Đề tài Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn năm 2010

Mục lục Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH . 1 1.1. Phân tích kinh tế trong hoạt động kinh doanh . 1 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh . 1 1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh . 3 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh . 5 1.1.4. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh 6 1.2. Các phương pháp phân tích . 8 1.2.1.Phương pháp so sánh 8 1.2.2.Phương pháp thay thế liên hoàn 11 1.2.3.Phương pháp số chênh lệch 14 1.2.4.Phương pháp cân đối 14 Chương 2:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN 17 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 17 2.2. Cơ sở vật chất và lực lượng lao động . 20 2.2.1. Lực lượng lao động 20 2.2.2. Cơ sở vật chất . 20 2.2.2.1. Bất động sản và kho bãi . 20 2.2.2.2 Đội tàu 21 2.3.Bộ máy tổ chức và lực lượng lao động của công ty 24 2.4.Các lĩnh vực kinh doanh 41 Chương 3:PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN NĂM 2010 42 3.1. Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải Sài Gòn trong năm 2010 . 42 3.1.1. Đặc điểm tình hình . 42 3.1.2. Phân tích chung KQHĐKD của Công ty cổ phần vận tải Sài Gòn trong năm 2010 45 3.2. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của công ty CP vận tải biển Sài Gòn năm 2010 . 49 3.2.1. Mục đích , ý nghĩa của việc phân tích chỉ tiêu sản lượng . 49 3.2.1.1. Mục đích 50 3.2.1.2.Ý nghĩa . 50 3.2.2. Nội dung phân tích 50 3.2.3. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng đội tàu theo từng nghiệp vụ 52 3.2.3.1. Vận tải đường biển . 52 3.2.3.2. Vận tải đường sông . 54 3.2.4. Phân tích khối lượng vận chuyển của đội tàu theo mặt hàng 55 3.2.4.1. Mặt hàng Gạo 55 3.2.4.2. Phân bón . 56 3.2.4.3. Hạt điều . 58 3.2.4.4. Bã đậu nành 59 3.2.4.5. Sắt thép 59 3.2.4.6.Quặng . 60 3.2.4.7. Mặt hàng khác 61 3.2.4.8. Container hàng đông lạnh 61 3.2.4.9. Container hàng khô 62 3.3. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu của công ty . 63 3.3.1.Mục đích và ý nghĩa . 63 3.3.2.Doanh thu khai thác tàu biển . 66 3.3.3. Doanh thu khai thác tàu sông . 66 3.3.4. Doanh thu từ dịch vụ hàng hải . 66 3.3.5. Doanh thu từ hoạt động Trung tâm kho vận . 67 3.3.6. Doanh thu cho thuê văn phòng . 69 3.3.7. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thuyền viên 70 3.3.8.Doanh thu từ các chi nhánh . 70 3.3.9.Doanh thu từ hoạt động tài chính 73 3.3.10.Doanh thu khác . 74 3.4.Phân tích tình hình thực hiện chi phí năm 2010 . 74 3.4.1.Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện chi phí 74 3.4.1.1. Khái niệm 74 3.4.1.2.Mục đích . 75 3.4.1.3.Ý nghĩa phân tích tình hình thực hiện chi phí í76 3.4.2. Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo nghiệp vụ kinh doanh 77 3.4.2.1. Giá vốn hàng bán . 79 3.4.2.2. Chi phí bán hàng 81 3.4.2.3. Chi phí tài chính 81 3.4.2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 82 3.4.2.5. Chi phí khác 83 3.4.3. Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo các yếu tố sản xuất 85 3.4.3.1. Chi phí nguyên vật liệu . 86 3.4.3.2. Chi phí nhân công . 86 3.4.3.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) . 86 3.4.3.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài . 87 3.4.3.5. Chi phí sản xuất chung . 88 3.4.3.6. Chi phí hoạt động tài chính 88 3.4.3.7. Chi phí khác 88 3.5. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và đánh giá khả năng sinh lời của Công ty năm 2010 90 3.5.1. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuân . 90 3.5.2.Đánh giá khả năng sinh lời 91 3.5.2.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 91 3.5.2.2.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 91 3.5.2.3.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) . 92 3.5.2.4.Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) . 92 3.6. Phân tích tình hình thực hiện đối với nhà nước 93 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIỆN NGHỊ . 95 4.1.Kết luận 95 4.2. Kiến nghị . 96 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Phân tích kinh tế trong hoạt động kinh doanh: 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh: Trong xã hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động chính trị, văn hoá, kinh tế, quân sự .Hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của các hoạt động khác. Tiêu thức để phân biệt các hoạt động là căn cứ vào công dụng sản phẩm dịch vụ tạo ra và theo tính chất mục đích của hoạt động đó. Hoạt động kinh tế là những hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế nhất định. Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động. Để làm được những vấn đề đó không thể không sử dụng công cụ phân tích. Chương 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Tiền thân là Doanh Nghiệp Nhà Nước, được thành lập lần đầu theo Quyết định số 189/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 09 năm 1981 và được thành lập lại theo Quyết định số 175/QĐ-UB ngày 05/12/1992 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Sở Giao thông Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh. Khởi đầu chỉ với một chiếc tàu 2500 tấn vào năm 1981, đội tàu của SSC đã phát triển thêm 5 chiếc tàu từ 1800 đến 4500 tấn, tàu đông lạnh và tàu chở xe hàng, sau đó phát triển vững chắc lên đến 14 chiếc tàu chỉ trong vòng 2 năm. Đội ngũ giám đốc, trưởng phòng, nhân viên, sĩ quan và thuyền viên của SSC không ngừng sáng tạo tìm tòi những giải pháp công nghệ tiên tiến để phục vụ khách hàng trong và ngòai nước được hiệu quả hơn. Ngày nay SSC là một trong những công ty hàng đầu của Việt nam về quản lý khai thác tàu, đại lý tàu biển, giao nhận, kho bãi, vận tải đường bộ và các dịch vụ cung ứng hậu cần. Chương 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN NĂM 2010 3.1. Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải Sài Gòn trong năm 2010: 3.1.1. Đặc điểm tình hình: Năm 2010, mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong quý I/2010 nền kinh tế nước ta đang trên đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%; thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 24,1%, hoạt động du lịch sôi nổi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước; thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng 26,23% so với cùng kì năm trước đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38%. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vừa có tính trước mắt vừa có tính lâu dài. Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng hạn chế; sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của nhiều ngành, nhiều loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ còn thấp. Một số cân đối kinh tế vĩ mô chưa được cải thiện đáng kể, thiếu tính bền vững, nhất là cân đối xuất nhập khẩu

