Phân tích tài chính là một đề tài tổng hợp, vì vậy để phân tích đòi hỏi phải nhìn
nhận từ tổng thể đến chi tiết của từng vấn đề thì mới có thể tổng hợp được các thông
tin và thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Cụ thể hơn,
phân tích tài chính biết được điểm mạnh, điểm yếu về mặt tài chính; tìm hiểu các
nguyên nhân dẫn đến điểm yếu về mặt tài chính. Từ những cơ sở đó đề xuất biện pháp
cải thiện tình hình tài chính của công ty.
Trong khóa luận này, em đã tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích
tài chính doanh nghiệp như: Khái quát về hoạt động tài chính của doanh nghiệp; Khái
niệm và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình, thông tin sử
dụng, phương pháp phân tích và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp; Nhân tố
ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó có cơ sở khoa học để phân tích
tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ tổng hợp Thành Nam theo nội
dung phân tích: Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn, phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh và phân tích các nhóm tỷ số tài chính. Từ đó đánh giá tình hình tài chính
Công ty Thành Nam có những điểm mạnh, điểm yếu nào cùng với nguyên nhân của
điểm yếu đó và đưa ra các giải phải để cải thiện tình hình tài chính của Công ty Thành
Nam. Việc thực hiện khóa luận này đã giúp cho em củng cố và trau dồi thêm kiến thức
chuyên môn về lý thuyết cũng như khi ứng dụng thực tế. Do trình độ và thời gian
nghiên cứu có hạn nên khóa luận của em còn nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn
thiện hơn.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư dịch vụ tổng hợp Thành Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh không những đầu tư cho tài sản ngắn hạn mà còn đầu tư cho tài
sản dài hạn và con người. Như vậy hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà
tăng trưởng.
- An ninh tài chính của công ty bền vững, mức độ độc lập tài chính của công ty
khá cao: Hệ số tài trợ của công ty năm 2011, năm 2012 và năm 2013 luôn cao hơn so
với mức bình quân ngành. Năm 2013 với hệ số tài trợ là 0,53 lần lớn hơn 2,41 lần so
với mức bình quân ngành là 0,22. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn năm 2011, năm 2012
và năm 2013 lần lượt là 9,44 lần,1,77 lần và 2,06 lần. Hệ số tựu tài trợ tài sản cố định
năm 2011 là 10,6 lần, năm 2012 là 2,9 lần và năm 2013 là 2,28 lần. Như vậy hệ số tự
tài trợ tài sản dài hạn và hệ số tự tài trợ tài sản cố định của công ty lớn hơn 1, chứng tỏ
công ty sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ, vốn chủ sở hữu có thừa khả
năng tại trợ tài sản dài hạn.
- Khả năng thanh toán tốt: Khả năng thanh toán tổng quát của công ty so với
Công ty L18 năm 2011 là 4.13 cao hơn 3,17 lần, năm 2012 và năm 2013 lần lượt là
2,19 và 1016 gấp 1,8 lần. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 là
7,95 lần, năm 2012 là 2,24 lần và năm 2013 là 1,96 lần so với Công ty L18 năm 2011
là 1,13 lần, năm 2012 là 1,08 lần và năm 2013 là 1,04 lần cao hơn xấp xỉ 2 lần và khả
năng thanh toán nợ dài hạn của công ty từ 0,63 lần nâng lên 2,65 lần đảm bảo công ty
51
có thể trang trải được các khoản nợ dài hạn nhưng không ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán của hoạt động sản xuất kinh doanh so
với năm 2012 đã được cải thiện, năm 2012 tổng dòng tiền thu ít hơn dòng tiền chi là
2.364,5 triệu đồng nhưng sang năm 2013 tổng dòng tiền thu nhiều hơn tổng dòng tiền
chi là 1.106 triệu đồng.
- Hiệu quả sử dụng tài sản chung của công ty khá tốt: Hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn tốt hơn so với Công ty CP ĐT&XD số 18 (L18)cụ thể: Tỷ suất sinh lời của
tài sản ngắn hạn năm 2011 là 21,24%, năm 2012 là 12,82% và năm 2013 là 7,21% gấp
9,36 lần so với Công ty L18; Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho tốt hơn so
với Công ty L18, cụ thể: Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho của công ty năm 2011 là 0,25,
năm 2012 là 0,23 và năm 2013 là 0,29 thấp hơn 0,02 lần so với Công ty L18, chứng tỏ
để có 1 đồng doanh thu thuần thì số vốn công ty phải đầu tư cho hàng tồn kho là ít hơn
so với Công ty L18.
- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty tốt hơn so với Công ty l18: Tỷ suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 là 25,78%, năm 2012 là 16,52% và năm 2013 là
9,64% cao gấp 1,5 lần ROE của Công ty L18; Khả năng chi trả lãi vay của công ty
năm 2012 là 5,16 và năm 2013 là 2,76 so với khả năng chi trả lãi vay của Công ty l18
là 1,75 lần.
2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân
2.3.2.1. Điểm yếu
- Công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều hơn vốn chiếm dụng dẫn đến hiệu quả
sử dụng vốn giảm và công ty đang bị trả chậm các nhà cung cấp điều này ảnh hưởng
xấu đến uy tín của công ty: Tỷ lệ phải thu so với phải trả năm 2012 là 54,37% và năm
2013 là 72,67%. Năm 2012 khoản phải thu khách hàng tăng 1.353%, năm 2013 tiếp
tục tăng 58,08%; Số khoản phải thu khách hàng năm 2012 là 45,17 và năm 2013 giảm
còn 16,78, chứng tỏ thời gian vốn công ty bị chiếm dụng gia tăng. So với thời hạn
thanh toán trong hợp đồng mua của công ty thì số phải trả người bán năm 2012 chậm
4,27 ngày và năm 2013 chậm 8,15 ngày.
- Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty giảm sút dẫn đến hiệu quả kinh doanh của
công ty giảm, tốc độ giảm của hiệu quả kinh doanh của công ty nhanh hơn so với tốc
độ giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty L18: Năm 2012 tốc độ tăng của chi phí bán
hàng là 298,5% cao hơn tốc độ tăng doanh thu là 258,78%, năm 2013 chi phí bán hàng
giảm là 35,78% tuy nhiên chỉ giảm 0.12 lần so với tốc độ tăng chi phí năm 2012 là
không đáng kể; Tốc độ gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 là 5.017,72%
cao hơn tốc độ tăng doanh thu là 126 và năm 2013 tiếp tục gia tăng với tốc độ là
2,85% trong khí đó doanh thu của công ty giảm sút. Điều này ảnh hưởng mạnh đến lợi
Thang Long University Library
52
nhuận sau thuế, khiến lợi nhuận sau thuế giảm sút với tốc độ nhanh, năm 2012 giảm
30,15% và năm 2013 giảm 33,66% giảm mạnh hơn so với Công ty L18 là 1,85 lần.
