời giới thiệu và câu phát biểu của người đó.
Ma trận SWOT
ĐIỂM MẠNH
ĐIỂM YẾU
Thương hiệu thép có uy tín.
Mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ rộng khắp: bao gồm 07 Tổng đại lý và hơn 800 đại lý cấp II. Chi phí sản xuất thấp nhờ vào quy mô công suất lớn.
Công nghệ sản xuất hiện đại, giá thành cạnh tranh.
Chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất nhờ vào Nhà máy luyện phôi của Thép Thép Việt công suất 500.000 tấn/ năm hoạt động từ tháng 10/2007.
Hơn nữa, Pomina đang trong quá trình xây dựng và lắp đặt thêm 1 nhà máy có công suất 1 triệu tấn luyện và 0.5 triệu tấn cán, công suất khi nhà máy đi vào hoạt động: 1.5 triệu tấn cán và 1.6 triệu tấn luyện à trở thành Công ty có công suất sản xuất lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
Kế hoạch đầu tư dự án nói trên của Pomina là nhằm tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu của ngành thép. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất thép được khuyến khích đầu tư ngay tại nguồn để tạo nguồn nguyên liệu ổn đinh, tiết kiệm ngoại tệ từ việc giảm nhập khẩu phôi thép.
Hệ thống quản lý: SAP toàn hệ thống tất cả các nghiệp vụ.
Đội ngũ ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm trong ngành, chuyên nghiệp và luôn được đào tạo liên tục.
Từ nay đến Quý 3/2011, khi Thép Thép Việt đã đưa thêm một nhà máy cán đi vào hoạt động (07/2009) với công suất 500.000 tấn/ năm, thì công suất luyện của Nhà máy Thép Thép Việt chỉ mới đáp ứng 45% công suất cán của toàn Pomina, do đó Công ty vẫn còn phải nhập nguyên liệu sản xuất trong khi Nhà máy luyện phôi thép chưa đi vào hoạt động.
(Điều này sẽ không còn khi nhà máy luyện phôi đi vào hoạt động).
CƠ HỘI
NGUY CƠ
Kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, được dự báo là đã chạm đáy khủng hoảng, làm tăng nhu cầu cho ngành thép.
Nền kinh tế Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhà đầu tư nước ngoài, đây chính là yếu tố đẩy nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm thép trong thời gian tới.
Chính sách kích cầu của Chính Phủ Việt Nam và giá cả tương đối thấp vào thời điểm hiện tại của Vật liệu Xây dựng đã kích thích các nhà đầu tư nhanh chóng triển khai dự án.
Hiện nay việt nam phải nhập gần 50% lượng phôi cho hoạt động cán thép thì tiềm năng cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành thép là rất lớn.
Nhu cầu ngành thép là khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế. Khi kinh tế đi xuống, tình trạng dư thừa thép xảy ra.
Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, với nguồn vốn lưu động sẵn có, Pomina vẫn duy trì hoạt động khá tốt, và còn có thể tận dụng được thời cơ mà khủng hoảng mang lại (đầu tư nhà máy mới ngay ở thời điểm này để tranh thủ nguồn vốn giá rẻ, mua sắm máy móc, thiết bị với giá thấp và đón trước cơ hội thị trường xây dựng sẽ phục hồi mạnh sau vài năm nữa).
Như vậy, với tiềm lực tài chính mạnh, nguy cơ khi nền kinh tế đi xuống không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động Công ty.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
Tỷ số thanh toán
Tỷ số thanh toán hiện hành
Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn (TSNH) để trang trải các khoản nợ ngắn hạn.
Rc=TSNHNợ ngắn hạn
Ý nghĩa:
+ Rc=1.97đ nghĩa là DN có 1.97 đ TSNH để đảm bảo cho 1 đ nợ ngắn hạn.
+ Rc năm nay > Rc năm trước ð khả năng thanh toán của DN được cải thiện.
