A. TÓM TẮT:
1. Mục tiêu: dựa trên báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 phân tích số liệu kết hợp với đặc điểm hoạt động của công ty để đánh giá đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp, dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai và đưa ra tư vấn có nên mua cổ phiếu công ty không.
2. Phương pháp phân tích:
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích bằng tỷ số.
- Phân tích dòng tiền.
3. Kết quả phân tích: xác định được công ty không gặp rủi ro phá sản, tình hình tài chính vững mạnh, nên mua cổ phiếu.
B. GIỚI THIỆU NGÀNH:
1. Giới thiệu về ngành điện:
Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) là tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập năm 1994, từ tháng 6/2006 EVN được chuyển đổi thành tập đoàn điện lực Việt Nam, là một trong 6 tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế quốc dân.
Tập đoàn điện lực Việt Nam là tập đoàn kinh tế đa sở hữu, kinh doanh đa ngành trong đó đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, tài chính, ngân hàng, cơ khí điện lực là các ngành kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, đào tạo làm nòng cốt để điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả.
EVN hoạt động dưới hình thức công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh, vừa đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết, các ngành nghề kinh doanh mới.
2. Giới thiệu về công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh:
Tiền thân là nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn thực thuộc công ty Điện lực III. Khởi công xây dựng ngày 15/9/1991, đưa vào sản xuất và hòa lưới điện quốc gia ngày 04/12/1994. năm 1999, để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống điện và tận dụng kinh nghiệm tích lũy trong quản lý vận hành nhà máy điện của đội ngũ quản lý của Nhà máy Vĩnh Sơn, tổng công ty Điện lực Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn quản lý và vận hành dự án nhà máy thủy điện Sông Hinh.
Từ tháng 7/2000, nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn được đổi tên thành nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh với 4 tổ máy hoạt động cung cấp sản lượng điện hơn 600 triệu KWh vào lưới điện quốc gia hàng năm.
Ngày 18/07/2006 cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, vốn điều lệ của công ty tính đến tháng 9/2007 là 1,250,000,000,000đ, tương ứng với 125,000,000 cổ phiếu được giao dịch, với tên giao dịch là VSH.
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tài chính doanh nghiệp: Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN
VĨNH SƠN – SÔNG HINH
--- 0 ---
Sinh viên thực hiện:
1. Trần Lê Sơn 34k06.1
2. Phan Thị Kim Thoa 34k06.1
3. Ngô Thị Ái Vân 34k06.1
4. Võ Thị Đạo 34k06.3
A. TÓM TẮT:
1. Mục tiêu: dựa trên báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 phân tích số liệu kết hợp với đặc điểm hoạt động của công ty để đánh giá đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp, dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai và đưa ra tư vấn có nên mua cổ phiếu công ty không.
2. Phương pháp phân tích:
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích bằng tỷ số.
- Phân tích dòng tiền.
3. Kết quả phân tích: xác định được công ty không gặp rủi ro phá sản, tình hình tài chính vững mạnh, nên mua cổ phiếu.
B. GIỚI THIỆU NGÀNH:
1. Giới thiệu về ngành điện:
Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) là tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập năm 1994, từ tháng 6/2006 EVN được chuyển đổi thành tập đoàn điện lực Việt Nam, là một trong 6 tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế quốc dân.
Tập đoàn điện lực Việt Nam là tập đoàn kinh tế đa sở hữu, kinh doanh đa ngành trong đó đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, tài chính, ngân hàng, cơ khí điện lực là các ngành kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, đào tạo làm nòng cốt để điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả.
EVN hoạt động dưới hình thức công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh, vừa đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết, các ngành nghề kinh doanh mới.
2. Giới thiệu về công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh:
Tiền thân là nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn thực thuộc công ty Điện lực III. Khởi công xây dựng ngày 15/9/1991, đưa vào sản xuất và hòa lưới điện quốc gia ngày 04/12/1994. năm 1999, để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống điện và tận dụng kinh nghiệm tích lũy trong quản lý vận hành nhà máy điện của đội ngũ quản lý của Nhà máy Vĩnh Sơn, tổng công ty Điện lực Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn quản lý và vận hành dự án nhà máy thủy điện Sông Hinh.
Từ tháng 7/2000, nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn được đổi tên thành nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh với 4 tổ máy hoạt động cung cấp sản lượng điện hơn 600 triệu KWh vào lưới điện quốc gia hàng năm.
