A. LÝ LUẬN 2
I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 2
1. Yếu tố dân số 2
2. Yếu tố kinh tế 3
3. Yếu tố chính trị - pháp luật 4
4. Yếu tố văn hóa- xã hội 5
5. Yếu tố khoa học - công nghệ 6
6. Yếu tố địa lý ( môi trường tự nhiên )8
II. MÔI TRƯỜNG VI MÔ9
1.Khách hàng 9
2. Đối thủ cạnh tranh10
3. Các lực lượng bên trong công ty12
III. SƠ LƯỢC TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH SWOT12
B. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI VIỆT NAM14
I. NHÌN TOÀN CẢNH14
II. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA ORION FOOD VINA18
1. Yếu tố dân số 18
2. Kinh tế19
3. Chính trị – Pháp luật24
4. Văn hóa – xã hội29
5. Môi trường kỹ thuật công nghệ30
6. Địa lý31
III. MÔI TRƯỜNG VI MÔ33
1. Yếu tố khách hàng33
2. Yếu tố đối thủ cạnh tranh33
3. Yếu tố người cung ứng34
III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA ORION FOOD VINA. DÙNG MÔ HÌNH SWOT CHỨNG MINH35
1. Điểm mạnh35
2. Điểm yếu39
3. Cơ hội40
4. Thách thức41
5. SO: Chiến lược khai thác tối đa các cơ hội hiện có43
6. ST: Chiến lược dùng sức mạnh để vượt qua nguy cơ và đe dọa43
7. WO: các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường44
8. WT: áp dụng chính sách phòng thủ tối đa để hạn chế các nguy cơ đe dọa45
C. GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 45
I. VỀ MẶT VĨ MÔ45
1. Môi trường chính trị- luật pháp45
2. Môi trường kinh tế.46
3. Môi trường văn hóa, xã hội46
4.Môi trường dân số46
5.Môi trường khoa học kỹ thuật47
6.Môi trường tự nhiên47
II.VỀ MẶT VI MÔ48
1. Những người cung ứng48
2. Giới trung gian48
3. Khách hàng48
4. Đối thủ cạnh tranh49
5. Công chúng49
51 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11714 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết đế hoạt động kinh doanh của bạn được suôn sẻ. Nếu gặp những khó khăn về mặt pháp lý bạn có thể được giải quyết nhờ vai trò của tư vấn pháp luật và các luật sư. Tư vấn pháp luật cung cấp thông tin pháp luật, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp và định hướng hành vi của doanh nghiệp trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước. Đây là khả năng của luật sư nhìn thấy sự khác biệt giữa pháp luật với đời sống kinh tế-xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, bạn sẽ có được những lời khuyên pháp luật nhằm đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích vượt chi phí tư vấn pháp luật, phòng ngừa những tranh chấp và những rủi ro pháp lý khác trong quá trình kinh doanh.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) lại công bố các báo cáo nghiên cứu về mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh của từng quốc gia dựa trên việc rà soát những quy định pháp luật thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động kinh doanh trong từng lĩnh vực của quốc gia đó qua các tiêu chí:
Tiêu chí 1: Thành lập doanh nghiệp
Để khởi sự một doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải trải qua 11 bước thủ tục, mất 50 ngày và một khoản chi phí tương đương với 20% thu nhập bình quân đầu người.Tuy nhiên, Việt Nam đã tiến hành một số cải cách nhằm giảm thời gian thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng chưa được báo cáo cập nhật. Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực tháng 7/2006 giảm số ngày cấp phép đăng ký kinh doanh ở Việt Nam nhưng cải cách này chưa được phản ánh trong chỉ số tương ứng của Việt Nam năm nay. Việc thực hiện quy trình một cửa tiến hành tháng 3/2007 với 3 bước chính trong thủ tục thành lập doanh nghiệp là giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, và giấy phép khắc dấu cũng chưa được đưa vào báo cáo năm nay. Vì vậy, chỉ số “Thời gian thành lập doanh nghiệp của Việt Nam” vẫn giữ nguyên 50 ngày như năm ngoái.
Tiêu chí 2: Cấp giấy phép
Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và 373,6% thu nhập bình quân đầu người, trong khi mức bình quân toàn khu vực là 185% mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng giềng Thái Lan chỉ là 10,7%.
Bức tranh về giấy phép ở Việt Nam đã tụt 38 bậc từ hạng 25 xuống hạng 63. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đây là thứ hạng trung thực hơn so với năm ngoái bởi vì vấn đề giấy phép trên thực tế vẫn đang đặt ra nhiều khó khăn cho Việt Nam hiện nay.
Tiêu chí 4: Đăng ký tài sản
Tiêu chí 5: Vay vốn
Tiêu chí 6: Bảo vệ nhà đầu tư
Tiêu chí 7: Đóng thuế
Tiêu chí 8: Thương mại quốc tế
Tiêu chí 9: Thực thi hợp đồng
Tiêu chí 10: Giải thể doanh nghiệp
Nếu không tiếp tục cải cách, các nước khác sẽ vượt lên so với nước ta. Bởi vì trên thực tế, ở Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn kém xa so với các nước Singapore (hạng 1), Thái Lan (15) và Malaysia (24), song tốt hơn nhiều so với Indonesia (123), Philippines (133), Campuchia (145).
Quốc gia kinh tế lớn lân cận là Trung Quốc cũng “thăng hạng” trong lần đánh giá năm nay (từ hạng 93 lên 83). Đây chính là một cảnh báo cho thấy Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách nhanh hơn nữa, triệt để hơn nữa nếu muốn cạnh tranh về thu hút đầu tư. Nhận định chung của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước là Việt Nam không thể chỉ so sánh với chính mình mà phải nỗ lực cải cách triệt để trong bối cảnh các nước khác cũng đang cải cách mạnh mẽ mới mong cải thiện vị trí xếp hạng trong những năm sau. Với những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh danh về yếu tố pháp luật thì Orion đã dễ dàng trong mọi thủ tục để có thể thành lập chi nhánh mới cũng như được sự hẫu thuẫn của cơ quan địa phương để mở rộng thị trường kinh doanh.
Văn hóa – xã hội
Văn hóa thương mại ở Việt Nam rất trọng chữ tín. Các Doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường phải biết gìn giữ và nâng cao uy tín của mình. Uy tín là tài sản vô hình nhưng rất đỗi quan trọng, mất nó có thể khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thứ. Chính vì vậy, khi tham gia thị trường tại Việt Nam hay bất kỳ thị trường nào, Orion cũng phải chú ý gây dựng uy tín và bảo vệ nó. Uy tín phải xuất phát từ một nền tảng phát triển vững chắc của doanh nghiệp: chất lượng sản phẩm luôn đặt hàng đầu, bên cạnh đó phải có các biện pháp chống hàng giả. Hiện nay, hàng giả nhái sản phẩm của Orion lưu thông trên thị trường khá nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty. Doanh nghiệp còn phải giữ chữ tín với người cung cấp, với khách hàng, với nhà phân phối: trả tiền hay cung cấp sản phẩm đúng hạn, đúng chất lượng.
Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra ngay sự giao thoa của các nền văn hóa đặc biệt thời gian gần đây là văn hóa Hàn Quốc. Ra đường thấy một nửa thế giới thay phiên nhau đi ép tóc, giày hàn quốc, son môi Hàn Quốc, xe máy hàn Quốc, ca nhạc Hàn Quốc tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc. Hơn nữa, Orion là một doanh nghiệp có vốn đầu tư 100 % từ Hàn Quốc. Việc thực hiện Marketing có thể theo xu hướng của đất nước xứ Hàn để có thể gần gũi hơn với người Việt. Như hình ảnh của Jang Dong Gun (diễn viên rất được hâm mộ tại Việt Nam) cùng người thiếu nữ trong tà áo dài trong clip quảng cáo của Orion có thể gây ấn tượng về sự gần gũi giữa hai quốc gia.
Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập ... khác nhau:
+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống
+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống
+ Điều kiện sống
Có thể thấy nhu cầu của người dân trên thị trường bánh kẹo hiện nay là rất lớn. Bên cạnh những thực phẩm thiết yếu thì giờ đây cũng có mặt với tần suất ngày càng nhiều của các loại thực phẩm “ngọt”. Khẩu vị của khách hàng cũng đa dạng và tinh tế hơn. Người Việt mua bánh không phải chỉ để ăn mà còn để biếu, tặng bạn bè và gia đình trong những dịp lễ tết. Đó là một nét văn hóa truyền thống của người Việt. Có thể nói thị trường Việt Nam là thị trường vô cùng tiềm năng của Orion Food Vina.
Môi trường kỹ thuật công nghệ
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ.
Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Nó làm thay đổi phương thức sản xuất, cách thức tiêu dùng và cả phương thức trao đổi của xã hội nói chung cũng như của doanh nghiệp nói riêng. Hiện nay công nghệ và kỹ thuật đều phát triển rất nhanh, những thay đổi của công nghệ nhất là trong dây chuyền sản xuất là điều đáng quan tâm. Những tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có. Sản phẩm mới, quy trình mới, vật liệu mới đẫn đến tăng ưu thế cạnh tranh của sản phẩm thay thế, đe dọa sản phẩm truyền thống.các sản phẩm được sản xuất với chất lượng tốt hơn, tính năng tốt hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung hơn. Tất cả điều đó đã tạo ra một thị trường mới cho sản phẩm, dịch vụ của DN.
Thực tế cho thấy những xu thế trong lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ đều có những ảnh hưởng tới các quyết định marketing của doanh nghiệp, nhất là xét về dài hạn. Những thay đổi công nghệ vừa tác động mạnh mẽ tới phương thức sản xuất của các ngành sản xuất, vừa tác động tới cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ của dân cư, vừa tạo ra những nhu cầu đòi hỏi mới về sản phẩm dịch vụ.
Có thể nói, nhân tố kỹ thuật-công nghệ tác động tới các quyết định marketing theo hai phương thức, thứ nhất là các tác động làm thay đổi lối sống của khách hàng hoặc là làm xuất hiện những nhu cầu tiêu dùng mới và giúp tạo ra những sản phẩm để thỏa mãn những đổi thay trong lối sống đó.
Đồng thời khi nghiên cứu tác động của các yếu tố công nghệ, người làm công tác Marketing phải xác định được một cách cụ thể về trình độ hiện tại của doanh nghiệp và cả khách hàng, những lợi thế về công nghệ của doanh nghiệp, đánh giá, xác định rõ khoảng cách về công nghệ của doanh nghiệp so với doanh nghiệp các nước trong khu vực và thế giới.
Ngày nay, Các thành tựu khoa học nối đuôi nhau ra xuất hiện và nhanh chóng được áp dụng vào thực tiễn.
Sự tăng tốc của những đổi thay công nghệ; ngày nay, khoảng thời gian từ khi những ý tưởng về sản phẩm mới xuất hiện đến khi chúng được triển khai trên thực tiễn đã được rút ngắn nhanh chóng. Sự tăng tốc của những thay đổi công nghệ làm cho chu kỳ đời sống của các sản phẩm bị rút ngắn. Nếu trước đây các hãng sản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thì hiện nay tốc độ này chỉ mất 2-4 năm. một máy tính mới tinh chỉ sau 1 năm đã trở nên lạc hậu với công nghệ và các phần mềm ứng dụng. Những tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có. Vì thế các đối thủ cạnh tranh với nguồn vốn mạnh có thể nhập về những thiết bị, dây chuyền sản xuất tiến tiến sẽ nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
Xuất hiện ngày càng nhiều các công nghệ mới mà trước đây chưa hề có. Sự ra đời của các công nghệ mới sẽ tạo ra những cuộc cách mạng về sản phẩm, Chuyển giao công nghệ…
Mức ngân sách chi cho nghiên cứu và phát triển của các quốc gia có xu hướng tăng lên làm cho các nghiên cứu do chính phủ đầu tư được tăng lên . Các doanh nghiệp cũng cần phải lập ra các quỹ đầu tư, nghiên cứu và phát triển để giúp doanh nghiệp hoàn thiện máy móc, các quy trình kỹ thuật. Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới, vật liệu mới…sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế.
Chính sách bảo vệ bản quyền ở Việt Nam cũng đang được nâng cao dần. Nếu như những năm trước Việt Nam thuộc vào top những nước có tỉ lệ ăn cắp bản quyền, mẫu mã sản phẩm lớn nhất thì nay tỉ lệ đó đang được rút ngắn đần. Người dân đã bắt đầu ý thức được các lợi ích và tác hại của việc ăn cắp bản quyền. Các doanh nghiệp cũng bắt tay vào công cuộc bảo vệ bản quyền để bảo vệ uy tín và chất lượng cho sản phẩm của mình.
Các quy định đối với sản phẩm ngày càng được hoàn thiện để nhằm mục tiêu cao nhất là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung.
Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra hiện nay khi nghiên cứu, các doanh nghiệp phải đưa ra các yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động tới ngành.
Địa lý
Nhìn chung đặc điểm địa lý ở Việt Nam khá ổn định nên có thể coi là nơi thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh lâu dài, không phải chịu liên tục các thiên tai kinh khủng, đặc biệt là khu vực có đặt nhà máy sản xuất của hãng Orion (tỉnh Bình Dương, Bắc Ninh).
Khí hậu nóng ẩm nên thực phẩm các loại dễ bị hỏng, các công ty sản xuất bánh kẹo như Orion cũng phải chú ý đến việc bảo quản sản phẩm của mình sao cho khi sản phẩm của hãng đến tay người tiêu dùng nõ vẫn giữ được chất lượng và hương vị của nó. Như vậy, hàm lượng chất bảo quản phải hợp lý để vẫn có thể giữ sản phẩm được tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Địa hình giữa hai miền nam bắc Việt Nam không quá khó khăn với hệ thống giao thông tương đối tốt giúp cho không chỉ có công ty Orion và cả các doanh nghiệp khác nữa thông xuốt trong quá trình vận chuyển đi tiêu thụ.
Cũng rơi vào tình trạng giống với các nước đang phát triển khác, Việt Nam có tình trạng ô nhiễm khá nặng. Chúng ta bị ô nhiễm không khí, nước, đất, phóng xạ, sóng, tiếng ồn. Trong đó đang nói đến nhất là ô nhiễm nguồn nước, sông ngòi của nước ta không chỉ vì tính nghiêm trọng mà còn vì tác hại to lớn mà nó đem đến. Ô nhiễm nguồn nước do nước thải tiêu dùng. Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống. Ngoài ra cần từ 50 đến 150 lít nước sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp ngày một phát triển vì thế tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn. Ngoài ra còn do ô nhiễm nước ngầm. Nhưng một nguyên nhân không thể không nhăc đến là chất thải công nghiệp chưa qua xử lý từ các nhà máy, khu công nghiệp
Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại.
