Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay đã diễn ra rất nhiều hoạt động cả về văn hóa, về kinh tế khoa học, kỹ thuật , giữa các quốc gia. Tất cả các nước trên thế giới đều có nhu cầu giao lưu với nhau để trao đổi cho nhau những hiểu biết về văn hóa của quốc gia mình hoặc là hợp tác làm ăn với nhau để thõa mãn những nhu cầu bức thiết của cuộc sống mà quốc gia mình không thể đáp ứng được. Vì vậy hoạt động kinh doanh quốc tế đã diễn ra. Nó nghiên cứu những giao dịch diễn ra ngoài lãnh thổ quốc gia với mục nhằm làm thõa mãn những nhu cầu của cá nhân và tổ chức. Có thể là hoạt động của các công ty đa quốc gia, có thể là hoạt động của 2 hay nhiều quốc gia với nhau. Ở đây chúng tôi xin đề cập đến hoạt động kinh doanh quốc tế giữa các quốc gia.
Gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoặt lớn cho Việt Nam xâm nhập thị trường các nước, đặc biệt là Mỹ, một quốc gia có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại nông sản, một lợi thế của Việt Nam, trong đó có cà phê.
Sau đây chúng tôi xin phân tích về những thuận lợi và khó khăn của môi trường Mỹ để thấy được tình hình xuất khẩu cà phê trong thời gian qua của Việt Nam, đồng thời có một số kiến nghị về một số phương thức kinh doanh quốc tế của Việt Nam về cà phê trên đất Mỹ.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không thể tránh những sai sót. Chúng tôi hy vọng nhận được sự đóng góp tận tình của cô và các bạn. Chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
I. Phân tích môi trường Mỹ 1
1) Môi trường vĩ mô 1
a) Môi trường tự nhiên 1
b) Môi trường chính trị 5
c) Môi trường pháp luật 6
d) Môi trường kinh tế 10
e) Môi trường văn hóa 13
2) Môi trường vi mô 15
a) Nhà cung ứng 15
b) Khách hàng 16
c) Đối thủ tiềm năng 16
d) Đối thủ hiện tại 17
e) Sản phẩm thay thế 17
II. Phương hướng đề xuất KDQT cho cà phê 18
1) Xuất khẩu 19
2) Liên doanh 21
3) Liên minh chiến lược 22
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường mỹ và đề xuất phương thức kinh doanh quốc tế của cà phê Việt Nam tại mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM
----- oOo -----
Ñeà taøi tieåu luaän:
PHAÂN TÍCH MOÂI TRÖÔØNG MYÕ – ÑEÀ XUAÁT PHÖÔNG THÖÙC KDQT CHO CAØ PHEÂ VIEÄT NAM TAÏI MYÕ
NHD: Th.S Quaùch Thò Böûu Chaâu
Lôùp: Ngoaïi Thöông 3
NhoùmTT:
Nguyeãn Thò Phöôïng My
Huyønh Thò Bích Phöôïng
Mardeung Souphakone
Nguyeãn Thò Bích Vaân
Năm 2008
LỜI MỞ ĐẦU
---b&a---
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay đã diễn ra rất nhiều hoạt động cả về văn hóa, về kinh tế khoa học, kỹ thuật ,…giữa các quốc gia. Tất cả các nước trên thế giới đều có nhu cầu giao lưu với nhau để trao đổi cho nhau những hiểu biết về văn hóa của quốc gia mình hoặc là hợp tác làm ăn với nhau để thõa mãn những nhu cầu bức thiết của cuộc sống mà quốc gia mình không thể đáp ứng được. Vì vậy hoạt động kinh doanh quốc tế đã diễn ra. Nó nghiên cứu những giao dịch diễn ra ngoài lãnh thổ quốc gia với mục nhằm làm thõa mãn những nhu cầu của cá nhân và tổ chức. Có thể là hoạt động của các công ty đa quốc gia, có thể là hoạt động của 2 hay nhiều quốc gia với nhau. Ở đây chúng tôi xin đề cập đến hoạt động kinh doanh quốc tế giữa các quốc gia.
Gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoặt lớn cho Việt Nam xâm nhập thị trường các nước, đặc biệt là Mỹ, một quốc gia có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại nông sản, một lợi thế của Việt Nam, trong đó có cà phê.
Sau đây chúng tôi xin phân tích về những thuận lợi và khó khăn của môi trường Mỹ để thấy được tình hình xuất khẩu cà phê trong thời gian qua của Việt Nam, đồng thời có một số kiến nghị về một số phương thức kinh doanh quốc tế của Việt Nam về cà phê trên đất Mỹ.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không thể tránh những sai sót. Chúng tôi hy vọng nhận được sự đóng góp tận tình của cô và các bạn. Chân thành cảm ơn.MỤC LỤC
Phân tích môi trường Mỹ 1
Môi trường vĩ mô 1
Môi trường tự nhiên 1
Môi trường chính trị 5
Môi trường pháp luật 6
Môi trường kinh tế 10
Môi trường văn hóa 13
Môi trường vi mô 15
Nhà cung ứng 15
Khách hàng 16
Đối thủ tiềm năng 16
Đối thủ hiện tại 17
Sản phẩm thay thế 17
Phương hướng đề xuất KDQT cho cà phê 18
Xuất khẩu 19
Liên doanh 21
Liên minh chiến lược 22 Đề tài:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MỸ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TẠI MỸ
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG MỸ
Môi trường vĩ mô:
Môi trường tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là một nước cộng hòa gồm 50 bang. Có 48 bang có chung biên giới, trải rộng từ vĩ độ 25o Bắc đến 50o Bắc, từ kinh độ 120o Tây đến 67o Tây (kéo dài 4500 km và 4 múi giờ, tính từ bờ biền Ðại Tây Dương đến bờ biển Thái Bình Dương); hai bang khác là Hawaii và Alaska, Hawaii nằm ở miền nhiệt đới thuộc Thái Bình Dương (160o Tây, cách nước Mỹ lục địa 3200 km), Alaska nằm gần vùng Bắc cực. Ngòai ra Mỹ còn một số địa hạt, lãnh thổ, thuộc địa vòng quanh địa cầu.
Diện tích Hoa Kỳ là 3.615.122 dặm vuông. Mỹ là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới, có thể nói diện tích Mỹ bằng 3/10 kích thước châu Phi, hay xấp xỉ hơn 14 lần kích thước nước Pháp, hay gần bằng 39 lần kích thước của Anh quốc…. Điều này chứng tỏ một điều rằng nếu một mặt hàng phát triển được ở Mỹ thì nó tương đương như việc phát triển mặt hàng đó trên nhiều quốc gia mà lại tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Chẳng hạn như khi ta xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ thì chi phái vận chuyển hàng hóa chắc chắn sẽ thấp hơn khi xuất khẩu mặt hàng đó sang các nước Anh, Pháp, Đức với tổng diện tích tương đương.
Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía tây là Bắc Thái Bình Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô. Như vậy, Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển các mặt hàng về thủy hải sản, du lịch, hệ thống giao thông đường thủy rộng lớn có thể buôn bán với các quốc gia trên thế giới. Ngòai ra do nằm xa các quốc gia khác nên ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh, xung đột nên khi kinh doanh có thể tập trung tối đa để phát triển kinh tế. Đồng thời do tiếp giáp với các thị trường lớn như Mehico, Canada nên có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường , hợp tác , liên doanh…
Địa hình:
Địa hình Hoa Kỳ rất đa dạng: ở miền đông ven biển có đất rừng ôn hòa, ở Florida có cây đước, ở trung tâm có đồng bằng lớn khá màu mỡ, có hệ thống sông Missisippi – Missouri, có ngũ đại hồ chung với Canada. Ở phía Tây đồng bằng có dãy Rocky (Thạch Sơn), ở phía tây dãy núi Rocky có các khu sa mạc và miền ven biển ôn hòa, ở miền Tây Bắc có rừng nguyên sinh. Riêng ở Hawaii và Alaska có các đảo núi lửa để thêm vào sự phong phú. Có thể chia diện mạo Hoa Kỳ thành ba vùng chính: vùng đồng bằng ven biển Đại Tây Dương và Vịnh, vùng đất trũng nội địa (một phần tách ra thành vùng đồng bằng lớn và những đồng bằng sâu trong nội địa), và vùng Canadian Shield (Lá chắn Canada).
Địa hình đa dạng của Hoa Kỳ có một số ảnh hưởng quan trọng tới lịch sử kinh tế và định cư của Hoa Kỳ. Ví dụ: ở vùng đất trũng nội địa , mặc dù dễ nhận thấy là cao hơn các đồng bằng ven biển, vẫn hầu như không có địa hình gồ ghề. Khu vực này giống như một cái đĩa, bị bẻ lên ở phần vành đĩa và được che phủ bởi một loạt tầng đá trầm tích chồng lên nhau. Những tầng trầm tích này nói chung là khá bằng phẳng; tính đa dạng về địa hình chủ yếu là kết quả của sự xói mòn hay là kết quả của những tảng băng vỡ trong Kỷ Băng hà. Với đặc tính này của nó, ngoài tiềm năng nông nghiệp to lớn mà khu vực này đem lại, quá nửa phần đất có thể đi lại được dễ dàng mà không gặp phải một trở ngại đáng kể nào về địa lý. Điều này tạo thuận lợi cho cả khu vực này và miền Tây xa xôi có thể hội nhập với cơ cấu kinh tế của cả nước. Gần như toàn bộ vùng đất trũng nội địa được thông với dòng chảy của sông Mississippi hoặc những nhánh của nó. Điều này hỗ trợ cho sự hội nhập khu vực, qua việc cung cấp một tiêu điểm giao thông và kinh tế cho vùng đất phía tây của dãy Appalachia.
Khí hậu:
Ta có thể thực sự tìm thấy mọi loại khí hậu tại một nơi nào đó trên đất Mỹ. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nữa khô hạn trong đại đồng bằng phía tây kinh tuyến 100o, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Lòng chảo. Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấy ở các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
Nhìn chung, phần lớn miền bắc và miền đông có khí hậu lục địa ôn hoà, với mùa hè ấm áp và mùa đông lạnh giá. Phần lớn miền nam có khí hậu ẩm ướt cận nhiệt đới - với mùa đông ôn hoà và mùa hè dài, nóng và ẩm ướt.
Do có đa dạng các lọai khí hậu nên Mỹ có thể trồng nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên Mỹ lại khó phát triển các dạng cây trồng nhịêt đới như café, lúa nước, xòai, thanh long, … Ngược lại Việt Nam lại có nhiều ưu thế hơn.
Đồng thời nếu kinh doanh, hay xuất khẩu nông phẩm sang Mỹ sẽ khó khăn trong việc bảo quản các loại sản phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm, từ đó phát sinh ra rất nhiều chi phí khi tiến hành kinh doanh quốc tế.
Đất trồng:
Mỹ cũng có đa dạng các lọai đất trồng: Đất khô cằn chủ yếu có ở Tây Nam. Loại đất này chứa rất ít chất hữu cơ và hầu như không có giá trị về mặt nông nghiệp.
Đất spodosols phát triển trong miền khí hậu mát, ẩm, mặc dù nó được thấy ở bắc Florida. Loại này cũng nhiều axít và ít chất dinh dưỡng và chỉ có giá trị nông nghiệp đối với những cây trồng ưa axít.
Đất lạnh cũng hầu như không có giá trị về nông nghiệp, gắn với khí hậu lạnh và ẩm như ở Alaska. Loại đất này nông, thường xuyên bão hòa nước và có lớp đất kề với lớp bề mặt bị đóng băng quanh năm.
Đất cao nguyên có ở Tây Virginia, Utah và Alaska, hầu như không phát triển và không có giá trị nông nghiệp.
Mollisols là đất đồng cỏ của khí hậu nửa khô và nửa ẩm thuộc trung tâm, bắc trung tâm, và Tây Bắc Thái Bình Dương nước Mỹ. Loại đất này rất dày, màu sẫm từ nâu tới đen, và có kết cấu lỏng với hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nó nằm trong số những loại đất trồng trọt tự nhiên phì nhiêu nhất của thế giới và sản xuất ra hầu hết ngũ cốc của nước Mỹ.
Alfisols là loại đất đứng thứ hai chỉ sau mollisols về mặt giá trị nông nghiệp. Nó là đất của những khu rừng ở vĩ độ giữa và nằm trên đường phân chia giữa vùng đất rừng và vùng đồng cỏ. Nó thật sự là đất “trung gian” theo nghĩa khí hậu. Loại đất này có ở những khu vực đủ ẩm ướt để cho phép tích luỹ phần đất sét nhưng không quá ẩm để tạo nên một thứ đất đã bị lọc hoặc bị biến dạng.
Alfisols được chia thành ba loại, mỗi loại có đặc trưng khí hậu riêng biệt đi kèm. Udalfs là đất của những cánh rừng thay lá hàng năm của vùng Middle West. Dù có một chút axít, loại đất này có năng suất rất cao nếu được bón vôi để giảm bớt lượng axít đó. Nếu có thủy lợi thì đây là loại đất cho năng suất rất cao.
Xeralfs là đất của mùa đông lạnh và ẩm, còn mùa hè thì nóng và khô. Nó có nhiều ở trung và nam California và cũng có năng suất rất cao.
