Đề tài Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam

LỜINÓIĐẦU Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với những điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh khác nhau thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp phát vốn, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm, lãi nộp Nhà nước, lỗ Nhà nước chịu. Lợi nhuận đó chưa phản ánh đầy đủ các chi phí sản xuất và yêu cầu thực tế nghiêm khắc của thị trường, chưa kích thích được tính chủđộng sáng tạo của người quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó có tình trạng lãi giả, lỗ thật. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, gây lãng phí nguồn lực. Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tếđược vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ban hành các chếđộ chính sách, sắp xếp lại các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủđộng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm lãi lỗ về các hoạt động của mình. Từ khi có quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp được sắp xếp lại theo mô hình Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được cải thiện. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi tạo điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động. Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng công ty 91. Nhiệm vụ chính yếu của Tổng công ty là sản xuất thép, lưu thông sản phẩm thép trên thị trường trong cả nước, nhập khẩu một số sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được, cân đối cung và cầu các mặt hàng sản phẩm thép cho nền kinh tế. Từ khi được sắp xếp lại, nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tập trung vào một đầu mối quản lý, mở rộng liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài vàtrong nước, Tổng công ty đã từng bước ổn định sản xuất, đảm bảo cung cấp ổn định các sản phẩm thép cho nền kinh tế, làm ăn có lãi. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Tổng công ty Thép Việt Nam, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, em nghiên cứu vấn đề lợi nhuận của Tổng công ty và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam”. Ngoài lời nói đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua, trên cơ sởđịnh hướng của Tổng công ty, Luận văn tốt nghiệp đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp, kiến nghị với Nhà nước và với Tổng công ty Thép Việt Nam nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty trong năm 2000 và những năm tiếp theo. Để thực hiện Luận văn tốt nghiệp, em sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, và diễn dịch để hệ thống lại số liệu, các chỉ tiêu đánh giá của Tổng công ty nhằm làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu, đề cập trong Luận văn tốt nghiệp.   MỤCLỤC LỜINÓIĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNGQUANVỀLỢINHUẬNCỦADOANHNGHIỆPTRONGN ỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNG 3 1.1. LỢINHUẬNVÀÝNGHĨACỦALỢINHUẬNĐỐIVỚ IHOẠTĐỘNGKINHDOANHCỦADOANHNGHIỆP 3 1.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 1.1.2. Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận 7 1.2. PHƯƠNGPHÁPXÁCĐỊNHLỢINHUẬNVÀPHÂNPHỐI LỢINHUẬNCỦADOANHNGHIỆP 10 1.2.1. Các phương pháp xác định lợi nhuận 10 1.2.2. Chếđộ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 14 1.3. CÁCCHỈTIÊUTỶSUẤTLỢINHUẬNVÀCÁCBIỆNP HÁP TĂNGLỢINHUẬN 15 1.3.1. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 15 1.3.2. Các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp 17 1.4. CÁCNHÂNTỐẢNHHƯỞNGĐẾNLỢINHUẬNVÀTÍ NHTẤTYẾUCỦAVIỆCNÂNGCAOLỢINHUẬNTRONGDO ANHNGHIỆP 21 1.4.1. Các nhân tốảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 21 1.4.2. Tính tất yếu của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 25 CHƯƠNG II: THỰCTRẠNGVỀHOẠTĐỘNGKINHDOANHVÀ LỢINHUẬNCỦA TỔNGCÔNGTYTHÉPVIỆTNAM 27 2.1- KHÁIQUÁTCHUNGVỀTỔNGCÔNGTYTHÉPVIỆTNAM 27 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển 27 2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Thép Việt Nam 28 2.1.3- Cơ cấu tổ chức, quản lý vàđiều hành của Tổng công ty 29 2.2- TÌNHHÌNHHOẠTĐỘNGKINHDOANHCỦA TỔNGCÔNGTY THÉPVIỆTNAM 33 2.2.1- Tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty 33 2.2.2- Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 35 2.2.3- Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu 37 2.2.4- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 38 2.3- TÌNHHÌNHLỢINHUẬNCỦATỔNGCÔNGTYTHÉPVIỆ TNAM 40 2.3.1- Phân tích chung tình hình lợi nhuận 40 2.3.2- Tình hình lợi nhuận trong hoạt động sản xuất 47 2.3.3- Phân tích lợi nhuận từ hoạt động lưu thông 52 2.3.4- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam 57 CHƯƠNG III: MỘTSỐGIẢI PHÁPNHẰMNÂNGCAOLỢINHUẬN Ở TỔNGCÔNGTYTHÉPVIỆTNAM 62 3.1- ĐỊNHHƯỚNGPHÁTTRIỂNCỦATỔNGCÔNGTYTHÉP VIỆTNAM 62 3.2- MỘTSỐGIẢI PHÁPNHẰMNÂNGCAOLỢINHUẬN ỞTỔNGCÔNGTYTHÉPVIỆTNAM 65 3.2.1- Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động sản xuất 65 3.2.2- Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động lưu thông 69 3.3.3- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận trong hoạt động tài chính 73 3.3- MỘTSỐKIẾNNGHỊĐỂTHỰCHIỆNGIẢI PHÁPNÂNGCAO LỢINHUẬNỞTỔNGCÔNGTYTHÉPVIỆTNAM 74 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆUTHAMKHẢO 78

docx83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 4 5 6 7 8 9 10 Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động Doanh thu thuần Doanh thu/Vốn kinh doanh (5:2) Hiệu suất doanh thu (1:5) Lợi nhuận trên vốn (1:2) Lợi nhuận/vốn cố định (1:3) Lợi nhuận/vốn lưu động (1:4) Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ % % % % % 29.748 1.327.143 356.999 970.144 5.867.427 442,1 0,5 2,24 8,33 3,06 31.775 1.410.393 450.559 959.834 6.057.913 429,5 0,52 2,25 7,04 3,3 2.027 83.250 93.560 -10.310 190.46 -12,6 0,02 0,01 -1,29 0,24 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam) Chỉ tiêu doanh thu/vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Bỏ 100 đồng vốn vào hoạt động sản xuất năm 1999 thu được 442,1 đồng doanh thu, năm 2000 thu được 429,5 đồng doanh thu. Ta thấy vòng quay vốn năm 2000 chậm hơn so với vòng quay vốn năm 1999, mặc dù tốc độ tăng doanh thu năm 2000 có tăng so với năm 1999. Chỉ tiêu hiệu suất doanh thu: chỉ tiêu này đánh giá 1 đồng doanh thu đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1999 cứ 100 đồng doanh thu đem lại 0,5 đồng lợi nhuận sang năm 2000 tăng lên 0,02 đồng tức là 100 đồng doanh thu đem lại 0,52 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng là tốt chứng tỏ doanh thu của Tổng công ty tăng sẽ làm nâng cao lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn: So với mặt bằng thị trường thì hiệu suất sử dụng vốn của Tổng công ty còn thấp. Điều này là do vốn kinh doanh tài trợ của các đơn vị thành viên ra ngoài thị trường tư nhân chiếm tỷ trọng cao, sử dụng vốn bảo lãnh của Tổng công ty chưa triệt để, hàng tồn kho hàng bán trả chậm lớn, nợ khó đòi tăng nên nợ phải trả tăng (vay ngắn hạn, huy động vốn, nợ chiếm dụng). Tuy vậy, hiệu suất sử dụng vốn của Tổng công ty năm 2000 so với năm 1999 là khả quan. Năm 1999, cứ 100 đồng vốn bỏ vào hoạt động kinh doanh thì thu được 2,24 đồng lợi nhuận sang năm 2000 đã tăng 0,01 đồng tức là năm 2000 bỏ 100 đồng vào hoạt động kinh doanh thu được 2,25 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ năm 2000 Tổng công ty đã sử dụng vốn hiệu quả hơn, tiết kiệm tránh lãng phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lợi nhuận/vốn cố định: Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1999, 100 đồng vốn cố định đem lại 8,33 đồng lợi nhuận. Sang năm 2000, 100 đồng vốn cố định đem lại 7,04 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của Tổng công ty năm 2000 thấp hơn so với năm 1999. Lợi nhuận/vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng vốn lưu động mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 1999, 100 đồng vốn lưu động mang lại 3,06 đồng lợi nhuận năm 2000 mang lại 3,3 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty năm 2000 cao hơn so với năm 1999. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định của Tổng công ty giảm, hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng nên nhìn chung hiệu quả dụng vốn của Tổng công ty tăng. Bảng 9 CHỈ TIÊU Đ.VỊ NĂM 1999 NĂM 2000 1.Lợi nhuận sau thuế 2.Nợ phải trả 3.Tổng tài sản 4.Rr=1:3 5.Rd=2:3 Tr.đ Trđ Tr.đ % % 29.748 1.858.747 3.139.223 0,01 0,59 31.775 1.596.043 3.064.528 0,01 0,52 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam) Thông qua con số trên ta thấy, hệ số nợ của Tổng công ty trong hai năm 1999, 2000 là khá cao (>0,5) năm 1999 là 0,59 năm 2000 là 0,52. Hệ số nợ cao một mặt giảm độ tự chủ của Tổng công ty và tăng lãi phải trả song mặt khác lại có tác động khuyếch trương lợi nhuận. Trong năm 1999, 2000 Tổng công ty kinh doanh có lãi, vì hệ số nợ cao làm cho lợi nhuận càng cao. Thông qua phân tích tình hình lợi nhuận chung của Tổng công ty, các chỉ tiêu tuyệt đối như lợi nhuận sau thuế, vốn kinh doanh, doanh thu thuần đều có xu hướng tăng trưởng và ổn định. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cũng có chiều hướng tăng trưởng song còn thấp. Nắm được thông tin về lợi nhuận, ta cần phải phân tích đánh giá lợi nhuận, xác định được mức độ tác động của từng nhân tố tới lợi nhuận của từng hoạt động kinh doanh cụ thể. Từ đó mới có thể đề ra các biện pháp để tăng cường hay hạn chế sự ảnh hưởng của các nhân tố tới lợi nhuận để nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. 2.3.2 - Tình hình lợi nhuận trong hoạt động sản xuất Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất. Tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất được thể hiện ở bảng 10 và biểu dưới đây. Biểu 2: Cơ cấu khoản giảm trừ, giá vốn , chi phí bán hàng quản lý, lãi kinh doanh trong doanh thu từ hoạt động sản xuất Năm 1999 Bảng 10: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất Đơn vị : Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 1999 NĂM 2000 SO SÁNH 00/99 Số tuyệt đối % 1.Tổng doanh thu 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần 4.Giá vốn hàng bán 5.Lãi gộp 6.Chi phí bán hàng,quản lý 7.Lãi kinh doanh 2.268.416 48.661 2.219.755 2.034.727 185.028 155.062 29.966 2.151.766 184.495 1.967.271 1.771.849 195.422 120.327 75.095 -116.650 135.834 -252.484 -262.878 10.394 -34.735 45.129 94,9 37,9 88,6 87,1 105,6 77,6 250,6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam) Dựa vào bảng 10, ta thấy lợi tức từ hoạt động kinh doanh năm 2000 so với năm 1999 tăng 45.199 triệu đồng (250,6%), đạt 75.095 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2000 thay đổi là do những nguyên nhân sau: - Do tổng doanh thu bán hàng thay đổi: trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì doanh thu bán hàng có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại. Theo bảng trên, tổng doanh thu năm 2000 so với năm 1999 thay đổi một lượng là: + (2.151.766 - 2.268.416 ) = -116.650 Triệu đồng Do tổng doanh thu giảm nên lợi nhuận cũng giảm đi một lượng là 116.650 triệu đồng. Tổng doanh thu giảm vì thị trường thép trong nước kém sôi động, cung lớn hơn cầu. Việc tiêu thụ thép trong các tháng đầu năm rất chậm do phần lớn hộ tiêu dùng còn tâm lý dè dặt khi bắt đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng. Hơn nữa tình hình thiên tai bão lũ lại liên tiếp xảy ra ở khu vực miền Trung làm giảm sức mua nhất là vào cuối quý II năm 2000. Tuy vậy, cũng có những thuận lợi là Nhà nước thực hiện chính sách cấm nhập khẩu những sản phẩm thép trong nước sản xuất được như thép xây dựng, thép ống.. Vì vậy, tổng lượng thép tiêu thụ của Tổng công ty tăng 1,7% so với năm 1999. Mặc dù lượng thép tiêu thụ tăng nhưng giá bán thép trong năm 2000 giảm nên tổng doanh thu giảm 5,1% so với năm 1999. - Do các khoản giảm trừ thay đổi: trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì các khoản giảm trừ có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận các khoản giảm trừ tăng , lợi nhuận giảm và ngược lại. Các khoản giảm trừ năm 2000 thay đổi so với năm 1999 một lượng là: - (184.495 - 48.661 ) = -135.834 triệu đồng Các khoản giảm trừ bao gồm chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại, thuế doanh thu , thuế giá trị gia tăng. Các khoản giảm trừ năm 2000 tăng vì lý do: + Năm 1999, hàng tồn kho của Tổng công ty rất lớn 888.996 triệu đồng. Để đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho, sang năm 2000 Tổng công ty tăng chiết khấu, giảm giá nhằm khuyến khích khách hàng. Vì vậy, trong năm 2000, lượng hàng tồn kho của Tổng công ty đã giảm được 54.279 triệu đồng song các khoản chiết khấu giảm giá tăng nên các khoản giảm trừ cũng tăng. - Do giá vốn hàng bán thay đổi: Đây là nhân tố có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Khi giá vốn hàng bán tăng thì lợi nhuận giảm và ngược lại. Năm 1999, giá vốn hàng bán thay đổi một lượng là: - (1.771.849 - 2.034.727 ) = + 262.878 triệu đồng Do giá vốn hàng bán giảm nên lợi nhuận tăng 262.878 triệu đồng. Dựa vào biểu, ta có thể thấy tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu của Tổng công ty còn quá lớn. Năm 1999 là 90%, năm 2000 giảm xuống còn 82%. Giá vốn hàng bán của Tổng công ty lớn như vậy vì công nghiệp sản xuất thép là ngành công nghiệp nặng có đặc thù riêng so với các ngành kinh tế khác đòi hỏi vốn đầu tư lớn công nghệ phức tạp, chi phí cao. Hơn nữa, nguyên liệu đầu vào sản xuất thép như phôi thép phải nhập, trình độ công nghệ còn lạc hậu (đặc biệt là Công ty gang thép Thái Nguyên do đặc điểm lịch sử để lại ). Điều này dẫn đến giá vốn hàng bán cao, lãi gộp mỏng. Tuy vậy, sang năm 2000, có những thuận lợi như giá phôi thép giảm mạnh. Tổng công ty thực hiện chủ trương dùng các giải pháp công nghệ để ổn định nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thép, giảm chi phí. Chỉ tiêu tiêu hao điện trung bình của các lò luyện thép của Công ty thép Miền Nam giảm 4,28%. Chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu của các lò điện luyện thép và máy cán của Công ty gang thép Thái Nguyên