- Hoạt động đầu tư của công ty kém, hoạt động này không có khả năng thanh
khoản: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2011, năm 2012 và năm 2013
lần lượt là -1.322 triệu đồng, -7.029 triệu đồng và năm 2013 là -3.715 triệu đồng,
chứng tỏ hoạt động này không có khả năng thanh khoản và có xu hướng giảm
sút. Hoạt động tài chính đang dư thừa khả năng thanh toán: Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động này năm 2011 là 2.200 triệu đồng, năm 2012 là 5.200 triệu đồng và năm
2013 là 1.800 triệu đồng do vậy công ty cần phải có kế hoạch sử dụng tiền cho
hiệu quả.
- Khả năng sinh lợi của công ty giảm sút với tốc độ giảm khá nhanh: Sức sinh lợi
của vốn chủ sở hữu giảm với tốc độ nhanh và gia tăng qua các năm, năm 2012 tốc độ
giảm là 34,62% và năm 2013 là 41,18%; Sức sinh lợi của doanh thu thuần năm 2012
có tốc độ giảm là 50% và năm 2013 là 20%; Sức sinh lợi kinh tế của tài sản tốc độ
giảm năm 2012 là 34,62% và năm 2013 là 35,29%.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
- Chính sách bán hàng của công ty: Trong thời buổi kinh tế khó khăn, thị trường
xây dựng, bất động sản trì trệ, việc tiêu thụ hàng hóa khó khăn, lượng hàng tiệu thụ
chậm, để kích thích tiêu thụ công ty áp dụng chính sách bán hàng tín dụng ngắn hạn.
Thời gian bán hàng quy định ghi trong các hợp đồng kinh tế đối với khách hàng mua
chịu là 30 ngày, điều này kích thích tiêu thụ, khiến doanh thu tăng nhưng đồng thời
khoản phải thu khách hàng cũng gia tăng mạnh, lượng vốn công ty bị chiếm dụng gia
tăng. Hợp đồng mua hàng năm 2012 và năm 2013 thời gian công ty phải thanh toán
tiền hàng trong vòng 10 ngày và 15 ngày, thấp hơn so với các hợp đồng bán hàng của
công ty. Điều này khiến cho công ty phải cố đi chiếm dụng vốn từ các công ty khác để
bù đắp dẫn đến số phải trả người bán bị chậm so với thời hạn thanh toán trong hợp
đồng kinh tế.
- Khả năng kiểm soát, quản lý chi phí kém.
- Chính sách huy động và sử dụng vốn chưa hợp lý: Lượng tiền và tương đương
tiền dự trữ ở mức cao dẫn đến ứ đọng vốn kinh doanh, lượng tiền này không được đưa
vào đầu tư, kinh doanh nhằm tạo ra thu nhập cho công ty. Lượng tiền này không tạo ra
thu nhập thậm chí còn phát sinh các khoản chi phí để dự trữ và quản lý khoản này .
Bên cạnh đó các hoạt động đầu tư chưa được công ty chú trọng, khiến khả năng thanh
khoản của hoạt động này kém, công ty phải hỗ trợ tiền từ các hoạt động khác. Vốn vay
từ nguồn nợ dài hạn còn thấp, do đó một phần của tài sản dài hạn được tài trợ từ nguồn
53
ngắn hạn điều này dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kém, bởi thời gian thu hồi vốn từ tài
sản dài hạn là trên 1 năm mà thời gian thu hồi của nguồn ngắn hạn là dưới 1 năm.
- Thời gian hoạt động của công ty còn ngắn; Kinh nghiệm, trình độ cán bán bộ
công nhân viên còn hạn chế: Công ty hoạt động trong ngành xây dựng đã được một
thời gian khá dài, tuy nhiên so sánh với các công ty, tập đoàn lớn hoạt động lâu năm có
uy tín và thương hiệu trong ngành thì công ty vẫn còn rất non trẻ, còn thiếu kinh
nghiệp, thương hiệu và uy tín trong ngành còn thấp, các mối quan hệ với khách hàng
và nhà cung cấp chưa rộng. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty
có trình độ không đồng đều, nhiều cán bộ nhân viên vẫn còn thiếu trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ; tác phong làm việc còn thiếu sự linh hoạt; tinh thân trách nhiệm còn
chưa cao; khả năng quản lý, đánh giá thị trường và nắm bắt cơ hội còn kém. Điều này
khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, chi phí chưa tiết
kiệm được và đầu ra cho sản phẩm còn ít, hiệu quả và năng suất làm việc thấp ảnh
hưởng đến mọi mặt hoạt động của công ty dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa tốt.
b. Nguyên nhân khách quan
- Khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến nền kinh tế trì trệ và bất ổn đến năm
2013 vẫn chưa khôi phục hoàn toàn, nền kinh tế chưa ổn định lại và vẫn chậm phát
triển, các doanh nghiệp thường đi chiếm dụng vốn của nhau. Đặc biệt là thị trường xây
dựng, bất động sản lượng vốn chiếm dụng và bị chiếm doanh của các doanh nghiệp ở
ngưỡng cao, sau khủng hoảng có nhiều doanh nghiệp phá sản, nhiều doanh nghiệp giải
thể và cũng có những doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, những doanh nghiệp bị
những doanh nghiệp này chiếm dụng vốn sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn bị
chiếm dụng và cố gắng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác để bù đắp cho nên
lượng vốn bị chiếm dụng ở mức cao phản ứng theo dây truyền.
- Thị trường xây dựng và bất động sản năm 2011 đến năm 2013 vẫn bất ổn và
chậm phát triển kéo theo nhà xây lên cùng với các linh kiện máy móc thiết bị lắp đặt,
sử dụng trong xây dựng nhà khó tiêu thụ, giá cả và lượng tiệu thụ giảm. Doanh thu
giảm trong khi các chi phí tăng cao dẫn đến hiệu quả sử dụng chi phí giảm sút, hiệu
quả kinh doanh kém dẫn đến khả năng sinh lợi cũng giảm sút theo.