+ Rc không nên quá cao, điều này nói lên DN có quá nhiều tiền nhàn rỗi, hàng tồn kho ứ đọng, nợ phải đòi.
+ Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, Rc phải >1.
+ Rc < 1 thể hiện công ty bị mất cân bằng trong cơ cấu tài chính, rủi ro thanh toán cao, công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn.
+ Những biện pháp để cải thiện chỉ tiêu này phải nhằm vào việc gia tăng nguồn vốn ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) thay cho các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số thanh toán nhanh
Thể hiện khả năng thanh toán nợ của các tài khoản có tính thanh khoản cao, bao gồm tất cả TSNH trừ hàng tồn kho.
Rq=TSNH-hàng tồn khoNợ ngắn hạn
+ Không có cơ sở để yêu cầu chỉ tiêu này lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn, có những khoản đã và sẽ đến hạn thanh toán ngay thì mới có nhu cầu thanh toán, những khoản chưa đến hạn chưa có nhu cầu thanh toán ngay.
Tỷ số thanh toán tiền mặt
Thể hiện khả năng thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn của TSNH trừ hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Rm=TSNH-Các khỏan phải thu-hàng tồn khoNợ ngắn hạn
Tỷ số hoạt động
Vòng quay khoản phải thu
Phản ánh chất lượng khoản phải thu và mức độ thành công của DN trong việc thu hồi nợ.
RT=doanh thu thuần khoản phải thu
Ghi chú:
+ Nếu số vòng quay thấp ð hiệu quả sử dụng vốn thấp
ðDN bị chiếm dụng .
+ Nếu số vòng quay cao ð giảm cạnh tranhð doanh thu giảm.
Vòng quay khoản phải thu giảm có thể do chính sách bán hàng trả chậm nhằm mục đích mở rộng doanh thu hay do công việc thu hồi nợ của công ty kém.
Kỳ thu tiền bình quân (ACP-Average collection Period)
Thể hiện khả năng quản lý các khoản phải thu của DN, nó cho biết bình quân DN mất bao nhiêu ngày để thu hồi các khỏan phải thu
ð Giá trị này càng thấp cho thấy cho thấy DN càng ít bị chiếm dụng vốn, vốn luân chuyển nhanh, chuyển hóa thành tiền tốt sẽ đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán.
ACP=Số ngày trong nămVòng quay khoản phải thu=360RT
Thời gian thu tiền bán hàng phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
Thứ nhất: Thời gian bán chịu và chiết khấu thanh toán (Điều khoản bán chịu). Nếu công ty có chủ trương nới lỏng chính sách tín dụng thương mại nhằm mục đích gia tăng doanh thu thì công ty sẽ giảm tỷ lệ chiết khấu thanh toán và tăng thời gian bán chịu thỏa thuận với khách hàng. Kết quả là khoản phải thu sẽ tăng và thời gian tồn đọng khoản phải thu sẽ kéo dài.
Thứ hai: Phương pháp đánh giá và lựa chọn khách hàng của công ty ( chính sách bán chịu). Chính sách bán chịu nới lỏng cũng nhằm mục đích gia tăng doanh thu. Khi công ty nới lỏng chính sách bán chịu có nghĩa là công ty sẽ giảm những tiêu chuẩn trong việc chấp nhận bán chịu cho khách hàng. Kết quả của chính sách bán chịu nới lỏng sẽ làm gia tăng tỷ lệ doanh thu bán chịu và làm tăng thời gian thu tiền bán hàng trung bình.
Thứ ba: Chất lượng của công tác theo dõi thu hồi nợ của công ty. Nếu công ty tổ chức tốt công việc theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ sẽ góp phần làm giảm thời gian khách hàng chiếm dụng vốn ngoài kế hoạch, đảm bảo thu tiền đúng thời hạn theo hợp đồng bán hàng.
