Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giày dép Việt
Nam đã có bước tiến nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng
đầu thếgiới đã được sản xuất và xuất khẩu từViệt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có đủkhả
năng sản xuất và cung cấp cho thịtrường thếgiới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị
hiếu của từng thịtrường.
36 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2783 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường Vương Quốc Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. Giữa năm 2008 và 2010, diễn biến trên thị trường chứng khoán
nước Anh đã phản ánh một giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Cao điểm chỉ số FTSE 100 Index đã
giảm 47% sau đó tăng thêm 72%.
Đến cuối năm 2008 - khi cuộc suy thoái đang trong tình trạng tồi tệ nhất - Văn phòng Thống
kê Quốc gia tính toán rằng tổng số tài sản ròng của toàn nước đã giảm 12%, từ 7,5 nghìn tỷ bảng
xuống 6,6 nghìn tỷ bảng. Số lượng người ở Anh sở hữu giá trị tài sản trên 1 triệu bảng Anh đã giảm
15%.
• Trong năm 2010 đã có 619.000 triệu phú ở Anh, và trong đó 86.000 triệu phú đã có hơn 5 triệu
bảng
• Đa số các tài sản của Vương quốc Anh tập trung tại London và miền Đông Nam: trong năm 2010
khu vực này chiếm 46% số triệu phú của cả Vương quốc Anh
• Trong mười năm tới, vùng Đông Bắc sẽ là khu vực tăng trưởng nhanh nhất, và số lượng triệu phú
của khu vực này cũng tăng lên nhanh chóng, 46% từ nay đến năm 2020.
Từ các số liệu trên ta thấy tỷ lệ triệu phú ở Vương Quốc Anh tăng nhanh qua các năm cho
dù nền kinh tế thế giới có nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng của Anh quốc có phần giảm khi xảy
ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, tuy nhiên thì GDP/đầu người của Anh quốc vẫn rất
cao trên thế giới. Điều này tạo ra những cơ hội rất lớn cho các mặt hàng của Việt Nam dễ dàng thâm
nhập và phát triển mạnh. Có thể ví dụ như mặt hàng đồ gỗ, dệt may, thủ công mỹ nghệ, thực
phẩm,… Khi nền kinh tế phát triển cao, mức sống người dân cao thì họ luôn có nhu cầu tiêu thụ
những sản phẩm đạt chất lượng thỏa mãn được nhu cầu của họ, yếu tố về giá thành ít ảnh hưởng đến
sự lựa chọn của họ hơn. Ví dụ quần áo khi xuất khẩu sang Anh quốc phải đạt thỏa mãn các chỉ tiêu
kĩ thuật, bên cạnh đó là chỉ tiêu về mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi và công việc của khách
hàng. Đây cũng là một thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam, do vậy chúng ta cần phải hướng
đến sản xuất sản phẩm chất lượng thỏa mãn được nhóm khách hàng này.
12
Do Anh quốc thuộc nhóm các nước HDC’s, do vậy những mặt hàng của Việt Nam khi xuất
khẩu sang Anh cần vượt qua những thách thức về trình độ cạnh tranh, sự am hiểu cũng như nhu cầu
rất cao và khác biệt của khách hàng. Không chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam mà có rất nhiều
những doanh nhiệp trong và ngoài Vương quốc Anh đều rất muốn chiếm thị phần cao trong thị
trường này. Do vậy doanh nghiệp Việt Nam cần giữ vững và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình.
Ví dụ cần đẩy mạnh hơn việc phát triển công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động,
giảm thiểu chi phí sản xuất một cách nhỏ nhất nhằm tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp. hơn nữa chúng ta cần phải lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp với
thực tế của Anh, đầu tư phát triển ở khu vực có tiềm năng phát triển cao như khu vực Đông Bắc,
Tây Bắc. Chiến lược xúc tiến, quảng bá thương hiệu hướng đến chiến lược lâu dài và bền vững, sản
phẩm hướng theo chất lượng, chiến lược phân phối phủ rộng hơn. Hơn nữa cần nhanh chóng tiếp
cận với phương tiện truyền thông trong tương lai vì nó phát triển rất nhanh nhằm ứng dụng trong
hoạt động marketing của doanh nghiệp.
3.2-Dân số
+Tổng số dân
Vương quốc Anh là một quốc gia có dân số đông so với các nước trong khu vực Châu Âu. Dân số
vào năm 2011 vào khoảng 62,7 triệu người, đứng thứ 22 thế giới. Tốc độ tăng dân số là 0.56%
(2011).
+ Biểu đồ tốc độ tăng dân số
13
Source: CIA World Factbook
Biểu đồ mật độ dân số
Anh quốc có dân số tượng đối đông và mật độ phân bố có tốc độ tăng trưởng cũng tương đối chậm.
14
+Tỷ lệ sinh
Source: CIA World Factbook
15
+Cơ cấu dân số theo độ tuổi:
Source: Office for National Statistics, National Records of Scotland, Northern Ireland Statistics &
Research Agency.
Từ các dữ liệu về dân số Anh quốc ta thấy Anh quốc là một thị trường rất hấp dẫn đối với
các doanh nghiệp Việt Nam. Với dân số tương đối đông, tỷ lệ người trẻ, người trong độ tuổi lao
động cao, thêm vào đó là mức thu nhập trung bình rất cao của người dân ta thấy đây là một thị
trường có nhu cầu rất lớn trên rất nhiều mặt hàng ví dụ như: hàng thực phẩm tiêu dùng thiết yếu,
sản phẩm thủy hải sản, nông sản, tiểu thủ công nghiệp…. Dân số Anh quốc đông và thay đổi nhiều
ở khu vực phía đông và nam. Đây là khu vực đang có nền kinh tế phát triển mạnh do vậy khi xuất
khẩu đầu tiên ta nên chọn khu vực này, sự tập trung dân cư sẽ tạo ra nhu cầu sản phẩm cao, chi phí
phân phối và xúc tiến ít hơn do vậy giá thành sản phẩm thấp hơn tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên
có một số thách thức đối với một số doanh nghiệp Việt Nam như sau: Sự thay đổi dân số tại khu
vực trên ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng. Các công ty cần phải nhạy bén trước những sự
16
thay đổi này. Dân số đông và tỷ lệ người trẻ tuổi tương đối cao cũng là thị trường mục tiêu đối với
các doanh nghiệp khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ….
Vậy doanh nghiệp cần phải phát huy lợi thế cạnh tranh của mình để giảm sự cạnh tranh và
nhanh chóng chiếm thị phần. Ví dụ Việt Nam có thể thâm nhập thị trường Anh quốc với các sản
phẩm từ cá Tra, cá Basa đông lạnh. Đây là sản phẩm có lợi thế mạnh của Việt Nam so với các nước
trên thế giới mà Anh quốc và EU là thị trường mới và mạnh. Đối với nông sản như rau củ quả thì
Việt Nam có phần kém ưu thế hơn so với Thái Lan vậy doanh nghiệp Việt Nam nên làm gì để tiếp
cận thị trường này? Đó chính là phương thức đổi mới công nghệ và phương thức marketing để
khách hàng thấy rõ nhưng ưu điểm của sản phẩm Việt Nam. Ví dụ gạo ở Thái Lan thường được
đánh giá ngon hơn gạo Việt Nam, điều này không nằm nhiều ở giống lúa, do giống lúa ở Việt Nam
cũng nhiều, tốt và ưu thế. Điều cốt lõi là ta cần thay đổi phương thức chế biến làm gạo trở nên bóng
đẹp hơn, giá thành thấp hơn, nhiều loại sản phẩm hơn.
3.3-Liên kết kinh tế
The United Kingdom
Nations that the United Kingdom has relations with
Nations that have no diplomatic relations with the United Kingdom
Nhìn trên bản đồ ta thấy Anh quốc thiết lập mối quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới.
