Trên địa bàn Thành phốCần Thơ trong thời gian qua đãbị không ít thiệthại
do thời tiết gây ra nhưlốc xoáy, giông bão,hỏa hoạn Trong thời giantớinếu
tiếptụcxảy ra các thiên tai này thìsẽ phần nào ảnhhưởng đến hoạt độngcủa các
khách hàngcủa ngân hàng.Hầuhết các khách hàngcủa ngân hàng hoạt động
tronglĩnhvực xâylắp, xâydựng công trình. nên không loại trừ trườnghợpxảy
ra thiên tai làmhưhỏng công trình. Vìvậy việc muabảo hiểmsẽ giúp cho các
khách hàng này giảmbớt thiệthại cho mình, chuyểnrủi ro này cho công tybảo
hiểm. Vìvậy, đốivới các khách hànglớn thuộc ngành xâydựng, ngân hàng nên
yêucầu các khách hàng này muabảo hiểm đốivới cácdự án trước khi cho vay.
Đây được xem làmột trong những biện pháphữu hiệu để phòng chốngrủi ro cho
cả ngân hàng và khách hàng.
74 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá hạn năm 2004 là
54.241 triệu đồng thì đến năm 2006 nợ quá hạn chỉ còn 4.887 triệu đồng. Một
trong những nguyên nhân làmcho nợ quá hạn giảm là do công tác thu hồi nợ của
ngân hàng đạt kết quả tốt, bên cạnh đó cán bộ thẩm định của ngân hàng cũng
thận trọng hơn, thẩm định kỹ khả năng tài chính của khách hàng trước khi cho
vay. Hơn nữa, trong những năm qua ngân hàng đã tập trung xử lý nợ quá hạn như
bán nợ, phát mãi tài sản, đồng thời cũng đã trích từ quỹ dự phòng rủi ro để xử lý
Trang 40
nên làm cho nợ quá hạn giảm nhanh. Trong năm 2005 và 2006, tình hình kinh tế
địa phương ngày càng phát triển, các ngành công nghiệp nhẹ được chính quyền
địa phương quan tâm, tạo điều kiện để phát triển. Vì vậy, các khách hàng của
ngân hàng hoạt động trong ngành này hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nên chỉ
tiêu quan trọng. Vì vậy, để đánh giá được mức độ rủi ro của ngân hàng thì cần
xem xét nợ quá hạn theo các tiêu chí phân loại của ngân hàng như theo phân loại
nợ, theo ngành kinh tế....
4.3.2. Rủi ro nợ quá hạn tính theo thời gian
Số liệu về tình hình nợ quá hạn theo phân loại nợ chúng ta sẽ được thấy
trong trang sau. Sau đây là tính hình nợ quá hạn theo cách phân loại này.
Trong quan hệ kinh doanh, việc trễ hẹn thanh toán từ 1 đến 10 ngày là
chuyện bình thường và thường xuyên xảy ra do khách hàng chưa gom đủ tiền,
trong khi theo Quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước thì các khoản nợ chậm
trả 1 ngày so với cam kết trong hợp đồng tín dụng là đã chuyển sang nợ quá hạn.
Vì vậy mà ta thấy trong cơ cấu nợ quá hạn thì nợ quá hạn nhóm 2 và nhóm 3
luôn chiếm tỷ trọng cao. Đối với ngân hàng đây là những khoản nợ có thể thu
hồi, hơn nữa số tiền phạt do quá hạn cũng sẽ giúp làm tăng thu nhập cho Ngân
hàng, tuy nhiên nó cũng có thể chuyển nhóm đối với nợ nhóm 3. Qua 3 năm ta
thấy nợ nhóm 2 và nhóm 3 của Ngân hàng có xu hướng giảm. Năm 2004, nợ quá
hạn nhóm này ở mức rất cao, lên đến 50.239 triệu đồng. Năm 2005, nợ quá hạn
nhóm này giảm xuống còn 15.836 triệu đồng, giảm 68,48% so với năm 2004.
Sang năm 2006, nợ quá hạn tiếp tục giảm còn 619 triệu đồng, giảm 96,09% so
với năm 2005. Do là ngân hàng Đầu tư và Phát triển nên các khách hàng của
ngân hàng hầu hết hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công trình…
Trong quá trình hoạt động, khi các khách hàng này trúng thầu thực hiện công
trình nhưng do chủ đầu tư là nhà nước thường cấp vốn rất chậm nên làm cho các
khách hàng này cũng trả nợ ngân hàng chậm. Do đó các khoản nợ này mặc dù
quá hạn nhưng hầu hết là ngân hàng có khả năng thu hồi.
Trang 41
Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn theo phân loại nợ
Đơn vị tính: Triệu đồng
2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05
Nợ quá hạn
ST % ST % ST % ST % ST %
Nợ nhóm 2 và nhóm 3 50.239 92,62 15.836 61,22 619 12,67 -34.403 -68,48 -15.217 -96,09
Nợ nhóm 4 277 0,51 9.518 36,80 1.877 38,41 9.241 3.336,10 -7.641 -80,28
Nợ nhóm 5 3.725 6,87 512 1,98 2.391 48,92 -3.213 -86,26 1.879 366,99
Tổng nợ quá hạn 54.241 100,00 25.866 100,00 4.887 100,00 -28.375 -52,31 -20.979 -81,11
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn
Nợ nhóm 2: nợ quá hạn dưới 90 ngày
Nợ nhóm 3: nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày
Nợ nhóm 4: nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
Nợ nhóm 5: nợ quá hạn trên 360 ngày
Trang 42
Trong năm 2004, ngân hàng có nợ quá hạn cao nguyên nhân là do một số
khách hàng thuộc thành phần kinh tế nhà nước và doanh nghiệp tư nhân hoạt
động bị thua lỗ, một vài khách hàng bị phá sản nên không trả được nợ cho ngân
hàng. Vì vậy nên sang năm 2005, ngân hàng đã thận trọng hơn trước khi cho vay,
đã loại bỏ bớt một số khách hàng làm ăn không hiệu quả, tiếp tục cho vay các
khách hàng có uy tín với ngân hàng nên đã làm cho nợ quá hạn nhóm này giảm
xuống nhanh và tiếp tục ở mức thấp trong năm 2006.
Đối với nợ nhóm 4 ta thấy nó có sự biến động lớn qua 3 năm. Năm 2004 nợ
quá hạn nhóm này là 277 triệu đồng. Sang năm 2005, nợ quá hạn nhóm này tăng
lên nhanh, đạt 9518 triệu đồng, tăng gấp 34 lần năm 2004. Trong năm 2005, nợ
quá hạn nhóm này tăng cao chủ yếu do các khách hàng thuộc ngành xây dựng và
thương mại dịch vụ hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn như giá cả xăng
dầu tăng cao, các sản phẩm dịch vụ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường
nên dẫn đến việc gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Ngoài ra trong năm một phần
nợ quá hạn ở năm trước và nhóm 3 chuyển sang nên cũng góp phần làm tăng nợ
quá hạn nhóm 4. Năm 2006, nợ quá hạn nhóm này là 1.877 triệu đồng, giảm
80,28% so với năm 2005. Trong năm 2006 do các khách hàng có nợ quá hạn
trong năm trước đã trả nợ cho ngân hàng, hơn nữa đây là năm mà đối tượng vay
vốn chủ yếu của ngân hàng là ngành công nghiệp và xây dựng trả nợ đúng hạn,
đồng thời cũng thanh toán xong các khoản nợ năm trước nên làm cho nợ quá hạn
nhóm này giảm xuống thấp.
