4. Năng suất lao động còn thấp
Nghị quyết Đại hội XI đã đề ra những mục tiêu về lao động và năng suất lao
động. Cụ thể, tạo công ăn việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc
làm; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp (đến năm 2015 còn 35- 40%, đến năm
2020 còn 30%) trên cơ sở tăng tương ứng tỷ lệ lao động công nghiệp- xây
dựng và dịch vụ.Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo (đến năm 2015 là 55%, đến
năm 2020 là 70%); tăng năng suất lao động (gấp rưỡi vào năm 2015), tăng tỷ
trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của năng suất các nhân tố tổng hợp-gồm hiệu quả đầu tư và năng suất lao động (đến năm 2015 lên 31- 32%, đến
năm 2020 lên 35%)
5. Những vụ đình công, lãn công xảy ra chủ yếu liên quan đến vấn đề tăng lương,
giảm giờ làm và cải thiện chất lượng bữa ăn giữa ca
Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp
pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động
Tăng cường quản lý minh bạch hóa giữa người sử dụng lao động và người lao
động thông qua hội đồng lao động rõ ràng, chi tiết từng điều khoản
207 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6050 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g; (iv) nộp thuế có các
điểm thành phần giữ nguyên từ năm 2011 đến 2012, thậm chí một số điểm thành phần
còn diễn biến theo chiều hướng tích cực (ví dụ, chi phí thành lập doanh nghiệp giảm từ
12,1 xuống 10,6; số lượng đăng ký tín dụng với cơ quan thông tin tín dụng nhà nước tăng
từ 26,4 lên 28,9%), tuy nhiên, mức xếp hạng của các tiêu chí này của Việt Nam vẫn bị
giảm xuống trong mối tương quan với các nước khác do các nước khác cải tiến nhanh,
mạnh hơn.
+ Ngoài ra, có 2 chỉ số bị hạ bậc xếp hạng do chính điều kiện kinh doanh của Việt
Nam yếu đi. Đó là:
(i) Xếp hạng cho chỉ số “Thương mại qua biên giới” bị tụt 3 bậc xếp hạng, một
phần do phí xuất khẩu và phí nhập khẩu (tính bằng USD/công-ten-nơ) đều
tăng.
(ii) Xếp hạng cho chỉ số “Giải thể doanh nghiệp” bị tụt hạng 12 bậc, một phần do
tỷ lệ hồi phục giảm từ 18,6 (2011) xuống còn 16,5 (2012).
- Bên cạnh đó, có một tiêu chí giữ nguyên mức xếp hạng là tiếp cận với nguồn điện và
3 tiêu chí được nâng bậc xếp hạng, bao gồm: (i) xin giấy phép xây dựng (nâng 3 bậc);
bảo vệ nhà đầu tư (nâng 6 bậc); (iii) thực hiện hợp đồng (nâng 1 bậc), nhưng do các nước
khác cải tiến nhanh hơn, nên việc nâng bậc xếp hạng các tiêu chí này chưa thể giúp nâng
bậc xếp hạng chung của môi trường kinh doanh Việt Nam.
- Chỉ tiêu tiếp cận tín dụng Việt Nam được đánh giá tương đối khá, xếp hạng thứ 24
trong tổng số 183 nền kinh tế. Tỷ lệ % số người trưởng thành tiếp cận với tín dụng là
29,8%, tăng so với năm 2011 và cao hơn so với các nước có thu nhập trung bình (12,8%)
nhưng thấp hơn so với các nước trong khu vực (35,6%). Tuy nhiên, trong mối tương quan
với các nước trong bảng so sánh, năm 2012 chỉ tiêu này của Việt Nam cũng bị đánh tụt 3
hạng so với năm 2011.
Một số bước tiến đã đạt được
Tuy nhiên, theo báo cáo của WB, trong năm 2011, Việt Nam cũng đã có một số bước
tiến trong cải thiện môi trường kinh doanh ở một số lĩnh vực. Trong số 183 quốc gia (nền
kinh tế) được khảo sát, Việt Nam là một trong 83 nền kinh tế có cơ chế quản lý một cửa
để tạo dễ dàng hơn cho việc thành lập doanh nghiệp; Việt Nam là một trong số 91 nền
kinh tế cho phép mô tả chung về tài sản thế chấp tạo dễ dàng hơn cho tiếp cận tín dụng.
Trong lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tư, Việt Nam là một trong số 45 nền kinh tế qui định nghĩa
vụ rõ ràng của các thành viên hội đồng quản trị trong các giao dịch có bên liên quan; Việt
Nam cũng là một trong số 97 nền kinh tế áp dụng cơ chế thanh tra trên cơ sở rủi ro, tạo dễ
dàng hơn lĩnh vực thương mại qua biên giới.
Nhận xét tình hình các chỉ tiêu đánh giá của Việt Nam năm 2012 - 2013:
Cũng tương tự như phân tích trong năm 2011 - 2012, môi trường kinh doanh Việt Nam
bị tụt hạng vì đi chậm hơn các nước khác. Mặc dù Việt Nam đã cố gắng cải thiện môi
trường đầu tư ví dụ như trong việc thành lập doanh nghiệp, thời gian (34 ngày) và chi phí
(tính bằng % thu nhập đầu người) (8.7) giảm so với năm trước 2013, nhưng chỉ số xếp
hạng vẫn bị đánh giá tụt 1 bậc so với năm 2012 và tụt 9 bậc so với 2011.
BẢNG XẾP HẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM
20
12
201
3
Th
ay
Đổi
Xếp Hạng Môi Trường Kinh Doanh 98 99 -1
Xếp hạng hành lập doanh nghiệp
10
3 108 -5
Thủ tục thành lập 9 10 -1
Thời gian (ngày) 44 34 10
Chi phí (% thu nhập đầu người) 10.6 8.7 1.9
Vốn tối thiểu (% thu nhập đầu người) 0 0 0
Xếp hạng xin giấy phép xây dựng 67 28 39
Thủ tục cấp phép 10 11 -1
Thời gian (ngày) 200 110 90
Chi phí (% thu nhập đầu người) 10
9
67.3 41.
7
Xếp hạng tiếp cận với nguồn điện
13
5
155
-
20
Thủ tục cấp phép 5 6 -1
Thời gian (ngày) 14
2
115 27
Chi phí (% thu nhập đầu người) 1,343
1,98
8.3
-
645.3
Xếp hạng về Đăng ký sở hữu tài sản 47 48 -1
Thủ tục cấp phép 4 4 0
Thời gian (ngày) 57 57 0
Chi phí (% thu nhập đầu người) 1 0.6 0
Xếp hạng về tiếp cận tín dụng 24 40
-
16
Chỉ số về sức mạnh của các quyền pháp lý (0-10) 8 8 0
Chỉ số về chiều sâu thông tin tín dụng (0-6) 5 4 1
Số lượng đăng ký ở cơ quan thông tin tín dụng Nhà nước (% 29 37.8 -8
số người trưởng thành) .8
Số lượng đăng kí ở cơ quan thông tin tín dụng tư nhân 0 0 0
Xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư
16
6
169 -3
Chỉ số về mức độ công bố thông tin (0-10) 6 6 0
Chỉ số về mức độ điều hành của giám đốc (0-10) 1 1 0
Chỉ số về việc tạo điều kiện thuận lợi cho cổ đông (0-10) 2 2 0
Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư (0-10) 3 3 0
Nộp thuế
15
1
138 13
Số lần nộp trong năm 32 32 0
Thời gian nộp (giờ/năm) 94
1
872 69
Tỷ lệ thuế (% lợi nhuận) 40.1 34.5 5.6
Giao thượng qua biên giới 68 74 -6
Chứng từ xuất khẩu (số lượng) 6 6 0
Thời gian xuất hàng 22 21 1
Phí xuất khẩu (USD/1 xe công ten nơ) 580 610
-
30
Chứng từ nhật khẩu 8 8 0
Thời gian nhập hàng 21 21 0
Phí nhập khẩu 670 600 70
Thực hiện hợp đồng 30 44
-
14
Thủ tục 34 34 0
Thời gian (ngày) 295 400
-
105
Chi phí (% hợp đồng)
28
.5 29
-
0.5
Giải thể doanh nghiệp
14
2
149 -7
Thời gian 5 5 0
Chi phí (% tổng tài sản) 15 15 0
Tỷ lệ phục hồi 16.5 13.9 2.6
Những tồn tại cần khắc phục:
Từ số liệu thống kê của WB cho thấy, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam
còn rất nhiều vấn đề tồn tại cần phải có những biện pháp cải thiện tốt hơn tụt thêm 1 bậc
so với tụt hạn 8 bậc ở năm 2012:
- Một số chỉ tiêu của Việt Nam hiện nay đang bị đánh giá rất thấp trong mối tương
quan với các nước khác trong khu vực và trên thế giới như: tiếp cận với nguồn điện (xếp
hạng thứ 155); bảo vệ nhà đầu tư (xếp hạng thứ 169), nộp thuế (xếp hạng 138), giải
quyết phá sản doanh nghiệp(xếp hạng thứ 149 trong tổng số 185 quốc gia trong Bảng
xếp hạng).
