MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
Chương 1: Các Rủi Ro Trong Quá Trình Sản Xuất
Của Doanh Nghiệp
Rủi Ro Từ Thảm Họa:
Thảm Họa Động Đất:Thảm Họa Do Núi Lửa:Thảm Họa Do Lũ Lụt:Thảm Họa Do Hỏa Hoạn:Thảm Họa Do Chiến Tranh:Thảm Họa Do Khủng Bố:Rủi Ro Tác Nghiệp:
Rủi Ro Về Nguyên Vật Liệu Trong Đầu Tư Vùng
Nguyên Liệu:
Rủi Ro Trong Tổ Chức Doanh Nghiệp:Rủi Ro Thương Mại:
Rủi Ro Từ Việc Gia Nhập WTO:Rủi Ro Từ Các Vụ Kiện Bán Phá Giá:Rủi Ro Từ Toàn Cầu Hóa:Đầu Tư Quốc Tế :
Chương 2: Các Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro
Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Từ Thảm Họa:Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp:Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Thương Mại:
KẾT LUẬN
31 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7996 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích rủi ro trong sản xuất của doanh nghiệp và biện pháp quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sẽ gây hoang mang, lo sợ, mất ổn định trong một bộ phận công nhân viên đang làm việc tại công ty làm cho năng suất lao động kém; còn người dân thì không còn đủ vốn để tái sản xuất . . .
Mặt khác, các thảm họa xảy ra trong sản xuất cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế vĩ mô của đất nước như là làm cho lạm phát tăng cao do thiếu lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu . . . và tốc độ tăng trưởng GDP có thể sẽ bị giảm mạnh làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Quốc gia.
Sau đây là một vài ví dụ cho thấy ảnh hưởng của rủi ro do thảm họa gây ra đối với nền kinh tế của các nước:
Thảm Họa Động Đất:
Doanh nghiệp sản xuất thiết bị phát điện lớn nhất Trung Quốc là Công ty Tập đoàn Điện khí Đông phương, tỉnh Tứ Xuyên, đang đứng trước tình hình khó khăn chưa từng thấy do động đất gây ra. Ước tính riêng thiệt hại tài sản cố định của công ty là 600 triệu nhân dân tệ.
Tứ Xuyên lại là một tỉnh nông nghiệp lớn, chiếm 8,2% tổng diện tích trồng trọt cả nước, sản lượng lương thực chiếm 9,2%, nhất là gạo chiếm 9,2% sản lượng gạo TQ. Động đất làm nông nghiệp bị thiệt hại nặng về trang thiết bị, tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất, do đó sản lượng lương thực sẽ bị giảm.
Tứ Xuyên còn là vùng sản xuất thịt heo lớn nhất TQ. Động đất gây khó khăn cho giao thông vận tải nên việc chuyên chở heo sống sang tỉnh khác bị hạn chế, làm giá thịt tăng lên. Bản báo cáo trên cho thấy lượng thịt heo do Tứ Xuyên cung cấp ra tỉnh ngoài chiếm 4% tổng lượng tiêu thụ thịt heo của TQ. Động đất làm giảm một nửa lượng thịt heo xuất ra ngoài tỉnh, do đó sẽ làm giá thịt heo tăng khoảng 6%. Công ty Trung Tín cho rằng động đất sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm tăng 0,3%.
Tứ Xuyên cũng là tỉnh sản xuất khí đốt lớn nhất TQ, chiếm 27% sản lượng khí đốt cả nước. Báo cáo trên cho biết, giả thiết động đất làm giảm một nửa sản lượng khí đốt của tỉnh này thì cuối cùng sẽ làm chỉ số giá xuất xưởng của hàng hóa công nghiệp PPI tăng 0,4%. Theo báo cáo của Cục Thống kê Nhà nước, giá tiêu dùng tăng 8,5%. Công ty Trung Tín cho rằng sau hai vụ thiên tai bão tuyết và động đất vừa rồi, Chính phủ Trung Quốc hầu như không thể thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4,5% nữa.
“Sơ bộ ước tính trận động đất Vấn Xuyên sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP hạ thấp 0,2%” nhà phân tích vĩ mô hàng đầu của Công ty Chứng khoán Trung Tín Chư Kiến Phương nói. Động đất làm cho sản xuất ở vùng chịu tác hại bị gián đoạn khoảng 1 tháng. Vùng này chiếm 50% GDP tỉnh Tứ Xuyên hoặc 2% GDP cả nước cho nên tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp toàn quốc sẽ giảm 0,3%. Do thiệt hại lớn về người và tài sản nên tốc độ tăng tiêu dùng của vùng thiên tai sẽ giảm 30%, dẫn đến tiêu dùng của cả nước giảm 0,6%.
Báo cáo của Công ty Trung Tín cho rằng huyện Vấn Xuyên ở tâm chấn là vùng núi, chiếm 0,3% sản lượng công-nông nghiệp Tứ Xuyên. Các tỉnh, thành phố bị rung chuyển tương đối nặng như Cam Túc, Thiểm Tây, Trùng Khánh, Vân Nam, Sơn Tây, Quý Châu và Hồ Bắc chỉ chiếm 18% GDP cả nước và về cơ bản sản xuất không bị phá hoại.
Thảm Họa Do Núi Lửa:
Đám mây bụi núi lửa đang hoạt động từ Iceland lan rộng khắp châu Âu, gây ra những tình huống chưa từng có tiền lệ trong lịch sử và ảnh hưởng đến hàng loạt lĩnh vực tại châu lục này, sau gần một tuần vận tải hàng không bị tê liệt.
Hoạt động kinh doanh nói chung cũng bị thiệt hại do phải huỷ hàng loạt các cuộc họp, nhiều nhân viên bị mắc kẹt ở nước ngoài và sự chậm trễ của hoạt động thư tín bằng đường không.
Khả năng sản xuất ở một số nước như Anh có thể chịu ảnh hưởng vì công nhân không thể quay lại làm việc đúng kế hoạch. Nhiều công ty chuyển phát nhanh có quy mô lớn như FedEx, DHL và TNT đã thông báo về việc chậm trễ hoặc gián đoạn trong dịch vụ của mình.
Thảm Họa Do Lũ Lụt:
Tại Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2007, thiên tai đã làm 435 người chết và mất tích, 7.800 ngôi nhà bị sập đổ, 113.800 ha lúa bị hư hại, phá hủy và làm hư hỏng nặng 1.300 công trình đập, cầu, cống, làm sạt lở 1.500 km đê, thiệt hại ước tính 11.600 tỷ đồng, tương đương 1% GDP. Đầu tháng 8/2008 và đầu tháng 7/2009, mưa lũ và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã gây thiệt hại lớn về người và của cải. Đầu năm 2008, trận rét lịch sử kéo dài 40 ngày đã làm hơn 150.000 hec ta lúa, 9.600 héc ta mạ bị chết. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chỉ tính riêng về giống, thiệt hại đã lên tới khoảng 180 tỷ đồng, gia súc bị chết thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp sản xuất trong vùng cũng bị đình trệ do hệ thống giao thông bị ách tắc, thiếu lao động, nhà xưởng và máy móc bị hư hỏng nặng, các nguồn cung cấp nguyên liệu từ nông nghiệp có xu hướng bị di chuyển, . . .
