Khi sử dụng công thức này khảng cách giữa 2 lãi suất được chọn không quá 5%.
Khi sử dụng tiêu chuẩn tỷ suất thu hồi vốn để đánh giá dự án ta chấp nhận mọi dự án có tỷ suất thu hồi lớn hơn chi phí cơ hội của vốn.Tỷ suất thu hồi vốn không được dùng để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau. Tỷ suất thu hồi vốn là một tiêu chuẩn được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì nó là tiêu chuẩn hữu ích để tổng kết tính doanh lợi của 1 dự án . IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Nó cho biết mức lãi suất mà có thể đạt được . Dự án được chấp nhận khi IRR >= r giới hạn. Dự án không được chấp nhận khi IRR < r giới hạn. r giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có để đầu tư.
- Lợi ích trên chi phí B/C: có 2 loại
+ B/C thường = B/(CR+O+M)
B = dòng lợi ích – dòng chi phí
CR: giá trị vốn đầu tư được trải đều cho các năm
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3620 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị bốc xếp Than ở cảng Đà Nẵng, thời kỳ phân tích 8 năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện và nhiều mặt của nền kinh tế trong những năm gần đây, quản trị dự án đầu tư đóng vai trò ngày càng quan trọng, cung cấp cho những kiến thức quan trọng, cần phải có khi tiến hành một dự án đầu tư nào đó, để có thể sử dụng tốt vốn đầu tư cho dự án cũng như các tài nguyên thiên, của cải vật chất, lực lượng lao động trong xã hội đã bỏ ra dành cho dự án. Một dự án đầu tư được soạn thảo và chuẩn bị tốt sẽ là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc triển khai thực hiên và vận hành khai thác sau này, giúp cho công cuộc đầu tư đạt được những hiệu quả về tài chính và kinh tế xã hội mong muốn.
Nhiệm vụ: phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị bốc xếp Than ở cảng Đà Nẵng. Thời kỳ phân tích 8 năm.
Nội dung cơ bản là:
- CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- CHƯƠNG 2 LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
- CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VỀ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
- CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ
- Đầu tư nói chung là sự hy sinh nguồn lực trong hiện tại, nhằm mục đích tiến hành các hoạt động nào đó, nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai mà các kết quả thu về được trong tương lai phải lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để thu về các kết quả đó.
- Các nguồn lực phải hy sinh bao gồm:
+ Tiền + Tài nguyên
+ Nguồn lực con người(sức lực và trí tuệ)
- Các kết quả thu được trong tương lai bao gồm:
+ Sự tăng lên về tài chính
+ Sự tăng thêm về tài sản trí tuệ vật chất
+ Sự tăng thêm về tài sản trí tuệ cũng như tăng thêm về nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất và chất lượng cao.
- Trong các kết quả trên thì tài sản vật chất, trí tuệ nhân lực được tăng thêm có vai trò quan trọng ở mọi lúc, mọi nơi đối với người bỏ vốn cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế.
1.1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐẦU TƯ
- Mục đích của mọi công cuộc đầu tư là phải đạt được kết quả lớn hơn so với sự hy sinh mà người đầu tư phải gánh chịu khi thực hiện nó.Do đó đối với từng cá nhân, từng doanh nghiệp thì đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại, tiếp tục phát triển mọi hoạt động sản xuất-kinh doanh đối với nền kinh tế. Đầu tư là yếu tố quyết định nền sản xuất xã hội, là chìa khoá của sự tăng trưởng.
1.1.3.KHÁI NIỆM VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Theo hình thức:
Dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch, nhằm đạt được kết quả và thực hiện những mục tiêu nhật định trong tương lai.
- Theo góc độ quản lý:
Dự án đầu tư là công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
- Ở góc độ kế hoạch:
Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư cho sản xuất-kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời làm tiền đề cho việc ra các quyết định đầu tư và tài trợ cho dự án.
- Về mặt nội dung:
Dự án đầu tư là tập hợp các dự án có liên quan đến nhau, được kế hoạch hoá nhằm đạt được mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong thời gian nhất định.
-Theo luật đầu tư:
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên một địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định.
1.1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Một dự án kinh doanh không chỉ đơn thuần và ý tưởng mà nó hoàn toàn thể hiện tính cụ thể với mục tiêu xác định, nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định. Dự án kinh doanh không phải là những nghiên cứu trừu tượng hoặc ứng dụng mà nó phải cấu trúc lên một thực thể mới mà thực thể mới này trước đây chưa có hoặc không sao chép một cách nguyên bản một cái đã có.
- Dự án khác với dự báo ở chỗ: người làm công tác dự báo không có ý định can thiệp vào biến cố xảy ra, trong khi đó đối với dự án đòi hỏi phải có sự tác động tích cực của các bên tham gia. Dự án được xây dựng trên cơ sở dự báo khoa học.
- Hoạt động của dự án là những hoạt động trong tương lai, theo thời gian có nhiều yếu tố sảy ra không xét đến hoặc xét đến chưa đầy đủ và vì vậy tất cả các dự án đều ở trạng thái không ổn định và đều có thể gặp rủi ro.
1.1.5. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội của nhà nước, đóng góp vào tổng sản phẩm xã hội, vào mức tăng trưởng của nền kinh tế.
- Do mở ra các hoạt động kinh doanh mới nên tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút được nhiều lao động,qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Là công cụ để thực hiện mục tiêu phân phối qua các tác động của dự án, đến quá trình điều tiết thu nhập, theo nhóm dân cư và khu vực.
- Có tác động tích cực đến môi trường, đó là tạo ra một môi trường kinh tế năng động, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng, các địa phương.
- Góp phần thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như việc hình thành, củng cố, nâng cấp kết cấu cơ sở hạ tầng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
1.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ÁN THIẾT BỊ XẾP DỠ
Cảng Đà Nẵng: gồm 2 khu, khu Tiên Sa nằm ở bán đảo Sơn Trà và khu Sông Hàn
- Điều kiện tự nhiên:
Cảng nằm ở vĩ độ 160 17’ Bắc và 1080 13’ kinh độ Đông
+ Chế độ thuỷ triều: khu vực Đà Nẵng có chế độ bán nhật triều không đều, mức nước triều trung bình + 0,9 mét, lớn nhất +1,5 mét, thấp nhất 0,10 mét. Biên độ dao động thuỷ triều khoảng 1,0 mét.