Thứ tư: Những rủi ro về phía khách hàng. Khi công ty chấp nhận bán chịu và mở rộng chính sách bán chịu cũng có nghĩa là công ty đã chấp nhận rủi ro về tổn thất do nợ khó đòi. Rủi ro tổn thất do nợ khó đòi càng lớn khi chính sách tín dụng thương mại càng nới lỏng. Khi tỷ lệ các khoản nợ khó đòi tăng thì sẽ làm tăng thời gian tồn đọng khoản phải thu và từ đó làm gia tăng thời gian thu tiền bán hàng trung bình.
Vòng quay hàng tồn kho(IT)
Phản ánh khả năng bán hàng, quay vòng hàng tồn kho của DN
IT=doanh thu thuần tồn kho
IT giảm thông thường là do hàng hóa bị ứ đọng không tiêu thụ được hay do công ty mở rộng kinh doanh, tăng tồn kho. Ngoài ra, khi công ty tồn đọng những khoản phải thu khác cao, tài sản ngắn hạn khác và tiền bị ứ đọng nhiều sẽ làm giảm đáng kể vòng quay vốn và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm.
Vòng quay tổng tài sản(TAT)
Phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản để tạo ra doanh thu
TAT=doanh thu thuầntổng Tài sản
Ghi chú: công thức này có thế áp dụng cho số vòng quay của TSNH, DH
Vòng quay vốn chủ sở hữu(ET)
Đây là chỉ tiêu hữu ích để phấn tích khía cạnh tài chính của công ty, nó phản ánh hiệu quả vốn chủ sở hữu để tạo ra doanh thu
ET=Doanh thu thuầnVốn chủ sở hữu
Tỷ số cơ cấu tài chính
Tỷ số nợ so với tổng tài sản (RD)
Đo lường mức độ sử dụng nợ so với tổng tài sản cảu Doanh nghiệp
RD=tồng nợ tổng tài sản
Ghi chú: RD dao động từ 30-60% tùy theo ngành nghề cơ cấu nợ của DN. Nếu quá cao thì DN có nguy cơ gặp khó khắn về tài chính. Nếu quá thấp cũng không hiệu quả vì DN hết khai thác nguồn vồn vay.
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu(RD/E)
Đo lường mức độ sử dụng nợ so với vốn chủ sở hữu(VCSH)
RDE=Tổng nợVCSH
Tỷ số trang trải lãi vay
Đo lường mức độ lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào?
TIE=EBITLãi vay
Nếu TIE > 1 khả năng thanh toán các khoản trả lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo.
Nếu TIE < 1 khả năng đảm bảo lãi vay thấp.
Rủi ro tài chính của công ty càng cao có thể vì hai lý do:
Thứ nhất là công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao, tỷ số nợ cao, làm tăng chi phí lãi vay phải trả.
Thứ hai là do hiệu quả hoạt động của công ty thấp, tỉ lệ hoàn vốn và suất sinh lời trên tài sản thấp, lợi nhuận trước thuế và lãi vay thấp sẽ làm giảm hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay.
Tỷ số sinh lợi
Doanh lợi tiêu thụ(ROS)
Tỷ số này cho thấy 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho DN.
ROS=Lãi ròngDoanh thu thuần
Doanh lợi tài sản(ROA)
Tỷ số này cho thấy 1đ Tài sản đầu tư vào hoạt động kinh doanh đem lại lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho DN.
ROA=Lãi Ròngtổng số tài sản
Doanh lợi vốn chủ sở hữu(ROE)
Tỷ số này cho thấy mức lợi nhuận trên mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu vào DN.
ROE=Lãi ròngVCSH
Tỷ số gía trị thị trường
Thu nhập mỗi cổ phiếu(EPS)
Thu nhập mỗi cổ phiếu. Bởi vì nó đo lường mức thu nhập chứa đựng trong mỗi cổ phiếu ð nó thể hiện thu nhập mà nhà đàu tự có được do mua cổ phiếu.
EPS=thu nhập ròng từ cổ phiếu thườngsố lượng cổ phiếu thường
Ý nghĩa: + EPS kỳ này cao hơn kỳ trước là tốt( lời tăng so với vố cổ phần).
