Đây là nhóm các chỉ tiêu phản ánh tổng hơp nhất hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó, phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi cho ta
thấy rõ nhất hiệu quả kinh doanh. Để hiểu rõ hơn, ta tiến hành phân tích bảng các tỷ
số về khả năng sinh lời trong 3 năm 2009 -2011
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Qua bảng 10 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu có sự biến động lớn. Tỷ suất lợi nhuận trên doan h thu lớn nhất là năm
2010 với 8,25% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu tạo ra thì có 8,25 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp nhất là năm 2009 với -4,76, năm này công ty
làm ăn thua lỗ. Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty là 2,45%,
giảm 69,82% so với năm 2010; nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu năm 2011 giảm là do doanh thu không thay đổi không đáng là bao nhưng lợi
nhuận giảm xuống rõ rệt, giảm 779.044 nghìn đồng hay giảm 68,68% so với năm
2010. Công ty cần tìm các biện pháp tăng lợi nhuận trở lại trong những năm tới
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần nước khoang Bang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu đồng tức tăng 135,72% so với năm 2009. Năm 2011, khoản
phải thu của công ty có sự giảm xuống đáng kể chỉ còn 757 triệu đồng, chiếm
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 26
27,44% trong TSNH, giảm 1.315 triệu đồng tức giảm 63,75% so với năm 2010.
Khoản phải thu cao là một vấn đề không tốt vì công ty đã bị chiếm dụng vốn gây ảnh
hưởng đến hoạt động của công ty. Vì vậy, cần có biện p háp thích hợp để giảm dần
việc bị chiếm dụng vốn.
- Hàng tồn kho luôn có biến động giảm trong các năm qua, đây là một dấu hiệu
tốt cho công ty. Năm 2009, giá trị hàng tồn kho là 825 triệu đồng, năm 2010 giá trị
hàng tồn kho còn lại là 668 triệu đồng và năm 2011 giá trị hàng tồn kho chỉ là 635
triệu đồng. Như vậy, công ty cần phát huy mặt tích cực này để tạo điều kiện cho công
ty phát triển.
b. Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009 - 2011
Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kin h doanh. Tùy
vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà xác định thành phần
vốn trong cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý. Một khi cơ cấu vốn cân đối từng đồng vốn
bỏ ra sẽ thu được hiệu quả cao và tránh được sự lãng phí nguồn vốn. Đối với công ty
cổ phần nước khoáng Bang, cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua bảng 4.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 27
Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009 -2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Tổng vốn 22.961 100 23.777 100 22.634 100 816 27,56 -1.143 -4,8
A. Nợ phải trả 10.961 47,74 11.071 46,56 11.087 48,98 110 1 16 0.14
1. Nợ ngắn hạn 8.009 73,07 7.377 66,63 7.618 68,71 -632 -7,89 241 3,27
2. Nợ dài hạn 2.952 26,93 3.693 33,36 3.468 31,28 744 25,2 -225 -6,09
B. Vốn chủ sở hữu 12.000 52,26 12.706 53,44 11.547 51,02 706 5,88 -1.159 -9,12
1. Nguồn vốn chủ sở hữu 12.000 100 12.706 100 11.547 100 706 5,88 -1.159 -9,12
2. nguồn kinh phí quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn phòng kế toán tài chính công ty)
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 28
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty có sự
biến động tăng giảm qua từng năm. Năm 2009 tổng vốn là 22.961 triệu đồng. Năm
2010 tổng vốn là 23.777 triệu đồng, tăng 816 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng
tăng 27,56%. Năm 2011 tổng vốn là 22.634 triệu đồng, giảm 1.143 triệu đồng so với
năm 2010, tương ứng giảm 4,8%. Để hiểu rõ hơn về nguồn vốn , ta tiến hành xem xét
các nhân tố ảnh hưởng như sau:
- Nợ phải trả: Năm 2009 nợ phải trả của công ty là 10.961 triệu đồ ng. Năm
2010 nợ phải trả của công ty là 11.071 triệu đồng, tăng 110 triệu đồng so với năm
2009, tức tăng 1%. Năm 2011 nợ phải trả của công ty là 11.087 triệu đồng, tăng 16
triệu đồng so với năm 2010, tức tăng 0,14%. Nhìn chung khoản nợ ngắn hạn của
công ty vẫn tiếp tục tăng nhưng tăng không đáng kể.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2009 vốn chủ sở hữu của công ty là 12.000 triệu
đồng chiếm 52,26% tông vốn. Năm 2010 vốn chủ sở hữu của công ty là 12.706 triệu
đồng, tăng 706 triệu đồng so với năm 2009, tức tăng 5,8 8%. Năm 2011 vốn chủ sở
hữu của công ty là 11.547 triệu đồng, giảm 1.159 triệu đồng so với năm 2010, tức
giảm 9,12%. Sau khi cổ phần hóa năm 2010, vốn chủ sở hữu có tăng lên nhưng sau
đó lại giảm xuống mạnh trong năm 2011.
2.2 Phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty cổ phần nước
khoáng Bang giai đoạn 2009- 2011
2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty cổ phần nước khoáng Bang
giai đoạn 2009- 2011
Doanh thu là yếu tố quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm
và luôn tìm cách nâng cao. Bởi doanh thu ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu mà mỗi
doanh nghiệp quan tâm trong quá trình kinh doanh của mình. Doanh thu quyết định
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là tác nhân đầu tiên mà lợi nhuận thu được
trong kỳ kinh doanh. Doanh thu còn thể hiện hiệu quả kinh doanh qua việc so sánh
các chỉ tiêu khác nhau như hiệu quả sử dụng vốn, hiệu suất sử dụng tài sản, doanh
thu tiêu thụ Vì vậy, phân tích doanh thu là vấn đề cần thiết mà mỗi doanh nghiệp
cần phải làm.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 29
Bảng 2.5: Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2009- 2011
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- %
% Tổng
DT
+/- %
% Tổng
DT
Doanh thu thuần
bán hàng
13.931.645 99,28 12.644.245 91,96 13.903.887 97,54 -1.287.400 -9,24 -9,17 1.259.642 9,96 9,16
Doanh thu hoạt
động tài chính
722 0,01 39.536 0,29 149.885 1,05 38.814 5.375,9 0,27 110.349 279,11 0,8
Thu khác 100.604 0,71 1.066.191 7,75 200.712 1,41 965.587 959,79 6,88 -865.479 -81,17 -6,29
Tổng Doanh thu 14.032.971 100 13.749.972 100 14.254.484 100 -282.999 -2,02 -2,02 504.512 3,67 3,67
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty)
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 30
Qua bảng 5, ta thấy tình hình doanh thu biến động qua từng năm. Cụ thể, năm
2009, tổng doanh thu của công ty là 14.032.971 triệu đồng. Năm 2010, tổng doanh
thu của công ty là 13.749.972 triệu đồng, giảm 282.999 nghìn đồng so với năm 2009,
tức giảm 2,02%. Năm 2011, tổng doanh thu của công ty là 14.254.484 triệu đồng,
tăng 504.512 nghìn đồng tức tăng 3,67%.
