Đề tài Phân tích swot và những giải pháp chiến lược,đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty cà phê 49

Lời nói đầu Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang hoạt động theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải trực diện với sự biến động phức tạp, cạnh tranh gay gắt và chấp nhận nhiều rủi ro của môi trường kinh doanh. Để đứng vững trên thị trường và mở rộng kinh doanh, đảm bảo sự ổn định và phát triển không ngừng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với sự biến động của thị trường và nội lực của doanh nghiệp . Đây là một việc làm hết sức cần thiết của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Công ty cà phê 49 nói riêng. Vận dụng những kiến thức lý luận tích lũy được trong thời gian học tập, qua tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Công ty cà phê 49, tôi nhận thấy công tác hoạch định chiến lược của Công ty còn mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, tính hệ thống và cơ sở khoa học chưa cao. Do đó, tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài trước khi thi tốt nghiệp Đại học QTKD là: PHÂN TÍCH SWOT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC,ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ 49 Trên cơ sở phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh, với đề tài này chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của công tác phân tích hiệu quả, hoạch định chiến lược tại Công ty; chỉ ra những cơ hội cần nắm bắt, những rủi ro mà doanh nghiệp cần đối phó; phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của Công ty để Công ty xây dựng một chiến lược kinh doanh thích hợp trong tương lai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

doc51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3893 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích swot và những giải pháp chiến lược,đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty cà phê 49, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nông nghiệp. Vì vậy, phải phân tích tình hình sử dụng đất của doanh nghiệp. Để thấy rõ ta có bảng số liệu sau Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai của công ty Đơn vị tính: Ha Chỉ tiêu Năm So sánh 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % Đất trồng cà phê 1.100 1.100 1.100 0 0 0 0 Đất trồng lúa 82 82 82 0 0 0 0 Đất trồng hoa màu 73 73 73 0 0 0 0 Đất ao hồ, đất suối 161 161 161 0 0 0 0 Đất khác 1.184 1.184 1.184 0 0 0 0 Tổng diện tích 2.600 2.600 2.600 0 0 0 0 Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp. Qua bảng trên ta thấy tổng diện tích đất của doanh nghiệp qua 3 năm không hề có sự biến động. Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, diện tích đất trồng tương đối hợp lý, nên doanh nghiệp không có nhu cầu cơ cấu, sắp xếp lại diện tích đất được giao. 3.1.2.6 Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp nó phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ sở sản xuất kinh doanh, nếu quản lý tốt thì không chỉ nói lên mặt quản lý vốn tốt mà còn giúp hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật là một vấn đề hết sức quan trọng đối với quy trình sản xuất kinh doanh, để thấy rõ ta xét bảng số liệu sau. Bảng2: Hệ thống cơ sở vật chất của công ty Đơn vị tính:Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 CL % CL % 1. Tổng TSCĐ 77.704 76.555 65.486 -1.149 -1,5 -11.069 -14,5 + Nhà cửa vật kiến trúc 26.232 26.461 17.770 229 0,9 -8.691 32,8 + Cây lâu năm 32.440 32.440 32.868 0 0 428 1,3 + Máy móc thiết bị 7.485 6.064 4.608 -1.421 -18,9 -1.456 -24,0 + PTVT, truyền dẫn 11.244 11.259 10.240 15 0,1 -1.019 -9,1 + TSCĐ khác 303 331 252 28 9,2 -79 -23,8 2. Giá trị hao mòn 44.185 44.479 40.705 294 0,7 -3.774 -8,5 3. Giá trị còn lại 33.519 32.076 24.781 -1.443 -4,3 -7.295 -22,7 Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp Qua bảng trên chúng ta thấy: Tổng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp năm 2008 giảm so với năm 2007 là 1.149 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1,5%, đến năm 2009 tiếp tục giảm 11.069 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 14,5%. Sự tăng, giảm do một số nhân tố sau: - Nhà cửa kiến trúc: Năm 2008 so với năm 2007 tăng 229 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,9% là do năm 2006 công ty tiến hành sửa chữa, nâng cấp đập nước Đội 1 với giá trị tương ứng, đến năm 2009 lại giảm 8.691 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tỷ lệ giảm là 32,8%. Nguyên nhân vì doanh nghiệp đã bàn giao các công trình phúc lợi (hồ, đập, điện, đường, trường, trạm) về cho địa phương quản lý đồng thời hạch toán giảm giá trị tài sản. - Giá trị vườn cây lâu năm: Năm 2008 so với năm 2007 không đổi, đến năm 2009 có tăng thêm 428 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ tăng 1,3%. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp tiến hành hạch toán chi phí trồng mới, chăm sóc 20ha cà phê tại Đội 6 (trồng lại trên diện tích cà phê trồng năm 1979 bị xuống cấp nghiêm trọng). Do vậy giá trị vườn cây tăng lên 428 triệu đồng. - Máy móc thiết bị: Trong 3 năm gần đây máy móc thiết bị của doanh nghiệp liên tục giảm. Năm 2008 giảm 1.421 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 18,9%, năm 2009 tiếp tục giảm 1.456 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 24%. Nguyên nhân do hệ thống máy móc thiết bị tưới đã cũ, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất nên doanh nghiệp đã tiến hành thanh lý dần nhưng chưa mua sắm mới. - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Năm 2009 giảm 1.017 triệu đồng so với năm 2008, nguyên nhân do năm 2009 doanh nghiệp bàn giao công trình điện mà doanh nghiệp đầu tư xây dựng về cho ngành điện quản lý đồng thời đơn vị hạch toán giảm giá trị tài sản. 3.1.2.7 Tình hình tài chính của công ty Tài chính đóng vai trò quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của công ty. Tài chính của công ty được hình thành từ nhiều nguồn, nguồn vốn càng nhiều thì khả năng về tài chính của công ty càng lớn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cho ta biết được doanh nghiệp có phải là một doanh nghiệp giàu mạnh hay không. Bảng3 : Tình hình tài chính của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 CL % CL % A.TSLĐ và ĐT ngắn hạn 23.739 24.146 20.506 407 1,7 -3.640 -15,1 + Tiền mặt 1.430 255 1.426 -1.175 -82,2 1.171 459,2 + Đầu tư ngắn hạn 200 0 0 -200 + Các khoản phải thu 16.184 20.726 13.473 4.542 28,1 -7.253 -35,0 + Hàng tồn kho 4.952 3.109 3.806 -1.843 -37,2 697 22,4 + Tài sản NH khác 973 56 1.981 -917 -94,2 1.925 3.437,5 