Còn đối với nợ quá hạn nhóm 5, đây là những khoản nợ có khả năng mất
vốn và bị tổn thất cao. Nợ quá hạn nhóm này qua 3 năm cũng có nhiều biến
động. Năm 2004, nợ quá hạn nhóm này là 3.725 triệu đồng, cao nhất trong 3
năm. Trong năm 2004 là năm mà ngân hàng có nợ quá hạn cao vượt mức quy
định của nhà nước chủ yếu tập trung vào một số khách hàng hoạt động trong lĩnh
vực dịch vụ giải trí, sản xuất bao bì và vật liệu xây dựng kinh doanh kém hiệu
quả do các dịch vụ giải trí đã cũ, không có sự đầu tư mới nên không thu hút
người dân, còn giá cả các sản phẩm bao bì sản xuất ra thì cao hơn giá thị trường
nên không bán được và gây ra nợ quá hạn tại ngân hàng. Tuy nhiên trong năm
ngân hàng cũng đã tăng cường công tác thu nợ, xử lý các khoản nợ xấu bằng
cách bán nợ, trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nên làm cho nợ quá hạn nhóm
Trang 43
này giảm xuống nhanh trong năm 2005. Năm 2005, nợ quá hạn nhóm này là 512
triệu đồng, giảm 86,26% so với năm 2004. Sang năm 2006, nợ quá hạn lại tăng
lên, đạt 2.391 triệu đồng, tăng 1.879 triệu so với năm 2005. Trong năm này nợ
quá hạn nhóm 5 tăng cao một phần là do nợ quá hạn năm trước và nhóm 4
chuyển sang, phần khác là do khách hàng hoạt động trong ngành thương mại dịch
vụ, hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng do thị trường bị đóng băng nên ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh, từ đó mà không trả nợ cho ngân hàng đúng
hạn.
Nhìn chung qua 3 năm ta thấy nợ quá hạn nhóm 2 và nhóm 3 có xu hướng
giảm và chiếm tỷ trọng ngày càng thấp, nợ quá hạn nhóm 4 và nhóm 5 mặc dù có
nhiều biến động nhưng tỷ trọng của nó thì ngày càng cao trong tổng nợ quá hạn.
Nếu xét về tỷ trọng nợ nhóm 4 và nhóm 5 trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng,
ta thấy mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên trên thực tế các khoản nợ quá hạn này chỉ tập trung vào một số khách
hàng lớn và các khách hàng này vẫn có khả năng trả nợ nên ngân hàng có thể thu
hồi. Khi thu hồi các khoản nợ này ngoài tiền lãi thu về thì ngân hàng còn thu
thêm một khoản lớn từ tiền phạt do để nợ quá hạn nên góp phần làm tăng đáng kể
nguồn thu nhập cho ngân hàng.
4.3.3. Rủi ro nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế
Do tính chất quan trọng của nợ quá hạn nên ngoài cách phân nợ quá hạn
theo phân loại nợ thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ còn phân loại nợ
theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Trong phần này chúng ta sẽ đi vào
phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế, số liệu về nợ quá hạn loại này
được thể hiện qua bảng sau:
Trang 44
Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05
Chỉ tiêu
ST % ST % ST % ST % ST %
Nợ quá hạn theo ngành kinh tế 54.241 100,00 25.866 100,00 4.887 100,00 -28.375 -52,31 -20.979 -81,11
1. Công nghiệp 47.693 87,93 _ _ _ _ _ _ _ _
2. Xây dựng 5.860 10,80 20.143 77,87 _ _ 14.283 243,74 _ _
3. Thương mại dịch vụ và các ngành khác 688 1,27 5.723 22,13 4,887 100,00 5,035 731,83 -836 -14,61
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn
Trang 45
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ là một chi nhánh Ngân hàng
thương mại quốc doanh phục vụ cho công cuộc đầu tư và phát triển đất nước, đối
tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là các khách hàng thuộc ngành xây dựng
và công nghiệp. Trong thời gian qua Ngân hàng cũng đã tăng cường cho vay các
khách hàng thuộc ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác nhưng số lượng
vẫn còn thấp. Tuy là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng nhưng tỷ trọng nợ quá
hạn của ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm dần, còn các ngành
thương mại dịch vụ và các ngành khác mặc dù số lượng tiền vay ít nhưng tỷ
trọng nợ quá hạn lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể như sau:
Ø Ngành công nghiệp: Đây là đối tượng mà ngân hàng tập trung cho vay
nhiều nhất, doanh số cho vay của ngành này mỗi năm đều trên 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nợ quá hạn đối với ngành này lại có xu hướng trái ngược, giảm nhanh
qua 3 năm. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua thì
phần lớn nợ quá hạn tại ngân hàng thường chỉ tập trung vào một vài khách hàng.
Năm 2004, nợ quá hạn đối với ngành này rất cao, đạt 47.693 triệu đồng. Trong
năm số nợ quá hạn đối với ngành này rất cao, đạt 47.693 triệu đồng. Trong năm
số nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào khách hàng hdđ tronglĩnh vực sản xuất bao
bì và vật liệu xây dựng. Do khách hàng này sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn để
đầu tư trung và dài hạn như mua sắm tài sản cố định, bộ máy tổ chức cồng kềnh,
sản phẩm sản xuất ra có giá cao không bán được nên hoạt động kinh doanh bị
thua lỗ, không trả được nợ cho ngân hàng. Trong năm ngân hàng đã bán khoản
nợ của khách hàng cho công ty mua bán nợ, đồng thời cũng trích từ quỹ dự
phòng rủi ro để xử lý nên đã góp phần làm giảm nợ quá hạn cho những năm sau.