Tổng doanh thu được hình thành từ 3 nguồn thu chính là: Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác.
Trong đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, luôn chiếm trên 90% tổng doanh thu của
toàn công ty.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Năm 2009, giá trị doanh thu thuần bán hàng là 13.931.645 nghìn đồng, chiếm
99,28% tổng doanh thu của công ty.
Năm 2010, giá trị doanh thu bán hàng chỉ còn lại 12.644.245 nghìn đồng chiếm
91,96% tổng doanh thu năm 2010, giảm 1.287.400 nghìn đồng so với năm 2009, tức
giảm 9,24%, đồng thời làm cho tổng doanh thu giảm 9,17%. Nguyên nhân làm cho
doanh thu bán hàng bị giảm xuống là do 4 tháng đầu năm 2010 doanh nghiệp không
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian này doanh nghiệp đang thực hiện
công tác định giá doanh nghiệp để chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp.
Hàng hóa sản phẩm chỉ được sản xuất từ đầu tháng 5, thời gian sản xuất kinh doanh
ngắn làm cho doanh thu bán hàng cũng giảm đi đáng kể.
Năm 2011, giá trị doanh thu bán hàng có sự trở lại mạnh mẽ , đạt 13.903.887
nghìn đồng, chiếm 97,54% tổng doanh thu năm 2011, tăng 1.259.642 nghìn đồng so
với năm 2010, tức tăng 9,96%, đồng thời làm cho tổng doanh thu tăng 9,16%.
Nguyên nhân tăng doanh thu bán hàng: sau khi được cổ phần hóa từ tháng 4 năm
2011, lượng vốn đổ về doanh nghiệp được nhiều hơn nên trong giai đoạn này doanh
nghiệp thực hiện một số chính sách giúp sản phẩm dễ tiêu thụ hơn như: cho khách
hàng trả tiền chậm
Doanh thu từ hoạt động tài chính: Doanh thu này chủ yếu hình thành từ tiền lãi
của tiền gửi ngân hàng. Năm 2009, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty là
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 31
722 nghìn đồng chiếm chưa tới 0,01% tổng doanh th u năm 2009. Năm 2010, doanh
thu này của công ty đạt 39.536 nghìn đồng, tăng 38.814 nghìn đồng so với năm 2009,
tức tăng 5.375,9%, làm cho tổng doanh thu tăng 0,27 %. Năm 2011, doanh thu từ
hoạt động tài chính của công ty là 149.885 nghìn đồng, tăng 110.349 nghìn đồng so
với năm 2010, tăng 279,11%, làm cho tổng doanh thu tăng 0,8%.
Nguyên nhân làm cho doanh thu hoạt động tài chính của công ty luôn tăng qua
các năm là do sau khi cổ phần hóa lượng vốn đổ về công ty ngay càng nhiều, lượng
tiền này đa số gửi tại các ngân hàng gồm các khoản tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ
hạn. Đây chính là nguyên nhân chính làm chính làm cho doanh thu hoạt động tài
chính của công ty ngày càng tăng lên.
Thu khác: năm 2009, doanh thu khác của công ty là 100.604 nghìn đồng, chiếm
0,71% tổng doanh thu. Năm 2010, doanh thu khác của công ty tăng đột biến đạt
1.066.191 nghìn đồng, chiếm 7,75% tổng doanh thu năm 2010, tăng 965.587 nghìn
đồng so với năm 2010, tức tăng 959,79%. Năm 2011, thu khác của công ty chỉ còn
lại 200.712 nghìn đồng, giảm 865.479 nghìn đông so với năm 2010, tức giảm
81,17%, đồng thời làm cho tổng doanh thu giảm 6,29%.
Nguyên nhân làm cho thu khác tăng đột ngột trong năm 2010 chủ yếu là do
doanh nghiệp bán đi một số bất động sản, mà cụ thể ở đây là bán đi của hàng giới
thiệu sản phẩm. Số tiền thu về được doanh nghiệp tái đầu tư vào hoạt động kinh
doanh khác.
2.2.2 Phân tích chi phí của công ty cổ phần nước khoáng Bang giai đoạn
2009- 2011
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội cần thiết được biểu hiện bằng tiền
qua quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí
doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua
nguyên, vật liệu ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Việc đánh giá đúng chi phí sẽ giúp
doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả kinh doanh của mình, đồng thời giúp doanh
nghiệp tìm cách hạ giá thành sản phẩm để có thể dễ dàng cạnh tranh trên thị trường
đây biến động như hiện nay .
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 32
Bảng 2.6: Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2009-2011
Đơn vị tính: 1000 đồng
( Nguồn phòng kế toán tài chính công ty)
Chỉ tiêu
Chi phí qua các năm
2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Tổng chi phí 14.700.411 100 12.237.573 100 13.780.810 100 -2.462.838 -16,75 1.543.237 12,61
1. Chi phí hoạt động
kinh doanh
13.599.778 92,51 11.253.775 91,96 12.714.778 92,27 -2.346.003 -17,25 461.003 3,76
- Giá vốn hàng bán 8.436.322 57,39 6.718.114 54,9 7.135.242 51,78 -1.718.208 -20,37 417.128 6,21
- Chi phí bán hàng 3.736.912 25,42 3.335.696 27,26 3.681.772 26,72 -401.216 -10,74 346.076 10,37
- Chi phí quản lý
doanh nghiệp
1.426.544 9,7 1.199.965 9,8 1.897.764 13,77 -226.579 -15,88 697.999 58,15
2. Chi phí tài chính 965.907 6,57 505.732 4,13 831.394 6,03 -460.175 -47.64 325.662 64,39
3. Chi phí khác 134.726 0,92 478.066 3,91 234.638 1,7 343.340 254,84 -243.428 -50,92
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 33
Qua bảng 6 ta thấy chi phí giai đoan 2009- 2011, có sự tăng giảm qua các năm.