Ngày 18/07/2006 cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, vốn điều lệ của công ty tính đến tháng 9/2007 là 1,250,000,000,000đ, tương ứng với 125,000,000 cổ phiếu được giao dịch, với tên giao dịch là VSH.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh điện năng; quản lý, vận hành và bảo dưỡng các nhà máy thuỷ điện; tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công các dự án xây dưng nhà máy thuỷ điện; thí nghiệm điện; kinh doanh vật tư thiết bị trong lĩnh vực điện. Với công suất 66MW và sản lượng điện hàng năm 230 triệu KWh, Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn là nhà máy thuỷ điện có quy mô lớn đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên. VSH cung cấp khoảng 2.4 % trong tổng công suất quốc gia. Cổ đông nắm giữ vốn cổ phần của Công ty: Sở hữu nhà nước 60%, sở hữu ĐTNN 22.13%, cổ đông khác là 17.87%.
C. PHÂN TÍCH CHÍNH:
1. Phân tích chiến lược:
1.1. Môi trường kinh doanh vĩ mô:
1.1.1. Môi trường nhân khẩu học: Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1-4-2009 là 85.789.573 người, là nước đông dân thứ ba ở Ðông - Nam Á và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Dân số trung bình năm 2009 là 86,025 triệu người. Sau mười năm dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Mặc dù vậy, với quy mô dân số lớn, đà tăng dân số vẫn còn cao và duy trì trong vòng nhiều năm nữa, theo dự báo dân số nước ta sắp công bố tới đây, sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ 21 (tức vào những năm 2048-2050 dân số nước ta mới ổn định và không tiếp tục tăng) với quy mô dân số hơn 100 triệu người và có thể sẽ thuộc vào nhóm mười nước có dân số lớn nhất thế giới. Dẫn đến nhu cầu dùng điện là không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân.
1.1.2. Môi trường kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng: theo EVN, việc tăng trưởng kinh tế những năm gần đây rất nhanh đã kéo theo nhu cầu về điện ngày càng cao. Đặc biệt, do hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu cũng như kiến thức sử dụng điện chưa cao nên việc sử dụng điện còn lãng phí. Điều đó dẫn đến nhu cầu tăng trưởng điện lớn hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế.
- Lãi suất: năm 2009, ngân hàng nhà nước hạ lãi suất cơ bản đồng thời Chính phủ đưa ra các gói kích cầu để phát triển kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được cho vay hỗ trợ lãi suất với mức 4%/năm. Nhờ vào sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Chính Phủ, các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty Cổ Phần thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh đã có động lực để vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.
- Lạm phát: Lạm phát tác động đến giá một số vật tư, dự phòng thay thế phục vụ cho các tổ máy phát điện tăng.
- Tỷ giá hối đoái: ảnh hưởng đến giá thành các thiết bị do hầu hết các thiết bị, máy móc của ngành điện Việt Nam vì chúng ta chưa sản xuất được nên Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài.
1.1.3. Môi trường chính trị pháp luật:môi trường chính trị ổn định tạo thuận lợi cho ngành điện.
1.1.4. Môi trường toàn cầu: áp lực nghĩ ra cách thay thế điện chạy bằng sức nước bởi một nguồn nguyên liệu mới do trái đất ngày càng nóng lên
1.1.5. Môi trường công nghệ: EVN đầu tư bằng các trang thiết bị hiện đại của nước ngoài.
1.2. Ngành công nghiệp:
1.2.1. Áp lực từ sản phẩm thay thế: Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho sản xuất và sinh hoạt do đó gần như không có sản phẩm thay thế.
1.2.2. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiền ẩn: thấp vì thực tế phần lớn các nhà máy sản xuất điện đều trực thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam.
1.2.3. Áp lực từ người mua: thấp vì hiện nay EVN là người mua và phân phối điện dĩ nhiên cũng gây áp lực đối với cả các nhà máy điện độc lập IPP.
1.2.4. Cạnh tranh trong nội bộ ngành: thấp vì ngành điện là tập đoàn Nhà nước
1.3. Chiến lược cạnh tranh của công ty: ngành điện Việt Nam là tập đoàn Nhà nước, độc quyền phân phối nên không đề cập nhiều đến chiến lược cạnh tranh của công ty.
2. Phân tích kế toán:
Mục đích: đánh giá mức độ số liệu kế toán công ty phản ánh được thực tế các hoạt động doanh nghiệp.
Phương pháp kế toán:
Bước 1: nhận diện các phương pháp kế toán chính
- Phương pháp đo lường và ghi nhận doanh thu: doanh thu bán điện được ghi nhận hàng tháng ngay sau khi sản lượng điện sản xuất phát lên lưới điện quốc gia có xác nhận hàng tháng của EVN. Doanh thu bán điện được ghi nhận không phụ thuộc vào việc đã nhận được tiền hay chưa.