và Công ty thép Đà Nẵng cũng giảm từ 0,5% đến 3% so với năm 1999. Những cố gắng này đã góp phần giảm giá thành thép. - Chi phí bán hàng, quản lý: Nhìn chung chi phí bán hàng, quản lý của Tổng công ty còn lớn so với doanh thu. Vì đặc điểm của ngành thép: thép là hàng hóa cồng kềnh vận chuyển khó khăn dẫn đến chi phí bán hàng lớn. Nhiều đơn vị sản xuất như Công ty gang thép Thái Nguyên còn ở xa thị trường tiêu thụ nên có nhiều bất cập. Ngoài ra bộ máy quản lý hành chính trong các đơn vị thành viên của Tổng công ty Thép còn khá cồng kềnh (do nhược điểm của thời bao cấp để lại) dẫn đến chi phí quản lý không nhỏ.Tỷ lệ chi phí bán hàng, quản lý trên doanh thu năm 1999 là 7% năm 2000 giảm xuống còn 6%. Chi phí bán hàng, quản lý có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Chi phí bán hàng, quản lý tăng thì lợi nhuận giảm và ngược lại. Năm 2000 chi phí bán hàng, quản lý giảm đi : (120.327 - 155.062 ) = 34.735 triệu đồng Do chi phí bán hàng, quản lý giảm làm cho lợi nhuận tăng lên một lượng là 34.735 triệu đồng Từ các phân tích trên, ta có thể tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận như sau: Bảng 11: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Đơn vị: Triệu đồng Các nhân tố làm tăng lợi nhuận - Do giá vốn hàng bán giảm - Do chi phí bán hàng, quản lý giảm 262.878 34.735 Cộng: 297.613 Các nhân tố làm giảm lợi nhuận - Do tổng doanh thu giảm - Do các khoản giảm trừ tăng -116.650 -135.834 Cộng: -252.484 Tổng biến động lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 45.129 Vậy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của Tổng công ty tăng là do gía vốn hàng bán giảm, chi phí bán hàng quản lý giảm. Dựa vào biểu 1 cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu năm 1999 là 1% song sang năm 2000 tỷ lệ này tăng lên 4%. Như vậy, trong năm 2000 mặc dù doanh thu của Tổng công ty giảm song lợi nhuận vẫn tăng vì Tổng công ty đã quản lý tốt chi phí. 2.3.3- Phân tích lợi nhuận từ hoạt động lưu thông Biểu3: Cơ cấu các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng quản lý, lãi kinh doanh trong doanh thu từ hoạt động lưu thông Năm 1999 Năm 2000 Bảng 12: Phân tích lợi nhuận từ hoạt động lưu thông Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 1999 NĂM 2000 SO SÁNH 2000/1999 Số tuyệt đối % 1.Tổng doanh thu 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần 4.Giá vốn hàng bán 5.Lãi gộp 6.Chi phí bán hàng quản lý 7.Lãi kinh doanh 3.599.011 23.923 3.575.088 3.442.285 132.803 124.746 8.057 3.906.147 119.615 3.786.532 3.661.582 124.950 113.992 10.958 307.136 95.692 211.444 219.297 -7.853 -10.754 2.901 108 500 106 106 94 91 136 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tài chính ở Tổng công ty Thép Việt Nam Hoạt động lưu thông là hoạt động dùng tiền vốn để mua hàng hoá sau đó bán cho người khác nhằm mục tiêu kiếm lời. Hiện nay, lượng thép sản xuất trong nước chỉ đủ đáp ứng 70% nhu cầu. Điều này không có nghĩa là cầu vượt cung mà do có nhiều mặt hàng trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Vì vậy, tồn tại một tình trạng thép tồn kho lớn ở các công ty sản xuất mà trên thị trường lại thiếu thép. Trong 14 đơn vị thành viên của Tổng công ty có tới 10 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực lưu thông nhằm thực hiện cầu nối giữa cung đang dư thừa tại các công ty sản xuất với cầu của thị trường và thực hiện xuất nhập khẩu những mặt hàng trong nước còn thiếu. Những hoạt động này góp phần đem lại lợi nhuận cho Tổng công ty. Dựa vào bảng 12, ta thấy lợi nhuận năm 2000 của khối lưu thông tăng so với năm 1999 là 2.901 triệu đồng tức là tăng 36%, đạt 10.958 triệu đồng. Lợi nhuận tăng lên do các nhân tố sau: *Do tổng doanh thu thay đổi: Tổng doanh thu của năm 2000 thay đổi so với năm 1999 là: 3.906.147 - 3.599.011 = 307.136 triệu đồng Tổng doanh thu tăng làm lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999 là 307.136 triệu đồng. Doanh thu tăng do trong năm 2000, một số đơn vị đã tạo được thị trường tiêu thụ trực tiếp ổn định nhất là bán cho các công trình xây dựng và cơ sở sản xuất nên hiệu quả kinh doanh đạt khá. Hơn nữa, Tổng công ty có chủ trương đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho nên trong khối lưu thông hàng tồn kho đã giảm từ 125.688 tấn xuống còn 50.690 tấn trong đó có một số đơn vị giảm mạnh như Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội từ 50.690 tấn xuống 5.650 tấn, Công ty kim khí Hải Phòng từ 21.680 tấn xuống còn 6.900 tấn.. *Do các khoản giảm trừ thay đổi: Các khoản giảm trừ có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Các khoản giảm trừ năm 2000 thay đổi so với năm 1999 một lượng là: - ( 119.615 - 23.923 ) = -95.692 triệu đồng Do các khoản giảm trừ tăng nên lợi nhuận giảm 95.692 triệu đồng Các khoản giảm trừ tăng vì những lý do sau: + Do Tổng công ty đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho nên chiết khấu, giảm giá tăng + So với khối sản xuất, khối lưu thông khi áp dụng luật thuế giá trị gia tăng gặp rất nhiều khó khăn Do vậy, có nhiều đơn vị chênh lệch doanh thu và giá vốn hàng bán thấp nên thuế doanh thu phải nộp cũng thấp. Hơn nữa, năm 1999, tỷ giá đồng USD tăng mạnh nên giá vốn hàng bán của các đơn vị nhập khẩu tăng trong khi giá bán không tăng nên nhiều đơn vị có lãi gộp bằng 0 thậm chí âm như Công ty vật tư thiết bị công nghiệp, Công ty kim khí Hải Phòng do vậy không phải nộp thuế doanh thu. Sang năm 1999 thuế giá trị gia tăng được tính bằng công thức Thuế giá trị gia tăng = Doanh số x 10% Như vậy, các đơn vị lưu thông cứ bán được hàng là phải nộp thuế bất kể có lãi gộp hay không. Mặc dù vào đầu quý IV Nhà nước giảm suất thuế giá trị gia tăng cho Tổng công ty xuống còn 5% song lượng thuế giá trị gia tăng phải nộp trong năm vẫn cao hơn rất nhiều so với thuế doanh thu, do vậy các khoản giảm trừ tăng. *Do giá vốn hàng bán thay đổi: Giá vốn hàng bán có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Năm 2000, giá vốn hàng bán thay đổi một lượng là: ( 3.661.582 - 3.442.285) = -219.297 triệu đồng Vậy do giá vốn hàng bán tăng nên lợi nhuận giảm 219.297 triệu đồng. Nhìn chung giá vốn hàng bán khối lưu thông của Tổng công ty còn cao, điều này dẫn đến chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán ít, lãi gộp mỏng, ảnh hưởng không tốt đến tình hình lợi nhuận của Tổng công ty. Năm 2000, doanh thu tăng, giá vốn hàng bán cũng tăng song tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 1999 là 96% năm 2000 đã giảm xuống còn 94%. Điều đó là do tỷ giá đồng USD năm 1999 biến động mạnh song sang năm 2000 đã dần ổn định. *Do chi phí bán hàng, quản lý thay đổi: đây là nhân tố có quan hệ ngược chiều. Năm 2000, chi phí bán hàng, quản lý thay đổi: - ( 113.992 - 124.746 ) = 10.754 Do chi phí bán hàng, quản lý giảm nên lợi nhuận tăng lên 10.754 triệu đồng Chi phí bán hàng, quản lý năm 2000 không chỉ giảm về số tuyệt đối mà còn giảm cả tỷ trọng. Tỷ trọng chi phí bán hàng, quản lý trên doanh thu năm 1999 là 4% sang năm 2000 còn 3%. Chi phí bán hàng, quản lý giảm