Hơn nữa, trong năm này các khách hàng hoạt động trong ngành công nghiệp gặp
nhiều khó khăn trong hoạt động, nguyên vật liệu đầu vào tăng làm giá cả sản
phẩm sản xuất ra có giá cao, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đồng
thời lại sử dụng nhiều vốn để đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, tăng khả năng cạnhtranh trong thơi gian tới nên không thể trả nợ đúng
hạn cho ngân hàng. Sang năm 2005 và 2006, do ngân hàng đã loại bỏ bớt các
khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, tập trung cho vay các kháchhàng có hoạt
động kinh doanh tốt cùng với việc giám, theo dõi tận thu nợ của cán bộ tín dụng
nên đã không còn nợ quá hạn đối với ngành này nữa. Trong những năm này,
Trang 46
khối ngành công nghiệp mà ngân hàng cho vay hoạt động chủ yếu là các ngành
công nghiệp nhẹ, cho vay để doanh nghiệp đầu tư vào nguyên vật liệu sản xuất
rồi bán hàng thu tiền về, do đó những khoản vay này có vòng quay tương đối
nhanh, đồng vốn được sử dụng hiệu quả mang về lợi nhuận cho khách hàng, từ
đó mà khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Ø Ngành xây dựng: Hầu hết các khách hàng thuộc ngành này hoạt động
trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công trình mà đa phần là các doanh nghiệp nhà
nước. Vì vậy khi các khách hàng này trúng thầu thực hiện công trình nhưng do
chủ đầu tư là nhà nước thường cấp vốn rất chậm nên các khách hàng này cũng trả
nợ chậm cho ngân hàng. Tuy nhiên đây là những khoản nợ mà ngân hàng có khả
năng thu hồi. Năm 2004, nợ quá hạn đối với ngành này là 5.680 triệu đồng. Sang
năm 2005, nợ quá hạn tăng lên đạt 20.143 triệu đồng, tăng 243,74% so với năm
2004. Trong năm, đối tượng khách hàng lớn của ngân hàng là công ty Tàu Cuốc,
hoạt động về xây dựng công trình thủy lợi do công ty mẹ là công ty Cơ giới thủy
ở Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, bộ máy tổ chức lại
có nhiều thay đổi nên dẫn đến việc công ty này không thể trả nợ đúng hạn cho
ngân hàng. Đây là đối tượng chủ yếu gây ra nợ quá hạn cao cho ngân hàng. Bên
cạnh đó, năm 2005 giá cả xăng dầu tăng cao, thời tiết có nhiều biến đổi như mưa
lớn kéo dài, xảy ra giông bão trên địa bàn nên ảnh hưởng đến quá trình thi công,
xây dựng công trình của khách hàng, làm tăng chi phí nên phần nào ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh. Trong khi đó chủ đầu tư là nhà nước lại cấp vốn chậm
nên các khách hàng này cũng trả nợ chậm cho ngân hàng làm cho nợ quá hạn tại
ngân hàng tăng cao. Sang năm 2006, các khách hàng là các chủ thầu nhận được
vốn từ nhà nước nên nhanh chóng trả nợ cũ cho ngân hàng, đồng thời cùng với
sự phát triển của Cần Thơ thì nhu cầu vốn vay của các khách hàng này tăng cao
cho nên để có thể vay thêm vốn, giữ uy tín với ngân hàng các khách hàng này đã
trả lãi và nợ đúng hạn. Hơn nữa, trong năm cán bộ tín dụng đã tích cực giám sát,
đôn đốc các khách hàng trả nợ và kết quả đạt được đã hết sức khả quan. Không
những thu được khoản nợ lớn của công ty Tàu Cuốc mà còn thu được các khoản
nợ cũ và mới của các khách hàng khác. Vì vậy mà trong năm ngân hàng không
có nợ quá hạn đối với ngành này.
Trang 47
Ø Ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác: Các khách hàng thuộc
ngành thương mại dịch vụ chủ yếu kinh doanh các dịch vụ giải trí, mua bán bất
động sản…, còn các ngành khác là nhóm khác hàng hoạt động kinh doanh vật
liệu xây dựng, điện thoại, một số vay vốn để mua xe, sửa chữa nhà... Ta thấy nợ
quá hạn đối với ngành tăng nhanh qua 3 năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong tổng nợ quá hạn. Với xu hướng mở rộng quy mô tín dụng trong thời gian
qua ngân hàng đã liên tục tăng doanh số cho vay đối với các ngành này, tuy
nhiên hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp nhiều khó khăn nên dẫn
đến để nợ quá hạn tại ngân hàng. Nợ quá hạn đối với ngành này qua từng năm
chỉ tập trung vào một vài khách hàng. Năm 2004, nợi quá hạn của ngành này
thấp nhất trong 3 năm, đạt 688 triệu đồng. Trong năm này nợ quá hạn này phần
lớn tập trung vào khách hàng hoạt động kinh doanh các dịch vụ giải trí. Trong
nhưng năm vừa qua thành phố Cần Thơ đã không ngừng phát triển, nhiều khu vui
chơi giải trí ra đời nên dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt, hơn nữa do khách hàng
này kinh doanh các dịch vụ đã cũ kĩ, không có sự đầu tư mới nên dẫn đến việc
nhàm chán cho người dân từ đó mà dẫn đến bị thua lỗ, phá sản. Khi ngân hàng
phát mãi tài sản của khách hàng này do tài sản là đất nông nghiệp có giá trị lớn,
không tìm được đối tượng mua nên kéo dài, góp phần làm tăng nợ quá hạn. Năm
2005, nợ quá hạn tăng cao, đạt 5.723 triệu đồng, gấp hơn 8 lần năm 2004. Trong
năm số nợ quá hạn này chỉ thuộc về một khách hàng kinh doanh muối và nước
tương, vay vốn của ngân hàng để nhập khẩu muối của Ấn Độ về rồi chế biến lại
thanh muối iốt nhưng do giá bán cao hơn giá các sản phẩm cùng loại khác trên
thị trường nên không bán được sản phẩm dẫn đến thua lỗ, gây ra nợ quá hạn tại
ngân hàng. Sang năm 2006, với sự tích cực của cán bộ tín dụng trong công tác
thu nợ cùng với ý thức trả nợ của khách hàng nên ngân hàng đã thu được khoản
nợ này. Năm 2006, nợ quá hạn của ngân hàng đạt 4.887 triệu đồng. Số nợ quá
hạn này chủ yếu tập trung vào khách hàng kinh doanh bất động sản, do thị trường
bất động sản bị đóng băng trong những năm gần đây nên ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của khách hàng này, đồng thời từ đó mà khách hàng không trả
nợ đúng hạn cho ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng cao. Bên cạnh đó một số
khách hàng vay vốn để sửa chữa nhà cửa, mua xe… chưa quen giao dịch với
ngân hàng, một số là cán bộ công nhân viên do phải đi công tác xa, gia dình gặp
Trang 48
khó khăn.. nên không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, mặc dù đây chỉ là những
khoản nợ nhỏ những nó cũng góp phần làm tăng nợ quá hạn cho ngân hàng. Mặc
dù nợ quá hạn đối với ngành này tăng cao trong những năm qua, nhưng hầu hết
các khách hàng có nợ quá hạn lớn trong năm 2005 và 2006 vẫn có khả năng trả
nợ cho ngân hàng, tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nếu trong thời gian tới
các khách hàng này vẫn tiếp tục kinh doanh không hiệu quả. Vì vậy ngân hàng
cần thận trọng hơn trước khi cho vay các khách hàng thuộc ngành này, đồng thời
cũng tăng cường công tác thu nợ nhằm góp phần giảm nợ quá hạn xuống mức
thấp trong thời gian tới.
Nhìn chung, nợ quá hạn theo ngành kinh tế có xu hướng tăng dần đối với
ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác, giảm dần đối với ngành công
nghiệp và xây dựng. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh
tế địa phương thì ngành thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, có nhiều doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ra đời đến ngân hàng để xin vay vốn. Với
doanh nghiệp này, đồng thời ngân hàng cũng không ngừng tăng doanh số cho
vay đối với ngành thương mại dịch vụ, tạo mối quan hệ với nhiều khách hàng
mới. Hơn nữa các khách hàng hoạt động trong ngành này lại phãi chịu sự cạnh
tranh gay gắt. Vì vậy mà ta thấy ngành này có mức độ rủi ro cao hơn các ngành
công nghiệp và xây dựng. Nợ quá hạn đối với ngành công nghiệp và xây dựng có
xu hướng giảm dần xuống mức thấp nhất. Nguyên nhân là do năm 2004, các
ngành này có nợ quá hạn cao nên trong những năm sau ngân hàng đã sàng lọc và
cẩn thận hơn trước khi cho vay đối với ngành này. Mặc khác thì trong những
năm sau thì các khách hàng thuộc ngành này hoạt động kinh doanh ngày càng
hiệu quả, nhu cầu vốn của họ tăng lên để mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư
trang thiết bị, công nghệ mới... nên đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nhằm giữ
uy tín và có thể tiếp tục vay vốn để phục vụ cho hoạt động của mình. Vì vậy mà
mức độ rủi ro của các ngành có xu hướng ngày càng thấp.
