Cách ứng xử được coi là bình thường ở một nước cũng có thể bị coi là không chấp
nhận ở nước khác. Những thông lệ được chấp nhận ở nước nay đôi khi bị xem là vô đạo đức ở
nước khác
Người Trung Quốc rất coi trọng việc đúng hẹn. Điều này có thể gây ra rủi ro trong việc
giao tiếp kinh doanh khi người Việt Nam đã có thói quen đến trễ trong các buổi hẹn. Nếu ta
không đáp ứng đựơc yếu tố thời gian kịp thời sẽ dẫn đến mất uy tín, mất khách hàng.
Ví dụ một quảng cáo có sự tiếp xúc thân mật giữa người nam và người nữ ở các nước
phương Tây là bình thường, trong khi ở các nước phương Đông thì lại không phù hợp và được
xem là không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức.
- Tư duy kinh doanh của người Trung Quốc là một điều rất đáng quan tâm. Người
Trung Quốc ngoài kiếm tiền còn muốn giành được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Họ
kinh doanh dựa nhiều vào sỹ diện, dù lỗ vẫn làm chứ không chịu mất mặt, không chịu phá sản
hay đóng cửa. Người Trung Quốc thể hiện rõ ‘cái tôi’ cá nhân, nếu không thể hiện đựơc sự tôn
trọng đối với đối tác và người tiêu dùng Trung Quốc họ cũng sẽ không tôn trọng và gạt bỏ sản
phẩm của ta.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3678 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích một số vấn đề về văn hóa khi tập đoàn cà phê trung nguyên thâm nhập thị trường trung quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
CAO HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH – KHOÁ 2011
--------***---------
Bài Tập nhóm Kinh Doanh Quốc Tế:
PHÂN TÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA KHI TẬP
ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC
GVHD : TS. Vũ Thế Dũng
Thực hiện: Nhóm 6
1.Vũ Công MSHV: 09170696
2. Nguyễn Huy Hoàng MSHV: 1017077
3. Võ Văn Sĩ MSHV: 11170829
4. Trần Thị Hiếu Thuận MSHV: 11170851
5. Đỗ Vĩnh Toàn MSHV: 11170855
6. Nhan Dư Điền Văn MSHV: 11170886
7. Nguyễn Thị Oanh Vũ MSHV: 10170976
8. Nghiêm Xuân Vũ MSHV: 11170892
9. Hồ Văn Thiền
10. Lữ Văn Trường
Tháng 12, năm 2012
Môn Kinh doanh quốc tế
Trang 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
"Nếu dầu mỏ là năng lượng của nền kinh tế công nghiệp thì cà phê là năng lượng của
nền kinh tế tri thức".
Thị trường Trung Quốc với dân số hơn 1,34 tỷ người và có tốc độ tăng trưởng kinh tế
mạnh mẽ luôn là một thị trường tiềm năng với bất kỳ ngành hàng kinh doanh nào. Đối với các
doanh nghiệp Việt Nam, khi đã có tham vọng vươn ra thị trường thế giới thì mục tiêu xâm
nhập và chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc là một mục tiêu quan trọng không thể bỏ qua trong
chiến lược kinh doanh quốc tế của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc với một nền văn hóa đa dạng,
đa sắc màu và đã có một nền tảng văn hóa vững chắc, riêng biệt trải qua hàng nghìn năm phát
triển đôi khi lại là một rào cản mà doanh nghiệp cần phải thích ứng và vượt qua. Sự khác nhau
về văn hoá và sự không thấu hiểu văn hóa của thị trường có thế dẫn đến việc bị mất thị phần
tại thị trường mục tiêu. Tập đoàn cà phê Trung Nguyên với tham vọng “trở thành thương hiệu
toàn cầu” phải thích nghi và có chiến lược gì để quản lý các rủi ro về văn hóa khi thâm nhập
thị trường Trung Quốc? Qua sự phân tích môi trường văn hóa của Trung Quốc sau đây sẽ góp
phần hạn chế các rào cản này và giúp Trung Nguyên có chiến lược kinh doanh hợp lý để tìm
kiếm chỗ đứng ở thị trường Trung Quốc.
Môn Kinh doanh quốc tế
Trang 2
1. GIỚI THIỆU
Ra đời vào giữa năm 1996 – cà phê Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt
Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc
đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Từ một hãng cà phê nhỏ bé của Buôn Mê
Thuột, Trung Nguyên đã phát triển thành tập đoàn cà phê Trung Nguyên với các lĩnh vực kinh
doanh chính: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ
phân phối, bán lẻ hiện đại.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện
nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và
8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan,
Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43
Quốc Gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc.
Từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Trung Quốc tăng gấp đôi các nền kinh tế đang trỗi dậy
khác gồm Ấn Độ, Nga và Brazil gộp lại. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã
vượt ngưỡng 5.000 USD trong năm 2011. Điều này cho thấy mức thu nhập ở quốc gia đông
dân nhất thế giới này đang tăng lên nhanh chóng. Thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng
tăng đây là một thuận lợi tốt. Trung Quốc giáp ranh với Việt Nam. Bên cạnh đó văn hóa Việt
Nam và người Trung quốc có nhiều điểm giống nhau. Đồng thời thể chế chính trị xã hội hay
kinh tế khá tương đồng giúp cho việc tiếp cận thị trường này dễ hơn.
Với hơn 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống cà phê hòa tan, Trung Quốc được coi là
thị trường rất tiềm năng. Tuy nhiên, khi thâm nhập vào 1 thị trường quá rộng lớn và đa dạng
màu sắc văn hóa như Trung Quốc, Trung Nguyên sẽ phải đối mặt với các trở ngại gì và nên
có các chiến lược và giải pháp để giải quyết các vấn đề này như thế nào trong chiến lược thâm
nhập thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng.
Môn Kinh doanh quốc tế
Trang 3
2. HIỆN TRẠNG CÙA TRUNG NGUYÊN TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
2.1. Sơ lược về các đặc trưng thị trường Trung Quốc
2.1.1. Môi trường kinh tế:
Với dân số lên tới 1,3 tỷ người. Trung Quốc là thị trường mơ ước của nhiều doanh
nghiệp của nhiều quốc gia. Nền kinh tế Trung Quốc trong một vài năm trở lại đây đang trỗi
dậy với sức phát triển mạnh mẽ. Trong tương lai đây sẽ là thị trường lớn nhất mà các doanh
nghiệp Việt Nam cần hướng tới. Trung Quốc là một thị trường trọng điểm của Việt Nam. Năm
2003, Trung Quốc trở thành bạn hàng đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đến hết năm
2004, Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác thương mại số một của Việt Nam, với tổng
kim ngạch hai chiều đạt 7,19 tỉ USD tăng 190 lần trong 13 năm. Dự tính năm 2010, kim ngạch
xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đạt từ 900 – 100 tỷ USD ( chiếm 3,8% tổng kim ngách xuất khẩu
thế giới và đứng thứ 6). Từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Trung Quốc tăng gấp đôi các nền
kinh tế đang trỗi dậy khác gồm Ấn Độ, Nga và Braxin gộp lại.
Với nền kinh tế Trung Quốc phát triển như vũ bão, công ty cà phê Trung Nguyên đã rất
mạnh bạo để tận dụng cơ hội bước vào thị trường này với chi phí đầu vào: nguồn nhân công
dồi dào, rẻ tiền, các chính sách ưu đãi về thuế là một trong những chính sách khích lệ áp dụng
cho ngành sản xuất, phát triển dịch vụ tại Trung Quốc, đơn giản hóa các thủ tục… đồng thời
tận dụng được thế là nhượng quyền thương mại ngày càng trở nên quan trọng và đang rất
“nóng” tại trung tâm châu Á. Trong đó, Trung Quốc là một trong những trung tâm nhượng
quyền thương mại sôi động nhất.
2.1.2. Quy mô thị trường
Trong những năm gần đây, Trung Quốc có bước tăng trưởng và phát triển nhảy vọt vượt
lên đứng trong vị trí các nước dẫn đầu thế giới.Với một thị trường rất rộng lớn 1,3 tỷ dân, diện
tích là 9.596.960 km2 (thứ 4 thế giới), quy mô nhập khẩu đứng thứ 3 thế giới, chứng tỏ nhu
cầu hàng hoá vào thị trường này tương đối lớn, vì vậy mà các nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hoá vào Trung Quốc bằng mọi phương thức. Dẫn đến là tính cạnh tranh diễn ra trên thị trường
Trung Quốc tương đối cao và phức tạp và Trung Nguyên phải đối mặt với rất nhiều các đối thủ
cạnh tranh đã có danh tiếng từ rất lâu trên thế giới.