do các đơn vị đã cố gắng chuyển một bộ phận lao động dư thừa sang khối sản xuất nên giảm được chi phí tiền lương. Tuy vậy vẫn tồn tại một thực trạng là các đơn vị lưu thông vẫn tổ chức bán buôn là chủ yếu mà chưa chú trọng đến bán lẻ nên số lao động dư dôi vẫn còn nhiều. Chi phí bán hàng, quản lý giảm còn do năm 1998 chi phí trả lãi vay được đưa vào chi phí bán hàng, quản lý, song sang năm 1999, chi phí này, theo thông tư số 63/1999-TT-BTC, được đưa vào chi phí hoạt động tài chính. Do vậy, năm 1999, chi phí bán hàng, quản lý giảm được một lượng đáng kể cho phí lãi vay. Từ phân tích trên, ta có thể tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động lưu thông. Bảng 13: Các nhân tố ảnh hưởng Đơn vị: Triệu đồng Các nhân tố làm tăng lợi nhuận - Do tổng doanh thu tăng - Do chi phí bán hàng, quản lý giảm 307.136 10.754 Cộng: 317.890 Các nhân tố làm giảm lợi nhuận - Do các khoản giảm trừ tăng - Do giá vốn hàng bán tăng -95.692 -219.297 Cộng: -314.989 Tổng biến động lợi nhuận 2.901 Như vậy, lợi nhuận từ hoạt động lưu thông của Tổng công ty tăng là do doanh thu tăng và chi phí bán hàng, quản lý giảm. 2.3.4- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam. 2.3.4.1- Kết quả đạt được Qua phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và lợi nhuận, ta có thể thấy Tổng công ty Thép Việt Nam trong những năm qua đã phát huy được vai trò của một Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thép, vừa hạn chế độc quyền vừa hạn chế cạnh tranh bừa bãi, điều phối tốt giữa các đơn vị thành viên. Tổng công ty đảm bảo cung cấp và cân đối thép, sản phẩm có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Tổng công ty đã xây dựng và kiện toàn hoàn thiện cơ chế điều hành theo mô hình Tổng công ty 91, tạo ra sự chỉ đạo thống nhất phối hợp hiệu quả hơn trong hệ thống ngành. Bước đầu Tổng công ty đã phát huy sức mạnh chung của ngành, hỗ trợ các đơn vị trong lĩnh vực tài chính đầu tư, phát triển nhất là các đơn vị gặp khó khăn như Công ty gang thép Thái Nguyên tạo điều kiện cho các đơn vị từng bước khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Trong giai đoạn 1998-2000, Tổng công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh tương đối ổn định. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch, có tốc độ tăng trưởng khá cả ở ba khối sản xuất, lưu thông, liên doanh. Về hoạt động sản xuất: Các sản phẩm của Tổng công ty từng bước đa dạng hóa, chất lượng dần được nâng cao đáp ứng nhu cầu trong nước về các loại thép xây dựng dân dụng. Tổng công ty đã áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến, một số Nhà máy sản xuất của Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty thép Miền Nam đã được cấp Chứng chỉ chất lượng sản phẩm ISO 9002. Về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: Tổng công ty đã mở rộng và phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ gồm các chi nhánh, cửa hàng, đại lý của 8 công ty thương mại. Tổng công ty thực hiện tương đối tốt việc điều tiết giá bán, sản lượng giữa các đơn vị thành viên, góp phần khắc phục tình trạng mất cân đối về cung - cầu, giữ được ổn định thị trường. Các đơn vị sản xuất, lưu thông, liên doanh đã có sự gắn kết phối hợp tốt hơn trong sản xuất - kinh doanh với tinh thần trách nhiệm và vì lợi ích chung của toàn Tổng công ty. Về quản lý vốn và tài sản: Tổng công ty đã chủ động linh hoạt cung ứng vốn một cách hợp lý để điều hoà nhịp điệu sản xuất, cơ cấu chủng loại mặt hàng kinh doanh, tạo nên sự đồng bộ. Tổng công ty đã có những cố gắng để từng bước xoá dần khoảng cách giữa các đơn vị thành viên. Vốn được sử dụng có hiệu quả hơn và được kiểm soát chặt chẽ. Tổng công ty đã chủ trương và tiến hành ký hợp đồng tín dụng hạn mức cho toàn ngành với các Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam. Đây là biện pháp điều hành thuận lợi, tạo điều kiện nhanh gọn thuận lợi trong công tác bảo lãnh nhập khẩu, mua hàng thép sản xuất trong nước. Về lợi nhuận: hoạt động kinh doanh của Tổng công ty là khả quan. Năm 1998, Tổng công ty còn lỗ 4.351 tỷ đồng song sang năm 1999, 2000 nhiều doanh nghiệp thành viên đã phấn đấu giảm lỗ và tiến đến có lãi. Năm 1998, Tổng công ty có 8 doanh nghiệp lãi, 5 doanh nghiệp lỗ. Năm 1999, có 10 doanh nghiệp lãi, 1 doanh nghiệp lỗ. Năm 2000, 10 doanh nghiệp lãi, 1 doanh nghiệp hòa vốn. Các công ty liên doanh thép cán, tôn mạ có lãi khá, một số liên doanh đã bù đắp được lỗ từ khi sản xuất đến nay. Trong đầu tư tài chính - liên doanh với nước ngoài bước đầu có hiệu quả kinh tế. 2.3.4.2- Những tồn tại và nguyên nhân Trong quá trình hoạt động, tuy Tổng công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng cũng bộc lộ tồn tại cần khắc phục. Cơ sở vật chất trang thiết bị công nghệ đang còn thiếu đồng bộ và lạc hậu. Công nghệ phần lớn do Trung Quốc, Đài Loan chế tạo thuộc thế hệ những năm 50, 60 trình độ kỹ thuật thấp. Bộ phận sản xuất phôi thép để cung cấp cho bộ phận thép cán còn quá yếu (chỉ bằng 1/5 công suất thép cán). Do vậy, phần lớn phôi thép phải nhập khẩu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua làm tỷ giá đồng USD biến động mạnh, ảnh hưởng đến giá thép nhập khẩu. Vì nguyên vật liệu phải nhập khẩu giá cao nên nhiều khi không nhập đủ nguyên vật liệu về để sản xuất, không phát huy được hết công suất của máy móc thiết bị. Năm 1999, số thép cán sản xuất được chỉ đạt 50,86% công suất thiết kế. Quá trình sản xuất tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, năng suất lao động thấp do số lao động dư dôi quá cao (đặc biệt là Công ty gang thép Thái Nguyên) nên giá thành cao khó cạnh tranh với các công ty liên doanh và sản phẩm thép nhập khẩu. Về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Hằng năm Tổng công ty có giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu lớn song giá thành cao nên lãi gộp thấp. Hơn nữa chi phí bán hàng, quản lý cũng cao, còn có hiện tượng mua sắm, chi tiêu vượt hạn mức quy định. Do vậy lãi từ hoạt động kinh doanh thấp. Trong những năm 1999, 2000 tuy Tổng công ty có lãi song so với quy mô vốn thì đang còn khiêm tốn. Hơn nữa, mức lãi của các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty không đồng đều: Công ty thép Miền Nam năm nào cũng kinh doanh có lãi đạt xấp xỉ 40-50 tỷ đồng trong khi Công ty gang thép Thái Nguyên năm 1998 hòa vốn, năm 1999 lỗ 25 tỷ, năm 2000 lãi 565 triệu đồng, các công ty khác như Công ty kim khí Quảng Ninh, Công ty kim khí Hải Phòng, Công ty kim khí Hà Nội... lãi mỏng hầu như không đáng kể chỉ xấp xỉ 100 triệu đồng Khối lưu thông đang tăng tốc về doanh thu, đẩy mạnh tiêu thụ bằng mọi giá, ít quan tâm phân tích đánh giá đến hiệu quả tài chính. Chưa chú trọng đúng mức đến việc hoàn thiện củng cố phương thức cơ chế quản lý và kiểm tra thường xuyên hoạt động của các chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng. Tỷ lệ bán trả chậm còn lớn làm tăng nợ khó đòi. Mặc dù, Tổng công ty đã có nghị quyết của Hội đồng quản trị về quản lý và thu hồi công nợ bán hàng, song ở các đơn vị thành viên còn chưa