MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .Trang 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu .1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn .2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .3
1.4. Phạm vi nghiên cứu 3
1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.5
2.1. Phương pháp luận .5
2.1.1. Các khái niệm cơ bản về ngân hàng thương mại và phân tích tài chính trong hoạt động của ngân hàng thương mại .5
2.1.2. Các báo cáo tài chính của ngân hàng .7
2.2. Phương pháp nghiên cứu 10
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .10
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .10
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN GIANG 12
3.1. Giới thiệu chung về NHTM CP SGTT CN Kiên Giang .12
3.1.1. Lịch sử hình thành .12
3.1.2. Cơ cấu tổ chức .13
3.1.3. Nội dung các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu 17
3.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP SGTT CN Kiên Giang qua 3 năm 2004- 2006 .17
3.3. Thuận lợi – khó khăn 20
3.4. Phương hướng – mục tiêu hoạt động 21
3
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG .23
4.1. Phân tích phần nguồn vốn – Phân tích hoạt động huy động vốn 23
4.1.1. Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác 23
4.1.2. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư 25
4.1.3. Phát hành giấy tờ có giá 26
4.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn .26
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay .26
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ 33
4.2.3. Phân tích dư nợ 38
4.2.4. Phân tích nợ quá hạn 42
4.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .46
4.3.1. Phân tích thu nhập 46
4.3.2. Phân tích chi phí 48
4.3.3. Phân tích lợi nhuận 50
4.4. Phân tích các tỷ số tài chính trong hoạt động của Ngân hàng thương mại .52
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 56
5.1. Tồn tại và nguyên nhân .56
5.2. Giải pháp .57
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
6.1. Kết luận .60
6.2. Kiến nghị .61
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn gắn liền với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, giúp nền kinh tế có thể phát triển ổn định bằng cách thúc đẩy quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong xã hội.
Trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường, của đất nước trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải nổ lực để vượt qua những khó khăn và thử thách to lớn trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, và đối với hệ thống ngân hàng cũng không ngoại lệ. Xuất phát từ nhu cầu nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, ngân hàng đã đặt ra nhiệm vụ quan trọng đó là phải thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp. Không những phải thực hiện tốt việc thu hút vốn nhàn rỗi và đáp ứng vốn tín dụng, ngân hàng còn đáp ứng đầy đủ và kịp thời các giao dịch và xử lý nghiệp vụ Ngân hàng với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, đổi mới khoa học kỹ thuật thì mới có thể đứng vững và cạnh tranh trong thị trường kinh doanh tiền tệ hiện nay.
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO như hiện nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi, và đối với ngân hàng nhất là ngân hàng thương mại cổ phần cũng không ngoại lệ. Để đạt kết quả cao trong kinh doanh, các ngân hàng phải xác định được phương hướng, mục tiêu đầu tư, đối với công tác huy động vốn, công tác sử dụng vốn cũng như cách thức thu hút khách hàng sử dụng các nghiệp vụ, dịch vụ của Ngân hàng.
Nhận thấy tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh doanh, tôi đã chọn đề tài “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Kiên Giang”. Qua đó đánh giá hoạt
9
động cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng những năm qua nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Đề tài được vận dụng những kiến thức từ những môn học như Tiền tệ và Ngân hàng, Nghiệp vụ ngân hàng, Phân tích hoạt động kinh tế và Quản trị tài chính để hoàn thành luận văn.
Bằng việc phân tích các chỉ tiêu như lợi nhuận, doanh thu, chi phí, các tỷ số tài chính của Ngân hàng qua các năm gần đây sẽ giúp cho Ngân hàng thấy được quy mô hoạt động, chất lượng kinh doanh của mình, đánh giá được tốc độ phát triển và tính bền vững ổn định của các hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua. Từ đó có thể đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình có đúng đắn hay không, có phù hợp với thực tiễn hay chưa để có những điều chỉnh lại cho phù hợp. Còn đối với khách hàng sẽ có những thông tin bổ ích về Ngân hàng cũng như các hoạt động Ngân hàng để từ đó có sự lựa chọn phù hợp với mục tiêu đầu tư và giao dịch của mình một cách tốt nhất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Kiên Giang qua 3 năm 2004, 2005, 2006 để tìm ra những biện pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm 2004 –> 2006 để thấy được hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm.
Qua việc phân tích tìm hiểu hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng; từ đó đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Đồng thời đưa ra các biện pháp thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
10
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các cộng cụ tài chính được vận dụng để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại như thế nào?
Đề xuất các biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, cụ thể là lợi nhuận cho ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Kiên Giang
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian:
Đề tài được tìm hiểu nghiên cứu và phân tích tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Kiên Giang.
1.4.2. Thời gian:
Đề tài đã sử dụng các số liệu được thu thập qua ba năm: 2004, 2005, 2006 để nghiên cứu phân tích trong thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Kiên Giang.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP SGTT Chi Nhánh Kiên Giang thông qua các báo cáo tài chính như bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có tham khảo một số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín CN Kiên Giang 3 năm 2003, 2004, 2005 của Trần Thị Minh Nguyệt – Đại Học Cần Thơ – Thực hiện năm 2006.
Tuy nhiên đề tài nghiên cứu khác với tài liệu trên là: đề tài phân tích kết quả kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2004 -> 2006 và phân tích thêm phần tín dụng theo mục đích sử dụng vốn vay.
- Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng công thương An Giang của Nguyễn Ngọc Bửu Châu – Đại học An Giang – Thực hiện tháng 04/2004.
11
Đề tài phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nên chỉ tham khảo cách phân tích tín dụng của tài liệu trên cho phần phân tích kết quả hoạt động tín dụng Ngân hàng của đề tài.
71 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3092 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của ngành sản xuất kinh doanh, trong
những năm vừa qua, Sacombank Kiên Giang đã đầu tư phần lớn nguồn vốn để
phát triển ngành, đưa doanh số cho vay sản xuất kinh doanh tăng trưởng liên tục
qua các năm 2004 -> 2006, năm 2005 cho vay sản xuất kinh doanh tăng 10.587
triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 142.720 triệu đồng so với năm 2005,
với tỷ lệ tăng là 64,17%. Có thể nói trong những năm vừa qua, hoạt động của NH
SGTT Kiên Giang luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng,
31
luôn tìm tòi khai thác những lĩnh vực đầu tư mang lại hiệu quả cao, những ngành
kinh tế trọng điểm được Tỉnh quan tâm phát triển. Từ đó đem lại hiệu quả kinh tế
ngày càng cao cho Ngân hàng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Kiên Giang.
c. Cho vay tiêu dùng:
Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng cũng chiếm khá cao trong tổng
doanh số cho vay: năm 2004 là 27,3%, năm 2005 là 26,3%, năm 2006 là 28,5%.
Cùng với cho vay để sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thì doanh số
cho vay với mục đích tiêu dùng cũng tăng liên tục qua các năm. Cho vay với mục
đích tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người dân
trên địa bàn. Trong những năm trở lại đây, nhu cầu mua sắm trang thiết bị trong
nhà, sửa chữa hay xây dựng nhà mới, mua xe… của người dân ngày càng tăng
lên để nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong khi đó nhiều người vẫn chưa tích
luỹ đủ số tiền cần dùng, Ngân hàng nhận thấy được nhu cầu chính đáng này của
người dân , cũng như một số ngân hàng khác, SGTT Kiên Giang cũng đã mạnh
dạn đưa số khách hàng mục tiêu này vào nhóm khách hàng của mình. Và doanh
số cho vay ở mục đích tiêu dùng năm 2005 đã tăng 5.812 triệu đồng so với năm
2004, với tỷ lệ 3.52%, năm 2006 doanh số cho vay tiêu dùng tăng 144.306 triệu
đồng so với năm 2005, với tỷ lệ tăng là 84,37%, góp phần không nhỏ trong tổng
doanh số cho vay của Ngân hàng.
d. Vay mục đích khác:
Tuy tỷ trọng cho vay ở nhóm này khá thấp ( năm 2004 là 8,2%, năm 2005
là 9,4%, năm 2006 là 5,7%) nhưng cho vay mục đích khác như cho vay du học,
cho vay chợ, tiểu thương…đây là những đối tượng cho vay góp phần đa dạng hóa
đối tượng đầu tư trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, làm phong phú thêm
lượng khách hàng và góp phần mở rộng uy tín, vị thế, hình ảnh của Ngân hàng
trên nhiều lĩnh vực.