Môn Kinh doanh quốc tế
Trang 4
2.1.3. Môi trường văn hóa
Còng giống như Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia đa chủng tộc với 56 dân tộc. Dân cư
Trung Quốc phân bố rất không đều. Các giá trị truyền thống của Trung Quốc đa phần bắt
nguồn từ các tư tưởng chính thống của nho giáo. Do có nhiều dân tộc khác nhau nên Trung
Quốc có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng lại có đặc điểm chung là: rất coi trọng truyền thống
dân tộc, coi trọng truyền thống gia đình, tiết kiệm, có tinh thần dân tộc rất cao và đặc biệt là
coi trọng chữ tín trong kinh doanh. Văn hóa Trung Quốc mang nhiều sắc thái thần bí.
Người Trung Quốc còn có tư tưởng chuộng con trai hơn, đây có thể cũng là một lý do khiến
Trung Nguyên chọn Trung Quốc là thị trường của mình bởi mặt hàng cà phê thường hấp dẫn
phái nam hơn.
2.2 Kinh doanh của Trung Nguyên tại Trung Quốc
2.2.1 Nhượng quyền thương hiệu
Năm 2006, Công ty cà phê Trung Nguyên vừa chính thức khai trương quán cà phê
nhượng quyền đầu tiên tại Trung Quốc đặt ở thành phố Nam Ninh. Với diện tích gần 300m2,
quán Trung Nguyên được xây dựng và trang trí bằng mây, tre, lá; các vật dụng trang trí thô
mộc bằng gốm, sứ và thiết kế bằng các hoa văn thổ cẩm, trống đồng cách điệu, thể hiện sự kết
hợp hài hòa giữa nét văn hóa VN và Trung Quốc.
2.2. Sản phẩm cà phê hòa tan G7
Với dòng sản phẩm G7, Trung Nguyên thâm nhập thị trường Trung Quốc từ năm 2010.
Năm 2012, Trung Nguyên dự kiến thu được 50 triệu USD từ thị trường này, sau khi đạt được
mức tăng trưởng 200% vào năm 2011. Trung Nguyên đặt tham vọng kiếm được 1USD/ đầu
người tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Ngày 28-3-2012, nhà máy cà phê hòa tan G7 thứ hai chính thức khánh thành tại Bắc
Giang nhằm phục vụ nhanh chóng và kịp thời thị trường Trung Quốc. Đây là nhà máy thứ 5
nằm trong dự án hệ thống nhà máy hiện đại nhất châu Á của Trung Nguyên với mức đầu tư
2.200 tỷ đồng, và là một phần trong lộ trình chiến lược phát triển của Trung Nguyên nhằm đáp
ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như quốc tế, tạo điều kiện cho thương hiệu Việt
cất cánh mạnh mẽ ra với thế giới.
Môn Kinh doanh quốc tế
Trang 5
Môn Kinh doanh quốc tế
Trang 6
4 . PHÂN TÍCH SWOT CỦA TRUNG NGUYÊN TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
4.1 Điểm mạnh:
Việt Nam là 1 trong những quốc gia xuất khẩu cà phê nhiều nhất trên thế giới.Riêng 6
tháng đầu năm 2012, lần đầu tiên VN vượt qua Brazil để trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê
nhiều nhất trên thế giới
Nguyên liệu cà phê ở Việt Nam ngon, đậm đà. Kết hợp công nghệ hiện đại nhất thế giới,
bên cạnh các bí quyết trồng café truyền thống.
Café Trung Nguyên được Bộ Ngoại Giao chọn là Đại Sứ Ngoại Giao Văn Hóa.Được
chọn phục vụ trong các hội nghị thượng đỉnh APEC, ASEM, ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh
Phụ nữ toàn cầu, Hoa hậu trái đất, hoa hậu quý bà thế giới, giao lưu hội Việt-Bỉ 2009, ASEAN
Open Food Day 2010
Các giải thưởng quốc tế đã đạt:
Giải thưởng Ernst & Young – Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp do văn phòng
VCCI & công ty kiểm toán quốc tể tổ chức.
Đạt chứng nhận sạch, an toàn, chất lượng bởi các cơ quan chức năng trong lĩnh
vực kiểm nghiệm thực phẩm quốc tể, được chứng nhận bởi FDA (Food & Drug
Administration) – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
Giá trị cốt lõi và niềm tin: Khát vọng lớn, tinh thần quốc gia, tinh thần quốc tế, không
ngừng sáng tạo đột phá, thực thi tốt, tạo giá trị và phát triển bền vững, café làm cho thế giới tốt
đẹp hơn, café là năng lượng cho nền kinh tế trí thức, café đem lại sáng tạo hướng đến hài hòa
và phát triển bền vững, hình thành nên một thánh địa café.