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 33.661 34.340 24.936 679 2,0 -9.404 -27,4 + Tài sản cố định 33.519 32.076 24.781 -1.443 4,3 -7.295 -22,7 + Các khoản ĐTTC dài hạn 33 33 33 0 0 + TSDH khác 109 2.231 122 2.122 1.946 -2.109 94,5 Tổng tài sản 57.400 59.486 45.342 2.086 3,6 -14.144 23,8 Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp - Tài sản lưu động và ngắn hạn: Năm 2008 so với năm 2007 tăng 407 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,7%, nhưng đến năm 2009 lại giảm 3.640 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ giảm 15,1%. Nguyên nhân tăng, giảm tài sản lưu động là do những yếu tố sau: + Tiền mặt của doanh nghiệp: Năm 2008 so với năm 2007 giảm đi 1.175 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 82,2%, đến năm 2009 lại tăng mạnh 1.171 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 459,2%. Tiền mặt của doanh nghiệp năm 2009 tăng cao là do cuối năm công ty thu các khoản khoán, nợ từ người nhận khoán, doanh nghiệp chưa trả nợ ngân hàng mà để lại dùng cho hoạt động thu mua cà phê vụ 2009-2010. + Đầu tư ngắn hạn : Đây là khoản tiền mua trái phiếu ngăn hạn (01 năm) năm 2007 đơn vị hạch toán vào tài khoản 128, sang năm 2008 công ty thanh toán ngân hàng do vậy tài khoản này hết số dư. + Các khoản phải thu của doanh nghiệp: Năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 4.542 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,1% đến năm 2009 giảm 7.253 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ giảm là 35%. Nguyên nhân những năm 2004 trở về trước ngành cà phê lâm vào khủng hoảng về giá, doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, người lao động gặp rất nhiều khó khăn, do vậy công ty đã đứng ra vay trung gian ngân hàng rồi giải ngân cho người nhận khoán. Do vậy khoản nợ phải thu năm 2007 còn lại là khá cao. Năm 2008 mất mùa, Công ty tiếp tục xuất nợ vật tư, phân bón để hỗ trợ cho người lao động nên khoản nợ phải thu năm 2008 tăng hơn năm 2007. Năm 2009 giá cà phê tăng cao người lao động tích cực thanh toán nợ, do vậy khoản nợ phải thu của công ty giảm mạnh. + Hàng tồn kho của doanh nghiệp: Năm 2008 so với năm 2007 giảm 1.843 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 37,2%; nguyên nhân do giá cà phê năm 2007 thấp, Công ty chủ trương giữ sản phẩm chờ giá do vậy giá trị hàng tồn kho lớn, năm 2008 giá bán được cải thiện sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó nên lượng tồn kho cuối năm giảm. Đến năm 2009 tăng 697 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ tăng là 22,4% do được mùa nên lượng tồn kho tăng hơn. + Tài sản lưu động khác của doanh nghiệp: Năm 2008 so với năm 2007 giảm 917 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 94,2%, đến năm 2009 tăng mạnh 1.925 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 3.437,5% so với năm 2008. Do những năm 2007, 2008 đơn vị hạch toán khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm dở dang vào TK 242 là tài khoản trả trước dài hạn. Nhưng sang năm 2009 theo tư vấn của kiểm toán độc lập nên doanh nghiệp hạch toán về tài khoản 142 là tài khoản ngắn hạn cho đúng bản chất. Nên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2009 tăng mạnh. +Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Năm 2008 so với năm 2007 tăng 679 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 2%, đến năm 2009 lại giảm 9.404 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ giảm là 27,4%, lý do tăng giảm tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn nguyên nhân do những yếu tố sau: + Tài sản cố định: Tài sản cố định của doanh nghiệp giảm liên tục trong 3 năm là do doanh nghiệp thực hiện khấu hao tài sản, thanh lý một số máy móc thiết bị không cần dùng, bàn giao các công trình phúc lợi (điện, đường, trường, trạm) cho địa phương theo quyết định 255CP. Nhưng trong các năm này doanh nghiệp ít đầu tư, mua sắm thêm. + Tài sản dài hạn khác: Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2.122 triệu đồng nhưng năm 2009 lại giảm 2.109 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2008 công ty hạch toán khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm dở dang vào tài khoản 242, nhưng năm 2009 được tư vấn của kiểm toán công ty đã hạch toán lại vào tài khoản 142 nên tài sản dài hạn khác giảm đi tương ứng. 3.1.2.8 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố khí hậu thời tiết và giá cả thị trường. Trong những năm qua, thời tiết nắng nóng, ít mưa, giá cà phê trên thị trường lại không ổn định làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cà phê nói chung, của Công ty cà phê 49 nói riêng gặp không ít khó khăn. Nhưng công ty đã nỗ lực hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bảng4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm So sánh 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1 Doanh thu 8.554 6.762 13.022 -1.792 -20,9 6.260 92,6 2 Chi phí 6.678 3.780 9.898 -2.898 -43,4 6118 161,8 3 Lợi nhuận 1.876 2.982 3.124 1.106 59,0 142 4,8 Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp - Doanh thu: Năm 2008 so với năm 2007 giảm 1.792 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 20,9% vì năm 2007 công ty tiêu thụ sản phẩm của 2 năm 2006-2007 (năm 2006 giá cà phê xuống thấp doanh nghiệp chủ trương để tồn kho chờ giá, năm 2007 đơn vị tiêu thụ sản phẩm của gần 02 vụ cà phê), nhưng đến năm 2009 doanh thu tăng 6.260 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ tăng 92.6%. Nguyên nhân do năm 2009 công ty tổ chức thu mua cà phê của nhân dân trong vùng trong khi năm 2008 công ty chỉ tiêu thụ sản phẩm sản xuất do vậy doanh thu 2009 bao gồm doanh thu cà phê sản xuất và cà phê thu mua vì thế doanh thu 2009 cao hơn hẳn so với hai năm trước. - Chi phí: Năm 2008 so với năm 2007 giảm xuống 2.898 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 43,4% do năm 2007 công ty tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của 2 năm 2006-2007 nên chi phí hạch toán tăng tương ứng, năm 2009 chi phí tăng cao 6.118 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ tăng 161,8% do năm 2009 công ty bắt đầu tổ chức thu mua cà phê trong vùng nên chi phí năm 2009 bao gồm chi phí sản xuất và chi phí thu mua nguyên liệu nên chi phí doanh thu cũng như chi phí tăng đột biến. - Lợi nhuận: Năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.106 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 59%, năm 2009 tiếp tục tăng 142 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ tăng 4,8%. Do giá cà phê liên tục tăng trong những năm gần đây, nên lợi nhuận của doanh nghiệp được nâng cao rất nhiều. 