Công ty Orion sản xuất sản phẩm thực phẩm nên rất phải chú trọng xử lý nước đầu vào dùng trong quá trình sản xuất. Chất lượng nước tốt thì chất lượng sản phẩm làm ra cũng tốt. Không chỉ vậy công ty phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải nước ra môi trường. Đó là trách nhiệm của doanh nghiệp trong điều kiện ô nhiễm như hiện nay.
Những nguyên liệu dùng để sản xuất ra bánh Orion như trứng gà, khoai tây, đường,... đều có thể dễ dàng sản xuất ra, quan trọng là doanh nghiệp phải có những tiêu chuẩn nhất định cho mỗi loại nguyên liệu đầu vào và phải kiểm tra kỹ lưỡng trước đem đi chế biến để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
III. MễI TRƯỜNG VI Mễ
Yếu tố khỏch hàng
Mặt hàng của cụng ty là cỏc loại bỏnh và snack ăn nhanh, như vậy phần lớn đối tượng khỏch hàng tiờu thụ sẽ là tầng lớp trẻ. Việt Nam với hon 80 triệu dõn, lại cú kết cấu dõn số trẻ, sẽ là thị trường cú tiềm năng rất lớn. Orion là tập đoàn cú qui mụ đa quốc gia, nhưng xuất xứ từ Hàn Quốc, cũng là một quốc gia chõu ỏ nờn cú sự tương đồng trong văn hoỏ. Việt Nam là mọt trong những nước cú tốc độ phỏt triển nhanh nhất, đời sống phần lớn người dõn được cảI thiện hơn trước, thỳc đẩy nhu cầu tăng cao hơn trước. Khụng chỉ vậy, nhờ cú vị trớ địa lý thuận lợi cho cỏc hoạt động vận chuyển XNK sang cỏc nước xung quanh, lại cú nguồn nhõn cụng dồi dào, chi phớ sản xuất rẻ vỡ vậy càng nhiều khả năng mở rộng thị trường.
Yếu tố đối thủ cạnh tranh
Trong ngành sản xuất bỏnh kẹo đó cú khụng ớt cỏc doanh nghiệp trong và ngoài nước cú thế mạnh cạnh tranh rất lớn, đú là quy mụ sản xuất lớn, truyền thống lõu dài, họ cũng rất quan tõm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Là người đến sau, Orion phảI tập trung nghiờn cứu để biết được đõu là điểm mạnh, điểm yếu của cỏc đối thủ cạnh tranh từ đú chọn cho mỡnh một con đường đI thớch hợp. Cú thể kể ra vài cỏI tờn đối thủ mạnh trong ngành như Kinh Đụ, Oishi, Bibica, Hữu Nghị…Cú thể thấy những đối thủ này đều cú những thế mạnh riờng, Kinh Đụ mạnh về bỏnh kẹo đúng gúi núi chung với rất đa dạng chủng loại, mẫu mó…Oishi lại chuyờn về cỏc sản phẩm snack với rất nhiều hương vị, màu sắc bắt mắt hấp dẫn.Bibica và Hữu Nghị cũng cú những sản phẩm được thị trường ưa chuộng như bỏnh bụng lan Hura (Bibica) và bỏnh ruốc Staff(Hữu Nghị).
Tuy nhiờn, Orion vẫn tự tỡm được cho mỡnh sỏch lược để tạo chỗ đứng riờng với cỏc đối thủ đến trước, hơn nữa cũn rất hiệu quả.
-Thay vỡ đa dạng hoỏ tối đa cỏc mặt hàng của mỡnh, với mỗi loại bỏnh nướng, Orion chỉ chọn một nhón hiệu duy nhất và sử dụng nhiều biện phỏp để khiến nú trở nờn quen thuộc với người tiờu dựng: Chocopie(bỏnh socola), Custard(bỏnh trứng), Goute(bỏnh qui), O’star(snack khoai tõy).. trong khi bạn khú lũng nhớ được tờn hàng loạt sản phẩm na nỏ nhau cua Kinh Đụ, dự rất bắt mắt..
-Oishi chiếm lĩnh thị trường với rất nhiều loại snack khỏc nhau, vốn rất quen thuộc với người tiờu dựng Việt Nam như thịt nướng, tụm cay, phomat, phồng tụm…với giỏ cả rất phảI chăng, tuy nhiờn, cú một mảnh đất mà Oishi Việt Nam đó bỏ qua, chớnh là sản phẩm snack khoai tõy chiờn, vốn được đỏnh giỏ cao hơn về độ hấp dẫn so với loại snack làm từ bột mỡ và tinh bột sắn. Nhận ra điều này, Orion tập trung đẩy mạnh thương hiệu O’star, tạo một chỗ đứng vững chắc cho mặt hàng “snack cao cấp” này chớnh nhờ chất lượng và hỡnh ảnh năng động tượng trưng cho giới trẻ của sản phẩm.
3. Yếu tố người cung ứng
Những người tham gia cung cấp vật tư cần thiết để doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đỏp ứng nhu cầu người tiờu dựng. Đõy là yếu tố nền tảng quyết định chất lượng sản phẩm, vỡ chỉ cú nguyờn liệu tốt thỡ mới làm ra sản phẩm tốt. Thiếu hụt bất cứ loại vật tư nào cũng gõy ảnh hưởng, thậm chớ đỡnh đốn dõy chuyền sản xuất. Vỡ vậy, yếu tố này tưởng như khụng quan trọng nhưng nhiều khi lại quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Trong thỏng 9 cuối năm 2008, xuất hiện thụng tin về hàng trăm tấn sữa nhập lậu từ Trung Quốc cú chứa Melamine gõy sỏi thận khiến cho cựng lỳc xuất hiện tin đồn nhiều doanh nghiệp trong ngành sữa và bỏnh kẹo cú hàm lượng melamine trong sản phẩm. Thỏch thức đặt ra nếu doanh nghiệp nào khụng cú sự đầu tư về chiều sõu sẽ khụng thể vững vàng được, đơn cử như Cụng ty Cổ phần Sữa Hà Nội Hanoimilk, đó khụng chứng minh được rừ ràng nguồn gốc xuất xứ của lụ nguyờn liệu, khi kiểm tra lại phỏt hiện cú hàm lượng melamine trong sản phẩm. Mặc dự sau này khi sự việc lắng xuống đó được xỏc minh lại, cụng nhận hàm lượng melamine dưới mức cho phộp, nhưng khi đú đó muộn, doanh nghiệp đó chịu nhiều thiệt hại cả về doanh thu và uy tớn rất tốt đó tạo được trước đú.
-Trong khi đú,ngay từ những ngày đầu xuất hiện, thỏng 12/2005, Orion Việt Nam chủ trương lựa chọn những nhà cung cấp cú uy tớn: Murray Goulburn (Australia), cụng ty Kerrybio-Science B.V(Hà Lan) và cụng ty Nutribio (Phỏp) để đảm bảo chất lượng cao đồng nhất trờn mọi sản phẩm. Chớnh nhờ sự định hướng đỳng đắn này đó giỳp doanh nghiệp biến thỏch thức thành cơ hội khi cú thụng tin về hàng trăm tấn sữa nhập lậu từ Trung Quốc cú chứa melamine gõy sỏi thận đó làm điờu đứng rất nhiều doanh nghiệp cú liờn quan trong ngành. Orion cũng khụng trỏnh khỏi khi đột nhiờn xuất hiện tin đồn cỏc sản phẩm của Orion khụng đảm bảo chất lượng, cú nhiễm melamine gõy hoang mang cho người tiờu dựng. Ngay lập tức, tin tưởng vào chất lượng những sản phẩm của mỡnh làm ra, Orion đó cho xột nghiệm tất cả cỏc mẫu sản phẩm của mỡnh, và kết quả cho thấy cỏc sản phẩm của Orion tuyệt đụớ an toàn cho sức khỏe người tiờu dựng, bởi nguồn nguyờn liệu nhập khẩu cú xuất xứ rừ ràng, đảm bảo chất lượng, lại sản xuất, chế biến theo tiờu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của AIB-American Institude of Baking-đõy là tiờu chuẩn nghiờm ngặt, đặc biệt dành cho cỏc sản phẩm bỏnh nướng. Chất lượng sản phẩm luụn là niềm tự hào của Orion Việt Nam, và chớnh điều này khụng chỉ giỳp doanh nghiệp trỏnh được hậu quả của tin đồn thất thiệt, hơn nữa càng củng cố lũng tin của người tiờu dựng trong bối cảnh hoang mang lo lắng cho sức khoẻ của mỗi gia đỡnh.