Cụ thể như sau: năm 2009, tổng chi phí của công ty 14.700.411 nghìn đồng. Năm
2010, tổng chi phí của công ty là 12.237.573 nghìn đồng, giảm 2.462.838 nghìn đồng
so với năm 2009, tức giảm 16,75%. Năm 2011, tổng chi phí của công ty đạt được là
13.780.810, tăng so với năm 2010 là 1.543.237, tức tăng 12,61%. Theo quan điểm về
tài chính thì chi phí tăng là một dấu hiệu không tốt đối với sức khỏe tài chính của
doanh nghiệp. Nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu vẫn
là một điều chấp nhận được. Để hiểu rõ hơn về tình hình chi phí của doanh nghiệp, ta
tìm hiểu thêm các thành phần cấu tạo nên tổng chi phí của doanh nghiệp:
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng chi phí của công ty cổ phần nước khoáng bang cũng như đối với các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Giai đoạn 2009 - 2011, chi phí hoạt động kinh
doanh luôn chiếm tỷ trong trên 90%. Trong chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm:
Giá vốn hàng bán: Năm 2009, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp đạt 8.436.322
nghìn đồng. Năm 2010, giá vốn hàng vốn đạt được 6.718.114, giảm so với năm 2009
là 1.718.208 nghìn đồng tức giảm 20,37%. Năm 2011, giá vốn hàng bán là
7.135.242 nghìn đồng , tăng so với năm 2010 là 417.128 nghìn đồng tức tăng 6,21%.
Nguyên nhân giá vốn hàng bán giảm trong năm 2010 là do doanh nghiệp không hoạt
động trong 4 tháng đầu năm 2010, sau đó năm 2011, giá vốn hàng bán đã có sự quay
trở lại
Chi phí bán hàng của công ty cổ phần nước khoáng Bang chiếm khoảng ¼ trong
tổng chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm 2011. Chi phí bán hàng của công ty năm
2009 là 3.736.912 nghìn đồng. Năm 2010, chi phí bán hàng của công ty là 3.335.696
nghìn đồng, giảm 401.216 nghìn đồng, tức giảm 10,74%. Năm 2011, chi phí bán
hàng của doanh nghiệp là 3.681.772 nghìn đồng, tăng so vớ i năm 2010 là 346.076
nghìn đồng hay tăng 10,37%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là chi phí thường xuyên mà doanh nghiệp
phải bỏ ra. Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì phải có bộ máy quản lý công
nhân viên. Và muốn doanh nghiệp làm việc có hiệu quả thì phải có sự đầu tư vào bộ
máy quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 là 1.426.544
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 34
nghìn đông; năm 2010 là 1.199.965 nghìn đồng giảm 226.579 nghìn đồng so với năm
2009; năm 2011 đạt 1.897.764 nghìn đồng, tăng 2010 là 697.999 nghìn đ ồng, hay
tăng 58,15% so vơi năm 2010.
Chi phí tài chính của công ty có sự tăng giảm rõ rệt qua các năm. Chi phí tài
chính của công ty đạt cao nhất vào năm 2009 là 965.907 nghìn đồng, thấp nhât vào
năm 2010 là 505.732 nghìn đồng. Nguyên nhân dẫn chi phí tài chính năm 2010 đạt
mức thấp nhất là do năm 2010 công ty tiến hành cổ phần hóa nên công ty giảm bớt
lượng tiền vay ngân hàng do có nguồn vốn huy động được từ việc cổ phần hóa dẫn
đên việc chi phí tài chinh của công ty khá thấp.
Chi phí khác: chi phí khác đạt mức cao nhất vào năm 2010 là 478.066 nghìn
đồng và thấp nhất vào năm 2009 là 134.726 nghìn đồng. Chi phí khác đạt mức cao
nhất vao năm 2010 do hoạt động thanh lý tài sản trong việc bán một sô bất động sản
tốn kém khá nhiều chi phí của doanh nghiệp dẫn đến chi phí khác bị đẩy lên khá cao.
2.2.3 Phân tích lợi nhuận của công ty cổ phần nước khoáng Bang giai đoạn
2009- 2011
Mục đích mà các doanh nghiệp hướng đến là lợi nhuận. Lợi nhuận lớn thì hiệu
quả kinh doanh càng cao. Phân tích lợi nhuận giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng
quát hơn về tình hình kinh doanh và hiệu quả đạt được cũng như các yếu tố cấu
thành, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục cũng như các quyết định tối ưu cho
kỳ tới.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 35
Bảng 2.7: Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2009 -2011
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu Giá tr
ị 2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011 +/- % +/- %
1.Tổng doanh thu 14.032.971 13.749.972 14.254.484 -282.999 -2,02 504.512 3,67
- Doanh thu hoạt động kinh doanh 13.931.645 12.644.245 13.903.887 -1.287.400 -9,24 1.259.642 9,96
- Doanh thu từ hoạt động tài chính 722 39.536 149.885 38.814 5.375,9 110.349 279,11
- Thu khác 100.604 1.066.191 200.712 965.587 959,79 -865.479 -81,17
2. Tổng chi phí 14.700.411 12.237.573 13.780.810 -2.462.838 -16,75 1.543.237 12,61
- Chi phí hoạt động kinh doanh 13.599.778 11.253.775 12.714.778 -2.346.003 -17,25 461.003 3,76
- Chi phí tài chính 965.907 505.732 831.394 460.175 -47,64 325.662 64,39
- Chi phí khác 134.726 478.066 234.638 343.340 254,84 -243.428 -50,92
3. Tổng lợi nhuận -667.440 1.512.399 473.674 2.179.839 326.6 -1.038.725 -68,68
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 331.867 1.390.470 1.189.109 1.058.603 318,98 -201.361 -14,48
- Lợi nhuận hoạt động tài chính -965.185 -466.196 -681.509 498.989 51,7 -215.313 -46,19
- Lợi nhuận khác -34.122 588.125 -33.926 622.247 1.823,59 -622.051 -105,77
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 378.099 118.419 378.099 - -259.680 -68,68
5. Lợi nhuận sau thuế -667.440 1.134.299 355.255 1.801.739 269,95 -779.044 -68,68
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty)
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 36
Nhìn một cách tổng quát thì lợi nhuận của công ty có sự biến động lớn qua 3 năm.
Lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu đạt được từ hoạt động kinh doanh mang lại.
- Lợi nhuận của công ty năm 2009 là -667.440 nghìn đồng trong đó lợi nhận từ
hoạt động kinh do anh 331.867 nghìn đồng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính là -
965.185 nghìn đồng và lợi nhuận khác là -34.122 nghìn đồng. Như vậy năm 2009,
công ty làm ăn thua lỗ, không có hiệu quả về mặt tài chính
- Lợi nhuận năm 2010 của công ty là 1.512.399 tăng 2.179.839 nghìn đồng so
với năm 2009, tức tăng 326.6% . Trong đó, lợi nhuận hoạt động kinh doanh là
1.390.470 nghìn đồng, lợi nhuận tài chính là -466.196 và lợi nhuận khác là 588.125
nghìn đồng. Năm 2010 lợi nhuận tăng cao do năm này công ty vừa cổ phần hóa xong
nên vốn chủ sở hữu được tăng lên nên giảm được chi phí vốn, mặt khác cũng trong
năm 2010 công ty vừa có khoản thu nhập bất thường đó là bán bất động sản của công
ty. Những yếu tố đó hợp lại làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.