+ Chế độ gió: Cảng Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của chế độ 2 mùa rõ rệt: gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 12 năm sau, gió Nam – Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 9
Luồng Đà Nẵng từ phao số “0” đến cảng Tiên Sa dài 8 km, có độ sâu từ - 15,0 đến - 16,0 mét
+ Đoạn từ Tiên Sa đến cảng sông Hàn dài 5 km, có độ sâu – 6 mét sát cảng Tiên Sa có độ sâu – 10 mét, chu kỳ nạo vét từ 6 đến 7 năm mới nạo vét lại, lưu tốc dòng chảy nhỏ, khoảng 1 mét / giây, cảng Tiên Sa nằm trong khu vực sóng gió lớn.
- Cầu tàu và kho bãi:
+ Khu Tiên Sa:
gồm 2 bến nhô, chiều dài mỗi bến 185 mét, chiều rộng 28 mét, khoảng cách 2 mép của bến là 110 mét.
Bến 1 xây dựng năm 1973, bến 2 xây dựng năm 1977, độ sâu trước bến ( 10 đến 11 mét) đảm bảo cho tàu 15.000 tấn cập bến, mặt cầu chỉ cho phép cần trực bánh lốp hoạt động.
Cảng có 2 kho số 1 và số 2 với tổng diện tích là 14500 m2, áp lực nền kho là 4 tấn/m2. Ngoài ra có bãi bằng đá nhựa với diện tích 10 heta, bãi đủ điều kiện chứa các loại hàng.
+ Khu sông Hàn:
Có 5 bến với tổng chiều dài 530 mét, bến được làm bằng cọc bê tông cốt thép, độ sâu trước bến bình quân -6,0 mét, bến thuộc dạng cấp 3 với sức chịu tải 2 tấn/m2. Trên mặt bến không có đường cầu trục cống. Cảng có kho với tổng diện tích 9000 m2 và hệ thống bãi nằm trước kho với tổng diện tích 10000 m2.
1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HÀNG HOÁ ĐƯỢC BỐC XẾP TẠI CẢNG.
1.3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHÁCH HÀNG
- Khách hàng có nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng, việc đầu tư vào lĩnh vực than đang là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, theo như thông tin tìm được từ đơn vị phân tích thị trường thì nhu cầu sử dụng than trong sản xuất và trong sinh hoạt tăng lên nguyên nhân chủ yếu là giá ga tăng ngày càng cao,những khách hàng có thu nhập trung bình và thấp không có khả năng sử dụng.
1.3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường trong lĩnh vực than tương đối ổn định, việc xâm nhập vào thị trường than không quá khó khăn, đây cũng là một thuận lợi của dự án.
1.3.3. PHÂN TÍCH CÁC ĐỊNH CHẾ PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN
- Các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại cảng biển thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo các nguyên tắc độc lâp, nhưng phải đúng pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của xí nghiệp cảng, tàu biển và các tổ chức, cá nhân khác ở trong cảng.
- Trong khi thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước tại cảng biển, tất cả các cơ quan, tổ chức liên quan phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhanh gọn và đùng pháp luật các hoạt động nghiệp vụ của mình, tạo mọi điều kiện cho tàu ra, vào và hoạt động tại cảng một cách thuận lợi và an toàn.
- Trong trường hợp xảy ra các vụ việc liên quan đến sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại cảng hoặc các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan mà không thể hiệp thương giải quyết ngay tại cảng thì Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan phải báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ chủ quản biết để xử lý.
1.3.4. DỰ BÁO NHU CẦU XẾP DỠ
1.3.4.1. TỔNG NHU CẦU
- Tổng nhu cầu của dự án khoảng 330.000 tấn / năm
1.3.4.2. NHU CẦU DỰ ÁN PHỤC VỤ
- Nhu cầu phục vụ dự án là 49.500 tấn / năm
1.4. CÁC THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
1.4.1. CHỦ ĐẦU TƯ
- Tên công ty: Công ty TNHH Thành Đạt
- Chủ công ty: Đinh Tiến Hùng
- Mã số thuế:00125682699
- Số tài khoản:0595267588
- Số điện thoại:0313767038
- Số fax:25896999
1.4.2. TRỤ SỞ GIAO DỊCH
- Địa chỉ: 1/160 Ngô Quyền - Hải Phòng
1.4.3. Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ
1.4.3.1. ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ
- Đối tượng đầu tư là mua cầu trục.
1.4.3.2. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ
- Các thông số về thiết bị bốc xếp
+ Sức nâng của cầu trục: Cầu trục A: 5,6 Tấn / Lần nâng
Cầu trục B: 6,7 Tấn / Lần nâng
+ Thời gian một chu kỳ: Cầu trục A:6,3 Phút / Chu kỳ
Cầu trục B:7 Phút / Chu kỳ
+ Tiêu hao điện năng: Cầu trục A: 38 KW / Giờ
Cầu trục B: 38 KW / Giờ
+ Chi phí lương cho CNBX: Cầu trục A: 435 Triệu đồng / Năm
Cầu trục B: 435 Triệu đồng / Năm
+ Giá trị của thiết bị bốc xếp: Cầu trục A: 49,5 tỷ
Cầu trục B: 50,6 tỷ
1.4.3.3. PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ
- Mua cầu trục bằng cách mua mới.
1.4.3.4. NƠI THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
- Nơi thực hiện đầu tư tại cảng ĐÀ NẰNG
1.4.3.5. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
- Tiến hành phân tích dự án trong 8 năm
1.4.3.6.NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
- Vốn tự có và vốn vay ngân hàng
1.4.3.7. DỰ KIẾN KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH
- Đầu tư thiết bị cầu trục, dự tính giá trị hiện tại thuần thu được là 100.000.000 VNĐ.
CHƯƠNG 2 LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1. LẬP SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
- Sơ đồ 1:
Kho tiền phương
Cầu trục
Xe hậu phương
- Sơ đồ 2:
Kho tiền phương
Cầu trục
Kho hậu phương
- Sơ đồ 3:
Kho hậu phương
Cầu trục
Xe hậu phương
2.2. TÍNH KHẢ NĂNG THÔNG QUA CỦA THIẾT BỊ BỐC XẾP
- Tính năng suất của thiết bị:
Năng suất giờ của cầu trục.
