Đề tài Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp đến lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp

Lời mở đầu Nội dung I/ Tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính tới lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp 1.Đòn bẩy hoạt động 2. Đòn bẩy tài chính 3. Tổng hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính II/ Liên hệ thực tế về tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính & đòn bẩy tổng hợp tới lợi nhuận và rủi ro của công ty xi măng X18 1. Giới thiệu chung về công ty 2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 3. Phân tích đòn bẩy hoạt động 4. Phân tích đòn bẩy tài chính 5. Phân tích đòn bẩy tổng hợp Kết luận

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp đến lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thị trường như ngày nay, bất kỳ doanh nghiệp nào đều mong muốn có được số lợi nhuận cao nhất từ số vốn mà họ đã bỏ ra. Muốn được vậy thì tiềm lực tài chính là vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp đưa ra các chính sách hợp lý và thành công. Đòn bẩy như là công cụ để khuếch đại lực, biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển. Trong vật lý người ta dựa vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó. Thuật ngữ “đòn bẩy” trong tài chính ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi. Nếu hoạt động của doanh nghiệp tốt, đòn bẩy sẽ khuếch đại cái tốt lên gấp bội lần và ngược lại. Chính vì vậy việc nghiên cứu tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp tới lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định chính xác hay đưa ra các biện pháp phù hợp. I/ Tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính tới lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp Đòn bẩy hoạt động Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động (operating leverage) là mức độ sử dụng chi phí cố định để tạo ra sự khuyếch đại khả năng sinh lợi trong hoạt động của công ty. Ở đây chúng ta chỉ phân tích trong ngắn hạn vì trong dài hạn tất cả các chi phí đều thay đổi. Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi số lượng thay đổi. Chi phí cố định có thể kể ra bao gồm các loại chi phí như khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước và một bộ phận quản lý... Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi số lượng thay đổi chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, một phần chi phí điện nước, hoa hồng bán hàng, một phần chi phí quản lý hành chính... Ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận của công ty: Trong kinh doanh, chúng ta đầu tư chi phí cố định với hi vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để khuyếch đại sự thay đổi lợi nhuận (hoặc lỗ). Để minh hoạ chúng ta xem xét ví dụ cho ở bảng sau: Đơn vị : triệu đồng Công ty A Công ty B Công ty C Phần A: Trước khi thay đổi doanh thu Doanh thu 150 100 120 Chi phí kinh doanh Chi phí cố định 80 60 80 Chi phí biến đổi 20 10 30 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 50 30 10 Tỉ số đòn bẩy hoạt động Chi phí cố định ∕ tổng chi phí 0,8 0,86 0,73 Chi phí cố định / doanh thu 0,53 0,6 0,67 Phần B: Sau khi doanh thu tăng 40% trong những năm kế tiếp Doanh thu 210 140 168 Chi phí kinh doanh Chi phí cố định 80 60 80 Chi phí biến đổi 28 14 42 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 102 66 46 Phần trăm thay đổi EBIT 104% 120% 360% Kết quả phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động thể hiện ở phần B. Đối với mỗi công ty đều có doanh thu và chi phí biến đổi tăng 40% trong khi chi phí cố địn không thay đổi. Tất cả các công ty đều cho thấy sự ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động thể hiện ở chỗ doanh thu chỉ tăng 40% nhưng lợi nhuận tăng với tốc độ lớn hơn, cụ thể 104%, 120%, và 360% lần lượt với công ty A, B và C. So sánh giữa công ty A, B và C ta thấy rằng tốc độ tăng EBIT của công ty B, C lớn hơn công ty A. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa công ty B và C chúng ta thấy rằng tốc độ tăng EBIT của công ty C lớn hơn công ty B. Điều này có nghĩa là sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuyếch đại sự gia tăng EBIT. Tuy nhiên sự khuyếch đại này không phải tuyến tính mà theo quy luật giảm dần. Phân tích điểm hòa vốn Phân tích điểm hoà vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố địn, chi phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ. Để minh hoạ kỹ thuật phân tích hoà vốn, chúng ta lấy ví dụ sau đây: Giả sử công ty gạch ốp lát Thắng Lợi sản xuất một loại gạch đặc biệt có đơn giá bán trung bình là 255000 đồng/sản phẩm. Chi phí cố định cho sản xuất loại gạch này là 5 tỷ đồng một năm. Chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm là 175000 đồng/sản phẩm. Chúng ta sẽ phân tích quan hệ giữa tổng chi phí hoạt động và tổng doanh thu. Về mặt toán học, để tìm điểm hoà vốn chúng ta thực hiện như sau: Đặt EBIT = lợi nhuận trước thuế và lãi ( lợi nhuận hoạt động). P = đơn giá bán V = chi phí biến đổi của mỗi đơn vị sản phẩm (P – V) = lãi gộp Q = số lượng sản xuất và tiêu thụ F = chi phí cố định QBE = số lượng hoà vốn Ở điểm hoà vốn thì doanh thu bằng chi phí và EBIT bằng 0. Do đó: P.QBE = V.QBE +F ( P – V) QBE = F QBE = F/ (P – V) Áp dụng công thức, chúng ta sẽ có điểm hoà vốn QBE =5000000000/ (255000 – 175000) = 62500 sản phẩm. Nếu số lượng tiêu thụ vượt qua điểm hoà vốn thì sẽ có lợi nhuận, ngược lại nếu số lượng tiêu thụ dưới mức hoà vốn thì công ty bị lỗ. Điểm hoà vốn QBE như vừa xác định trên đây thể hiện sản lượng hoà vốn. Muốn biết doanh thu hoà vốn, chúng ta lấy sản lượng hoà vốn nhân với đơn giá bán. Trong ví dụ trên sản lượng hoà vốn QBE = 62500 sản phẩm và đơn giá bán P = 255000 đồng/sản phẩm. Do đó doanh thu hoà vốn sẽ là 62500 × 255000 = 15,9375 tỷ đồng. Đồ thị điểm hoà vốn: DT và CF (trđ) 15937,5 10937,5 5000 Doanh thu Chi phí cố định chi phí biến đổi Tổng chi phí 0 62500 SL SX và TT (sản phẩm) Hình vẽ 1: Mô tả quan hệ giữa tổng doanh thu, tổng chi phí hoạt động và lợi nhuận tương ứng với từng sản lượng và số lượng tiêu thụ. Cần lưu ý rằng, ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến chi phí hoạt động nên lợi nhuận ở đây được xác định là lợi nhuận trước thuế. Như vậy, lãi nợ vay và cổ tức ưu đãi không liên quan khi phân tích đòn bẩy hoạt động. Độ bẩy hoạt động Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (degree of operating leverage - DOL). Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). Độ bẩy hoạt động (DOL) ở mức sản lượng Q (doanh thu S) Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động Phần trăm thay đổi sản lượng (hoặc doanh thu) = (1) (2) Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy phải chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q, doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi công thức (1) để có thể dễ dàng tính DOL theo cách khác: Lợi nhuận hoạt động EBIT = PQ – VQ – F = Q(P-V) – F Bởi vì đơn giá P, định phí F, và biến phí đơn vị V là cố định nên: ∆EBIT = ∆Q(P-V). Thay vào công thức (1) ta được: Công thức trên dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q, công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đơn chiếc. Đối với công ty sản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau: S: doanh thu, V: tổng chi phí khả biến Độ bẩy hoạt động Số dư đảm phí Lợi nhuận = Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán. Ta có ví dụ như đã xét từ đầu, vận dụng công thức DOLQ có: DOL72500 = 72500/ (72500-62500)= 7.25 DOL75000 = 75000/ (75000-62500)= 6 Như vậy độ bẩy hoạt động ở mức sản lượng Q= 72500 bằng 7.25. Điều này có nghĩa là từ mức sản lượng tiêu thụ 72500 đơn vị, cứ mỗi phần trăm thay đổi sản lượng tiêu thụ thì lợi nhuận hoạt động sẽ thay đổi 7.25%. Nhưng khi sản lượng tăng từ 72500 lên 75000 đơn vị thì độ bẩy hoạt động giảm từ 7.25 xuống 6, nghĩa là từ mức sản lượng 75000 đơn vị, cứ mỗi phần trăm thay đổi sản lượng tiêu thụ thì lợi nhuận hoạt động thay đổi 6%. Do đó, kể từ điểm hòa vốn nếu sản lượng càng tăng thì độ bẩy hoạt động càng giảm. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động với điểm hòa vốn Để thấy được mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hoà vốn chúng ta lập bảng tính lợi nhuận và độ bẩy hoạt động ở nhiều mức độ sản lượng khác nhau. Bảng dưới đây cho chúng ta thấy lợi nhuận và độ bẩy hoạt động ở những mức độ sản lượng khác nhau. Đơn vị: triệu đồng SL SX và TD (Q) LN hoạt động (EBIT) Độ bẩy hoạt động (DOL) 0 - 5000 0,00 10000 - 4.200 -0,19 20000 - 3.400 - 0,47 30000 - 2.600 - 0,92 QBE = 62500 0 Không xác định 70000 600 9,3 80000 1.400 4,57 90000 2.200 3,27 Bảng 2: Lợi nhuận và độ bẩy hoạt động ở những mức độ sản lượng khác nhau Bảng trên cho thấy rằng nếu sản lượng di chuyển càng xa điểm hoà vốn thì lợi nhuận hoạt động hoặc lỗ sẽ càng lớn, ngược lại độ bẩy hoạt động (DOL) càng nhỏ. Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận hoạt động là quan hệ tuyến tính như đã thấy trên hình vẽ 1. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro doanh nghiệp Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm. Cần chú ý rằng độ bẩy hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Các yếu tố khác của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất. Đây là hai yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp, còn đòn bẩy hoạt động làm khuyếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu như doanh thu và cơ cấu chi phí cố định. Do đó, sẽ sai lầm nếu như đồng nghĩa độ bẩy hoạt động với rủi ro doanh nghiệp, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất. Tuy nhiên, độ bẩy hoạt động có tác dụng khuyếch đại sự thay đổi của lợi nhuận và do đó khuyếch đại rủi ro doanh nghiệp. Từ giác độ này, có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự biến động DT và CP sản xuất. Ý nghĩa của độ bẩy hoạt động đối với quản trị tài chính Sau khi nghiên cứu về độ bẩy hoạt động, chúng ta đặt ra câu hỏi: Hiểu biết về độ bẩy hoạt động của công ty có ích lợi thế nào đối với giám đốc tài chính? Là giám đốc tài chính, bạn cần biết trước xem ở một mức định phí nào đó, sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động. Độ bẩy hoạt động chính là công cụ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Khi doanh thu tăng hay giảm X % thì EBIT có chiều hướng tăng hay giảm X %×DOL. Nếu doanh nghiệp có độ bẩy hoạt động cao, chỉ có biến động nhỏ trên doanh thu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Đôi khi biết trước độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình. Nhưng nhìn chung, công ty không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao, bởi vì trong tình huống như vậy chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn lợi nhuận. Trái lại, một số doanh nghiệp dự đoán kinh tế sẽ phát triển tốt, thị phần và doanh số ngày càng khả quan hơn, sẽ trang bị thêm cơ sở vật chất và máy móc hiện đại, độ bẩy hoạt động lớn sẽ đẩy mạnh mức gia tăng lợi nhuận. Sử dụng độ bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuếch đại gia tăng EBIT. Tuy nhiên sự khuếch đại này không phải tuyến tính mà theo quy luật giảm dần. Đòn bẩy tài chính Khái niệm: Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị mức độ sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) để gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu. Hay: Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị việc sử dụng nợ phải trả (chủ yếu là vốn vay) trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty. Công ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi không thể lựa chọn đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động do đặc điểm hoạt động của công ty quyết định, chẳng hạn như công ty hoạt động trong ngành hàng không thì có đòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động trong ngành dịch vụ như tư vấn và du lịch thì lại có đòn bẩy hoạt động thấp. Đòn bẩy tài chính thì khác. Không có công ty nào bị ép buộc phải sử dụng nợ và cổ phiếu ưu đãi để tài trợ cho hoạt động của mình mà thay vào đó có thể sử dụng nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu thường. Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hi vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định. Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông thường. Điều này sẽ được thể hiện rõ hơn khi chúng ta phân tích quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) và lợi nhuận trên cổ phần (EPS). Phân tích mối quan hệ EBIT và EPS Tác động của đòn bẩy tài chính đến thu nhập một cổ phần: Khi thay đổi quy mô sử dụng vốn vay sẽ dẫn đến việc thay đổi lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần (EPS). Phân tích quan hệ EBIT- EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần. Từ sự phân tích này chúng ta sẽ tìm một điểm bang quan, tức là điểm của EBIT mà ở đó các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau. Ví dụ: Công ty cổ phần Falcon Đồng Trúc chuyên sản xuất sản phẩm gạch, kế hoạch kinh doanh như sau: - Doanh thu: dự kiến nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì có thể đạt doanh thu thuần là 6.000 triệu đồng/năm. Nếu nền kinh tế tăng trưởng bình thường thì doanh thu thuần có thể đạt được là 4.000 triệu đồng/năm. Nếu nền kinh tế suy thoái thì doanh thu thuần đạt 2.000 triệu đồng/năm. - Chi phí: chi phí cố định là 600 triệu đồng/năm. Tổng chi phí biến đổi là 60% doanh thu thuần. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Để thực hiện kế hoạch trên, doanh nghiệp dự kiến số vốn cho hoạt động kinh doanh là 3.000 triệu đồng. Công ty xem xét hai phương án huy động vốn: Tài trợ 100% bằng vốn cổ phần theo đó sẽ phát hành 100.000 cổ phiếu phổ thông. Tài trợ 50% bằng vốn cổ phần, 50% bằng vốn vay, theo đó sẽ phát hành 50.000 cố phiếu phổ thông và vay 1.500 triệu đồng với lãi suất 12%/năm. Với PA1, công ty không sử dung đòn bẩy tài chính. Còn PA2, công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính. Tác động của đòn bẩy tài chính đến ROE được thể hiện qua bảng sau: Bảng kết quả kinh doanh của công ty Falcon Đồng Trúc Đv: triệu đồng Chỉ tiêu Nền kinh tế suy thoái Nền kinh tế tăng trưởng bình thường Nền kinh tế tăng trưởng nhanh I. Tính LNTT và lãi vay (EPS) 1. Doanh thu thuần 2.000 4.000 6.000 2. Tổng chi phí cố định 600 600 600 3. Tổng chi phí biến đổi 1.200 2.400 3.600 4. Tổng chi phí 1.800 3.000 4.200 5. EBIT 200 1.000 1.800 II. Tính EPS (TH: không vay) 1. EBIT 200 1.000 1.800 2. Lãi vay 0 0 0 3. LNTT 200 1.000 1.800 4. Thuế TNDN 50 250 480 5. LNST 150 750 1.320 EPS 0,0015 0,0075 0,0132 III. Tính EPS (TH: có vay) 1. EBIT 200 1.000 1.800 2. Lãi vay (12%) 180 180 180 3. LNTT 20 820 1.620 4. Thuế TNDN 5 205 405 5. LNST 15 615 1.215 EPS 0,0003 0,0123 0,0243 Qua bản trên ta thấy, trong điều kiện bình thường doanh nghiệp đạt được tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROAE) lớn hơn lãi suất tiền vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm gia tăng EPS mặc dù cả hai trường hợp không vay vốn và vay vốn đều có EBIT giống nhau. Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, doanh nghiệp đạt được EBIT cao hơn, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho EPS có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với trường hợp không vay vốn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, EBIT giảm sút, thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho EPS giảm sút nhanh hơn và nếu công ty thua lỗ thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho cổ đông gánh chịu sự thua lỗ nặng nề hơn so với trường hợp công ty không sử dụng vốn vay. * Điểm cân bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (điểm cân bằng EBIT): Trong điều kiện bình thường, việc tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần hoặc tài trợ có sử dụng vốn vay có thể đưa đến kết quả là EBIT giống nhau nhưng EPS có sự khác nhau. Tuy nhiên, có thể tìm ra được một mức EBIT mà khi đạt được mức lợi nhuận này đều đưa ra kết quả EPS là như nhau cho dù khác nhau về cách thức tài trợ. Đó chính là điểm cân bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Điểm cân bằng EBIT là một mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay với mức lợi nhuận đó đạt được sẽ đưa lại EPS là như nhau cho dù tài trợ bằng vốn vay hay vốn cổ phần thường. Có 2 cách xác định điểm cân bằng EBIT: Cách 1: Dùng phương pháp đại số Từ công thức EPS = Trong đó: I: Lãi suất hàng năm phải trả, PD: Cổ tức hàng năm phải trả t: Thuế suất thuế thu nhập công ty, SH: Số lượng cổ phần thường Giải phương trình sau để tìm điểm cân bằng EBIT: EPS1 = EPS2 ↔ = ↔ = ↔ 7,5.10-6.EBIT = -3,6.10-3 + 15.10-6.EBIT ↔ EBIT = 480 triệu đồng; tại đây: EPS =0,0036 trđ/cp = 3.600 đ/cp Như vậy, tại EBIT = 480 triệu đồng thì cả 2 phương án tài trợ đều đưa lại EPS =0,0036 trđ/cp Cách 2: Dùng phương pháp đồ thị Sử dụng đồ thị biểu diễn quan hệ giữa EBIT và EPS chúng ta có thể tìm ra được điểm cân bằng EBIT, tức là điểm giao nhau giữa các phương án tài trợ ở đó EBIT theo bất kỳ phương án nào cũng mang lại EPS như nhau. Đối với mỗi phương án chúng ta lần lượt vẽ đường thẳng phản ánh quan hệ giữa EPS với tất cả các điểm của EBIT. EPS1 = 7,5.10-6.EBIT EPS2 = -3,6.10-3 + 15.10-6.EBIT Ý nghĩa của điểm cân bằng EBIT: Đây là một trong những căn cứ giúp doanh nghiệp lựa chọn phương án tài trợ có lợi hơn. Nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế đạt được thấp hơn điểm cân bằng EBIT thì phương thức tài trợ bằng cổ phiếu phổ thông đưa lại EPS cao hơn so với phương án tài trợ có sử dụng vốn vay. Nếu EBIT đạt được cao hơn điểm cân bằng EBIT thì việc sử dụng phương thức tài trợ có sử dụng vốn vay sẽ mang lại EPS cao hơn so với phương thức tài trợ không sử dụng vốn vay. Việc xem xét điểm cân bằng EBIT có thể cho phép mở rộng phương án tài trợ bằng vốn vay với mức độ sử dụng đòn bẩy khác nhau hay các phương án tài trợ khác nhau. Độ bẩy tài chính Để đánh giá sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến EPS ở mức độ như thế nào- người ta sử dụng thước đo gọi là mức độ tác động của đòn bẩy tài chính( DFL) mức độ tác động của đòn bẩy tài chính có thể được hiểu là thước đo mức độ thay đổi của tỷ suất lợi nhận trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế ( EBIT). Có thể xác định theo công thức sau: Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính = Viết theo cách khác: DFL = Qua các biến ta có: Trong đó PD là cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi, I là lãi vay, t là thuế suất thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp không tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi thì PD = 0, ta có: Kết hợp với việc xác định EBIT theo chi phí cố định và chi phí biến đổi (trong phần đòn bẩy hoạt động) ta có: Ý nghĩa của DFL: Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính phản ánh khi tăng lên hay giảm đi 1% thì EPS sẽ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu % Ví dụ: công ty chuyên sản xuất kinh doanh sữa chua có số vốn kinh doanh là 1000 triệu đồng, trong đó vốn vay là 400 triệu đồng với lãi suất là 10%/ năm. Năm tới dự kiến công ty có khả năng tiêu thụ 100.000 sản phẩm với giá 3000 đồng một sản phẩm, chi phối biến đổi cho một sản phẩm là 1000đồng và tổng chi phí cố định trong năm là 100 triệu đồng( không bao gồm lãi vay) Với dữ kiện trên có thể xác định mức độ tác động của đòn bẩy tài chính: I = 400 * 10% = 40 triệu đồng EBIT = 100.000( 3000 – 1000) – 100.000.000 = 100 triệu đồng Từ ví dụ ta thấy, tại mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế là 40 triệu đồng, nếu doanh nghiệp tăng thêm hoặc giảm bớt 1.67% Như vậy, tại mỗi mức EBIT khác nhau thì mức tác độ tác động của đòn bẩy tài chính cũng khác nhau. Đây cũng là một trong những thước đo mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính Rủi ro tài chính có thể được hiểu là rủi ro do biến động lợi nhuận trên mỗi cổ phần và mất khả năng thanh toán phát sinh do công ty sử dụng đòn bẩy tài chính. Khi công ty gia tăng tỷ trọng nguồn tài trợ có chi phí cố định trong cơ cấu nguồn vốn thì dòng tiền tệ cố định chi ra để trả lãi hoặc cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi cũng gia tăng. Từ đó làm cho xác suất mất khả năng thanh toán cũng tăng theo. Chẳng hạn, công ty A và B đều có EBIT là 300 triệu. công ty A không sử dụng nợ, công ty B phát hành thêm 4000 triệu trái phiếu vĩnh cửu với lãi suất 15%/năm. Như vậy hàng năm công ty B phải trả 600 triệu tiền lãi. Nếu EBIT của 2 công ty giảm xuống còn 100 triệu thì công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong khi công ty A thì không. Tổng hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng kết hợp với đòn bẩy hoạt động chúng ta có đòn bẩy tổng hợp. Như vậy, đòn bẩy tổng hợp là việc công ty sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định.Khi sử dụng kết hợp, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính có tác động đến EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi, tác động này được thể hiện qua 2 bước. Bước thứ nhất, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động). Bước thứ 2, EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy tài chính). Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp có thể được hiểu là thước đo phản ánh tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần thường (EPS) khi doanh thu tiêu thụ hay sản lượng tiêu thụ có sự thay đổi. Có thể biểu hiện mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp theo công thức: Tỷ lệ thay đổi của EPS Mức độ tác động của đòn = bẩy tổng hợp(DTL-degree Tỷ lệ thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu) of total leverage) Về mặt tính toán DTL chính là tích số của độ bẩy hoạt động với độ bẩy tài chính: Tỷ lệ thay đổi của EBIT x Tỷ lệ thay đổi của EPS DTL = Tỷ lệ thay đổi của sản lượng Tỷ lệ thay đổi của EBIT (hoặc doanh thu) DTLQ(hoặc S)= DOL x DFL Khi thay các công thức DOL và DFL theo Q, P, V, F, I… vào thì DTL có thể viết là: Q(P-V) Hoặc Q(P-V) (Nếu PD=0) DTLQ = Q(P-V)-F-I-[PD/(1-t)] Q(P-V)-F-I EBIT+F Hoặc EBIT+F (Nếu PD=0) DTLs = EBIT- I- [PD/(1-t)] EBIT-I Trong đó: PD là cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi I là lãi vay; t là thuế suất thuế TNDN P :giá bán đơn vị sp ; Q : số lượng sp sản