Thang Long University Library
54
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ DỊCH VỤ TỔNG HỢP THÀNH NAM
3.1. Định hƣớng phát triển công ty cổ phần đầu tƣ dịch vụ tổng hợp
Thành Nam
Thực hiện tốt các mục tiêu: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn của các
cổ đông đã đầu tư vào Công ty, hoàn thành các nhiệm vụ đã được Đại hội đồng cổ
đông thông qua; tối đa hóa hiệu quả hoạt động chung của Công ty; từng bước xây
dựng, củng cố thương hiệu và tạo lập uy tín trong ngành xây dựng, trong lĩnh vực kinh
doanh xây dựng nhà các loại và buôn bán linh kiện máy móc thiết bị; xây dựng và phát
triển thành một Công ty lớn mạnh.
Để thực hiện tốt các mục tiêu nêu trên Công ty đưa ra chiến lược phát triển trung
và dài hạn như sau:
Mở rộng quy mô vốn, tăng cường huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thu
hút các nhà đầu tư và phát hành cổ phiếu, đồng thời liên doanh, liên kết với một số tổ
chức, doanh nghiệp. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ trách nhiệm, ban hành cơ
chế điều hành, cơ chế phân phối lợi ích và hoạt động của Công ty để nâng cao trách
nhiệm và khuyến khích người lao động và cổ đông đóng góp xây dựng công ty ngày
càng phát triển.
Thường xuyên quan tâm đào tạo nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn và tay
nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, cùng với việc đầu tư thiết bị công nghệ tiên
tiến và sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Công ty theo hướng đa năng, đa dạng hóa sản
phẩm nhằm giải quyết đủ việc làm cho người lao động và đạt hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tƣ dịch vụ
tổng hợp Thành Nam
3.2.1. Điều chỉnh chính sách bán hàng
Việc Công ty áp dụng chính sách bán chịu cho khách hàng với thời hạn thanh
toán là 30 ngày dẫn tới khoản phải thu khách hàng gia tăng mạnh, công ty bị chiếm
dụng một khoản vốn lớn khiến công ty phải đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để
bù đắp khiến công ty trả chậm số phải trả người bán, uy tín của công ty bị ảnh hưởng.
Để thanh toán đúng hạn cho người bán và thu hồi vốn kịp thời bổ sung vốn cho kinh
doanh tránh tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng, gây lãng phí trong sử dụng vốn
của công ty cần giảm khoản phải thu khách hàng. Năm 2013, thời gian thu tiền bình
quân là 21,75 ngày, công ty cần giảm thời hạn thanh toán trong hợp đồng bán chịu từ
30 ngày xuống 20 ngày. Khuyến khích khách hàng trả nợ bằng việc hưởng chiết khấu
55
thanh toán khi trả nợ sớm, trước thời hạn hợp đồng. Chỉ áp dụng hình thức thanh toán
chiết khấu cho những khoản thanh toán trong vòng 20 ngày, những khoản trên 20
không được hưởng chiết khấu, ước tính công ty phải chịu lãi cho những khoản nợ này
trong vòng 1 tháng. Ngoài ra, cần tính lãi với những khoản nợ đã quá hạn thanh toán
với mức lãi suất bằng với lãi suất của ngân hàng hay thậm chí cao hơn lãi suất của
ngân hàng ở thời điểm thanh toán. Điều này sẽ thúc đẩy khách hàng nhanh chóng hoàn
trả các khoản nợ cho công ty.
Cơ sở chiết khấu cho khách hàng: Lãi suất của khoản tiền tại thời điểm phải
thanh toán trong 1 tháng (n=1) mà công ty phải trả.
Tỷ lệ chiết khấu cao nhất mà công ty có thể chấp nhận được:
PV = A*(1-i%) – [ A/(1+n*R)] ≧ 0 hay (1-i%) ≧ 1/(1+n*R)
Trong đó:
A: Khoản tiền khách hàng cần phải thanh toán khi chưa có triết khấu
i%: Tỷ lệ chiết khấu thanh toán mà công ty dành cho khách hàng
T: khoản thời gian thanh toán kể từ khi khách hàng nhận được hàng
A*(1-i%): Khoản tiền thanh toán của khách hàng khi đã trừ chiết khấu
R: Lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện nay (9%/năm).
Trƣờng hợp khách hàng thanh toán ngay (T=0):
(1- i%) ≧ 1/(1+n*R)
(1- i%) ≧ 1/(1+1*0,72%)
vậy i% ≦ 0,715%
Trƣờng hợp khách hàng thanh toán trong vòng 20 ngày ( 0<T ≦ 20):
(1- i%) ≧ 1/[1+ (2/3)*0,72%]
vậy i% ≦ 0,48%
Trƣờng hợp khách hàng thanh toán sau 20 ngày sẽ không đƣợc hƣởng chiết khấu
Bảng 3.1. Lãi suất chiết khấu thanh toán trƣớc thời hạn dự kiến
Trƣờng hợp Thời gian thanh toán Lãi suất chiết khấu (%/giá trị hợp đồng/tháng)
1 Trả ngay 0,715
Thang Long University Library
56
2 1 – 20 0,48
3 > 20 0
Công ty cần thành lập tổ công tác thu hồi nợ bao gồm các nhân viên của phòng
kinh doanh, bởi họ là những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với các khách
hàng nên sẽ có lợi nhuận trong việc công tác đôn đốc khác hàng và đơn vị trực thuộc
thanh toán các khoản nợ. Đưa ra cho họ những mức thưởng ứng với thời gian thu hồi
các khoản nợ để họ tích cực trong công tác thu hồi nợ.
