Đề tài Phân tích SWOT công ty thương mại cổ phần sản xuất Tân Úc Việt

Cơ sở hình thành đề tài: Sau những tháng cuối năm của năm 2010, tình hình thị trường vẫn còn ẩn chứa nhiều bất ổn, giá vàng tăng vọt làm cho giá cả của các mặt hàng khác trên thị trường cũng tăng theo, dựa trên suy luận này sức mua thị trường sẽ giảm vào những tháng cuối năm làm cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên ảm đạm và bấp bênh. Bằng chứng là chỉ số gia tăng hàng tồn kho ổ khu vực các mặt hàng chế biến trong thời điểm hiện tại đã tăng 2,4% so với tháng 9 năm 2010 và tăng 31,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đi đôi với việc nghiên cứu thực tế tình hình kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại Tân Úc Việt đã cho thấy các con số đáng kể về hàng tồn kho. Cụ thể là mặt hàng bánh Munchy’s đã tồn kho hơn 2000 thùng so với thời điểm tháng 10 do có liên quan đến việc bánh bị nhiễm Melanin. Bên cạnh đó, các mặt hàng nước ngọt mang nhãn hiệu Yeo’s như là trà xanh, trà hoa cúc cũng tồn kho với số lượng hơn 46 ngàn thùng.

doc51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4544 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích SWOT công ty thương mại cổ phần sản xuất Tân Úc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thương mại. Đến năm 2010, các doanh nghiệp nước ngoài được tự do bán hàng hoá sản xuất trong nước và nhập khẩu. Việc dần mở cửa thị trường bán lẻ là một trong những nguyên nhân quan trọng hình thành xu hướng siêu thị hoá tại Việt Nam và tác động đến thói quen chọn kênh phân phối của người tiêu dùng. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, tính đến cuối năm 2006, cả nước có tổng cộng khoảng 9.266 chợ (trong đó có gần 170 chợ đầu mối cấp vùng và tỉnh). Trong khi đó, trên toàn quốc mới có khoảng 250 siêu thị, tăng 25% so với năm 2005, khoảng 50 trung tâm thương mại, tăng 60% so với năm 2005. Từ những năm 1990 về trước, bán lẻ ở chợ chiếm đến trên 80% thị phần, đến nay thị phần bán lẻ thay đổi nhanh: siêu thị, trung tâm thương mại chiếm 10%, dự báo sẽ tăng lên 20% trong vòng 5 năm tới; trên 9.000 chợ truyền thống chỉ còn chiếm 44%; cửa hàng 40%; các hình thức khác 6%. Có khoảng 5 triệu người tham gia thị trường bán lẻ và con số này đang tiếp tục tăng theo hướng chuyên nghiệp. Năm 2008, Tp.Hồ Chí Minh có khoảng 229 chợ, 78 siêu thị và 17 trung tâm thương mại. Các chợ có xu hướng tập trung theo mật độ dân cư, phân bố chủ yếu tại các quận đông dân như Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Quận 5. Phần lớn các chợ nằm ở trung tâm thành phố. Các siêu thị hàng đầu tại Tp.Hồ Chí Minh là chuỗi siêu thị Coop Mart, Big C và Metro Cash & Carry. Theo nghiên cứu mới đây của dự án Malica , tại các siêu thị nhiều loại thực phẩm tươi sống hoặc chế biến sẵn được bảo quản trong những điều kiện tốt như rau xanh và các loại nông sản khác. Các mặt hàng thực phẩm, dệt may và quần áo chiếm 85-90% các mặt hàng bán ra. Nghiên cứu đối với các siêu thị tại Tp.Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ tiêu dùng thực phẩm chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu doanh thu của các nhà phân phối và bản lẻ hàng đầu này. Tại Metro Cash & Carry, thực phẩm chiếm đến 65% doanh số. Chỉ tính riêng các mặt hàng thực phẩm tươi sống chiếm 50% tổng doanh thu từ thực phẩm. Trái cây và rau chiếm 13% doanh thu từ thực phẩm tươi sống. Tại Big C, hàng thực phẩm cũng chiếm tới 50% doanh số của công ty, thực phẩm tươi sống chiếm 30% doanh số hàng thực phẩm và rau quả chiếm 16% doanh số hàng thực phẩm tươi sống. Điều này cho thấy, thực phẩm là một trong những ngành hàng quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các siêu thị. Tỷ lệ doanh thu từ kinh doanh thực phẩm cao cũng chứng tỏ rằng siêu thị là kênh phân phối thực phẩm quan trọng. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm cần nắm bắt cơ hội để hợp tác kinh doanh với các siêu thị lớn này. Chợ truyền thống vẫn là kênh phân phối thực phẩm tươi sống quan trọng nhất hiện nay bất chấp sự canh tranh của các siêu thị. Tại thị trường Tp.Hồ Chí Minh, hơn 80% các bà nội trợ vẫn mua thực phẩm tại các chợ truyền thống, điều này đúng với nhóm thực phẩm tươi sống như các loại thịt, thuỷ hải sản và giò, chả. Trước sự canh tranh quyết liệt của loại hình phân phối hiện đại là siêu thị, chợ truyền thống vẫn giữ được những thế mạnh trong kinh doanh thực phẩm tươi sống đó là sự tiện lợi, người mua có nhiều lựa chọn phù hợp với mức thu nhập, được mặc cả và quan trọng nhất đó là thói quen đi chợ của người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh các quầy sạp trong chợ được quy hoạch, các chợ tạm, chợ cóc cũng chiếm một phần đáng kể trong việc phân phối các loại thực phẩm tươi sống. Có khoảng 17% các bà nội trợ lựa chọn kênh phân phối này, chủ yếu là các hộ có thu nhập thấp và lao động phổ thông. Khoảng 13% người tiêu dùng chọn mua thực phẩm tươi sống tại các siêu thị lớn như Metro Cash & Cary hay Big C. Khoảng 27% lựa chọn các siêu thị khác như Coop Mart, HaproMart, FiviMart, MiniMart… Kênh phân phối tại các siêu thị dường như chiếm ưu thế và tỏ ra phù hợp với thói quen mua sắm của người Việt Nam hơn so với kênh phân phối tại các đại siêu thị do có được sự thuận tiện về giao thông, gần các khu dân cư động đúc. Đối với các nhóm thực phẩm chế biến như thịt hộp, chả/nem rế, xúc xích và cá hộp, phần lớn người tiêu dùng lựa chọn kênh phân phối siêu thị (khoảng 40%) do ở đó có những điều kiện bảo quản tốt nhất về nhiệt độ và các vấn đề liên quan đến quản lý VSATTP. Các quầy sạp trong chợ cũng là kênh phân phối thực phẩm chế biến đáng kể. Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả các loại thực phẩm, nhất là những loại thực phẩm yêu cầu chế độ bảo quản khắt khe về nhiệt độ do các sạp trong chợ nhỏ, không có kho lạnh, thùng lạnh chuyên dụng. Ngoài ra, việc phân phối thực phẩm hiện nay cũng có sự đóng góp của chính các công ty sản xuất thực phẩm an toàn/thực phẩm sạch như CP, Vissan, Sagrifood… Công ty CP Việt Nam hiện là một trong những công ty dẫn đầu trong việc phân phối thực phẩm sạch qua các kênh phân phối gián tiếp thông qua các siêu thị, cửa hàng kinh doanh và trực tiếp thông qua các cửa hàng mang nhãn hiệu CP Fresh và CP shop trên toàn quốc. Trong năm 2008 công ty đã đưa ra thị trường 250 tấn thịt gà và các sản phẩm tươi sống. 2,5 triệu quả trứng/năm và 100 tấn thực phẩm chế biến sẵn. Vissan trong năm 2006 doanh số đạt được 2006 tỉ đồng. Trong đó thực phẩm tươi sống chiếm tỉ trọng 59,5%; thực phẩm chế biến chiếm tỉ trọng 28%; rau củ quả chiếm tỉ trọng 3%; các mặt hàng khác chiếm tỉ trọng 9,5%. Vissan có các cửa hàng thực phẩm quận và trạm kinh doanh gồm 12 đơn vị trực thuộc, hơn 1.000 cửa hàng và đại lý trong cả nước, 2 chi nhánh ở Đà Nẵng, Hà Nội. Các mặt hàng thực phẩm Vissan luôn bảo đảm tuyệt đối về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, liên tục từ năm 1997-2007 được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng VN chất lượng cao”, “Cúp vàng thương hiệu Việt” năm 2006 và đạt danh hiệu thương hiệu mạnh VN 2006-2007. Sagrifood đã xây dựng hệ thống phân phối thực phẩm sạch để phục vụ rộng rãi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhằm đưa “thịt sạch” đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng. Ngoài việc tham gia trong các siêu thị, hiện nay Sagrifood đầu tư mở rộng hệ thống phân phối thực phẩm sạch tới các chung cư, cao ốc và khu dân cư. Năm 2008, công ty tập trung phát triển hệ thống phân phối tại TPHCM, Hà Nội và các tỉnh nâng tổng số cửa hàng lên 40 cửa hàng thực phẩm sạch. Tháng 5-2007, Sagrifood ký hợp đồng với Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam thực hiện dự án cung cấp 1.000 tấn thịt an toàn, giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị trường TPHCM, nhắm đến việc đảm bảo cho người tiêu dùng về dòng thực phẩm an toàn. Lượng thịt này cung cấp cho các siêu thị Metro, CoopMart, Big C… và hệ thống phân phối của Sagrifood, phần còn lại đưa vào chế biến thực phẩm làm sẵn như xúc xích các loại, lạp xưởng… Dịch bệnh và các vấn đề liên quan đến VSATTP có những tác động mạnh mẽ đên thói quen của người tiêu dùng. Xu hướng lựa chọn siêu thị là kênh mua sắm chính sẽ tăng mạnh trong thời gian tới đối với các loại hàng hoá nói chung trong đó có thực phẩm. Hình thức phân phối hiện đại này đang canh tranh mạnh mẽ với kênh phân phối truyền thống. Tuy vậy, ở thời điểm hiện tại chợ truyền thống vẫn là kênh phân phối thực phẩm quan trọng nhất. Các tập đoàn phân phối lớn cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi thâm nhập thị trường Việt Nam. Kênh siêu thị đã quen thuộc với một bộ phận người Việt Nam (nhất là người tiêu dùng trẻ, trình độ và thu nhập cao) nhưng cũng sẽ mất nhiều thời gian để lấy được niềm tin của đại đa số người tiêu dùng. 3. Hành vi người tiêu dùng Theo trường phái kinh tế, người tiêu dùng ra quyết định dựa vào lý trí của họ để tối đa hoá giá trị sử dụng. Người tiêu dùng đã trãi qua quá trình nhận thức để xác định các thuộc tính quan trọng của sản phẩm, thu thập thông tin và đánh giá các thương hiệu cạnh tranh nhằm chọn lựa được thương hiệu tối ưu (Bettman, 1979). Tuy nhiên, quan điểm này đã bỏ lợi ích mang tính cảm xúc vốn đóng vai trò rất quan trọng trong tiêu dùng một số sản phẩm (Hirschman và Holbrook, 1982). Trường phái cảm xúc cho rằng, hành vi người tiêu dùng cơ bản là theo cảm xúc. Họ quyết định tiêu dùng như thế nào dựa trên những chuẩn mực mang tính chủ quan của cá nhân. Trong mô hình EKB (Engel, Kollat & Blackwell, 1984), hành vi người tiêu dùng được xem như một quá trình liên tục bao gồm việc nhận biết nhu cầu, thu thập thông tin, phân tích đánh giá, và ra quyết định. Quá trình này bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài như thông tin đầu vào, quá trình xử lý thông tin, động cơ, môi trường, .v.v. Giữa những yếu tố đó, việc thu thập thông tin và tác động của môi trường là hai yếu tố ảnh hưởng then chốt đến việc ra quyết định cuối cùng. Tiến trình mua sắm thường bắt đầu bằng việc người tiêu dùng nhận thức được nhu cầu của mình. Nhu cầu này có thể được nhận ra khi họ bị tác động bởi các kích tác bên trong hoặc môi trường bên ngoài. Sau đó, họ sẽ tiến hành thu thập thông tin về sản phẩm, thương hiệu dựa trên kinh nghiệm cá nhân và môi trường bên ngoài, và bắt đầu ước lượng, đánh giá để ra quyết định nên mua sản phẩm hay không. Vì vậy, xu hướng tiêu dùng thường được dùng để phân tích hành vi người tiêu dùng và khái niệm xu hướng tiêu dùng nghiêng về ý chủ quan của người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng tiêu dùng một thương hiệu (sản phẩm) nào đó, họ sẽ trải qua các giai đoạn thái độ đối với thương hiệu đó, họ có thái độ tích cực với thương hiệu đó. Đây được xem là yếu tố then chốt để dự đoán hành vi người tiêu dùng (Fishbein & Ajzen, 1975). 4. Thái độ người tiêu dùng Thái độ người tiêu dùng (consumer attitude) là một khái niệm quan trọng trong các nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Thái độ có thể được xem như là một yếu tố thuộc về bản chất của con người được hình thành thông qua quá trình tự học hỏi. Con người dùng thái độ để phản ứng lại một cách thiện cảm hay ác cảm đối với một vật hoặc một sự kiện cụ thể (Haye, N.2000). Thái độ không thể quan sát trực tiếp được nhưng nó có thể được suy ra từ những biểu hiện hành vi của con người. Những cảm nhận mang tính tích cực đối với một sản phẩm nào đó, thường dẫn tới mức độ ưa thích, tin tưởng, và cuối cùng là khả năng tiêu dùng sản phẩm đó. Mô hình lý thuyết về thái độ thường được sử dụng phổ biến để nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng đối với một loại sản phẩm, thương hiệu cụ thể là mô hình thái độ đa thuộc tính (Fishbein và Ajzen 1975). Trong mô hình này, thái độ gồm 3 thành phần cơ bản: (1) thành phần nhận thức (cognitive component), (2) thành phần cảm xúc (affective compoent), và (3) thành phần xu hướng hành vi (conative component). Thái độ của người tiêu dùng được định nghĩa như là việc đo lường các nhận thức và đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, thương hiệu và các thuộc tính của chúng. Thành phần nhận thức trong mô hình