Trong thời gian qua, nhiều tiểu thương ở các chợ đã biết đến Ngân hàng và
đến vay vốn của Ngân hàng để phục vụ cho việc mua bán của mình. Cho vay
chợ, Ngân hàng sẽ đến thu lãi và gốc tận nơi theo chu kỳ trả nợ ở các chợ thuận
tiện cho người vay tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, nhu cầu vay vốn để phục
vụ cho đời sống hay mục đích tiêu dùng của cán bộ công nhân viên cũng ngày
càng cao. Năm 2005, doanh số cho vay mục khác tăng 11.503 triệu đồng so với
năm 2004, năm 2006 doanh số cho vay này tăng 2.823 triệu đồng so với năm
2005 góp phần làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng.
32
33
Nhìn chung trong thời gian qua (2004, 2005, 2006) tổng doanh số cho vay
đã tăng lên liên tục, một kết quả đáng mừng trong việc mở rộng đầu tư tín dụng
của NH SGTT Kiên Giang.
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ
4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời gian
Đi đôi với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là công tác hết sức
khó khăn và vô cùng quan trọng. Doanh số thu nợ cũng thể hiện phần nào hiệu
quả công tác tín dụng và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
Và doanh số thu nợ theo thời gian của khách hàng như sau: ta thấy rằng, công tác
thu nợ trong thời gian qua đã được sự quan tâm tích cực của đội ngũ cán bộ công
nhân viên NH SGTT Kiên Giang. Ngân hàng đã có mối quan hệ tốt với chính
quyền địa phương để hỗ trợ Ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ đến
hạn, nợ quá hạn. Từ đó làm cho doanh số thu nợ tăng lên liên tục, năm sau luôn
cao hơn năm trước. Tuy nhiên, công tác thu hồi nợ còn phụ thuộc vào thỏa thuận
trên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với khách hàng về kỳ hạn trả nợ. Đối với
các khoản vay ngắn hạn thì kỳ hạn trả nợ thường là một chu kỳ sản xuất hoặc
một số khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, việc đầu tư vốn vay Ngân
hàng đạt hiệu quả và thu hồi vốn trước hạn thì khách hàng mới tiến hành trả nợ
vay cho Ngân hàng.
Như vậy, doanh số thu nợ hàng năm tăng lên liên tục cho thấy người vay
đã sử dụng vốn vay để đầu tư, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả khả quan,
sự nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ.
Doanh số thu nợ tăng lên liên tục qua 2 năm 2005, 2006. Năm 2005 tăng
103.326 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 378.025 triệu đồng so với
năm 2005. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn tăng liên tục qua 2 năm. Còn đối
với doanh số thu nợ trung, dài hạn tuy có sự biến động nhưng đến năm 2006 thì
cũng tăng nhiều so với năm 2005.
34
Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 200
Chỉ tiêu
Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng doanh
số thu nợ
532.633 100 635.960 100 1.013.985 100 103.327 19,40 378.025 59,44
Ngắn hạn 332.057 62,34 449.999 70,76 755.408 74,50 117.942 35,52 305.409 67,87
Trung, dài
hạn
200.576 37,66 185.961 29,24 258.577 25,50 -14.615 -7,29 72.616 39,05
(Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang)
35
Năm 2005 thu nợ ngắn hạn tăng 117.942 triệu đồng so với 2004, thu nợ
trung, dài hạn giảm 14.615 triệu đồng so với 2004 do kỳ hạn trả nợ cũng như
thỏa thuận giữa Ngân hàng với khách hàng, đồng thời doanh số cho vay trung,
dài hạn năm 2005 cũng giảm so với 2004. Sang năm 2006 thu nợ ngắn hạn tăng
305.409 triệu đồng, thu nợ trung, dài hạn tăng 72.616 triệu đồng so với năm
2005. Kết quả thu nợ tập trung chủ yếu ở cho vay kinh tế hộ, thương mại,…Điều
này chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng tăng, đồng
vốn vay Ngân hàng đã góp phần cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang.
Tóm lại, doanh số thu nợ qua các năm đều tăng lên theo tốc độ tăng của
doanh số cho vay.
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo mục đích vay:
Tỷ lệ với doanh số cho vay thì doanh sô thu nợ ở các nội dung cho vay
cũng ổn định qua các năm. Nhìn chung doanh số thu nợ tăng lên liên tục qua 3
năm. Trong đó doanh số thu nợ của cho vay nông nghiệp, vay sản xuất kinh
doanh, vay tiêu dùng tăng lên liên tục qua 3 năm.
a. Cho vay nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành kinh tế có thể nói là ngành kinh tế đặc thù của tỉnh,
vì thế mà trong cơ cấu tín dụng của Ngân hàng tỷ trọng ngành nông nghiệp
chiếm một phần đáng kể. Nhờ nguồn vốn vay Ngân hàng mà nhiều hộ nông dân
đã tập trung sản xuất vươn lên thoát nghèo, đời sống người dân ngày càng được
cải thiện.
Do đạt hiệu quả cao trong sản xuất, tuy trong năm 2006, việc sản xuất lúa
gặp nhiều khó khăn do sâu bệnh và gặp nhiều thất thu dẫn đến việc thu nợ gặp
nhiều khó khăn nhưng do sự nổ lực của cán bộ tín dụng và sự hợp tác của người
dân nên doanh số thu nợ cũng tăng lên theo tốc độ tăng của doanh số cho vay.
Năm 2005 chiếm tỷ trọng 29,8% trong tổng doanh số thu nợ tăng 32.390 triệu
đồng so với năm 2004, năm 2006 chiếm tỷ trọng 32,63% trong tổng doanh số thu
nợ, tăng 141.347 triệu đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng là 74,58%.
36
Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO MỤC ĐÍCH VAY
ĐVT: Triệu đồng
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng doanh số thu nợ 532.633 635.960 1.013.985 103.327 19,40 378.025 59,44
Nông nghiệp 157.126 189.516 330.863 32.390 20,61 141.347 74,58
Sản suất kinh doanh 184.824 211.138 351.853 26.315 14,24 140.714 66,65
Tiêu dùng 144.344 174.253 281.888 29.909 20,72 107.635 61,77
Mục đích sử dụng khác 46.339 61.052 49.381 14.713 31,75 -11.671 -19,12
(Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang)
b. Vay sản xuất kinh doanh:
Trong những năm qua, việc sản xuất kinh doanh ở các ngành công nghiệp,
thương mại, dịch vụ … cũng được Ngân hàng quan tâm đầu tư, doanh số cho vay
của Ngân hàng đối với vay sản xuất kinh doanh cũng tăng lên hàng năm. Do đó,
doanh số thu nợ cho vay sản xuất kinh doanh cũng tăng lên theo tốc độ tăng của
doanh số cho vay.
Doanh số thu nợ của các ngành này có chiều hướng tăng lên. Năm 2005
doanh số thu nợ chiếm 33,2% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 26.315 triệu đồng
so với năm 2004, năm 2006 chiếm 34,7% trong tổng doanh số thu nợ, tăng
140.714 triệu đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng là 66,65%.