IV. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA ORION FOOD VINA. DÙNG MÔ HÌNH SWOT CHỨNG MINH
Thành công ngọt ngào như vị bánh Chocopie.
Orion Food Vina là doanh nghiệp thực phẩm có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc thứ hai tại Bình Dương, là nhà máy sản xuất bánh ngọt đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và cũng là chi nhánh phát triển mạnh của Tập đoàn Orion nổi tiếng thế giới.
1. Điểm mạnh
S1: Chất lượng sản phẩm đảm bảo
Một thời gian, người dân rất lo lắng về vụ hàng trăm tấn sữa có chứa chất melamine gây sỏi thận, nhập khẩu từ Trung Quốc đã được tiêu thụ trong nước, ít nhiều gây hoang mang cho người dân trước việc lựa chọn những sản phẩm đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho bản thân và gia đình.
Trong luồng thông tin ồ ạt và chưa được kiểm chứng, có một số thông tin không chính xác về nguồn nguyên liệu sữa bột để sản xuất các sản phẩm Orion. Công ty Orion Vina mong muốn làm rõ về vấn đề này, qua đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cùng các doanh nghiệp Việt Nam.
Một trong những kết quả kiểm nghiệm không có melamine trong sản phẩm của Orion Vina.
Để trấn an người tiêu dùng, đồng thời cam kết chất lượng các sản phẩm đang được lưu hành, Công ty Orion Vina đã tiến hành đăng ký thử nghiệm melamine trên tất cả các mẫu sữa bột nhập khẩu cũng như những mẫu thành phẩm và theo kết quả phân tích ngày 29/09/2008 do Trung tâm Đào tạo & Phát triển Sắc Ký EDC HCM (một trong năm đơn vị có khả năng kiểm nghiệm chất melamine do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế chỉ định) chứng nhận là:
Tất cả những sản phẩm do Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina sản xuất và phân phối trên thị trường VN đều không nhiễm độc tố melamine, tuyệt đối an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu chế biến các sản phẩm của Công ty Orion Vina đều được nhập khẩu chủ yếu từ nhà sản xuất sữa Murray Goulburn (Úc), Công ty Kerrybio - Science B.V (Hà Lan) và Công ty Nutribio (Pháp) để đảm bảo chất lượng luôn đồng nhất đối với bất kì sản phẩm nào.
Chính thức có mặt tại VN từ tháng 12/2005, trong suốt quá trình phát triển, Orion Vina luôn được người tiêu dùng đánh giá cao và tín nhiệm bởi chất lượng luôn ổn định. Tất cả những nhà máy của Orion Vina đều được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của AIB - American Institute of Baking - đây là tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đặc biệt dành cho các sản phẩm bánh nướng. Chất lượng sản phẩm luôn là niềm tự hào của Orion Vina.
Chúng tôi là tập đoàn sản xuất bánh hàng đầu tại Hàn Quốc với các sản phẩm quen thuộc như: “Chocopie” , “Custas” , “Goute” , “O’star” , “Toomies” Hiện nay chúng tôi đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất với tổng số vốn đầu tư trên 40 triệu USD tại KCN Mỹ Phước II, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Với nhu cầu phát triển, chúng tôi cần tuyển dụng những nhân viên năng động, có năng lực và tâm huyết!
S2: Giá rẻ
Giá của mỗi sản phẩm Orion không quá cao, phục vụ được cho nhiều đối tượng, giá giao động khoảng 17.000 – 18000 đồng cho một sản phẩm. Ngoài ra, bao bì sản phẩm đẹp vệ sinh, dễ lưu lại trong trí nhớ người tiêu dùng. Sản phẩm rất thuận tiện mang theo khi đi nhiều nơi.
S3: Là một trong nhưng doanh nghiệp có nhà máy sản xuất bánh đầu tiên ở Việt Nam, chiếm thị phần lớn và có tốc độ phát triển ổn định
Toàn cảnh nhà máy sản xuất bánh ngọt Orion Food Vina tại KCN Mỹ Phước II, huyện Bến Cát
Vị trí đầu tư chiến lược
Orion Food Vina là doanh nghiệp thực phẩm có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc thứ hai tại Bình Dương, nhưng là nhà máy sản xuất bánh ngọt đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và cũng là chi nhánh thứ 5 trong số các chi nhánh nước ngoài của Tập đoàn Orion nổi tiếng thế giới với nhãn hiệu bánh Choco Pie. Riêng tại châu Á thì đây là nhà máy lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Nga. Sự ra đời của Orion Việt Nam nằm trong chiến lược phát triển toàn cầu và góp phần hoàn thiện “Ba trung tâm chính của thị trường châu Á” là Nga; Đông Âu và Trung Quốc .
Hiệu quả đầu tư vượt kế hoạch
Tại thị trường trong nước, Orion Food Vina đã chiếm 60% thị phần với sản phẩm chính là bánh Orion Chocopie. Kim ngạch bán ra đạt 7 triệu USD/năm và tiếp tục tăng cùng với sự tăng trưởng xuất khẩu do kinh tế các nước trong khu vực đã phục hồi và phát triển sau khủng hoảng tiền tệ năm 1997. Sự có mặt này vừa góp phần làm phong phú thêm thị trường bánh ngọt hiện nay, vừa giúp người tiêu dùng có điều kiện sử dụng bánh Chocolate giá rẻ. Hơn thế, Việt Nam còn là nước xuất khẩu bánh Chocolate, cùng nhiều sản phẩm khác của Orion Food Vina như: Chewinggum, các loại bánh ngọt nhân trái cây, trứng và snack.
Thị trường bánh ngọt cuối năm sẽ đa dạng, cạnh tranh với sự có mặt của thương hiệu mới Orion Food Vina tầm vóc quốc tế.
Công ty TNHH thực phẩm Orion Vina (Orion Food Vina) vừa đưa nhà máy sản xuất bánh kẹo tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương vào hoạt động. Nhà máy này được Orion Food Vina đầu tư 40 triệu USD với năm dây chuyền sản xuất bánh Chocopie, Custas, snack, khoai tây chiên, công suất 14.000 thùng sản phẩm/ngày.
S4: Vốn đầu tư lớn, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng
Orion Food Vina (KCN Mỹ Phước 2, huyện Bến Cát) là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, chuyên sản xuất các mặt hàng bánh ngọt nổi tiếng thế giới: Choco Pie, bánh bông lan, snack... phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu ra khu vực Đông Nam Á.
Theo kế hoạch, sau khi đi vào hoạt động từ 3 - 4 năm, doanh nghiệp sẽ tăng vốn đầu tư từ 26,5 lên 40 triệu USD, nhưng thực tế chỉ sau 1 năm chính thức đi vào hoạt động, Orion Food Vina đã xin tăng vốn vì sự lớn mạnh nhanh chóng.