thể hiện sự nhận biết hay kiến thức của người tiêu dùng về một sản phẩm nào đó, bằng việc kết hợp giữa kinh nghiệm bản thân, việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như bạn bè, báo chí…, từ đó hình thành niềm tin đối với sản phẩm và cho rằng sản phẩm sẽ đem lại một lợi ích cụ thể nào đó. Khảo sát về nhận thức đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng. Hai người tiêu dùng có cùng nhu cầu về một sản phẩm, cùng hoàn cảnh khách quan như nhau, vẫn có thể có những hành động hoàn toàn khác nhau. Vì sự nhận thức của riêng mỗi người về hoàn cảnh khác nhau. Sự khác biệt này nguyên nhân do mỗi người đón nhận và lý giải những thông tin theo phương cách riêng của chính mình. Trong các yếu tố quyết định hành vi tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch của người tiêu dùng, sự nhận thức của người tiêu dùng giữ một vai trò khá quan trọng đối với quyết định mua sau cùng. Do việc sử dụng các loại TPAT/TPS có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của chính bản thân người tiêu dùng và những người thân của họ, cho nên họ sẽ cân nhắc khi quyết định có sử dụng TPAT/TPS hay không. Vì vậy, mối quan hệ giữa thái độ với nhận thức của người tiêu dùng trong việc tiêu dùng TPAT/TPS sẽ giúp ta đoán được xu hướng sử dụng của họ trong tương lai. 5. Các mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng a. Mô hình hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) Thuyết hành động hợp lý - TRA (Fishbein, M. & Ajzen, I., 1975) thể hiện sự phối hợp các thành phần của thái độ trong một cấu trúc được thiết kế để dự đoán và giải thích tốt hơn về hành vi người tiêu dùng trong xã hội dựa trên hai khái niệm cơ bản đó: (1) Thái độ của người tiêu dùng đối với việc thực hiện hành vi và (2) Các chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng. Thái độ trong TRA có thể được xem xét như trong mô hình thái độ đa thuộc tính (Fishbein và Ajzen 1975). Thái độ đối với hành vi  Xu hướng Hành vi mua tiêu dùng Chuẩn mực chủ quan Hình 1: Mô hình hành động hợp lý – TRA (Fishbein, M. & Ajzen, I., 1975) b. Mô hình hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour – TPB) Mô hình TRA bị một giới hạn khi dự báo sự thực hiện các hành vi mà con người không kiểm soát được. Trong trường hợp này, các yếu tố về thái độ đối với hành vi thực hiện và các chuẩn mực chủ quan của người đó không đủ giải thích cho hành động của họ. Ajzen đã hoàn thiện mô hình TRA bằng cách đưa thêm yếu tố sự kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình. Thái độ đối với hành vi Chuẩn mực chủ quan Dự định Hành vi Chuẩn mực chủ quan Hình 2: Mô hình hành vi dự định – TPB (Ajzen, I.) c. Mô hình về lý thuyết tín hiệu Erdem và Swait (1998) xem xét tính không hoàn hảo và bất cân xứng thông tin của thị trường ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng như thế nào, dẫn đến sự tiếp cận tích hợp về phương diện nhận thức và phương diện tín hiệu đối với hành vi người tiêu dùng, cũng như nhấn mạnh vai trò của sự tín nhiệm (credibility) và tính minh bạch (clearity) trong việc giải thích chất lượng cảm nhận và rủi ro cảm nhận của con người. Trong mô hình, chi phí thông tin mà người tiêu dùng phải bỏ ra để tìm hiểu về sản phẩm cũng góp phần tác động đến xu hướng tiêu dùng. Chi phí này cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự tin cậy của người tiêu dùng đối với thương hiệu và sự minh bạch thông tin về nó. Xu hướng tiêu dùng sẽ được thúc đẩy khi lợi ích mong đợi của người tiêu dùng được nâng cao thông qua những cảm nhận của họ về rủi ro, chất lượng và chi phí đánh đổi. Rủi ro cảm nhận Sự tín nhiệm Chất lượng cảm nhận Lợi ích mong đợi Xu hướng tiêu dùng Tính minh bạch Chi phí thông tin Hình 3: Mô hình lý thuyết về tín hiệu thương hiệu d. Mô hình lý thuyết về giá trị thương hiệu Khi thương hiệu được đánh giá đúng vai trò của nó thì khái niệm giá trị thương hiệu cũng được quan tâm. Giá trị thương hiệu bao quát hơn chất lượng sản phẩm vì ngoài các đặc tính về chất lượng cảm nhận bởi người tiêu dùng, thương hiệu còn cho ta biết được giá trị tổng thể của sản phẩm. Ngoài ra, thương hiệu còn đem lại những giá trị vô hình làm tăng nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm. Trong các mô hình nghiên cứu về giá trị thương hiệu, ta đề cập đến mô hình của Yoo, Lee, Donthu (2000). Mô hình khảo sát sự tác động của các yếu tố tiếp thị chọn lọc như giá, hình ảnh cửa hiệu, mật độ nhà phân phối và chi phí quảng cáo đến chất lượng cảm nhận và các yếu tố liên quan đến thương hiệu gồm sự trung thành thương hiệu, sự liên tưởng thương hiệu và giá trị thương hiệu. Giá Chất lượng cảm nhận Hình ảnh cửa hiệu Trung thành thương hiệu Giá trị thương hiệu Mật độ nhà phân phối Liên tưởng thương hiệu Chi phí quảng cáo Hình 4: Mô hình lý thuyết về giá trị thương hiệu e. Mô hình về xu hướng tiêu dùng Dựa trên mô hình của Zeithaml (1988) giả định giá và thương hiệu là hai nhân tố quan trọng của chất lượng cảm nhận và có tác động tích cực đến xu hướng tiêu dùng. Dodds, Monroe, Grewal năm 1991 đã xây dựng mô hình kiểm định các quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các tín hiệu ngoại sinh (giá, thương hiệu, tên cửa hiệu) lên việc đánh giá sản phẩm của người mua về các nhân tố liên quan đến nhận thức và có tác động đến xu hướng tiêu dùng. Nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của giá trị mà người tiêu dùng cảm nhận. Giá trị này có thể thúc đẩy hay cản trở việc tiêu dùng một thương hiệu nào đó, bởi vì giá trị này là kết quả của sự so sánh giữa chất lượng nhận được và chi phí phải bỏ ra của người tiêu dùng. Tên thương hiệu Nhận thức thương hiệu Tên cửa hiệu Nhận thức cửa hàng Chất lượng cảm nhận Giá cả Giá cả cảm nhận Giá trị cảm nhận Xu hướng tiêu dùng Chi phí cảm nhận Hình 5: Mô hình xu hướng tiêu dùng 6. Kết quả các nghiên cứu trước • Tác giả Huỳnh Thị Kim Quyên, 2006 - Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng bột dinh dưỡng trẻ em. Mô hình nghiên cứu của tác giả sau khi hiệu chỉnh gồm có 6 yếu tố độc lập tác động đến xu hướng tiêu dùng như