LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính là việc lựa chọn các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng và có tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp.Vì nó được hình thành để nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ quản lý tài chính và đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và có hiệu quả.
Và hầu hết các quyết định quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp như : quyết định đầu tư, quyết định chi trả cổ tức và quyết dịnh tài trợ đều dựa trên những thông tin từ sự phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là nhằm đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro của các hoạt động tài chính. Vì bản thân các dòng dịch chuyển tài chính vận động liên tục và có thể ví như hệ toàn hoàn trong cơ thể con người. Mọi dấu hiệu tốt hay xấu trong hoạt động của công ty đều có thể biểu hiện qua các dấu hiệu tài chính. Phân tích tài chính giúp cho chủ doanh nghiệp, chủ nợ và nhà cung cấp vốn nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp và tùy theo mối quan hệ của họ với doanh nghiệp mà họ sẽ quan tâm tới những khía cạnh tài chính khác nhau.
Vậy, phân tích tài chính như thế nào? Nhóm chúng tôi sẽ làm rõ qua bài phân tích tài chính của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinpearl.
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2861 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinpearl, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án. Và ngược lại, số vòng quay khoản phải thu càng nhỏ và số ngày một vòng quay càng lớn thì tốc độ luân chuyển nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm gây khó khăn hơn trong thanh toán của doanh nghiệp và nó cũng có thể dẫn đến rủi ro cao hơn về khả năng không thu hồi được nợ.
Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho là hệ số để nắm
được
hiệu quả hoạt động quảng trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Đây là một hệ số quan trọng đối với doanh nghiệp vì hàng tồn kho là loại tài sản ít linh động nhất trong tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp phải dùng vốn để duy trì lượng hàng lưu kho nên doanh nghiệp sẽ được lợi khi bán càng nhanh càng tốt lượng hàng này để giải phóng thành tiền mặt cho các mục đích sử dụng khác.
Vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn hàng bán/ tồn kho bình quân
Thời gian giải toả tồn kho= tồn kho bình quân. 360/ Gía vốn hàng bán
Hệ số vòng quay hàng tồn kho cho biết số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hay nói cách khác nó là số vòng quay của hàng tồn kho để chuyển thành phải thu của khách hàng thông qua hoạt động bán hàng trong năm. Cũng như các hệ số khác , hệ số này phải được đánh giá trong mối quan hệ với các hệ số ở quá khứ và dự đoán tương lai và trong mối quan hệ với bình quân ngành hay các công ty khác.
Thông thường, hệ số này thấp phản ánh hàng tồn kho dự trữ nhiều, sản phẩm không tiêu thụ được do lỗi thời, quá hạn, kém chất lượng … Hệ số này cao không phải lúc nào hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thực sự tốt. Hệ số vòng quay hàng tồn kho sẽ rất cao khi công ty duy trì quá ít hàng tồn kho vì không sản xuất đủ hay vì không thể mua đủ. Trong trường hợp này, hệ số cao thực tế lại cho thấy việc lập kế hoạch hay quản lý hàng dự trữ tồi.
Vì hệ số này vẫn chỉ là một công cụ đo lường thô nên khi đánh giá tiêu chí này cần phải xét tới ngành nghề kinh doanh, nghiên cứu chính sách về hàng lưu kho của doanh nghiệp, khi cần thiết phải tính vòng quay của từng yếu tố chính trong hàng tồn kho…
Việc sử dụng riêng hệ số này chưa thể cung cấp thông tin đầy đủ về khả năng huy động tiền mặt của công ty.
Thời gian giải toả tồn kho là một công cụ giống vòng quay hàng tồn kho nhưng tính theo ngày. Nó chính là số ngày trung bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho hay là số ngày hàng dự trữ trong kho. Nếu số ngày dự trữ dài hơn so với bình quân ngành thì chứng tỏ tồn kho bị tồn đọng quá nhiều và có nguy cơ công ty phải giảm giá mạnh để giải phóng hàng tồn kho.
Vòng quay tài sản cố định:
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ tài sản cố định bình quân
Hệ số này cho biết cứ đầu tư trung bình một đồng vào tài sản cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số tăng phản ánh tình trạng qui mô sản xuất đang bị thu hẹp, công ty không quan tâm đến việc gia tăng đầu tư vào tài sản cố định. Hệ số giảm có nghĩa là doanh nghiệp đang mở rộng kinh doanh chuẩn bị cho sự tăng trưởng trong tương lai.
Vòng quay tài sản ngắn hạn:
Tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn được xác định như sau :
Vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần / Tài sản ngắn hạn
Tỷ số này cho biết cứ một đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp nhanh, góp phần tiết kiệm vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và hạn chế sự ứ đọng và chiếm dụng vốn từ doanh nghiệp khác.
Hệ số đòn bẩy tài chính:
Trong tài chính của công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt: một là nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, việc quản lý nợ cũng quan trọng như việc quản lý tài sản. Các tỷ số quản lý nợ bao gồm:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản : Đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với
tài sản.
Tỷ số nợ = Tộng nợ / Tổng tài sản
Hệ số nợ thể hiện khả năng tài trợ bằng nợ và mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
Các chủ nợ rất thích những doanh nghiệp có chỉ số nợ thấp vì họ sẽ coa khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông thì thích tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Nếu muốn biết tỷ số này cao hay thấp thì phải so sánh với chỉ số bình quân ngành.
Tỷ số khả năng trả lãi( hay tỷ số trang trải lãi vay) :
Sử dụng nợ tạo ra lợi nhuận cho công ty. Cổ đông chỉ có lợi khi lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi sẽ gây thiệt hại cho các cổ đông. Tỷ số khả năng trả lãi được dùng để đánh giá khả năng trả lãi của công ty.
Tỷ số khả năng trả lãi vay = EBIT / Lãi vay
EBIT: Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Do chi phí trả lãi vay được lấy từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sau đó mới nộp thuế và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế dành cho các cổ đông. Vì vậy, nếu EBIT lớn hơn lãi vay càng nhiều lần( hay tỷ số khả năng trả lãi vay càng lớn) thì khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản trả lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo hơn.
Khả năng trả lãi cao hay thấp thì phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Nếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chỉ có giới hạn trong khi doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ tỷ số khả năng trả lãi sẽ thấp.
Nói chung đòn bẩy tài chính hình thành là do sự lựa chọn của nhà quản trị. Không có doanh nghiệp nào bị bắt buộc phải có tài trợ bằng nợ hay cổ phiếu ưu đãi. Thay vì thế, doanh nghiệp có thể tài trợ cho hoạt động bằng cách sử dụng nguồn vốn từ bên trong, từ việc phát hành chứng khoán. Tuy nhiên, trên thực tế, hiếm có công ty nào không có đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính thuận lợi và dương khi doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài trợ để thu lợi nhiều hơn chi phí bỏ ra. Đòn bẩy âm khi doanh nghiệp không kiếm được mức thu nhập bằng với chi phí tài trợ đã bỏ ra.
Hệ số khả năng sinh lợi:
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà còn phải đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn, nguồn lực…của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng sinh lợi cho biết hiệu quả chung của công ty, phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số quá khứ và bình quân ngành.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu( Lợi nhuận gộp biên):
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay cho toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối liên hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường. Lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp biên = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Một doanh nghiệp có tỷ số này cao hơn mức bình quân ngành chứng tỏ họ có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với công ty khác. Đồng thời, nó còn phản ánh tính hợp lý trong chính sách định giá của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao có nghĩa là doanh nghiệp có tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu hoặc tỷ lệ giảm chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên, khi phân tích tỷ suất này cần thận trọng, bởi vì việc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể mang lại từ những chính sách không tốt như: giảm chi phí khấu hao do giảm đầu tư máy móc thiết bị hoặc giảm tỷ lệ khấu hao, giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến doanh thu trong tương lai.