Đây là ngành mũi nhọn, một khách hàng lớn của Ngân hàng, tỷ trọng cho vay
và thu nợ tập trung ở ngành này rất lớn. Do đó bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành
này Ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu, xem xét sự biến động của thị trường
kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành để từ đó có hướng đầu tư cho
thích hợp, đảm bảo nguồn vốn cho vay được an toàn, hiệu quả.
c. Cho vay tiêu dùng:
Cũng như các mục vay khác, doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng
qua các năm cùng với doanh số cho vay tiêu dùng. Năm 2005 tăng 29.909 triệu
đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 107.635 triệu đồng so với năm 2005. Điều
đó cho thấy công tác thu nợ, phân loại nợ, thẩm định hồ sơ cho vay đối với mục
đích cho vay tiêu dùng cũng được chú ý đúng mức. Mặc khác, đây cũng là điều
đáng mừng vì với mục đích cho vay tiêu dùng, khách hàng thường trả nợ không
đúng thời hạn nhưng những năm qua, doanh số thu nợ tiêu dùng tăng lên liên tục
cho thấy khách hàng đã có ý thức trả nợ, quan tâm đến việc trả nợ hơn. Đời sống
của người dân ngày càng được cải thiện hơn, chất lượng cuộc sống ngày càng
được nâng cao.
d. Mục đích khác:
Cùng với tốc độ của tổng doanh số cho vay và doanh số thu nợ của cho
vay sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng… doanh số thu nợ của
vay mục đích khác cũng tăng ở năm 2005. Tuy nhiên năm 2006, doanh số thu nợ
của loại hình này lại giảm 11.671 triệu đồng so với năm 2005 do có một số khoản
vay chưa đến hạn thu hồi trong năm. Tuy vậy, cũng cần chú ý hơn nữa công tác
37
38
thu nợ đối với đối tượng này. Mặc khác cũng cần xem xét kỹ mục đích vay vốn
cũng như thu nhập có đảm bảo đủ khả năng trả nợ hay không. Để từ đó kế hoạch
cho công tác thu nợ, cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng của khách
hàng đúng hạn, góp phần làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng lên hàng
năm.
4.2.3. Phân tích dư nợ
4.2.3.1. Dư nợ theo thời gian:
Quy mô hoạt động của Ngân hàng được thể hiện rõ qua tổng dư nợ hàng
năm và dư nợ là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân
hàng. Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ của Ngân hàng tăng lên liên tục
qua 3 năm 2004, 2005, 2006, điều đó đồng nghĩa với việc quy mô hoạt động tín
dụng của Ngân hàng liên tục được mở rộng trong những năm vừa qua.
Ta thấy qua 3 năm 2004, 2005, 2006 NH SGTT Kiên Giang đã tập trung
phần lớn nguồn vốn vào cho vay ngắn hạn đưa tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm đa
số trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm. Kiên Giang là một
tỉnh đang trên đà phát triển, nhu cầu vốn ngắn hạn để phục vụ trong sản xuất kinh
doanh là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, đồng
thời mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng đã tập
trung đầu tư phần lớn nguồn vốn tín dụng vào cho vay ngắn hạn, thể hiện ở chỉ
tiêu dư nợ ngắn hạn liên tục tăng lên qua 2 năm 2005, 2006 ( năm 2005 tăng
17.133 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 75.099 triệu đồng so với năm
2005). Qua đó cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng
được mở rộng, hoạt động của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh, vị thế cạnh tranh
ngày cao.
Tuy nhiên trong thời gian qua, dư nợ trung, dài hạn lại có sự biến động,
giảm ở năm 2005 ( giảm 2.762 triệu đồng), và tăng lên ở năm 2006 (tăng 14.315
triệu đồng). Dư nợ trung, dài hạn giảm xuống ở năm 2005 là do trong năm một
số khoản vay đã đến hạn, Ngân hàng đã tiến hành thu nợ. Doanh số thu nợ tăng
lên nhiều cao hơn doanh số cho vay trong năm làm cho dư nợ trung, dài hạn giảm
xuống ở năm 2005.
39
Bảng 7: DƯ NỢ THEO THỜI GIAN
ĐVT: Triệu đồng
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ 84.269 98.640 188.054 14.371 17,05 89.414 90,65
Ngắn hạn 56.449 73.582 148.681 17.133 30,35 75.099 102,06
Trung, dài hạn 27.820 25.058 39.373 -2.762 -9,93 14.315 57,13
(Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang)
40
Tuy vậy, bước sang năm 2006, dư nợ trung , dài hạn đã tăng trở lại cho
thấy Ngân hàng đã cố gắng trong việc tìm kiếm khách hàng mới làm cho dư nợ
tăng lên, góp phần nâng cao kết quả doanh của Ngân hàng.
4.2.3.2. Dư nợ theo mục đích vay:
a. Nông nghiệp:
Dư nợ vay nông nghiệp tăng lên tục qua 2 năm 2005, 2006.
Đạt được kết quả như trên là do Ngân hàng đã mở rộng đầu tư theo hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích cực tìm kiếm khách hàng, lựa chọn khách hàng
có uy tín để cho vay. Mặc khác, nông nghiệp là ngành đặc thù của tỉnh, nhu cầu
vốn trong sản xuất nông nghiệp của nông dân ngày càng tăng nhanh, lượng khách
hàng là nông dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều, đẩy dư nợ vay
sản xuất nông nghiệp tăng lên liên tục qua các năm, đặt biệt là năm 2006 khi
Ngân hàng mở nhiều phòng giao dịch ở các huyện, nơi có nhiều khách hàng là
nông dân.
b. Sản xuất kinh doanh:
Đây là khách hàng truyền thống và là ngành kinh tế trọng điểm được Ngân
hàng đặc biệt quan tâm đầu tư. Điều đó được thể hiện ở chỉ tiêu dư nợ của vay
sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng trưởng qua các năm.
Năm 2005 tăng 11.275 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 13.281 triệu
đồng so với năm 2005.
Trong những năm qua, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đã mang lại nhiều
cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, để tăng cường khả năng
cạnh tranh và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì vốn vay Ngân hàng là vô
cùng cần thiết.
Dư nợ cho vay tăng liên tục trong thời gian qua chứng tỏ công tác sử dụng
vốn của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao, đem lại cho Ngân
hàng nguồn thu nhập đáng kể hàng năm, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ngày
càng cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn.
41
Bảng 8: DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH VAY
ĐVT: Triệu đồng
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ 84.269 98,640 188.054 14.371 17,05 89.414 90,65
Nông nghiệp 31.686 37.919 69.091 6.233 19,67 31.172 45,12
Sản suất kinh doanh 24.690 35.965 49.246 11.275 45,66 13.281 26,97
Tiêu dùng 22.753 19.537 52.991 -3.215 -14,13 33.454 63,13
Mục đích sử dụng khác 5.140 5.219 16.726 79 1,54 11.507 220,48
( Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang)
c. Tiêu dùng:
Dư nợ cho vay tiêu dùng có sự biến động qua 2 năm 2005, 2006. Cụ thể:
Năm 2005 giảm 3.215 triệu đồng so với năm 2004, với tỷ lệ giảm là
14,13%.
Năm 2006 tăng 33.454 triệu đồng so với năm 2005, với tỷ lệ tăng là
63,13%.
Ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ tiêu dùng năm 2005 đều tăng
lên, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh số cho vay lại chậm hơn tốc độ tăng của
doanh số thu nợ, chính vì vậy mà dư nợ tiêu dùng năm 2005 đã giảm đi 14,13%
so với năm 2004. Mặc khác, năm 2005 NH đã giảm đầu tư đối với một số đơn vị
làm ăn kém hiệu quả, để nợ quá hạn, NH chỉ giữ lại những khách hàng có tình
hình tài chính lành mạnh, có uy tín với Ngân hàng. Bước sang năm 2006, do sự
nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng, chọn lọc khách hàng
có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả nên đã nâng tổng dư nợ tiêu dùng lên, tăng
33.454 triệu đồng so với năm 2005.
d. Dư nợ vay mục đích khác:
Trong những năm qua, để hoạt động kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả
cao, hạn chế rủi ro phát sinh, ngân hàng đã không ngừng đa dạng hóa đối tượng
đầu tư, mở rộng thị phần, lựa chọn khách hàng có uy tín, năng lực, nâng cao khả
năng cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Ngoài việc mở rộng đầu
tư cho vay sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, Ngân hàng còn
tích cực mở rộng đầu tư cho vay du học, vay chợ, tiểu thương, cho vay cán bộ
công nhân viên… Dư nợ mục đích vay khác trong những năm qua tăng liên tục
qua 2 năm 2005, 2006 mặc dù tỷ trọng chiếm không cao: năm 2005 tăng 79 triệu
đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 11.507 triệu đồng góp phần làm tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua và sắp tới.
Tóm lại, từ việc tăng trưởng của tổng dư nợ như trên cho thấy được phần
nào hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đã từng bước tăng trưởng ổn
định trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM hiện nay.
4.2.4. Phân tích nợ quá hạn
Trong bất kỳ hoạt động nào cũng vậy, rủi ro là điều không thể nào tránh
khỏi. Do đó, sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro là vấn đề luôn được các nhà
42
43
lãnh đạo đặt lên hàng đầu trong mọi chiến lược kinh doanh. Riêng đối với hoạt
động của ngân hàng thì rủi ro tín dụng là rủi ro thường xuyên phát sinh và ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Tín dụng là nghiệp vụ hàng đầu và có ý nghĩa quan trọng quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó nhiệm vụ bảo toàn vốn cho vay cả
gốc và lãi là vấn đề cơ bản nhất cần được các Ngân hàng quan tâm xem xét.
Một trong những dấu hiệu cơ bản nhất của rủi ro tín dụng đó là nợ quá hạn. Nợ
quá hạn càng lớn thì Ngân hàng càng có nhiều nguy cơ gặp rủi ro cao trong hoạt
động tín dụng.
Qua bảng số liệu về nợ quá hạn, ta thấy nợ quá hạn tại Ngân hàng có phần
ổn định trong những năm qua (2005, 2006), nợ quá hạn của Ngân hàng không
cao và đạt được mục tiêu đặt ra .
Năm 2005, nợ quá hạn giảm 205 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn
giảm 125 triệu đồng, còn nợ quá hạn trung, dài hạn giảm 80 triệu đồng. Và nếu
xét theo mục đích sử dụng vốn vay thì nợ quá hạn ở cho vay sản xuất nông
nghiệp giảm 85 triệu đồng, nợ quá hạn đối với cho vay sản xuất kinh doanh giảm
71 triệu đồng, nợ quá hạn ở cho vay tiêu dùng giảm 39 triệu đồng,… Đây là kết
quả của công tác thẩm định cho vay, theo dõi quá trình thực hiện khoản vay ngày
càng được cán bộ Ngân hàng thực hiện chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ tín dụng đã tích
cực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ …Năm 2005 cũng là năm đánh dấu
bước phát triển đáng mừng trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn, là kết quả
của sự nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng, sự nhiệt tình khéo léo và tích cực
trong công việc. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng tăng đã
thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng, giúp cho nợ quá hạn năm 2005
giảm xuống.
Bảng 9: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN
ĐVT: Triệu đồng
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng nợ quá hạn 727 522 1.301 -205 -28,20 779 149,23
Ngắn hạn 508 383 1.040 -125 -24,61 657 171,54
Trung dài, hạn 219 139 261 -80 -31,96 122 87,77
(Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang)
44
45
Bảng 10: NỢ QUÁ HẠN THEO MỤC ĐÍCH VAY
ĐVT: Triệu đồng
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với
2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng nợ quá hạn 727 522 10301 -205 -28,20 779 149,23
Nông nghiệp 241 156 435 -85 -35,36 279 179,34
Sản xuất kinh
doanh
231 160 405 -71 -30,68 245 152,88
Tiêu dùng 180 141 342 -39 -21,51 201 142,77
Mục đích sử dụng
khác
76 65 120 -11 -14,55 55 84,29
(Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang)
46
Đến năm 2006, nợ quá hạn lại tăng lên so với năm 2005, tăng 779 triệu
đồng so với năm 2005. Trong đó nợ quá hạn ngăn hạn tăng 657 triệu đồng, nợ
quá hạn trung, dài hạn tăng 122 triệu đồng. Xét theo mục đích sử dụng vốn vay
thì nợ quá hạn đối với cho vay sản xuất nông nghiệp tăng 279 triệu đồng, cho vay
sản xuất kinh doanh tăng 245 triệu đồng, và đối với cho vay tiêu dùng tăng 201
triệu đồng. Năm 2006, tổng dư nợ của Ngân hàng tăng lên đáng kể, quy mô hoạt
động của Ngân hàng ngày càng mở rộng. Do địa bàn hoạt động lớn, cán bộ tín
dụng còn thiếu, việc sản xuất nông nghiệp cũng gặp khó khăn… Từ đó làm tiến
độ trả nợ chậm lại, làm ảnh hưởng đến quá trình thu nợ của ngân hàng. Vì thế
làm cho nợ quá hạn tăng lên vào năm 2006.
4.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
4.3.1. Phân tích thu nhập
Thu nhập là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng. Trong những năm qua, SGTT Kiên Giang đã mở rộng quy mô
hoạt động và ngày càng phát triển. Không những thế mà công tác huy động vốn, sử
dụng vốn cũng được chú trọng không kém, nhiều hình thức, tiếp cận khách hàng,
chiêu thị khách hàng đến với Ngân hàng được áp dụng, công tác đào tạo nhân viên
được chú trọng…đã tạo điều kiện để Ngân hàng hòa nhập vào xu thế phát triển
chung và tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Từ
đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đẩy mạnh tốc độ
tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ…Cùng với sự tăng nhanh của doanh số
cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ thì nguồn thu nhập của Ngân hàng cũng tăng liên
tục qua 2 năm: 2005, 2006. Cụ thể, tổng thu nhập của Ngân hàng 2005 tăng 4.827
triệu đồng so với năm 2004, với tỷ lệ tăng là 46,93%, năm 2006 tăng 8.042 triệu
đồng so với năm 2005, với tỷ lệ tăng là 53,21%.
Thu nhập của Ngân hàng tăng lên đáng kể qua 2 năm qua là do có sự đóng
góp phần lớn của thu nhập từ lãi: thu từ lãi chiếm 93.8% trong tổng thu nhập năm
2004, 92% năm 2005 và chiếm 93.6% trong tổng thu nhập năm 2006. Trong đó
có: thu từ lãi cho vay năm 2005 tăng 43,99% so với năm 2004, thu lãi tiền gửi
tăng 39,56%.
47
Bảng 11: THU NHẬP QUA 3 NĂM 2004, 2005, 2006
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/ 2004 So sánh 2006/ 2005
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Sô tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng thu nhập 10.286 100,00 15.113 100,00 23.155 100,00 4.827 46,93 8.042 53,21
Thu từ lãi 9.646 93,78 13.850 91,64 21.672 93,60 4.204 43,58 7.822 56,48
+ Thu lãi cho vay 9.499 92,35 13.678 90,50 21.353 92,22 4.179 43,99 7.675 56,11
+ Thu lãi tiền gửi 91 0,88 127 0,84 159 0,69 36 39,56 32 25,20
+ Thu khác từ
HĐTD
56 0,54 45 0,30 160 0,69 -11 -19,64 115 255,55
Thu ngoài lãi 640 6,22 1.263 8,36 1.483 6,40 623 97,34 220 17,42
(Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang)
48
Ta thấy lãi cho vay và lãi tiền gửi đều tăng liên tục qua các năm 2005,
2006. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng đã góp phần mang lại nguồn thu nhập
đáng kể cho Ngân hàng, thể hiện rõ nét kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. Trong những năm qua, doanh số cho vay tăng lên đáng kể, hoạt động sản
xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn cũng đạt kết quả khả quan nên đã tạo
điều kiện cho khách hàng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vay Ngân hàng. Từ đó
làm cho doanh số thu nợ cũng tăng lên liên tục qua những năm qua, góp phần
làm cho thu nhập liên tục tăng qua 2 năm 2005, 2006.