Nhà máy sản xuất của Orion Food Vina mang vẻ đẹp và sự hoành tráng của dự án mang tầm chiến lược trong khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn Orion. Ông Park Sun Ho, Giám đốc nhân sự của công ty cho biết: “Giai đoạn 1 công ty dự kiến chỉ xây dựng 50% diện tích, nhưng đã phải tăng lên 6/8 ha với 3 nhà máy chính. Hiện công ty đang xúc tiến cùng lúc hoàn thiện 100% dự án và tăng vốn hoạt động vì hạ tầng ở đây rất tốt, thị trường đang trên đà phát triển mạnh, nguồn lao động dồi dào, môi trường làm việc lý tưởng.
Tập đoàn sản xuất thực phẩm ORION (Hàn Quốc) vừa chính thức ký kết hợp đồng thuê 66.000 m2 đất tại KCN Yên Phong (Bắc Ninh) với Công ty kinh doanh bất động sản Viglacera (Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng- Chủ đầu tư KCN Yên Phong). Đây là dự án thứ 2 của Tập đoàn ORION tại Việt Nam tiếp theo Nhà máy đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương.
Đây là Nhà máy chế biến thực phẩm thứ hai của Công ty Orion Vina tại Việt Nam sau khi đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà máy đầu tiên tại Bình Dương cuối năm 2004. Nhà máy chế biến thực phẩm Orion Vina Bắc Ninh được xây dựng trên diện tích 11,5ha với tổng mức đầu tư 47 triệu USD bao gồm 4 phân xưởng chính và 5 phân xưởng phụ trợ. Toàn bộ dây chuyền công nghệ, quy trình sản xuất của Nhà máy bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm chính của Nhà máy là bánh Orion Choco-Pie và Snack. Hiện sản phẩm của Orion chiếm tới 45% thị phần về thực phẩm ăn liền tại Việt Nam và xuất khẩu ra thế giới.
Cùng với Nhà máy số 1 tại KCN Mỹ Phước (Bình Dương) quy mô đầu tư của Orion tại Việt Nam đã tăng lên 90 triệu USD.
S5: Chiến lược định vị táo bạo
Orion Vina dự kiến khi nhà máy số 2 ở Bắc Ninh chính thức đi vào hoạt động sẽ cơ bản chiếm lĩnh thị trường khu vực Đông Nam Á.
Chủ tịch Tập đoàn Orion Tam Jon Kon cho biết Việt Nam là nơi để Orion phát triển tại thị trường châu Á, cơ sở để hình thành vòng đai Orion trên toàn cầu và xâm nhập thị trường ASEAN
S6: Quảng cáo hình ảnh sản phẩm công ty tốt
Tham gia tài trợ cho các gameshow truyền hình và các hoạt động:
Orion đã tài trợ cho game Audition trong năm 2008 với số tiền là 100.000 USD, đổi lại VTC Game sẽ quảng bá hình ảnh của Orion. VTC Game sẽ quảng cáo sản phẩm của Orion như: (O Star snack) và tạo sân khấu mới cho Orion land trong game Audition. Ngoài ra sẽ tổ chức nhiều Event trong game Audition và Event offline có nội dung quảng cáo cho Orion. Đây là hợp đồng quảng cáo trong game thứ hai tại Việt Nam sau hợp đồng hiệu quả giữa Samsung và VTC Game.
Orion đã tài trợ cho chương trình Rung Chuông vàng của Đài truyền hình Việt Nam, một gameshow dựa theo format của hàng truyền hình Hàn Quốc KBS, rất hấp dẫn hiện nay tại cả ở Hàn Quốc và Việt Nam. Tài trợ trong các chương trình trên truyền hình là một cách quảng cao rất hiệu quả do dễ tiếp cận được với người tiêu dùng.
Quảng cáo tại trên xe bus, sân ga, ... Ở góc độ khách hàng quảng cáo, ông Jong Yeon Jeong, Giám đốc tiếp thị của thương hiệu bánh Orion, giải thích việc lựa chọn hình thức quảng cáo “transit” rằng đây là loại hình quảng cáo rất “kinh tế”! Với giá trung bình 3.000 USD cho mẩu quảng cáo trên một chiếc xe buýt trong một năm, loại hình này rẻ hơn nhiều so với quảng cáo trên tạp chí hoặc truyền hình. “Mặt khác, nó là quảng cáo di động nên sẽ được nhiều người tiêu dùng để mắt đến”, ông Jeong nói.
2. Điểm yếu
W1: Thiếu nguồn nhân lực
Nếu đọc trên các thông tin tuyển dụng ta có thể nhận thấy rằng Orion Food Vina có các đăng tin tuyển nhân viên nhiều ra thiếu có nhiều vị trí khác nhau từ công việc bảo dưỡng, bán hàng đến kế toán, giám đốc điều hành nhân sự, trưởng phòng Marketing.
W2: Sản phẩm chưa đa dạng
Tổng hợp nhận định đánh giá của khách hàng về sản phẩm của Orion Food Vina thì cần phải đa dạng hương vị hơn sẽ làm tăng khẩu vị của người tiêu dùng.
Sản phẩm quá ngọt với một số người ăn và dễ gây khát nước.
W3: Số lượng nhà máy tại Việt Nam còn hạn chế
Ở Việt Nam hiện mới chỉ dừng lại ở hai nhà máy sản xuất tại Bình Dương và Bắc Ninh, số lượng sản xuất ít thì không thuận tiện cho việc lợi dụng nguồn lực ở nhiều nơi.
3. Cơ hội
O1: Việt Nam là vị trí thuận lợi để đầu tư
Việt Nam là trung tâm của thị trường Đông Nam Á để hoàn thành một vành đai Orion Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam và Nga. Trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển với tốc độ cao nhất trong khối Asean, nên chiến lược sản xuất của Orion Việt Nam là 50% xuất khẩu và 50% tiêu thụ nội địa...
Để làm rõ thêm ý nghĩa của việc chọn Việt Nam làm trung tâm của thị trường Đông Nam Á, lãnh đạo công ty cho biết: “Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng ổn định trong khu vực, an ninh chính trị ổn định, nguồn lao động tốt, có kỹ năng, tay nghề... Việt Nam có vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á về nhiều mặt, lại thuận tiện giao lưu hàng hóa bằng nhiều phương tiện thủy, bộ, hàng không. Đây là vị trí đầu tư chiến lược của khu vực.
O2: Hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư được đẩy mạnh
Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng đang khuyến khích thu hút các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án chế biến nông sản làm gia tăng giá trị hàng hóa nông nghiệp, giúp nông dân nâng cao kỹ năng sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cao thu nhập so với trước...
O3: Sự quan tâm của địa phương đối với doanh nghiệp
Các nhà lãnh đạo tỉnh Bình Dương là những người rất năng động, cầu thị, biết lắng nghe và rất có trách nhiệm... Họ không ngồi yên chờ cơ hội đến hoặc chờ khi doanh nghiệp có việc, có yêu cầu mới vào cuộc, mà ngược lại từ mời gọi đầu tư, giới thiệu tiềm năng, cơ hội hợp tác, lãnh đạo tỉnh đã đích thân ra nước ngoài, tổ chức gặp mặt để giới thiệu và hàng tháng tỉnh đã dành riêng một ngày nhất định để gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp...
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Sơn: Bình Dương khuyến khích các dự án đầu tư chế biến nông sản triển khai trong các KCN tập trung .
Tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư triển khai dự án vào các khu công nghiệp tập trung đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đồng thời chỉ đạo các sở, ngành liên quan hỗ trợ nhanh chóng các thủ tục pháp lý để DA sớm được thực hiện.
O4: Nguồn nhân lực dồi dào
Đội ngũ người lao động giàu tiềm năng, kinh nghiệm trong sản xuất cần sớm được khơi dậy, phát huy.
O5: Đối thủ cạnh tranh quảng bá sản phẩm không mạnh
Orion thực hiện chiến lược quảng cáo, quảng bá sản phẩm, hình ảnh công ty rất rầm rộ, với hàng loạt các hình thức khác nhau: trên báo đài, internet, tivi… Đông đảo mọi người xem và yêu quý thương hiệu Orion.
O6: Nhu cầu thị trường đang tăng trưởng mạnh như hiện nay
Cùng với việc phát triển của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu đời sống ngày càng tăng cao, do vậy con ngư ời càng mong muốn mình có một cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần . Dựa vào đó, mà nhu cầu của thị trường ngày một lên cao.
4. Thách thức
T1: Nguồn nhân lực tại Việt Nam đa dạng, giá rẻ nhưng cần được đào tạo lại về kĩ năng để nâng cao trình độ tay nghề trong sản xuất, thực hành máy móc
Tốc độ và công việc công nghiệp hóa hiện đại hóa đang đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào, trong đó cán bộ trung cấp kỹ thuật lại càng thiếu hụt một cách trầm trọng. Hiện nay con số công nhân có tay nghề chỉ đáp ứng được 1/3 yêu cầu của thị trường.
Theo các chuyên gia về nhân lực, nguồn nhân lực ở Việt Nam rất dồi dào nhưng lại thiếu trầm trọng về chất lượng. Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài nhưng thiếu tính chuyên nghiệp.
Trên thị trường lao động hiện tại, nguồn nhân lực cao cấp và công nhân tay nghề cao vẫn đang là mối quan tâm, nguồn cung ứng lao động có chất lượng trên thị trường còn hạn chế.
T2: Khách hàng quan tâm, lựa chọn sản phẩm giá cả phải chăng trong thời kì nền kinh tế đang từng bước vượt qua khủng hoảng về lạm phát
Lạm phát gây tác động không nhỏ đến nền kinh tế, đời sống xã hội: “tác động xấu đến sản xuất kinh doanh, đến chính sách kinh tế vĩ mô, giá đầu ra, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ”
Tăng giá là điều cả Chính phủ, DN và người lao động đều không muốn. Nhưng khi nó đã xảy ra thì cả ba thành phần này đều nên có trách nhiệm. Chính phủ đã giảm thu, người tiêu dùng đã gồng mình chịu đựng sự tăng giá, các DN cũng nên giảm lãi mà chia sẻ với người lao động. Các chủ DN Việt Nam cũng nên học các DN nước ngoài, như Nhật chẳng hạn, họ đã nhường cơm sẻ áo với công nhân vào những thời kỳ khó khăn trước đây nên họ đã có những công ty hùng mạnh như ngày nay. Đặc biệt là người tiêu dung cố gắng cắt giảm chi tiêu tối đa cho hợp lí, do vậy họ lựa chọn các sản phẩm chỉ cần thoả mãn nhu cầu bình thường, đơn giản của cá nhân là chủ yếu, không quá cấp thiết thì sẽ không mua.
T3: Số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường đang tăng
Từ khi Việt Nam tham gia WTO- cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên, thì môi trường kinh doanh tại đây đã ngày càng trở nên rộng mở hơn rất nhiều đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài với ưu thế là nguồn vốn lớn, sản phẩm sản xuất trên nền tảng CNH, HÐH, nên chất lượng và giá cả phù hợp, thêm vào đó là kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường của những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Và đồng nghĩa với việc đó, thì Orion không những phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Việt Nam với sự bảo hộ, hậu thuẫn của chính phủ Việt Nam, mà còn phải đương đầu với các doanh nghiệp khác ở các nước khác cũng có sự đầu tư lớn về trang thiết bị, nguồn vốn…. đang ngày càng mọc lên như nấm tại thị trường đầy tiềm năng này.
T4: Các doanh nghiệp phải cam kết bảo vệ môi trường
Trước thực trạng tại Việt Nam, vấn đề môi trường đang trở nên cấp bách. Nhiều doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh chỉ lấy yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu, ngang nhiên xả chất thải trong sản xuất ra môi trường mà không hề tính đến những ảnh hưởng lâu dài của nó đối với xung quanh. Chính vì điều này mà khi kiểm tra một số doanh nghiệp có hiện tượng làm ô nhiễm nguồn nước, đất,…gần khu vực sản xuất. Do vậy, Doanh nghiệp cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường và các quy định của nhà nước Việt Nam về bảo vệ môi trường. Đối với Orion,sau khi được Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương cấp Giấy phép đầu tư, Công ty tiến hành lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và phải cố gắng thực hiện được những gì đã cam kết.
5. SO: Chiến lược khai thác tối đa các cơ hội hiện có
SO1: Lợi dụng tốc độ thị trường đang tăng mạnh mở rộng thêm thị phần:
Ta có thể kết hợp các yếu tố:
O6+S3: với cơ hội Nhu cầu thị trường đang tăng trưởg mạnh và Orion là 1 trong nhưng doanh nghiệp có nhà máy sản xuất bánh đầu tiên ở Việt Nam, chiếm thị phần lớn và có tốc độ phát triển ổn định
Lợi dụng việc thị trường đang ngày càng ưa chuộng những sản phẩm của công ty đồng thời quá trình tiêu thụ ngày càng nhanh và mạnh, Orion cố gắng đưa thương hiệu của mình đến từng người dân, lấy được sự tín nhiệm từ họ, và nhanh chóng lấn sân sang các vùng khác để chiếm thị phần. Tuy trụ sở chính ở Bình Dương, nhưng thương hiệu Orion đã đi khắp vùng miền đất nước, cả Bắc Trung Nam.
SO2: Tiếp tục dùng chiến lược định vị táo bạo để gây một dấu ấn riêng, đặc trưng về Orion trong lòng người tiêu dùng:
Ta có thể kết hợp yếu tố :
O5+S5: với cơ hội khi các đối thủ quảng bá sản phẩm không mạnh và thế mạnh là Orion mở thêm chi nhánh ở Bắc Ninh thì việc mở rộng quy mô cùng khả năng PR cho sản phẩm của mình rât đặc sắc như thế thì chắc chắn khôg có lí nào mà Orion không là một cột mốc ấn tượng trong lòng khách hàng của họ.
SO3:Phát huy lợi thế về uy tín và hình ảnh công ty để mở rộng thị trường:
Ta có thể kết hợp các yếu tố:
O3+S4: Với cơ hội là sự nhiệt tình giúp đỡ của địa phương, và cộng thêm nguồn vốn nội lực dồi dào, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cho doanh nghiệp có những định hướng tốt để phát triển thị trường của công ty với một mạng lưới rộng khắp. Uy tín của công ty ngày một được khẳng định với tiềm năng sẵn có sẽ là động lực giúp doanh nghiệp tiến đến thành công trong việc chi ếm lĩnh thị trường.
6. ST: Chiến lược dùng sức mạnh để vượt qua nguy cơ và đe dọa
ST1: Cố định mức giá hiện thời, thu hút khách hàng bằng loạt khuyến mãi :
S2+T2: với thách thức trong thời kì bão giá lên cao , sản phẩm của Orion với giá rẻ và chất lượng vẫn được đảm bảo như cũ cộng thêm hàng loạt khuyến mãi như trò chơi xếp hình cho bé….thì Orion vẫn chiếm được lòng tin của khách hàng , họ vẫn trung thành với sản phẩm từ công ty .
