Đề tài Phân tích môi trường bên ngoài của một công ty

Ngành công nghiệp nhựa VN được thừa nhận là ngành năng động và triển vọng của nền kinh tế quốc gia vì các lý do sau: • Tiêu chuẩn cuộc sống của cư dân và nhu cầu công nghiệp tăng. • Các trung tâm công nghiệp dầu lửa Dung Quất đang được xây dựng và sẽ được triển khai. • Có chiến lược ngành nhựa đến 2010. • Xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở VN. • Chính sách mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. • Nền kinh tế tăng trưởng ổn định. • Tiềm năng tăng trưởng lớn. Từ nay đến 2010 trung bình tốc độ tăng trưởng ngành hàng năm là 16 – 20%.

ppt36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7555 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường bên ngoài của một công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC GVHD: TS. HÀ NAM KHÁNH GIAO Lớp: Thương mại – Khóa 10 VB2 CQ ĐỀ TÀI 01: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA MỘT CÔNG TY (CTY TNHH MTV VLXD HOA SEN) NGÀNH SẢN XUẤT: ỐNG NHỰA UPVC (ỐNG NƯỚC) 18/09/2008 THÀNH VIÊN NHÓM Nhóm 13: Nguyễn Quốc Thái (Thương mại – Khóa 11) Võ Thị Hồng Hạnh Phan Thị Phương Nhung Phạm Đức Ánh Văn Thị Cẩm Tú Vũ Thị Thái Châu NỘI DUNG Giới thiệu khái quát doanh nghiệp I.Phân tích vĩ mô Môi trường kinh tế Môi trường công nghệ Môi trường văn hoá xã hội Môi trường nhân khẩu Môi trường chính trị pháp luật Môi trường toàn cầu II.Phân tích vi mô Phân tích ngành Phân tích cạnh tranh 2.1-Đối thủ cạnh tranh trong ngành 2.2-Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 2.3-Khách hàng 2.4-Nhà cung cấp 2.5-Nguy cơ sản phẩm thay thế Giới thiệu khái quát doanh nghiệp 1. Tên doanh nghiệp Tên Công ty: CÔNG TY TNHH MTV VẬT LIỆU XÂY DỰNG HOA SEN (HBMC) 2. Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH MTV. 3. Ngành nghề sản xuất kinh doanh Các sản phẩm ngành vật liệu xây dựng 4. Lĩnh vực hoạt động Sản xuất ống nhựa. Hạt nhựa, plafond nhựa, ống thép. I.PHÂN TÍCH VĨ MÔ 1. Môi trường kinh tế. Ngành công nghiệp nhựa VN được thừa nhận là ngành năng động và triển vọng của nền kinh tế quốc gia vì các lý do sau: Tiêu chuẩn cuộc sống của cư dân và nhu cầu công nghiệp tăng. Các trung tâm công nghiệp dầu lửa Dung Quất đang được xây dựng và sẽ được triển khai. Có chiến lược ngành nhựa đến 2010. Xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở VN. Chính sách mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Tiềm năng tăng trưởng lớn. Từ nay đến 2010 trung bình tốc độ tăng trưởng ngành hàng năm là 16 – 20%. 2. Môi trường công nghệ Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất ống nhựa nhập khẩu phần lớn các thiết bị từ châu âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. VN có trên 5000 máy trong đó có đến 3000 máy là đùn ép phun và hàng trăm chiếc chế tạo profile. 70% máy móc thuộc thế hệ mới, tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp lại cần máy móc loại trung bình. Công nghệ khuôn: nâng lực chế tạo khuôn đã được nâng cao. Một số doanh nghiệp đã trang bị công nghệ chế tạo hiện đại đáp ứng nhu cầu của mình và cung ứng ra thị trường. I.PHÂN TÍCH VĨ MÔ 3. Môi trường văn hóa xã hội. An ninh xã hội ổn định. Việc VN hội nhập WTO và AFTA sẽ là cơ hội cho ngành nhựa VN chứng tỏ năng lực của mình, tiếp thu nhiều kinh nghiệm, thông tin và mở rộng thị trường, mạng lưới bạn hàng, … Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư và phát