Hơn nữa Anh quốc là một thành viên quan trọng trong EU. Vì vậy doanh nghiệp Việt cần tuân thủ
các quy định về tiểu chuẩn chất lượng sản phẩm yêu cầu của thế giới và các nước EU. Thách thức
đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là mức độ cạnh tranh rất lớn, do vậy chúng ta cần hướng
đến mục tiêu chất lượng, giá cả và nhu cầu thay đổi của khách hàng.
Dưới tác động của xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu, chính sách thương mại quốc tế của
Anh trong những năm gần đây đã có những điều chỉnh theo xu hướng tích cực tham gia vào thương
mại quốc tế thông qua các chương trình hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật dưới sự bảo
hộ của EU, WTO, OECD với phương hướng là bằng mọi cách kích thích phát triển thương mại
quốc tế, tận dụng tối đa những thuận lợi về kinh tế để tăng cường vị trí của Anh trong nền thương
mại thế giới.
Chiến lược chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại đến năm 2010 do chính phủ Bảo thủ
Anh đưa ra. Và những chính sách này về cơ bản cũng đã trở thành những chính sách được Anh thực
17
thi theo, cho dù đảng phái nào lên nắm quyền. Chính sách đã nhấn mạnh những nhiệm vụ của Anh
trong lĩnh vực thương mại quốc tế là đến năm 2010 thành lập hệ thống thương mại tự do quốc tế,
thủ tiêu mọi hạn chế trong quá trình chuyển dịch vốn đầu tư.
Để giải quyết được những nhiệm vụ quan trọng này, Chính phủ Anh đã đưa ra những phương
hướng hoạt động như: tích cực tham gia vào các hoạt động của EU; mở rộng hợp tác xuyên Đại Tây
Dương mà nhiệm vụ trước hết là thành lập Khu vực mậu dịch tự do EU - Mỹ (Trans Atlantic Free
Trade Agreement - TAFTA); phát triển hợp tác kinh tế khu vực; hỗ trợ củng cố kinh tế các nước
đang phát triển; tích cực tham gia vào các cơ cấu quốc tế, trước tiên là trong nhóm G8, Liên hợp
quốc, NATO, WTO, IMF và WB. Đáng chú ý là trong việc thực hiện chiến lược phát triển thương
mại quốc tế, Chính phủ Anh đã có sáng kiến thu hút các nhà lãnh đạo các công ty, tập đoàn lớn của
Anh tham gia vào các hoạt động kinh tế đối ngoại. Các thủ lĩnh Công đảng Anh nhấn mạnh rằng
đây sẽ là lực lượng hướng đạo xứng đáng cho ý tưởng mở rộng hoạt động thương mại quốc tế của
Anh.
Trong việc buôn bán với một nước ngoài EU, chính sách ngoại thương của Anh thống nhất với
chính sách ngoại thương chung của EU. Đó là thực hiện chính sách tự do thương mại, không phân
biệt đối xử, minh bạch, cạnh tranh công bằng, áp dụng các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật,
chống bán phá giá. Tự do thương mại thực hiện bằng việc giảm thuế, chống hàng giả, áp dụng hệ
thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Những đối tác thương mại chiến lược của Anh:
Các đối tác thương mại hàng đầu của Anh từ trước đến nay vẫn là các nước thành viên trong
EU với tỷ trọng chiếm 55% toàn bộ xuất khẩu. Các bạn hàng thương mại chính của Anh trong khối
nước này vẫn là Đức, Pháp và Hà Lan.
Vương quốc Anh là một trong những đồng minh thân cận nhất Hoa Kỳ, và chính sách đối
ngoại của Anh nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ . Mỹ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
Vương quốc Anh trong năm 2010 đạt 48,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Vương quốc Anh Hoa
Kỳ đạt $ 49,8 tỷ USD
Khối lượng mậu dịch của Anh với các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng thường xuyên đạt mức
tăng trưởng khá cao và ổn định, chủ yếu do xuất khẩu của Anh tăng, giai đoạn 1995 - 2002 tăng
bình quân đạt hơn 20%. Các bạn hàng thương mại chính trong nhóm nước này là Saudi arabia,
Indonesia, Tiểu vương quốc arập, Brunei.
Chính phủ Anh coi các nước trong khu vực châu á là một đối tác thương mại chính của
mình. Trong đó chính phủ Công đảng và các nhà lãnh đạo giới kinh doanh Anh cũng đã chú ý nhiều
đến việc tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, úc và các nước trong khối
ASEAN
Tình hình xuất nhập khẩu của Anh trong những năm gần đây:
18
Từ các biểu đồ trên ta thấy tình hình xuất nhập khẩu ở Anh quốc diễn ra mạnh mẽ và tăng
cao qua các năm trước cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009, Anh có xu hướng nhập khẩu các mặt
hàng sản phẩm cao, trong đó xuất khẩu và phát triển nhiều các sản phẩm dịch vụ. Do vậy các doanh
nghiệp Việt có mức độ cạnh tranh từ các doanh nghiệp Anh ít hơn. Nhìn chung việc tăng trưởng mở
rộng quan hệ với các nước trên thế giới, và tình hình kinh tế phát triển dẫn đến việc xuất nhập khẩu
diễn ra mạnh. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn thậm nhập thị trường Anh và
EU, do vậy đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt. Trình độ cạnh tranh ngày càng
tăng yêu cầu chúng ta cần có chiến lược phát triển đúng hướng, đúng khách hàng mục tiêu.
3.4-Một số yếu tố kinh tế khác
+Lạm phát
19
Rủi ro lạm phát ở Anh thấp, nền kinh tế phát triển ổn định do vậy giá của các mặt hàng ở đây ít bị
ảnh hưởng bởi lạm phát, chí phí của các doanh nghiệp có phần ổn định hơn. Với mức độ lạm phát
như trên ta thấy đây là một yếu tố thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
+Thất nghiệp
+Tỷ giá
20
Tỷ giá là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất nhập khẩu của các quốc gia trên thế
giới. Qua biểu đồ tỷ giá trên ta thấy tỷ giá GBP/VND tăng như hiện nay khiến tình hình xuất khẩu
của các sản phẩm Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn. Giá cả các mặt hàng Việt tại Anh tương đối
giảm làm tăng khả năng cạnh cạnh, do vậy các doah nghiệp có nhiều lợi nhuận hơn.
Kết luận: từ các phân tích trên ta thấy môi trường kinh tế Anh có rất nhiều tiềm năng và cơ
hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập, cạnh tranh và phát triển. Tuy còn
tồn tại những thách thức nhưng nhìn chung sản phẩm Việt có rất nhiều lợi thế cạnh tranh khi tham
gia vào thị trường này. Điều cốt yếu là ở các doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng và phát huy được
những lợi thế cạnh tranh, không ngừng đổi mới và đáp ứng những nhu cầu luôn thay đổi của khách
hàng.
4-Môi trường văn hóa:
Ở Vương quốc Anh không có một định nghĩa chính thức nào về văn hoá. Văn hoá của
Vương quốc Anh không được xem là một thể thống nhất do có sự khác biệt về ngôn ngữ và đa dạng
đa văn hoá
4.1-Ngôn ngữ:
Vương quốc Anh là một nước đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ. Tuy không hề có điều
luật quy định một ngôn ngữ chính thức cho Anh, nhưng tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất được sử
dụng trong thương mại chính thức. Chính vì vậy khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu sang Anh,
các doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động của mình.
Vương quốc Anh đã tham gia ký kết Hiến chương của Hội đồng châu Âu về Ngôn ngữ Địa phương
và Thiểu số, trong đó thừa nhận những nghĩa vụ nhất định đối với việc giữ gìn và phát huy các ngôn
ngữ thiểu số của Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland. Do đó, khi tiến hành các hoạt động tại các
quốc gia thuộc vương quốc Anh, bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh, các doanh
nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng nên tìm hiểu và sử dụng ngôn ngữ thứ hai tại các quốc gia
này. Điều này sẽ giúp tạo thiện cảm đối với người dân địa phương.