Năng suất giờ của cầu trục được tính theo công thức:
(Tấn/ giờ)
Trong ®ã:
Gh : là trọng lượng hàng một lần nâng của cầu trục
Tck : thời gian chu kỳ của cầu trục (s).
VËy n¨ng suÊt giê cña thiÕt bÞ lµ:
Cầu trục A: PhA = 3600/(6,3 * 60)*5,6 = 53,333 (Tấn/ giờ)
Cầu trụcB: PhB = 3600/(7 * 60)*6,7 = 57,429 (Tấn/ giờ)
Năng suất ca của cầu trục
Năng suất ca của cầu trục được tính theo công thức:
Pca = Ph*(Tca – Tng) (Tấn / ca)
Trong ®ã:
Ph : năng suất giờ của cầu trục (Tấn/ giờ)
Tca : thời gian của một ca làm việc. Tca = 8 h
Tng :thời gian ngưng việc trong ca Tng = 1,5h
Vậy năng suất ca của cầu trục là:
Cầu trục A: PcaA = 53,333*(8-1,5) =346,665 (Tấn / ca)
Cầu trục B: PcaB = 57,429 *(8-1,5) =373,289 (Tấn / ca)
Năng suất ngày của cầu trục:
Năng suất ngày của cầu trục được tính theo công thức:
Png = Pca * nca (Tấn / ngày)
Trong ®ã:
Pca : Năng suất ca của cầu trục (Tấn / ca)
nca : số ca trong ngày. nca = 3 ca
Vậy năng suất ngày của cầu trục là:
Cầu trục A: PngA = 346,665 * 3 = 1039,995 (Tấn / ngày)
Cầu trục B: PngB = 373,289 * 3 = 1119,867 (Tấn / ngày)
Năng suất năm của cầu trục:
Năng suất năm của cầu trục được tính theo công thức:
Pn = Png * Tkt (Tấn / năm)
Trong ®ã:
Png: năng suất ngày của cầu trục
Tkt: thời gian khai thác trong năm Tkt =320 ngày/ năm
Vậy năng suất năm của cầu trục là:
Cầu trục A: PnA=1039,995*320 = 332798,4 (Tấn / năm)
Cầu trục B: PnB=1119,867 *320 = 358357,44 (Tấn / năm)
2.3. TÍNH NHU CẦU THIẾT BỊ BỐC XẾP VÀ TỔNG VỐN ĐẤU TU BAN ĐẦU
- Nhu cầu bốc xếp 49500 Tấn/năm. Theo tính toán thi năng suất năm của cầu trục là:
Cầu trục A: PnA=1039,995*320 = 332798,4 (Tấn / năm)
Cầu trục B: PnB=1119,867 *320 = 358357,44 (Tấn / năm)
Do đó nhu cầu thiết bị bốc xếp :
+ Đối với cầu trục A: 49500 / 332798,4 = 0.15, do đó nhu cầu về cầu trục A là 1 cái
+ Đối với cầu trục B: 49500 / 358357,44 = 0.14, do đó nhu cầu về cầu trục B là 1 cái
- Phương án A: mua cầu trục A để bốc xếp
- Phương án B : mua cầu trục B để bốc xếp
- Tổng vốn đầu tư ban đầu
+Tổng vốn đầu tư của phương án A: 51.153.873.000 đồng
Trong đó:
Vốn cố định = Giá mua + Chi phí lắp đặt
= Giá mua + 1%*Giá mua
VCĐ = 49,5 + 0,01 * 49,5=49,995 tỷ đồng
Vốn lưu động: bao gồm các loại chi phí như chi phí điện năng, chi phí vật rẻ mau hỏng chi phí lương cho cán bộ bốc xếp, bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm tài sản.
Vốn lưu động là: 1.158.873.000 đồng
Trong vốn cố định của dự án thì:
Vốn tự có = 39,995 tỷ đồng
Vốn vay = 10 tỷ đồng
Lãi suất:18%/năm
Trả đều trong 5 năm tính từ khi bắt đầu vận hành
Thời gian kinh doanh là 8 năm
+Tổng vốn đầu tư của phương án B: 52.270.428.000 đồng
Trong đó:
Vốn cố định = Giá mua + Chi phí lắp đặt
= Giá mua + 1%*Giá mua
VCĐ = 50,6 + 0,01 * 50,6=51,106 tỷ đồng
Vốn lưu động: bao gồm các loại chi phí như chi phí điện năng, chi phí vật rẻ mau hỏng chi phí lương cho cán bộ bốc xếp, bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm tài sản.
Vốn lưu động là: 1.164.428.000 đồng
Trong vốn cố định của dự án thì:
Vốn tự có = 41,106 tỷ đồng
Vốn vay = 10 tỷ đồng
Lãi suất:18%/năm
Trả đều trong 5 năm tính từ khi bắt đầu vận hành
Thời gian kinh doanh là 8 năm
2.4.TÍNH CHI PHÍ KHAI THÁC
- Lương (Cl ): Đối với cả hai phương án chi phí lương cho công nhân bốc xếp đều là Cl = 435 triệu đồng / năm
- Bảo hiểm xã hội (CBHXH):
+ Chi phí này trích 19% lương cơ bản:
+ Một năm phải bỏ ra phần chi phí để nộp BHXH là:
0,19*435=82,65 (triệu đồng)
- Chi phí điện năng(C ĐN):
+ Chi phí điện năng được xác định theo công thức sau:
C ĐN = q ĐN * (1+k) *Đ*T (VNĐ /năm)
Trong đó:
q ĐN: Mức tiêu hao điện năng trong 1 giờ thiết bị làm việc
q ĐN = 38 KW/ Giờ
K: hệ số tính đến thời gian làm công tác phụ của thiết bị, K = 0,1
Đ: đơn giá điện , Đ = 1500 (VNĐ/ KW)
T: Số giờ làm việc thực tế trong năm
T = Tkt*nca *(Tca -Tng )
Tkt: thời gian khai thác trong năm Tkt =320 ngày/ năm
nca : số ca trong ngày. nca = 3 ca
Tca : thời gian của một ca làm việc. Tca = 8 h
Tng :thời gian ngưng việc trong ca Tng = 1,5 h
T = 320 * 3 * (8 - 1,5) = 6240 h
Vậy chi phí điện năng của thiết bị là:
C ĐN = 38 * (1 + 0,1) *1500 * 6240 =391.248.000 (VN Đ/năm)
- Chi phí vật rẻ mau hỏng (Cvrmh)
+ Chi phí vật rẻ mau hỏng được quy định lấy bằng 0,4 % nguyên giá thiết bị cho mỗi năm:
Cầu trục A: Cvrmh = 0,004 * 49.995.000.000 =199,98 (triệu đồng / năm)
Cầu trục B: Cvrmh = 0,004 * 51.106.000.000 =204,424 (triệu đồng / năm)
- Chi phí bảo hiểm tài sản:(C BHTS)
+ Chi phí bảo hiểm tài sản được quy định lấy bằng 0,1% nguyên giá thiết bị cho mỗi năm.