+ Thời gian giải quyết phá sản, giải thể doanh nghiệp ở Việt Namvẫn giữ nguyên là 5
năm, dài hơn nhiều so với các nước có thu nhập trung bình và các nước trong khu vực.
+ Chỉ nộp thuế ở Việt Nam, mặc dù đã được cải thiện (tăng 13 bậc so với năm 2012),
nhưng vẫn còn bị đánh giá rất thấp, xếp hạng thứ 138 trên tổng số 185 nền kinh tế.
- Trong năm 2013, trong số 10 chỉ tiêu riêng lẻ được xếp hạng để từ đó tổng hợp thành
mức xếp hạng chung của quốc gia, Việt Nam có tới 8 chỉ tiêu bị tụt hạng so với năm
2012, bao gồm: (i) thành lập doanh nghiệp (từ 103 xuống 108); (ii) Tiếp cận với nguồn
điện (từ 135 xuống 155); (iii) đăng ký quyền sở hữu tài sản (từ 47 xuống 48); (iv) tiếp
cận tín dụng (từ 24 xuống 40); (v) bảo vệ nhà đầu tư (từ 166 xuống 169); (vi) giao
thương qua biên giới (từ 68 xuống 74); (vii) thực hiện hợp đồng (từ 30 xuống 44); (viii)
giải thể doanh nghiệp (từ 142 đến 149). Trong đó, có tới 3 chỉ tiêu bị tụt hạng nhiều bậc
so với năm trước như tiếp cận với nguồn điện (tụt 20 hạng), tiếp cận tín dụng (tụt 16
hạng), thực hiện hợp đồng (tụt 14 hạng).
+ Trong 8 tiêu chí bị đánh tụt bậc xếp hạng, có tới 6 tiêu chí là (iii) đăng ký quyền sở
hữu tài sản; (iv) tiếp cận tín dụng; (v) bảo vệ nhà đầu tư; (vi) giao thương qua biên giới;
(vii) thực hiện hợp đồng; (viii) giải thể doanh nghiệp có các điểm thành phần giữ nguyên
từ năm 2012 đến 2013. Ttuy nhiên, mức xếp hạng của các tiêu chí này của Việt Nam vẫn
bị giảm xuống trong mối tương quan với các nước khác do các nước khác cải tiến nhanh,
mạnh hơn.
+ Ngoài ra, có 2 chỉ số bị hạ bậc xếp hạng do chính điều kiện kinh doanh của Việt
Nam yếu đi. Đó là:
(i) Xếp hạng cho chỉ số :Tiếp cận với nguồn điện” bị tụt 20 bậc xếp hạng, nguyên
nhân chính là do chi phí (tính theo % thu nhập đầu người) tăng quá cao từ
1,343 năm 2012 lên tới 1,988.3 năm 2013.
(ii) Xếp hạng cho chỉ số “Thương mại qua biên giới” bị tụt 6 bậc xếp hạng, một
phần do phí xuất khẩu (tính bằng USD/công-ten-nơ) tăng 30 USD/công-ten-nơ.
(iii) Xếp hạng cho chỉ số “Thực hiện hợp đồng” bị tụt hạng 14 bậc, một phần do
thời gian tăng quá nhanh (105 ngày) từ 295 ngày (2012) lên tới 400 ngày (năm
2013).
- Bên cạnh đó, có 2 tiêu chí được nâng bậc xếp hạng rất đáng kể, bao gồm: (i) xin giấy
phép xây dựng (nâng 39 bậc); (ii) nộp thuế (nâng 13 bậc), nhưng do các nước khác cải
tiến nhanh hơn, nên việc nâng bậc xếp hạng các tiêu chí này chưa thể giúp nâng bậc xếp
hạng chung của môi trường kinh doanh Việt Nam.
- Chỉ tiêu xin giấy phép xây dựng Việt Nam được đánh giá tương đối khá, xếp hạng
thứ 28 trong tổng số 185 nền kinh tế và được tăng 39 bậc so với năm 2012.
Một số bước tiến đã đạt được
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã có một số bước tiến trong cải thiện môi trường kinh
doanh ở một số lĩnh vực. Trong số 185 quốc gia (nền kinh tế) được khảo sát, Việt Nam là
một trong những nền kinh tế có cơ chế quản lý một cửa để tạo dễ dàng hơn cho việc
thành lập doanh nghiệp; thời gian cấp giấy phép xây dựng doanh nghiệp được cải thiện
đáng kể. Trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, Việt Nam cho phép các doanh nghiệp tự
được phép in giá thuế giá trị gia tăng.
2.2 Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
2012 - 2013 (GCI), đây là kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế toàn
cầu. Trong đó Thụy Sỹ năm thứ tư liên tiếp giành ngôi đầu bảng, còn Việt Nam bị tụt 10
bậc từ hạng 65 xuống 75.
Bảng 1: 10 nền kinh tế đứng đầu Bảng xếp hạng GCI 2012 - 2013
Quốc gia
Thứ hạng
GCI 2012-
2013
Thứ hạng
GCI 2011-2012
Thụy Sỹ 1 1
Singapore 2 2
Phần Lan 3 4
Thụy Điển 4 3
Hà Lan 5 7
Đức 6 6
Mỹ 7 5
Anh 8 10
Hong Kong 9 11
Nhật Bản 10 9
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 được WEF tiến hành khảo sát với
144 nền kinh tế dựa trên bộ 12 tiêu chí (hạng mục trụ cột) được chia thành 3 nhóm gồm:
các yếu tố cơ bản, các yếu tố thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế và các yếu tố thúc đẩy sự đổi
mới của nền kinh tế. Các tiêu chí quan trọng cụ thể gồm có: Thể chế/tổ chức, hạ tầng,
kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản, giáo dục và đào tạo đại học, thị trường hàng hóa,
lao động, tài chính, mức độ hấp thu công nghệ, quy mô thị trường, độ tinh sảo kinh doanh
và đổi mới sáng tạo.
Ở tốp đầu bảng xếp hạng năm nay, với số điểm 5,72 - Thụy Sỹ tiếp tục giành vị trí số 1
năm thứ tư liên tiếp. Singapo cũng bảo vệ thành công vị trí thứ nhì, trong khi Phần Lan
soán ngôi Thụy Điển để vượt một bậc lên vị trí thứ ba. Trong khi đó nền kinh tế lớn nhất
thế giới là Hoa Kỳ bị tụt 2 bậc xuống vị trí thứ 7, xếp ngay phía sau Đức. Jennifer
Blanke, chuyên gia kinh tế của WEF nhận định, một số điểm yếu đang khiến Hoa Kỳ mất
đi tính cạnh tranh của mình, đó là sự mất cân bằng về chính sách tài khóa, những bế tắc
chính trị trong việc giải quyết những khó khăn này. Tương tự, năng lực cạnh tranh của
Nhật Bản cũng tụt từ hạng 9 xuống hạng 10. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
tụt tới 3 bậc, xuống vị trí 29. Đứng ở vị trí cuối cùng trong số 144 nước được xếp hạng là
Burundi với điểm số chỉ 2,78.