Từ đó, để đạt được kết quả tốt hơn về nợ quá hạn của ngân hàng trong
những năm tới, ngân hàng cần có những biện pháp tốt hơn về xử lý nợ quá hạn,
thận trọng hơn nữa trong khâu thẩm định, đòng thời tăng cường giám sát, kiểm
tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, tích cực thu hồi nợ cũ. Mặc dù nợ quá
hạn đối với ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn
Trang 49
nhưng không vì thế mà hạn chế cho vay đối với các khách hàng hoạt động trong
lĩnh vực này bởi vì đầu tư cho lĩnh vực này rất có hiệu quả. Vì vậy, trong thời
gian tới ngân hàng cần có những biện pháp và chín sách cho vay hợp lý hơn đối
với lĩnh vực này.
4.3.3. Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Trước khi đi vào phân tích tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế,
chúng ta hãy quan sát bảng số liệu ở trang sau.
Qua bảng số liệu ở phần trên ta thấy tình hình nợ quá hạn đối với các thành
phần kinh tế có những diễn biến phức tạp. Cụ thể như sau:
ØĐối với thành phần kinh tế nhà nước: Hầu hết các khách hàng gây ra nợ
quá hạn thuộc ngành này hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công
trình…, một số hoạt động trong các ngành công nghiệp nhẹ như sản xuất bao bì,
vật liệu xây dựng, dệt may,… . Ta thấy nợ quá hạn đối với ngành này có xu
hướng giảm nhanh qua 3 năm. Năm 2004, nợ quá hạn là rất cao ở mức 49.912
triệu đồng. Trong năm này, các khách hàng thuộc ngành xây dựng là các nhà
thầu nhưng khi trúng thầu thì chủ đầu tư là nhà nước lại cấp vốn chậm nên khách
hàng cũng chậm trả nợ cho ngân hàng góp phần làm cho nợ quá hạn của ngân
hàng ở mức cao. Ngoài ra, trong năm do khách hàng hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất bao bì, vật liệu xây dựng kinh doanh bị thua lỗ do sử dụng vốn đầu tư
quá nhiều vào tài sản cố định, sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao không tiêu
thụ được.Vì vậy mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, gây ra nợ quá
hạn. Để giảm bớt nợ quá hạn, kéo tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới mức 5%, ngân
hàng tập trung thu nợ, nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu như bán nợ, trích dự
phòng rủi ro để xử lý… nên đã tạo nên sự chuyển biến trong năm 2005. Cuối
năm 2005, nợ quá hạn của ngân hàng là 13.026, giảm 52,31% so với năm 2004.
Sang năm 2006, khách hàng chủ yếu của thành phần này là ngành xây dựng và
công nghiệp đã trả nợ cho ngân hàng nên làm cho nợ quá hạn giảm xuống mức
thấp. Năm 2006, nợ quá hạn là 100 triệu đồng, giảm 99,23% so với năm 2005.
Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy công tác giám sát, đôc đốc khách hàng trả nợ
ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nó cũng cho thấy ý thức trả nợ của khách
hàng, muốn giữ uy tín, duy trì quan hệ lâu dài với ngân hàng để tiếp tục vay vốn.
Trang 50
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05
Chỉ tiêu
ST % ST % ST % ST % ST %
Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 54.241 100,00 25.866 100,00 4.887 100,00 -28.375 -52,31 -20.979 -81,11
1. Nhà nước 49.912 92,02 13.026 50,36 100 2,05 -36.886 -73,90 -12.926 -99,23
2. Tư nhân 182 0,34 2.819 10,90 3.600 73,66 2.637 1.448,90 781 27,70
3. Cá thể 3.709 6,84 1.649 6,38 967 19,79 -2.060 -55,54 -682 -41,36
4. Hỗn hợp 438 0,81 8.372 32,37 220 4,50 7.934 1.811,42 -8.152 -97,37
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn
Trang 51
Ø Thành phần kinh tế hỗn hợp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần): Đây là thành phần kinh tế được Ngân hàng tập trung cho vay nhiều
nhất, doanh số cho vay bình quân mỗi năm khoảng 1.000 tỷ đồng. Về tình hình
nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế này có những diễn biến phức tạp. Năm
2004, nợ quá hạn là 438 triệu đồng nhưng sang năm 2005 đột nhiên tăng lên mức
cao đạt 8372 triệu đồng. Năm 2005, nợ quá hạn tăng cao nhưng số nợ quá hạn
hạn này chỉ tập trung vào một khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
xây dựng, đó là công ty Tàu Cuốc. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực công
trình đô thủy lợi nhưng do công ty mẹ của công ty này là công ty Cơ giới thủy ở
Thành phố Hồ Chí Minh trong bộ máy tổ chức có nhiều thay đổi, hoạt động kinh
doanh lại bị thua lỗ nên ảnh hưởng đến công ty con là công ty Tàu Cuốc nên
công ty này không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng. Tuy nhiên sang năm thì
công ty này cũng đã trả nợ cho ngân hàng nên làm cho nợ quá hạn giảm xuống
đáng kể. Hầu hết các khách hàng thuộc thành phần này hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp nhẹ và thương mại. Năm 2006, các khách hàng này sử dụng đồng
vốn có hiệu quả, hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận nên phần lớn trả nợ
đúng hạn cho ngân hàng góp phần làm cho nợ quá hạn ở mức thấp. Năm 2006,
nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế này là 220 triệu đồng, giảm 93,37% so với
năm 2005. Đây là một dấu hiệu khả quan, góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn của
ngân hàng xuống mức rất thấp.
Ø Đối với doanh nghiệp tư nhân và cá thể: Mặc dù doanh số cho vay đối
với doanh nghiệp tư nhân là thấp, thế nhưng nợ quá hạn đối với đối tượng này lại
tăng cao qua các năm. Năm 2004 trong khi nợ quá hạn chỉ có 182 triệu đồng thì
sang năm 2005 lại tăng lên đáng kể đạt 2.819 triệu đồng và tiếp tục tăng vào năm
2006, đạt 3600 triệu đồng, tăng 27,76% so với năm 2005. Các doanh nghiệp tư
nhân này phần lớn hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ, do đó diễn biến nợ
quá hạn đối với ngành này khi phân tích có sự tương đồng với việc phân tích nợ
quá hạn của ngành thương mại dịch vụ. Nợ quá hạn của thành phần này tăng cao
chủ yếu là do khách hàng hoạt động kinh doanh bất động sản, do thị trường bất
động sản bị đóng băng ảnh hưởng đến khách hàng này nên khách hàng này
không trả nợ kịp thời cho ngân hàng. Mặc dù vậy thì khách hàng này vẫn có khả
năng trả nợ cho ngân hàng nên mức độ rủi ro đối với khoản nợ này là không cao.