Ultisols phát triển ở những vùng có lượng mưa dồi dào và có những thời kỳ dài không bị sương giá, như miền nam. Loại đất này có thể cho năng suất cao, song độ axít cao, hiện tượng thấm lọc và xói mòn cũng thường là những vấn đề cần quan tâm.
Entisols là loại đất hình thành gần đây, quá trẻ để có thể cho thấy những hiệu ứng điều chỉnh của môi trường xung quanh. Tiềm năng nông nghiệp của entisols rất thay đổi, song đất của cánh đồng nước phù sa, được tụ về từ những lớp đất cao hơn màu mỡ của thượng nguồn, thuộc loại đất trồng có năng suất cao nhất của nước Mỹ.
Kết luận: Với những điều kiện tự nhiên kể trên, có thể thấy Mỹ có nhiều hạn chế trong việc phát triển nông nghiệp, nhất là các cây trồng nhiệt đới như cà phê, cacao, lúa nước…
Môi trường chính trị:
Hệ thống kinh tế chính trị:
Hoa Kỳ có một cấu trúc chính trị phức tạp, với quyền phán xét đối với một hoạt động hay một bang được chia cho nhiều cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khác nhau, một số cơ quan được bầu ra, một số là do chỉ định.
Chính quyền liên bang theo thể thức tam quyền phân lập gồm có ba bộ máy: bộ máy hành pháp (do Tổng thống đứng đầu), bộ máy lập pháp (Quốc hội) và bộ máy tư pháp (do Tòa án Tối cao đứng đầu).
Chính quyền liên bang và tiểu bang phần lớn do hai đảng chính điều hành: đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ. Đảng Cộng hoà thường có chính sách bảo thủ trong khi đảng Dân chủ có chính sách cấp tiến. Đảng Cộng hoà thường được nhận ủng hộ tinh thần và tài chính từ các nhóm thương mại, các người sùng đạo Kitô giáo và người ở nông thôn, trong khi đảng Dân chủ thường nhận được ủng hộ từ các công đoàn và các nhóm người thiểu số.
Các thế lực chính trị tại Mỹ:
Giới cầm quyền tại Mỹ: hiện nay ở Mỹ đang diễn ra cuộc vận động bầu cử chọn tổng thống mới giữa 2 Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ. Vậy người của Đảng nào sẽ thắng cử? Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng đến vấn đề kinh doanh quốc tế. Vì tổng thống lên thì sẽ đưa ra những đạo luật mới để quản lý nước mình, làm thế nào để dân mình được ấm no, xã hội mình ngày càng thịnh vượng và nước mình ngày càng phát triển. Và cả sự đễ dàng hay khó khăn trong các đạo luật khi tiến hành kinh doanh quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích cho mình trên cơ sở vẫn phát triển được kinh tế nước nhà.
Các hiệp hội: đây là cách mà các doanh nghiệp trong nước hoặc là các hiệp hội của một quốc gì liên kết lại với nhau để tự bảo vệ mình, như hiệp hội cà phê,.... Điều này càng thể hiện rõ trong kinh doanh quốc tế.
Kết luận: Vì hệ thống chính trị với bộ máy nhà nước có cấu trúc phức tạp nên việc giải quyết một vấn đề nào đó cũng rất phiền phức. Nhưng có một điểm nổi bật chính là dân chủ, chính quyền chịu nghe ý kiến của dân. Một cơ hội mà Việt Nam có được từ chính quyền Mỹ là một quan hệ tốt cả về chính trị lẫn kinh tế. Đây là cơ hội trong việc xúc tiến hoạt động thương mại với Mỹ để nhận được những ưu đãi và gia nhập vào các hiệp hội kinh tế của Mỹ để có nhiều cơ hội phát triển hơn về sau.
Môi trường pháp luật:
Các luật lệ, quy định:
Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của liên bang. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật bang hoặc luật địa phương, thì luật liên bang sẽ có hiệu lực. Và có những trường hợp phải áp dụng luật liên bang, luật từng bang hoặc có thể cả hai.
Ví dụ, ở Hoa kỳ không có những qui định chung áp dụng cho cả liên bang về thành lập công ty hoặc văn phòng đại diện mà những qui định này ở mỗi bang một khác.
Các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang. có một số luật của một số bang cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ, nhập khẩu xe hơi vào Hoa kỳ chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của các luật liên bang liên quan đến nhập khẩu xe hơi.
Có một số bang có quy định về luật môi trường khắc khe hơn một số bang khác. Ví dụ: luật của bang Pennsylvania chỉ qui định nguyên liệu nhồi trong đồ chơi không được có chất gây hại, trong khi đó luật của bang Ohio lại qui định khắt khe hơn là nguyên liệu nhồi trong đồ chơi phải là mới và phải được kiểm tra phòng truyền nhiễm bệnh do vi khuẩn.
Ngoài việc nghiên cứu các luật, việc nghiên cứu các quyết định của toà án cũng là một phần không thể thiếu để hiểu đầy đủ về luật pháp Hoa kỳ đối với một vấn đề nào đó.
Các rào cản thương mại:
Để hạn chế sự cạnh tranh của nước ngòai trên thị trường Hoa Kỳ cũng như bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong nước mà Mỹ đã áp dụng các mức thuế quan hay hạn ngạch để điều tiết thương mại. Một số lọai thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ:
Thuế theo trị giá: được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: chủ yếu là nông sản và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng.
Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng. Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản
Thuế theo thời vụ: thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm
Thuế leo thang: nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng cao
Các mức thuế:
Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%. Ngòai ra, còn có Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) . Thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN.
Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hàng hoá nhập khẩu từ Canada và Mexico được miễn thuế nhập khẩu hoặc được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế MFN.
Chế độ ưu đãi độ thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP.Theo luật Hoa Kỳ, cấm không cho nước cộng sản hưởng GSP trừ phi: các sản phẩm của nước đó được hưởng đối xử không phân biệt (MFN); nước đó là thành viên của WTO và là thành viên của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF); nước đó không bị thống trị hoặc chi phối bởi cộng sản quốc tế.
Các hiệp định thương mại tự do song phương hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ những nước có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ đều được miễn thuế nhập khẩu hoặc có mức thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN
Ưu đãi thuế quan cho những hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thuộc diện hưởng lợi của Luật Thương mại
Ngòai ra, Hoa Kỳ còn có một số mức thuế ưu đãi cho các vùng như lòng chảo Caribe, hay châu Phi,….
Các rào cản phi thuế quan:
Ngoài việc áp dụng biểu thuế quan, Mỹ còn thiết lập một số hàng rào phi thuế quan để hạn chế hàng nhập khẩu. Hàng rào phi thuế quan gồm các rào cản về kỹ thuật thuế chống phá giá và thuế đối kháng cũng như hạn ngạch nhập khẩu nhằm buộc các nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ cũng như những nước xuất khẩu phải chịu trách nhiệm tuyệt đối với những khuyết tật của sản phẩm mà gây hại cho người tiêu dùng.