Tỷ suất lợi nhuần ròng trên doanh thu là một công cụ khác để đo lường khả năng sinh lời sau khi tính đến tất cả các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng biên = Lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần
Khi so sánh các tỷ số với nhau, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận hoạt động biên không thay đổi qua nhiều năm nhưng lợi nhuận ròng biên giảm trong cùng thời kỳ đó thì chúng ta biết nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng tăng tương đối so với doanh số hoặc do tiền lãi tăng lên. Nếu lợi nhuận hoạt động biên giảm chung ta biết rằng chi phí sản xuất tăng lên so với doanh số và điều này xảy ra là do giá bán thấp hơn hoặc do hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm đi.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản(ROA):
Tỷ suất sinh lời trên tài sản đo lường hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Đây chính là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty.
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
= Lợi nhuận ròng biên / Vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản
Vòng quay tài sản dùng để đo lường tốc độ chuyển hoá của tổng tài sản để tạo ra doanh thu.
ROA phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Là cơ sở để những người đi vay cân nhắc xem liệu doanh nghiệp có tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ hay không. Là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn.
ROA của doanh nghiệp sẽ rất tốt khi cả hai tỷ số lợi nhuận ròng biên và vòng quay tài sản đều tăng và khi đó sẽ thu hút nhiều đối thủ cạnh tranhh tham gia thị trường
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu( ROE): Đây là một thông số quan
trọng
nhất đôi với các cổ đông. Nó đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn đầu tư của họ trong doanh nghiệp.
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
= Lợi nhuận ròng biên * Vòng quay tài sản * Số nhân vốn chủ sở hữu
= ROA * Số nhân vốn chủ
Số nhân của vốn chủ sở hữu là tương quan giữa tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, thể hiện số lượng vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho các tài sản ở công ty.
Số nhân của vốn chủ = Tài sản / Vốn chủ sỏ hữu
= 1/ 1- (Tỷ số nợ/ Tài sản)
Khi không có vốn vay thì ROA cũng chính là ROE. Khi có vốn vay , chi phí sau thuế của vốn vay thấp làm cho ROE lớn hơn nhiều do tác động của đòn bẩy nợ.
Nếu thông số ROE lớn hơn bình quân ngành thì các cổ đông được lợi hơn so với các cổ đông khác trong ngành. Điều này có thể là do một trong những nguyên nhân sau: do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nợ nhiều hơn thì ROE tăng nhưng đến một lúc nào đó thì tác động của đòn bẩy sẽ không hiệu quả nữa do mức tăng thêm của chi phí tài chính sẽ lớn hơn khoản tăng thêm của phần lợi nhuận thu được. Điều này có nghĩa, nếu doanh nghiệp duy trì tỷ lẹ nợ cao so với tiêu chuẩn ngành thì ROE cao có thể là do doanh nghiệp chấp nhận rủi ro tài chính cao hơn.
Thông thường, tỷ suất thu lợi trên vôn sở hữu cao phản ánh donh nghiệp đang có cơ hội đầu tư lớn và có khả năng quản ly chi phí hiệu quả.
Với cách tiếp cận Dupont, chúng ta có thể giải thích biến động của thông số ROE. ROE cao cho thấy lợi nhuận ròng biên hoặc vòng quay tài sản hoặc đòn bẩy tài chính đang tăng lên. Sự tăng lên của lợi nhuận ròng trong phạm vi doanh nghiệp duy trì đủ tài sản để tối ưu hiệu quả hoạt động. Sự tăng lên của đòn bẩy tài chính có thể đem lại hiệu quả tích cực trong phạm vi doanh nghiệp không tích luỹ quá nhiều nợ để mua tài sản đến mức mà họ có thể gặp rủi ro phá sản.
Qua các chỉ số Dupont, để tăng ROE thì doanh nghiệp cần phải:
- Tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bằng cách tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu để tăng tổng mức lợi nhuận và đạt tốc độ tăng lợi nhuận tốt hơn tốc độ tăng doanh thu.
- Tăng tốc độ luân chuyển tài sản bằng cách tăng đầu tư và dự trữ tài sản hợp lý như: cung ứng sản phẩm hay dịch vụ được ưa chuộng và được định giá hợp lý với các chi phí hoạt động kiểm soát tốt nhu thế sản phẩm sẽ nhanh chóng bán nhanh trên thị trường.
- Giảm tỷ lệ vốn sở hữu : doanh nghiệp phải đảm bảo tốc độ tăng vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng tài sản.
Với tất cả các tỷ số khả năng sinh lợi trên, việc so sánh một công ty tương tự hay với ngành rất có giá trị. Nó giúp ta đánh giá được khả năng sinh lợi của công ty nào đó tốt hay xấu và nguyên nhân của nó.
Các hạn chế của phân tích thông số:
Đối với những công ty hoạt động trong nhiều ngành, việc xây dựng các thông số bình quân ngành có ý nghĩa sẽ rất khó khăn. Vì thế, phân tích thông số thường có giá trị hơn đối với những công ty nhỏ, hoạt động tập trung trong một ngành hẹp.
Với mục tiêu đạt mức bình quân cao hơn ngành thì chưa đủ để có thể đạt hiệu quả cao và tốt nhất vì thế nên cần phải tập trung vào các thông số của các nhà dẫn đạo trong ngành.
Lạm phát có thể xảy ra ảnh hưởng không tốt tới báo cáo tài chính, nó làm cho giá trị sổ sách lệch so với giá trị thực tế, ảnh hưởng tới chi phí, lợi nhuận…
Các nhân tố ngành cũng tác động đến việc phân tích thông số. Đặc biệt là những công ty kinh doanh theo mùa vụ
Các chế độ kế toán khác nhau cũng ảnh hưởng đến việc so sánh.
Rất khó để xác định một thông số là tốt hay xấu. Như nếu thông số khả năng thanh toán hiện thời cao thì cho thấy dấu hiệu tốt về khả năng thanh toán nhưng đồng thời nó cũng phản ánh sự dư thừa tiền mặt, lúc này thì nó cho thấy dấu hiệu không tốt vì tiền mặt không sản sinh ra lợi nhuận.
Một doanh nghiệp có vài thông số tốt, vài thông số xấu điều này gây khó khăn trong việc đưa ra đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty.
Nếu phân tích thông số mà thực hiện một cách khuôn khổ, không có tư duy trí tuệ sẽ rất nguy hiểm vì thế phải vận dụng tư duy tốt để có khả năng đánh giá tốt.
