Nội dung trình bày đã nêu một cách cụ thể về liên minh giữa các tập đoàn đa quốc
gia Apple – Motorola – Microsoft và qua đó không chỉ cho chúng ta có đượ c những khái
quát cơ bản về tình hình các liên minh hoạt độ ng như thế nào hiệ n nay mà còn giúp chúng
ta hiểu được quá trình liên minh chiến lược thực tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, từ cở sở
hình thành liên minh, quá trình thưc hiện, lợi ích mang lại từ liên minh. Đặc biệt là những
bài học kinh nghiệm quý giá từ cả hai chiến lược liên minh, như là: khi thưc hiện liên minh
phải có sự nỗ lực từ hai phía, nguồn lực phải được sử dụng hiêu quả, hay thời điểm thực
hiện liên minh .Đó là những bài học kinh nghiệm mà bất kì một công ty hay tổ chức nào
đều muốn học hỏi.
37 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4289 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích liên minh chiến lược của Apple, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mong muốn, mà cần có sự hợp tác.Ngoài sự
chuyên môn hóa sự hợp tác còn xuất phát từ lý do bổ trợ nguồn lực và vốn cho
nhau.
- Liên doanh và liên minh đều hướng đến lợi ích của các bên tham gia
- Hình thức để chia sẻ rủi ro.
- Nâng cao sức mạnh cạnh tranh.
- Có thể gặp sự không thống nhất về ý kiện trong quá trình làm việc.
- Có sự ràng buộc chặt chẽ thông qua các điều khoản được thỏa thuận.
- Mang tính chiến lược, dài hạn.
- Các bên trong hợp đồng có thể là các công ty thuộc cùng ngành, các ngành bổ trợ
hay các ngành khác biệt
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 13
2.3 Điểm khác biệt giữa liên minh và liên doanh:
Liên minh Liên doanh
Các bên liên minh không nhất thiết
phải thành lập pháp nhân.
Các bên tham gia phải thành lập
pháp nhân mới hoạt động tại nước tiếp
nhận đầu tư.
Lý do liên minh thường là để phát triển
một loại sản phẩm nào đó.
Ví dụ: Toshiba liên minh với sharp sản xuất
tivi LCD. Trong đó Toshiba sử dụng màn
hình tinh thể lỏng từ 32 inch của sharp,
Sharp sử dụng chip của Toshiba.
Liên doanh được hình thành thường
nhằm mục đích xâm nhập thị trường.
Ví dụ: Đứa con của GM và Toyota,
nhà máy NUMMI ở California sản xuất
dòng xe GEO5 là một ví dụ điển hình về
hình thức liên doanh nhằm thâm nhập thị
trường Mỹ của Toyota.
Liên minh đa dạng về nguồn lực hợp
tác.
Liên doanh được thành lập chủ yếu
là 1 bên có vốn hay kĩ thuật và một bên
tài nguyên quốc gia như là: dầu mỏ,
khoáng sản, bất động sản hay am hiểu
thị trường để dễ dàng thực hiện R&D.
Ví dụ: Công ty TNHH Liên doanh Phú
Mỹ Hưng được thành lập ngày
19/05/1993 là liên doanh giữa Công ty
Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận
(IPC - Việt Nam) và Tập đoàn Central
Trading & Development(CT&D - Đài
Loan).
IPC: Đại diện cho UBND TP.HCM, góp
5 GEO là dòng xe cỡ nhỏ và xe thể thao được giới thiệu vào năm 1989 bởi GE, sản xuất tại nhà máy NUMMI, liên doanh GM-
Toyota. Nó được hợp nhất với dòng Chevrolet vào năm 1998.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 14
30% vốn qua quyền sử dụng đất và
nguồn nhân lực cho sự phát triển Đô Thị
Phú Mỹ Hưng.
Ví dụ 2: Công ty BP Petco là liên doanh
giữa Tập đoàn dầu khí BP, một trong
những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới
– với Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex), công ty hạ nguồn lớn nhất
Việt Nam
Các lĩnh vực của liên minh rất đa dạng:
liên kết quảng cáo, R&D, sản xuất,liên minh
khai thác tài nguyên, chia sẻ nhân lực,
chuyển đổi kĩ thuật, chia sẻ phân phối, hợp
tác đấu thầu, thỏa thuận thuê dịch vu,
VÍ DỤ: Hai hãng điện tử Nhật Bản là Sony
và Seiko Epson đang trong quá trình thương
thảo để tiến tới thành lập một liên minh sản
xuất màn hình LCD cỡ trung và nhỏ.
VÍ DỤ: Google và Sony vừa thông báo kế
hoạch phát hành rộng rãi gần nửa triệu
ebook, được tối ưu để dành riêng cho Sony
Reader nhưng vẫn có thể sử dụng trên máy
tính.
Các lĩnh vực của liên doanh thường
là: bổ sung vốn hay nguồn lực, phát triển
kênh phân phối, công nghệ.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 15
Sự phụ thuộc giữa các bên liên minh có
nhiều mức độ.
Sự phụ thuộc chặt chẽ giữa các bên
liên doanh. Có thể nói, liên doanh là
hình thức gần với sát nhập nhất trong
liên minh.
Các công ty liên doanh, bị ràng buộc
phải:
- Chia sẻ nguồn vốn, kỹ thuật, bí
quyết công nghệ.
- Chia sẻ nguồn nhân lực và các
các quy trình quản lí.
- Chia sẻ rủi ro.
Fuji Xerox là một ví dụ điển hình cho
trường hợp này6
Ít bị giới hạn chặt chẽ bởi pháp luật.
Các điều khoảng liên minh do các công ty
nghiên cứu và thỏa thuận với nhau. Các
hình thức như thỏa thuận hợp tác, biên bản
ghi nhớ,… thường linh hoạt không bị giới
hạn bởi những quy định của pháp luật.
Bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy
định pháp luật.
Tại Việt Nam, trong lĩnh vực sản xuất
phim, người nước ngoài không được góp
vốn liên doanh vượt quá 51% vốn pháp
định.