Ngoài ra thì thu nhập từ các hoạt động dịch vụ thanh toán, kinh doanh
ngoại hối… của Ngân hàng cũng mang lại một phần thu nhập cho Ngân hàng,
đặc biệt là năm 2005. Năm 2005, thu nhập ngoài lãi tăng 623 triệu đồng so với
năm 2004, với tỷ lệ tăng là 97,34%. Năm 2005 là năm mà Ngân hàng đã từng
bước cũng cố được vị thế của mình trong hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa
bàn, nhiều khách hàng đã biết đến các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng cũng
như những tiện ích thuận lợi khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng
và họ tham gia sử dụng các sản phẩm, dịch vụ này tạo thêm nguồn thu nhập cho
Ngân hàng. Trong thời gian tới, cần nâng cao doanh thu ngoài lãi để tránh rủi ro
do nợ quá hạn tăng cao, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, làm ảnh hưởng đến
doanh thu. Do đó việc tăng thu nhập ngoài lãi cũng làm cho doanh thu ít bị biến
động hơn khi rủi ro tín dụng phát sinh.
Tóm lại, trong những năm qua SGTT Kiên Giang đã dần khẳng định vị trí
của mình trong hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa bàn, không ngừng tự hoàn
thiện mình trong công tác huy động vốn cũng như sử dụng vốn của Ngân hàng,
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng làm cho thu nhập của Ngân hàng ngày
một tăng cao, cả thu từ lãi lẫn thu ngoài lãi.
4.3.2. Phân tích chi phí
Cùng với sự tăng lên của thu nhập, thì chi phí của NH SGTT Kiên Giang
cũng có chiều hướng tăng lên qua 2 năm 2005, 2006. Chi phí cũng là một trong
những chỉ tiêu phản ánh qui mô cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng trong thời gian qua. Nếu như đối với một số doanh nghiệp thì việc
giảm chi phí là một điều tốt vì điều đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
49
Bảng 12: CHI PHÍ QUA 3 NĂM 2004, 2005, 2006
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tièn Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng chi phí 6.215 100,00 8.854 100,00 19.228 100,00 2.639 42,46 10.374 117,17
Chi trả lãi 2.879 46,32 3.806 42,99 11.301 58,77 927 32,20 7.495 196,93
+ Chi trả lãi tiền gửi 2.849 45,84 3.721 42,03 11.104 57,75 872 30,61 7.383 198,41
+ Chi trả lãi tiền
PHGTCG
30 0,48 85 0,96 197 1,02 55 183,33 112 131,76
Chi ngoài lãi 3.335 53,66 5.048 57,01 7.927 41,23 1.713 51,36 2.879 57,03
+ Chi phí nhân viên 1.899 30,56 3.085 34,84 3.926 20,42 1.186 62,45 841 27,26
+ Chi hoạt động QLCV 572 9,20 790 8,92 1.273 6,62 218 38,11 483 61,14
+ Chi khác 864 13,90 1.173 13,25 2.728 14,19 309 35,76 1.555 132,57
(Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT CN Kiên Giang)
Tuy nhiên trong thời gian qua, chi phí của SGTT Kiên Giang lại tăng, nhất
là trong năm 2006. Ta có thể tham khảo ở bảng:
- Năm 2005, tổng chi phí tăng 2.639 triệu đồng so với năm 2004, với tỷ lệ
tăng là 42,46%. Năm 2006, chi phí tăng 8.042 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 117,19%.
- Năm 2006 chi trả lãi tăng 927 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 chi
trả lãi tăng 7.495 triệu đồng so với năm 2005. Chi trả lãi bao gồm chi trả lãi tiền
gửi và chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Việc chi phí trả lãi tăng cao trong 2
năm qua chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đạt kết quả rất tốt, việc
điều chỉnh lãi suất phù hợp, có lợi cho khách hàng cùng với thủ tục đơn giản,
nhanh gọn, thái độ phục vụ tận tình đã thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân
hàng ngày một gia tăng. Mặc khác đây cũng là kết quả của sự nổ lực của Ban
lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên NH SGTT Kiên Giang trong
thời gian qua.
Ngoài ra chi ngoài lãi cũng tăng cao trong 2 năm qua:
Năm 2005 chi ngoài lãi tăng 1.713 triệu đồng so với năm 2004. Năm 2006,
chi ngoài lãi tăng 2.879 triệu đồng so với năm 2005. Ta thấy chi phí chi trả ngoài lãi
gồm có chi phí trả cho nhân viên, chi hoạt động quản lý công vụ và các chi phí khác
như khấu hao, lỗ kinh doanh ngoại hối, chi hoạt động thanh toán, chi phí tài sản…
nhưng chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi trả lương nhân viên, chi hoạt động quản
lý công vụ,….Trong 2 năm qua chi phí tăng cao, nhất là trong năm 2006 là do thực
hiện chủ trương mở rộng mạng lưới, NH đã chi một khoản chi phí lớn cho đầu tư
xây dựng, mua sắm tài sản cho các phòng giao dịch mới mở ở Hòn Đất, Tân Hiệp,
Hà Tiên. Đồng thời chi lương cũng gia tăng do trong năm 2006 NH đã tuyển thêm
một lượng nhân viên đáng kể để phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới cũng như tăng
cường nhân viên cho Ngân hàng, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng hơn nữa.
Chính điều này đã làm cho chi phí của Ngân hàng tăng cao trong 2 năm 2005, 2006
nhất là trong năm 2006. Trong thời gian tới khi các phòng giao dịch đã đi vào hoạt
động ổn định thì cần phải chú ý giảm chi phí hơn nữa để gia tăng thu nhập cho Ngân
hàng.
4.3.3. Phân tích lợi nhuận
Từ việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đã đem
lại cho Ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể trong những năm qua, tuy nhiên lợi
nhuận hàng năm có sự biến động. Cụ thể như sau:
50
Năm 2005 lợi nhuận sau thuế và điều hòa vốn Ngân hàng đạt được là
4.158 triệu đồng, tăng 1.902 triệu đồng so với năm 2004, với tỷ lệ tăng là 84.3%.
Năm 2006 lợi nhuận Ngân hàng đạt được là 5.734 triệu đồng, tăng 1.576
triệu đồng so với năm 2005, với tỷ lệ tăng là 37,9%.
Năm 2005 lợi nhuận Ngân hàng có sự chuyển biến tốt như vậy là do sự
đóng góp đáng kể của nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng. Có thể nói hoạt
động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng. Năm 2005 doanh số cho vay
của Ngân hàng tăng lên đáng kể so với năm 2004, hoạt động sản xuất kinh doanh
của người dân trên địa bàn gặp nhiều thuận lợi…đã tạo điều kiện cho khách hàng
thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vay cho Ngân hàng. Từ đó làm cho doanh số thu nợ
năm 2005 tăng lên nhiều so với năm 2004. Kết quả đã làm cho doanh thu 2005
tăng lên đáng kể so với năm 2004, tăng 4.827 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là
46,93%. Về phía Ngân hàng cũng đã cố gắng trong việc thu hồi và xử lý nợ quá
hạn phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại nguồn thu nhập
cho Ngân hàng.
Nguồn vốn huy động năm 2005 tăng lên so với năm 2004, làm cho tổng
chi phí của ngân hàng cũng tăng lên so với năm 2004, tăng 2.639 triệu đồng, với
tỷ lệ tăng là 42,46%.