Thảm Họa Do Hỏa Hoạn:
Theo cơ quan chức năng, chỉ trong 6 ngày cuối năm 2009 và đầu năm 2010, trên địa bàn TP.HCM xảy ra ít nhất 13 vụ cháy. Trong đó chiếm hơn một nửa cơ sở sản xuất, nhà xưởng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh như vụ cháy xảy ra tại các công ty Pouyen, Tân Nghĩa Phát, Cty CP bột mì Bình An . . .
Gần đây nhất là vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 9h ngày 4/1/2010, tại một nhà xưởng của cơ sở sản xuất sợi vải thuộc ấp Vân Hàn, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do độ ma sát từ mô tơ máy đánh tơi sợi bông dẫn đến bắn ra các tia lửa điện rồi cháy bén vào nguyên vật liệu sản xuất sợi vải dẫn đến phát hỏa, thiêu hủy một diện tích lớn của nhà xưởng.
Hay vụ hỏa hoạn ở Công ty Cheer Hope Việt Nam - Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai). Theo cơ quan điều tra thì nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn là do chập điện ở khu vực phun sơn.
Ông Chu Văn Liên- Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, thống kê ban đầu của phía Công ty không có thiệt hại về người, riêng tài sản thiệt hại từ phía Công ty Cheer Hope Việt Nam là 100%, gồm 6 nhà xưởng với diện tích khoảng 22.000m2, 20 xe gắn máy của công nhân và hàng trăm xe đạp đã bị thiêu rụi. Tổng giá trị thiệt hại ước tính là 2 triệu USD. Công ty Great Veca nằm cạnh bên cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên, thiệt hại không đáng kể, do lực lượng chữa cháy đã ngăn chặn kịp thời.
Ban Giám đốc Công ty đã thông báo chính thức cho hơn 1.000 công nhân đang làm tại đây về tình hình hiện tại của Công ty. Theo đó, nếu công nhân nào không muốn đi làm thì Công ty sẽ xắp sếp giải quyết tiền lương và chế độ nghỉ việc thỏa đáng. Đối với công nhân vẫn muốn làm việc thì liên hệ trực tiếp với Công ty để có thể sắp xếp chỗ làm mới. Theo Lãnh đạo Công ty, trước mắt, một số công nhân vẫn làm việc tại nhà xưởng 1. Số còn lại sẽ được chuyển tới làm việc tạm thời tại Khu công nghiệp Tam Phước, huyện Long Thành.
Thảm Họa Do Chiến Tranh:
Nhìn lại 3 thập kỷ qua, thế giới đã trải qua 4 cú sốc dầu lửa: năm 1973, sau khi OPEC thực hiện cấm vận; năm 1979; năm 1990 và năm 1999-2000, OPEC giảm sản lượng. Thống kê cho thấy, mỗi lần giá dầu thường tăng gấp hơn 3 lần, góp phần đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái sâu hơn. Giá dầu cao tác động đến nền kinh tế theo 2 cách. Một là, tăng gánh nặng chi phí doanh nghiệp và kéo theo là tăng giá thành sản phẩm. Hai là, giảm bớt nguồn thu của các nước nhập khẩu, buộc các nước này phải hạn chế chi tiêu. Ngoài ra, việc tăng giá dầu còn tạo ra tâm lý hoang mang, xáo trộn trên thị trường chứng khoán, thay đổi trong chính sách tài chính tiền tệ của từng quốc gia. Xét về mức độ phụ thuộc của các nước vào nguồn dầu của vùng Vịnh, việc nền kinh tế phải chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến tại Iraq là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi.
Thảm Họa Do Khủng Bố:
Ngay sau các vụ đánh bom , cổ phiếu trên khắp châu Âu đã rớt giá. Cụ thể, chỉ số FTSE trên thị trường Anh lập tức giảm 4% trong khi ở Pháp, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha giá cổ phiếu giảm khoảng 3%.
Đồng bảng Anh cũng trượt giá do các nhà đầu tư nhanh chóng tìm đến giải pháp an toàn ở đồng franc Thụy Sĩ hoặc vàng.
Cơn chấn động lan đến tận Mỹ và thậm chí cả Nam Phi. Bên cạnh đó, sức công phá của các vụ khủng bố cũng tác động mạnh nhất đến các công ty du lịch và bảo hiểm trên toàn cầu.
Rủi Ro Tác Nghiệp:
Rủi Ro Về Nguyên Vật Liệu Trong Đầu Tư Vùng Nguyên Liệu:
Trong giai đoạn từ năm 2003 trở về trước, hầu hết các nhà máy đường ở Việt Nam chịu tình trạng thua lỗ và gánh những khoản nợ lớn do chủ yếu ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt trầm trọng của nguồn nguyên liệu. Đại đa số các nhà máy đường hoạt động cầm chừng, dưới công suất thiết kế.
Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho Ngành đường Việt Nam có thể nói do nhiều nguyên nhân khách quan tác động.
Thứ nhất, ngay từ ban đầu, với sự quản lý lỏng lẻo trong việc lập kế hoạch phát triển ngành đường, tổng công suất thiết kế của tất cả các nhà máy đường được cấp phép thành lập vượt xa so với nguồn cung ứng nguyên liệu mía ở tại các địa phương.
Thứ hai, sự biến động về giá đường trong nước cũng như quốc tế cũng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì việc trồng mía để cung cấp cho các nhà máy đường trong nước và đã có sự canh tranh gay gắt giữa cây mía và các loại cây trồng khác như cây cao su, cây sắn, cây điều . . . làm giảm diện tích trồng mía.
Thứ ba, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy đường với nhau trong việc thu gom mía nguyên liệu trong giai đoạn thiếu hụt nguyên liệu làm cho giá mía tăng kỷ lục. Thí dụ như, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu long vào cuối vụ sản xuất đường 2005/2006, giá mía đang từ 400.000 đồng/tấn tăng lên đến 600.000 đồng – 700.000 đồng/tấn đã làm cho đại đa số các nhà máy sản xuất đường trong khu vực phải chịu lỗ do chi phí giá thành nguyên vật liệu quá cao.
Chịu ảnh hưởng chung tình trạng của Ngành, trong giai đoạn đầu doanh nghiệp cũng đã gặp không ít khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu cho nhà máy. Công ty đã nghiên cứu và vận dụng nhiều biện pháp nhằm đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu bao gồm đầu tư về tài chính cho các hộ nông dân để mua cây giống, phân bón, thuê đất trồng trọt, xây dựng hệ thống tưới tiêu, triển khai công tác khuyến nông để hỗ trợ cho nông dân trồng mía về kỹ thuật canh tác và trồng trọt. Từng bước như vậy, đến nay, Công ty đã xây dựng được diện tích trồng mía trên 16.000 hecta, cung cấp trung bình khoảng 800.000 tấn đến 900.000 tấn mía nguyên liệu/năm. Như vậy, về cơ bản đến nay, nguồn nguyên liệu đầu vào đã được ổn định, đảm bảo cho việc sản xuất của Nhà máy.