Các quy định này do các nước đặt ra để
bảo hộ nền sản xuất trong nước, tránh
tình trạng mua lại và sáp nhập.
6 Vào những năm 60, máy photocopy là mặt hàng động quyền của Xerox. Nhật Bản là thị trường tiềm năng của mặt
hàng này nhưng lại bị những rào cản thương mại khiến cho việc xâm nhập thị trường trở nên khó khăn. Vì thế liên
doanh với Fuji được đề xướng. Bắt đầu từ liên doanh này, các công nghệ sản xuất máy photocopy được phát triển tại
Nhật. Từ vị trí nhà phân phối, Fuji đã tiến lên một bước làm nhà sản xuất.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 16
Các hình thức của liên minh đa số
không có thời gian xác định.
Các hiệp định thỏa thuận ngầm, các hợp
đồng hợp tác, ghi nhớ… thường không xác
định về thời gian hiệu lực.
Liên doanh phải có thời gian xác
định được quy định trong luật đầu tư của
mỗi nước.
Với Việt Nam thời hạn đầu tư có yếu tố
nước ngoài là 50 năm, trường hợp đặc
biệt có thể kéo dài tới 70 năm vì vậy liên
doanh cũng chỉ tồn tại trong thời gian
này.
II. Tổng quan về ba công ty đa quốc gia : Apple–Microsoft-Motorola
2.1 Giới thiệu khái quát công ty Apple Inc
Apple Inc. là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt
tại thung lũng máy tính (Silicon Valley) ở Cupertino, bang California.
Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple
Computer và đổi tên thành Apple Inc vào đầu năm 2007.
Hai sáng lập viên của Apple là Steve Wozniak và Steve Job.
Doanh thu 32.47 tỷ USD , lợi nhuận 4.83 tỷ USD ( năm 2008 ) Xếp hạng 71 trong Fortune
500 (Fortune 500, 2009)
Lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ(2005), mã chứng
khoán trên thị trường NASDAQ ( National Association of Securities Dealers Automated
Quotation System ) là AAPL, tại LSE ( London Stock Exchange ) là ACP.
Có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia;; sản phẩm là : máy tính cá nhân, phần mềm,
phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Nơi bán hàng và dịch
vụ chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 17
Sản phẩm nổi tiếng nhất là Apple Macintosh, iPod nghe nhạc và chương trình nghe
nhạc iTunes, sản phẩm mà Apple đã mở kho ứng dụng iTunes và trở thành một trong
những kho ứng dụng lớn nhất mà nhiều hãng công nghệ đang bắt chước theo.
Kho ứng dụng của Apple có khoảng hơn 100.000 ứng dụng.Điểm nổi bật hơn cả là từ
khi bị ảnh hưởng nặng nề của những năm 90, Apple đã trở thành công ty có lợi nhuận
khổng lồ cùng với sự kiểm soát thị trường đáng khâm phục.
Iphone 3G nắm giữ vị trí dẫn đầu trong việc bán ra lượng sản phẩm 1 triệu chiếc
nhanh nhất đầu năm 2009
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 18
1991
Liên minh Apple-IBM-Motorola ( AIM ) được thành lập nhằm nghiên cứu phát triển
hệ thống PowerPC.
1998
Apple mua phần mềm Macromedia's Final Cut. Đây là tín hiệu đầu tiên trong việc
thâm nhập thị trường kỹ thuật số của họ
19/5/2001
Apple mở các cửa hàng bán lẻ chính thức đầu tiên của mình tại hai bang Virginia và
California. Sau đó là sự xuất hiện Cửa hàng Apple, bằng kính trong suốt với thang máy
hình trụ và cầu thang xoắn dẫn vào bên trong, trên Đại lộ số 5, New York. Sự kiện này làm
sửng sốt cả các nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng lúc bấy giờ.
2002
Apple mua Nothing Real và nâng cấp thành Shake, Emagic thành Logic. Hai ứng
dụng này và iPhoto đã hoàn chỉnh bộ sưu tập nổi tiếng về các phần mềm dành cho người
tiêu dùng phổ thông có tên gọi là iLife của hãng Apple.
2004
Apple hợp tác với IBm để sản xuất một loại chip tổng hợp có khả năng duy trì hoạt
động đồng thời của nhiều điều hành (ảo), cho phép máy tính có thể cùng một lúc xử lý
nhiều tác vụ hơn và bộ nhớ được sử dụng hiệu quả hơn.
2006:
DISNEY hợp tác cùng APPLE phát triển ý tưởng “CÔNG VIÊN CỦA TRÍ TƯỞNG
TƯƠṆG”.Trong dự án này Apple đưa các ứng dụng và công nghệ đặc trưng phong cách
apple vào trong dịch vụ giải trí.
LỊCH SỬ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA APPLE
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 19
Disney là môṭ người khổng lồ trong lıñh vưc̣ thương maị với lươṇg sản phẩm tiêu thu ̣
ghi nhâṇ năm ngoái chiếm tới 30 tỉ đô la giá trị hàng hóa buôn bán toàn cầu . Con số này 1
thâp̣ niên trước từ khi ông Mooney gia nhâp̣ hañg là 12 tỉ đô la. Nhưng Apple laị là vua của
các khu phố mua bán lớn . Theo ông Charlie Wolf , môṭ phân tı́ch viên cho Needham &
Company, chuỗi cửa hàng của hañg này sản sinh doanh thu trung bı̀nh 4,700 đô la trên môṭ
foot vuông năm 2008, vươṭ xa mức doanh thu đı̉nh của bất cứ chuỗi cửa hàng bán lẻ nào.
9/1/2007
Steve Jobs thông báo thay đồi tên tập đoàn từ Apple Computer Inc. thành Apple Inc.,
cùng lúc là buổi giới thiệu một sản phẩm Apple mới, một lần nữa sẽ làm điên đảo cả thế
giới: iPhone. Dù iPhone chỉ được tung ra thị trường vào tháng 6/2007, nhưng ngay lập tức,
cổ phiếu của Apple tăng lên mức kỷ lục là 97,80 đôla và vượt qua mức 100 đôla Mỹ vào
tháng 5/2007.
