Đề tài Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trước tình hình kinh tế nước ta đang có sự hội nhập với nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt. Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược và cách thức kinh doanh linh hoạt để nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho mình.Vì vậy việc nắm bắt nhu cầu, thu thập và xử lý các thông tin để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Từ việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế để từ đó định hướng ra các chiến lược, những quyết định đầu tư cho phù hợp với nguồn lực của công ty, hạn chế được những rủi ro trong đầu tư khi không nắm bắt được thông tin. Để giúp doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh cũng như biện pháp để cải thiện và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần MISA để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Khái quát một số vấn đề lý luận về hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần MISA 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Địa điểm: Công ty Cổ phần MISA - Thời gian: Từ ngày 10/1/2009 – 23/5/2009

doc78 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6782 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Được phát triển trên công nghệ Microsoft. Net. Sử dụng font chữ Unicode 6909:2001. Sản phẩn hiện đang được sử dụng tại 64 tỉnh thành trên cả nước! *MISA HRM. NET 2009: Phần mềm quản trị nhân sự MISA- HRM. NET 2009 là phần mềm quản trị nguồn nhân lực trên nền tảng web, được phát triển qua nhiều năm nghiên cứu, phân tích, lắng nghe những trăn trở và khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình quản trị nhân sự. MISA tự hào về quá trình cống hiến, thoả mãn kỳ vọng và tối đa hoá hiệu quả đầu tư vào các sản phẩm phần mềm của hơn 20.000 khách hàng trong nhiều năm liên tiếp. MISA HRM. NET 2009- giải pháp hiệu quả nâng sự chuyên nghiệp trong quản trị nhân sự một cách chuyên nghiệp nhất. 15 NĂM LỊCH SỬ SẢN PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ MISA Bảng 3 Sự phát triển sản phẩm của công ty từ 2000 đến 2008 Năm Ngôn ngữ 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 FoPro 2.6 VB 4.0/ Acc ess Visual FoxPro 3.0- 6.0 MISA Mimosa 5.0 MISA Mimosa 5.3 MISA Miiosa 5.5 M ISA Mimosa 2005 MISA Mimosa 2006 Visal FoxPro/SQL Server 7.0 MISA-SME 6.0(*) Visual 6.0/ SQL Server 2000 MISA- SME 7.0 MISA-SME 7.0 MISA –SME 7.1 MISA- SME 7.5 MISA- SME 7.9 . NET 1.1 SQL Server 2000 M ISA Panda. NET 2006 MISA Mimosa. NET X! 2006 MISA Panda 2008 Net 2.0SQL Server 2005 MISA Bamboo. NET 2008 MISA CRM. Net 2008 MISA Mimosa. Net 2009 .NET 3.5 SQL Server 2008 Foss MISA HRM 2010 MISA-SME.NET 2010 MISA CRM. NET 2010 Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty cổ phần MISA để có được chỗ đứng trên thị trường cần phải đầu tư nghiên cứu thị trường, xác định rõ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm phần mềm của công ty đó là sự phù hợp, sự hiện đại, độ ổn định, giá cả, chế độ chăm sóc khách hàng…khả năng đáp ứng của công ty. Để từ đó đề ra chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách cạnh tranh cho phù hợp. Khách hàng lúc này là sự quan tâm hàng đầu của công ty trong chiến lược của mình. 3..1.7.2 Các khách hàng tiêu biểu: - Cấp Bộ gồm: Bộ Ngoại Thương, Bộ y tế, Bộ khoa học và Công nghệ, Bộ thương mại, Tổng cục thống kê, Bộ thuỷ sản, Bộ tư pháp, Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Tổng công tu Giấy Việt Nam… - Cấp địa phương: gồm các Sở, Ban ngành phân bố rỗng rãi trên khắp 64 tỉnh thành cả nước, cùng vơi trên 20.000 khách hàng, đối tác triển khai thác. MISA là thành viên của các hiệp hội sau: - Hội tin học Việt Nam - Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam - HIệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam - Hội tin hoc viễn thông Hà Nội - Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội - Hiệp hội doanh nghệ trẻ Hà Nội - Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh - Hôi doanh nghệp trẻ thành phố Hồ Chí Minh - Hội doanh nghiệp Đà Nẵng - Câu lạc bộ doanh nghêip- doanh nhân Việt Nam - Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp - Bộ tư pháp 3.7.1.3 Đối thủ cạnh tranh Do thị trường và khách hàng của hoạt động kinh doanh phần mềm tại Việt Nam còn hạn chế và nhỏ hẹp, do vậy công ty MISA chịu sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều doanh nghệop tham gia vào cung cấp các sản phẩm phần mềm về kế toán và phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, trong dó có các công ty sau cung tham gia vào việc sản xuất và phát hành phần mềm kết toán nổi trội là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của MISA: - CDIT: là công ty chuyên nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm phần mềm trong ngành bưu chính viễn thông và đã có nhiều sản phẩm ứng dụng thành công và tích hợp tốt. - VDC: Đã có phần mềm kế toán trong bưu điện được ứng dụng trong toàn thể công ty - Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST - Công ty cổ phần phần mềm EFFECT - Công ty phần mềm kết toán Bravo Các công ty tin học Việt Nam : hiện nay có khoảng vài trăm công ty phần mềm tại Việt Nam , các công ty hàng đầu có: FPT, FAST, EFFECT, Bravi, LạcViệt, Dosoft.. đây cũng là những công ty có mức độ cạnh tranh cao bởi kinh nghiêm trên thị trường, sự tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với MISA không chỉ về sản phẩm cung cấp, về giá cả, hệ thống đại lý, các kênh phân phối…mà các công ty này có thể cung cấp và theo đuổi cũgn như thực hiện tổng thể các dự án về CNTT bao gồm cả việc cung cấp giải pháp tư vấn, cung cấp phần cứng, cung cấp phần mềm. Ngoài ra, các công ty phần mềm nước ngoài như: Oracle, IBM… tuy không thành công lắm trong kinh doanh phần mềm tại Việt Nam nhưng họ đã thu hút một lượng đáng kể các kỹ sư tin học giỏi có chuyên môn cao do trả lương cao, có môi trường đào tạo và phát triển tốt. Dưới đây là bảng xếp thứ hạng về cung cấp các sản phẩm của 3 công ty FFECT, MISA, BRAVO do khách hàng của báo Thế giới Vi tính bình chon năm 2008: Bảng 4: xếp hạng về cung cấp sản phẩn Thứ hạng 1 2 3 Kết toán EFECT MISA SME BRAVO Điểm Trung bình 3,888 3,854 3,834 CRM MISA CRM. NET BSC VENVS EASYBIZ Điểm trung bình 3.893 3,510 3,422 Nguồn: Thế giới Vi tính 3.1.7.