triển mạnh. Tuy nhiên sự cạnh tranh khốc liệt là thử thách lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt. Ngoài ra, vốn đầu tư, sự cải cách chậm hệ thống hành chính, pháp luật, đội ngũ kỹ thuật chưa thành thạo cũng là những thách thức trong tương lai. I.PHÂN TÍCH VĨ MÔ 4. Môi trường nhân khẩu học VN có trên 80 triệu dân số và sự tăng trưởng kinh tế ổn định cho nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhựa sẽ tăng. 90% doanh nghiệp nhựa tập trung ở TPHCM và Hà Nội. Có khoảng 17% là lao động gián tiếp, 7% lao động có trình độ đại học, 70% lao động là công nhân trực tiếp. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm từ 8 – 8,5%. Nguồn lao động dồi dào, giá thấp. Khu dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều. I.PHÂN TÍCH VĨ MÔ 5. Môi trường chính trị - luật pháp. Chính trị ổn định, mọi cá nhân tổ hức đều có quyền tự do kinh doanh nhưng dưới sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước đã có nhiều cải cách về luật thuế, luật doanh nghiệp và ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và bảo vệ doanh nghiệp hoạt động tốt nhất. I.PHÂN TÍCH VĨ MÔ 6. Môi trường toàn cầu Giá dầu thế giới không ổn định. Tình hình lạm phát & chỉ số CPI tăng cao. Kinh tế Mỹ suy giảm làm ảnh hưởng chung đến tình hình kinh tế của nhiều nước. I.PHÂN TÍCH VĨ MÔ II.PHÂN TÍCH VI MÔ 1. PHÂN TÍCH NGÀNH - Ngành công nghiệp nhựa VN được thừa nhận là ngành năng động và triển vọng của nền kinh tế quốc gia vì các lý do sau: Tiêu chuẩn cuộc sống của cư dân và nhu cầu công nghiệp tăng. Nguồn dầu lửa và nguồn lao động dồi dào, giá thấp. Các trung tâm công nghiệp dầu lửa Dung Quất đang được xây dựng và sẽ được triển khai. Có chiến lược ngành nhựa đến 2010. Xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở VN. Chính sách mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định. An ninh xã hội ổn định. - Các đặc tính kinh tế Suốt thập kỷ qua ngành nhựa đã không ngừng tăng trưởng trung bình 20 – 25 % mỗi năm, với hơn 2.000 doanh nghiệp. Tiềm năng tăng trưởng của ngành lớn. Từ nay đến 2010 trung bình tốc độ tăng trưởng hàng năm là 16 – 20%. Chỉ số tiêu dùng nhựa trên đầu người năm 2003 là: 18 kg/năm, năm 2010 khoảng là: 40 kg/năm tương đương với giá trị tổng sản lượng của ngàng khoảng 7 tỷ USD. 1. PHÂN TÍCH NGÀNH - Tốc độ thay đổi công nghệ 70% máy móc thuộc thế hệ mới phần lớn nhập khẩu từ các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, …, tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp lại cần máy móc loại trung bình. 1. PHÂN TÍCH NGÀNH - Số lượng, qui mô của những người mua và bán trong ngành: Chỉ số tiêu dùng nhựa trên đầu người năm 2003 là: 18 kg/năm, năm 2010 khoảng là: 40 kg/năm, tương đương với giá trị khoảng 7 tỷ USD. Sản phẩm nhựa Việt Nam đã có mặt tại thị trường 48 nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 750 triệu USD (trong đó thị trường Mỹ đứng đầu với hơn 95,2 triệu USD). 1. PHÂN TÍCH NGÀNH - Các kiểu kênh phân phối: Thông qua các cửa hàng đại lý. Trực tiếp cho các công trình. - Tình thế cạnh tranh và triển vọng thu lợi nhuận trong tương lai. Đây là ngành có tính cạnh tranh cao (có trên 40 doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ sản xuất tham gia thị trường) và tỉ suất lợi nhuận lớn (20-30%). - Cạnh tranh giữa rất khốc liệt giữa các doanh nghiệp cùng phân khúc thị trường chủ yếu về giá cả và chất lượng. 