21
4.2-Tôn giáo:
Nước Anh là một xã hội đa tín ngưỡng. Mọi người có quyền tự do thực hành tôn giáo riêng
của họ. Theo cuộc điều tra dân số năm 2001, những tín ngưỡng chính ở Vương quốc Anh là:
- Thiên chúa giáo – 71,8% dân số tự nhận mình là người theo đạo Thiên chúa
- Không tôn giáo: 15,1%
- Không rõ: 7,8%
- Đạo hồi – 2,8%
- Đạo Hin-du – 1%
- Đạo Sik - 0,6%
- Đạo Do thái – 0,5%
- Đạo Phật – 0,3%
Hầu hết các thành phố ở Vương quốc Anh đều có các trung tâm Hồi giáo, Hindu, Sikh và
đạo Phật, cũng như các giáo đường và nhà thờ cho tất cả các giáo phái.
Sự đa dạng về tôn giáo được thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống ở Vương quốc Anh.
Ví dụ, một số trường học công do các nhóm tín ngưỡng tôn giáo tổ chức; một số chương trình
truyền hình, phát thanh, ấn phẩm và trang thông tin điện tử dành riêng cho một vài tôn giáo; và, rất
nhiều đảng phái chính trị có nền tảng là tôn giáo, như Đảng Hồi giáo nước Anh, Đảng Bầu cử Thiên
chúa giáo, tham gia chiến dịch vận động trong các cuộc bầu cử ở địa phương. Hầu hết các chính
quyền địa phương ở Anh đều có cán bộ chuyên trách liên hệ với các nhóm tôn giáo trong cộng
đồng. Nhiệm vụ chính của họ là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về các cộng đồng tôn giáo trên
địa bàn.
Chính vì sự đa dạng về tôn giáo như thế này nên khi tiến hành các hoạt động truyền thông
cho các sản phẩm xuất khẩu của mình tại vương quốc Anh, các doanh nghiệp cần hết sức chú ý tìm
hiểu kỹ về tôn giáo của vùng miền doanh nghiệp đang hoạt động để lựa chọn phương tiện truyền
thông cũng như nội dung truyền đạt cho phù hợp.
4.3-Thói quen và cách ứng xử:
- Khi gặp gỡ, họ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung
là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội.
- Trong công việc, họ luôn tỏ rõ bản lĩnh và lòng nhiệt tình của mình, đồng thời cũng đánh
giá người khác qua công việc của họ. Cương vị xã hội, trong quan niệm của họ là do mỗi người tự
đặt lấy. Họ rất ngưỡng mộ ai bằng năng lực và lòng kiên trì giành được thành công. Họ cũng có sự
kính trọng với truyền thống gia đình, dòng họ.
- Họ luôn có ý thức và coi trọng quyền công dân của mỗi người. Họ luôn tin vào qui định
của luật pháp để thực hiện công lý trong xã hội và luôn coi trọng, bảo đảm cho quyền sở hữu cá
nhân. Vì thế, những câu hỏi tỏ sự ân cần quá mức về cuộc sống riêng tư không được ưa chuộng như
với ngưòi châu Á. Tính độc lập này còn thể hiện trong cả sinh hoạt gia đình (kể cả khi đi du lịch) .
22
Họ thường nuôi dạy con cái từ nhỏ theo tinh thần luôn có nguyện vọng, xu hướng và khả năng sống
tự lập. Nói chung họ thích có nơi ngủ riêng biệt để được hoàn toàn tự do.
- Họ ít coi trọng quan hệ láng giềng như người châu Á. Khi rảnh rỗi, họ có thể vui thú với
bạn bè hoặc trong câu lạc bộ chứ không nhất thiết thăm hỏi những người xung quanh.
- Người Âu – Mỹ rất coi trọng tri thức khoa học và tư duy tuyến tính, nên muốn mọi việc
phải được sắp xếp theo kế hoạch và vận động theo một hướng. Với quan niệm, cuộc sống chỉ diễn
ra có một lần, nên họ rất quý và coi trọng thời gian. Họ thường sắp đặt công việc theo thời gian
chính xác, hoạt động phải đúng giờ và thời gian phải được sử dụng một cách hợp lý, các công việc
được giải quyết càng nhanh càng tốt. Đối với họ, thời gian là tiền bạc và cái gì đã trôi qua là thuộc
về quá khứ, ít lưu luyến. Chính vì vậy khi tiến hàng làm ăn với người Anh, doanh nghiệp Việt Nam
nên coi trọng việc đến đúng giờ và có thái độ nghiêm túc trong công việc. Điều đó sẽ giúp chúng ta
có được sự tin tưởng của các đối tác người Anh
- Tránh nói về vấn đề độc lập dân tộc vì đây là vấn đề chính trị nhạy cảm. Những người này
đều có chung ngôn ngữ: tiếng Anh. Họ thận trọng trong giao tiếp, ăn mặc và chú ý đến địa vị xã hội,
danh tiếng, luôn đúng giờ và có thói quen luôn bắt tay khi làm quen. Nam giới thường thích đeo
cavát kẻ sọc. Những chủ đề ưa thích: lịch sử, văn chương, kiến trúc, vườn tược. Những vấn đề cần
tránh là: tôn giáo, tiền nong. Khi thân mật họ gọi tên, khi ăn có mời nhau…Do đó hãy tập trung nói
về những chủ đề mà người Anh ưa thích để có thể nâng cao mối quan hệ trong kinh doanh với các
doanh nghiệp Anh
4.4-Ẩm thực:
-Các gia đình Anh thường ăn món “Thịt nướng Chủ nhật” truyền thống vào ngày Chủ nhật,
nhưng họ cũng thích ăn đủ loại đồ ăn mới, từ pizza của Ý tới Mì Singapore. Người Anh thường ăn 3
bữa một ngày: bữa sáng, bữa trưa (thường ăn nhẹ) và bữa tối (tiếng Anh gọi là dinner hoặc supper).
Trà vẫn là đồ uống nóng truyền thống của Anh; trà thường được uống vài lần trong ngày và uống
với sữa
Khẩu phần ăn truyền thống của người Anh có khá nhiều cá, thịt, các sản phẩm từ sữa, thảo
mộc và các loại rau củ. Các loại gia vị và trà cũng là nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hoá ẩm
thực của người dân xứ sở xương mù.
- Trà và đồ uống
+Cũng giống như ở nhiều nước châu Âu khác, việc uống một lượng vừa phải đồ uống có
cồn là chấp nhận được, và các quán rượu và quầy rượu đã trở thành một phần không thể thiếu trong
đời sống xã hội Anh quốc. Các quán rượu và quầy rượu cũng có bán cả các đồ uống không cồn, vì
vậy bạn không nhất thiết phải uống đồ uống có cồn.
+Trà là loại thức uống được nhập khẩu sang Anh lần đầu tiên từ các nước Đông Á trong thời
kỳ nữ hoàng Victoria cai trị đất nước. Kể từ đó, trà đã trở thành một loại đồ uống truyền thống của
đảo quốc này. Bữa trà xế chiều được phục vụ chung với nhiều loại bánh, như: sandwiches, bánh
nướng hoặc bánh ngọt…
23
4.5-Văn hóa vật chất:
Sở vận tải là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát việc vận tải tại Anh. Có
nhiều đường cao tốc tại Anh, một trong những tuyến đường quan trọng nhất cho xe tải là A1 Great
North Road, trải dài xuyên quốc gia từ Luân Đôn tới Newcastle.