Năm 2011 lợi nhuận của công ty là 473.674 nghìn đồng, giảm so với năm 2010
là 1.038.725 hay giảm 68,68%. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của
công ty là 1.189.109 nghìn đồng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính là -681.509 nghìn
đồng và lợi nhuận khác là -33.926 nghìn đồng
2.2.4 Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty
Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp phản ánh sự đảm bảo thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Đối với nhà đầu tư thì đây là
mối quan tâm hàng đầu vì nó ản h hưởng đến khả năng thu hồi vốn của họ. Còn đối
với doanh nghiệp thì khả năng thanh toán ảnh hưởng đến uy tín, năng lực của vốn
của công ty đối với nhà cung cấp, với khách hàng. Khả năng thanh toán càng cao
càng thể hiện sự chủ động nguồn vốn của doanh ng hiệp. Để thấy được khả năng
thanh toán các khoản nợ của công ty cổ phần nước khoáng Bang ta tiến hành nghiên
cứu bảng 8.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 37
Bảng 2.8: Khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2009 -2011
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính công ty)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011 +/- % +/- %
TSLĐ 1000 đồng 3.034.500 4.001.286 2.758.570 966.786 31,86 -1.242.716 -31,06
Dự trữ 1000 đồng 824.792 667.768 635.222 -157.024 -19,04 -32.546 -4,87
Nợ ngắn hạn 1000 đồng 8.009.074 7.377.879 7.618.925 -631.195 -7,88 241.046 3,27
KNTTHH Lần 0,38 0,54 0,36 0,16 42,11 -0,18 -33,33
KNTTN Lần 0,28 0,45 0,28 0,17 60,71 -0,17 -37,78
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 38
- Khả năng thanh toán hiện hành: Tỷ số này cho biết tài sản lưu động của doanh
nghiệp có đảm bảo được các khoản nợ ngắn hạn hay không. Đối với công ty cổ phần
nước khoáng Bang, tỷ số này luôn ở mức thấp trong giai đoạn 2009- 2011.
Năm 2009, hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty là 0,38 lần, nghĩa
là công ty có 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty có 0,38 đồng tài sản lưu động đ ể trả nợ.
Năm 2010, hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty là 0,54 lần, tăng
0,16 lần hay tăng 42,11% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho hệ số này tăng
trong năm 2010 là do tài sản lưu động tăng 966.786 nghìn đồng và nợ ngắn hạn giảm
631.195 so với năm 2009. Năm 2010, tài sản lưu động của công ty có sự tăng lên
đáng kể là nhờ có số vốn từ sự cổ phần hóa công ty và do công ty đã bán một số bất
động sản, cũng nhờ số tiền thu về từ hoạt động trên mà công ty đã thanh toán được
một số khoản nợ ngắn hạn
Năm 2011, hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty là 0,36 lần, giảm
so với năm 2010 là 0,18 lần hay giảm 33,33%. Nguyên nhân làm cho hệ số nay giảm
là do tài sản lưu động giảm 1.242.716 nghìn đồng hay giảm 31,06 nghìn đồng và nợ
ngắn hạn giảm 32.546 nghìn đồng hay giảm 4,87 nghìn đồng.
- Khả năng thanh toán nhanh: tỷ số này có tốc độ tăng giảm qua các năm gần
giống với tỷ số thanh toán hiện thời do dự trữ qua các năm không có sự khác nhau
nhiều. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng khá thấp. Năm 2009, tỷ số
khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,28 lần. Đến năm 2010, tỷ số này là 0,45
lần và năm 2011 là 0,28 lần.
Nhìn chung, hai tỷ số về khả năng thanh toán của công ty đều khá thấp và nhỏ
hơn 1, tức công ty không có khả năng thanh toán trong thời gian ngắn được. Nhưng
công ty vẫn hoạt động được nhờ vào uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường
nên các nhà cung cấp vẫn cho phép công ty thanh toán chậm.
2.2.5 Phân tích các tỷ số hoạt động của công ty
Khả năng hoạt động thể hiện hiệu quả của việc huy động và sử dụng tài sản của
doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.
- Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh số ngày bình quân để thu hồi các khoản phải
thu của khách hàng trong năm. Năm 2009 kỳ thu tiền bình quân của công ty là 22, 73
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 39
ngày. Năm 2010, kỳ thu tiền bình quân là 58,99 ngày, tăng 36,26 ngay so với năm
2009, nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty tăng lên, do doanh thu thuần
của công ty tăng lên nên việc thu hồi các khoản phải thu của công ty là khá chậm.
Năm 2011, kỳ thu tiền bình quân là 19,59 ngày , giảm so với năm 2010 là 39,4 ngày,
do khoản phải thu của công ty đã giảm đáng kể, giảm gần 63,48% so với năm 2010.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là khoản đầu tư trước về tài sản
cố định. Vốn cố định chuyển dần giá t rị của nó vào sản phẩm qua thời gian kinh
doanh dưới hình thức khấu hao. Đầu tư đúng hướng vào tài sản cố định sẽ mang lại
hiệu quả và năng suất lao động cao. Do đó, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố đinh
của doanh nghiệp là điều cần thiết cho phép các doanh nghiệp và các nhà quản trị tài
chính biết được những ưu điểm và hạn chế trong quản lý vốn của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 không có sự
biến động lớn do doanh thu thuần và vốn cố định bình quân qua 3 năm qua không có
sự thay đổi là bao. Cụ thể như sau năm 2009 là 0,76 lần, năm 2010 là 0,64 lần, năm
2011 là 0,7 lần. Công ty cần phat huy sự ổn định của mặt này trong những năm tới.
-Vòng quay vốn lưu động: Với công ty cổ phần nước khoáng Bang thì vòng
quay vốn lưu động của công ty khá cao. Năm 2009, vòng quay vốn lưu động của
công ty là 5,87 lần và số ngày một vòng quay là 61,34 ngày. Năm 2010, vòng quay
vốn lưu động là 3,59 lần và số ngày một vòng quay là 100,16 ngày. Năm 2011, vòng
quay vốn lưu động là 4,11 lần và số ngày một vòng quay là 87,53 ngày. Vòng quay
vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm nhẹ qua các năm là do doanh thu thuần
có xu hướng giảm.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty có sự biến động qua các năm. Năm
2009 hiệu suất này là 0,61 lần, năm 2010 là 0,53 lần và năm 2011 là 0,63 lần.