Cầu trục A: C BHTS = 0,001 * 49.995.000.000 = 49,995 (triệu đồng / năm)
Cầu trục B: C BHTS = 0,001 * 51.106.000.000 = 51,106 (triệu đồng / năm)
- Chi phí khấu hao cơ bản(Ckh):
+ Khấu hao là vốn tích luỹ của xí nghiệp để phục hồi giá trị ban đầu của tài sản đồng thời để tái sản xuất mở rộng. Khấu hao cơ bản hàng năm được tính vào chi phí khai thác. Để đơn giản việc tính toán chi phí khấu hao hàng năm cho thiết bị, doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Ckh = (NG – G) /n (VNĐ / năm)
Trong đó:
NG: nguyên giá của cầu trục
G: giá trị còn lại của cầu trục
n: thời kỳ phân tích
Theo kế hoạch dự kiến, doanh nghiệp ước tính sau 8 năm sư dụng giá trị còn lại của cầu trục là10% giá trị ban đầu
+ Cầu trục A:
Ckh = (49.995.000.000-0,1*49.995.000.000) / 8 =5.624.437.500 (VNĐ / năm)
+ Cầu trục B:
Ckh = (51.106.000.000-0,1*51.106.000.000) / 8 =5.749.425.000 (VNĐ / năm)
Chi phí sửa chữa bảo trì thiết bị(Csc):bằng 1% giá trị ban đầu của tài sản:
+ Cầu trục A:
Csc =0,01 * 49.995.000.000 = 499.950.000 (VNĐ/năm)
+ Cầu trục B:
Csc =0,01* 51.106.000.000 = 511.060.000 (VNĐ/năm)
Chi phí quản lý(Cql): tính bằng 50% chi phí lương
+ Cql = 0.5 * 435 = 217.500.000 (VNĐ/năm)
Chi phí khác(Ck): tính theo tỷ lệ 1,5% giá trị ban đầu của cầu trục
+ Cầu trục A:Ck = 0.015 * 49.995.000.000 = 749.925.000 (VNĐ/năm)
+ Cầu trục B:Ck = 0.015 * 51.106.000.000 = 766.590.000 (VNĐ/năm)
- Các khoản mục chi phí trên được tông hợp vào bảng 1:
Bảng 01
CHI PHÍ KHAI THÁC
Đơn vị: VNĐ
STT
Các khoản mục chi phí
Ký hiệu
Phương án A
Phương án B
1
Chi phí lương
Cl
435.000.000
435.000.000
2
Bảo hiểm xã hội
CBHXH
82.650.000
82.650.000
3
Chi phí điện năng
C ĐN
391.248.000
391.248.000
4
Chi phí vật rẻ mau hỏng
Cvrmh
199.980.000
204.424.000
5
Chi phí bảo hiểm tài sản
C BHTS
49.995.000
51.106.000
6
Chi phí khấu hao cơ bản
Ckh
5.624.437.500
5.749.425.000
7
Chi phí sửa chữa bảo trì
Csc
499.950.000
511.060.000
8
Chi phí quản lý
Cql
217.500.000
217.500.000
9
Chi phí khác
Ck
749.925.000
766.590.000
Tổng chi phí khai thác
Ckt
8.250.685.500
8.409.003.000
2.5. LẬP PHƯƠNG ÁN TRẢ VỐN VAY
- Doanh nghiệp vay dài hạn để mua cầu trục, do đó chỉ tính chi phí trả lãi vay dài hạn. Vay 10 tỷ đồng, lãi suất 18% / Năm trả đều trong 5 năm từ khi bắt đầu vận hành
- Số nợ gốc phải trả mỗi năm = số tiền vay dài hạn / thời hạn vay
= 10.000.000.000 / 5 = 2.000.000.000 (VNĐ/Năm)
- Tiền lãi = lãi suất * sối dư nợ hiện tại
- Kết quả tính toán thể hiện ở bảng 02:
Bảng 02
CHI PHÍ LÃI VAY DÀI HẠN
Đơn vị: VNĐ
Năm
Số dư nợ hiện tại
Lãi suất(%)
Trả gốc
Trả lãi
Trả gốc và lãi
(1)
(2)
(3)
(4)=(1)*(2)
(5)=(3)+(4)
1
10.000.000.000
18
2.000.000.000
1.800.000.000
3.800.000.000
2
8.000.000.000
18
2.000.000.000
1.440.000.000
3.440.000.000
3
6.000.000.000
18
2.000.000.000
1.080.000.000
3.080.000.000
4
4.000.000.000
18
2.000.000.000
720.000.000
2.720.000.000
5
2.000.000.000
18
2.000.000.000
360.000.000
2.360.000.000
2.6. TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH
- Tổng chi phí kinh doanh = tổng chi phí khai thác + lãi vay dài hạn
- Tổng chi phí kinh doanh cho phương án A được tính toán ở bảng 03
- Tổng chi phí kinh doanh cho phương án B được tính toán ở bảng 04
2.7. TÍNH DOANH THU HÀNG NĂM
- Giả sử khi đi vào vận hành, công suất của dự án không đổi và giá bán sản phẩm cũng không đổi. Vậy doanh thu của các năm bằng nhau và được xác định theo công thức sau:
Doanh thu = Qnăm * F (VNĐ/năm)
Trong đó:
Qnăm: khối lượng than bốc xếp được trong năm của cầu trục, lấy Qnăm bằng nhu cầu bốc xếp than của dự trong năm.