Bảng 3.2. Mức thƣởng dự kiến cho tổ công tác thu hồi nợ
Thời gian thu hồi nợ (ngày) Tỷ lệ trích thƣởng (%/Tổng số nợ thu hồi)
Trả ngay 0,7
1-20 0,5
>20 0,3
Với những chính sách đã đưa ra dự kiến công ty sẽ thu hồi được số nợ
như sau:
Bảng 3.3. Dự kiến số nợ sẽ thu hồi
Thời hạn thanh toán
(Ngày)
Số khách hàng đồng ý thanh toán
(%)
Số tiền thu hồi
(Triệu đồng)
Trả ngay 15 734,85
1-20 23 1.126,77
> 20 18 881,82
Tổng cộng 56 2.743,44
Bảng 3.4. Số tiền chiết khấu dự kiến
Thời hạn thanh toán
(Ngày)
Số tiền thu hồi
(Triệu đồng)
Tỷ lệ chiết khấu
(%)
Số tiền chiết khấu
(triệu đồng)
Trả ngay 734,85 0,715 5,25
1-20 1.126,77 0,48 5,41
> 20 881,82 0 0
Tổng cộng 2.743,44 10,66
57
Thang Long University Library
58
Bảng 3.5. Số tiền chi thƣởng dự kiến
Thời hạn thanh toán
(Ngày)
Số tiền thu hồi
(Triệu đồng)
Tỷ lệ chi thƣởng
(%)
Số chi thƣởng
(triệu đồng)
Trả ngay 734,85 0,7 5,14
1-20 1.126,77 0,5 5,63
> 20 881,82 0,3 2,65
Tổng cộng 2.743,44 13,42
Bảng 3.6. Các chi phí dự kiến khi thực hiện giải pháp
Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng)
Chiết khấu cho khác hàng 10,66
Chi thưởng khi đòi được nợ 13,42
Tổng cộng 24,08
Số tiền thực thu của công ty là 2.719,36 triệu đồng. Trước khi thực hiện giải pháp
tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả là 72,67% và tỷ lệ này giảm 23,13% xuống còn
49,54% điều này chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng vốn,
giải trừ nguy cơ vị chiếm dụng vốn. Và ROA từ 5,17% tăng 2,33% lên 7,5%, chứng tỏ
hiệu quả sử dụng tài sản gia tăng. Bên cạnh đó với số tiền thu hồi được ngoài việc bổ
sung nguồn vốn cho kinh doanh, công ty có thể dùng để chi trả các khoản nợ cho nhà
cung cấp hạn chế việc trả chậm so với thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng mua,
giữ vững uy tín của công ty với bạn hàng.
3.2.2. Tăng cƣờng kiểm soát, quản lý chi phí
- Tăng cường kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Công ty cần đầu tư, đổi mới dây chuyền công nghệ phù hợp nhằm tiết kiệm chi
phí, tăng năng suất lao động, giảm hao hụt. Thường xuyên hoán đổi vị trí các nhân
viên mua hàng, đồng thời áp dụng chính sách kỷ luật chặt chẽ khi phát hiện nhân viên
nhận tiền chênh lệch từ nhà cung cấp.
Công ty cần có đơn đặt hàng cho nhà cung cấp trước khi ký hợp đồng để đảm
bảo lượng nguyên vật liệu. Tất cả vât tư, thiết bị chỉ đưa ra khỏi kho khi có phiếu xuất
kho có đầy đủ chữ ký của những người liên quan.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã lập, phòng kinh doanh và phòng Kỹ thuật phải
có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau sao cho lượng vật tư xuất dùng đáp ứng nhu cầu
sản xuất, đúng chủng loại, số lượng tránh tình trạng dư thừa. Phòng kỹ thuật và quản
59
lý thi công điều người thường xuyên đến các công trình giám sát quá trình thi công,
xây lắp. Lượng vật tư thừa, phế phẩm thu hồi được phải lập biên bản báo cáo có thể
tính toán đúng thực tế chi phí vật tư sản xuất trong kỳ.
Định kỳ, thường xuyên kiểm kê, đánh giá lượng vật tư tồn kho, phải xác định
mức dự trữ hợp lý. Hàng tháng cần tiến hành phân tích sự biến động của chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, lập báo cáo để kịp thời tìm ra nguyên nhân và tìm biện pháp
giải quyết.
- Tăng cường kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp:
Việc tuyển dụng lao động cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận chịu trách
nhiệm tuyển dụng và bộ phận có nhu cầu lao động nhằm đem lại hiệu quả trong việc
tuyển dụng. Bên cạnh đó, thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và
có chế độ thưởng phạt thích đáng để họ có thể làm việc hiệu quả hơn, năng suất cao
hơn, giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có thể gây thiệt hại.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, hàng tháng cần lập dự toán chi phí nhân công trực
tiếp và căn cứ số liệu do các phòng ban cung cấp, thu thập để phân tích sự biến động
của chi phí nhân công trực tiếp giữa thực tế với kế hoạch và lập các báo cáo để kịp
thời tìm ra nguyên nhân biến động và tìm biện pháp giải quyết. Sử dụng sổ chi tiết chi
phí nhân công trực tiếp để có thể quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn.
- Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất chung:
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: Công ty chưa xây dựng cho
chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác, vì vậy có thể xây dựng các định
mức cho các chi phí có tính chất lặp lại và thường xuyên, từ đó đề ra các biện pháp,
chính sách tiết kiệm. Đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ đối với các hóa đơn được cung
cấp từ bên ngoài, tránh tình trạng sử dụng hóa đơn giả hoặc hóa đơn khống làm gia
tăng chi phí.
Chi phí sữa chữa thường xuyên, khấu hao tài sản cố định: Phòng kỹ thuật cùng
với phòng quản lý thi công cần có trách nhiệm lên kế hoạch sửa chữa tài sản cố định,
nhằm đảm bảo tính liên tục trong quá trình thi công, xây lắp. Cần kiểm soát việc trích
đúng, trích đủ khấu hao bằng cách kiểm tra hiện trạng tài sản, hồ sơ tăng giảm của tài
sản cố định.
- Tăng cường kiểm soát, quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp:
Giảm tiền điện thoại bao gồm cả cước thuê bao cố định và cước di động: Công ty
cần khoán mức sử dụng cho từng bộ phận, phòng ban và từng cá nhân giữ chức vụ
theo chức năng công việc cụ thể của từng phòng và từng cá nhân sử dụng. Nhân viên
công ty chỉ sử dụng điện thoại khi có việc cần thiết như liên hệ với khách hàng, liên
Thang Long University Library
60
lạc giữa các phòng ban trong công ty... Ngoài ra phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng
điện và internet, nâng cao ý thức của nhân viên về việc tiết kiệm điện như: tắt điều
hòa, bóng đèn khi không cần sử dụng, hạn chế vào internet ngoài mục đích phục vụ
cho công việc. Tiết kiệm trong việc sử dụng văn phòng phẩm, tránh lãng phí trong việc
in ấn.
Giao khoán các khoản chi phí công tác như chi phí đi lại, ăn ở... lập định mức
cho khoản chi phí công tác, xác định số tiền cần thiết cho mỗi chuyến công tác của
từng nhân viên, tránh việc chi thừa. Đối với những chuyến công tác xa và lâu ngày cần
có phiếu thu chi rõ tàng. Khoán chi phí cho các trưởng phòng của từng phòng để dễ
quản lý và duyệt chi theo kế hoạch.