sau: Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 4 yếu tố có ảnh hưởng đối với xu hướng tiêu dùng bột dinh dưỡng trẻ em, gồm: 9 Tín nhiệm thương hiệu, 9 Chất lượng cảm nhận, 9 Hình ảnh thương hiệu và 9 Mật độ phân phối. 7. Các khái niệm a. Chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng bao gồm các công ty và hoạt động kinh doanh cần để thiết kế, sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Các hoạt động kinh doanh tùy thuộc vào chuỗi cung ứng cung cấp cho họ những gì họ cần để tồn tại và phát triển. Mỗi doanh nghiệp phù hợp với một hoặc nhiều chuỗi cung ứng và có vai trò nhất định trong từng chuỗi cung ứng đó. Tốc độ thay đổi và sự bất ổn về sự tiến triển của thị trường đã khiến các công ty cần hiểu rõ về chuỗi cung ứng mà họ tham gia và hiểu được vai trò của họ. Các công ty nào biết cách xây dựng và tham gia vào những chuỗi cung ứng mạnh mẽ sẽ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong thị trường của họ. Thuật ngữ “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90. Trước đó, các công ty sử dụng thuật ngữ như ‘hậu cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (operations management). Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng: “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert, Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14) “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” của Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1) “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – “An introduction to supply chain management” Ganesham, Ran and Terry P.Harrison, 1995. “Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một công ty và giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng” – Mentzer, De Witt, Deebler, Min . . . Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về chuỗi cung ứng: “Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường.” b. Kênh phân phối: - Kênh phân phối là tập hợp các công ty hay cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dung. - Marketing về phân phối là hoạt động của các nhà doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối nhằm giải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và bảo đảm cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình. c. Hàng tồn kho: Tồn kho là toàn bộ nguồn vào quy trình sản xuất như hàng cung ứng, nguyên vật liệu, phụ tùng… mà công ty dùng trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn bao gồm cả công việc đang được thực hiện - hàng hóa đang trong nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau - cũng như thành phẩm đang chờ xuất kho đem bán hoặc vận chuyển đến khách hàng. Đối với nhiều công ty, hàng tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng. Kế toán tồn kho có hai khía cạnh đáng lưu ý. Thứ nhất, phải xác định chi phí hàng tồn được thu mua hay sản xuất. Chi phí này sau đó được đưa vào tài khoản tồn kho cho đến khi sản phẩm được xuất kho đem bán. Khi sản phẩm đã được vận chuyển hoặc phân phối đến tay khách hàng, chi phí này được ghi thành tiêu phí trong báo cáo thu nhập như một phần của giá vốn hàng bán. Để hiểu thêm về quy trình kế toán hàng tồn kho, hãy tưởng tượng các chi phí đi vào tài khoản tồn kho và sau đó được chuyển khỏi tài khoản này và tính cho giá vốn hàng bán trong báo cáo thu nhập. Khi sản phẩm được chuyển vào kho và sau đó được lấy ra để phân phối đến tay khách hàng, chi phí tồn kho sẽ được chuyển vào một tài khoản rồi lấy ra sau từ đó. Tuy nhiên, bạn cần phải nhận thấy rằng những dòng tiền này không cần phải song song nhau - nghĩa là, dòng chi phí vào và ra khỏi tài khoản tồn kho không cần phải đặt đúng thứ tự như lưu lượng hàng nhập và xuất kho. Như được trình bày dưới đây, chúng ta có thể quyết định trước hết sử dụng các mặt hàng tồn kho nhận được gần đây nhất vì nó giúp chúng ta ước tính chi phí thực tế hơn. d. Lưu chuyển phí tồn kho: Thoạt nhìn, bạn có thể thấy không cần thiết đưa ra giả định về việc chi phí lưu chuyển như thế nào qua tài khoản tồn kho. Chi phí của mỗi mặt hàng được đặt vào kho có thể được ghi trực tiếp vào tài khoản; và khi sản phẩm được lấy khỏi kho, chi phí này bị loại trừ khỏi tài khoản. Bằng cách đó, chi phí được tích lũy trong tài khoản này có thể hoàn toàn khớp với các mặt hàng còn tồn kho, và chi phí hàng bán có thể bằng tổng chi phí của mỗi mặt hàng được bán đến tay khách hàng. Một hệ thống chi phí tồn kho như vậy được gọi là hệ thống nhận dạng đích danh. Việc nhận dạng đích danh mỗi mặt hàng trong kho tương đối dễ nếu mỗi mặt hàng có tính riêng biệt, như tác phẩm nghệ thuật hoặc một đồ gỗ sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc nếu mỗi mặt hàng có mã số nhận dạng riêng, như xe ô tô. Tuy nhiên, sự nhận dạng đích danh không thực tế khi các mặt hàng tồn kho không thể xác định là riêng biệt, ví dụ: lúa mì, vi mạch máy tính, hay móc đồng để sản xuất giá treo của Công ty Amalgamated. Trong những trường hợp này, các kế toán viên thường giả định sự lưu chuyển chi phí thông qua tài khoản tồn kho không nhất thiết liên quan đến việc lưu chuyển thực tế của hàng hóa. Vấn đề kế toán đối với những mặt hàng tồn kho giống nhau đồng loạt rất phức tạp do có thể công ty đã thanh toán chúng với nhiều giá khác nhau. Ví dụ, Công ty Amalgamated có 5.000 móc đồng nằm trong kho. Do lạm phát và một số yếu tố khác, công ty phải trả 0,1 USD cho 1.500 chiếc, 0,12 USD cho 2.000 chiếc, và 0,08 USD cho 1.500 chiếc còn lại. Vậy khi công nhân sử dụng 200 chiếc để ráp vào giá treo, chi phí nào sẽ được tính vào giá hàng bán? Nhìn chung, móc nào cũng giống nhau ngoại trừ đơn hàng và chi phí tính cho Amalgamated. Có ba phương pháp chung được sử dụng trong việc tính toán chi phí tồn kho là: bình quân gia quyền, nhập trước - xuất trước (FIFO), và nhập sau - xuất trước (LIFO). Một công ty có thể chọn bất kỳ một trong ba phương pháp nêu trên và sử dụng nhất quán cho mỗi phân loại tồn kho, bất kể hàng hóa được nhập và xuất kho như thế nào. Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền đòi hỏi bạn phải tính đơn giá vốn bình quân của các mặt hàng tồn kho đầu kỳ cộng với những vật liệu đã mua trong kỳ kế toán nhằm xác định giá vốn hàng bán và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ. Đơn giá vốn bình quân thường được cho là đơn giá đại diện cho toàn bộ mặt hàng có sẵn để bán trong kỳ kế toán. Thay vì đợi đến cuối kỳ kế toán để tính đơn giá vốn bình quân, một số công ty dùng giá vốn đơn vị đã được xác định trước của tất cả các hoạt động xảy ra trong suốt thời kỳ kế toán. Đây là hệ thống định giá tiêu chuẩn và là biến thể của phương pháp bình quân gia quyền. Bất kỳ sự khác biệt nào giữa đơn giá vốn bình quân thực tế và đơn giá tiêu chuẩn đã được xác định trước trong suốt một kỳ thường được cộng vào hoặc trừ ra khỏi giá vốn hàng bán cho kỳ đó. Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO), được thực hiện dựa trên cơ sở giả định rằng, số hàng xuất ra khi có giao dịch mua bán là số hàng của lần nhập trước. Như vậy, giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của lần nhập sau. Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO) trái ngược với phương pháp FIFO. Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở giả định rằng số hàng xuất ra là số hàng của lần nhập sau. Như vậy, giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của lần nhập trước. Một số nước không cho phép sử dụng phương pháp LIFO. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng khá phổ biến tại Mỹ. Một lý do quan trọng cho sự phổ biến này vì LIFO là biện pháp hiệu quả hơn để đánh giá giá vốn tồn kho hiện tại. Khi các giá vốn này hợp với doanh thu bán hàng hiện tại, cả nhà đầu tư lẫn nhà quản lý đều hiểu rõ hơn điều gì đang xảy ra trong doanh nghiệp. Một lý do khác nữa cho việc sử dụng phổ biến LIFO là lạm phát thường làm cho hàng tồn được mua hiện tại đắt đỏ hơn. Giá vốn tăng này làm giảm khả năng sinh lợi từ việc bán hàng, kéo theo giảm nợ thuế phải trả. e. Phân tích SWOT: Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt ( các cơ hội và nguy cơ), cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp ( các mặt mạnh và các mặt yếu). Một doanh nghiệp khi muốn phát triển, tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn thì phân tích SWOT là một bước không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phân phối hàng hóa, việc phân tích SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá hiện trạng của mình nhờ đó xác định chiến lược kinh doanh chính xác, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. @ Điểm mạnh ( Strenghts): Điểm mạnh là những hoạt động mà doanh nghiệp làm tốt, là những nền tảng để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược của mình. Phân tích điểm mạnh là phân tích trong môi trường nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tìm ra các lợi thế, kỹ năng, nguồn lực mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh như có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có lượng vốn lớn hay chiếm thị phần lớn trong các thị trường chủ chốt. Việc tìm ra các điểm mạnh phải dựa trên phương diện bản thân doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh của mình. Phân tích điểm mạnh nhằm giúp doanh nghiệp biết rõ các lợi thế của mình trong ngành, từ đó tìm cách phát huy tối đa những điểm mạnh đó, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh. @ Điểm yếu ( Weaknesses): Điểm yếu là những năng lực trong nội bộ doanh nghiệp bị hạn chế hoặc chưa có được. Điểm yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiếu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên thiếu trình độ, chất lượng phục vụ chưa tốt bị khách hàng đánh giá thấp, uy tín thương hiệu bị giảm sút … Phân tích điểm yếu giúp doanh nghiệp biết những điểm đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn so với mình để tìm cách khắc phục, hạn chế những điểm yếu đó. @ Cơ hội (Opportunities): Doanh nghiệp có thể xác định cơ hội thông qua các yếu tố môi trường bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp. Cơ hội có thể là những yếu tố xuất phát từ sự thay đổi công nghệ, thị trường, sự thay đổi trong các chính sách của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty. Mọi sự biến động từ môi trường bên ngoài như tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật dù trong phạm vi hạn hẹp hay trên phạm vi quốc tế mà có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp đều cần phải xem xét. Xác định các cơ hội, nghĩa là doanh nghiệp có thể nắm bắt được những tiềm năng phát triển của thị trường, khoảng trống thị trường và xây dựng các mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh. Dựa vào các điểm mạnh và điểm yếu của mình, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để phát huy tối đa các mặt mạnh, đồng thời loại bỏ hạn chế các mặt yếu kém còn tồn tại. @ Thách thức ( Threats): Thách thức là những nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp. Các nguy cơ doanh nghiệp phải tìm cách vượt qua là những nguy cơ về thị trường bị thu hẹp, vấn đề cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bất ổn chính trị ở các thị trường chủ chốt, sự phát triển công nghệ mới làm cho trang thiết bị, phương tiện tại doanh nghiệp có nguy cơ bị lạc hậu. Các doanh nghiệp cần phân tích xem những thách thức đó có gây ra những khó khăn nào cho mình, mức độ tác động đến các mặt còn hạn chế, yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Việc phân tích này giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến điểm yếu thành triển vọng phát triển cho doanh nghiệp. Đồng thời sẽ góp phần trong việc kiểm soát quy trình thực hiện chiến lược kinh doanh đã đề ra. @ Phân tích kết hợp: Sau khi phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mô hình phân tích SWOT giúp doanh nghiệp đưa ra 4 chiến lược căn bản: - Chiến lược SO: sử dụng những ưu thế của doanh nghiệp để tận dụng cơ hội của thị trường. - Chiến lược WO: cải thiện các điểm yếu bên trong doanh nghiệp bằng cách tận dụng các cơ hội môi trường bên ngoài. - Chiến lược ST: dựa trên những ưu thế sẵn có của doanh nghiệp nhằm tránh khỏi hoặc giảm bớt ảnh hưởng từ các nguy cơ của thị trường bên ngoài. - Chiến lược WT: sử dụng các chiến lược nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong cũng như tránh khỏi những nguy cơ của thị trường. SWOT Cơ hội – O ……….. Thách thức – T …………. Điểm mạnh – S ………… Chiến lược SO ………… Chiến lược WO …………. Điểm yếu – W ………… Chiến lược ST …………. Chiến lược WT …………… Bảng 2: Ma trận SWOT lý thuyết CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Thiết kế nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu qua 2 giai đoạn. Nghiên cứu sơ bộ: Là nghiên cứu định tính, dùng kỹ thuật phỏng vấn sâu 10-20 đối tượng nghiên cứu hiện đang làm việc trong các công ty, tổ chức, hệ thống kinh doanh trên một dàn bài được chuẩn bị sẵn về các khái niệm liên quan, nhằm khẳng định các thuộc tính, các biến quan sát cần thu thập. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là cơ sở để khẳng định, hiệu chỉnh các thuộc tính, các biến quan sát trong thang đo và xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức: Là nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu theo phương pháp thuận tiện. 2. Mẫu: Mẫu được chọn ở đây thuộc dạng phỏng vấn chuyên sâu nên lượng mẫu ít, dao động từ 10 – 20 mẫu. 3. Quy trình nghiên cứu: Yes No Phân tích nhân tố (EFA) Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch. Đồng ý ? Cơ sở lý thuyết Mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và các thang đo trước Nghiên cứu định tính để khẳng định và hiệu chỉnh thang đo Xây dựng bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu Mã hóa dữ liệu Thống kê mô tả dữ liệu Kiểm định các giả thuyết Kết quả nghiên cứu. Kết luận - Kiến nghị Yes No Đồng ý ? Hình 6 : Mô hình nghiên cứu Thang đo và bảng khảo sát Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng 2 loại thang đo vào bảng khảo sát : thang đo định danh và thang đo thứ bậc nhằm khai thác thuộc tính của các biến. Đồng thời chúng tôi còn sử dụng một số câu hỏi chuyên sâu dể mở rộng vấn đề cần giải quyết. Bảng khảo sát bao gồm những câu hỏi gạn lọc và những câu hỏi mang tính thu thập dữ liệu. BẢNG KHẢO SÁT 1/ Anh chị làm việc cho một công ty sản xuất, xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng hay mạng lưới phân phối hàng hóa nào không? a. Có b. Không 2/ Xin cho biết vị trí chính xác tại công ty mà anh chị đang công tác a. Thực tập b. Nhân viên văn phòng c. CEO d. Khác 3/ Cho biết sản phẩm công ty anh chị thuộc ngành hàng nào? a. Thực phẩm b. May mặc c. Hàng tiêu dùng d. Khác 4/ Công ty anh chị đang sử loại kênh phân phối nào? a. Hệ thống siêu thị b. Cửa hàng tạp hóa bán lẻ c. Đại lý kinh doanh d. Khác 5/ Theo anh chị kênh phân phối hàng hóa nào hoạt động hiệu quả nhất? a. Hệ thống siêu thị b. Cửa hàng tạp hóa bán lẻ c. Đại lý kinh doanh d. Khác 6/ Kênh phân phối hoạt động mạnh nhất vào giai đoạn nào trong năm? a. Mùa xuân b. Mùa hạ c. Mùa thu c. Mùa đông 7/ Mức độ chấp nhận của kênh phân phối cho một sản phẩm a. Không chấp nhận b. Chấp nhận nhưng hạn chế c. Hoàn toàn chấp nhận d. Ý kiến khác 8/ Theo anh chị hình thức khuyến mãi nào của công ty có tác dụng thúc đẩy kênh phân phối ? a. Gỉam giá b. Tặng hàng c. Tặng quà d. Khác 9/ Trong lúc kênh phân phối công ty anh chị đang làm việc rất hiệu quả, anh chị có nghĩ tới việc tìm cách nào để duy trì hiệu quả đó trong dài hạn hay không? a. Có b. Không 10/ Bằng cách nào nếu có: Ký hợp đồng phân phối độc quyền Ký hợp đồng dài hạn không độc quyền Có ưu đãi về giá và hoa hồng cho các kênh phân phối Khác 11/ Anh chị sẽ đưa ràng buộc nào sau đây ( nếu được) vào hợp đồng ký kết với kênh phân phối ? Trả lại sản phẩm với giá chiết khấu theo quy định công ty Trả lại sản phẩm trong thời gian quy định Tự thõa thuận và cung cấp cho đại lý thứ 3 về hàng tồn kho Khác 12/ Anh chị sẽ chọn cách nào sau đây để giải quyết hàng bị trả lại? Tìm kênh phân phối khác với giá thỏa thuận Tái sản xuất nếu có thể Khác 13/ Anh chị có nghĩ ràng buộc vị trí trưng bày sản phẩm tại các kênh phân phối sẽ ảnh hưởng đến doanh thu sản phẩm: a. Không ảnh hưởng b. Ảnh hưởng c. Rất ảnh hưởng 14/ Dịp tết Nguyên Đán gần kề, công ty anh chị có kế hoạch nào liên kết với các kênh phân phối để kích thích tiêu dùng không? ( tổ chức sự kiện trước các siêu thị, poster, các biểu ngữ quảng cáo cho sản phẩm,……) 15/ Với những chiến lược đã được thực hiện, công ty anh chị giảm thiểu được bao nhiêu phần trăm hàng tồn? Theo anh chị những chiến lược nào có thể cải tiến để áp dụng cho tương lai? CHƯƠNG 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương này gồm các phần ( 1 ) Tính ứng dụng và hiệu quả kinh tế xã hội của đề tài nghiên cứu ( 2 ) Giải pháp từ đề tài ( 3 ) Những hạn chế Tính ứng dụng và hiệu quả kinh tế của đề tài nghiên cứu Sau khi mã hóa các thông tin từ bảng khảo sát cho thấy tất cả những đối tượng được khảo sát đều là những người có làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng hay trong một mạng lưới phân phối hàng hóa nào đó, họ đều giữ những vị trí quan trọng trong tổ chức như CEO, chủ các cửa hàng, đại lý kinh doanh. Các mặt hàng họ kinh doanh thuộc các ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm, may mặc. Trong đó cơ cấu qua bài khảo sát này cho kết quả 40% thực phẩm, 26.7% hàng tiêu dùng, 20% hàng may mặc và 13.3% còn lại thuộc các hàng ngắn hạn khác. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid thuc pham 6 40.0 40.0 40.0 may mac 3 20.0 20.0 60.0 tieu dung 4 26.7 26.7 86.7 khac 2 13.3 13.3 100.0 Total 15 100.0 100.0 Bảng 2: Cơ cấu loại sản phẩm Các mặt hàng này được bán ra thị trường thong qua các kênh phân phối như siêu thị, đại lý kinh doanh và các cửa hàng bán lẻ. Trong đó siêu thị và các đại lý kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất ( khoảng 75% tổng lượng hàng bán ra thị trường ) Điều này cho thấy tính thực tế cao của đề tài vì gắn liền liền với thực tiễn xã hội, thị trường. Nguồn thông tin được lấy từ các đối tượng đáng tin cậy. Đi sâu vào bảng khảo sát cho thấy đại lý kinh doanh là kênh phân phối có hiệu quả cao nhất với tỷ lệ đồng tình cho ý kiến này là 46.7%, trong khi đó tỷ lệ này với siêu thị là 26.7% và các cửa hàng bán lẻ là 20%. 