F: Giá cước bốc xếp than.F = 220.000 VNĐ/Tấn
Doanh thu là: 49.500 *363.000 =17.968.500.000 (VNĐ)
2.8. TÍNH LÃI (LỖ) HÀNG NĂM
- Tính tổng lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí kinh doanh
Tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = 28% * Lợi nhuận
Tính lãi ròng:
Lãi ròng = Lợi nhuận – thuế thu nhập doanh nghiệp
Kết quả lãi (lỗ) hàng năm của phương án A được thể hiện ở bảng 05
Kết quả lãi (lỗ) hàng năm của phương án B được thể hiện ở bảng 06
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VỀ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
3.1. LỰA CHỌN CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ MẶT TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
3.1.1. CÁC CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DƯ ÁN
1. Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của dự án trong quy về một mặt băng thời gian.
- Hệ số vốn tự có so với vốn vay : chỉ tiêu này nói lên tiềm lực tài chính của dự án
- Tỷ trọng vốn tự có so với tổng vốn đầu tư, chỉ tiêu nói lên tiềm lực tài chính của dự án.Yêu cầu nó phải >= 50 % thì dự án thuận lợi.
- Tỷ lệ giữa tài sản cố định với tài sản lưu động nợ, chỉ tiêu này chỉ dùng khi chủ đầu tư đang hoạt động có dự án, chỉ tiêu này nói lên khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính
- Tỷ lệ giữa vốn lưu động và nợ ngắn hạn. Nếu ≥1 thì dự án thuận lợi. Chỉ tiêu này nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính
- Tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần và khấu hao với đến nợ đến hạn trả . Dự án có hiệu quả khi ≥1. Chỉ tiêu này nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính
- Tỷ lệ giữa lãi ròng với vốn đầu tư.
2. Các chỉ tiêu hiệu quả dùng
- Giá trị hiện tại thuần NPV
+ Giá trị hiện tại thuần ( Net Present value) là tổng giá trị hiện tại của dòng lợi ích gia tăng hoặc hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại của dòng lợi ích và tổng giá trị hiện tại của dòng chi phí, khi đã được chiết khấu với một tỷ suất chiết khấu thích hợp.
Đây là số đo cơ bản trong phân tích tài chính của dự án đầu tư hay là tổng các hiện giá trong phân tích tài chính.
+ Công thức tính như sau:
NPV =
Trong đó:
Bti: dòng lợi ích của năm thứ t
Cti: dòng chi phí của năm t
r: tỷ suất chiết khấu
n: số năm tính NPV
ΔBti= Bti - Cti : lợi ích gia tăng của năm thứ t
Tại thời điểm 0, thu của dự án chưa có , chi phí của dự án chính là vốn đầu tư ban đầu I0 . Bởi vậy công thức tính giá trị hiện tại của thu nhập thuần ( NPV) cũng có thể được tính như sau:
NPV =
Trong đó:
I0: là vốn đầu tư thực hiện
D: giá trị còn lại của năm n
+ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư về mặt tài chính, nó cho biết tổng số tiền mà chủ đầu tư thu về không phải chi cho bất kỳ khoản nào ở các năm đưa về hiện tại của cả đời dự án, hoặc tính đến một năm bất kỳ.
+ Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu này là khi NPV > 0 thì dự án khả thi về tài chính, được áp dụng đối với phương án kinh doanh. Trong trường hợp một dự án có nhiều phương án hoặc có nhiều dự án được đưa ra, chỉ được phép chọn một hoặc một số dự án thì dự án được chọn hoặc phương án được chọn phải thoả mãn điều kiện NPV dương và lớn nhất.
- Giá trị bằng nhau hàng năm (A)
+ Nguyên tắc sử dụng: Chỉ tiêu này được dùng đối với mọi dự án công cộng, đối với dự án kinh doanh được sử dụng với loại đầu tư vĩnh viễn, loại tuổi thọ không bằng nhau, hoặc những dự án khó xác định chính xác dòng thu, phương án hoặc dự án được chọn (khả thi về mặt tài chính) thì phải thoả mãn A nhỏ nhất.
- Tỷ suất nội hoàn (suất thu hồi nội bộ) ( IRR)
+ Nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để chuyển các dòng lợi ích về hiện tại, các dòng chi phí về hiện tại thì nó làm cân bằng tổng giá trị hiên tại của dòng lợi ích, của dòng chi phí. Theo định nghĩa trên ta có công thức:
(*)
hay nói cách khác NPV = 0
Trong đó:
Bti: dòng lợi ích của năm thứ i
Cti: dòng chi phí của năm i
n: số năm tính NPV
+ Chỉ tiêu này phản ánh lãi suất tối thiểu mà dự án có thể chấp nhận được. Nói cách khác với lãi suất này sẽ làm dự án hoà vốn.
+ Nguyên tắc chung: được sử dụng với mội phương án kinh doanh
+ Theo chỉ tiêu này dự án khả thi khi: IRR>= IRR đ m ( Suất thu hồi định mức)
+ IRR đ m được xác định theo mức lãi suất giới hạn hoặc lãi suất vay vốn thực tế hoặc mức chi phí cơ hội lựa chọn mức nào còn tuỳ thuộc vào loại nào cao nhất Trong trường hợp một dự án có nhiều phương án khác nhau hoặc cùng lúc phải giải quyết nhiều dự án thì phương án được chọn hoặc dự án được chọn phải thoả mãn: IRR>= IRR đ m và lớn nhất.
- Cách xác định IRR: có 2 cách
+ Thay dần các giá trị IRR vào (*), giá trị nào thoả mãn (*) thì đó là IRR được chọn.
+ Cách tính gần đúng: theo cách này cần tìm 2 lãi suất r1 và r2 sao cho ứng với lãi suất nhỏ hơn giả sử là r1 giá trị NPV1 > 0, còn lãi suất kia ( r2) sẽ làm cho giá trị NPV2 < 0. Tỷ suất thu hồi nội bộ được tính theo công thức :
Khi sử dụng công thức này khảng cách giữa 2 lãi suất được chọn không quá 5%.