Liên bang Nga, ở vị trí 67, giảm xuống một bậc so với năm ngoái. Sự cải thiện mạnh
về môi trường kinh tế vĩ mô từ vị trí 44 lên 22 vì nợ Chính phủ thấp và ngân sách của
Chính phủ đã chuyển thành thặng dư. Các tổ chức công vẫn yếu kém (đứng thứ 133) và
khả năng đổi mới của đất nước bị giảm (vị trí 85 năm nay, so với vị trí 57 trong năm
2010-2011 của Báo cáo). Đất nước này bị kém hiệu quả đối với các thị trường hàng hóa
(thứ 134), lao động (thứ 84), và tài chính (thứ 130), nơi mà tình hình đang xấu đi cho
năm thứ hai liên tiếp. Các mức độ kém cạnh tranh (thứ 136) - do các chính sách chống
độc quyền không hiệu quả (thứ 124) và hạn chế cao về thương mại và sở hữu nước ngoài
cũng như thiếu niềm tin trong các hệ thống tài chính (thứ 134) – điều này khiến cho việc
phân bổ không hiệu quả các nguồn lực lớn của Nga, cản trở năng suất trong nền kinh tế.
Hơn nữa, khi đất nước tiến đến một giai đoạn phát triển kinh tế tiên tiến hơn, thì sự thiếu
tinh tế kinh doanh (đứng thứ 119) và mức hấp thu công nghệ thấp (thứ 137) sẽ trở thành
những thách thức ngày càng lớn đối với sự tiến bộ bền vững. Tuy nhiên, nước này vẫn
còn những điểm mạnh cần tận dụng: mức độ cao của phổ cập giáo dục, đặc biệt là ở bậc
đại học, cơ sở hạ tầng khá tốt, và thị trường trong nước rộng lớn (thứ 7) là những yếu tố
có thể tận dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của Nga.
Trung Quốc (đứng thứ 29) mất một số lợi thế trong Báo cáo năm nay. Sau 5 năm ổn
định, Trung Quốc bây giờ lại trở lại mức năm 2009. Mặc dù vậy, nước này vẫn tiếp tục
dẫn đầu và vượt xa các nền kinh tế BRICS (41), trên 20 bậc so với Braxin (thứ 48, nước
đứng thứ 2 trong các nước BRICS). Mặc dù sự tụt hạng chung của Trung Quốc là nhỏ
(điểm số tổng thể của nó hầu như không thay đổi), nhưng nó ảnh hưởng đến bảng xếp
hạng của tất cả các trụ cột của Báo cáo, ngoại trừ quy mô thị trường. Suy giảm là rõ rệt
hơn ở những khu vực đã trở nên quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của Trung Quốc:
phát triển thị trường tài chính (thứ 54, giảm 6 bậc), mức độ hấp thu công nghệ (thứ 88,
giảm 11 bậc), và hiệu quả thị trường (thứ 59, giảm 14 bậc).
Trên một khía cạnh tích cực hơn, tình hình kinh tế vĩ mô của Trung Quốc vẫn còn rất
thuận lợi (thứ 11), mặc dù có một giai đoạn lạm phát cao kéo dài. Trung Quốc thâm hụt
ngân sách ở mức thấp vừa phải; tỷ lệ nợ chính phủ so với GDP là 26% và tổng tỷ lệ tiết
kiệm của nó vẫn còn trên 50% GDP. Các đánh giá về nợ của nước này là tốt hơn đáng kể
hơn so với các nước BRICS khác và so với nhiều nền kinh tế tiên tiến. Hơn nữa, Trung
Quốc nhận được điểm tương đối cao trong y tế và giáo dục cơ bản (thứ 35) và số liệu về
nhập học trong giáo dục đại học cũng gia tăng, mặc dù chất lượng giáo dục chưa cao, đặc
biệt là chất lượng của các trường quản lý (thứ 68) và sự kết liên kết chưa chặt chẽ giữa
nội dung giáo dục và yêu cầu của doanh nghiệp trong nước vẫn còn là những vấn đề quan
trọng.
Ấn Độ, về tổng thể, xếp hạng 59, giảm ba bậc so với năm ngoái. Kể từ khi đạt đỉnh
điểm là xếp hạng thứ 49 trong năm 2009, Ấn Độ đã mất 10 bậc. Đã từng đứng trước
Braxin và Nam Phi, Ấn Độ hiện nay lại đứng sau hai nước này khoảng 10 bậc và tụt hậu
so với Trung Quốc bằng 30 bậc. Ấn Độ tiếp tục bị đánh giá thấp bởi hiệu suất đáng thất
vọng của mình trong các lĩnh vực được coi là những yếu tố cơ bản cho khả năng cạnh
tranh. Về mặt cung ứng giao thông vận tải, công nghệ thông tin, và cơ sở hạ tầng năng
lượng của đất nước phần lớn vẫn không đủ.
41 BRICS: Braxin – LB Nga (Russia) - n Đ (Inđia) - Trung Qu c (China) - Nam Phi (South Africa).
Hàn Quốc đã đảo ngược xu hướng tiêu cực trong những năm gần đây. Hàn Quốc
(đứng thứ 19) đã tiến 5 bậc để có mặt trong tốp 20. Mặc dù có cải thiện rõ ràng, nhưng
vẫn còn không đồng đều trên 12 trụ cột của chỉ số. Đất nước này tự hào có cơ sở hạ tầng
xuất sắc (thứ 9) và một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh (thứ 10), với thặng dư ngân
sách nhà nước trên 2% GDP và mức độ thấp của nợ công. Hơn nữa, giáo dục cơ sở (thứ
11) và giáo dục đại học (thứ 17) chất lượng cao. Những yếu tố này, kết hợp với mức độ
cao của hấp thu công nghệ (thứ 18), giải thích một phần khả năng đáng kể của đất nước
cho sự đổi mới sáng tạo (thứ 16). Tuy nhiên, vẫn còn lo ngại là, chất lượng của các thể
chế tổ chức (thứ 62), hiệu quả thị trường lao động (thứ 73), và phát triển thị trường tài
chính (thứ 71), mặc dù Hàn Quốc đã thể hiện những cải thiện trong cả ba lĩnh vực này.
Đài Loan duy trì vị trí thứ 13 của mình cho năm thứ ba liên tiếp. Năng lực cạnh tranh
cơ bản là không thay đổi và luôn mạnh mẽ. Điểm mạnh đáng chú ý bao gồm các thị
trường hiệu quả cao đối hàng hóa, nền kinh tế đứng thứ 8, năng lực vững chắc trong giáo
dục (thứ 9), và mức độ tinh sảo trong kinh doanh (thứ 13), xu hướng đổi mới (thứ 14).
Tăng cường khả năng cạnh tranh sẽ đòi hỏi Đài Loan phải tiếp tục cải thiện khuôn khổ
thể chế của nền kinh tế cũng như ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, sẽ cần phải củng cố
tài chính để giảm thâm hụt ngân sách.
Khu vực Đông Nam Á
Theo số liệu mà WEF đưa ra, năm 2011, GDP của Việt Nam là 122,7 tỷ USD, GDP
bình quân đầu người là 1.374 USD. GDP (tính theo sức mua tương đương (PPP)) của
Việt Nam hiện chiếm 0,38% GDP toàn cầu.
Khoảng cách thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam với trung bình các nước đang phát triển ở
châu Á ngày một lớn.