Nguyên nhân là do doanh thu thuần chỉ biến động nhẹ qua các năm và tổng tài sản
không có sự biến động lớn. Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty
qua các năm vẫn còn thấp và chưa có hiệu qu ả cao, công ty cần khắc phục nhược
điểm này.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 40
Bảng 2.9: Các tỷ số về khả năng hoạt động của công ty qua 3 năm 2009 -2011
( Nguồn phòng kế toán tài chính công ty)
Chỉ tiêu Đơn vịtính
Năm 2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011 +/- % +/- %
Doanh thu thuần 1000đồng 13.931.645 12.644.245 13.903.887 -1.287.400 -9,24 1.259.642 9,96
Khoản phải thu 1000đồng 879.596 2.072.041 756.779 1.192.445 135,57 -1.315.242 -63,48
Vốn cố định bình quân 1000đồng 18.298.915,5 19.851.458 19.825.672 1.552.542,5 8,48 -25.786 -0,13
Vốn lưu động bình quân 1000đồng 2.373.750 3.517.893 3.380.428 1.144.143 48,2 -137.465 -3,9
Giá trị tổng tài sản 1000đồng 22.961.331 23.777.372 22.634.830 816.041 3,55 -1.143.542 -4,8
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 22,73 58,99 19,59 36,26 159,52 -39,4 -66,79
Hiệu suất sử dụng vốn cố
định Lần 0,76 0,64 0,7 -0,12 -16,34 0,06 10,11
Vòng quay vốn lưu động Lần 5,87 3,59 4,11 -2,28 -38,76 0,52 14,43
Số ngày một vòng quay Ngày 61,34 100,16 87,53 38,82 63,29 -12,63 -12,61
Hiệu suất sử dụng tổng
tài sản Lần 0,61 0,53 0,61 -0,08 -12,36 0,08 15,51
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 41
2.2.2.3 Phân tích các tỷ số sinh lời của công ty
Đây là nhóm các chỉ tiêu phản ánh tổng hơp nhất hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó, phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi cho ta
thấy rõ nhất hiệu quả kinh doanh. Để hiểu rõ hơn, ta tiến hành phân tích bảng các tỷ
số về khả năng sinh lời trong 3 năm 2009 -2011
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Qua bảng 10 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu có sự biến động lớn. Tỷ suất lợi nhuận trên doan h thu lớn nhất là năm
2010 với 8,25% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu tạo ra thì có 8,25 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp nhất là năm 2009 với -4,76, năm này công ty
làm ăn thua lỗ. Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty là 2,45%,
giảm 69,82% so với năm 2010; nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu năm 2011 giảm là do doanh thu không thay đổi không đáng là bao nhưng lợi
nhuận giảm xuống rõ rệt, giảm 779.044 nghìn đồng hay giảm 68,68% so với năm
2010. Công ty cần tìm các biện pháp tăng lợi nhuận trở lại trong những năm tới.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định: Tỷ suất sinh lợi trên vốn cố định có sự
biến động khá giống so với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Năm 2009, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn cố đinh của công ty là -0,0365 lần tưc , nguyên nhân là do lợi nhuận
của công ty trong này là âm. Năm 2010, tỷ suất này là 0,0571 lần tức là cứ một đồng
vốn cố định bình quân tạo ra 0,0571 đồng lợi nhuận, tăng so với năm 2009 là 0,0936
lần. Năm 2011, tỷ suất này là 0, 0179 lần. Nhìn chung tỷ số nay khá nhỏ, do công ty
đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định trong các năm qua.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động: nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu
động cao hơn rất nhiều so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định do v ốn lưu động nhỏ
hơn rất nhiều so với vốn cố định. Điều này dễ hiểu vi công ty cổ phần nước khoáng
Bang là doanh nghiệp sản xuất nên không cần lượng vốn lưu động lớn. Cụ thể như
sau, năm 2009 tỷ suất này là -0,281 lần, năm 2010 là 0,318 lần và năm 2011 tỷ s uất
này là 0,105 lần.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 42
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): Vốn chủ sở hữu là cơ sở quan
trọng để đánh giá về khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ
phần nước khoáng Bang, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong tổng vốn
khi phân bổ theo cơ cấu nguồn vốn. Do đó, việc phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu là một công việc hết sức quan trọng.
Năm 2009, ROE của công ty là -5,56%. Đến năm 2010, ROE của công ty đạt là
8,93%, tăng 14,49% về mặt giá trị tuyệt đối hay tă ng 260,61% về mặt giá trị tương
đối so với năm 2009. Năm 2011, giá trị ROE của công ty là 3,08% nghĩa là trong 100
đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để hoạt động kinh doanh thì có 3,08 đồng lợi nhuận. Với
tỷ suất lợi nhuận như thế này , cộng với lãi suất cao trên thị trường là một vấn đề cần
xem xét lại.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 43
Bảng 2.10: Các tỷ số về khả năng sinh lời trong 3 năm 2009 -2011
(Nguồn phòng kế toán tài chính công ty)
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011 +/- % +/- %
Doanh thu 1000 đồng 14.032.971 13.749.972 14.254.484 -282.999 -2,02 504.512 3,67
Lợi nhuận sau thuế 1000 đồng -667.440 1.134.299 355.255 1.801.739 269,95 -779.044 -68,68
Vốn cố định bình quân 1000 đồng 18.298.915,5 19.851.458 19.825.672 1.552.542,5 8,48 -25.786 -0,13
Vốn lưu động bình quân 1000 đồng 2.373.750 3.517.893 3.380.428 1.144.143 48,2 -137.465 -3,9
Vốn chủ sở hữu 1000 đồng 12.000.000 12.706.297 11.547.254 706.297 5,89 -1.159.043 -9,12
Giá trị tổng tài sản 1000 đồng 22.961.331 23.777.372 22.634.830 816.041 3,55 -1.143.542 -4,8
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % -4,76 8,25 2,49 13,01 273,32 -5,76 -69,82
Tỷ suất sinh lợi vốn cố định Lần -0,0365 0,0571 0,0179 0,0936 256,44 -0,0392 -68,65
Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động Lần -0,281 0,318 0,105 0,599 213,16 -0,213 -66,98
Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) % -5,56 8,93 3,08 14,49 260,61 -5,85 -65,51
Tỷ suất sinh lợi tổng tài sản (ROA) % -2,91 4,77 1,57 7,68 263,92 -3,2 -67,09
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 44
- Tỷ suất sinh lợi trên tài sản: Tỷ suất này đạt cao nhất vào năm 2010 là 4,77%
và thấp nhất vào năm 2009 là -2,91%. Năm 2011, tỷ suất nay là 1,57% nghĩa là cứ
100 đồng tổng tài sản thì sinh ra 1,57 đồng lợi nhuận, tỷ suất này giảm do tốc độ
giảm của lợi nhuận lớn trong khi đó thì tổng tài sản không thay đổi đáng là bao.