3.2.3. Điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn
Mục đích của giải pháp này là đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh
một cách hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí huy động vốn, vừa tiết kiệm chi phí sử dụng
vốn và đảm bảo an ninh tài chính cho công ty. Đảm bảo công ty có chính sách huy
động và sử dụng vốn lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh
doanh.
Công ty gia tăng huy động vốn từ 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tuy
nhiên phần vốn chủ sở hữu gia tăng là phần lợi nhuận giữ lại của công ty, cho nên tốc
độ gia tăng của vốn chủ sở hữu còn chưa cao và đồng thời việc giữ lại toàn bộ lợi
nhuận để mở rộng quy mô sản xuất cũng khiến các cổ đông không hài lòng. Bởi vậy,
ngoài gia tăng vốn chủ sở hữu bằng nguồn lợi nhuận của công ty, có thể gia tăng vốn
chủ hữu thông qua việc phát hành cổ phiếu.
Lượng tiền mặt dự trữ dư thừa, vốn kinh doanh bị ứ đọng dẫn đến hiệu sử dụng
vốn giảm sút ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động của công ty. Vì vậy dự trữ tiền mặt ở
mức tối ưu là điều cần thiết, tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Mức dự trữ tối ưu được xác định như sau:
M* = √[2*(Mn*c)/i]
Mức tiền mặt dữ trự trung bình là: M = (M*)/2
Trong đó:
M*: số lượng tiền mặt dự trữ tối đa
Mn: Tổng mức tiền mặt chi dùng trong năm
i: Lãi suất (9%/năm)
c: Chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán
61
Năm 2013 tổng mức tiền mặt chi dùng trong năm của công ty là 77.412 triệu
đồng, chi phí cho mỗi lần bán chứng khoán là 1,26 triệu đồng. Như vậy, số lượng
tiền mặt dự trữ tối đa là:
M* = √[2*(Mn*c)/i] = √[2*(77.412*1,26)/0,09]
M* = 1.472,26 (triệu đồng) => M = 1.472,26/2 = 736,13 (triệu đồng).
Như vậy trong năm 2013 lượng tiền mặt dự trữ trung bình là 736,13 triệu đồng.
Công ty dự trữ ở mức 7.524 triệu đồng, dư thừa 6.787,87 triệu đồng. Lượng vốn bị ứ
này công ty cố thể đầu tư mở rộng lĩnh vực kinh doanh hoặc đầu tư tài chính ngắn hạn
hay đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Nếu lượng tiền được dự trữ ở mức
là 736,13 triệu đồng thì dù công ty không đầu tư khoản 6.787,87 triệu đồng vào kinh
doanh mà đem gửi ngân hàng thì công ty sẽ có thêm một khoản thu nhập là 610,91
triệu đồng. Như vậy, ROE sẽ tăng 1,17% lên 11,35%; BEP sẽ tăng 1,04% lên 12,04%.
Như vậy để tránh tình trạng dự trữ tiền ở mức dư thừa dẫn đến vốn kinh doanh bị
ứ động, năm 2014 công ty cần dự trữ tiền ở mức tối ưu. Mức tiền mặt dự trữ tối ưu dự
kiến năm 2014 có thể được tính như sau:
Mức tiền dự trữ
trung bình năm 2014
=
mức tiền dự trữ
trung bình năm 2013
*
(1+tỷ lệ lạm phát)
Mức tiền dự trữ trung bình năm 2014 = 736,13*(1+7%) = 787,66 (triệu đồng).
Vậy, lượng tiền dự trữ tối ưu năm 2014 là 787,66 triệu đồng. Tuy nhiên, công ty
nên dự trữ lượng tiền mặt trong khoảng 787,66*(1-10%) ≦ 787,66 ≦ 787,66*(1+10%)
triệu đồng tùy thuộc vào quyết định mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh
so với năm 2013.
Thông qua phân tích cho biết, một bộ phận tài sản dài hạn của công ty được tài
trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, chứng tỏ cơ cấu nợ của công ty chưa hợp lý. Công ty
cần gia tăng nguồn vốn vay dài hạn để đảm bảo nguồn vốn dài hạn trang trải được
cho tài sản dài hạn. Ngoài ra khả năng chi trả lãi vay của công ty ở mức khá cao, nếu
quyết định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì công ty có thể gia tăng huy động
vốn vay.
Thang Long University Library
62
3.2.4. Bồi dƣỡng, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên của công ty
Đối với cán bộ quản lý cần tổ chức các lớp đào tạo tại công ty hoặc gửi đến các
trung tâm đào tạo dạy nghề trong nước, theo học các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ. Từ đó giúp cán bộ nâng cao trình độ điều hành công ty.
Bên cạnh đó thì cần phải trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty để tạo
nên sức bật mới cho công ty, với lòng nhiệt tình, niềm hăng say, đam mê, kiến thức
của tuổi trẻ tạo nên một động lực mới, thúc đẩy công ty phát triển nhanh và mạnh
hơn nữa.
Áp dụng chính sách khen thưởng đối với những cán bộ công nhân viên có những
sáng kiến hay cho việc tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện chính sách khen thưởng theo
doanh số bán hàng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tiêu thụ diễn ra mạnh, từ đó thúc
đẩy doanh thu tăng cao.
3.3. Kiến nghị với nhà nƣớc
- Vốn và lãi suất:
Cho phép các doanh nghiệp được đảo nợ thay cho mua bán nợ. Có chính sách
giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, phải khống chế trần lãi suất cho vay của
các ngân hàng thương mại kể cả nợ cũ và nợ mới đều áp dụng lãi suất như nhau, đồng
thời giảm bớt thủ tục và điều kiện bảo đảm để giúp doanh nghiệp tiếp cận được các
nguồn vốn vay.
Cho phép chủ đầu tư được huy động vốn ứng trước của khách hàng từ giai đoạn
giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện cơ sở hạ tầng theo giai đoạn đầu tư Dự án.
Cho phép huy động vốn khi chưa xong móng đối với công trình căn hộ để bán: không
bị hạn chế tỷ lệ 20% không phải qua sàn, không phải báo cáo sở xây dựng địa phương;
Cho phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, dù đã
bàn giao hay chưa bàn giao sau khi đóng thuế đầy đủ theo qui định, và cần đơn giản
hóa hơn các thủ tục hành chính trong việc chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà đất.