- Hàng tồn kho: hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa gía gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.
- Tài sản cố định: tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế. TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.
Bước 2: đánh giá mức độ linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp kế toán, phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng có thể thay đổi một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào mục đích của công ty chứ không phải trong khuôn khổ chỉ là sử dụng một phương pháp đó.
Bước 3: đo lường mức độ sử dụng phương pháp kế toán.
- Các phương pháp kế toán công ty sử dụng phù hợp với thông lệ chung của ngành.
- Trong năm qua công ty không thay đổi phương pháp kế toán hoặc các ước tính của nó.
Bước 4: đo lường chất lượng của việc công bố thông tin.
- Công ty có công bố đầy đủ các thông tin cần thiết để giúp các nhà đầu tư đánh giá được chiến lược của công ty và hiệu quả của nó.
- Công ty có giải thích và kết quả hiện tại của nó trong thuyết minh báo cáo tài chính.
- Thuyết minh BCTC có giải thích đầy đủ những phương pháp kế toán mà công ty đã sử dụng.
Bước 5: xác định những vùng nghi ngờ: đối với doanh nghiệp tất cả đều diễn ra bình thường không có sự gia tăng đột ngột.
3. Phân tích tài chính:
3.1. Cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính:
Phân tích cấu trúc tài sản:
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Giá trị
Tỉ trọng
Giá trị
Tỉ trọng
Giá trị
Tỉ trọng
A. tài sản ngắn hạn
993,925,785,411
40.025%
1,157,862,829,588
44.914%
1,652,466,387,609
54.630%
Tiền và các khoản tương đương tiền
47,989,060,180
1.933%
195,063,843,016
7.567%
671,424,614,553
22.197%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
825,685,326,000
33.250%
785,685,326,000
30.477%
550,685,326,000
18.205%
Các khoản phải thu ngắn hạn
99,349,590,941
4.001%
156,524,636,520
6.072%
388,333,057,938
12.838%
Hàng tồn kho
20,832,364,290
0.839%
20,525,974,052
0.796%
41,906,769,027
1.385%
Tài sản ngắn hạn khác
69,444,000
0.003%
63,050,000
0.002%
116,620,091
0.004%
B. Tài sản dài hạn
1,489,324,555,639
59.975%
1,420,096,688,193
55.086%
1,372,380,650,309
45.370%
Các khoản phải thu dài hạn
0.000%
0.000%
0.000%
Tài sản cố định
1,478,057,271,097
59.521%
1,405,903,837,182
54.536%
1,355,576,270,740
44.815%
Bất động sản đầu tư
0.000%
0.000%
0.000%
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
9,968,708,390
0.401%
12,201,428,634
0.473%
14,812,957,192
0.490%
Tài sản dài hạn khác
1,298,576,152
0.052%
1,991,422,377
0.077%
1,991,422,377
0.066%
TỔNG TÀI SẢN
2,483,250,341,050
2,577,959,517,781
3,024,847,037,918
Phân tích biến động tài sản:
Chỉ tiêu
CL 2009/2008
CL 2010/2009
Mức
%
Mức
%
A. Tài sản ngắn hạn
163,937,044,177
16.49%
494,603,558,021
42.717%
Tiền và các khoản tương đương tiền
147,074,782,836
306.48%
476,360,771,537
244.208%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-40,000,000,000
-4.84%
-235,000,000,000
-29.910%
Các khoản phải thu ngắn hạn
57,175,045,579
57.55%
231,808,421,418
148.097%
Hàng tồn kho
-306,390,238
-1.47%
21,380,794,975
104.165%
Tài sản ngắn hạn khác
-6,394,000
-9.21%
53,570,091
84.964%
B. Tài sản dài hạn
-69,227,867,446
-4.65%
-47,716,037,884
-3.360%
Các khoản phải thu dài hạn
0
0
Tài sản cố định
-72,153,433,915
-4.88%
-50,327,566,442
-3.580%
Bất động sản đầu tư
0
0
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
2,232,720,244
22.40%
2,611,528,558
21.403%
Tài sản dài hạn khác
692,846,225
53.35%
0
0.000%
TỔNG TÀI SẢN
94,709,176,731
3.81%
446,887,520,137
17.335%
Nhận xét:
Bảng phân tích trên cho thấy cho thấy qui mô của công ty liên tục tăng trong 3 năm. Giá trị tài sản vào cuối năm 2009 tăng 94,709,176,731 đồng (tương ứng với tỉ lệ 3.81%) so với năm 2008, và vào cuối năm 2010 tăng hơn 17.335% (446,887,520,137 đồng) so với năm 2009. Sự gia tăng này gắn liền với sự gia tăng tài sản ngắn hạn. Để phân tích rõ hơn tình hình biến động tài sản cần xem xét biến động của từng loại tài sản:
Đối với tài sản lưu động thì xu hướng biến động tăng của các loại tài sản này chủ yếu là do tăng các khoản tiền và tương đương tiền. Vào cuối năm 2009, giá trị của các khoản tiền và tương đương tiền tăng so với cuối năm trước là 147,074,782,836 đồng (306.48%) và vào cuối năm 2010 tăng 476,360,771,537 đồng (244.208%) so với năm trước đó. Ngoài ra những biến động về các khoản phải thu cũng là mối quan tâm, như năm 2009 trị giá các khoản phải thu tăng so với cuối năm trước 57,175,045,579 đồng (57.55%) và cuối năm 2010 tăng 231,808,421,418 đồng (148.097%) so với.
Đối với tài sản cố định thì có xu hướng biến động giảm. Năm 2009 giảm 72,153,433,915 đồng (-4.88%) so với năm 2008, năm 2010 giảm -3.360% so với năm 2009.
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGUỒN VỐN
Chỉ tiêu
2,008
2,009
2010
1. Nợ phải trả
340,832,602,327
316,509,134,885
596,153,566,551
2. Nguồn vốn csh
2,142,261,987,525
2,261,450,382,896
2,428,693,471,367
3. Nguồn vốn tạm thời
115,838,468,947
67,253,793,822
305,018,134,749
4. Nguồn vốn thường xuyên
2,365,958,364,454
2,507,257,133,846
2,717,735,875,762
5. Tổng nguồn vốn
2,483,094,589,852
2,577,959,517,781
3,024,847,037,918
6. Tỉ suất nợ
13.73%
12.28%
19.71%
7. Tỉ suất tự tài trợ
86.27%
87.72%
80.29%
8. Tỉ suất NVTX/tổng NV
95.28%
97.26%
89.85%
9. Tỉ suất NVTT/tổng NV
4.67%
2.61%
10.08%
10. Tỉ suất NVCSH/NVTX
86.27%
87.72%
89.36%
Nhận xét:
Bảng phân tích trên cho thấy, vào cuối năm 2010, toàn bộ tài sản của công ti được tài trợ 19,71%( Tỉ suất nợ có xu hướng giảm vào năm 2009 nhưng đến năm 2010 đã tăng trên mức 19%) bằng nguồn vốn vay nợ và 80,29% bằng nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện tính tự chủ của doanh nghiệp rất cao , ít bị sức ép về tài chính có nhiều cơ hội để tiếp nhận các khoản tín dụng bên ngoài.. . Ngoài ra tỉ xuất NVTX/ tổng NV trong 2 năm 2008 và 2009 đều đạt được trên 95% nhưng đến năm 2010 lại có xu hướng giảm còn 89,85%. Tuy nhiên xét về toàn diện công ti vẫn không chịu áp lực thanh toán.
PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Hàng tồn kho
20,832,364,290
20,525,974,052
41,906,769,027
2. Nợ phải thu
99,349,590,941
156,524,636,520
388,333,057,938
3. Nợ ngắn hạn (không kể nợ vay)
11,617,862,661
36,335,541,522
77,420,738,944
4. Tài sản ngắn hạn khác
69,444,000
63,050,000
116,620,091
5. Nhu cầu VLĐ ròng
131,730,373,892
213,323,102,094
352,935,708,112
6. VLĐ ròng
876,789,560,013
1,087,160,445,653
1,347,448,252,860
7. Ngân quỹ ròng
745,059,186,121
873,837,343,559
994,512,544,748
Nhận xét:
Qua bảng ta thấy vố lưu động ròng lớn hơn nhu vầu vốn lưu động ròng hay nói cách khác thì là ngân quỹ ròng dương điều này thể hiện một cân bằng tài chính an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng. Công ti không gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn.
PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Nguồn vốn thường xuyên
2,365,958,364,454
2,507,257,133,846
2,717,735,875,762
2. Nguồn vốn CSH
2,142,261,987,525
2,261,450,382,896
2,428,693,471,367
3. Giá trị TSCĐ và các khoản đầu tư
1,489,168,804,441
1,420,096,688,193
1,372,380,650,309
4. Tốc độ tăng NVTX
-
5.97%
8.39%
5. Tốc độ tăng NVCSH
-
5.56%
7.40%
6. Tốc độ tăng TSDH
-
-4.64%
-3.36%
7. VLĐ ròng
876,789,560,013
1,087,160,445,653
1,345,355,225,453
8. Tỉ suất NVTX/TSDH
1.5888
1.7656
1.9803
9. Tỉ suất tự tài trợ cho TSDH
1.4386
1.5925
1.7697
Nhận xét:
Bảng phân tích trên cho thấy trong 3 năm qua, thấy vốn lưu động ròng của công ti luôn tăng qua các năm điều này lại cho thấy rằng cân bằng tài chính của công ty tốt, vì tốc độ tăng vốn chủ sở hữu cũng tăng nhiều qua các năm như năm 2009 tăng 5.5637% so với năm trước và năm 2010 thì lại tăng hơn lên đến 7.3954% so với năm 2009 điều đó chứng tỏ tính độc lập về tài chính của công ti được gia tăng Tuy nhiên ta lại thấy công ti đã không gia tăng đầu tư nhiều cho TSCĐ, không mở rộng sản xuất kinh doanh vì ta thấy giá trị TSCĐ và các khoản đầu tư của công ti liên tục giảm, vào cuối năm 2009 đã giảm 4.6383% so với năm 2008 và cuối năm 2010 đã giảm 3.3601% so với năm trước. Sở dĩ giá trị TSCĐ và các khoản đầu tư giảm như vậy là do công ti đã trích khấu hao TSCĐ và một phần nhỏ là do thanh lí tài sản nên anh hưởng đến giá trị TSCĐ của đơn vị, do khoản trích khấu hao lớn nên dù cho công ti có mua thêm TSCĐ hay tăng đầu tư dài hạn thì cũng không làm cho giá trị tăng lên được. Chính vì vậy mà ta thấy mặc dù công ti đã tăng vốn chủ sở hữu để tài trợ thêm cho công ti nhưng giá trị của TSCĐ cũng không tăng được nên từ bảng ta thấy tỉ suất tự tài trợ của công ti tăng đều qua các năm như năm 2010 tăng 1.7697 so với năm 2009 là 1.5925. Các yếu tố trên có thể kết luận rằng công ti cân bằng tài chính dài hạn.
3.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁ BIỆT CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Doanh thu thuần sxkd
369,831,184,986
517,563,494,991
424,508,110,542
DT thuần, DT tài chính, TN khác
470,451,781,261
603,062,150,913
537,673,044,195
Giá vốn hàng bán
177,684,637,332
184,900,669,469
183,823,225,751
NG TSCĐ bình quân
2,897,090,619,866
2,900,745,183,643
2,907,759,959,970
VLĐ bình quân
913,681,675,288
1,075,894,307,500
1,405,819,505,646
Tổng tài sản bình quân
2,471,349,738,016
2,530,527,053,817
2,802,898,317,784
Hiệu suất sử dụng tài sản
19.04%
23.83%
19.18%
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
12.77%
17.84%
14.60%
Số vòng quay VLĐ
0.40
0.48
0.3
Số ngày một vòng quay VLĐ
889
748
1200
Nhận xét:
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2009>2008 là do doanh thu năm 2009 tăng một cách đáng kể nên hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng, nhưng đến năm 2010 lại giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu giảm và một phần cũng vì công ty đầu tư vào các TSCĐ làm cho doanh thu giảm.
- Tốc độ lưu chuyển vốn năm 2010 giảm so với năm trước nên làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng lên.
- Do hiệu suất sử dụng cả TSCĐ và vốn lưu động năm 2010 kém hơn năm trước nên hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty cũng kém hơn.
Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
DT thuần sxkd
483,680,050,837
517,563,494,991
424,508,110,542
DT thuần, DT tài chính, TN khác
584,300,647,112
603,062,150,913
537,673,044,195
Giá vốn hàng bán
177,684,637,332
184,900,669,469
183,823,225,751
Lợi nhuận thuần sxkd
369,831,184,986
383,999,581,742
327,246,021,687
Chi phí khấu hao TSCĐ
151,291,267,892
151,503,399,103
143,278,524,228
Lợi nhuận thuần sxkd trước khấu hao
521,122,452,878
535,502,980,845
470,524,545,915
Lợi nhuận trước thuế
370,206,675,099
384,099,237,397
327,399,395,617
Chi phí lãi vay
10,620,290,844
6,514,304,722
3,942,495,130
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
380,826,965,943
390,613,542,119
331,341,890,747
Tổng tài sản bình quân
2,471,349,738,016
2,530,527,053,817
2,802,898,317,784
Tỷ suất LN/DT chung
63.36%
63.69%
60.89%
Tỷ suất LN/DT thuần sxkd
76.46%
74.19%
77.12%
Tỷ suất LN/DT thuần sxkd loại trừ khấu hao
107.74%
103.47%
110.84%
Tỷ lệ lãi gộp
63.26%
64.27%
56.70%
Tỷ suất sinh lời của tài sản
14.98%
15.18%
11.68%
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
15.41%
15.44%
11.82%
Nhận xét:
Tỷ suất LN/DT chung năm 2009 tăng nhẹ so với 2008, nhưng năm 2010 giảm nhiều. Tỷ suất LN/DT thuần sxkd năm 2009 giảm so với 2008, năm 2010 tăng gần 3% so 2009. Nếu loại trừ tác động của chính sách khấu hao, thì khả năng sinh lời của công ty giảm trong năm 2009, 2010 cao hơn 2008. Trong khi đó, tỷ suất sinh lời của TS và tỷ suất sinh lời kinh tế năm 2009 lại cao hơn 2008 và 2010 giảm so với 2009, điều này cho thấy biến động doanh thu 2009 > biến động lợi nhuận 2008.
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính và nhân tố ảnh hưởng
Chỉ tiêu
2,008
2009
2010
NVCSH bình quân
2,082,351,962,972
2,201,856,185,211
2,346,653,890,167
LN trước thuế và lãi vay
380,826,965,943
390,613,542,119
388,041,732,527
Chi phí lãi vay
10,620,290,844
6,514,304,722
3,942,495,130
LN sau thuế
370,945,251,251
371,565,295,109
305,138,727,382
Tổng TS bình quân
2,471,349,738,016
2,530,527,053,817
2,802,898,317,784
Tỷ suất sinh lời của VCSH
17.81%
16.88%
13.00%
Khả năng thanh toán lãi vay
35.86
59.96
98.43
Tỷ suất sinh lời kinh tế của TS
15.41%
15.44%
13.84%
Tỷ suất sinh lời của tài sản
14.98%
13.76%
13.70%
Tỷ suất tự tài trợ
84.26%
87.72%
80.29%
Độ lớn đòn bẩy tài chính
13.73%
12.28%
19.71%
Nhận xét:
Tỷ suất sinh lời của VCSH giảm qua 3 năm, giảm nhiều vào 2010 (gần 4%) vì LNst giảm 66,426,567,800đ trong khi đó công ty gia tăng nguồn vốn (144,797,705,000đ). Việc nguồn vốn này tăng chủ yếu do công ty vay dài hạn (NH đầu tư Bắc Âu, 2009-2012; hợp đồng tín dụng với VIB…) nên độ lớn đòn bẩy tài chính tăng cao, tỷ suất tự tài trợ giảm vào 2010.
Tỷ suất sinh lời của TS và tỷ suất sinh lời kinh tế giảm qua 3 năm vì lợi nhuận giảm dần trong khi tổng TS thì tăng dần. Điều này cho thấy hiệu quả tài chính công ty không được tốt.
Khả năng thanh toán lãi vay năm 2010 tăng đột biến vì lãi vay giảm nhiều (khoảng ½ năm 2009). Độ lớn đòn bẩy tài chính cao, cộng với việc thanh toán lãi vay cao, công ty có khả năng nhận vốn vay được nhiều hơn.
3.3. Rủi ro của doanh nghiệp.
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tài sản ngắn hạn
993,925,785,411
1,157,862,829,588
1,652,466,387,609
TSNH - Hàng tồn kho
973,093,421,121
1,137,336,855,536
1,610,559,618,582
Tiền, tương đương tiền
47,989,060,180
195,063,843,016
671,424,614,553
Lưu chuyển tiền thuần từ hđkd
433,242,744,908
415,077,502,334
380,354,879,149
Nợ ngắn hạn
115,838,468,947
67,253,793,822
305,018,134,749
Khả năng thanh toán hiện hành
8.5803
17.2163
5.4176
Khả năng thanh toán nhanh
8.4004
16.9111
5.2802
Khả năng thanh toán tức thời
0.4143
2.9004
2.2013
Khả năng thanh toán từ dòng tiền hđkd
3.7401
6.1718
1.2470
Nhận xét:
Khả năng thanh toán hiện hành năm 2009 tăng gần gấp đôi 2008, nhưng đến 2010 thì lại giảm mạnh (chưa bằng 1/3 của 2009). Nguyên nhân là TSNH 2009 tăng khá nhiều so với 2008 nhưng nợ ngắn hạn lại giảm vì công ty đã trả được nợ vay NH BIDV (31,232,323,296), NH phát triển Phú Yên (51,657,210,810), chỉ vay VIBank 9,586,180,114; năm 2010 TSNH tăng 494,603,558,000đ và nợ phải trả tăng 237,764,340,900đ chủ yếu là nợ dài hạn đến hạn trả (chủ yếu là NH phát triển Phú Yên 237,578,480,460, 2005-2009, để đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Sông Hinh). Vậy nên Khh 2010 giảm không phải là dấu hiệu chứng tỏ khả năng thanh toán kém đi, và nợ này sẽ được trả trong năm 2011.