Việt Nam được chấm tổng cộng 4,11 điểm, xếp ở hạng 75, tụt 10 bậc so với năm ngoái
(vị trí 65). Trong bộ 3 chỉ tiêu được dùng để chấm điểm, bộ chỉ tiêu thúc đẩy hiệu suất
nền kinh tế được đánh giá cao nhất với 4,02 điểm (đứng hạng 71), trong đó bao gồm các
yếu tố về giáo dục và đào tạo đại học (thứ 96), độ hiệu quả của thị trường hàng hóa (91),
độ hiệu quả của thị trường lao động (51), mức độ phát triển thị trường tài chính (88), mức
độ hấp thu công nghệ (98) và quy mô thị trường (32).
Trong khi đó ở bộ chỉ tiêu các yếu tố cơ bản (bao gồm các yếu tố về thể chế/tổ chức,
cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, và y tế và giáo dục cơ bản). Việt Nam xếp hạng
thấp nhất về môi trường kinh tế vĩ mô, đứng ở vị trí thứ 106. Ở nhóm này, xếp hạng cao
nhất dành cho Việt Nam thuộc về tiêu chí chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản, với
hạng 64. Xếp hạng chung của Việt Nam ở cả nhóm các yếu tố cơ bản là hạng 91.
Ở bộ tiêu chí còn lại là các yếu tố đổi mới sáng tạo và độ tinh sảo kinh doanh (xếp
hạng 90), cụ thể, nhóm yếu tố về đổi mới sáng tạo (thứ 81) và độ tinh sảo kinh doanh (thứ
100).
Trong phần nhận xét chi tiết về Việt Nam, Báo của WEF lưu ý: "Trong 2 lần xếp hạng
gần nhất Việt Nam đã tụt tổng cộng 16 bậc và hiện là nước có thứ hạng thấp thứ hai trong
số 8 thành viên ASEAN được khảo sát. Quốc gia này đã để mất điểm tại 9 trong tổng số
12 hạng mục trụ cột của Báo cáo. Tất cả các hạng mục trụ cột của Việt Nam đều bị xếp
dưới hạng 50 và rất nhiều tiêu chí gần sát hạng 100". Cụ thể hơn, các chuyên gia của
WEF cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn mong manh và rất dễ biến động. Việt Nam đã
tụt 41 bậc trong bộ tiêu chí về môi trường kinh tế vĩ mô, xuống hạng 106 sau khi đã tăng
20 bậc trong lần xếp hạng trước. Trong năm 2011, lạm phát ở Việt Nam đã ở mức rất cao,
Báo cáo nhận định: “Nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực
hiện thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, điều này lại khiến khả năng tiếp cận tín dụng trở nên khó
khăn hơn.”
WEF cho rằng cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95/114) của Việt Nam hiện đã bị quá tải do
kinh tế tăng trưởng nhanh và sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong thời gian tới bất chấp đã
được cải thiện trong vài năm gần đây. Trong đó chất lượng đường và cảng biển bị đánh
giá là đáng lo ngại với vị trí lần lượt là 120 và 113 trong số 144 nền kinh tế được khảo
sát. Ngoài ra, mức độ tôn trọng đối với bản quyền và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng bị
xem là chưa đầy đủ nên chỉ được ở các mức xếp hạng 113 và 123. Báo cáo cho rằng các
doanh nghiệp tư nhân vẫn kém về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm giải trình đặc biệt
yếu.
Những điểm mạnh đáng kể nhất của kinh tế Việt Nam đó là thị trường lao động khá
hiệu quả (xếp hạng 51), quy mô thị trường lớn (hạng 32) và hoạt động chăm sóc sức khỏe
cũng như giáo dục cơ bản được đánh giá ở mức thỏa đáng (hạng 64).
Tóm lại, phần nhận xét về Việt Nam, WEF khuyến cáo: "Những thách thức ở phía
trước do vậy còn rất nhiều và đòi hỏi những hành động quyết đoán về mặt chính sách để
giúp sự tăng trưởng của nền kinh tế ổn định hơn".
Malaixia, sau những cải tiến trong Báo cáo năm ngoái, nước này vẫn duy trì số điểm
nhưng giảm xuống 4 bậc. Những lợi thế đáng chú ý nhất nằm ở thị trường hiệu quả và
cạnh tranh cho hàng hóa và dịch vụ (thứ 11) và khu vực tài chính hỗ trợ đáng kể (thứ 6),
cũng như khuôn khổ thể chế cho doanh nhân của Malaixia. Trong một khu vực nơi mà
nhiều nền kinh tế bị thiếu minh bạch, Malaixia lại đặc biệt thành công trong giải quyết
vấn đề này. Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ đạt được, còn nhiều việc phải làm để đưa
đất nước trên con đường phát triển vững chắc hơn. Mức độ thấp của hấp thu công nghệ
(thứ 51) là đáng ngạc nhiên, đặc biệt là đối với những thành tựu trong các lĩnh vực khác
và tinh tế trong kinh doanh và sự tập trung của đất nước vào việc thúc đẩy việc sử dụng
công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT). Thiếu sự tiến bộ trong lĩnh vực này sẽ
làm suy yếu đáng kể những nỗ lực của Malaixia để trở thành một nền kinh tế dựa trên tri
thức vào cuối thập kỷ này.
Thái Lan, sau khi đã giảm bậc trong 6 năm liên tiếp, hiện nước này (đứng thứ 38) đã
tạm dừng xu hướng tiêu cực và cải thiện được một số mặt trong Báo cáo năm nay. Tuy
nhiên, những thách thức về khả năng cạnh tranh mà đất nước đang phải đối mặt vẫn còn
đáng kể. Sự bất ổn định chính trị và chính sách, tham nhũng tràn lan, các lo ngại về an
ninh, và sự không chắc chắn xung quanh bảo hộ quyền sở hữu làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng của khuôn khổ thể chế mà các doanh nghiệp lại phụ thuộc rất nhiều
vào đó. Những điều này khiến Thái Lan mất thêm 10 điểm và phải xếp thấp thứ 77 trong
chỉ số này. Y tế công cộng (thứ 71) và các tiêu chuẩn giáo dục cơ bản (thứ 89) bị đánh
giá là kém, và cả hai chỉ số quan trọng của năng lực cạnh tranh này đòi hỏi sự chú ý khẩn
cấp. Đối với những khu vực khác là quan trọng cho giai đoạn phát triển của Thái Lan,
như hấp thu công nghệ nói chung là kém (thứ 84). Dưới 1/4 dân số truy cập Internet một
cách thường xuyên, và chỉ một phần nhỏ có thể truy cập băng thông rộng. Về mặt tích
cực, môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện chút ít (thứ 27, tăng một bậc), thâm
hụt ngân sách đã được giảm xuống ít hơn 2% GDP và tỷ lệ nợ so với GDP giảm xuống
còn 42% trong năm 2011 .
Inđônêxia tụt 4 bậc trong Báo cáo năm nay, nhưng vẫn duy trì điểm số và vẫn đứng
trong tốp 50 của Báo cáo. Đất nước này vẫn là một trong những nước có điểm số tốt nhất
trong số các nước đang phát triển ở khu vực châu Á, sau Malaixia, Trung Quốc, và Thái
Lan nhưng trước Philipin, Việt Nam, và tất cả các quốc gia Đông Nam Á khác. Năng lực
của đất nước thay đổi đáng kể trên những trụ cột khác nhau. Một số điểm yếu lớn nhất
được tìm thấy trong các khu vực "cơ bản" của năng lực cạnh tranh. Khuôn khổ thể chế
(thứ 72) bị đánh giá thấp do những lo ngại về tham nhũng và hối lộ, hành vi phi đạo đức
trong khu vực tư nhân, tội phạm và bạo lực. Tuy nhiên, nạn quan liêu là ít nặng nề và chi
tiêu công ít lãng phí hơn so với hầu hết các quốc gia trong khu vực, và tình hình tiếp tục
được cải thiện. Cơ sở hạ tầng phần lớn vẫn kém phát triển (thứ 78). Hơn nữa, tình hình y
tế công cộng là một nguyên nhân gây ra mối quan tâm nhiều hơn (thứ 103). Ngược lại,
Inđônêxia cung cấp gần như phổ cập giáo dục cơ bản có chất lượng đạt yêu cầu (thứ 51)
và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định (thứ 25). Sự ổn định kinh tế vĩ mô được thể hiện bởi
hiệu suất vững chắc trên các chỉ số cơ bản: thâm hụt ngân sách cũng được giữ ở mức
dưới 2% GDP, tỷ lệ nợ công so với GDP chỉ ở mức 25%, và tỷ lệ tiết kiệm vẫn ở mức
cao. Lạm phát đã giảm xuống còn khoảng 5% trong những năm gần đây sau khi thường
xuyên ở mức lạm phát hai con số trong thập kỷ qua. Những phát triển tích cực, mặc dù
vẫn còn thấp, được phản ánh trong việc cải thiện xếp hạng tín dụng của đất nước.