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của công ty từ các đặc điểm của công ty a. Thuận lợi Sau 15 năm phát triêrn MISA đã khẳng định được thương hiệu của mình trên phạm vi toàn quốc với hàng loạt các giải thưởng uy tín như BITCUP, Sao Khuê, Cúp vàng CNTT…và hiền nay được giới CNTT đánh g ía là một trong năm đơn vị phần mền hàgn đầu Việt Nam. Những giải thưởng cao quý cùng với số lương khách hàng vượt lên con số 30 ngàn trong năm 2008 đã đưa MISA lọt vào tóp 5 đơn vị phần mền hàng đầu Việt Nam năm 2008. Giải thưởng này lần nữa khẳng định định hướng phát triên lấy chất lượng sản phẩm làm muc tiêu để phát triển là lựa chọn đúng đắn của MISA Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật mạng là thế manh so với doanh nghiệp phần mềm khác. Công ty có lợi thế về khách hàng so với các đối thủ khác vì là một trong những công ty đầu tiên sản xuất và cung ứng sản phẩm phần mềm. Ngoài ra, việc MISA tham gia vào nhiều dự án lớn thành công đã tạo nền móng cho sự phát triển không chỉ về sản phẩm mà còn về cả tên tuổi của công ty. Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình trong công việc, nắm bắt nhanh chóng những thay đổi liên tục của ngành công nghiệp CNTT. Ngoài ra, công ty còn có một tổ chức quản lý phù hợp với quy trình sản xuất, điều này được thể hiện ở cơ cấu phòng ban chức năng của công ty. Hệ thống này hoạt động một cách độc lập về công việc nhiệm vụ nhung lại có liên hệ rất chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ. Công ty có tầm chiến lược về con người , luôn cử cán bộ, nhân viêm đi học , đào tạo tại chỗ nhằn nâng cao trình độ nghiệp vụ. Hiệu quả kinh doanh tăng lên qua các năm đã chứng minh chiến lược của công ty là đúng. b. khó khăn Đội ngũ nhân sự còn rất trẻ nhiệt tình, sáng tạo là những lợi thế to lớn của MISA. Tuy nhiên, đội ngũ này còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Trước những yêu cầu ngày càng cao cuả công việc, lực lượng lao động của công ty đã bộc lộ một số điểm yếu: thiếu đội ngũ kỹ sư có chuyên nghiệp cao, kinh nghiêm, chưa chú trọng tương xứng với nhu cầu và tiềm năng phát triển của công ty. Cơ chế hoạt động kinh doanh dich vụ phần mền của MISA hiện nay còn chưa khuyến khích để thu hút và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ phần mềm hơn nữa đồng thời gây lãng phí về mặt tài nguyên, công nghệ và cả con người. Vẫn phải đi thuê mặt bằng, do vậy đây là vấn đề mà công ty cần phải tính đến lâu dài: cần có 1 địa điểm và trụ sở làm việc cố định vừa đảm bảo việc hạn chế các khoản chi phí đầu tư trang thiết bị cũng như những chi phí về thuê mặt bằng. Hệ thống thông tin thị trường còn yếu, điều này đã dẫn đến quan hệ với khách hàng nước ngoài chưa rộng, chưa chú trọng tới hoạt động xuất khẩu và gia công phần mềm Các hoạt động Marketinhg cuả MISA còn hạn chế, thiếu kiến thức về lĩnh vực chuyên biệt của khách hàng nên không tạo ra những sản phẩn thực sự làm hài lòng khách hàng. Mặt khác, các khách hàng trong nước cũng rất thụ động trong việc mua và sử dụng phần mềm do trình độ ứng dụng CNTT còn thấp, kết quả là cung không gặp cầu. Trong nhiều trường hợp, một số khách hàng lớn đã tìm đến MISA nhưng khi nêu yêu cầu thì công ty không thể đáp ứng được do rất nhiều nguyên nhân như: hạn chế về công nghệ, năng lực sản xuất, sự hiểu biết về nghiệp vụ của đội ngũ lập trình viên…Và trên thực tế nhiều loại sản phẩn sau khi chuyển giao cho khách hàng gặp rất nhiều vấn đề khi sử dụng, không có đội ngũ lao đông đủ mạnh để làm tốt nhiệm vụ sau bán hàng. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chung 3.2.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu - Sử dụng những tài liệu có sẵn trong sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học, thu thập những cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn vấn đề nghiên cứu. 3.2.2 Phương pháp cụ thể 3.2.2.1 Phương pháp Thống kê kinh tế - Các yếu tố định tính: là các yếu tố khác được xác định bằng những con số cụ thể như khối lượng sản phẩm tiêu thụ giữa các chủng loại sản phẩm của công ty. 3.2.2.2 Phương pháp phân tích Đây là phương pháp lý luận và dẫn chứng để phân tích hiện tượng nhằm vạch ra bản chất của sự vật, hiện tượng, phương pháp này giúp đưa ra những nhận xét quan trọng, cụ thể đối với từng vấn đề. PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Misa 4.1.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty cổ phần MISA tự hào là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp phần mềm ứng dụng, góp phần nhỏ bé vàp sự phát triển CNTT_TT của đất nước.Với 15 năm trên thương trường, sản phẩm phần mềm của MISA đã tạo được thương hiệu nổi tiếng với chất lượng sản phâm dịch vụ tốt nhất , luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: năm 2008 Công ty cổ phần MISA phải nộp cho ngân sách nhà nước là 518.178.196 VNĐ, năm 2007 là 489.103.346 VNĐ. Như vậy sự đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty đã tăng lên, điều nay cho thấy sự tăng trưởng về doanh thu của công ty cho thẩy khả năng phát triển bền vững của công ty trong thời kỳ chung nền kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay. Cũng như các doanh nghiệp khác công ty cổ phần Misa luôn quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh vì kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh chỉ tiêu quan trọng nhất đó là lợi nhuận. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế và là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua nghiên cứu tôi thu được kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 3 năm trở lại đây được biểu hiện qua bảng 5. Bảng 5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Misa Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 07/06 ( %) 08/07 (%) Bình quân 1. Tổng doanh thu 22,784.38 33,947.39 38,134.60 148.99 112.33 130.66 2. Các khoản giảm trừ DT 55 88.95 102.40 161.73 115.12 138.42 3. DT Thuần về BH& CCDV(3=1-2) 22,784.38 33,858.44 38,032.20 148.96 112.33 130.65 4. Giá vốn hàng bán 1,609.08 2,652.90 3,012.60 164.87 113.56 139.21 5. LN gộp về BH & CCDV(5=3-4) 21,175.30 31,205.54 35,019.60 147.75 112.22 129.99 6.Chi phí bán hàng 9,250.60 15,071.35 17,075.25 162.92 113.30 138.11 7. Chi phí quản lý 2,081.40 5,686.85 6,892.70 273.22 121.20 197.21 8. Lợi nhuận từ HĐSXKD(8=5-6-7) 9,843.30 10,447.34 11,051.65 106.73 105.78 106.26 9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 12.40 18.30 22.25 147.58 121.58 130.00 Doanh thu HĐTC 82.00 109.90 134.55 134.02 122.43 128.23 Chi phí HĐTC 55 128.20 156.80 233.09 122.31 177.70 10. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD(10=8+9) 9,843.30 10,429.04 11,029.40 106.41 105.76 106.08 11. Lợi nhuận khác 104.05 0.85 0.25 0.82 29.41 15.11 12. Tổng lợi nhuận trước thuế(12=10+11) 9,947.35 10,429.89 11,029.65 105.30 105.75 105.53 13. Thuế thu nhập 1,392.63 1,460.18 1,544.15 105.30 105.75 105.53 14. Lợi nhuận sau thuế 8,554.72 8,969.71 9,485.50 105.30 105.75 105.53 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng 5 ta thấy nhìn chung lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua 3 năm: Mức lợi nhuận năm 2006 đạt 9,843.30 nhưng đến năm 2007 mức lợi nhuận đạt 10,429.04 tăng 6,41% so với năm 2006. Năm 2008 mức lợi nhuận tiếp tục tăng lên 11,029.40 tăng 5,76% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm lợi nhuận của công ty tăng 6,08%. Có được kết quả trên là do ảnh hưởng của các yếu tố sau: - Tổng doanh thu tăng: Năm 2006 tổng doanh thu đạt 22,784.38 triệu đồng; năm 2007 đạt 33,947.39 triệu đồng tăng 48,99% so với năm 2006 đến năm 2008 tổng doanh thu đạt 38,134.60. Năm 2007 doanh thu thuần đạt 33,858.44 triệu đồng tăng 48,96% so với năm 2006. Năm 2008 doanh thu thuần đạt 38,032.20 triệu đồng tăng 12,33% so với năm 2007. Doanh thu thuần bình quân qua 3 năm tăng 30,65% nguyên nhân là tốc độ tăng doanh thu cao trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu hầu như không biến động. - Giá vốn hàng bán biến động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Giá vốn hàng bán năm 2007 là 2,652.90 triệu đồng tăng 64,87% so với năm 2006. Năm 2008 giá vốn hang bán là 3,012.60 triệu đồng tăng 13,56% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm giá vốn hang bán tăng 39,21%. Mặc dù giá vốn hàng bán tăng mạnh qua 3 năm nhưng do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn nên lợi nhuận gộp của công ty cũng tăng mạnh qua 3 năm cụ thể: năm 2007 lợi nhuận gộp của công ty là 10,447.34 triệu đồng tăng 47,75% so với năm 2006, đến năm 2008 lợi nhuận gộp của công ty là 35,019.60 triệu đồng tăng 12,33% so với năm 2007. Bình quân 3 năm lợi nhuận gộp tăng 29,99% - Do chi phí bán hàng thay đổi đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Chi phí này tăng sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại. Năm 2007 chi phí bán hàng của công ty là 15,071.35 triệu đồng tăng 62,92% so với năm 2006. Năm 2008 chi phí bán hàng là 17,075.25 triệu đồng tăng 13,30% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm chi phí bán hàng tăng 38,11% - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Hoạt động tài chính trong 3 năm chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hang nên đã làm giảm lợi nhuận của công ty. - Lợi nhuận sau thuế: 3 năm qua công ty được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Nhìn chung trong những năm qua chi phí có sự tăng lên nhưng công ty vẫn có mức lợi nhuận tăng. Để đạt tốc độ như vậy công ty đã không ngừng đầu tư vào các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời công tác quản lý của ban lãnh đạo ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. 4.2 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 4.2.1 Đánh giá số lượng sản phẩm tiêu thụ Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, tuy công đoạn này không tạo ra giá trị sản phẩm nhưng nhờ nó mà giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm mới được thể hiện. Kết quả của hoạt động này có tính chất quyết định đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì tầm quan trọng như vậy trong quá trình kin doanh chúng ta nên tiến hành tìm hiểu, xem xét số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trong các năm thế nào? từ đó sẽ có thông tin thích đáng, có cơ sở xác thực cho việc xác định khối lượng sản xuất ra, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty trong 3 năm qua thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong 3 năm Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ Misa cram.net 2008 SP 150 210 320 140.00 152.38 146.19 Misa – SME 7.9 economy SP 300 450 500 150.00 111.11 130.56 Misa – SME 7.9 professtional SP 1800 1600 1656 88.89 103.50 96.19 Misa – SME 7.9 interprise SP 542 1800 2000 332.10 111.11 221.61 Misamimosa 2006 SP 175 208 220 118.86 105.77 112.31 Misamimosanet 2009 SP 160 185 240 115.63 129.73 122.68 Misabamboonet 2008 SP 200 245 300 122.50 122.45 122.47 Nguồn: Tổng hợp từ quá trình tính toán Qua bảng 6 ta thấy số lượng các loại sản phẩm của công ty biến động tăng dần qua các năm.Đặc biệt có một số sản phẩm có giá trị sản lượng tăng đột biến cụ thể l oại sản phẩm Misa – SME 7.9 interprise Năm 2007 tiêu thụ được 1600 sản phẩm tương ứng tăng 232,10% so với năm 2006. Phiên bản Misa – SME 7.9 professtional lại biến động không đều qua 3 năm có chiều hướng giảm xuống ở năm 2007 sau đó lại tăng lên. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do phiên bản Misa – SME 7.9 interprise có nhiều tính năng hơn phiên bản Misa – SME 7.9 economy về số lượng người dùng, mặt khác trong khoảng thời gian này nằm trong khoảng thời gian chiến lược về tiêu thụ sản phẩm của công ty nên số lượng các sản phẩm được bán ra không ngừng tăng. 4.2.2 Đánh giá chi phí sản xuất kinh doan theo yếu tố chi phí Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố cơ bản để tạo ta những sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người. Trong quá trình kết hợp đó, các yếu tố cơ bản bị tiêu hao tạo ra chi phí sản xuất kinh doanh. Gắn liền với chi phí kinh doanh là giá thành sản phẩm. Vì chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của cùng một quá trình sản xuất kinh doanh: Chi phí phản ánh mặt hao phí, còn giá thành phản ánh mặt kết quả thu được. Nếu như doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất sẽ làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tạo khả năng tăng lãi kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 7: Tổng hợp chi phí sản xuất của công ty qua 3 năm 2006 – 2008 Chỉ tiêu năm So sánh 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ 1. CP nguyên vật liệu 386.50 654.45 820.35 169.33 125.35 147.34 2. Chi phí nhân công trực tiếp 1,222.58 1,998.45 2,192.25 163.46 109.70 136.58 3. Chi phí sản xuất chung 735.70 1,096.22 1,583.40 149.00 144.44 146.72 CP nhân viên phân xưởng 250.50 350.62 585.45 139.97 166.98 153.47 CP khấu hao 450.20 690.60 937.95 153.40 135.82 144.61 Chi phí dịch vụ mua ngoài 35.00 55.00 60.00 157.14 109.09 133.12 4.Tổng chi phí 1,609.08 2,652.90 3,012.60 164.87 113.56 139.21 Nguồn: tổng hợp từ kết quả tính toán Qua bảng 7 ta có nhận xét như sau: Tổng chi phí sản xuất tăng qua các năm. Cụ thể Năm 2007 tổng chi phí sản xuất là 2,652.90 triệu đồng tăng 64,87% so với năm 2006. Năm 2008 tổng chi phí là 3,012.60 tăng 13,56% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm tổng chi phí sản xuất tăng 39,21%. Nguyên nhân tổng chi phí sản xuất tăng là do các yếu tố sau: - Về chi phí nguyên vật liệu: Năm 2007 là 654.45 triệu đồng tăng 69,33% so với năm 2006. Năm 2008 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 820.35 triệu đồng tăng 25,35% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 47,34%. Nguyên nhân do hang năm công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu lớn hơn. Mặt khác do sự biến động của giá cả thị trường làm cho giá nguyên phụ liệu và hoá chất hàng hoá hàng năm tăng lên - Về chi phí nhân công trực tiếp: năm 2007 là 1,998.45 triệu đồng tăng 63,46% so với năm 2006. Năm 2008 chi phí nhân công trực tiếp là 2,192.25 triệu đồng tăng 9,70% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm chi phí nhân công trực tiếp tăng 36,58%. Nguyên nhân chi phí nhân công trực tiếp tăng qua 3 năm do quy mô sản xuất tăng nên số lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cũng tăng qua các năm - Về chi phí sản xuất chung: Năm 2007 là 1,096.22 triệu đồng tăng 49% so với năm 2006. Năm 2008 là 1,583.40 triệu đồng tăng 44,44% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm chi phí sản xuất chung tăng 46,72% . Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do các yếu tố sau: + Do chi phí quản lý phân xưởng hàng năm tăng lên: do số lao động quả lý phân xưởng tăng, ngoài ra do số tiền lương của bộ phận này được tính theo doanh thu sản phẩm nên doanh thu tăng thì chi phí này cũng tăng. Bình quân trong 3 năm tăng 53,47% + Do chi phí khấu hao tài sản cố định hàng năm của công ty tăng lên do trong quá trình sản xuất công ty đầu tư thêm hệ thống máy tính cho nhân viên. + Chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng khi quy mô sản xuất tăng * Xét về tỷ trọng các loại chi phí ta thấy chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất. 4.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 4.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh (1) Năng suất lao động bình quân Năng suất lao động bình quân = Tổng doanh thu Tổng số lao động bình quân trong kỳ (2) Lợi nhuận bình quân trên một lao động LN bình quân một lao động = Lợi nhuận trong kỳ Tổng số lao động bình quân trong kỳ Từ những số liệu thu thập ở trên về doanh thu, lợi nhuận và tổng số lao động của công ty, chúng ta tính được các chỉ tiêu như sau: Bảng 8: Năng suất lao động bình quân và lợi nhuận bình quân qua 3 năm 2006 - 2008 Chỉ tiêu Năm So sánh 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ Tổng doanh thu 22,784.38 33,947.39 38,134.60 148.99 112.33 130.66 Lãi từ HĐSXKD 9,843.30 10,429.04 11,029.40 105.95 105.76 105.85 Tổng số lao động 210 250 370 119.05 148.00 133.52 NSLĐBQ/LĐ/Năm 2.31 3.26 3.46 140.63 106.22 123.42 LNBQ/LĐ/Năm 46.87 41.79 27.17 89.00 71.46 80.23 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính toán Chỉ tiêu Năng suất lao động bình quân phản ánh bình quân mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong năm Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Từ kết quả tính toán ta thấy năng suất lao động bình quân năm 2007 tăng 27,29 triệu đồng/người/năm tương ứng với 25,16%. Năm 2008 Năng suất lao động bình quân lại giảm so với năm 2007 là 32.72 triệu đồng/người/năm tương ứng với 19,77%. Bình quân trong 3 năm năng suất lao động tăng 0,53%. Nguyên nhân năng suất lao động tăng qua 3 năm là do công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng truyền thống và không ngừng mở rộng thị trường, bán được nhiều sản phẩm khiến cho doanh thu không ngừng tăng qua các năm Với các kết quả tính được, dễ dàng nhận thấy lợi nhuận bình quân tính cho một lao động của công ty tăng liên tục giảm qua các năm do lợi tốc độ tăng lao động lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. 4.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty được tính theo công thức sau: *Sức sản xuất của vốn Sức sản xuất của vốn = Doanh thu tiêu thụ trong kỳ Vốn trong kỳ * Sức sinh lời của vốn Sức sinh lời của vốn = Lợi nhuận trong kỳ Vốn trong kỳ Từ số liệu bảng trên ta tính được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty như bảng Bảng 9: Sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn Chỉ tiêu Năm So sánh 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ Tổng doanh thu 22,784.38 33,947.39 38,134.60 148.99 112.33 130.66 Lãi từ HĐSXKD 9,843.30 10,429.04 11,029.40 105.95 105.76 105.85 1. Vốn cố định 12,824.45 13,207.29 13,452.06 102.99 101.85 102.42 Sức sản xuất của VCĐ 1.78 2.57 2.83 144.68 110.29 127.48 Sức sinh lợi của VCĐ 0.77 0.79 0.82 102.88 103.83 103.36 2. Vốn lưu động 7,092.89 7,568.43 9,034.65 106.70 119.37 113.04 Sức sản xuất của VLĐ 3.21 4.49 4.22 139.63 94.10 116.87 Sức sinh lợi của VLĐ 1.39 1.38 1.22 99.29 88.59 93.94 3. Tổng VKD 19,917.34 20,775.72 22,486.71 104.31 108.24 106.27 Sức sinh lợi của VKD 0.49 0.50 0.49 101.57 97.71 99.64 4. Vốn CSH 15,642.35 16,380.46 19,431.93 104.72 118.63 111.67 Tỷ suất sinh lợi VCSH 0.63 0.64 0.57 1.01 0.89 0.95 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính toán 4.3.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định cho ta biết mức doanh thu tạo ra bởi một đồng vốn cố định trong kỳ. Sức sản xuất của vốn cố định bình quân 3 năm tăng lên 27,48%. Năm 2007 sức sản xuất của vốn cố định là 2,57 đơn vị (có nghĩa là doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn cố định thì tạo ra được 2,57 đồng doanh thu tăng 44,68% so với năm 2006. Đến năm 2008 sức sản xuất của vốn cố định vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn. Tăng 10,29% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự biến động như vậy là do doanh thu và vốn cố định của công ty đều tăng qua các năm. Năm 2007 tốc độ tăng doanh thu đạt ở mức cao. Bình quân trong 3 năm doanh thu tăng 30,66%. Trong khi đó vốn cố định của công ty không ngừng tăng lên, nhưng bình quân 3 năm vốn cố định chỉ tăng 2,42% do công ty đã chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, mở rộng thị trường. Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định cho biết mức lợi nhuận tạo ra bởi một đồng vốn cố định trong kỳ. Qua kết quả được tính ở trên ta thấy sức sinh lợi của vốn cố định bình quân giảm 1,29%. Năm 2007 sức sinh lời của vốn cố định là 0,79 đơn vị tăng 2,88% so với năm 2006.Năm 2008 sức sinh lời của vốn cố định tiếp tục tăng lên 0,82 đơn vị tăng 3,83% so với năm 2007.Bình quân trong 3 năm sức sinh lợi của vốn cố định tăng 3,36% 4.3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động thể hiện số đồng doanh thu được sinh ra bởi 1 vốn lưu động. Qua kết quả tính toán cho thấy sức sản xuất của vốn lưu động qua 3 năm biến đổi không đồng đều: Năm 2007 sức sản xuất của vốn lưu động là 4,49 đơn vị tăng 9,63% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 sức sản xuất của vốn lưu động lại giảm 5,90% so với năm 2007. Bình quân trong 3 năm sức sản xuất của vốn lưu động tăng 16,87%.Nguyên nhân biến động của chỉ tiêu này là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng thấp trong khi đó vốn lưu động của công ty lại tăng cao. Với kết quả tính được ở trên ta thấy sức sinh lợi của vốn lưu động và vốn cố định của công ty có chiều hướng giảm. Vì vậy công ty cần có kế hoạch sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của mình hiệu quả hơn, hợp lý hơn. 4.3.2.3 Sức sinh lợi của vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua tính toán ở bảng .. ta thấy sức sinh lợi của vốn kinh doanh giảm dần trong 3 năm: Năm 200 sức sinh lợi của vốn kinh doanh là 0,49 đơn vị tức là bỏ một đồng vốn kinh doanh thu được 0,49 đồng lợi nhuận, năm 2007 sức sinh lợi của vốn tăng 0,01 đơn vị so với năm 2006 tưong ứng 1,65%. Nhưng đến năm 2008 sức sinh lợi của vốn kinh doanh lại giảm xuống còn 0,45. Trong 3 năm sức sinh lợi bình quân của vốn kinh doanh giảm 4,73%. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn kinh doanh chưa đạt hiệu quả. Vì vậy công ty cần phải xem xét lại việc sử dụng vốn kinh doanh sao cho hợp lý. 4.3.2.4 Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu giúp cho ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lợi của công ty, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Qua bảng .., ta thấy tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu của công ty biến động không đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2007cứ một đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra 0,64 đồng lợi nhuận tăng 1,18% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 một đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra được 0,57 đồng lợi nhuận giảm 18,9% so với năm 2007. Xét bình quân trong 3 năm tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu của công ty giảm 4,84%. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu qua 3 năm liên tục tăng: năm 2007 vốn chủ sở hữu là 16,380.46 triệu đồng tăng 4,72% so với năm 2006; năm 2008 vốn chủ sở hữu là 19,431.93 triệu đồng tăng 18,63% so với năm 2007. Trong khi đó lợi nhuận của công ty năm 2007 là 10,447.36 triệu đồng tăng 5,95% so với năm 2006. Năm 2008 lợi nhuận của công ty đạt 11,029.40 triệu đồng tăng 5,76% so với năm 2007. Như vậy ta có thể thấy tốc độ tăng lợi nhuận có chiều hướng giảm xuống trong khi đó Vốn cố định và vốn lưu động lại tăng lên nên cũng đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Như vậy qua quá trình phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty không ổn định. Trong những năm tới công ty cần phát huy và nâng cao dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hũu lên bằng cách nâng số vòng quay của vốn là tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. 4.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp Nhóm chỉ tiêu này được tính bởi công thức sau: *Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = Lợi nhuận trong kỳ Tổng chi phí bỏ ra trong kỳ Trong đó: Chi phí kinh doanh bao gồm giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí lãi vay. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng các loại chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này cho biết cứ một đồng doanh thu sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên DT = Lợi nhuận trong kỳ Doanh thu thuần * Tỷ lệ lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu Tỷ lệ lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu = LN sau thuế Vốn chủ sở hữu Bảng 10 : Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí và doanh thu của công ty Chỉ tiêu Năm So sánh 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ Doanh thu thuần 22,784.38 33,947.39 38,134.60 148.99 112.33 130.66 Tổng chi phí bỏ ra 13,018.78 23,539.27 26,137.30 180.81 111.04 145.92 Lợi nhuận 9,843.30 10,429.04 11,029.40 105.95 105.76 105.85 Tỷ suất lợi nhuận theo CP 0.76 0.44 0.42 58.60 95.24 76.92 Tỷ suất lợi nhuận theo DT 0.43 0.31 0.29 71.11 94.14 82.63 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính toán Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho biết hiệu quả của doanh nghiệp từ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm, cắt giảm chi phí liên quan để tăng mức lợi nhuận. Qua bảng .. ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo chi phí trong 3 năm liên tục giảm cụ thể: Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận theo chi phí là 0,44 đơn vị giảm 41,64% so với năm 2005. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận giảm so với 2007 là 13,5%. Bình quân trong 3 năm tỷ suất lợi nhuận theo chi phí giảm 27,35%. Nguyên nhân của tỷ suất lợi nhuận theo chi phí giảm là lợi nhuận qua 3 năm tăng hay giảm không đáng kể trong khi đó tổng chi phí liên tục tăng trong 3 năm. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu là 0,31 đơn vị có nghĩa là một đồng doanh thu có 0,31 đồng lợi nhuận, so với năm 2006 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm 28,65%. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm 9,59%. Bình quân trong 3 năm tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm 19,12%. 4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đối với mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các yếu tố đó bao gồm yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp và yếu tố chủ quan bên trong doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Misa là đơn vị kinh tế chuyên về phần mềm kế toán nên kết quả sản xuất kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau: 4.4.