Với đặc thù của Công ty trong việc để đảm bảo nguồn mía nguyên liệu cho sản xuất, Công ty đã phải hợp tác và cho người nông dân vay để mua cây giống, phân bón, hệ thống tưới tiêu hoặc thuê đất . . . Song song với việc ổn định nguồn nguyên liệu, phương thức này cũng đã làm Doanh nghiệp phải đương đầu với một số khó khăn trong việc thu hồi các khoản đầu tư từ các người nông dân. Trước đây đã có một số trường hợp việc thu hồi các khoản đầu tư cho các hộ nông dân đã phải kéo dài trong nhiều năm, một số đã bị thất thoát và cũng có một số trường hợp không còn khả năng chi trả nữa. Hiện nay, tổng giá trị đầu tư cho người trồng mía của Công ty vào khoảng 150 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,2% tổng tài sản. Công ty đã thực hiện trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi đối với những khoản cho nông dân vay với thời hạn từ 1 năm trở lên. Tỷ lệ này của SBT chiếm trung bình khoảng 3% trên tổng giá trị đầu tư. Đến nay, chất lượng của các khoản cho nông dân vay từng bước đã được cải thiện qua sự đánh giá và sàng lọc hàng năm. Công ty đang nỗ lực giảm tối đa tỷ lệ khoản thu khó đòi này trong tương lai.Tháng 03/2007, Công ty đã ký Hợp đồng liên kết phát hành thư bảo lãnh số 93/2007/HĐLK ngày 16/03/2007 với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Theo đó, Sacombank sẽ phát hành thư bảo lãnh nợ của nông dân đối với Công ty trên cơ sở giá trị tài sản đảm bảo của Nông dân tại Ngân hàng và Hợp đồng đầu tư mà Công ty đã ký kết với nông dân. Động thái này giúp giảm thiểu các rủi ro khi phát sinh nợ khó đòi và nâng cao trách nhiệm của nông dân đối với các cam kết đã ký trên các Hợp đồng đầu tư.
Về vấn đề nguyên vật liệu và năng lượng. Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng được mở rộng với đủ các chủng loại sản phẩm. Theo thống kê cua Bộ Công Thương, hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan 10 tháng đầu năm 2010 tăng 27,4%về kim ngạch, kim ngạch xuất khẩu giày dép 10 tháng đầu năm 2010 tăng 24,7%..... Như vậy, với việc xuất và nhập khẩu một lượng hàng hóa lớn như thế rủi ro là điều khó tránh khỏi. Có thể là rủi ro trong việc ký kết hợp đồng giao dịch rủi ro trong khâu vận chuyển; rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hóa; rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hóa và chứng từ hay là rủi ro do lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hóa do xếp hàng không đúng quy định . . . nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp thì tổn thất sẽ rất lớn.
Rủi Ro Trong Tổ Chức Doanh Nghiệp:
Thứ nhất, có thể liệt kê đến rủi ro tồn tại trong hệ thống máy móc nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghiệp của nước ta hiện nay. Theo Tiến sĩ Triệu Quốc Lộc - Viện Khoa học Kỹ thuật, trên thực tế máy móc trong sản xuất ở nước ta phổ biến đều thuộc thế hệ cũ, thậm chí có loại sản xuất từ những năm 80 của thế kỉ trước và đặc biệt là rất đa dạng về chủng loại và quốc gia chế tạo. Trong khi đó hệ thống chức năng nhà nước về quản lý, giám sát an toàn lao động lại quá mỏng, không đủ khả năng để bao trùm tới các địa phương, chứ chưa nói tới từng cơ sở sản xuất. Do vậy việc đánh giá rủi ro trong sản xuất chỉ dừng lại cho công tác kiểm định với các thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Nếu không có hoat động quản trị rủi ro kịp thời sự cố, tai nạn lao động hoàn toàn có thể xảy ra gây tổn thất đáng kể đến doanh thu và cả nguồn nhân lực. Nhắc tới ngành công nghiệp da giày của chúng ta đổi mới công nghệ là vấn đề cần được cân nhắc.
Sau chuyến đi tham quan trực tiếp nhiều cơ sở sản xuất giày tại TP.HCM mới đây, ông Peter T. Mangione, Giám đốc công ty tư vấn chiến lược tiếp thị Global Footwear Partnerships LLC (Mỹ), nguyên Chủ tịch Hiệp hội Phân phối và Bán lẻ da giày Mỹ nhận xét: “Nhiều DN giày dép Việt Nam vẫn đang áp dụng công nghệ sản xuất giày lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên liệu và cần nhiều nhân công. Những công nghệ này đã được sử dụng tại Đài Loan cách đây 20 năm và hiện nhiều nơi khác đã không còn sử dụng ”.
Ông Peter T. Mangione đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý cho các DN da giày Việt Nam, nhằm nâng cao giá trị gia tăng và giảm bớt gánh nặng về lao động.Ông David Jiang, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Đài Loan cho rằng, đã đến lúc DN Việt Nam cần thay thế công nghệ hiện có bằng công nghệ mới. Công nghệ mới chưa chắc đã đắt nhiều hơn công nghệ cũ, nhưng nó sẽ an toàn hơn cho sức khoẻ người lao động và góp phần giảm thiểu được một số khâu nếu được tự động hoá, tạo điều kiện để ngành tăng năng xuất.
Mặc dù được xếp hạng là nước sản xuất giày dép lớn thứ 4 thế giới, nhưng nhìn tổng thể, quy mô sản xuất của ngành da giày nước ta còn khá manh mún, do 80% nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nhập khẩu, trình độ công nghệ và nguồn nhân lực còn thấp.
Theo thống kê của hiệp hội Da giày Việt Nam ( Lefaso ), trình độ công nghệ sản xuất của ngành da giày Việt Nam hiện phổ biến ở mức trung bình và trung bình khá. Quá trình sản xuất mới đang được cơ giới hoá, mà chưa được tự động hoá, tỷ lệ công việc làm thủ công hiện còn ở mức cao. Đây cũng là khâu yếu nhất của ngành da giày và là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến năng suất lao động của ngành luôn ở mức thấp, kéo theo người lao động thường xuyên phải làm thêm giờ.
Trong khi đó, những công nghệ cao như sản xuất các loại giày đặc chủng, giày thể thao chuyên dụng đẳng cấp cao, giày y tế và giày thời trang cao cấp hiện còn ở ngoài tầm với của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso cho hay, do còn những khó khăn, nên đầu tư cho khoa học - công nghệ của ngành trong những năm qua hầu như không đáng kể. Cơ sở hạ tầng khoa học - công nghệ ngành da giày còn quá nghèo nàn, lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan . . . Đặc biệt, mức độ tụt hậu về khoa học - công nghệ lên tới 20 - 30 năm. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu triển khai ở các DN còn rất yếu. Phần lớn các DN, cơ sở sản xuất chưa có bộ phận nghiên cứu và triển khai công nghệ, hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ do đối tác nước ngoài thực hiện. Chưa chủ động được nguyên phụ liệu, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu các dây chuyền sản xuất tự động hoá và áp lực về chi phí nhân công, được cho là nguyên nhân khiến sản phẩm da giày Việt Nam không thể cạnh tranh nổi về giá với sản phẩm của Trung Quốc, đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Do đó, tăng cường sự hiện diện tại thị trường nội địa và làm ăn với các nước Liên minh châu Âu (EU) là đề xuất mà Peter T. Mangione đưa ra cho Việt Nam trước sự cạnh tranh quá lớn từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Hiện các thương hiệu giày có tiếng như Nike, Adidas đang chuyển một phần sản xuất ra khỏi Trung Quốc và dời đến Indonesia, trong khi vẫn duy trì sản xuất tại Việt Nam, do giá nhân công và chi phí sản xuất tại Trung Quốc có xu hướng tăng. “Đây được xem là yếu tố lợi thế của Việt Nam. Dù thế, Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu giày lớn nhất của Mỹ và DN Việt Nam cần chọn những dòng sản phẩm ít phải cạnh tranh với quốc gia này ”, ông Mangione khuyến cáo.