4.2 Điểm yếu
Chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế nên không có kế hoạch
dự phòng, đối phó với rủi ro ở thị trường mới, có nền văn hóa quá đa dạng như Trung Quốc.
4.3 Cơ hội
Thị trường Trung Quốc rộng lớn, đầy tiềm năng. Truyền thống văn hóa trà đang được
chuyển dần sang cà phê. “Hưởng thụ thời gian nhàn rỗi ở quán cà phê” trở thành 1 hiện tượng
văn hóa ở các thành phố lớn ở Trung Quốc. Quán cà phê là nơi giải tỏa áp lực của giới trẻ.
Môn Kinh doanh quốc tế
Trang 7
Cơ hội mở rộng ra nhiều quốc gia do café Trung Nguyên được chọn làm đại sứ ngoại
giao Văn hóa.
Sản phẩm mang thương hiệu quốc gia và, đạt chứng nhận sạch, an toàn chất lượng đã
được kiểm định không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài như tổ chức nổi tiếng FDA của
Mỹ.
4.4 Nguy Cơ
Tình hình chính trị ở Việt Nam và Trung Quốc luôn có những bất đồng nên có thể hoạt
động kinh doanh của Trung Nguyên sẽ có thể gặp sự cố ở những thời điểm nhất định
Luật sở hữu trí tuệ và bản quyền thương hiệu ở Trung Quốc không được chặt chẽ. Vì vậy
mà Trung Nguyên cần tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình, để không bị lẫn
lộn với các thương hiệu khác, không bị vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng.
Các doanh nghiệp cà phê Trung Quốc đang phát triển mạnh nên Trung Nguyên cũng phải
cạnh tranh rất quyết liệt với các doanh nghiệp này, ngoài ra còn cạnh tranh với các thương
hiệu cà phê lớn trên thế giới cũng đang đầu tư mạnh vào thị trường này. Đã có người dẫn đầu
là Starbucks: Starbucks gia nhập thị trường café Trung Quốc năm 1998.
5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA TRUNG NGUYÊN CÓ THỂ GẶP PHẢI KHI
XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Về ẩm thực
Trung quốc là một đất nước có nên ẩm thực rât lớn, và đòi hỏi khá cao nên sản phẩm cà
phê Trung nguyên khi thâm nhập vào thị trường này phải chịu rủi ro rất lớn về chất lương. Ví
dụ như sản phẩm “cà phê G7” của Trung nguyên, đây là sản phẩm cà phê có vị gần giống như
cà phê đen được rất nhiều người dân ở Việt nam và một số quốc gia khác ưu thích nhưng đối
với người dân trung quốc thì lại thích ngọt và béo trong khi đó G7 lại có vị đắng của cà phê
nguyên chất, chính vì vậy khi muốn thâm nhập vào thị trường này Trung nguyên cần phải xem
xét lại vị của tất cả các mặt hàng của mình . Đây cũng là một rủi ro nếu Trung nguyên không
quản trị trước sẽ gây ra nhiều tổn thất và làm cho sản phẩm cà phê không thể bán chạy tại thị
trường Trung quốc
Môn Kinh doanh quốc tế
Trang 8
Khi sản phầm cà phê của Trung nguyên thâm nhập thị trường sẽ gặp một rủi ro khá lớn
là khó có thể cạnh tranh nổi với trà của trung quốc, và người dân trung quốc rất khó để thay
thế trà trong thức uống hằng ngày bằng cà phê vì trà được liệt vào một trong 7 thứ quan trọng
trong cuộc sống. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người Trung Quốc. Ở Trung Quốc,
Trà đã thịnh hành ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước. Trà đã hình thành một nền văn hóa
độc đáo.
Ngôn ngữ
Nhiều thương hiệu của nước ngoài đã không thể vượt qua rào cản về văn hóa ở Trung
Quốc, mà rào cản về ngôn ngữ là trở ngại đầu tiên mà các doanh nghiệp cần phải vượt qua.
Ngôn ngữ Latinh thông thường với hệ thống chữ viết với nhiều ký tự thành một từ, nhưng
ngược lại mỗi ký tự của ngôn ngữ Trung Quốc đã đại diện cho một từ. Vì thế, bất cứ một
thương hiệu nào khi vào Trung Quốc đều phải chuyển sang ngôn ngữ Trung Quốc, cả về cách
phát âm và hình ảnh.