chấp hành nghiêm túc. Vì vậy, tốc độ tăng năm sau so với năm trước bình quân từ 1998-2000 là 40%. Công nợ tăng, Tổng công ty thiếu vốn phải đi tìm nguồn tài trợ ở bên ngoài với chi phí cao. Việc phối hợp giữa các đơn vị sản xuất liên doanh và lưu thông tuy có tiến bộ song chưa chặt chẽ, chưa thành hệ thống vững chắc. Tổng công ty chưa đủ sức khai thông thị trường cho các đơn vị thành viên và đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Vì hầu hết các doanh nghiệp thành viên được thành lập lại theo nghị định 388/HĐBT, qua nhiều năm quen với nếp hoạt động hoàn toàn độc lập. Trong khi đó, do Luật Doanh nghiệp Nhà nước đang còn bó buộc, chưa điều chỉnh kịp thời nên Tổng công ty chưa thể tổ chức sắp xếp một cách tổng thể và cơ bản theo mô hình mới làm tổ chức còn nhiều chồng chéo. Việc đào tạo lại và đổi mới công nghệ là yêu cầu rất quan trọng nhưng Viện luyện kim đen và Trường dạy nghề mỏ và luyện kim Thái Nguyên sau khi giao về Tổng công ty chưa được quan tâm đúng mức. Về công tác tài chính tín dụng: Vốn của Tổng công ty còn thiếu. Vốn Nhà nước cấp mới ở mức vốn bình quân quy định theo tiêu chí thành lập Tổng công ty ghi trong Quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tỷ lệ hàng tồn kho còn quá lớn, nên xảy ra tình trạng vừa thiếu vốn, vừa ứ đọng vốn. Về hoạt động kế toán: Về cơ bản đội ngũ cán bộ kế toán có ý thức trách nhiệm, có trình độ nghiệp vụ cơ bản. Song việc cập nhật chế độ, thông tin mới chưa kịp thời, thường xuyên. Tình trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh, bảo toàn vốn và thất thoát chi tiêu lãng phí. Tổ chức luân chuyển chứng từ và đối chiếu giữa các bộ phận còn rời rạc, chưa thành nguyên tắc, hệ thống làm hạn chế tính năng động trong hoạt động kinh doanh và quản lý của Tổng công ty. Những vấn đề tồn tại nêu trên đặt ra cho Tổng công ty Thép Việt Nam nhiệm vụ hết sức nặng nề. Trong thời gian tới Tổng công ty nên có những giải pháp hữu hiệu để đa dạng hoá mặt hàng, phát triển sản phẩm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường tăng lợi nhuận đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM Trong những năm qua, lợi nhuận của Tổng công ty từng bước được nâng cao. Thành tựu đó là kết quả của việc Tổng công ty đã áp dụng những biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn phát triển. Để tăng lợi nhuận cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khác nhau, có sự cố gắng nỗ lực chủ quan của Tổng công ty cũng như sự đổi mới chỉ đạo quản lý của cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý Nhà nước. Dưới đây xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM Tổng công ty Thép Việt Nam đã xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu sản phẩm thép cán của nền kinh tế quốc dân. Phương hướng chủ yếu là đầu tư chiều sâu, sắp xếp và cải tạo các cơ sở sản xuất thép hiện có; đầu tư các nhà máy sản xuất các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu song hiện nay chưa sản xuất được như thép tấm, thép lá, thép cán nguội, tôn mạ thiếc.. Đầu tư mới các công trình để giải quyết đồng bộ việc cung cấp phôi thép và quặng sắt cũng như các công trình hạ tầng cơ sở. Về mục tiêu sản lượng được dự kiến như sau: Bảng 14: Mục tiêu sản lượng thép cán KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN LƯƠNG (TRIỆU TẤN) Kế hoạch năm 2001 1,4 Dự kiến năm 2005 3,0 Dự kiến năm 2010 4,5 Tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến như sau: Thời kỳ 2001 - 2006 tăng bình quân 10%/năm. Thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân khoảng 10%/năm. Để thực hiện các mục tiêu trên, dự kiến các bước triển khai như sau: Kế hoạch tài chính năm 2001: Tổng doanh thu: 6.345(Tỷ đồng) Nộp Ngân sách Nhà nước: 242.(Tỷ đồng). Lợi nhuận: 65 (Tỷ đồng) Kế hoạch đầu tư phát triển 2002 - 2005: Đầu tư chiều sâu, sắp xếp và cải tạo các cơ sở sản xuất thép hiện có ở Công ty gang thép Thái Nguyên và Công ty thép Miền Nam. Phôi thép là nguyên liệu để sản xuất thép cán mà Tổng công ty phải nhập khẩu một lượng đáng kể do vậy để giảm giá thành cần huy động các nguồn vốn để đầu tư các dự án sản xuất phôi thép và cán thép như nhà máy sản xuất thép cán nguội công suất 20-25 vạn tấn/năm với vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD; nhà máy sản xuất phôi thép ở phía Bắc có công suất 50 vạn tấn/năm với vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD; nhà máy sản xuất phôi thép ở phía Nam có công suất 50 vạn tấn/năm với vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD; tiếp tục lập báo cáo khả thi khai thác mỏ nguyên liệu và trợ dung mà trọng tâm là mỏ Quý Xa và Thạch Khê; nhà máy thép cán tấm nóng có công suất khoảng 1 triệu tấn/năm vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD; tiến tới xây dựng nhà máy thép đặc biệt phục vụ cơ khí và quốc phòng. Cùng các đối tác nước ngoài xây dựng một số liên doanh như cảng Thị Vải, nhà máy sản xuất quặng hoàn nguyên dùng khí thiên nhiên Kế hoạch 2006-2010 Tiếp tục đầu tư mở rộng hoàn chỉnh các cơ sở đã được đầu tư ở kế hoạch 5 năm 2000- 2005 của Công ty gang thép Thái Nguyên và Công ty thép Miền Nam. Xây dựng các dự án đầu tư mới như nhà máy sản xuất thép hợp kim, khu liên hợp luyện kim khép kín hoàn chỉnh. Về vốn đầu tư và tạo vốn: Với các nội dung phát triển nêu trên, nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn. Dự kiến nhu cầu như sau: Trong Kế hoạch 2001- 2005 cần 1021 triệu USD Kế hoạch 2006 - 2010 cần 940 triệu USD Giải pháp tạo vốn của Tổng công ty là phát huy vốn tích luỹ từ kinh doanh, vay vốn tự đầu tư là chính, coi trọng các dự án liên doanh với nước ngoài khi Việt Nam chưa có điều kiện đầu tư. Vì vậy kinh doanh để có được lợi nhuận cao tạo điều kiện tích lũy vốn cũng là một yêu cầu cấp bách của phát triển sản xuất. 3.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động sản xuất 3.2.1.1- Bám sát nhu cầu thị trường Các doanh nghiệp sản xuất cần thường xuyên bám sát thị trường, nắm chắc nhu cầu thị trường để cân đối sản lượng và đẩy mạnh tiêu thụ. Xây dựng cơ chế bán hàng hợp lý trong đó có chính sách ưu tiên cho các đơn vị lưu thông để phối hợp tiêu thụ. Đặc biệt trong tình trạng cung lớn hơn cầu, các đơn vị sản xuất phải cùng Tổng công ty bàn bạc, thỏa thuận với các liên doanh để thực hiện điều tiết sản lượng và giá bán tránh cạnh tranh cục bộ làm giảm hiệu quả kinh doanh. 