Đây chỉ là một trong phần nhiều các ví dụ về những rủi ro về trang thiết bị của nền công nghiệp của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, những sự cố máy móc dẫn đến tai nạn lao động hay việc nâng cấp trang thiết bị công nghệ là hoàn toàn có thể phòng ngừa và thực hiện nếu thiết bị sản xuất được giám sát bằng một hệ thống giám sát tình trạng họat động tin cậy với đội ngũ quản trị có năng lực, nhằm phát hiện sớm những bất thường trong vận hành. Tiến hành huấn luyện, đào tạo để nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động về những rủi ro và biện pháp khắc phục trong lao động, xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất có thể đối với các nguy cơ rủi ro gây mất an toàn. Đặc biệt là cần tập trung vào các loại máy móc, thiết bị hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như: thiết bị nâng chuyển, thiết bị áp lực, vật liệu nổ, hóa chất độc hại . . . , thực hiện giám sát an toàn một cách thường xuyên với phạm vi trên khắp mặt bằng sản xuất. Cần áp dụng phương pháp đánh giá an toàn trong sản xuất một cách hiệu quả và linh hoạt, phù hợp với thực tế sản xuất và trình độ giám sát viên . . . để từ đó lựa chọn phương án tối ưu, khắc phục những nguy cơ rủi ro một cách khoa học, có thứ tự ưu tiên chủ động và phù hợp với thực tế của từng cơ sở.
Thứ hai, vấn đề con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói rủi ro của mọi rủi ro là ở yếu tố con người. Lực lượng lao động trẻ, những nhà quản trị trẻ hiện nay được biết đến là những người rất có tài nhưng mang tâm lý nôn nóng, muốn khẳng định sự thành công sớm, “ đi tắt đón đầu ” nên dễ trở thành nguyên nhân làm mất đi tính ổn định của hệ thống.
Tại hội thảo “ Chia sẻ kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, bài toán cho sự phát triển ” chiều 10/12, Chủ tịch Tập đoàn Sacombank Đặng Văn Thành đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố quản trị nguồn nhân lực.
Theo ông Thành, tài sản quý giá nhất của một tổ chức chính là con người, nhưng rủi ro lớn nhất cũng là ở con người. “ Đôi khi, rủi ro trong kinh doanh vẫn mang lại lợi nhuận nếu khẩu vị rủi ro tốt. Nhưng, nếu chúng ta có được mô hình tốt, chiến lược phát triển tốt mà công tác quản trị nhân sự yếu kém thì khó thành công. Bởi khi đó, rủi ro nằm trong lòng tổ chức, rủi ro của mọi rủi ro là con người”, ông Thành nhấn mạnh. Như vậy, mối quan hệ bên trong doanh nghiệp bao gồm: quan hệ giữa ông chủ với ông chủ, quan hệ giữa ông chủ với người quản lý, quan hệ giữa người quản lý với người quản lý, quan hệ giữa người quản lý với người lao động và quan hệ giữa người lao động với nhau. Tất cả các sự kiện nảy sinh từ các mối quan hệ kể trên đều có thể trở thành những rủi ro của doanh nghiệp.
Khi quan hệ giữa ông chủ với ông chủ có những dấu hiệu bất ổn thì gây rủi ro rất lớn về mặt chiến lược kinh doanh và tài chính. Các quyết định ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp như Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên nếu không được thông qua thì chiến lược kinh doanh và tài chính của công ty sẽ rơi vào khủng hoảng. Ngay cả trong trường hợp quyết định được thông qua chỉ bởi đa số các ông chủ thì những người phản đối quyết định đó sẽ tìm mọi cách để cản trở việc thi hành quyết định vừa mới ban hành, thậm chí gây rối, khiếu kiện gây thêm những khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Những rủi ro phát sinh từ sự bất ổn của mối quan hệ giữa người quản lý và người điều hành cũng rất đa dạng: Người quản lý, điều hành không tuân thủ quyết định của chủ sở hữu. Người quản lý, điều hành quyết định vượt quá quyền hạn của mình. Người quản lý điều hành có những hành vi tư lợi, ăn cắp bí mật kinh doanh của công ty. Những hành vi này tạo ra rủi ro về mặt điều hành sản xuất kinh doanh, làm cho doanh nghiệp mất lợi thế cạnh tranh, gây ra bất lợi trên thị trường.
Các tranh chấp như: Tranh chấp về quyền quản lý, điều hành. Tranh chấp về thẩm quyền ký kết hợp đồng. Tranh chấp giữa Chủ tịch hội đồng quản trị với Tổng giám đốc; Tranh chấp giữa Tổng giám đốc với những chức danh dưới quyền nhưng lại do Hội đồng quản trị bổ nhiệm là các tranh chấp trong nội bộ những người quản lý, điều hành với nhau. Khi đó, điều quan tâm hàng đầu của những người quản lý, điều hành là quyền lực của họ tại doanh nghiệp, chứ không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh.
Rủi ro xuất phát từ mối quan hệ với người lao động cũng rất phổ biến như: Lương thực tế không đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Môi trường làm việc không phù hợp, Chế độ quyền lợi của người lao động thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Sự di chuyển của người lao động có chất lượng cao sang doanh nghiệp khác . . . được xem là những rủi ro chủ yếu về con người. Hiện nay, trình độ của lực lượng lao động của nước ta còn ở mức trung bình yếu, số lượng lao động cao cấp rất là khiêm tốn vì thế việc cải cách tổ chức và áp dụng trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh chứa đựng vô vàn rủi ro.
Rủi Ro Thương Mại
Rủi ro thương mại và quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp:
Rủi Ro Từ Việc Gia Nhập WTO:
Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại ( TBT ) và Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật ( SPS ) của WTO cho phép các quốc gia áp đặt một hệ thống quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật và những quy tắc vệ sinh, kiểm dịch mà hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải tuân thủ.
Về nguyên tắc, các quốc gia phải áp dụng các quy định này vì mục đích chính đáng (an ninh quốc gia, chống gian lận, bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng con người, động thực vật . . . ), trên cơ sở các căn cứ khoa học và không phân biệt đối xử đối với hàng hóa từ các nước xuất khẩu khác nhau ( trừ trường hợp nông phẩm từ các nước hay vùng nhiễm dịch ), giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu . . . nhằm đảm bảo rằng các quy định này không trở thành những rào cản không cần thiết đối với thương mại.
Trên thực tế, do mỗi quốc gia đều có quyền tự thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn của riêng mình ( các tiêu chuẩn quốc tế chỉ mang tính khuyến nghị, không bắt buộc áp dụng ), không ít những trường hợp các tiêu chuẩn và quy tắc vệ sinh này trở thành rào cản khiến hàng hóa từ các nước xuất khẩu, đặc biệt là các nước đang phát triển, không thể tiếp cận được thị trường. Việc này ảnh hưởng khá lớn đến việc sản xuất của doanh nghiệp để sản xuất được những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn đó.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật thường bao gồm 4 nhóm:
Tiêu chuẩn liên quan đến đặc tính của sản phẩm.