Tháng 2/2007, Apple có ý bán nhạc qua iTune Store mà không phải trả tiền bản
quyền nhạc số nếu các tên tuổi lớn trong ngành thu âm chịu từ bỏ công nghệ chống sao chép
trực tuyến. Tuy nhiên, chỉ có Hãng thu âm EMI đồng ý hợp tác với Apple vào tháng
2/2007 qua một thỏa thuận có hiệu lực kể từ tháng 5/2007.
09/2009
Nhiều năm liền, Apple có mối quan hệ tốt đẹp với Google. Thế nhưng mọi chuyện đã
thay đổi vào năm 2009. Cuối tháng 7, Apple từ chối đưa ứng dụng Google Voice lên
iTunes App Store. Sau đó, Apple lên tiếng rằng, Google Voice không bị "ghét bỏ" mà nó
chỉ đang được xem xét do có thể thay đổi chức năng thoại quan trọng của iPhone.
Vài ngày sau, Tổng Giám đốc Google là Eric Schmidt từ bỏ vị trí là thành viên trong ban
Giám đốc của Apple. Giữa tháng 10, Arthur Levinson cũng có động thái tương tự với ban
Giám đốc của Google.
Thời gian gần đây, Google đang tự đặt mình vào vị trí đối đầu trực tiếp với Apple bởi
lẽ hãng vừa trình làng hệ điều hành Chrome, Android và chuẩn bị là 1 chú dế "đóng mác"
Google.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 20
2.2 Giới thiệu khái quát công ty Microsoft Corp:
Microsoft Corporation là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc
gia tầm cỡ thế giới của Mỹ , do Bill Gates làm chủ tịch có trụ sở
chính đặt tại 1 Microsoft Way, Redmond, Washington, Mỹ.
Microsoft thành lập năm 1975 với tên ban đầu là Micro-soft.
Hai sáng lập viên tập đoàn Microsoft là Paul Gardner Allen và Bill Gates
Số nhân viên là 79.000 người tại 102 quốc gia và tổng doanh thu năm 2008 đạt 60.42
tỷ USD, lợi nhuận 18.2 tỷ USD , xếp thứ 44 trong các tập đoàn lớn nhất của (Fortune 500,
www.cnn.com 2009 )
Tên niêm yết trên thị trường chứng khoán New York và Nasdaq là MSFT.
Tập đoàn này phát triển, gia công, và cấp bản quyền cho các phần mềm phục vụ trong máy
tính.
Các sản phẩm bán chạy nhất của Microsoft bao gồm họ các hệ điều hành thuộc
họ Microsoft Windows và bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office. Đó là những sản
phẩm rất nổi tiếng trong thị trường phần mềm cho máy tính cá nhân, chiếm thị phần lên
đến hơn 90%.
Microsoft có mặt tại hầu hết các quốc gia và Microsoft đặt chi nhánh ở hơn 102 quốc
gia (2007) và được phân loại thành 6 khu vực: Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latinh, Châu Âu-Trung
Đông-Châu Phi, Nhật Bản, Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc.
Sứ mệnh của thương hiệu Microsoft là giúp cho cá nhân và doanh nghiệp trên toàn
thế giới tự nhận ra khả năng tiềm tàng của họ. Sứ mệnh đó thể hiện rõ giá trị cốt lõi của
thương hiệu: chính trực, lương thiện;; hết lòng với khách hàng, đối tác và công nghệ;; cởi
mở và lễ phép;; đối đầu và chinh phục thử thách;; tự hoàn thiện…. Những giá trị này thể
hiện giá trị nhân văn của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh và trách nhiệm của nó
đối với cộng đồng. Dựa vào những thành viên thông minh và sáng tạo trong công ty,
Microsoft tự tin rằng sứ mệnh đó có thể hoàn thành.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 21
“Là một công ty, và cũng như là các cá nhân, chúng tôi đánh giá và coi trọng sự
trung thực, cởi mở, phẩm chất xuất sắc, đóng góp xây dựng tự phê bình, tự cải tiến liên tục,
và tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi cam kết với khách hàng và đối tác của chúng tôi là chúng
tôi giữ một niềm đam mê cho công nghệ. Chúng tôi đón nhân những thách thức lớn, và tự
hào khi vượt qua. Chúng tôi giữ trách nhiệm với khách hàng, các cổ đông của chúng tôi,
các đối tác, và người lao động bằng cách tôn trọng các cam kết của chúng tôi, cung cấp kết
quả, và phấn đấu cho chất lượng cao nhất “ ( Microsoft’s Value )
2.3 Giới thiệu khái quát công ty Motorola
Motorola là tập đoàn viễn thông đa quốc gia của Mỹ được thành lập
1928, có trụ sở tại Schaumburg, Illinois.
Sáng lập bởi Paul V. Galvin dưới cái tên Galvin Manufacturing
Corporation ở Chicago, Mỹ.
Sản phẩm đầu tiên của công ty là thiết bị thay thế pin, giúp người sử dụng máy radio dùng
pin có thể sử dụng nguồn điện nhà.
Motorola là một trong những nhà sản xuất các thiết bị điện thoại không dây và thiết bị cơ
sở hạ tầng mạng không dây lớn nhất của Hoa Kỳ.
Các sản phẩm chính bao gồm: hệ thống ghi nhớ, điện thoại di động, điện thoại thông minh,
điên thoại vệ tinh, hệ thống mạng, radio hai chiều,…
Hiện hai nhân vật chính của tập đoàn này là Chủ tịch Greg Brown và
CEO Sanjay Jha.
Với 64000 nhân viên, năm 2008 công ty đạt doanh thu 30,146 tỉ USD
và tổng tài sản lên đến 27,869 tỉ USD. Motorola (NYSE:MOT) luôn là
nhà phát minh và cách tân tiên phong trong suốt 80 năm qua ở lĩnh vực
của mình.