doc109 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12961 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% về tỉ trọng trong tổng doanh thu.Nguyên nhân là vì trong năm 2010 đội tàu chạy theo đơn đặt hàng Saigon-Sadec nhưng từ tháng 8-10/2010 do khách hàng không có nhu cầu nhập hàng nữa nên trong thời gian này cả hai tàu Long Phú đều phải ngừng khai thác. 3.3.4. Doanh thu từ dịch vụ hàng hải: Dịch vụ hàng hải của Công ty là đại lý tàu biển và giao nhận hàng hóa,vân tải container bằng đường bộ và hoạt động logistics. Các nghiệp vụ này đa phần là phối hợp cùng việc khai thác tàu biển. Trong năm 2010, doanh thu dịch vụ này là 5.467 tỷ đồng đạt 152.4% kế hoạch, giảm 5.08% so với năm 2009 và làm giảm tổng doanh thu của cả Công ty với mức độ ảnh hưởng là giảm 0.29%. Tuy doanh thu ở nghiệp vụ này giảm nhưng đây cũng là điều mà Công ty đã lường trước bằng chứng là Công ty đã đề ra kế hoạch thấp hơn doanh thu thực tế năm 2009 đến 41%. Nhưng điều quan trọng là ngoài những khách hàng cũ như Samco, Premium,EAS Logistics…Công ty còn thu hút được thêm một số khách hàng mới như ký hợp đồng giao nhận với Kudos Shippings, Công ty cổ phần Việt Thắng và một số khách hàng ở Nga,bên cạnh đó Công ty còn phát triển được việc mua bán cước hàng không nhờ vào quan hệ đại lý với VietNam AirLine cộng với công tác tiếp thị có nhiều tiến bộ. Ngoài sự đa dạng về dịch vụ cung ứng Công ty còn có chính sách chiết khấu hoa hồng cho các đối tác nên đã thu hút được một số khách vãng lai. Tuy loại hình dịch vụ này ngày càng có sự cạnh tranh, phá giá của nhiều công ty tư nhân nhưng với sự năng động của cấp lãnh đạo cùng với thái độ luôn biết duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng của đội ngũ nhân viên thông qua việc phục vụ tận tâm, tận lực bảo đảm dịch vụ được cung cấp tốt nhất. Đồng thời trong thời gian tới, Công ty sẽ đẩy mạnh đầu tư cho công tác dịch vụ hơn vì đây là nghiệp vụ đòi hỏi chi phí không cao như khai thác tàu mà trái lại nó có nguồn thu ổn định và thị trượng rộng lớn. Thêm vào đó, Công ty sẽ phát triển nghiệp vụ bán cước vận tải hàng không với quy mô cũng như chất lượng chuyên nghiệp hơn chứ không đơn thuần là chỉ khi nào khách hàng cần mới đáp ứng. 3.3.5. Doanh thu từ hoạt động Trung tâm kho vận: Doanh thu từ hoạt động Trung tâm kho vận gồm nhiều khoản mục như doanh thu từ thực hiện dịch vụ cho thuê bãi lưu container, nâng hạ container, sữa chữa- vệ sinh container, cho thuê mặt bằng kho và giúp Công ty giám sát việc Công ty Maersk Việt Nam thuê kho CFS1, CFS2. Trong năm 2010, doanh thu các nghiệp vụ này đạt 15.596 tỷ đồng đạt 127.81% kế hoạch tăng 4.38% so với năm 2009, trong đó khai thác bãi , dịch vụ container, giao nhận chiếm 58% tỉ trọng với doanh thu là 9.056 tỷ đồng đạt 132% kế hoạch. Nguồn thu này xuất phát từ các dịch vụ thực hiện ở Trung tâm kho vận ở Linh Xuân, Thủ Đức. Khu Trung tâm này nằm trên mặt tiền Quốc lộ 1A ở trung tâm của 2 cụm cảng chính của khu vực phía Nam là cụm Cảng TP.HCM và cụm cảng Bà Rịa- Vũng Tàu, rất thuận lợi với các tuyến đường bộ như Quốc lộ 15, 51 và hệ thống đường sắt Quốc gia tại Ga Sóng Thần. Đây là vị trí rất tiềm năng để thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương là những địa phương có quy mô công nghiệp lớn nên đã được các khách hàng lớn như China Shipping, APL, Evergreen…chọn làm đối tác thuê bãi lưu container, các dịch vụ sữa chữa vệ sinh container theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện thu phí nảo trì đường ra vào bãi từ các khách hàng. Phần doanh thu còn lại là nhờ vào việc cho Công ty Maersk Việt Nam thuê 2 kho CFS1 và CFS2 với nguồn thu là 6.54 tỷ đồng. Với diện tích rộng lớn với quy mô đạt tiêu chuẩn CFS Châu Á cùng với vị thế thuận lợi của 2 kho này thì doanh thu từ việc cho thuê có thể cao hơn con số trên nhưng Công ty đã cho Maersk thuê với thời gian định hạn nên giá không thể thay đổi. Vì do lúc mới xây dựng Công ty chỉ đủ khả năng để đền bù, giải tỏa và san lấp mặt bằng chứ không đủ nguồn vốn đối ứng để thực hiện việc xây dựng kho với trang thiết bị hiện đại. Do đó, Công ty đã kêu gọi các đối tác, khách hàng tiềm năng cùng đầu tư và đã được đáp ứng bởi một khách hàng lớn có mối quan hệ kinh doanh lâu bền với SaigonShip là Công ty Maersk Sealand Singapore thuộc tập đoàn A.P.Moller Maersk Đan Mạch. Thời điểm đó Công ty chỉ có nền đất, nên Maersk đã ứng tiền trước để xây dựng kho với tổng kinh phí xây dựng và mua sắm trang thiết bị hiện đại cho 2 kho lên đến 27 tỷ đồng. Bù lại, Maersk sẽ được phép sử dụng hai kho trong một thời gian dài, cụ thể là thuê kho CFS1 là 7 năm (từ tháng 8/2003 đến tháng 8/2010) và kho CFS2 là 8 năm ( từ tháng 11/2004 đến tháng 11/2010) với diện tích khuôn viên mỗi kho là 14,000 m2, diện tích sử dụng là 6,00 m2 và doanh thu cho thuê 2 kho sẽ tương đương với chi phí khấu hao của Công ty cho công trình này trong thời gian thuê. Từ tháng 8/2010 thời gian thuê kho CFS1 của Maersk Việt Nam đẽ hết nhưng vì vị trí thuận lợi cộng với sự tín nhiệm đối với SaigonShip nên Maersk đã quyết định tiếp tục ký hợp đồng mới với giá trị 20,000 USD/tháng. Điều này chứng tỏ vị thế tiềm năng của khu Trung tâm kho vận này sẽ mang lại nguồn doanh thu lớn cho Công ty trong thời gian tới. 3.3.6. Doanh thu cho thuê văn phòng: Trụ sợ chính của Công ty tại số 9 Nguyễn Công Trứ có diện tích sử dụng 530 m2 gồm 1 trệt, 1 lững và 1 lầu. Nhưng Công ty chỉ sử dụng 130 m2 làm văn phòng chính, phần còn lại cho doanh nghiệp thuê làm văn phòng cụ thể là cho LD Korex SG Logistics thuê 200 m2, Công ty chứng khoán VIB thuê 140 m2 và cho LD Sunrise Logistics thuê 60 m2. Bên cạnh đó, Công ty còn đang quản lý và sử dụng mặt bằng kho số 3 Tôn Thất Thuyết với diện tích 643 m2 theo hợp đồng thuê đất với UBND TP HCM trả tiền hàng năm. Hiện kho này đang được Công ty cho Đại Nam Việt Logistics thuê một phần với giá 8,600USD/tháng. Vậy tổng doanh thu cho thuê văn phòng trong năm 2010 đạt 1.994 tỷ đồng đạt 118.2% kế hoạch đề ra nhưng lại giảm 40% so với năm 2010 với mức độ ảnh hưởng làm giảm tổng doanh thu của cả Công ty là 1.31%. 3.3.7. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thuyền viên: Do sự dịch chuyển của thuyền viên hiện nay giữa các đơn vị quản lý; hướng đi tìm việc tại các công ty, doanh nghiệp mới thành lập là một nét đáng nổi bật. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đã nâng dần mức sống của người dân. Đi biển không còn là nghề có thu nhập cao và có sức lôi cuốn như trước đây, một lực lượng không nhỏ thuyền viên có kinh nghiệm, có chức danh ở mức sỹ quan quản lý đã rời bỏ nghề và tìm những công việc phù hợp ở trên bờ. Mặt khác, Việt Nam đang cũng cố và phát triển ngành vận tải hàng hải trong nước để tận dụng hết lợi thế biển sẵn có nên cần rất nhiều nhân lực trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là lực lượng thuyền viên có kinh nghiệm, có chuyên môn. Vì vậy, tình hình xuất khẩu thuyền viên năm 2010 giảm sút khá đáng kể. Trong năm, có 31 thuyền viên chấm dứt hợp đồng với công ty trong tổng số 72 thuyền viên, sự sụt giảm gần 43 % đã làm cho đội ngũ thuyền bộ của công ty mất cân đối trầm trọng, nên Công ty đã ưu tiên sử dụng số lao động này để khai thác đội tàu của Công ty, chỉ ký hợp đồng xuất khẩu 3 người sang Hàn Quốc với tổng doanh thu năm là 359 triệu đồng, giảm gần 60% so với năm 2009. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tuyển thêm thuyền viên để khôi phục lại đội ngũ lao động của Công ty. Số lao động mới này sẽ được đào tạo theo một chương trình huấn luyện đặc biệt cả về kỹ năng,ngoại ngữ lẫn tính kỷ luật để chất lượng thuyền viên xuất khẩu đạt mức cao nhất có thể, tạo uy tín cho Công ty. Doanh thu từ các chi nhánh: Các chi nhánh của Công ty được đặt văn phòng tại các thành phố lớn trãi dài từ Bắc đến Nam bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Vũng Tàu, Cần Thơ. Các chi nhánh này tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu phát triển các dịch vụ hàng hải như : Đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa đường biển, vận tải đường bộ và hoạt động logistics. Các chi nhánh đã và đang thực hiện tác nghiệp và hỗ trợ cho Công ty rất nhiều trong việc mở rộng thị trường về dịch vụ hàng hải từ Nam ra Bắc. Tuy loại hình dịch vụ này có sự cạnh tranh phá giá của nhiều Công ty tư nhân, nhưng với sự năng động của Tổng giám đốc, giám đốc và các phòng ban kinh doanh, đội ngũ nhân viên chi nhánh luôn biết cách duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, thông qua việc phục vụ tận tâm, tận lực bảo đảm dịch vụ được cung cấp tốt nhất. Mặc dù như vậy nhưng để tồn tại được và giữ chân được khách hàng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì Công ty phải đảm bảo giá tốt nhất và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ, do đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty bằng chứng là trong năm 2010 tổng doanh thu từ các chi nhánh chỉ đạt 9.839 tỷ đồng thấp hơn 4% so với dự kiến và giảm 24.12% so với năm 2009. Doanh thu cụ thể như sau: Chi nhánh Hải Phòng: được đặt tại vị trí rất thuận lợi chỉ cách Cảng Hải Phòng 7 km,là chi nhánh co doanh thu cao nhất, đạt 6.66 tỷ đồng chiếm 67.69% tỉ trọng. Năm 2010 chi nhánh này kinh doanh khá thuận lợi với doanh thu vượt xa mức kế hoạch ( tăng 67.5% so với dự kiến ban đầu). Trong năm Công ty đã đầu tư thêm 3 đầu kéo và 2 romoc container để phục vụ cho việc đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa và vận tải đường bộ. Chi nhánh Đà Nẵng: là chi nhánh chủ lực thứ 2 của Công ty, trong tương lai chi nhánh này có thể mang lại doanh thu rất lớn có khả năng vượt qua cả chi nhánh ở Hải Phòng vì thành phố Đà Nẵng là một thành phố trẻ với tốc độ phát triển rất nhanh; hơn nữa, Cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15 - 20 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn và có chiều dài trên 220 m, vịnh Đà Nẵng rộng và kín gió, là nơi neo đậu thuyền rất an toàn trong mùa mưa bão. Vì vậy, nên doanh thu của chi nhánh tại đây tăng khá nhanh, năm 2010 đạt 1.549 tỷ đồng, tăng 48.3% so với năm 2009, cho nên Công ty cần vạch ra kế hoạch phát triển để phát huy hết tiềm năng của chi nhánh này nhằm nâng cao kết quả kinh doanh cho cả Công ty. Chi nhánh Quy Nhơn: doanh thu chi nhánh này năm 2010 là 857 triệu đạt 117.4% so với kế hoạch, nguồn thu chủ lực ở đây là dịch vụ đại lý tàu biển. Tuy doanh thu năm không cao nhưng đội ngũ nhân viên ở đây đang nỗ lực hết sức để tìm thêm khách hàng mới, với thái độ phục vụ và chuyên môn cao năm 2011 sẽ hứa hẹn nhiều thành công đến với Chi nhánh Chi nhánh Cần Thơ: Chi nhánh này không có thế mạnh về các dịch vụ như trên, doanh thu chủ yếu dựa vào việc phát hành bill theo yêu cầu của Công ty Maersk Việt Nam. Năm 2010, tổng nguồn thu của Chi nhánh này là 773 triệu đồng, do việc phát hành bill hoàn toàn phụ thuộc vào Maersk nên khi Maersk không có nhiều đơn hàng thì doanh thu của Chi nhánh cũng giảm theo. Công ty cần có kế hoạch phát triển dịch vụ cho Chi nhánh Cần Thơ đa dạng và đầu tư hơn để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Khó khăn hiện nay của các Chi nhánh là rất cần một Bãi container để mở rộng hoạt động logistics, do nhu cầu khách hàng cần được phục vụ theo chu trình khép kín nên hoạt động này đang có xu hướng phát triển khá mạnh nhất là tại các Chi nhánh Đà Nẵng và Hải Phòng. Đồng thời địa thế đất đai rất phù hợp cho việc thành lập Bãi vì giá đất cũng khá thấp nhưng nguồn vốn cân đối của Công ty không đủ sức phát triển thêm tài sản Quỹ đất cho Chi nhánh. Tuy nhiên Công ty sẽ tiếp tục xem xét và phân tích cụ thể từng thế mạnh, yếu trong hoạt động của các Chi nhánh gắn liền với vị trí địa lý,văn hóa và tiềm năng của từng vùng để có hướng tập trung phát triển các hoạt động phù hợp với điểm mạnh của từng Chi nhánh hiện nay và trong tương lai. Doanh thu từ hoạt động tài chính: Năm 2010 doanh thu từ hoạt động này giảm nhẹ, tổng doanh thu hạng mục này là 6.004 tỷ đồng, chỉ đạt 47% kế hoạch đề ra, giảm 15.83 % so với năm 2009. Nguồn thu chủ yếu là được chia cổ tức lợi nhuận từ các công ty con, công ty liên doanh và lãi từ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Về chia lãi, năm 2010 Công ty được chia 2.549 tỷ đồng, giảm 52.3% so với năm 2009, trong đó lợi nhuận được chia từ Công ty TNHH APM- SGS, chiếm 82.3% với con số là 2.1 tỷ đồng. Ngược lại, trong năm công ty lại có doanh thu từ chênh lệch tỷ giá cao hơn gấp 2 lần năm 2009, với tổng số là 2.952 tỷ đồng, tăng 164%, do trong năm 2010 tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng cao, nếu lấy giá thời điểm đầu năm thì tốc độ tăng của tỷ giá đồng đô Mỹ là 24.2%, hơn nữa thu nhập từ việc khai thác tàu và xuất khẩu thuyền viên đa phần là ngoại tệ nên việc gia tăng này là tất yếu. Bên cạnh đó, tiền lãi tiền gởi ngân hàng cũng mang lại một nguồn thu đáng kể cho Công ty, nhưng lại kém hơn so với năm 2009. Cụ thể là tiền lãi ngân hàng không kỳ hạn là 101.8 triệu đồng, giảm 47.3% so với năm 2009, còn lãi tiền gửi có kỳ hạn là 401.54 triệu đồng, giảm 16%. Nguyên nhân do trong 2010 Công ty gặp khó khăn về vốn lưu động nên đã rút một số tiền từ ngân hàng ra, trung bình tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn năm 2010 là hơn 900 triệu và tiền gửi ngân hàng kỳ hạn một năm là 3.713 tỷ đồng. Sự giảm sút về doanh thu tài chính đã làm giảm tổng doanh thu của Công ty với mức độ ảnh hưởng là 1.11%. 3.3.10.Doanh thu khác: Tổng doanh thu khác năm 2010 là 12.06 tỷ đồng đạt 402.04% kế hoạch, nhưng lại giảm 36.63% so với năm 2009. Cơ cấu doanh thu năm 2010 bao gồm doanh thu từ nhượng bán tài sản cố định, thu từ chênh lệch đánh giá tài sản góp vốn, thu từ tiền đền bù, bồi thường và các khoản thu khác. Cụ thể là trong năm 2010, Công ty đã tiến hành nhượng bán 1 máy phát điện cũ Denkyo nhận từ Công ty liên doanh Sea Saigon, 3 xe tải Hino đã qua sử dụng, , 1 xe ô tô 5 chỗ hiệu Kia Spectra và một số tài sản khác với tổng số tiền thu được là 4.621 tỷ đồng. Mặt khác Công ty còn thu được từ chênh lệch đánh giá tài sản góp vốn vào Công ty liên doanh Bình Minh là 4.412 tỷ đồng, tiền đền bù bồi thương là 356 triệu từ Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh và 43 triệu từ các khoản thu nhỏ khác. Ngoài ra để có vốn giải quyết khó khăn về các khoản nợ phải trả trong năm Công ty còn triển khai thông báo công khai về việc chuyển nhượng quyền sử dụng 6,500 m2 (đã đền bù, chưa san lấp) ở khu Linh Trung, Thủ Đức và 2 máy Yammar với công suất mỗi máy là 600 mã lực là 2 máy chính của dự án đóng mới 2 tàu sông với trọng tải 1,500 tấn mỗi tàu nhưng chưa có tổ chức cá nhân nào đăng ký mua. 3.4.Phân tích tình hình thực hiện chi phí năm 2010 3.4.1.Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện chi phí. 3.4.1.1. Khái niệm: Chi phí là biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động vật hóa cho sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( thường là một tháng, một quý, nửa năm, chín tháng hay là một năm). Chi phí là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng quan trọng. Chi phí là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục đích của mọi nhà kinh doanh là thu được lợi nhuận cao. Việc tăng giá bán mỗi sản phẩm để đạt mục đích này thì lại khó thực hiện vì mỗi sản phẩm có rất nhiều nhà cung cấp ( trừ hãng độc quyền) nên giá cả do thị trường quyết định. Vì vậy để tăng lợi nhuận cho mỗi đơn vị sản phẩm chỉ còn cách hạ chi phí giá thành sản phẩm. Nghĩa là giảm chi phí sản xuất – kinh doanh cho mỗi đơn vị sản phẩm. 3.4.1.2.Mục đích: Việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu Chi phí nhằm đạt những mục đích sau: + Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí giá thành sản lượng. + Qua nghiên cứu các loại chi phí dưới các góc độ khác nhau, chúng ta vừa có thể kiểm tra tình hình sử dụng lao động, tài sản cố định, tài sản lưu động, kiểm tra việc chấp hành chính sách – chế độ nhà nước, đồng thời phát hiện những bất hợp lý trong chi phí. Từ đó tìm biện pháp khắc phục để hạ giá thành đơn vị sản phẩm. + Tạo tiền đề cho việc lập kế hoạch chi phí cho kỳ sau sát thực hơn. Như ta đã biết, chi phí đầu vào của doanh nghiệp được biểu hiện bằng giá thành của sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra. Đây thực sự là một ưu thế cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường song nó cũng trở thành điểm yếu nếu doanh nghiệp quản lý chi phí không tốt. Do vậy, vấn đề quản lý chi phí của sản phẩm là cực kỳ quan trọng. Nếu doanh nghiệp quản lý chi phí không tốt ( nguồn chi phí đầu vào), sản phẩm sản xuất ra có chất lượng không thua kém đối thủ song giá thành sản phẩm thấp, tạo ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nếu trình độ quản lý kém, nguồn chi phí đầu vào lớn dẫn đến chi phí giá thành sản phẩm tăng cao và không hợp lý, khó cạnh tranh trên thị trường. Vấn đề trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết khi Việt Nam đã là thành viên APEC, AFTA, WTO được gần 4 năm. Chính vì vậy, việc quản lý chi phí, cắt giảm các chi phí không hợp lý nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với hàng nhập từ nước ngoài trên thị trường trong nước và hàng hóa nước khác khi vươn ra thị trường nước ngoài. Hiện tại các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn trong vấn đề này cả từ những nguyên nhân chủ quan nội bộ doanh nghiệp và những tác động khách quan từ bên ngoài. Và chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ không chịu nổi sức ép cạnh tranh từ bên ngoài ngay trên thị trường nội địa chứ chưa nói đến việc vươn ra thị trường thế giới. Do vậy, bên cạnh rất nhiều giải pháp thì vấn đề cắt giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm được đặt ra như một giải pháp hiện nay. 3.4.1.3.Ý nghĩa phân tích tình hình thực hiện chi phí : Cho phép doanh nghiệp biết được khả năng sẵn có của mình để hạ chi phí tới mức thấp nhất. Đó là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp có thể điều chính giá cả sao cho bù đắp được chi phí và lợi nhuận tối đa. Đồng thời, cũng để biết rằng với mức chi phí hiện tại phải bán ra ở mức sản lượng bao nhiêu? Để đạt lợi nhuận tối đa, để hòa vốn hoặc nếu lỗ vốn thì ở mức sản lượng nào sẽ lỗ vốn ít nhất. Nếu tính toán đúng và đánh giá chính xác sẽ giúp doanh nghiệp hình dung được bức tranh về hiệu quả HĐSXKD của doanh nghiệp mình. Đánh giá chi phì còn để điều chỉnh chi phí theo chiến lược thị trường – là một trong những công việc quan trọng của nhà kinh doanh. Nếu điều hành chi phí tốt sẽ đưa doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển. Ngược lại, có thể đấy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. 3.4.2. Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo nghiệp vụ kinh doanh: BẢNG 4: Đánh giá tình hình thực hiện chi phí theo nghiệp vụ kinh doanh của Công ty trong năm 2010 TT CHI TIẾT NĂM 2009 NĂM 2010 SO SÁNH % BỘI CHI, TIẾT KIỆM MĐAH (%) SỐ TIỀN (VNĐ) TT (%) SỐ TIỀN (VNĐ) TT (%) TUYỆT ĐỐI (VNĐ) TƯƠNG ĐỐI (VNĐ) 1 Gía vốn hàng bán 63,244,265,450 69.26 113,308,992,961 76.61 179.16 50,064,727,511 25,589,196,782 54.83 1.1 Khai thác tàu biển 26,696,981,533 29.24 82,502,334,846 55.78 309.03 55,805,353,313 45,473,621,460 61.12 1.2 Khai thác tàu sông 7,818,475,582 8.56 5,086,426,991 3.44 65.06 -2,732,048,591 -5,757,798,641 -2.99 1.3 Dịch vụ hàng hải 17,189,700,031 18.83 14,964,711,363 10.12 87.06 -2,224,988,669 -8,877,402,581 -2.44 1.4 Dịch vụ kho vận 10,767,305,143 11.79 10,439,178,761 7.06 96.95 -328,126,381 -4,495,073,471 -0.36 1.5 Cho thuê văn phòng - - - - - - - - 1.6 Xuất khẩu thuyền viên 771,803,161 0.85 316,341,000 0.21 40.99 -455,462,161 -754,149,984 -0.50 2 Chi phí bán hàng - - - - - - - - 3 Chi phí tài chính 15,686,730,432 17.18 24,054,198,059 16.26 153.34 8,367,467,627 2,296,702,950 9.16 4 CP quản lý doanh nghiệp 5,999,452,077 6.57 6,329,273,422 4.28 105.50 329,821,345 -1,991,966,609 0.36 5 Chi phí khác 6,378,941,633 6.99 4,213,597,939 2.85 66.05 -2,165,343,694 -4,633,994,106 -2.37 TỔNG CỘNG 91,309,389,592 100.00 147,906,062,381 100.00 161.98 56,596,672,789 21,259,939,017 ( Nguồn: Trích Báo Cáo Tài Chính Năm 2010 -- Phòng Tài Chính-Kế Toán) Đánh giá chung tình hình thực hiện chi phí năm 2010. Qua bảng phân tích trên chúng ta nhận thấy, tình hình thực hiện chi phí trong năm 2010 của công ty tăng so với tổng chi phí năm 2009. Cụ thể tổng chi phí kỳ thực hiện năm 2010 là 147.906 tỷ đồng , tăng 56.596 tỷ đồng so với năm 2009, với tốc độ tăng là 62%. Nếu phân tích theo chỉ tiêu tương đối( bội chi, tiết kiệm) so với tổng doanh thu thì tổng chi phí năm 2010 đã bội chi gần 21.260 tỷ đồng. Đây thực sự là một biểu hiện không tốt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên thị trường kinh doanh dịch vụ biển như hiện nay. Trong các khoản chi phí tạo nên giá thành sản phẩm của công ty, ta thấy khoản chi phí trực tiếp (giá vốn hàng bán) trong kỳ thực hiện là có sự biến động tăng vọt, kết quả phức tạp và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Các khoản chi phí còn lại hầu hết đều có biến động tăng, giảm không lớn và mức độ ảnh hưởng tới giá thành không cao. Để hiểu rõ những nguyên nhân tác động đến sự gia tăng của chi phí, chúng ta lần lượt đi đánh giá từng khoản chi phí để thấy được sự gia tăng nào là hợp lý, những khoản chi phí nào là không hợp lý: 3.4.2.1. Giá vốn hàng bán: Nhìn chung giá vốn hàng bán năm 2010, tổng giá vốn hàng bán của các nghiệp vụ tăng khá cao, với tổng chi phí là 113.309 tỷ đồng, tăng 79.16% so với năm ngoái với mức độ ảnh hưởng làm tăng tổng chi phí chung của cả Công ty là 54.83 %. Xét ở gốc độ tương đối, thì trong năm 2010 Công ty đã bội chi cho hạng mục này là 25.589 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do lạm phát nên chỉ số giá năm 2010 tăng khá cao so với năm 2009, cộng với việc tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng trong năm đã làm đẩy chi phí lên. a. Chi phí khai thác tàu biển: Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá vốn hàng bán của tất cả các nghiệp vụ, chiếm tỉ trọng là 55.78%. Vì đây là hoạt động chính với sản lượng cao nhất và mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty. Trong năm 2010, tổng chi phí khai thác tàu biển là 82.502 tỷ đồng, tăng 209.03% so với năm 2009 với mức độ ảnh hưởng làm tăng tổng chi phí là 61.12%. Nếu xét về tốc độ tăng doanh thu