Trang 52
Một số khách hàng kinh doanh vật liệu xây dựng bán cho các chủ thầu số lượng
lớn nên bán gối đầu, vì vậy mà thu tiền chậm nên cũng chậm trả nợ cho ngân
hàng. Bên cạnh đó một số khách hàng kinh doanh về dịch vụ giải trí như hồ bơi,
do không đủ sức cạnh tranh với các khách hàng hoạt động gần đó là Công viên
nước nên dần dần bị thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy mà
làm cho nợ quá hạn của ngành này tăng liên tục với mức cao qua 3 năm.
Còn đối với thành phần kinh tế cá thể thì tình hình nợ quá hạn lại có sự
chuyển biến trái ngược với các doanh nghiệp tư nhân. Các khách hàng này vay
vốn của ngân hàng hầu hết để mua xe, sửa chữa nhà cửa, mua bán vật liệu xây
dựng và điện thoại,… Một số khách hàng này do chưa quen giao dịch với ngân
hàng, có tâm lý để nợ vài ngày là chuyện thường, một số do phải đi công tác, gia
đình gặp khó khăn nên không trả nợ kịp cho ngân hàng, gây ra nợ quá hạn tại
ngân hàng. Hầu hết các khách hàng thuộc thành phần này đều có khả năng trả nợ
cho ngân hàng nên mức độ rủi ro đối với ngành này tương đối thấp. Về nợ quá
hạn đối với ngành này có điểm chú ý là trong năm 2004 có nợ quá hạn cao, đạt
3.709 triệu đồng. Khách hàng gây ra nợ quá hạn cao trong năm này chủ yếu là
khách hàng hoạt động kinh doanh lương thực thực phẩm. Khách hàng này vay
vốn của ngân hàng để nhập khẩu lô muối từ Ấn Độ về, sau đó chế biến thành
muối iốt để bán lại nhưng do có giá bán cao so với các sản phẩm cùng loại trên
địa bàn dẫn đến việc kinh doanh kém hiệu quả, không trả nợ kịp thời cho ngân
hàng. Sang những năm sau thì khách hàng này cũng trả nợ dần dần cho ngân
hàng nên làm cho nợ quá hạn của thành phần này giảm liên tục.
Nhìn chung, nợ quá hạn đối với các thành phần kinh tế diễn ra theo chiều
hướng giảm dần, đáng chú ý là thành phần kinh tế nhà nước – khách hàng chủ
yếu của ngân hàng có tốc độ giảm của nợ quá hạn rất nhanh. Mặc dù nợ quá hạn
đối với doanh nghiệp tư nhân có tăng lên nhưng chỉ tập trung vào một vài khách
hàng mà các khách hàng này vẫn có khả năng trả nợ nên mức độ rủi ro của nó là
không cao. Các khách hàng thuộc thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp, hoạt động kinh doanh ngày càng
có hiệu quả, có nguồn tài chính lớn nên mức độ rủi ro đối với thnàh phàn kinh tế
này là thấp. Đối với thành phần kinh tế hỗn hợp và doanh nghiệp tư nhân thì mức
độ rủi ro đối với thành phần này tương đốicao. Kể từ khi Cần Thơ trở thành
Trang 53
thành phố trực thuộc trương ương thi nên kinh tế của thành phố có sự quan tâm,
đầu tư ngày càng phát triển, có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
này ra đời. Vì vậy các khách hàng thuộc những thành phần kinh tế này phải chịu
sự cạnh tranh gay gắt nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, làm tăng mức
độ rủi ro tín dụng cho ngân hàng đối với thành phần kinh tế này. Ngân hàng phải
căn cứ vào tình hình kinh tế ch, mức độ cạnh tranh và xem xét kỹ kế hoạch kinh
doanh của các khách hàng... mà có chính sách cho vay phù hợp.
Tóm lại, sau khi phân tích về thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng, ta
thấy mức độ rủi ro đối với ngân hàng ngày càng giảm dần, nợ quá hạn thay đổi
theo hướng tăng dần đối với các khách hàng hoạt động trong ngành thương mại
dịch vụ, đối tượng khách hàng lớn của ngân hàng là ngành xây dụng và công
nghiệp thì nợ quá hạn có xu hướng giảm nhanh và đạt mức tối thiểu trong năm
2006. Mặc dù tỷ lệ nợ nhóm 4 và nhóm 5 trong tổng nợ quá hạn ngày càng cao
nhưng hầu hết các khách hàng để nợ nhóm này vẫn có khả trả nợ nên mức độ rủi
ro không cao. Khi ngân hàng thu được các khaỏn nợ này ngoài tiền lãi thì ngân
hàng còn thu được một lượng lớn từ tiền phạt do quá hạn, từ đó góp phần làm
tăng thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2004 và 2005, ngân hàng đã
xử lý một số khoản nợ xấu như bán nợ, trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý… Các
biện pháp này mặc dù góp phần làm cho nợ quá hạn của ngân hàng giảm xuống
thấp nhưng trên thực tế đã làm giảm thu nhập của ngân hàng. Hơn nữa việc
khách hàng chậm trả nợ gây ra nợ quá hạn tại ngân hàng sẽ làm tăng nợ quá hạn
cho ngân hàng, từ đó làm giảm uy tín của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới
ngân hàng cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay cũng
như trong quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng.
Trang 54
4.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
4.4.1. Rủi ro do cơ chế, chính sách của Nhà nước
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nên còn
nhiều khó khăn. Cơ chế quản lý của nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện,
một số cơ chế của nhà nước, Ngân hàng nhà nước mở ra quá rộng như cho phép
một doanh nghiệp được mở tài khoản, vay vốn ở nhiều Ngân hàng dẫn đến khó
kiểm soát… Công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước chưa thật sự triệt để,
quyết liệt; không ít các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như các
doanh nghiệp tư nhân, đơn vị kinh doanh cá thể ra đời lợi dụng cơ chế, chính
sách tự do kinh doanh, đãi ngộ của nhà nước để hoạt động lừa đảo, hay sản xuất
kinh doanh không đúng hướng. Hơn nữa môi trường pháp lý cho kinh doanh
Ngân hàng chưa đồng bộ và cũng đang trong quá trình hoàn thiện, đáng chú ý là
các quy định của luật các tổ chức tín dụng vần còn nhiều bất cập, cần sớm bổ
sung và sửa đổi.Vì vậy đã ảnh hưởng góp phần làm nảy sinh nợ quá hạn tại ngân
hàng.
4.4.2. Rủi ro do khách hàng
Ø Do tâm lí của khách hàng
Khách hàng trả nợ mỗi lần không nhiều, một số khách hàng thuộc thành
phần kinh tế cá thể, vay vốn để mua xe, sửa chữa nhà cửa… chưa quen giao dịch
với Ngân hàng nên thường quên trả nợ hay có tâm lý để nợ quá hạn 1, 2 tháng là
chuyện bình thường hoặc do bận đi học, công tác xa, gia đình gặp khó khăn mà
không trả nợ đúng hạn. Hơn nữa còn có một số khách hàng có tâm lý chây ỳ,
không chịu trả nợ nên đã góp phần làm tăng nợ quá hạn của Ngân hàng nảy sinh
nguy cơ rủi ro. Mặc dù đây là những khoản nợ nhỏ nhưng nó cũng làm tăng nợ
quá hạn cho ngân hàng.