Do đất nước này đã bước vào giai đoạn phát triển dựa vào hiệu quả (efficiency-driven
stage of development), nên năng lực cạnh tranh ngày càng phụ thuộc vào các yếu tố phức
tạp hơn, cần được giải quyết trên cơ sở ưu tiên. Trong bối cảnh này, việc giải quyết sự
thiếu hiệu quả của thị trường lao động (thứ 70) sẽ cho phép một sự chuyển tiếp mượt mà
lực lượng lao động cho các ngành sản xuất của nền kinh tế. Tăng thêm năng suất có thể
thực hiện được bằng cách thúc đẩy mức độ hấp thu công nghệ (thứ 85), mà hiện vẫn còn
thấp, cùng với sự sự áp dụng CNTT-TT hiện còn chậm và hạn chế.
Philippin đứng hạng 65 (tiến lên được 22 bậc kể từ khi có điểm số thấp nhất năm
2009), được coi là một trong những nước có nhiều cải thiện nhất trong Báo cáo GCI năm
nay. Đặc biệt về tiến bộ trong việc chống tham nhũng (từ vị trí 108 đã đã vươn lên vị trí
18), tiến bộ của các tổ chức công (từ vị trí 94 lên vị trí 23), môi trường kinh tế vĩ mô (từ
thứ 36 lên 18), khu vực tài chính hoạt động hiệu quả và hỗ trợ cho doanh nghiệp (từ vị trí
58 lên 13). Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu về cơ sở hạ tầng vận
giao thông vận tải và chưa hiệu quả trong thị trường lao động.
Bảng 2: Một số nước Đông Nam Á được xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012
– 2013 và có so sánh với năm trước đó
Quốc gia
Thứ hạng
GCI 2012-
2013
Thứ hạng
GCI 2011 -
2012
Singapo 2 2
Malaysia 25 21
Brunây 28 28
Thái Lan 38 39
Inđônêxia 50 46
Philipin 65 75
Việt Nam 75 65
Campuchia 84 97
Timor
Leste 136 131
Chỉ có 2 quốc gia Đông Nam Á được xếp hạng thua Việt Nam về năng lực cạnh tranh
là Campuchia, đứng ở vị trí thứ 85 và Timor Leste ở vị trí 136. Lào và Mianma chưa có
tên trong bảng xếp hạng này
3. K t lu n v môi tr ng đ u t
3.1 Những mặt tích cực của môi trường đầu tư Việt Nam
Một là, môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay khá hấp dẫn, an toàn và có lợi thế
lâu dài trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hai là, công cuộc đổi mới, cải cách nền kinh tế theo hướng hội nhập, mở cửa cả
bên trong và bên ngoài đã tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn cho
các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Ba là, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước của Việt Nam có nhiều ưu
đãi, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài kinh doanh có hiệu
quả.
Những thành tựu mà Việt Nam đạt được:
Thu hút được nguồn vốn FDI từ nước ngoài, giúp cho hoạt động đầu tư, kinh
doanh của Việt Nam ngày càng phát triển.
Tình hình thu hút FDI của Việt Nam được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Nhìn chung nguồn vố FDI đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng lên. Năm 2008
là năm có vốn đăng kí cao nhất nhưng vốn thực hiện lại không cao do năm 2008,
các nhà đầu tư nhận thấy Việt Nam là một môi trường đầu tư hấp daanxneen đăng
kí đâì tư nhiều nhưng sau đó, thế giới bị khủng hoảng nên nhiều dự án đầu tư
không rót vốn vào, tỉ lệ vốn thực hiện thấp.
Chi tiết đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2013 theo ngành như sau
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/3/2013)
TT Chuyên ngành
Số
dự án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD)
Vốn điều lệ
(USD)
1 CN chế biến,chế tạo 8160 111,469,642,222 40,886,194,236
2 KD bất động sản 390 47,920,134,251 12,221,482,931
3
Dvụ lưu trú và ăn
uống 334
10,606,291,936 2,770,634,241
4 Xây dựng 951 10,062,888,682 3,609,653,409
5
SX,pp
điện,khí,nước,đ.hòa 87
7,488,878,705 1,687,746,203
6
Thông tin và truyền
thông 845
3,952,238,788 2,209,654,752
7 Nghệ thuật và giải trí 140 3,629,236,474 1,075,609,118
8 Vận tải kho bãi 352 3,495,825,781 1,065,172,000
9
Nông,lâm nghiệp;thủy
sản 495
3,261,745,889 1,703,251,857
10 Khai khoáng 78 3,182,025,842 2,575,610,351
11
Bán buôn,bán lẻ;sửa
chữa 931
2,983,968,046 1,617,138,076
12
Tài chính,n.hàng,bảo
hiểm 76
1,322,150,673 1,172,385,673
13 Y tế và trợ giúp XH 83 1,302,207,675 319,983,246
14
Cap nước;xử lý chất
thải 29
1,238,963,024 304,507,244
15
HĐ chuyên môn,
KHCN 1362
1,113,492,844 554,797,081
16 Dịch vụ khác 123 740,460,022 155,482,437
17 Giáo dục và đào tạo 163 462,918,958 142,791,635
18
Hành chính và dvụ hỗ
trợ 117
201,387,218 108,618,637
Tổng số
14,71
6
214,434,457,030 74,180,713,127
Theo bảng trên thì ngành chế tạo, chế biến chiếm vị trí đầu trong chỉ tiêu số dự
án đầu tư và tổng vốn đăng kí là cao nhất.
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO HÌNH THỨC
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/3/2013)
TT Hình thức đầu tư
Số
dự án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD)
Vốn điều lệ
(USD)
1 100% vốn nước ngoài
1166
1
142,188,918,156 46,812,170,300
2 Liên doanh 2628 56,473,883,355 20,286,486,352
3
Hợp đồng
BOT,BT,BTO 14
5,857,317,913 1,354,797,469
4 Hợp đồng hợp tác KD 217 5,137,087,044 4,276,192,519
5 Công ty cổ phần 195 4,679,242,562 1,368,108,487
6 Công ty mẹ con 1 98,008,000 82,958,000
Tổng số
14,71
6
214,434,457,030
74,180,713,127
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO ĐỐI TÁC
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/3/2013)
TT Đối tác đầu tư
Số
dự án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD)
Vốn điều lệ
(USD)
1 Nhật Bản 1900 31,842,367,378 10,465,751,952
2 Đài Loan 2239 27,224,824,760 11,009,819,860
3 Singapore 1139 27,144,558,157 7,302,962,492
4 Hàn Quốc 3250 24,919,856,187 8,520,256,094
5 BritishVirginIslands 511 15,389,867,951 5,308,774,922
6 Hồng Kông 715 12,019,258,190 3,916,892,426
7 Hoa Kỳ 654 10,530,957,375 2,537,575,472
8 Malaysia 436 10,198,574,427 3,590,522,682
9 Thái Lan 303 6,119,117,790 2,698,148,169
10 Hà Lan 183 5,932,243,378 2,536,566,426
11 Cayman Islands 53 5,505,985,912 1,151,590,422
12 Brunei 132 4,805,984,177 989,904,375
13 Trung Quốc 899 4,713,184,927 2,352,538,357
14 Canada 130 4,691,556,904 1,024,062,375
15 Samoa 96 3,892,698,644 1,318,374,799
Qua bảng trên cho ta thấy Nhật Bản vẫn là nước có FDI đầu tư vào Việt Nam
cao nhất, sau đó đến Đài Loan.