-Vận tải bằng xe buýt xuyên quốc gia rất phổ thông, các công ty lớn gồm National
Express, Arriva và Go-Ahead Group. Những chiếc xe buýt hai tầng màu đỏ tại Luân Đôn đã trở
thành một biểu tượng của Anh. Có một mạng lưới đường sắt nhanh tại hai thành phố của Anh; Tàu
điện ngầm Luân Đôn và Tyne and Wear Metro, mạng lưới thứ hai nằm tại Newcastle, Gateshead và
Sunderland. Cũng có các mạng lưới xe điện, như; Blackpool, Manchester Metrolink, Sheffield
Supertram và Midland Metro. Anh có kết nối vận tải đường sắt với Pháp và Bỉ qua tuyến đường sắt
ngầm dưới biển,Đường hầm eo biển Manche được hoàn thành năm 1994.
-Anh có các cơ sở vận tải hàng không kết nối với nhiều địa điểm trên thế giới, sân bay lớn
nhất là Sân bay Luân Đôn Heathrow - một trong những sân bay bận rộn nhất trên thế giới. Bằng
đường biển có vận tải bằng phà, cả cho các tuyến nội địa và quốc tế, một số tuyến đông đúc nhất kết
nối với Ireland, Hà Lan và Bỉ. Việc đi lại bằng đường thuỷ như trên các con sông, kênh,tàu biển rất
phổ thông với khoảng 7100km đường thuỷ có thể lưu thông tại Anh, một nửa trong số đó thuộc sở
hữu của Đường thuỷ Anh(Waterscape). Sông Thames là tuyến đường thuỷ chủ chốt của Anh, với
hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu tại Cảng Tilbury, một trong ba cảng chính của Vương quốc Anh.
- Vương quốc Anh luôn quan tâm và theo đuổi các chương trình phúc lợi xã hội, dịch vụ
công cộng (tổng chi tiêu cho xã hội 30% tổng chi tiêu chính phủ, y tế (ngân sách chi cho y tế
khoảng 7% GDP (2003)
- Tỉ lệ dân thành thị cao 89% (2005), và tình hình bất bình đẳng về thu nhập đầu người cao
hơn so với các nước châu âu.
- Anh còn là quê hương của cuộc cách mạng KHKT và CMCN. Quê hương Anh là nơi sinh
ra cộng đồng các nhà khoa học,công nghệ.
4.6-Thẩm mĩ-đời sống tinh thần:
+ Nghệ thuật biểu diễn Anh Quốc hết sức đặc sắc và phát triển. Âm nhạc, kịch, làm phim,
khiêu vũ và opera đều được các nghệ sỹ biểu diễn say mê trong các rạp hát, phòng hòa nhạc và các
trường quay ở khắp cả nước vào các buổi tối trong năm. Vương quốc Anh – quê hương của nhiều
nhà soạn nhạc, tác giả, vũ công và diễn viên nổi tiếng – nổi tiếng thế giới về nghệ thuật biểu diễn
cũng như văn học. Ở mỗi nước thuộc Vương quốc Anh có một Hội đồng Nghệ thuật phụ trách việc
phát triển nghệ thuật.
*Âm nhạc
24
Môi trường âm nhạc đa dạng, phát triển ở Vương quốc Anh, từ nhạc dân gian truyền thống
đến nhạc khiêu vũ hiện đại. Hàng năm đều diễn ra một vài liên hoan âm nhạc ở Vương quốc Anh.
Hai trong số những liên hoan âm nhạc nổi tiếng nhất là Glastonbury và trong công viên.
*Khiêu vũ
Có nhiều loại hình khiêu vũ ở Vương quốc Anh - từ các loại hình nghệ thuật cổ điển đến các
đoàn khiêu vũ biểu diễn trên đường phố. Những nhóm khiêu vũ đường phố nổi tiếng có Vũ điệu
Morris ở Anh, điệu nhảy của người Ireland có thể được xem ở Nhảy trên sông, và Điệu nhảy đồng
quê Scotland.
Sự phát triển trở lại của các loại hình khiêu vũ một phần là do các chương trình truyền hình
như Người nổi tiếng đến khiêu vũ (Celebrity Come Dancing). Chương trình này đã giúp nâng cao
nhận thức của công chúng về khiêu vũ.
*Nhà hát và kịch
London được xem là thủ đô nhà hát kịch của thế giới bởi ở đây có nhiều buổi diễn và số
khán giả đến xem nhiều và đông hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, kể cả so với Broadway ở New
York, Mỹ. Nghệ thuật diễn kịch cũng được giảng dạy trong các trường học phổ thông và ở các bậc
giáo dục cao hơn. Người Anh được xem là có khiếu hài hước độc đáo và các diễn viên hài kịch có
thể làm cho người dân trên toàn thế giới cười. Các vở hài kịch truyền hình và phim truyện được
trình chiếu trên truyền hình ở nhiều nước trên thế giới.
London nổi tiếng là một trung tâm câu lạc bộ hài kịch của châu Âu. Nhiều nơi khác ở
Vương quốc Anh cũng nổi tiếng về diễn xuất hài kịch. Các liên hoan và lễ trao giải thưởng quốc gia
hàng năm cũng đem lại cho những người yêu mến hài kịch một cơ hội nữa để thưởng thức những tài
năng hài kịch, cũng như chiêm ngưỡng những tài năng được yêu mến nhất trên sân khấu.
+ Truyền hình và phim
Đèn, máy quay, hành động! phim và truyền hình Anh là ngành kinh doanh lớn cả trong
phạm vi Vương quốc Anh và trên phạm vi toàn cầu.
*Truyền hình
Ngành phát thanh truyền hình của Anh bắt đầu từ năm 1936. Cho đến nay, ngành này đã
phát triển vượt bậc nhờ những tiến bộ gần đây về công nghệ và việc áp dụng truyền hình kỹ thuật
số, cáp quang, vệ tinh và internet.
Hầu hết mọi người ở Vương quốc Anh đều sử dụng nhiều dịch vụ miễn phí và thuê bao với
nhiều lựa chọn chương trình phong phú. Có năm kênh truyền hình số mặt đất ở Vương quốc Anh -
BBC1, BBC2, ITV1, Kênh4 và Kênh5.
Xuất khẩu truyền hình tạo nhiều thu nhập cho nền kinh tế của Anh hơn bất kỳ ngành công
nghiệp sáng tạo nào khác, với những chương trình như "Doctor Who" chứng minh cho sự thành
công của ngành công nghiệp truyền hình qua số lượng khán giả trên toàn cầu.
Xem truyền hình là một trong những thói quen sở thích phổ biến nhất của người Anh. Các
vở opera và kịch hàng tuần như "Người dân phía Đông London" (Eastenders) và "Đường phố Đăng
quang" (Coronation Street) được hàng triệu người thường xuyên theo dõi.
25
*Phim
Những phim cổ điển của Anh như "Những chiếc xe chiến mã của thần Lửa" (Chariots of
Fire) và các phim đương đại được ưa thích như "James Bond" (Điệp viên 007) và bộ phim nhiều tập
"Harry Potter" đã thu hút được nhiều khán giả hâm mộ phim của Anh ở nhiều nước.
Trong những năm gần đây, ngành làm phim ở Anh đã bổ sung thêm nhiều phim đa dạng về
văn hóa, bao gồm cả những chủ đề về dân tộc, xã hội và văn hóa, phản ánh đầy đủ các mặt của đời
sống ở Vương quốc Anh.
+ Văn học
Vương quốc Anh có một truyền thống văn học phong phú với những nhà văn nổi tiếng như
Chaucer, Shakespeare, Wordsworth, Dickens, Eliot, George Orwell và H G Wells. Ngoài ra còn có
rất nhiều tên tuổi nhà văn Anh khác cũng rất nổi tiếng thể giới.
Vương quốc Anh cũng là quê hương của một số tác giả nổi tiếng chuyện thiếu nhi, trong đó
có Edward Lear, Beatrix Potter, Roald Dahl, Philip Pullman và JK Rowling.