Ø Do tính chất ngành hoạt động của khách hàng
Do là ngân hàng phục vụ trong lĩnh vực đầu tư và phát triển nên phần lớn
khách hàng của ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công
trình... Các khách hàng này là các chủ thầu khi trúng thầu được ngân hàng cho
vay vốn để thực hiện công trình nhưng thường chậm trả nợcho ngân hàng.
Nguyên nhân là các chủ đầu tư của các công trình này là nhà nước cấp vốn rất
Trang 55
chậm cho các chủ thầu, yừ đó làm cho các chủ thầu này trả chậm cho ngân hàng
đẫn đến nợ quá hạn. Tuy nhiên, các khách hàng nay khi nhận được vốn thì đều
nhanh chóng đến ngân hàng để trả nợ nên đây là các khoản nợ thu hồi được .
Mặc dù vậy, việc trả nợ chậm này đã làm cho nợ quá hạn của ngân hàng tăng
cao, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong quá trình hoạt động.
Ø Một số nguyên nhân khách từ phía khách hàng
Ngoài ra, trong thời gian qua các khách hàng gây ra nợ quá hạn cho ngân
hàng còn do một số nguyên nhân sau đây:
§ Thiếu trung thực trong vay vốn, khai báo báo cáo tài chính không chính
xác, đưa ra lợi nhuận sai với thực tế (lợi nhuận thực tế lỗ nhưng báo cáo tài chính
khai thành lời).
§ Đối với khách hàng hoạt động thương mại dịch vụ
¨ Các khách hàng kinh doanh bất động sản: thị trường bất động sản
bị đóng băng trong thời gian qua nên các bất động sản này không bánđ, mỗi năm
phải đóng thuế cho nhà nước nên làm tăng chi phí cho khách hàng. Từ đó khách
hàng này không trả nợ đúng cho ngân hàng.
¨ Khách hàng kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí (như hồ bơi,
patin...): dịch vụ cũ kĩ không có sự đầu tư mới nên không thu hút được người
dân, các dvnay đối với người dân đã lỗi thời nên cảm thấy nhàm chán, đồng thời
chịu sự cạnh tranh của các dịch vụ cùng loại như công viên nước nên dẫn đến
hoạt động kinh doanh bị thua lỗ không thể trả nợ cho ngân hàng.
§ Đối với một số khách hàng hoạt động công nghiệp nhẹ như sản xuất bao
bì, lương thực thực phẩm:
¨ Công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp mà thành
lại cao hơn các sản phẩm cùng loại nên khó tiêu thụ.
¨ Chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các khách hàng khác.
¨ Sử dụng quá nhiều vốn vay ngắn hạn của ngân hàng để đầu tư
trung và daì hạn.
¨ Tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao dẫn đến
giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm tăng chi phí cho khách hàng.
Trang 56
4.4.3. Do nguyên nhân khách quan bất khả kháng
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ, hàng năm phải hứng chịu nhiều đợt thiên
tai như giông bão, lốc xoáy, mưa lớn kéo dài… nên ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của các khách hàng của Ngân hàng, chủ yếu là các khách hàng thuộc
ngành xây dựng, làm cho khách hàng phải kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí
cho hoạt động trong trường hợp công trình bị hư hại phải thi công lại. Hơn nữa
một số trường hợp rủi ro do tai nạn bất ngờ, do thay đổi chủ trương chính sách
của chính phủ cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh của cả khách hàng và Ngân
hàng. Đây là những rủi ro bất khả kháng, khó lường trước được mức độ rủi ro.
Bên cạnh đó trong những năm qua tình hình kinh tế có nhiều thay đổ làm cho giá
cả xăng dầu, vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng hoạt
động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công trình – đối tượng khách hàng chủ
yếu của ngân hàng. Vì vậy đây được xem là nguyên nhân khách quan gây ra rủi
ro tín dụng tại ngân hàng.
4.4.4. Rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo
Một khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ
quá hạn thì trong một số trường hợp theo quy định, Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản
đảm bảo để xử lý nợ. Tuy nhiên, việc phát mãi tài sản lại gặp nhiều khó khăn do
phải qua nhiều khâu, kéo dài làm cho nợ quá hạn tăng. Hầu hết các khách hàng
của ngân hàng vay những khoản vay lớn nên tài sản thế chấp đối với các khách
hàng này có giá trị lớn, khi phát mãi rất khó khăn do không tìm được đối tượng
mua. Trong hoàn cảnh đó, ngân hàng phải đứng trước hai vấn đề, một là tiếp tục
tìm kiếm người mua tài sản đó để thu hồi nợ, tuy nhiên việc này sẽ mất thời gian,
làm tăng nợ quá hạn cho ngân hàng; hai là sẽ bán khoản nợ này cho công ty quản
lý nợ và trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nhưng việc này sẽ làm giảm thu nhập
cho ngân hàng, ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó,
đây là một nguyên nhân mà ngân hàng cần phải quan tâm trong quá trình thẩm
định tài sản đảm bảo.
Trang 57
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO
5.1. CHỦ ĐỘNG PHÂN TÁN RỦI RO ĐỂ NGĂN NGỪA RỦI RO TÍN
DỤNG
Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng là
tất yếu. Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường bắt nguồn từ rủi ro trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của người vay vốn, mà trong thương trường thì rủi ro
đối với hoạt động kinh tế là thông thường xảy ra. Ngoài những nguyên nhân chủ
quan tạo nên rủi ro, còn những nguyên nhân khách quan gây ra, thậm chí để lại
hậu quả hết sức nặng nề. Do vậy, hoạt động tín dụng cũng phải luôn xác định và
chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, mức độ rủi ro làm ảnh hưởng
đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như
thế nào lại phụ thuộc vào chính khả năng ngăn ngừa và biện pháp khắc phục của
Ngân hàng. Trong đó, phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn
ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra đối với hoạt động của Ngân hàng.
Việc phân tán rủi ro được thực hiện qua phân tán dư nợ và cộng đồng tài trợ. Cụ
thể:
Ø Phân tán dư nợ: Thực hiện dưới các hình thức như cho nhiều khách hàng
vay, cho nhiều ngành kinh tế vay, cho vay ở nhiều vùng khác nhau, giới hạn số
tiền vay… Hơn nữa, Ngân hàng cũng thận trọng trước khi cho vay đối với các
khách hàng hoạt động trong lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như kinh doanh bất
động sản, các dịch vụ giải trí...
Ø Về đồng tài trợ: Đối với những dự án lớn Ngân hàng cần huy động nhiều
Ngân hàng khác tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay. Khi nền kinh tế
phát triển thì đòi hỏi Ngân hàng càng phải hợp tác và liên kết chặc chẽ với các
Ngân hàng khác để hỗ trợ nhau và tăng cường khả năng cùng tồn tại và phát triển
trong nền kinh tế. Đồng thời, sự hợp tác, liên kết này cũng chính là sự phân tán
rủi ro, tránh tập trung rủi ro lớn vào Ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng.Tuy nhiên cách thức này có thể ảnh hưởng đến uy tín
của ngân hàng và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với ngân hàng khác, vì
Trang 58
vậy mà ngân hàng chỉ nên thực hiện đồng tài trợ đối với các khách hàng thuộc
ngành xây dựng, vay số vốn vượt mức 15% vốn tự có của ngân hàng.