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO ĐỊA PHƯƠNG
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/3/2013)
TT Địa phương
Số
dự án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD)
Vốn điều lệ
(USD)
1 TP Hồ Chí Minh 4401 32,463,778,815 11,885,947,360
2 Bà Rịa-Vũng Tàu 287 26,297,964,396 7,311,116,440
3 Hà Nội 2485 21,282,902,795 7,679,012,096
4 Bình Dương 2263 18,295,597,061 6,595,395,548
5 Đồng Nai 1113 18,129,728,968 7,463,863,868
6 Hà Tĩnh 46 10,564,403,000 3,640,717,630
7 Thanh Hóa 44 9,950,235,144 2,718,958,987
8 Hải Phòng 376 7,368,179,379 2,470,328,913
9 Phú Yên 57 6,531,204,438 1,473,136,655
10 Hải Dương 277 5,403,716,056 1,623,956,490
11 Quảng Nam 79 4,984,233,719 1,229,309,806
12 Quảng Ninh 98 4,208,154,054 1,169,072,220
13 Bắc Ninh 303 4,203,835,552 894,187,432
14 Quảng Ngãi 23 3,911,568,479 657,837,449
15 Đà Nẵng 248 3,686,864,776 1,668,084,058
TP Hồ Chí Minh là địa phương nhận được nhiều vốn đầu tư nhất vafvowis số
dự án cao nhất trong cả nước.
TT Địa phương
Số
dự án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD)
Vốn điều lệ
(USD)
I Đồng bằng sông Hồng 4,100 49,141,599,346 16,087,068,192
II
Trung du và miền núi
phía Bắc
385 6,142,119,793 2,329,532,814
III
Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung
895 47,202,512,353 13,433,530,627
IV Tây Nguyên 139 818,465,430 345,919,258
V Đông Nam Bộ 8,368 97,595,173,526 34,696,716,391
VI
Đồng bằng sông Cửu
Long
780 10,780,894,767 4,901,254,030
VII Dầu khí 49 2,753,691,815 2,386,691,815
Tổng số
14,71
6
214,434,457,030 74,180,713,127
3.2 Những mặt hạn chế
Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ song về cơ bản Việt Nam vẫn là
một nước nông nghiệp, quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, các cơ sở công nghiệp
và trình độ kỹ thuật - công nghệ còn thấp, cơ cấu kinh tế còn chuyển biến chậm,
hiệu quả đầu tư chưa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn chưa đáp ứng được
các yêu cầu phát triển.
- Việt Nam có lợi thế về giá nhân công rẻ nhưng lại thiếu thốn nguồn nhân lực có
trình độ cao do hệ thống giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được những nhu cầu về
nguồn nhân lực và do nạn chảy máu chất xám ra nước ngoài.
- Cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém gây cản
trở cho các nhà đẩu tư. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trên cả bốn phương thức
vận chuyển (hàng không, đường sắt, đường bộ và đường biển) đều chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển.
- Hệ thống luật pháp về kinh tế của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện,
chưa đảm bảo tính bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
tính ổn định và minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn và khó dự
báo; hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập...
- Quá trình cải cách hành chính còn chuyển biến chậm, các thủ tục liên quan đến
hoạt động đầu tư còn phức tạp; nạn tham nhũng còn phổ biến và chưa có biện
pháp ngăn chặn, loại bỏ hữu hiệu; các chi phí dịch vụ về cơ sở hạ tầng hỗ trợ kinh
doanh, chi phí trung gian, chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp còn
lớn so với các nước trong khu vực. Sự phối hợp trong các hoạt động cải cách cơ
cấu kinh tế, cải cách thế chế với chiến lược hội nhập kinh tế quổc tế còn chưa nhịp
nhàng, động bộ.
CH NG 3: GI I PHÁP Đ XU T Đ HOÀN THI N MÔI TR NG Đ U
T NH M THU HÚT Đ U T N C NGOÀI
1. Môi tr ng chính tr xã h i
1. Các chính sách chưa thực sự hiệu quả, chưa đồng bộ
Cần đưa ra những giải pháp và kế hoạch hành động cụ thể để kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc. Những giải pháp được ra
để giả quyết các vấn đề chung của đất nước vẫn chưa thật sự hiệu quả, đồng
bộ. vì vậy cần nâng cao hơn nữa năng lực các nhà lãnh đạo, cần có những
nghiên cứu vấn đề, phân tích và giải quyết một cách kĩ càng.
2. Tình trạng tham nhũng của Việt Nam ở mức cao
Nhà nước cần xây dựng luật chống tham nhũng và đưa ra những hình phạt
nghiêm khắc hơn nhằm hạn chế tình trạng tham nhũng ở Việt Nam. Cần
tăng cường cơ chế quản lí, giám sát để nhanh chóng phát hiện hành vi tham
nhũng, tránh gây ra những tổn thất lớn sau này, tăng tính minh bạch trong
quản lí. Để giải quyết vấn đề này tận gốc, ta cần nâng cao nhận thức người
dân, nhất là cán bộ cơ quan quản lí, đào tạo nhận thức cho các em nhỏ trong
nhà trường để hình thành ý thức cho các em-những người chủ đất nước
tương lai này.
3. Dân số hàng năm tăng, việc phân bố dân cư chưa hợp lý khiến tỷ lệ di cư
sang thành thị tăng, gây tình trạng đông đúc dân cư phát sinh các vấn đề tiêu
cực như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thất nghiệp, mức sống thấp.
Cần có chính sách phân bố lại dân cư, cải tiến kĩ thuật nông nghiệp và giá
trị sản phẩm nông nghiệp giúp thu hút dân ở vùng nông thôn. Đưa ra chính
sách di chuyển dân cư như xuất khẩu lao động, cấp đất, cấp quyền kinh
doanh cho dân. Di dân theo kế hoạch nhằm chuyển lao động tới các cơ sở
công nghiệp, khai hoang, xây dựng các nguồn dự trữ cho sản xuất nông
nghiệp
4. Tiêu cực xã hội ngày càng lan rộng sang các vùng nông thôn, trong khi cơ
quan chức năng ở các vùng chưa biết cách quản lý ngăn cản, phòng chống
các vấn đề này. Các hành vi sai phạm pháp luật với thủ đoạn tinh vi, khó
kiểm soát.
Tiến hành tuyên truyền ý thức sâu rộng cho cán bộ và dân chúng, đồng thời
quyết liệt ngăn cấm các tiêu cực xã hội xảy ra. Cần có điều tra thường xuyên
hành vi của dân chúng để phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu hành vi trái
pháp luật.
5. Mức sống người dân ở vùng ven thành thị và nông thôn chưa được cải thiện,
mức sống chung của Việt Nam là trung bình, thu nhập chưa cao, chi tiêu thấp,
các khoản chi tiêu ngoài ăn uống tăng ít.
Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có
công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của
Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng thành
phố vệ tinh, mở rộng quy mô thành thị, xây dựng các khu đô thị đảm bảo
mức sống cho dân cư thành thị ổn định, xây dựng khu công nghiệp thu hút
lao động và phân bố lại dân cư.
6. Các trường đào tạo nghề, đại học, cao đẳng mọc lên nhanh chóng cùng với chất
lượng không đảm bảo, làm lãng phí thời gian đào tạo và học tập của giảng viên
và sinh viên. Chất lượng lao động theo đó giảm sút gây ra sự kém hấp dẫn đối
với nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tượng “chảy máu chất xám” kéo dài nhiều năm
qua.