Tiêu chuẩn liên quan đến quy trình và phương pháp sản xuất có ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm.
Tiêu chuẩn, quy tắc về thuật ngữ và ký hiệu đối với sản phẩm.
Các yêu cầu về đóng gói và ghi nhãn mác.
Trong khi các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng đối với hàng hóa nói chung, các quy tắc vệ sinh dịch tễ ( kiểm dịch động thực vật ) chỉ áp dụng đối với nông phẩm ( sản phẩm thô hoặc đã chế biến ) nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, tránh các bệnh lây nhiễm từ vật nuôi, cây trồng, tránh các loại sâu và dịch bệnh. WTO cho phép các quốc gia được áp dụng các quy tắc kiểm dịch động thực vật tạm thời để đề phòng lan truyền dịch ngay cả khi chưa có đủ bằng chứng khoa học và họ có quyền phân biệt đối xử giữa nông phẩm có xuất xứ khác nhau.
Rủi Ro Từ Các Vụ Kiện Bán Phá Giá:
Chống bán phá giá đang được các quốc gia sử dụng cực kỳ phổ biến như là một công cụ để áp đặt các hạn chế mới đối với hàng hoá nhập khẩu. Nếu như vào những năm 80, chỉ có một nhóm nhỏ các quốc gia công nghiệp phát triển sử dụng công cụ này thì gần đây số lượng các nước đang phát triển tiến hành chống bán phá giá đang tăng dần.
Tính từ thời điểm 1/1/1995 ( thời điểm các thoả thuận WTO bắt đầu có hiệu lực ) đến tháng 6-2000, các nước đang phát triển đã khởi xướng 559 vụ kiện chống bán phá giá, so với 463 vụ do các nước phát triển tiến hành. Nếu tính toán theo trị giá xuất khẩu thì có khoảng 10 quốc gia đang phát triển tiến hành số vụ kiện chống bán phá giá nhiều gấp 5 lần số vụ mà Hoa Kỳ khởi xướng. Và cộng đồng WTO dường như vẫn tiếp tục lạm dụng “ công cụ đặc biệt này”. Trên thực tế, các nguyên tắc về chống bán phá giá trong WTO hiện hành dường như mở cho các nước cơ hội sử dụng biện pháp này bất kỳ khi nào họ thấy tình hình nhập khẩu “ có vấn đề ”.
Nạn nhân đáng kể nhất của hiện tượng lạm dụng công cụ này là các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi ( là đối tượng của nhiều vụ kiện chống bán phá giá nhất ). Các nước đang phát triển nói chung cũng là nạn nhân khá phổ biến (với số vụ bị kiện lớn gấp 3 lần số các vụ kiện mà các nước phát triển phải đối mặt).
Với tính chất là một van áp lực an toàn để duy trì một chính sách thương mại mở cửa, có khá nhiều bất cập. Về mặt kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá không cho phép phân biệt các trường hợp bán phá giá có lợi cho kinh tế quốc gia và các trường hợp có hại. Về mặt chính trị, công cụ này không phân tách được hành vi của các nhà sản xuất nước ngoài như một áp lực thầm lặng để các nước nhập khẩu tiếp tục tự do hoá thương mại hơn nữa với các hành vi bán phá giá để cạnh tranh không lành mạnh thông thường.
Theo Bộ Công Thương, trong 3 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã phải đối mặt với hai vụ kiện chống bán phá giá. Thứ nhất là vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm giày không thấm nước của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Canada. Thứ hai là vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng túi nhựa đựng hàng hóa bán lẻ bằng sợi Polyetylen của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Minh chứng cho vụ kiện phá giá gần đây nhất: Canada áp thuế chống bán phá giá giày Việt Nam: Một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Cơ quan Biên mậu Canada ( CBSA ) đưa ra mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với giày và đế giày cao su không thấm nước có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, Hiệp hội Da giày Việt Nam ( Lefaso ) cho biết, việc bị áp thuế luôn là một trở ngại lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu, khó khăn chắc chắn rơi vào một số doanh nghiệp có cơ cấu, thị phần XK lớn vào thị trường Canada. Với mức áp thuế tạm thời đưa ra, Công ty Giày Vĩnh Long phải chịu mức thuế áp 15,8%, Công ty Pou Yuen Việt Nam 7,3%, Công ty Giày Fulgent Sun 3,4%. Những công ty thuộc nhóm sản phẩm giày cao su xuất khẩu không mẫu là 12,8%, nhóm xuất khẩu đơn lẻ là 32,4%. Cuối cùng, Toà án Thương mại quốc tế Canada ( CITT ) đã công bố kết luận cuối cùng về vụ Hiệp hội các nhà sản xuất giày Canada ( SMAC ) kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá giày và đế giày không thấm nước vào thị trường nước này. Theo phán quyết "giày và đế giày không thấm nước có nguồn gốc hoặc được xuất khẩu từ Việt Nam không gây tổn hại và cũng không đe dọa ngành sản xuất giày Canada" của CITT, các doanh nghiệp da giày Việt Nam đã thắng kiện. Kết quả phán quyết cũng sẽ có hiệu lực với tất cả các doanh nghiệp xuất cùng mặt hàng sang Canada và thuế nhập khẩu sẽ trở về mức bình thường như trước đây, khoảng 20% tạo thế cạnh tranh vững chắc cho ngành da giày Việt Nam trên thị trường Canada.
Cũng từ vụ kiện bán phá giá giày mũ da của liên minh châu âu ( EU ) ta có thể nói vụ kiện chống bán phá giá này là một trong những vụ kiện có tác động một cách tiêu cực đối với ngành sản xuất da giày cũng như về mặt xã hội với hơn nửa triệu lao động, đặc biệt là đối với 80% nữ lao động làm việc trong ngành.
Qua các ví dụ trên ta thấy được việc các nước nhập khẩu dùng biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiêp cũng như gián tiếp tác động đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp vì áp lực từ các mức thuế sẽ làm cho doanh nghiệp khó sản xuất được hàng hóa xuất khẩu với lợi nhuận cao được.
Rủi Ro Từ Toàn Cầu Hóa:
Toàn cầu hóa là một quá trình chuyển động toàn cầu mang tính khách quan. Nó như một dòng chảy mạnh mẽ. Để thích ứng, ta chỉ có thể chọn một trong hai cách, hoặc để nó cuốn đi, nhấn chìm hoặc chủ động bơi theo dòng chảy, tìm cách nổi trên mặt nước và khi có cơ hội thì tác động đến dòng chảy sao cho có lợi nhất. Đối với Việt Nam, nếu quan sát đời sống và xu hướng tiêu dùng của người dân trong những năm gần đây, có thể thấy rõ toàn cầu hóa đang hiện diện, tác động đến đời sống và công việc kinh doanh của chúng ta.
Trong các lý thuyết thương mại quốc tế, các nhà kinh tế cho rằng các quốc gia có lợi thế riêng của mình, nếu tập trung phát huy lợi thế đó và trao đổi lấy những mặt hàng bất lợi thế của mình với các quốc gia khác sẽ mang lại lợi ích cao hơn cho các bên tham gia. Vì vậy, cần mở cửa rộng rãi, để đón nhận luồng hàng hóa từ các quốc gia khác. Thực sự, nếu hai bên tham gia với một vị thế bình đẳng thì có thể lý thuyết này thật hoàn hảo. Nhưng trên thực tế, các nước giàu, phát triển luôn luôn rêu rao thương mại bình đẳng, tự do hóa thương mại, nhưng chính các quốc gia này đang duy trì sự bất bình đẳng đó.