Rủi ro về ngôn ngữ có thể xảy ra cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, tiếp thị
quảng cáo sản phẩm, thiết kế bao bì sản phẩm của công ty. Rủi ro nếu công ty Trung Nguyên
không hiểu cặn kẽ về ngôn ngữ của Trung Quốc nói chung và ngôn ngữ của từng thị trường
địa phương nói riêng thì sẽ gây khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu,
đôi khi sẽ gây ra những phản đối, tẩy chay của người tiêu dùng do sự truyền tải thông điệp bị
sai lệch..
Tôn giáo
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến niềm tin, lối sống và thói quen của con người
Các rủi ro Trung Nguyên có thể gặp phải:
Không hiểu, hiểu sai về những điều đối tác tin tưởng (tôn giáo) dẫn tới các hành
động sai lầm, gây mất thiện cảm với đối tác.
Khó có thể hiểu được điều đối tác suy nghĩ, mong muốn khi không biết niềm tin của
anh ta là gì?
Môn Kinh doanh quốc tế
Trang 9
Rủi ro về tôn giáo có thể xảy ra cho việc xây dựng quảng cáo hình ảnh sản phẩm,
phải phù hợp với truyền thống tôn giáo chung và tôn giáo từng vùng nếu không sẽ
gặp phải những điều cấm kị trong các tôn giáo.
Về phong tục tập quán và thói quen ứng xử
- Cách ứng xử được coi là bình thường ở một nước cũng có thể bị coi là không chấp
nhận ở nước khác. Những thông lệ được chấp nhận ở nước nay đôi khi bị xem là vô đạo đức ở
nước khác
Người Trung Quốc rất coi trọng việc đúng hẹn. Điều này có thể gây ra rủi ro trong việc
giao tiếp kinh doanh khi người Việt Nam đã có thói quen đến trễ trong các buổi hẹn. Nếu ta
không đáp ứng đựơc yếu tố thời gian kịp thời sẽ dẫn đến mất uy tín, mất khách hàng.
Ví dụ một quảng cáo có sự tiếp xúc thân mật giữa người nam và người nữ ở các nước
phương Tây là bình thường, trong khi ở các nước phương Đông thì lại không phù hợp và được
xem là không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức.
- Tư duy kinh doanh của người Trung Quốc là một điều rất đáng quan tâm. Người
Trung Quốc ngoài kiếm tiền còn muốn giành được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Họ
kinh doanh dựa nhiều vào sỹ diện, dù lỗ vẫn làm chứ không chịu mất mặt, không chịu phá sản
hay đóng cửa. Người Trung Quốc thể hiện rõ ‘cái tôi’ cá nhân, nếu không thể hiện đựơc sự tôn
trọng đối với đối tác và người tiêu dùng Trung Quốc họ cũng sẽ không tôn trọng và gạt bỏ sản
phẩm của ta.
- Xã hội Trung Quốc là một xã hội chặt chẽ, mọi người thường quây quần trong làng xã,
tập thể của mình. Cho nên, khi một người làm một mặt hàng mới, ngay sau đó, như một phản
ứng dây chuyền, hàng trăm người khác sẽ bắt chước, phá sự độc quyền của người đi đầu. Điều
này dẫn đến rủi ro doanh nghiệp phải đối đầu với nạn hàng nhái, cạnh tranh không lành mạnh.
Ví dụ được TS Alan Phan người Việt sản xuất cây viết (bút) tại Trung Quốc. Lúc mới
làm, ông chỉ có 2 đối thủ cạnh tranh với mình. Vậy mà chỉ 3 năm sau, số đối thủ cạnh tranh đã
lên tới con số 250. Hay như để sản xuất rượu nhái các hãng nổi tiếng, một số người Trung
Quốc chỉ cần đi thu mua vỏ chai của những hãng đó, rồi đổ vào trong bất kỳ thứ rượu nào có
Môn Kinh doanh quốc tế
Trang 10
thể đánh lừa được khách hàng. “Đã có một công ty sản xuất rượu có tiếng phải bỏ ra 4 triệu
USD mỗi năm để cho người đi thu hết các vỏ chai lại, chống việc sản xuất rượu giả”
Văn hoá Trung Quốc có màu sắc "văn hoá gia đình" rất nặng. Những kẻ làm cha, lương
bổng bản thân có cao đến đâu cũng vẫn muốn để dành cho con, bởi thế người ta vẫn cứ tham.