B. Phân tích báo cáo tài chính
1. Phân tích biến động của bảng cân đối kế toán
Sau đây là Bảng cân đối kế toán của Vinpearl năm 2009 và so sánh qua các năm 2008, 2007 :
Tài sản
2009
2008
2007
Tài sản ngắn hạn
2,428,063
972,946
284,503
Tiền mặt
10,336
74,112
117,262
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1,522,647
664,748
67,936
Các khoản phải thu
114,385
216,766
63,519
Hàng tồn kho
11,612
12,078
11,121
Tài sản ngắn hạn khác
769,084
5,242
24,664
Tài sản dài hạn
4,757,651
2,197,014
1,485,417
Tài sản cố định hữu hình
1,192,106
1,203,205
1,104,842
Tài sản cố định vô hình
97,483
89,232
65,849
Chi phí xây dựng dở dang
656,601
628,199
148,079
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
2,730,334
166,429
81,687
Tài sản dài hạn khác
60,211
88,469
62,715
Bất động sản đầu tư
20,916
21,480
22,245
Tổng tài sản
7,185,714
3,169,960
1,769,920
Nguồn vốn
Nợ phải trả
5,702,941
1,976,314
742,832
Nợ ngắn hạn
1,219,714
438,885
181,745
Nợ dài hạn
4,483,227
1,537,429
561,087
Vốn chủ sở hữu
1,184,351
1,069,568
1,027,088
Lợi ích của cổ đông thiểu số
298,422
124,078
Tổng nguồn vốn
7,185,714
3,169,960
1,769,920
Và bảng so sánh sự biến động trong tài sản, nguồn vốn của công ty như sau:
BẢNG PHÂN TÍCH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
(ĐVT: Triệu đồng)
TÀI SẢN
2009
2008
2007
Chênh lệch 2009/2008
Chênh lệch 2008/2007
SỐ TIỀN
TỶ LỆ%
SỐ TIỀN
TỶ LỆ%
TÀI SẢN NGẮN HẠN
2,428,063
972,946
284,503
1,455,117
149.56
688,443
241.98
Tiền mặt
10,336
74,112
117,262
-63,776
-86.05
-43,150
-36.80
Các khoản đầu tư TCNH
1,522,647
664,748
67,936
857,899
129.06
596,812
878.49
Các khoản phải thu
114,385
216,766
63,519
-102,381
-47.23
153,247
241.26
Hàng tồn kho
11,612
12,078
11,121
-466
-3.86
957
8.61
TSNH khác
769,084
5,242
24,664
763,842
14571.58
-19,422
-78.75
TÀI SẢN DÀI HẠN
4,757,651
2,197,014
1,485,417
2,560,637
116.55
711,597
47.91
Tài sản CĐHH
1,192,106
1,203,205
1,104,842
-11,099
-0.92
98,363
8.90
Tài sản CĐVH
97,483
89,232
65,849
8,251
9.25
23,383
35.51
CP xây dựng dở dang
656,601
628,199
148,079
28,402
4.52
480,120
324.23
Các khoản đầu tư TCDH
2,730,334
166,429
81,687
2,563,905
1540.54
84,742
103.74
TSDH khác
60,211
88,469
62,715
-28,258
-31.94
25,754
41.07
Bất động sản đầu tư
20,916
21,480
22,245
-564
-2.63
-765
-3.44
TỔNG TÀI SẢN
7,185,714
3,169,960
1,769,920
4,015,754
126.68
1,400,040
79.10
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ
5,702,941
1,976,314
742,832
3,726,627
188.56
1,233,482
166.05
Nợ ngắn hạn
1,219,714
438,885
181,745
780,829
177.91
257,140
141.48
Nợ dài hạn
4,483,227
1,537,429
561,087
2,945,798
191.61
976,342
174.01
VỐN CHỦ SỞ HỮU
1,184,351
1,069,568
1,027,088
114,783
10.73
42,480
4.14
Lợi ích của cổ đông thiểu số
298,422
124,078
174,344
140.51
124,078
TỔNG NGUỒN VỐN
7,185,714
3,169,960
1,769,920
4,015,754
126.68
1,400,040
79.10
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy có sự biến động lớn qua các năm. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhanh trong năm 2009. Đáng chú ý là các khoản: tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư tài chính dài hạn, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn.
Trong đó, vào năm 2007 số lượng tiền mặt mà doanh nghiệp hiện có là 117,262 (triệu đồng) thì năm 2008 giảm xuống 43,150( triệu đồng) tương ứng với – 36%. Vào cuối năm 2009 số lượng tiền mặt hiện có là 10,336 ( triệu đồng) lại tiếp tục giảm và giảm mạnh hơn so với năm 2008 là 63,776( triệu đồng) tương ứng với – 86,05%. Đây là một sự biến động lớn. Con số này chỉ ra rằng, tiền mặt đang được công ty được huy động mạnh để phục vụ cho những mục đích của công ty như mua các tài sản cố định, chi cho các chi phí …
Các khoản đầu tư tài chính tăng mạnh một cách rõ rệt qua các năm. Cụ thể như sau:
Đầu tư tài chính ngắn hạn vào năm 2009 là 1,522,647( triệu đồng) tăng so với
năm 2008 là 857,899 ( triệu đồng) tương ứng với 129,6%. Trong khi đó vào năm 2008 thì đầu tư tài chính ngắn hạn là 664,748 ( triệu đồng) tăng so với năm 2007 là 596,812 ( triệu đồng) tương ứng với 878,49 %. Mặc dù, năm 2009 đầu tư tài chính ngắn hạn tăng nhưng không tăng mạnh như trong năm 2008.
Đầu tư tài chính dài hạn vào năm 2009 là 2,730,334( triệu đồng) tăng mạnh lên
so với năm 2008 là 2,563,905( triệu đồng) tương ứng với 1540,5%. Khi đó năm 2008 tăng so với năm 2007 là 84,742( triệu đồng) tương ứng với 103,74%. Điều đó cho thấy đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh hơn so với đầu tư tài chính ngắn hạn.
Rõ ràng, việc tăng các khoản đầu tư của công ty là do hoạt động đầu tư của công ty đang mạnh.
Điều đáng chú ý là các khoản nợ phải trả tăng lên mạnh qua các năm, đặc biệt là các khoản nợ dài hạn. Cụ thể như sau:
Nợ ngắn hạn vào năm 2008 là 43,885( triệu đồng) tăng so với năm 2007 là
287,140 ( triệu đồng) tương ứng với 114,48%. Vào cuối năm 2009 nợ ngắn hạn là 1,219,714 ( triệu đồng) tăng so với năm 2008 là 780,829 ( triệu đồng) tương ứng với 177,9%.
Nợ dài hạn trong năm 2009 là 4,483,227 ( triệu đồng) tăng so với năm 2008 là
2,945,798 ( triệu đồng) tương ứng với 191,6%. Trong khi đó năm 2008 tăng so với năm 2007 là 976,342 ( triệu đồng) tương ứng với 174,01%.
Các con số cho ta thấy công ty đang huy động các vốn vay cao, đặc biệt là các vốn vay dài hạn.
Bên cạnh đó các khoản mục còn lại cũng có nhiều thay đổi :
Các khoản phải thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 153,247 ( triệu đồng)
tương ứng với 241,26%. Nhưng vào năm 2009 các khoản phải thu giảm xuông 102,381( triệu đồng) tương ứng với - 47,23%. Điều này có thể cho thấy rằng công ty đang có khả năng thu hồi nợ nhanh.
Hàng tồn kho vào năm 2008 tăng so với năm 2007 là 957 ( triệu đồng) tương
ứng với 8,61%, nhưng vào năm 2009 thì hàng tồn kho lại giảm xuống 466 ( triệu đồng) tương ứng với – 3,86%. Điều này cho thấy, công ty đang giải phóng lượng hàng tồn kho để nhanh chóng chuyển thành tiền mặt, phục vụ cho hoạt động của công ty.
Tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh vào năm 2008 với mức – 78,75%, nhưng vào
năm 2009 thì lại tăng lên 763,842 ( triệu đồng) tương ứng với 1457,58%.
Tài sản cố định hữu hình vào năm 2008 tăng 8,9% nhưng đến năm 2009 lại giảm
0,92%, con số giảm không nhiều.
Tài sản vô hình tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện giá trị, uy tín của công
ty ngày càng tăng.
Bất động sản đầu tư thì giảm đều.
Vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, đặc biệt vào năm 2009 thì tăng nhiều
114,783( triệu đồng) tương ứng với 19,73%, trong khi đó vào năm 2008 mức tăng chỉ đạt 4,14%.
Đặc biệt, từ khi công ty Vinpearl chuyển đổi thành công ty cổ phần với hoạt động càng mạnh, uy tín trên thương trường cao dẫn đến mệnh giá cổ phiếu tăng. Chính điều đó đã làm cho tổng tài sản và nguồn vốn tăng lên tương ứng.