3.2.1.2- Giảm chi phí sản xuất trực tiếp a. Giảm chi phí nguyên vật liệu kim loại: (như thép phế, fero..) điện cực cho một đơn vị sản phẩm. Cụ thể là: Chú trọng công tác thu mua phế liệu để tăng sản lượng phôi thép sản xuất trong nước, đồng thời chủ động nhập phôi còn thiếu để đảm bảo nhu cầu. Ngoài phần phôi nhập khẩu trực tiếp, nhu cầu còn lại do Tổng công ty cung ứng hoặc các đơn vị lưu thông nhập khẩu để đáp ứng, không mua lại nguồn phôi nhập khẩu của các đơn vị ngoài ngành. Đối với các loại vật tư nguyên nhiên liệu chủ yếu ( phôi thép, thép phế, than, điện cực, gạch chịu lửa, dầu FO..) các đơn vị cần xây dựng cơ chế mua chặt chẽ nhằm theo dõi sự biến động về giá để lựa chọn nhà cung cấp và thời điểm mua hàng hợp lý nhằm phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm. Thực hiện không nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu trong nước đã sản xuất được, ưu tiên sử dụng các sản phẩm do Tổng công ty sản xuất. Đảm bảo định mức dự trữ vật tư hợp lý để chủ động phục vụ sản xuất. Thực hiện sơ chế nguyên liệu trước khi đưa vào luyện để giảm tiêu hao nguyên liệu: nâng cao chất lượng của gang, gạch chịu lửa, áp dụng các biện pháp cơ giới trong bảo dưỡng lò, đặc biệt tăng cường sử dụng phun ô - xy để cường hóa quá trình nấu chảy thép, rút ngắn thời gian mẻ nấu. Giảm chi phí điện năng, dầu FO cho một đơn vị sản phẩm thép. Giảm được chi phí điện năng sẽ giảm đáng kể giá thành. Chỉ tiêu về hao phí của các nước tiên tiến là 300-400 KWh /tấn phôi thép còn của Tổng công ty hiện nay là 600-800 KWh /tấn phôi thép. Muốn vậy cần tổ chức tốt việc điều hành sản xuất áp dụng các sáng kiến và kỹ thuật công nghệ mới. Bổ sung các thiết bị cân đo đong đếm và giám sát chặt chẽ việc cung ứng vật tư cho sản xuất. Thực hiện chế độ thanh toán vật tư một cách nghiêm ngặt b. áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất Hiện nay, thiết bị ở các cơ sở sản xuất của Tổng công ty phần lớn đều quá cũ và lạc hậu. Hệ số đổi mới thiết bị thấp 7%/năm so với 20%/năm của định mức trung bình trên thế giới. Công suất sử dụng thực tế so với công suất lắp đặt chỉ đạt 30% Ví dụ như ở Công ty gang thép Thái Nguyên phần lớn thiết bị đều của Trung Quốc thuộc trình độ những năm đầu thập kỷ 60. Do vậy thời gian luyện thép ở lò điện rất lớn. Lượng thép phôi của Tổng công ty chủ yếu sản xuất ở lò điện. Thời gian nấu luyện của công nghệ luyện thép Tổng công ty nhiều hơn so với chỉ tiêu của các nước khác là 30%. Tổng công ty cần: Kiên quyết dẹp bỏ hoặc chuyển hướng sản xuất các cơ sở kém hiệu quả không đủ sức cạnh tranh hoặc có nguy cơ lạc hậu. Nghiên cứu phương án giảm sản xuất tiến tới ngừng sản xuất ở những lò điện công suất nhỏ dưới 10 tấn không hiệu quả. Tổng công ty Thép Việt Nam cần phải đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có nhằm phát huy năng lực sản xuất, hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Chẳng hạn như Công ty gang thép Thái Nguyên cần tiến hành phục hồi lò cao số 2, lò cốc, máy thiêu kết, cải tạo lò điện 30 tấn và các công trình phụ trợ để sử dụng trên 60% gang lỏng trong phối liệu luyện thép. Huy động vốn xây dựng các nhà máy sản xuất quặng hoàn nguyên sử dụng khí thiên nhiên trong nước. Giá thành sản xuất các loại nguyên liệu này rẻ hơn nhập ngoại, tạo điều kiện giảm giá thành, nâng cao chất lượng thép, giảm ngoại tệ nhập phôi ngoại. Ngoài ra ngành thép tiếp tục đầu tư để nghiên cứu sử dụng nguyên liệu sẵn có như sử dụng quặng sắt có hàm lượng kẽm và măng gan cao để sản xuất gang thép, sử dụng than an-tra-xit , các chất trợ dung cho luyện kim, sản xuất các loại phe - rô chất lượng cao như phe -rô măng gan, phe-rô si-líc.. Thực hiện đấu thầu rộng rãi, chọn thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Ưu tiên đấu thầu mua các thiết bị trong nước sản xuất được, đạt tiêu chuẩn, chất lượng. Có thể đề nghị Nhà nước cho phép sử dụng một số thiết bị đã qua sử dụng của các nước G7 được chế tạo sau năm 1985 còn tốt, trình độ cao. Đối với các cơ sở mới đi vào hoạt động và dây chuyền công nghệ mới được đầu tư nâng cấp cần nhanh chóng ổn định công nghệ làm chủ thiết bị khai thác có hiệu quả. Đặc biệt nhà máy Công ty kim khí và vật tư tổng hợp Miền Trung cần làm tốt hơn công tác tổ chức sản xuất. Tập trung hiện đại những lò điện có công suất tương đối lớn. Phấn đấu sản xuất thép có giá thành cạnh tranh. Các nhà máy mới xây dựng phải đạt trình độ quốc tế về năng suất, chất lượng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật để độc chiếm thị trường trong nước, có khả năng xuất khẩu, có khả năng mở rộng hợp tác sản xuất thép với các nước ASEAN. c. Nâng cao năng suất lao động Năng suất lao động của Tổng công ty bình quân thấp hơn so với chỉ tiêu này của các nước tiên tiến từ 30 - 80% tuỳ theo từng công đoạn sản xuất. Lao động đang dư thừa, chi phí tiền lương cao. Như vậy tiềm năng để tăng năng suất lao động giảm giá thành còn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động thấp là thiết bị và công nghệ lạc hậu, lao động thủ công nhiều. Để tăng năng suất lao động cần: Đổi mới công nghệ và thiết bị ví dụ khi thay đổi thiết bị và công nghệ từ đúc thỏi sang đúc liên tục thì năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tăng lên rất nhiều Nghiên cứu áp dụng cơ khí hóa và tự động hoá vào các dây chuyền sản xuất. Bố trí sắp xếp lại lực lượng lao động theo hướng gọn nhẹ, năng động, giảm số lượng công nhân lao động thủ công trong quá trình sản xuất. Tổ chức lao động một cách hợp lý đồng bộ hơn với quá trình sản xuất. Sắp xếp đúng người, đúng việc. Ban hành quy chế thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tiết kiệm vật tư trong sản xuất để áp dụng ở toàn Tổng công ty. Đào tạo công nhân tại trường của Tổng công ty và các trường đào tạo chuyên ngành khác. Gửi công nhân đào tạo và thực tập ở nước ngoài, kết hợp mời chuyên gia kèm cặp tại chỗ để nâng cao trình độ tay nghề của công nhân 3.2.2- Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động lưu thông tại Tổng công ty Thép Việt Nam 3.2.1.1- Nghiên cứu thị truờng Để nâng cao hiệu quả kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực lưu thông thì điều đầu tiên cần quan tâm xem xét đó là thị trường. Tổng công ty phải tổ chức tốt công tác điều tra diễn biến thị trường trong và ngoài nước, dự đoán thật sát nhu cầu, thiết lập mối quan hệ thường xuyên ổn định với các công trình xây dựng lớn để cung cấp đầu ra. Từ đó, xây dựng kế hoạch kinh doanh. Trên cơ sở xác định được đầu ra tương đối ổn định chắc chắn để chủ động đảm bảo đầu vào. 3.2.2.2- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị sản xuất. Từ nắm bắt nhu cầu thị trường, các đơn vị lưu thông trực tiếp đặt hàng với nhà máy sản xuất. Thiết lập mối quan hệ trực tiếp đặt hàng với đơn vị sản xuất thông qua hợp đồng bán nguyên vật liệu (phôi thép) và tiêu thụ thép thành phẩm. Các đơn vị lưu thông phải thực sự là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng để thúc đẩy tiêu thụ thép sản xuất trong nước. Hiện nay các đơn vị lưu thông đang thiếu vốn lưu động, trong khi kinh doanh thép đòi hỏi vốn lớn. Vì vậy, Tổng công ty cần thực hiện bảo lãnh chậm trả cho các đơn vị lưu thông mua hàng của các đơn vị sản xuất vừa đảm bảo được vốn lưu động cho các đơn vị lưu thông vừa điều tiết được sản lượng và cân đối được tài chính chung. 