Ktt tăng cao vào năm 2009 (từ 0.4 lên 2.9) vì tiền tăng mà nợ giảm, Ktt giảm xuống còn 2.2 vào 2010. Điều này là dấu hiệu khả quan, lượng tiền mặt công ty năm 2009 và 2010 tăng rõ rệt, đặc biệt là 2010. Chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nợ tốt.
Khả năng thanh toán từ dòng tiền hoạt động kinh doanh cao vào 2009 và giảm xuống thấp 2010 trong khi tiền thu từ hoạt động kinh doanh giảm dần qua 3 năm. Nhìn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ta thấy công ty gia tăng dòng tiền thu được từ hoạt động đầu tư và tài chính. Vậy nên dòng tiền thu từ kinh doanh giảm không phải điều đáng lo, khả năng thanh toán 2010 khá thấp vì có nợ dài hạn đến hạn trả nhiều.
PHÂN TÍCH RỦI RO THEO MÔ HÌNH Z-SCORE
Biến số
Công thức
2010
X1
Vốn lưu động/Tổng tài sản
0.5463
X2
Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
0.1241
X3
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản
0.1283
X4
Giá trị thị trường của VCSH/giá trị sổ sách của tổng nợ
4.2898
X5
Doanh thu/Tổng tài sản
0.1994
Z
1,2(X1)+1,4(X2)+3,3(X3)+0,6(X4)+1,0(X5)
4.0259
Z''
3,25+6,56(X1)+3,26(X2)+6,72(X3)+1,05(X4)
12.605
Nhận xét:
Z> 2.99: đơn vị nằm trong phạm vi an toàn, không phải đối mặt với rủi ro phá sản trong 2 năm tới.
Z’’>8.5: định mức tín nhiệm hạng tối ưu, rất an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
4. Dự báo triển vọng:
Theo đúng dự báo, năm 2011, để đáp ứng tốc độ GDP tăng 7,5%, nhu cầu điện sẽ phải tăng khoảng 15% so với năm 2010. Trong đó, nhu cầu điện thương phẩm là 97 tỷ kWh và điện sản xuất, nhập khẩu khoảng 110,5 tỷ kWh.
Trong khi đó, theo thống kê của EVN, năm 2011, công suất đặt của hệ thống điện là 4.585MW, trong đó, nhiệt điện là 1680MW và thủy điện là 2.905MW. Trong đó VSH là nhà máy thủy điện có sản lượng tương đối so với các nhà máy thủy điện hiện đang niêm yết trên HOSE và hiện là chủ sở hữu của 2 nhà máy thủy điện là Vĩnh Sơn - công suất 66MW và Sông Hinh – công suất 70MW. Hằng năm VSH chiếm 1,1% tống sản lượng điện cả nước. Theo công bố của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh tính đến ngày 14/02/2011, sản lượng điện sản xuất đạt 131,66 triệu Kwh.