Phân tích kết cấu bảng cân đối kế toán:
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN - (ĐVT: Triệu đồng)
TÀI SẢN
2009
2008
2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
TÀI SẢN NGẮN HẠN
2,428,063
33.79%
972,946
30.69%
284,503
16.07%
Tiền mặt
10,336
0.14%
74,112
2.34%
117,262
6.63%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1,522,647
21.19%
664,748
20.97%
67,936
3.84%
Các khoản phải thu
114,385
1.59%
216,766
6.84%
63,519
3.59%
Hàng tồn kho
11,612
0.16%
12,078
0.38%
11,121
0.63%
Tài sản ngắn hạn khác
769,084
10.70%
5,242
0.17%
24,664
1.39%
TÀI SẢN DÀI HẠN
4,757,651
66.21%
2,197,014
69.31%
1,485,417
83.93%
Tài sản cố định hữu hình
1,192,106
16.59%
1,203,205
37.96%
1,104,842
62.42%
Tài sản cố định vô hình
97,483
1.36%
89,232
2.81%
65,849
3.72%
Chi phí xây dựng dở dang
656,601
9.14%
628,199
19.82%
148,079
8.37%
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
2,730,334
38.00%
166,429
5.25%
81,687
4.62%
Tài sản dài hạn khác
60,211
0.84%
88,469
2.79%
62,715
3.54%
Bất động sản đầu tư
20,916
0.29%
21,480
0.68%
22,245
1.26%
TỔNG TÀI SẢN
7,185,714
100.00%
3,169,960
100.00%
1,769,920
100.00%
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ
5,702,941
79.36%
1,976,314
62.35%
742,832
41.97%
Nợ ngắn hạn
1,219,714
16.97%
438,885
13.85%
181,745
10.27%
Nợ dài hạn
4483227
62.39%
1,537,429
48.50%
561,087
31.70%
VỐN CHỦ SỞ HỮU
1,184,351
16.48%
1,069,568
33.74%
1,027,088
58.03%
Lợi ích của cổ đông thiểu số
298,422
4.15%
124,078
3.91%
0
0.00%
TỔNG NGUỒN VỐN
7,185,714
100.00%
3,169,960
100.00%
1,769,920
100.00%
Với việc phân tích biến động ở phần 1 ta cũng phần nào dự đoán được những thay đổi trong kết cấu của tổng tài sản và tổng nguồn vốn. Và bảng phân tích kết cấu Bảng cân đối kế toán đã chỉ rõ thay đổi trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn là như thế nào. Ta thấy :
Trong tổng tài sản: Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tài sản dài hạn nhưng qua các năm tỷ trọng của nó thay đổi đáng kể như: Vào năm 2007, trong tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm 16,07%, nhưng đến năm 2008 tỷ trọng của nó tăng lên chiếm 30,69% đến cuối năm 2009 thì chiếm 33,79%. Trong khi đó tỷ trọng của tài sản dài hạn thì ngược lại. Năm 2007, nó chiếm 83,93% gần như toàn bộ tài sản thì năm 2008 nó giảm mạnh xuống chỉ còn chiếm 69,31% và đến năm 2009, tỷ trọng nó cũng giảm nhưng giảm ít hơn so với năm trước, chiếm khoảng 66,21%. Tất cả sự thay đổi đó chịu sự ảnh hưởng từ các .nhân tố con, trong đó dao động nhiều và đáng chú ý nhất là các khoản đầu tư tài chính, tài sản cố định hữu hình, tài sản ngắn hạn khác và khoản phải thu.
Các khoản đầu tư tài chính ngày càng tăng tỷ trọng trong tổng tài sản. Đặc biệt là các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Cuối năm 2009, các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm 38% trong tổng tài sản, trong khi đó vào năm 2008 nó chỉ chiếm 5,25% và 4,62% trong năm 2007. Sự tăng nhanh của các khoản đầu tư tài chính do công ty đã tham gia góp vốn thành lập công ty mới và mua cổ phần của một số công ty khác với vốn điều lệ cao. Chẳng hạn: tham gia góp vốn thành lập công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Nha Trang. Vốn điều lệ của công ty này là 10 tỷ đồng, trong đó công ty Cổ phần Vinperland góp 80% vốn diều lệ, tương đương 8 tỷ đồng…..Bên cạnh đó công ty còn nhận chuyển nhượng 100000 cổ phần của công ty Cổ phần PCM để trở thành cổ đông sáng lập và nắm giữ 20% vốn điều lệ của PCM, mua cổ phần của các công ty khác…
Tài sản ngắn hạn khác tăng mạnh trong năm 2009, nó chiếm khoản 10,7%, trong khi năm 2008 nó chỉ chiếm 0,17% và năm 2007 là 1,39%.
Tài sản cố định hữu hình giảm mạnh tỷ trọng. Nếu năm 2007 nó chiếm tới 62,42% thì năm 2008 nó chỉ chiếm 37,96% và tiếp tục giảm đến năm 2009 nó chỉ chiếm 16,59%.
Các khoản phải thu: Trong năm 2008 chiếm 6,84%, trong khi đó năm 2007 nó chỉ chiếm 3,59%. Điều này có thể giải thích rằng năm 2008 là năm của khủng hoảng,tình hình kinh tế khó khăn, nên trong hoạt động kinh doanh, công ty có thể cho khách hàng nợ hay cho ứng tiền để đầu tư nên khoản phải thu cao. Trong khi đó năm 2009, thì khoản phải thu giảm chỉ còn chiếm 1,59%. Nghĩa là sau một năm công ty đã nhanh chóng thu hồi các khoản tiền mà khách hàng nợ, một phần cũng do tình hình kinh tế đang ổn định dần và thu hồi được các khoản nợ để công ty huy động tiền mặt phục vụ cho các dự án đầu tư mới.
Trong tổng nguồn vốn:
Vào năm 2007, khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng là 41,97% nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu là 58,3%. Nhưng qua các năm 2008, 2009 thì có sự thay đổi rõ rệt trong kết cấu của tổng nguồn vốn: Nợ phải trả dần chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn và còn xuất hiện thêm lợi ích của cổ đông thiểu số trong kết cấu nguồn vốn. Năm 2008, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng là 62,35% và tăng dần tỷ trọng lên đến 79,36% vào cuối năm 2009. Trong khi đó thì vốn chủ sở hữu có tỷ trọng giảm dần, vào năm 2008 giảm xuống chỉ chiếm 33,74% và tiếp tục giảm mạnh xuống chỉ còn chiếm 16,48% vào cuối năm 2009. Nhưng lợi ích của cổ đông thiểu số lại tăng: trong năm 2008 nó chiếm 3,91% trong tổng nguồn vốn và đến cuối năm 2009 tỷ trọng của nó tăng lên chiếm 4,15%. Trong đó, chú ý nhất đó là sự tăng lên của các khoản nợ dài hạn.
Nợ dài hạn vào năm 2007 chỉ chiếm tỷ trọng là 31,7% và đến năm 2008 tỷ trọng
chiếm của nó tăng lên đến 48,5% và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2009 chiếm hơn một nửa tỷ trọng trong tổng nguồn vốn(62,339%). Điều này có thể được giải thích cho các hoạt động vay của công ty vì mục đích đầu tư như: các khoản nợ dài hạn trong 3 năm của công ty tăng đáng kể, chủ yếu công ty đang vay Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa để đầu tư cho các dự án tại Hòn Tre, với tổng số dư nợ vay dài hạn đến thời điểm 31/12/2009 là 549,924,899,195 VND hay do các hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp mà công ty đã hoàn tất trong năm 2008-2009 với tổng khối lượng là 4000 tỷ, kỳ hạn của trái phiếu từ 3 đến 5 năm.