Trong hội nghị chính sách đối với các nền kinh tế chuyển đổi, tổ chức tại Hà Nội năm 2004, Alan Deardorff, Giáo sư kinh tế quốc tế, Đại học Michigan – Mỹ, phát biểu: “ Hiệp định thương mại song phương thường đưa đến những thỏa thuận rất không tương xứng giữa các nước nhỏ với Mỹ hoặc châu Âu. Trong loại hiệp định này, các nước lớn hay các khối thương mại như EU có xu hướng giành lợi thế về mình chứ không phải lúc nào cũng vì lợi ích của các nước đối tác. Các hiệp định song phương không phải là thương mại tự do xét trên khía cạnh như là thành quả truyền thống của thương mại. Chúng là những thỏa thuận phân biệt đối xử hoặc ưu đãi giữa một số nước với các nước khác trên thế giới.”
Việt Nam hiện nay vẫn hơn 70% dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn mà lĩnh vực sản xuất chính là nông nghiệp. Trong cơ cấu xuất khẩu, những mặt hàng chủ yếu của chúng ta chiếm tỷ trọng không nhỏ vẫn là những mặt hàng nông phẩm ( Thủy sản, gạo, cà phê, tiêu, điều, cao su, rau quả . . . ). Các sản phẩm này khi xuất khẩu hầu hết dưới dạng thô và sơ chế, giá trị thu được rất thấp. Bên cạnh đó, những mặt hàng này vấp phải những hàng rào hàng bảo hộ gay gắt từ nước ngoài. Khi chúng ta gia nhập WTO, một sân chơi được cho là bình đẳng, tự do, các hàng hóa là lợi thế các quốc gia sẽ được trao đổi, mua bán thuận lợi. Lật lại lịch sử khi ra đời 1995, WTO đã phớt lờ những vấn đề các nước đang phát triển bức xúc nhất là nông nghiệp. Mỹ và Liên minh châu Âu vẫn duy trì một chế độ bảo hộ dưới dạng trợ cấp nông nghiệp ở mức cao ( khoảng 300 tỷ USD/năm ) khiến cho giá trị nông sản xuất khẩu của họ thấp hơn mức giá sản xuất ở các quốc gia đang phát triển.
Hội nghị Seattle năm 1999 đánh dấu một bước ngoặt: lần đầu tiên, các nước đang phát triển đã đương đầu với các nước phát triển và bác bỏ đề xuất của họ mở ra một vòng đàm phán mới về tự do hoá thương mại ( mang tên vòng Thiên niên kỷ ). Trong khi đó, bên ngoài hội nghị, các tổ chức của xã hội dân sự thế giới xuống đường biểu tình ồ ạt, phản kháng WTO. Thông qua tại hội nghị Doha năm 2001, tuyên bố khai mạc của vòng đàm phán “ về phát triển ” xác định “ đặt nhu cầu và lợi ích của các nước đang phát triển vào trung tâm chương trình làm việc ”, và “ thương mại quốc tế có thể giữ vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế và giảm bớt đói nghèo ”. Dù đặt chữ ký dưới bản tuyên bố này, nhiều nước phía Nam tỏ ra hoài nghi lời hứa của phía Bắc, và họ đã có lý. Một lần nữa, các nước phát triển nuốt lời cam kết của họ, trước tiên trong hồ sơ nông nghiệp. Năm 2002, Mỹ ra đạo luật tăng trợ cấp cho nông nghiệp lên gấp đôi. Đưa ra ra cùng năm đó, cuộc cải cách chính sách nông nghiệp chung của Liên hiệp châu Âu hoá ra chỉ là thay đổi hình thái, màu mè của những trợ cấp trước đây ( chuyển trợ cấp nông sản thành trợ cấp nông dân ).
Gia nhập WTO, VN đã buộc phải cam kết thêm nhiều điều khác: bãi bỏ ngay mọi trợ cấp trong xuất khẩu nông sản ( các nước thành viên khác đến năm 2013 mới cắt giảm ),từ bỏ quyền sử dụng biện pháp tự vệ trong nông nghiệp ( các nước thành viên khác vẫn giữ quyền đó ).
Các quốc gia phát triển luôn đưa ra “ củ cà rốt ” mở cửa thị trường, đẩy mạnh đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhưng thực tế khi quyền lợi bị xâm hại họ sẵn sàng đập “ cây gậy ” chống bán phá giá, vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật một cách vô lý lên đầu bất cứ quốc gia nào mà họ cho là vi phạm ( Điển hình như vụ kiện chống bán phá giá cá basa của VN ). Điều trớ trêu là những đối tượng trực tiếp chịu những “ cú đánh ” này lại là những người nông dân nghèo, những người vốn dĩ cuộc sống đã phải chịu quá nhiều khó khăn.
Bên cạnh tác động tiêu cực về cạnh tranh bất bình đẳng, thương mại quốc tế còn đem lại cho các quốc gia đang phát triển “ nguồn tài nguyên dồi dào ” rác thải. Những thứ mà các quốc gia phát triển thải ra: rác thải công nghiệp, y tế, sinh hoạt . . . việc tái chế hay tiêu hủy trở nên đắt đỏ và ô nhiễm. Vì vậy, có xu thế xuất khẩu những thứ này sang các quốc gia đang phát triển trong đó có VN, biến những nơi này thành bãi rác, nơi tái chế và vùng ô nhiễm khổng lồ. Chúng ta cảm tưởng những chiếc ô tô, ti vi, hay các máy móc được bán sang VN với giá rẻ đó là một sự “ cảm thông ” của các quốc gia phát triển với những nước nghèo. Sự thực là các quốc gia đang phát triển khó có thể nào chống lại các luồng hàng hóa như vậy. Trong các hiệp định về tự do hóa thương mại, việc sử dụng hàng rào bảo hộ kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn, còn áp dụng hàng rào kỹ thuật các quốc gia đang phát triển lại không có lợi thế do trình độ công nghệ thấp ở các quốc gia này.
Đầu Tư Quốc Tế :
Ngày nay, các luồng tiền đầu tư không còn giới hạn số lượng, biên giới, thời gian, vấn đề chỉ là suất sinh lời trên vốn cao. Và hàng ngày, các nước phát triển vẫn luôn rao giảng mở cửa, mở cửa hơn nữa, chúng tôi đem tiền cho các anh tại sao lại đóng. Cái chúng tôi đem lại là vốn, công ăn việc làm, giải quyết những vấn đề xã hội, và bao nhiêu điều tốt đẹp, vì thế đừng giới hạn đầu tư.
Ở đây, không thể phủ nhận những mặt tích cực mà đầu tư nước ngoài mang lại cho một quốc gia. Điều này đã được nhiều công trình nghiên cứu nêu ra. Nhưng xét một khía cạnh khác, đặc biệt nhìn dưới góc độ tính bền vững trong phát triển kinh tế, đầu tư quốc tế có những điểm cần quan tâm.