Lãi suất cho vay cần tiếp tục giảm về 8-10%/năm, vì tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu ROE doanh nghiệp xây dựng, bất động sản rất thấp.
- Chính sách thuế, phí: Chính phủ xem xét khi ban hành chính sách các loại thì
phải ổn định, lâu dài. Cụ thể, nên miễn, giảm thuế giá trị gia tăng cho một số ngành
hàng trong nước giúp doanh nghiệp giảm giá bán, giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn
để tái sản xuất; tạm ngưng ban hành thêm các loại thuế, phí phải thu của doanh nghiệp,
người dân để tăng cầu hàng hóa và hỗ trợ cho doanh nghiệp.
63
- Kiến nghị tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013
của Chính phủ, trước hết là giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng: Kiến nghị
triển khai nhanh gói tín dụng ưu đãi cho người thu nhập thấp đô thị; Kiến nghị cho các
dự án nhà ở thương mại đang xây dựng dở dang có quy mô căn hộ nhỏ hơn hoặc bằng
70m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi 30.000 tỷ
đồng để giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm có sản phẩm cung ứng cho thị
trường và góp phần giải quyết hàng tồn kho.
- Thúc đẩy nguồn cầu thị trường thông qua đưa các mô hình quỹ vào thí điểm:
Nghiên cứu sớm thí điểm mô hình quỹ tiết kiệm cho vay nhà ở, cho người thu nhập
trung bình, khá; tiết kiệm trung hạn, cho vay trung và dài hạn; có chính sách lãi suất
không thay đổi suốt thời gian vay, đối với mua nhà ở.
- Việt kiều được sở hữu nhà như người trong nước, cho người nước ngoài được
mua và sở hữu nhà hạng sang (cao cấp) phù hợp thông lệ quốc tế, cho phép người
nước ngoài mua nhà hạng sang tại Việt Nam theo các khu vực được cho phép là thực
hiện xuất khẩu tại chỗ, tạo công ăn việc làm và không cạnh tranh với người thu nhập
thấp trong nước về nhà ở và góp phần giải quyết hàng tồn kho ở phân khúc nhà ở hạng
sang hiện nay.
- Kiến nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố chỉ đạo giải quyết nhu cầu của các
doanh nghiệp xin chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, dịch vụ, cơ
cấu lại căn hộ lớn thành căn hộ quy mô vừa và nhỏ để cơ cấu lại sản phẩm phù hợp
nhu cầu thị trường và giải quyết hàng tồn kho.
Thang Long University Library
KẾT LUẬN
Phân tích tài chính là một đề tài tổng hợp, vì vậy để phân tích đòi hỏi phải nhìn
nhận từ tổng thể đến chi tiết của từng vấn đề thì mới có thể tổng hợp được các thông
tin và thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Cụ thể hơn,
phân tích tài chính biết được điểm mạnh, điểm yếu về mặt tài chính; tìm hiểu các
nguyên nhân dẫn đến điểm yếu về mặt tài chính. Từ những cơ sở đó đề xuất biện pháp
cải thiện tình hình tài chính của công ty.
Trong khóa luận này, em đã tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích
tài chính doanh nghiệp như: Khái quát về hoạt động tài chính của doanh nghiệp; Khái
niệm và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình, thông tin sử
dụng, phương pháp phân tích và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp; Nhân tố
ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó có cơ sở khoa học để phân tích
tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ tổng hợp Thành Nam theo nội
dung phân tích: Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn, phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh và phân tích các nhóm tỷ số tài chính. Từ đó đánh giá tình hình tài chính
Công ty Thành Nam có những điểm mạnh, điểm yếu nào cùng với nguyên nhân của
điểm yếu đó và đưa ra các giải phải để cải thiện tình hình tài chính của Công ty Thành
Nam. Việc thực hiện khóa luận này đã giúp cho em củng cố và trau dồi thêm kiến thức
chuyên môn về lý thuyết cũng như khi ứng dụng thực tế. Do trình độ và thời gian
nghiên cứu có hạn nên khóa luận của em còn nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị
phòng tài chính kế toán trong Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ tổng hợp Thành Nam và
PGS.TS.Lưu Thị Hương đã hướng dẫn nhiệt tình cho em cách làm bài cũng như hoàn
thiện cách phân tích.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Ánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp (2001), NXB Đại
học Quốc gia TP.HCM
2. PGS.TS Nguyễn Văn Công, Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc,
kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính.
3. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (năm 2010), Giáo trình phân tích tài chính doanh
nghiệp, NXB Học viện tài chính.
4. PGS.TS. Lưu Thị Hương – PGS.TS. Vũ Duy Hào, Tài chính doanh nghiệp
(2007), NXB Đại học kinh tế quốc dân.
5. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (năm 2013), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính
(Tái bản lần thứ hai), NXB Đại học kinh tế quốc dân.
6. ThS. Ngô Kim Phượng (Chủ biên), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Đại
học Quốc gia TP.HCM.
7. Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp (2012), NXB Lao động.
8. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại (2005), NXB
Thống kê.
9. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 – L18,
www.cophieu68.vn.
10. Báo cáo tài chính theo nhóm ngành, www.cophieu68.vn.
11. Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính, www.123.doc.vn.
12. Khái quát hóa cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh
nghiệp, www.luanvan.net.
13. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex,
www.slideshare.net,
14. www.Cafef.vn.
15. www.tapchitaichinh.vn.
16. www.stockbiz.vn.
Thang Long University Library
PHỤ LỤC
1. Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ tổng hợp Thành Nam
năm 2012 và năm 2013.
2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ tổng hợp
Thành Nam năm 2012 và năm 2013.
3. Bảng bảo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ tổng hợp
Thành Nam năm 2012 và năm 2013.