Điểm tích cực hiện nay là kể từ năm 2010 giá điện có thể được điều chỉnh theo giá thị trường, giá bán lẻ điện sinh hoạt được điều chỉnh tăng vào tháng 3/2011 tới, khả năng phương án tăng giá điện 18% của Bộ Công thương sẽ được thông qua. Đây là cơ hội tăng giá bán điện đối với công ty đang đàm phán hợp đồng mới với EVN. Và năm 2011 này thì công ty đang áp dụng mức tính doanh thu sẽ được tính bằng 90% giá bán theo hợp đồng cũ. Và với cách tính mới này thì doanh thu tháng 1 năm 2011 của công ty đạt 60,02 tỷ đồng, riêng tháng 1 đạt hơn 49 tỷ đồng. Hơn thế nữa từ năm 2009 VSH đã bắt đầu thực hiện nhiều dự án như: thủy điện Kon Tum – công suất 220MW với mức đầu tư 5,744 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong năm 2014. Dự án nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 2- công suất 100MW hoàn thành trong năm 2012, dự án nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn 3- công suất 30MW hoàn thành trong năm 2011,dự án thủy điện Đông Cam – công suất 120 Mw hoàn thành trong năm 2012. Với các dự án này trong tương lai sản lượng của VSH sẽ tăng mạnh vì thế VSH có khả năng tăng trưởng cả ngắn, trung và dài hạn. Tuy nhiên với độ rủi ro không cao, tình hình họat động ổn định VSH thích hợp cho các NĐT dài hạn đầu tư. Còn đối với các NĐT ngắn hạn có thể xét tới tình mùa vụ, tình hình thời tiết cũng như giá bán điện có sự điều chỉnh để nắm bắt thời cơ đầu tư trong ngắn hạn một cách hiệu quả. Nhưng ta được biết ngành điện là ngành không phụ thuộc quá nhiều vào tình hình kinh tế đất nước nên có thể coi VSH như một cổ phiếu phòng vệ an toàn, đáng để nắm giữ trong dài hạn.
Và cũng chính những dự án đầu tư lớn và nhiều như vậy của công ty trong các năm 2009, 2010 nên công ty phải tăng vốn đầu tư lên nhiều làm cho tỷ suất ROE, ROA trong các năm 2009 và 2010 giảm, cụ thể là ROE năm 2009 giảm còn 16.88% so với năm 2008 là 17.81% và tỷ suất ROE năm 2010 giảm chỉ còn mạnh 13.00%( vì năm 2010 điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn và các dự án đầu tư vào năm nay nhiều hơn. Tuy nhiên đó không phải là điều đáng lo ngại bởi vì tỷ suất ROE và tỷ suất ROA chỉ giảm nhẹ so với các khoản đâu tư mà công ty phải tăng lên và nếu trong tương lai khi các dự án hoàn thành thì công suất hoạt động của công ty sẽ tăng lên rất nhiều lần và chính vì thế sẽ dẫn đến doanh thu công ty đạt được sẽ nhảy vọt.
Mặt khác, vốn hóa thị trường của công ty hiện nay trên sàn còn thấp hơn giá trị một nhà máy điện mới, do đó khó có khả năng giá các cổ phiếu điện sẽ giảm sâu hơn so với mặt bằng chung hiện nay.
Như phân tích ở trên thì ta có thể dự báo doanh thu và chi phí của công ty trong tuong lai nhu sau: Doanh thu của công ty phụ thuộc chủ yếu vào giá và sản lượng bán điện cho EVN. Nếu việc thương thảo lại hợp đồng mua bán điện với EVN thành công ( vì giá điện do EVN bán ra đã tăng lên 40% -50% trong tháng 3 năm 2011 đó là một thuận lợi để việc thương lượng thành công) thì chính điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của toàn công ty. Chúng tôi vẫn hi vọng sản lượng điện sản xuất của công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng khá, vì tình hình thời tiết năm nay có nhiều bất lợi có thể có hạn hán dài ngày xảy ra nhưng giá điện tăng lên như vậy có thể bù đắp. Theo đó, doanh thu từ việc bán điện sẽ vào khoảng 520.25 tỷ đồng, với giả định sản lượng mùa khô chiếm 5% tổng sản lượng điện sản xuất cả năm. Từ đó, chúng tôi dự báo sản lượng điện 2011 là 950 triệu KWh. Trong năm 2011 thì chi phí khấu hao đã được khấu hao hết nên chi phí sẽ giảm đáng kể nên lợi nhuận của công ty dự báo sẽ tăng lên.
Cùng với tất cả những yếu tố đã phân tích ở trên có thể thấy VSH là cổ phiếu có rủi ro thấp, tình hình tài chính lành mạnh, thanh khoản cao có thể đầu tư trong dài hạn.
D. KẾT LUẬN:
Sau khi phân tích, nhận thấy đây là công ty có hoạt động tài chính tốt, an toàn, nhà đầu tư nên mua cổ phiếu cho mục đích dài hạn. Ngoài ra, kể từ năm 2010 giá điện có thể được điều chỉnh theo giá thị trường, khả năng phương án tăng giá điện 18% của Bộ Công thương sẽ được thông qua. Đây là cơ hội tăng giá bán điện đối với các công ty đang đàm phán hợp đồng mới với EVN. Ngoài ra, một số nhà máy thủy điện đã hết khấu hao có thể tăng lợi nhuận như TBC, VSH, PPC. Đó là dấu hiệu khả quan cho công ty.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tài chính doanh nghiệp Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.doc