3.2.2.3 - Quản lý cơ chế nhập khẩu Các đơn vị lưu thông ngoài nhiệm vụ nhập khẩu nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được như phôi thép cho nhà máy sản xuất còn cần mở rộng nhập khẩu các loại kim khí thị trường trong nước có nhu cầu mà chưa có khả năng sản xuất. Tổng công ty phối hợp với cơ quan Nhà nước điều hành thực hiện tốt cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, về giá tối đa, tối thiểu. Triển khai thực hiện các cơ chế quản lý trong nội bộ ngành về kinh doanh xuất nhập khẩu. Cụ thể là Tổng công ty cần tập trung toàn bộ đầu mối nhập khẩu về văn phòng Tổng công ty để điều tiết chung. Song trong công tác điều hành nhập khẩu, Tổng công ty cần nghiên cứu thận trọng hơn khả năng biến động tỷ giá đồng USD để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả giảm tối đa rủi ro do đồng USD trượt giá. 3.2.2.4- Đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho Trong hoạt động lưu thông cần phải có một lượng hàng dự trữ nhất định. Tuy nhiên nếu lượng hàng dự trữ này vượt quá mức quy định sẽ xảy ra tình trạng tồn đọng, tạo ra ứ đọng vốn lưu động. Lượng hàng tồn kho của Tổng công ty rất lớn. Tổng công ty cần: Quản lý tốt định mức dự trữ lưu thông, thực hiện cải tạo thay đổi dần kết cấu mặt hàng để hàng tồn kho có khả năng luân chuyển nhanh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu, có chính sách tín dụng hợp lý và sử dụng phù hợp các khoản trả trước. Ngoài ra, cần phối hợp với các đơn vị sản xuất để điều tiết sản lượng cho hợp lý. Hạn chế sản lượng những mặt hàng đang tồn đọng để tránh tình trạng sản xuất thêm những mặt hàng đang dư thừa, tiết kiệm nguồn lực, sản xuất phù hợp với sức mua. 3.2.2.5- Tăng doanh thu bán hàng. Thứ nhất - Sản phẩm: Hiện nay, mặt hàng chủ yếu của các công ty thương mại là thép sản xuất trong nước mà lợi nhuận từ kinh doanh mặt hàng này rất thấp do giá thành cao. Do đó, các công ty thương mại cần đa dạng hóa sản phẩm của mình, đẩy mạnh kinh doanh mặt hàng trong nước chưa sản xuất được (thép tấm, thép lá, thép hợp kim phục vụ cho công nghiệp đóng tàu và nhu cầu tiêu dùng). Thứ hai - Giá bán: Các doanh nghiệp thành viên cần phối hợp chặt chẽ với nhau về giá bán trong cùng một thị trường. Xây dựng chính sách giá hợp lý, định ra mức giá bán khác nhau: giá bán buôn, bán lẻ linh hoạt áp dụng các công cụ chiết khấu, giảm giá đối với khách hàng mua thường xuyên với khối lượng lớn. Cần xây dựng tỷ lệ chiết khấu hợp lý sao cho vừa khuyến khích được khách hàng vừa đảm bảo Tổng công ty có lãi. Đưa ra các ưu đãi trong khâu tiêu thụ, ưu đãi về thanh toán tiền hàng được thể hiện thông qua chính sách tín dụng đối với khách hàng. Bên cạnh áp dụng các khoản giảm trừ, Tổng công ty cần có biện pháp phạt đối với khách hàng không thanh toán đúng hạn. Thứ ba- Dịch vụ, quảng cáo, khuyếch trương: Trong nền kinh tế thị trường, giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất. Để thắng trong cạnh tranh người ta cần sử dụng công cụ mạnh hơn đó là dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng, đó là quảng cáo khuyếch trương. Thép là mặt hàng cồng kềnh, Tổng công ty cần triển khai các dịch vụ sau bán hàng như vận chuyển đến tận kho của khách hàng, cắt và gia công thép theo yêu cầu. Tổng công ty cần đào tạo một đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề mới đáp ứng được nhu cầu này. Hiện nay, các hình thức quảng cáo của Tổng công ty còn ít và đơn điệu. Do vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại như tham gia hội chợ, quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt trên ti vi, các công trình trọng điểm, khu công nghiệp và mở rộng nhiều hình thức tiếp thị mới. 3.2.2.6- Tiết kiệm chi phí lưu thông Chi phí lưu thông bao gồm chi phí vận chuyển xếp dỡ, chi phí bảo quản tiêu thụ, chi phí hành chính. Thép là mặt hàng cồng kềnh nên chi phí vận chuyển xếp dỡ chiếm rất lớn trong chi phí lưu thông. Tổng công ty nên kết hợp nhiều hình thức vận chuyển để giảm được chi phí: vận chuyển đường thủy, đường bộ, đường sắt. Vận chuyển bằng đường thủy rẻ nhất song có nhiều rủi ro. Khi áp dụng loại phương tiện này, Tổng công ty cần tìm hiểu kỹ về nhà vận chuyển và mua bảo hiểm hàng hóa. Vận tải đường sắt và đường thủy chỉ có thể áp dụng cho những tuyến đường nhất định Hiện nay, chi phí hành chính của Tổng công ty còn khá lớn. Vì vậy, để giảm chi phí này cần phân công lao động hợp lý, bố trí lao động gián tiếp một cách gọn nhẹ. Thực hiện sắp xếp và kiện toàn bộ máy quản lý từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên. Đảm bảo bộ máy tinh giảm gọn nhẹ hoạt động hiệu quả, giảm đầu mối trung gian và thủ tục hành chính rườm rà, không linh hoạt với cơ chế thị trường. Giảm chi phí văn phòng đúng mức như đối với chi phí điện nước nên tắt những thiết bị không dùng đến hoặc sử dụng không hợp lý; đối với điện thoại, dịch vụ internet nên thiết lập một tổng đài riêng nhằm giám sát các cuộc gọi, tiết kiệm đúng mức chi phí phục vụ các hội nghị cuộc họp. Tuy nhiên, cần phải đầu tư trang bị phương tiện (máy vi tính) để nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban, thuận tiện cho việc quản lý giảm bớt được số cán bộ. 3.3.3- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận trong hoạt động tài chính Chủ động huy động nhiều nguồn vốn cho phát triển: vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn vay nước ngoài mua thiết bị trả chậm với lãi suất ưu đãi, vay tín dụng trong nước, huy động các nguồn vốn khác, vốn tự có trong ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thành lập các công ty liên doanh và công ty cổ phần. Sử dụng hợp lý tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, tăng lợi nhuận trên một đồng vốn. Muốn vậy, Tổng công ty cần quản lý các định mức, tiêu chuẩn về sử dụng vốn và tài sản, tiết kiệm chống lãng phí, tham ô tài sản tiền vốn trong từng khâu, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh và quản lý, giảm dư nợ ngân hàng, đưa số lãi vay xuống thấp để đảm bảo kinh doanh bằng chính nguồn vốn của mình. Tổng công ty cần tổng kết đánh giá công tác thu hồi công nợ khó đòi năm 2000 để rút kinh nghiệm, phấn đấu năm 2001 xử lý thu hồi từ 15-20% giá trị công nợ khó đòi còn tồn đọng đến 31/12/2000. Để thực hiện được điều đó cần tăng cường công tác quản lý kiểm tra ở từng đơn vị, trong đó chú trọng công tác tiết kiệm chi phí quản lý công nợ, nghiên cứu xây dựng phương thức bán trả chậm phù hợp, vừa kích thích tiêu thụ vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh thống nhất trong toàn Tổng công ty. Tổ chức kiểm tra thường xuyên hoạt động kinh doanh tài chính tại các đơn vị, cần xúc tiến thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ để tăng cường kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc chế độ tài chính Nhà nước và thực hiện các quy định của Tổng công ty. Chấn chỉnh công tác thu thập thông tin và xử lý thông tin đảm bảo hệ thống sổ sách tài khoản báo cáo chính xác thống nhất trong toàn Tổng công ty. 3.3- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM Do xuất phát điểm của ngành thép nước ta còn thấp so với các nước phát triển trong khu vực. Nền kinh tế còn chậm phát triển, gặp nhiều khó khăn, đang đứng trước nhiều nguy cơ, thử thách mới trong quá trình hội nhập quốc tế. Để phát triển thành công, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cải thiện nâng cao vị trí của ngành thép Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Nhà