5.2. PHÂN TÍCH KỸ VỀ KHÁCH HÀNG TRƯỚC KHI CHO VAY
Trong thời gian qua đã có trường hợp khách hàng sử dụng báo cáo tài chính
không chính xác đến ngân hàng xin vay vốn, một số khách hàng không có chiến
lược kinh doanh lâu dài,… nên hoạt động kinh doanh kém hiệu quả gây ra nợ quá
hạn cho ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phân tích, đánh giá
kỹ hơn về khách hàng trước khi quyết định cho vay. Trong đó cần tập trung kỹ
vào những nội dung sau:
Ø Nắm bắt thông tin về khách hàng: việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái
nhìn khái quát về khách hàng. Nắm bắt thông tin về khách hàng có thể thực hiện
qua các hình thức sau:
§ Thu thập thông tin qua báo cáo tài chính của khách hàng, tốt nhất là thu
thập các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
§ Đối với những khách hàng vay số vốn lớn, ngân hàng nên thu thập
thông tin về khách hàng qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trước khi cho
vay.
§ Khoảng 3 năm 1 lần mở các hội nghị khách hàng để có những thông tin
về khách hàng từ chính khách hàng, từ các khách hàng khác, qua đó cũng để thấy
được nhưng nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng kém
hiệu quả để ngân hàng có giải pháp phù hợp cho hoạt động của mình.
§ Liên kết với các ngân hàng khác trên địa bàn trong việc cung cấp về
thông tin của khách hàng cho nhau, điều này cũng sẽ giúp ngân hàng tránh hiện
tượng đảo nợ.
§ Phối hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu, sàng lọc những
khách hàng có uy tín để cho vay.
Ø Phân tích, đánh giá khách hàng cần tập trung kỹ hơn vào các mặt sau:
§ Xem xét kỹ kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng, đòi hỏi khách hàng
phải có chiến lược kinh doanh dài hạn.
§ Đánh giá khả năng điều hành sản xuất của lãnh đạo của đơn vị vay vốn,
xem xét bộ máy tổ chức của đơn vị. Năng lực của người lãnh đạo phần nào sẽ
quyết định sự thành công hay thất bại của đơn vị; bên cạnh đó thì bộ máy tổ chức
Trang 59
cũng có ảnh hưởng rất lớn, nếu bộ máy tổ chức quá cồng kềnh hay không ổn
định, thay đổi nhiều lần cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.
§ Xem xét kỹ sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cung ứng: Sản phẩm,
dịch vụ đó có thể tiệu thụ trên thị trường hiện tại và tương lai như thế nào, so
sánh giá bán đối với các sản phẩm cùng loại, xem xét khả năng cạnh tranh của
các đối thủ…
§ Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của đơn vị vay vốn để có
thể xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh trên thị trường,
cũng như để khẳng định sự tồn tại và phát triển của đơn vị trong tương lai.
§ Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm giúp cho ngân hàng
nắm được thực trạng trong sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thoanh toán
của khách hàng.
5.3. THỰC HIỆN BẢO HIỂM TÍN DỤNG
Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ trong thời gian qua đã bị không ít thiệt hại
do thời tiết gây ra như lốc xoáy, giông bão, hỏa hoạn… Trong thời gian tới nếu
tiếp tục xảy ra các thiên tai này thì sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của các
khách hàng của ngân hàng. Hầu hết các khách hàng của ngân hàng hoạt động
trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công trình... nên không loại trừ trường hợp xảy
ra thiên tai làm hư hỏng công trình. Vì vậy việc mua bảo hiểm sẽ giúp cho các
khách hàng này giảm bớt thiệt hại cho mình, chuyển rủi ro này cho công ty bảo
hiểm. Vì vậy, đối với các khách hàng lớn thuộc ngành xây dựng, ngân hàng nên
yêu cầu các khách hàng này mua bảo hiểm đối với các dự án trước khi cho vay.
Đây được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chống rủi ro cho
cả ngân hàng và khách hàng.
5.4. LINH HOẠT TRONG CÔNG TÁC THU NỢ
Đối với khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng như khách hàng
hoạt động kinh doanh bất động sản trong năm 2006, ngân hàng nên tạo cơ hội
cho khách hàng khắc phục các khó khăn về tài chính, bên cạnh việc đôn đốc
khách hàng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng thì ngân hàng cũng cần gia
hạn thêm thời gian trả nợ nhằm giảm bớt số tiền phải hoàn trả theo thời gian,
không nên ở mức quá lớn vì như thế càng làm cho khách hàng này càng khó
Trang 60
khăn. Trong trường hợp này ngân hàng phải chấp nhận thu hồi vốn chậm và có
thua lỗ.
Tuy nhiên nếu sau khi đã được gia hạn mà khách hàng này vẫn không trả
được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng cần nhanh chóng xử lý khoản nợ này như
bán nợ, phát mãi tài sản đảm bảo… nhằm giảm nợ quá hạn của ngân hàng xuống
mức thấp, giúp làm tăng uy tín của ngân hàng.
5.5. THAY ĐỔI CƠ CẤU TÍN DỤNG
Trong thời gian qua ta thấy ngân hàng phần lớn tập trung doanh số cho vay
vào ngành công nghiệp và xây dựng, mặc dù trong năm 2006 các khách hàng
thuộc ngành này không gây ra nợ quá hạn, tuy nhiên trong trường hợp các khách
hàng này hoạt động kinh doanh kém hiệu quả thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần điều chỉnh cơ
cấu tín dụng theo hướng sau:
Ø Tăng số lượng khách hàng vay vốn hoạt động trong ngành thương mại
dịch vụ, tập trung cho vay ngắn hạn vào các ngành thương mại dịch vụ và công
nghiệp nhẹ.
Ø Tăng doanh số cho vay đối với các khách hàng thuộc ngành xây dựng,
các khách hàng thuộc ngành công nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có uy tín với ngân hàng trong
những năm qua.
Việc thay đổi cơ cấu tín dụng này sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro tín
dụng, đồng thời tăng vòng quay vốn tín dụng góp phần giúp cho hoạt động ngân
hàng ngày càng an toàn hơn.
Trang 61
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn
đề đặt lên hàng đầu đối với mỗi Ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để đạt
được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi các Ngân hàng không ngừng nỗ
lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát
triển. Bằng chính nghị lực của mình, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ đã
vượt qua bao khó khăn, thử thách như khó khăn về biến động của thị trường,
cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn, những thữ thách trong
quá trình hội nhập… để đạt được những thành công nhất định.
Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng có thể đưa ra các kết luận sau:
Ø Về tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm có nhiều
biến động, tuy nhiên, điều đáng mừng là vốn huy động của Ngân hàng tăng liên
tục qua các năm. Theo xu hướng này thì trong những năm tới vốn huy động sẽ
tiếp tục tăng góp phần làm tăng nguồn vốn cho Ngân hàng. Thế nhưng, vốn huy
động chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp trong tổng nguồn vốn, không đáp ứng đủ nhu
cầu vay vốn của khách hàng, vốn vay tăng và vốn đều chuyển từ trung ương vẫn
ở mức cao làm tăng chi phí cho quá trình hoạt động kinh doanh.