3.1.2.9 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển của công ty Thuận lợi - Công ty cà phê 49 là một doanh nghiệp sản xuất cà phê lâu năm ở khu vực. Diện tích rộng và đất đỏ bazan màu mỡ, rất thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh cà phê. - Người lao động trong công ty chăm chỉ chịu khó, có kinh nghiệm chăm sóc vườn cây cà phê. - Công ty nằm trên đầu mối giao thông quan trọng rất thuận tiện cho việc vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa. - Qua ba mươi năm hình thành và phát triển, công ty cà phê 49 đã có nhiều năm làm ăn hiệu quả, với những cố gắng trong hoạt động sản xuất công ty đã được củng cố vững mạnh. Chính vì thế, công ty trở thành hạt nhân tạo ra một vùng nguyên liệu ổn định, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời hỗ trợ cho chính quyền địa phương giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực. - Trong 3 năm gần đây do giá cà phê có xu hướng tăng cao dần lên, giá bình quân cà phê nhân xô năm 2009 là 24.146 đ/kg. điều này đã giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong kinh doanh thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như đời sống của cán bộ, công nhân viên được cải thiện rất nhiều. Khó khăn - Thời tiết, khí hậu chuyển biến phức tạp làm ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành của doanh nghiệp. - Từ năm 1999 đến năm 2004 giá cà phê trên thị trường liên tục giảm, giá bán thấp hơn giá thành. Công ty chủ yếu chuyên canh sản xuất cà phê nên chịu ảnh hưởng trực tiếp. Trong khi đó giá thành giai đoạn này lại cao do công ty xây dựng nhiều công trình phúc lợi có giá trị trên 20 tỷ đồng vì vậy chi phí khấu hao lớn. - Năm 1998 công ty đã trang bị một hệ thống chế biến trị giá 10 tỷ đồng nhưng cho đến nay hoạt động vẫn không mấy hiệu quả, kinh phí chủ yếu là vốn vay ngân hàng và quỹ hỗ trợ, lãi suất phải trả và chi phí khấu hao đẩy giá thành lên cao hơn so với những doanh nghiệp trong cùng địa bàn. - Do dây chuyền chế biến của doanh nghiệp được mua sắm từ trước những năm 2000 nay đã dần lạc hậu. Ngoài ra, do kỹ thuật chăm sóc cà phê chưa cao nên chất lượng cà phê của doanh nghiệp chưa đạt chuẩn chất lượng cao; sản phẩm cà phê của đơn vị hiện mới bán ở dạng thô, sơ chế (nhân xô) với giá bán trung bình. - Giá vật tư liên tục biến động cũng khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn . - Tháng 8/2010 Công ty chuyển sang mô hình Công ty mẹ công ty con và đổi thành Công ty TNHH một thành viên cà phê 49 – Tổng Công ty cà phê Việt Nam và tiến tới cổ phần hóa, tuy nhiên hiện nay ít có mô hình tiền lệ cổ phần hoá thành công. Khi cổ phần doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì các nhà đầu tư ít quan tâm tới những doanh nghiệp sản xuất Nông nghiệp, do loại hình doanh nghiệp này rủi ro cao. 3.2 Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1. Phương pháp chung Do những vấn đề kinh tế, xã hội phát sinh cần được nghiên cứu, đánh giá nhưng chưa được theo dõi, ghi chép thì cần phải điều tra. Trong điều tra có thể chọn mẫu đại diện để điều tra, hoặc điều tra nhanh, điều tra ngẫu nhiên (do yêu cầu của nội dung điều tra mà xác định). 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. Phương pháp thu thập thông tin - Sơ cấp: điều tra, hỏi trực tiếp cán bộ công nhân viên trong công ty. - Thứ cấp: các báo cáo tài chính của phòng kinh tế tổng hợp (bộ phận kế toán), các báo cáo của công ty, trạm, kho qua các năm, các kế hoạch sản xuất, chăn nuôi và dự án phát triển chăn nuôi bò thịt của công ty. Phương pháp xử lí số liệu: Xử lí trên phần mềm vi tính Microsoft Excel Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Phương pháp thống kê kinh tế: nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập tài liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và hiện tượng từ đó đưa ra các kết quả so sánh đánh giá cụ thể. Khi phân tích dùng cách phân tổ, hệ thống các chỉ tiêu để tìm ra tính quy luật và rút ra các kết luận cần thiết. Phương pháp so sánh theo thời gian: Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu so sánh phải thỏa mãn các điều kiện sau: +Thống nhất về nội dung phản ánh. +Thống nhất về phương pháp tính toán. +Số liệu thu thập cùng thời gian tương ứng. +Các chỉ tiêu phải cùng đơn vị tính. Phương pháp này dùng để xem xét, đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian. Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp đúc kết kinh nghiệm, trí thức tích lũy từ thực tiễn của những chuyên gia (bao gồm cán bộ, công nhân, xã viên, nông dân) am hiểu tinh thông về một vấn đề kinh tế, tổ chức, quản lý, kỹ thuật bằng cách phỏng vấn trực tiếp, thảo luận ở hội nghị, hoặc phát phiếu thăm dò rồi tính toán, đúc kết kinh nghiệm để khái quát rút ra những kết luận có căn cứ khoa học. Phương pháp thống kê kinh tế: Được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu để lập các đề án, là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trên cơ sở thu thập, phân tích và so sánh các số liệu. + Thống kê mô tả: Thống kê mô tả toàn bộ thực trạng của các hiện tượng sự vật trên cơ sở các dữ liệu đã được tính toán như: Việc sử dụng số bình quân, tần số,... + Thống kê so sánh: Thống kê so sánh bao gồm các số tương đối và tuyệt đối để đánh giá sự vật hiện tượng theo không gian và thời gian. Phương pháp so sánh chỉ áp dụng với các chỉ tiêu và các đối tượng so sánh có ý nghĩa nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp phân tích SWOT: Là phương pháp phân tích điểm mạnh, diểm yếu của doanh nghiệp, để từ đó nắm bắt tốt những cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại. Đồng thời, tránh được những khó khăn và thách thức do chính hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng của công ty cà phê 49 trong quá trình hội nhập kinh tế 4.1.1 Nhóm các yếu tố về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4.1.1.1 Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp nông nghiệp còn khá cồng kềnh, nhất là các doanh nghiệp khu vực Nhà nước. Công ty cà phê 49 với tổng lao động là 999 người, Ban giám đốc gồm: Giám đốc và 2 Phó giám đốc, ở bộ phận tham mưu giúp việc có 2 phòng. Là đơn vị quân đội chuyển sang làm kinh tế, mặc dù đã có nhiều cố gắng song tư tưởng bảo thủ, trì trệ còn khá phổ biến trong cán bộ, công nhân viên. Mà năng lực hội nhập của Doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ cán bộ trên các mặt chuyên môn, vi tính, ngoại ngữ cũng như tần suất kiến thức được cập nhật kiến thức thông qua việc làm việc với các chuyên gia nước ngoài. Do doanh nghiệp ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, chính