Thuế theo hạn ngạch: Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, nếu vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu.
Thuế chống phá giá (antidumping duties- Ads): là lọai thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu để bán ở Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị đúng trên thị trường, tức là thấp hơn giá bình thường bán ở nước sản xuất. Thuế chống phá giá được áp dụng khi:
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ
Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ
Thuế đối kháng hay thuế trợ giá (countervailing duties – CVDs): là lọai thuế đánh vào hàng hóa được hưởng trợ cấp xuất khẩu của chính phủ một nước ngòai cấp cho người xuất khẩu khi bán hàng hóa vào Hoa Kỳ, việc trợ cấp này làm giá hàng thấp một cách giả tạo gây thiệt hại cho người tiêu dùng ở Hoa Kỳ; được áp dụng khi:
USITC phải xác định hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất, hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ
DOC phải xác định sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất, hoặc xuất khẩu ở nước hoặc lãnh thổ xuất xứ.
Một số luật bảo vệ người tiêu dùng mà được xem như là hàng rào phi thuế quan:
Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Act)
Luật liên bang về các chất nguy hiểm (Federal Hazardous Substances Act)
Luật về đóng gói phòng ngộ độc (Poison Prevention Packaging Act)
Luật về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm
Luật chống khủng bố sinh học
Kết luận: Hệ thống pháp luật phức tạp, hàng rào thuế quan gay gắt gây nên khó khăn khi quan hệ với Mỹ về mọi lĩnh vực.
Môi trường kinh tế:
Hoa Kỳ có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, có cơ sở hạ tầng phát triển tốt và hiệu quả cao. Hoa Kỳ là nước nhập cảng lớn nhất và cũng là nước xuất cảng lớn thứ nhì.
Năm 2007, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế ước tính tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ là 13.675,129 tỉ USD, với mức tăng trưởng 3,2% năm 2007, 2008 và dự đoán ở mức 3,15% năm 2009, 2010 ; thu nhập bình quân đầu người là 43.444 USD/người.
Theo tin tức trong mục tình hình kinh tế thế giới (The World FactBook) thì Tổng Sản Lượng (GDP) trong năm 2005 của toàn thế giới là 59.380 tỷ đô-la (USD). Tổng sản lượng này là số thu nhập của trên 6 tỷ dân trên toàn thế giới trong đó riêng Hoa Kỳ có gần 300 triệu dân với số thu nhập khoảng 12.370 tỷ USD. Như vậy, bình quân (per capita) mà nói thì số thu nhập của mỗi người Mỹ khoảng 41.800 USD/năm. Tuy vậy chỉ có khoảng 3% dân Mỹ là giàu có có mức thu nhập nhiều triệu đô la mỗi năm, còn đại đa số nhân dân lao động của Mỹ có số thu nhập không được cao lắm, đôi khi không đủ miếng ăn hàng ngày. Vì thế, phân bố thu nhập của nước Mỹ không được đồng đều. Đều này có thể do trình độ học vấn, về cơ sở vật chất của từng nơi, từng khu vực khác nhau,… sẽ tạo nên năng suất lao động khác nhau do đó thu nhập cũng sẽ khác nhau. Sự khác nhau này sẽ ảnh hưởng đến khả năng mua sắm và tiêu dùng trong nước.Vấn đề này có liên quan đến vấn đề dân số của Hoa Kỳ.
Tổng dân số:
Năm 2007, dân số Hoa Kỳ ước tính khoảng 302.782.000 người bao gồm cả người di dân bất hợp pháp. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ thì con số này không thể kiểm soát được.
Tốc độ tăng:
Tốc độ tăng trưởng dân số: 0.894% (theo dự báo năm 2007). Do Hoa Kỳ là một nước công nghiệp hóa có nền kinh tế phát triển ổn định nhất trên thế giới nên việc di dân đến làm cho dân số tăng lên là đương nhiên.
Tỉ lệ sinh: 14,16 0/00 (14,16 phần ngàn) dân số
Tỉ lệ chết: 8,26 0/00 (8,26 phần ngàn) dân số
Tỉ lệ di trú ròng : 3,05 0/00 (3,18 phần ngàn) dân số
Tỉ lệ khả năng sinh sản: 2.09 trẻ/phụ nữ (theo dự báo năm 2006)
Cơ cấu dân số:
Theo thống kê vào tháng 7/2007 thì cơ cấu dân số như sau:
Từ 0-14 tuổi : 20,2% (nam 31.052.050, nữ 29.777.438)
Từ 15-65 tuổi : 67,2% (nam 100.995.752, nữ 101.365.035)
Từ 65 tuổi trở lên: 12,6% (nam 15.858.477, nữ 21.991.195)
Tỉ lệ giới tính : (dự báo 2007)
Lúc mới sinh: 1,05 nam/nữ
Dưới 15 tuổi : 1.046 nam/nữ
15-65 tuổi : 0,996 nam/nữ
Từ 65 tuổi trở lên : 0.721 nam/nữ
Tổng dân số: 0,967 nam/nữ
Tuổi thọ (theo dự báo năm 2007):
Tuổi thọ trung bình: 78 năm
Tuổi thọ của nữ : 80,97 năm
Tuổi thọ của nam: 75,15 năm
Tuổi thọ trung bình khá cao. Đây cũng là con số chứng tỏ yêu cầu về chăm sóc sức khỏe, nhu cầu cuộc sống tương đối cao.
Hoa Kỳ có một dân số đa chủng tộc, 31 nhóm sắc tộc có dân số trên 1 triệu người: người da trắng, người Mỹ gốc Châu Phi và người Mỹ gốc Châu Á.
Dân tộc :
Da trắng: 81,7%
Da đen: 12,9%
Châu Á: 4,2%
Người da đỏ: 1%
Kinh tế Mỹ 2007, 2008 không mấy gì ổn định, rất ảm đạm, lạm phát cao, đồng USD bị mất giá so với đồng EURO và Bảng Anh. Nguyên nhân chính của những bất ổn định này chính là giá dầu thô tăng lên kéo theo hàng loạt các mặt hàng tăng giá, làm nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới đều rơi vào tình trạng bất ổn, lạm phát cao. Theo nhà kinh tế chủ chốt của cơ quan phân tích Action Economics, tỷ lệ lạm phát sẽ lên mức 4,6% trong tháng 06/2008 và 5,3% trong tháng 07/2008 so với cùng kỳ năm ngoái.