Thị trường chính của Motorola là Mỹ (49%),Châu Mỹ Latinh (14%),
Châu Âu (13%), và một số khu vực khác như Trung Quốc và Châu Á…
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 22
III. Liên minh chiến lược của Apple & Microsoft
3.1 Cơ sở hình thành liên minh:
Năm 1996, CEO của công ty lúc bấy giờ là Gil Amelio đã có nhiều cố gắng để cải thiển
tình hình thua lỗ của Apple trong những năm trước đó nhưng thật bất ngờ đó lại là một
trong những thất bại lớn nhất của Apple. Công ty đã thiệt hại khá nặng 740 triệu USD vào
Q1 và 33 triệu USD vào Q2.
12/1996, Apple mua lại Next-một công ty máy tính của Mỹ được thành lập bởi Steve
Jobs vào 1985 sau khi ông bị buộc từ chức CEO của Apple và đương nhiên Steve Jobs
được bổ nhiệm trở lại quản lý công ty.
Trong khoảng thời gian 1997, Apple rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi hàng ngàn
nhân viên giỏi đã nghỉ việc và rời bỏ công ty chỉ trong vài năm.Trong vòng 18 tháng, apple
đã thua lỗ đến 1.5 tỉ USD. Lúc này Apple và Microsoft đã là đối thủ của nhau 20 năm trên
thị trường máy tính, nhưng apple vì lợi ích của mình đã bắt tay với microsoft để cải thiện
tình hình.
Về phía Microsoft, việc liên minh với Apple trong khoảng thời gian khó khăn này như là
một hình thức đầu tư và giúp đỡ cho một khách hàng tiềm năng, chính yếu của mình. Vì
khi Apple thu đươc nguồn lợi lớn từ những chiếc PC thì Microsoft cũng sẽ kiếm lợi không
nhỏ qua những hợp đồng được ký kết với Apple về việc cung cấp những bộ sản phẩm phần
mềm, trình duyệt. Hơn nữa họ còn thu về được một khoảng đáng kể khí giá cổ phiếu của
Apple tăng trở lại.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 23
3.2 Nội dung liên minh Apple-microsoft:
Tại hội nghị phát triển phần mềm và người sử dụng máy tính Macintosh ở Boston 1997,
Steve Jobs tuyên bố Microsoft đã đồng ý liên minh với Apple: đầu tư 150 triệu đô la mua
cổ phần của công ty và hai bên đã đi đến một thoả thuận giấy phép sử dụng sáng chế trong
5 năm. Qua đó, giải quyết một cách hòa bình những mâu thuẫn của Apple với Microsoft do
chính ông tạo ra năm xưa.
Nội dung cụ thể của liên minh như sau:
x Microsoft đưa những phiên bản mới nhất của bộ Microsoft Office, Internet
Explorer và một số công cụ Microsoft vào nền tảng Macintosh của Apple.
x Apple tích hợp trình duyệt Internet Explorer vào Mac OS và đưa nó trở thành
trình duyệt mặc định trong những phần mềm hệ thống hoạt động tương lai.
x Hai hãng đã đat được sự thoả thuận rộng rãi về sử dụng giấy phép sáng chế cho
sản phẩm của hai bên. Điều này đã mở đường cho hai công ty làm việc cùng nhau
thân thiết hơn về việc dẫn đầu công nghệ cho nền tảng Mac.
x Apple và Microsoft đã lên kế hoạch hợp tác về công nghệ để chắc chắn sự hoà
hợp giữa các máy tính cho Java hay những ngôn ngữ lập trình khác.
x Để hỗ trợ nhiều hơn mối quan hệ với Apple, Microsoft sẽ đầu tư 150 triệu USD
vào cổ phiếu không biểu quyết của Apple.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 24
3.3 Lợi ích từ liên minh:
3.3.1 Về phía Apple:
x Có thêm mốt số vốn không nhỏ qua 150 triệu USD cổ phần bán cho
Microsoft để xúc tiến những kế hoạch của mình sau này: chẳng hạn như việc tung ra
các sản phẩm Power Mac G3, Power Book G3 vào 11/1997 cũng như là hệ thống
AppleStore rất thành công của hãng
x Nhận thấy Microsoft là một đối tác chiến lược và là một tập đoàn phần mềm
lớn mạnh đang sở hữu những sản phẩm rất được khách hàng ưa chuộng và dùng phổ
biến ở các máy PC như bộ Microsoft Office, trình duyệt Internet Explorer, nên liên
minh với Microsoft sẽ góp phần đem lại diện mạo, tính năng mới tốt hơn cho sản
phẩm PC của Apple và qua đó nâng cao vị thế cạnh tranh của Apple trước những
đối thủ trên thị trương máy tính cá nhân như IBM, Sony,…
x Liên minh với môt công ty tầm cỡ như Microsoft lúc bấy giờ sẽ là một dấu
hiệu tích cực đem lại một cái nhìn tốt hơn từ phía dư luận, khách hàng và nhờ vậy
cũng sẽ đóng góp vào việc giúp Apple vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
3.3.2 Về phía Microsoft:
Hợp tác với Apple là một cơ hội đầu tư hấp dẫn cho tập đoàn nổi tiếng này:
x Khi mua 150 triệu USD cổ phần chỉ với giá mỗi cổ phiếu khoảng $6, $7 và
sau này khi mà Apple đã vươt qua thời kỳ khó khăn và phát triển trở lại thì giá cổ
phiếu sẽ tăng đáng kể và đương nhiên mang về một món hời lớn cho Microsoft
x Việc liên minh với Apple là cứu lấy một khách hàng tiềm năng, chiến lựoc
trong tương lai gần. Khi doanh số của Apple tăng trở lại thì tất nhiên là Microsoft
cũng sẽ thu được nhiều lợi nhuân hơn qua những ký kết license với Apple và sau
này Apple có thể trở thành một khách hàng lớn trong việc cung cấp các phần mềm
tích hợp cũng như các công cụ Microsoft.
x Ngoài ra, liên minh chiến lược này còn giúp Microsoft khai thác những thị
trường còn đang bỏ ngõ chẳng hạn như vào 1998, Apple tung ra iMac nhắm đến
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 25
khách hàng cấp trung và cấp thấp với một giá tiền hợp lý và đương nhiên những
chiếc iMac này cũng tích hợp các hệ điều hành của Windows, hay các sản phẩm
phần mềm của Microsoft.