Năm 2005 chi phí tăng, thu nhập tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của thu nhập cao
hơn tốc độ tăng của chi phí, phần tăng lên của thu nhập đã bù đắp cho sự gia tăng của
chi phí. Từ đó làm cho lợi nhuận năm 2005 tăng lên so với năm 2004.
Đến năm 2006, lợi nhuận của Ngân hàng tăng 1.576 triệu đồng so với năm
2005. Hoạt động cho vay và thu nợ của Ngân hàng năm 2005 tăng lên đáng kể,
đưa tổng doanh thu của Ngân hàng tăng lên đáng kể, tăng 8.042 triệu đồng so với
năm 2005, với tỷ lệ tăng là 53,21%. Trong khi đó, tổng chi phí năm 2006 lại rất
cao, lên nhiều tăng so với năm 2005, tăng 10.374 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là
117,17%. Năm 2006, chi phí trả cho vốn huy động tăng lên, nợ quá hạn tăng lên
do một số hộ nông dân gặp thất mùa, kinh doanh khó khăn. Mặt khác năm 2006
`là năm mà chi phí tiền lương trả cho nhân viên cũng tăng lên, chi phí quản lý,
đầu tư cho các phòng giao dịch mới mở cũng tăng lên…làm cho tổng chi phí của
Ngân hàng tăng lên rất nhiều. Từ những nguyên nhân trên làm cho phí năm 2006
tăng lên đáng kể, làm chậm tốc độ tăng lợi nhuận của Ngân hàng (37,9%). Tuy
51
nhiên kết quả này chỉ là tạm thời vì với những gì đã được chuẩn bị ở năm 2006,
ta có thể tin tưởng rằng Ngân hàng sẽ đưa tổng doanh thu, lợi nhuận năm 2007
tăng lên vượt cả tốc độ tăng của những năm trước.
4.4. Phân tích các tỷ số tài chính trong hoạt động của Ngân hàng thương mại
Trong thời gian qua nhờ sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên,
NHSGTT Kiên Giang đã làm cho tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ, thu
nhập tăng lên đáng kể. Song song với sự tăng lên của các chỉ số này thì nợ quá
hạn cũng được đảm bảo ở mức được chấp nhận, lợi nhuận của Ngân hàng cũng
tăng lên. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được việc sử dụng nguồn vốn huy động
có hiệu quả hay không, hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hay không… , ta
tiến hành xem xét các tỷ số qua bảng sau:
Bảng 13: MỘT SỐ TỶ SỐ TÀI CHÍNH
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng dư nợ 84.269 98.640 191.121
Tổng tài sản 99.586 148.127 259.734
Nguồn vốn huy động 49.766 89.510 250.873
Nợ quá hạn 727.728 522.524 1.301.325
Lợi nhuận ròng (sau điều hòa) 2.256 4.158 5.734
Tổng thu nhập 10.286 15.113 23.155
Tổng chi phí 6.215 8.854 19.228
Dư nợ/ Nguồn vốn huy động 1,69 1,1 0,762
Nợ quá hạn/ Dư nợ (%) 0,86 0,53 0,68
Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản (%) 2.27 2,8 2,20
Lợi nhuân ròng/ Thu nhập (%) 21,93 27,51 24,80
Tổng chi phí/Tổng thu nhập (%) 60,42 58,58 83,04
(Nguồn: Phòng kế toán NH SGTT Kiên Giang)
4.4.1. Tổng dư nợ/Nguồn vốn huy động:
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ
tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả
52
năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân
hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Nhận xét thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng ngày
một tăng cao, đáp ứng ngày một tốt hơn nguồn vốn cho vay của Ngân hàng được
thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2004 1,69 đồng dư
nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2005 tình hình huy động vốn của
Ngân hàng có cải thiện hơn so với 2004, bình quân 1,1 đồng dư nợ thì có 1 đồng
vốn huy động tham gia cùng. Sang năm 2006 công tác huy động vốn có tốt hơn,
vì huy động vốn đã vượt dư nợ, 1 đồng huy động vốn thì chỉ có 0,76 đồng dư nợ.
Điều này là không tốt. Tuy nhiên do trong năm 2006 như đã phân tích ở những
phần trên, Ngân hàng có sự mở rộng mạng lưới hoạt động, tình hình kinh doanh
vẫn chưa ổn định nên việc sử dụng vốn huy động có phần biến động như trên.
Tuy nhiên vấn đề này sẽ được khắc phục ở năm 2007 khi các phòng giao dịch
của Ngân hàng đã đi vào hoạt động có hiệu quả.
Tóm lại, cùng với sự phát triển chung của mặt bằng kinh tế địa phương, sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống của người dân ngày một nâng cao, ban lãnh
đạo cùng với cán bộ công nhân viên của Ngân hàng đã kịp thời nắm bắt, đổi mới
nâng cao chất lượng hoạt động, công tác huy động vốn được chú trọng đã làm
tăng khả năng huy động vốn, vốn huy động tại chổ ngày càng đáp ứng đầy đủ,
kịp thời tham gia vào tỷ lệ dư nợ của Ngân hàng một cách trọn vẹn.
4.4.2. Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Trong thời gian qua nhờ sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên
NH SGTT Kiên Giang đã làm cho nợ quá hạn trong những năm vừa qua luôn ở
mức thấp, nằm ở mức cho phép của Ngân hàng, điều đó thể hiện chất lượng tín
dụng ngày càng được đảm bảo, rủi ro tín dụng ngày càng xuống thấp.
Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trong những năm qua có sự
biến động.
- Năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,86%.
- Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,53%, giảm 0,33% so với năm 2004.
- Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,69%, tăng 0,16% so với năm 2005.
Thực hiện mục tiêu đã đề ra, NH SGTT Kiên Giang đã thực hiện việc tăng
trưởng tín dụng trong tầm quản lý. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nâng cao chất lượng
53
tín dụng trên cơ sở sàng lọc khách hàng, lựa chọn những khách hàng tốt, tài sản
đảm bảo có giá trị, dễ tiêu thụ. Tiến hành phân tích đảm bảo nợ vay của các
khách hàng có dư nợ cao, phân tích tình hình tài chính của khách hàng lớn để có
định hướng đầu tư phù hợp, nâng cao tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản,
tích cực xử lý nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, hạn chế nợ
quá hạn mới phát sinh do những nguyên chủ quan. Từ đó làm cho chất lượng tín
dụng của Ngân hàng ngày càng được đảm bảo, nợ quá hạn nằm ở mức thấp, tỷ lệ
nợ quá hạn vẫn thấp hơn mức cho phép.
Tóm lại, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006 nằm ở mức
thấp, chất lượng tín dụng ngày càng cao đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng tăng lên liên tục. Đạt kết quả như trên là nhờ sự lãnh đạo
sâu sát, hữu hiệu của Ban lãnh đạo Ngân hàng, sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ
cán bộ tín dụng. Từ đó đã góp phần tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro ở mức
thấp nhất, góp phần phát triển ngành và phát triển kinh tế địa phương.
4.4.3. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản:
Qua bảng số liệu ta thấy hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản của
Ngân hàng có biến động. Chỉ số này năm 2004 là 2,27%, năm 2005 là 2,8% tăng
so với 2004 chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng ngày một nâng cao,
bước sang năm 2006, chỉ số ROA của Ngân hàng chỉ còn 2,2%, giảm so với
2005. Sở dĩ có điều này là do trong năm 2006 tốc độ tăng lợi nhuận của Ngân
hàng giảm so với năm 2005. Ta thấy với chỉ số ROA như thế chứng tỏ hiệu quả
kinh doanh của Ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý.