Xây dựng cơ chế khuyến khích học tập tại các trường đại học có uy tín,
đồng thời đưa ra các ràng buộc để giữ nhân tài sau khi họ được đào tạo ở
nước ngoài. Ban hành quy định chất lượng các trường đào tạo, kiên quyết
giải thể hoặc chuyển giao các trường không đạt chất lượng.
7. Tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt ở thành phố lớn tăng cao,ô nhiễm nước,
đất vượt quá mức cho phép khiến Việt Nam trở thành một trong những nước có
mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới (tp HCM và Hà Nội). Tai nạn giao thông vẫn
thường xuyên xảy ra, an toàn chưa cao do mức độ an toàn giao thông thấp,
phương tiện xe máy kém an toàn hơn ô tô. Ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở TP
HCM và Hà Nội.
Khuyến khích nhân dân đi xe bus an toàn hơn đồng thời giảm ùn tắc giao
thông. Khuyến khích nhà đầu tư góp vốn vào sản xuất xe ô tô trong nước,
giảm thuế nhập khẩu ô tô. Xây dựng ý thức tự bảo vệ môi trường, lắp đặt hệ
thống xử lý nước thải, rác thải bền vững ở 2 thành phố lớn, tập trung giải
quyết ô nhiễm hơn.
2. Môi tr ng văn hóa
1. Một số bất cập của văn hóa kinh doanh trong tiến trình hội nhập như cung cách
làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tùy tiện
Các doanh nghiệp nên hợp tác để cùng phát triển, không chỉ vì quyền lợi riêng
của mình mà quên mục tiêu chung của quốc gia. Đối với những đơn đặt hàng
lớn mang tầm cỡ quốc tế thì cần có sự can thiệp của chính phủ để thúc đẩy các
doanh nghiệp hợp tác,tránh việc đối phó, tranh giành quyền lợi lẫn nhau, thực
hiện có chất lượng, xây dựng mục tiêu dài hạn và có kế hoạch đầu tư thích hợp,
nhằm thu hút thêm nhiều dự án mới.
2. Các nhà kinh doanh Việt Nam không coi trọng chữ tín, sự gian dối trong kinh
doanh vẫn còn tồn tại hay viện dẫn các lý do khách quan để khước từ việc thực
hiện cam kết, gây nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài
Vấn đề cốt lõi vẫn là ý thức kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, Nhà
Nước cần có những chế tài, khiển trách để kiểm soát chặt chẽ hơn.
Tăng cường tính minh bạch, thông thoáng trong kinh doanh, tăng cường bảo vệ và
hỗ trợ các nhà đầu tư.
Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với
các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các
khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát
luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp
tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại
Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới
3. Môi tr ng pháp lu t- hành chính
1. Thủ tục rườm rà.
Cần đơn giản hóa thủ tục hơn nữa, đưa cơ chế một cửa vào thực hiện chứ
không còn là thí điểm. quy định rõ ràng những thủ tục, tránh chồng chéo,
không ràng.
2. Chưa đánh giá, cải thiện TTHC tốt.
Đánh giá các TTHC thường xuyên để phát hiện và loại bỏ những thủ tục
không cần thiết, thường xuyên tiếp nhận ý kiến người dân để hoàn thiện hệ
thống TTHC hơn.
3. Đội ngũ cán bộ thiếu năng lực, thái độ không tốt.
Đào tạo, nâng cao kiến thức, kĩ năng xử lí vấn đề và nâng cao nhận thức cho
các cán bộ trong các cơ quan nhà nước. Xây dựng cơ chế đánh giá cán bộ và
thực hiện đánh giá thường xuyên. Quy định những hành xử của một cán bộ
đối với người dân, có những hình thức xử phạt đúng mức cho những cán bộ
nào có thái độ hành vi không tốt.
4. Thủ tục đăng kí còn phức tạp, tốn kém.
Về thủ tục đăng kí thành lập hoặc phá sản doanh nghiệp thì chúng ta nên rút
ngắn thời gian, giảm các thủ tục và chi phí khi đăng kí thành lập hoặc phá
sản doanh nghiệp, tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà đầu tư khi muốn đầu tư
vào Việt Nam và cũng dễ dàng rời bỏ ngành nếu kinh doanh không được tốt,
tạo tính linh hoạt cao hơn cho nhà đầu tư.
5. Bất công bằng về thuê đất cho nhà đầu tư nước ngoài. C
Cần mở rộng các quy định, công bằng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và
trong nước.
6. Chưa cho phép nhà đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất tại ngân hàng ở nước ngoài.
Nhà nước ta nên cho phép các nhà đầu tư thế chấp với lộ trình cụ thể, áp
dụng cho một số đối tượng cụ thể, mở rộng từng bước để thu hút tín dụng từ
bên ngoài.
7. Một số điều luật chưa thực hiện tốt (luật sở hữu trí tuệ).
Nhà nước cần có những biện pháp nghiêm khắc hơn để hạn chế hành vi vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích các doanh nghiệp đăng kí độc
quyền, quyền sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư bảo
vệ quyền này
4. Môi tr ng kinh t -tài nguyên
1. Ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, sự tăng giảm của GDP cũng thay đổi theo
thế giới, chứng tỏ những nỗ lực chính sách vĩ mô của chính phủ chưa tạo ra
bước đột phá quan trọng. GDP tăng do số dân tăng. Tăng trưởng chậm về công
nghệ, tri thức khiến cho nền kinh tế không đạt được kết quả tốt mà nó có tiềm
năng đạt được, chỉ số CPI thấp đầu năm 2013 nhưng không có khả năng kích
cầu do tâm lý người dân thắt chặt chi tiêu, e dè và quan ngại sợ rủi ro
Các gói kích cầu vào đúng thời điểm luôn giúp cải thiện nền kinh tế, chính
phủ cần tham khảo các ý kiến của các chuyên gia kinh tế có bề dày lâu năm.
Cần điều chỉnh lãi suất ngân hàng, tỷ giá và giá vàng đúng lúc.
2. Tỷ trọng ngành dịch vụ thấp hơn ngành công nghiệp, điều đó cho thấy nền kinh
tế vẫn chưa phát triển mạnh, việc đầu tư vào chất lượng sống chưa hiệu quả và
con người Việt Nam nhìn chung chưa đẩy mạnh vào sự phát triển con người.
Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ. Đồng thời nâng cao
công nghệ, quảng bá tiềm năng du lịch rông khắp, đầu tư mạnh vào các loại
hình dịch vụ, tối thiểu chi phí kinh doanh, áp dụng mô hình TQM (làm đúng
ngay từ đầu) cho tất cả các doanh nghiệp.
3. Một số công ty, tập đoàn lớn gần như độc quyền nắm việc điều tiết kinh tế trong
ngành, làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh ví dụ xăng dầu, điện, nước giải khát,
vàng.
Cần nới rộng các quy định bảo vệ độc quyền và chống độc quyền để giúp
các doanh nghiệp có cơ hội đặt chân vào các ngành tiềm năng. Khuyến
khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kinh doanh cạnh tranh mạnh hơn
thông qua các lớp đào tạo kĩ năng và tư duy lớn
4. Thị trường vàng, chứng khoán biến động mạnh, trong đó giá vàng có chênh
lệch so với thế giới, chứng khoán mới hình thành được gần 10 năm, vẫn còn
nhiều yếu điểm nhất là có quá nhiều công ty niêm yết tuy nhiên không đảm bảo
chất lượng kinh doanh. Tỷ giá hối đoái thay đổi không nhiều nhưng có xu
hướng tăng qua các năm. Thị trường bán lẻ giảm điểm so với thế giới, tốc độ
hội nhập nhanh chóng khiến cho mức độ hấp dẫn của thị trường này ở Việt
Nam giảm xuống.
Cần quy định chặt chẽ về các điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán, và
cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến chứng
khoán.
5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không tăng như dự kiến, các nhà đầu tư nước ngoài
còn e ngại về tình hình kinh tế trong nước.