3.3.3 Lợi ích chung:
Liên minh vào thời điểm là sự bổ trợ hợp lý về phần mềm của Microsoft và phần cứng
của Apple qua đó đem đến cho khách hàng những sản phẩm hoàn thiện nhất về chất lượng
cũng như giá cả và nhiều lựa chọn hơn như Power Mac, Power Book, iMac,…
Tăng tính cạnh tranh trên thị trưòng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đem lại lựa
chọn tốt hơn cho người tiêu dùng.
3.4 Kết quả của liên minh:
Có thể thấy liên minh chiến lược với Micrsosoft vào thời điểm lúc bấy giờ đã đem lại
khá nhiều lợi ích cho Apple.
Chỉ ngay thông báo về sự hợp tác đã mang lại cho Apple một cuộc sống mới. Trong
khoảng thời gian cắt giảm việc làm và cơ cấu lại tổ chức thì cổ phiếu của Apple đã sụt
giảm đến 50%, nhưng sau đó tin tức về liên minh chiến lược với Microsoft đã có một ảnh
hưởng lớn vào giá cổ phiếu của Apple đẩy nó tăng lên gần 35%, từ $6.56 đến $26.50
NASDAQ.
Việc Microsoft bỏ một số vốn tương đối lớn vào Apple cùng với việc đưa các phần
mềm, trình duyệt phổ biến được người tiêu dùng ưa chuộng vào các dòng máy của Apple
như Power Mac G3, Power Book G3,… đã đem về cho Apple những thành công ngoài
mong đợi. Chỉ trong vòng 1 tuần AppletStore đã trở thành webstite thương mại lớn thứ ba
tại Hoa kỳ. Tại hội nghị Mac tại Sanfrancisco vào tháng 1/1998,Steve Jobs, CEO tài năng
của Apple, đã thông báo rằng hãng này lần đầu tiên, trong hơn 1 năm, đã có lợi nhuân 44
triệu USD trong quý đầu, điều này đã vượt xa những dự đoán của các chuyên gia và đưa cổ
phiếu Apple trở lại giá trên $20.Vào tháng 4/1998, Jobs tiếp tục thong báo 1 quý có lãi nữa
(57 triệu USD) và gây ngạc nhiên cho hầu hết mọi người về sự hồi phục mạnh mẽ của
Apple.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 26
Vào năm 1998, trên đà phát triển, Apple tung ra iMac một loại PC dành cho khách hàng
cấp trung và thấp với một giá tiền hợp lý và bất ngờ hơn nữa khi iMac đã trở thành PC bán
chạy nhất trên toàn quốc giúp doanh số Apple tăng vọt vượt mọi dự đoán. 7/1998, công ty
đã thong báo lợi nhuân 3 quý liên tiếp với tổng lãi lên đến 101 triệu USD.Vào mùa thu năm
đó, Jobs tiếp tục thong báo một quý nữa có lãi và hoàn thành một năm rất thành công của
Apple. Và với sự phát triển thuận lợi như vậy, đến tháng 7/1999, cổ phiếu Apple đã chạm
ngưỡng $70. Chúng ta không khó nhận ra rằng liên minh chiến lược với Microsoft không
những cứu lấy Apple khỏi bờ vực phá sản mà còn góp phần đem về cho hãng một trong
những thời kỳ hoàng kim nhất trong lịch sử phát triển của mình.
Về phía tập đoàn Micrsoft, việc hợp tác với Apple đã mang lại cho họ những lợi ích nhất
định. Microsoft đã có hàng triệu khách hàng là những người tin cậy vào nền tảng Mac của
Apple nhờ vào liên minh này. Thông báo về sự hợp tác đã đẩy giá cổ phiếu tăng 1/8 lần.
Qua việc hình thành liên minh chiến lược này với Apple, Microsoft đã tăng sự nhìn nhận
tích cực của khách hàng sử dụng phần mềm Internet của một tập đoàn khổng lồ tiềm năng
và hơn nữa bảo đảm sự “sống sót” của một khách hàng trọng tâm-Apple. Hay nói cách
khác, việc Microsoft mua cổ phần của Apple hay những thoả thuận trong vong 5 năm nêu
trên là một hình thức đầu tư vào Apple- một tập đoàn đầy tiềm năng, và khi mà Apple đạt
đươc thành công rực rỡ vào khoảng thời gian 97-98 thì đương nhiên Microsoft cũng thu
được những nguồn lợi không nhỏ từ việc giá cổ phiếu tăng cũng như số lượng lớn sản
phẩm mà Apple bán được.
3.5 .Yếu tố dẫn đến thành công của liên minh:
Hiểu rõ đối tác: Apple đã nhìn nhân được Microsoft là một tập đoàn tiếng tăm có tầm
ảnh hưởng lớn đến dư luận cũng như khách hàng và thấy rõ lợi ích mà Microsoft mang lại
cho họ là lớn hơn những gì Apple đem đến cho Microsoft.
Sự điều hành linh hoạt sáng suốt của ban lãnh đạo mà đứng đầu là CEO Steve Jobs: ông
đã biết cách tận dụng tối ưu những sức mạnh mà liên minh mang lại để đem về những
thành công liên tiếp cho công ty trong giai đoạn 1997-1999.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 27
Hiểu rõ chính bản thân mình: Apple đã tự nhìn nhận được vị trí của mình vào thời điểm
đó đang rất khó khăn về nguồn vốn và hướng đi cho sản phẩm, nên khi liên minh Apple đã
tung ra sản phẩm đến đúng với đối tượng khách hàng của mình.