Bảng cân đối kế toán năm 2012
Đơn vị tính: Tiền đồng Việt Nam
STT CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
TÀI SẢN
A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 34,419,311,600 26,167,763,664
I I. Tiền và các khoản tương đương tiền (110=111+112) 110 6,418,358,694 12,620,592,569
1 1. Tiền 111 V.01 6,418,358,694 8,723,991,709
2 2. Các khoản tương đương tiền 112 3,896,600,860
II II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 V.02 0 0
1 1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 0
2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 0 0
III III. Các khoản phải thu ngắn hạn (130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139) 130 5,517,982,402 213,278,000
1 1. Phải thu khách hàng 131 3,098,636,422 213,278,000
2 2. Trả trước cho người bán 132 2,419,345,980 0
3 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0 0
4 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0 0
5 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 0 0
6 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 0 0
IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 140 20,683,020,384 13,157,893,095
1 1. Hàng tồn kho 141 V.04 20,683,020,384 13,157,893,095
2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0
V V. Tài sản ngắn hạn khác (150 = 151 + 152 + 154 + 158) 150 1,799,950,120 176,000,000
1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 0 0
2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 0
3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05 0 0
4 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 1,799,950,120 176,000,000
B B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 12,371,871,890 2,284,371,890
I I- Các khoản phải thu dài hạn (210 = 211 + 212 + 213 + 218 + 219) 210 0 0
1 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0
2 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0
3 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 0 0
4 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 0 0
5 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0
II II. Tài sản cố định (220 = 221 + 224 + 227 + 230) 220 8,771,871,890 2,034,371,890
Thang Long University Library
1 1. Tài sản cố định hữu hình (221 = 222 + 223) 221 V.08 8,771,871,890 2,034,371,890
- - Nguyên giá 222 10,050,000,000 2,400,000,000
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (1,278,128,110) (365,628,110)
2 2. Tài sản cố định thuê tài chính (224 = 225 + 226) 224 V.09 0 0
- - Nguyên giá 225 0 0
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 0 0
3 3. Tài sản cố định vô hình (227 = 228 + 229) 227 V.10 0 0
- - Nguyên giá 228 0 0
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 0 0
4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 0 0
III III. Bất động sản đầu tư (240 = 241 + 242) 240 V.12 0 0
- - Nguyên giá 241 0 0
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0
IV IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (250 = 251 + 252 + 258 + 259) 250 0 0
1 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0
2 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0
3 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 0 0
4 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 0 0
V
V. Tài sản dài hạn khác
(260 = 261 + 262 + 268)
260 3,600,000,000 250,000,000
1 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 0 0
2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 0 0
3 3. Tài sản dài hạn khác 268 3,600,000,000 250,000,000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 46,791,183,490 28,452,135,554
NGUỒN VỐN
A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 21,348,835,412 6,892,740,234
I I. Nợ ngắn hạn (310 = 311 + 312 + ... + 319 + 320 + 323) 310 15,348,835,412 3,292,740,234
1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 5,200,000,000 2,200,000,000
2 2. Phải trả người bán 312 3,587,635,412 1,092,740,234
3 3. Người mua trả tiền trước 313 3,000,000,000 0
4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 328,600,000 0
5 5. Phải trả người lao động 315 232,600,000 0
6 6. Chi phí phải trả 316 V.17 0 0
7 7. Phải trả nội bộ 317 0 0
8 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 0 0
9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 3,000,000,000 0
10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 0
11 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 0 0
II II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 332 + ... + 338 + 339) 330 6,000,000,000 3,600,000,000
1 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0
2 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 0 0
3 3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0
4 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 6,000,000,000 3,600,000,000
5 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 0 0
6 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0 0
7 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0
8 8. Doanh thu chưa thực hiện 338 0 0
9 9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 339 0 0
B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 25,442,348,078 21,559,395,320
I I. Vốn chủ sở hữu (410 = 411 + 412 + ... + 421 + 422) 410 V.22 25,442,348,078 21,559,395,320
1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 16,000,000,000 16,000,000,000
2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0
3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0
4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0
5 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0
6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0
7 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0 0
8 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 0
9 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0
10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 9,442,348,078 5,559,395,320
11 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 0
12 12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 422 0 0
II II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (430=432+433) 430 0 0
1 1. Nguồn kinh phí 432 V.23 0 0
2 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 0 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 46,791,183,490 28,452,135,554
CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1 1. Tài sản thuê ngoài 0 0
2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 0 0
3 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 0 0
4 4. Nợ khó đòi đã xử lý 0 0
5 5. Ngoại tệ các loại 0.00 0.00
6 6. Dự án chi sự nghiệp, dự án 0 0
Thang Long University Library
Bảng cân đối kế toán năm 2013
Đơn vị tính: Tiền đồng Việt Nam
STT CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
TÀI SẢN
A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 37,005,599,536 34,419,311,600
I I. Tiền và các khoản tương đương tiền (110=111+112) 110 7,523,666,400 6,418,358,694
1 1. Tiền 111 V.01 7,523,666,400 6,418,358,694
2 2. Các khoản tương đương tiền 112
II II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 V.02 0 0
1 1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 0
2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 0 0
III III. Các khoản phải thu ngắn hạn (130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139) 130 8,617,982,402 5,517,982,402
1 1. Phải thu khách hàng 131 4,898,636,422 3,098,636,422
2 2. Trả trước cho người bán 132 3,719,345,980 2,419,345,980
3 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0 0
4 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0 0
5 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 0 0
6 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 0 0
IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 140 18,683,020,384 20,683,020,384
1 1. Hàng tồn kho 141 V.04 18,683,020,384 20,683,020,384
2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0
V V. Tài sản ngắn hạn khác (150 = 151 + 152 + 154 + 158) 150 2,180,930,350 1,799,950,120
1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 0 0
2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 0
3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05 0 0
4 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 2,180,930,350 1,799,950,120
B B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 15,871,871,890 12,371,871,890
I I- Các khoản phải thu dài hạn (210 = 211 + 212 + 213 + 218 + 219) 210 0 0
1 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0
2 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0
3 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 0 0
4 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 0 0
5 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0
II II. Tài sản cố định (220 = 221 + 224 + 227 + 230) 220 12,271,871,890 8,771,871,890
1 1. Tài sản cố định hữu hình (221 = 222 + 223) 221 V.08 12,271,871,890 8,771,871,890
- - Nguyên giá 222 14,050,000,000 10,050,000,000
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (1,778,128,110) (1,278,128,110)
2 2. Tài sản cố định thuê tài chính (224 = 225 + 226) 224 V.09 0 0
- - Nguyên giá 225 0 0
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 0 0
3 3. Tài sản cố định vô hình (227 = 228 + 229) 227 V.10 0 0
- - Nguyên giá 228 0 0
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 0 0
4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 0 0
III III. Bất động sản đầu tư (240 = 241 + 242) 240 V.12 0 0
- - Nguyên giá 241 0 0
- - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0
IV IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (250 = 251 + 252 + 258 + 259) 250 0 0
1 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0
2 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0
3 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 0 0
4 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 0 0
V V. Tài sản dài hạn khác (260 = 261 + 262 + 268) 260 3,600,000,000 3,600,000,000
1 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 0 0
2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 0 0
3 3. Tài sản dài hạn khác 268 3,600,000,000 3,600,000,000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 52,877,471,426 46,791,183,490
NGUỒN VỐN
A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 24,858,844,257 21,348,835,412