Lạm phát xảy ra khiến tình hình kinh tế chung gặp khó khăn, Orion giữ giá hoặc tăng nhẹ sẽ giữ được uy tín của mình với người tiêu dùng.
ST2: Xây dựng thương hiệu vững mạnh trước thềm hội nhập, đối đầu với các đối thủ cạnh tranh ngày càng ồ ạt
S6+T3: Thách thức với các chủng loại sản phẩm của các hãng , thương hiệu khác nhau trên thị trường đang được ngày càng mở rộng thì việc quảng bá sản phẩm của Orion đến từng người dân là vô cùng cấp thiết và là một chiến lược lâu dài, mang ảnh hưởng xuyên suốt. Orion tham gia nhiều chương trình , sự kiện đồng thời qua tranh ảnh, sách báo, tivi, đài, intern et tiếp cận đến từng ngõ ngách, từng nhà…. t hiết lập một mối quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Do vậy, thương hiệu Orion được rất nhiều người ưa chuộng.
7. WO: các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.
W1+O4: Tận dụng nguồn lao động dồi dào tại Việt Nam
Một nhược điểm của doanh nghiệp là vẫn thiếu lao động ở nhiều vị trí với nhiều yêu cầu khác nhau trong khi đó Việt Nam là một trong các quốc gia phát triển có nguồn lao động dồi dào. Vấn đề là doanh nghiệp có thể tranh thủ nguồn lao động đó hay không đặc biệt tại hai tỉnh Bình Dương và Bắc Ninh, nơi đặt hai nhà máy sản xuất của hãng và các chi nhánh phân phối trên mọi tỉnh thành Việt Nam để phát triển đội ngũ nhân viên tốt. Đó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty.
W3+O1: Phát triển thêm các nhà máy sản xuất tại Việt Nam để phát triển thị trường
Rõ ràng rằng các nhà Marketing đã xác định rõ tầm chiến lược của thị trường Việt Nam. Đây là một đất nước không chỉ thuận lợi cho doanh nghiệp về nguồn lao động, về nguyên vật liệu đầu vào mà nó còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số đông và nhu cầu ngày càng phát triển. Hơn nữa, chiếm lĩnh và phát triển thương hiệu bánh và snack Orion tại Việt Nam sẽ tạo bàn đạp để Tập đoàn Orion đạt được những bước tiến mạnh mẽ trong việc chinh phục cả thị trường châu Á. Đó là một tham vọng hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Một trong những công việc cần làm là việc bổ sung thêm nguồn vốn xây dựng thêm nhà máy cũng như trang thiết bị, công nghệ đạt tiêu chuẩn để phát triển và chiễm lĩnh thị trường.
W2+O6: Đa dạng hóa sản phẩm để thỏa mãn nhiều nhu cầu và từ đó thu hút thêm khách hàng.
Các sản phẩm của Orion khá là quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam nhưng số lượng sản phẩm ít, không đa dạng. Nếu như không có những sản phẩm mới với những hương vị mới khách hàng quen thuộc của Orion sẽ nhàm chán. Chỉ có đa dạng sản phẩm mới hấp dẫn người tiêu dùng do có thể thỏa mãn nhiều khẩu vị hơn.
8. WT: áp dụng chính sách phòng thủ tối đa để hạn chế các nguy cơ đe dọa
W1+O1: tập trung tuyển dụng và đào tạo nguồn lao động có chất lượng tốt
Khi áp dụng những công nghệ hiện đại cần những công nhân có trình độ mới có thể tiếp cận. Khi doanh nghiệp càng lớn mạnh thì cũng cần đội ngũ quản lý lãnh đạo có kiến thức chuyên môn vững vàng, có tầm nhìn xa, quyết đoán. Đội ngũ người lao động không chỉ đủ mà phải đạt chất lượng, một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì vậy, cũng nhưng doanh nghiệp khác cần phải chú trọng trong việc đào tạo và sử dụng lao động hợp lý và khoa học.
W2+T3: Sản phẩm phải mang tính cạnh tranh.
Ví như thị trường Chocopie đã sôi động hơn với sự tham gia của Lotte Chocopie. Trong khi Vinapie và Phanerpie với giá chỉ bằng một nửa, thì Lotte chọn đúng phân khúc cảu Orion nhưng giá rẻ hơn xấp xỉ 1.000 đồng. Lotte cũng của Hàn Quốc, đối thủ không đội trời chung. Trong khi rất khó để phân biệt được hai sản phẩm Chocopie của Orion và Lotte. Ngoài ra, trên thị trường còn tồn tại không ít các hãng bánh kẹo trong và ngoài nước khác.
Thế nên, sản phẩm đã đạt chất lượng thì phải duy trì chất lượng bền vững. Sản phẩm cần đa dạng hơn để tạo nên một danh mục sản phẩm phong phú, sẽ giảm rủi ro và thu được nhiều doanh thu và quan trọng là tạo nên một nét riêng của Orion. Đồng thời, giá cả cũng phải cạnh tranh hơn.
C. GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ở VIỆT
I. VỀ MẶT VĨ MÔ
1. Môi trường chính trị- luật pháp
Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường tất yếu có sự điều tiết của nhà nước:
Thứ nhất nhà nước cần phải đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng , lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Nước ta có nền chính trị tương đối ổn định. Nhà nước ban hành, sửa đổi và bổ sung để ngày càng hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo môi trường thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, góp phần phát triển nền kinh tế.
- Đặc biệt luật doanh nghiệp mới đã được thông qua với nhiều kỳ vọng cho các doanh nghiệp phát triển và hội nhập. Luật doanh nghiệp mới ra đời là để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp
Thứ hai nhà nước phải đảm bảo quyền lợi của ngưởi tiêu dùng.
Thứ ba nhà nước cần phải bảo vệ lợi ích của toàn xã hội.
2. Môi trường kinh tế.
Phân phối thu nhập
Phân phối thu nhập có quan hệ với cơ cấu công nghiệp của đất nước, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống chính trị. Người làm Marketing phân các nước theo năm kiểu phân phối thu nhập khác nhau:
(1) Thu nhập rất thấp
(2) Phần lớn có thu nhập thấp
(3) thu nhập rất thấp, rất cao
(4) thu nhập thấp, trung bình, cao
(5) phần lớn có thu nhập trung bình.
Tiết kiệm, nợ, khả năng vay tiền.
3. Môi trường văn hóa, xã hội
Văn hóa từng vùng từng vùng từng nước từng khu vực sẽ chi phới đến hành vi mua hàng của khách hàng.Đặc tính văn hóa chi phối quyết định marketing có thể biểu hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất ở một xã hội nhất định bao giờ cũng hình thành giá trị văn hóa cốt lõi. Những niềm tin và giá trị thứ yếu làm con người dễ thay đổi hơn. Vì vậy các nhà marketing cần phải nắm bắt những niềm tin để thay đổi những giá trị thứ yếu chứ rất ít khả năng thay đổi những giá trị cốt lõi.
Thứ hai bên cạnh cái cốt lõi của nền văn hóa dân tộc còn có nhánh văn hóa. người làm Marketing cần phải lựa chọn các nhánh văn hóa làm những thị trường mục tiêu của mình.
Thứ ba nền văn hóa có sự kế thừa đan xen và phát triển.
4.Môi trường dân số
Vấn đề cần quan tâm của các nhà chiến lược marketing
Cấu trúc dân số theo độ tuổi.