Về mặt công nghệ: Hoa Kỳ đã và đang đi đầu trong việc nghiên cứu và sáng tạo công nghệ khoa học kỹ thuật, phần lớn chi phí đến từ tư nhân. Từ việc chế tạo ra chiếc điện thoại đầu tiên, đến chiếc máy hát, bóng đèn điện, máy thu hình, dần dần về sau là xe hơi và vũ khí nguyên tử trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sự thành công trong chinh phục vũ trụ là bước tiến để phát triển tên lửa, máy vi tính và nhiều lĩnh vực khác. Trong trồng trọt là thực phẩm biến đổi gen…
Kết luận: Do Mỹ có tổng dân số đứng thứ 3 thế giới nên tạo ra một lượng cầu rất lớn, đặc biệt với thu nhập trung bình cao nên việc chi tiêu cho các nhu yếu phẩm cũng như việc thư giãn, giải trí cao. Thêm vào đó với nền kinh tế phát triển và các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc mở rộng các phương thức kinh doanh quốc tế ở Mỹ với các nước.
Môi trường văn hóa – xã hội:
Hoa Kỳ phát triển từ một nền tảng văn hóa đa dạng, tính đa dạng về văn hóa này cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tính đặc thù trong văn hóa Mỹ.
Mỹ chủ yếu là dung tiếng Anh và một số ít dùng tiếng Tây Ban Nha.
Tôn giáo(thống kê năm 2004):
Tin lành:54%
Công giáo La Mã: 24%
Không có:10%
Do Thái: 3%
Hồi giáo: 1%
Các tôn giáo khác:4%
Đạo đức, thẫm mỹ, lối sống, nghề nghiệp:Người Mỹ có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày lễ và nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn.
Phong tục tập quán truyền thống: người Mỹ thích uống cà phê hơn uống trà, hơn phân nữa dân số trung bình một người lớn uống ít nhất 1 tách cà phê trong ngày. Theo kết quả điều tra ngẫu nhiên qua điện thoại hồi tháng 1 trong báo cáo "Những xu hướng tiêu dùng cà phê trên toàn quốc năm 2006", có 57% trên tổng số gần 3.000 thanh niên được hỏi cho biết họ uống cà phê mỗi ngày, cao hơn so với 56% năm 2006. 51% người được hỏi cho biết họ uống nước ngọt hàng ngày, thấp hơn tỷ lệ 27% cách đây một năm. Người Mỹ thường ngủ rất ít để dành thời gian làm việc nên họ thường dùng cà phê, trà hay thuốc lá để tạo cảmm giác hưng phấn tinh thần sảng khóai để làm việc tốt. Và với Mỹ mời nhau uống cà phê là tượng trưng cho lòng hiếu khách.
Kết luận: Do có đa dạng tôn giáo, cũng như đa dạng chủng tộc dẫn đến hình thành nhiều nhóm văn hóa khác nhau. Xung đột tôn giáo, dân tộc thường xuyên xảy ra cộng với nạn phân biệt chủng tộc càng nặng nề. Nhưng đây cũng là một ưu điểm của Mỹ, phát triển kinh tế đa đạng các loại hình kinh doanh. Do đó các nước khi quan hệ với Mỹ cần tìm hiểu thật kỹ về văn hóa Mỹ để có chiến lược kinh doanh cụ thể mà không gây phản cảm đối với người tiêu dùng. Ví dụ: phần lớn người Mỹ theo đạo Tin lành nên trong các mẩu quảng cáo hay bao bì, slogan của các mặt hàng phải tránh để các biểu tựơng hay hình ảnh xúc phạm đến tín ngưỡng của họ….
Từ việc phân tích môi trường vĩ mô của Mỹ, chúng ta cũng đã nhận diện được những cơ hội và thách thức cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng khi quan hệ kinh doanh quốc tế của Mỹ. Cơ hội về các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ (chủ yếu là nông sản nhiệt đới như cà phê, cacao, socola..và các loại trái cây như thanh long, chuối…; giày dép, dệt may, các loại thủy hải sản như tôm, cá ), cơ hội cho một quan hệ với một nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, cơ hội tiếp cận với nhiều nền văn hóa chỉ trong một quốc gia… Song song đó cũng có những thách thức, đó là một hệ thống chính trị phức tạp của Mỹ và một hệ thống pháp luật với nhiều văn bản luật và những rào cản nhằm bảo vệ những doanh nghiệp trong nước, thách thức vì có nhiều đối thủ cạnh tranh, thách thức vì trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ của ta còn rất yếu kém…
Trên cơ sở những cơ hội và thách thức này, dưới góc độ là nhà quản trị ra nước ngoài chúng tôi xin lựa chọn mặt hàng cà phê để tập trung đầu tư vào Mỹ vì những lý do:
Có lợi thế về trồng cà phê về diện tích và sản lượng.
Mỹ đang nước tiêu thụ và nhập khẩu lớn nhất trên thế giới
Và lý do quan trọng là cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho mình.
Vì thế mà chúng tôi xin đưa ra một vài phương thức đầu tư cà phê vào thị trường Mỹ.
Môi trường vi mô:
Phân tích môi trường vi mô chính là tìm ra những thuận lợi và khó khăn của một ngành cụ thể. Để tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn của cà phê trên thị trường Mỹ, chúng ta dựa vào mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter phân tích về môi trường ngành cà phê của Hoa Kỳ. Mô hình này bao gồm 5 lực: nhà cung ứng, khách hàng, những nhà cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Nhà cung ứng:
Theo tài liệu mà chúng tôi nghiên cứu và phân tích về tự nhiên thì hầu như Mỹ không trồng được các loại nông sản nhiệt đới, mà cà phê là một cây trồng ở miền nhiệt đới. Loại cây này yêu cầu về môi trường sinh thái rất phức tạp. Vì cà phê có nhiều loại, trong đó 2 lọai phổ biến nhất là Arabica và Robusta. Mỗi loại đều có yêu cầu về nhiệt độ và lượng mưa khác nhau (Arabica: 15 – 240C, Robusta :24 – 300C, lượng mưa thích hợp cho cả hai thì vào khoảng từ 1500 – 3000 mm), và rất kỵ với sương muối. Đây chính là khó khăn cho Mỹ trong việc tự trồng và sản xuất cà phê. Nhưng Hoa Kỳ có một lợi thế là trang thiết bị, trình độ khoa học kỹ thuật rất phát triển nên Hoa Kỳ có thể nhập cà phê thô từ các nước có sản lượng cà phê lớn như Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonexia, Ấn Độ…Từ đó đưa vào trong nước kết hợp với công nghệ có sẵn để tiếp tục chế biến cà phê thành những thành phẩm có giá trị hơn để xuất khẩu thu được lợi nhuận.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), kim ngạch nhập khẩu cà phê và các sản phẩm cà phê của nước này trong năm 2006 ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2005. Trong năm 2007, Việt Nam đã cung ứng cho Hoa Kỳ 130 ngàn tấn cà phê, dự đoán năm 2008 sẽ là từ 120 – 125 ngàn tấn. Brasil là nước cung ứng cà phê lớn nhất cho thị trường Mỹ nhưng Colombia là nước có kim ngạch lớn nhất trên thị trường này.