Khi sử dụng tiêu chuẩn tỷ suất thu hồi vốn để đánh giá dự án ta chấp nhận mọi dự án có tỷ suất thu hồi lớn hơn chi phí cơ hội của vốn.Tỷ suất thu hồi vốn không được dùng để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau. Tỷ suất thu hồi vốn là một tiêu chuẩn được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì nó là tiêu chuẩn hữu ích để tổng kết tính doanh lợi của 1 dự án . IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Nó cho biết mức lãi suất mà có thể đạt được . Dự án được chấp nhận khi IRR >= r giới hạn. Dự án không được chấp nhận khi IRR < r giới hạn. r giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có để đầu tư.
- Lợi ích trên chi phí B/C: có 2 loại
+ B/C thường = B/(CR+O+M)
B = dòng lợi ích – dòng chi phí
CR: giá trị vốn đầu tư được trải đều cho các năm
r * (1+r)n r
CR = - (P-S) * + S *
(1+r)n -1 (1+r)n -1
O: Chi phí vận hành
M: Chi phí duy tu bảo dưỡng
+ B/C sửa đổi = [B - (O + M) / CR]
Điều kiện để dự án khả thi về mặt tài chính khi sử dụng chỉ tiêu này là: B/C thường và B/C sửa đổi đều lớn hơn hoặc bằng 1
Nguyên tắc sử dụng: phải tính chuyển tất cả các khoản lợi ích, phi lợi ích, các khoản chi phí tính toán trong dự án ra tiền. Đây là chỉ tiêu phổ biến đối với dự án công cộng, những dự án Nhà nước đầu tư về các lĩnh vực như quốc phòng, giao thông, y tế, giáo dục, văn hoá..........những khoản không thoả mãn về chỉ tiêu tài chính này đều bị bác bỏ.
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư
Thời gian thu hồi vốn đầu tư ( Ký hiệu T) là thời gian cần thiết để mức thu nhập sau thuế trước khấu hao vừa đủ hoàn lại vốn đầu tư ban đầu.
Io - NPVn-1
T = ( n – 1) + 12 *
NPVn - NPVn-1
NPVn-1
NPVn-1
Ta có công thức tính thời gian thu hồi vốn đầu tư như sau:
Trong đó:
T: thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án
I0: Giá trị hiện tại của vốn đầu tư thực hiện
NPVn: luỹ kế hiệu giá thu nhập thuần của năm thứ n
NPVn-1: lũy kế hiệu giá thu nhập thuần của năm thứ n-1
n: năm mà tại đó có luỹ kế hiện giá thu nhập thuần bắt đầu lớn hơn giá trị tuyệt đối luỹ kế hiện giá vốn đầu tư
+ Điều kiện để dự án khả thi về mặt tài chính: T <= T đm và T đm nhỏ nhất.
- Điểm hoà vốn: là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí. Có các loại điểm hoà vốn sau:
+ Điểm hòa vốn lý thuyết:
Hlt = Đ/ (D –B)
Trong đó:
Đ: tổng chi phí cố định
D: tổng doanh thu
B: tổng chi phí biến đổi
+ Điểm hòa vốn hiện kim
Hhk = (Đ –k) / (D –B)
K: khấu hao
+ Điểm hoà vốn trả nợ:
0 < Htn = (Đ – k + N + T) / (D – B) <= 1
N: nợ phải trả
T: thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
+ Vòng quay vốn lưu động
Lưu ý: Trong dự án tất cả phải đưa về giá trị bằng nhau hàng năm, chỉ tiêu này dùng trong mọi dự án kinh doanh.
+ Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu: các giá trị đưa về hiện tai và trải đều các năm
+ Tỷ suất lợi nhuận / vốn đầu tư ( ROI)
3.1.2. LẬP LUẬN CHỌN CHỈ TIÊU ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ( CHỌN NPV)
- Dự án đầu tư thiết bị bốc xếp có 2 phương án là mua cầu trục A và mua cầu trục B, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn phương án nào cho khả thi nhất, do vậy chỉ tiêu NPV sẽ được chọn, phương án được chọn là phương án có NPV lớn hơn 0 và NPV là lớn nhất.
3.1.3. LẬP LUẬN CHỌN TỶ SUẤT CHIẾT KHẤU ĐỂ TÍNH CHUYỂN
Tỷ suất chiết khấu để tính chuyển chính là lãi suất vay vốn dài hạn.
3.2. TÍNH CHỈ TIÊU ĐƯỢC LỰA CHỌN ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
3.2.1. TÍNH HỆ SỐ TÍNH CHUYỂN
- Công thức tính hệ số tính chuyển:(Thừa số hiện giá trả đơn)
Trong đó:
r= 18%
n = 8 năm, là số năm phân tích lấy từ thời điểm hiện tại. Thời điểm hiện tại là năm 0
- hệ số tính chuyển được tính tại bảng 07
3.2.2. DỰ TÍNH VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN
- Đối với phương án A:
Vốn đầu tư = 49.995.000.000 VNĐ
- Đối với phương án B:
Vốn đầu tư = 51.106.000.000 VNĐ
3.2.3. DỰ TÍNH THU NHẬP THUẦN CỦA TỪNG NĂM
Thu nhập thuần của từng năm = Khấu hao + lãi ròng
Thu nhập thuần của năm cuối = Khấu hao + lãi ròng + Giá trị còn lại
Dự tính thu nhập thuần của từng năm của 2 dự án được thể hiện ở bảng 07, và 08
3.2.4. DỰ TÍNH HIỆN GIÁ THU NHẬP THUẦN CỦA TỪNG NĂM
Hiện giá thu nhập thuần của năm i= Thu nhập thuần của năm i * hệ số tính chuyển của năm đó.
Hiện giá thu nhập thuần của từng năm của 2 dự án được thể hiện ở bảng 07, và 08
3.2.5. DỰ TÍNH TỔNG HIỆN GIÁ THU NHẬP THUẦN CỦA DỰ ÁN
Tổng hiện giá thu nhập thuần của dự án (luỹ kế hiện giá thu nhập thuần) bằng tổng cộng dồn hiện giá thu nhập thuần các năm.