4.4.4. Lợi nhuận ròng/ Thu nhập:
Chỉ số này ở Ngân hàng qua 3 năm qua như sau: năm 2004 là 21,93%, năm
2005 là 27,51%, và năm 2006 là 24,8%. Ta thấy năm 2005 một đồng thu nhập
của Ngân hàng tạo ra 0,2751 đồng lợi nhuận ròng, tăng 0,0558 đồng so với năm
2004. Điều đó đã xác minh một lần nữa hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến
động của thị trường, chấp nhận rủi ro ngày một tốt hơn, chiến lược huy động vốn
và cho vay ngày càng vững chắc để có thể cạnh tranh và tạo được uy tín vững
chắc trên thị trường kinh doanh tiền tệ. Bước sang năm 2006 thì một đồng thu
nhập của Ngân hàng chỉ thu về được 0,248 đồng lợi nhuận ròng cho thấy kết quả
54
kinh doanh của Ngân hàng tăng chậm lại so với 2005, chi phí bỏ ra nhiều hơn
doanh thu thu được, tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Tuy nhiên đây chỉ là tạm thời trong thời gian đầu Ngân hàng mở rộng mạng lưới,
phạm vi hoạt động của mình, cần có sự đầu tư để thu lợi nhuận trong tương lai.
4.4.5. Tổng chi phí/ Thu nhập:
Cũng như các chỉ số trên, chỉ số này cũng đo lường hiệu quả kinh doanh của
Ngân hàng. Năm 2004, chỉ số này là 60,42%, năm 2005 chỉ số này là 58,58% và
năm 2006 là 83,04%. Ta thấy qua 2 năm, tổng chi phí/ tổng thu nhập luôn nhỏ
hơn 1 chứng tỏ Ngân hàng luôn hoạt động có hiệu quả trong những năm vừa qua.
Để có một đồng thu nhập, năm 2004 ngân hàng phải bỏ ra 0,6042 đồng chi phí,
năm 2005 chi phí bỏ ra giảm đi, chỉ còn 0,5858 đồng, chứng tỏ những nỗ lực cố
gắng của Ngân hàng tạo ra kết quả đáng trân trọng, tự hào. Năm 2006, chi phí bỏ
ra để có một đồng thu nhập đã tăng lên là 0,8304 đồng. Đây cũng là do chi phí
năm 2006 tăng nhanh hơn doanh thu năm 2005, mà nguyên nhân là do sự đầu tư
mở rộng mạng lưới của ngân hàng trong thời gian qua, một sự đầu tư cần có thời
gian để thấy được kết quả kinh doanh hữu hiệu. Đồng thời Ngân hàng cũng cần
có những biện pháp tốt trong việc quản lý các khoản mục chi phí để không ngừng
hạ thấp các chi phí bất hợp lý taọ tiền đề cho việc hạ lãi xuất cho vay. Việc làm
này có ý nghĩa góp phần hạn chế rủi ro cho Ngân hàng đồng thời tăng thế cạnh
tranh của Ngân hàng.
55
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
5.1. Tồn tại và nguyên nhân
- Nhiều ngưòi dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nhất là ở các huyện vẫn
chưa biết đến ngân hàng cũng như nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Từ
khi thành lập cho đến nay, SGTT chi nhánh Kiên Giang đã mở nhiều phòng giao
dịch ở các huyện, thị như Rạch Sỏi, Hòn Đất, Hà Tiên, Tân Hiệp nhưng vẫn chưa
đáp ứng được việc mở rộng quy mô hoạt động của chi nhánh. Nhiều khách hàng
ở các huyện chưa có phòng giao dịch của ngân hàng như Giồng Riềng, An
Minh…muốn giao dịch với ngân hàng phải đến tận chi nhánh ở Rạch Giá và các
cán bộ tín dụng phải xuống tận nơi để thẩm định tài sản, tìm hiểu khách hàng gây
khó khăn cho cả hai do đường xá xa xôi dẫn đến gây trở ngại cho khách hàng sử
dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng như ngân hàng khó nắm chính xác
thông tin về khách hàng. Chính vì vậy mà mặc dù ngân hàng đã có nhiều sản
phẩm dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhưng vẫn chưa lôi kéo được nhiều khách hàng
đến với ngân hàng.
- Nhân viên của ngân hàng đa số là nhân viên trẻ tuy năng động nhung
vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch cũng như các nghiệp vụ của ngân
hàng, tính chuyên nghiệp của nhân viên chưa cao.
- Về máy móc thiết bị tuy đã được tăng cường trang bị nhưng vẫn chưa
đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của nhân viên, còn đối với công nghệ thông tin cho
đến nay tuy được đầu tư thích đáng nhưng chậm phát huy tác dụng. Nhiều nhân
viên vẫn chưa phát huy được các lợi thế của công nghệ thông tin hiện đại do chưa
nắm được hết các tính năng cũng như công dụng của hệ thống thông tin.
- Sản phẩm dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng cho đến nay đã được phổ
biến nhiều và đã có nhiều khách hàng sử dụng nhưng trên bàn tỉnh có rất ít máy
ATM của ngân hàng, không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Thêm vào đó, công tác Marketing vẫn chưa được chú trọng đầu tư đúng
mức, không có bộ phận riêng lẽ cũng như kế hoach cụ thể để triển khai
marketing, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng.
56
- Đối với lãi suất huy động vốn của ngân hàng hiện nay tuy đã được nâng
cao, áp dụng lãi suất khuyến khích như lãi suất bậc thang đối với tiền gửi tiết
kiệm nhưng vẫn còn thấp so với một số ngân hàng trên địa bàn. Vì thế cần
nghiên cứu xem xét để đưa ra một lãi suất cạnh tranh phù hợp hơn.
5.2. Giải pháp
5.2.1. Giải pháp về Marketing:
Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa mạng lưới các phòng giao dịch của
mình về địa bàn các huyện nhằm quảng bá hình ảnh của Ngân hàng, thu hút đông
đảo khách hàng ở đây. Mặc khác điều này còn góp phần làm cho việc tìm hiểu
khách hàng cũng như việc thẩm định hồ sơ vay vốn một cách thuận tiện và có
hiệu quả hơn.
Cần chú trọng công tác Marketing hơn nữa, cũng như có kế hoạch cụ thể
đối với việc quảng bá hình ảnh của Sacombank Kiên Giang đến với đông đảo
công chúng trên địa bàn.
5.2.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả huy động vốn:
Lãi suất là công cụ nhạy cảm nhất, bởi vì khi khách hàng vay vốn điều
trước tiên họ quan tâm chính sách lãi suất phù hợp vừa thu hút được khách hàng
vừa tạo ra lợi nhuận cho khách hàng. Chính vì thế cần chú ý đến lãi suất của
Ngân hàng có sát với lãi suất của thị trường hay chưa để có những điều chỉnh phù
hợp nhằm thu hút khách hàng đến với Ngân hàng.
Ngoài ra tạo vốn là giải pháp hàng đầu để Ngân hàng phát triển và đảm
bảo kinh doanh. Cần có chính sách tạo vốn phù hợp nhằm khai thác mọi tiềm
năng về vốn, để có được nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách
hàng cũng như hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng.
Vốn huy động thường từ nguồn: doanh nghiệp, dân cư, ngân hàng
khác…Trong đó nguồn vốn trong dân cư và donh nghiệp là quan trọng nhất.
Hầu hết tâm lý của người dân thích để tiền ở nhà hơn là gửi tiền vào
ngân hàng mặc dù họ biết gửi tiền vào ngân hàng họ sẽ có tiền lãi, thế nhưng họ
có tâm lý không an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần tạo ra
sự hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền bằng cách:
+ Đa dạng hóa các hình thức huy động.
+ Cần nâng cao lãi suất khi có điều kiện.
+ Tăng cường tiếp cận, chiêu thị trực tiếp đối tượng có thu nhập cao.
57
+ Đội ngũ nhân viên giao dịch phải năng động, sáng tạo, thân thiện, tạo
cảm giác an toàn, thoải mái cho khách hàng.