Những tài năng văn học được bồi dưỡng và khuyến khích qua một số khóa đào tạo viết văn
sáng tạo tại nhiều trường đại học của Anh và những chương trình đặc biệt do các tác giả nổi tiếng
chủ trì.
+ Lễ hội:
Ngoài các lễ hội và ngày lễ tôn giáo lớn, ở Anh còn có nhiều lễ hội truyền thống diễn ra
quanh năm. Có thể kể đến đêm Đốt lửa (Bonfire Night) vào ngày 5/11, trong đêm đó bạn có thể
tham dự các buổi đốt lửa và bắn pháo hoa. Bonfire Night kỷ niệm thất bại của Guy Fawkes năm
1605 trong việc cho nổ tung Nhà Quốc hội. Tiếp đó, cũng có thể kể đến Đêm Burns (Burns Night) -
thường tổ chức vào ngày 25/1 để nhớ đến cuộc đời và các tác phẩm của nhà văn Xcốt-len Robert
Burns; mọi người thường tụ tập để ăn bữa tối Burns (Burns Supper). Ở xứ Wales, bạn có thể tham
dự lễ hội truyền thống Eisteddfod, một lễ hội âm nhạc, văn học và sân khấu. Ngoài lễ hội Quốc gia
Eisteddfod, có nhiều lễ hội Eisteddfodau khác được tổ chức trên khắp các miền của xứ Wales, bao
gồm Eisteddfod Quốc tế và Eisteddfod Thanh niên. Đây là một trong những liên hoan nghệ thuật
thanh niên lớn nhất và sôi nổi nhất của châu Âu.
+ Hoạt động ngoài trời:
Vương quốc Anh có cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tuyệt đẹp cho những hoạt động như đi bộ,
leo núi, đi xe đạp, xe đạp leo núi và chạy bộ. Những ngọn núi của Xcốt-len và xứ Wales, những
ngọn đồi thoai thoải của Anh và Bắc Ireland, Quận Hồ và những thảo nguyên ở Yorkshire, cũng
như đường bờ biển trên toàn Vương quốc Anh đều sẽ ở xung quanh bạn.
+Thể thao:
Vương quốc Anh cũng là đất nước có truyền thống thể thao, được xem là quê hương của
môn bóng đá và giải ngoại hạngAnh luôn thu hút nhiều khán giả trên khắp thế giới.
Về quần vợt có giải Grand Slam Wimbledon nổi tiếng. Ngoài ra nước Anh còn có những
giải golf và đua ngựa được đông đảo công chúng biết đến
26
4.7-Giáo dục:
- Anh là nước coi trong giáo dục hàng đầu, ngân sách chi cho giáo dục Anh là 4.6 tỉ bảng
anh (2004) chiếm 6% GDP. Chỉ số phát triển con người HDI là 0.939 xếp hạng thứ 15 (2003).có
18/100 trường ĐH hàng đầu thế giới.tỉ lệ biết chử là 99%(2011).
-Vương quốc Anh tự hào là một quốc gia có nền giáo dục chất lượng hàng đầu trên thế giới.
Tại Anh Quốc, tất cả trẻ em từ 5 đến 16 tuổi đều phải đi học, hoặc là trường công hoặc là trường tư
phải đóng tiền. Thông thường học đại học ở Anh là 3 năm, sinh viên sẽ nhận được bằng Cử nhân về
các môn khoa học xã hội (BA) cho các ngành như ngôn ngữ, nghệ thuật, khoa học xã hội; Cử nhân
Khoa học (BSC) cho các bộ môn khoa học và Cử nhân Kỹ thuật (BEng) cho các ngành liên quan
đến kỹ thuật và công nghệ. Có hơn 20.000 khoá đào tạo sau đại học ở Anh Quốc về rất nhiều
chuyên ngành khác nhau, các khoá học thường có thời gian ngắn, từ chín tháng đến hai năm. Các
chương trình Thạc sỹ nghiên cứu nguyên lý (Mphil), thạc sỹ khoa học xã hội (MA) và Khoa học
nghiên cứu (MSc) có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm. Khoá tiến sỹ là một chương trình nghiên cứu từ 3
năm trở lên.
-Anh có một lịch sử khuyến khích giáo dục, và các trường đại học hàng đầu của họ được
quốc tế công nhận. Các trường đại học nổi tiếng nhất của Anh gồm Đại học Oxford và Cambridge.
Hai "trường đại học lâu đời" này có nhiều đặc điểm chung và hiện được gọi là Oxbridge. The King's
School, Canterbury và The King's School, Rochester là các trường lâu đời nhất tại các quốc gia nói
tiếng Anh. Nhiều trường học nổi tiếng của Anh, như Winchester College Eton College, St Paul's
School, Rugby School, và Harrow School là các cơ sở giáo dục miễn phí.
Đại học Oxford Đại học Cambridge
II-Sản phẩm giày da xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh
1-Thị trường Anh
+Thị trường giày dép tại Anh có một số nét chính nổi bật mà các nhà xuất khẩu cần quan
tâm như sau:
- Sức tiêu thụ giày dép của Anh là 7,9 tỷ EUR trong năm 2008 với 331 triệu đôi, giảm trung bình
0,2% mỗi năm, trong khi đó sản xuất giảm trung bình hàng năm là 6,3%, khoảng 217 triệu EUR
tương đương khoảng 11 triệu đôi.
27
- Năm 2008, lượng giày dép được nhập khẩu vào Anh trị giá 3,3 tỷ EUR với 415 triệu đôi. Kể từ
năm 2004, về mặt giá trị đã giảm 1,2%, nhưng lại tăng trung bình mỗi năm với tỷ lệ 3,5% về khối
lượng.
- Trên 59% về giá trị (1,9 tỷ EUR) hàng nhập khẩu vào Anh là từ các quốc gia đang phát triển
(82% về khối lượng, khoảng 342 triệu đôi). Lượng hàng nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển
tăng từ 46% về giá trị (1,6 tỷ EUR), và tăng từ 69% (251 triệu đôi) về khối lượng của năm 2004.
Trong khối EU, Anh là một trong những nước nhập khẩu nhiều nhất lượng giày dép từ các quốc gia
đang phát triển. Đây cũng là cửa ngõ quan trọng dẫn tới thị trường Ai Len.
+Tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam qua Anh
Nhóm sản phẩm SL 2006
tăng trưởng
TB/năm giá trị tăng trưởng TB/năm
xuất khẩu (triệu đôi) (2002-2006) (triệu Euro) (2002-2006)
giày mũ da 105 5% 1,110 2%
giày giả da, đế
nhựa cao su 84 -3% 517 -5%
giày mũ vải 65 3% 426 3%
2-Sản phẩm:
+Các nhóm sản phẩm
-Giày thể thao (sport): dành cho các hoạt động thể thao như chạy, đi bộ, bóng đá, thể dục thẩm mỹ.
Tuy nhiên một số khách hàng cũng mua những loại giày thể thao này cho các hoạt động đi lại
thường ngày.
-Giày thông dụng (casual, leisure, health): dành cho các hoạt động thường ngày. Xu hướng hiện
nay là một số loại giày này cũng được dùng trong môi trường công sở, văn phòng, ví dụ như giày
bệt (ballerina).
-Giày công sở và dạ hội (classic, formal): Đây là các loại giày dùng cho các hoạt động chính thức,
truyền thống trong văn phòng, công sở và tại các sự kiện, dạ hội, ví dụ như giày nữ cao gót, giày da
nam.
-Giày bốt, dã ngoại (outdoor, rugged): Các loại giày thường cao đến mắt cá chân, dùng cho hoạt
động ngoài trời. Phổ biến nhất là các loại ủng, bốt, giày leo núi.