I I. Nợ ngắn hạn (310 = 311 + 312 + ... + 319 + 320 + 323) 310 18,858,844,257 15,348,835,412
1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 7,000,000,000 5,200,000,000
2 2. Phải trả người bán 312 3,301,028,013 3,587,635,412
3 3. Người mua trả tiền trước 313 3,980,000,000 3,000,000,000
4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 436,616,244 328,600,000
5 5. Phải trả người lao động 315 250,470,000 232,600,000
6 6. Chi phí phải trả 316 V.17 0 0
7 7. Phải trả nội bộ 317 0 0
8 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 0 0
9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 3,890,730,000 3,000,000,000
10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 0
Thang Long University Library
11 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 0 0
II II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 332 + ... + 338 + 339) 330 6,000,000,000 6,000,000,000
1 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0
2 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 0 0
3 3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0
4 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 6,000,000,000 6,000,000,000
5 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 0 0
6 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0 0
7 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0
8 8. Doanh thu chưa thực hiện 338 0 0
9 9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 339 0 0
B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 28,018,627,169 25,442,348,078
I I. Vốn chủ sở hữu (410 = 411 + 412 + ... + 421 + 422) 410 V.22 28,018,627,169 25,442,348,078
1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 16,000,000,000 16,000,000,000
2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0
3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0
4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0
5 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0
6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0
7 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0 0
8 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 0
9 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0
10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 12,018,627,169 9,442,348,078
11 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 0
12 12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 422 0 0
II II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (430=432+433) 430 0 0
1 1. Nguồn kinh phí 432 V.23 0 0
2 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 0 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 52,877,471,426 46,791,183,490
CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1 1. Tài sản thuê ngoài 0 0
2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 0 0
3 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 0 0
4 4. Nợ khó đòi đã xử lý 0 0
5 5. Ngoại tệ các loại 0.00 0.00
6 6. Dự án chi sự nghiệp, dự án 0 0
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012
Đơn vị tính: Tiền đồng Việt Nam
Stt Chỉ tiêu Mã
Thuyết
minh
Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 74,804,651,522 53,540,635,008
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10 = 01 - 02)
10 74,804,651,522 53,540,635,008
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 59,843,721,218 45,064,598,596
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 14,960,930,304 8,476,036,412
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 0 12,180,000
7 Chi phí tài chính 22 VI.28 1,244,000,000 144,000,000
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1,244,000,000 144,000,000
8 Chi phí bán hàng 24 3,607,703,361 926,311,657
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4,956,056,600 96,838,397
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25))
30 5,153,170,343 7,296,706,358
11 Thu nhập khác 31 386,500,000 0
12 Chi phí khác 32 362,400,000 0
13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 24,100,000 0
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50 5,177,270,343 7,296,706,358
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 1,294,317,586 1,737,311,038
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30 0 0
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51 - 52)
60 3,882,952,758 5,559,395,320
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0
Thang Long University Library
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013
Đơn vị tính: Tiền đồng Việt Nam
Stt Chỉ tiêu Mã
Thuyết
minh
Số năm nay Số năm trước
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 67,104,651,522 74,804,651,522
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 67,104,651,522 74,804,651,522
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 54,321,582,430 59,843,721,218
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 12,783,069,092 14,960,930,304
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 0 0
7 Chi phí tài chính 22 VI.28 1,952,136,800 1,244,000,000
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1,952,136,800 1,244,000,000
8 Chi phí bán hàng 24 2,316,758,376 3,607,703,361
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5,097,271,928 4,956,056,600
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25))
30 3,416,901,988 5,153,170,343
11 Thu nhập khác 31 276,800,000 386,500,000
12 Chi phí khác 32 258,663,200 362,400,000
13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 18,136,800 24,100,000
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50 3,435,038,788 5,177,270,343
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 858,759,697 1,294,317,586
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30 0 0
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51 - 52)
60 2,576,279,091 3,882,952,758
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0
Bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ năm 2012
Đơn vị tính: Tiền đồng Việt Nam
STT CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
I I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 81,399,758,252 59,238,450,290
2 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02 (60,492,670,345) (37,890,238,600)
3 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 (12,617,423,928) (11,200,563,100)
4 4. Tiền chi trả lãi vay 04 (1,244,000,000) (144,000,000)
5 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 (1,294,317,586) (1,824,176,590)
6 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 0 0
7 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 (6,228,479,408) (5,200,348,067)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 (477,133,015) 2,979,123,933
II II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 (7,415,000,000) (1,334,000,000)
2 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 0 0
3 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 0 0
4 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 0 0
5 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 0 0
6 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 0 0
7 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 386,500,000 12,180,000
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (7,028,500,000) (1,321,820,000)
III III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 0 0
2 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 0 0
3 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 5,200,000,000 2,200,000,000
4 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 0 0
5 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 0 0
6 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 0 0
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 5,200,000,000 2,200,000,000
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 (2,305,633,015) 3,857,303,933
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 8,723,991,709 4,866,687,776
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 0 0
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 VII.34 6,418,358,694 8,723,991,709
Thang Long University Library
Bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ năm 2013
Đơn vị tính: Tiền đồng Việt Nam
STT CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
I I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 70,299,758,252 81,399,758,252
2 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02 (44,596,350,345) (60,492,670,345)
3 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 (14,955,940,380) (12,617,423,928)
4 4. Tiền chi trả lãi vay 04 (1,952,136,800) (1,244,000,000)
5 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 (858,759,697) (1,294,317,586)
6 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 0 0
7 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 (4,916,263,324) (6,228,479,408)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 3,020,307,706 (477,133,015)
II II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 (3,715,000,000) (7,415,000,000)
2 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 0 0
3 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 0 0
4 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 0 0
5 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 0 0
6 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 0 0
7 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 0 386,500,000
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (3,715,000,000) (7,028,500,000)
III III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 0 0
2 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 0 0
3 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 1,800,000,000 5,200,000,000
4 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 0 0
5 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 0 0
6 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 0 0
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 1,800,000,000 5,200,000,000
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 1,105,307,706 (2,305,633,015)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 6,418,358,694 8,723,991,709
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 0 0
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 VII.34 7,523,666,400 6,418,358,694
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a19860_8777.pdf