Do đó, có thể tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê hơn nữa về lâu dài thì Hoa Kỳ cần phải chú ý đến yếu tố nhà cung ứng cà phê cho mình, phải làm cho nhà cung ứng thấy được rằng mình chính là khách hàng quan trọng nhất, duy trì được các nhà cung ứng lớn như Brasil, Việt Nam, Colombia…
Kết luận: ảnh hưởng rất lớn đến phát triển cà phê của của Mỹ, đây là yếu tố nguồn nguyên liệu đầu vào cho Mỹ khả năng bị phụ thuộc là rất lớn.
Khách hàng:
Hầu hết cà phê của Hoa Kỳ sản xuất đều dung cho xuất khẩu và một phần dùng cho tiêu dùng trong nước. Khách hàng nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ là Canada, Mêhicô, …Đây là những khách hàng lớn của Hoa Kỳ và nhu cầu của họ về cà phê là rất lớn. Điều đáng lo ngại của Mỹ là làm sao để có thể giữ được khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong tương lai. Hoa Kỳ phải thay đổi trong khâu thiết kế, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng thõa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, có thể giữ được khách hàng, khách hàng không thay đổi nhà cung ứng khác. Hiện nay trên thị trường cà phê có rất nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê tinh chế như Bỉ, Italia, Đức… Một ví dụ điển hình như Bỉ, năm 2007, sản lượng cà phê xuất khẩu của Bỉ đạt 393 triệu euro, tương đương 147.000 tấn. Trong khi đó năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cà phê và các sản phẩm cà phê của Mỹ đã đạt mức kỷ lục 451,3 triệu USD, tăng 20% so với năm 2005. Do đó cơ hội để khách hàng hiện tại, những nước nhập khẩu cà phê tinh chế từ Hoa Kỳ thay đổi nhà cung ứng là chuyện rất dễ dàng. Vì thế áp lực của yếu tố khách hàng lên các nhà sản xuất cà phê trong nước và ngay cả chính phủ là không phải nhỏ.
Kết luận: khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Mỹ thu ngoại tệ cho quốc gia giảm.
Các đối thủ tiềm năng:
Chính là các đối thủ tiềm ẩn sắp thâm nhập vào thị trường cà phê. Vì các đối thủ này mới bắt đầu kinh doanh nên có thể có những sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới có nhiều đột phá. Họ có thể tạo ra sản phẩm vượt qua sự mong đợi của khách hàng. Đồng thời năng lực về tài chính của họ cũng rất mạnh. Một điều nữa là họ có thể là một liên minh giữa các nước xuất khẩu cà phê thô cho Hoa Kỳ trước đây, Hoa Kỳ sẽ mất đi một nhà cung ứng dồi dào, sản lượng cao và chất lượng đạt yêu cầu. Họ sẽ giành mất thị phần của Hoa Kỳ. Nhưng có một thuận lợi mà Hoa Kỳ có chính là một nền kinh tế phát triển ổn định nhất trên thế giới. Mặc dù hiện nay có chút khó khăn nhưng cũng còn đủ khả năng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Và điều quan trọng nữa là phải cẩn thận nếu họ dùng các phương thức cạnh tranh như: giá thấp hơn,dịch vụ tốt hơn, các chương trình khuyến mãi, hậu mãi… Hiện Indonesia là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê đứng thứ 4 thế giới, diện tích trồng cà phê của nước này lớn thứ 2 thế giới. Hiện Indonesia không còn xuất khẩu cà phê nguyên liệu thô nhưng chất lượng cà phê đã qua chế biến của nước này vẫn chưa được khách hàng đánh giá cao
Brazil hay Việt Nam cũng như một số nước cung ứng café thô cho thị trường thế giới cũng có thể trở thành các đối thủ tiềm năng của Mỹ bởi họ có thể trồng được café thô và nếu có điều kiện về công nghệ- kĩ thuật cao họ cũng có khả năng xuất khẩu được café tinh chế tốt hơn Mỹ….
Các đối thủ tiềm ẩn này cũng có thể là những nước phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu cà phê từ nước ngoài. Họ sẽ lôi kéo nhà cung ứng, khách hàng về phía họ. Một đối thủ ẩn mà Hoa Kỳ cũng phải đặc biệt quan tâm.
Kết luận: đối thủ mới mạnh về tài chính, có khả năng chia sẻ bớt thị phần cà phê của Mỹ trong tương lai. Lợi thế của Mỹ chính là nền kinh tế phát triển ổn định và mạnh có thể mất đi nhà cung cấp và khách hàng.
Các đối thủ hiện tại:
Sức ảnh hưởng của yếu tố này đối với Mỹ là rất lớn. Nó chính là các đối thủ cùng là nước sản xuất cà phê xuất khẩu hiện nay như Bỉ chẳng hạn. Năm 2007, sản lượng cà phê xuất khẩu của Bỉ đạt 393 triệu euro, tương đương 147.000 tấn. Hay là như Brazil, Costa Rica đã chọn hướng đi là phát triển cà phê đặc sản, có hương vị riêng, nhằm vào đối tượng khách hàng có thu nhập khá để làm phân khúc thị trường. Đó là đối thủ trong lĩnh vực xuất khẩu, trong nhập khẩu cũng có đối thủ, Bỉ chẳng hạn. Do đó Mỹ ngoài việc tìm phương án kinh doanh trong tương lai phải dự đoán được những phản ứng của đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra những biện pháp, chính sách đối phó lại. Vì nguồn cà phê của 2 bên là giống nhau (cạnh tranh nhau về nhà cung ứng). 2 bên phải có những biện pháp để giành nhà cung ứng về phía mình không phải trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn.
Kết luận: ảnh hưởng đến thị phần cà phê ở hiện tại cũng là mất đi nhà cung ứng và khách hàng
Các sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế ở đây có thể là một loại sản phẩm có chức năng công dụng như sản phẩm hiện tại. Hiện nay một loại sản phẩm có thể thay thế được cho cà phê chính là cacao. Ngoài ra, sản phẩm thay thế này có thể như trà, nước giải khát, nước ép trái cây….
Hiện nay có rất nhiều nước có sản lượng cacao lớn như Indonexia, Ghana, Ấn Độ, Nigiera, Brazil… được chế biến rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm. Nhiều nhất là bánh kẹo và các thức uống. Nói đến bánh kẹo có nguồn gốc từ cacao người ta thường nghĩ ngay đến sôcôla, nổi tiếng nhất là nhiều loại sôcôla được sản xuất từ Thụy sỹ, Ðức… Người Châu âu rất thích ăn sôcôla, tính bình quân mỗi ngưòi tiêu thụ khoảng 11,9 kg/năm (trong số đó đàn bà 35%, đàn ông 25%, phần còn lại vẫn là những „mần non tiêu thụ“). Do nhu cầu tiêu thụ càng ngày càng cao nên cacao trong tương lai vẩn là mặt hàng nông sản có giá, ít bị „mạo hiểm về giá cả “ như cà phê hoặc tiêu.
