Đề tài Phân tích mô hình QSPM của Ngân Hàng Đông Á
Qua ma trận đánh giá, chiến lược xây dựng văn hóa tổ chức mạnh với số điểm 63 mang tính hấp dẫn hơn chiến lược liên doanh, liên kết với số điểm 57. Chiến lược xây dựng văn hóa tổ chức mang tính hấp dẫn hơn vì nó có tácdụng trực tiếp và toàn diện hơn, tăng cường sức mạnh nội lực của EAB hơn, do đó mang tính bền vững.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7707 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mô hình QSPM của Ngân Hàng Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích mô hình QSPM của Ngân Hàng Đông Á Phân tích SWOT Những Điểm Mạnh - Tiềm lực tài chính của công ty ở mức khá, tăng trưởng đều qua các năm, đặc biệt các chỉ tiêu như ROE, ROA, hệ số an toàn vốn CAR luôn ở mức cao so với mức trung bình của ngành - Mảng kiều hối và phát hành thẻ của EAB đang rất khởi sắc, vị trí dẫn đầu khối NHTMCP trong suốt nhiều năm liền - Thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2001 từ năm 2001,triển khai công nghệ Corebanking trên toàn hệ thống từ năm 2006, xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng hiện đại (hệ thống Tier 3), EAB đã nâng cao khả năng về công nghệ cũng như đảm bảo sự an toàn cho hệ thống. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn trẻ, năng động. Trình độ Ban lãnh đạo cũng đang được nâng cao qua việc tham gia các khóa học, đào tạo và tuyển thêm những nhà lãnh đạo trẻ, xuất sắc từ bên ngoài. - Tích cực trong hoạt động đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng số lượng cũngnhư chất lượng thẻ nhanh chóng qua các năm. - Thương hiệu EAB được nhiều người nhận biết. - Mạng lưới chi nhánh rộng khắp, mạng lưới điểm chấp nhận thẻ ATM/POS của EAB bao phủ hầu hết các tỉnh thành. Những điểm yếu: - Mặc dù kinh doanh có hiệu quả nhưng tiềm lực tài chính vẫn còn ở mức khá, các chỉ tiêu như vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản vẫn chưa đạt mức có thể gọi là mang tính cạnh tranh cao trong ngành NH. - Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 đạt mức 1,33%, vẫn chưa khống chế được dưới mức 1%,công tác quản trị rủi ro chưa thành công. - Văn hóa tổ chức đặc biệt là văn hóa bán hàng vẫn chưa mạnh. Ma trận SWOT Chiến lược? - Chiến lược nhóm SO bao gồm thâm nhập thị trường (mở rộng thị phần trên thị trường hiện tại) và phát triển thị trường (tìm hiểu và xâm nhập các thị trường mới). Theo đó, EAB sẽ tận dụng những thế mạnh của mình về mặt uy tín,thương hiệu, đa dạng hóa, nhân lực… để tận dụng cơ hội từ việc đáp ứng nhu cầu các sản phẩm dịch vụ tài chính đang gia tăng. - Các chiến lược nhóm ST bao gồm phát triển sản phẩm (đầu tư vào R&D, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới) và khác biệt hóa (tạo ra những giá trị độc nhất cho khách hàng mà chỉ có EAB có thể cung cấp). Theo đó EAB tận dụng những điểm mạnh của mình để khắc phục, đối đầu với các nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh khác. - Chiến lược nhóm WO bao gồm nâng cao khả năng quản trị rủi ro và nâng cao tiềm lực tài chính. Theo đó, sự hội nhập thúc đẩy cạnh tranh, thúc đẩy sự cải tiến sẽ đòi hỏi EAB những chuẩn mực cao hơn về quản trị và tiềm lực tài chính.EAB sẽ tận dụng cơ hội này đề cải thiện những điểm yếu của mình - Chiến lược nhóm WT bao gồm liên doanh, liên kết (kết hợp với các NH khác trên một số lĩnh vực) và xây dựng một nền văn hóa mạnh (tái cơ cấu, tái khẳng định những giá trị mà EAB đang theo đuổi đối với nhân viên) Ma trận QSPM - Sau khi phân thành các nhóm ma trận khác nhau từ ma trận SWOT, ta tiến hành xây dựng ma trận QSPM 1. Ma trận QSPM nhóm SO (Anh Phong) - Nhóm chiến lược SO gồm 2 chiến lược chính là thâm nhập thị trường và phát triển thị trường. Với chiến lược thâm nhập thị trường EAB sẽ tiến hành tận dụng các điểm mạnh của mình về đội ngũ nhân lực, uy tín thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, mạng lưới chi nhánh để