Nỗ lực trong việc xây dựng liên minh từ hai phía: thoả thuận rộng rãi về sử dụng giấy
phép sáng chế cho sản phẩm của hai bên, hợp tác về công nghệ để chắc chắn sự hoà hợp
giữa các máy tính cho Java hay những ngôn ngữ lập trình khác, …qua đó tạo nên một liên
minh cùng có lợi và vững chắc trong thời gian hợp tác của hai hãng.
IV. Liên minh chiến lược: Apple Inc & Motorola Co.
4.1 Cơ sở hình thành liên minh
Motorola:
Sau những thành công của sản phẩm bom tấn Razr V3, thị phần và doanh thu
của hãng đã thay đổi một cách đáng kể khi qua mặt Samsung trở thành đại gia thứ hai
trên thế giới về thị phần điện thoại di động (20%) chỉ sau Nokia (30,4%), với giấc mơ
vươn tới một vị trí cao hơn khi có thể tung ra những sản phẩm độc đáo về thiết kế
mẫu mã và tính năng và cũng tiếp nối những thành quả mà Razr V3 đã đem lại.
Rork E1 ra đời mong muốn tạo ấn tượng với công chúng yêu âm nhạc về những
đặc điểm có một không hai khi tích hợp chức năng nghe nhạc trong điện thoại => thu
lại một lợi nhuận khá khẩm đồng thời biến nó trở thành động lực cho những sản phẩm
tiếp theo của hãng tiến đến mục tiêu xa và cao hơn.
Apple:
Steve Jobs, CEO của Apple đã nảy ra một ý tưởng đó là tạo một ra sản phẩm
“iPod phone” cho riêng của hãng.Tuy nhiên để thực hiện điều này sẽ phải tốn khá
nhiều chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm điện thoại di
động,(trong khi Apple là đại gia về phần mềm và độc bá thương hiệu máy nghe nhạc
trên thị trường.Theo các thống kê cho biết, Apple sở hữu 80% thị trường thiết bị MP3
và 75% doanh thu nhạc trực tuyến với kỷ lục 500 triệu lượt tải bài hát từ iTunes).Việc
tiến hành những thỏa thuận liên minh với Motorola là bước thử nghiệm cho dự án
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 28
này,tiết kiệm được chi phí ,tạo cú đột phá mới trên thị trường điện thoại di động giành
lấy nhiều thị phần.Liên minh này không chỉ là việc chuyển giao công nghệ mà còn là
sự hợp tác thương hiệu.
Nhận thấy những nhu cầu tiềm năng của thị trường mà nhiều đối thủ khác chưa
thỏa mãn → cả hai hãng đều hiểu rõ mối quan hệ của mình, hiểu được lợi thế và điểm
mạnh của các bên để cùng đạt được mục tiêu :thị phần,lợi nhuận, thương hiệu…
4.2. Giới thiệu liên minh:
Tháng 12/2004 Motorola và Apple đã đi đến thỏa thuận
mới nhất về việc liên kết công nghệ để phát triển sản phẩm
điện thoại di động “2 trong 1”
Tháng 7/2005 Motorola đã ký kết hợp đồng với hãng
Apple về việc hợp tác để đáp ứng nhu cầu nhạc số trên
điện thoại di động bằng một loạt các tính năng âm nhạc
mới phong phú cụ thể là Apple sẽ phát triển một phiên
bản nhỏ gọn của phần mềm iTunes tích hợp cho điện thoại
của Motorola.
+ Sản phẩm: có tên là Rokr E1, được ra mắt vào
ngày 7 tháng 9 năm 2005 trong một sự kiện do Apple tổ
chức tại San Francisco, California.Nó là một phiên bản
mới của Motorola E398 candybar với công nghệ được Apple cấp giấy phép để chơi nhạc từ
iTunes Music Store, chức năng của nó được thể hiện ở trình chơi nhạc có giao diện khá
giống iPod.
ROKR E1 còn cho phép người sử dụng cuộn playlist, chọn bài hát và ra lệnh chơi. Để
lưu trữ bài hát, bạn có thể dùng thẻ nhớ microSD (TransFlash) với dung lượng lớn nhất có
thể đạt tới 512 MB, tương đương với khoảng 100 bài hát. Rokr E1 chơi được các file nhạc
MP3, AAC và AAC+.
Phiên bản đầu tiên của sản phẩm có màu bạc trắng, kích thước 3 chiều là
108x46x21mm và trọng lượng xấp xỉ 110g, hoạt động trên các dải băng tần GSM
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 29
850/1800/1900 MHz. Máy được trang bị một màn hình TFT lớn hiển thị 262.000 màu, độ
phân giải 176x220 pixel.
+ Công nghệ và thương hiệu: là sự chuyển giao công
nghệ giữa hai công ty được xem là đại gia trong ngành công
nghệ thông tin.Với thế mạnh về các phần mềm dẫn đầu
trong thiết bị nghe nhạc của Apple đã tiến tới việc thử
nghiệm khi tích hợp chức năng nghe nhạc khi download bài
hát dựa trên phần mềm iTunes thông qua máy tính cá nhân
trong một chiếc di động có lợi thế về chất lượng phần cứng
và có thương hiệu trên thị trường như Motorola.
Sự kết hợp này đã khiến cho những người yêu nhạc hi
vọng và chờ đợi một sản phẩm có phong cách và có tính năng đặc biệt so với các sản phẩm
khác từ trước tới nay.
4.3. Lợi ích khi hình thành liên minh
Apple: Nếu liên minh đi đến thành công tức là sản phẩm Rork E1 đã trở thành một cơn
sốt trên thị trường, điều đó đồng nghĩa với việc giúp Apple tăng được lợi nhuận hơn 1 tỷ
USD,tương đương 1.14USD/cổ phiếu, tiếp tục tạo khoảng cách cách biệt với các đối thủ
trong ngành trong việc dẫn đầu về thị phần và thương hiệu.Theo các chuyên gia cho
biết, con số sẽ còn ấn tượng hơn nhiều khoảng 2,85 tỷ USD lợi nhuận và 12,25 tỷ
USD doanh số theo tính toán nếu tính cả các dịch vụ hỗ trợ phần mềm iTunes.