Vì có lợi thế về năng lực sản xuất sản phẩm thay thế nên những nước này có thể tạo ra một sự đột phá trong việc sáng tạo, tìm ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, có thể thay thế cà phê. Như vậy sẽ tạo ra trên thị trường một sự cạnh tranh khá gay gắt. Những sản phẩm mới này có thể rẻ hơn, thơm ngon hơn hay một yếu tố nào đó mà có thể làm cho khách hàng quan tâm, thõa mãn được nhu cầu. Những nhà sản xuất cacao có thể chiếm được thị phần ngày càng lớn đe dọa đến những nhà sản xuất cà phê xuất khẩu như Mỹ. Một khó khăn mà Mỹ phải đối mặt, phải đưa ra những giải pháp để có thể không mất thị phần về cà phê. Mỹ phải kiểm tra xem mức độ xâm nhập của sản phẩm thay thế này vào như trường như thế nào, cao hay thấp để từ đó có những biện pháp đối phó cho thích hợp. Một yếu tố mà sự ảnh hưởng của nó không ít đến thị trường cà phê ở Mỹ.
Kết luận: ảnh hưởng đến vị thế của cà phê trên thị trường Mỹ thị phần cà phê bị giảm
PHƯƠNG THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
Theo như những phân tích của chúng em về môi trường Hoa Kỳ, chúng em thấy được những thuận lợi và khó khăn của thị trường cà phê tại Mỹ. Nếu đứng trên góc độ của những nhà quản trị Việt Nam ra nước ngoài, chúng em có một vài đề xuất về phương thức đầu tư cà phê Việt Nam trên thị trường Mỹ, đó là xuất khẩu (phương thức mà Việt Nam đang áp dụng), liên doanh hay liên minh chiến lược.
Sau đây chúng em xin phân tích những ưu và nhược điểm mà các phương thức này đem lại, sau đó chúng tôi xin đề xuất một phương thức được coi là phù hợp nhất cho cà phê Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Xuất khầu:
Đây là phương thức mà VN đã và đang áp dụng trong nhiều năm qua. Chúng tôi xin nêu ra những điểm mạnh và yếu như sau:
Thuận lợi:
Là một nước có nhiều lợi thế về tự nhiên nên sản lượng trồng café ở Việt Nam rất lớn, nhất là ở Tây Nguyên với giống cà phê Robusta(cà phê vối). Hiện nay cả nước có khoảng 500.000 ha, sản lượng khoảng trên 850.000 tấn, giá trị xuất khẩu trên 1,8 tỷ USD.
Sử dụng được nhiều bài học kinh nghiệm cũ để phát triển tốt hơn. Trong thời gian qua Việt Nam được xem là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thề giới về sản lượng cà phê thô xuất đi.
Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 0,97 tỷ USD, năm 2007 đã tăng lên hơn 1,64 tỷ USD. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD. Các chuyên gia thị trường nhận định, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2008 đạt mốc 2 tỷ USD là trong tầm tay. Hiện cà phê Việt Nam đang xuất khẩu sang khoảng 70 nước trên thế giới. Ngành cà phê Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới với những thuận lợi sẵn có của ngành cũng như cơ hội thị trường thế giới mang lại.
Có thể xây dựng được thương hiệu cho mình trên thị trường thế giới.
Khó khăn:
Bên cạnh cơ hội phát triển và tăng trưởng xuất khẩu, hội nhập cũng đang tạo ra rất nhiều sức ép với cà phê Việt Nam, nhất là việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và việc xây dựng thương hiệu.
Chất lượng sản phẩm: Theo thương vụ VN tại Mỹ, cà phê hạt (loại R2) của VN xuất sang thị trường Mỹ nói riêng ,thế giới nói chung, vẫn chưa đạt chuẩn các chỉ tiêu của hiệp hội cà phê quốc tế (ICO) về độ ẩm,tạp chất, hạt hư(non,lép ,đen). Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ những diễn biến bất thường của thời tiết, sự thoái hóa của nguồn đất, tâm lý nóng vội của người nông dân phát triển ồ ạt, bộc phát nhằm tăng diện tích trồng và sản lượng cà phê nhưng không đầu tư trang thiết bị kỷ thuật, phụ thuộc vào tập quán canh tác thu hái. Bên cạnh đó sự hạn chế trình độ, kỷ thuật trồng trọt,chế biến ,bảo quản,...của người nông dân cũng là các tác nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị xuất khẩu của cà phê VN.
Việt Nam có sản phẩm cà phê nổi tiếng như Arabica ở Sơn La, cà phê Buôn Mê Thuột… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thương hiệu riêng trên thương trường quốc tế nên khả năng cạnh tranh vẫn bị lép vế.Theo các chuyên gia, cần nhanh chóng tìm cách xác lập thương hiệu cà phê Việt Nam trên thương trường thế giới nhằm hạn chế sự tác động ảnh hưởng của những nước không trồng cà phê nhưng lại chi phối sản lượng và thị trường thế giới, nhất là ở khu vực châu Âu và Mỹ
Hai phương thức xuất khẩu có thể áp dụng:
Tùy theo khả năng,doanh nghiệp trong nước có thể chọn cho mình một trong hai phương thức để hoạch định chiến lược xúc tiến xuất khẩu cà phê sang Mỹ:
Chọn phương thức xuất khẩu bằng sản lượng:
Doanh nghiệp phải đảm bảo về sản lượng và chất lượng cà phê như theo cam kết đã ký, như thế mới tạo được lòng tin và uy tín từ khách hàng và mở rộng thị phần. Như vậy, việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau là rất quan trọng, đối phó kịp thời sự thay đổi về giá. Tham tán Thương mại tại Mỹ ,ông nguyễn Duy Khiên cho biết nhu cầu ký hợp đồng mua hàng của các đối tác Mỹ rất lớn,thốngnhất về chất lượng,đảm bảo về thời gian giao hàng. Vì vậy, doanh nghiệp trong nước không liên kết lại sẽ khó đáp ứng được hợp đồng.