Tóm lại, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, có sự biến động khá giống nhau
trong 3 năm qua, do chỉ có lợi nhuận thay đổi là đáng kể, còn các chỉ tiêu khác ít
có sự biến động.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 45
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuât kinh
doanh của Công ty cổ phần nước khoáng Bang
3.1 Thuận lợi và khó khăn
3.1.1 Thuận lợi
Trong công ty, hiện nay việc quản lý công nhân viên rất tốt. Cụ thể công nhân
viên, người lao động tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp trên có sự kết hợp chính xác
và ăn khớp giữa các nguồn lực trong công ty là lao động, nguồn vốn, tài sản và đúng
với chiến lược kinh doanh mà công ty đã đề ra. Việc quản lý tốt nguồn nhân lực có ý
nghĩa rất to lớn. Giải quyết tốt thì hiệu quả làm việc sẽ tốt hơn và ngược lại. Nếu
công ty kết hợp được các vấn đề lao động, nguồn vốn, tài sản thì sự kết hợp đó không
nằm ngoài mục tiêu thích nghi với điều kiện nền kinh tế hiện nay đang đầy những
biến động, nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.
Công ty có ban lãnh đạo có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý và điều hành
sản xuất, kịp thời đôn đốc, động viên kịp thời các cán bộ công nhân viên. Bên cạnh
đó công ty còn có đội ngũ nhân viên tận tụy, thông minh, năng động, sáng tạo, chủ
động tiếp cận với khoa học tiên tiến để áp dụng vào điều kiện sản xuất của công ty để
ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận
cho công ty. Bên cạnh đó việc nhập khẩu dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại,
khép kín, dễ vận hành tạo điều kiện cho công nhân viên làm việc có hiệu quả hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác quản lý nhân sự của công ty có hệ thống và phân chia trách nhiệm rõ
ràng, phù hợp với khả năng của từng nhân viên. Phát huy được sự sáng tạo trong quá
trình làm việc.
Có nguồn nguyên liệu ổn định và có mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh,
thực hiện được chính sách bán chịu của công ty ít rủi ro hơn.
Tận dụng sự ưu đãi của các cấp ngành liên quan, miễn thuế thu nhập gia tăng
đầu tư vào các lĩnh vực khác, mở rộng thị trường.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 46
3.1.2 Khó khăn
Độ ngũ cán bộ quản lý có thâm niên làm việc lâu năm, có năng lực điều hành
nhưng bên cạnh đó đôi khi còn làm việc theo kinh nghiệm chủ quan chưa phù hợp
với thực tiễn, ảnh hưởng đến sự năng động cũng như khả năng đổi mới và cập nhật
nhanh chóng các kiến thức mới. Bộ máy quản lý của Công ty quản lý chưa thật chặt
chẽ, dẫn tới một số công việc trong công ty được giải quyết chưa thật nhanh gọn.
Đội ngũ nhân viên bán hàng còn thiếu kinh nghiệm nên để giải quyết công việc
còn yếu. Bên cạnh một số công nhân viên có ý thức trong công việc thì vẫn có một số
cá nhân vẫn chưa có ý thức tốt trong công việc.
Bên cạnh đó vẫn còn một số công nhân viên có tay nghề còn yếu, chưa đáp ứng
với yêu cầu sản xuất - kinh doanh của công ty.
Chưa có đội ngũ tiếp thị nắm bắt kịp thời thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vòng luân chuyển vốn của công ty diễn ra chậm.
Tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng vốn vay ngân hàng, chi phí lãi
vay cao.
Năng lực cạnh tranh còn yếu kém, quy mô sản xuất chưa lớn.
Công ty nằm trong khu vực thấp trũng, thường xuyên phải ngừng hoạt động vào
mùa mưa do bị ngập lụt, gây ảnh hưởng không ít đên hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
3.2.1 Nâng cao khả năng thanh toán
Hiện tại thì khả năng thanh toán của công ty thấp,vì vậy trong giai đoạn tới th ì
công ty cần bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu. Công ty có thể trích lại phần lợi nhuận
giữ lại không chia, tăng mức trích lập các quỹ, giảm bớt chi trả cổ tức, điều này sẽ
làm tăng tính tự chủ về mặt tài chính cho Công ty, khả năng thanh toán được cải
thiện; giảm bớt tỷ lệ vốn vay, giảm chi phí vốn vay và tăng lợi nhuận
Bên cạnh đó, chỉ số khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty là rất thấp nên
công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau để cải thiện khả năng thanh toán bằng
tiền mặt:
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 47
Tài khoản liên thông: hãy mở loại tài khoản này tại ngân hàng, khi đó bạn sẽ thu
được tiền lãi trên số dư tiền mặt so với mức cân bằng, bởi vì số tiền trong tài khoản
mà bạn chưa cần dùng sẽ được chuyển sang tài khoản sinh lời để nhận lãi và chuyển
trở lại tài khoản giao dịch khi bạn cần dùng tới chúng.
Tổng chi phí: Hãy giảm lượng tổng chi phí và nghĩ xem có cách nào giảm nó
xuống được không. Việc giảm chi phí có tác động rất lớn tới việc gia tăng lợi nhuận.
tổng chi phí, bao gồn tiền thuế mướn, quảng cáo, thuê lao động hay chuyên gia bên
ngoài là những chi phí gián tiếp mà bạn trat khi điều hành doanh nghiệp, bên cạnh
chi phí trực tiếp cho nguyên vật liệu và nhân công.
Rút tiền: hãy kiểm soát lượng tiền rút ra nằm ngoài mục đích kinh doanh, vì nếu
rút quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới tình trạng thiếu hụt tiềm mặt trong doanh nghiệp.
Lời lãi: hãy đánh giá mức độ lời lãi của từng lĩnh vực cụ thể . đánh giá xem lĩnh
vực nào có thể nâng giá để duy trì hoặc gia tăng lợi nhuận, vì khi chi phí tăng cao
hay thị trường có nhiều biến động th ì giá bán cũng cần phải điều chỉnh
3.2.3 Giải pháp tăng doanh thu , tăng lợi nhuận
Tăng doanh thu tiêu thụ là biện pháp đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn, đây
biện pháp cơ bản để tăng được lợi nhuận. tăng được doanh thu tiêu thụ sẽ làm gia
tăng hiệu quả sử dụng vốn. Để gia tăng doanh thu tiêu thụ thì cần thực hiện một số
biện pháp sau:
Đầu tư vào hoạt động Marketting, nghiên cứu chu cầu thị trường và tiêu thụ sản
phẩm.