Motorola: hãng này cũng ngay lập tức tìm kiếm một khoản lợi nhuận khá khẩm nếu
thương vụ đi đến thành công và khi đó Motorola tiếp tục củng cố vị trí thứ hai khi mà
trước đó họ đã gây ấn tượng với doanh thu quý II/2005 tăng tới 17% so với 2004, đạt 8,8
tỷ USD, trong đó lợi nhuận đạt 933 triệu USD trong khi năm 2004, họ còn lỗ tới 203
triệu USD=> sẽ gia tăng cách biệt về thị phần đối với Samsung cũng như thu hẹp đáng
kể khoảng cách tài chính với Nokia (năm 2005 Nokia chiếm 30.4%). Đồng thời đã minh
chứng cho sự mạo hiểm táo bạo khi đầu tư vào một thị trường khá nhiều rủi ro để cạnh
tranh với Sony Ericsson…
Giao diện phần mềm iTunes đơn
giản nhưng khá chậm chạp
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 30
4.4. Lợi ích chung:
Apple và Motorola là hai công ty hoạt động gần như nhau tuy nhiên mục tiêu và chiến
lược của mỗi công ty đưa ra hoàn toàn khác nhau.Apple tìm kiếm những lợi nhuận từ
phân khúc thị trường cao cấp và sự trung thành của khách hàng là một trong những
lợi thế mà hãng đã đạt được.Ở một phân khúc tổng quan hơn, Motorola rải rác tất cả
các sản phẩm của mình ở nhiều đối tượng khác nhau;; nếu như các dòng điện thoại của
Razr phục vụ cho giới sành điệu thì ML2 giành cho giới bình dân…Chính vì thế mà
cả hai hãng đã nhận thấy được thế mạnh của đối tác để đi đến nhưng thỏa thuận và
liên kết chung cho liên minh lần này.
- Đây là 2 liên minh chiến lược không cạnh tranh trực tiếp với nhau, có rất ít thị
trường chung, có những mục tiêu khác nhau và có những đối tượng khách hàng
khác nhau, việc liên minh nhằm hợp tác và chia xẻ những công nghệ thành công
của nhau, cùng hợp tác tạo nên 1 sức mạnh vượt trội có thể áp đảo các đối thủ
khác.
- Cùng chia sẻ chi phí cố định và rủi ro, cùng làm R&D, phối hợp để phát triển các
thị trường mới, khai thác tối đa quy mô của thị trường. Các thành viên có thể
gián tiếp vượt qua rào cản quốc gia mà những điều này từng thành viên khó có
thể thực hiện một cách riêng lẻ.
- Với một mạng lưới hoạt động mạnh mẽ, mỗi liên minh có thể kiểm soát thị
trường bởi những công nghệ mới mà chỉ có liên minh mới có
- Học hỏi kinh nghiệm từ nhau về những điểm công ty còn thiếu sót, tạo thêm lợi
thế cạnh tranh cho công ty
- Cả 2 công ty tham gia vào liên minh có thể vừa theo đuổi mục đích và thị trường
riêng đồng thời cùng đạt mục tiêu của liên minh, điều này làm cho lợi nhuận
tăng lên và thị trường của công ty được mở rộng hơn.
4.5 Kết quả :
- Sản phẩm đã thất bại một cách toàn diện với kiểu dáng bình thường, chức năng
không tạo được sự riêng biệt, tính năng còn yếu kém về một số mảng…đã ảnh
hưởng đến doanh số bán và uy tín thương hiệu của hai công ty..
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 31
- Cùng khoảng thời gian này, Apple tung sản phẩm iPod nano (là sản phẩm thay
thế iPod Mini, sau 17 ngày đã bán được hơn 1 triệu máy. Ipod Nano có hai phiên
bản dung lượng khác nhau, lưu được từ 500 đến 1.000 bài hát. => ảnh hưởng đến
quan hệ hợp tác giữa hai bên và Tổng giám đốc Motorola, ông Edward J. Zander
cho rằng Apple đã “ chơi không đẹp” và cáo buộc hãng này cắt đứt mối quan hệ
với Rokr.
- Tháng 1/2006 sau khi liên minh bị thất bại, Apple ấp ủ một dự định mới trong
lĩnh vực truyền thông, họ đã liên tục xin được 4 chứng nhận, trong đó có những
nội dung liên quan đến “nhạc số”, “điện thoại di động” và “viễn thông”. Động
thái trên cho thấy Apple đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu trong thị trường điện
thoại nghe nhạc. Và đúng như dự đoán, với bước thử nghiệm không thành công
đó, Apple đã tung ra sản phẩm iPhone năm 2007.
4.5.1 Những tác động khi liêm minh thất bại
Apple :
Lợi nhuận của Apple đã giảm xuống còn 565 triệu USD, tương đương mức lãi 56
cent/cổ phiếu so với thời điểm năm 2004 là 1.58 USD/ cổ phiếu.
Ngay sau khi thất bại, Motorola đã tung ra sản phẩm Rork E2, dòng sản phẩm
thay thế không sử dụng trình iTunes mà kế thừa SLVR L7 có khả năng cài iTunes thì
cũng ngay lúc đó Apple nhanh chóng “rút” các phần mềm tích hợp của iTunes trong
Rork E1 để giảm sự ảnh hưởng của nó.
Motorola:
- Theo số liệu thống kê của công ty khảo sát thị trường Gartner(Mỹ), thị phần
điện thoại Motorola trên toàn cầu dã giảm xuống 14,6% so với 21,9% năm 2006,
Motorola cũng đã công khai thành thực rằng bộ phận kinh doanh điện thoại của hãng
sẽ bị thua lỗ cho đến năm 2008.