Ưu đãi thuế thu nhập DN đối với dự án đầu tư mở rộng; tạo ưu đãi riêng biệt
đối với các dự án thuộc lĩnh vực tập trung thu hút đầu tư; bổ sung ưu đãi về
thuế đối với các dự án đầu tư đáp ứng các tiêu chí dự án công nghiệp hỗ trợ,
trong đó quy định mức ưu đãi cao hơn cho các dự án đầu tư tham gia chuỗi
giá trị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ… Giãn lộ trình tăng giá
đất, để góp phần tạo ra ưu thế cạnh tranh trong thu hút vốn FDI.
6. Các doanh nghiệp trong nước chưa khai thác phù hợp tài nguyên thiên nhiên
trong nước, vừa chưa có đầy đủ trình độ, các hàng hóa thương mại chủ yếu là
nguyên liệu thô, trong khi đó người dân lại khai thác quá mức nguồn tài nguyên
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Cần có chính sách và lộ trình ổn định kinh tế vĩ mô thường xuyên giúp các
doanh nghiệp khai thác tốt tài nguyên rừng, nước, khoáng sản, biển,… mà
không ảnh hưởng tới quy trình tái tạo và ô nhiễm môi trường. Tái cấu trúc
ngành nghề và khuyến khích sản xuất thành phẩm, tránh tình trạng xuất
khẩu nguyên liệu thô giá thấp.
7. Thiên tai cũng khiến cho thiệt hại kinh tế hàng năm.
Chủ yếu là thiên tai do biển và gió, hạn hán. Xây dựng đê chắn sóng chắc
chắn và đảm bảo, tăng cường bảo vệ rừng tránh sự xói mòn đất, khai thác
năng lượng gió, mặt trời, nước để sản xuất điện năng tại các khu công
nghiệp.
5. Môi tr ng tài chính
Nhà nước cần quản lí hoạt động của các Ngân Hàng chặc chẽ hơn, phải có
những quy định nghiêm ngặt về vốn điều lệ các ngân hàng, chỉ số nợ xấu…
tránh trường hợp Ngân hàng đó gây thiệt hại lớn cho hệ thống gân hàng, gây rối
loạn thị trường tài chính quốc gia.
6. Môi tr ng c s h t ng
1. Chất lượng phục vụ của các phương tiện vận chuyển hành khách tại Sân bay quốc
tế chưa tốt
Nâng cao chất lượng dịch vụ : sẽ phát card cho hành khách, trên đó có đầy đủ
thông tin về tên tài xế, hãng taxi và “đường dây nóng” để khách ( nhà đầu
tư)có thể liên lạc khi cần
2. Cơ sở hạ tầng chỉ được xây dựng một cách chậm chạp
Tăng cường thúc đẩy thu hút nguồn vốn ODA vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng,
đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án có nguồn vốn ODA. Và điều quan trọng
là các chủ đầu tư, bao quản lí dự án cần phải chủ động tìm hiểu và ưu tiên áp
dụng các thủ tục quốc tế trong các dự án ODA, tích cực đẩy nhanh tiến độ các
dự án, triển khai dự án để sử dụng vốn ODA với hiệu quả cao nhất
3. Doanh nghiệp tư nhân ít khi được trao quyền đầu tư vào cơ sở hạ tầng., trong khi
đó doanh nghiệp Nhà nước đầu tư không hiệu quả
Khuyến khích đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước, đồng thời xây dựng một
môi trường điều tiết minh bạch và hiệu quả hơn để tạo động cơ và sự an tâm
cho các nhà đầu tư tư nhân.
4. Tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường ở Việt Nam gây nên những khó khăn lớn
đặc biệt là cho việc vận chuyển hàng hóa của các nhà nhập khẩu
Nhiều dự án qui mô lớn đang được lên kế hoạch nhưng hầu như không cân
nhắc đến sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng cụm ngành công nghiệp. Cần
chấm dứt những dự án định hướng sai này để dành vốn đầu tư cho các dự án
thiết yếu ở những khu vực đang tăng trưởng nhanh nhất, tránh được vấn nạn
tắc nghẽn giao thông
5. Chi phí của dịch vụ logistic cao, khó cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài
Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam còn yếu
kém, kể cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường sông và đường
biển nên dẫn đến tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. giải quyết được
các vấn đề cơ sở hạ tầng nói trên sẽ làm giảm thiểu được chi phí vận chuyển
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo các cơ quan
chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối
với các dự án FDI không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện
tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Đồng thời,
trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất
cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu sẵn sàng
giải ngân thực hiện dự án.
7. Môi tr ng lao đ ng
1. Sự thiếu thốn nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu hụt lao động kỹ thuật, đặc biệt
là kỹ thuật viên và nhà quản lý cấp trung
Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư
hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ
phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn
khác nhau.
Tăng lương cho tất cả các nhà giáo, cải thiện điều kiện làm việc của nhà giáo.
Xác lập các yêu cầu mới về chuẩn tri thức, kỹ năng và hành vi của giáo dục phổ
thông và đào tạo nghề.
Liên kết với các ĐH nước ngoài để phát triển các ngành đào tạo có trình độ quốc
tế; khuyến khích ĐH tư thục, trường dạy nghề tư thục phát triển, thu hút các ĐH,
trường nghề nước ngoài mở cơ sở tại VN
Để hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” thì đòi hỏi doanh nghiệp trong nước
cũng như chính phủ phải có chính sách cụ thể, hấp dẫn, khuyến khích để giữ chân
nhân tài
2. Cái yếu của người lao động hiện nay là ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, kỹ
năng sống, kỹ năng làm việc tập thể và nhất là không giỏi ngoại ngữ
Trong lúc đào tạo nhấn mạnh các yêu cầu hành vi như chủ động, hoạt động tập
thể, vận dụng sáng tạo, biết tự học, biết khai thác thông tin qua mạng, trung
thực; nhấn mạnh các giá trị văn hóa dân tộc làm nền tảng cho phát triển bền
vững quốc gia và cá nhân; chú trọng đào tạo và ứng dụng ngoại ngữ, tin học
trong học tập, làm việc
3. Một số doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn trong khâu tuyển dụng nhân lực
“nội” trình độ cao phải quay sang tuyển dụng các sinh viên mới tốt nghiệp rồi đào
tạo lại một cách bài bản hơn
Nhà trường và doanh nghiệp cần có sự “bắt tay chặt chẽ” ngay từ khâu đào tạo
nhân lực. Doanh nghiệp muốn có một cán bộ giỏi thì phải góp công, góp của
cùng nhà trường để đào tạo nhân tài, cũng như muốn hái quả phải cùng góp sức
trồng cây, chăm bón… chứ không thể ngồi chờ người khác trồng rồi đi chê…
“quả lép”
4. Năng suất lao động còn thấp
Nghị quyết Đại hội XI đã đề ra những mục tiêu về lao động và năng suất lao
động. Cụ thể, tạo công ăn việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc
làm; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp (đến năm 2015 còn 35- 40%, đến năm
2020 còn 30%) trên cơ sở tăng tương ứng tỷ lệ lao động công nghiệp- xây
dựng và dịch vụ.Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo (đến năm 2015 là 55%, đến
năm 2020 là 70%); tăng năng suất lao động (gấp rưỡi vào năm 2015), tăng tỷ
trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của năng suất các nhân tố tổng hợp-
gồm hiệu quả đầu tư và năng suất lao động (đến năm 2015 lên 31- 32%, đến
năm 2020 lên 35%)
5. Những vụ đình công, lãn công xảy ra chủ yếu liên quan đến vấn đề tăng lương,
giảm giờ làm và cải thiện chất lượng bữa ăn giữa ca
Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp
pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động
Tăng cường quản lý minh bạch hóa giữa người sử dụng lao động và người lao
động thông qua hội đồng lao động rõ ràng, chi tiết từng điều khoản.
8. Môi tr ng qu c t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_truong_dau_tu_viet_nam_776.pdf