Đây cũng là một nguyên nhân hình thành "văn hoá hối lộ" trong quan trường Trung Quốc.
Điều này dẫn đến rủi ro trong việc xin các thủ tục đầu tư kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn,
phức tạp, nhũng nhiễu, tốn kém chi phí cho việc “hối lộ”.
Một nhà phân phối nhiều khi khó có thể đưa sản phẩm của mình xâm nhập thị trường vì
mỗi địa phương sẽ có 1 “ông quan”. Các doanh nghiệp địa phương được chính quyền bảo vệ
và những doanh nghiệp bên ngoài sẽ gặp phải những rào cản vô hình, không thể xâm nhập các
thị trường đó.
“Nhất quan, nhì họ” - đó là quan hệ làm ăn tại thị trường Trung Quốc. Nếu không có
quan hệ với quan chức địa phương, các doanh nhân sẽ gặp phải nhiều rào cản. Tiếp đó, nếu
không được người có uy tín giới thiệu, công việc làm ăn tại địa phương cũng sẽ không thể
“xuôi chèo mát mái”. Về “luật chơi” của thị trường Trung Quốc thì mờ mờ, ảo ảo, mơ hồ, tuỳ
cách diễn giải của từng người, từng địa phương. Điều này khiến cho quyền lực và tiền bạc trở
thành yếu tố quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên thị trường
này. Và, để có tất cả những điều kiện trên, điều kiện tiên quyết cho mỗi doanh nhân là phải
có… “cò”. Đây là người sẽ lo mọi chuyện từ A đến Z. Muốn có quan hệ với các “ông quan”
địa phương: nhờ “cò”; muốn “tư vấn” pháp lý, bắt tay với các đối tác khác: đã có “cò”; khi gặp
rắc rối, thay vì thuê luật sư thì nên tìm “cò”… “Thành bại đều tại “cò!”
Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất
thời. Rủi ro ở đây là có nhiều đối thủ cạnh tranh đã đặt đựơc nền tảng kinh doanh cà phê đã có
mối quan hệ làm ăn lâu dài tại thị trường Trung Quốc, công ty Trung Nguyên sẽ gặp sự cạnh
tranh gay gắt khi muốn tìm kiếm quan hệ hợp tác tại thị trường này. Không tạo dựng đủ niềm
tin cho phía đối tác dẫn đến việc họ sẽ dè dặt khi làm ăn với chúng ta.
Về thẩm mỹ
Môn Kinh doanh quốc tế
Trang 11
Yếu tố này cũng gây ra rủi ro, ảnh hưởng đến việc thiết kế bao bì và hình ảnh của
thương hiệu cũng như sản phẩm thâm nhập thị trường. Hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm
phải đạt được tính thẩm mỹ cao, phù hợp với truyền thống thẩm mỹ của người Trung Quốc,
tránh những điều tối kị trong văn hóa thẩm mỹ.
Phong thủy là một yếu tố rất quan trọng trong việc kinh doanh của người dân Trung
quốc và họ rất xem trọng vấn đề này. Chính vì vậy khi Trung nguyên thâm nhập vào vào thị
trường này theo hình thức nhượng quyền thì rất dễ gặp rủi ro trong việc giữ được những yếu
tố làm nên thương hiệu của Trung nguyên vì khi Doanh nghiệp của Trung Quốc kinh doanh
sản phẩm này thì họ sẽ trình bày lại màu sắc hay cách bày trí quán cà phê sao cho phù hợp với
phong thủy, như vậy sẽ làm mất đi nét độc đáo của một quán cà phê Trung nguyên
MỘT SỐ CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Phân tích những rào cản về văn hóa của Trung Nguyên ở thị trường Trung Quốc? Theo
bạn rào cản nào là quan trọng nhất và Trung Nguyên cần phải vượt qua?
2. Trung Nguyên có nên phát triển sản phẩm “cà phê trà” cho thích hợp với khẩu vị người
Trung Quốc hay có chiến lược để thay đổi thói quen uống trà của người Trung Quốc sang cà
phê?
3. Trung Nguyên cần có chiến lược như thế nào để xâm nhập thị trường Trung Quốc?
4. Trung Nguyên có nên áp dụng chiến lược “theo sau người dẫn đầu là Starbucks” để hạn
chế các rủi ro hay không?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kdqt_ca_phe_trung_nguyen_nhom_6_nop_1926.pdf