+ EPS trên 15%ðkhả năng tăng trưởng giá cổ phiếu rất tốt.
+ EPS quyết định giá trị cổ phiều, Cty có EPS cao được thị trường đánh giá cao.
EPS chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.
Đòn bẩy tài chính.
Số lượng cổ phiếu thường lưu hành bình quân trong năm.
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập(PE)
Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm và nó thế hiện giá trị cổ phiếu trên đặc điểm đắt rẻ so với thu nhập
PE=Giá thị trường mỗi cổ phần EPS
Ghi chú: + Nhà đầu tư bỏ ra bao nhiêu đồng để kiếm được 1 đồng lợi nhuận
+ PE cao nghĩa là thị trường đánh giá cao về triển vọng phát triển của DN
+ PE cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào EPS mà còn phụ thuộc rất lớn vào xu thế thị trường. Khi thị trường tăng trưởng thì hầu hết các PE cảu DN đều cao hoặc ngược lại
Tỷ số giá thị trường/ Giá trị sổ sách(M/B)
MB=Giá thị trường(M)Giá trị sổ sách(B)
Ghi chú: + Giá thị trường: do cung cầu quy định, thu nhập từ kết quả GD trong ngày
+ Giá trị sổ sách: = VCSH, số lượng cổ phần đang lưu hành
+ Tỷ lệ số thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị sổ sách của cp
+ M/B < 1 ðgiá thị trường < giá sổ sách
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Bảng các chỉ tiêu cần thiết
2010
2009
Tài sản ngắn hạn
5,668,990
3,928,782
Nợ ngắn hạn
4,050,058
2,830,675
Hàng tồn kho
2,468,992
2,001,287
Các khoản phải thu
2,348,870
1,323,984
Doanh thu thuần
11,202,743
7,539,334
Vốn chủ sở hữu
2,821,086
1,981,117
Tổng tài sản
7,664,317
5,959,116
Tổng nợ
4,837,391
3,793,541
LN trước thuế (EBIT)
1,354,954
1,369,327
Lãi vay
209,537
151,229
LN sau thuế (lãi ròng)
659,915
695,831
Số lượng CP
187
163
Lợi nhuận sau thuế của cty mẹ
659,074,897,884
504,890,126,463
Số cổ phần bình quân trong năm
169,515,149
67,534,247
Giá thị trường
52,500
40,000
Giá trị sổ sách
15,086
12,154
Bảng đánh giá 5 nhóm tỷ số
2010
2009
MỨC ĐỘ TĂNG GiẢM
TỶ SỐ THANH TOÁN
TY SO THANH TOAN HIEN HANH (Rc)
1.399730572
1.387931147
0.012
TY SO THANH TOAN NHANH (Rq)
0.790111648
0.680931227
0.109
TY SO THANH TOAN TIEN MAT (Rm)
0.210152052
0.213203918
-0.003
TỶ SỐ HoẠT ĐỘNG
VONG QUAY KHOAN PHAI THU (RT)
4.769418061
5.694429842
-0.925
KY THU TIEN BINH QUAN (ACP)
75.48090677
63.21967431
12.261
VONG QUAY HANG TON KHO (IT)
4.537375172
3.767242779
0.770
VONG QUAY TONG TAI SAN (TAT)
1.46167532
1.26517658
0.196
VONG QUAY VON CHU SO HUU (ET)
3.971074615
3.805597549
0.165
TỶ SỐ CƠ CẤU TÀI CHÍNH
TY SO NO SO VOI TONG TAI SAN (RD)
0.63115748
0.636594589
-0.005
TY SO NO SO VOI VON CHU SO HUU (RD/E)
1.714726527
1.914849552
-0.200
TY SO TRANG TRAI LAI VAY (TIE)
6.466418819
9.054658829
-2.588
TỶ SỐ SINH LỜI
DOANH LOI TIEU THU (ROS)
0.058906555
0.092293431
-0.033
DOANH LOI TAI SAN (ROA)
0.086102258
0.116767487
-0.031
DOANH LOI VON CHU SO HUU (ROE)
0.233922326
0.351231654
-0.117
TỶ SỐ GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG
THU NHAP MOI CO PHIEU (EPS)
3,888
7,476
-3588.061
TS GIA THI TRUONG TREN THU NHAP (P/E)
13.50308645
5.350411383
8.153
TS GIA THI TRUONG/ GIA TRI SO SACH (M/P)
3.480042792
3.291072663
0.189
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
Nhận xét:
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Hệ số thanh toán ngắn hạn của Pomina tăng dần qua các năm, đến năm 2010 là 1.39 lần, cho thấy khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn ngày càng tốt hơn.