Tổng hiện giá thu nhập thuần của từ nămcủa 2 dự án được thể hiện ở bảng 07, và 08
3.2.6. DỰ TÍNH NPV CỦA DỰ ÁN, CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ
Hiện giá vốn đầu tư = Vốn đầu tư * Hệ số tính chuyển (của năm 0)
NPV của dự án = luỹ kế hiện giá thu nhập thuần năm thứ 8 - Hiện giá vốn đầu tư
3.4. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH KHÁC
3.4.1. SUẤT THU HỒI NỘI BỘ ( TỶ SUẤT NỘI HOÀN )
Căn cứ vào cách tính tỷ suât thu hồi nội bộ được trình bày ở phần 3.1.1và kết quả tính toán ở bảng 09 và bảng 10:
r1 = 18,01% Þ NPV1 = 85.854.260 VNĐ
r2 = 18,1% Þ NPV2 = - 61.030.572 VNĐ
IRR = r1 +( r2 - r1) * NPV1 /( NPV1 - NPV1)
IRR = 18,01 + (18,1-18,01)*(85.851.260 / ( 85.854.260 – (-61.030.572)))
= 18,06 %
3.4.2. THỜI GIAN THU HỒI VỐN ĐẦU TƯ
Thời gian thu hồi vốn đầu tư ( Ký hiệu T) là thời gian cần thiết để mức thu nhập sau thuế trước khấu hao vừa đủ hoàn lại vốn đầu tư ban đầu.
Io - NPVn-1
T = ( n – 1) + 12 *
NPVn - NPVn-1
NPVn-1
NPVn-1
Ta có công thức tính thời gian thu hồi vốn đầu tư như sau:
Trong đó:
T: thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án
I0: Giá trị hiện tại của vốn đầu tư thực hiện
NPVn: luỹ kế hiệu giá thu nhập thuần của năm thứ n
NPVn-1: lũy kế hiệu giá thu nhập thuần của năm thứ n-1
n: năm mà tại đó có luỹ kế hiện giá thu nhập thuần bắt đầu lớn hơn giá trị tuyệt đối luỹ kế hiện giá vốn đầu tư
Dựa vào tính toán từ bảng 07 thì thời gian thu hồi vốn của dự án như sau:
T = (8 – 1) +12 * (49.995.000.000 - 45.410.052.954) / (50.097.176.162 – 45.410.052.954) = 7 năm 11 tháng 22 ngày.
3.4.3. ĐIỂM HOÀ VỐN
* Điểm hòa vốn lý thuyết:
Hlt = Đ / (D –B)
Trong đó:
Đ: tổng chi phí cố định
D: tổng doanh thu
B: tổng chi phí biến đổi
- Định phí : là khoản mục chi phí dù dự án vận hành hay không vận hành th đều phải chi ra. Khi dự án có vận hành thì sản lượng và doanh thu nhiều hay ít cũng không thay đổi. Bao gồm các chi phí sau:
+ Khấu hao cơ bản
+ Chi phí lương
+ Chi phí sửa chữa
+Chi phí trả lãi vay dài hạn
+ Chi phí khác
+ Chi phí quản lý
+ Chi phí bảo hiểm tài sản
Biến phí: là những khoản mục chi phí mà khi dự án đi vào vận hành thì mới phải chi ra và có giá trị thay đổi theo sản lượng và doanh thu. Bao gồm các chi phí sau:
+ Chi phí vật rẻ mau hỏng
+ Chi phí điện năng
Kết quả tính định phí, biến phí được thể hiện ở bảng 11
Kết quả tính điểm hoà vốn lý thuyết được thể hiện ở bảng 12
* Điểm hoà vốn hiện kim:
Hhk = (Đ – k) / (D – B)
Trong đó:
Hhk: Điểm hoà vốn hiện kim
Đ: Tổng chi phí cố định
D: Tổng doanh thu
B: Tổng chi phí biến đổi
K: khấu hao
Kết quả tính điểm hoà vốn hiện kim được thể hiện ở bảng 13
* Điểm hoà vốn trả nợ:
Htn = (Đ – k + N + T) / (D – B)
N: nợ phải trả
T: thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm
Kết quả tính điểm hoà vốn trả nợ được thể hiện ở bảng 14
3.4.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
3.4.4.1. VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG
- Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động trong 1 năm kinh doanh quay được bao nhiêu vòng.
- Vòng quay của vốn lưu động = Dn / VLĐ (vòng)
Trong đó: VLĐ: nhu cầu vốn lưu động để có doanh thu trong 1 năm
Dn: doanh thu của một năm khai thác
VLĐ = Ckt – k
Ckt : Chi phí khai thác trong 1 năm
K: khấu hao trong 1 năm
Vậy vòng quay của vốn lưu động là:
17.968.500.000 / ( 8.250.685.500 – 5.624.437.500) = 6.84 (vòng)
3.4.4.2. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN / DOANH THU
- Chỉ tiêu này chỉ ra rằng trong một năm kinh doanh có bao nhiêu đồng lãi ròng khi có một đồng doanh thu, chỉ tiêu này có ý nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lãi ròng.
- Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu = LR / Dn (đồng lãi ròng / đồng doanh thu)
Trong đó: LR: lãi ròng của từng năm
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 15
3.4.4.3. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN / VỐN ĐẦU TƯ
- Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lãi ròng khi bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư. Ý nghĩa của chỉ tiêu nếu bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư thì trong 1 năm kinh doanh có bao nhiêu đồng lãi ròng.
Tỷ suất lợi nhuận / vốn đầu tư = LR / VĐT (đồng lãi ròng / đồng vốn đầu tư)
Trong đó: VĐT: Vốn đầu tư được xác định bằng như sau:
VĐT = VCĐ + VLĐ
VCĐ: Vốn cố định, VCĐ = nguyên giá (NG) - khấu hao luỹ kế (k)
VLĐ: Vốn lưu động, VLĐ = chi phí khai thác(Ckt) - khấu hao hàng năm(k)
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 16.