sách thu hút nhân lực có trình độ, chuyên môn còn thấp nên chưa khuyến khích con, em công nhân trong doanh nghiệp và bên ngoài về đây làm việc. Với nguồn cán bộ hiện thời của doanh nghiệp thì chưa có đủ trình độ làm việc trực tiếp với các chuyên gia vì không có khả năng về ngoại ngữ. Chính vì vậy doanh nghiệp sẽ mất đi nhiều cơ hội làm ăn với đối tác nước ngoài. Trong xu thế hội nhập không một quốc gia, một doanh nghiệp nào có thể phát triển tốt được nếu không tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế của thế giới Đứng trước tình hình đó, doanh nghiệp cũng đã có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại một số cán bộ trong doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn của từng chức danh. Nhưng cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp chưa được đào tạo về vấn đề hội nhập. 4.1.1.2 Nguồn tài chính của công ty Tài chính luôn là vấn đề quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp, nhất là tỷ trọng vốn tự có. Đây là chỉ tiêu đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp, thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.Công ty cà phê 49 có tỷ lệ vốn chủ sở hữu là 66% so với tổng nguồn vốn, đây cũng là một điểm nổi bật hơn so với các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong khu vực lân cận. Bảng 1: Khả năng về vốn của công ty so với các công ty trong 3 năm gần đây Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng nguồn vốn Nợ phải trả Công ty cà phê 49 Công ty cà phê 721 CL Công ty cà phê 49 Công ty cà phê 721 CL 2007 57.400 22.382 35.018 40.356 19.304 21.052 2008 59.486 32.095 27.391 39.505 26.785 12.720 2009 45.342 20.150 25.192 20.195 15.150 5.045 Năm 2009 theo Nghị định 255CP các doanh nghiệp có đầu tư xây dựng công trình phúc lợi (điện, đường, trường, trạm, hồ đập) sẽ thực hiện bàn giao cho bộ, ngành địa phương quản lý. Do vậy Công ty cà phê 49 trong năm đã thực hiện bàn giao đồng thời ghi giảm vốn ngân sách. Qua bảng ta thấy, nguồn vốn của Công ty cà phê 49 qua các năm gần đây lớn hơn rất nhiều so với các Công ty cà phê 721. Điều này chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có khả năng đầu tư và linh hoạt hơn trong vấn đề tài chính. Trong khi đó nợ phải trả của doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn cũng khá cao, năm 2007 là 70,3%; năm 2008 là 66,4%; năm 2009 là 45%. Phần nào hạn chế năng lực cạnh tranh khi có biến động về tài chính, tác động không nhỏ đến năng lực hội nhập kinh tế cũng như mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ và thiết bị... Thực tế từ cuộc khủng hoảng giá cà phê năm 1999-2004 cho thấy, chỉ có những doanh nghiệp có tiềm lực vốn lớn mới có thể vượt qua được những biến động lớn như vậy. Phần lớn các doanh nghiệp trong thời gian này do thiếu vốn kinh doanh phải bán cà phê với giá thấp gây lỗ lớn và khả năng đầu tư để duy trì vườn cây hầu như không có. Như vậy không những ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh hiện tại mà còn ảnh hưởng tới những năm sau này, trong khi nhiều doanh nghiệp có vốn lớn và dài hơn đã không vội bán sản phẩm mà lưu chờ giá lên, không những hoàn được chi phí sản xuất mà còn có lợi nhuận nhất định. 4.1.1.3 Trình độ công nghệ trang thiết bị: Mức độ mua sắm của doanh nghiệp đối với những trang thiết bị trong các năm gần đây được dùng để gián tiếp đánh giá mức độ trang bị mới cũng như trang bị thông tin liên lạc trong doanh nghiệp. Số liệu tổng hợp cho thấy mức chi cho những trang thiết bị bình quân 3 năm gần đây quá hạn chế. Riêng năm 1998 do yêu cầu chế biến sản phẩm chất lượng cao, doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống chế biến gồm: Nhà kho, sân phơi, máy sấy và trạm cân điện tử trị giá 10 tỷ đồng, từ đó đến nay công ty không tăng cường thêm trang thiết bị, doanh nghiệp cũng ít đầu tư vào phương tiện vận tải. Đối với những công cụ làm việc tiên tiến như máy tính, thiết bị văn phòng khác được doanh nghiệp đầu tư thích đáng. Chứng tỏ doanh nghiệp đã nắm bắt tốt chủ động đầu tư cho thiết bị quản lý để phục vụ tốt hơn cho quản lý. Tuy nhiên, mức chi cho những công cụ phục vụ việc nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn quá khiêm tốn. Qua nghiên cứu tình hình mua sắm trang thiết bị của doanh nghiệp chỉ ở mức trung bình, khả năng tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế, dây chuyền sản xuất chính của doanh nghiệp được trang bị năm 1998, dây chuyền còn mang tính chắp vá do sự đan xen giữa công nghệ hiện đại và công nghệ cũ do thiếu khả năng dầu tư. Năm 2007 đơn vị thực hiện đầu tư cải tạo dây chuyền chế biến ướt để tổ chức chế biến cà phê chất lượng cao, nhưng cho đến nay vận hành vẫn chưa thông suốt. Chính vì điều này đã làm cho doanh nghiệp khó xác định trình độ công nghệ của đơn vị mình. 4.1.1.4 Sản phẩm /dịch vụ của doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nông nghiệp nói riêng, sản phẩm thể hiện linh hồn sống đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp Nông nghiệp rất đa dạng về loại hình sản phẩm. Cho nên ở đây chỉ xét những khía cạnh chung nhất về sản phẩm của doanh nghiệp như tính đa dạng, thương hiệu, hay giá thành so với đối thủ. - Tính đa dạng hóa sản phẩm trong doanh nghiệp: Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp luôn có hướng chọn cho mình một vài nhóm sản phẩm chiến lược. Tuy nhiên, thực tế sản xuất kinh doanh cho thấy những sản phẩm đó chỉ manh tính hình tượng, tức là không thể bán mãi "bức tranh chùa một cột" mà nó đòi hỏi đa dạng về chiều sâu cũng như chiều rộng theo nhu cầu và thị hiếu của đối tượng khách hàng khác nhau. Điều đó sẽ tạo cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong kinh doanh và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp Nông nghiệp khi sản phẩm và dịch vụ thường gắn với những cây trồng vật nuôi có chu kỳ sản xuất kinh dài đòi những khoản đầu tư nhất định trước khi cho sản phẩm kinh doanh như cây lâu năm. Một số doanh nghiệp trong ngành cà phê cũng có xu hướng đa dạng hóa sản xuất kinh doanh như: Sản xuất lúa và tôm sú (Công ty cà phê 719); sản xuất và chế biến hạt điều (Công ty cà phê Chư Quynh); sản xuất ca cao (Công ty cà phê Buôn Hồ) hay nuôi bò thịt (Công ty cà phê 715a). Hiện nay, doanh nghiệp đang xem xét, thẩm định mô hình trồng mít nghệ chất lượng cao của huyện Krông Năng đang triển khai tại xã Ea Puk, công ty dự định sẽ liên doanh với các xã lân cận tạo vùng nguyên liệu tiến tới xây dựng nhà máy mít sấy khô phục vụ tiêu dùng và xuất. Dự kiến vốn đầu tư 1,2 tỷ - 1,5 tỷ đồng . Ngoài ra, doanh nghiệp dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất ống nước nhựa và sản phẩm nhựa gia dụng dự kiến tổng giá trị đầu tư là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên số doanh nghiệp này chưa nhiều, các doanh nghiệp cà phê nói chung theo số liệu thu thập cho thấy đa số các doanh nghiệp có tỷ lệ giá trị sản phẩm chính trong tổng doanh thu hàng năm lớn hơn 85%, con số doanh nghiệp có tỷ lệ giá trị sản phẩm chính trong tổng doanh thu nhỏ hơn 50% là rất thấp.Công ty cà phê 49 có tỷ lệ giá trị sản phẩm chính trong tổng doanh thu hàng năm là 95%, con số này cho thấy doanh nghiệp vẫn đang chủ yếu sản xuất cà phê là chính. Bảng2: Kế hoạch thu mua, chế biến của doanh nghiệp năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: Tấn nhân Loại sản phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cà phê Rubosta 1.800 2.000 2.000 Chế biến ướt 1.000 1.800 1.800 Nguồn: Phương án phát triển của công ty Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn ở tình trạng xuất nguyên liệu thô hay sơ chế bán sản phẩm qua trung gian, vẫn chưa thâm nhập thị trường cà phê bột, hòa tan, chưa có sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. - Giá thành của doanh nghiệp: Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.Qua nghiên cứu chúng tôi đã có thể xác định giá thành bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây và mức độ chênh lệch giá thành so với những đối thủ cạnh tranh. Bảng 3: Chênh lệch về giá thành của công ty với một vài công ty khác trong địa bàn Đơn vị: đồng/kg nhân xô. Năm Công ty 2007 2008 2009 Công ty cà phê 49 16.900 17.500 18.200 Công ty cà phê 721 16.250 16.433 17.995 Công ty cà phê 716 17.800 18.100 18.950 Công ty cà phê 719 16.100 16.300 17.800 Giá thành bình quân của doanh nghiệp còn khá cao so với những doanh nghiệp trên là do doanh nghiệp chi cho khấu hao quá lớn. Bên cạnh đó doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề nước tưới, do nguồn nước tưới ở xa diện tích cây trồng nên chi phí bỏ ra nhiều hơn đẩy giá thành lên cao. Theo điều tra, thì doanh nghiệp chưa quan tâm giá thành của doanh nghiệp mình đứng ở vị trí nào so với đối thủ cạnh tranh. Điều này phản ánh phần nào hạn chế của doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin trong và ngoài nước cũng như quan niệm kinh doanh chưa được đổi mới. Theo điều tra của phòng Thương mại và Công nghiệp, khoảng 20% doanh nghiệp chưa hề biết thông tin về quá trình gia nhập WTO của Việt Nam, 35% không có kế hoạch chuẩn bị, 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu kinh nghiệm về thương mại quốc tế. Do vậy, để hội nhập có hiệu quả phương châm "biết người, biết ta trăm trận trăm thắng" sẽ không thừa đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay. - Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp: Một chỉ tiêu không kém phần quan trọng trong quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chuẩn sản phẩm (cà phê) cũ TCVN.4193_93 (13,1,5) 13% thuỷ phần, 1% tạp chất, 5% hạt đen vỡ. Doanh nghiệp vẫn đang bán theo dạng nhân xô là chính, chưa thực hiện phân loại sản phẩm theo phân cấp để bán với hiệu quả cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do quy trình thu hoạch và chế biến, bảo quản sản phẩm gây nên, chất lượng bị hạn chế bởi quy trình thu hái (tỷ lệ quả xanh cao) và dây chuyền chế biến ướt đang trong thời gian thử nghiệm. Doanh nghiệp khoán vườn cây cho người lao động nên không kiểm soát được thời gian thu hoạch, họ thường có xu huớng thu hoạch sớm (tỷ lệ xanh cao) làm giảm hẳn chất lượng cà phê. - Thương hiệu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp: Đây là điều kiện quan trọng đối với doanh nghiệp khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nó đảm bảo uy tín của doanh nghiệp với tư cách một thể nhân ra thị trường, với xu thế toàn cầu hóa thì thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp Công ty cà phê 49 hiện nay vẫn chưa xây dựng một thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp sản xuất cà phê hiện nay, do doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu. Công ty cà phê 49 là doanh nghiệp có 100% vốn của Nhà nước nên doanh nghiệp cho rằng đó là việc của Nhà nước (Bộ, ngành hay địa phương) mang tính quốc gia cần phải có chương trình đồng bộ và đầu tư thích đáng vì để xây dựng một thương hiệu đòi hỏi phải có chi phí rất lớn. Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy hai doanh nghiệp có thể có cùng điều kiện về đất đai, tài chính... nhưng với những cách nghĩ, cách làm khác nhau của người chủ doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ chắc chắn sẽ có những kết quả rất khác nhau. Chủ doanh nghiệp của các Công ty cà phê trong địa bàn với độ tuổi trung bình là trên 50 tuổi, một độ tuổi không phải là trẻ so với xu thế hội nhập hiện nay. Điều này hạn chế phần nào khả năng tiếp cận những yếu tố công nghệ và kỹ thuật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tính năng động trong chiến lược kinh doanh. Bảng4 : Kế hoạch tài chính năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Kế hoạch 2010 Kế hoạch 2011 Kế hoạch 2012 I Tài sản cố định 1 Nguyên giá 63.700 64.000 65.500 2 Giá trị còn lại 18.500 17.000 17.000 II Nguồn vốn kinh doanh 45.000 45.000 45.000 1 Vốn Nhà nước 34.352 35.504 36.944 2 Vốn vay, chiếm dụng 10.648 9.496 8.056 III Tổng doanh thu 48.000 58.000 58.000 VI Lãi phát sinh 3.200 3.500 3.700 V Tổng nộp ngân sách 1.235 1.325 1.436 VI Thu nhập bình quân (người/tháng) 1.650 1.795 1.950 Nguồn: Phương án phát triển của công t Tuy nhiên với thời gian làm giám đốc khá lâu, với thâm niên công tác dài là yếu tố quan trọng để lãnh đạo doanh nghiệp có kinh nghiệm công tác tốt, nhất là đối với đặc thù của ngành Nông nghiệp (sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên cũng như đối tượng lao động là những cây trồng vật nuôi). Đó cũng chính là yếu tố hạn chế tính năng động của chủ doanh nghiệp trong quá trình đổi mới đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. 