46.7% 26.7% 6.7% 20% Biểu đồ 4: Kênh phân phối hoạt động hiệu quả nhất Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid he thong sieu thi 4 26.7 26.7 26.7 cua hang ban le 3 20.0 20.0 46.7 dai ly kinh doanh 7 46.7 46.7 93.3 khac 1 6.7 6.7 100.0 Total 15 100.0 100.0 Bảng 3: Cơ cấu kênh phân phối Khoảng 60% ý kiến cho rằng mùa xuân là thời điểm kinh doanh có hiệu quả nhất trong năm. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid xuan 9 60.0 60.0 60.0 ha 4 26.7 26.7 86.7 thu 1 6.7 6.7 93.3 dong 1 6.7 6.7 100.0 Total 15 100.0 100.0 Bảng 4: Lượng doanh thu theo mùa Tất cả những ngưởi được khảo sát đều nhận định kênh phối có xu hướng chấp nhận mặt hàng mới nhưng 46.6% trong số đó cho rằng chấp nhận nhưng còn ở mức hạn chế ( thử nghiệm ) 46,6% 53,4% Biểu đồ 5: mức độ chấp nhận sản phẩm mới Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid chap nhan nhýng han che 7 46.7 46.7 46.7 hoan toan chap nhan 8 53.3 53.3 100.0 Total 15 100.0 100.0 Bảng 5: Mức độ chấp nhận sản phẩm mới Các loại hình khuyến mãi và chiêu thị mà các nhà cung ứng dùng để kích thích kênh phân phối lấy hàng của mình bao gồm những tỷ lệ như sau : 43% là tặng quà, 24% tặng hàng và 29% được cho là giảm giá. Tất cả các nhà cung ứng đều muốn duy trì mối quan hệ dài hạn với kênh phân phối thông qua các biện pháp như tặng hoa hồng và có một số ưu đãi về giá cho kênh phân phối ( 62.5% ), ký hợp đồng độc quyền ( 25% ). 62,5% 12,5% 25% Biểu đồ 6: Ràng buộc dài hạn Mặc dù sử dụng những biện pháp và những ràng buộc nhằm hạn chế tối đa lượng hàng tồn nhưng việc này là không thể tránh khỏi. Các mặt hàng không bán được trên thị trường hoặc gần hết hạn sử dụng bị các kênh phân phối trả lại cho nhà cung ứng, từ đó hình thành nên lượng hàng tồn. Để giải quyết vấn đề này, các nhà cung ứng đã đưa ra các phương án đó là chọn ràng buộc trả lại sản phẩm theo thời gian quy định ( 47.4% ), ràng buộc trả lại sản phẩm có chiết khấu theo quy định của công ty ( 36.8% ). 47,4% 36,8% 10,5% 5,3% Biểu đồ 7: Ràng buộc hợp đồng Đối với lượng hàng tồn đọng, nhằm để hạn chế tối đa tổn thất về lượng thâm hụt có 75% ý kiến cho rằng nên giải quyết lượng hàng tồn bằng cách tìm kênh phân phối khác với gia thỏa thuận, 19% ý kiến khác cho rằng tái sản xuất ( nếu có thể, tùy thuộc vào đặc tính của mặt hàng ). 19% 6% 75% Biểu đồ 8 : Phương án giải quyết hàng tồn kho Bên cạnh đó, trưng bày sản phảm cũng được cho là một yếu tố gian tiếp ảnh hưởng đến doanh thu bán của một mặt hàng và tỷ lệ hàng tồn của mặt hàng đó : 57% cho là ảnh hưởng và 47% là rất ảnh hưởng. Qua các số liệu thống kê trên cho thấy việc kinh doanh diễn ra sôi động nhất vào thời gian đầu năm. Các đại lý và siêu thị góp phần vào những kênh phân phối quan trọng nhất. Với vai trò là một nhà cung ứng, chúng ta cần hoạch định việc quản bá sản phẩm từ mẫu mã đến cách trưng bày nhằm làm tăng doanh thu và hạn chế hàng tồn. Tuy nhiên, hàng tồn trong một tổ chức sản xuất kinh doanh là không thể tránh khỏi, vì vậy việc tìm ra các kênh phân phối dự phòng là điều rất cần thiết để tránh rủi ro đi đôi với các điều khoản và các ràng buộc khi cung ứng hàng cho các kênh phân phối. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của đề tài mang tính vĩ mô, vấn đề được nghiên cứu phải trãi qua việc xem xét rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu của đề tài như một nguồn dữ liệu tham khảo để các tổ chức kinh doanh hoạch định kế hoạch sản xuất, kế hoạch phân phối, kế hoạch chiêu thị và kế hoạch giải quyết rủi ro khi hàng bán không chạy. Việc giảm thiểu lượng hàng tồn của những cá nhân tổ chức nhỏ sẽ ngăn chặn được việc lãng phí to lớn từ tầm nhìn xã hội. Phân tích SWOT công ty CPTMSX Tân Úc Việt: @ Điểm mạnh ( Strenghts): Công ty có sự liên kết chặt chẽ với các tập đoàn lớn nên được sự hỗ trợ cần thiết cho việc kinh doanh và phát triển. Ngoài việc tự sản xuất, công ty còn nhập khẩu nhiều mặt hàng từ nước ngoài đánh đúng tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam. Do là công ty cổ phần nên công ty huy động được nguồn vốn mạnh mẽ. @ Điểm yếu ( Weaknesses): Nguồn nhân sự công ty chưa có đủ trình độ và kinh nghiệm trong việc quản lý hay marketing sản phẩm. Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thị trường còn quá thấp và chưa được chú trọng đúng mức. Công ty chưa thực sự có được các kênh phân phối lý tưởng do các điều khoản hợp tác chưa đủ sức hấp dẫn và thu hút. @ Cơ hội ( Opportunities): Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mang lại sự dễ dàng trong hợp tác đi đôi với việc xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu. Thị trường Việt Nam là một thị trường rộng lớn và giàu tiềm năng Mức sống tăng cao và xu hướng thích dùng hàng mới, hàng ngoại với chất lượng vượt trội. Các kênh phân phối ngày càng đa dạng và phát triển mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. @ Thách thức ( Threats): Gia nhập WTO đưa ra nhiều thách thức làm cho thị trường cạnh tranh khốc liệt, muốn tồn tại các công ty, tổ chức kinh doanh phải luôn đưa ra những chiến lược cạnh tranh mới và có hiệu quả. Tâm lý và xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng khắt khe do mức sống được cải thiện nên việc đòi hỏi chất lượng, mẫu mã là một điều tất yếu trong giai đoạn này. Điều kiện của các kênh phân phối cũng không kém phần gây khó khăn cho công ty tổ chức. @ Phân tích kết hợp: Chiến lược SO: tận dụng nguồn vốn mạnh và sự hợp tác để đầu tư vào các chiến lược sản phẩm. Chiến lược WO: nên có các chương trình đào tạo nhân lực hoặc gửi cho đi học, tận dụng sự đa dạng và lớn mạnh của mạng lưới thông tin đa phương tiện để phát triển quảng cáo chiêu thị sản phẩm. Chiến lược ST: lợi dụng lợi thế hàng ngoại để làm tăng tính cạnh tranh thị trường với các sản phẩm cùng loại. Chiến lược WT: luôn đổi mới mẫu mã, chất lượng, sản phẩm, tăng cường chiêu thị. SWOT Cơ hội – O Gia nhập WTO, thị trường rộng lớn, kênh phân phối mạnh và đa dạng. Thách thức – T Cạnh tranh khốc liệt, tâm lý tiêu dùng khắc khe, điều kiện gay gắt từ kênh phân phối. Điểm mạnh – S Vốn mạnh, sự liên kết, sản xuất + hàng ngoại nhập. Chiến lược – SO Tận dụng vốn mạnh và liên kết để phát triển xây dựng sản phẩm. Chiến lược – WO Đào tạo nhân lực, tận dụng mạng lưới thông tin đa phương tiện. Điểm yếu – W Nhân lực yếu, chiêu thị kém, chưa tìm được kênh phân phối lý tưởng Chiến lược – ST Dùng ưu thế hàng ngoại để cạnh tranh các sản phẩm cùng loại. Chiến lược – WT Luôn cải tiến mẫu mã, chất lượng và tăng cường chiêu thị. Bảng 2: Ma trận SWOT phân tích công ty Kiểm định mô hình: @ Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến: mức độ chấp nhận sp mới và hình thức khuyến mãi. Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 15,000a 2 ,001 Likelihood Ratio 20,728 2 ,000 Linear-by-Linear Association 13,126 1 ,000 N of Valid Cases 15 a. 6 cells (100.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .47. Bảng 6: Kiểm định mối quan hệ giữa hai biến Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến: mức độ chấp nhận sp mới và các hình thức khuyến mãi với mức ý nghĩa ἀ = 1%. Gỉa thiết H0: 2 biến: mức độ chấp nhận sản phẩm mới và hình thức khuyến mãi độc lập nhau. H1: có mối liên hệ giữa 2 biến mức độ chấp nhận sản phẩm mới và hình thức khuyến mãi. GIÁ TRỊ KIỂM ĐỊNH: Sig = 0.001 QUI TẮC KIỂM ĐỊNH: Sig = 0.001 < ἀ = 1% → bác bỏ giả thiết H0. Vậy có mối liên hệ giữa 2 biến: mức độ chấp nhận sp mới và hình thức khuyến mãi với độ tin cậy 99%. @ Mô hình hồi qui tuyến tính đơn biến của 2 biến mức độ chấp nhận sp mới ( dependent) và hình thức khuyến mãi ( independent). Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 1,456 ,084 17,241 ,000 hinh thuc khuyen mai thuc day kenh phan phoi hieu qua nhat ,505 ,036 ,968 13,975 ,000 a. Dependent Variable: muc do chap nhan sp moi Bảng 7: Mô hình hồi quy tuyến tính Phương trình mô hình hồi qui tuyến tính đơn biến: Mức độ chấp nhận sp mới = 1.456 + 0.505*hình thức khuyến mãi Trong đó 2 hệ sô hồi qui là: B0 = 1.456 và B1 = 0.505. @ Đánh giá độ phù hợp của mô hình : Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 ,968a ,938 ,933 ,13388 a. Predictors: (Constant), hinh thuc khuyen mai thuc day kenh phan phoi hieu qua nhat Bảng 8: Kiểm định sự phù hợp của mô hình Hệ số phù hợp của mô hình: R Square = 0.938 nghĩa là mô hình hồi qui tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu đến mức 93.8%. Hay hơn 90% sự khác biệt về mức độ chấp nhận sp mới quan sát có thể giải thích bởi sự khác biệt về hình thức khuyến mãi. Giải pháp từ đề tài : Kết quả của việc nghiên cứu chuyên sâu cho thấy hình ảnh, thương hiệu sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng quyết định là mặt hàng đó kinh doanh có hiệu quả trên thị trường hay không, và đây cũng là ý kiến của các doanh nhân trong tổ chức. Họ rất coi trọng việc cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm hoàn thiện và tăng tính phổ biến cho thương hiệu. Bên cạnh việc cải tiến mẫu mã, các chương trình khuyến mãi đi kèm cũng góp phần đưa sản phẩm gần hơn đến người tiêu dùng. Một số ví dụ cụ thể như: bóc thăm, bật nắp trúng thưởng, quà tặng đính kèm, chiến lược giảm giá, tặng hàng, v.v… Tất cả những chiến lượt đó chỉ có hiệu quả khi được phổ biến rộng rãi tại những nơi công cộng, siêu thị, trung tâm thương mại, nhằm đánh vào tâm lý ngưởi tiêu dùng. Tùy thuộc vào tính chất của mặt hàng mà có từ 40 – 90% hàng tồn cần được giải quyết với chiến lượt là giảm giá và chiết khấu cho các mặt hàng lỗi thời. Việc bán hàng theo kiểu bộ đôi sản phẩm trở nên có hiệu quả với các mặt hàng chưa có thương hiệu trên thị trường. Ví dụ : mặt hàng bánh ngọt Munchy’s của công ty cổ phần thương mại sản xuất Tân Úc Việt là một thương hiệu chưa được người tiêu dùng biết đến. Nhưng nếu bán kèm một hộp bánh loại này với 1 chai pepsi 1.5lit thì hiệu quả kinh doanh mặt hàng này sẽ được cải thiện vì pepsi là thương hiệu nổi tiếng và có chổ đứng trên thị trường, đi kèm với tâm lý khách hàng : đã ăn thì phải có uống. 4.Hạn chế Thực tế vấn đề làm cách nào để kênh phân phối không trả hàng lại cho chuổi cung ứng dẫn đến việc hình thành hàng tồn là điều không thể.Đề tài này chỉ đưa ra phương án để giải quyết hàng tồn. Vì xung quanh sự việc này còn tồn tại nhiều bất cập. Do bản chất của ngành hàng nghiên cứu ở đây là các mặt hàng tiêu dùng ngắn ngày có thời hạn sử dụng rất ngắn nên việc phân phối các loại hàng này phụ thuộc rất nhiều vào thời hạn sử dụng của hàng hóa. Lẽ đương nhiên khi hàng không bán được thì sẽ bị mất giá trị thậm chí tiêu hủy cả lô hàng gây tổn thất lớn cho tổ chức. Một số mặt hàng ngắn ngày nhập khẩu phải trải qua nhiều thủ tục và thời gian vận chuyển cũng làm hàng hóa rơi vào ràng buộc thời hạng sử dụng. Các đại lý, siêu thị, kênh phân phối rất gắt gao khi chỉ nhận hàng dưới 1/3 thời hạn sử dụng điều này đặt ra bài toán đau đầu cho các nhà hoạch định hàng hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGUỒN THÔNG TIN: 1. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, (2006) – “Nghiên cứu thị trường” – NXB. Đại học Quốc gia Tp.HCM. 2. Nguyễn Đình Thọ, (2003) – “Nguyên lý Marketing” – NXB. Đại học Quốc gia Tp.HCM. 3. Tập thể tác giả, PGS.TS. Lê Thế Giới (Chủ biên) (2006) – “Nghiên cứu Marketing lý thuyết và ứng dụng” – NXB. Thống kê. 4. Jyh-Shen Chiou (1998) – The Effects of Attitude, Subjective Norm, and Perceived Behavioral Control on Consumers’ Purchase Intentions: The Moderating Effects of Product Knowledge and Attention to Social Comparison Information – National Chengchi University. 5. Olsen, S.O (2004) – Antecedents of Seafoof Consumption Behaviour: An Overview – Journal of Aquatic Food Product Tecnology, 13 (3), 79 – 91. 6. Olsen, S.O. (2003) – Understanding the Relationship Between Age and Seafood – Consumption: The Mediating of Attitude, Health Involment and Convenience, Food Quality and Preference, 14, 199 – 209. 7. Báo Sài Gòn Tiếp thị - Phác hoạ chân dung người tiêu dùng năm 2006. 8. Huỳnh Thị Kim Quyên, (2006) – Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng bột dinh dưỡng trẻ em – Luận văn Thạc sĩ Đại học Bách Khoa Tp.HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích SWOT công ty TMCPSX Tân Úc Việt.doc
Luận văn liên quan