3.4.5. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TIỀM LỰC TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
3.4.5.1. HỆ SỐ VỐN TỰ CÓ SO VỚI VỐN VAY
- Đây là chỉ tiêu nói lên tiềm lực của dự án. VTC / VV >= 1
VTC / VV = ( VCĐtc + VLĐtc) / VV = (VCĐ – VV – VLĐ) / VV
Trong đó:
VTC: vốn tự có
VV: vốn vay
VCĐtc: vốn cố định tự có
VLĐtc: vốn lưu động tự có
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 17.
3.4.5.2. TỶ LỆ GIỮA LÃI RÒNG VÀ KHẤU HAO SO VỚI NỢ ĐẾN HẠN PHẢI TRẢ
- Chỉ tiêu này nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính
(LR + K) / Npt >= 1
Trong đó:
Npt : nợ đến hạn phải trả
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 18.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
4.1. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
- Một dư án đầu tư trong quá trình tiến hành sẽ phải sử dụng những nguồn lực nhất định của xã hội như tài nguyên đất đai, lao động, tiền vốn.....và những điều kiện kinh tế xã hội khác như sự hỗ trợ của Nhà nước về khung khổ pháp lý, điều kiện đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội.
- Như chúng ta đã biết mội nguồn lực là hữu hạn, do vậy nếu một dự án sử dụng các nguồn lực từ phía xã hội có thể coi là một sự hưởng lợi mà xã hội đã hy sinh cho dự án.
- Một vấn đề đặt ra là khi dự án đi vào vận hành nó sẽ tạo ra những sản phẩm nhất định, dịch vụ nhất định đồng thời có những hiệu ứng khác, tác động khác đối với môi trường và con người (có thể tích cực, có thể tiêu cực). Vậy vấn đề ở đây là phải phân tích và làm rõ được những chi phí mà xã hội phải bỏ ra để thực hiện dự án và những lợi ích mà xã hội có thể thu được từ dự án, ngoài những lợi ích về mặt tài chính như: thu quốc doanh(thuế, phí và lệ phí), tăng GDP, tăng mức sống, công ăn việc làm, XNK, thúc đẩy phát triển kinh tế của ngành, của đất nước.....
4.2. CÁC CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
4.2.1. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THUẦN TUÝ GIA TĂNG
- Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích ảnh hưởng kinh tế xã hội của dự án, giá trị gia tăng thuần là chênh lệch giữa giá trị đầu ra với giá trị vất chất đầu vào.
+) NVA tính cho 1 năm
NVAi= Oi- (Mi+ K); Tỷ đồng
Trong đó: Oi: doanh thu năm i
Mi: chi phí vật chất đầu vào thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra năm thứ i. Đối với dự án này MI bao gồm:
Sửa chữa, vật rẻ mau hỏng, điện năng.
MI= 499.950.000 + 199.980.000 + 391.248.000 = 1.091.178.000 (VNĐ)
K: khấu hao cơ bản
+) NVA tính cho cả đời dự án:
*
+) NVA tính bình quân cho các năm
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 20.
4.2.2. SỐ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM, THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
- Nếu là dự án độc lập thì số lao động có việc làm là tổng số lao động phục vụ cho dự án trừ đi số lao động mất việc làm ở các cơ sở khác do có dự án, nếu dự án là một tổ hợp, tức là từ dự án đang xem xét buộc phải xuất hiện dự án khác thì số lao động có việc làm ở dự án khác gọi là số lượng có việc làm gián tiếp.
Số lao động có việc làm và thu nhập của từng người:
STT
Chức vụ
Số lượng người
Thu nhập(đ/năm)
1
Tổ trưởng
1
63.000.000
2
Tổ phó
2
48.000.000
3
Công nhân
15
324.000.000
Tổng cộng
18
435.000.000
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Đối với mọi dự án nói chung và dự án bốc xếp than nói riêng thì việc việc tiến hành quản trị dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng, mỗi một dự án đầu tư thường sử dụng một khối lượng lớn những nguồn lực khác nhau, trong một thời gian tương đối dài, do vậy cần có sự điều phối, liên kết nhiều phần việc phức tạp với nhau trong điều kiện môi trường kinh tế xã hội có nhiều sự biến động, do vậy để đảm bảo cho mọi công việc đầu tư phát triển được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì trước khi bỏ vốn cần có công tác chuẩn bi tốt, có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế_ kỹ thuật, điệu kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của cuộc đầu tư, phải dự toán được các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong suốt quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi các thành quả của hoạt động đầu tư kết thúc sự phát huy tác dụng theo dự kiến trong dự án) có ảnh hưởng đến công cuộc thành bại của dự án đầu tư, thực chất của sự xem xét và chuẩn bị này là lập dự toán đầu tư
Một dự án đầu tư được soạn thảo và chuẩn bị tốt sẽ là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc triển khai thực hiên và vận hành khai thác sau này, giúp cho công cuộc đầu tư đạt được những hiệu quả về tài chính và kinh tế xã hội mong muốn.
Kiến nghị:
- Đối với nhà đầu tư: nhà đầu tư cần phải tiến hành xem xét phân tích cụ thể tình tình kinh tế xã hội, các chính sách của pháp luật .... liên quan trực tiếp đến dự án kinh doanh của mình, phân tích tình tài chính của mình, nếu có nhiều dự án hoặc phải chọn một trong nhiều phương án của một dự án thì cần phải tính toán để lựa chọn dự án hoặc phương án khả thi nhất. Sau khi chọn được phương án hoặc dự án khả thi, cần tính toán các chỉ tiêu tài chính cần thiết và phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
- Đối với Nhà nước: Nhà nước cần tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư có thể thực hiện dự án đầu tư của mình một cách hiệu quả nhất, việc đề ra các chính sách trong việc đầu tư càng thông thoáng, đơn giản sẽ góp phần làm cho công cuộc đầu tư được tiến hành nhanh hơn, tạo ra nhiều công ăn việc làm, sản phẩm cho xã hội....nhiều hơn. Qua đó góp phần làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
Trên đây là đồ án môn học Quản trị dự án đầu tư với nội dung là: Phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị bốc xếp THAN ở cảng Đà Nẵng. Về cơ bản, em đã thực hiện được tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề bài. Song do kiến thức còn hạn chế nên còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoang Lan đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DO AN QTDA.doc
- BANG BIEU.xls