3. Phân tích biến động báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BẢNG BÁO CÁO KINH DOANH CÔNG TY VINPEARL
( So sánh qua các năm 2007, 2008, 2009 – ĐVT: Triệu đồng )
Khoản mục
2009
2008
2007
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
485,863
471,269
398,115
Các khoản giảm trừ
385
618
736
Doanh thu thuần
485,478
470,651
397,379
Giá vốn bán hàng
293,313
322,120
262,817
Lợi nhuận gộp
192,165
148,531
134,562
Doanh thu hoạt động tài chính
213,271
153,648
82,329
Chi phí tài chình
336,864
198,065
41,252
Chi phí bán hàng
27,651
42,506
26,810
Chi phí quản lý doanh nghiệp
39,758
36,471
52,156
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
1,163
25,138
96,674
Thu nhập khác
28,271
3,529
5,726
Chi phí khác
3,531
415
9,054
Lợi nhuận khác
24,740
3,114
-3,328
Lợi nhuận trước thuế
73,312
28,252
93,346
Thuế thu nhập doanh nghiệp
2,593
131
10,406
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
333
7,598
0
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
14,906
5,970
0
Lợi nhuận sau thuế
85,292
41,689
82,940
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU CỦA VPL
( So sánh qua các năm 2007, 2008, 2009 – ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục
2009
2008
2007
Chênh lệch 2009/2008
Chênh lệch 2008/2007
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
485,863
471,269
398,115
14,594
3.10%
73,154
18.38%
Các khoản giảm trừ
385
618
736
-233
-37.70%
-118
-16.03%
Doanh thu thuần
485,478
470,651
397,379
14,827
3.15%
73,272
18.44%
Giá vốn bán hàng
293,313
322,120
262,817
-28,807
-8.94%
59,303
22.56%
Lợi nhuận gộp
192,165
148,531
134,562
43,634
29.38%
13,969
10.38%
Doanh thu hoạt động tài chính
213,271
153,648
82,329
59,623
38.80%
71,319
86.63%
Chi phí tài chình
336,864
198,065
41,252
138,799
70.08%
156,813
380.13%
Chi phí bán hàng
27,651
42,506
26,810
-14,855
-34.95%
15,696
58.55%
Chi phí quản lý doanh nghiệp
39,758
36,471
52,156
3,287
9.01%
-15,685
-30.07%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
1,163
25,138
96,674
-23,975
-95.37%
-71,536
-74.00%
Thu nhập khác
28,271
3,529
5,726
24,742
701.11%
-2,197
-38.37%
Chi phí khác
3,531
415
9,054
3,116
750.84%
-8,639
-95.42%
Lợi nhuận khác
24,740
3,114
-3,328
21,626
694.48%
6,442
-193.57%
Lợi nhuận trước thuế
73,312
28,252
93,346
45,060
159.49%
-65,094
-69.73%
Thuế thu nhập doanh nghiệp
2,925
-7,467
10,406
10,392
-139.17%
-17,873
-171.76%
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
333
7,598
0
-7,265
-95.62%
7,598
0.00%
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
14,906
5,970
0
8,936
149.68%
5,970
0.00%
Lợi nhuận sau thuế
84,960
49,287
82,940
35,673
72.38%
-33,653
-40.58%
Công ty cổ phần Vinperland luôn phấn đấu để trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về Du lịch với sự phát triển tổng lực từ nhiều hướng kinh doanh khác nhau, chẳng hạn như kinh doanh khách sạn,kinh doanh khu du lịch vui chơi giải trí, kinh doanh bất động sản…với những chiến lược như thế, doanh thu thuần và thu nhập khác năm 2009 tăng so với năm 2008 là 99,191 triệu đồng, trong đó doanh thu từ kinh doanh khách sạn và vui chơi giải trí tăng 23,457 triệu đồng. Năm 2009 mặc dù bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, nhưng với chính sách bán hàng hợp lý nên đã góp phần vào việc thu hút khách. Bên cạnh đó việc Vinperland Resort & Spa ngày càng nâng cao năng lực phục vụ. Chính vì thế đã đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho công ty.
Doanh thu từ hoạt động tài chính qua các năm cũng tăng và tăng 59,623 triệu. Trong đó doanh thu từ chuyển nhượng cổ phần giảm, doanh thu từ lãi cho vay, lãi ngân hàng và doanh thu tài chính khác tăng, chủ yếu là do công ty phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án của các công ty liên kết.
Doanh thu và thu nhập từ hoạt động khác tăng hơn 16 triệu . Bên cạnh việc phát triển du lịch và dịch vụ giải trí, VPL đã đầu tư vào các mảng kinh doanh khác nữa nên hàng năm doanh thu thu từ các mảng kinh doanh đó cao, đặc biệt trong việc đầu tư bất động sản.
Phần lãi/lỗ từ các công ty liên kết, liên doanh tăng.
Chi phí hoạt động: chi phí thực tế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 141,265 triệu đồng tương đương 25,23%. Nguyên nhân là do chi phí tài chính tăng, trong đó chủ yếu là lãi vay do trong năm công ty đã phát hành 3,000 tỷ trái phiếu để đầu tư cho các dự án. Chi phí cho kinh doanh khách sạn và vui chơi giải trí năm 2009 giảm chủ yếu là do chi phí điện năng giảm và công ty không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh, từ đó đã cắt giảm và tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động khác năm 2009 cũng giảm
Từ những nhân tố cơ bản trên, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 tăng 12,098 triệu đồng tương đương 16,53% so với năm 2008.
Phân tích kết cấu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
KHOẢN MỤC
2009
2008
2007
SỐ TIỀN
TỶ TRỌNG
SỐ TIỀN
TỶ TRỌNG
SỐ TIỀN
TỶ TRỌNG
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
485863
100.00%
471269
100.00%
398115
100.00%
Các khoản giảm trừ
385
0.08%
618
0.13%
736
0.18%
Doanh thu thuần
485,478
99.92%
470,651
99.87%
397,379
99.82%
Giá vốn bán hàng
293,313
60.37%
322,120
68.35%
262,817
66.02%
Lợi nhuận gộp
192,165
39.55%
148,531
31.52%
134,562
33.80%
Doanh thu hoạt động tài chính
213,271
43.90%
153,648
32.60%
82,329
20.68%
Chi phí tài chình
336,864
69.33%
198,065
42.03%
41,252
10.36%
Chi phí bán hàng
27,651
5.69%
42,506
9.02%
26,810
6.73%
Chi phí quản lý doanh nghiệp
39,758
8.18%
36,471
7.74%
52,156
13.10%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
1,163
0.24%
25,138
5.33%
96,674
24.28%
Thu nhập khác
28,271
5.82%
3,529
0.75%
5,726
1.44%
Chi phí khác
3,531
0.73%
415
0.09%
9,054
2.27%
Lợi nhuận khác
24,740
5.09%
3,114
0.66%
-3,328
-0.84%
Lợi nhuận trước thuế
73,312
15.09%
28,252
5.99%
93,346
23.45%
Thuế thu nhập doanh nghiệp
2,925
0.60%
-7,467
-1.58%
10,406
2.61%
Lợi nhuận sau thuế
85,293
17.55%
41,689
8.85%
82,940
20.83%
Doanh thu thuần qua các năm tăng nhưng không đáng kể, năm 2009 chỉ tăng thêm 0.5 % so với năm 2008. Năm 2009, công ty đã chi cho nhiều hoạt động khác như: công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của công ty. Tổ chức các sự kiện lớn về công ty, nhân viên… bên cạnh đó, công ty đã cải chính lại chính sách lương cho nhân viên. Chứng tỏ ngoài việc kinh doanh, công ty còn chú trọng đến nhân viên. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 chiếm 20.68% tỉ trọng, năm 2008 thì tăng lên 32.60% và đến năm 2009 tiếp tục tăng lên 43.90%, trong năm 2009 khoản thu lãi cho vay được công ty cổ phần phát triển thành phố xanh sử dụng nguồn vốn đi vay để đầu tư cho dự án tạm thời chưa chi cho dự án cho vay. Chi phí tài chính năm 2009 chiếm 69,33% tỉ trọng và tăng hơn nhiều so với năm 2008 là do công ty đã đi vay để đầu tư vào các dự án, đặc biệt là dự án tại công ty cổ phần phát triển thành phố xanh và số lãi không được vốn hóa được tính vào chi phí tài chính nên tỉ trọng tăng lên. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng nhưng tăng chậm. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại giảm. Năm 2009 chỉ chiếm 0.24 % tỉ trọng, giảm mạnh so với năm 2008 là 5.33% và thua xa năm 2007 là 24.28%.