4.1.2 Nhóm các yếu tố về thị trường của doanh nghiệp 4.1.2.1 Hệ thống thông tin thị trường Để tiêu thụ được sản phẩm với giá cao, doanh nghiệp phải hiểu được thị trường thông qua hệ thống thông tin dự báo của mình. Doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có hệ thống thông tin tiên tiến ứng dụng những phương pháp và công cụ dự báo thị trường mà chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh tích lũy theo thời gian. Doanh nghiệp không có đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác dự báo, ban lãnh đạo chỉ dự báo theo kinh nghiệm thực tiễn. Như vậy, ở đây thiếu vắng một sàn giao dịch để doanh nghiệp có thể có những phân tích đánh giá và quyết định đúng hơn với phản ứng thị trường. trong khi đó, doanh nghiệp dã cảm thấy tác động của hội nhập ngay trên địa bàn và đa số các doanh nghiệp khác cũng như Công ty cà phê 49 cũng chưa có những nghiên cứu đánh giá và dự báo mức cung của sản phẩm, ít quan tâm tới khía cạnh này sẽ chịu thua thiệt trong kinh doanh rất nhiều 4.1.2.2 Khả năng xúc tiến thương mại Phần lớn các doanh nghiệp chỉ quan tâm tới quảng bá sản phẩm khi có hiện tượng ế hàng hay tiêu thụ chậm hoặc có những đối thủ cạnh tranh trong cuộc chiến giành giật thị phần. Việc đầu tư vào xúc tiến thương mại của doanh nghiệp hầu như không có thể hiện ở chi phí cho tiếp thị quảng cáo và nghiên cứu phát triển qua thời gian 3 năm gần đây. 4.1.2.3 Hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp Đối với nền kinh tế thị trường thì đây là yếu tố quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp, nó bảo đảm cho sản phẩm doanh nghiệp làm ra có thể tiêu thụ được và từ đó thu được lợi nhuận. Doanh nghiệp có hướng mở rộng kênh tiêu thụ qua xuất khẩu, nhưng hiện nay doanh nghiệp chủ yếu vẫn thực hiện mua bán với những khách hàng truyền thống, có 50% giá trị sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ thông qua Công ty Đầu tư và XNK Tây Nguyên là đơn vị trong Tổng Cty cà phê Việt Nam. 4.1.2.4 Mối quan hệ khách hàng của doanh nghiệp Đối với nền kinh tế thị trường thì đây là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, nó đảm bảo cho sự thông suốt trong chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó những phản ứng cung cầu, phản ứng của người tiêu dùng được phản ánh tới chiến lược sản phẩm... Bảng 5: Khách hàng mua, khách hàng bán của công ty trong 3 năm gần đây Đơn vị tính: Triệu đồng Loại khách hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Khách hàng bán Nhà máy cơ khí Thủ Đức 0 15 Công ty TNHH Bình Minh 58 Công ty TNHH Đăng Quang 9 Cty KDTH Vinacafe Quy Nhơn 4.890 1.120 1.250 2. Khách hàng mua Công ty ĐT&XNK Tây Nguyên 5.420 2.600 6.468 Công ty XNK 2-9 1.950 DNTN TM Đức Nhật 1.460 460 492 Công ty cà phê I Hà Nội Công ty cà phê 719 24 CTy Dịch vụ cà phê 2 NT 860 1.150 600 Cty Cổ phần TM Nam Tây Nguyên 814 2.568 3.500 Qua bảng trên ta thấy doanh nghiệp ngày càng mở rộng thị trường khách hàng, mua bán với nhiều doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Năm 2009, tăng số lượng doanh nghiệp mà có mối quan hệ mua bán. Đây cũng là một trong những bước tiến mới để tạo điều kiện cho doanh. Trên giác độ này một số chỉ tiêu đánh giá có thể kể đến như mức độ tham gia các hội chợ hay triển lãm phục vụ cho viêc quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường và khách hàng mới cũng như thăm dò phản ứng của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong thực tế doanh nghiệp hầu như không tham gia cuộc hội chợ và triển lãm nào, điều này chứng tỏ doanh nghiệp còn quá yếu kém trong việc quảng bá cho doanh nghiệp mình. Mối quan hệ khách hàng còn thể hiện ở việc tham gia vào các hiệp hội, năm 1995 doanh nghiệp đã tham gia vào hiệp hội cà phê Việt nam, ngoài ra doanh nghiệp không tham gia thêm vào tổ chức khác. Tuy nhiên sự tham gia này mang tính phong trào và nghĩa vụ nhiều hơn là tính liên hiệp của ngành hàng hay nghiệp đoàn sản xuất kinh doanh. Điều này phản ánh sức gắn kết của các doanh nghiệp với nhau trong các tổ chức còn hạn chế. Thực tiễn trong những năm qua có không ít những hiệp hội phát huy được hiệu quả của sự hợp tác, như Hiệp hội lương thực Việt Nam trong quá trình đấu thầu xuất khẩu lương thực. Tuy nhiên, những mô hình liên kết hiệu quả chưa nhiều. Một chỉ tiêu gián tiếp khác thể hiện mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác khách hàng là sử dụng thông tin hiện đại internet, hiện nay doanh nghiệp cũng đã làm được điều này trong khi các doanh nghiệp trong địa bàn chưa có điều kiện để trang bị. Một khía cạnh vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh là văn hoá kinh doanh, nhất là giữ chữ tín đối với các đối tác làm ăn. Trên thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp nước ta đã có khá nhiều trường hợp về sự bất tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Trên thị trường xuất khẩu cũng không ít trường hợp đã xảy ra. Như vậy, sự thua thiệt về kinh doanh ở đây thực ra không phải do giá thị trường thế giới giảm, khách hàng không muốn nhập hàng từ Việt Nam mà đây là đòn trả đũa của các nhà nhập khẩu nước ngoài bởi cách làm ăn chụp giựt của doanh nghiệp Việt Nam. Chính từ những bài học kinh nghiệm đó mà doanh nghiệp phải thực sự là một doanh nghiệp làm ăn kinh doanh có uy tín trong nước và phấn đấu vươn mình ra nước ngoài 4.2 Các ảnh hưởng và tác động đối với sản xuất kinh doanh của công ty trong tiến trình hội nhập kinh tế Ngày nay khi hoạch định chiến lược phát triển, tất cả các quốc gia, các ngành và các doanh nghiệp phải tính đến những tác động thuận nghịch của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của mình. Hội nhập kinh tế có tác động với tất cả các ngành và lĩnh vực kinh tế. Không những với Việt Nam mà với tất cả các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển, nông nghiệp là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội to lớn và cũng đặt ra những thách thức gay gắt với sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức theo mô hình SWOT Điểm mạnh - Nguồn nhân lực đông đảo, tay nghề công nhân ngày càng được nâng cao. - Nguồn vốn vủa doanh nghiệp ngày càng tăng lên qua các năm. - Doanh nghiệp có diện tích đất trồng cây lâu năm khá lớn, màu mỡ,nằm trên địa hình bằng phẳng, vào khoảng 1100 ha. - Doanh nghiệp nằm trên trục đường lớn rất thuận lợi cho đi lại, trao đổi, mua bán và vận chuyển hàng hóa - Đời sống người lao động ngày càng được ổn định, thu nhập bình quân năm 2009 là 1.450 triệu đồng/người/tháng - Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cũng tốt hơn so với các doanh nghiệp khác. - Tổng sản lượng hàng năm của doanh nghiệp khá lớn khoảng 2.700 tấn, năng suất đạt 2.500 kg/ha và không ngừng tăng qua các năm. - Doanh nghiệp có số lượng khách hàng quen thuộc lớn. Rất có lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điểm yếu - Trình độ quản lý của doanh nghiệp chưa cao, bộ máy quản lý chưa được tinh gọn. - Công nghệ chế biến, bảo quản nông sản chưa được đầu tư đúng mức, còn lạc hậu - Công tác chuẩn bị hội nhập của doanh nghiệp chưa được chú trọng, chưa có những điều chỉnh cần thiết mà vẫn kinh doanh theo phương thức cũ, dựa vào các chính sách bảo hộ của Nhà nước. - Các hoạt động dịch vụ đều trong tình trạng kém phát triển. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và lưu thông còn yếu kém và thiếu hụt. - Doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, chưa áp dụng Bộ tiêu chuẩn chất lượng nào, hàng bán mới ở nguyên liệu thô. Là nguyên nhân chính khiến cho doanh nghiệp không có khả năng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Cơ hội - Thị trường cà phê càng được mở rộng cả thị trường trong nước và nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO. - Trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp nhận những thông tin mới, ngày một đầy đủ để phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ tốt hơn. - Nguồn vốn từ bên ngoài sẽ nhiều hơn, doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn. - Công nghệ chế biến từ bên ngoài hiện đại và tiên tiến hơn. - Doanh nghiệp có cơ hội làm việc cũng như học hỏi kinh nghiệm làm việc, quản lý của các đối tác nước ngoài. - Cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn. Thách thức - Doanh nghiệp vẫn đang sản xuất là chủ yếu, chính vì thế chịu tác động của điều kiện tự nhiên (thiên tai, dịch bệnh,...) - Hội nhập làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng việc quản lý ở doanh nghiệp còn chưa theo kịp, vẫn còn yếu kém, nhân viên thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức tiếp thị, thiếu thông tin, chất lượng lao động còn thấp. - Phải đối mặt với những quy định có tính pháp lý quốc tế, phải cạnh tranh trên cả hai thị trường trong nước và quốc tế về thương mại dịch vụ, đầu tư... - Các nhà xuất khẩu, các nhà tiêu thụ ngày càng kén chọn, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm. - Công ty cà phê 49 là DNNN loại nhỏ, nên năng lực cạnh tranh kém, hiện đang là đơn vị ở vào những thang bậc cuối của xếp hạng về năng lực cạnh tranh, thách thức càng nặng nề hơn. - Hiện nay doanh nghiệp chưa có hệ thống thông tin riêng về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, chưa có chương trình cụ thể hay sự chuẩn bị ban đầu về quảng cáo sản phẩm Công ty cà phê 49 được xem là một đơn vị sản xuất kinh doanh tương đối mạnh so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, vì doanh nghiệp có diện tích đất đai rộng và tập trung, màu mỡ, sản lượng hàng năm lớn, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp lớn và ngày càng tăng do doanh nghiệp làm ăn liên tục có lãi qua các năm, đội ngũ lao động đông, có tay nghề vững. 4.3 Đề xuất giải pháp nhằm phát huy lợi thế và hạn chế những nguy cơ trong quá trình hội nhập Trước bối cảnh trong nước và thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của công ty cà phê 49, trong thời gian tới cần có một số giải pháp để đẩy mạnh tiến trình này. 4.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện các mục tiêu phát triển đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Tuy doanh nghiệp đã đưa ra được chiến lược phát triển trong tương lai, nhưng đó chỉ là chiến lược ngắn hạn. Doanh nghiệp cần phải nhanh chóng xây dựng chiến lược dài hạn, để có thể nắm bắt tốt và chủ động hơn trước những cơ hội do thị trường bên ngoài mang lại. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt những kế hoạch đã đề ra, hoàn thiện hơn chiến lược ngắn hạn của doanh nghiệp. - Để chủ động hội nhập đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ những kiến thức nghiệp vụ quản lý, có định hướng bồi dưỡng, đào tạo tài năng trẻ và gửi đi đào tạo bằng nguồn tài chính của doanh nghiệp. - Sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách hướng vào xuất khẩu, đầu tư thiết bị và công nghệ tiên tiến. Khai thác những lợi thế trước mắt của doanh nghiệp như đất đai, khai thác tối đa các yếu tố nguồn nhân lực hiện có, nâng cao năng suất lao động, giảm bớt chi phí quản lý,... Từ đó mới có thể đứng vững trước sự xâm nhập từ bên ngoài. 4.3.2 Nhóm giải pháp về thị trường - Doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm sản xuất, cũng như đa dạng hóa các hình kinh doanh, để tăng doanh thu, để có thể hỗ trợ cho nhau, chia xẻ rủi ro. - Đổi mới công nghệ chế biến là cách thức nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và thu hẹp tình trạng tiêu thụ sản phẩm cà phê nhân xô của doanh nghiệp, tinh chế để có sản phẩm chất lượng cao hơn, bán với giá cao hơn. -Doanh nghiệp nên lập một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ theo dõi thông tin giá cả, thị trường... cũng như các thay đổi bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động tham gia hội chợ - triển lãm trong nước, quảng bá hàng hóa của doanh nghiệp và doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, tiến tới thành lập các trung tâm giao dịch nông sản. Tăng chi phí cho các hoạt động này, vì trong những năm gần đây chi phí này của doanh nghiệp bằng không. 4.3.3 Nhóm giải pháp về vốn - Huy động vốn từ người lao động, khuyến khích họ bỏ vốn ra đầu tư vào sản xuất để tăng sản lượng, tăng thu nhập cho người lao động. - Đối với loại hình kinh doanh thu mua nông sản thì tìm cách tăng số vòng quay của vốn, để giảm bớt chi phí vốn, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. - Tích cực tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư bên ngoài đầu tư để phát triển doanh nghiệp. 4.3.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ khác - Nghiên cứu và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại trong hoạt động của doanh nghiệp. - Xây dựng năng lực nắm bắt và phản ứng nhanh của doanh nghiệp trước sự thay đổi của thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, phải tổ chức nghiên cứu thường xuyên và chuyên sâu về tình hình quốc tế, về các tổ chức kinh doanh nói chung và đặc biệt về các đối tượng làm ăn chính của doanh nghiệp. - Nâng cao nhận thức của toàn thể nhân viên trong công ty về vấn đề hội nhập, để hiểu rõ và từ đó chủ động hơn trong quá trình hội nhập. - Doanh nghiệp cần phải nhanh chóng nắm bắt thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến tiêu thụ, sự biến động của thị trường thế giới, tham khảo các hướng công nghệ mới và tìm kiếm sự trợ giúp kỹ thuật từ bên ngoài doanh nghiệp. - Xây dựng một thương hiệu cho doanh nghiệp để cạnh tranh với bên ngoài. PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế tại công ty cà phê 49 về tác động của hội nhập đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: Hội nhập kinh tế là một xu thế khách quan trong quan hệ kinh tế quốc tế, quá trình này tác động đến tất cả các nền kinh tế. Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đem lại những cơ hội mà còn thách thức không nhỏ đến cho các doanh nghiệp. Công ty cà phê 49 là doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ cà phê, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn để có thể xuất bán cà phê chất lượng cao. Hiện nay, doanh nghiệp vẫn đang tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước chưa có khả năng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, 50% sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp được bán cho Công ty Đầu tư và XNK Tây Nguyên. Đây là khách hàng lớn của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bán sản phẩm của mình cho một số doanh nghiệp và cá nhân khác, nhưng số lượng không đáng kể. Riêng năm 2009 doanh nghiệp mở rộng tiêu thụ ra một số khách hàng mới, đây là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, vì sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi thế hơn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm gần đây do giá cà phê liên tục tăng cao, chính vì thế doanh nghiệp làm ăn có lãi năm 2007 là 1.876 triệu đồng; năm 2008 là 2.982 triệu đồng; năm 2009 là 3.124 triệu đồng. Đây cũng là một trong những yếu tố bên trong giúp doanh nghiệp có khả năng hội nhập tốt hơn nhưng doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp tương đối đông năm 2009 là 999 lao động, tay nghề công nhân khá ổn định, nhưng trình độ quản lý vẫn chưa thật sự cao, cán bộ quản lý của doanh nghiệp ít được đi đào tạo những khóa học để nâng cao trình độ quản lý, điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận với những thay đổi bên ngoài thị trường. Máy móc thiết bị của doanh nghiệp đã lạc hậu, vì được mua sắm từ trước những năm trước 2000. Cho đến nay, một số thiết bị và phương tiện đã quá cũ không còn sử dụng được nữa. Nhưng doanh nghiệp vẫn chưa có kế hoạch mua sắm mới, đây là một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm không đạt chất lượng. Bên cạnh đó, giá thành của doanh nghiệp còn khá cao so với những doanh nghiệp sản xuất cà phê trong cùng địa bàn. Năm 2007 là 16.900 đồng/kg nhân xô; năm 2008 là 17.500đồng/kg nhân xô; năm 2009 là 18.200 đồng/kg nhân xô, trong khi đó một số doanh nghiệp trong cùng địa bàn như Công ty cà phê 721 giá thành năm 2009 là 17.995 đồng/kg nhân xô, công ty cà phê 719 là 17.800 đồng/kg nhân xô. Đây cũng là một trong những bất lợi làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp chưa có thương hiệu riêng cũng như chưa có kế hoạch gì cho việc xây dựng một thương hiệu. Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để nâng cao năng lực hội nhập của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này. Trong đà hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng như của các doanh nghiệp hiện nay, Công ty cũng đã gặp nhiều khó khăn trong nhiều vấn đề mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp biết phát huy tối đa năng lực hiện có của mình. Trong thời gian tới đây khi tiến trình hội nhập diễn ra nhanh và mạnh hơn, doanh nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa để không bị tụt hậu so với những doanh nghiệp khác cùng ngành, cũng như tất cả các doanh nghiệp trong các ngành khác. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước - Nhà nước cần xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển dịch sản xuất theo mô hình kinh tế hội nhập. Trong đó có vấn đề cần lưu ý: Vấn đề nguồn nhân lực do tăng trưởng kinh tế (vốn, công nghệ, lao động,...) ngày càng trở nên linh động hơn giữa các quốc gia. Do đó, Nhà nước cần thực thi chế độ thương mại thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn lực phát triển. - Nhà nước phải có chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh xem đó là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay nếu không sẽ không kịp với tiến trình hội nhập đang diễn ra như hiện nay. - Sự hạn chế trong hệ thống luật rõ ràng rất khó khăn cho việc đẩy nhanh quá trình hội nhập. Hội nhập, các tổ chức kinh tế quốc tế đòi hỏi nước ta phải tuân thủ các qui chế chung, mà trên thực tế nhiều qui định của họ không phù hợp hoặc trái ngược, cho nên các hoạt trong thực tiễn thường bị ách tắc. Nên Nhà nước ta phải kiện toàn, hiện đại hóa hệ thống luật lệ cho phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện đại. - Nhà nước phải có chính sách đẩy mạnh cải cách loại hình DNNN theo hướng nâng cao tính tự chủ và khả năng cạnh tranh đi đôi với việc giải quyết vấn đề việc làm. - Nhà nước sớm tạo dựng môi trường giao lưu quốc tế cho các doanh nghiệp. - Khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay khi tham gia hội nhập là năng lực cạnh tranh còn hạn chế, và một trong những lý do đó là thiếu vốn. Chính phủ cần phải giúp đỡ các doanh nghiệp thông qua nguồn vốn của mình, hoặc vay từ các tổ chức quốc tế. - Nhà nước có chính sách miễn thuế sử dụng đất Nông nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê. Hiện tại diện tích cà phê giao khoán của doanh nghiệp phải chịu mức thuế sử dụng đất Nông nghiệp là 50%. 5.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp - Doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu Luật chơi của WTO, khi nghiên cứu kỹ Luật chơi này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài. - Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến công tác khuyến nông, khuyến thương để cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường cho các hộ công nhân nhận khoán, để họ biết điều chỉnh sản xuất của mình theo yêu cầu của thị trường. - Doanh nghiệp ngày càng cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp phải hết sức chú trọng tập trung nghiên cứu nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, vừa nâng cao năng suất lao động, chất lượng, giá thành và nâng cao sức cạnh tranh, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. - Doanh nghiệp phải tích cực đầu tư thâm canh vườn cây cà phê, sử dụng phân bón thân thiện môi trường, bảo đảm sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp. - Hoàn thiện việc tổ chức mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên cơ sở mặt bằng, kho tàng hiện có. - Doanh nghiệp phải nhanh chóng nối mạng internet cho các phòng ban, cán bộ công nhân viên để phục vụ cho việc cập nhật thông tin về thị trường, giá cả... Đặc biệt là thông tin về vấn đề hội nhập hội kinh tế quốc, để doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được những cơ hội trong kinh doanh. - Nhanh chóng mua sắm một số trang thiết bị và phương tiện thay thế tài sản cố định đã thanh lý, để phục vụ cho công tác sản xuất và tiêu thụ được diễn ra có hiệu quả hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích swot và những giải pháp chiến lược,đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty cà phê 49.doc