so với tốc độ tăng chi phí thì năm 2010 chi phí cho công tác khai thác tàu biển đã bội chi 45.473 tỷ đồng. Nguyên nhân là do tình hình chính trị ở các nước Trung Đông bất ổn nên đẩy giá nhiên liệu tăng lên, giá dầu DO bình quân năm 2010 là 710 USD/ tấn, tăng 10.73% so với năm 2009. Mặt khác, các loại phụ phí như chi phí Cảng, đâị lý, kiểm đếm đều tăng giá cao hơn năm trước. Trong năm tới Công ty chủ trương tiếp tục hoàn thiện thực hành tiết kiệm, giảm chi phí về sử dụng điện, nước ngọt, nhiên liệu. trang thiết bị sinh hoạt và chế độ bão dưỡng của thuyền viên dưới tàu đồng thời nâng cao công tác quản lý vận hành tàu để đạt được hiệu quả tốt nhất. b. Chi phí khai thác tàu sông: Năm 2010, do sản lượng thực hiện của loại hình khai thác này không cao, giảm đến 33% so với năm 2009 nên chi phí cho hoạt động này cũng giảm theo, với con số là 5.086 tỷ đồng, giảm 35% so với năm trước. Vậy trong năm Công ty đã thực hành tiết kiệm được 5.758 cho hạng mục và điều này đã làm giảm 3% tốc độ tăng của tổng chi phí cả Doanh nghiệp. Đây là một dấu hiệu tốt mà Công ty cần phát huy hơn nữa. c. Chi phí hoạt động dịch vụ hàng hải: Chi phí của dịch vụ hàng hải trong năm là 14.965 tỷ đồng, chiếm 10.12% về tỉ trọng trong tổng chi phí, giảm 13% so với năm 2009. Xét về tốc độ tăng của doanh thu so với tốc độ tăng của chi phí thì trong năm Công ty đã tiết kiệm được 8.877 tỷ đồng ở khoản mục này, đồng thời làm giảm 2.44% tốc độ tăng của toàn bộ chi phí trong năm. d. Chi phí của dịch vụ kho vận: Năm 2010, doanh thu của bộ phận này tăng 4.52% nhưng phần chi phí của nó lại giảm 3.05% so với năm 2009, đạt con số 10.439 tỷ đồng, giảm 328 triệu đồng về mặt tuyệt đối và tiết kiệm gần 4.495 tỷ về mặt tương đối với mức độ ảnh hưởng lên tổng chi phí là giảm 0.36%. Điều đó, chứng tỏ công ty đã tích cực cắt giảm những chi phí không cần thiết trong công tác quản lý chi phí ở bộ phận này. e. Chi phí cho thuê văn phòng: Hoạt động này trong năm không phát sinh chi phí. f. Chi phí xuất khẩu thuyền viên: Đây là nguồn chi để trả lương, phụ cấp cho các thuyền viên và chi phí là các thủ thục để xuất khẩu. Năm 2010, khoản chi này là 316.34 triệu đồng, giảm 455.46 triệu so với năm 2009 và làm giảm 0.5% tốc độ tăng của tổng chi phí cả Công ty trong năm. Nếu so sánh giữa tốc độ tăng giảm của doanh thu và chi phí thì ta thấy tốc độ giảm của chi phí lớn hơn (trong năm 2010 doanh thu của nghiệp vụ này giảm 59.01% còn chi phí thì giảm 59.66% so với năm 2009), điều này cho thấy Công ty đã hoàn thành tốt công tác thực hành tiết kiệm, đây là một dấu hiệu tốt mà Công ty cần phát huy. 3.4.2.2. Chi phí bán hàng: Trong năm 2010, Công ty không có khoản chi phí cho việc bán hàng. 2.4.2.3. Chi phí tài chính. Qua bảng đánh giá trên ta nhận thấy, trong năm 2010 chi phí cho hoạt động tài chính tăng mạnh, với lượng tăng tuyệt đối là 8.367 tỷ đồng, tốc độ tăng 153.34% với tổng chi phí là 24.054 tỷ đồng. Đây chủ yếu là chi phí lãi vay, chiếm 60% tỉ trọng với con số lên đến 14.197 tỷ đồng. Vì đầu kỳ Công ty tổng khoản vay của Công ty còn rất lớn từ các năm trước vẫn chưa có khả năng chi trả, cụ thể là khoản nợ ngắn hạn từ các Công ty tài chính để bổ sung vào nguồn lưu động của Công ty là khoảng 28 tỷ với lãi suất 16%/ năm, khoản nợ dài hạn tại ngân hàng phát triển Việt Nam vay để đóng mới tàu Saigon Queen còn 47.285 tỷ đồng trả lãi suất là 3%/năm, khoản nợ dài hạn để đóng tàu Saigon Princess tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế còn lại 149.785 tỷ đồng với lãi suất cho vay 2.2%/ năm. Số tiền vay để đóng mới tàu Saigon Princess được vay bằng đô Mỹ nên kèm theo việc phải trả lãi vay cao Công ty còn bị lỗ do chênh lệch tỷ giá, điều này chính là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí tài chính năm 2010. 3.4.2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Khoản chi phí này bao gồm các chi phí về: chi phí lương cho nhân viên quản lý, chi phí nguyên vật liệu, vật liệu công cụ, dụng cụ làm việc, văn phòng phẩm, khấu hao tài sản cố định , tiền điện, tiền nước, điện thoại, công tác phí...nó phụ thuộc vào tình hình hoạt động của công ty, khoản chi phí này có nhiều loại, mỗi loại biến động theo những nguyên nhân khác nhau. Qua bảng phân tích chúng ta thấy, trong kỳ thực hiện khoản chi phí này là 6.329 tỷ đồng, tăng về lượng tuyệt đối là 329.8 triệu đồng với tốc đọ tăng là 105.5% và chính lượng tăng này có mức độ ảnh hưởng làm tăng 0.36% tới tổng chi phí, xét chỉ số tương đối thì kỳ thực hiện công ty đã tiết kiệm 1.992 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là trong năm 2010 giá cả nguyên vật liệu, văn phòng phẩm liên tục tăng cao, lượng cơ bản được Nhà nước điều chỉnh so với năm 2009 từ 650.000đ/ tháng tăng lên 730.000đ/ tháng cho lương tối thiểu. 3.4.2.5.Chi phí khác: Bên cạnh các chi phí đã nêu trên thì chi phí khác của công ty năm 2010 giảm. Đây là một biểu hiện tốt. Phần lớn những khoản chi phí khác phát sinh là do đánh giá tài sản góp vốn, chi phí thanh lý tài sản cố định, giá trị còn lại của tài sản cố định mà Công ty thanh lý….Điều này chứng tỏ công ty đã có chế độ giám sát, quản lý chặt chẽ các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như việc đánh giá và chọn tài sản tài sản để thanh lý. BẢNG 5: Đánh giá tình hình thực hiện chi phí theo các yếu tố sản xuất. TT CHI TIẾT NĂM 2009 NĂM 2010 SO SÁNH % BỘI CHI, TIẾT KIỆM MĐAH (%) SỐ TIỀN (VNĐ) TT (%) SỐ TIỀN (VNĐ) TT (%) TUYỆT ĐỐI (VNĐ) TƯƠNG ĐỐI (VNĐ) 1 Chi phí nguyên vật liệu 10,014,659,232 10.97 15,646,753,523 10.58 156.24 5,632,094,291 1,756,421,168 6.17 2 Chi phí nhân công 13,968,997,381 15.30 40,983,405,768 27.71 293.39 27,014,408,387 21,608,406,401 29.59 3 Chi phí khấu hao TSCĐ 12,175,583,395 13.33 18,777,901,108 12.70 154.23 6,602,317,713 1,890,366,939 7.23 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 28,350,359,219 31.05 37,520,193,892 25.37 132.34 9,169,834,673 -1,801,754,345 10.04 5 Chi phí sản xuất chung 4,734,118,300 5.18 6,710,012,092 4.54 141.74 1,975,893,792 143,790,010 2.16 6 Chi phí tài chính 15,686,730,432 17.18 24,054,198,059 16.26 153.34 8,367,467,627 2,296,702,950 9.16 7 Trong đó: Chi phí lãi vay 2,336,613,330 2.56 14,197,053,649 9.60 607.59 11,860,440,319 10,956,170,960 12.99 8 Chi phí khác 6,378,941,633 6.99 4,213,597,939 2.85 66.05 -2,165,343,694 -4,633,994,106 -2.37 TỔNG CỘNG 91,309,389,592 100.00 147,906,062,381 100.00 161.98 56,596,672,789 21,259,939,017 ( Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2010 – Phòng Tài chính - Kế toán) 3.4.3. Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo các yếu tố sản xuất: 3.4.3.1. Chi phí nguyên vật liệu: Qua bảng phân tích ta nhận thấy, tốc độ tăng của khoản chi phí này khá cao. Cụ thể, năm 2009 khoản mục chi phí này 10.014 tỷ đồng , năm 2010 khoản chi phí này tăng 5.632 tỷ đồng đạt con số 15.646 tỷ với tốc độ tăng là 156.24%, xét theo chỉ số tương đối( tức bội chi hay tiết kiệm) thì khoản mục này trong năm 2010 đã bội chi 1.756 tỷ đồng, chính lượng tăng tuyệt đối đã có mức độ ảnh hưởng làm tăng 6.17% tới tổng chi phí năm 2010. Đây là một biểu hiện không tốt, nó cho thấy trong năm 2010 công ty chưa thực hiện tốt công tác quản lý chi phí ở khâu này. Tuy nhiên đây là điều cũng không thể tránh trong hoàn cảnh giá cả thị trường hiện nay. Trong tổng chi phí nguyên vật liệu thì khoản chi phí nhiên liệu phuc vụ cho công tác khai thác tàu và vận tải đường bộ khá cao chiếm 73% tỉ trọng. Trong khí đó giá nhiên liệu lại liên tục tăng – đó là việc Nhà nước ta liên tục điều chỉnh tăng giá xăng dầu cho phù hợp với giá dầu chung của khu vực và trên thế giới. Việc điều chỉnh giá xăng dầu nhằm mục đích : thứ nhất là giảm đi gánh nặng bảo hộ về giá xăng dầu của chính phủ, thứ hai là để hoàn tất các cam kết trong việc gia nhập AFTA và WTO của nước ta.Bên cạnh đó, sản lượng các dịch vụ của công ty đều tăng vượt kế hoạch kéo theo chi phí nguyên vật liệu tăng theo. Vì vậy, xét cho cùng thì lượng tăng giảm nguyên vật liệu của khoản chi phí này chưa hẳn là tốt hay xấu mà còn phải xét tình hình thực tế của công ty và giá cả nhiên liệu kỳ thực hiện. Song để đảm bảo cho việc kinh doanh được hiệu quả, công ty cần xem xét kỹ thuật và có biện pháp tiết kiệm tốt hơn nữa bằng cách thay đổi máy móc, công nghệ ít tiêu hao nhiên liệu, ít lao động và sử dụng hết công suất, không để máy móc chạy không, ... hoặc có thể khoán nhiên liệu cho từng đầu phương tiện theo sản phẩm. 3.4.3.2. Chi phí nhân công: Chi phí nhân công chính là chi phí trả lương, phụ cấp, tiền thưởng cho công nhân chính của công ty. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất tính quỹ lương căn cứ vào đơn giá lương, theo cách này các doanh nghiệp tự xây dựng, trình cấp trên duyệt. Chi phí lương nhiều hay ít, tính theo cách này hay cách khác cũng trong phạm vi quỹ lương của doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào đơn giá và sản lượng thực hiện. Tiền lương là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất. Nếu có mức lương hợp lý, phù hợp với sự cống hiến của người lao động, đảm bảo sự cân bằng và phù hợp với mức sống, điều kiện sống của người lao động trong xã hội. Qua bảng phân tích trên ta thấy: Tình hình chi phí nhân công trong năm 2010 là 40.98 tỷ đồng với tốc độ tăng là 293.39% tăng 27.014 tỷ đồng về giá trị tuyệt đối có mức độ ảnh hưởng làm tăng tổng chi phí của công ty trong kỳ thực hiện là 29.59% so với năm 2009. Xét về chỉ số tương đối thì trong năm công ty đã bội chi 21.61 tỷ đồng so với năm 2009. Trong khi đó, tổng số lao động bình quân năm 2010 lại thấp hơn năm trước là 12.6%, đây là một điều chưa hợp lý trong công tác quản lý lương của Công ty. Tuy việc chi trả lương cho nhân viên cao có khả năng kích thích được năng suất lao động, nhưng lại làm mất cân đối giữa doanh thu và chi phí làm ảnh hưởng đên lợi nhuận của Công ty. Công ty cần điều chỉnh tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền thưởng sao cho phù hợp với sản lượng cho những kỳ tiếp theo. 3.4.3.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Trước đây, tất cả các doanh nghiệp đều có hai loại khấu hao là khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn. Nhưng trong những năm gần đây để đơn giản thủ tục quản lý và phản ánh đúng thực tế chi phí phát sinh trong một kỳ thì người ta không phân biệt sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên mà gộp chung là chi phí sửa chữa TSCĐ và không tính khấu hao sửa chữa lớn. Chi phí khấu hao là biểu hiện bộ phận giá trị nguyên sản của TSCĐ đưa chuyển vào sản phẩm . Số tiền này được tích lũy để tái sản xuất toàn bộ TSCĐ. Năm 2010, tổng tài sản cố định của công ty là 334.4 tỷ đồng giảm 8.87% so với tổng tài sản cố định của năm trước, nhưng trái lại chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2010 lại tăng lên 54.23% , đạt con số là 18.778 tỷ đồng, tăng 6.6 tỷ so với năm 2009. Nếu xét về tỷ suất tăng trưởng của doanh thu so với chi phí thì Công ty đã bội chi 1.89 tỷ đồng cho khoản mục này. Cho nên Công ty cần xem xét lại tỷ lệ trích khấu hao tài sản của mình sao cho phù hợp hơn nữa trên cơ sở chỉ tiêu sản lượng kỳ thực hiện. Bởi nếu tỷ lệ trích khấu hao thấp thì sau thời gian sử dụng kế hoạch thì lượng khấu hao sẽ không đủ bù đắp cho nguyên giá TSCĐ. Nhưng nếu để thu hồi vốn nhanh công ty đưa ra tỷ lệ khấu hao lớn hơn sẽ làm tăng giá thành đơn vị và sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ thấp. 3.4.3.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Trong năm 2010, Công ty sử dụng dịch vụ mua ngoài khá nhiều làm cho chi phí khoản mục này tăng lên đạt 37.52 tỷ đồng, tăng 32.34% so với năm 2009 làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng của tổng chi phí cả Công ty là 10.04%. Tuy chi phí này tăng nhưng xét trên gốc độ so với độ tăng của doanh thu thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 1.8 tỷ đồng. Đây là biểu hiện tốt cho thấy Công ty đã tận dụng được chi phí đầu tư mà vẫn kiếm được lợi từ dịch vụ của đơn vị khác. 3.4.3.5. Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm những khoản mục chi phí nhỏ nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty như chi phí về điện nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chi phí về giao dịch tiếp khách….Trong năm 2010 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm trước nên giá cả thị trường tăng cao, làm cho chi phí sản xuất chung của Công ty cũng tăng theo, tổng chi phí này là 6.71 tỷ đồng, tăng 41.74% so với năm 2009 và làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng của tổng chi phí cả Công ty trong năm là 2.16%. Nếu xét về tốc độ tăng giữa doanh thu và chi phí thì chi phí sản xuất chung năm này đã bội cho 143.79 triệu đồng. Đây là mặt hạn chế mà Công ty cần có biện pháp thắt chặt hơn trong chi tiêu. 3.4.3.6. Chi phí hoạt động tài chính: như đã phân tích ở trên 3.4.3.7. Chi phí khác: như đã phân tích ở trên. 3.5. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và đánh giá khả năng sinh lời của Công ty năm 2010: BẢNG 6: Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và đánh giá khả năng sinh lời TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM 2009 NĂM 2010 SO SÁNH(%) CHÊNH LỆCH I LỢI NHUẬN 1 LN gộp về BH và CCDV VNĐ 12,001,524,559 9,307,967,714 78 -2,693,556,845 2 Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD VNĐ -2,551,011,504 -15,075,173,080 591 -12,524,161,576 3 Lợi nhuận khác VNĐ 12,653,065,356 7,847,466,923 62 -4,805,598,433 4 Tổng lợi nhuận trước thuế VNĐ 10,102,053,852 -7,223,706,157 -72 -17,325,760,009 5 Tổng lợi nhuận sau thuế VNĐ 6,083,072,098 -10,869,076,563 -179 -16,952,148,661 II CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN 1 Vốn CSH bình quân VNĐ 149,811,154,096 164,197,520,253 110 14,386,366,157 2 Tổng tài sản bình quân VNĐ 481,598,569,872 469,249,103,266 97 -12,349,466,606 3 Tổng doanh thu VNĐ 101,411,443,444 140,682,356,224 139 39,270,912,780 4 Số cổ phiếu CP 14,420,000 14,420,000 100 0.00 5 ROE( Lãi ròng/ VCSHbq) % 0.04 -0.07 -163 -0.11 6 ROA(Lãi ròng/ Tổng TSbq) % 0.013 -0.023 -183 -0.036 7 ROS( Lãi ròng/Tổng DT) % 0.06 -0.08 -129 -0.14 8 EPS(Lãi ròng/ Số CP) VNĐ 422 -754 -179 -1,176 ( Nguồn: Trích Báo Cáo Tài Chính Năm 2010- Phòng Tài Chính-Kế Toán) 3.5.1. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuân: Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền hinh tế quốc dân và doanh nghiệp và nó còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng phân tích ta thấy được trong năm 2010 Công ty cổ phần vận tải biển Saigon kinh doanh không đạt được hiệu quả do tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Trong năm, lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung câp dịch vụ đạt 9.3 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2009. Tuy lợi nhuận giảm nhưng ta thấy Công ty vẫn có lời ở khoản mục này chứng tỏ tình hình bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty vẫn đang phát triển. Nhưng do chi phí tài chính quá cao, làm cho khoản lợi nhuận từ BH và CCDV không bù đắp nổi khoản bội chi này,dẫn đến các khoản lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận trước thuế đều bị lỗ. Chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ đóng góp cho nhà nước năm 2010 đều bị giảm sút, với khoản lỗ sau thuế là khoảng 10.87 tỷ đồng cùng tốc độ giảm là 279% so với năm 2009. Có thể nói, năm 2010 là một năm đầy khó khăn cho công ty khi đứng trước một khoản nợ khổng lồ được vay để đóng 2 tàu biền mà chưa có khả năng chi trả và phải chịu mức lãi suất khá cao, hơn thế nữa vì vay bằng ngoại tệ nên hàng năm Công ty còn bị lỗ một khoản tiền lớn từ việc chênh lệch tỷ giá (tốc độ tăng tỷ giá ngoại tệ khá nhanh). Trong thời gian tới Ban lãnh đạo Công ty cần có hướng để giải quyết vấn đề này, để giúp Công ty thoát khỏi tình trạng thua lỗ ảnh hưởng đến uy tín củ Công ty. 3.5.2.Đánh giá khả năng sinh lời: Một doanh nghiệp có tồn tại lâu dài hay không phụ thuộc vào khả năng kiếm được lợi nhuận của công ty. Đánh giá khả năng sinh lời của một công ty có thể cung cấp một căn cứ tốt hơn trong việc đưa ra quyết định của nhà đầu tư, khả năng sinh lời của công ty cũng phụ thuộc vào tình hình thanh toán ngắn hạn của công ty đó, vì vậy nó có tầm quan trọng với cả nhà đầu tư và chủ nợ. 3.5.2.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Phản ánh tỷ lệ của lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế) so với tổng doanh thu. Vậy qua bảng phân tích ta thấy ROS năm 2009 thì cứ 100 đồng doanh thu có khả năng taọ ra 6 đồng lợi nhuận, đến năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thì bị lỗ 8 đồng về lợi nhuận , vì tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm của lợi nhuận nên đã làm giảm tỷ suất này. Điều này cho thấy năm 2010 doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả. 3.5.2.2.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA): Là thước đo khái quát nhất khả năng sinh lời của mỗi doanh nghiệp, đo lường số lợi nhuận kiếm được tên mỗi đổng tài sản được đầu tư. Qua bảng phân tích ta thấy, năm 2010 trên 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp bị lỗ 2.3 đồng, tỷ suất này giảm 283% so với năm 2009 3.5.2.3.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất này cho biết nếu một đống vốn chủ sở hữu đầu tư thì kiếm được bao nhiêu lợi nhuận. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu trong năm 2010 có tốc độ giảm 163% so với năm 2009. Cụ thể là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư thì Công ty chịu lỗ 7 đồng. 3.5.2.4.Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS): Đối với công ty cổ phần , một trong những thước đo khả năng sinh lợi được sử dụng một cách rông rãi nhất là lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu thường. Hiện nay Việt Nam không phát hành cổ phiếu ưu đãi nên cổ tức cổ phiếu ưu đãi bằng 0. Lợi nhuận thuần sau thuế được phân bổ cho lợi ích của cổ đông thiểu số và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ. lợi ích của cổ đông thiểu số thể hiện phần lợi nhuận hoặc lỗ và tài sản thuần không nắm giữ bởi cổ đông của công ty. Vì vậy khi tính EPS lợi nhuận ròng được tính là: lợi nhuận thuần sau thuế - lợi ích của mỗi cổ đông thiểu số và chính là lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ. Các nhà đầu tư quan tâm đến tỷ số này do lợi nhuận là cơ sở để chi trả cổ tức và gia tăng trong tương lai giá trị cổ phiếu. Qua bảng phân tích ta thấy,tốc độ giảm của EPS là 279 % cụ thể năm 2009 lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu là 422 đồng/cổ phiếu thì năm 2010 tỷ số này bị giảm xuống lỗ 754 đồng/cổ phiếu. Đây là một dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty, Công ty cần nỗ lực hơn trong công tác quản lý kinh doanh để lấy lại uy tín cũng như lòng tin của nhà đầu tư. 3.6. Phân tích tình hình thực hiện đối với nhà nước: 3.6.1.Mục đích: Các khoản phải nộp cho nhà nước là số tiền mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán về các khoản phải nộp tài chính bắt buộc như: thuế, các khoản phí,lệ phí, các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định. Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước nhằm mục đích đánh giá xem doanh nghiệp có thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác thông qua việc đảm bảo nộp đúng đủ, kịp thời các khoản phải nộp. 3.6.2.Nội dung phân tích: Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước là: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thúê thu nhập cá nhân và các khoản phải nộp khác. Doanh nghiệp phải tính tóan, kê khai, xin xác nhận số thuế và các khoản khác phải nộp chi tiết cho từng khoản và ghi vào sổ kế toán trên cơ sở thông báo của các cơ quan thuế. Thuế giá trị gia tăng: là một loịa thuế gián thu, tiền thếu được xác định cụ thể và ghi cùng với giá trị hàng hóa trên một hóa đơn tính thuế GTGT của sản phẩm, dịch vụ. thực chất là doanh nghiệp nộp thay cho người tiêu thụ. Thuế thu nhập doanh nghiệp: được tính bằng 25% lợi nhuận sau thuế. 3.6.3. Đánh giá tình tình hình thực hiện các khoản phải nộp đối với Nhà Nước năm 2010: BẢNG 7: Đánh giá tình tình hình thực hiện các khoản phải nộp đối với Nhà Nước. TT CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2009 NĂM 2010 SO SÁNH (%) CHÊNH LỆCH (VNĐ) 1 Thuế GTGT hàng bán nội địa VNĐ 354,115,577 503,586,794 142.21 149,471,217 2 Thuế GTGT hàng nhập khẩu VNĐ 86,415,203 152,300,919 176.24 65,885,716 3 Thuế xuất, nhập khẩu VNĐ 36,792,342 45,706,658 124.23 8,914,316 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp VNĐ 3,206,101,556 345,410,498 10.77 -2,860,691,058 5 Thuế thu nhập cá nhân VNĐ 611,996,147 900,534,206 147.15 288,538,059 6 Tiền thuế đất VNĐ 1,140,111,606 388,215,474 34.05 -751,896,132 7 Thuế nhà thầu nộp hộ VNĐ 489,576,482 634,192,482 129.54 144,616,000 8 Các loại thuế khác VNĐ 423,243,979 448,078,433 105.87 24,834,454 TỔNG CỘNG VNĐ 6,348,352,892 3,418,025,464 53.84 -2,930,327,428 ( Nguồn: Trích Báo Cáo Tài Chính Năm 2010- Phòng Tài Chính-Kế Toán) Năm 2010, kết quả kinh doanh của Công ty không mấy sáng sủa nên đã làm giảm các khoản đóng góp của Công ty cho Nhà Nước. Tổng tiền thuế mà Công ty phải nộp năm 2010 là 3.418 tỷ đồng, giảm 46.16% so với năm 2009. Công ty sẽ tiến hành công tác nộp thuế cho Nhà Nước đầy đủ trong thời gian sớm nhất. Chương 4: Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết luận Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thì việc phân tích kết quả kinh doanh sẽ giúp cho Doanh nghiệp có cái nhìn bao quát và biết được chi tiết hơn về các yếu tố trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, thấy được điểm mạnh điểm yếu của mình mà tìm cách khắc phụ hay phát huy. Đồng thời đề ra phương pháp mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận mà Công ty đang hướng đến trong thời gian tới phù hợp với kế hoạch phát triển của Công ty. Công ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn có thế mạnh là đã có một quá trình phát triển lâu dài, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải biển và có một thị phần khách hàng riêng biệt thân tín, tạo được thương hiệu cũng như uy tín trong ngành. Do đó, Công ty cần tận dụng những ưu thế này để phát triển hơn về qui mô hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của Công ty. Mặt khác, Ban lãnh đạo Công ty cần đề ra biện pháp để giải quyết tình hình khó khăn trước mắt, đưa Công ty đi lên và đứng vững trong thị trường vận tải hàng hải đang có sự cạnh tranh hết sức gay gắt như hiện này. 4.2 Kiến nghị. 4.2.1. Đối với hoạt động khai thác tàu: Có chế độ kiểm tra và sửa chữa định kỳ cho từng tàu để kịp thời phát hiện những hư hỏng gây ra tai nạn ảnh hưởng đển thuyền viên và hàng hóa Tạo quan hệ tốt với khách hàng để tìm kiếm nguồn hàng mới Tìm hiểu tập quán của các Cảng đi qua để tiến hành công tác neo đậu, xếp dỡ hợp lý, đúng qui định của Cảng. Đào tạo đội ngũ thuyền viên có thái độ làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật cao, sẵn sàng đối mặt với những tình huống xấu. 4.2.2. Đối với hoạt động kho bãi, cho thuê văn phòng: Theo dõi liên tục tình hình biến động của thị trường bất động sản để đề ra giá cho thuê phù hợp, tăng doanh thu cho Công ty. Có chế độ kiểm tra tu bổ công trình thường xuyên để kéo dài tuổi thọ cho công trình Quan hệ tốt với các hãng tàu lớn để vừa hợp tác về việc thuê kho bãi vừa kiếm thêm khách hàng để phát triển dịch vụ đại lý hàng hải. 4.2.3. Các dịch vụ hàng hải khác: Nâng cao chất lượng dịch vụ là quan trọng nhất. Đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên để giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng khi cần thiết, đồng thời có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, quan tâm đến khách hàng. Mở rộng phạm vi hoạt động, tạo ra một dịch vụ logistics để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng,thay vì phải thuê ngoài. Quan hệ tốt với hãng tàu, khách hàng và các đơn vị liên quan. 4.2.4.Đối với hoạt động tài chính: Tiếp tục tạo niềm tin và duy trì mối quan hệ với ngân hàng để có nguồn vay tín dụng ổn định trên cơ sở nguồn vốn đối ứng khi đầu tư dự án và tìm nguồn vốn vay trung dài hạn thông qua các kênh tài chính khác. Hợp tác đầu tư khai thác dự án với các đối tác có năng lực tài chính mạnh và kinh nghiệm. Tập trung công tác thu hồi nợ thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của ban thu hồi công nợ, có biện pháp mạnh để thu hồi nợ khó đòi. Tuy nhiên vận dụng những biện pháp này vào thực tiễn công ty còn phải trải qua một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng. Mục lục Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1 1.1. Phân tích kinh tế trong hoạt động kinh doanh 1 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 1 1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh 3 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 5 1.1.4. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh 6 1.2. Các phương pháp phân tích 8 1.2.1.Phương pháp so sánh 8 1.2.2.Phương pháp thay thế liên hoàn 11 1.2.3.Phương pháp số chênh lệch 14 1.2.4.Phương pháp cân đối 14 Chương 2:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN 17 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 17 2.2. Cơ sở vật chất và lực lượng lao động 20 2.2.1. Lực lượng lao động 20 2.2.2. Cơ sở vật chất 20 2.2.2.1. Bất động sản và kho bãi 20 2.2.2.2 Đội tàu 21 2.3.Bộ máy tổ chức và lực lượng lao động của công ty 24 2.4.Các lĩnh vực kinh doanh 41 Chương 3:PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN NĂM 2010 42 3.1. Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải Sài Gòn trong năm 2010 42 3.1.1. Đặc điểm tình hình 42 3.1.2. Phân tích chung KQHĐKD của Công ty cổ phần vận tải Sài Gòn trong năm 2010 45 3.2. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của công ty CP vận tải biển Sài Gòn năm 2010 49 3.2.1. Mục đích , ý nghĩa của việc phân tích chỉ tiêu sản lượng 49 3.2.1.1. Mục đích 50 3.2.1.2.Ý nghĩa 50 3.2.2. Nội dung phân tích 50 3.2.3. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng đội tàu theo từng nghiệp vụ 52 3.2.3.1. Vận tải đường biển 52 3.2.3.2. Vận tải đường sông 54 3.2.4. Phân tích khối lượng vận chuyển của đội tàu theo mặt hàng 55 3.2.4.1. Mặt hàng Gạo 55 3.2.4.2. Phân bón 56 3.2.4.3. Hạt điều 58 3.2.4.4. Bã đậu nành 59 3.2.4.5. Sắt thép 59 3.2.4.6.Quặng 60 3.2.4.7. Mặt hàng khác 61 3.2.4.8. Container hàng đông lạnh 61 3.2.4.9. Container hàng khô 62 3.3. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu của công ty 63 3.3.1.Mục đích và ý nghĩa 63 3.3.2.Doanh thu khai thác tàu biển 66 3.3.3. Doanh thu khai thác tàu sông 66 3.3.4. Doanh thu từ dịch vụ hàng hải 66 3.3.5. Doanh thu từ hoạt động Trung tâm kho vận 67 3.3.6. Doanh thu cho thuê văn phòng 69 3.3.7. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thuyền viên 70 3.3.8.Doanh thu từ các chi nhánh 70 3.3.9.Doanh thu từ hoạt động tài chính 73 3.3.10.Doanh thu khác 74 3.4.Phân tích tình hình thực hiện chi phí năm 2010 74 3.4.1.Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện chi phí 74 3.4.1.1. Khái niệm 74 3.4.1.2.Mục đích 75 3.4.1.3.Ý nghĩa phân tích tình hình thực hiện chi phí í76 3.4.2. Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo nghiệp vụ kinh doanh 77 3.4.2.1. Giá vốn hàng bán 79 3.4.2.2. Chi phí bán hàng 81 3.4.2.3. Chi phí tài chính 81 3.4.2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 82 3.4.2.5. Chi phí khác 83 3.4.3. Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo các yếu tố sản xuất 85 3.4.3.1. Chi phí nguyên vật liệu 86 3.4.3.2. Chi phí nhân công 86 3.4.3.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) 86 3.4.3.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 87 3.4.3.5. Chi phí sản xuất chung 88 3.4.3.6. Chi phí hoạt động tài chính 88 3.4.3.7. Chi phí khác 88 3.5. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và đánh giá khả năng sinh lời của Công ty năm 2010 90 3.5.1. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuân 90 3.5.2.Đánh giá khả năng sinh lời 91 3.5.2.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 91 3.5.2.2.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 91 3.5.2.3.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 92 3.5.2.4.Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 92 3.6. Phân tích tình hình thực hiện đối với nhà nước 93 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIỆN NGHỊ 95 4.1.Kết luận 95 4.2. Kiến nghị 96 CÁC BẢNG TÍNH TOÁN: BẢNG 1: Đánh giá chung kết quả HĐSXKD của Công ty năm 2010 BẢNG 2: Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng vận chuyển của đội tàu theo từng mặt hàng BẢNG 3: Đánh giá kết quả tình hình thực hiện doanh thu của Công ty CP Vận tải biển Sài Gòn năm 2010 BẢNG 4: Đánh giá tình hình thực hiện chi phí theo nghiệp vụ kinh doanh của Công ty trong năm 2010 BẢNG 5: Đánh giá tình hình thực hiện chi phí theo các yếu tố sản xuất. BẢNG 6: Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và đánh giá khả năng sinh lời BẢNG 7: Đánh giá tình tình hình thực hiện các khoản phải nộp đối với Nhà Nước năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74998161-Bctt-Tot-Nghiep.doc
Luận văn liên quan