Ø Về tình hình hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng
ngày càng chuyên nghiệp hơn, quản lý và hoạt động khoa học theo sổ tay tín
dụng. Nhờ đó mà hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua có
những thành công đáng kể. Quy mô tín dụng không ngừng mở rộng, công tác thu
nợ đạt hiệu quả, nợ quá hạn có xu hướng giảm dần và đạt tỷ lệ ngày càng thấp so
với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ø Về rủi ro tín dụng: Nợ quá hạn giảm dần qua 3 năm với tốc độ cao. Tuy
nhiên các khoản nợ xấu nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong
tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế tập trung ngày càng chủ yếu vào
các ngành thương mại dịch vụ, đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là
ngành công nghiệp và xây dụng thì nợ quá hạn ở các ngành này có xu hướng
Trang 62
giảm. Đối với các thành phần kinh tế thì nợ quá hạn của thành phần kinh tế nhà
nước giảm dần xuống mức thấp, nợ quá hạn tập trung ngày càng nhiều vào các
doanh nghiệp tư nhân và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số nợ quá hạn.
Ø Về hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận tăng liên tục qua các năm, thu nhập
tăng trưởng với mức cao ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận. Bên cạnh đó thì chi phí
cũng tăng trưởng ở mức cao nên đã làm giảm mức tăng trưởng của lợi nhuận.
Nhìn chung thì tình hình hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua
diễn biến theo xu hướng ngày càng tốt hơn. Trong thời gian tới với những nỗ lực
của mình cũng như của đội ngũ cán bộ nhân viên cùng những biện pháp tích cực
cho hoạt động tín dụng tin rằng hoạt động của Ngân hàng sẽ ngày càng hiệu quả
hơn, làm tăng uy tín cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ nói riêng và
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung.
6.2. KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tìm hiểu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ
cũng như qua quá trình phân tích, em xin đưa ra một vài kiến nghị cho hoạt động
Ngân hàng và Nhà nước trong thời gian tới với hy vọng nó sẽ có ý nghĩa thiết
thực trong việc đưa hoạt động Ngân hàng ngày càng phát triển.
6.2.1. Đối với Ngân hàng
Ø Nhanh chóng giải quyết các khoản nợ xấu, có thể xử lý nợ xấu bằng quỹ
dự phòng rủi ro, chuyển hạch toán ngoại bảng, giảm số nợ quá hạn tồn động lâu
ngày; hoặc khai thác tài sản thế chấp, cầm cố như cho thuê, bán, đưa vào sử dụng
tại Ngân hàng.
Ø Phối hợp với các Ngân hàng thương mại khác trong hoạt động cung ứng
như dịch vụ Ngân hàng và đầu tư tín dụng thông qua các hình thức đồng tài trợ,
đồng bảo lãnh, tư vấn, chia sẽ thông tin.
Ø Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào
công tác của từng cán bộ để có những đãi ngộ, đối xử công bằng: Đối với cán bộ
có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần
tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hay đề bạt
lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất,
Trang 63
mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy, không
những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của Ngân hàng ngày càng
được nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.
Ø Để tránh trường hợp khách hàng bị tai nạn hay bị bệnh bất ngờ dẫn đến
việc khách hàng bị giảm khả năng trả nợ, Ngân hàng có thể đề nghị khách hàng
mua bảo hiểm trước khi vay. Như vậy khi rủi ro xảy ra đến khách hàng sẽ không
dùng số tiền vay cho mục đích khác như trị bệnh và Ngân hàng vẫn có thể thu hồi
đủ món nợ vay.
Ø Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tín dụng, bảo lãnh trong Ngân hàng. Hệ
thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng phải được coi trọng và tiến hành thường
xuyên, cán bộ kiểm tra cũng phải chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm tra của mình.
Ø Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tín dụng, quan tâm đến hình thức bảo
đảm tiền vay bằng cổ phiếu, trái phiếu.
6.2.1. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ø Tiếp tục hoàn thiện sổ tay tín dụng, quy trình cho vay, quan trọng nhất là
phải phù hợp với từng chi nhánh, từng thời kỳ.
Ø Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Công ty này hoạt động
nhằm mục đích là tận thu bằng cách cho thuê, bán các tài sản liên quan đến nợ
xấu.
Ø Khi chi nhánh trình hồ sơ tín dụng lên, Ngân hàng cần giải quyết nhanh
chóng, nhằm giảm thời gian cho khách hàng, đảm bảo uy tín của Ngân hàng.
6.2.3. Đối với Nhà nước
Ø Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành tạo điều
kiện thuận lợi về hành lang pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo, công chứng,
xem đây không chỉ là nhiệm vụ của Ngân hàng mà còn là nhiệm vụ của đơn vị
mình.
Ø Các quy chế, chính sách, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải đáp đối
với hoạt động tín dụng phải sát thực, rõ ràng, dễ hiểu tránh nhầm lẫn trong quá
trình thực hiện.
Ø Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng, luật các tổ
chức tín dụng.
Trang 64
Ø Tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển thông qua
các chính sách và khuôn khổ luật pháp tốt và thông thoáng hơn vì sự phát triển
của Ngân hàng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế.
Ø Đảm bảo công tác thanh tra Ngân hàng có hiệu quả, cán bộ thanh tra tích
cực, tận tình hướng dẫn Ngân hàng thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng của
mình, chấp hành đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại,
Tủ sách trường Đại học Cần Thơ.
2. TS. Nguyễn Văn Tiến (2001). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh Ngân hàng, NXB Thống Kê.
3. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 21/12/2001 của Thống Đốc
Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/02/2002 về việc ban hành quy chế
cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Trang 65
4. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.
5. TS. Hoàng Huy Hà, Phó Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (2004). “ Giải pháp nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng”, Tạp
chí Ngân hàng (số 07).
6. PGS. TS. Nguyễn Đình Tự, Tổng biên tập Tạp chí Ngân hàng (2005).
“Tiếp cận để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại”, Tạp
chí Ngân hàng (số chuyên đề năm 2005).
7.Tạp chí Ngân hàng ( TCNH)
Ø “Hậu quả rủi ro tín dụng”, TCNH số 10 năm 2002.
Ø “Quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng ở nước ta hiện nay”, TCNH
số 04 năm 2004.
8. Ngân hàng Đầu và Phát triển Cần Thơ
Ø TS. Hoàng Huy Hà, Phó Giám đốc Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt
Nam (2004). “Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng BIDV”, Báo cáo hoạt động
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2004.
Ø Quy trình tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, BIDV 09/2001.
Ø Quy trình cho vay và quản lý tín dụng, BIDV 09/2004.
Ø Hội nghị công tác tín dụng BIDV, Tp HCM 04/2004.
Ø Tài liệu chuyên đề về rủi ro tín dụng và xử lý nợ vay có vấn đề, Trung
tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Ngân hàng, năm 2002.
9. “Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro” (01/11/2005), Tạp
chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ (số 21).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh cần thơ.pdf