tiến hành gia tăng bán hàng cho các khách hàng tại thị trường hiện tại. Còn với chiến lược phát triển thị trường, EAB sẽ tận dụng những điểm mạnh của mình nhằm vươn tầm hoạt động sang những thị trường mục tiêu khác, tiềm năng hơn. - Qua ma trận QSPM nhóm SO, ta được kết quả lựa chọn là chiến lược phát triển thị trường (với số điểm là 154,5 lớn hơn số điểm của chiến lược thâm nhập thị trường). Chiến lược này mang tính hấp dẫn hơn bởi vì: => xét trên khía cạnh thị trường thì hiện nay, những phân khúc thị trường mới đang xuất hiện, đầy tiềm năng. Nếu như biết tận dụng cơ hội kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính ngày càng cao hình thành nhiều phân khúc mới này thì EAB sẽ có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. 2. Ma trận QSPM nhóm WO ( Giao) - Ma trận QSPM nhóm WO gồm 2 chiến lược chính là nâng cao khả năng quản trịrủi ro và chiến lược nâng cao tiềm lực tài chính. Trong 2 ma trận này, chiến lược nâng caotiềm lực tài chính với số điểm 68,5 mang tính hấp dẫn hơn chiến lược nâng cao khả năngquản trị rủi ro với số điểm 65. => Điều này không những là do nhu cầu tài chính để mở rộng hoạt động các lĩnh vực hoạt động của EAB là khá lớn khi nền kinh tế phát triển, gia tăng tổng cầu trong xã hội. Chiến lược nâng cao tiềm lực tài chính một mặt giúp EAB cải thiện điểm yếu của mình mặt khác có thể giúp EAB tận dụng được những cơ hội do kinh tế phát triển mang lại. 3. Ma trận QSPM nhóm ST (Hải) - Ma trận QSPM nhóm ST gồm 2 chiến lược phát triển sản phẩm và khác biệt hóa.Mục tiêu của nhóm chiến lược này là sử dụng những điểm mạnh từ nội bộ để vượt qua thách thức từ bên ngoài. Với chiến lược phát triển sản phẩm, EAB sẽ tận dụng điểm mạnh về mặt nhân sự, uy tín, nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm… của mình để sáng tạo cho ra đời những sản phẩm mới nhằm giành lấy thị phần. - Còn với chiến lược khác biệt hóa, thựchiện việc khác biệt hóa về chất lượng sản phẩm dịch vụ, EAB cam kết cung cấp cho kháchhàng những sản phẩm tốt nhất với phong cách phục vụ hàng đầu mà các NH khác không có. Qua ma trận QSPM, chiến lược mang tính hấp dẫn hơn là chiến lược khác biệt hóa (số điểm là 139 so với số điểm 127 của chiến lược phát triển sản phẩm). Điều này phù hợp với tình hình cạnh tranh hiện nay trên thị trường, chỉ có khác biệt hóa thì NH mới thực sự nổi trội trong hàng loạt thương hiệu NH hiện nay 4. Ma trận QSPM nhóm WT (Thảo Phương) - Với nhóm ma trận WT, mục tiêu của chúng ta là khắc phục điểm yếu để né tránh,vượt qua các thách thức từ môi trường bên ngoài. Nhóm này gồm 2 ma trận là liên doanh,liên kết và xây dựng văn hóa tổ chức mạnh. Do không có tiềm lực tài chính vững mạnh để mở rộng các hoạt động đầu tư, nghiên cứu thị trường… nên EAB sẽ sử dụng chiến lược liên doanh, liên kết với những công ty, NH khác có những thế mạnh về tiềm lực tài chính,uy tín… nhằm dần dần khắc phục điểm yếu, vượt qua thách thức. - Sử dụng chiến lược xâydựng văn hóa tổ chức mạnh, EAB sẽ tập trung tái cơ cấu lại tổ chức thông qua nhiều hoạt động như phân cấp điều hành, xây dựng hệ thống lương bổng, tín điều… mới nhằm tạomột môi trường văn hóa năng động, hướng tới khách hàng cho toàn thể cán bộ công nhânviên nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. - Qua ma trận đánh giá, chiến lược xây dựng văn hóa tổ chức mạnh với số điểm 63 mang tính hấp dẫn hơn chiến lược liên doanh, liên kết với số điểm 57. Chiến lược xây dựng văn hóa tổ chức mang tính hấp dẫn hơn vì nó có tácdụng trực tiếp và toàn diện hơn, tăng cường sức mạnh nội lực của EAB hơn, do đó mang tính bền vững. Như vậy, qua 4 bảng ma trận QSPM, các chiến lược mang tính hấp dẫn bao gồm: + Chiến lược phát triển thị trường. + Chiến lược nâng cao tiềm lực tài chính. + Chiến lược khác biệt hóa. + Chiến lược xây dựng văn hóa tổ chức mạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Phân tích mô hình QSPM của Ngân Hàng Đông Á.ppt