Tổ chức hệ thống từng công ty con để họ đảm bảo trong việc giảm chi phí cho
Công ty mẹ.
Muốn tăng doanh thu tiêu thụ còn cần phải tính đến chất lượng và uy tín đối với
khách hàng. Do đó, cần kiểm tra thường xuyên chất lương các sản phẩm, nhất là tiêu
chuẩn đo lường.
Tăng lợi nhuận thì phải chú trọng đến việc giảm chi phí kinh doanh cụ thể:
Riêng các khoản nợ vay trong năm tương đối lướn do Công ty sử dụng vốn vay
nhiều. trên cơ sở xác định lại lượng vốn cần thiết hợp lý và tận dụng các nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi và lợi nhuận chưa phân phát, để có thể giảm được nguồn tín dụng
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 48
từ đó giảm chi phí phải trả lãi vay. Bên cạnh đó Công ty cần giảm các khoản vay
ngắn hạn, chuyển sang các khoản vay dài hạn để giảm lãi suất và áp lực trả nợ vay.
Việc tính toán định mức đúng các chi phí trong quá trình kính doanh sẽ giúp cho
Công ty kiểm soát,giảm được các chi phí bất hợp lý. Công ty cần phải quan tâm giảm
các khoản chi phí gián tiếp, vì các khoản này hiện nay chiếm tỷ lệ cao nên ảnh hưởng
không nhỏ đến lợi nhuận của Công ty. Kiểm soát chặc chẽ các khoản chi phí tiền lương,
chi phí văn phòng, chi phí tiện ích cần tiết kiện tối đa các khoản dịch vụ mua ngoài
chi phí xây dựng,bán hàngsẽ nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh.
3.2.3 Giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm
Kiểm soát thời gian tuyến đường phân phối sản phẩm từ nhà cung cấp đến nơi
tiêu thụ, tiết kiệm được khoản nhiên liệu.
Huy động nguồn vốn từ các cổ đông trong công ty, tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ
sở hữu, giảm vốn vay tiết giảm được khoản lãi vay.
Tăng năng suất lao động bằng cách cải thiện trang thiết bị máy móc hiện đại,
nguồn nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất giảm, tinh gọn đội ngũ nhân viên trong
phân xưởng. Số tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu là khoản phải trả ngắn hạn.
Kiểm tra định kỳ các loại máy móc thiết bị, hạn chế việc hư hỏng khi đang quá
trình sản xuất làm phát sinh thêm khoản chi phí vô công. Mỗi lô hàng xuất ra đều
phải kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hạn chế được phát sinh khoản chi phí bất
thường. Kiểm soát tình hình tăng giảm kết quả kinh doanh hiệu quả hơn.
Chi phí nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, dù
công ty đang quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu.
Ký kết hợp đồng qua điện thoại, mail, chi phí tiếp khách giảm và các công tác
hỗ trợ quản lý khác.
Định mức cho mỗi công việc, thưởng cho những ai hoàn thành tốt trong thời
gian định mức sẽ khuyến khích nhân viên nâng cao tinh thần làm việc, tăng năng suất
lao động.
Luôn tạo ra cảm giác thoải mái trong phòng làm việc, hạn chế tâm lý mệt mỏi
của nhân viên. Vì khoản thời gian mệt mỏi đó hiệu suất làm việc không cao nhưng
công ty vẫn phải tính chi phí nhân công.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 49
Chia ca làm việc, mỗi ca làm sẽ 8 tiếng, luân phiên thay ca làm việc với nhau, giảm
thời gian ngừng hoạt động của máy. Khi máy ngừng hoạt động, khoản chi tiêu cho máy
vẫn được tính vào chi phí sản phẩm. Có thể chia theo ca như sau: ca sáng từ 2h sáng đến
10h sáng, ca chiều từ 10h sáng đến 18h, ca tối từ 18h sáng đến 2h hôm sau.
Tìm kiếm thị trường để gia tăng sản lượng sản phẩm được sản xuất ra, số lượng
sản xuất ra càng nhiều thì giảm chi phí cho mỗi sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả
năng cạnh tranh.
Với chiến lược kinh doanh của công ty là tinh gọn lại bộ máy quản lý của công
ty, cắt giảm nguồn nhân sự. Công ty nên công nghệ các hoạt động của công ty như
vậy sẽ cần ít nhân lực hơn, giảm chi phí tiền lương, đồng thời công việc được kiểm
soát được dễ dàng hơn.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 50
Phần III: Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần nước khoáng Bang, tôi có một số
nhận xét như sau:
Về cán bộ, công nhân viên: toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty luôn nỗ
lực, đoàn kết và phấn đấu vì mục tiêu chung của công ty, vì sự nghiệp phát triển của
quê hương. Bộ mặt của quê hương ngày càng khởi sắc, hàng trăm người dân có việc
làm, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng nâng cao. Sản phẩm của nhà
máy đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và tín nhiệm, uy tín của công ty ngày
càng nâng cao.
Công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho cán bộ
công nhân viên , đời sống của họ ngày càng được nâng cao.
Về hiệu quả kinh doanh, tuy nguồn vốn bỏ vào hoạt động kinh doanh lớn nhưng
lợi nhuận đem lại chưa tương xứng với nguồn vốn bỏ ra.
Với những biến động của thị trường trong hiện tại cũng như trong thời gian gần
đây, công ty sẽ gặp không ít khó khăn. Với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể công ty,
của cơ quan chức năng, hy vọng rằng công ty sẽ phát huy hơn nữa những thành tựu
đạt được, tận dung tối ưu các nguồn lực sẵn có và các biện pháp khắc phục nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Khóa luận chủ yếu tập trung phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển của công ty ngày càng vững mạnh.
3.2 kiến nghị
*Đối với nhà nước
- Ngày nay thị trường nước giải khát đang tràn ngập những nhãn hiệu giả, hàng
nhái hàng kém chất lượng đã làm cho nhiều doanh nghiệp khó khăn trrong tiêu thụ
sản phẩm. Do đó nhà nước nên có chính sách quản lý chât lượng sản phẩm chặt chữ
hơn. Đồng thời cấm tuyệt đối và có biện pháp xử lý thích đáng đối với những nhãn
hiệu giả.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Đức Minh 51
- Nhà nước nên kêu gọi các doanh nghiệp nên đầu tư vào lĩnh vực này. Đây là
ngành phục vụ đời sống thiết yếu của con người.