+ Tuyên truyền mở tài khoản cá nhân và các dịch vụ tiện ích để khách
hàng thanh toán qua Ngân hàng.
+ Tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư, đa dạng hóa khách hàng, không tập
trung vốn vào một khách hàng, chú trọng đầu tư ngành, doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả, thu hẹp dần các khách hàng có dư nợ thấp, hạn chế cho vay những
khách hàng đã từng để nợ quá hạn.
+ Thực hiện các biện pháp quản lý tín dụng chặt chẽ, định kỳ phân tích
tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng lớn, xếp loại doanh
nghiệp để có định hướng đầu tư phù hợp, thực hiện tốt quy trình kiểm tra, kiểm
soát món vay…
+ Tìm kiếm khách hàng: Các nhân viên chuyên trách Ngân hàng nghiên
cứu nền kinh tế của tỉnh, chuyên sâu vào các xí nghiệp công ty, khu sản xuất, cá
nhân sản xuất,…để nắm bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, cải tiến,
phát triển doanh nghiệp mình. Từ đó cung ứng tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ
chức phát triển…
+ Cần trang bị thêm nhiều máy ATM hơn nữa, đặt tại nhiều điểm thuận
tiện đông dân cư trên địa bàn Tỉnh hay ở các phòng giao dịch để phục vụ cho
việc sử dụng thẻ của khách hàng để từ đó thu hút khách hàng sử dụng nhiều hơn
nữa các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.
5.2.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực:
Mặc khác, Ngân hàng cũng cần phải có đội ngũ nhân viên có năng
lực, sáng tạo trong công việc hơn hẳn các Ngân hàng khác để thu hút khách hàng.
Để thực hiện điều này đòi hỏi:
+ Đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên của Ngân hàng.
+ Ngoài chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng, cần bổ sung kiên thức về các
lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi
quyết định cho vay vốn.
+ Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các kinh
nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác.
58
+ Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân
viên để họ nhận thức nhiều hơn nữa về điều này và đây cũng là biện pháp hữu
hiệu để thu hút khách hàng.
+ Cần tạo điều kiện để nhân viên tiếp cận với công nghệ thông tin cũng
như nắm bắt kịp thời các tính năng, ứng dụng của công nghệ thông tin, hệ thống
thông tin nhằm phục vụ tốt hơn cho việc phục vụ khách hàng.
59
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế
địa phương, Ngân hàng SGTT Kiên Giang đã không ngừng nâng cao chất lượng
phục vụ cũng như cải tiến, đổi mới, đa dạng các sản phẩm để từ đó nâng cao kết
quả hoạt động kinh doanh của mình. Sự nổ lực phấn đấu vươn lên của tập thể
lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Ngân hàng đã đem lại kết quả đáng trân
trọng tuy vẫn còn nhiều khó khăn thử thách cần phải vượt qua đối với một Ngân
hàng trẻ như Sacombank Kiên Giang. Lợi nhuận năm 2005 đạt rất cao, tăng
53.74% so với năm 2004. Năm 2006 tuy tốc độ tăng lợi nhuận có giảm so với
năm 2005 nhưng Ngân hàng cũng đã kịp thời trang bị cho mình một mạng lưới
được mở rộng hơn với 3 phòng giao dịch được mở mới ở Hòn Đất, Tân Hiệp, Hà
Tiên; một đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, năng động… không ngừng cố
gắng, tìm tòi, khai thác, đưa ra những giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Và kết quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng qua 3 năm đã đạt được một số kết quả như sau:
¾ Về huy động vốn:
Trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng luôn được nâng
cao, vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước, công tác huy động vốn ngày
càng được Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên quan tâm tích cực.
Ngân hàng đã từng bước tạo lòng tin đối với khách hàng, là nơi giữ tiền đáng tin
cậy đối với người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.
¾ Tình hình thu nợ:
Nhìn chung, công tác thu nợ của ngân hàng cũng khá tốt. Với sự tích cực
của đội ngũ cán bộ trong công tác thu hồi nợ cùng với sự cộng tác của khách
hàng đã làm cho doanh số thu nợ liên tục tăng lên, giảm nợ quá hạn ở mức thấp
nhất. Đồng thời công tác đôn đốc khách hàng trả nợ đối với nợ quá hạn và xử lý
tài sản thế chấp để thu hồi nợ đối với những khoản nợ khó đòi cũng đang được
tăng cường. Từ những yếu tố nêu trên đã góp phần làm cho hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng ngày được nâng cao.
60
¾ Tình hình dư nợ:
Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng lên vượt bậc trong thời gian qua, quy mô hoạt
động của ngân hàng ngày càng được mở rộng, đã cung cấp lượng vốn đáng kể đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế tỉnh nhà. Góp phần đem lại hiệu quả hoạt động ngày
càng cao cho Ngân hàng và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
¾ Nợ quá hạn:
Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay và dư nợ thì nợ quá hạn của
ngân hàng cũng tăng lên tuy nhiên nó vẫn được ở mức an toàn và chấp nhận
được khi tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ luôn thấp hơn 1%. Từ đó cho thấy chất
lượng tín dụng của Ngân hàng luôn được đảm bảo, tạo tiền đề phát triển an toàn
và vững chắc trong tương lai.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã diễn ra ngày một phát
triển, quy mô, hiệu quả hoạt động ngày càng cao, tạo đà phát triển vượt bậc cho
Ngân hàng trong thời gian tới.
6.2. Kiến nghị
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan Ban ngành, Đoàn thể:
Chính quyền địa phương các cấp có sự hỗ trợ Ngân hàng trong quá trình
thu hồi nợ quá hạn và giải quyết các tranh chấp phát sinh.
Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên xác định và quy định lại khung giá đất từng
vùng cho phù hợp với từng giai đoạn thực tế và theo sự biến động của thị trường.
Cán bộ trong lĩnh vực nông nghiệp thường xuyên có những buổi tập huấn
kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh cho lúa, hoa màu và cây ăn trái cho hộ nông dân,
tạo điều kiện đem lại hiệu quả cao trong canh tác.
6.2.2. Đối với NH SGTT Kiên Giang
Tăng cường mở các lớp đào tạo chuyên về thẩm định.
Tăng cường mối quan hệ, phối hợp với các trường Trung học, Cao Đẳng
trên địa bàn để thực hiện dịch vụ thu học phí sinh viên thông qua Ngân hàng và
đưa vào tài của trường mở tại Ngân hàng.
Từng bước trang bị thêm máy ATM tại địa bàn, những nơi đông dân cư
đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của các máy ATM (vì những máy này
hiện tại chưa phục vụ kịp thời và tốt nhất cho khách hàng).
61
Cán bộ tín dụng trong quá trình xuống địa bàn thẩm định, kết hợp công tác
tuyên truyền, phát tờ bướm cho người dân về các chính sách khuyến mãi, lãi suất
huy động, lãi suất cho vay nhằm quảng bá thương hiệu Sacombank và thu hút
khách hàng.
Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn 1% thông qua việc thẩm định
khách hàng một cách khách quan trung thực và hiệu quả, giám sát việc sử dụng
vốn của khách hàng, theo dõi báo cho khách hàng biết khi gần đến hạn trả nợ.
Tạo điều kiện ổn định nơi ăn ở cho các nhân viên trong Ngân hàng nhằm
ổn định cuộc sống để họ phát huy tinh thần làm việc năng động của họ.
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th. S Thái Văn Đại (2005). Giáo trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng, Trường Đại Học
Cần Thơ
2. T. S Trương Thị Hồng (2004). Lý thuyết và bài tập kế toán Ngân hàng, Trường
Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
3. T. S Nguyễn Năng Phúc (2003). Phân tích kinh tế doanh nghiệp lý thuyết và
thực hành, NXB Tài chính, Hà Nội 2
4. Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004,
2005, 2006 của NH TMCP SGTT Kiên Giang.
63
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Kiên Giang.pdf