Phương thức chọn cho mình một phân khúc thị trường để cung ứng sản phẩm chế biến sâu:
Doanh nghiệp nghiên cứu đối tượng khách hàng theo thị hiếu, thị trường, theo hướng chế biến sâu, chuyên biệt, đa dạng hóa sản phẩm cho 1 đối tượng khách hàng cụ thể. Để cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ như Nescafé, Starbuck…Brasil và Costa đi vào ản xuất cà phê đặc sản, có hương vị riêng, nhằm vào những khách hàng có hu nhập khá. Tại Việt Nam một doanh nghiệp đã chon phương thức này đó là Trung Nguyên, tập trung vào lứa tuổi ừ 25 – 40 tuổi, lứa tuổi còn có tính sáng tạo cao.
Liên doanh:
Việt Nam đang tranh thủ được mối quan hệ thương mại ngày càng tốt hơn với Hoa Kỳ, ghi nhận thương mại hai chiều vượt 12 tỷ đôla năm 2007 và Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Mặt khác với ưu thế riêng của từng nước như Việt Nam có sản lượng cà phê lớn, ngon nhưng lại không có đủ công nghệ, kỹ thuật để nâng cao chất lượng cà phê cũng như chưa tạo được thương hiệu trên thị trường thế giới. Trong khi đó, Mỹ là một nước có thị trường tiêu thụ cà phê rất lớn, có ảnh hưởng kinh tế, thương mại lớn đối với nhiều nước trên thế giới cũng như có điều kiện công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhưng lại không trồng được cà phê. Với hai lí do nêu trên cho thấy đây là cơ hội để Việt Nam có thể hợp tác liên doanh về mặt hàng cà phê trên thị trường Mỹ.
Thuận lợi:
Trong những năm qua Mỹ là một trong những nước xuất khẩu cà phê tinh chế hàng đầu của thế giới. Tuy nhiên đa số là nhập cà phê thô từ các nước chuyên trồng cà phê. Vì vậy nếu nguồn cung không ổn định hay các nhà cung ứng ép giá, … sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê ở Mỹ. Do vậy nếu Việt Nam liên kết kinh doanh cà phê với Mỹ thì Việt Nam có thể đảm bảo nguồn cung hàng ổn định cho Mỹ và giá cà phê thô cũng có thể sẽ thấp hơn các nước khác( giá thành rẻ hơn cũng như do liên doanh nên cũng có mức ưu đãi đặc biệt về giá). Ngược lại Việt Nam cũng có thể thông qua các qui trình sản xuất, rang xay cà phê tiên tiến, hiện đại của Mỹ để nâng cao chất lượng cà phê của mình; có thể sẽ có nguồn tiêu thụ cà phê vững mạnh trên thị trường Mỹ cũng như nhiều thị trường khác trên thế giới do dân số Mỹ cao và Mỹ lại có ảnh hưởng kinh tế lớn với nhiều nước trên thế giới.
Do liên doanh, hợp tác phát triển nên cả hai có thể chia sẻ bớt rủi ro cho nhau. Ví dụ nếu thị trường cà phê bị biến động giá thì thiệt hại sẽ đươc chia đôi cho 2 bên.
Khó khăn:
Khi liên doanh có thể 2 bên sẽ không thể kiểm soát hết tất cả những hoạt động của nhau.
Do bất đồng về quan điểm, mục đích, văn hóa…nên có những mâu thuẫn với đối tác.
phương thức liên minh chiến lược:
Ngòai Việt Nam có khả năng trồng và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, còn có nhiều quốc gia cũng có lợi thế tương tự như Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới hay Colombia… Chúng tôi thấy rằng Việt Nam có thể hợp tác liên minh chiến lược với các quốc gia này tạo nên một Hiệp hội cà phê riêng giữa các nước cùng hỗ trợ nhau phát triển, cùng sản xuất cà phê để xuất khẩu, có thể là cà phê thô hay cà phê tinh chế.
Thuận lợi:
Sự liên minh này dễ giúp các nước dễ dàng vượt qua các rào cản thương mại. Ví dụ nếu liên minh với 1 nước xuất khẩu có quan hệ với Mỹ trong một liên minh chung, có thể thông qua liên minh nay để vượt qua rào cản thương mại an toàn hơn
Do nằm trong một hiệp hội lớn nên khi rủi ro xảy ra các nước có thể chia sẻ, hỗ trợ nhau gánh chịu những chi phí, tổn thất trong quá trình họat động.
Các nước trong cùng một liên minh có thể hỗ trợ về kĩ năng, kinh nghiệm , vốn để có thể trồng, sản xuất ra được các lọai cà phê đạt chất lượng tốt nhất.
Các nước cũng có thể hợp tác công nghệ với nhau để không những chỉ có thể xuất khẩu được cà phê thô mà còn có cả cà phê tinh chế có chất lượng cao và hương vị riêng thơm ngon hơn, cũng như các dịch vụ café mang phong cách đặc biệt, ... Do việc hợp tác công nghệ nên có thể đưa ra các mức tiêu chuẩn công nghệ chung.
Khó khăn:
Tuy nhiên do việc sẵn sàng trao đổi công nghệ, kỹ năng , kinh nghiệm nên dễ tạo cơ hội giúp đối thủ phát hiện những bí quyết riêng về sản phẩm quốc gia mà nếu họ khai thác để phát triển riêng sẽ gây ảnh hưởng nhiều cho việc kinh doanh của mình
Trong các hiệp hội cũng dễ nảy sinh các mâu thuẫn do bất đồng trong hợp tác công nghệ, …
Phương thức tối ưu :
Từ 3 phương thức mà chúng tôi đề xuất, qua phân tích những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam thực hiện các phương thức trên, chúng tôi thấy phương thức xuất khẩu vẫn là tối ưu hơn cả. Mặc dù hiện tại, Việt Nam đang gặp khó khăn nhiều trong vấn đề chất lượng cà phê khi xuất khẩu. lý do chỉ là chúng ta còn hạn chế về công nghệ.
Mục đích Việt Nam xuất khẩu cà phê chính là muốn xây dựng được thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Nếu sử dụng liên doanh hay liên minh, nếu thành công thì cà phê Việt Nam vẫn có thương hiệu nhưng là đứng bên cạnh một cái tên khác. Hiện tại, cà phê Việt Nam gặp phải khó khăn nhưng chúng tôi hy vọng chỉ vài năm sau, chúng ta sẽ khắc phục khó khăn. Từ những nguồn lợi thu được của các mặt hàng khác khi tiến hành kinh doanh quốc tế với tất cả các nước trên thế giới, ta sẽ có khả năng trang bị công nghệ sản xuất cho ngành cà phê, có thể tạo ra cà phê tinh chế mang hương vị riêng, đặc thù riêng của Việt Nam, xuất khẩu thu về nhiều ngoại tệ cho quốc gia. Lúc đó, cà phê Việt Nam sẽ có thương hiệu riêng cho mình như tất cả các mặt hàng xuất khẩu khác hiện nay của Việt Nam.
---b&---
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích môi trường mỹ và đề xuất phương thức kinh doanh quốc tế của cà phê việt nam tại mỹ.doc