Những người làm Marketing ngày càng hay cố gắng phân nhỏ các nhóm tuổi hơn nữa đối với các thị trường mục tiêu. Những nhóm đó như sau:
+ Học sinh có thu nhập và sức mua
+ Bà già, trẻ sơ sinh
+ Thu nhập gấp đôi, không có con
+ Hai người kiếm tiền và có con
+ Những người cao niên sung túc
Mỗi nhóm có một số nhu cầu sản phẩm và dịch vụ nhất định, những sở thích về phương tiện truyền thông và hình thức bán lẻ, sẽ giúp các người làm Marketing xác định chi tiết hơn những hàng hóa tùng ra thị trường của mình.
Cấu trúc dân số theo giới tính
Cấu trúc dân số theo vùng địa lý và dân tộc.
Nước ta có 54 dân tộc anh em. ở mỗi vùng địa lý khác nhau Mỗi nhóm dân cư có những mong muốn nhất định và những thói quen mua sắm khác nhau. Vì thế các nhà marketing cần nắm rõ nhừng nhu cầu của từng vùng để đầu tư, phát triển loại hang hóa cho phù hợp với các vùng.
Tình trạng gia đình.
Những người làm Marketing phải chú ý nghiên cứu ngày càng nhiều hơn những nhu cầu đặc biệt của những hộ gia đình không theo truyền thống này, vì số hộ gia đình kiểu này đang tăng nhanh hơn số hộ gia đình truyền thống.
Tình hình di chuyền dân cư.
5.Môi trường khoa học kỹ thuật
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng công nghệ. Hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. vì vậy các doanh nghiệp cần phải thích ứng, cập nhật, đi trước đón đầu những công nghệ tiên tiến nhất để áp dụng vào việc sản xuất kinh doanh.
6.Môi trường tự nhiên
Những người làm Marketing cần nhạy bén với những mối đe dọa và cơ hội gắn liền với bốn xu hướng trong môi trường tự nhiên.
- Thiếu hụt nguyên liệu
Những nguồn tài nguyên hữu hạn, tái tạo được, như rừng và thực phẩm, cần được sử dụng một cách khôn ngoan. Những nguồn tài nguyên hữu hạn không tái tạo được, như dầu mỏ, than đá, kẽm, bạc, sẽ đặt ra một vấn đề nghiêm trọng khi gần đến lúc bị cạn kiệt.
- Chi phí năng lượng tăng
- Mức độ ô nhiễm.
Những công ty khôn ngoan thay vì để bị chậm chân, phải chủ động có những chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường .
II.VỀ MẶT VI MÔ
Sự thành công của chiến lược marketing tùy thuộc vào sự phản ứng của các nhà cạnh tranh,giới công chúng, giới trung gian các nhà cung ứng và khách hàng.đó là các yếu tố môi trường marketing vi mô.
1. Những người cung ứng
Các nhà cung ứng là những doanh nghiệp cung ứng cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh các yếu tố liên quan đến đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Những người quản trị marketing phải chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì việc tăng giá các vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá sản phẩm.
2. Giới trung gian
Đó là Những người môi giới thương mại, Các tổ chức dịch vụ marketing, hay là Các tổ chức tài chính - tín dụng.
- Công ty cần duy trì sự hợp tác với một hệ thống những người môi giới thương mại độc lập, Nếu như công ty muốn tự đảm bảo những điều kiện thuận tiện về địa điểm, thời gian và thủ tục mua hàng với chi phí ít hơn.
- Công ty phải lựa chọn kỹ lưỡng những người cung ứng dịch vụ, bởi vì các công ty chuyên doanh khác nhau về khả năng sáng tạo của mình, chất lượng hoàn thành công việc, khối lượng dịch vụ cung ứng và giá cả.
- Công ty cần thiết lập mối liên hệ bền vững với những tổ chức tài chính tín dụng quan trọng nhất đối với mình.
3. Khách hàng
Khách hàng là người thực hiện công đoạn cuối cùng của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Công ty cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình
Cần lưu ý một số vấn đề sau:
Khách hàng vừa là người mua hàng của doanh nghiệp nhưng cũng là người mua hàng của các hang khác. Vì thế nếu chất lượng hang hóa không đảm bảo, sự phục vụ kém họ sẽ quay lưng lại và lựa chọn cho mình một doanh nghiệp nơi mà họ được phục vụ tốt hơn.
Có các dạng khách hàng khác nhau và ứng xử hay hành vi mua hàng của họ cũng khác nhau. Vì vậy nhà Marketing cần phải phân tích dạng khách hang mà có những thái độ, những cách thức khác nhau để họ lựa chọn sản phẩm.
Ý muốn và thị hiếu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian và cả không gian.
4. Đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp nào cũng kinh doanh trong một môi trường có các đối thủ cạnh tranh khác nhau.Các dạng môi trường cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh thuộc các ngành khác nhau.
Sự cạnh tranh diễn ra giữa các đối thủ trong một ngành.
Một loại sản phẩm có sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác nhau. Cần phải nâng cao thương hiệu, quảng bá rộng lớn để thu hút thị phần.
5. Công chúng
Công chúng là một nhóm bất kì, tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến những hoạt động của doanh nghiệp, họ có ảnh hưởng đến những khả năng đạt tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Công chúng có thể hoặc là hỗ trợ hoặc là chống lại những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm phục vụ thị trường.
MỤC LỤC
A. LÝ LUẬN 2
I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 2
1. Yếu tố dân số 2
2. Yếu tố kinh tế 3
3. Yếu tố chính trị - pháp luật 4
4. Yếu tố văn hóa- xã hội 5
5. Yếu tố khoa học - công nghệ 6
6. Yếu tố địa lý ( môi trường tự nhiên )8
II. MÔI TRƯỜNG VI MÔ9
1.Khách hàng 9
2. Đối thủ cạnh tranh10
3. Các lực lượng bên trong công ty12
III. SƠ LƯỢC TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH SWOT12
B. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI VIỆT NAM14
I. NHÌN TOÀN CẢNH14
II. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA ORION FOOD VINA18
Yếu tố dân số 18
Kinh tế19
Chính trị – Pháp luật24
Văn hóa – xã hội29
Môi trường kỹ thuật công nghệ30
Địa lý31
III. MÔI TRƯỜNG VI MÔ33
1. Yếu tố khách hàng33
2. Yếu tố đối thủ cạnh tranh33
3. Yếu tố người cung ứng34
III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA ORION FOOD VINA. DÙNG MÔ HÌNH SWOT CHỨNG MINH35
1. Điểm mạnh35
2. Điểm yếu39
3. Cơ hội40
4. Thách thức41
5. SO: Chiến lược khai thác tối đa các cơ hội hiện có43
6. ST: Chiến lược dùng sức mạnh để vượt qua nguy cơ và đe dọa43
7. WO: các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường44
8. WT: áp dụng chính sách phòng thủ tối đa để hạn chế các nguy cơ đe dọa45
C. GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ở VIỆT NAM 45
I. VỀ MẶT VĨ MÔ45
1. Môi trường chính trị- luật pháp45
2. Môi trường kinh tế.46
3. Môi trường văn hóa, xã hội46
4.Môi trường dân số46
5.Môi trường khoa học kỹ thuật47
6.Môi trường tự nhiên47
II.VỀ MẶT VI MÔ48
1. Những người cung ứng48
2. Giới trung gian48
3. Khách hàng48
4. Đối thủ cạnh tranh49
5. Công chúng49
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam Định hướng chiến lược Marketing của doanh nghiệp Orion Food Vina Sử dụng mô hình SWOT.doc