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp - Điều kiện cơ sở vật chất - Nguồn nhân lực Trong sản xuất kinh doanh, yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho sự thành công là yếu tố thuộc về con người, tức là con người phải có năng lực thực sự, sử dụng tốt tài sản, tiền vốn, kỹ thuật công nghệ … thì mới có thể đưa doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên ban lãnh đạo công ty rất chú trọng đến việc tuyển dụng, sắp xếp lao động một cách hợp lý nhất để có thể phát huy hết khả năng và tính sáng tạo của người lao động. - Chất lượng sản phẩm Các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có.Xuất phát từ quan điểm trên nên sản phẩm phần mềm mà công ty tạo ra luôn hướng tới sự hoàn thiện về tính năng của sản phẩm nhằm đáp ứng ngày một khắt khe của khách hàng.Theo những nghiên cứu ở trên từ khi thành lập đến nay. Các sản phẩm của công ty không ngừng được hoàn thiện để thoả mãn nhu cầu sử dụng của khách hàng đồng thời công ty luôn tạo ra những sản phẩm mới, có nhiều ứng dụng phù hợp với từng đơn vị kinh tế. - Tổ chức bán hàng Hiện nay vấn đề tiếp thị quảng cáo sản phẩm của công ty đang dần một hoàn thiện và được quảng bá rất rộng rãi trên thị trường.Nhưng điều đặc biệt là công ty luôn áp dụng những hình thức Emarketing có nghĩa là sử dụng mạng internet để thực hiện việc bán hang ngoài cách bán hàng truyền thống là mua bán trực tiếp, điều này giúp cho công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí. 4.4.2 Các yếu tố bên ngoài a. Thị trường tiêu thụ *Nhân tố khách hàng Công ty cổ phần MISA để có được chỗ đứng trên thị trường cần phải đầu tư nghiên cứu thị trường, xác định rõ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm phần mềm của công ty đó là sự phù hợp, sự hiện đại, độ ổn định, giá cả, chế độ chăm sóc khách hàng…khả năng đáp ứng của công ty. Để từ đó đề ra chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách cạnh tranh cho phù hợp. Khách hàng lúc này là sự quan tâm hàng đầu của công ty trong chiến lược của mình. - Cấp Bộ gồm: Bộ Ngoại Thương, Bộ y tế, Bộ khoa học và Công nghệ, Bộ thương mại, Tổng cục thống kê, Bộ thuỷ sản, Bộ tư pháp, Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Tổng công tu Giấy Việt Nam… - Cấp địa phương: gồm các Sở, Ban ngành phân bố rỗng rãi trên khắp 64 tỉnh thành cả nước, cùng vơi trên 20.000 khách hàng, đối tác triển khai thác. MISA là thành viên của các hiệp hội sau: - Hội tin học Việt Nam - Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam - HIệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam - Hội tin hoc viễn thông Hà Nội - Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội - Hiệp hội doanh nghệ trẻ Hà Nội - Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh - Hôi doanh nghệp trẻ thành phố Hồ Chí Minh - Hội doanh nghiệp Đà Nẵng - Câu lạc bộ doanh nghiệp - doanh nhân Việt Nam - Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp - Bộ tư pháp *Đối thủ cạnh tranh Do thị trường và khách hàng của hoạt động kinh doanh phần mềm tại Việt Nam còn hạn chế và nhỏ hẹp, do vậy công ty MISA chịu sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều doanh nghệop tham gia vào cung cấp các sản phẩm phần mềm về kế toán và phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, trong dó có các công ty sau cung tham gia vào việc sản xuất và phát hành phần mềm kết toán nổi trội là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của MISA: - CDIT: là công ty chuyên nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm phần mềm trong ngành bưu chính viễn thông và đã có nhiều sản phẩm ứng dụng thành công và tích hợp tốt. - VDC: Đã có phần mềm kế toán trong bưu điện được ứng dụng trong toàn thể công ty - Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST - Công ty cổ phần phần mềm EFFECT - Công ty phần mềm kết toán Bravo Các công ty tin học Việt Nam : hiện nay có khoảng vài trăm công ty phần mềm tại Việt Nam , các công ty hàng đầu có: FPT, FAST, EFFECT, Bravi, LạcViệt, Dosoft.. đây cũng là những công ty có mức độ cạnh tranh cao bởi kinh nghiêm trên thị trường, sự tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với MISA không chỉ về sản phẩm cung cấp, về giá cả, hệ thống đại lý, các kênh phân phối…mà các công ty này có thể cung cấp và theo đuổi cũgn như thực hiện tổng thể các dự án về CNTT bao gồm cả việc cung cấp giải pháp tư vấn, cung cấp phần cứng, cung cấp phần mềm. Ngoài ra, các công ty phần mềm nước ngoài như: Oracle, IBM… tuy không thành công lắm trong kinh doanh phần mềm tại Việt Nam nhưng họ đã thu hút một lượng đáng kể các kỹ sư tin học giỏi có chuyên môn cao do trả lương cao, có môi trường đào tạo và phát triển tốt. Dưới đây là bảng xếp thứ hạng về cung cấp các sản phẩm của 3 công ty FFECT, MISA, BRAVO do khách hàng của báo Thế giới Vi tính bình chon năm 2008: Bảng 11:xếp hạng về cung cấp sản phẩn Thứ hạng 1 2 3 Kết toán EFECT MISA SME BRAVO Điểm Trung bình 3,888 3,854 3,834 CRM MISA CRM. NET BSC VENVS EASYBIZ Điểm trung bình 3.893 3,510 3,422 Nguồn: Thế giới Vi tính 4.5 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 4.5.1 Cơ sở định hướng phát triển sản xuất kinh doanh 4.5.1.1 Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước Trong thời kỳ hiện nay, nước ta đang xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, hướng mạnh xuất khẩu, phát huy sức mạnh trong nước nhằm giảm nhập khẩu hàng hoá, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt chúng là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, thì xu hướng toàn cầu hoá của nước ta có nhiều thuận lợi xong cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức lớn cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế. Có như vậy chúng ta mới thực hiện được mục tiêu là nước công nghiệp vào năm 2010. Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá thì khoa học công nghệ có vai trò quan trọng và là động lực giúp nền kinh tế phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nhân tố con người không thể thiếu trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng. Nhận thức được điều này chúng ta đã, đang và tiếp tục trong những năm tới sẽ đầu tư mạnh mẽ, đầu tư theo chiều hướng sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Về nguồn nhân lực chúng ta sẽ đa dạng hoá quá trình đào tạo, đa dạng hoá để thu hút nguồn lao động chất xám trong và ngoài nước. 4.5.1.2 Căn cứ vào tình hình phát triển của nghành công nghệ phần mềm ở Việt Nam Cho đến nay, trên địa bàn cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh phần mềm, song số thực sự sản xuất mới có trên 750 doanh nghiệp. Trong số này, trên 52% ở thành phố Hồ Chí Minh, 40% ở Hà Nội, các địa phương khác khoảng 8%.. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương thu hút mạnh nhất các công ty phần mềm hoạt động; các địa phương khác đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng và có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Trong cơ cấu doanh nghiệp phần mềm, trên 86% là những công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân; 8% là những doanh nghiệp liên doanh hoặc100% vốn nước ngoài; số doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 5,1% Nhiều tổ chức nước ngoài tuy chỉ mới thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam, nhưng lại giành được những hợp đồng lớn để cung cấp giải pháp phần mềm, đã đẩy nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vào thế bị cạnh tranh gay gắt ngay tại sân nhà. Trong số những doanh nghiệp phần mềm đang hoạt động, khoảng 150 doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm, một số ít có quy mô trung bình từ 100 đến 150 lao động.; đã xuất hiện một vài doanh nghiệp có hàng nghìn lập trình viên, Trong đó, công ty phần mềm FPT (FPT Soft) với 2.500 người làm việc đã trở thành DNPM lớn nhất Đông Nam Á. Mặc dù vậy, đại bộ phận doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn còn trong quy mô nhỏ, thậm chí chỉ có chừng 10 lao động; thiếu lao động có kỹ năng chuyên môn nhất là lao động quản lý và làm việc theo nhóm. Đây chính là hạn chế trong mong muốn khẳng định thương hiệu phần mềm doanh nghiệp Việt Nam trên thế giới. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, đội ngũ lao động phần mềm và nội dung số đã phát triển với mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 35% đến 40%. Cả nước hiện có 99 đại học, 105 trường cao đẳng đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin; ngoài ra, còn có 72 trung tâm đào tạo liên kết với nước ngoài cấp bằng CNTT. Số sinh viên nhận bằng kỹ sư và cử nhân CNTT hàng năm lên khoảng 10 nghìn người, nhưng vẫn là con số quá nhỏ so với nhu cầu đòi hỏi hiện nay. 4.5.1.3 Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển của công ty 4.5.2 Một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như ở phần trên tôi đã trình bày. Từ đó, nhận thấy công ty đã đạt một số kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt còn hạn chế cần được khắc phục như: Vấn đề marketing nhằm phát triển sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm; quay vòng vốn nhanh; đào tạo nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của nhân viên. Khi các vấn đề này được giải quyết thì hiệu quả sản xuất sẽ được nâng cao tạo ưu thế và thị phần trong xã hội. Muốn vậy Công ty phải tìm hiểu và nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đích thực, có ý nghĩa và hơn thế nữa có tính khả thi cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới và lâu dài. Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tạicông ty, Cùng với việc nghiên cứu các giải pháp và khắc phục mục tiêu phương hướng phát triển mà công ty đã nêu ra. Tôi đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới như sau: 4.5.2.1 Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác Công ty cổ phần Misa khi tham gia sản xuất kinh doanh đều theo đuổi mục tiêu thu lợi nhuận cao. Có thể nói lợi nhuận là mục tiêu hang đầu vì nó quyết định sự sống còn và chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn phải coi trọng các mục tiêu khác: Tạo việc làm cho người lao động, chú ý tới hiệu quả chung của toàn xã hội. Bên cạnh các mục tiêu dài hạn, công ty cần xác định mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu cụ thể mục tiêu hàng đầu để phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong từng thời kỳ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Để thực hiện mục tiêu của công ty với kết quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn nguồn nhân lực như hiện nay, công ty cần xác định phương hướng, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và biện pháp đầu tư phù hợp để sử dụng triệt để nguồn lực đã có, hạn chế rủi ro và tận dụng thời cơ. Mục tiêu trước mắt Công ty cần xác định tiếp tục tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm tới nhiều đối tượng ngoài các doanh nghiệp mà phải hướng tới các tổ chức kinh tế nói chung. 4.5.2.2 Giải pháp về tài chính vốn - Nâng cao chất lượng công tác hạch toán kinh doanh, tiến hành phân tích kinh tế, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục các hoạt động kém hiệu quả, các chi phí vượt định mức trong sản xuất kinh doanh. - Nâng cao chất lượng công tác khi ký kết hợp đồng kinh tế, công tác ký kết các hợp đồng kinh tế phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của công ty. - Lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính chi tiết, phân tích tính toán kỹ thuật trước khi đầu tư. - Có các biện pháp quản lý tài chính hữu hiệu, khoa học. Luôn đề ra các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả nhất. - Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược giá thành sản phẩm để quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh. 4.5.2.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực Để hoạt động của công ty có hiệu quả cao đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh có năng lực, nghiệp vụ giỏi. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần tiếp tục tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm phát triển nguồn nhân lực để mở rộng quy mô thị trường và để có được bộ máy hoạt động có trình độ phù hợp với tình hình hiện nay. Công ty cần phải có một phương hướng và kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Việc đào tạo phải có tính chọn lọc, sắp xếp theo trình tự ưu tiên. Công ty có thể đa dạng hoá các hình thức đào tạo phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để tuyển dụng nhân viên phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty. Trong những năm tới, dự đoán quy mô hoạt động của công ty sẽ tăng lên, do đó công ty có thể có nhu cầu tuyển thêm lao động. Đây là điều kiện để công ty có thể bổ sung thêm cán bộ có trình độ cao, do vậy công ty cần phải có kế hoạch tuyển dụng hợp lý và việc tuyển lao động cần phải dựa trên các điều kiện: Là người có bằng cấp, có trình độ thật sự trong kinh doanh, có trình độ tay nghề, có đạo đức, có sức khoẻ, … 4.5.2.4 Giải pháp về thị trường Công ty phải hình thành một bộ phận chuyên làm công tác điều tra nghiên cứu và phân tích thị trường. Bộ phận này nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh, hoạt động marketing nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ thị trường, từ việc tiếp cận khách hang để thấy được hiện nay trên thị trường xu hướng tiêu dùng loại sản phẩm nào, chất lượng ra sao, … trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đạt được mục tiêu như mong muốn PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc kinh doanh là một điều vô cùng khó khăn và phức tạp, xong qua tìm hiểu và nghiên cứu ta thấy sản xuất kinh doanh các loại phần mềm còn phức tạp hơn nhiều đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có trình độ, khả năng và bản lĩnh và khả năng làm chủ hoạt động của mình. Trong sản xuất kinh doanh yếu tố thuận lợi luôn là mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp, nó là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề để phát triển doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì việc tạo ra lợi nhuận là yếu tố cơ bản nhất lâu dài nhất. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hết sức cấn thiết. Chỉ thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mới thấy được kết quả cuối cùng mà công ty đã đạt được sau một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, những khả năng mà doanh nghiệp chưa khai thác hết cũng như những hạn chế. Đồng thời cũng tìm ra những thiếu sót, tìm ra nguồn gốc phát sinh cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó có những biện pháp khắc phục để không ngừng nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình. Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vận dụng vào nghiên cứu tại công ty cổ phần Misa. Đó là phân tích tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục yếu kém cũng như giải pháp về sản phẩm, thị trường tiêu thụ… Qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Misa trong những năm qua cho thấy: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có sự biến động. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 là 10,447,36 tăng 6,03% so với năm 2006, năm 2008 là 10,051,66 giảm 3,79% so với năm 2007 Xét bình quân trong 3 năm tốc độ bình quân của lợi nhuận tăng 1.12%. Điều này cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty biến động không đều qua các năm, đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với những kết quả đạt được trong những năm qua trong những năm tới công ty cần phát huy thế mạnh và có kế hoạch sản xuất kinh doanh thật hơp lý để có được kết quả tốt nhất 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với nhà nước Khuyến khích, ưu đãi tối đa, tập trung nguồn lực, tạo mọi thuận lợi cho đầu tư, phát triển để ngành công nghiệp này trở thành ngành kinh tế trọng điểm; Phát triển nhân lực CNPM cả về số lượng và chất lượng theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, huy động tối đa nguồn lực cho nhiệm vụ này; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu phát triển công nghệ và sản xuất; Chú trọng phát triển, tập trung vào gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài đồng thời mở rộng thị trường trong nước; coi trọng một số phần mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả KT-XH cao, thay thế phần mềm nhập khẩu đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT. Trên quan điểm này cần thực hiện Nâng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm lên từ 35% đến 40% để năm 2010 đạt tổng doanh thu 800 triệu USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu phải đạt 40%; Đưa tổng số nhân lực phần mềm, dịch vụ phần mềm lên từ 55 nghìn đến 60 nghìn người với năng suất lao động bình quân 15.000USD/ngưới/năm;. Ít nhất phải có 10 doanh nghiệp phần mềm trên 1.000 lao động; 200 doanh nghiệp trên 100 người; vươn lên đứng vào nhóm 15 nước hấp dẫn nhất thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm; Giảm tỷ lệ vi phạm quyền SHTT lĩnh vực CNPM xuống bằng mức trung bình khu vực. Từ mục tiêu cần đạt, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNPM, đặc biệt là đẩy mạnh gia công xuất khẩu. Những biện pháp đề ra được thực hiện với những nỗ lực nhằm: Hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng đất, hỗ trợ và tăng cường đầu tư cho CNPM; Phát triển nguồn nhân lực; tăng cường cả về số lượng và chất lượng đào tạo. Khuyến khích thành lập đại học CNTTgắn kết với doanh nghiệp; Đẩy mạnh đào tạo phi chính quy và mở rộng đào tạo bằng tiếng Anh, tiếng Nhật; Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu phần mềm Việt Nam cả ở trong nước và trên thế giới; Hỗ trợ và nâng cao năng lực Outsourcing cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi để thực hiện quy trình quản lý sản xuất phần mềm quốc tế (CMMI), chuyển giao công nghệ, thiết lập và phát triển những liên kết ngành; Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận tiện đồng thời với thực thi bảo vệ quyền SHTT, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư; Sau cùng là tăng cường hạ tầng truyền thông, Internet; nâng cao chất lượng, giảm giá cước; ưu đãi kết nối đường truyền đặc biệt đối với các khu phần mềm tập trung. Sự phát triển mạnh mẽ và vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế của CNPM nước ta đã khẳng định tính đúng đắn trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm phát triển ngành công nghiệp này. Viết Nam có thế mạnh và những cơ hội để phát triển CNPM, đặc biệt là trong lĩnh vực gia công và làm dịch vụ IT. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và vai trò tích cực của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam -VINASA; với vị trí của mình; sự vươn lên, chủ động, mạnh dạn trong đầu tư hoàn thiện quy trình, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh của từng doanh nghiệp sẽ là động lực quan trọng đẻ thúc đẩy phát triển toàn ngành. 5.2.2 Đối với công ty - Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong những năm tới cho thật sự phù hợp để có thể bảo toàn nguồn vốn và tăng nộp ngân sách cho nhà nước. - Cần chú trọng hơn nữa đến chiến lược marketing, tiếp tục mở rộng thị trường và đa dạng hoá nhiều loại sản phẩm về công nghệ thông tin - Tăng cường hơn nữa việc giám sát sử dụng nguồn vốn và quả lý tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh để có kế hoạch sử dụng cho hợp lý. - Không ngừng bổ sung sắp xếp lại đội ngũ lao động cho thật hợp lý và khoa học, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty. - Tăng cường liên minh với các doanh nghiệp đồng nghành để hỗ trợ nhau cùng phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA.doc
Luận văn liên quan