1. PHÂN TÍCH NGÀNH - Những thách thức lớn: Thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhựa đang phải đối đầu là việc cung cấp nguyên liệu phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu và sự biến động liên tục về giá nguyên liệu. Hiện nay, trong cả nước chỉ có hai nhà máy sản xuất PVC resin là Công ty TPC Vina, Công ty TNHH nhựa và hóa chất Phú Mỹ với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000T PVC; một nhà máy khác của Công ty hóa chất LG Vina mỗi năm cung cấp khoảng 150.000T nguyên liệu DOP. Nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của các doanh nghiệp nhựa. Do đặc điểm hầu hết các loại nguyên liệu nhựa được sản xuất từ dầu mỏ và khí đốt nên giá nguyên liệu nhựa chịu tác động trực tiếp từ giá các mặt hàng này. Nhưng, điều đáng ngại nhất là giá nguyên liệu nhựa thường tăng đột biến và bất ngờ, khiến các nhà sản xuất không kịp trở tay. 1. PHÂN TÍCH NGÀNH Sự cạnh tranh về mặt hàng nhựa ngày càng quyết liệt cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường thế giới. Với thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ, các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng ngày càng nhiều nhà máy nhựa tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nhựa chưa thật sự gắn kết, hỗ trợ, bảo vệ nhau trong cơ chế thị trường. Vì thế chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của ngành. Thiếu nguồn nhân lực và chưa có một trung tâm hay một trường nào đào tạo nhân lực bài bản cho ngành nhựa. 1. PHÂN TÍCH NGÀNH KẾT LUẬN: Ngành nhựa VN có tiềm năng tăng trưởng lớn. Từ nay đến năm 2010 trung bình tăng trưởng hàng năm là 16 – 20%, có khả năng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và các ngành công nghiệp xây dựng của VN. Tiềm năng tăng trưởng của ngành nhựa VN là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư và cung ứng nguyên liệu, công nghệ, thiết bị cho VN. 1. PHÂN TÍCH NGÀNH 2. PHÂN TÍCH CẠNH TRANH Mô hình năm lực lượng cạnh tranh (Michael E.Porter ) Hiện nay, trên toàn quốc có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất ống uPVC. Các đối thủ có sản lượng tiêu thụ ống uPVC mạnh nhất hiện nay là: Cty CP Nhựa thiếu niên Tiền Phong, Cty CP Nhựa Bình Minh, Cty TNHH Nhựa Đạt Hòa, Cty TNHH Nhựa Minh Hùng, Cty Liên doanh Nhựa Đệ Nhất, Cty CP Nhựa Tân Tiến, … Thị phần chiếm của các công ty trên chiếm khoảng 52% tổng sản lượng của cả nước. Ngoài các đối thủ trên, còn rất nhiều công ty, nhà máy, DNTN, cơ sở sản xuất ống uPVC khác trên toàn quốc. 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: Phân tích điển hình vài đối thủ cạnh tranh --------------------------------------------------------- A. PHÂN TÍCH CÔNG TY CP NHỰA BÌNH MINH 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: A.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI THỦ: CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH được chính thức trở thành CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH (BINHMINH PLASTICS JOINT STOCK COMPANY - BMPLASCO) từ năm 2004. Từ một doanh nghiệp tư nhân nhỏ ra đời đầu những năm 60, qua nhiều hình thức sở hữu và giai đoạn phát triển Công ty cổ phần nhựa Bình Minh đã trở thành một trong những doanh nghiệp nhựa hàng đầu và có uy tín lớn trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam. Sản phẩm chính của Công ty là ống và phụ tùng ống nhựa PVC, nhựa HDPE (ống gân và ống trơn) và các mặt hàng khác như bình phun thuốc trừ sâu, nón bảo hộ lao động. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 240 đường Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, Tp. HCM  Điện thoại: (84.8) 9690973 – (84.8) 9694524    Fax: (84.8) 9606814  E-mail : binhminh@binhminhplastic.com.vn Công ty có hai nhà máy trực thuộc: Nhà máy 1: 240 Hậu Giang - Phường 9 - Quận 6 - Tp.HCM. Nhà máy2: Số 7 đường số 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.  Điện thoại: (84.8) 8968465 Fax: 0650.790396. 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: A.2. CÁC SẢN PHẨM KINH DOANH: Ống nhựa Upvc và các phụ kiện, van nước, gioăng cao su, keo dán kèm theo ống Ống nhựa HDPE trơn và các phụ kiện kèm theo ống. Và những sản phẩm khác như bình xịt phun thuốc, ống HDPE dạng gân,… 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: A.3. HỆ THỐNG CỬA HÀNG PHÂN PHỐI Hệ thống phân phối trải dài từ Huế trở vào Nam, hiện nay đã mở rộng ra các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh. Số lượng các cửa hàng cụ thể như sau: BẮC NINH (1)ĐẮK LẮK (1)TPHCM (81)CÀ MAU (1)HÀ NỘI (2)ĐẮK NÔNG (2)BÀ RỊA – VŨNG TÀU (9)BẠC LIÊU (1)HUẾ (3)KHÁNH HÒA (11)ĐỒNG THÁP (2)LONG AN (3)ĐÀ NẴNG (5)TÂY NINH (2)TIỀN GIANG (2)TRÀ VINH (1)QUÃNG NAM (2)LÂM ĐỒNG (5)AN GIANG (4)VĨNH LONG (1)QUÃNG NGÃI (3)NINH THUẬN (1)CẦN THƠ (7)GIA LAI (2)BÌNH THUẬN (4)BẾN TRE (2)BÌNH ĐỊNH (1)BÌNH DƯƠNG (8)SÓC TRĂNG (2)PHÚ YÊN (1)ĐỒNG NAI (7)KIÊN GIANG (5) Nhận xét: Hệ thống cửa hàng tổng cộng là 175 cửa hàng. Các cửa hàng được trải dài từ Huế đến Cà Mau và một số tỉnh phía Bắc. 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: A.4. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ & ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CHÍNH: A.4.1- Thị trường tiêu thụ: Dựa vào hệ thống cửa hàng phân phối như trên, ta nhận xét thị trường tiêu thụ như sau: Ở miền Nam: Thị trường tiêu thụ mạnh ở TPHCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu. Những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước. Riêng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thị trường tiêu thụ mạnh chủ yếu ở các tỉnh có tốc độ phát triển mạnh như: Cần Thơ, Kiên Giang. Ở miền Trung: Thị trường tiêu thụ mạnh ở các tỉnh như: Khánh Hòa, Đà Nẵng nơi có những công trình lớn, những thắng cảnh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Ở miền Bắc: Thị trường tiêu thụ không mạnh, hiện nay đang có chính sách mở rộng và phát triển mạnh ở thị trường này. 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: A.4.2 - Đối tượng khách hàng chính: Các công ty cấp thoát nước ở các tỉnh. Các cửa hàng, đại lý trải dải trên toàn quốc. Các đơn vị thi công các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng,… và các công trình cấp thoát nước thuộc các dự án quốc gia. 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: A.5. THỊ PHẦN CHIẾM LĨNH Theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam năm 2005, Tổng sản lượng nhựa của Cty CP Nhựa Bình Minh là: 21000 tấn/năm, chiếm 13% thị trường của cả nước (ngành VLXD: 167250 tấn/năm) được biểu hiện theo biểu đồ sau: 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: A.6. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT: Các dây chuyền sản xuất ống Upvc và HDPE được nhập từ các nước: Krauss Mafffei (Đức), Cincinati (Áo), Corma (Ý), Amút (Canada),…. 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: A.7. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỀ: Mặt mạnh: Các sản phẩm do Bình Minh sản xuất theo Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Sản xuất nhiều chủng loại ống UPVC & HDPE với nhiều kích thước khác nhau, các phụ tùng kèm theo đa dạng về chủng loại và hình thức. Ngoài ra, còn sản xuất các loại keo dán, gioăng, ... Hệ thống cửa hàng & đại lý mạnh (khoảng 175 cửa hàng & đại lý) trải dài từ các tỉnh miền Trung (Huế) trở vào Nam (Cà Mau) và một số tỉnh ở phía Bắc. Thương hiệu mạnh được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và chiếm thị phần lớn ở các tỉnh miền Nam. Công ty được thành lập từ những năm 60, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, và đã khẳng định ưu thế về chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Các dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại nhập từ các nước Châu Âu có ngành nhựa phát triển mạnh như: ĐỨC, Ý, ÁO. 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: Mặt yếu: Giá thành cao nhất so với các nhà sản xuất khác. Thị trường tiêu thụ chủ yếu mạnh ở TPHCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở miền Trung và Bắc vẫn còn bỏ ngỏ và chưa khai thác mạnh. 2.1-Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành: 2.3-Sức mạnh thương lượng của người mua (khách hàng) 1.Các công ty, xí nghiệp cấp thoát nước trong TPHCM và các tỉnh trên toàn quốc (Thi công thực hiện các đường ống dẫn cấp nước cho các dự án cấp nước sinh hoạt qui mô tầm cỡ quốc gia). 2.Các đơn vị thi công xây lắp các công trình cấp thoát nước trong TPHCM và các tỉnh.(Thi công thực hiện các đường ống dẫn cấp thoát nước cho các công trình cấp nước, thoát nước với quy mô vừa và nhỏ). 3.Các đơn vị thi công các công trình xây dựng dân dụng.(Thi công thực hiện các đường ống dẫn cấp thoát nước cho các công trình xây dựng dân dụng). 4.Các đơn vị thi công các công trình xử lý nước thải và môi trường.(Thi công thực hiện các đường ống dẫn cấp thoát nước cho các công trình xử lý nước thải và môi trường). 5.Các đơn vị thi công các công trình tưới tiêu dẫn thoát nước trong nông nghiệp.(Thi công thực hiện các đường ống dẫn cấp thoát nước trong nông nghiệp). 6.Các đơn vị thi công các công trình nước ngầm và khoan giếng (Thi công thực hiện các đường ống dẫn cấp thoát nước cho các công trình nước ngầm và khoan giếng). 2.4-Sức mạnh thương lượng của người bán (nhà cung cấp) Trong nền môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc đa dạng hoá các mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị máy móc là điều cực kỳ quan trọng sao cho việc mua nguyên vật liệu chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh nhất. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vì giá thành sản phẩm đầu ra phụ thuộc bởi nguyên vật liệu, thiết bị máy móc đầu vào. 2.5-Đe dọa của các sản phẩm thay thế. Trong tương lai, các ống nhựa HDPE, PP-R sẽ thay thế ống nhựa uPVC vì các đặc tính cơ lý hóa và vệ sinh môi trường ưu việt hơn. Hiện nay, một số các dự án cấp nước sinh hoạt lớn trong TPHCM và các tỉnh sử dụng rất phổ biến loại ống nhựa HDPE. CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE VÀ THEO DÕI. CHÚC CÁC BẠN MỘT BUỔI TỐI LÀM VIỆC VUI VẺ VÀ THÀNH CÔNG. Trình bày: Nguyễn Quốc Thái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptPhân tích môi trường bên ngoài của một công ty (cty tnhh mtv vlxd hoa sen).ppt
Luận văn liên quan