Theo Keynote, khối lượng của thị trường Anh năm 2008 được chia thành những phần nhỏ sau:
28
Các loại giày ống (cao hơn mắt cá chân) - 20% (trước kia là 15%)
Giày dép thể thao 18%
Giày chuyên dụng 12%
(dép xỏ ngón, dép đi trong nhà, giày bảo hộ và
chống nước)
Giày thành thị Town shoes 50%
(Giày dép thông thường và công sở đôi khi được
gọi là “Trotteurs”)
+Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm giày da xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm gia công. Chất liệu giày
dép quyết định chất lượng và đẳng cấp sản phẩm. Hiện nay chất liệu da vẫn được đánh giá là cao
cấp nhất, tiếp theo là chất dẻo và cao su và các chất liệu khác. Các tính năng đặc thù của giày dép
cũng được đánh giá cao, ví dụ như giày dép không thấm nước, giày thể thao có bánh xe, giày dép
thời trang hoặc giày dép có chất liệu hoàn toàn từ tự nhiên (vegan & vegetarian shoes-không dùng
da và không sử dụng keo dán có nguồn gốc từ động vật).
Qui trình sản xuất giày dép bao gồm các công đoạn chính sau:
-gia công nguyên liệu
-pha cắt nguyên liệu
-lắp ráp mũ giày
-tiền chế đế giày
-gò ráp đế và hoàn thiện giày
-KCS và đóng gói
Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có một số công đoạn sản xuất khác nhau, ví dụ dép đi trong
nhà hoặc xăng đan thì không qua khâu gò đế bằng máy.
Mức độ gia tăng giá trị là khác nhau ở từng công đoạn sản xuất và đối với từng loại sản
phẩm. Đối với giày thể thao và giày vải, công đoạn gia công nguyên liệu bồi vải và cán luyện cao
su mang tính quyết định trong khi đó đối với giày nữ, công đoạn pha cắt nguyên liệu có thể gia tăng
nhiều giá trị với việc trang trí bán thành phẩm pha cắt như in, thêu. Tương tự như vậy là công đoạn
lắp ráp với nhiều hình thức may ráp mũ giày nữ phong phú tạo ra các sản phẩm hợp thời trang.
Hiện tại chưa có một cơ quan kiểm định, chứng nhận chất lượng giày dép và sản phẩm da ở
Việt Nam. Các nhà sản xuất Việt Nam thường phải gửi mẫu sản phẩm sang Hồng Kông làm dịch
29
vụ kiểm định theo chỉ định của khách hàng. Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện một số văn phòng đại
diện của các tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế như Veritas, SGS nhưng doanh nghiệp chưa
khai thác được hết dịch vụ này vì phần lớn phải làm theo chỉ định của khách hàng. Hiệp hội và Viện
nghiên cứu da giày cũng đã xúc tiến thành lập đơn vị kiểm định tuy nhiên kế hoạch này vẫn còn
nằm trong qui hoạch phát triển trong tương lai. Hiện tại Viện da giày có năng lực thực hiện một số
kiểm định (test) cơ bản, chưa đáp ứng được cho nhu cầu hàng xuất khẩu và trong nước. Một số nhà
máy lớn và nhà máy 100% vốn nước ngoài có xây dựng phòng lab riêng, đánh giá một số tiêu chí
cơ bản phục vụ mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm nội bộ.
Sản phẩm da giày Việt Nam hiện nay đều phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài.Tỷ lệ nội
địa hóa trong nước hiện nay chỉ đạt 50%, trong khi yêu cầu về nguyên phụ liệu là 75%.Điều này đã
hạn chế rất lớn đến khả năng kiểm soát nguồn cung và giá sản phẩm giày xuất khẩu của Việt Nam.
Nhìn chung, quy trình sản xuất sản phẩm ở Việt Nam còn theo hướng nhỏ lẻ, “ăn xổi ở thì”.
Chỉ có nhóm 235 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là có dây chuyền công nghệ và quy trình
marketing tiên tiến, nhưng sản phẩm chủ yếu sản xuất để xuất khẩu dưới dạng OEM cho các thương
hiệu nổi tiếng. Thị trường Anh cũng là đối tượng tiêu thụ lớn các sản phẩm dạng này.
Về các sản phẩm của nhóm 230 doanh nghiệp gia công còn lại, chất lượng sản phẩm phụ
thuộc đơn hàng. Các doanh nghiệp da giày dạng này hoàn toàn có tiềm lực sản xuất sản phẩm cao
cấp, nhưng điểm khó vẫn là chưa xây dựng được thương hiệu ở thị trường EU và Anh.
+Năng lực thiết kế và sáng tạo
Đây là điểm quyết định tạo ra giá trị gia tăng rất lớn trong ngành công nghiệp giày. Ý và các
nước tây Âu là trung tâm sáng tạo giày thế giới, luôn tạo ra các mẫu mốt mới, xu hướng tiêu dùng
mới trên thế giới. Hiện tại ở Việt Nam có xu thế là mọi người thường sao chép sản phẩm thay vì
tiến hành đổi mới hay sáng tạo ra sản phẩm mới. Đối với gia công giày dép, phần thiết kế do bên đặt
hàng đảm nhận nên năng lực trong nước về thiết kế hầu như không phát triển.
3-Phân khúc thị trường-khách hàng mục tiêu:
Việc phân khúc thị trường có thể rất hữu ích đối với thị trường này do có chủng loại , màu
sắc giày dép vô cùng đa dạng để có thể kết nối tới các loại khách tiêu dùng khác nhau.
* Phân khúc theo người sử dụng
Cách thông thường nhất để phân khúc thị trường là chia theo đối tượng sử dụng. Theo như Hình 1.1
thì giày dép phụ nữ là phân khúc lớn nhất.
Giày dép phụ nữ đạt giá trị 4 tỷ EUR trọng năm 2008, bị suy giảm về giá trị kể từ năm 2006,
nhưng về khối lượng lại tăng (53% năm 2008). Đối tượng nữ giới là phân khúc nổi cộm nhất trong
5 năm qua, và chị em phụ nữ đã hưởng ứng với mức giá thấp hơn bằng cách mua sắm nhiều hơn.
Tỷ lệ lao động nữ gần như không thay đổi, khoảng từ 65,5% cho tới 65,8% tổng dân số nữ của Anh
trong các năm 2004 – 2008, tỷ lệ này là cao so với mức trung bình của EU là 59,1%. Sự gia tăng
30
đang diễn ra ở nhóm nhiều tuổi hơn (55 đến 64 tuổi), trong khi tỷ lệ của nhóm tuổi trẻ hơn (15 đến
34 tuổi) lại giảm. Một số lượng ngày càng tăng lao động nữ nắm giữ những vai trò chuyên môn cao
hơn, điều đó có nghĩa mức thu nhập sau thuế sẽ cao hơn.
Lao động nữ có xu hướng tự thưởng cho bản thân một đôi giày thiết kế mới hơi xa xỉ một chút vì
họ không đi du lịch hay mua một chiếc xe mới. Một số khác lại coi những loại giày dép mới là một
cách ít tốn kém để cập nhật hoặc tìm phong cách mới. Sự gia tăng mặt hàng giày dép được bày bán
trong các siêu thị đã cho phép chị em phụ nữ theo kịp những xu hướng về giày dép và khiến họ mua
sắm thường xuyên hơn (mua ngẫu hứng) ở mức giá rẻ hơn. Việc mô phỏng những thiết kế có trên
những sàn diễn thời trang đang được chào bán tại mức giá thấp cho tới trung bình. Hầu hết phụ nữ
thường cụ thể hơn so với nam giới đối với số lượng giày họ sở hữu
Sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng giày dép phụ nữ trong năm 2007/2008 phần lớn là do các mặt
hàng giày ống làm bằng da cừu non (phong cách UGG), Ủng Cao bồi, các loại giày múa, các loại
dép có đính hạt, dép theo phong cách đấu sĩ, giày đế mềm kim loại, dép xỏ ngón và giày cao gót,
khiêu vũ. Những loại giày dép khác được bán tại Anh là giày cao gót (gót thấp, trung bình, cao hoặc
gót xuồng), giày cao gót có quai, xăng đan và giày ống (cao đến đầu gối, đến gót chân hoặc kiểu
Oxford), giày vải, giày Mary Jane, xăng đan có ống cao (boot sandals), giày đế mềm.