- Mặc dù rất thành công với loạt sản phẩm Razr V3 thế nhưng những thất bại liên
tiếp khi đưa ra mẫu các sản phẩm khác bắt đầu từ Rokr E1 đã khiến cho cổ phiếu của
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 32
Motorola giảm 1,86 USD, hay 7,6%, xuống còn 22,49 USD vào phiên giao dịch cuối
cùng ngày 20/1/2006 tại Sở giao dịch chứng khoán New York
- Đến đầu năm 2007 thị phần của Motorola giảm sút nghiêm trọng từ 23% (2006)
đến 12% với lí do là hãng đã không thành công nào ra trò từ điện thoại ngoại trừ bom
tấn Razr 3V
- Kể từ quý 3/2008, Motorola sẽ tách hoàn toàn bộ phận ĐTDĐ ra khỏi công ty
này để thành lập một công ty riêng nhằm cứu vãn hoạt động sản xuất kinh doanh vốn
bị thua lỗ trong một thời gian dài.
- Năm 2008 là Motorola khi đánh mất 5.1% thị phần (ít hơn năm 2007 khi tụt
giảm 7.8% thị phần), chỉ còn nắm giữ 8.3%. Năm 2009 sẽ là năm nhiều thách thức
cho Motorola khi mà các dòng ĐTDĐ siêu mỏng RARZ đã không còn đắt khách và
hãng này đang loay hoay với các model ĐTDĐ mới không mấy ấn tượng.
Thống kê thị trường ĐTDĐ năm 2008 do ABI Research công bố:
4.5.2. Phân tích những yếu tố dẫn đến thất bại của chiến lược liên minh
Liên minh đã vẽ lên những tham vọng và mục tiêu của cả Apple & Motorola đồng
thời cũng cho thấy rằng đôi bên đều tìm hiểu và hiểu rõ đối tác của mình.Tuy nhiên lợi ích
đã không đạt được khi kết quả liên minh là thất bại bởi những yếu tố sau:
- Apple đã quá rõ mục tiêu của đối tác chính vì thế mà đối với Apple đây chỉ là một sự
thử nghiệm công nghệ, hãng đã không tập trung vào lợi ích chung mà tìm kiếm riêng
cho mình những khoản lợi riêng, e dè trong việc tiến hành chuyển giao công nghệ
- Dựa trên lý thuyết là mong muốn chia sẻ rủi ro khi thâm nhập vào thị trường hoàn
toàn mới, với sự cẩn thận đến mức dè chừng trong việc đầu tư vào sản phẩm mới của
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 33
Motorola.Ví dụ : Khi so sánh với Rokr E1, máy không trực tiếp download nhạc mà
phải thông qua máy tính có phần mềm iTunes, Steve Jobs cho biết rằng sẽ tốn chi phí
nhiều hơn khi download trực tiếp nhạc từ điện thoại nên giá sẽ đắt hơn, khoảng 3
USD/bài. Do vậy, việc này là chưa khả thi.
- Một phần khác là do Motorola đã không tập trung cho việc tìm kiếm một sản phẩm
mới, đã phân tán khá rộng những tiềm lực vốn có của mình để khoảng thời gian sau
này họ cũng không mấy thành công khi tung ra những dòng điện thoại di động đa
năng.
Chúng ta tự hỏi rằng liệu việc Apple hạn chế dung lượng của Rokr E1 là để bảo vệ
dòng máy nghe nhạc iPod của mình và để trải đường cho điện thoại “iPod Phone” hay
không? (trường hợp của iPhone ). Hay là Apple đang ấp ủ một dự án mở rộng một dịch vụ
nhạc số mới cung cấp nhạc cho điện thoại riêng của hãng.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 34
LỜI KẾT
“Liên minh” có lẽ là một thuật ngữ khá quen thuộc, nó xuất hiện trong rất nhiều lĩnh
vực, từ quân sự, chính trị cho đến kinh tế xã hội, nhưng trong đề tài của chúng tôi liên
minh được nhìn nhận theo hướng kinh tế, cụ thể là liên minh chiến lược giữa các công ty,
tập đoàn đa quốc gia.
Nội dung trình bày đã nêu một cách cụ thể về liên minh giữa các tập đoàn đa quốc
gia Apple – Motorola – Microsoft và qua đó không chỉ cho chúng ta có đươc̣ những khái
quát cơ bản về tình hình các liên minh hoạ t đôṇg như thế nào hiêṇ nay mà còn giúp chúng
ta hiểu được quá trình liên minh chiến lược thực tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, từ cở sở
hình thành liên minh, quá trình thưc hiện, lợi ích mang lại từ liên minh. Đặc biệt là những
bài học kinh nghiệm quý giá từ cả hai chiến lược liên minh, như là: khi thưc hiện liên minh
phải có sự nỗ lực từ hai phía, nguồn lực phải được sử dụng hiêu quả, hay thời điểm thực
hiện liên minh….Đó là những bài học kinh nghiệm mà bất kì một công ty hay tổ chức nào
đều muốn học hỏi..
Thật sự, liên minh là một chiến lược được áp dụng trong thời đại toàn cầu hóa khi mà sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt, nó giúp công ty giảm thiểu rủi ro , tạo ra những phương
thức thâm nhập thị trường hiệu quả, nhưng làm sao để một liên minh chiến lược dẫn đến
thành công quả là một thách thức.
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 35
Nhận xét của giảng viên
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Đề tài: Liên minh chiến lược Apple Inc | Microsoft Corp | Motorola Co.
GVHD: Quách Thị Bửu Châu |Nhóm đề tài 5 lớp KDQT 1-2 K33 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS Đào Duy Huân, Chiến lược kinh doanh trong toàn cầu hóa kinh tế,
NXB Thống kê.
[2] Bộ môn QTKDQT,Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh Tế
TpHCM
[3] Michael E. Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, 2008, trang 867.
[4] Refix Culpan, Multinational Strategic Alliances, International Business Press,
1993, pg82.
[5] Farok J. Contractor & Peter Lorange, Cooperative Strategies in International
Business, Elsevier Science, 2002, pg10.
[6] Margarita Išoraitė, Importance of strategic alliances in company’s activity,
[7] Anna Claudia Pellicelli, Strategic Alliances,
04pellicelli.pdf
[8] Pablo C. Biggs, Managing Cultural Differences in Alliances,
[9]
[10]
[11]
[12]
[13]
[14]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_lien_minh_chien_luoc_cua_apple_199.pdf