Hệ số thanh toán nhanh tăng 0.109.
Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính:
Tỷ số nợ so với tổng tài sản giảm dần do công ty thực hiện việc tái cấu trúc cơ cấu nguồn vốn trong các năm này. Năm 2009, công ty thực hiện phát hành cổ phiếu để huy động vốn (vốn điều lệ tăng lên 820 tỷ vào tháng 7 năm 2009 và đến cuối năm 2009 là 1.620 tỷ) nhằm tài trợ dự án, bổ sung nguồn vốn kinh doanh và sở hữu 100% Thép Thép Việt. Điều này đã làm giảm tỷ lệ nợ trên nguồn vốn, và như vậy công ty sẽ giảm rủi ro cũng như áp lực về chi phí vay.
Tương tự, hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu cũng biến động giảm 0.2 từ năm 2009 à 2010.
Chỉ tiêu hoạt động:
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 tăng do doanh thu thuần tăng tăng nhanh so với hàng tồn kho. Trước đó từ năm 2008 đến năm 2009 công ty thay đổi chính sách quản trị và dự trữ hàng tồn kho nguyên liệu vật liệu đầu vào để đảm bảo khâu sản xuất ổn định, đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Chỉ số doanh thu thuần trên tổng tài sản năm 2010 tăng so với 2009 do doanh thu thuần tăng nhanh so với tổng tài sản từ 7.539 tỷ lên 11.202 tỷ đồng. Vì từ năm 2008 đến năm 2009 công ty đang trong giai đoạn đầu tư nhà máy mới nên tổng tài sản tăng, trong khi đến cuối 2011 mới bắt đầu đi vào hoạt động và tạo ra doanh thu.
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
Hệ số lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần giảm từ mức 0.09 năm 2009 đến năm 2010 là 0.06. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng.
Hệ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản giảm so với năm 2009 nguyên nhân do năm 2009 công ty đang trong giai đoạn đầu tư nhà máy mới.
Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu giảm là do trong năm 2009 công ty thực hiện 2 đợt phát hành tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên đến 1.620 tỷ đồng.
Chỉ tiêu giá trị thị trường:
Thu nhập mỗi cổ phiếu giảm đáng kể từ 7.476 năm 2009 xuống còn 3.888 năm 2010 do số cổ phần bình quân trong năm tăng nhanh từ 67.534 đến 169.515. Nguyên nhân là do công ty phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên chỉ số này vẫn lớn hơn 15% cho thấy khả năng tăng giá cổ phiếu là rất tốt.
Tỷ số giá thị trường/ giá trị sổ sách tăng 0.189.
Nhận xét chung:
Tuy có những chỉ số giảm nhưng nhìn chung công ty đang có xu hướng phát triển tốt, dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng. Ngoài ra, Công ty có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn ngày càng tốt hơn. Công ty ngày càng mở rộng quy mô hoạt động để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.Đây là dấu hiệu tốt cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các cơ quan quản lý nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà Xuất Bản Thống Kê - 2009.
ThS. Ngô Kim Phượng (Chủ biên)…, Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh, NXB Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh – 2009.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thép pomina.docx