Tiêu thụ giày dép tại Anh theo đối tượng sử dụng năm 2008 (% về giá trị)
Nguồn: Keynote (2010)
Giày dép nam đạt giá trị 2,5 tỷ EUR năm 2008, tăng nhẹ trong cả kỳ. Nam giới thường có rất ít đôi
giày phù hợp với một số trường hợp nhưng lại chi nhiều tiền hơn cho một đôi giày và thường sử
dụng chúng lâu dài hơn phụ nữ. Ngoài ra đối với nam, giày dép cũng đã trở nên quan trọng đối với
ngoại hình của họ, đặc biệt là tại phân đoạn các sản phẩm chất lượng tốt và phân đoạn hàng xa xỉ.
Đối với giày dép thông thường, giày đế mềm, giày ống cao đến mắt cá chân, giày ống leo núi là rất
quan trọng. Đứng đầu thị trường là C&J Clark, Shoe Zone (có nhiều hàng giảm giá) và JD Sports,
tập trung vào giới trẻ của nam, đã hưởng lợi từ việc nhu cầu tăng lên đối với mặt hàng giày dép cho
nam. Đây là thị trường sôi nổi hơn phân khúc thời trang dành cho nam. Do những yếu tố hình thức,
31
trang trọng như áo jacket và thậm chí cà vạt phố biến trở lại, điều này đã kích thích doanh số của
các loại giày da thông minh, giày lười.
Giày dép trẻ em đạt giá trị 1,5 tỷ EUR trong năm 2008, đã giảm so với 19,5% (về giá trị) của năm
2004. Phân khúc giày dép trẻ em đã phân cực giữa những gia đình giàu có, bố mẹ chi nhiều tiền
mua những đôi giày của các nhà thiết kế cho con cái của họ, còn ở thị trường giá rẻ lại có sự cạnh
tranh về giá khốc liệt. Tỷ lệ sinh thấp sẽ có tác động hạn chế sức tăng trưởng trong tương lai của
phân khúc này. Các nhà bán lẻ đồ thể thao, các siêu thị và các cửa hàng trực tuyến đặt biệt mạnh đối
với mặt hàng giày dép trẻ em. Nói chung, giai đoạn bắt đầu năm học mới là quan trọng nhất đối với
doanh số của giày dép trẻ em
* Phân khúc theo nhóm tuổi
Khách mua giày dép có thể được phân khúc theo độ tuổi của họ. Hình 1.2 dưới đây minh họa rõ sự
phát triển trong các năm 2005 – 2009 và các nhóm tuổi mua sắm giày dép khác nhau như thế nào.
Hình 1.2 cũng là một minh chứng rất tốt để thấy được phân khúc thị trường này thay đổi ra sao theo
thời gian. Ví dụ, tầm quan trọng ngày càng tăng của nhóm khách hàng có độ tuổi 35–44 và 55-64 và
việc nhóm khách hàng trên 65 tuổi giảm dần tầm quan trọng cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc rất
hữu ích đối với cách nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng, hoặc phong cách giày dép nào mang tới
triển vọng tăng trưởng tốt nhất. Mỗi một phân khúc theo độ tuổi sẽ có những loại giày dép riêng biệt
nhắm tới nhóm đó. Tuy nhiên, một vài loại vượt xa những nhóm tuổi khác.Người tiêu dùng trẻ có
xu hướng dễ tiếp thu hơn những phong cách giày dép mới và phản ứng nhanh hơn với những thay
đổi của thời trang, trong khi người tiêu dùng lớn tuổi có xu hướng bảo thủ hơn đối với thị hiếu của
họ và quan tâm tới sự tiện dụng và với họ chất lượng là quan trọng nhất.
Tỷ lệ người mua giày dép theo độ tuổi giai đoạn 2005 - 2009(chia theo %)
4-Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam
+Trung Quốc
32
Xuất khẩu giày dép của Trung Quốc vào EU
Nhóm sản
phẩm
SL
2006
tăng
trưởng
TB/năm giá trị
tăng
trưởng TB/năm
xuất khẩu
(triệu
đôi)
(2002
-2006)
(triệu
Euro)
(2002-
2006)
giày mũ da 202 46% 1,893 36%
giày giả da, đế
nhựa cao su 691 44% 1,769 27%
giày mũ vải 525 29% 1,406 21%
(Nguồn: CBI)
Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, chiếm lĩnh thị trường
xuất khẩu giày dép toàn cầu với thị phần 29% và giá trị xuất khẩu 21.8 tỉ USD năm 2006. Mỹ là thị
trường xuất khẩu chủ yếu với gần 2.04 tỉ đôi năm, giá trị 13.6 tỉ USD (73% thị phần), theo sau là
EU với 1.446 tỉ đôi với giá trị xuất khẩu là 5.3 tỉ Euro (6.8 tỉ USD) (20.2% thị phần) năm 2006.
Tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng năm vẫn ở mức cao 18% so với 10% trung bình thế giới. (ITC,
USstat, CBI)
Lợi thế của Trung Quốc về nguồn lao động giá thấp khổng lồ, chi phí cơ sở hạ tầng thấp,
ngành công nghiệp nguyên liệu phụ trợ sẵn có, trung tâm phát triển mẫu, cung ứng công nghệ và
thiết bị sản xuất của Đài Loan và dịch vụ xuất nhập khẩu của Hồng Kông đã giúp cho nước này có
vị trí thống lĩnh trong xuất khẩu giày dép, đặc biệt là đối với các loại sản phẩm thông dụng giá trị
thấp và trung bình và có số lượng rất lớn.
Tuy nhiên sự phát triển của ngành giày dép Trung Quốc dựa trên các yếu tố truyền thống
này được dự đoán là đã gần tới điểm cực đại của chu kỳ kinh doanh, những vấn đề mới nảy sinh
như sự gia tăng chi phí nhân công và nguyên liệu, nguy cơ kiện bán phá giá và các rào cản phi
thương mại, các vấn đề môi trường và quyền con người và sự đa dạng hóa nguồn cung của các nhà
mua lớn sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì vị trí thống lĩnh này trong trung hạn.
+Các nước Đông Âu
Xuất khẩu giữa các nước trong khối EU có chiều hướng gia tăng, trong đó các nước đông âu
hiện đang nổi lên là một lực lượng cung ứng giày dép cho thị trường này (chủ yếu là các nước Tây
Âu), làm đối trọng với các nước đang phát triển. Rumani và Ba Lan là những nước xuất khẩu lớn
trong khối này. Năm 2006, Italy nhập khẩu 65 triệu đôi từ các nước đông âu, trong đó 46.3 triệu đôi
đến từ Rumani. Rumani là nhà sản xuất lớn thứ 3 EU với sản lượng 90 triệu đôi, trị giá 1.5 tỉ Euro
(1.95 tỉ USD) năm 2006 và là một trong số ít mấy nước EU có tỉ lệ tăng trưởng ngành dương
33
(11.8%/năm trong giai đoạn 2002-2006). Giày mũ da là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, chiếm 2/3 giá
trị xuất khẩu (CBI).
Sự phát triển mạnh của ngành giày dép Rumani, ngoài việc dựa trên nền tảng ngành đóng
giày trước kia cung cấp cho Liên Xô cũ còn nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ với Italy, nhà sản xuất giày
dép chất lượng cao hàng đầu thế giới trong việc cung ứng linh kiện giày dép và tận dụng lợi thế chi
phí nhập khẩu thấp giữa hai nước. Năm 2006, Rumani là nước nhập khầu linh kiện giày dép hàng
đầu từ Italia, với giá trị là 526 triệu USD, chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu linh kiện của Italia.