Thứ nhất, luồng tiền đầu tư có từ nhiều nguồn trong đó có cả từ những tập đoàn tư bản lớn mà vốn, công nghệ, trình độ quản lý đã đạt mức cao. Với những điều kiện đó, khi các tập đoàn này vào, họ có thể sử dụng nhiều biện pháp thậm chí mang tính “ thanh toán ”. Gần như các doanh nghiệp trong nước rất khó khăn trong việc cạnh tranh, hoặc phải chấp nhận làm các công ty con cho những tập đoàn này. Một dẫn chứng kinh điển là trường hợp một tập đoàn nước ngọt hàng đầu thế giới đã chịu lỗ nhiều năm liền để có thể thâu tóm vốn sở hữu và chiếm lĩnh thị phần ở VN. Đây là một bài học mà cho tới này vẫn còn nguyên tính thời sự. Chúng ta thử suy nghĩ, nếu thị trường trong nước chịu sự kiểm soát phần lớn từ các tập đoàn đầu tư nước ngoài, khi có một trục trặc xảy ra ( ví dụ như: khủng hoảng, suy thoái, hay động cơ chính trị . . . ), các tập đoàn này đồng loạt rút chân, một lượng lớn lao động thất nghiệp, các ngành sản xuất ngưng trệ, hàng hóa không thể tự túc được, nền kinh tế sẽ càng rơi xuống đáy tiêu điều.
Thứ hai, nhiều lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang các nước đang phát triển, đang dần hủy hoại môi trường ở những quốc gia này và tất nhiên trong đó có VN. Với những hàng rào về môi trường nghiêm ngặt ở quốc gia mình, nhiều doanh nghiệp ở các nước phát triển khó có thể sản xuất, kinh doanh với công nghệ hiện có, và họ nghĩ ra nơi đầu tư lý tưởng đó là các nước đang phát triển. nơi mà đang chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư nên vấn đề môi trường không kiểm soát chặt chẽ.
Một cách khôn ngoan, họ – các nước phát triển cho rằng thật là tốt biết bao khi một nước đang phát triển vươn lên thành “ cường quốc ” trong ngành công nghiệp nào đó. Thông qua đầu tư, hợp tác quốc tế, điều tuyệt vời này có thể trở thành sự thật.
Cuối năm 2007, VN được xếp hạng 6 thế giới về đóng tàu thủy, đây quả thực là một kết quả đáng tự hào. Nhưng tại sao các quốc gia đóng tàu nổi tiếng thế giới trong lịch sử điển hình như Anh lại không tập trung phát triển ngành này nữa?
Thật ra, chúng ta vẫn chỉ được coi như “ làm thuê ” khi tỷ lệ nội địa hóa khoảng 30% và đó hầu hết là những chi tiết, công đoạn có mức độ ô nhiễm môi trường rất lớn.
Thứ ba, một khía cạnh không thể không nhắc tới về ảnh hưởng của đầu tư quốc tế là đầu tư tài chính. Với xu thế toàn cầu hóa, một nhà đầu tư không cần phải cất công lặn lội đường xá xa xôi để đem nguồn tiền đi sinh lời. Họ có thể ngồi tại New York, Paris, Tokyo hay London để chi phối hoạt động tài chính ở cách đó nửa vòng trái đất. Các luồng vốn tài chính đổ vào các quốc gia dưới dạng đầu tư chứng khoán, bất động sản trong một thời điểm nó có thể đẩy các thị trường này phát triển rất nhanh. Nhưng khi thấy đã “đút túi” được một khoản lớn, các nhà đầu tư nước ngoài lại có động thái rút vốn khiến thị trường rơi vào tình trạng suy thoái, nhiều doanh nghiệp phá sản, đời sống nhiều người dân rơi vào tình trạng khó khăn. Đây là bài học lớn rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính lớn ở Đông Nam Á năm 1997. Dường như điều này vẫn liên tục lặp lại ở các thị trường mới nổi khi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn luôn ra sức kêu gọi mở thị trường để rộng đường họ chi phối. Cuối năm 2006, đầu năm 2007, thị trường chứng khoán VN thực sự sôi động khi giá cổ phiếu được đẩy lên cao hàng ngày, thu hút nhiều nhà đầu tư lên sàn. Từ những người am hiểu kinh tế, tài chính đến người không biết gì nhiều, trí thức, công nhân, sinh viên và cả những bác nông dân bán đất để lên sàn, thậm chí họ mua mà còn không biết rõ mã cổ phiếu mình mua của công ty nào. Tất nhiên, điều này làm cho thị trường phát triển quá mức và quả bong bóng tài chính có thể nổ bất cứ lúc nào. Khi chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để đẩy lùi nguy cơ lạm phát, các nhà đầu tư nước ngoài rút tiền hàng loạt và thị trường chứng khoán đi xuống một cách nhanh chóng. Nhiều nhà đầu tư từ chỗ tỉ phú, triệu phú lâm vào cảnh trắng tay thậm chí trở thành con nợ.
Thứ tư, việc thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các địa phương trong việc xây dựng các khu công nghiệp. Quỹ đất để xây những khu công nghiệp này lẽ dĩ nhiên là lấy từ nông nghiệp. Khi không có quy hoạch hợp lý và tính toán dài hạn, hàng loạt người nông dân mất đất, trong tay không có nghề nghiệp, nhiều người tuổi tác không phù hợp để chuyển đổi công việc, cuộc sống họ vốn đã khó khăn, bấp bênh nay càng khó khăn hơn. Nhiều người cầm một đống tiền đền bù nhưng không biết phải làm gì, và những vấn đề xã hội cũng kéo theo đó gia tăng: thất nghiệp, cờ bạc, nghiện hút . . .
Xét trên những tiêu chí trên, có thể thấy xu thế toàn cầu hóa có những tác động tiêu cực không nhỏ tới sự phát triển bền vững ở quốc gia đang phát triển như Việt Nam trên cả bình diện kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, Việt Nam trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới cần chú ý tới những tác động này. Thực chất đây là “ mặt đối lập ” của những thuận lợi mà toàn cầu hóa mang lại cho các quốc gia. Chúng ta không thể tách mình khỏi xu thế này nhưng chúng ta cần một chiến lược hội nhập bền vững, phát triển kinh tế nhưng phải đánh giá và có những giải pháp phù hợp cho vấn đề môi trường và xã hội. Đó là những rủi ro mà mỗi doanh nghiệp phải chú trọng đặc biệt trong quá trình sản xuất.
Chương 2: Các Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro
Có nhiều phương pháp xử lý rủi ro
Tránh rủi ro: Tránh rủi ro là việc không thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro. Phương pháp này có ưu điểm là có thể tránh được tất cả các rủi ro. Nhưng chính việc không thực hiện các hành vi để tránh rủi ro lại đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. Ví dụ khi anh có ý tưởng kinh doanh một ngành nghề nào đó nhưng lại lo ngại các quy định của pháp luật về ngành nghề đó quá nhiêu khê và không rõ ràng nên đã từ bỏ ý tưởng kinh doanh đó và đánh mất cơ hội kiếm lời.
Giảm nhẹ rủi ro: Giảm thiểu rủi ro là việc làm giảm các tác hại do rủi ro tác động đến doanh nghiệp. Khi xảy ra rủi ro người ta tìm mọi cách để giảm bớt các tác hại của chúng. Phương pháp này thường được sử dụng để ứng phó với các loại rủi ro không thể tránh.