6. Phân tích các thông số tài chính
STT
Khoản mục
2009
2008
2007
Chênh lệch2009/2008
Chênh lệch2008/2007
Chỉ số hoạt động
1
Doanh thu thuần
485,478
470,651
397,379
3.15%
18.44%
2
Hàng tồn kho
11,612
12,078
11,121
-3.86%
8.61%
3
Nợ ngắn hạn
1,219,714
438,885
181,745
177.91%
141.48%
4
Các khoản phải thu
114,385
216,766
63,519
-47.23%
241.26%
5
Tài sản cố định
1,289,589
1,292,437
1,170,691
-0.22%
10.40%
6
Tài sản ngắn hạn
2,428,603
972,946
284,503
149.61%
241.98%
7
Lợi nhuận gộp
192,165
148,531
134,562
8
Lợi nhuận sau thuế
85,293
41,689
82,940
9
Tổng tài sản
7,185,714
3,169,960
1,769,920
10
Vốn chủ sỡ hữu
1,184,351
1,069,568
1,027,088
11
Vòng quay hàng tồn kho (11) = (1)/(2)
41.81
38.97
35.73
12
Số ngày tồn kho (8) = 360/(11)
8.61
9.24
10.07
13
Vòng quay khoản phải thu
4.24
2.17
6.26
14
Kỳ thu tiền bình quân
84.82
165.80
57.54
15
Vòng quay tài sản cố định
0.38
0.36
0.34
16
Vòng quay tài sản ngắn hạn
0.20
0.48
1.40
17
Tỷ số thanh toán hiện thời
1.991124969
2.21685863
1.565396572
18
Tỷ số thanh toán nhanh
1.981604704
2.18933889
1.504206443
19
Lợi nhuận gộp biên
0.395826381
0.31558628
0.338623833
20
Lợi nhuận ròng biên
0.175688703
0.08857731
0.208717622
21
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
0.011869802
0.01315127
0.046860875
22
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu
0.072016657
0.03897742
0.080752574
Hệ số khả năng thanh toán:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của VPL trong năm 2007 là 1,6 lần đến năm 2008 tăng lên là 2,2 lần nhưng vào cuối năm 2009 con số giảm xuống là 2,0 lần.
Con số 2,0 lần trong năm 2009 có nghĩa là công ty có 2 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Tỷ số này tăng trong năm 2008 nhưng lại giảm trong năm 2009, tức là khả năng thanh toán của công giảm xuống nhưng công ty vẫn có khả năng thanh toán nợ cao. Điều này có thể được giải thích là do trong năm 2009 công ty thực hiện vay các khoản tiền để đầu tư vào nhiều dự án lớn nên các khoản nợ tăng lên mạnh, trong khi đó thì tài sản cũng tăng lên nhưng không bằng các khoản nợ. Do đó mà tỷ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm so với năm 2008.
So với VNG có tỷ số khả năng thanh toán hiện thời giảm vào năm 2008 từ 0,3 lần xuống 0,18 lần nhưng lại tăng vào năm 2009 là 0,37 lần. Rõ ràng khả năng thanh toán hiện thời của VNG cao gấp 5,4 lần khả năng thanh toán hiện thời của VNG. Ta có thể kết luận rằng VPL có khả năng thanh toán hiện thời cao hơn VNG.
Phân tích trên đặt trong điều kiện tài sản của công ty phải lưu động. Dựa vào bảng số liệu trên, tài sản của VPL thật sự lưu động: hàng tồn kho luân chuyển nhanh, công ty có khả năng thu hồi nợ khách hàng cao. Do đó, khả năng thanh toán hiện thời của công ty là tốt.
Tuy nhiên, như đã nhận định tỷ số này vẫn chỉ là một công cụ đo lương thô vì nó không xét đến tính khả nhượng của từng loại tài sản trong tài sản ngắn hạn. Do vậy khi phân tích ta kết hợp với một tỷ số thanh toán khác là tỷ số khả năng thanh toán nhanh.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng tăng giam như tỷ số khả năng thanh toán hiện thời. Năm 2007 tỷ số khả năng thanh toán nhanh của VPL là 1,5 lần thì vào năm 2008 tăng lên 2,2 lần và cuối năm 2009 giảm xuống còn 2,0 lần.
Con số 2,0 lần trong năm 2009 cho thấy rằng công ty có 2 đồng vốn bằng tiền để thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Cũng như tỷ số khả năng thanh toán hiện thời, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của VNG cũng tăng giảm tương tự. Tỷ số vào cuối năm 2009 là 0,32 lần. Thấp hơn VPL là 6,5 lần.
Qua đó, ta có thể thấy rằng VPL có khả năng thanh toán nợ tốt hơn so với VNG. Nhưng khả năng trả nợ của công ty tốt hay không thì ta còn phải xem xét các kỳ hạn nợ có bức bách hay không?
Hệ số hoạt động:
Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho tăng qua các năm. Vào năm 2007, vòng quay
hàng tồn kho của công ty là 35,73 (vòng) đến năm 2008 tăng lên đến 38,97(vòng) và cuối năm 2009 là 41,81(vòng).
Con số 41,81 (vòng) có nghĩa là trong năm 2009 hàng tồn kho được luân chuyển 41,81 lần hay có thể giải thích là có 41,81 lần hàng tồn kho được bán đi trong năm. Tỷ số này tăng qua các năm chứng tỏ được rằng công ty đang dần giải phóng lượng hàng tồn kho để thu hồi tiền mặt.
So với công ty VNG, tỷ số vòng quay hàng tồn kho giảm qua các năm. Vào năm 2007 vòng quay hàng tồn kho là 86 vòng đến năm 2008 giảm xuống còn 80 vòng và cuối năm 2009 giảm mạnh xuống chỉ còn 35 vòng.
Rõ ràng tỷ số vòng quay hàng tồn kho của VPL cao hơn hẳn gấp 1,2 lần.
Thông thường, khi phân tích vòng quay hàng tồn kho nhà quản trị thường kết hợp thêm một tỷ số nữa là số ngày tồn kho bình quân để xem xét một cách toàn diện ý nghĩa của thông số hiển hiện. Vòng quay hàng tồn kho tỷ lệ nghịch với số ngày tồn kho bình quân. Do đó, khi vòng hàng tồn kho của VPL tăng qua các năm thì ngược lại số ngày tồn kho bình quân sẽ giảm qua các năm. Số liệu trên bảng sẽ cho thấy sự thay đổi đó. Trong năm 2007, số ngày tồn kho của hàng hóa là 10,07 ngày; đến năm 2008 là 9,24 ngày và cuối năm 2009 là 8,61 ngày. Tức là khi sản phẩm chuyển vào kho thì được dự trữ trung bình 8,61 ngày rồi mới luân chuyển.