* Đối cới công ty
Tiếp tục duy trì sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn mà nhà nước quy định,
để đảm bảo vị thế cạnh tranh ngày càng mạnh trên thị trường
Tiếp tục tìm nguồn vốn đầu tư vào dây chuyền công nghệ , tăng năng suất lao
động để đảm bảo hạ giá thành sản phẩm của doang nghiệp
Công ty nên cử nhân viên đi du học nước ngoài hoặc có thể cho nhân viên đi
thực tế nhiều nơi, đi học để nâng cao trình độ, tích lũy kiến thức giúp ích cho quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh nên công ty cần chú ý đến số
lượng lao động, phân chia phù hợp số lượng lao động sao cho phù hợp nhất. Hiện tại
ở công ty, số lượng lao động được sử dụng để vận chuyển hàng hóa vẫn còn thiếu,
thậm chí có đôi lúc khách hàng yêu cầu đưa hàng hóa đến tận nơi họ cần nhưng lực
lượng nhân viên vẫn còn thiếu nên ở khâu này công ty cũng cần phải xem xet lại để
bố trí lại lực lượng lao động cho tốt không làm mất đi hình ảnh của doanh nghiệp.
Nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, tạo ấn tượng tốt với khách
hàng, có như vậy công ty mới có thể mở rộng quy mô, thuận lợi hơn trong khâu tìm
kiếm và tạo chỗ đứng trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trịnh Văn Sơn (2006), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh.
Trường đại học Kinh tế Huế.
2. TS. Nguyễn Khắc Hoàn, Quản trị doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế
Huế.
3. PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa (2002), Giáo trình Thống kê doanh nghiệp. Trường
Đại học Kinh tế Huế.
4. ThS. Nguyễn Văn Chương (2010), Bài giảng Quản trị tài chính. Khoa Quản
trị kinh doanh, Trường đại học Kinh tế Huế.
5. PGS.TS. Võ Văn Nhị (2005), Kế toán tài chính. Nhà xuất bản Tài chính.
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH .......................................................................................3
1.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh ...............................................................................3
1.1.1 Khái niệm .........................................................................................................3
1.1.2 Nhiệm vụ và vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh .................................3
1.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................................4
1.2.1 Khái niệm .........................................................................................................4
1.2.2 Ý nghĩa và vai trò của hoat động sản xuất kinh doanh ....................................5
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh .........................6
1.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...........................................................6
1.3.1.1 Khái niệm ..................................................................................................6
1.3.1.2 Ý nghĩa ......................................................................................................6
1.3.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh .......................................................................6
1.3.2.1 Khái niệm ..................................................................................................6
1.3.2.2 Ý nghĩa ......................................................................................................7
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty ...................................7
1.4.1 Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô ....................................................7
1.4.1.1 Môi trường kinh tế.....................................................................................7
1.4.1.2 Môi trường chính trị pháp luật ..................................................................7
1.4.1.3 Môi trường tự nhiên...................................................................................7
1.4.1.4 Môi trường công nghệ ...............................................................................8
1.4.1.5 Môi trường văn hóa xã hội ........................................................................8
1.4.2 Các nhân tố môi trường vi mô .........................................................................8
1.4.2.1 Khách hàng ................................................................................................8
1.4.2.2 Đối thủ cạnh tranh .....................................................................................9
1.4.2.3 Đối thủ cạnh tranh của những sản phẩm thay thế .....................................9
1.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích...............................................................................9
1.5.1 Doanh thu .........................................................................................................9
1.5.2 Chi Phí..............................................................................................................9
1.5.3 Lợi nhuận .......................................................................................................10
1.5.4 Các tỷ số về khả năng thanh toán ...................................................................11
1.5.5 Các tỷ số về khả năng hoạt động ....................................................................12
1.5.6 Các tỷ số về khả năng sinh lời ........................................................................13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG .........................15
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần nước khoáng Bang...............................................15
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .....................................................................15
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty ...................................................................16
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất của công ty ............................................17
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty .....................................................................17
2.1.3.2 Đặc điểm sản phẩm của nhà máy ............................................................19
2.1.3.3 Giới thiệu mỏ nước khoáng Bang ...........................................................19
2.1.4 Nguồn lực của công ty ...................................................................................20
2.1.4.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2009-2011...........................20
2.1.4.2 Nguồn lực tài chính của công ty qua 3 năm 2009 -2011..........................23
2.2 Phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty cổ phần nước khoáng Bang
giai đoạn 2009- 2011 ..................................................................................................28
2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty cổ phần nước khoáng Bang giai
đoạn 2009- 2011......................................................................................................28
2.2.2 Phân tích chi phí của công ty cổ phần nước khoáng Bang giai đoạn 2009 -
2011.........................................................................................................................31
2.2.3 Phân tích lợi nhuận của công ty cổ phần nước khoáng Bang giai đoạn 2009 -
2011.........................................................................................................................34
2.2.4 Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty ................................36
2.2.2.3 Phân tích các tỷ số sinh lời của công ty...................................................41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUÂT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG ...........45
3.1 Thuận lợi và khó khăn ..........................................................................................45
3.1.1 Thuận lợi ........................................................................................................45
3.1.2 Khó khăn ........................................................................................................46
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh................................................46
3.2.1 Nâng cao khả năng thanh toán .......................................................................46
3.2.3 Giải pháp tăng doanh thu , tăng lợi nhuận .....................................................47
3.2.3 Giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm .....................................................48
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................50
3.1 Kết luận .................................................................................................................50
3.2 kiến nghị................................................................................................................50
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty CP nước khoáng Bang ...............................17
Bảng 2.1: Đặc điểm sản phẩm của công ty cổ phần nước khoáng Bang ....................19
Bảng 2.2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2009- 2011.............................21
Bảng 2.3: Tình hình tài sản của công ty cổ phần nước khoáng Bang qua 3 năm 2009-
2011.............................................................................................................................24
Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009 -2011..........................27
Bảng 2.5: Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2009- 2011...........................29
Bảng 2.6: Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2009-2011.................................32
Bảng 2.7: Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2009-2011.............................35
Bảng 2.8: Khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2009 -2011 ..........................37
Bảng 2.9: Các tỷ số về khả năng hoạt động của công ty qua 3 năm 2009 -2011 ........40
Bảng 2.10: Các tỷ số về khả năng sinh lời trong 3 năm 2009 -2011.........................43
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN : Doanh nghiệp
DT : Doanh thu
ĐTDH : Đầu tư dài hạn
ĐTNH : Đầu tư ngắn hạn
KNTTN : Khả năng thanh toán nhanh
KNTTHH : Khả năng thanh toán hiện hành
LN : Lợi nhuận
SL : Số lượng
TSLĐ : Tài sản lưu động
TS : Tài sản
VCĐ : Vốn cố định
VLĐ : Vốn lưu động
VCSH : Vốn chủ sở hữu
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- han_tich_ket_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_cong_ty_co_phan_nuoc_khoang_bang_6913.pdf