Kiềm chế rủi ro: Kiềm chế rủi ro là một trong những phương pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất. Phương pháp này thường được ứng dụng trong trường hợp thiệt hại do rủi ro gây ra thì nhỏ nhưng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận lại rất lớn. Trong trường hợp này người ta thường chấp nhận rủi ro để đổi lấy lợi nhuận, đồng thời tiến hành các biện pháp để kiềm chế tác hại của rủi ro. Để tiến hành phương pháp này cần phải đảm bảo nguyên tắc lợi nhuận mang lại phải lớn hơn thiệt hại do rủi ro tác động.Chuyển dịch rủi ro: Chuyển dịch rủi ro là việc chuyển việc chịu hậu quả rủi ro có thể xảy ra từ một doanh nghiệp sang cho người khác bằng việc trả một khoản chi phí. Ví dụ, một hãng kinh doanh taxi trả một khoản tiền để mua bảo hiểm cho thân vỏ xe và bảo hiểm nghề nghiệp cho lái xe. Nếu tai nạn xảy ra thì hậu quả rủi ro sẽ chuyển sang công ty bảo hiểm gánh chịu. Tương tự, một ngân hàng đã mua bảo hiểm cho các quyết định của Hội đồng quản trị phòng trường hợp quyết định đó là sai lầm gây ra các rủi ro cho ngân hàng đó.
Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Từ Thảm Họa:
Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại những vùng có nguy cơ cao, trong đó tập trung chuyển đổi các vùng ô đầm sâu trũng đang sản xuất hai vụ lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cho phù hợp, tránh điều kiện bất lợi của thiên tai.
Nâng cao chất lượng của công tác dự báo biến động của thời tiết khí hậu, động đất… để chủ động trong việc phòng chóng các rủi ro do thảm họa, tránh những điều kiện bất lợi nhất.
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để né tránh tác động của biến đổi khí hậu, tạo năng suất, chất lượng cao và bảo vệ môi trường: Nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng có khả năng chịu úng, mặn, hạn, rét . . . để bố trí sản xuất trên các diện tích bị ảnh hưởng nhằm đem lại năng suất cao và ổn định.
Xây dựng và thực hiện các chương trình dự án trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng trên vùng cát nội đồng, ven biển, đặc biệt cần quan tâm đến khôi phục và mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển và đầm phá để hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, cải tạo hệ sinh thái của một số tiểu vùng ( cát nội đồng ).
Quy hoạch phát triển đê sông, đê bao, hệ thống tưới tiêu, đặc biệt là nâng cao các đê kè ven sông, nhằm bảo vệ và khai thác hiệu quả diện tích canh tác. Đánh giá, quy hoạch tài nguyên nước có xét đến tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu nước tăng cao.
Hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống của nhân dân trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Phối hợp nhịp nhàng các lực lượng cứu hộ, cứu nạn để chủ động đối phó các tình huống cấp bách xảy ra, tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị để phát triển nguồn nhân lực phục vụ tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với các sự cố . Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đê biển, kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các hồ chứa nước lớn, các hồ chưa có tầm quan trọng đặc biệt. Đồng thời, đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm an toàn cho ngư dân trên biển, hoàn thành 100% việc xây dựng các vị trí neo đậu tàu thuyền tránh trú bão theo quy hoạch được phê duyệt.
Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp:
Đối với rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hóa
Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng.
Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu.
Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ.
Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond . . . ( chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau ) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu.
Đối với rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hóa và chứng từ.
Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.
Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp.
Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn ).
Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính ) thẳng tới nhà nhập khẩu.
Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular’s invoice ).
Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu.
Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại Việt Nam.
Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection ).
Đối với Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định.
Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F).
Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu.
Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed . . .
Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Thương Mại:
Trong thời hội nhập, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nhất là khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh chưa thật hoàn thiện và đang trong quá trình vừa làm vừa sửa. Đây là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế, nhận ra các rủi ro có thể xảy đến với mình để đứng vững rồi phát triển là một cuộc cách mạng một mất một còn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Con cá vốn được nuôi ở trong ao, nay phải ra biển lớn để tự mình tồn tại thì phải đối mặt với biết bao thách thức và hiểm nguy, cho dù trước mặt nó là những nguồn lợi khổng lồ đang chờ đón.
Một số biện pháp khắc phục:
Để đối phó với các vụ kiện bán phá giá của các thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành, hiệp hội cần tìm hiểu lí do vì sao hàng xuất khẩu của Việt Nam lại bị kiện. Đồng thời, cần có những biện pháp phòng tránh để khỏi vướng vào các vụ kiện và cách thức giải quyết tốt nếu vụ kiện xảy ra. Nếu bị dính vào vụ kiện bán phá giá, Nhà nước của nhà xuất khẩu không nên tham gia vào giải quyết trực tiếp các vụ kiện vì đây là " chuyện " giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.
Các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đối phó, thực hiện các công việc giải quyết vấn đề. Doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào quá trình điều tra của vụ kiện, hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Nhà nước cần thực hiện công việc điều tiết xuất khẩu vào các thị trường. Bản thân các doanh nghiệp không thể làm được việc đó, mọi người chỉ biết sản xuất và xuất hàng còn thông tin về tình hình của thị trường đó chỉ có cơ quan ban ngành mới có thể tiếp cận.
Lượng hàng hóa xuất khẩu đi từng thị trường đều có con số cụ thể nằm tại Hải quan. Nếu có thể thì cần hạn chế xuất ở một số lượng nhất định sẽ dễ dàng tránh được những vụ kiện bán phá giá. Vì nếu một mặt hàng nhập khẩu chiếm thị phần vượt qua mức cho phép của thị trường nhập khẩu và có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước thì mới bị khởi kiện.
Bản thân các doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức chủ động các phương thức phòng chống các vụ kiện thông qua việc làm minh bạch, rõ ràng sổ sách từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu xuất.
Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ pháp luật của các nước liên quan, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO vào cuối năm 2006. Bên cạnh đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 3 pháp lệnh gồm Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.
KẾT LUẬN
{
Trong mọi lĩnh vực hoạt động như: kinh doanh, đời sống, khoa học - kỹ thuật, môi trường, văn hóa - xã hội,… thì rủi ro luôn luôn tồn tại và theo suốt cả quá trình hoạt động của từng lĩnh vực trên. Nếu xét riêng về quá trình sản xuất trong kinh doanh của một doanh nghiệp thì rủi ro có thể nói là rất nhiều và đa dạng. Các rủi ro trong quá trình này được chia ra hai phần để dễ dàng hơn trong việc nhận biết, phân tích, đo lường và khắc phục chúng khi gặp phải. Đó chính là quản trị rủi ro các yếu tố đầu vào của qui trình sản xuất và quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất. Hoạt động quản trị rủi ro này giúp cho doanh nghiệp có thể dự đoán phòng ngừa tốt nhất các rủi ro trong quá trình sản xuất nhằm khắc phục những chi phí tổn thất cho doanh nghiệp. Đề tài này xoay quanh vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro đồng thời đề ra giải pháp nhằm đem lại cho doanh nghiệp mức rủi ro thấp nhất trong quá trình sản xuất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích rủi ro trong sản xuất của doanh nghiệp và biện pháp quản trị.doc