Ngược lại Italia cũng là nhà nhập khẩu linh kiện hàng đầu, chiếm77% tổng giá trị xuất khẩu linh
kiện của Rumani (ITC).
+Ấn Độ và các nước Đông Nam Á
Ấn độ là nước sản xuất giày dép lớn thứ 2 hai thế giới với hơn 2 tỉ đôi mỗi năm, chỉ sau
Trung Quốc. Thị trường trong nước với hơn 1 tỉ dân là trọng tâm của ngành giày dép nước này.
Xuất khẩu chỉ đứng thứ 14 với doanh thu 1.23 tỉ USD năm 2006, chủ yếu sang thị trường tây Âu
(Đức, Anh, Ý, Pháp) và Mỹ . Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là giày mũ da và giày thể thao. Gía trị
xuất khẩu trung bình của các dòng sản phẩm chính thấp hơn khá nhiều giá trị xuất khẩu trung bình
toàn cầu (xem thêm biểu đồ 1-trang 12). Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 19% về giá trị.
Ngành da giày Ấn độ cũng có bước phát triển tương tự như ở Trung Quốc và Việt Nam, chủ
yếu là gia công cho các hãng giày nổi tiếng thế giới, tận dụng lợi thế lao động và cơ sở hạ tầng về
công nghệ thông tin. CNTT sẽ giúp ngành da giày từng bước thiết lập năng lực quản trị và thiết kế
để sẵn sàng đón nhận chuyển giao công nghệ cao về giày thể thao cho vận động viên. Ấn độ hiện
đang nổi lên là một địa chủ thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang.
Các hãng giày lớn bắt đầu chuyển dần các cơ sở sản xuất lớn từ Trung Quốc sang Ấn độ, kể cả các
nhà sản xuất lớn Trung Quốc như APACHE.
Trong số các nước Đông nam á, Indonesia là nước gia công giày lớn, với giá trị xuất khẩu
gần 1.6 tỉ USD năm 2006. Tuy nhiên giá trị đơn vị xuất khẩu của Indonesia cũng rất thấp so với
trung bình thế giới. Ngành giày dép Indonesia chủ yếu dựa vào gia công hàng giá trị thấp, tận dụng
lợi thế lao động phổ thông giá rẻ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, chiếm 28% tổng giá trị XK,
tiếp theo là các nước Tây Âu Đức, Anh, Bỉ và Hà Lan, mỗi nước chiếm khoảng 8% tổng giá trị XK.
Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm chỉ khoảng 9% về giá trị.
5-Nhà cung ứng:
Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của Việt
Nam tháng 6/2010 đạt 227 triệu USD, giảm 11,8% so với tháng 5/2010 nhưng tăng 42,7% so với
cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của Việt
Nam 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1,2 tỉ USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ, chiếm 3,2% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 6 tháng đầu năm2010.
Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về kim ngạch cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cho
Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010, đạt 307,7 triệu USD, tăng 65,6% so với cùng kỳ, chiếm 24,9%
trong tổng kim ngạch.
34
Đứng thứ hai là Hàn Quốc đạt 218,5 triệu USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ, chiếm 17,7% trong
tổng kim ngạch.
Thứ ba là Đài Loan đạt 209 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ, chiếm 16,9% trong tổng kim
ngạch.
Phần lớn các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da giày cho Việt Nam 6 tháng
đầu năm 2010 đều có tốc độ tăng trưởng mạnh, chỉ duy nhất 2 thị trường có độ suy giảm nhẹ:
Singapore đạt 2,5 triệu USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; Braxin
đạt 27,4 triệu USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ, chiếm 2,2% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại những thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may, da, giày cho Việt Nam 6 tháng đầu
năm 2010 có tốc độ tăng trưởng mạnh: Ôxtrâylia đạt 14,8 triệu USD, tăng 298,3% so với cùng kỳ,
chiếm 1,2% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Canada đạt 4,7 triệu USD, tăng 156% so với cùng
kỳ, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch; Đan Mạch đạt 2 triệu USD, tăng 152,2% so với cùng kỳ,
chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Hoa Kỳ đạt 60,8 triệu USD, tăng 114,4% so với
cùng kỳ, chiếm 4,9% trong tổng kim ngạch.
35
6-Các kênh phân phối:
-Kênh phân phối của EU
Phần trên là mô hình của EU. Nhưng qua nghiên cứu, những kênh phân phối mạnh nhất đến người
tiêu dùng cuối (bán lẻ) tại Anh hiện nay là siêu thị/Đại siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng
bách hóa và phương thức đặt hàng trực tuyến hoặc qua email/ điện thoại
-Kênh phân phối ở Anh
Retail Sales of Footwear by Type of Outlet (% of Total Value)
1995 2000 2005 2008
Shoe Shops 45 37 33 30
Sports and Outdoor
shops 14 19 17 15
Clothing Stores 12 11 14 17
Grocery Superstores 5 7 8 7
Mail order/online 10 9 10 11
Other Retailers† 14 17 18 20
Total 100 100 100 100
†‐ mainly variety, discount and department stores
7-Tiềm lực của các doanh nghiệp Việt Nam:
36
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam tháng 7/2010 đạt 491
triệu USD, tăng 2% so với tháng trước và tăng 34,4% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim
ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2010 đạt 2,8 tỉ USD, tăng 14,3%
so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 7,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước 7
tháng đầu năm 2010.
Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giày dép Việt
Nam đã có bước tiến nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng
đầu thế giới đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả
năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị
hiếu của từng thị trường.
Nhiều đối tác nước ngoài đã nhận định, Việt Nam là một nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu
giày lớn trong khu vực, được quốc tế biết đến như một nguồn cung cấp tiềm năng, ổn định.
Tuy nhiên, tiềm năng này chỉ dừng lại ở mức gia công. Các doanh nghiệp (DN) sản xuất giày dép
trong nước hơn 70% là gia công; các sản phẩm chỉ dừng lại ở các sản phẩm trung và thấp cấp. Điều
này đang là điểm yếu của Lefaso: Thiếu và Yếu bộ phận thiết kế.
Mặc dù những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, các DN Da – Giày đã
từng bước chuyển đổi sản xuất (từ gia công sang tự sản xuất), nhiều DN có bộ phận thiết kế , phát
triển sản phẩm và đầu tư dây chuyền sản xuất hàng mẫu, sản xuất thử nghiệm và sản xuất các lô
hàng nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, đội ngũ thiết kế chỉ mới được tập trung cho khâu thiết kế kĩ thuật, phần phát triển ý
tưởng, thiết kế phác họa & xây dựng bộ sưu tập mới còn nhiều hạn chế.
Phần lớn sản phẩm da giày của Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài là dưới thương hiệu của các
hãng quốc tế (Nike, Addidas, Puma, Ecco, Clack, Prada...). Phần lớn giá trị gia tăng trong nước chỉ
chiếm 15-20% giá thành sản phẩm.
Sau gần 20 năm hình thành và phát triển theo mô hình sản xuất công nghiệp đến nay đa số các
doanh nghiệp trong ngành đã là công ty cổ phần. Hiện nay, Việt Nam có tổng số gần 500 doanh
nghiệp ngành da giày. Trong đó tại miền Nam là gần 400 doanh nghiệp, miền Trung 10 doanh
nghiệp và miền Bắc 60 doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình “ Marketing quốc tế” –
- Nguồn Đại sứ quán Anh
- Bài giảng môn “Marketing quốc tế” của Th.s Quách Thị Bửu Châu
- tailieu.vn
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề Tài- Phân tích môi trường Vương Quốc Anh.pdf