Với VNG thì số ngày tồn kho bình quân lại tăng lên từ 2007 là 4,2 ngày thì cuối năm 2009 tăng lên đến 10,3 ngày. Thời gian lưu kho của VPL ít hơn VNG 1,7 ngày.
Qua đó, ta thấy VPL thực sự có hiệu quả hơn so với VNG trong việc quản lý hàng tồn kho. Trên lý thuyết khi tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao sẽ dẫn đến khả năng nghi ngờ rằng công ty liên tục hết hàng dự trữ hoặc không thể mua đủ hàng hóa. Nhưng đặt trong bối cảnh hoạt động của VPL là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, tạo ra sản phẩm là hàng không thể lưu kho nên hàng tồn kho ở đây là các sản phẩm phụ trợ và các sản phẩm từ hoạt động kinh doanh khác. Nên các sản phẩm tồn kho sẽ chiếm tỷ trọng nhỏ. Và trong những năm gần đây, khi số lượng khách đến VPL ngày càng tăng, hoạt động du lịch diễn ra rầm rộ nên hàng lưu kho nhanh chóng được xuất bán. Nhưng vào năm 2009 dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chắc hẳn các nhà quản trị đã nhận định được rằng lượng khách đến sẽ giảm đồng thời chi tiêu cho du lịch cũng giảm. Từ đó, họ ra quyết định giảm hàng tồn kho, sao cho vẫn đáp ứng nhu của khách. Do các nguyên nhân trên mà hàng tồn kho được giải phóng nhanh.
Vòng quay hàng tồn kho của công ty là 41,8 vòng lớn hơn so vơi ngành là 17,8 vòng. Điều này chứng tỏ việc quản trị hàng tồn kho của VPL rất tốt, hàng tồn kho không bị ứ đọng và viêc này đồng nghĩa hoạt động kinh doanh của VPL rất tốt.
Vòng quay khoản phải thu:
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy vòng quay khoản phải thu của VPL vào năm 2007 là 6,3 (vòng) đến năm 2008 thì giảm xuống còn 2,2 (vòng) nhưng đến cuối năm 2009 thì nó lại tăng lên 4,2 (vòng).
Con số 4,2 (vòng) có nghĩa là trong năm 2009 có 4,2 lần công ty thu hồi được các khoản nợ của khách hàng để chuyển hóa thành tiền mặt. Vòng quay khoản phải thu càng lớn thì tốc độ chuyển hóa thành tiền càng nhanh. Với VPL, vào năm 2008 khoản phải thu của khách hàng tăng tương ứng với đó là số vòng quay khoản phải thu giảm. Điều này có thể được giải thích: do vào năm 2008, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của cá nhân và đặc biệt là các công ty. Do đó, trong hoạt động kinh doanh của mình công ty đã cho khách hàng nợ lại hoặc ứng trước. Vào năm 2009, với chính sách thu hồi nợ chặt chẽ và hiệu quả công ty đã thu hồi được một khoản nợ khách hàng, làm cho các khoản phải thu giảm. Trong khi đó, hoạt động du lịch vẫn tiếp diễn làm cho doanh thu vẫn tăng. Tất cả đã làm cho vòng quay khoản phải thu giảm.
Với VNG thì vào năm 2008 vòng quay khoản phải thu tăng hơn so với năm 2007 là 0.1 vòng nghĩa là công ty này có thu hồi các khoản nợ nhưng với số lượng ít. Vào năm 2009 thì vòng quay khoản phải thu giảm xuống còn 8.3 vòng do phải thu khách hàng tăng, có thể là do công ty bắt đầu cho khách hàng nợ và ứng trước.
So với VPL thì vòng quay khoản phải thu của VNG gấp 1,97 lần.
Trong khi đó, kỳ thu tiền bình quân của VPL tăng vào năm 2008 là 165,8 ngày thì đến năm 2009 giảm xuống còn 84,82 ngày. Con số trong năm 2009 có nghĩa là cứ 84,82 ngày thì công ty sẽ thu hồi nợ từ khách hàng trong khi đó với VNG kỳ thu tiền bình quân tăng mạnh trong năm 2009 lên đến 43,5 ngày. Rõ ràng kỳ thu tiền bình quân của VPL lớn hơn kỳ thu tiền bình quân của VNG.
Qua đó, cho thấy được rằng: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu của VNG nhanh hơn, vốn của công ty này ít bị chiếm dụng hơn VPL. Nhưng điều đó không có nghĩa là khả năng thu hồi nợ của VPL thấp, nó chỉ đặt trong điều kiện so sánh với VNG.
So với vòng quay khoản phải thu khách hàng bình quân ngành( 52.2 vòng) thì vòng quay khoản phải thu của VPL thấp hơn nhiều, điều đó cho thấy phải thu khách hàng của VPL có tốc độ chuyển hóa chậm hơn nhiều so với ngành. Như vậy chính sách thu hồi nợ của công ty còn lỏng lẻo, khách hàng vẫn chưa thanh toán hết nợ cho công ty. Nguyên nhân là do nhiều khách hàng trả nợ không đúng thời hạn, họ kéo dài thời gian thanh toán nợ của công ty.
Vòng quay tài sản cố định:
Qua các năm vòng quay tài sản cố định của VPL tăng đều, tăng 0,2 lần trong năm. Vào năm 2007, tỷ số vòng quay tài sản cố định là 0,34 (vòng) thì đến năm 2008 tăng lên thành 0,36 (vòng) và tiếp tục tăng vào năm 2009 là 0,38 (vòng).
Tỷ số 0,38 vòng vào năm 2009 cho ta biết được khi VPL đầu tư 1 đồng vào tài sản cố định thì sẽ tạo ra được 0,38 (đồng) doanh thu thuần. Như vậy nếu đầu tư 1000( triệu đồng) thì công ty sẽ thu được 380 (triệu đồng ) doanh thu thuần. Hệ số này càng tăng chứng tỏ công ty đang thu hẹp hay ít đầu tư vào tài sản cố định hơn so với các năm trước. Qủa thật vậy, trong năm 2009 là năm VPL đầu tư vào các dự án du lịch lớn như:
Còn vòng quay tài sản cố định của VNG tăng trong năm 2009 là: 0,36(vòng). Có nghĩa là khi VNG đầu tư 1 đồng vào tài sản cố định thì sẽ tạo ra 0,36 đồng doanh thu thuần. Như vậy, nếu VNG đầu tư 1000( triệu đồng) thì sẽ thu được 360 triệu đồng doanh thu thuần.
Khi so sánh, rõ rang tỷ số vòng quay tài sản cố định của VPL là cao hơn. Điều đó, có thể giúp ta khẳng định rằng: VNG đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn VPL nhưng hiệu quả đạt được doanh thu thuần thấp hơn VPL 20 (triệu đồng)
Vòng quay tài sản ngắn hạn:
Vòng quay tài sản ngắn hạn của VPL giảm qua các năm. Năm 2007, vòng quay tài sản ngắn hạn là 1,4 vòng đến năm 2008 giảm mạnh xuồng còn 0.48 vòng và năm 2009 lại tiếp tục giảm xuống còn 0,2 vòng.
Con số 0,2 vòng trong năm 2009 chỉ ra rằng khi VPL đầu tư 1 đồng vào tài sản ngắn hạn thì doanh thu thuần thu được là 0,2 đồng. Như thế khi VPL đầu tư 1000(triệu đồng) vào tài sản ngắn hạn thì doanh thu thuần đạt được là 200 (triệu đồng).