xuất và tiêu thụ V : chi phí biến đổi của mỗi đơn vị sp ; F : chi phí cố định Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp: Ở mỗi mức doanh thu hay sản lượng khác nhau thì mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp cũng khác nhau. DTL cũng là một thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của daonh nghiệp bao gồm cả rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính. Khi xem xét, đành giá DTL nhà quản trị tài chính cầm phối hợp DOL và DFL để làm EPS tăng lên nhưng đồng thời phải đảm bảo an toàn tài chính cho daonh nghiệp. DTL cho biết khi doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi 1% thì tỉ suất lợi nhuận trên cổ phần thường (EPS) tăng lên hay giảm đi bao nhiêu % VD1: Công ty Albert chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tổng nhu cầu vốn kinh doanh là 2000 trđ, trong đó vốn vay là 1200 trđ với lãi suất là 12%/năm năm tới, công ty dự kiến có khả năng tiêu thụ 100000 sản phẩm với giá bán dự kiến là 50000 đ/sp, chi phí biến đổi cho 1 sp là 34000 đ và tổng chi phí cố định trong năm là 450 trđ (không bao gồm lãi vay). Với mức sản lượng 100000 sp mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp được xác định như sau: Q(P- V) DTLQ = Q(P- V)-F- I Với I= 1200x12%= 144 trđ 100000(50000- 34000) Thay số ta có DTL100000= = 1.59 100000(50000- 34000)- 450000000- 144000000 Như vậy ở mức sản lượng 100000 sp nếu sản lượng tăng thêm hoặc giảm đi 1% thì EPS tăng thêm hoặc giảm đi 1.59% VD2 : Công ty sản xuất xe đạp có đơn giá bán là 50$, chi phí biến đổi đơn vị là 25$,chi phí cố định là 100000$. Giả sử cho biết thêm công ty sử dụng nguồn tài trợ từ nợ vay 200000$ với lãi suất 8%/năm và thuế suất thuế thu nhập của công ty là 25%. DTL ở mức sản lượng 8000 chiếc sẽ được tính là : 8000(50-25) DTL8000= =2.38 8000(50-25)-100000-16000 Như vậy ở mức sản lượng 8000 chiếc nếu doanh nghiệp tăng hoặc giảm sản lượng sản xuất 1% thì EPS sẽ tăng thêm hoặc giảm đi 2.38% II/ Liên hệ thực tế về tác động của đong bẩy hoạt động , đòn bẩy tài chính tới lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần xi măng X18 Giới thiệu chung về công ty Công ty cổ phần xi măng X18 thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng được thành lập vào ngày 14/4/1977 theo quyết định số 92/QĐ- QP ngày 14/4/1977 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, trên địa bàn: Xã Ngọc Lương – Huyện Yên Thủy – Tỉnh Hòa Bình. Chuyên sản xuất xi măng thường PCB30– PCB40 và xi măng bền Sunphát PCsr30– PCsr40 (xi măng chịu mặn) và kinh doanh vật liệu xây dựng, xây lắp thiết bị. Năm 2000 công ty là đơn vị đầu tiên của Tổng cục CNQP và là doanh nghiệp thứ hai của toàn quân được cấp chứng chỉ ISO 9001 : 1994. Năm 2003, Công ty chuyển đổi sang phiên bản quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 và hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2008 . Cũng trong năm 2003  bằng nguồn vốn tự có, công ty tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất xây dựng lò nung Klinke số 2, nâng tổng công suất nhà máy lên 10 vạn tấn/ năm. Sang đến năm 2007, sản lượng của Công ty đã nhanh chóng đạt con số mới, 13,5 vạn tấn/ năm, nâng vượt công suất thiết kế 135 %.  Hiện tại, hơn 380 cán bộ công nhân viên trong Công ty có mức thu nhập bình quân đạt  gần 3.000.000 đồng/ người/tháng. Hằng năm, Công ty thường xuyên đảm bảo chế độ khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân viên lao động. Cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty  Cổ phần Xi măng X18 đang nỗ lực vươn mình và khẳng định thương hiệu, chất lượng “Xi măng quốc phòng X18” trong các công trình xây dựng và uy tín trên thị trường. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Năm Chỉ tiêu 2010 1. Nợ phải trả 176.718.162.641,5 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 44343906395,5 3. Tổng nguồn vốn (Tổng TS) 221.062.169.037 4. Hệ số nợ 79,94% 5. Hệ số vốn chủ sở hữu 20,06% 6. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 4 Hệ số nợ của công ty năm 2010 rất cao. Các khoản vay của công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Thông thường doanh nghiệp sẽ không để tỷ lệ nợ cao như thế này. Năm 2010, hệ số nợ là 79,94%, có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản của công ty thì đã có 79,94 đồng nợ. Hệ số nợ của công ty năm 2010 cao là do khả năng tự chủ tài chính của công ty đang giảm sút. Đối với các doanh nghiệp thì họ thích tỷ lệ này cao bởi vì sử dụng nguồn nợ trong hoạt động kinh doanh của công ty, họ có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trong khi đó không sử dụng nguồn vốn của mình, nhưng tỷ lệ nợ cao thì công ty có thể gặp rủi ro về tài chính cao hơn, đồng thời với đó là việc vay thêm vốn từ các đơn vị khác cũng gặp nhiều khó khăn bởi họ lo lắng về khả năng thanh toán khi tỷ lệ nợ ở mức cao. Năm 2010, hệ số vốn chủ sở hữu của công ty là 20,06%, có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản của công ty thì có 20,06 đồng vốn chủ. Hệ số vốn chủ sở hữu của công ty năm 2010 thấp cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty là thấp. Công ty cần điều chỉnh để tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu để tránh gặp rủi ro về tài chính, và tránh gặp nhiều khó khăn khi họ lo lắng về khả năng thanh toán của oanh nghiệp khi hệ số vốn chủ sở hữu ở mức cao. Năm 2010, kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, vì vậy để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, hoặc mở rộng thêm quy mô sản xuất, doanh nghiệp cũng cần một lượng vốn không phải là nhỏ, chính vì vậy, điều chỉnh hệ số nợ để phù hợp với tình hình tài chính của công ty là điều rất cần thiết. Công ty không thể giảm nợ vì sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vốn hiện tại của doanh nghiệp, do vậy tăng nguồn vốn chủ sở hữu là điều rất quan trọng đối với công ty, đồng thời với đó công ty có thể thực hiện một số biện pháp như cải tiến tình hình tài chính của công ty, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, tăng vòng quay vốn… để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Qua việc phân tích chung tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn của công ty thì chúng ta có thể thấy rằng việc phân bổ vốn của doanh nghiệp chưa tốt. Nợ phải trả chiếm một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, cho thấy khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ở mức thấp, nếu công ty sử dụng tốt đòn bẩy tài chính thì công ty sẽ phát triển rất nhanh nhờ “lá chắn thuế” của các khoản đi vay, nhưng nếu công ty không sử dụng tốt các khoản nợ thì nguy cơ công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán là rất cao. 3. Phân tích đòn bẩy hoạt động Bảng ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 A/ Trước khi thay đổi doanh thu 1. Doanh thu 98409301549 73340470987 2. Chi phí kinh doanh 89284046463 67782543692 3. Chi phí cố định 17597066514 11269062302 4. Chi phí biến đổi 71686979949 56513481390 5. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 9125255086 5557927295 6. Tỷ số đòn bẩy hoạt động 7. Chi phí cố định/Tổng chi phí (%) 19.71% 16.625% 8. Chi phí cố định/Doanh thu (%) 17.88% 15.36% B/ Sau khi doanh thu giảm 10% 1. Doanh thu 88568371394 66006423888 2. Chi phí kinh doanh 82115348468 62131195553 3. Chi phí cố định 17597066514 11269062302 4. Chi phí biến đổi 64518281954 50862133251 5. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 6453022926 3875228335 6. Phần trăm thay đổi EBIT (29.28%) (30.28%) Độ bẩy hoạt động (DOL) ở mức doanh thu Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động Phần trăm thay đổi doanh thu = DOL (2009)=29.28/10=2.928 DOL (2010)=30.28/10=3.028 Độ bẩy hoạt động 2 năm đều dương chứng tỏ công ty đã vượt qua điểm hòa vốn. Độ bẩy hoạt động năm 2009 bằng 2.928 có nghĩa là từ mức doanh thu 98409301549 Đ cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 2.928% thay đổi trong lợi nhuận theo cùng chiều với thay đổi của doanh thu. Tức là doanh thu tăng 10% sẽ làm cho lợi nhuận tăng 29.28%. Độ bẩy hoạt động của năm 2010 bằng 3.028 có nghĩa là từ mức doanh thu 73340470987Đ cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 3.028% thay đổi trong lợi nhuận theo cùng chiều với thay đổi của doanh thu. Tức là doanh thu tăng 10% sẽ đem đến lợi nhuận tăng 30.28%. Việc tăng trong độ bẩy hoạt động của năm 2010 so với năm 2009 thể hiện khi doanh thu thay đổi thì lợi nhuận năm 2010 nhạy cảm hơn và rủi ro cũng hơn so với năm 2009. 4. Phân tích đòn bẩy tài chính Bảng ảnh hưởng của đòn bẩy lên lợi nhuận khi công ty sử dụng vốn vay trong 2 năm 2009 và 2010: Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 I: Tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay 1. Doanh thu 98409301549 73340470987 2. Tổng chi phí cố định 17597066514 11269062302 3. Tổng chi phí biến đổi 71686979949 56513481390 4. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 89284046463 67782543692 5. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) 9125255086 5557927295 II: Tính EPS trong TH không sử dụng vốn vay 1. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 9125255086 5557927295 2. Lãi tiền vay 0 0 3. Lợi nhuận trước thuế 9125255086 5557927295 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 2281313771,5 1389481824 5. Lợi nhuận sau thuế 6843941315,5 4168445471 Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) 2013 1366,7 III: Tính EPS trong TH có sử dụng vốn vay 1. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) 9125255086 5557927295 2. Chi phí lãi vay 324678473 1136336052 3. Lợi nhuận trước thuế 8800576613 4421591243 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 867237519 341689225 5. Lợi nhuận sau thuế 7933339094 4079902018 Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) 2601 1200 Phần trăm thay đổi EBIT (%) 0 0 Phần trăm thay đổi EPS (%) 29,21% (12,2%) Nhận xét: Từ việc phân tích EBIT và EPS trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng vốn vay, sau đó đối chiếu so sánh với số liệu thực tế của công ty chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Năm 2009 công ty sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay do nếu sử dụng vốn vay thì mức tăng EPS là 29,21%, cao hơn mức tăng EBIT là 0% so với khi không sử dụng vốn vay. Cụ thể, nếu không dùng vốn vay, doanh nghiệp có thể đạt EPS là 2013 đồng, trong khi đó công ty sử dụng vốn vay để hoạt động kinh doanh thì EPS đạt 2610 đồng Nhưng năm 2010, công ty đã tăng vay nợ đồng thời hiệu quả sử dụng vốn vay giảm làm cho khi chưa sử dụng với khi đã sử dụng vốn vay thì EBIT không đổi còn EPS giảm 12,2%. Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL – Degree of Financial Leverage). Mức độ của đòn bẩy tài chính = (tỉ lệ thay đổi EPS)/(tỉ lệ thay đổi EBIT) Hay DFL = EBIT: (EBIT- I) Năm 2009: DFL = 9125255086: (9125255086- 324678473) = 1,037 Năm 2010: DFL = 5557927295: (5557927295–1136336052) = 1,257 Điều đó có nghĩa là: tại mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là 5557927295 đồng thì nếu công ty tăng thêm hoặc giảm bớt đi 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm hoặc giảm đi 1,257%. Tại mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là 9125255086 đồng thì nếu công ty tăng thêm hoặc giảm bớt đi 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm hoặc giảm đi 1,037%. Phân tích đòn bẩy tổng hợp Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp DTL – Degree Total Leverage DTL = (EBIT + F) : (EBIT – I) Năm 2009, tại mức EBIT = đồng thì DTLs = (9125255086 + 17597066514) : (9125255086 – 324678473) = 3,036 Năm 2010, tại mức EBIT = 5557927295 đồng thì: DTLs = (5557927295 + 11269062302) : (5557927295–1136336052) = 3,8056 Từ đó ta thấy năm 2009 tại mức doanh thu 94841973758 đồng, nếu doanh thu tăng thêm hoặc bớt đi 1% thì EPS sẽ tăng thêm hoặc giảm đi 3,036%. Năm 2010, tại mức doanh thu 76907798778 đồng, nếu doanh thu tăng thêm hoặc bớt đi 1% thì EPS sẽ tăng thêm hoặc giảm đi 3,8056%. Đòn bẩy tổng hợp là việc công ty sử dụng kết hợp đòn bẩy hoạt động với đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tổng hợp tác động đến EPS khi doanh thu thay đổi qua hai bước: bước doanh thu thay đổi làm thay đổi lợi nhuận hoạt động, và bước lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi làm thay đổi EPS. Ở năm 2009, độ bẩy tài chính bằng 1,037 nên công ty chỉ chịu sự tác động của đòn bẩy hoạt động là 2,928. Sang năm 2010, đòn bẩy hoạt động lại tiếp tục tăng đồng thời các khoản nợ vay đã bắt đầu phát huy tính hiệu quả làm độ bẩy tài chính tăng đến 1,257 dẫn đến độ bẩy tổng hợp cao hơn năm 2009, ở mức 3,8056. Độ bẩy tổng hợp năm 2010 tác động lớn hơn năm 2009 làm EPS biến động nhiều hơn khi doanh thu thay đổi, hay lợi nhuận trên mỗi cổ phần có thể tăng nhanh hơn và rủi ro cũng lớn hơn khi doanh thu giảm. Kết luận Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải thích nghi được với sự biến đổi liên tục của nền kinh tế trên thế giới cũng như nền kinh tế ở trong nước. Hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức và rủi ro. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải luôn cố gắng tận dụng các cơ hội, sử dụng các thế mạnh làm đòn bẩy để phát triển bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính & đòn bẩy tổng hợp đến LN & rủi ro của DN LIên hệ thực tế ở 1 DN cụ thể.doc
Luận văn liên quan