nước cần có sự quan tâm đúng mức thông qua các chính sách và biện pháp: 1- Về phía Tổng công ty Tổng công ty phải hoàn thiện chiến lược phát triển trong giai đoạn 2001-2010 đề nghị chính phủ phê duyệt để làm cơ sở triển khai các hoạt động đầu tư phát triển kinh doanh. Xây dựng kế hoạch cụ thể để phát huy năng lực sản xuất thép hiện có và xây dựng các nhà máy nhằm tăng sản lượng thép cán đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Tổng công ty Thép Việt Nam phải tiếp tục đổi mới các doanh nghiệp thành viên, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế kinh doanh, tài chính để sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Tổng công ty và tăng thêm lợi nhuận Tổng công ty cần tiếp tục nghiên cứu thị trường, dự báo cung cầu hàng hóa để cân đối giữa sản xuất và lưu thông, tránh tồn đọng vốn. Đồng thời không ngừng đổi mới chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để cạnh tranh được trên thị trường và hướng tới xuất khẩu ra thị trường các nước trong khu vực 2- Về phía Nhà nước Đề nghị Nhà nước có chủ trương chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn đầu tư trong và ngoài nước để Tổng công ty thực hiện được các dự án mới. Cụ thể là: Cho phép Tổng công ty Thép Việt Nam vay vốn nước ngoài để mua sắm thiết bị và bảo lãnh toàn bộ vốn vay để Tổng công ty đầu tư mới. Nhà nước hỗ trợ dành cho Tổng công ty vốn vay với lãi suất ưu đãi và một phần vốn ODA để đầu tư chiều sâu và tự đầu tư các dự án trọng điểm có nhu cầu cấp bách đã dự kiến. Cho phép Tổng công ty Thép Việt Nam vay bổ sung để trả nợ đối với các nhà máy mới vào sản xuất chưa đủ cân đối khấu hao và lợi nhuận để trả nợ. Để có thể hạ giá thành sản xuất, đề nghị Nhà nước có chính sách ưu đãi về giá điện, giá khí thiên nhiên cho ngành thép ( thấp hơn giá cho các ngành sản xuất dịch vụ khác) và đảm bảo cung cấp ổn định lâu dài. Cho phép đầu tư khâu hạ nguồn, duy trì cơ chế điều hành nhập khẩu phôi thép để tránh tình trạng nhập khẩu phôi tràn lan gây tồn đọng. Ưu tiên chuyển đổi ngoại tệ cho ngành thép nhập khẩu phôi, liệu cho sản xuất. Đề nghị Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quản lý thường xuyên việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép theo tiêu chuẩn đã đăng ký. Kiểm tra lò luyện thép không có thiết bị phân tích khoa học để đảm bảo ổn định cho mác thép, không cho lò thủ công hoạt động để tránh tình trạng đưa hàng kém chất lượng vào lưu thông gây tổn hại đến tuổi thọ công trình và quyền lợi của người sử dụng. Hiện nay các loại thép sản xuất trong nước như thép xây dựng, thép ống, tôn mạ cung đã vượt cầu quá lớn. Đề nghị Nhà nước tạo mặt bằng cạnh tranh bình đẳng, hạn chế độc quyền, có chính sách kích cầu hợp lý để tăng tiêu thụ thép trong nước và hỗ trợ xuất khẩu ra nước ngoài. Nhà nước tiếp tục chính sách bảo hộ ngành thép sản xuất trong nước cho tới khi thực hiện đầy đủ AFTA và gia nhập WTO. Cụ thể là: Tăng cường quản lý giá cả, có biện pháp tác động để chống phá giá đối với một số mặt hàng thép thông dụng. Không nhập khẩu thép xây dựng, đưa vào danh mục mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu đối với thép sản xuất từ nguyên liệu trong nước Bỏ chỉ tiêu hạn ngạch phôi thép và các loại thép khác trong nước chưa sản xuất được, thay thế cơ chế điều hoà nhập khẩu bằng chính sách thuế và phụ thu Không cấp thêm giấy phép cho các dự án đầu tư những mặt hàng đang dư thừa KẾT LUẬN Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, lợi nhuận và các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận luôn là vấn đề mang tính chiến lược và là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Tổng công ty thép Việt nam được thành lập trong bối cảnh cung lớn hơn cầu. Nhờ có sự năng động, nhạy bén, nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, Tổng công ty đã đứng vững, ổn định, lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm. Trong tương lai, Tổng công ty sẽ khắc phục những hạn chế, phát huy thành tích đã đạt được, lợi nhuận của Tổng công ty sẽ ngày càng tăng tiến, hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân.. Qua quá trình thực tập tại Tổng công ty thép Việt nam, vận dụng những kiến thức đã học được ở Nhà trường vào tìm hiểu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của Tổng công ty, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Trần Quý Liên - Giảng viên Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, các Thầy, Cô giáo trong khoa và các cô chú công tác tại Tổng công ty Thép Việt Nam, em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, Ngày 30 Tháng 5 Năm 2001 Sinh Viên Phạm Thị Hải MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3 1.1. LỢI NHUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3 1.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 1.1.2. Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận 7 1.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 10 1.2.1. Các phương pháp xác định lợi nhuận 10 1.2.2. Chế độ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 14 1.3. CÁC CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN 15 1.3.1. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 15 1.3.2. Các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp 17 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 21 1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 21 1.4.2. Tính tất yếu của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 25 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ LỢI NHUẬN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 27 2.1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 27 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển 27 2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Thép Việt Nam 28 2.1.3- Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành của Tổng công ty 29 2.2- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 33 2.2.1- Tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty 33 2.2.2- Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 35 2.2.3- Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu 37 2.2.4- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 38 2.3- TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 40 2.3.1- Phân tích chung tình hình lợi nhuận 40 2.3.2- Tình hình lợi nhuận trong hoạt động sản xuất 47 2.3.3- Phân tích lợi nhuận từ hoạt động lưu thông 52 2.3.4- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam 57 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 62 3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 62 3.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 65 3.2.1- Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động sản xuất 65 3.2.2- Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động lưu thông 69 3.3.3- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận trong hoạt động tài chính 73 3.3- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 74 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam.docx
Luận văn liên quan