Trong khi đó số vòng quay ngắn hạn của VNG tăng giảm không đều. Năm 2007 vòng quay tài sản ngắn hạn là 4,4 vòng đến năm 2008, tăng lên mức 7,5 vòng nhưng vào cuối năm 2009 giảm xuống gần mức năm 2007 là 4,9 vòng. Con số 4,9 vòng vào năm 2009 có nghĩa là khi VNG đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì thu được 4,9 đồng doanh thu thuần.
Điều này cho ta thấy được tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của VPL ít hơn nhiều so với VNG, kếm 24,5 lần. Có thể giải thích nguyên nhân này là do hoạt động đầu tư của VPL mạnh hơn so với VNG. Đặc biệt trong tài sản ngắn hạn, đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 21,19% trong 33,79% tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn tăng mạnh trong khi doanh thu chỉ tăng tương đối. Do đó, tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn giảm.
Hệ số khả năng sinh lợi:
Lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận ròng biên:
Lợi nhuận gộp biên của VPL giảm và tăng qua các năm. Vào năm 2007, Lợi nhuận gộp biên là 33,9% thì vào năm 2008 giảm xuống còn 31,6% nhưng đến cuối năm 2009 lại tăng lên vượt mức năm 2007 là 39,6%.
Tỷ số 39,6% chỉ ra rằng với 1 đồng doanh thu thì VPL tạo ra được 0,396 đồng lợi nhuận. Như vậy, nếu thu được 1000(triệu đồng) doanh thu thì lợi nhuận của công ty đạt 396( triệu đồng ) lợi nhuận.
Trong khi đó, lợi nhuận gộp biên của VNG lại giảm qua các năm. Từ 32% vào năm 2007 thì đến năm 2008 giảm xuống còn 31% và tiếp tục giảm xuống trong năm 2009 còn 27%.
Rõ ràng, lợi nhuận gộp biên của VPL cao hơn so với VNG, gấp 1,5 lần. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của VPL tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Kết quả cuối năm 2009 của lợi nhuận gộp biên, chứng tỏ trong năm 2009 công ty tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với doanh thu hay tỷ lệ giảm chi phí của công ty lớn hơn tỷ lệ giảm doanh thu. Qủa thật vậy, trong năm 2009 công ty đã giảm được nhiều chi phí như: kể từ tháng 7/ 2009 công ty đã chuyển qua dùng mạng lưới điện quốc gia thay vì nhiệt điện nên từ đó giảm đáng kể chi phí trong hoạt động kinh doanh khu du lịch, vui chơi giả trí…Và với việc không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động quản đã phần nào giảm đi một lượng chi phí. Cụ thể, chi phí cho hoạt động vui chơi giải trí giảm 31.473 (triệu đồng), chi phí cho hoạt động khác giảm 5.786( triệu đồng). Hay trong chính sách định giá đúng của công ty.
Bên cạnh đó, Lợi nhuận ròng biên của VPL cũng giảm và tăng tương tự như lợi nhuận gộp biên. Từ 20,9% trong năm 2007 thì đến năm 2008 giảm mạnh xuống còn 8,6% và cuối năm 2009 tăng lên đạt 17,6%. Con số 17,6% có nghĩa là với 1 đồng doanh thu thì công ty sẽ đạt được 0,176 đồng lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản thuế thu nhập.
Đối với VNG thì lợi nhuận ròng biên cũng giảm qua các năm.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của VPL tốt hơn, giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn so với VNG.
Tỷ số sinh lợi trên tài sản( ROA):
Qua các năm, ROA của VPL giảm. Vào năm 2007 là 4,7% nhưng đến năm 2008 giảm mạnh xuồng còn 1,3% và cuối năm 2009 giảm nhẹ xuống còn 1,2%. Con số 1,2% có nghĩa là 1 đồng đầu tư vào tài sàn thì công ty sẽ thu được lợi nhuận là 0,012 đồng. Thật vậy, điều đó xảy ra như đã nói ở trên, qua các năm tổng tài sản tăng mạnh trong khi doanh thu tăng tương đối kéo theo lợi nhuận tăng tương đối nên ROA giảm qua các năm.
Còn với VNG, vào năm 2007 ROA của nó là 3,3% nhưng vào năm 2008 giảm xuống còn 2,8% và đến năm 2009 tăng lên nhưng vẫn thấp hơn so với mức năm 2007 là 2,9%.
Ta thấy rằng ROA của VPL cao hơn VNG là vào năm 2007, có thể nhận thấy
vào năm 2007 VPL đầu tư vào tài sản và thu được doanh thu nhiều hơn so với VNG. Nhưng đến năm 2008 và 2009 thì giảm mạnh có nghĩa là việc đầu tư vào tài sản của VPL thu lại doanh thu thấp hơn so với VNG. Ta xét trong năm 2009, thì so với VPL, VNG sử dụng nhiều tài sản hơn để tạo ra doanh thu. Qua các tỷ số trên ta thấy, lợi nhuận ròng biên và vòng quay tài sản của VPL tăng nên sẽ thu hút khá nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường.
Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sỏ hữu(ROE):
ROE của VPL tăng giảm không đều qua các năm. Vào năm 2007 là 8,08% nhưng đến năm 2008 giảm mạnh xuống còn 3,9%. Đến năm 2009 tăng lên nhưng vẫn thua mức năm 2007 là 7,2%. Con số 7,2% trong năm 2009 có nghĩa là vào năm này 1 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ mang lại lợi nhuận cho các cổ đông là 0,072 đồng. Qua đó, tỷ số ROE phản ánh công ty đang có cơ hội đầu tư lớn và có khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Thật sự ngoài các dự án đầu tư khu du lịch,VPL còn có các dự án đầu tư bất động sản khác, đầu tư thành lập công ty như: thaanh lập công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch sinh thái Nam Quang, dự án khu sinh thai VPL Hội An… nhưng đồng thời có thể mang rủi ro tài chính cho công ty, tuy nhiên với nhũng phân tích trên ta có thể khẳng định công ty chấp nhận sư rủi ro tài chính vì tin tưởng khả năng mang lại doanh thu cao, lợi nhuận cao cho vốn đầu tư của cổ đông doanh nghiệp.
Hệ số đòn bẩy tài chính:
Tỷ số nợ/ tổng TS của VPL qua 3 năm tăng, năm 2007 là 0,42 nhưng đến năm 2009 lại tăng lên đến 0,79. Điều đó có nghĩa là trong năm 2009, công ty đã dùng số nợ để tài trợ vào các hoạt động của công ty, do tổng nợ phất triển mạnh hơn số vốn tổng tìa sản được chỉ ra trong bảng phân tích biến động tài sản- chủ yếu tổng nợ tăng là do hoạt động đầu tư vào tài chính của công ty.
Con số 79% năm 2009 có nghĩa là 79% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay và 21% còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ trên tài sản càng cao dẫn đến rủi ro tài chính càng cao và ngược lại.
Trong khi đó tỷ số nợ/ tổng tài sản của VNG giảm qua các năm: 2007 là 36.6%, 2008 tăng lên 24,4%, cuối năm 2009 giảm xuống còn 28,8%. Nghĩa là trong năm 2009 VNG chỉ dùng 28,8 % vốn vay để đầu tư tài sản.
Qua đó ta thấy tỷ số nợ/tổng tài sản của VNG giảm hơn nhiều so với VPL nên mức độ rủi ro tài chính giảm hơn so vơi VPL hay có thể nói khả năng trả nợ của VNG cao hơn VPL.
Tất cả điều đó đã chỉ ra rằng VPL đang sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng sinh lợi cho cổ đông.
Tài liệu được lấy từ nguồn:
Cophieu68.com
SBSC.com.vn
Sách Quản trị tài chính của giáo sư Nguyễn Thanh Liêm.Nhà xuất bản Thống kê 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tài chính của Công ty cổ phần du lịch và thương mại Vinpearl.doc